VĂN HỌC MIỀN NAM 54-75 (143): DU TỬ LÊ (1)

Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách, sinh ngày 10/11/1942 tại Hà Nam. Học các trường trung học Trần Lục, Chu Văn An, và Đại học Văn Khoa, Sài Gòn.

Cựu phóng viên chiến trường, thuộc ngành Tâm lý chiến trong quân độiclip_image001.jpg VNCH, sau làm thư ký toà soạn nguyệt san Tiền Phong. Năm 1969, tu nghiệp về

ngành báo chí ở Mỹ.

Bài thơ đầu tiên đăng báo năm 1957. Năm 1973, được giải thưởng Văn chương Toàn quốc (của miền Nam), bộ môn thơ. Ông tỵ nạn chính trị tại Hoa Kỳ năm 1975.

Đã in 58 tác phẩm; tập đầu tiên là Thơ Du Tử Lê, in năm 1964, và tập mới nhất Tuyển tập thơ Du Tử Lê (1957-2013).

 Tác phẩm trước 1975

Thơ:

Thơ Du Tử Lê (1964)

Tình khúc tháng mười một (1965)

Tay gõ cửa đời (1967)

Thơ Du Tử Lê 1967-1972 (1972) (giải Văn chương Toàn quốc, bộ môn thơ, 1973)

Đời mãi ở tận phương đông (1974)

 Văn

Năm sắc diện, năm định mệnh, ký sự, nhận định (1965)

Chung cuộc (tập truyện, viết chung với Thảo Trường, 1969)

Mắt thù (1969)

Ngửa mặt, truyện dài (1969)

Vốn liếng một đời, truyện dài (1969)

Qua hình bóng khác, truyện dài (1970)

Mắt lệ cho người, truyện dài (1972)

Ở một đời riêng, truyện dài (1972)

Khóc lẻ loi một mình (1972)

Mùa hoa móng tay, tập truyện (1973)

Với nhau, một ngày nào, truyện dài (1974)

 Truyện thiếu nhi

Mùa thu hoa cúc, truyện dài (1971)

Sân trường mắt biếc, truyện dài (1971)

Chú cuội buồn, truyện dài (1971)

Hoa phượng vàng, truyện dài (1971)

Sau 1975, in tại Hoa Kỳ

 Tan theo ngày nắng vội, tập truyện (1984)

Thơ tình, love poems (1984)

Ở chỗ nhân gian không thể hiểu, thơ (1989)

Đi với về cùng một nghiã như nhau, thơ (1991)

Tôi với người chung một trái tim, tiểu thuyết (1992)

Chấm dứt luân hồi em bước ra, thơ (1993)

Nhìn nhau chợt thấy ra sông núi, thơ (1994)

Tuyển tập thơ Du Tử Lê (1957-2013), Người Việt, Hoa Kỳ, 2013.

 

 

 Mai Thảo nhận định về thơ Du Tử Lê:

“Thơ Du Tử Lê ở ngoài nước hay hơn thơ ở nhà nhiều lắm. Điều đó chứng tỏ một sức thơ vẫn sung mãn, một lực thơ vẫn cường tráng, điều hiếm có này tôi chỉ thấy ở một tiếng thơ khác chúng ta có nhiều hy vọng gặp lại năm nay ở Hoa Kỳ là tiếng thơ Tô Thùy Yên”.

Mai Thảo (Sổ tay, Văn, số 130, tháng 4/1993)

 

Cung Trầm Tưởng, trong bài nói chuyện tựa đề Ngôn ngữ và không gian thơ Du Tử Lê, tại Brian Coyle Center, ở Saint- Paul (Minoseta) ngày 18/5/1996, đã nhận định về thơ Du Tử Lê như sau:

“Nói về ngôn ngữ thơ của Du Tử Lê phải công nhận rằng Du Tử Lê đã tạo được phong cách riêng cho thơ của ông. Du Tử Lê đã tận dụng các dấu, gồm luôn cả dấu gạch chéo / slash, để xô đẩy câu thơ đầu tiên, dàn trải theo mạch thơ, về một phiá, để xác định tính chủ thể, khởi nguồn của bài thơ. Nhưng ở những câu thơ kế tiếp, Du Tử Lê lại xô, dạt chúng về một phiá khác, để làm bật lên những ý niệm khác. Chữ thứ hai xô đẩy chữ thứ nhất về nơi chốn cuối. Nó nằm yên ở đó. Nó không chết. Và với câu thơ kế tiếp hay tới khi cuối bàn thơ, chữ tưởng như bị chôn vùi, bị chết lại trở về, hoà nhập hay hoán vị với chữ đầu tiên…

Theo tôi, Du Tử Lê đã thành công với cả hai phần: phần mở vào bài thơ và phần khép lại bài thơ.

Chính vì thế mà khi ta đọc thơ Du Tử Lê, ta cảm thấy có một cái gì rất đặc biệt. Ta vẫn thấy thơ của ông, khác với thơ của những người khác. Nó khiến ta phải băn khoăn, phải thắc mắc. Phải quay lại phần khởi nguồn của bài thơ. Tác giả nói về một sự vật, nhưng đồng thời cũng là tiếng nói của chính sự vật đó.

Tôi gọi đó là “đặc tính phủ định” trong ngôn ngữ thơ Du Tử Lê.”

 Văn Việt 

 

 

 

Comments are closed.