Châm ngôn văn học của VALERIU BUTULESCU (nhà văn ROMANIA)

Phạm Viết Đào dịch

PVDValeriu Butulescu sinh năm 1953, là nhà thơ, tiểu thuyết và kịch tác gia; ông là tác giả của trên hai chục tập châm ngôn văn học được xuất bản tại Romania và được dịch ra các thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Hà Lan, Đan Mạch…Valeriu Butulescu đã tham gia đoàn nhà văn Romania sang thăm Việt Nam năm 2003; Sau chuyến thăm Việt Nam ông đã viết 2 tập sách về Việt Nam: tập ký Đường vô xứ NghệTóm lược lịch sử Việt Nam

Sau đây là một số châm ngôn của Valeriu Butulescu:

– Những kẻ đi lạc đường thường tìm ra những con đường mới, lạ;

– Đôi khi sống đồng nghĩa với việc chấp nhận cả những việc làm ngu, dại…

– Làm sao con người ta có thể đi đứng ngay thẳng trên những con đường ngoằn ngoèo;

– Những ngôi nhà thờ sống động thường được xây lên từ những trái tim hoá đá;

– Vào chốn thiên đường lũ quỷ thường nhập cảnh bằng “hộ chiếu” đỏ (ngoại giao);

– Thánh thần cũng có điểm giống con người: Thích những đồ cúng tế;

– Thật trớ trêu đôi khi sự sợ hãi làm nên anh hùng, sự bất lực làm nên nghiệp lớn;

– Khác với những chiếc váy của đàn bà: lẽ phải nào càng bị vò xé nhiều càng trở nên có giá trị;

– Điều lạ kỳ là: tất cả các dòng sông lớn nhỏ đều tìm cách đổ về biển cả để tự đánh mất mình;

– Con người cất giữ tình cảm ở trong tim bởi nó là cơ quan hùng mạnh nhất;

– Nếu không tồn tại bầy quỹ dữ thì những điều tốt đẹp sẽ trở thành kẻ nô lệ hèn mọn của mọi nhà;

– Không phải lúc nào để làm điều thánh thiện anh cũng giữ được bàn tay sạch;

– Bất cứ sự phát triển nào cũng đều xuất phát từ trên cái nền của sự mất cân bằng;

– Trí thông minh nếu không được hối thúc vươn lên, sự ngu dại sẽ xuất hiện chiếm chỗ;

– Con người ta khao khát vinh quang giống như khát nước; với một cốc anh còn có thể thòm thèm, nhưng khi anh có được một khối nước như một dòng sông, có khi anh sẽ bị chết chìm trong đó;

– Nhà văn đôi khi không khác mấy loại đàn bà đàng điếm, họ đem cả những sự hèn kém, nhỏ nhoi nhất của mình ra để kinh doanh;

– Vào cuối các cuốn sách, các tác giả thường giới thiệu tiểu sử của mình; sở dĩ họ phải làm thế để mọi người hiểu rằng tác giả là kẻ vô tội, vô can…

– Không ít những tuyển tập văn học trông giống như những nấm mồ chung;

– Thơ là màn sương mờ trong buổi bình minh; Khi sương tan chính là lúc văn xuôi xuất hiện;…

Comments are closed.