Những mảnh đời sau song sắt (kỳ 12)

Hồi ký của Phạm Thanh Nghiên

image

Cuốn sổ tay cô Vũ Thị Thanh Xuân tặng. Cô Xuân quê Hà Nội, hơn tôi 20 tuổi, bị án 16 năm tù vì lý do kinh tế. Cô Xuân thuộc số rất ít tù nhân dám ký tặng tôi.

I received this agenda as a gift from my fellow inmate Vũ Thị Thanh Xuân who was born in Hà Nội and twenty years older than I. She was sentenced to 16 years in prison for a financially related crime. Unlike most fellow inmates, Xuân was audacious enough to put my name above her signature in an inscription

image

Nét chữ của Võ Thị Thu Thủy. Chị Thủy và chị Hồ Thị Bích Khương đến Trại 5 khi tôi sắp mãn án. Sợ tôi quên, chị ghi các thứ cần mua để gửi vào. Như tôi, hai chị đều bị kết án theo điều 88.

Chị Khương được ra tù ngày 15 /1/2016.

A hand-written note of Võ Thị Thu Thủy, a prisoner of conscience. She and sister Hồ Thị Bích Khương were transferred to Camp 5 at the time I was about to complete my prison term. Both were sentenced to prison using article 88.

Sister Khương was released on Jan. 15, 2016.

clip_image005Con Rùa “anh” Bốp ở Đội làm Vàng mã tặng tôi. Gọi là “anh” vì Bốp là người đồng tính. Ra tù được 6 tháng, qua những người bạn tù khác, Bốp có được số điện thoại của tôi. Tôi đã ngạc nhiên khi Bốp liên lạc. Ba ngày sau cuộc điện thoại, Bốp có mặt tại Sài Gòn. Không có giấy tờ tùy thân nên Bốp phải đi tàu “chui.” Hôm ấy nhằm đúng đêm giao thừa Tết Dương Lịch. Bốp cùng với các bạn tranh đấu của tôi đàn hát đón năm mới rất vui. Nghỉ ở nhà người quen hai hôm sau Bốp lại lên tàu về Hà Nội.

Tôi rất cảm động về những gì bạn tù cũ dành cho mình.

Bẵng đi vài tháng không liên lạc được, tôi mới biết Bốp bị bắt lại. Bốp quay về con đường buôn ma túy vì không xin được việc làm lương thiện.

The wool-woven turtle I received as a gift from “brother” Bốp, a fellow inmate. Bốp wanted to be called “brother” because she was a lesbian. Six months after her release, Bốp asked around and got my number. I was very surprised at her call. Several days later, Bốp sneaked on a train — for having no ID papers — and arrived in Sài Gòn on New Year’s Eve. Bốp joined some of my fellow activists at an amateur music party to celebrate New Year. Bốp stayed with some acquaintance of hers for two days before heading back to Hà Nội.

I was deeply moved by all what a former friend from prison shared with me.

For a few months I did not hear from Bốp, then somebody told me Bốp was re-arrested for drug trafficking. After trying but failing to get a decent job, Bốp had to return to her old path.

clip_image002

Chúng tôi gặp nhau đúng đêm Giao Thừa đón năm 2016.

Bốp — người mặc áo đen — đang gõ “trống” là chiếc vỏ thùng nước ngọt, kiểu “văn nghệ” đậm chất tù của chúng tôi. Nhiều người không nhận ra Bốp là phụ nữ. Bốp giống đàn ông quá.

Bốp and I met again on New Year’s Eve to celebrate 2016 at a music party that brought back to mind our prison life. Bốp, wearing a black shirt, played the “drum” with an empty soda pack. Many of my friends could not tell Bốp was a woman as she looked so manly. clip_image009 Thằng Bin sinh ra trong tù, suy dinh dưỡng nặng, thường xuyên ốm đau, phải đi bệnh viện cấp cứu. Bin chỉ nặng bằng hơn nửa trọng lượng cơ thể của bạn cùng lứa. Người tù gọi nó là thằng “trứng vịt lộn” vì nó quá còi cọc, yếu ớt. Bây giờ tôi vẫn còn nhớ nét mặt xanh như tàu lá đầy vẻ sợ hãi của Lan mỗi khi con ốm. Lần nào cũng thế, chị em tù phải góp tiền giúp cho mẹ con Lan đi nằm viện. Có tiền, cũng phải xin xỏ cai tù mới đồng ý đưa đi. Đi bệnh viện chỉ để qua cơn nguy hiểm tính mạng thôi, xong phải về lại nhà tù cho mẹ nó còn đi lao động, nộp đủ mức khoán cho trại.

Tấm hình này Lan tặng tôi trước khi hai mẹ con về hết án.

Lan gave birth to little Bin in prison. As a seriously malnourished child, Bin had to be hospitalized many times for emergency treatment. He was nicknamed “balut” (a developing duck embryo) for his feeble and underweighted figure. Never would I forget Lan’s panicking face every time Bin got sick. Since Lan could not afford the hospital fees and bribery money to get permission from the prison warden we prisoners had to chip in to help her out. And every time, right after Bin’s emergency treatment, his mother had to take him back to prison in time for her labour assignment. I received this picture as a gift when Lan and her child were released at the end of her prison term.

Bức “tranh” Chai-ko, cháu gái tôi vẽ tặng lúc nó vừa 6 tuổi vào lớp một. Cháu viết sai lỗi chính tả, chữ “dì Liên” thành “rì Liên”. Lúc tôi bị bắt, cháu mới bốn tuổi rưỡi. Cháu chính là một trong ba nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông mà tôi nhắc đến trong câu chuyện “Mười Một Tháng Chín.”clip_image011

A “painting” by my niece Chai-ko who was six years old when she sent it to the prison camp as a gift for me. At the time of my arrest she was only four years old and was one of three victims of the staged traffic accident by the security police, as mentioned in my story “Nine Eleven.”

Lời nói cuối cùng của tôi tại phiên Tòa hôm 29/1/2010. Hồi ở Trần Phú không được dùng giấy bút. Tôi phải chờ mấy tháng sau khi lên trại 5 – Thanh Hóa mới có giấy bút và ghi lại theo trí nhớ của mình:

Tôi hoàn toàn vô tội!

Những gì tôi làm đều nhằm dành lấy quyền làm người căn bản và đó cũng chính là nghĩa vụ cũng như quyền lợi hợp pháp của một công dân.

Nếu những ngày tháng tù đày của tôi là một chút công sức nhỏ bé góp phần bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ thì tôi rất lấy làm hãnh diện và sẵn sàng đón nhận.

Tôi không hề hối tiếc vì mình đã hành động xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm, ý chí và tình cảm của một người Việt Nam chân chính.”

image

 

My final statement to the court on my trial day, January 29, 2010. I had to wait until my transfer to Camp 5 Thanh Hóa to write these words down by memory, because pen and paper were not allowed in Trần Phú detention center:

“I am not in the least guilty.

All what I have done was to claim my basic human rights, which should be the obligations and legal rights of any citizen as well.

If my prison days are considered a small contribution on my part to the defense of national sovereignty and to the construction of an equitable and democratic society, I will be proud and ready for them.

I do not regret my activities as they reflected the conscience, responsibility, free will and sentiment of a true Vietnamese compatriot.”

image

Quyết định thi hành án của cục trưởng Cục Thi Hành Án, liệt kê các thứ tịch thu, phát mại sung quỹ Nhà Nước và bị tiêu hủy như máy tính, sổ tay, điện thoại, sách báo… bị coi là loại phương tiện xâm hại an ninh quốc gia.

Warrant issued by the district court with a list of appliances and various items confiscated at my residence to be “sold and allocated to national treasury” as “means for national security breach” (computer, notebooks, telephone, magazines, books, etc.)

image

Giấy ra tù của tôi

My “certificate for full service of prison sentence”

image

Hình chụp bên mẹ trong ngày ra tù 18/9/2012.

Lúc đi, tóc tôi chưa chấm vai.

Ngày về, tóc tôi dài gần ngang đùi.

A picture taken with my mother on the day I was released from prison, Sept. 18, 2012.

My hair tresses have grown much longer since the day I was arrested four years earlier.

image

Tôi “được” xếp loại KÉM theo tiêu chuẩn của nhà tù. Điều ấy có nghĩa nhà tù và bạo quyền đã không khuất phục được tôi. Giấy này gửi về nhà cho mẹ tôi. Lúc ra tù, mẹ tôi đưa tờ thông báo cho tôi, tủm tỉm cười mà rằng: “Tưởng nó khen con “cải tạo” giỏi mẹ mới lo. Kém là tốt rồi!”

A “prisoner’s compliance status report” was sent home to my mother, indicating I was graded “F” on the prison camp’s grading scale. That could be interpreted as a warning for my defiance towards the prison system. Upon my release, my mother showed it to me and said with a smirk, “I was afraid they’d give you an A or B, but was relieved when it was an F.

image

Quyết định xử phạt hành chính do Chủ tịch UBND Phường Đông Hải 1 ký. Theo luật của Nhà nước CHXHCN Việt Nam, tôi (người bị quản chế) ra khỏi địa phương phải làm đơn xin phép, được sự đồng ý của Chủ tịch phường mới được đi. Muốn ra khỏi quận, làm đơn được sự chấp thuận của chủ tịch UBND quận mới được đi. Muốn đi khỏi thành phố, phải làm đơn trình lên Giám đốc công an thành phố, được chấp nhận mới được đi.

Tất nhiên, tôi chưa bao giờ công nhận bản án bất công dành cho mình, kể cả án quản chế. Nên tôi cứ đi và một vài lần bị bắt, bị câu lưu trong đồn công an, trong Ủy Ban Phường rồi bị thẩm vấn nhiều giờ đồng hồ trước khi được thả về. Tôi không đóng tiền “phạt.”

Tôi lại bị bắt và bị phạt tiền vì “tự ý rời khỏi địa phương mà không xin phép.” Trong 3 năm bị cầm tù tại nhà sau khi mãn hạn 4 năm tù giam, tôi bị triệu tập hơn 30 lần. Nếu tôi “chấp hành” thì chắc không bị triệu tập nhiều như thế.

Tôi không có tội. Không có tội đương nhiên không chấp nhận bản án. Không chấp nhận bản án thì sẽ không chấp hành quản chế để phải đi trình diện, báo cáo hay kiểm điểm v.v… hàng tháng theo yêu cầu của “chính quyền địa phương”.

Điều ấy hoàn toàn logic, theo quan điểm của tôi. Và chắc tất cả những người có thiện ý đang phải làm việc trong hệ thống công quyền cũng tán thành với quan điểm này của tôi.

image

Copy of a “resolution for administrative sanction” by Đông Hải district committee. During my three-year probation period, I received such a resolution every time I left my residential area without prior permission from the authorities. Since I have never voluntarily accepted the unjust prison and probation sentences imposed upon me, I was arrested, investigated and charged several times with “probation violations.” Upon being released from the district committee, I went home without ever paying the “administrative sanction fines”.

Copies of similar “resolutions for administrative sanction”. During my three-year period of probation (house arrest to be exaxt), I was “summoned” to the district committee over thirty times for “administrative sanction.”

Here is my logical reasoning: I was not guilty for voicing my patriotism in the first place; hence, I did not voluntarily accept the prison sentence imposed upon me; and therefore, I saw no reason to comply with any probation procedures required by the local authorities, e.g. the monthly reports, self-assessments, etc.

I hold on to my own logical reasoning, and believe that anybody from the government, if they have some common sense left in them, will agree with me.

image

image

 

Giấy triệu tập lần thứ 15 liên tiếp.

“Summons” for the fifteenth time.

image

Bị triệu tập liên tiếp lần thứ 20 tôi cũng không đi.

“Summons” — for the twentieth time, still ignored by me.

image

Bức chân dung “Phạm Thanh Nghiên với ngư dân” được họa sĩ Trần Thúc Lân (Pháp) vẽ năm 2009 khi tôi còn ở trại tạm giam Trần Phú.

Bức tranh gốc khi gửi về đã bị hải quan Việt Nam “ách” lại ở cửa khẩu. Về sau, họa sĩ Trần Thúc Lân còn vẽ hai bức chân dung khác tặng tôi. Năm 2015, ông nhận tôi làm con nuôi. Tôi rất đỗi yêu thương và kính trọng ông, người bố mà có lẽ tôi sẽ không có cơ hội được gặp mặt.

A copy of one of my portraits in oil painting by Mr. Trần Thúc Lân, a painter living in France.

The original “Phạm Thanh Nghiên and the fishermen” was confiscated at the airport by Vietnamese customs in 2009, while I was detained at Trần Phú center. Mr. Trần became my godfather since 2015. I have always kept in my heart a high respect and deep love for the godfather I might never get a chance to meet in person.

image

Huỳnh Anh Tú và Phạm Thanh Nghiên trước vụ chính quyền CSVN bắt giam Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh.

Huỳnh Anh Tú and Phạm Thanh Nghiên protested the communist government for arresting blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Their placards read, “Freedom for Mẹ Nấm”, “We all are Mẹ Nấm.”

Comments are closed.