Nguyễn Quang A dịch
1
Hồ sơ dài của Presidency College về việc đào tạo một số nhà khoa học giỏi nhất trong nước đã cho nó một sự làm sững sờ học thuật khiến nó độc nhất vào thời tôi – như quả thực nó vẫn là ngày nay. Đã có một dải ngân hà của các nhân vật đặc biệt đã học tại College và tiếp tục tạo ra công trình độc đáo có tầm quan trọng lớn. Trong số những người tôi biết kỹ, Satyendra Nath Bose được nhớ kỹ vì một số đột phá lớn trong vật lý, kể cả sự phát triển của ‘thống kê Bose–Einstein’, và vì việc phân loại, trên thự tế, một nửa các hạt của vũ trụ. Paul Dirac, nhà vật lý học vĩ đại, người mà tôi gặp muộn hơn ở Cambridge, đã khăng khăng về việc gọi các hạt này là ‘các boson’ để ghi nhận tầm quan trọng cốt yếu của công trình của Bose. Tôi đã có cơ hội nói chuyện ngắn với Dirac về việc này khi Piero Sraffa giới thiệu tôi với ông, trong (tôi nghĩ) năm 1958, khi chúng tôi tình cờ đi dạo trong sân chơi St Johns, đại học của Dirac. Dirac đã nổi tiếng hơn Bose rất nhiều, và tôi bị ấn tượng bởi sự quan tâm của ông để đảm bảo rằng Bose trẻ tuổi nhận được sự công nhận mà ông xứng đáng.
Satyen Bose là một nhà vật lý toán học xuất sắc người đã có một tác động lớn lên vật lý lý thuyết. Ông là một người bạn gia đình và một đồng nghiệp của cha tôi tại Đại học Dhaka, mà họ đã cùng rời đi trong năm 1945. Cái đã nổi lên như thống kê Bose–Einstein đầu tiên được Bose lập thành công thức khi giảng một bài giảng ở Dhaka. Thoạt tiên ông nghĩ ông đã mắc một sai lầm, nhưng sau đó nhận ra rằng ông đã có một phát minh khổng lồ. Mỗi khi tôi đến thăm Satyen Bose ở nhà ông và có cơ hội trò chuyện với ông, tôi thấy mình hoàn toàn bị mê hoặc bởi trí tuệ của ông. Tôi cũng rất thích rằng ông có vẻ có nhiều thời gian để nói chuyện – theo một cách thư thái – thực ra sự sẵn lòng dồi dào của ông để làm vậy khiến tôi tự hỏi khi nào ông có thời gian để nghiên cứu.
Một nhà khoa học thuộc loại rất khác, nhưng cũng đã dạy tại Presidency College (trước thời tôi ở đó), là Prasanta Chandra Mahalanobis. Không thỏa mãn với công việc tuyệt vời ông làm trong vật lý, ông đã tiếp tục trở thành một trong những người cha sáng lập của môn học mới nổi lên, thống kê học. Mahalanobis đã không chỉ là một bạn thân của gia đình, ông cũng là một nhân vật Santiniketan vĩ đại. Ông đã làm việc vài năm như thư ký học thuật của Rabindranath Tagore (một lựa chọn việc làm khá đặc biệt cho một nhà khoa học hàng đầu ở đỉnh cao của sự sáng tạo của ông) và tôi biết ông từ lúc tôi bắt đầu biết đi. (Album của mẹ tôi có một số ảnh về tôi như một đứa trẻ trên vai Mahalanobis, nhìn khá hài lòng, có lẽ bởi vì độ cao lớn tôi đã đạt được.) Vào lúc tôi nói về đi học đại học, Mahalanobis bận rộn vận hành tổ chức hàn lâm mới của ông, Viện Thống kê Ấn độ, mà ông đã biến nó thành một trong những trung tâm nghiên cứu và dạy thống kê hàng đầu trên thế giới. Nhưng chính tại Presidency College mà các ý tưởng của ông về mở rộng các ranh giới của thống kê học, đặc biệt lý thuyết lấy mẫu, đã nổi lên.
Sự thực rằng các thứ gây kinh ngạc có thể được làm với các cụm số qua lập luận cơ bản trong thống kê học đã đến với tôi từ một trong những bạn thân nhất của tôi, Mrinal Datta Chaudhuri, người thích theo dõi sự phát triển trong thống kê học cơ bản. Anh quan tâm đến công trình mà Mahalanobis đang làm về lấy mẫu, cả ở mức lý thuyết và với những ứng dụng cụ thể cho dữ liệu Ấn Độ được thu thập ngẫu nhiên về các chủ đề như các vụ thu hoạch, thực phẩm và người dân. Mrinal bắt đầu khảo sát của riêng anh về cấu trúc giải tích cơ sở của lập luận thống kê trong khi vẫn ở trường chúng tôi ở Santiniketan, và tôi nhớ có vài cuộc trao đổi làm say đắm với anh về liệu có cái gì đó cần giải thích về sự thực rằng các con đường trống không hầu hết thời gian mặc dù có nhiều xe đến vậy đó đây. Tôi hiểu cái gì đó về sự phân bố ngẫu nhiên thuộc các loại khác nhau, nhưng đã tự hỏi liệu chúng ta có thể thực sự có được thông tin theo lối kinh nghiệm (empirical) về thế giới (như các con đường tương đối trống không) trên cơ sở của những kỳ vọng được hình thành qua lập luận giải tích (analytical reasoning) (kể cả các ý tưởng về sự ngẫu nhiên). Mrinal và tôi đã tốn một số thời gian tranh luận liệu cái trông giống lập luận giải tích có thể không nhiều hơn chỉ một sự mô tả được ca ngợi về cái chúng ta đang quan sát. Giống tôi, Mrinal đã chuyển từ Trường Santiniketan đến Presidency College trong tháng Bảy 1951, nhưng, có thể tiên đoán được, anh chọn học thống kê học ở đó.
2
Đã là vào một ngày mùa mưa ướt sũng trong tháng Bảy 1951 mà tôi đăng ký để học kinh tế học, với toán học, tại Presidency College. Ban đầu tôi có kế hoạch học vật lý và toán học, nhưng đã thay đổi lĩnh vực học của tôi, một phần bị ảnh hưởng bởi bạn tôi Sukhamoy Chakravarty, người bắt đầu học kinh tế học rồi tại Presidency. Sukhamoy đến thăm Santiniketan một số lần trong năm học cuối cùng của tôi. Anh đến ban đầu như một khách của một học sinh xuất sắc (Bheltu, mà tên đúng là Subrata) với anh – và với anh trai của anh Chaltu – tôi đã thường dùng nhiều thời gian với nhau ở Santiniketan. Tôi gặp Sukhamoy khi đó, và đã thực sự nói chuyện với anh. Anh tiếp tục đến thăm khá thường xuyên, để xem nhiều hơn về nơi này – anh đặc biệt say mê xem các tranh của Mukul Dey, người đã sống ở Santiniketan. Tôi đã chẳng bao giờ gặp bất kỳ ai biết nhiều đến vậy và có thể tranh luận về bất cứ chủ đề nào với sự dễ dàng và sự thành thạo đến vậy. Cũng đã rõ ràng rằng Sukhamoy chia sẻ mối lo của tôi về sự bất bình đẳng xã hội ở Ấn Độ.
Sukhamoy hỏi tôi, ‘Vì sao em không theo anh và học kinh tế học?’ Anh đã chỉ ra rằng kinh tế học liên quan mật thiết hơn với các mối quan tâm của tôi – và của anh – về chính trị, và rằng nó cho đúng nhiều phạm vi cho lập luận giải tích – và toán học – (mà anh biết tôi thích) như các khoa học tự nhiên. Ngoài ra, kinh tế học là nhân văn và vui. Và, không được bỏ qua (anh nói thêm), các buổi chiều không có công việc phòng thí nghiệm (không giống các sinh viên khoa học), như thế chúng tôi có thể đi đến quán cà phê ngay đối diện College. Tôi có thể thêm vào các lý lẽ của Sukhamoy sự hấp dẫn để là trong cùng lớp như anh và có cơ hội tán gẫu với anh thường xuyên. Tôi dần dần được thuyết phục để học kinh tế học (vùng với toán học) hơn là vật lý học.
Không giống hầu hết đại học ở Ấn Độ vào thời đó, ở Presidency College việc học toán học đã được xem như cần thiết rồi cho việc học kinh tế học nghiêm túc và làm cho việc học môn này lý thú hơn. Nó cũng được tích hợp dễ dàng hơn với những sự quan tâm từ những ngày trường học của tôi, mà đã gồm toán học, cùng với Sanskrit. Ngoài ra tôi có một sự thừa nhận tăng lên rằng kinh tế học sẽ hữu ích hơn cho tôi căn cứ vào những sự quan tâm xã hội và những sự dính líu chính trị của tôi. Tôi đã ấp ủ rồi ý tưởng về làm việc cho một Ấn Độ loại khác – một Ấn Độ không nghèo như thế, cũng chẳng trái đạo lý và không hề bất công như đất nước quanh tôi. Biết một chút kinh tế học sẽ là cốt yếu trong công việc định hình lại Ấn Độ.
Tôi có những cuộc thảo luận tuyệt vời về các vấn đề này với Giáo sư Amiya Dasgupta, người đã là một bạn thân nữa của gia đình và một nhà kinh tế học nổi bật. Amiyakaka, như tôi gọi ông, đã là Giáo sư Kinh tế học tại Đại học Dhaka, mà ông đã rời bỏ trong năm 1945 (cùng với Satyen Bose, cha tôi và những người khác). Amiyakaka đã rất hài lòng để nghe rằng tôi đang xem xét khả năng học kinh tế học hơn là vật lý. Ông đã cho tôi vài cuốn sách của John Hicks, mà tôi đã đọc với sự quan tâm to lớn: Value and Capital (Giá trị và Vốn) và The Social Framework (Khung khổ Xã hội). Cuốn đầu là một tấm gương về sự phân tích sáng suốt trong lý thuyết kinh tế, giải quyết một số vấn đề cơ bản trong lý thuyết giá, và cuốn thứ hai là một cố gắng rất rộng để xem các mối quan hệ kinh tế trong một xã hội thực sự hoạt động qua sự tương thuộc lẫn nhau của chúng. Tôi thích đọc Hicks – sự sáng sủa và tính dễ hiểu của những phân tích của ông đã làm nguôi sự chỉ trích – và tôi công nhận ông như một trong những nhà tư tưởng kinh tế hàng đầu của thế kỷ thứ hai mươi. Muộn hơn nhiều, khi tôi biết kỹ Hicks tại All Souls College ở Oxford (chúng tôi đã là các đồng nghiệp ở đó) và tôi bảo ông về sự đọc ban đầu của tôi, ông đã nhận xét với một nụ cười tươi, ‘Bây giờ tôi biết, Amartya, những sự bị lừa gạt của anh về kinh tế học đã bén rễ sâu thế nào!’
3
Mặc dù Presidency College đã trở thành một đại học chính phủ một trăm năm trước khi tôi đến đó để học, nó đã bắt đầu như một tổ chức giáo dục được thành lập bởi một sáng kiến của xã hội dân sự ở Calcutta gần 200 năm trước. Hindu College (như nó được gọi cho đến 1855, mặc dù, như tôi đã nói, nó đã chẳng bao giờ chỉ cho những người Hindu) đã chào đón các sinh viên từ tất cả các cộng đồng ở Calcutta, và đã có một hỗn hợp tốt từ những lai lịch khác nhau trong vòng vài thập niên. Ủy ban sáng lập của nó được chủ tọa bởi Raja Ram Mohan Roy – một học giả lớn (về Sanskrit, tiếng Ba tư, Arabic, Latin và nhiều ngôn ngữ Âu châu khác) và một nhà cải cách xã hội không mệt mỏi. Sáng kiến để thành lập College là một cố gắng chung của các nhân vật trí thức hàng đầu ở thành phố và, mặc dù các hiệu trưởng và các giám đốc của College đã đều là những người Ấn độ, việc thành lập nó đã được truyền cảm hứng nhiều bởi những cố gắng nổi bật của một thợi làm (và sửa) đồng hồ Scot sống ở Calcutta lúc đó, David Hare, người đã làm việc trong sự cộng tác mật thiết với một trí thức địa phương, Radhakanta Deb. Quá trình cũng được sự giúp đỡ hết sức bởi công việc của một trong những nhà hoạt động trong thành phố, Buddinnath Mukherjee, người đã tìm được sự ủng hộ của Sir Edward Hyde East, Chánh Án của Tòa án Tối cao ở Calcutta. East đã triệu tập một cuộc họp của ‘các quý ông Âu châu và Hindu’ tại nhà ông vào tháng Năm 1816 để lập kế hoạch College, mà đã mở cửa năm tiếp theo vào ngày 10 tháng Giêng 1817 với hai mươi học giả. Vào năm 1828 số tuyển mộ đã tăng lên 400.
Sáng kiến xã hội này đã là một thành phần ban đầu của một phong trào trí thức cấp tiến ở Calcutta, khá tự giác gọi là ‘Bengal Trẻ’ (tấm gương của ‘Anh Quốc Trẻ’ gần cùng thời hẳn đã là một cảm hứng gì đó). Nó đã được bênh vực bởi một nhóm cấp tiến của các nhà tư tưởng, chống-bảo thủ khá vững chắc, những người đã nghi ngờ về tư duy truyền thống cả ở Ấn Độ và ở châu Âu. Vì nó đã không-giáo phái về quan điểm, thật tự nhiên rằng khi Hindu College được biến đổi thành Presidency College trong tháng Sáu 1855, nó đã khẳng định lại rất rõ ràng rằng nó đưa ra các cơ hội giáo dục cho những người không-Hindu cũng như những người Hindu. Hai năm sau, khi Đại học Calcutta được thành lập, Presidency đã trở thành một trong những trường cấu thành của nó. Gần một thế kỷ sau, trong năm 1953, chính từ Đại học Calcutta mà tôi đã nhận được bằng cử nhân của tôi về Kinh tế học với Toán học.1
4
Vai trò của Presidency College trong sự nổi lên của phong trào Bengal Trẻ là quan trọng để nhận ra. Thành viên xuất chúng nhất của Bengal Trẻ đã là một người Âu Á có tổ tiên hỗn hợp Ấn độ và Bồ Đào nha được gọi là Henry Derozio, người về mặt chính thức đã là một Kitô hữu nhưng trong thực tế là một người vô tín ngưỡng và người tự mô tả là vô thần. Sinh trong tháng Tư 1809, Derozio được chỉ định làm giảng viên tại Collge trong tháng Năm 1826, khi ông vừa mười bảy tuổi. Sự sớm phát triển của ông đã là khác thường và ông đã trở thành một ảnh hưởng trí tuệ mạnh mẽ ở Calcutta như một giáo viên lịch sử và văn học huyền thoại. Tất cả những thành tựu của Derozio – ông đã hoàn thành nhiều thứ đa dạng thật đáng kinh ngạc – đã đến trong một cuộc đời rất ngắn: ông đã chết đột ngột vì bệnh tả trong năm 1831, vào tuổi hai mươi hai. Cũng với tư cách là một nhà giáo giỏi và nhà cải cách nổi loạn, Derozio đã là một nhà thơ đáng kể. Quan trọng nhất, ông đã là một người tích cực chủ trương tư duy tự do và không sợ hãi, và một cảm hứng khổng lồ cho các sinh viên của ông cũng như cho nhiều đồng nghiệp của ông ở College và giới tinh hoa của Calcutta. Dù trẻ, Derozio đã có một ảnh hưởng sâu sắc lên sự phát triển của truyền thống tư duy tự do của Presidency. Gần một thế kỷ rưỡi sau, ông đã hết sức có tên tuổi trong những thảo luận đại học khi chúng tôi tiếp tục ca tụng sự xuất chúng trí tuệ và sự lãnh đạo xã hội của ông.
Derozio đã muốn những xã hội bảo thủ quanh ông tại Ấn Độ cải cách một cách triệt để. Ông đã bênh vực các ý tưởng đằng sau Cách mạng Pháp (mà đã xảy ra chỉ vài thập niên trước), kiên quyết chống lại gánh nặng chung của ý kiến quanh ông, đặc biệt trong các giới Anh tại Calcutta. Nhưng ông cũng đã là một nhà dân tộc chủ nghĩa Ấn độ, thiết tha làm cho nước ông không sợ hãi trong tư duy và khai phóng trong thực tiễn – không bị tất cả các ràng buộc không hợp lý. Trong một bài thơ có tiêu đề ‘Cho Ấn Độ – Tổ Quốc Tôi’, được viết bằng ngôn ngữ huyền bí cố ý, Derozio đã tương phản những thành tựu lịch sử của Ấn Độ với hiện tại bị giảm bớt một cách tồi tệ của nó:
Đất nước tôi! Trong quá khứ vinh quang của người2
Một vầng hào quang đẹp vòng quanh trán người,
Và người đã được thờ phượng như một vị thần –
Bây giờ vinh quang đó ở đâu, sự tôn kính đó ở đâu?
Cuối cùng đầu cách chim đại bàng của người bị xiềng trói lại,
Và người đang phủ phục trong bụi thấp hèn:
Người hát rong của người không có vòng hoa nào để kết cho người
Trừ câu chuyện buồn về sự khốn khổ của người!
Các phong trào trí thức mới nổi lên ở Calcutta vào thời ông đã không luôn luôn thù nghịch với tôn giáo. Một hiệp hội mới mở rộng nhanh, Brahmo Samaj, được lãnh đạo bởi nhà cải cách uyên bác Raja Ram Mohan Roy, đã trở thành một phong trào tôn giáo mạnh mẽ thuộc loại cải cách kiên quyết, đã thực hiện những sự diễn giải tương đối tự do của các văn bản Hindu cổ; vài trong số diễn giải này có một sự giống nổi bật với các tác phẩm Unitarian (Nhất vị luận). Derozio đã là trung tâm cho sự nổi lên của một truyền thống tư duy tự do vững chãi ở Presidency College – một truyền thống mà từ đó nhiều thế hệ sinh viên sau đã hết sức được lợi.
5
Những sự quan tâm mới của tôi đến kinh tế học đã được thưởng dồi dào bởi sự giảng dạy xuất sắc mà chúng tôi nhận được từ đại học của chúng tôi. Tôi đã đặc biệt bị ảnh hưởng bởi Bhabatosh Datta và Tapas Majumdar, cả hai đã là các nhà lý thuyết kinh tế, nhưng cũng đã có các giáo viên giỏi khác, như Dhiresh Bhattacharya, mà đã giảng những bài giảng tuyệt vời về kinh tế học ứng dụng, đặc biệt liên quan đến nền kinh tế Ấn độ. Sự hướng dẫn và chính trị học đã đến từ Upendranath Ghosal và Ramesh Ghosh, những người cũng rất hấp dẫn và có kỹ năng sư phạm xuất sắc. Tôi thấy thật tuyệt vời để có khả năng nói chuyện với các giáo viên xuất chúng như vậy – trong kinh tế học, chính trị học và toán học, nhưng cả về lịch sử. Đặc biệt, Sushobhan Sarkar, một sử gia nhìn xa trông rộng, với một thiên hướng về phân tích Marxian, đã gây cảm hứng.
Bhabatosh Datta có lẽ đã là giảng viên dễ hiểu nhất về kinh tế học tôi đã từng nghe. Các vấn đề vô cùng phức tạp trong các lý thuyết về giá trị và phân phối được phân tích với sự sáng sủa nổi bật và sự tiếp cận dễ dàng. Tôi mê các lớp của ông, nhưng tôi đã ngạc nhiên rằng ông có vẻ đã không thích thử tạo ra một sự đóng góp nghiên cứu của riêng ông. Ông đã là một người rất khiêm tốn, và tôi tưởng tượng ông cảm thấy đủ vui để là một người trung gian trí tuệ tuyệt vời, đưa lý thuyết kinh tế phức tạp vào bên trong tầm với dễ dàng của chúng ta. Chẳng có gì có thể lấy đi sự biết ơn mà với nó chúng tôi đã lắng nghe – và đã học từ – Bhabatoshbabu (như chúng tôi đã gọi ông), nhưng tôi nhớ việc nghĩ rằng nếu tôi có tài năng sáng tạo mà ông rõ ràng đã có thì tôi sẽ thích làm sự nghiên cứu nào đó của riêng tôi.
Cách tiếp cận của Tapas Majumdar tới sự dạy học đã khác cách tiếp cận của Bhabatosh Datta. Tapasda (như tôi gọi anh) đã là một giáo viên rất trẻ vừa hoàn thành chương trình học của mình. Cả bởi vì chất lượng của đầu óc của riêng anh, và tôi tưởng tượng bởi vì ảnh hưởng của Bhabatoshbabu (người anh đã luôn luôn đối xử như một guru (bậc thầy) trong chừng mực nào đó), Tapasda cũng là một giảng viên sáng sủa và dễ hiểu tuyệt vời. Anh đã rất bận rộn trong việc nuôi dưỡng sự tự tin trí tuệ của các sinh viên của anh, và hơn nữa đã làm nghiên cứu thực sự lý thú của riêng anh. Muộn hơn, Tapasda đã có những đóng góp nổi bật trong kinh tế học giáo dục cũng như trong lý thuyết lựa chọn xã hội. Anh đã làm nổi bật theo một cách rất sáng tạo lý thuyết lựa chọn xã hội có thể đóng góp như thế nào cho lập kế hoạch và phát triển giáo dục.
Vì tôi thích thách thức hơn là chấp nhận với giá trị danh nghĩa các ý tưởng và kiến thức được đưa ra cho chúng ta, và đôi khi nghi ngờ những gì chúng ta nhận được từ những cuốn sách và các bài báo đáng kính, tôi đã rất bị thu hút bởi cách tiếp cận táo bạo hơn của Tapasda, mà đã ít tôn trọng các truyền thống đang thịnh hành hơn. Một ngày, sau khoảng một giờ tranh luận với anh về vì sao tôi nghĩ nội dung của một bài báo anh vừa giảng cho chúng tôi đã sai, anh bảo tôi, ‘Nếu lý thuyết giải tích nào đó em đọc có vẻ là sai đối với em, có thể là em đã không theo lập luận (và em phải kiểm tra điều đó), nhưng cũng có thể – đừng bỏ lỡ khả năng – rằng lý lẽ nhận được, bất chấp niềm tin phổ biến, đơn giản là không đúng.’ Đó đã là một mảng đạn dược khổng lồ cho tôi trong việc củng cố quyết tâm tranh cãi của tôi. Tôi nhớ khi đó rằng nếu tôi đã học được từ Bhabatoshbabu để giảng bài như thế nào, tôi cũng phải học từ Tapasda để nghi ngờ như thế nào.
6
Tôi có những ký ức tuyệt vời về các giảng viên tại Presidency, nhưng cả về các bạn sinh viên của tôi. Tôi hết sức may mắn có các bạn cùng lớp tuyệt diệu, gồm tất nhiên Sukhamoy, nhưng cả những người khác, như Suniti Bhose, Tushar Ghosh và Samir Ray (chúng tôi gọi anh là Samirda, bởi vì anh nhiều tuổi hơn một chút và gia nhập chúng tôi sau khi ra khỏi trường trong một thời gian), và Jati Sengupta, mà muộn hơn tạo danh tiếng rất xứng đáng cho bản thân mình trong môn mới về ‘quy hoạch ngẫu nhiên (stochastic programming)’. Và đã có các sinh viên xuất sắc khác theo đuổi các môn học khác với kinh tế học, như Partha Gupta, Barun De và Binay Chaudhuri về lịch sử. Quả thực, đã có một cụm đáng kinh ngạc của các học giả tuyệt vời trong những môn học đa dạng tại Presidency lúc đó, kể cả Nikhilesh Bhattacharya, một ngôi sao thật về toán và thống kê. Cũng đã có Jyotirmoy Datta về văn học Anh và Minakshi Bose về triết học, mà muộn hơn họ đã lấy nhau. Các sinh viên thường gặp nhau trong những cuộc dạ hội, và đã có một nhóm thi ca rất tích cực gặp nhau thường xuyên và trong đó tôi đã khá tích cực, cùng với Jyotirmoy, Minakshi, Mrinal và một số người khác. Nhóm thơ gặp nhau không phải để làm thơ hay để phê bình thơ của nhau, mà để hiểu rõ giá trị của nó; việc này đôi khi gồm những thảo luận về các nhà thơ bị sao lãng – thí dụ, tôi thường áp đặt Andrew Marvell, một trong những nhà thơ ưa thích của tôi, lên những người khác.
Presidency cũng mang tính đồng-giáo dục vững chắc, nhận sinh viên nữ kể từ 1897 – như Santiniketan ngay từ khởi đầu của nó. (Quả thực, cho đến khi tôi sang Anh và đến Trinity College, Cambridge, tôi đã không học trong bất kể trường đơn-giới tính nào.) Chúng tôi đã có một cụm nữ sinh viên hết sức tài năng trong lớp chúng tôi ở Presidency College, và tôi không quên nhận xét rằng một số trong số họ rất có duyên và xinh nữa. Nhưng những cuộc gặp nhau một-với-một đã cả hiếm hoi và khá khó để dàn xếp, vì các quy ước của College – và của xã hội – vào lúc đó. Những cuộc gặp gỡ của chúng tôi chủ yếu trong các quán ăn, kể cả trong quán cà phê College Street, và đôi khi trong các rạp phim hay trong maidan (quảng trường).
Các ký túc xá đã cấm khách khác giới lên các phòng ở. Việc này áp dụng cả cho ký túc xá YMCA của tôi nữa, và tôi đã vui vẻ ngạc nhiên – quả thực kinh ngạc – khi một bạn nữ mà tôi biết rất kỹ đã tìm được cách thăm tôi trong phòng của tôi khi tôi hơi không khỏe. Tôi hỏi cô, ‘Làm sao em tìm được cách lẻn vào?’ Cô bảo tôi, ‘bằng cách thông báo cho Quản gia rằng anh bị đau ốm, có lẽ bị bệnh khá nghiêm trọng, và cần sự chăm sóc ngay lập tức’. Quản gia đã bảo cô, ‘Cô phải đi và xem anh ta cần gì. Hãy chăm sóc anh ta và nói cho tôi liệu tôi nên làm cái gì đó.’ Cô đã cho Quản gia một ‘báo cáo’ về tình trạng y tế của tôi khi cô rời đi. Một tường thuật về sự kiện này mau chóng được lưu truyền rộng rãi trong College.
7
Những thách thức trí tuệ mà Presidency đưa ra đã thực sự lý thú, nhưng tôi sẽ không mô tả đời sống của tôi chính xác nếu tôi cho ấn tượng rằng nó chủ yếu tập trung quanh các lớp học và sự học tập chính thức. Trước hết vì, những cuộc trò chuyện ở quán cà phê hút gần nhiều thời gian của tôi như các giờ lên lớp.
Quán cà phê ban đầu là một hợp tác xã của những người lao động, được tiếp quản bởi Ủy ban Cà phê (Coffee Board) Ấn độ, và sau đó lại trở thành một hợp tác xã. Nó đã là một chỗ tuyệt diệu cho adda (tán gẫu) cũng như cho việc học nghiêm túc. Tôi nhớ hàng trăm cuộc tranh luận ở đó về chính trị và xã hội, thường không liên quan chút nào đến các chủ đề học của chúng tôi. Tôi không thể mô tả một cách xác đáng tôi đã học được bao nhiêu từ những người khác, hầu hết các bạn sinh viên, nói cho tôi những gì họ đã đọc hay đã tìm thấy theo cách khác nào đó, kể cả từ các bài giảng họ đã dự (trong các môn học khác nhau – từ sử học và kinh tế học đến nhân chủng học và sinh học – trong một trường hay trường khác). Nhưng nhiều hơn sự truyền trực tiếp các mẩu tri thức, đã có tác động đáng chú ý của những lý lẽ đan xen chặt chẽ, tranh luận sự hiểu và những niềm tin chắc của nhau. Sử gia tuyệt vời Tapan Raychaudhuri, mà đã là một sinh viên tại Presidency trong những năm 1940, đã phóng đại chỉ một chút khi ông viết: ‘Một số người trong chúng tôi đã nhận được toàn bộ sự giáo dục của chúng tôi từ các bạn sinh viên ở nơi học đó [quán cà phê], mà không từng lo đi qua đường để dự các lớp học trong tổ chức khác.’3
Khách hàng của quán cà phê đã không chỉ từ Presidency College, mà cả từ phần còn lại của Đại học Calcutta, một phần lớn của nó cũng tọa lạc trên đường College Street và gần đó, kể cả Trường Y, Scottish Church College, Sanskrit College, Central Calcutta College (trước kia gọi là Islamia College, và muộn hơn lại đổi tên như Maulana Azad College), trong số các trường khác. Một sinh viên đáng chú ý thường hiện diện ở quán cà phê đã đến thường xuyên từ một trường tương đối xa hơn, St Xavier’s, và muộn hơn từ Trường Đại học Khoa học. Anh đã là một ngôi sao nhân chủng học đang hé nở – André Béteille – trẻ hơn tôi một chút. Tôi biết anh kỹ chỉ muộn hơn, khi tôi quay lại Calcutta trong năm 1956, nhưng tôi bị ấn tượng rồi bởi tính sáng tạo trí tuệ của anh.
Chẳng bao lâu tôi lao vào vô số hiệu sách điểm xuyết góc quán-cà phê của College Street, cung cấp một nguồn vui thích cũng như giáo dục khác. Hiệu sách ưa thích của tôi là Das Gupta, được thành lập trong năm 1886, mà tôi đã sử dụng như một loại thư viện. Ông chủ-nhà quản lý đã rất khoan dung và cho phép tôi và Sukhamoy để nấn ná trong hiệu sách của ông, đọc những sách mới đến. Đấy đã là một cơ hội tuyệt vời vì chúng tôi đã không có tiền để mua nhiều. Đôi khi ông thậm chí cho phép chúng tôi mang sách về nhà trong một đêm, với điều kiện chúng tôi trả lại chúng vào chỗ như chúng tôi đã thấy chúng (ông thường bọc bìa bằng báo). Khi một bạn tôi đi cùng tôi trong hiệu sách hỏi ông, ‘Ông không phiền rằng Amartya không có tiền để mua sách ư?’ ông đã trả lời, ‘Cậu nghĩ vì sao tôi bán sách hơn là kiếm nhiều tiền hơn nhiều bằng việc bán đồ trang sức?’
Ký ức về nạn đói Bengal 1943, trong đó giữa 2 và 3 triệu người đã chết, và mà tôi đã quan sát như một đứa trẻ, vẫn còn rõ rệt trong tâm trí tôi khi tôi đến Presidency College trong năm 1951. Tôi đặc biệt bị ấn tượng bởi đặc tính phụ thuộc-giai cấp hoàn toàn của nạn đói. Calcutta, bất chấp đời sống trí tuệ và văn hóa phong phú của nó, đã cung cấp những sự nhắc nhở liên tục về sự gần gũi của sự khốn khổ kinh tế không thể chịu được. Không ngạc nhiên. Cộng đồng sinh viên tại Presidency đã rất tích cực về mặt chính trị. Mặc dù tôi đã không đủ nhiệt tình để gia nhập bất kể đảng chính trị cụ thể nào, đặc tính thông cảm và sự cam kết bình quân chủ nghĩa của chính trị cánh tả đã hết sức hấp dẫn tôi, như nó hấp dẫn hầu hết bạn và bạn sinh viên của tôi. Loại tư duy sơ đẳng truyền cảm hứng cho tôi ở Santiniketan để vận hành các trường ban đêm cho những đứa trẻ nông thôn mù chữ trong những làng lân cận bây giờ có vẻ hết sức cần sự triển khai một cách có hệ thống lan ra khắp cả nước. Giống nhiều trong số những người cùng thời của tôi, tôi đã dùng thời gian trong Liên đoàn Sinh viên, một liên minh rộng của các sinh viên cánh tả, với những liên kết mật thiết với Đảng Cộng sản. Trong một thời gian tôi đã có một vai trò tích cực như lãnh đạo của Liên đoàn Sinh viên, mặc dù tôi có nhiều sự e dè về tính hẹp hòi khắt khe của Đảng Cộng sản.
Bất chấp những lập trường đạo đức và đạo lý cao của sự đồng cảm xã hội, sự tận tụy chính trị và một cam kết sâu sắc với sự công bằng của nó, đã có cái gì đó đáng lo ngại về chính trị cánh tả tiêu chuẩn lúc đó, đặc biệt thái độ hoài nghi của nó về các thủ tục dân chủ mà cho phép chủ nghĩa đa nguyên tôn trọng tự do. Các định chế chính của dân chủ đã nhận được không nhiều tín nhiệm từ các tổ chức cánh tả tiêu chuẩn hơn một loại sự thừa nhận vô giá trị, như kết quả của việc coi những khung khổ như vậy như điển hình của một ‘nền dân chủ tư sản’. Quyền lực hung ác của tiền trong thực tiễn dân chủ khắp thế giới đã được nhận diện đúng đắn, nhưng lựa chọn thay thế (alternative) – kể cả những sự lạm dụng khủng khiếp của chính trị độc đoán không có đối lập – đã không nhận được sự nghiên cứu khảo sát phê phán đủ mạnh. Đã cũng có một xu hướng để xem sự khoan dung chính trị như một loại ‘yếu đuối ý chí’ mà có thể làm chệch hướng các nhà lãnh đạo chính trị khỏi việc xúc tiến lợi ích xã hội, mà không có sự ngăn cản hay cản trở.
Trong khi tôi học ở Presidency, và quả thực trước khi tôi bắt đầu ở đó, tôi đã bày tỏ những niềm tin chắc mạnh mẽ về vai trò xây dựng của đối lập và sự bất đồng chính kiến, và một sự cam kết cho sự khoan dung chung và chủ nghĩa đa nguyên. Tôi đã có khó khăn nghiêm trọng nào đó trong việc tích hợp những niềm tin đó với hình thức của chủ nghĩa hoạt động (activism) cánh tả đặc trưng cho hoạt động chính trị sinh viên dòng chính quanh College Street. Đã có vẻ đối với tôi rằng trong việc tạo ra một xã hội dân sự có tính xây dựng và thử hiểu lẫn nhau, chúng ta không chỉ phải nhận ra các lý lẽ chính trị khai phóng nổi lên rõ đến vậy ở châu Âu và ở Mỹ hậu-Khai sáng, mà chúng ta cũng phải chú ý đến các giá trị truyền thống của sự khoan dung tính đa nguyên được bênh vực trong hàng thế kỷ trong nhiều nền văn hóa khác nhau – đặc biệt ở Ấn Độ. Để xem sự khoan dung chính trị chỉ như một khuynh hướng tự do Tây phương có vẻ đối với tôi là một sai lầm khổng lồ.
Mặc dù các vấn đề này đã đáng lo ngại, tôi sung sướng, khi đó và ở đó, rằng chúng đã buộc tôi đối mặt với một số vấn đề chính trị cơ bản mà khác đi tôi đã bỏ bê. Cùng với việc căm ghét chủ nghĩa độc đoán dưới mọi hình thức, tôi ngày càng nghi ngờ chính trị của sự mộ đạo (politics of piety) – mà tôi thấy quá nhiều quanh tôi.
Khi lòng mộ đạo nổi lên trong những khu bất ngờ, đã có thể có một đặc tính gây sốc cho nó. Thí dụ, tất cả chúng ta đều vô cùng ngưỡng mộ các tác phẩm của J. B. S. Haldane, và tôi rất bị lôi cuốn bởi tình cảm cánh tả, bình quân chủ nghĩa của ông bổ sung một cách thú vị cho các nguyên tắc khoa học nghiêm ngặt trong công trình khoa học của ông. Tôi học được rất nhiều từ việc đọc ông, nhất là loạt bài báo của ông về ‘A Mathematical Theory of Natural and Artificial Selection (Một Lý thuyết Toán học về Chọn lọc Tự nhiên và Nhân tạo)’. Như thế đối với tôi đã đến như một cú đánh choáng váng khi tôi thấy ông nói, ‘tôi bị viêm dạ dày trong khoảng mười lăm năm cho đến khi tôi đọc Lenin và các tác giả khác, những người cho tôi thấy cái gì đã sai với xã hội của chúng ta. Từ khi đó tôi đã không cần magnesia (để chữa viêm) nữa.’ Đấy là một nhận xét được đưa ra trong năm 1940 cho một nhà báo, và nhiều trong số bạn cánh tả của tôi ở Calcutta đã thích trích dẫn nó với sự tán thành – trong và ngoài ngữ cảnh. Có lẽ Haldane đã có ý nêu nó như một nhận xét tào lao, nhưng nếu ông thực sự có ý nói nó như một nhận xét chính trị hay khoa học nghiêm túc, thì tôi phải chia tay – rất dứt khoát – với suy nghĩ của ông. Tôi sẽ, tôi nghĩ, hết sức thích magnesia cho chính trị của sự mộ đạo.
Tôi rời Presidency College để sang Cambridge trong năm 1953, năm Stalin chết và trước xa những hành động xấu xa của chế độ của ông ở Liên Xô được Khrushchev đưa ra ánh sáng tại Đại hội lần thứ Hai mươi của Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956. Nhưng ngay cả trong đầu những năm 1950 là khó cho các bạn đọc nhận thức rõ về thế sự để nghĩ về ‘các cuộc thanh trừng’ và ‘những vụ xét xử’ ở Liên Xô như bất cứ thứ gì khác hơn những sự thú nhận bị ép buộc về cái được cho là tội lỗi mà bị xử lý với những sự trừng phạt nặng nhất và bất công nhất. Những vấn đề này thường được nêu ra trong những thảo luận ở quán cà phê, và đôi khi tôi thấy mình cảm thấy khá bị ruồng bỏ bởi hầu hết bạn của tôi. Giữa những người cực hữu mà nghĩ Marx hoàn toàn sai (một chẩn đoán hết sức sai lầm) và ‘những người cánh tả thật’ mà nghĩ đã không có sự chuyên chế nào ở Nga, chỉ có sự hoạt động của ‘ý chí dân chủ của nhân dân’ (một niềm tin ngây thơ bí ẩn, đối với tôi), một số người trong chúng tôi đã có một lối đi khó khăn. Tôi bắt đầu nghĩ về sự cần để ít phụ thuộc hơn vào việc đạt được sự đồng ý của những người khác, dễ chịu như nó luôn luôn là.
Trong khi vẫn đồng cảm sâu sắc với sự xóa bỏ bất bình đẳng và bất công trên thế giới, và tiếp tục nghi ngờ chủ nghĩa độc đoán và chính trị mộ đạo, chẳng bao lâu tôi đã quyết định rằng tôi chẳng bao giờ có thể là đảng viên của bất kể đảng chính trị nào mà đòi hỏi sự tuân theo. Chủ nghĩa hoạt động chính trị của tôi sẽ phải có một hình thức khác.
9
Trong khi việc học và cuộc sống mới của tôi ở Calcutta tiến triển tốt, một điều khám phá trí tuệ xảy ra với tôi mà sẽ ảnh hưởng đến phương hướng công việc của tôi suốt phần lớn đời tôi sau này. Nghiên cứu mở đường của Kenneth Arrow về lý thuyết lựa chọn xã hội, cuốn Social Choice and Individual Values (Lựa chọn Xã hội và các Giá trị Cá nhân), được xuất bản ở New York trong năm 1951, khi Sukhamoy và tôi ở trong năm thứ nhất đại học của chúng tôi tại Presidency College. Sukhamoy đã tức thì mượn một cuốn – tôi tin cuốn duy nhất đến hiệu sách Das Gupta – và đọc nó nhanh và hình thành một ý kiến. Việc này đã khá sớm sau sự xuất bản của cuốn sách và, trong khi trò chuyện trong quán cà phê chẳng bao lâu sau đó, Sukhamoy đã thu hút sự chú ý của tôi đến cuốn sách và đã bày tỏ sự ngưỡng mộ của anh cho công trình của Arrow về lý thuyết lựa chọn xã hội. Cả Sukhamoy và tôi đã chỉ biết một chút về lĩnh vực lý thuyết lựa chọn xã hội, mà các nhà toán học Pháp thế kỷ thứ mười tám như Marquis de Condorcet khởi xướng. Sukhamoy đã biết nhiều về nó hơn tôi, và tôi làm rõ sự hiểu biết của tôi bằng việc nói chuyện với anh.
Thế lý thuyết lựa chọn xã hội là gì? Chúng ta có thể giới thiệu nhiều liên kết toán và các mối quan hệ hình thức, nhưng để có được một sự hiểu đại thể về môn học khá kỹ thuật này, chúng ta có thể nghĩ về nó theo cách này. Một xã hội gồm một nhóm người mỗi trong số họ có các ưu tiên và các sở thích nào đó. Để đạt được các quyết định xã hội thích hợp nhân danh nhóm như một toàn thể, các quyết định đó phải để ý nghiêm túc đến những quan điểm và lợi ích – có lẽ khác nhau – của mọi người. Lý thuyết lựa chọn xã hội liên kết cái có thể được xem một cách hợp lý như các ưu tiên và các sở thích xã hội với các sở thích của các cá nhân tạo thành xã hội.
Những liên kết này có thể có nhiều hình thức khác nhau, mà chúng ta có thể bày tỏ về mặt các đòi hỏi tiên đề. Thí dụ, một tiên đề có thể đòi hỏi rằng nếu mọi thành viên của xã hội thích x hơn y, thì x phải được ưu tiên về mặt xã hội hơn y. Một tiên đề khác có thể đòi hỏi rằng nếu mọi người xếp hạng x và y chính xác theo cùng cách trong tình huống A như mỗi trong số họ xếp hạng một cách tương ứng trong tình huống B, thì sự ưu tiên xã hội đối với x và y phải chính xác như nhau trong hai tình huống (A và B), cho dù việc họ xếp hạng các lựa chọn thay thế (alternative) khác (tức là, khác x và y) có thể khác nhau đến thế nào trong hai tình huống đó. Và vân vân.
Arrow đã thiết lập một ‘định lý bất khả (impossibility theorem)’ gây choáng váng mà, về cơ bản, cho thấy rằng không cơ chế lựa chọn xã hội không-độc tài nào có thể mang lại các quyết định xã hội nhất quán khi các đòi hỏi sơ đẳng nào đó của các thủ tục có vẻ hợp lý (như hai đòi hỏi được phác họa trong đoạn cuối ở trên – và các đòi hỏi khác giống chúng) phải được thỏa mãn. Đấy là một định lý toán học phi thường: hùng mạnh, bất ngờ và tao nhã.
Theo cách nào đó định lý bất khả của Arrow có thể được xem như một sự mở rộng một kết quả được thiết lập sớm hơn của Marquis de Condorcet, nhà toán học và nhà tư tưởng xã hội Pháp được nhắc tới ở trên. Condorcet đã chứng minh rồi trong thế kỷ thứ mười tám rằng các quyết định đa số có thể là không nhất quán, và trong một số tình huống bỏ phiếu có thể không có người thắng đa số nào cả. Thí dụ, trong một cộng đồng gồm ba-người, nếu người 1 thích x hơn y và thích y hơn z, và người 2 thích y hơn z và thích z hơn x, và người 3 thích z hơn x và thích x hơn y, thì về mặt so sánh đa số, y sẽ bị x đánh bại, trong khi x bị z đánh bại, và cuối cùng z bị y đánh bại. Như thế không có người thắng đa số nào trong trường hợp này.
Quy tắc đa số, mà mặt khác là một cách hấp dẫn về đưa ra một lựa chọn xã hội, có thể là không nhất quán hay bất phân thắng bại một cách nghiêm ngặt. Arrow đã khái quát hóa hết sức kết quả bi quan của Condorcet và đã chứng minh – trong ‘định lý bất khả’ của ông – rằng tất cả các quy tắc lựa chọn xã hội thỏa mãn một số điều kiện tối thiểu của tính hợp lý rõ ràng sẽ hóa ra là không nhất quán hay không ổn định. Như thế có vẻ là không thể có được một quy tắc lựa chọn xã hội hấp dẫn một cách thuyết phục mà sẽ hoạt động. Arrow đã chỉ ra triển vọng tàn khốc rằng chỉ một quy tắc lựa chọn xã hội rất không hấp dẫn, cụ thể là sự lựa chọn độc tài, có thể sống sót và hoạt động một cách nhất quán. Đó là một kết quả ảm đạm – u ám hơn kết quả của Condorcet.
Sukhamoy đưa cho tôi một bản của cuốn sách của Arrow mà anh đã mượn từ hiệu sách Das Gupta. Anh cho tôi mượn trong vài giờ – và tôi đã hoàn toàn bị thu hút. Chứng minh của ‘định lý bất khả’ kinh khủng của Arrow đã khá phức tạp, và nó phải được đơn giản hóa muộn hơn (như quả thực nó đã được). Chúng tôi đã phải theo đuổi một lập luận khá bền vững trong logic toán học để hiểu hoàn toàn định lý và kết quả bất ngờ nổi lên chính xác thế nào. Đấy đã là một loại toán học rất khác với những gì chúng tôi học trong những khóa học đại học của chúng tôi, mà đã bị rập theo khuôn để phục vụ những như cầu của vật lý và nhấn mạnh đến một độ chính xác cao hơn của các biến số liên quan hơn có thể được kỳ vọng trong các hiện tượng xã hội (chủ đề của định lý của Arrow).
Bỏ toán học và chứng minh đi, đã cũng có câu hỏi: kết quả là quan trọng thế nào? Có phải thật sự nó đưa ra một lý do bào chữa cho chủ nghĩa độc đoán, như nhiều nhà bình luận đã xác nhận? Tôi đặc biệt nhớ một buổi chiều dài ngồi cạnh cửa sổ trong quán cà phê, khi Sukhamoy nói về những diễn giải thay thế khả dĩ về kết quả của Arrow, với bộ mặt hết sức thông minh của anh rực rỡ trong ánh nắng dịu mùa đông của Calcutta. Anh cảm thấy rằng đã không rõ ngay lập tức ngụ ý của định lý của Arrow là gì cho nền dân chủ chính trị và cho những sự phán xét xã hội hợp nhất, và có rất nhiều việc phải làm để vạch ra cách tiếp tục từ kết quả toán học gây choáng váng của Arrow đến thế giới thực tiễn của sự lựa chọn xã hội và của những quyết định chính trị và kinh tế. Muộn hơn, khi tôi tham gia vào làm đúng điều đó, tôi thường nghĩ về sự bi quan ban đầu của Sukhamoy.
Đó là những năm hình thành trong sự phát triển sự hiểu của riêng tôi về lập luận toán học có tính hệ thống về lựa chọn xã hội. Những sự luyện tập đó – và liên quan – đã thiết lập một sự quan tâm kéo dài trong suốt đời tôi. Tại Ấn Độ mới độc lập, thử để là một nền dân chủ thành công, tính khả thi của hoạt động chính trị dân chủ nhất quán đã là một vấn đề quan trọng cốt yếu. Chúng ta có thể có sự nhất quán (consistency) dân chủ chút nào, hay đó là một chimera (quái vật đuôi rắn mình dê đầu sư tử)? Trong nhiều thảo luận học thuật ở Calcutta lúc đó, các ý tưởng của Arrow nhận được nhiều sự bày tỏ ý kiến. Một diễn giải phổ biến đã là, bạn đơn giản không thể có sự nhất quán dân chủ. Đặc biệt chúng tôi cần xem xét kỹ lưỡng các điều kiện rõ ràng của tính hợp lý của các điều kiện – hay các tiên đề – mà Arrow có ý định áp đặt. Tôi đã không hề được thuyết phục rằng chúng ta không thể chọn các tiên đề khác mà cũng hợp lý và cho phép sự lựa chọn xã hội không-độc tài. Đã có, tôi đã thuyết phục mình, một nhu cầu (để mượn một thành ngữ từ Hegel) cho ‘sự phủ định của phủ định’.
Các vấn đề lựa chọn xã hội, như được khảo sát bởi Arrow, đã trở thành những phần quan trọng cốt yếu của công việc trí tuệ dài hạn của tôi. Khi tôi nhìn lại, tôi vui để nhớ lại rằng việc này đã bắt đầu trong năm đầu tiên của tôi ở Calcutta như một sinh viên đại học, với một cuốn sách được một người bạn mượn từ một hiệu sách địa phương cho việc đọc qua đêm.