Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 14)

Nguyễn Quang A dịch

15. Sang nước Anh

1

Ý tưởng về đi sang nước Anh của tôi để học đã nảy sinh đầu tiên trong đầu cha tôi. Ông đã hết sức thích thú ba năm làm Ph.D. (tiến sĩ) về hóa học nông nghiệp tại Đại học London, làm việc chủ yếu tại Rothamsted Research ở Harpenden, Hertfordshire. Khi tôi trải qua xạ trị cho ung thư của tôi, ông và mẹ tôi đã muốn tôi có cái gì đó để trông mong khi sự hỗn loạn y tế kết thúc. Cha tôi hỏi tôi liệu tôi có thích đi đến Trường Kinh tế học London (LSE), mà về nó ông đã nghe những điều hay. ‘Việc đó thật tuyệt vời,’ tôi trả lời, ‘nhưng chúng ta có thể có khả năng chi trả?’ Nó đã là một câu hỏi tự nhiên để hỏi, vì gia đình không giàu, và với tư cách một giáo viên đại học dài hạn lương của cha tôi khá khiêm tốn.

Cha tôi nói rằng ông đã làm tính toán nào đó và ông đi đến kết luận rằng ông có thể – chỉ – có khả năng chi cho tôi ở London trong ba năm, kể cả học phí đại học. Đã hầu như không có bất cứ học bổng nào để sang nước Anh trong những ngày đó, và chắc chắn chẳng có gì tôi có thể xem xét vào lúc đó, nhưng may thay học phí đại học cũng đã cực kỳ thấp – ít hơn một phần nhỏ của học phí ngày nay, ngay cả sau khi hiệu chỉnh cho lạm phát.

Việc này đã dẫn tôi tìm kiếm một chút về cái gì tôi nên xem xét làm sau khi các tác động gây suy nhược của bức xạ liều cao lùi xa. Tôi cũng có một cuộc trò chuyện với Amiya Dasgupta, người tôi đã nhắc đến sớm hơn. Amiyakaka nghĩ quả thực tôi nên sang nước Anh – không phải đến LSE (nơi bản thân ông đã làm Ph.D. trong đầu những năm 1930), mà tới Cambridge, mà ông nghĩ khi đó là trường kinh tế học hàng đầu trên thế giới.

Như thế tôi đi đến thư viện Hội đồng Anh để có được thông tin về các trường cao đẳng và đại học ở nước Anh. Thư viện đó là một trong những nơi thường lui tới ưa thích của tôi – nó thật đẹp và rất dễ sử dụng.1 Khi tôi ngó qua tài liệu về các trường khác nhau ở Cambridge, Trinity đập vào mắt tôi. Tôi đã biết cái gì đó về Trinity College vì nhiều lý do khác nhau. Anh họ tôi Buddha (Ray) đã ở đó sáu tháng như một thực tập sinh về Dịch vụ Hành chính Ấn Độ (Indian Administrative Service) ngay sau độc lập. Tôi đã rất thích Buddha, từ những ngày khi như một đứa trẻ tôi đã nghe những câu chuyện đằng sau các vở kịch của Shakespeare từ anh (đối với tôi anh là hiện thân đang sống của Tales from Shakespeare [Những Truyện từ Shakespeare] của Lambs) – trước khi tôi có thể thậm chí đọc được tiếng Anh. Muộn hơn, như một đứa con trai lớn mười sáu tuổi, tôi đã ghi chép nghiêm túc về sự ngưỡng mộ vui vẻ của Buddha cho Trinity, chẳng bao lâu sau khi anh trở về. Tôi thậm chí thích thú tường thuật của anh về đồng hồ của trường tại Great Court (Sân Lớn) báo thời gian luân phiên bằng giọng đàn ông và đàn bà (tức là, trong âm độ thấp và cao).

Tôi cũng đã biết khá nhiều về Newton và Bacon, về Russell, Whitehead, Moore và Wittgenstein, không nhắc đến các nhà thơ Trinity (Dryden là nhà thơ yêu thích của tôi, tiếp sau là Marvell, Byron, Tennyson và Housman), các nhà toán học Trinity (Hardy và Littlewood, và Ramanujan đáng kính) và các nhà vật lý học và sinh lý học Trinity.

Thời khắc quyết định đến khi tôi thấy rằng Maurice Dobb, có lẽ nhà kinh tế học Marxist sáng tạo nhất của thế kỷ thứ hai mươi (tôi đã đọc vài tác phẩm của ông), ở đó, như Piero Sraffa – một nhà tư tưởng lớn về cả kinh tế học và triết học, người đã là một bạn thân và cộng sự của nhà tư tưởng Marxist vĩ đại Antonio Gramsci. Và thêm vào họ là tên của Dennis Robertson, nhà kinh tế học vị lợi (utilitarian) hàng đầu và một nhà tư tưởng bảo thủ lỗi lạc người cũng đã làm công trình độc đáo xuất sắc về kinh tế học tổng hợp (aggregative economics), bằng những cách dự kiến trước các ý tưởng gắn với John Maynard Keynes. Khả năng để có thể làm việc với Dobb, Sraffa và Robertson đã khá hồi hộp. Tôi chắc chắn trong sự lựa chọn của tôi đến mức không chỉ tôi nộp đơn xin vào Trinity, mà tôi đã không xin vào trường nào khác cả. Trên thực tế tôi đã quyết định, ‘Trinity hay bị trượt’.

2

Và, ngay lập tức, bị đánh trượt. Trinity từ chối đơn của tôi rất nhanh, với một sự giải thích rập khuôn rằng ‘năm nay’ đã có quá nhiều người xin giỏi từ Ấn Độ. Thật buồn. Như thế tôi tiếp tục việc học của tôi tại Đại học Calcutta. Tôi kết thúc năm thứ hai của tôi tại Presidency College, mà sẽ dẫn đến một bằng cử nhân loại nào đó vào cuối năm (tôi mười chín tuổi khi cuối cùng tôi nhận được bằng), nhưng trong hai năm nữa tôi có thể nhận được một bằng đại học nghiêm túc, mà – tuy được gọi là bằng Thạc sĩ – có nghĩa đại thể cùng tiêu chuẩn như một bằng cử nhân tại Cambridge. Tôi tự bảo mình rằng có lẽ tôi vẫn có thể đến Trinity muộn hơn cho công việc hậu tiến sĩ, nhưng bây giờ tôi có thể có hai năm vui vẻ hơn ở Calcutta với các bạn của tôi – Sukhamoy Chakravarty, Mrinal Datta Chaudhuri, Jyotirmoy Datta, Minakshi Bose, Barun De, Jati Sengupta, Suniti Bhose và những người khác – đang học các môn đa dạng (chao ôi tôi biết rằng một bạn thân khác, Partha Gupta, sẽ không ở đó vì anh đã giành được một chỗ tại Oxford và đang chuẩn bị để đi). Trong mưa gió mùa mát năm 1953, việc trượt vào Trinity đã không có vẻ xấu chút nào.

Đột nhiên một buổi sáng tháng Tám một bức điện đến từ Trinity nói rằng ai đó trong những người xin học Ấn Độ được nhận đã bỏ giữa chừng và rằng tôi rốt cuộc có thể học ở đó nếu tôi có thể chắc chắn đến Cambridge vào đầu tháng Mười. Những sự dàn xếp phải được tiến hành nhanh. Tôi đi với cha tôi đến BOAC, tiền thân của British Airways. Họ đã rất lịch sự, nhưng hóa ra là chúng tôi không thể có đủ sức mua vé máy bay rất đắt trong những ngày đó. Tuy nhiên, chúng tôi phát hiện ra rằng đi bằng tàu thủy từ Bombay đến London đã rẻ hơn chuyến bay rẻ nhất rất nhiều, bất chấp mười chín ngày có chỗ ở thoải mái, ăn uống miễn phí và rượu miễn phí (mà tôi vẫn chưa bắt đầu uống, mặc dù tôi chắc chắn đã tò mò), những sự phù phiếm miễn phí trên boong tàu và thậm chí trò chơi bingo miễn phí mỗi tối (nếu người ta muốn chơi trò chơi nhàm chán nhất trên thế giới đó). Cho nên cha tôi mua cho tôi một vé trên tàu SS Strathnaver của công ty P&O, mà sẽ đến nước Anh kịp thời gian.

Tiếp sau là việc mua vài áo jacket, ca vát, một chiếc áo choàng vài thứ khác mà tôi chẳng bao giờ cần ở Calcutta. Cha tôi đã hồi hộp, cứ gần như bản thân ông lần nữa quay lại đại học ở nước Anh. Ông thức dậy vào nửa đêm và lập danh sách các thứ tôi cần. Cuối cùng chúng tôi đã cùng rời đi bằng xe lửa đến Bombay để bắt kịp tàu thủy của tôi – cha mẹ tôi, em gái tôi Manju và tôi. Tại nhà ga xe lửa Calcutta (ga Howrah, như nó chính thức được gọi), tôi thấy vài người khác đi Bombay để bắt cùng tàu thủy. Tapanda, sử gia, đã nồng nhiệt chào tôi, và đã có một loại lễ hội của các sinh viên khi chúng tôi ổn định trên hành trình đường sắt hai ngày đến Bombay. Lễ hội đã làm tôi nhớ, một cách như điềm khá đáng ngại, về một cảnh ban đầu từ phim hiện thực chủ nghĩa mới Italia Bitter Rice (Riso Amaro [Cơm Đắng] – sản xuất năm 1949, được ưa thích giữa các sinh viên ở College Street, không chỉ bởi vì nữ diễn viên Silvana Mangano đẹp gây choáng váng), khi những người gặt mới được thuê để đi đến Thung lũng Po tập trung vui vẻ tại ga xe lửa trước khi tai họa giáng xuống họ tại điểm đến của họ.

3

Tại Bombay chúng tôi ở lại ba ngày với một em họ của mẹ tôi, Ajay Gupta – Ajaymama đối với tôi – con trai của Tuludi, em gái bà tôi, người trong những ngày đầu đến trường của tôi đã thường cho tôi sinh lực với một dòng liên tục của những câu đố và những vấn đề hắc búa. Tôi cũng rất quý Ajaymama, và đặc biệt ngưỡng mộ quyết định nhìn xa trông rộng của ông để tham gia cố gắng tận tâm của một hãng dược Ấn Độ ban đầu, CIPLA. Được thành lập trong năm 1935 bởi nhà dân tộc chủ nghĩa Ấn Độ với kỹ năng khoa học tuyệt vời, Khwaja Abdul Hamied, CIPLA đã thử để đua tranh với các hãng Tây phương, một khát vọng mà bây giờ phần lớn đã được hoàn thành và với khát vọng đó trong những ngày đầu của nó Ajaymama đã liên quan chặt chẽ.

Vài thành công lớn đó đã đến chỉ rất gần đây, sau cái chết của Ajaymama. Tôi nghĩ về ông khi CIPLA đạt được kỳ công vĩ đại làm phá sản cartel thế giới về thuốc retrorviral (thuốc chống retrorvirus) thiết yếu cho điều trị AIDS, hạ đột ngột giá quốc tế của thuốc. Sản phẩm thuốc generic mới đã gây ra một sự khuấy động khổng lồ, do được bán trong thế giới đang phát triển từ châu Phi đến Mỹ Latin với một phần nhỏ của giá thịnh hành trước đó, làm cho việc điều trị retroviral của AIDS đột nhiên có giá phải chăng hơn nhiều trên khắp thế giới. CIPLA đã tiếp tục quyết tâm làm việc để mang thuốc đến cho những người mà bị tước đoạt thuốc vì các lý do không có khả năng chi trả. Bây giờ, nếu một bệnh nhân với nhiễm trùng đường tiết niệu kháng-thuốc (ngay cả ở Hoa Kỳ) muốn dùng một kháng sinh đặc biệt gọi là Zemdri – được phát triển ban đầu bởi hãng Achaogen, mà bây giờ đã phá sản và đã chết – nguồn cung phải là CIPLA, tiếp tục sản xuất thuốc hữu hiệu này.

Khi tôi chuẩn bị đi tàu, tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với Ajaymama, ông nói về mong muốn làm cái ông có thể làm để khiến cho Ấn Độ là một thành công kinh tế. Ý nghĩ về khía cạnh nào đó đã mang tính dân tộc chủ nghĩa, nhưng những gì ông nói đã không có một chút độc quyền nào. Ông bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình không chỉ cho tài năng và năng khiếu của Hamied, mà cả cho đầu óc khoáng đạt của ông. Sự thực rằng Hamied, một người Muslim, đã kết hôn với một phụ nữ Do Thái chỉ là một minh họa về tầm nhìn rộng hơn của ông (và muộn hơn tôi biết kỹ con trai họ Yusuf, người vào lúc đó đã tiếp quản sự lãnh đạo CIPLA một cách rất tài tình). Ajaymama cũng đã khâm phục Hamied vì sự phản ứng với sự thống trị thuộc địa về các dược phẩm bởi các nước Tây phương bằng việc thử đánh bại chúng trong chế tác và thương mại, hơn là thao túng để đóng cửa cạnh tranh qua sự kiểm soát chính phủ. Như một người cánh tả tận tụy, ông đã bày tỏ sự ngạc nhiên rằng những người phái tả ở Ấn Độ đã nghĩ buôn bán quốc tế là một thứ xấu như vậy; tôi đồng ý với ông rằng đã có một sự thiếu hụt trí tuệ ở đó.

Vài trong số những cuộc trò chuyện của chúng tôi cũng về những vấn đề thực tiễn, mà trong đó Ajaymama đã làm nghĩa vụ ông cậu của mình. Một lời khuyên mà tôi nhớ mãi là về không vướng vào tình trạng lộn xộn bằng việc hứa nhiều hơn mình có thể làm một cách hợp lý, mà ông nghĩ là một vấn đề kinh niên với các sinh viên Ấn Độ ở nước Anh. Việc này gồm cả, ông nói, các quan hệ với một cô gái. Ông thiết tha rằng tôi phải hiểu sự phân biệt khổng lồ giữa một mối quan hệ chân thật với một bạn gái và sự phù phiếm của sự vui vẻ nhẹ dạ không suy nghĩ. Tôi đã chấp nhận tính đúng đắn nhận thức luận của sự phân biệt này, nhưng đã không thể khiến Ajaymama thảo luận liệu sự vui vẻ vô tư lự và tính tự phát cũng có thể có giá trị nào đó trong cuộc sống bình thường.

Tôi cảm thấy tôi không biết đủ về Ajaymama – khác hơn quan điểm chính trị và kinh tế của ông. Cuộc sống của ông ở Bombay có vẻ cô đơn và tôi không biết về bất cứ sự dính líu cá nhân nào ông đã có thể có khi ông học ở nước ngoài. Sự bí ẩn được giải quyết một cách tốt đẹp khi bạn gái Jean người Scot duyên dáng của ông đã đến Bombay ở với ông. Họ kết hôn ngay lập tức và đã có ba đứa con tuyệt vời. Nhưng sự liên lạc với ông đã trở nên khó hơn, bởi vì sau vài năm ở Bombay họ quyết định chuyển sang sống ở Australia. Tất cả chuyện đó đã là nhiều năm sau những cuộc trò chuyện của chúng tôi trước khi tôi lên đường đi Cambridge.

4

Đã là một buổi tối nắng ráo khi tôi lên tàu SS Strathnaver, sẵn sàng đi London. Tất cả chúng tôi đều đi ra bến tàu, nơi tôi nói lời tạm biệt với gia đình tôi. Tôi đã có một sự pha trộn lạ lùng của sự phấn khích và sự lo âu không xác định. Tôi biết rằng cuộc du hành xuyên lục địa đã quá đắt để cho phép tôi về Ấn Độ cho đến sau khi tôi hoàn tất bằng cấp của tôi ở Cambridge. Và tất nhiên tôi biết rằng mình đang để lại những người rất quan trọng đối với tôi – qua những ngày vui vẻ cũng như khó khăn.

Khi tôi đứng trên boong tàu nhìn cái tôi có thể thấy Ấn Độ lùi xa dần trong hoàng hôn, tôi nhớ cái gì đó từ hồi ký của Maxim Gorky về thời khi ông đến để gia nhập Đại học Moscva, đi cùng với cha ông. Ông đã bám cặt tay cha ông khi ông bước lên các bậc thềm trước nổi tiếng của Đại học. Khi ông đứng một mình sau khi nói lời tạm biệt, ông đã cảm thấy một cảm giác cô đơn thuộc loại ông chưa từng biết trước đó. Tôi hiểu Gorky kỹ hơn, tôi nghĩ. Ngoài Ấn Độ ra, tôi chỉ biết Burma, và đó đã là vào tuổi rất nhỏ. Sự hồi hộp của việc đi đến một địa điểm mới – đến nước Anh và đến Cambridge – đã trộn lẫn với nỗi buồn của việc rời khỏi đất nước mà tôi đã có một cảm giác thuộc về mạnh mẽ.

Không ít quan trọng hơn tôi đã bồn chồn về việc đi đến thủ đô của đế chế mà tôi đã học để đấu tranh từ những ngày sớm nhất của tôi. Đấy chỉ là sáu năm sau độc lập, và các mối quan hệ giữa đế chế xưa kia và các cựu thần dân thuộc địa của nó vẫn chưa được bình thường hóa. Những ký ức của tôi về ngồi trong các phòng đợi của các nhà tù Ấn Độ thuộc Anh để thăm các chú bác cậu và các anh em họ của tôi, những người bị ‘giam phòng ngừa’, vẫn còn tươi và sống động. Khi tôi theo dõi một nhóm người da trắng vận hành tàu thủy và ra lệnh cho chúng tôi, tôi nhớ lại một kinh nghiệm nhỏ, và không đặc biệt quan trọng của cha tôi, khi ông làm tiến sĩ ở London trong những năm 1920. Ông bảo tôi rằng ông hết sức thích thú ở tại nước Anh, và mặc dù vẫn thường nghĩ về sự bất thường của mối quan hệ kẻ cai trị-người bị trị. Đã có một dịp khi ông sắp gửi một bức thư về nhà và thử tìm hiểu liệu chiếc tem ông dán lên phong bì đã đủ chưa. Khi ông thì thầm hỏi một người bên cạnh mà đã không nghe ông đủ rõ – tại một nhà ga đường sắt nhộn nhịp – một đứa con trai trẻ (cha tôi nghĩ nó có thể vẫn chưa lên mười) vội vã đến và bảo ông, ‘Vâng, đúng chính xác thế – cùng bưu phí ở bất cứ đâu trong đế chế của chúng ta.’ Ý tưởng rằng đứa trẻ này có một đế chế đã làm cha tôi buồn cười, mặc dù tất nhiên đứa trẻ chỉ thử giúp đỡ.

Trên tàu Strathnaver, tôi không thiếu các bạn hành khách mà tôi biết kỹ – đã có khoảng hơn hai chục sinh viên Ấn Độ đi sang nước Anh để học. Họ gồm cả Tapan Raychaudhuri và Partha Gupta, cả hai trên đường của họ tới Oxford. Mùa hè trước khi chúng tôi đi nước Anh, Partha và tôi đã nghỉ hè cùng nhau tại vùng cao Darjeeling. Chúng tôi đã đi bộ dài trong địa hình đồi núi đáng yêu, thảo luận các chủ đề đa dạng gây sửng sốt, kể cả chính trị rắc rối của phe tả ở Ấn Độ. Cả hai chúng tôi đã đồng nhất hầu hết với cánh tả, nhưng có những sự nghi ngờ đáng kể về các chứng chỉ dân chủ của các đảng Cộng sản khắp thế giới. Chúng tôi đã có một thảo luận dài, trong số các chủ đề khác, về sự đối xử với Bukharin, nhà triết học Leninist lỗi lạc nhất ở Liên Xô, người kết thúc phải thú nhận rằng ông đã là một kẻ phản bội và sau đó đã bị hành quyết. Mặc dù Calcutta đầy những người ngưỡng mộ Joseph Stalin, Partha và tôi cả hai đã muốn biết ông thực sự bênh vực cái gì.

Tapan hơn tôi mấy tuổi (tôi gọi anh là Tapanda, theo tập quán Bengali về xưng hô với những người lớn tuổi hơn mình), và tôi chỉ thấy anh một lần ở Calcutta trước khi chúng tôi rời đi Anh. Muộn hơn anh viết về sở hữu đất đai, mà tôi đã trích trong Chương 8, chỉ là một trong nhiều lý do vì sao anh trở thành một giáo sư lịch sử huyền thoại ở Delhi và Oxford.

Đã có trên tàu một sử gia cực kỳ tài năng khác có tên là Romila Thapar, người thuộc về tầng lớp trên và một phần khôn khéo hơn của xã hội ở Delhi. Cô đã kết hợp danh tiếng trí tuệ tăng nhanh của cô với những tài năng khác: lối sống thanh lịch của cô, kể cả sự khiêu vũ tài tình của cô. Tôi đã không biết cô trước đó, và tôi buồn để thuật lại rằng tôi cũng không tìm cách nói chuyện với cô ở trên tàu, mặc dù tôi thấy cô khá thường xuyên di chuyển loanh quanh duyên dáng trong các bộ sari được chọn khéo của cô. Thế giới của chúng tôi là các thế giới khác nhau – tôi thậm chí không biết khiêu vũ thế nào, mà không giẫm lên ngón chân của bạn nhảy của tôi (gây ra một tiếng hét từ cô). Nhưng Romila và tôi trở thành bạn nhiều năm sau, ở Delhi.

Khi chúng tôi đi ngang các dải nước từ Biển Arab sang Địa Trung Hải, tôi có những cuộc trò chuyện hết sức lý thú với Tapanda và Partha Gupta, chủ yếu về các vấn đề đương đại. Khi hành trình tiếp tục, Tapanda trở nên hơi buồn phiền về cái anh nghĩ là sự đối xử độc đoán mà các sinh viên Ấn Độ nhận được từ các nhân viên người Anh và Australia của chiếc tàu, đặc biệt những người hầu bàn ở các phòng ăn. Anh đã khiếu nại về chuyện này với một quan chức của con tàu người rất kiên nhẫn lắng nghe sự băn khoăn của anh, nhưng chúng tôi đã không thấy hành động sửa chữa nào.

Ngoài ra trên tàu đã có đội hockey (khúc côn cầu) nữ Ấn Độ đi Anh cho loại thi đấu quốc tế nào đó. Một số trong số họ đối với tôi có vẻ là khá dễ tiếp cận và khá tuyệt diệu. Tôi dành nhiều giờ ở chơi với họ, và đã phải đáp lại cho tình trạng khó xử ra vẻ trí thức của bạn tôi Partha, ‘Chẳng phải là một sự căng thẳng cho cậu, Amartya, để dành hàng giờ tán gẫu với các phụ nữ hockey này sao?’

Một thành viên đặc biệt duyên dáng của đội hockey, người có vẻ khá nhiệt tình để uống cà phê và trò chuyện với tôi, đã hỏi, ‘Cậu đi sang nước Anh để đi học ư?’ Tôi đã hơi bối rối để thú nhận một mục đích trần tục như vậy, nhưng nói rằng đấy quả thực là cái tôi có ý định làm. ‘Thật thế ư?’ cô trả lời, ‘tớ luôn luôn ghét trường học. Giáo dục có ích lợi gì?’ Tôi không chắc chắn làm thế nào để đáp lại sự nghi ngờ cơ bản như vậy, nhưng đã tìm được loại nào đó của một câu trả lời. ‘Tôi không biết làm thế nào để chơi hockey,’ tôi trả lời, ‘cho nên tôi phải chọn giáo dục.’ ‘Ồ, chơi hockey dễ thôi,’ cô nói, ‘tớ sẽ dạy cậu.’ Tôi lý sự cùn, ‘Nhưng nếu bạn làm việc đó, đó cũng sẽ là giáo dục – bạn sẽ dạy tôi.’ ‘Ừ,’ cô đồng ý, ‘nhưng nó sẽ rất vui – hơn những bài toán chán ngắt cậu làm suốt buổi chiều trên bàn.’ Tôi đã phải thừa nhận thất bại.

5

Đã có một số người từ Ấn Độ và Pakistan trên tàu mà với họ tôi trò chuyện rất nhiều. Có lẽ tình bạn mới bổ ích nhất tôi có trên tàu là với một người Đông Pakistani trẻ từ Bengal có tên Kaiser Murshed. Nhà Murhsed đã nổi tiếng trong một bộ phận nhỏ của phần hơi bị anh hóa của Calcutta. Cha của Kaiser K. G. Murshed đã là một công chức cấp cao, một trong những thành viên trứ danh của cán bộ của Công Vụ Ấn Độ (các quan chức ICS-Indian Civil Servants) những người quản lý phần lớn công việc vận hành đất nước nhân danh London. Tôi đã nghe rằng K. G. đã là thông minh nhất trong số họ và cho thấy nhiều tính nhân văn trong sự thực thi quyền lực của ông mà Raj đã ủy thác cho các quan chức này.

Kaiser đến với với tôi một buổi sáng khi tôi đứng trên boong theo dõi Biển Arabia trở nên hỗn loạn hơn một chút. Anh chào và, với một thỏi được gói gọn gàng trong tay anh, hỏi tôi, ‘Anh có quan tâm đến một chút sôcôla?’ Tôi đã chưa nghe cách đó để đưa ra lời mời trước đây – ‘quan tâm đến (care for)?’ (Tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ thứ ba của tôi, sau Bengali và Sanskrit). Tôi nhớ không biết tôi được hỏi một câu hỏi về sở thích của tôi (tôi có nghĩ tốt về sôcôla như một món tiêu thụ không?) hay được chào mời một món quà (tôi có muốn một miếng không?). Vì tôi muốn nói chuyện với người rõ ràng dễ chịu này, tôi đã nói đơn giản ‘vâng, cảm ơn’, mặc dù tôi thực sự không thích sôcôla lắm. Tôi được đưa cho ngay lập tức một miếng hóa ra là sôcôla Thụy sĩ rất ngon. Tôi đã thích thú cơ hội để thường nói chuyện với người thông minh nổi bật này và tình bạn của chúng tôi đã kéo dài hơn cuộc hành trình của chúng tôi rất nhiều.

Kaiser đã học tại trường St Xavier’s ở Calcutta, nơi các cư dân nói tiếng Anh của thành phố thích học. Anh trên đường đến Oxford để học luật, và anh thích triển vọng này theo một cách chung chung, nhưng tôi có thể có một sự hiểu rất rõ về cái gì đã thúc đẩy anh. Tôi biết được muộn hơn rằng anh đã không tiếp tục theo đuổi một sự nghiệp pháp luật, bất chấp học rất giỏi ở Oxford, và cũng hội đủ điều kiện tại Lincoln’s Inn và nhận được một bằng Thạc sĩ xuất sắc về luật từ Harvard. Thay vào đó, anh đã gia nhập Công Vụ Pakistan (Pakistan Civil Service) và xuất sắc trong đó, cả ở Đông Pakistan và muộn hơn ở Bangladesh, và đã về hưu như người đứng đầu ngành ngoại giao của Bangladesh. Trong khi không nghi ngờ gì anh đã có những đóng góp công cộng lớn trong đời và công việc của anh, muộn hơn tôi không thể không cảm thấy nỗi buồn thiển cận nào đó rằng thế giới hàn lâm đã không tìm được cách để tuyển mộ một nhà tư tưởng có triển vọng đặc biệt như vậy.

Đã cũng có một thiếu nữ hoạt bát từ Odisha có tên là Lily, cô đi với mẹ cô, người không kém hoạt bát hơn con gái bà. Tôi được biết một chút về những suy nghĩ của Lily về cô sẽ theo đuổi sự học luật ở nước Anh thế nào, theo cách mà – cô giải thích – vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng đối với cô. Vì tôi biết với sự chắc chắn nào đó về cái tôi sẽ làm ở nước Anh – học kinh tế học tại Trinity College với Maurice Dobb và Piero Sraffa – tôi thấy tính phóng khoáng của Lily là khó hiểu một cách dễ chịu.

Sự tư lự duyên dáng của Lily và những sự dễ thay đổi được suy nghĩ kỹ của Kaiser đã khiến tôi tự hỏi liệu sự chắc chắn riêng của tôi về cái tôi muốn làm có thực sự bình thường như tôi đã nghĩ trước đây. Khi chúng tôi đi ngang qua các vùng nước xanh của Biển Arabia, tôi đã hỏi mình liệu tôi có thực sự biết nhiều về tôi đi đâu hơn Columbus đã biết.

6

Điểm dừng đầu tiên của chúng tôi sau khi đi qua Biển Arabia là Aden ở Yemen, mà khi đó đã là một nước ít được biết đến, nhưng chao ôi bây giờ khét tiếng như một chỗ nơi người dân đang trải qua những khó khăn và gian khổ khủng khiếp, kể cả những cuộc ném bom tàn phá từ nước ngoài. Trong năm 1953 nó vẫn yên bình, và chúng tôi được đưa đi trong một xe bus để xem phần cực kỳ khô, đẹp vô cùng này của thế giới. Rồi, sau khi đi ngang qua Vịnh và Hồng Hải, SS Strathnaver đến cảng Suez. Chúng tôi được bảo rằng chúng tôi sẽ có một ngày rưỡi và rằng chúng tôi có thể lên bờ nếu các nhà chức trách Ai Cập cho phép việc đó. Khi chúng tôi đang đợi để nghe liệu điều đó có thể có khả năng không, tôi đã nghe những lời chỉ trích mạnh mẽ về cái được cho là sự hỗn loạn của chính quyền Ai Cập, từ một nhóm nói chuyện trên boong bằng tiếng Anh tầng lớp thượng lưu hùng mạnh. Năm trước Vua Farouk, trung thành với phương Tây, bị lật đổ và một chính phủ cách mạng mới của Ai Cập do Tổng thống Naguib lãnh đạo đã tiếp quản. Bên trong chính phủ lâm thời, Gamal Abdel Nasser đã là một lực lượng mạnh rồi – và ông sẽ tiếp quản chức tổng thống một năm sau. Đã có những tranh chấp sắp sôi về sự kiểm soát và sử dụng Kênh đào Suez. Sự gay gắt trong các quan hệ Anh-Ai Cập đã khá mạnh rồi, mặc dù chưa bùng nổ thành chiến tranh công khai cho đến ba năm sau.

Như thế đã có sự căng thẳng nào đó khi chúng tôi đợi trên boong tàu, hy vọng rằng các quan chức Ai Cập sẽ đến sớm, như cuối cùng họ đã đến, tất cả đều mặc gọn gàng trong những bộ đồng phục trắng được là phẳng phiu với hồ tinh bột. Chúng tôi các hành khách đã tạo thành một hàng chờ dài từ boong có sự tiếp giáp với bờ, lên tận đỉnh của tàu. Tôi bị kẹp giữa hai nhóm của những người đàn ông khá to tiếng nói về sự hôn mê và những thất bại khác của những người Ai Cập, và sự cả tin của những người Anh yêu mến Ai Cập như T. E. Lawrence và nhà khảo cổ học Leonard Woolley.

Một sĩ quan Ai Cập lên các bậc, dừng lại và nhìn tôi, và hỏi tôi đến từ đâu. Khi tôi bảo ông rằng tôi đến từ Ấn Độ, ông đưa tôi xuống ngay khỏi con tàu tới hàng chờ các xe bus, để gia nhập một cụm những người da màu (để sử dụng một từ hiện đại không được sử dụng khi đó) những người đang vào các xe. Đấy là dịp duy nhất trong toàn bộ đời tôi khi tư cách công dân Ấn Độ của tôi đã dẫn đến sự đối xử ưu ái ở một nơi kiểm soát biên giới. Vì tôi cẫn có tư cách công dân Ấn Độ duy nhất, tôi đã rất quen đứng trong những hàng dài tại các điểm kiểm tra hộ chiếu, trả lời những câu hỏi về liệu tôi có thể bị cám dỗ để ở lại bất cứ nước nào tôi đang đi qua. Tôi đã không hiểu lúc đó tình tiết lạ này về sự đối xử ưu ái là thế nào.

Các xe bus của chúng tôi lên đường từng chiếc một, và khi tôi quay lại tàu sau một ngày tham quan tuyệt vời, tôi không thể không nghe những cuộc trao đổi lớn tiếng về sự đối xử rõ ràng cẩu thả và làm mất phẩm giá đối với các hành khách Anh và Australia những người đã bị sự kiểm soát biên giới Ai Cập làm trễ và đã có thời gian chỉ cho một tua rất ngắn. ‘Chúng ta phải lấy con kênh này khỏi tay họ,’ một giọng nói the thé cất lên. Vài năm sau, khi tôi kể lại sự cố này cho một bạn Ai Cập ở Cambridge – thực ra một Kitô hữu Ai Cập – anh đã hỏi tôi liệu ‘những người Anh đã có thực sự tức giận’. Tôi bảo anh, ‘tôi sợ họ đã tức.’ ‘Tốt,’ bạn Ai Cập của tôi nói, ‘rất, rất tốt.’

7

Chúng tôi đi chầm chậm qua Port Said, với một sự dừng ngắn, và rồi tiếp tục qua Địa Trung Hải. Chúng tôi nhìn thoáng qua châu Âu đôi lúc, và một đêm chúng tôi thậm chí thấy núi lửa Stromboli phun lửa – biện minh cho danh tiếng của nó như ‘Hải Đăng của Địa Trung Hải’. Chúng tôi đi qua Eo biển Gibraltar và đi ngang Vịnh Biscay, và rồi, đi quanh đầu của vùng Bretagne (của Pháp), chúng tôi đã có một sự dừng không chính thức tại Cherbourg trên bờ biển Pháp. Tôi đã hồi hộp để ở đó và đi xuống bậc thang để nhìn ra. Sự trao đổi hàng hóa nào đó đã diễn ra giữa những người đàn ông trên tàu và một số người lờ mờ trên mặt đất, qua một cửa nhỏ bên sườn. Tôi đang theo dõi việc này với sự quyến rũ, khi một quan chức hỏi tôi ‘Cậu làm cái quỷ quái gì ở đây?’ Lời đáp của tôi rằng tôi muốn xem châu Âu đã bị từ chối như hoàn toàn không thỏa đáng và tôi nhanh chóng bị đuổi lên.

Và rồi, sau một chút du hành nữa, cuối cùng chúng tôi đã đến Tilbury Docks. Đã là một ngày ẩm ở đó, với mưa thi thoảng. Một quan chức không thể chịu đựng được từ Đại sứ quán Ấn Độ lên boong và đã lên lớp cho chúng tôi – các sinh viên Ấn Độ – về những người bản xứ ứng xử ra sao (như không nói to), mà chúng tôi phải bắt chước. Nó là loại lời khuyên – giả như đã được khuyên cho Thuyền trưởng Cook kịp thời – đã rất có thể cứu mạng sống của ông, nhưng đã có vẻ vô cùng không thích hợp, và cực kỳ dài, khi chúng tôi ngứa ngáy để rời khỏi tàu và đổ bộ vào nước Anh.

Cuối cùng chúng tôi lên một hàu hỏa chậm đi London. Vào lúc chúng tôi đến ga St Pancras, mặt trời ban chiều không gay gắt tỏa sáng. Cấu trúc tao nhã của St Pancras, với ánh nắng tràn vào nhà ga đây đó, đã tạo ra một cảnh mê hồn.

Một anh họ của cha tôi – được biết trong gia đình như ‘Khyapa Jyatha’ mà theo nghĩa đen là ‘bác điên’ (không phải một tên bợ đỡ, nhưng các tên giễu Bengali thường có đặc tính chế nhạo đó) – đã đứng trên sân ga, với một thanh niên Ấn Độ làm việc với ông trong hãng của ông. Khi chúng tôi đánh xe qua London tới nhà của Khyapa Jyatha ở Hampstead để ăn tối, lúc tranh tối tranh sáng cho các tòa nhà và công viên một diện mạo khá mơ hồ. Sự êm ả tương phản với sự xóc nảy tôi chờ đợi khi nhìn – rốt cuộc – thủ đô mà từ đó nước tôi và phần lớn của thế giới đã được vận hành.

Sau bữa tối với gia đình của Khyapa Jyatha, tôi đi ở tại một nhà trọ ở Kilburn mà đã được dàn xếp bởi Narayan Chakravarty, một cựu học sinh từ Santiniketan. Khi tôi chìm vào giấc ngủ tôi tự hỏi liệu tôi có nên hồ hởi hơn khi đã đến London. Không phải là tôi bị thất vọng, mà tôi nghĩ rằng một sự huyên náo đô thị hơn một chút sẽ hợp với tôi hơn. ‘Điều đó cho ngày mai,’ tôi bảo chính mình, và cảm thấy khá vui vẻ sáng hôm sau khi tôi bị đánh thức bởi những đứa trẻ nói to với nhau trên phố.

8

Tôi đã có một cuộc trò chuyện thú vị với bà chủ nhà của tôi vào buổi sáng, trong khi trải nghiệm một bữa ăn sáng Anh khổng lồ. Tôi nhận ra lần đầu tiên rằng người ta phải đối xử với một quả cà chua được nấu chín với sự trân trọng, vì nó rất giống một bình nước nóng và phọt ra chất lỏng sôi lên khắp người bạn nếu bạn quyết định tấn công nó bằng một con dao. Trong ngày tôi đã học cách dùng Tàu điện ngầm và mua vài thứ thiết yếu từ các cửa hàng bách hóa trên Đường Oxford, theo dõi thận trọng ngân sách ít ỏi của tôi. Và tất nhiên tôi đã tham quan một chút. Tôi đã dành hàng giờ ở Bloomsbury và Công viên Regent’s Park, thu hút vẻ đẹp của thành phố. Muộn hơn nhiều, tôi sống rất hạnh phúc ở London trong hơn hai thập niên và nhận ra rằng những ấn tượng đầu tiên của tôi đã bảo tôi cái gì đó rồi.

Trong buổi tối tôi đã có một cuộc viếng thăm từ một phụ nữ có tên Winifred Hunt, người – tôi được cha mẹ tôi bảo trước khi tôi rời đi nước Anh – đã là bạn gái của cha tôi trong những ngày sinh viên của ông, hàng thập niên trước. Winifred cực kỳ tử tế và đã cho tôi đủ loại lời khuyên hữu ích, ở lại ăn tối với tôi ở nhà trọ của tôi. Winifred đã nói vài thứ về những ngày trẻ của cha tôi mà khai sáng cho tôi. ‘Tôi đã ngồi sau ông trên xe máy của ông khắp đất nước,’ bà nói, ‘nhưng đã là khó cho tôi để thuyết phục Ashu rằng ông có khuynh hướng phóng quá nhanh.’ Vài năm sau, khi tôi nói chuyện với một người bạn của gia đình, Anil Chanda, người cũng biết cha tôi ở nước Anh, ông xác nhận sự đam mê tốc độ này – ‘tôi có thể nói 70 đến 80 dặm một giờ là khá nhanh trên những con đường Anh.’

Muộn hơn, đã có một dịp khi tôi khuyên con gái của chính tôi Nandana, mà là một diễn viên (và một nhà văn viết sách cho trẻ em), rằng nó thực sự phải tuân theo các truyền thống gia đình trong hành vi của nó. Nandana đang quay một bộ phim – một ‘phim hành động’ như nó được mô tả một cách đúng đắn – trong đó nó đã nhảy từ tầng hai mươi hai của một tòa nhà sang tầng hai mươi hai của một tòa nhà khác gần kề. Khi chúng ta đi từ tầng hai mươi hai của một tòa nhà sang tầng hai mươi hai của một tòa nhà bên cạnh, tôi nói, truyền thống gia đình là đi thang máy xuống tầng đất của tòa nhà thứ nhất, đi bộ sang tòa nhà kia, và rồi đi thag máy lên tầng hai mươi hai của tòa nhà đó. Không đường nào khác được phép. Nhưng, ngay cả khi tôi lên lớp cho con gái tôi, những nhận xét của Winifred quay lại với tôi và tôi đã không thể hoàn toàn chắc chắn cái người cha đầy sinh lực của tôi đã làm trong thời thanh niên của ông.

Winifred sinh ra là một người (theo giáo phái) Quaker (và vẫn là một Quaker), và gia đình bà, đặc biệt các thành viên nam, đã bị lên án gay gắt trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất vì việc từ chối chiến đấu. Các nhà phê bình của họ đã liên tục viết ‘kẻ nhút nhát’ trên các bức tường bên ngoài của nhà của họ. Bị mô tả như ‘conshi (người chống đối tận tâm)’, tôi giả thiết, đã là đủ xấu khi nó được trình bày như một sự lăng nhục. Winifred nói bà đã ít chắc chắn về các đòi hỏi đạo đức vào thời của Chiến tranh Thế giới tiếp – thứ Hai – căn cứ vào cái bà biết về những sự khủng bố và những sự hủy diệt dưới sự cai trị Nazi. ‘Nhưng,’ bà nói thêm, ‘tôi đoán tôi vẫn là một người nhút nhát.’

Cuộc viếng thăm của Winifred đã là một cách hơi không ngờ để dùng buổi tối rỗi đầu tiên của tôi ở London. Nhưng nó đã quan trọng, cả bởi vì nó cho tôi một cảm giác rằng London – và thực ra nước Anh – còn xa mới là một nơi xa lạ, và bởi vì chúng tôi đã thảo luận tính không thể chấp nhận được của bạo lực, ngay cả vì một sự nghiệp thiện, mà đã là một vấn đề hết sức chia rẽ ở Ấn Độ trong cuộc đấu tranh chống lại Raj. Tôi ở đây, tại trung tâm của đế chế (mặc dù chỉ là Kilburn), thảo luận sự cần phổ quát cho bất-bạo lực, hệt như những người chiến đấu cho độc lập dưới sự lãnh đạo của Gandhi đã chia sẻ cùng niềm tin. Tôi đã không biết Kilburn, tôi bảo mình, nhưng tôi đã biết vì sao ai đó là một người nhút nhát.

Comments are closed.