Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 16)

Nguyễn Quang A dịch

18. Kinh tế học nào?

1

Trong mùa hè năm 1954 tôi được trao các phòng ở Trinity ở Whewell’s Court, bên kia của Đường Trinity, đối diện Cổng Lớn. Các phòng đã rộng rãi, với một phòng ngủ đẹp và một phòng khách khá lớn. Nhưng tất nhiên – như trong hầu hết College thời đó – tôi đã phải qua sân để đến một nhà vệ sinh, và qua Đường Trinity – khăn tắm trong tay – vào Sân Lớn để tắm. Vì đã không có nước nóng (hay quả thực nước máy) trong các phòng của tôi, người dọn giường mang hai bình nước nóng và lạnh mỗi buổi sáng với một chiếc bát trắng lớn để đổ chúng vào sao cho tôi có thể rửa và cạo râu.

Tôi đã sung sướng để có khả năng sống cuối cùng ở College, mặc dù tôi đã buồn để rời nhà của Mrs Hanger trên Đường Priory. Tôi thích bà rất nhiều. Bà đã luôn luôn thân thiện, nhưng trong năm ở trọ của tôi bà cũng đã biến đổi mình thành một người tham gia cuộc vận động lớn cho bình đẳng chủng tộc. Từ lo sợ trong tháng Mười 1953 – khi tôi đến lần đầu – rằng màu da của tôi có thể bong ra trong nhà tắm của bà, vào lúc tôi rời đi bà lên lớp giảng cho bất cứ ai trong vùng lân cận về sự cần để hiểu rằng ‘tất cả mọi người đều bình đẳng’.

Khi tôi đến để nói lời tạm biệt bà trong tháng Sáu 1954, bà đãi tôi một cốc trà với vài bánh tự làm, nói rằng bà sẽ nhớ tôi. Rồi bà tiếp tục để nói vài thứ rất tiến bộ về các quan hệ chủng tộc, và mô tả bà đã quở trách một phụ nữ Anh tại một câu lạc bộ khiêu vũ bà thường xuyên đến vì đã không muốn nhảy với một người đàn ông Phi châu đang đợi tìm một bạn nhảy (‘tôi đã rất tức giận – cho nên tôi đã túm lấy người đàn ông và nhảy với ông ta hơn một giờ, cho đến lúc ông ta nói ông ta muốn về nhà’).

image

Trong phòng sinh viên của tôi ở Trinity College, Cambridge, 1955. Ảnh của em họ tôi Baren Sen.

Nhiều năm sau, trong tháng Giêng 1998, khi tôi quay lại Cambridge, tôi đã muốn gặp lại bà và nghĩ rằng bà sẽ thích thú một chén trà tại Tư Dinh Hiệu trưởng, nhưng tôi đã không thể tìm thấy tên họ trong danh bạ điện thoại. Cho nên tôi đi đến Đường Priory, nhưng không ai có vẻ biết nhà Hanger đã đi đâu. Tất nhiên, đã bốn mươi năm kể từ lần thăm bà cuối cùng của tôi và thật ngớ ngẩn rằng tôi kỳ vọng bà vẫn ở đó. Nhưng tôi đã buồn không có khả năng có ngay cả một cái nhìn thoáng qua của bà chủ nồng hậu và tốt bụng của tôi.

2

Khi tôi chuyển vào Whewell’s Court, tôi được chào đón bởi một sinh viên khác, Simon Digby, mà các phòng của anh gần với của tôi. Anh đã gia nhập Trinity hai năm trước tôi, trong năm 1951, và chúng tôi có các bạn chung, mặc dù chúng tôi đã không thực sự biết nhau trước khi chúng tôi trở thành hàng xóm. Tôi rất cảm động rằng Simon đã nấu thức ăn Ấn Độ nào đó để chào mừng tôi đến Whewell’s Court. Chao ôi, tôi đã bị trễ vào ngày chuyển nhà và chỉ đến đó, với hành lý của tôi, gần nửa đêm. Tất nhiên, tôi đã không có ý tưởng nào rằng Simon đợi tôi với món cà ri tôm. Chúng tôi đã có bữa ăn ngon – mặc dù nó là nữa tối thứ hai của tôi tối hôm đó và tôi nghi anh cũng thế.

Sự dính líu đến và kiến thức chuyên sâu của Simon về lịch sử Ấn Độ, đặc biệt lịch sử Islamic trước-Mughal, đã thật ấn tượng rồi – những cuộc nói chuyện của chúng tôi thực sự đã là những sự hướng dẫn học thêm miễn phí cho tôi. Tuy vậy, chúng tôi đã không thống nhất về chính trị đương thời, vì Simon đã muốn thấy Ấn Độ như một nước Hindu theo cùng cách mà Pakistan có thể được mô tả như một nước Muslim. Một trong những điều không thích chính của anh đã là Jawaharlal Nehru, nhất là vì cái anh thấy như những tham vọng của Nehru như một sử gia (‘người ta có thể khó làm tệ hơn Glimpses of World History [Đại cương Lịch sử Thế giới] của ông, anh biết mà,’ anh giải thích). Simon đã cũng hoàn toàn lạc nhịp với chính trị của Nehru. Lời xác nhận của tôi rằng là một nền dân chủ thế tục có một số giá trị nghiêm túc đã là một mệnh đề khó cho anh để chấp nhận, ít nhất lúc đó. Tôi tin quan điểm của anh đã thay đổi một chút muộn hơn khi anh thấy một sự chào đón về quê cho những nghiên cứu Islamic của anh ở Ấn Độ, sau khi đã bị (vì lý do nào đó) khước từ ở Pakistan. Chao ôi, Simon đã mất rồi, nhưng nhiều người theo anh đang tiếp tục công việc của anh, có cơ sở ở Ấn Độ.

3

Cái tôi đã biết từ sự học tập của tôi tại Presidency College có vẻ đủ cho tôi để qua được năm đầu tiên của kinh tế học tại Cambridge, trừ những sự đổi hướng mới như cuốn sách Joan Robinson hoàn tất được gọi là The Accumulation of Capital (Sự Tích lũy Tư bản). Bài giảng đầu tiên tôi dự ở Cambridge là bài giảng của bà. Nhưng, bất chấp những quan hệ cá nhân thân thiện – và nồng ấm – mà kể cả việc dành nhiều thời gian với bà và gia đình bà, đã không hình thành một mối quan hệ học thuật giữa chúng tôi. Điều này làm tôi áy náy, vì tôi rất mến bà, và bà luôn luôn âu yếm, tiếp đón ân cần và ủng hộ.

Joan có những mối ràng buộc mạnh với Ấn Độ, mà bà đã thăm như một phụ nữ trẻ. Bà đã kết hôn với Austin Robinson, người trong cuối những năm 1920 đã làm một gia sư cho một hoàng tử Ấn Độ, con trai của Maharaja (Đức vua) của Gwalior. Việc này đã trước xa khi Austin đến Cambridge và trở thành một giáo sư nổi tiếng và được mọi người ưa thích ở đó. Joan đã thích thời gian của bà ở Ấn Độ, đi thăm nhiều địa điểm lịch sử (với và không với Austin), và có rất nhiều bạn. Nếu sự yêu mến của Joan cho gần như mọi thứ Ấn Độ – bà thường vận quần áo Ấn Độ – đã là một nét đặc điểm nổi bật của tính cách của bà, thái độ của bà với lý thuyết kinh tế đã phân biệt hơn rất nhiều. Bà tin rất mạnh về cái đúng và cái sai trong kinh tế học, và quyết tâm rằng là nghĩa vụ của bà để giúp bên đúng thắng cuộc. Sự bác bỏ của bà đối với kinh tế học tiêu chuẩn – thường được gọi là ‘kinh tế học dòng chính’ hay ‘kinh tế học tân cổ điển’ – là hoàn toàn và kiên quyết, nhưng, mặt khác, bà thấy tư duy kinh tế Marxian – mặc dù hứa hẹn – là sai một cách vô vọng. Bà đã đặc biệt say mê chỉ trích – thậm chí chế nhạo – đồng nghiệp Cambridge của bà Maurice Dobb, người – như tôi đã nói sớm hơn – là nhà kinh tế học Marxian hàng đầu lúc đó ở nước Anh.

Tôi phải thú nhận tôi đã không đặc biệt được thuyết phục bởi sự hiểu của Joan về Marx, cũng chẳng bởi công trình mới về tăng trưởng kinh tế và lý thuyết vốn mà bà tiến hành khi tôi đến. Tuy vậy, tôi đã đủ tò mò về các ý tưởng của bà – và về bà – để muốn bà làm một người giám sát thêm trong sự học tập đại học của tôi, cùng với Dobb. Việc này là trong năm 1954–5, năm thứ hai như một sinh viên ở Cambridge.

Joan khi đó đang hoàn tất The Accumulation of Capital, mà ra mắt trong năm 1956. Bà đã coi công trình của bà như sự vứt bỏ dứt khoát lý thuyết vốn dòng chính cũng như lý thuyết ‘của họ’ về tăng trưởng kinh tế, mà bà đã muốn thay thế bằng cái bà hy vọng sẽ là một cách mới về xem xét vốn và tăng trưởng. Tính tò mò của tôi đã khiến tôi chấp nhận gợi ý không bình thường của bà rằng, thay cho việc viết tôi các tiểu luận hàng tuần cho bà bình luận (như tập quán trong hệ thống hướng dẫn học ở Cambridge), tôi có thể đọc một chương của bản thảo của bà mỗi tuần và trình bày phê bình của tôi về nó cho bà. Tôi đã hết sức thích thú những việc đọc đó và những cuộc gặp tiếp sau. Các ý tưởng của bà đã chắc chắn độc đáo và lý thú, mặc dù tôi không thấy chúng thuyết phục.

Một kết quả của việc tôi cố gắng hiểu cuốn sách mới của Robinson theo cách này là tôi ngày càng tin rằng, bất chấp sự hâm mộ của tôi cho bà, tôi sẽ không trở thành một ‘môn đệ’, mà tôi nghĩ bà hơi hy vọng tôi sẽ là. Tôi rất vinh dự bởi lòng tin của bà vào tôi và tôi hết sức kính trọng bà, nhưng tôi đã không thể thuyết phục mình rằng bà trên con đường đúng. Tôi đã tranh luận với bà vài lần, nhưng thực sự đã không đi đến đâu cả – bà thích nói hơn là lắng nghe rất nhiều. Quả thực, Joan không chỉ giáo điều: đã hầu như có một sự quyết tâm để không xem xét các phản lý lẽ, cứ như một sự từ chối như vậy bằng cách nào đó có thể khiến chúng biến đi. Tôi đã không thể không nghĩ rằng truyền thống tranh cãi mà đã được bênh vực bền bỉ đến vậy trong những cuộc tranh luận triết học Ấn Độ, mà kể cả sự lắng nghe cẩn trọng, có thể có đóng góp nào đó cho những niềm tin chắc của Joan về cái gì làm cho một luận đề mạnh mẽ. Việc bà bỏ qua các lý thuyết dòng chính có vẻ đối với tôi là một sự thiếu sự biện hộ có lập luận, như việc bà nhanh chóng gạt bỏ những quan điểm Marxian được Dobb, Sraffa và Hobsbawm phát triển cẩn trọng.

4

Mặc dù các mối quan hệ không luôn luôn rõ, tác phẩm của Joan đã bị ảnh hưởng một cách đáng lưu ý bởi việc John Maynard Keynes bác bỏ sự thích đáng của nền kinh tế thị trường (đặc biệt trong công trình của ông về những sự đình trệ và suy thoái). Nhiều trong số những cuộc tranh luận chính về kinh tế học chính trị ở Cambridge đã hướng dứt khoát đến những lợi thế và bất lợi của kinh tế học Keynesian và những sự phát triển nổi lên từ cách tiếp cận của Keynes. Đã có những sự khác biệt sắc nét, được công bố lớn tiếng, giữa các môn đồ của Keynes (trong số họ Richard Kahn và Nicholas Kaldor [Káldor Miklós], cũng như Joan) và ở bên đối lập cái được gọi là các nhà kinh tế học ‘tân cổ điển’ (kể cả, theo những cách khác nhau, Dennis Robertson, Harry Johnson, Peter Bauer, Michael Farrell và những người khác).

Nếu Richard Kahn nói chung là hiếu chiến nhất trong số các nhà neo-Keynesian (Keynesian-mới) này, và Joan Robinson nói rõ ràng và lớn tiếng nhất, Nicky Kaldor, mà sự trình bày có sức thuyết phục của ông về lý thuyết vốn đã đưa nó phù hợp hơn với tư duy Keynesian, đã là độc đáo và sáng tạo nhất trong số họ. Ông đã coi cuộc đấu tranh giữa các trường phái khác biệt với sự châm biếm và hài hước dễ hiểu, và có vẻ xem chúng như những cuộc cãi cọ nhỏ mà sẽ không để lại các dấu ấn không thể phai lên sự hiểu biết của chúng ta về kinh tế học. Trường của riêng tôi, Trinity, đã là một ốc đảo khỏi mối cừu hận liên miên này, với ba nhà kinh tế học nổi bật có những quan điểm chính trị rất khác nhau mà có vẻ vui vẻ cùng tồn tại với nhau và đã thường tương tác với nhau. Maurice Dobb Marxist và nhà tân cổ điển bảo thủ Dennis Robertson đã tiến hành các seminar chung, và thường chung tay với Piero Sraffa, mà sự hoài nghi của ông đã có vẻ áp dụng cho tất cả các trường phái tư duy kinh tế.

Các cuộc tranh luận chính trong kinh tế học Cambridge lúc đó về thực chất đề cập đến những tổng [hợp] kinh tế (economic aggregate) – kể cả tổng giá trị của vốn. Những người được mô tả như ‘các neo-Keynesian’ (đôi khi, để làm bối rối chúng ta hơn, họ cũng được gọi là ‘các neo-Ricardian’) đã quyết tâm kiên quyết chống lại bất cứ sự sử dụng ‘tổng vốn (aggregate capital)’ nào trong mô hình hóa kinh tế; tính hữu ích của khái niệm vốn (tư bản) trong dạng của một tổng sản xuất (productive aggregate) là một công cụ đại diện, thành công của nó phải phụ thuộc vào các giá trị tình huống (circumstantial merits) của nó. Chắc chắn đã có những khó khăn – thậm chí những mâu thuẫn bên trong – với ý tưởng tổng vốn như một yếu tố sản xuất, mà Sraffa đã đưa ra với sự hết sức sáng tỏ. Những cố gắng để né tránh chúng đã chết yểu rồi. Vài trong số các bạn sinh viên và bạn thân của tôi đã làm việc về các vấn đề này, và đặc biệt hai người – Luigi Pasinetti và Pierangelo Garegnani – đã có những đóng góp giải tích dứt khoát.

Nhưng trong khi kinh tế học Cambridge đã rất bận rộn về các chủ đề như thế này, nó đã ít quan tâm hơn nhiều đến các vấn đề quan trọng cốt yếu khác, như sự bất bình đẳng, sự nghèo khổ và sự bóc lột. Kinh tế học Cambridge đã có nghĩa là cánh tả về mặt chính trị – một sự nghiệp mà, theo những cách nào đó, là tận tâm. Tuy vậy, tôi đã thấy khó để tin rằng sự suy sụp của chủ nghĩa tư bản, nếu giả như xảy ra, sẽ do sự sai lầm tinh vi nào đó trong lý thuyết vốn gây ra hơn là bởi vì cách kinh tởm mà chủ nghĩa tư bản đối xử với những con người. A. C. Pigou (người đã vẫn còn sống và đã sống ở Cambridge khi đó mà thường bị các nhà neo-Keynesians gạt bỏ như một nhà kinh tế học tân cổ điển lỗi thời bởi vì ông đã thách thức Keynes trên nhiều luận điểm của ông trong kinh tế học vĩ mô) đã bày tỏ một sự hiểu kỹ hơn nhiều về các vấn đề thực tế khi ông nói: ‘Không có gì lạ, mà đúng hơn sự nhiệt tình xã hội nổi loạn từ sự bẩn thỉu của những vùng người nghèo sống và làm việc và nỗi buồn của những cuộc đời bị tàn úa, đó là sự bắt đầu của khoa học kinh tế.’1

Về các vấn đề này, Joan Robinson đã lấy một lập trường – mà thực sự trở nên khá phổ biến ở Ấn Độ bây giờ – rằng về mặt các ưu tiên, cái bạn phải tập trung vào đầu tiên là đơn giản tối đa hóa sự tăng trưởng kinh tế. Một khi bạn đã phát triển và trở nên giàu có, khi đó bạn có thể chuyển sang sự chăm sóc sức khỏe, giáo dục và tất cả các thứ khác. Cách tiếp cận này, tôi nghĩ, là một trong những sai lầm sâu sắc hơn trong tư duy phát triển, vì nhu cầu cho sức khỏe tốt và giáo dục tốt là ở đỉnh cao của nó khi một nước là nghèo.

Hơn nữa, mặc dù sự tăng trưởng kinh tế là quan trọng, một sự theo đuổi chú tâm chỉ vào nó – trong khi bỏ qua giáo dục, sự chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng – không chỉ là khủng khiếp cho chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà cũng là một chiến lược tự-thất bại, vì đấy là những thành phần cốt lõi của đời sống con người tử tế cũng là những thành phần quan trọng cho năng suất con người, như Adam Smith đã lưu ý lâu lắm rồi. Bằng cách nào đó Joan đã có ít thiện cảm cho sự hiểu tích hợp Smithian về phát triển kinh tế. Thí dụ, bà đã chỉ trích kịch liệt Sri Lanka vì cung cấp thức ăn được bao cấp cho tất cả mọi người trên cơ sở dinh dưỡng và vì sức khỏe tốt, mặc dù nó đồng thời đóng góp cho sự mở rộng kinh tế. Bà đã gạt bỏ một chiến lược hỗn hợp như vậy với một sự tương tự vô cùng gây lạc lối: ‘Sri Lanka đang thử nếm quả của cây mà không trồng nó.’

Những sự chia rẽ giữa các trường phái tư tưởng kinh tế đã có vẻ đóng một vai trò thôi miên trong thuật hùng biện Cambridge, đặc biệt trong việc phân loại các nhà kinh tế học thành hai loại riêng biệt: bạn hay thù. Sự tương phản giữa kinh tế học tân cổ điển và neo-Keynesian thường điển hình trong những cuộc tranh luận này. ‘Tân cổ điển’ trong khung cảnh kinh tế học đã không phải là một thuật ngữ tôi biết trước khi tôi đến Cambridge, nhưng nó là một thí dụ về một từ mới trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong những cuộc tranh luận này. Bất cứ hy vọng nào mà tôi có thể đoán nó thực sự có nghĩa là gì để là ‘tân cổ điển’ trong kinh tế học, bằng sự tương tự với sự sử dụng phổ biến hơn của thuật ngữ trong nghệ thuật, điêu khắc và kiến trúc, đã tỏ ra hoàn toàn vô vọng. Việc nhớ lại các thí dụ về nghệ thuật tân cổ điển tôi đã xem, như bức tranh bậc thầy của Jacques-Louis David về Lời thề của Horatii, hay bức tượng Psyche Sống lại nhờ Nụ hôn của Cupid [thần Tình yêu] của Antonio Canova, không cho manh mối nào.

Một chút nghiên cứu đã tiết lộ rằng sự sử dụng ban đầu của từ ‘tân cổ điển’ trong kinh tế học, mà rõ ràng bởi Thorstein Veblen trong năm 1900, có vẻ đã có ý định như một khúc dạo đầu của một sự phê phán cái được mô tả như thế và vẫn là khó để tách thuật ngữ ra khỏi sự sử dụng xúc phạm của nó. Tôi đã quyết định rằng là dễ hơn nhiều để nghĩ về tân cổ điển đơn giản như kinh tế học dòng chính, với một cụm các tác nhân tối đa hóa – các nhà tư bản, những người lao động, những người tiêu dùng và vân vân – mà theo các quy tắc cơ học về tối đa hóa bằng việc làm cân bằng biên (marginal) này với biên nọ.

Veblen đã là một nhà tư tưởng màu mỡ, với sự sáng tỏ lớn hơn rất nhiều về chủ đề khác hơn sự mô tả khá lộn xộn của ông về kinh tế học tân cổ điển: chúng ta mang ơn ông về các ý tưởng quan trọng như ‘sự tiêu dùng dễ thấy (conspicuous consumption)’ và ‘giai cấp nhàn rỗi (leisure class)’.2 Tôi nhớ bị ấn tượng bởi sự giống nhau giữa cách tiếp cận của Veblen đến ‘giai cấp nhàn rỗi’ và sự mô tả đặc trưng của Marc Bloch về những người ‘sống nhờ lao động của những người khác’ (được thảo luận trong Chương 13, trong quan hệ với một sự diễn giải quan trọng của lý thuyết lao động về giá trị). Thực ra, là quan trọng để tránh những con đường bị dùng quá đáng của sự chỉ trích phổ biến (mà là ngầm định, chẳng hạn, trong ý tưởng về chủ nghĩa tân cổ điển) để tìm sự mô tả đặc trưng rõ hơn trong những phê phán kinh tế học tiêu chuẩn.

5

Mặc dù đã có một số giáo viên giỏi ở Cambridge những người đã không dính líu sâu vào những cuộc đấu tranh căng thẳng này giữa các trường phái tư tưởng khác nhau (như Richard Stone, Brian Reddaway, Robin Matthews, Kenneth Berrill, Harry Johnson, Aubrey Silberston, Robin Marris và Richard Goodwin), các ranh giới chính trị được vạch ra một cách rất vững chắc – và khá kỳ quái – nói chung. Các nhà Keynesian được cảm nhận là cánh tả của các môn đồ của kinh tế học tân cổ điển, nhưng việc này rất nhiều theo tinh thần của ‘xa thế nhưng không hơn’, vì các nhà neo-Keynesian đã kiên quyết chống lại các nhà Marxist và các trường phái tư tưởng cánh tả rõ ràng khác.

Chẳng bao lâu đã là rõ với tôi rằng không có cách nào theo đó các nhà kinh tế học khác nhau có thể được sắp thứ tự theo chỉ một chiều từ trái (tả) sang phải (hữu) cả. Dobb, mà là một nhà kinh tế học Marxist sắc sảo, đã thường được các nhà Keynesian và neo-Keynesian nghĩ là ‘khá mềm’ về kinh tế học tân cổ điển. Mềm hay không, những quan sát của tôi cho thấy rằng thường đã có nhiều cơ hội hơn cho các quan hệ thân hữu giữa các nhà Marxist và các nhà kinh tế học tân cổ điển, hơn giữa các nhà neo-Keynesian và các nhà kinh tế học tân cổ điển. Dobb Marxist, thí dụ, là một trong vài giảng viên kinh tế học ở Cambridge lúc đó quan tâm đến kinh tế học phúc lợi, và là một bạn thân của Peter Bauer, nhà kinh tế học tân cổ điển bảo thủ người muộn hơn là một thành viên Tory được bổ nhiệm của Viện Nguyên Lão – và cố vấn kinh tế của Margaret Thatcher.

Bất chấp những thiên hướng cánh tả của riêng tôi, chẳng bao lâu sau khi đến Cambridge tôi đã nhận rằng Bauer cánh-hữu đã không chỉ là giáo viên giỏi nhất về kinh tế học phát triển mà cũng là nhà tư tưởng hoàn hảo nhất về chủ đề trong đại học, với một sự chênh lệch rộng. Quả thực, ông đã là một trong các nhà kinh tế học phát triển độc đáo nhất trên thế giới, và rất nhiều cái tôi hiểu về ‘sự phát triển xảy ra như thế nào’ đã là kết quả của những cuộc trò chuyện đều đặn của chúng tôi. Tôi cảm thấy rất hân hạnh rằng Peter đã kết bạn với tôi từ thời tôi là một sinh viên trẻ và cùng uống cà phê với tôi gần như mỗi tuần – ‘để gặp nhau và tranh cãi’ như ông quen diễn đạt, mà đã là một nguồn lợi lớn cho tôi. Tình bạn của tôi với Bauer đã kéo dài cho phần còn lại của đời ông. Sự thực rằng các nhà neo-Keynesian đã thấy ít trong công trình của ông, tôi tin, không phải là công trạng của họ.

6

Trong khi tôi bị ấn tượng bởi công trình của nhiều trường phái kinh tế học khác nhau, sự quan tâm của tôi đến kinh tế học phúc lợi – kể cả sự đánh giá về một xã hội hoạt động tốt thế nào – đã tiếp tục mạnh mẽ. Lĩnh vực này bên trong kinh tế học đánh giá trực tiếp sự an lạc (well-being) của các thành viên cá nhân của một xã hội và đưa ra một sự định giá tổng (aggregative evaluation) của phúc lợi (welfare) của xã hội như một toàn thể. Đã trở nên rõ rằng đấy là chủ đề mà tôi đặc biệt quan tâm đến.

Làm thế nào chúng ta xác định một xã hội hoạt động tốt ra sao? Hay, để diễn đạt bằng ngôn ngữ phúc lợi, làm thế nào chúng ta có thể đánh giá phúc lợi xã hội? Làm thế nào chúng ta có thể nói một cách hợp lý về sự tiến bộ phúc lợi của một xã hội? Vì một xã hội chứa nhiều người, phúc lợi của toàn bộ một xã hội phải liên hệ, theo cách này hay cách khác, với phúc lợi của các cá nhân tạo thành xã hội đó. Bất cứ cố gắng nào để đưa ra các đánh giá so sánh về phúc lợi xã hội, vì thế, phải gồm sự tính tổng gộp (aggregation) trên nhiều cá nhân, và việc đó phải dính líu đến lý thuyết lựa chọn xã hội dưới dạng nào đó.

Việc đánh giá phúc lợi tập thể của các cá nhân tạo thành một xã hội là một loại vấn đề lựa chọn xã hội. Sự tính tổng xã hội (social aggregation) vị lợi, như được Jeremy Bentham bênh vực, cho sự ưu tiên cho tổng toàn bộ của các độ thỏa dụng (utilities) mà không lo về sự phân bố. Ngược lại, lý thuyết công lý được nhà triết học nổi tiếng John Rawls bênh vực chú ý nhiều hơn đến những sự bất bình đẳng và đồng thời chấm dứt sự tập trung chỉ vào các độ thỏa dụng (tính đến những sự quan tâm khác như tự do). Có nhiều cách khả dĩ của sự mô tả đặc trưng phúc lợi xã hội và nhiều cách khác nhau của việc tính tổng và đánh giá chúng một cách so sánh.

Một cách tiếp cận khác là cách tiếp cận của một cơ chế bỏ phiếu. Những cá nhân khác nhau có thể đòi sự ủng hộ của chúng ta và chúng ta có thể có quy tắc nào đó hay quy tắc khác về làm thế nào để chọn giữa các lựa chọn xã hội thay thế (social alternatives) cạnh tranh nhau, kể cả sự lựa chọn giữa các nhà lãnh đạo khác nhau của một xã hội. Bỏ phiếu đa số là một thí dụ nổi tiếng về một quy tắc lựa chọn xã hội. Cũng có nhiều thí dụ khác về các vấn đề lựa chọn xã hội.

Mỗi bài tập lựa chọn xã hội có thể kéo theo những vấn đề thuộc một loại đặc biệt. Thí dụ, ngay cả sự bỏ phiếu đa số (majority vote) được đánh giá cao có thể dẫn đến những sự không nhất quán (cái thường được gọi là ‘các chu kỳ đa số’) và đến sự thiếu một kẻ thắng đa số. Phù hợp với cái chúng ta đã thảo luận ngắn gọn trong Chương 12, chúng ta có thể dùng quy tắc đa số để hiểu những đòi hỏi về sự không nhất quán. Thí dụ, nếu ba người bỏ phiếu 1, 2 và 3 một cách tương ứng xếp hạng theo thứ tự giảm dần ba sự lựa chọn thay thế (alternatives) như [x, y, z], [y, z, x] và [z, x, y], thì trong một sự bỏ phiếu đa số x sẽ đánh bại y [1 và 3 đối lại 2], trong khi y đánh bại z [1 và 2 đối lại 3], và z đánh bại x [2 và 3 đối lại 1], như thế sẽ không có một kẻ thắng đa số nào cả. Như thế sẽ là không thể tìm được một lời giải có sức thuyết phục cho vấn đề qua quy tắc đa số. Vấn đề này, được nhận diện bởi Marquis de Condorcet trong thế kỷ thứ mười tám, trong năm 1950 được Kenneth Arrow cho thấy hiện diện phổ biến trong các bài tập lựa chọn xã hội, như thế hình như làm cho một sự lựa chọn dân chủ là không thể, nếu chúng ta khăng khăng về những quy tắc nhất quán kiên quyết nào đó. Các nhà lý thuyết lựa chọn xã hội vì thế đã phải tìm những cách hợp lý để giải quyết thách thức chung về tính nhất quán – và các vấn đề bất khả (impossibility) liên quan. Điều này áp dụng nhiều cho những sự đánh giá phúc lợi xã hội như cho các quyết định bỏ phiếu.

7

Sau khi đến nước Anh từ Ấn Độ tôi đã thử xem liệu tôi có thể tạo một mối liên kết trí tuệ giữa những mối quan tâm học thuật chính của tôi trong kinh tế học trong khi tôi vẫn ở Calcutta và cái tôi hy vọng để tập trung vào trong khi học ở Cambridge. Việc này đã tỏ ra là khó. Sau khi đọc Lựa chọn Xã hội và các Giá trị Cá nhân của Arrow ở Calcutta và ngó tới văn liệu mới nổi lên liên quan đến nó (cũng như nghĩ nhiều về chủ đề mới của lý thuyết lựa chọn xã hội cho bản thân tôi), tôi đã có thể thấy rằng sự quan tâm của tôi đến lĩnh vực đã trở nên rất mạnh. Nhưng tôi đã không thể thuyết phục bất kể giáo viên Cambridge nào quan tâm đến lựa chọn xã hội, hay để động viên tôi làm việc về bất cứ thứ gì liên quan đến nó.

Đã có thể có một cách về sử dụng kinh tế học phúc lợi để kết nối lý thuyết lựa chọn xã hội và các chủ đề kinh tế tiêu chuẩn hơn được công nhận ở Cambridge, nhưng kinh tế học phúc lợi bị xem như một không-chủ đề ở đó. Không lâu trước khi tôi đến, nhà kinh tế học Nam Phi lỗi lạc Johannes de Villiers Graaff (được biết đến như ‘Jan’) đã cho thấy trong một luận văn quyến rũ rằng không có sự đánh giá các phán xét giá trị về phúc lợi xã hội thì chẳng có gì nhiều để có thể nói trong kinh tế học phúc lợi.3 Tất nhiên, điều đó đã có thể là sự bắt đầu của một sự khảo sát phê phán kỹ lưỡng về những phán xét giá trị có thể liên kết thế nào với những đánh giá phúc lợi cá nhân (hay những phán xét giá trị cá nhân), hệt như Arrow đã thử làm qua việc sử dụng các tiên đề hợp lý trong lý thuyết lựa chọn xã hội. Thay vào đó, phân tích của Graaff đã được xem như sự kết thúc của chủ đề, đặc biệt vì bản chất của định lý bất khả của Arrow đã không được hầu hết các nhà kinh tế học ở Cambridge hiểu đúng. Thực ra kết luận của Arrow đã được cảm nhận như sự tàn phá toàn diện, hơn là một lời mời để xem xét kỹ lưỡng các tiên đề được đề xuất và những sự kết hợp của chúng. Như thế, sau Graaff, kinh tế học phúc lợi một cách điển hình đã bị xem như một con hào vô vọng hơn là như một cánh đồng có thể được trồng trọt có kết quả.

Khi tôi bảo Joan Robinson rằng tôi muốn nghiên cứu kinh tế học phúc lợi, bà nói, ‘Anh không biết rằng đấy là một chủ đề đã phá sản ư?’ Bà kể cho tôi câu chuyện về các nhà kinh tế học thông minh đã đều thử làm kinh tế học phúc lợi, nhưng ‘người thông minh nhất trong tất cả số họ, Jan Graaff, đã chứng minh rằng tất cả việc này là vô nghĩa’. Tôi bảo Joan bà có thể đã sai trong sự diễn giải của bà về công trình của Graaff: thứ nhất, thực ra Graaff đã không chứng minh rằng kinh tế học phúc lợi là vô nghĩa; thứ hai, bản thân ông đã chẳng bao giờ cho rằng ông đã chứng minh. Joan đã không chỉ không được thuyết phục, bà đã không có sự quan tâm nào đến việc lắng nghe những suy nghĩ của tôi về chủ đề. Bà bảo tôi rằng tốt hơn tôi phải làm cái gì đó hữu ích hơn.

Tôi đã thử chiêu mộ một hay hai giáo viên khác ở Cambridge để cùng tôi quan tâm đến lý thuyết lựa chọn xã hội, nhưng đã không có thành công nào. Không ai đã có thể tìm thấy một lý do để cổ vũ tôi. Richard Kahn, giống Joan, đã thù nghịch. Nicholas Kaldor đã làm cái ông bình thường có khuynh hướng làm, cụ thể là cổ vũ bạn trên cơ sở rằng một lượng nhất định của sự dại dột trong đời mình là cần thiết cho sự xây dựng tính cách. Thành viên duy nhất của khoa kinh tế học Cambridge giảng về kinh tế học phúc lợi đã là Maurice Dobb. Một số bạn cánh tả của ông đã coi việc này như một sai lầm lớn về phần Maurice (‘một sự bán sạch cho phái hữu’ đã thường xuyên là tóm tắt lẫn lộn của họ về cái ông làm). Dobb đã khá dị ứng với lập luận toán học, giống nhiều thành viên khác của khoa kinh tế học lúc đó, nhưng ông đã muốn tôi giải thích cho ông thực chất của định lý Arrow và vì sao nó lý thú. Ông đã lắng nghe tôi khá chăm chú, nhưng rồi bảo tôi rằng chủ đề quá toán học cho chúng tôi để làm việc cùng nhau về nó. Tuy vậy, ông đã sẵn lòng – quả thực, háo hức – để trò chuyện với tôi về những phần của lý thuyết lựa chọn xã hội ông đã hiểu. ‘Đấy sẽ là một cuộc đi chơi thú vị cho tôi,’ ông nói.

Thầy giáo khác mà có sự quân tâm nào đó đến sự lôi cuốn của tôi vào lý thuyết lựa chọn xã hội cũng đã là một nhà Marxist, tuy thuộc loại khá khác, cụ thể là Piero Sraffa. Sraffa đã (như tôi đã nói) rất thân với Antonio Gramsci, nhà trí thức cánh tả vĩ đại người đã thành lập Đảng Cộng sản Italia. Sraffa nói ông muốn thảo luận với tôi về bản chất của truyền thông xã hội mà lý thuyết lựa chọn xã hội phải mang lại, và điều này – mặc dù bị Arrow khá sao nhãng – đã hóa ra là một thách thức rất lý thú.

8

Tình hình khó khăn tài chính mà tôi chịu đựng như một sinh viên phần lớn đã biến mất khi tôi trở thành một nghiên cứu sinh (research student) sau khi tốt nghiệp. Bây giờ tôi được hai học bổng chi trả đầy đủ. Một trong số đó đã là cái gì đó được gọi là Học bổng Wrenbury, mà được trao trên cơ sở thành tích trong thi cử nhân, nhưng nó đã có những thủ tục kỳ quái gắn với nó. Tôi được biết rằng đã là nghĩa vụ của Dennis Robertson với tư cách Giáo sư Chính trị Kinh tế học ở Cambridge để viết vài dòng mỗi học kỳ về cái tôi đã làm. ‘Vì sao không phải là anh,’ ông bảo tôi, ‘viết cái gì đó trong ngôi thứ ba về công việc của chính anh sao cho tôi có thể gửi nó đi? Nhưng đừng thử sự hài hước, họ không thích việc đó trong cơ quan Đăng ký!’

Hài hước đã không là dễ dẫu sao đi nữa, vì tôi thấy khó để quyết định bắt đầu nghiên cứu của tôi ở đâu và cái gì để chọn như chủ đề của luận văn tiến sĩ của tôi. Joan Robinson đã muốn tôi cùng bà làm lý thuyết vốn. Bà bảo tôi, ‘Đấy là nơi công việc thực sự độc đáo có thể được làm,’ nói thêm, ‘hãy để chúng ta cùng nhau đóng chiếc đinh cuối cùng lên quan tài của kinh tế học tân cổ điển.’ Khi tôi bảo Maurice Dobb về lời khuyên của Joan, ông đáp lại, ‘Hãy để việc đóng đinh cho bà ta, và làm bất cứ thứ gì anh quan tâm nhất.’

Tôi bảo Dobb rằng tôi thực sự muốn tập trung vào vấn đề nào đó trong lý thuyết lựa chọn xã hội, làm tiếp và mở rộng cái Kenneth Arrow đã làm trong Lựa chọn Xã hội và các Giá trị Cá nhân. Ông đáp lại, ‘Hãy làm việc đó khi có những người khác xung quanh mà cũng quan tâm đến chủ đề. Hãy đến và nói với tôi về các ý tưởng của anh về lựa chọn xã hội bất cứ khi nào anh muốn, nhưng hãy làm cái gì đó khác như đề tài tiến sĩ của anh – chủ đề nào đó mà về nó anh tìm thấy những người khác cũng quan tâm đến và có hiểu biết và tài chuyên môn nào đó.’

Tôi đã làm thế. Tôi đã chọn nghiên cứu về ‘lựa chọn kỹ thuật’ – cụ thể là làm thế nào để chọn những kỹ thuật sản xuất thích hợp, được đánh giá từ quan điểm xã hội, trong một nền kinh tế với nhiều thất nghiệp và lương thấp. Một phần để xoa dịu Joan, mà trở thành người giám sát luận văn của tôi, tôi đã cài từ ‘vốn’ vào tiêu đề luận văn. Việc này đã dễ dàn xếp, vì tôi đã rất quan tâm đến vấn đề bao nhiêu kỹ thuật sản xuất thâm dụng vốn phải là lý tưởng trong một nền kinh tế lao động-rẻ. Đã có một số rắc rối – liên kết với tác động của sự lựa chọn kỹ thuật lên tiêu dùng và tiết kiệm – trong cái mặt khác có thể có vẻ như một câu hỏi với một câu trả lời hiển nhiên. Tôi gọi luận văn là ‘Lựa chọn sự Thâm dụng-Vốn trong lập Kế hoạch Phát triển’. Piero Sraffa đã cười vào tiêu đề khi tôi nhắc đến nó cho ông, nói, ‘Không ai sẽ có manh mối nào luận văn của anh sẽ là về cái gì.’ Ông nói ông gợi ý mạnh mẽ thay đổi tiêu đề trước khi tôi công bố luận văn. Tuy vậy, cho bản thân công việc tiến sĩ, ông nói, ‘Tiêu đề đó là bí ẩn phù hợp – hoàn hảo cho một luận văn Ph.D..’

19. Châu Âu ở đâu?

1

Nếu đã có một thứ tác động mạnh đến tôi trong mùa thu đầu tiên ở Cambridge, đó là sự thực rằng mặt trời bắt đầu lặn sớm đến vậy. Sau bữa ăn trưa có ít ánh sáng ban ngày. Khi tôi ngày càng thích thú sự bầu bạn của mọi người quanh tôi, tôi thấy ngày càng ít rõ ràng hơn thành phố trong đó tôi đang sống. Mặt trời lặn vào 3 giờ 30 chiều là một kinh nghiệm khó chịu cho bất cứ ai, đặc biệt cho ai đó đến từ bình nguyên sông Hằng Ấn Độ. Không lạ rằng những người Anh đã có một sự ám ảnh như vậy với sự sở hữu một đế chế nơi mặt trời chẳng bao giờ lặn.

Ý tưởng đi thăm Italy đã ở trong đầu óc tôi trước xa khi tôi rời Ấn Độ. Sự mê hoặc của tôi bắt đầu khi tôi bị hội họa Phục hưng hớp hồn trong những ngày học sinh của tôi, cả ở Santiniketan và ở Calcutta. Trong nhiều năm tôi đã mua những cuốn sách vừa túi tiền về các bản sao của các bức tranh Italia thời Phục hưng từ đầu thời kỳ của Giotto, Fra Angelico và Botticelli đến các tuyệt tác muộn hơn của Leonardo, Michelangelo và Titian, và đã bảo bản thân tôi rằng ngày nào đó tôi sẽ nhìn thấy các thứ thật. Tôi được nhắc nhở về mong muốn đó khi chúng tôi thấy duyên hải Italia từ tàu SS Strathnaver trên đường của tôi đến nước Anh trong tháng Chín 1953. Ngay cả hòn đảo Stromboli giận dữ vào ban đêm, nhìn từ tàu của chúng tôi, đã thêm vào mong muốn mạnh mẽ của tôi để thăm Italy.

Quyết tâm này để thăm Italy nhận được một sự thúc đẩy khổng lồ vào những ngày của tôi ở Presidency College từ việc xem các phim Italia tân hiện thực chủ nghĩa, mà đã biến đổi sự hiểu biết của tôi về phim truyền đạt như thế nào. Những cuộc thảo luận về chính trị Âu châu trong quán cà phê đã làm tăng thêm sự quan tâm của tôi, khiến tôi đọc rất nhiều về phong trào Kháng chiến Italia chiến đấu chống lại chế độ phát xít và cuối cùng đã chiến thắng nó như thế nào. Khi đó tôi đã không biết rằng chẳng bao lâu tôi biết kỹ nhiều người đã dính líu đến Kháng chiến Italia.

Tuy vậy, đã có một trở ngại đáng kể trong việc thực hiện một chuyến đi đến Italy, ngay cả từ nước Anh khá gần. Cha tôi đã cho tôi một ngân sách 600 £ cho năm đầu tiên của tôi ở Cambridge. Khoản này đã đủ cho những chi phí bình thường cho một năm, kể cả phí College, nhưng không nhiều hơn thế mấy. Tôi bảo mình rằng cho bất cứ ham mê nào tôi sẽ phải cắt một chút từ những chi phí tiêu chuẩn của tôi. Tôi có thể biện minh một cuộc đi thăm nước ngoài như một lợi ích giáo dục, nhưng tôi chủ yếu đã bị kích động bởi sự thôi thúc khoái lạc, đơn giản, mạnh mẽ để xem các bức tranh, các bức tượng, các phim và các tòa nhà đẹp yêu thích của tôi – khoảng một nửa các tòa nhà được liệt kê trên thế giới là ở Italy. Vào thời gian cái lạnh mùa đông bắt đầu bớt đi trong tháng Ba, tôi bắt đầu tính toán liệu tôi có thể dàn xếp việc đó. Đó là lúc mà Robert, một sinh viên về ‘Văn học Hiện đại’, mà tôi biết khá xa nhưng rất thích, bảo tôi rằng anh đang mua vé rẻ cho một ‘Tour Mỹ Thuật’ ở Italy do Liên đoàn Sinh viên Quốc gia (NUS) dàn xếp. Chuyến đi sẽ đưa anh đến Italy và quay lại trên các chuyến bay thuê riêng, và nó cũng bao phủ du lịch địa phương và khách sạn và ăn uống trong sáu thành phố (Milan, Venice, Verona, Florence, Perugia và Rome). Tôi bật ra câu hỏi cốt yếu, ‘Tốn bao nhiêu?’ ‘Năm mươi bảng, bao gồm mọi thứ,’ anh trả lời.

Tôi về nhà, kiểm lại các hồ sơ tài chính của tôi, và rồi đi đến văn phòng NUS và mua một vé cho tour. Tôi bảo mình rằng tôi sẽ phải tiết kiệm trong những lĩnh vực khác. May thay, không lâu trước khi chúng tôi rời đi, Trinity bảo tôi rằng họ đã vừa bàu tôi làm một Senior Scholar (Học giả Cao cấp). Các khoản thù lao đã không rất lớn (trừ cho các công dân Vương quốc Anh mà các quận hạt của họ đã cam kết hỗ trợ chi phí học thuật của những người được bàu làm các College Scholar), nhưng ngay cả các khoản thù lao cơ bản này của học bổng đã lớn hơn đáng kể so với những chi phí tôi phải gánh chịu tại văn phòng du lịch NUS. Và đã có những ích lợi thêm của việc là một Senior Scholar, như miễn các phí College và quyền được ở trong các phòng College miễn phí suốt năm – kể cả những ngày nghỉ. Khi tôi lên máy bay thuê riêng của chúng tôi tại sân bay London cũ, tôi hầu như cảm thấy giàu.

2

Chuyến đi Italia đã là một thành công tuyệt vời. Các bạn đồng hành của tôi rất dễ chịu – đã không tồi rằng nhóm đã gồm mười tám phụ nữ trẻ và ba đàn ông (gồm Robert và tôi, và một giáo viên tử tế ở tuổi cuối bốn mươi). Các khách sạn khiêm tốn chúng tôi ở đã khá tiện nghi và thức ăn thật tuyệt vời. Một sự tương phản đến thế nào giữa một món al dente pasta thích hợp và cải bắp luộc quá chín và cải Brussels, mất cả màu và vị, của Trinity. Các bảo tàng đã thú vị và hoàn toàn tuyệt diệu. Tôi đã dành cả nhiều ngày trong các bảo tàng khác nhau (các bảo tàng Uffizi, Pitti Palace, Vatican và các bảo tàng khác) và đã đi bộ lui tới bất tận trong các thành phố xinh đẹp xung quanh chúng.

Tôi cũng cảm thấy rất vui giữa tiếng ồn và sự vui vẻ của đời sống Italia, mà tôi thấy đầy sinh lực – so với đời sống ở Cambridge rất bị kiềm chế. Một đêm – tôi nghĩ ở Perugia – tôi bị đánh thức bởi những cuộc trò chuyện rất to trên đường phố dưới cửa sổ của tôi. Tôi đã mất ngủ một chút, nhưng thích thú bằng chứng về cuộc sống. Tại bữa sáng hôm sau tôi đã là người duy nhất không phàn nàn về tính ồn ào của những người Italia. Tôi thích việc họ không bị kiềm nén tình cảm đến thế nào.

Tôi đã mang theo mình một bộ Shakespeare đầy đủ (ông đã góp phần vào sự mê hoặc của tôi với Italy như một sinh viên ở Calcutta) và dành một ít thời gian để xác lập sự tương ứng giữa cái tôi đang thấy và cái tôi đã đọc. Othello đã đổ bộ ở đâu tại Venice sau chiến thắng của ông? Proteus đã nói ở đâu về ‘vinh quang không chắc chắn của một ngày tháng Tư’ với các quý ông khác của Verona? Tôi thích đọc nhật ký của Shakespeare, nếu giả như ông có viết nhật ký, ghi chép lại các ấn tượng của ông về các cuộc viếng thăm của ông tới Italy, và tôi đã vô cùng thất vọng khi muộn hơn tôi biết rằng có lẽ ông đã chưa bao giờ ở Italy chút nào.

3

Tour kỳ diệu cuối cùng cũng kết thúc. Nhưng vào lúc đó tôi quyết định không bay thẳng về London với những người khác, vì mùa nghỉ hè Cambridge vừa bắt đầu. Robert có cùng quyết định, và đã rời nhóm để đi Thụy Sĩ trước khi chúng tôi tới Rome. Tôi nói lời tạm biệt ở đó với các bạn đồng hành rất dễ thương của tôi khi họ lấy máy bay thuê của họ quay về, và tất cả chúng tôi đều hứa sẽ viết cho nhau – mà chẳng ai đã viết cả.

Tôi tự di chuyển chậm theo hướng bắc từ Rome, hướng tới vùng núi Dolomites. Tôi đã ở trong các ký túc xá thanh niên, di chuyển giữa chúng chủ yếu bằng vẫy xe đi nhờ và thi thoảng, khi việc đi tỏ ra khó khăn, bằng những chuyến đi xe lửa ngắn với giá vé sinh viên. Tôi có hai mươi bảng trong túi, mà có vẻ thừa đủ cho đi lại, ở và thức ăn từ Rome tới Cambridge.

Tại Trento, dưới chân của rặng núi Dolomites, khi tôi hỏi ai đó các ký túc xá thanh niên ở đâu (tôi biết có một cái từ sách hướng dẫn tới các ký túc xá thanh niên tôi mang theo mình), ông chỉ lên đỉnh núi và bảo tôi có thể đến đó trong khoảng hai giờ, với sự đi rảo bước lên núi. Như thế, với ba lô trên lưng, tôi cất bước trên đường rèn luyện thể lực này, để đến một ký túc xá thanh niên vẫn đang xây. Đã có phòng tắm và phòng vệ sinh, nhưng vẫn, khá kỳ quặc, không có cánh cửa.

Tôi đã rất miễn cưỡng để rời Italy và đã run lập cập bởi việc đi bộ vài ngày với một nhóm sinh viên Anh ở trong ký túc xá những người tỏ ra sẵn sàng chỉ cho tôi những cảnh đặc biệt đẹp trên đường núi. Nhưng cuối cùng tôi đã vượt dãy núi Alps và đến Innsbruck. Sau Austria, tôi đã gia nhập Robert trong vài ngày ở Thụy Sĩ và rồi tự đi đến Paris và Calais và quay lại nước Anh. Tôi đã vẫn còn một ít tiền lẻ, và cảm thấy rất hài lòng với sự sống sót quyết tâm của tôi nhờ bánh mì, phó mát, cà phê, vẫy xe đi nhờ và các ký túc xá thanh niên. Trên phà ngang Channel, tôi cảm thấy buồn rằng cuộc viếng thăm lục địa của tôi đã kết thúc, nhưng cũng rất vui – mà đã thình lình – để trở về với vùng xung quanh quen thuộc của đại học của tôi và với cái đã trở thành thành phố quê nhà của tôi.

4

Kinh nghiệm của tôi ở Italy về sự dễ dàng thăm thú các nơi bằng việc vẫy xe đi nhờ và ở ký túc xá thanh niên đã lôi cuốn tôi, và như thế tôi muốn làm việc này nhiều lần – trong những phần khác của châu Âu – kể cả Pháp, Bỉ, Hà Lan và Đức. Những chuyến đi này đã xảy ra từng chuyến một. Tôi đã đi đôi khi với các bạn và đôi khi không. Trong năm 1955, mùa hè sau chuyến đi Italia của tôi, tôi đã thử một tour qua Na Uy và Thụy Điển với vài người Nam Á, cả những người Ấn Độ và Pakistani, từ Cambridge. Chúng tôi đã ghé vào bờ tại Bergen ở Na Uy trên một chiếc phà từ Harwich, và đã thấy đất nước vẫy xe đi nhờ – và thích thú các núi trên đường. Nhưng saur Oslo, chúng tôi đi qua vào Thụy Điển với ý định đi đến Stockholm, việc vẫy xe đi nhờ đã nhanh chóng trở nên ít dễ chịu hơn. Trời trở mưa, mùa hè đang kết thúc (đấy là đầu tháng Chín), và các xe đi qua đã có vẻ không sẵn sòng dừng lại. Bạn vẫy xe đi nhờ của tôi là Rehman Sobhan từ Đông Pakistan, và tôi bảo anh rằng râu dài của anh đã làm nản lòng các lái xe khỏi việc xem xét chúng tôi như các hành khách khả dĩ. Rehman cưỡng lại khuyến nghị mạnh của tôi rằng anh phải sử dụng dao cạo và cảm thấy hoàn toàn được minh oan khi một chiếc xe đi qua chúng tôi và rồi quay lại, với lái xe bảo chúng tôi rằng con ông ở ghế sau đã muốn có cái nhìn kỹ hơn vào bộ râu của Rehman.

Chủ chiếc xe đã đưa chúng tôi một quãng đường dài và thậm chí mời chúng tôi một bữa tối ngon tại nhà của ông. Chúng tôi đã có những cuộc trò chuyện hấp dẫn về nhiều chủ đề liên quan đến Nam Á, kể cả các quy tắc và những sự cấm kỵ ăn uống đa dạng ở tiểu lục địa. Ông đã muốn biết liệu có đúng không rằng một trong hai chúng tôi không ăn thịt bò, còn người khác tránh thịt lợn. Rehman giải thích rằng tôi mù quy tắc và không tuân theo bất cứ sự hạn chế thức ăn nào, nhưng nói chung chủ nhà của chúng tôi đã hoàn toàn đúng – những người Hindu thường không ăn thịt bò, và những người Muslim tránh xa thịt lợn. Nhưng Rehman muốn ông biết nhiều hơn, đặc biệt liên quan đến nhân loại học về hành vi. Cho nên anh tiếp tục, ‘Những sự hạn chế, tuy vậy, là không thể so sánh được chút nào, vì những người Hindu tránh thịt bò bởi vì họ coi bò là linh thiêng, còn chúng tôi những người Muslim từ chối thịt lợn bởi vì chúng tôi tin lợn là bẩn.’

Chúng tôi dành một ít thời gian về sự phân biệt tinh vi đó, trong khi Rehman xổ những kỹ năng sư phạm của anh với sự thích thú của một giáo viên giỏi. Khi chúng tôi rời đi, sau khi cảm ơn chủ nhà của chúng tôi, ông nói rằng ông mang ơn chúng tôi vì việc mở rộng kiến thức của ông. Rồi ông nói thêm rằng ngày nào đó ông muốn tiếp tục cuộc nói chuyện với chúng tôi vì ông rất muốn biết vì sao những người Muslim coi lợn là linh thiêng. Rehman đã có vẻ bị buồn bởi những kết quả tồi của việc dạy nhân loại học của anh, và tôi đã phải an ủi anh bằng việc chỉ ra rằng nếu anh học kinh tế học rất, rất giỏi, anh có thể được thuê để dạy môn đó và khi đó anh không phải tìm kiếm việc làm như một giáo viên nhân loại học.

Rehman và tôi cuối cùng đã quyết định rằng việc vẫy xe đi nhờ của chúng tôi tiến triển quá chậm, nên chúng tôi đi xe bus đến một ga xe lửa và rồi lên xe lửa đi Copenhagen. Đã không mưa ở đó và có nhiều ánh sáng ban ngày hơn. Việc vẫy xe đi nhờ của chúng tôi lại tiếp tục, đưa chúng tôi qua Đan Mạch, Đức (chúng tôi nấn ná ở Hamburg, với các địa điểm cổ của nó và những vết sẹo mới từ sự ném bom nặng nề của Đồng minh ít hơn một thập niên trước) và Hà Lan (thích thú sự duyên dáng và tao nhã của Amsterdam), và cuối cùng đến Hook của Hà Lan và đi phà quay lại Harwich.

5

Đã có một trải nghiệm khác trong những cuộc du hành Âu châu của tôi mà cho tôi lý do để suy ngẫm. Khi tôi được mời trong năm 1958 đi đến Đại học Warsaw để trình bày các bài giảng về kinh tế học trong hai tuần, bất chấp hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn (tôi thậm chí chưa nộp luận văn tiến sĩ của tôi ở Cambridge), tôi đã khá phấn chấn. Cơ hội để thấy Ba Lan và gặp những người lý thú đã khó để cưỡng lại. Các chủ nhà của tôi ở Warsaw giải thích rằng họ không có khả năng trả tôi bằng ngoại tệ, nhưng một khi tôi ở Ba Lan họ có thể chi trả khá bằng tiền Ba lan. Họ sẽ đưa tôi vào một khách sạn hảo hạng ở Warsaw và chăm sóc tôi rất tốt.

Đề xuất có vẻ đủ hấp dẫn đối với tôi để mạo hiểm chuyến đi ngay cả với túi khá rỗng của tôi. Sau sự do dự nào đó, tôi đã mua cho mình một vé tàu hỏa đường dài từ London tới Warsaw, đổi tàu ở Berlin. Phần đầu tiên của hành trình đã không có vấn đề gì, nhưng tàu của tôi đã đến Berlin trễ – đủ trễ để tôi lỡ sự chuyển tàu đi Warsaw – một sự chuyển tiếp Tây Âu sang Đông Âu mỗi ngày. Như thế tôi bị mắc kẹt ở ga lớn Đông Berlin, với triển vọng chờ hai mươi bốn giờ với số tiền hầu như không đủ cho một ly cà phê, nói chi đến một phòng và một giường ngủ.

Khi tôi đang lang thang trên sân ga thử hình dung tôi sẽ phải đối phó với cuộc khủng hoảng nhỏ này như thế nào, thì bỗng xuất hiện một người Ấn Độ chẳng biết từ đâu cả. Anh tới và giới thiệu mình như Shyam Sundar De. Anh giải thích rằng anh từ Calcutta và đang học kỹ thuật điện ở Berlin. Anh đến nhà ga chỉ bởi vì bạn gái anh muốn sử dụng các phương tiện ở đó. Anh hỏi vì sao tôi thăm Berlin. Tôi kể cho anh câu chuyện không đặc biệt đáng tin của tôi. Hẳn tôi đã phải có vẻ khá tuyệt vọng.

Rồi những thứ lạ lùng bắt đầu xảy ra. Shyam đã dàn xếp cho tôi để có một giấy thông hành để đi lang thang ở Đông Đức, rồi một giấy khác cho phép tôi di chuyển tự do ở Tây Berlin. Họ đã đưa tôi đi ăn tối trong một nhà ăn của đại học kỹ thuật (bạn gái Đức của Shyam, người cũng rất thân thiện, giải thích cho tôi ‘những món ngon’ nào trong bữa tối đó), và cuối cùng tôi đã ở một phòng khách đẹp của đại học kỹ thuật nơi Shyam học. Ngày hôm sau, trong khi Shyam và bạn gái của anh lên lớp học của họ, tôi đã thú vị ngó quanh một phần của Đông Berlin và một phần lớn của Tây Berlin.

Vào buổi tối họ tiễn tôi ở ga để đón tàu đi Warsaw. Vì anh nghĩ tôi có thể lâm vào một khó khăn khác ở nơi nào đó giữa Berlin và Warsaw, anh đã khăng khăng nhét một ít tiền vào túi ngực áo của tôi. ‘Nhưng làm thể nào tôi trả lại khoản này cho anh?’ tôi hỏi. Trong sự đáp lại Shyam ghi lại trong sổ nhật ký của anh thời gian chuyển tàu của tôi trên đường quay lại, mười bốn ngày sau. ‘Tôi sẽ ở đây,’ anh nói.

Chuyến đi Warsaw của tôi đã diễn ra tốt đẹp. Tôi đặc biệt thích thú việc gặp các sinh viên và sự viếng thăm nhà xinh đẹp của Chopin gần đó. Tại một điểm một bạn cánh tả người muốn nói chuyện đã kéo tôi vào một phòng tắm và mở tất cả các vòi nước sao cho sự chỉ trích chế độ của anh sẽ không bị nghe lén. Trên đường quay trở lại, tại ga Berlin, Shyam đã ở đó đợi tôi trên một ghế dài trên sân ga. Tôi đã nhận ra anh bởi lời chào lớn tiếng bằng tiếng Anh, ‘Anh thích Warsaw thế nào?’ Là khó để bày tỏ đủ tôi đã biết ơn đến thế nào.

Suy ngẫm về tình tiết này, tất nhiên tôi biết tôi đã may mắn ra sao, nhưng tôi cũng nhận ra những phẩm chất như vậy về sự tử tế và sự giúp đỡ con người đã có thể phổ biến đến thế nào. Nếu thiên hướng của Shyam để giúp ai đó trong khó khăn là một khía cạnh của các giá trị của anh, sự sẵn lòng của anh – thậm chí với tiền của anh (với tư cách một sinh viên được bao cấp anh đã không thể là người giàu) – để tin cậy ai đó hoàn toàn xa lạ đối với anh phải là là khía cạnh khác. Immanuel Kant – và theo ông là Isaiah Berlin – có thể đã đúng để cảnh cáo chúng ta rằng ‘từ khúc gỗ cong queo của loài người, không thứ gì thẳng đã có bao giờ được làm ra’. Nhưng loài người cũng có ‘gỗ thẳng’ mà có thể làm cho chúng ta ngạc nhiên với tính tốt tuyệt vời của nó. Có những sự phản bội, bạo lực, những cuộc tàn sát và các nạn đói, nhưng cũng có những hành động đáng kinh ngạc về sự hào phóng và tử tế.

6

Trong số những nơi tôi đã thăm, nơi tôi muốn quay lại nhiều lần là Paris, với những lời chào mời văn hóa phi thường của nó (Louvre ở trên đỉnh danh sách) và những điểm thú vui lân cận, như nhà thờ Đức Bà lạ thường theo phong cách Gothic. Vì tôi, nói chung, không phải là một người hâm mộ kiến trúc Gothic, tôi đã ngạc nhiên tôi thích nhà thờ Đức Bà nhiều đến thế nào. Những cuộc viếng thăm của tôi đến Paris chẳng bao lâu đã trở nên thường xuyên. Tuy vậy, đã không phải là dễ để đến đó bằng vẫy xe đi nhờ từ nước Anh và chẳng bao lâu tôi phát hiện ra rằng có nhiều đường giảm giá. Một lần tôi đã kiềm chế sự thôi thúc của tôi để đi trên đường cổ điển London–Dover–Calais–Paris, đã có rất nhiều khả năng bình dân. Một trong số đó đưa tôi bằng xe bus đến rìa eo biển Manche ([English] Channel), rồi đặt tôi lên một máy bay ọp ẹp cho một chặng bay rất ngắn, hạ cánh hầu như ngay lập tức sau đó xuống bên kia của eo biển, sau đó chúng tôi được đưa đến Paris bằng xe bus. Nó có vẻ như một hành trình được tính toán để thách thức sự nghiêm túc của Channel. Vào lúc Đường hầm Channel mở cửa nhiều năm sau đó, tôi đã phát triển tài chuyên môn kha khá về những con đường rẻ tiền khác nhau để đi đến thành phố.

Một phương pháp tôi đã không xem xét là thử bắt chước những người Anh và Pháp táo bạo mà đã thi nhau để bơi qua Channel. Thực ra, đã có vài người Ấn Độ thử tài. Tôi đã rất ấn tượng để thấy công bố rằng có một người Bengali quyết tâm từ Calcutta đang thử để bơi. Tôi đã theo dõi sự tiến bộ của anh trên báo chí với sự quan tâm hết sức, kể cả sự chuẩn bị của anh, mà về nó anh đã đưa ra những tuyên bố định kỳ. Rồi đến ngày khi anh bắt tay vào việc bơi ngang Channel. Sáng hôm sau tôi túm lấy một tờ báo để xem anh đã bơi giỏi thế nào: hóa ra là anh đã bỏ dở giữa chừng. Khi được những người cứu hỏi liệu anh đã quá mệt, hay cảm thấy yếu, anh nói rằng lý do cho việc bỏ sự thách thức đã ‘chẳng là cái nào trong số đó’ cả. Thay vào đó, anh giải thích rằng trong khi bơi anh đã tiếp tục suy nghĩ về vì sao anh làm việc này, và cuối cùng anh hỏi mình, ‘Thế chính xác vấn đề cốt yếu của việc này là gì?’ Tôi đã thấy sự khôn ngoan kiên cường của người hùng Bengali của chúng ta, giữa chừng ngang Channel, rất làm yên lòng.

Tại Paris tôi phát hiện ra Khách sạn Select, tại địa điểm đặc biệt của Place de la Sorbonne, mà kéo dài không hơn 30 mét từ Boulevard Saint-Michel đến cổng sắt bị khóa ở phía sau khuôn viên đại học Sorbonne. Các dịch vụ của Hotel Select đã là tối thiểu (và không có ăn sáng), nhưng giá phòng cũng thế, và tôi đã trở thành một khách thường xuyên. Phòng thường thuê của tôi trong khách sạn ọp ẹp trông xuống con đường rất ngắn bắt đầu từ Boulevard Saint-Michel huyên náo và kết thúc yên lặng tại các cổng sắt bị đóng của đại học Sorbonne. Nhiều năm sau, khi Sorbonne hào phóng trao cho tôi bằng tiến sĩ danh dự trong một nghi lễ rất sặc sỡ, tôi đã không thể cưỡng lại sự nhắc đến liên hệ dài hạn của tôi với Place de la Sorbonne. Tôi thật bối rối, lời nhận xét vô ý của tôi về sự khao khát để thấy những cổng đóng đó mở ra chỉ vài phút đã dẫn chính xác đến việc đó. Đã là một góc nhìn khác về một cảnh cũ, nhưng tôi cũng để ý rằng chỗ trọ cũ, quen thuộc của tôi đã được biến đổi một cách tốt đẹp thành một khách sạn hiện đại rất sang trọng.

Một trong những thứ hay nhất về ở Hotel Select trong những ngày đó là quán café ngay bên dưới nơi tôi đã có thể uống một cốc café au lait to với các bánh croissant ngon không thể tin nổi. Đôi khi tôi đến Paris với các bạn từ Cambridge và được đối xử như người am tường biết ngõ ngách trong thành phố quyến rũ đó. Tôi hướng dẫn các bạn tôi – hầu hết các sinh viên khác – đến các phòng có giá phải chăng trong Hotel Select và rồi tới vẻ đẹp đến ngộp thở của nhà thờ Đức Bà và quay lại. Nếu kinh tế học của tôi thất bại, tôi nghĩ có lẽ tôi có thể vận hành một công ty du lịch.

7

Hầu hết những chỗ tôi đến thăm ở châu Âu đã là cho sự lưu lại ngắn – một người ghé thăm một thành phố và các bảo tàng và các phòng trưng bày tranh của nó – và rồi đi tiếp. Nhưng trong năm 1962 tôi thấy mình trong ba tuần ở một thành phố miền núi duyên dáng gọi là Alpbach ở Austria. Duyên cớ đã là trường hè toàn-Âu ở đó, nơi tôi có công việc dạy học. Việc này đã muộn hơn nhiều; vào lúc đó tôi đã kết hôn và vợ tôi Nabaneeta và cả hai chúng tôi đều thích vẻ đẹp mộc mạc của Alpbach. Eric Hobsbawm đã cũng dạy tại trường hè, và chúng tôi đã chở anh đến đó từ Cambridge. Sau Alpbach chúng tôi tiếp tục tới Aix-en-Provence, nơi Eric và tôi cả hai đều trình bày những bài báo tại Hội nghị Lịch sử Kinh tế Quốc tế lần thứ Hai – anh với tư cách của người có tài năng vô cùng, và tôi với một lời mời có lẽ cho biết sự sẵn lòng của các nhà tổ chức hội nghị đối với sự thử nghiệm.

Hành trình cùng nhau của chúng tôi đã rất tuyệt vời. Eric biết tất cả các chỗ trên đường, và kể cho chúng tôi về lịch sử của chúng ở đâu chúng tôi dừng lại – ở Bỉ, Đức, Austria, Italy và Pháp. Eric đã có ảnh hưởng lớn lên tư duy của riêng tôi, nhưng tôi đã ngạc nhiên rằng sử gia Marxist lỗi lạc nhất của thời đại chúng ta cũng am hiểu kỹ một cách ngoạn mục về lịch sử giáo hội, mà chúng tôi có thể dựa vào đó khi chúng tôi chuyển từ một nhà thờ lớn đẹp sang nhà thờ lớn khác.

Eric và bạn gái của anh Marlene Schwartz đang lên kế hoạch kết hôn không lâu sau chuyến đi Âu châu của chúng tôi. Trong cuộc hành trình Eric đã dừng và mua các đồ gia dụng khác nhau từ một danh sách Marlene đưa cho anh; muộn hơn cô cũng trở thành một bạn rất thân. Một trong những chủ đề của cuộc trò chuyện của chúng tôi đã là những cố gắng được đưa ra khi đó về hội nhập có thể thay đổi châu Âu như thế nào. Khi đó tôi đã không biết việc này ngày càng trở nên quan trọng ra sao trong sự phát triển của chính trị Âu châu.

8

Vài bạn cùng lớp của tôi từ Santiniketan và Calcutta đã học – hay được huấn luyện – ở Đức, tại Cologne, Duisburg, Aachen và những nơi khác. Tôi đã thử thăm tất cả họ. Shib Krishna Kar từ Santiniketan đã đưa tôi và em họ tôi Bacchuda trong một chiếc xe anh mượn từ một garage mà anh biết người chủ của nó. Chúng tôi đã dính vào một tai nạn, không ai trong chúng tôi bị sao cả nhưng một vết lõm khá nặng trên xe. Shib đã hoảng loạn, và tất cả chúng tôi đã rất nhẹ người khi ông chủ garage dễ thương nói rằng, vì ông vận hành một xưởng sửa chữa, ông có thể sửa nó dễ dàng – ‘nó có thể là một vấn đề lớn hơn nếu giả như các anh đã bỏ động cơ’.

Những cuộc viếng thăm của tôi đến Đức đã bắt đầu sớm hơn nhiều – trong năm 1955. Vì những ký ức về chiến tranh vừa qua vẫn còn tươi mới trong đầu óc của nhân dân trong những năm 1950, tôi tự hỏi những người Đức, mà đều rất dễ thương và thân thiện, nghĩ gì về những hành động dã man đã phạm phải dưới sự cai trị Nazi, đặc biệt trong các trại tập trung, và ngoài ra, từ một góc nhìn khác, họ diễn giải thế nào về những cuộc ném bom khủng khiếp của các lực lượng Đồng minh vào các thành phố Đức. Bacchuda và Shib cả hai đã sợ hãi rằng tôi có thể quyết định nói chuyện chính trị công khai. ‘Làm ơn xin hãy hoàn toàn tránh xa chính trị,’ Bacchuda kiên quyết nói. Anh nói thêm, ‘Thực ra vẫn có một số người ngưỡng mộ Hitler – khi chúng ta ở trên các phương tiện giao thông công cộng chúng ta thử tránh từ hay tên Nazi mà có thể dễ dàng nhận ra ngay cả trong một ngôn ngữ lạ.’ ‘Anh làm gì,’ tôi hỏi, ‘nếu Hitler xuất hiện trong cuộc trò chuyện bằng tiếng Bengali của anh? Hitler là Hitler, chắc chắn, trong mọi ngôn ngữ?’ ‘Chúng ta hãy gọi ông là Hitu Babu,’ Bacchuda nói. Tôi thích sự đặt tên lại Bengali khéo léo đó, mặc dù nó nghe khá quá thân thiện cho loại người Hitler đã là.

Tôi đi ngủ đêm đó ngạc nhiên Hitu Babu nghĩ gì về việc đó. Nhưng tôi cũng đã nghi ngờ làm sao châu Âu sẽ vượt qua những sự chia rẽ chính trị mà đã làm cho việc sử dụng khủng khiếp như vậy của sự tự hào và bản sắc dân tộc suốt nửa đầu của thế kỷ. Việc nhìn thấy nhiều tên đến vậy của những đàn ông Trinity bị giết trong các cuộc chiến tranh thế giới được khắc trên các bức tường của Nhà nguyện của trường đã gây ra một cú sốc vẫn ở trong tôi khi tôi du hành quanh châu Âu, mà các quốc gia của nó đã là những kẻ thù chí tử của nhau rất gần đây đến vậy.

Sự chém giết ở châu Âu trong hai cuộc chiến tranh thế giới thực sự gây thất kinh. Là khó để hiểu làm sao các nước láng giềng với nhau, với những lịch sử văn hóa dài, những sự tương tác nghệ thuật, khoa học và văn học, lại đã có thể trở nên tàn nhẫn đến vậy để chém giết lẫn nhau. Khi tôi viết những dòng này trong năm 2021, những cuộc xung đột bản sắc chủ yếu tập trung vào những sự chia rẽ tôn giáo – dính líu đến, chẳng hạn, al-Qaeda, Boko Haram, Nhà nước Islamic, chủ nghĩa bài Do thái mạnh mẽ và chủ nghĩa bài Islam có tổ chức, kể cả một sự thù hận được nuôi dưỡng đối với những người tị nạn từ Trung Đông và châu Phi. Là khó để đánh giá đúng rằng, ít hơn một thế kỷ trước, những người Âu châu đã vô cùng bận tâm trong cuộc chiến đấu chống lại nhau theo các ranh giới không phải của sự chia rẽ tôn giáo mà của bản sắc quốc gia. Những sự khác nhau về tư cách công dân – Anh, Đức hay Pháp – đã dễ dàng chiến thắng sự tương đồng tôn giáo trong hình thức của Đạo Kitô.

Việc này – sau những kinh nghiệm thời thơ ấu của tôi về sự bùng nổ đột ngột của các cuộc bạo loạn Hindu-Muslim – đã là giai đoạn khác trong cố gắng của tôi để hiểu vai trò phá vỡ của bản sắc. Làm sao những người Đức và những người Anh đã có thể chém giết lẫn nhau trong các cuộc chiến tranh đặc biệt đẫm máu và đã trở thành các bạn tốt nhất chỉ vài năm sau? Làm sao những người Ấn Độ của những năm 1930 – yên bình với nhau – đột nhiên lại có thể biến thành những người Hindu và những người Muslim hiếu chiến, gây ra những cuộc bạo loạn cộng đồng khổng lồ trong những năm 1940? Và làm sao nó đột nhiên ngừng nhanh như nó đã bắt đầu? Sự suy ngẫm tỉnh táo có thể giúp chúng ta khắc phục những sự bùng nổ bạo lực này?

9

Cùng với những cuộc viếng thăm tới các bạn của tôi ở Cologne, Duisburg và Aachen, tôi đã muốn xem nhiều phần khác của nước Đức. Ý tưởng về một cuộc du ngoạn bằng thuyền dọc sông Rhine đã hấp dẫn tôi, và tôi thấy rằng tôi có thể xuất phát từ Cologne, nơi tôi đã đi thăm các bạn. Lần đầu tiên tôi lấy một chiếc tàu từ đó suốt đến tận Mainz, dừng lại ở những cảng sông duyên dáng khác nhau kể cả Linz và Koblenz, tôi đã bị mê hoặc bởi vẻ đẹp tự nhiên quanh tôi. Các quy tắc đi lại đã rất thân thiện với người dùng và có giá phải chăng: bạn có thể xuống tàu ở bất cứ đâu trên đường, nghỉ và tiếp tục hành trình của bạn trên một tàu khác từ đó, sử dụng cùng vé suốt cho đến Mainz. Tôi thích sự trải nghiệm đến mức tôi đã đi cùng hành trình thêm hai lần nữa. Tôi đã trở nên rất gắn bó với khu vực sông Rhine.

Trong một dịp, vài sinh viên Anh ngồi cạnh tôi trên tàu bảo tôi rằng họ muốn xem cái gì xảy ra tại lễ hội rượu ở Rüdesheim, mà vừa bắt đầu, và thuyết phục tôi đi cùng với họ. Vào một giai đoạn, một nhóm sinh viên đại học Đức khá trí thức sách vở đến và muốn biết tôi đến từ đâu. Vì cả Ấn Độ và Bengal đã được miêu tả trong trả lời của tôi, một thành viên đặc biệt tò mò của nhóm đã muốn biết tên cổ nhất của Bengal là gì. ‘Về mặt lịch sử, tức là, nó đã được gọi là gì?’ Vì một Bengal thống nhất đã không xuất hiện cho đến chỉ vài thế kỷ trước, tôi đã thử ‘Bongo’ – nhắc đến vùng quan trọng mà đã tồn tại trước một Bengal thống nhất nhưng là một phần lớn của nó.

Một trong những người bạn Đức mới của tôi đã muốn biết liệu anh có đúng trong suy nghĩ rằng Bongo ở cạnh Congo. Tôi đã làm anh thất vọng, và vẽ một bản đồ thế giới trên một khăn giấy ăn, định vị châu Phi (bao gồm Congo) và Ấn Độ (bao gồm Bongo), với càng nhiều nước ở giữa như tôi có thể chèn vào. Bị sốc bởi khoảng cách giữa hai vị trí, một trong những cô gái Đức đã trở nên khá bị kích thích và tuyên bố, ‘Chúng ta phải kéo chúng lại – chúng ta phải!’ ‘Không dễ,’ tôi nói, ‘vì địa lý là không dễ dàng có thể thay đổi được. Các nước ở chỗ chúng là.’ ‘Anh không hiểu đúng ý tôi,’ cô nhấn mạnh, ‘chúng ta phải kéo cả thế giới lại với nhau.’ Cô lặp lại, ‘Chúng ta muốn tất cả cùng nhau. Anh hiểu không?’ Trong khi tôi đang cố hiểu cô định nói gì với tôi, cô đưa ra một tuyên bố lớn khác, tôi nghĩ để giúp tôi: ‘Tất cả chúng ta đều là hàng xóm.’

Tôi chợt hiểu ra rằng sự quan sát đơn giản này có sự tương tự nào đó với cái Jesus nói với luật sư tranh luận trong Kinh Phúc âm của Luke trong câu chuyện về người Samaritan Tốt bụng. Cho nên tôi hỏi cô, ‘Bất kể ai có thể là hàng xóm của bất kể người khác nào? Có phải đó là cái cô nói?’ ‘Đúng thế,’ cô đồng ý, ‘nhưng chúng ta phải làm việc vì nó.’ Cô nói điều này với sức mạnh đến mức cứ như cô sắp lao ra khỏi quầy rượu và bắt đầu công việc toàn cầu của cô ngay lập tức.

Khi tôi đi ngủ trong phòng ngủ nhỏ của tôi và nghĩ về cuộc trò chuyện bất ngờ đó, tôi xác định rằng nó có lẽ khiến tôi nhận ra tâm trí trẻ của người Đức sau-chiến tranh đang thay đổi như thế nào, qua suy ngẫm thận trọng, khỏi khung khổ dân tộc chủ nghĩa của tâm trí mà đã chi phối đất nước đến vậy trong nhiều thập niên. Những lời của cô gái Đức từ những năm 1950 quay lại với tôi khi gần đây tôi nghe Angela Merkel, trong sự đáp lại khủng hoảng Syria, cho rằng nước Đức phải nhận một số lớn những người tị nạn, như một phần của sự cam kết có lý trí của nó với ‘các láng giềng toàn cầu của chúng ta’.

Tôi có đúng trong sự diễn giải của tôi về cái sinh viên Đức trẻ đã thử nói với tôi? Tôi đã không thể chắc chắn, nhưng tôi tin tôi đã có thể đúng. Đã chắc chắn có nhiều dấu hiệu về một sự thay đổi trong nước này chỉ một thập niên sau một cuộc chiến tranh khủng khiếp trong đó nước Đức đã là động lực chính. Khi tôi thử ngủ trong chỗ trọ có giường-nhỏ-và-ăn sáng của tôi ở Rüdesheim, tôi đã kinh ngạc với việc bắt gặp sự cam kết như vậy đối với tình hữu nghị toàn cầu – nếu đó là cái nó đã là – trong một lễ hội rượu địa phương trên sông Rhine.

Đã quá muộn cho một giấc ngủ ngon ban đêm. Bình minh đang ló rạng ở Rüdesheim. Tôi đã bị kiệt sức và bị ngạc nhiên, nhưng cũng hạnh phúc một cách kỳ quặc.

Comments are closed.