Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 20)

Nguyễn Quang A dịch

23. Những cuộc gặp gỡ Mỹ

1

Trong năm 1959, tôi đã hứa hôn với Nabaneeta Dev, một nhà thơ, nhà viết tiểu thuyết và nhà nghiên cứu văn học, và chúng tôi đã kết hôn trong tháng Sáu 1960. Tôi biết Nabaneeta từ 1956 khi tôi dạy tại Đại học Jadavpur, Calcutta, khi cô học văn học so sánh. Không lâu sau đó, cô được một Học bổng của Đại học Indiana ở Mỹ để làm tiến sĩ ở đó, bắt đầu trong mùa thu 1959, và trên đường đến đó cô dừng ở nước Anh. Ngoài việc cùng nhau thăm Oxford cũng như Cambridge, chúng tôi đã có một chuyến đi rất thú vị tới xứ Wales. Đám cưới đã diễn ra ở Calcutta một năm sau đó.

Nabaneeta đã là một nhà thơ trẻ thành công rồi, và muộn hơn trở thành một trong những nhà văn sáng tạo nổi tiếng nhất trong văn học Bengali; cô cũng trở thành một giáo sư đại học nổi tiếng tại Đại học Jadavpur. Hôn nhân của chúng tôi đột ngột chấm dứt trong ly hôn năm 1973, nhưng chúng tôi có hai con gái tuyệt vời, Antara và Nandana. Cha mẹ Nabaneeta cũng đã là các nhà thơ nổi tiếng, và cô mang địa vị người nổi tiếng của mình – và nhiều sự tuyên dương đến với cô – với tính dễ gần và nồng hậu thản nhiên.

Khi chúng tôi sống với nhau, cô đã có những cuộc viếng thăm của một dòng vô tận của những người hâm mộ văn học tha thiết để tham vấn cô và giới thiệu với cô công trình của họ. Khi cô không có nhà, tôi đã phải tiếp đãi họ như tôi có thể. Đối với ai đó chuyên môn hóa về kinh tế học, toán học và triết học, việc này có thể là một thách thức. Một dịp, một nhà thơ đến với một sưu tập lớn các bài thơ của ông, muốn đọc to chúng cho Nabaneeta và để nhận được đánh giá phê phán của cô. Nhưng vì cô không có nhà, nhà thơ nói ông chọn thay vào đó đọc vài trăm bài thơ của ông cho tôi. Khi tôi nài nỉ rằng tôi hoàn toàn thiếu sự tinh tế văn học, tôi được ông trấn an: ‘Nhưng đó là hết sức hoàn hảo. Tôi đặc biệt quan tâm đến việc xem người bình thường – người bình thường không tinh tế – phản ứng thế nào với thi ca của tôi.’ Tôi vui vẻ thông báo rằng người bình thường đã phản ứng với nhân phẩm và sự tự chủ.

2

Trong năm 1960–61, cả Nabaneeta và tôi đều nghĩ rằng việc dùng một năm tại một đại học Mỹ là một ý tưởng hấp dẫn. Nabaneeta đã dính líu sâu vào cái khi đó là môn mới về văn học so sánh, trong khi tôi háo hức dùng một chút thời gian với các nhà kinh tế học Mỹ, xa cuộc ẩu đả giữa các trường phái neo-Keynesian và tân cổ điển ở Cambridge. Vì thế tôi đã hài lòng khi một bức thư đến từ MIT, hoàn toàn trùng khớp ngẫu nhiên, đề xuất cho tôi một chức trợ lý giáo sư thỉnh giảng một năm trong Bộ môn Kinh tế học. Ngoài ra, tôi được bảo rằng tải dạy học của tôi sẽ được cắt xuống một nửa yêu cầu tiêu chuẩn nếu tôi cũng chấp nhận một Học bổng nghiên cứu tại Trung tâm Quốc tế Học (Center for International Studies) do hai chuyên gia phát triển nổi tiếng, Max Millikan và Paul Rosenstein-Rodan, lãnh đạo. Bạn tôi Solomon Adler – một học giả xuất sắc và một người vô quốc tịch, người đã phải tìm một nơi ẩn náu ở Cambridge, nước Anh, bởi vì sự bất khoan dung cánh tả ở Mỹ – đã quả quyết khuyên tôi, ‘Hãy đi và thăm họ! Anh sẽ vui thích ở MIT.’ Ông nói thêm, ‘Không có chỗ nào tốt hơn cho kinh tế học trên thế giới.’

Sự bổ nhiệm bắt đầu trong mùa thu 1960, khi Nabaneeta có một năm tại Harvard (tọa lạc tại Cambridge, Massachusetts, giống MIT), nghỉ phép từ Đại học Indiana. Tại Harvard cô làm việc đặc biệt về sử thi truyền miệng, dưới sự hướng dẫn của Giáo sư A. B. Lord, cộng tác viên hàng đầu của Milman Parry, người đã thiết lập môn học.

Chúng tôi bay đến Boston ngay trước sự bắt đầu của năm học 1960–61. Nabaneeta đã lao vào sử thi truyền miệng, nhưng cô cũng bận rộn với những khía cạnh khác của văn học so sánh, kể cả nghiên cứu Sanskrit với nhà Sanskrit học vĩ đại Daniel H. H. Ingalls. Trong quỹ đạo của cô tôi thấy mình dùng rất nhiều thời gian bầu bạn với các sử thi từ những phần khác nhau của thế giới, như Gilgamesh, Iliad và Odyssey, Trường ca Roland, Nibelungenlied (Trường ca Nibelung), Kalevala và những sử thi khác. Trong khi tôi vui thích với những câu chuyện lớn và chia sẻ niềm vui của chuyện kể sử thi, Nabaneeta làm công việc nặng nhọc xem xét các chi tiết cấu thành ngôn ngữ mà (thí dụ, từ xu hướng lặp lại thường xuyên của vài cụm từ được chọn) có thể phỏng đoán được rằng một sự cấu thành cụ thể có nguồn gốc truyền khẩu hơn là nguồn gốc văn viết.

Vào lúc đó tôi tiến hành một loại khác của công trình văn học – biên tập bản thảo của ông tôi Kshiti Mohan về Đạo Hindu (như tôi đã mô tả trong Chương 4), trong khi ông, đối với tôi thật đau buồn, trở nên già hơn và yếu hơn (ông mất ngày 12 tháng Ba 1960). Cuốn sách đã ngắn – Kshiti Mohan đã có một đam mê cho sự ngắn gọn và súc tích – đến mức theo lời khuyên ban biên tập của Penguin Books chúng tôi có kế hoạch thêm các đoạn từ văn học Hindu cổ điển, bắt đầu với đoạn thơ bất khả tri tuyệt vời từ Rig Veda –‘Trường Ca Sáng thế’ từ Mandala X – mà tôi đã nhắc tới sớm hơn.

Bất chấp cơ sở khá vững chắc của tôi về Sanskrit, tôi quyết định rằng tôi có thể làm với lời khuyên nào đó về các khía cạnh tinh tế hơn của những nhận xét nguyên bản do ông tôi đưa ra cũng như về sự lựa chọn văn bản văn học Hindu để được bao gồm vào cuối cuốn sách. Tôi nghĩ ai tôi có thể xin lời khuyên tốt hơn Daniel Ingalls? Nhưng Ingalls đã có tiếng về sống một cuộc sống ẩn dật trong văn phòng được giấu-kỹ bên trong Thư viện Widener, nơi khó tìm thấy ông và còn khó hơn để kéo ông vào cuộc chuyện trò. Vài bạn, mà tôi hỏi ý kiến trước khi tôi dám tiếp cận Ingalls ẩn dật, đã bày tỏ sự nghi ngờ nghiêm túc về khả năng thành công để nhận được sự giúp đỡ từ ông.

Tuy vậy, tôi đã xin hẹn gặp và đi đến gặp Ingalls trong nơi ẩn dật của ông ở Thư viện Widener. Tôi thật vui sướng cuộc gặp đã thành công hoàn toàn. Sau khi nghe những mối quan tâm của tôi, cũng như yêu cầu giúp đỡ của tôi, ông hỏi tôi Thứ sáu vào lúc 3 giờ chiều có hợp với tôi không. Tôi lưỡng lự hỏi ông tôi có thể đến và gặp ông bao nhiêu lần. Ông rõ ràng đã nghĩ rằng đấy là một câu hỏi ngớ ngẩn. ‘Tất nhiên, cho đến khi công việc của chúng ta hoàn tất,’ đã là câu trả lời của ông.

Cái Ingalls cho tôi đã là lời khuyên khôn ngoan nổi bật. Kiến thức văn học của ông tất nhiên đã vượt xa sự so sánh, nhưng cái tôi không lường trước là khả năng xuất chúng của ông để đánh giá cái gì là thích hợp cho một sự trình bày về Đạo Hindu mà cả được nhiều người ưa thích cũng như hấp dẫn cho các độc giả tìm kiếm sự thấu hiểu, mà không bị lấn át bởi những chi tiết. Ông đã giống một nhà tạc tượng với một đống đất sét khổng lồ người biết chính xác làm thế nào để nặn cái ông muốn tạo ra.

3

Một trong những khía cạnh thú vị nhất của việc ở MIT đã là bạn thân của tôi Sukhamoy Chakravarty từ Presidency College cũng đang dạy ở đó, với một sự bổ nhiệm thỉnh giảng. Anh và vợ anh Lalita có một căn hộ trên Đường Prentiss ở Cambridge, như chúng tôi. Cả hai căn hộ được dàn xếp bởi người bạn luôn luôn giúp đỡ và vô cùng hiệu quả Ramesh Gangolli, người đang hoàn tất học vị tiến sĩ về toán học tại MIT. Anh và vợ anh Shanta, và Sukhamoy, Lalita, Nabaneeta và tôi thường xuyên ăn tối cùng nhau lần lượt ở một trong những căn hộ của chúng tôi. Ngoài bản chất thích thú của các buổi tối đó vì những cuộc trò chuyện của chúng tôi ra, sự tụ tập của chúng tôi cũng giúp tất cả chúng tôi giữ liên lạc với tin tức từ Ấn Độ.

Tải dạy học của tôi tại MIT đã khá nhẹ và chẳng bao lâu tôi phát hiện ra rằng việc giảng kinh tế học cơ bản cho các sinh viên kỹ thuật biết một chút toán đã không phải là nhiệm vụ đòi hỏi nhiều. Các sinh viên đã dễ thương, háo hức để nghe và nói chuyện. Việc nghiên cứu về các vấn đề phát triển mà tôi tiến hành cho Center for International Studies cũng đã không tốn thời gian. Như thế tôi đã có thời gian rỗi, mà cả là dễ chịu và hữu ích.

Hai nhà kinh tế học tôi kỳ vọng học được nhiều nhất từ họ – Paul Samuelson và Robert Solow – đã dễ tiếp cận và nói chuyện, mặc dù Solow dùng phần lớn thời gian của ông ở Washington DC để cho lời khuyên cho Tổng thống Kennedy mới được bàu. Bất chấp việc đó, tôi đã có thể chộp được ông khá thường xuyên khi ông quay lại, và tôi đã không lưỡng lự để xâm phạm sự riêng tư của ông.

Bob Solow có thể không biết tôi đã học được bao nhiêu từ ông qua những cuộc trao đổi gián đoạn của chúng tôi. Tất nhiên tôi quen thuộc với khá nhiều tác phẩm của ông trước khi tôi đến MIT, nhưng tôi đã không có ý tưởng nào về cuộc trao đổi của ông lý thú và thường hấp dẫn đến thế nào về bất kể để tài nào. Vào ngày đầu tiên chúng tôi nói chuyện, ông hỏi tôi đang nghiên cứu gì lúc đó. Thực ra, tôi đang xem xét một câu hỏi Maurice Dobb nêu ra cho tôi, về cách các giá tương đối của máy móc cũ và mới phụ thuộc vào các lãi suất và tiền lương, và việc này tác động ra sao đến giá trị tương đối (relative merit) của việc sử dụng máy móc cũ hơn hay mới hơn một cách tương ứng trong các nền kinh tế lãi suất cao và lãi suất thấp. Tôi vừa gửi một lá thư cho Maurice về một quy tắc chung rằng có giá trị kinh tế tốt hơn để mua các máy móc cũ hơn so với máy móc mới hơn trong một nước với lương thấp hơn và các lãi suất cao hơn, so với các nước có lương cao, lãi suất thấp. Là dễ để chứng minh rằng tiền lời, mà nhân dân của một nước với một nền kinh tế lãi suất cao nhận được từ máy móc cũ hơn, sẽ cao hơn ở giá thịnh hành.

Đấy là một quan hệ giải tích và mang lại một quy tắc chung, nhưng tôi đã không có ý coi thí dụ là nhiều hơn một vấn đề có tính tò mò nào đó (khi cuối cùng được đăng – trong Review of Economics and Statistics – kết quả xuất hiện trong bài báo có tiêu đề ‘Về tính Hữu ích của Máy móc Cũ’).1 Solow hỏi tôi, ‘Anh có chắc không? Anh có thể chứng minh nó cho tôi?’ Ông đã mang bài báo xoàng của tôi về nhà và bảo tôi sáng hôm sau, ‘Anh biết không, anh đúng.’ Tôi bảo ông rằng tôi chắc chắn đúng, vì ông đã kiểm tra chứng minh. Nhưng cũng hỏi ông liệu ông luôn luôn làm việc đó mỗi khi có cái gì đó thậm chí hơi mới đến trước mặt ông – bất kể nó xa những mối quan tâm của riêng ông đến thế nào. Bob trả lời: ‘Việc là một giáo viên phỏng có ích gì nếu người ta không kiểm tra nó?’ Cái ông không nói ra là những sự cam kết thuộc loại này đã biến ông thành một trong những giáo viên kinh tế học vĩ đại nhất. Điều này tôi biết không chỉ từ các sinh viên của ông, nhiều trong số họ lên đến đỉnh cao chóng mặt, mà cả từ kinh nghiệm riêng của tôi trong năm ngắn ngủi tôi ở MIT, học kinh tế học nhanh hơn tôi đã từng học trước đây.

4

Một trong những đặc tính dễ chịu nhất của Bộ môn Kinh tế học tại MIT vào lúc đó là các nhà kinh tế học nói chung đã ăn trưa cùng nhau trong Câu lạc bộ Giáo viên mỗi ngày trong tuần, ngồi quanh một bàn tròn. Các trợ lý từ Samuelson và Solow, những người khác thường có mặt đã gồm Franco Modigliani, Evsey Domar, Frank Fisher, Edwin Kuh, Louis Lefeber, Richard Eckaus và nhiều người khác mà tôi rất thích thú nói chuyện với họ. Đã có rất nhiều sự nhẹ dạ, nhưng sự khác biệt nổi bật với cuộc tụ họp của các nhà kinh tế học ở Cambridge cổ hơn (ở Anh) đã là sự vắng gần như hoàn toàn của chủ nghĩa bè phái giữa các thành viên của các trường phái tư tưởng khác nhau. Tôi đã chẳng bao giờ không quan tâm đến tranh luận (và có nhiều tranh luận ở bàn ăn trưa tại MIT), nhưng sự mệt mỏi tôi cảm thấy ở Cambridge cổ từ việc nghe các cuộc tấn công được tập dượt kỹ chống lại các trường phái tư tưởng được vạch ra rõ rệt đã vắng một cách tuyệt diệu.

Sự kết hợp của sự kích thích trí tuệ và thời gian thanh thản tại MIT đã cho tôi một cơ hội để suy ngẫm về sự hiểu của riêng tôi về kinh tế học như một toàn thể. Là một điều thú vị để rời xa khỏi việc nhìn kinh tế học về mặt các cuộc đấu tranh để thắng giữa các trường phái tư tưởng khác nhau. Tôi đi đến xem kinh tế học như một môn học tích hợp mà có chỗ cho những cách tiếp cận khác nhau, có tầm quan trọng thay đổi tùy thuộc vào khung cảnh, mà có thể tận dụng hữu hiệu các công cụ phân tích khác biệt (với hay không với lập luận toán học thuộc những kiểu cá biệt) để đối xử công bằng với những câu hỏi thuộc nhiều loại. Vì, từ ngay những ngày đầu của tôi, tôi đã dính líu đến những cách tiếp cận khác nhau tới kinh tế học và đã luôn luôn thích thăm dò các tác giả với những sự quan tâm và những cam kết đa dạng khác nhau (từ Adam Smith, Condorcet, Mary Wollstonecraft, Karl Marx và John Stuart Mill đến John Maynard Keynes, John Hicks, Paul Samuelson, Kenneth Arrow, Piero Sraffa, Maurice Dobb và Gérard Debreu), tôi đã muốn xem xét làm thế nào có thể khiến họ nói với nhau. Việc này tỏ ra không chỉ mang tính giáo dục cho tôi mà cũng hết sức vui thú, và sự tin chắc rằng kinh tế học là một môn học lớn hơn nó đầu tiên có vẻ cũng đã xuất hiện vững chắc trong đầu óc tôi. Đã là một thời gian mang tính xây dựng không thể tin nổi – và một thời gian khá bất ngờ.

5

MIT có một số nhà kinh tế học xuất sắc, nhưng đã có một sự đồng thuận rằng Paul Samuelson là trí tuệ dẫn đầu của nó – quả thực, ông đã nổi tiếng rồi như một trong những nhà kinh tế học vĩ đại nhất thế giới, và đã viết các chuyên luận dứt khoát về hầu như mọi phần của môn học. Đầu tiên tôi bắt đầu đọc công trình của ông trong phòng của tôi tại ký túc xá YMCA ở Calcutta và bây giờ thấy mình có khả năng đi đến các lớp của ông, học cả từ kinh tế học của ông và từ phong cách lập luận và trình bày của ông.

Khi Samuelson yêu cầu tôi giảng một trong những bài giảng thường xuyên của ông về lý thuyết kinh tế, vì ông phải đi Washington DC cho một cuộc họp, tôi cảm thấy bị thách thức cũng như vinh dự. ‘Nó có nghĩa là về kinh tế học phúc lợi,’ ông nói, ‘mà tôi nghe nói là anh biết việc này.’ Tôi đồng ý công việc dạy thay, nhưng tôi tự bảo mình rằng để giảng về kinh tế học phúc lợi từ những gì tôi biết (đặc biệt từ các tác phẩm của chính Samuelson) là một chuyện, nhưng để thử thay thế Paul Samuelson như một giảng viên lại là chuyện hoàn toàn khác.

Tôi thích thú để giảng bài giảng hai giờ về kinh tế học phúc lợi, và đã khá hồi hộp cho tôi để có các sinh viên xuất sắc (như Peter Diamond, mà muộn hơn nở rộ như một trong các nhà tư tưởng độc đáo nhất trong số các nhà kinh tế học). Tôi đã giảng theo các đường lối Samuelsonian (Chương 8 của cuốn Foundations of Economic Analysis (Nền tảng của Phân tích Kinh tế) của ông dành riêng cho chủ đề này, như tôi đã biết từ những ngày ở Presidency College của tôi), nhưng trong quá trình tôi cũng tự thuyết phục mình rằng bất chấp sự vĩ đại lạ lùng của Samuelson, cách tiếp cận của ông đến kinh tế học phúc lợi đã không hoàn hảo.2 Một vấn đề nghiêm trọng là làm thế nào để để nắm bắt được ý tưởng và sự trình bày rõ ràng chính xác của những sự so sánh giữa cá nhân với nhau (interpersonal) về các độ thỏa dụng của những người khác nhau (hay – liên quan đến việc đó – những sự so sánh giữa cá nhân với nhau về bất kể chỉ số nào của những lợi thế cá nhân). Bên cạnh sự khó khăn hiển nhiên về việc nhận được bằng chứng kinh nghiệm về các độ thỏa dụng (một vấn đề đã được thảo luận nhiều rồi), chúng ta cần một khung khổ giải tích vững chãi cho sự so sánh – theo những cách khác nhau – các độ thỏa dụng của những người khác nhau. Không có đơn vị chung nào giữa độ thỏa dụng của một người và độ thỏa dụng của người khác.

Trong lớp tôi dạy, tôi chỉ nhắc ngắn gọn đến các vấn đề giải tích của những sự so sánh giữa cá nhân với nhau và chủ yếu đã theo sự chỉ dẫn của Samuelson (mặc dù tôi không tin ông đã thật sự coi các thách thức của những sự so sánh giữa cá nhân với nhau đủ nghiêm túc). Việc thử lấp lỗ hổng đó đã thúc đẩy tôi phát triển một nền tảng giải tích vững chắc cho những sự so sánh các độ thỏa dụng giữa cá nhân với nhau một cách có hệ thống. Khi trong năm 1970 tôi công bố cái tôi cho là cách thỏa mãn hơn để xác lập một khung khổ giải tích cho những sự so sánh giữa cá nhân với nhau, bằng việc sử dụng cái các nhà toán học gọi là ‘các điều kiện bất biến (invariance conditions)’, nó về căn bản đã là một sự tiếp tục của cuộc tranh luận tôi đã có với Samuelson khi tôi dạy thay cho ông.3

Việc sử dụng các điều kiện bất biến để mô tả đặc trưng những so sánh giữa cá nhân với nhau đã có vẻ lạ đối với nhiều người lúc đó, nhưng chẳng bao lâu đã phát triển một văn liệu khá lớn trong lý thuyết lựa chọn xã hội làm theo cách tiếp cận ấy. Samuelson đã luôn luôn ân cần về sự bất đồng của chúng tôi, nhưng chỉ mười năm sau ông có vẻ chấp nhận khung khổ tôi đã sử dụng. Phong cách tranh luận với Samuelson, ngược với các cuộc tranh luận ở Cambridge cổ, đã cũng lý thú đối với tôi. Ông đã vẫn hoàn toàn tập trung vào sự thật mà có thể nổi lên từ sự tranh luận, hơn là quan tâm đến việc thắng cuộc tranh luận, mà ông có thể làm khá dễ, vì thế đứng áp đảo của ông trong kinh tế học.

6

Khi tôi đang bận rộn tại MIT, tôi đột ngột nhận được một lá thư từ Bộ môn Kinh tế học của Đại học Stanford, mời tôi để dạy một cua về kinh tế học phát triển trong khóa học mùa hè. Vì tôi ngày càng quan tâm đến lý thuyết lựa chọn xã hội, mà người mở đường không thể tranh cãi của nó, Kenneth Arrow, là một giáo sư Stanford, ý tưởng đi thăm nơi đó đã có sự hấp dẫn ngay lập tức. Khi tìm hiểu, hóa ra là Arrow sẽ không có mặt ở Stanford khi đó, nhưng ông viết cho tôi một bức thư rất tử tế nói ông hy vọng đuổi kịp tôi chẳng bao lâu. Trong nhiều năm chúng tôi đã đến với nhau – và quả thực đã làm việc với nhau – thường xuyên (dạy tại Harvard khi cả hai chúng tôi ở đó trong 1968–9, và tạo ra ba cuốn sách cùng nhau, làm việc cùng với Kotaro Suzumura, một nhà lý thuyết lựa chọn xã hội lớn từ Nhật Bản).

Lý do trực tiếp đằng sau đề xuất của Stanford về việc khiến tôi đến đó là nhà kinh tế học Marxian – quả thực, duy nhất – của họ, Paul Baran, người dạy một cua mùa hè thường xuyên, vừa bị đột quỵ tim và đã gợi ý tên tôi như một người thay thế khả dĩ. Tôi đã gặp Baran vài lần khi ông đến thăm Cambridge Anh, và đã rất thích thú nói chuyện với ông. Ông bảo tôi rằng ông thích thú nhiều đến thế nào việc thăm Piero Sraffa trong căn hộ đại học của ông ở Trinity. Khi ông xem xét các kệ sách ở phòng ngoài của Sraffa, chủ nhà của ông bảo ông, ‘Ồ, hãy bỏ qua chúng – những sách thực sự quan trọng tôi giữ trong phòng nghiên cứu bên trong của tôi – hãy để tôi đưa anh vào đó. Những cuốn sách ở đây đều là rác.’ Khi ông chuyển từ một phòng sang phòng khác, Baran để ý, với sự vui đùa nào đó, rằng tất cả các sách riêng của ông đã bị Sraffa kiên quyết đặt giữa các sách được định rõ là rác.

Thời gian – nhiều hơn hai tháng một chút – mà chúng tôi ở Stanford thật tuyệt vời. Các lớp học thú vị; các đồng nghiệp của tôi cực kỳ tử tế để nói chuyện với; các buổi tối ở Stanford và vùng lân cận đầy lý thú; và đã luôn có San Francisco để đi thăm để xem biểu diễn. Bạn cũ của tôi Dilip Adarkar và vợ anh Chitra đã ở đó (Dilip đang hoàn tất học vị tiến sĩ của anh tại Stanford) và đã chọn cho chúng tôi chỗ ở thoải mái và cho chúng tôi sự bầu bạn thú vị trong những tháng đó. Đã có một số sinh viên xuất sắc dự kiến để học từ Paul Baran và (thật buồn cho họ) đã phải học từ tôi thay vào đó – nhưng dăm ba người trong số họ đã trở thành các bạn suốt đời. Nabaneeta và tôi đã hết sức thích thú cái Bay Area (Vùng Vịnh) đã chào mời, và đã đi du lịch California từ Big Sur đến Los Angeles.

7

Rồi mùa hè kết thúc. Chúng tôi quay về nước Anh trên tàu Queen Elizabeth II từ New York đến London. Ở New York chúng tôi ở lại với Ved Mehta, làm sâu sắc tình bạn của chúng tôi và được anh hướng dẫn về làm gì trong thành phố lớn trong khi chờ sự khởi hành của chúng tôi. Việc đi ngang Đại Tây Dương bắt đầu với một cơn bão lớn – Queen Elizabeth II đã là tầu hành khách duy nhất quyết định nhổ neo bất chấp thời tiết. Có vẻ đẹp đáng chú ý trong biển động, mà bạn có thể tận hưởng nếu bạn cảm thấy tuyệt đối an toàn – như chúng tôi đã tận hưởng trên con tàu khổng lồ đó.

Những kinh nghiệm ở Mỹ khiến tôi khá tham lam về mặt học thuật. Từ quan điểm công việc, MIT và Stanford có vẻ hoàn hảo. Tôi tự bảo mình rằng một cuộc sống trộn lẫn, nếu được tổ chức tốt giữa Ấn Độ và một đại học tốt ở Mỹ hay Anh, có thể cả là lý thú và màu mỡ. Sau khi ở MIT trong năm 1960–61, tôi đủ may để có khả năng dàn xếp mỗi bốn năm một cuộc viếng thăm tới một đại học Mỹ hợp ý (trùng, mỗi lần, với các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ). Tôi đã là một giáo sư thỉnh giảng tại Đại học California ở Berkeley trong năm 1964–5 và rồi tại Harvard trong năm 1968–9. Công việc lựa chọn xã hội của tôi, mà đã tiến triển đều đặn sau khi tôi quay về Delhi, đã có những bước nhảy vọt lớn trong những năm ở Mỹ, cả bởi vì tôi đã học được về cái gì nổi lên ở nước ngoài, mà cũng bởi vì tôi đã có thể trình bày những kết quả của công việc của riêng tôi và nhận được những phản ứng từ những người liên quan trong lĩnh vực.

Tại Berkeley tôi đã tận dụng tốt cơ hội để nói chuyện với Peter Diamond, John Harsanyi, Dale Jorgenson, Daniel McFadden, Carl Riskin, Tibor Scitovsky, Benjamin Ward, Roy Radner, Oliver Williamson, Meghnad Dessai và Dipak Banerji, giữa nhiều người khác với một sự quan tâm trực tiếp hay gián tiếp đến các chủ đề thu hút tôi, kể cả lý thuyết lựa chọn xã hội. Tại Harvard, tôi đã có sự bầu bạn lạ thường của Kenneth Arrow và nhà triết học vĩ đại John Rawls (chúng tôi đã có những lớp chung), nhưng cả của Samuel Bowles, Franklin Fisher, Thomas Schelling, Charles Fried, Allan Gibbard, Stephen Marglin, Howard Raiffa và Jerome Rothenberg, giữa những người khác.

Khá kỳ quặc, sự hiện diện của tôi ở Mỹ cũng đã trùng với những sự phát triển chính trị cấp tiến ở đó. Tôi đã may mắn nhìn từ gần sự phát triển của cả phong trào tự do ngôn luận ở Berkeley trong năm 1964–5 và việc sinh viên chiếm Sảnh đường Đại học tại Harvard trong năm 1969. Tình cờ, tôi cũng có mặt tại Đại học Columbia trong mùa xuân 1968, và đã có một cuộc viếng thăm đầy sự kiện tới Paris trong đầu mùa hè 1968. Nhờ tất cả những sự trùng hợp này, phân tích nhân tố cổ điển đã có thể thậm chí nhận diện tôi như ‘nguyên nhân gốc rễ’ của những sự náo động!

8

Mặc dù tôi đã tham gia trong các cuộc biểu tình sinh viên ở Calcutta, tôi không thấy bất cứ thứ gì giống sự phát triển đột ngột, nhưng có tính hệ thống của sự kích động sinh viên mà đã xảy ra với phong trào tự do ngôn luận ở Berkeley trong năm 1964. Nguyên nhân – tự do ngôn luận theo nghĩa rộng nhất – cũng đã cộng hưởng mạnh mẽ với tôi, như các mối quan tâm cơ bản, mà liên quan đến phong trào các Quyền Dân sự và sự phản đối Chiến tranh Việt Nam, đã cộng hưởng. Tôi đã dạy toàn thời gian, đặc biệt một cua về lý thuyết lựa chọn xã hội thu hút công chúng khá lớn và nhiệt tình. Các lớp đã chẳng bao giờ bị gián đoạn và chúng tôi đã có sự thảo luận tuyệt vời về các vấn đề liên quan đến phong trào tự do ngôn luận xác đáng thế nào đến các cuộc thảo luận và các thủ tục lựa chọn xã hội.

Tôi đã học được rất nhiều, trong khi thử dạy lập luận ra sao về những sự tiếp diễn lựa chọn xã hội và tạo ra một sự khác biệt. Vì sự lựa chọn ban lãnh đạo và các chính sách được thảo luận rộng rãi giữa các lãnh đạo của phong trào tự do ngôn luận – tôi nhận được các báo cáo thường xuyên về chúng từ các bạn – đã có một sự gần gũi kỳ lạ giữa những thứ đang xảy ra trong thế giới bên ngoài và những vấn đề được thảo luận bên trong lớp học của chúng tôi. Ngay cả khi tôi bỏ sót mối quan hệ quan trọng nào đó, tôi đã có thể dựa vào để được sửa bởi một sinh viên sáng dạ hay sinh viên khác ủng hộ cả hành động và lý thuyết.

Mặc dù tôi là một giáo sư thỉnh giảng, cả Nabaneeta và tôi đã không già hơn mấy so với hầu hết các sinh viên cao học; ngoài tình bạn với các đồng nghiệp của tôi, chúng tôi cũng kết bạn với nhiều trong số sinh viên đó. Carl và Myra Riskin đã trong số những bạn thân nhất, nhưng cũng đã có những người khác, kể cả Shyamala Gopalan (từ Ấn Độ), mà làm nghiên cứu ung thư rất được mến mộ, và chồng cô Donald Harris (từ Jamaica), một nhà kinh tế học tài năng, mà tôi ngồi trong ủy ban chấm thi tiến sĩ của anh. Shyamala và Don sống ở Oakland, và căn hộ của Nabaneeta và tôi gần Đại lộ Telegraph đã gần như nửa đường giữa Oakland và Berkeley, cho nên là dễ cho chúng tôi để thăm họ. Lần đầu tiên tôi gặp con gái họ Kamala khi cô bé mới vài ngày tuổi và tôi nhớ cô bé phản đối thế nào khi các bạn của cha mẹ nó làm quá ồn. Khi cô lớn lên, cô giành được một danh tiếng to lớn và được biện minh như một nhà lãnh đạo chính trị trẻ. Khi tôi viết những dòng này, cô vừa được bàu làm Nữ Phó Tổng thống đầu tiên của Hiệp Chủng quốc Mỹ – một thành tựu phi thường.

Nếu tôi thử tương phản Mỹ tôi thấy trong các cuộc viếng thăm mỗi bốn năm của tôi với Mỹ ngày hôm nay, tôi phải thừa nhận rằng vài sự khác biệt lớn phần nhiều là do các quá trình thay đổi mà tôi khá may mắn để chứng kiến trong nhiều thập niên. Sức mạnh của tiền đã có thể không giảm đi, nhưng các cuộc phản đối về nó có một chỗ đứng chắc chắn bây giờ theo một cách mà chúng đã không có khi tôi đến thăm đầu tiên. Cụm từ ‘xã hội chủ nghĩa’ có thể vẫn gây hoảng loạn, nhưng cái khiến cho ‘các đảng xã hội chủ nghĩa (socialist)’ ở châu Âu có thể nhận ra là xã hội chủ nghĩa (như sự quan tâm cho sức khỏe công cộng, an sinh xã hội, tiền lương tối thiểu) ngày nay có thể nhận được một sự lắng nghe ngay cả ở Mỹ – dù chúng đến mà không có nhãn xã hội chủ nghĩa gây khiếp sợ. Các cuộc tranh luận công và các phong trào cấp tiến đã có một đóng góp đáng kể cho sự thay đổi này.

24. Cambridge xét lại

1

Vào lúc tôi quay lại Cambridge trong tháng Chín 1961, Trinity cấp cho tôi một căn hộ bên kia đường từ College. Số 15 Trinity Street ở trung tâm của thành phố, chỉ một phút đi bộ. Tôi rất hài lòng để quay lại.

Ngày sau khi chúng tôi đến Cambridge, Joan Robinson đến thăm chúng tôi. Bà rất tha thiết để gặp Nabaneeta và cực kỳ niềm nở với cô. Ngay khi tôi nghĩ về tôi quý Joan đến thế nào, bà bảo tôi bà hy vọng rằng tôi không quên kinh tế học Cambridge của tôi dưới ảnh hưởng của MIT và Stanford. Bà cũng bảo tôi rằng ‘chất độc tân cổ điển’ có thể dễ dàng được loại bỏ khỏi kinh tế học nếu tôi chỉ quan tâm nhiều hơn đến trận chiến lớn đang xảy ra trong môn học. Tất nhiên, bà đã nửa nói đùa, nhưng tôi có thể thấy những mối lo cũ của bà đã không biến mất.

Vào cuối tuần, chúng tôi đi thăm Maurice Dobb và ăn cơm trưa với ông và vợ ông Barbara tại nhà gia đình ông ở Fulbourn, không xa Cambridge. Tại đây đã không có chuyện nào về các trận chiến kinh tế và chúng tôi đã có một buổi chiều tuyệt vời. Tôi nhớ việc nghĩ rằng, trong khi ảnh hưởng lớn trong việc kéo tôi đến Trinity như một sinh viên đã là kinh tế học của Maurice, chính tính cách và sự thân thiện của ông là cái bây giờ khiến tôi là một người hâm mộ ông như vậy.

2

Khi tôi tái định cư ở Cambridge, tôi nghe về sự xôn xao quanh sự đến của Frank Hahn, mà đã xảy ra trong năm tôi đi xa. Hahn, một nhà kinh tế toán học lớn và một giáo viên và người truyền đạt vô cùng hiệu quả, nổi tiếng một cách chính đáng rồi, đã ở Đại học Birmingham, mà ông được thuyết phục để rời đi nhằm chuyển đến Cambridge. Ông đến với một Fellowship tại Churchill College, và đã ổn định rất nhanh và khéo. Vợ ông Dorothy – cũng là một nhà kinh tế học – trở thành một nhân vật cao cấp tại Newnham College. Frank nhanh chóng trở thành một bạn thân, và tôi dựa vào lời khuyên của ông và Dorothy về nhiều thứ.

Nicholas Kaldor đã rất bị ấn tượng bởi Frank sau khi gặp ông tại một seminar chính xác một lần, và sau đó đã đóng một vai trò hàng đầu cả trong sự thuyết phục Cambridge để đưa ra một đề nghị tốt và trong sự thuyết phục Frank để đến Cambridge. Tôi bảo Nicky tôi rất hài lòng rằng ông đã đưa ra sáng kiến, vì Frank là một nhà kinh tế học lừng lẫy và có những phẩm chất lãnh đạo tuyệt vời – và cả (để chòng ghẹo ông một chút) rằng thật rất tốt là ông – Kaldor – đã có thể hình thành một ý kiến mạnh về một người trên cơ sở của chỉ một cuộc gặp. Nicky trả lời rằng tôi hết sức đánh giá thấp ông và bình thường ông cần một cuộc gặp ít hơn thế để hình thành một ý kiến dứt khoát.

Tôi là một người rất hâm mộ công trình của Hahn, đặc biệt cách ông xử trí các vấn đề giải tích phức tạp. Tuy vậy, một số nhân vật Cambridge dòng chính, kể cả Joan, đã cáu kỉnh về ảnh hưởng của ông, đặc biệt vai trò ông trao cho kinh tế học toán học. Phái chính thống Cambridge chi phối cũng đã không vui với sự bổ nhiệm James Meade trong năm 1957 như Giáo sư Chính trị Kinh tế học (chức giáo sư kinh tế học cấp cao ở Cambridge, ban đầu do Alfred Marshall nắm giữ). Đã có một niềm tin địa phương mạnh mẽ rằng hoặc Joan hay Nicky sẽ được đề nghị chức đó. Tuy vậy, trong khi Meade chắc chắn khác phái chính thống Cambridge, đầu tiên ông đã có khuynh hướng khá yên lặng và không-gây gổ. Điều này chắc chắn đúng khi ông và tôi cùng nhau dạy các lớp trong năm 1958.

Với sự đến của Frank Hahn, tình hình bắt đầu thay đổi. Đã có một trận chiến công khai xảy ra giữa những người chính thống và những người nổi loạn. Trong số những người sau, Frank là lãnh tụ, và ông đã không lưỡng lự để dùng tiếng nói của ông để gạt bỏ cái được cho là tính trung tâm của những cách neo-Keynesian để xem xét thế giới kinh tế. Khi tôi quay lại từ Mỹ, tôi nhận thấy một tính gây gổ mới trong James Meade, hướng đặc biệt chống lại sự không sẵn lòng của những người chính thống để lắng nghe bất cứ ai khác. Ông đã tạo ra ấn tượng rõ rằng cuối cùng ông quyết định thế là đủ – trong một dịp ông cất dọng cao ngất để chặn họng cái Joan Robinson nói sau khi bà đã đối xử với ông một cách tương tự. Tình tiết đã có thể tiêu khiển – như một cuộc cãi vã hò hét giữa hai người nổi tiếng đôi khi có thể là – nhưng cũng thật gây chán nản.

Những cuộc chiến đấu có vẻ diễn ra vô tận. Đã có một seminar hàng tuần cho một số nhỏ nhà kinh tế học được chọn nghiêm ngặt những người tạo thành một câu lạc bộ ‘bí mật’ gọi là Câu Lạc bộ Thứ Ba, mặc dù nó gặp nhau vào các tối Thứ Hai (hay có lẽ đã là Câu Lạc bộ Thứ Hai và gặp nhau vào Thứ Ba). Những thảo luận ở đó đôi khi lý thú, nhưng chủ yếu phản ánh những sự trung thành khác nhau của các thành viên với các trường phái tư tưởng khác biệt và thường đã đơn giản mang tính bộ lạc. Tôi đã không đề nghị để thuyết trình tại Câu Lạc Bộ, nhưng đôi khi thích thú những sự thảo luận và luôn luôn thích thú bữa tối trước cuộc họp tại quán ăn ở trên Nhà hát Nghệ thuật mà Richard Kahn và Joan Robinson thường đưa chúng tôi đi (Kahn đã là một trong những chủ nhà hào phóng nhất tôi từng biết).

Tôi cũng đã có trận chiến của riêng tôi lúc đó: để được phép dạy kinh tế học phúc lợi và lý thuyết lựa chọn xã hội. Tôi có một việc làm giảng viên tại Đại học và một sự cam kết để giảng hai bài một tuần. Tôi đã dạy kinh tế học phát triển và lập kế hoạch đầu tư, và cũng giảng một loạt bài về các nguyên lý kinh tế tổng quát trong khóa học thứ ba của năm cuối – như một loại bổ sung cho sự dạy sớm hơn trong năm học. Tôi khá vui để giảng các bài giảng này cho các lớp rất đầy đủ – các sinh viên thường lũ lượt kéo đến các bài giảng khi các kỳ thi sắp đến. Tuy vậy, giới quyền thế khoa đã kháng cự mạnh mẽ việc cho phép tôi dạy một cua về kinh tế học phúc lợi vì nó đã là chủ đề nghiên cứu của tôi dù sao đi nữa khi tôi là một sinh viên cao học. Đề xuất của tôi để bắt đầu một cua như vậy được đưa ra Hội đồng Khoa Kinh tế học, do Richard Kahn chủ tọa, nhưng đề xuất bị bác bỏ ngay lập tức. Sau khi cản nó trong một vài năm (‘kinh tế học phúc lợi không phải là một chủ đề thực tế,’ một thành viên mạnh mẽ của khoa bảo tôi), cuối cùng tôi đã được phép giảng một cua ngắn chỉ tám bài giảng. Việc này được xem như một sự nuông chiều cho tôi hơn là một sự công nhận tính xác đáng của kinh tế học phúc lợi như phần của chương trình giảng dạy. Khi James Mirrlees được bổ nhiệm vào vị trí của tôi tại Trinity sau khi tôi rời về Delhi, ông cũng đã đề nghị để dạy một cua về kinh tế học phúc lợi. Thế nhưng lại lần nữa việc này đã không được phép, và anh được các lãnh đạo khoa bảo, ‘Cua nhỏ đó đã là một sự nhượng bộ đặc biệt đối với Sen; nó không được tính như một phần bình thường của việc dạy kinh tế học. Hãy nghĩ về cái gì đó khác.’

3

Sự đánh giá của tôi về Cambridge như thế đã ngày càng rẽ đôi. Tôi thích thú cuộc sống đại học và việc nói chuyện với hầu hết đồng nghiệp của tôi, thế nhưng các ưu tiên của Khoa Kinh tế học đã có vẻ được tính toán để giữ tôi xa cái tôi thích nhất. Tôi đành chấp nhận, nhưng không dễ, và tôi phải tạo ra cơ hội cho công việc có kết quả. Mặc dù tôi không được cổ vũ để nghĩ về lựa chọn xã hội, đã có những chủ đề khác mà tôi có thể vui vẻ quay sang và tất nhiên tôi vẫn học được nhiều từ Dobb và Sraffa.

Trinity đã là cơ sở chính của những cuộc gặp gỡ trí tuệ khác, vượt xa kinh tế học. Nó đã có một thành tích tuyệt vời về đưa các sinh viên – hay các học giả trẻ – từ những nơi xa xôi và giúp họ trở thành cái gì đó hoàn toàn khác. Người mà về ông tôi được hỏi nhiều nhất khi tôi là một Fellow trẻ tại Trinity, không ngạc nhiên, đã là Ramanujan, thiên tài toán học từ Ấn Độ. Nhưng cũng đã có Chandrashekhar, một trong những nhà thiên văn học hiện đại độc đáo nhất và có ảnh hưởng, mà sau Trinity đã tiếp tục làm việc tại Đại học Chicago. Đã có nhiều người khác – từ Jawaharlal Nehru đến Muhammad Iqbal, nhà thơ hão huyền – mà đã ở Trinity trước tôi rất lâu, nhưng sự liên kết của họ với College rõ ràng đã quan trọng cho công việc của họ và của những người thường đi vào những cuộc trò chuyện của chúng tôi.

Trong một bài giảng tôi phải trình bày ở Trinity nhiều năm sau, tôi đã nhắc tới thời gian tôi gia nhập College, khi tôi vẫn còn đang phục hồi từ xạ trị liều cao cho ung thư miệng của tôi được tiến hành năm trước đó. Michael Atiyah, nhà toán học tuyệt vời và một người vô cùng dễ thương, người được Giải Abel đầu tiên (tước hiệu cao quý nhất trong toán học), và đã là Hiệu trưởng của College ngay trước tôi, đã đọc văn bản bài phát biểu của tôi mà Trinity công bố và bảo tôi cái gì đó về bản thân ông mà tôi đã không biết:

Tôi vừa đọc Hồ sơ Trinity Hàng năm và thích thú cả bài báo của anh về Sraffa (& Wittgenstein) và bài phát biểu sinh nhật thứ 80 của anh. Tôi phát hiện ra rằng Trinity đã suýt mất hai Hiệu trưởng kế tiếp nhau vào tuổi trẻ. Trong khi anh bị ung thư miệng vào tuổi 15, mà làm anh khó chịu trong nhiều năm, tôi đã bị viêm màng não tủy ở Cairo vào tuổi 13. Bệnh này có thể gây chết người trong vòng vài ngày và tôi đã chỉ được cứu bởi thuốc sulfonamide mới (M&B 693) mới xuất hiện và may mà thầy giáo của tôi và bác tôi đã cố gắng tìm được.

Michael thường nói về các tổ tiên Sudan của ông và thời thơ ấu Ai Cập của ông, nhưng điều đó không làm yếu chút nào bản sắc mạnh của ông như một nhà toán học Anh. Bản sắc Sudan của ông nổi lên một cách liền mạch với bản sắc Trinity của ông.

Các lý do để suy ngẫm về các bản sắc khác nhau đã có vẻ có mặt khắp nơi trong đời sống đại học của tôi và trở nên ngày càng rõ cho tôi trong những ngày của tôi ở Cambridge. Những người đàn ông đã ngã xuống trong thời chiến và được tưởng niệm trong Nhà nguyện Trinity rành rành là những người Anh, thế nhưng mối quan hệ thân thích với các thành viên Trinity của những năm sau – từ khắp thế giới, từ Sudan đến Ấn Độ – đã là một thực tế mà cùng tồn tại với các quốc tịch tương ứng của họ. Các nhà phân tích xã hội mà có khuynh hướng nghĩ bản sắc như một công cụ phân loại duy nhất – và chia rẽ mạnh mẽ – bỏ sót tính phong phú của nhiều bản sắc mà tất cả chúng ta đều có. Nguồn gốc địa lý, tư cách công dân, dân cư, ngôn ngữ, nghề nghiệp, tôn giáo, thiên hướng chính trị của chúng ta và nhiều khía cạnh khác của bản sắc của chúng ta vui vẻ cùng tồn tại, cùng nhau làm cho chúng ta, thành những người mà chúng ta là.

Tất nhiên, bản sắc cũng có thể là một nguồn xung đột, đặc biệt nếu nhiều khía cạnh của nó không được hiểu một cách đúng đắn. Những sự chia rẽ có thể đột ngột xuất hiện và được cổ vũ để kích động những sự hận thù, như chúng đã bị ở Ấn Độ trong những năm 1940 để thổi bùng bạo lực trong chính trị trước-Chia cắt. Những người Ấn Độ hòa nhã của những năm 1930 đột nhiên bị thuyết phục để bắt đầu nhìn chính họ hoặc như những người Hindu hiếu chiến hay như những người Muslim sẵn sàng chiến đấu. Đã có một sự nuôi dưỡng bạo lực tương tự ở Ireland, đặc biệt ở miền bắc, khai thác sự đễ bị tổn thương của sự chia rẽ Công giáo–Tin lành. Khi tôi suy ngẫm về tính phức tạp của các vấn đề bản sắc, tôi bắt đầu thấy rõ hơn chúng có thể vô cùng quan trọng như thế nào – và có tiềm năng dễ bị kích động – ngay cả khi chúng sống sót trong một hình thức bị che giấu hơn là hình thức dễ thấy rõ ràng.

4

Tác hại và bạo lực mà có thể sinh ra từ tư duy lẫn lộn về một bản sắc được cho là độc nhất đi cùng với một loại khác của vấn đề bản sắc – loại mà có thể dẫn đến một sự hiểu lầm về cách các tổ chức xã hội hoạt động ra sao. Tôi phải xem xét nó bởi vì vài cuộc trao đổi của tôi với nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới Oskar Lange, khi tôi vừa bắt đầu nghiên cứu tiến sĩ của tôi.

Với tư cách một nhà phân tích tiên phong về chủ nghĩa xã hội thị trường, Lange không chỉ đã làm rõ các hình thức khác nhau mà một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể lấy, nhưng trong quá trình cũng đã rọi ánh sáng lên một nền kinh tế thị trường cạnh tranh hoạt động như thế nào, và thông tin phân tán có thể được một hệ thống thị trường hoạt động suôn sẻ kết hợp với nhau một cách thuyết phục như thế nào dưới cả chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Với tư cách một giáo sư tại Đại học Chicago, Lange trở thành một công dân Mỹ được nhập tịch trong năm 1943. Nhưng không lâu sau đó ông bắt đầu nghi ngờ công trình sớm hơn của chính ông. Vào thời gian Chiến tranh Thế giới thứ Hai sắp kết thúc, Lange đã chấp nhận (trước sự ngạc nhiên đáng kể của các đồng nghiệp của ông và các nhà kinh tế học khác) tính ưu việt của sự phân bổ nguồn lực tập trung kiểu Soviet, và đã bác bỏ các giá trị của sự phi tập trung (sự phân tán) qua các thị trường – kể cả ý tưởng về chủ nghĩa xã hội thị trường, mà đã là một sự sáng tạo nhiều đến vậy của tư duy kinh tế của chính ông. Ông cũng đã từ bỏ tư cách công dân Mỹ của ông và bắt đầu viết một loạt chuyên khảo bênh vực các ý tưởng của Joseph Stalin, kể cả – tôi phải nín thở ở đây – ‘các lý thuyết kinh tế của Stalin’.

Tên của Lange đã thường xuất hiện trong những cuộc thảo luận chính trị và kinh tế trong quán cà phê tại College Street ở Calcutta trong những ngày của tôi ở Presidency College khoảng năm 1952. Sukhamoy Chakravarty bị quyến rũ bởi hành trình chính trị của Lange và, sau khi Lange đột nhiên quay sang lý thuyết Stalinist, Sukhamoy bảo tôi rằng anh bị hoang mang. Sự biến đổi của Lange sang kinh tế học kiểu Soviet đã thường được nhắc tới bởi sự trung thành Cộng sản, trong khi tất nhiên bị những người phê phán hệ thống Cộng sản lên án như sự vô nghĩa sai lầm. Giữa các nhà kinh tế học chuyên nghiệp, chất lượng tinh tú của công trình ban đầu của Lange đã tiếp tục được ngưỡng mộ – Ken Arrow đặc biệt lớn tiếng trong sự ca ngợi của ông – mặc dù các ý tưởng muộn hơn của ông thường bị đối xử với sự nghi ngờ.

Khi tôi nói về Lange, Maurice Dobb cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ nhiều cho công trình ban đầu của ông ta, và rằng ông không thể hiểu chiều hướng mà bây giờ Lange đang hướng theo. Sraffa đã rõ ràng hơn, và đã mô tả Lange như một người rất thông minh và tử tế nhưng hết sức lẫn lộn các đòi hỏi của lập luận kinh tế và của chính trị ý thức hệ. Sraffa vẫn liên lạc với Lange, và chính ông bảo tôi, lúc nào đó đầu năm 1956, rằng Lange sắp thăm Cambridge và đã bày tỏ sự quan tâm đặc biệt để gặp tôi.

Hóa ra là Lange nghe từ Maurice Dobb về lĩnh vực nghiên cứu hiện thời của tôi (mà tôi vừa bắt đầu vào công việc về ‘lựa chọn kỹ thuật’) và đã muốn cho tôi lời khuyên nào đó. Khi tôi gặp Lange, ông đã vô cùng thân thiện. Ông nói ông muốn biết cuối cùng tôi phát triển loại lý thuyết nào, nhưng cũng cảm thấy rằng các quyết định kinh tế loại này hết sức bị chi phối bởi những ưu tiên chính trị mà bất cứ công trình nào về lý thuyết kinh tế thuần túy, như cố gắng thử của tôi về lựa chọn kỹ thuật, chắc chắn bỏ sót các chiều quan trọng của sự ra quyết định liên quan.

‘Hãy để tôi minh họa,’ ông nói, và tiếp tục mô tả chính phủ Ba lan đã xây dựng một tổ hợp công nghiệp khổng lồ như thế nào với một lò luyện thép khổng lồ – và một đơn vị công nghiệp liên quan (được gọi là Nhà máy Thép Vladimir Lenin) – ở Nowa Huta, gần thành phố cổ Krakow. ‘Về mặt phân tích kinh tế thuần túy, là khó để biện minh cho quyết định để đặt nó ở đó, chiếm đất nông nghiệp thượng hạng và phụ thuộc vào việc đưa từ xa nhiều yếu tố sản xuất, kể cả than và quặng sắt,’ Lange nói. Vấn đề là, vì sao họ lại chọn một sự đầu tư công nghiệp khổng lồ như vậy trong một địa điểm có vẻ không thích hợp như vậy? Vì sao ở đó?

Tôi không thể đoán câu trả lời có thể là gì, và hỏi, ‘Quả thực vì sao?’ ‘Là bởi vì’, Lange đáp lại, ‘Krakow đã là một thành phố rất phản động, với một lịch sử cánh hữu dài – họ thậm chí đã không chiến đấu với bọn Nazi một cách đúng mức.’ Vì thế quyết định được đưa ra rằng một thành phố công nghiệp hiện đại ‘với một giai cấp vô sản lớn’ chính là cái Krakow cần. ‘Nhân dân ở Krakow đã bắt đầu trở nên ít phản động hơn rồi,’ Lange tự tin nói. ‘Anh sẽ chẳng bao giờ có được một câu trả lời cho câu hỏi này bằng việc đào sâu hơn và sâu hơn vào lập luận kinh tế ở tu viện. Lập luận trong trường hợp này là hoàn toàn chính trị.’

Lange phải đi sang một cuộc hẹn khác, và như thế ông rời đi, rất thân ái yêu cầu tôi để thăm ông ở Ba Lan. Tôi biết ơn rằng ông đã cố gắng để đến và gặp tôi và giải thích sự cần để nêu bật những cân nhắc chính trị liên quan trong việc ra quyết định kinh tế.

Sau khi ông đi, tôi tiếp tục tự hỏi liệu ông thực sự đã đúng. Ông hẳn đã đúng để chỉ ra sự xác đáng của những sự cân nhắc chính trị trong những quyết định kinh tế, nhưng thí dụ Nowa Huta đã quá rành mạch và có tính công thức. Tình hình có thực sự phát triển như được Lange và các bạn ông kỳ vọng? Tôi đã không có câu trả lời khi đó, nhưng tôi đã tìm ra muộn hơn. Hóa ra là Phong trào Đoàn kết chống-Cộng sản, nổi bật vào đầu những năm 1980, đã có một cơ sở mạnh trong Nhà máy Thép Vladimir Lenin ở Nowa Huta, và dần dần những kỳ vọng trước kia của chính phủ Ba lan đã hoàn toàn bị lật nhào. Nhà máy thép đã trở thành một pháo đài của phong trào lao động Công giáo mới. Thay cho Nowa Huta cải tạo Krakow, chính Krakow đã lấn át Nowa Huta. Lange đã đúng rằng chính trị chắc chắn là quan trọng trong các quyết định kinh tế, nhưng các sự kiện cũng có thể chuyển theo hướng ngược với hướng được các nhà lãnh đạo chính trị dự kiến.

Các bản sắc có thể không được miễn khỏi sự thay đổi, nhưng chúng không thể dễ dàng chịu sự thao túng có kế hoạch. Theo năm tháng, Phong trào Đoàn kết đã mở rộng và trưởng thành, và tôi hoan nghênh cơ hội để thảo luận vấn đề lần nữa với Lange dưới ánh sáng của những kỳ vọng ban đầu và những gì thực sự diễn ra ở Nowa Huta. Đáng buồn ông đã chết trong năm 1965, lâu trước khi Đoàn kết trở thành một lực lượng để tính đến. Trong suy nghĩ về tính có thể thay đổi được và tính có thể bị thao túng của bản sắc, tôi ngày càng được thuyết phục rằng chúng ta phải xem xét cẩn trọng hơn nhiều các bản sắc của chúng ta thích nghi như thế nào với hoàn cảnh, thường theo những cách không thể tiên đoán được.

5

Vì tôi có thời gian rảnh rỗi sau khi hoàn thành các nghĩa vụ dạy và nghiên cứu của tôi ở Cambridge, tôi đã quyết định, sau sự lưỡng lự nào đó, để thăm dò lý thuyết lựa chọn xã hội dù sao đi nữa. Khi công trình của Kenneth Arrow trở nên được hiểu kỹ hơn một chút, nhiều người khắp thế giới bắt đầu có một sự quan tâm đến lựa chọn xã hội và đối với tôi có vẻ rằng có một số vấn đề nổi bật trong lĩnh vực cần sự thăm dò khẩn cấp. James M. Buchanan, một nhà kinh tế học rất dễ thương nhưng khá bảo thủ, đã hỏi câu hỏi nền móng tuyệt vời – liệu ý tưởng về sở thích xã hội (social preference), được Arrow và nhiều nhà lý thuyết lựa chọn xã hội dùng, thực sự có ý nghĩa không. Xã hội không phải là một người như thế làm sao chúng ta có thể nghĩ một cách hợp lý về cái gì đó như ‘sở thích của một xã hội’? Đặc biệt Buchanan đã hỏi, không phải không có lý, liệu có ý nghĩa không để nói về các tính chất nhất quán của lựa chọn xã hội (cái Arrow gọi là ‘tính duy lý tập thể [collective rationality]’) vì một xã hội không thể tiến hành những suy ngẫm tích hợp theo cách một cá nhân suy ngẫm.

Về chủ đề này và các chủ đề liên quan Buchanan công bố hai bài báo cực kỳ lý thú trong năm 1954, khi tôi vẫn là một sinh viên ở Cambridge.1 Vì khi đó tôi đang chuẩn bị thi bằng cử nhân, tôi đã không thể làm nhiều hơn việc lưu ý tính xác đáng của những câu hỏi của Buchanan và dòng lập luận rộng của ông. Vì sao một cụm của những lựa chọn xã hội có bất kể loại tính đồng đều nào, như tính bắc cầu [transitivity] (đòi hỏi rằng nếu x được ưa thích về mặt xã hội hơn y và y hơn z, thì x phải được ưa thích về mặt xã hội hơn z)? Và tiếp tục từ đó, liệu định lý bất khả của Arrow sẽ có sụp đổ nếu chúng ta ngừng đòi hỏi sự cố kết như vậy hay – đi xa hơn – nếu giả như chúng ta bỏ chính ý tưởng về sở thích xã hội?

Tôi đã không có ai ở quanh tôi để nói chuyện về những mối quan tâm này, và trong những năm bận rộn tiếp sau các bài báo của Buchanan trong năm 1954 (với sự nghiên cứu của tôi về các chủ đề khác và việc dạy của tôi ở Đại học Jadavpur) những câu hỏi Buchananite đã tạm thời bị gác lại. Tuy vậy, trong năm của tôi ở MIT trong năm 1960–61, và đặc biệt trong việc dạy thay cho Samuelson về kinh tế học phúc lợi, tôi được nhắc nhở rằng có công việc chưa hoàn thành trong việc khảo sát tỉ mỉ ý tưởng về sở thích xã hội mà sớm muộn tôi sẽ phải quay lại. Thậm chí tôi đã tự ý hỏi Samuelson liệu ông có nghĩ về những câu hỏi của Buchanan. Rõ ràng ông đã có nghĩ, nhưng cách hỏi của tôi đã khiến ông bật cười. ‘Chúng ta sẽ cùng nhau làm một ngày nào đó,’ ông thân mật trả lời.

Sau khi từ Mỹ quay về Cambridge một thời gian, tôi quyết định xem xét kỹ lưỡng sự nghi ngờ của Buchanan về khung khổ của Arrow và việc ông gạt bỏ định lý bất khả của Arrow. Đã vẫn không có ai ở Cambridge để thảo luận chuyện này, và tôi nhớ một trong những bài hát tiếp sinh lực của Tagore từ những ngày của cuộc đấu tranh cho độc lập của Ấn Độ: ‘Nếu không ai đáp lại lời kêu gọi của bạn, bạn phải đi một mình.’ Sự tiến bộ cô độc không phải là không có thể và sau một số công việc tôi kết luận, ngập ngừng, rằng sự nghi ngờ của Buchanan về sở thích xã hội rất có ý nghĩa – chí ít, cho những kiểu lựa chọn xã hội nào đó.

Hãy xét, thí dụ, các hệ thống bỏ phiếu. Có thể hết sức có vấn đề để gán cho loại nào đó của một sở thích xã hội như cơ sở cho các quyết định bỏ phiếu mà sẽ xuất hiện, theo cách này hay cách khác, từ các định chế được thiết lập. Nếu bạn thấy ứng viên x có thể đánh bại y, và y có thể đánh bại z, điều đó không nhất thiết cho bất kể loại đảm bảo nào rằng x sẽ có khả năng đánh bại z. Có thể là cám dỗ để nghĩ rằng x là tốt hơn y, và y tốt hơn z, cho nên x phải tốt hơn z, nhưng các kết quả bỏ phiếu, giỏi nhất được xem chỉ như các kết cục thủ tục mà không có bất kể ngụ ý đánh giá giá trị có sức thuyết phục trực tiếp nào. Buchanan vì thế đối với tôi có vẻ đã đúng trong sự nghi ngờ của ông về các sở thích xã hội – nếu chúng được ngoại suy từ những kết quả bỏ phiếu.

Tuy vậy, sự hiểu biết của chúng ta sẽ là hoàn toàn khác nếu lựa chọn xã hội là để phản ánh những đánh giá phúc lợi xã hội hơn là những kết cục bỏ phiếu.2 Bất kể sự cố kết cần thiết nào của những sự xếp hạng phúc lợi xã hội sẽ làm cho các giá trị của phúc lợi xã hội kết hợp hài hòa với nhau. Nếu, thí dụ, chính sách xã hội a sẽ mang lại nhiều phúc lợi xã hội hơn chính sách b, và chính sách b mang lại nhiều phúc lợi xã hội hơn chính sách c, thì chúng ta phải có khả năng cho rằng chính sách a sẽ mang lại nhiều phúc lợi xã hội hơn chính sách c, bởi vì sự thích hợp đánh giá giá trị. Trong trường hợp đó, các ý tưởng về tính duy lý tập thể phải có nghĩa cho những đánh giá phúc lợi xã hội theo cách mà chúng sẽ không cho các kết cục chế định thuần túy. Như thế, trong trường hợp của đánh giá phúc lợi, những đòi hỏi như tính bắc cầu của sở thích xã hội sẽ có ý nghĩa. Đấy sẽ là thế giới của Arrow – không phải thế giới của Buchanan.

Thế thì chúng ta kết luận gì về định lý bất khả của Arrow? Trong trường hợp của đánh giá phúc lợi xã hội, lý thuyết sẽ tiếp tục xác đáng – được trang bị với sự cố kết cần cho tính duy lý tập thể – theo đường lối riêng của Arrow. Nhưng có một khó khăn thật trong trường hợp khác – trong việc thử xác định sở thích xã hội từ bỏ phiếu và các cuộc bầu cử. Nếu tính duy lý tập thể là một đòi hỏi có vấn đề trong những quyết định bỏ phiếu, chúng ta không thể có được kết quả bất khả của Arrow – chí ít không bằng lập luận toán học của Arrow, vì Arrow sử dụng tính duy lý tập thể một cách cốt yếu trong việc chứng minh tính bất khả. Thế có phải là sự kết thúc của kết quả bất khả cho các trường hợp thủ tục như bỏ phiếu (mặc dù không kết thúc cho các đánh giá phúc lợi xã hội) hay không? Hay có cách nào đó chúng ta có thể bỏ tính duy lý tập thể nhưng vẫn có được kết quả bất khả của Arrow?

Tôi nghĩ khá nhiều về câu hỏi này và tiếp tục làm vậy giữa công việc đang diễn ra khác trong năm sau tốt nghiệp (ngay cả khi tôi bắt đầu làm việc về ‘lựa chọn kỹ thuật’), nhưng đã không thể giải quyết nó hoàn toàn. Cuối cùng, sau nhiều năm, tôi đã có nghĩ ra một chứng minh tính bất khả của Arrow mà không có yêu cầu về tính duy lý tập thể, một định lý toán học hơi phức tạp mà (hàng thập niên sau) được dùng như xương sống của bài phát biểu chủ tịch cho Hội Kinh tế Lượng (Econometric Society).3 Tôi đã gửi định lý mới này và chứng minh của nó cho Arrow trong cuối những năm 1970, và ông bảo tôi ông tin chắc rằng hẳn phải có một lỗi ở đâu đó. Ông đã hứa gửi cho tôi một sự sửa, nhưng việc đó chẳng bao giờ đến, và làm cho tôi hết sức an ủi là cuối cùng ông đã chấp nhận tính hợp lệ của định lý và chứng minh của nó. Cũng có những thời khắc vui vẻ trong lý thuyết lựa chọn xã hội.

6

Ngoài những mối lo của Buchanan ra, tôi đã thăm dò vài câu hỏi giải tích khác trong lý thuyết lựa chọn xã hội, nhưng đã không có những người khác quanh tôi quan tâm đến những vấn đề này. Maurice Dobb đã cảnh báo tôi một cách tiên tri về sự làm việc cô đơn trong một chủ đề mà có ít sự quan tâm giữa các đồng nghiệp, các sinh viên, các giáo viên hay các bạn. Tuy vậy, như luôn luôn, dải quan tâm rộng của Piero Sraffa đã cho một sự an ủi từ sự cô lập gay gắt này. Piero đã từng làm triết học nghiêm túc mà không gọi nó là triết học, và ông đã cũng làm lựa chọn xã hội mà không nhìn nhận cái ông làm là lựa chọn xã hội.

Về một chủ đề cá biệt, sự bất đồng của Sraffa với Gramsci đã rất đáng kể – cả tự nó và nhân tiện liên quan đến lý thuyết lựa chọn xã hội. Việc này liên quan đến mức độ tầm quan trọng được gắn với tự do cá nhân giữa các giá trị con người khác, và liệu nó phải có một chỗ của riêng nó giữa các đòi hỏi cơ bản được phản ánh trong cấu trúc tiên đề của lý thuyết lựa chọn xã hội. Câu hỏi sau cùng là đặc biệt lý thú đối với tôi vì sự làm cho tự do phù hợp vào lựa chọn xã hội đã là một trong những vấn đề chính tôi muốn thăm dò trong việc thử mở rộng lý thuyết lựa chọn xã hội chuẩn tắc vượt xa hơn khung khổ cổ điển của Arrow (mà đã không có chỗ nào cho tự do trong các tiên đề cơ bản cho lựa chọn xã hội). Chính sự điều tra nghiên cứu của Sraffa về tầm quan trọng của tự do là cái đã giúp tôi bắt đầu suy nghĩ về chủ đề sau sự quay lại của tôi từ MIT, trong hai năm học cuối cùng (1961–3) ở Cambridge cổ.

Sraffa đã quan tâm đến cái gì trong việc thảo luận chỗ của tự do trong những dàn xếp xã hội và chính trị? Ông đã chỉ trích thiên hướng của Đảng Cộng sản để bỏ qua tầm quan trọng của tự do cá nhân, và ông đã đặc biệt phê phán sự sao nhãng về cái Đảng có khuynh hướng để gọi, một cách khá coi thường, là ‘tự do tư sản (bourgeois liberty)’. Bản thân tôi đã bắt gặp một thái độ coi thường tương tự từ phái Tả chính thức đối với ý tưởng tự do (được họ cũng mô tả như ‘tự do tư sản’) trong những ngày sinh viên của tôi trong đầu những năm 1950 tại Presidency College. Như một sinh viên ở Calcutta, tôi đã chẳng biết gì về tranh luận Gramsci–Sraffa của những năm 1920, nhưng nhớ đến nó trong khi nói chuyện với Piero trong một trong những cuộc đi dạo buổi chiều của chúng tôi.

Sau khi tôi quay lại từ MIT tôi đã bị ấn tượng bởi sự bền bỉ của cùng cuộc tranh luận, cơ bản như ở Calcutta, về chỗ của tự do cá nhân trong lý thuyết chính trị cánh tả. Sraffa không nghi ngờ rằng thuật hùng biện về tự do có thể bị lạm dụng như một sự tấn công phản động chống lại sự theo đuổi sự công bằng kinh tế và các giá trị bình quân chủ nghĩa khác – như Gramsci đã rõ ràng cũng đã sợ. Chắc chắn là có thể để tìm loại này của sự sử dụng chống-bình quân chủ nghĩa, mà có khuynh hướng đặt ý tưởng tự do chống lại ý tưởng công bằng (bất chấp sự biện hộ nổi tiếng cho cả hai trong những năm đầu của Cách mạng Pháp). Tuy nhiên, Sraffa cho rằng có thể tránh sự lạm dụng như vậy mà không bỏ qua tầm quan trọng thật của tự do trong đời sống con người. Chúng ta cần tự do để làm bất cứ thứ gì đáng kể, và là có thể để chấp nhận tầm quan trọng của nó mà không bị sợ rằng nó có thể hoạt động như một rào cản để đạt những mục tiêu xã hội quan trọng khác. Như Sraffa diễn đạt, là một sai lầm:

… để đổ quá nhiều sự khinh bỉ lên ‘tự do’ tư sản (như được làm, chẳng hạn, bởi L’Unità [tờ báo chính gắn với Đảng Cộng sản Italia]): dù nó được nghĩ là đẹp đẽ hay xấu xí, đấy là cái các công nhân cần nhiều nhất vào thời khắc này và nó là một điều kiện không thể thiếu của tất cả những sự chinh phục thêm.4

Sraffa đã có ảnh hưởng đáng kể trong việc khiến Gramsci nghĩ lại tầm quan trọng của tự do, mặc dù sự ủng hộ cuối cùng của Gramsci cho tầm quan trọng của nó đã vẫn, trong chừng mực tôi có thể thấy, ít nhiệt tình đáng kể hơn sự ủng hộ của Sraffa.

Một trong những vấn đề lý thú ở đây là, mặc dù bản thân Karl Marx đã có một sự quan tâm rất mạnh đến vai trò trung tâm của tự do cho việc thúc đẩy chất lượng cuộc sống con người, bản thân phong trào Cộng sản đã luôn luôn ít đồng tình với tự do cá nhân hơn rất nhiều. Điều này đúng không chỉ ở Italy mà hầu như ở mọi nơi nó lên nắm quyền lực (từ Liên Xô và Trung Quốc đến Cuba và Việt Nam). Với tư cách một người trẻ, Marx đã viết hết sức chi tiết để ủng hộ quyền tự do báo chí và đã bảo vệ mạnh mẽ quyền tự do ngôn luận. Sự ủng hộ tích cực của ông cũng áp dụng cho các tác phẩm của ông về quyền tự do hợp tác xã hội và sự nghiệp đoàn hóa công nghiệp – những sự đồng cảm của ông trong khía cạnh này đã mâu thuẫn với việc thật sự bỏ các phong trào công đoàn mà đã xảy ra trong hầu hết các nước Cộng sản trên thế giới. Nhìn chung, Marx đã muốn mở rộng phạm vi tự do trong các quyết định xã hội. Ông tha thiết, như chúng ta đã thấy sớm hơn, để nhấn mạnh vai trò mà quyền tự do có thể đóng trong việc làm phong phú đời sống con người qua sự mở rộng cơ hội cho sự lựa chọn, bằng việc làm cho ‘có thể đối với tôi để làm một thứ hôm nay và thứ khác ngày mai, để săn bắn vào buổi sáng, câu cá vào buổi chiều, nuôi gia súc vào buổi tối, phê bình sau bữa tối, đúng như tôi nghĩ, mà không bao giờ trở thành một người thợ săn, ngư dân, người chăn gia súc hay nhà phê bình’.5

Những sự suy đoán ban đầu của tôi về quyền tự do trong năm nghiên cứu đầu tiên của tôi ở Cambridge (chạy trốn khỏi môn khô khan về lý thuyết vốn), tôi đã thích thú các vấn đề tính nhất quán (consistency) khác nhau mà xảy ra với tôi trong việc làm cho tự do phù hợp vào lựa chọn xã hội. Tôi đã hy vọng thu hút Piero trong những cuộc đi dạo của chúng tôi bằng việc chia sẻ vài vấn đề lý thú hơn với ông và đã hết sức được lợi từ sự quan tâm của ông đến chúng. Tôi đã công bố một trong những kết quả vài năm sau trong một bài báo trong Journal of Political Economy (‘The Impossibility of a Paretian Liberal [Tính Bất khả của một người Tự do Paretian]’, 1970), mà có lẽ được đọc nhiều hơn bất cứ bài báo nào tôi đã viết.

7

Một vấn đề lựa chọn xã hội khác, mà Piero và tôi thường thảo luận (mặc dù chúng tôi đã không gọi nó là bất cứ thứ gì như ‘lựa chọn xã hội’ chính thức), liên quan đến vai trò của sự thảo luận và tranh luận trong việc nâng cao tầm hiểu biết của những gì xảy ra trong một xã hội. Sự thảo luận này cũng có một khung cảnh thực tiễn đặc biệt. Sraffa đã toàn tâm tham gia vào cuộc đấu tranh chống lại chủ nghĩa phát xít và đã thân với Đảng Cộng sản Italia, mà đã là lực lượng phản đối chính đối với bọn phát xít ở Italy. Nhưng ông cũng đã phản đối mạnh mẽ một trong những quyết định chính sách lớn mà bạn ông Gramsci, với tư cách lãnh tụ của Đảng Cộng sản, đã đưa ra – cụ thể là, một sự khước từ để chung tay với các đảng chống-phát xít khác ở Italy. Gramsci đã lo rằng họ không được đi trệch các mục tiêu chính trị được xác định rõ của họ, nhưng Sraffa cho rằng đấy đã là một sai lầm.

Trong năm 1924, trong một phê phán mạnh mẽ chủ nghĩa đơn phương của đảng, Sraffa đưa ra một tuyên bố về tầm quan trọng của việc có một ‘đối lập dân chủ’ thống nhất. Là hết sức quan trọng, ông lập luận, cho các phần khác nhau của phong trào chống-phát xít để làm việc cùng nhau trong sự chống lại được kết hợp đối với chủ nghĩa phát xít của Mussolini. Việc nói chuyện với nhau có thể giúp làm cho các phong trào tỉnh táo hơn và, hơn nữa, việc cùng tham gia với nhau có thể thêm sức mạnh cho sự kháng cự chủ nghĩa phát xít. Ban đầu Gramsci đã không hề được các lý lẽ của Sraffa thuyết phục và đã quy sự bất đồng của Sraffa cho việc ông vẫn ở dưới bùa mê của ‘tư duy tư sản’. Tuy vậy, muộn hơn, Gramsci đã thay đổi ý kiến của ông. Đảng Cộng sản Italia cuối cùng đã liên kết với các đảng và các nhóm chống-phát xít khác, tạo ra một phong trào kháng chiến mạnh đối với chủ nghĩa phát xít Italia.

Trong những cuộc đi dạo buổi chiều của chúng tôi, Piero bảo tôi rằng những sự bất đồng ông có với Gramsci đã ít quan trọng hơn cái ông đã học được từ Gramsci rất nhiều. Tôi kỳ vọng ông đã đúng trong việc này, vì ảnh hưởng của các ý tưởng của Gramsci lên Sraffa, tôi có thể dễ dàng thấy, là hết sức sâu sắc. Và thế mà, như ai đó mà sự quan tâm vào lúc đó đã chuyển mạnh sang lý thuyết lựa chọn xã hội (kể cả sang quyền tự do và sự thuyết phục), tôi không thể không cảm thấy rằng các lý lẽ mà Sraffa đã thử trình bày cho Gramsci đã cũng vô cùng quan trọng. Chúng cũng cho thấy sự quan tâm của Sraffa đến triết học làm cơ sở cho lựa chọn xã hội, mặc dù ông đã không tin rằng lý thuyết lựa chọn xã hội là một môn học mà có thể tự đứng vững.

Comments are closed.