Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 21)

Nguyễn Quang A dịch

Phần năm

25. Sự thuyết phục và sự hợp tác

1

Khi tôi đến nước Anh trong mùa thu năm 1953, ký ức trực tiếp về Chiến tranh Thế giới thứ Nhất đã hầu như biến mất, nhưng ký ức về Chiến tranh Thế giới thứ Hai vẫn rất rõ rệt khắp châu Âu. Những mối lo đau đớn trước chiến tranh đã cũng mạnh. Tâm trạng được thâu tóm khéo bởi bài thơ của W. H. Auden ‘Tưởng Nhớ W. B. Yeats’, được viết trong đầu năm 1939:

Trong cơn ác mộng của bóng tối

Mọi con chó của châu Âu đều sủa

Và các quốc gia còn sống thì chờ đợi,

Mỗi quốc gia tách ra trong sự thù hằn vô lối.

Các sự kiện tiếp sau đã chỉ xác nhận những kỳ vọng tồi nhất của Auden.

Tôi đã nghe nhiều trong những năm đầu của tôi ở nước Anh về thời kỳ trước chiến tranh đã đáng lo đến thế nào. Khả năng khủng khiếp của một sự lặp lại của chiến tranh thế giới đã ám ảnh rất nhiều người Âu châu và sự ra đời của phong trào vì sự thống nhất Âu châu được thúc đẩy mạnh mẽ bởi mong muốn cho sự thống nhất chính trị – thoát khỏi những cuộc chiến tranh tự-hủy diệt. Hy vọng để đạt được một kết cục như vậy được nhấn mạnh rõ ràng bởi hai văn kiện mở đường khởi động phong trào: Tuyên bố Ventotene năm 1941 và Tuyên ngôn Milan năm 1943, được chuẩn bị bởi bốn trí thức Italia trực tính, kiên định, ủng hộ sự thống nhất Âu châu – Altiero Spinelli, Ernesto Rossi, Eugenio Colorni và Ursula Hirschmann.1

Các giá trị của sự hội nhập kinh tế đã được hiểu kỹ bởi những người ủng hộ các tuyên bố Ventotene và Milan. Thậm chí lý lẽ ủng hộ cho liên minh tài chính trong dài hạn đã được trình bày bởi những người gần với họ (đặc biệt bởi Luigi Einaudi, người muộn hơn đã trở thành Tổng thống Italy). Sự quan tâm tức thì làm cơ sở cho nhu cầu thống nhất Âu châu đã không phải là những cân nhắc về thương mại và kinh doanh, cũng chẳng phải là những dàn xếp ngân hàng và tiền tệ được tích hợp (những thứ đó đến muộn hơn), mà là sự cần thiết của sự thống nhất chính trị vì hòa bình Âu châu.

Tôi đã có cơ hội theo dõi quá trình thống nhất Âu châu kéo dài hơn bảy mươi năm. Như tôi đã kể lại sớm hơn, sự dễ dàng trong những ngày vẫy xe đi nhờ thời trẻ của tôi mà tôi đã gặp – và tương tác thân mật với – người dân trong những nước Âu châu khác nhau, những người có hành vi và các ưu tiên giống nhau, đã cho tôi một cảm giác ở một nơi đang đến với nhau như ‘châu Âu’. Động cơ thúc đẩy chính của tôi lúc đó đã không phải là phát triển sự khôn ngoan chính trị, mà để làm quen với châu Âu và tận hưởng những cuộc du hành của tôi. Nhưng dần dần trở nên rõ đối với tôi rằng tôi cũng đang theo dõi sự diễn ra của sự hội nhập Âu châu.

Sự hình thành của một châu Âu thống nhất đã là một giấc mơ lâu đời, đã trải qua các làn sóng kế tiếp của sự hội nhập văn hóa và chính trị, được giúp đỡ to lớn bởi sự lan ra của Đạo Kitô. Vua George từ Poděbrady ở xứ Bohemia đã nói về một sự thống nhất pan-European (toàn-Âu châu) thậm chí trong năm 1464. Nhiều người khác đã theo sau ông trong những thời kỳ tiếp sau. Trong thế kỷ thứ mười tám, từ bên kia Đại Tây Dương, George Washington đã viết cho Marquis de la Fayette rằng ‘một ngày, theo mô hình của Hợp chủng Quốc Mỹ, một Hợp chủng Quốc châu Âu sẽ ra đời’. Theo thời gian, bắt đầu có vẻ cứ như chúng ta có thể thấy sự thực hiện tầm nhìn của George Washington.

Khi tôi viết những dòng này trong năm 2021, tâm trạng đang thay đổi – ở Hungary và Ba Lan và trong chừng mực nào đó thậm chí ở Pháp và Italy – khi công luận quay sang chống lại sự thống nhất Âu châu và thậm chí chống lại một số đòi hỏi của truyền thống dân chủ Âu châu. Thái độ nhìn-ngược này tất nhiên cũng rất phổ biến ở nước Anh, và trong trưng cầu dân ý năm 2016 về cái gọi là Brexit một đa số hẹp đã bỏ phiếu ủng hộ việc rời khỏi Liên hiệp Âu châu. Bây giờ có cảm giác mạnh về Ventotene-đảo-ngược.

2

Tuy vậy, trong tám mươi năm ở giữa, đã có một số thành tựu gây kinh ngạc ở châu Âu – về luật trị (rule of law [hay nhà nước pháp quyền]), về các quyền con người, về dân chủ tham gia, về hợp tác kinh tế – chẳng cái nào trong số đó đã có thể được thấy trước một cách tự tin khi tôi cập bến Tilbury trong năm 1953. Có lẽ thứ ấn tượng nhất tôi thấy đã là sự biểu hiện của sự phát triển nhà nước phúc lợi, kể cả Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia (NHS). Sự thay đổi triệt để này rõ ràng đã liên quan đến tư duy xã hội mới – tôi nhớ đọc rất nhiều về William Beveridge (và cuộc chiến đấu làm thức tỉnh của ông chống lại ‘cảnh nghèo khổ, bệnh tật, ngu dốt, sự bẩn thỉu và tình trạng thất nghiệp’) khi tôi đang định cư ở nước Anh. Khi tôi tìm kiếm gốc rễ của nó, sự thay đổi cũng có vẻ liên kết, khá biện chứng, với chiến tranh vừa kết thúc, và đặc biệt với một sự đánh giá cao những kinh nghiệm chung mà khiến mọi người nhận ra kỹ hơn tầm quan trọng của sự hợp tác.

Tôi đã may mắn để có khả năng chia sẻ những câu hỏi và những suy đoán của tôi với Piero Sraffa, người đã nghĩ về những vấn đề này rất nhiều. Tôi cũng bị ấn tượng bởi sự thực rằng, ngoài việc viện dẫn đến các ý tưởng của Gramsci (không phải một việc lạ cho Sraffa để làm) ra, ông đã rất thiết tha rằng tôi phải đọc John Maynard Keynes về sự hình thành – và tầm quan trọng – của công luận và vai trò của nó trong biến đổi xã hội, đặc biệt cuốn Essays in Persuasion [Các Tiểu luận về sự Thuyết phục] (1931). Sraffa hết sức ngưỡng mộ Keynes – bạn cũ của ông – vì sự nhấn mạnh vai trò trung tâm của sự thuyết phục trong việc thay đổi xã hội con người. Giữa những thứ khác, Keynes đã háo hức để cho thấy là quan trọng đến thế nào cho các bên khác nhau để làm việc cùng nhau cho việc thực hiện các mục tiêu tương ứng của họ. Điều này đúng thế ngay cả khi các mục tiêu của họ không trùng nhau hoàn toàn, nhưng chia sẻ cái gì đó của một mục tiêu chung.

Trong thời kỳ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới Keynes đã quan tâm nhiều đến việc làm giảm sự thù nghịch giữa các nước Âu châu. Việc này áp dụng đặc biệt cho các chính sách chính phủ sau sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới thứ Nhất, và thiệt hại nghiêm trọng mà Hiệp ước Versailles 1919 đã gây ra, theo đó các nước thắng trận, kể cả nước Anh, Pháp và Hoa Kỳ, đã áp đặt những sự bồi thường khắc nghiệt lên một nước Đức bại trận. Tính tàn nhẫn của các sự bồi thường, Keynes nghĩ, đã bị hiểu sai vô cùng, vì nó sẽ tàn phá nước Đức và tác động xấu đến các nền kinh tế Âu châu khác; và nó cũng sẽ để mặc nước Đức với một cảm giác bất bình mạnh về sự đối xử nó nhận được.

Keynes đã biết rằng việc trừng phạt một nước Đức thua trận và việc tàn phá sự thịnh vượng của nó đã là những ý nghĩ phổ biến ở nước Anh, nhưng ông đã muốn công chúng Anh hiểu rằng việc áp đặt những sự trừng phạt nghiêm ngặt như vậy và sự khắc khổ ép buộc lên nước Đức đã không theo lợi ích của nước Đức, nước Anh hay nước Pháp. Trong The Economic Consequences of the Peace (Các Hậu quả Kinh tế của Hòa bình), ông cho rằng giáo dục công và tranh luận công là quan trọng cốt yếu, và ông đã bày tỏ, với sự say mê nào đó, mục tiêu của ông về ‘việc khởi động các sức mạnh đó của sự hướng dẫn và sự tưởng tượng mà làm thay đổi ý kiến’.2 Quả thực, ông đã đề tặng cuốn sách của ông cho ‘sự hình thành ý kiến chung của tương lai’.

Những cố gắng của Keynes để gây ảnh hưởng đến chính sách chính phủ đương thời đã không thành công ngay lập tức (các khuyến nghị của ông hầu hết đã bị bác bỏ), nhưng ông đã đóng góp rất nhiều cho ‘ý kiến chung của tương lai’ về cái gì đã sai khi đó và đã dẫn đến sự sa sút kinh tế trong những năm 1930. Keynes chết vào tuổi sáu mươi sáu trong năm 1946, đã vô cùng có ảnh hưởng trong việc thành lập một khung khổ của các định chế quốc tế. Sự đóng góp lớn nhất của ông cho kinh tế học đã là cái gọi là ‘lý thuyết tổng quát’, bắt đầu trong cuốn sách kinh điển của ông, The General Theory of Employment, Interest and Money [Lý thuyết Tổng quát về Công ăn Việc làm, Lãi suất và Tiền] (1936), mà đã làm thay đổi sự hiểu các nguyên nhân của thất nghiệp và suy thoái kinh tế.

Mặc dù các bài học từ phân tích kinh tế có ảnh hưởng sâu rộng của Keynes thường đã bị quên (như được chứng tỏ một cách ngoạn mục trong việc áp đặt sự khắc khổ nghiêm ngặt ở châu Âu, kể cả nước Anh, tiếp sau khủng hoảng tài chính 2008 – một biện pháp phản tác dụng sâu sắc), chúng ta thực sự không thể có đủ khả năng để bỏ qua sự khôn ngoan kinh tế mà đến với cái gọi là ‘cách mạng Keynesian’. Chúng ta cũng chẳng thể quên những thay đổi lớn mà Keynes đã gây ra một cách xây dựng trong lĩnh vực ‘ý kiến’ được khai sáng. Về mặt các quan hệ giữa các quốc gia khác nhau, các định chế được thiết lập – rất nhiều đã được truyền cảm hứng bởi các ý tưởng của Keynes – qua thỏa thuận Bretton Woods trong năm 1944, kể cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới, đã định hình thế giới kể từ đó.

3

Tác động tích cực của sự hợp tác giữa các nước có những sự tương tự về những kết cục có tính xây dựng giữa các cá nhân, bên trong mỗi nước. Sự phát triển nổi bật nhất – sự ra đời của nhà nước phúc lợi – đã rõ ràng liên kết với di sản của thời chiến trong một khía cạnh, và đặc biệt với những kinh nghiệm và những cố gắng chung mà khiến cho mọi người nhận ra tầm quan trọng của sự làm việc cùng nhau.

Đáng ngạc nhiên, trong những năm khó khăn của sự thiếu thực phẩm trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã thực sự có một sự giảm mạnh về tỷ lệ suy dinh dưỡng ở nước Anh. Đối diện với triển vọng giảm bớt tổng cung thực phẩm trong những năm 1940 (một phần bởi vì những khó khăn giao thông và những sự nguy hiểm trong chiến tranh), chính phủ đã lập ra một hệ thống chia sẻ đều hơn những gì sẵn có – qua sự phân phối [theo khẩu phần] và kiểm soát giá. Kết quả đã là những người bị suy dinh dưỡng kinh niên đột nhiên đã có thể có khả năng mua đủ thực phẩm cho nhu cầu của họ – nhiều hơn họ đã có bao giờ có khả năng trước đó. Sự phân phối với các giá thấp, được kiểm soát có thể ban đầu đã chỉ nhắm tới việc chống đói hàng loạt, nhưng bằng việc làm cho thực phẩm sẵn có với giá phải chăng cho tất cả mọi người, nước Anh đã đi một bước khổng lồ trong việc nâng cao dinh dưỡng cho những người nghèo. Thực ra, tỷ lệ suy dinh dưỡng nghiêm trọng và cùng cực đã biến mất hầu như hoàn toàn ở nước Anh đúng khi tổng thực phẩm sẵn có trên đầu người đã ở điểm thấp nhất của nó. Tình hình tương tự đã xảy ra với sự phân bổ chăm sóc y tế.3

Những kết quả của sự chia sẻ tốt hơn đã gây kinh ngạc. Trong thập niên chiến tranh của những năm 1940, tuổi thọ kỳ vọng khi sinh ở nước Anh và xứ Wales đã nhảy lên thêm 6,5 năm cho đàn ông, so với 1,2 năm trong thập niên trước đó. Cho phụ nữ nó đã tăng lên 7 năm, vượt xa mức tăng 1,5 năm trong thập niên trước-chiến tranh. Nước Anh đã đối mặt với sự thiếu hụt – thực phẩm, thuốc và các thứ khác – cả trong những thời gian trước nữa, nhưng cái gì đó căn bản đã xảy ra trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Có lẽ nó đã là cụm của những sự bất hạnh chung liên hệ với chiến tranh, kết hợp với sự hiểu về sự cần thiết để chiến đấu cùng nhau, vai kề vai, là cái gây ra một quan điểm hợp tác và một sự đối thoại về sự hội nhập. Quả thực, như nghiên cứu về sự phân phối thực phẩm trong những năm chiến tranh của Richard Hammond cho thấy, những người Anh đã bày tỏ một sự tin chắc mới – một sự thuyết phục được chia sẻ – rằng họ không thể bỏ những người khác ở lại đằng sau để thiếu ăn. ‘Đã có một cuộc cách mạng về thái độ của nhà nước Anh đối với việc nuôi các công dân của nó.’4 Và một khi văn hóa chia sẻ, nhất là dưới sự che chở của Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia (NHS), đã trở nên vững vàng và thịnh vượng rõ ràng, đã không có sự cám dỗ thật nào để bỏ nó và quay lại những sự bất đối xứng sức khỏe trước-chiến tranh của một xã hội bất bình đẳng nghiêm trọng. Aneurin Bevan, người ủng hộ mạnh mẽ sự bình đẳng lớn hơn trong và sau chiến tranh, đã khai trương bệnh viện NHS đầu tiên ở nước Anh – Bệnh viện Park ở Manchester – trong năm 1948, mà như thế đã chỉ năm tuổi khi tôi cập bến vào nước Anh.

4

Cái gì đó đặc biệt nổi lên từ châu Âu sau-chiến tranh nói chung và từ nước Anh nói riêng mà thế giới phải học được rất nhiều. Không lâu sau khi đến Cambridge, tôi nhớ ngồi trên một trong những ghế kim loại gần sông ở đằng sau trường tôi và tự hỏi mình, ‘vì sao đã chẳng có gì giống NHS xảy ra ở Ấn Độ?’ Trong khi quá trình chính trị Anh, được truyền cảm hứng nhiều bởi ban lãnh đạo (đảng) Lao động mới, đã thử các ý tưởng mới về sự hợp tác, truyền thống đế quốc về giữ các thuộc địa không thay đổi đã tiếp tục mà không có một sự gián đoạn suốt đến sự độc lập của Ấn Độ. Những sự khác biệt trong quá trình và tầm với của sự thuyết phục đã cực kỳ quan trọng ở đây. Raj đã có ít lợi ích trong việc truyền đạt kinh nghiệm về sự chia sẻ với các thần dân thuộc địa của nó, và đã không có mấy thực hành, cũng chẳng có sự học tập nghiêm túc, mà các thần dân của nó có thể rút ra từ thành công xã hội của nước Anh đang mới cấp tiến hóa sau-chiến tranh.

Thực ra, những người Anh ở Ấn Độ đã đi theo một hướng rất khác với những người Anh ở nước Anh. Rabindranath Tagore đã đặc biệt hùng hồn về sự tương phản này. Trong bài giảng công khai cuối cùng của ông – ‘Khủng hoảng về nền Văn minh’ – ông đã thảo luận sự tương phản này và những sự trái ngược tương tự:

Tôi không thể không nêu bật sự trái ngược của hai hệ thống chính phủ, một dựa vào sự hợp tác, hệ thống khác dựa vào sự bóc lột, mà đã làm cho các tình cảnh trái ngược như vậy là có thể.5

Quả thật, đúng khi sự suy dinh dưỡng trầm trọng được xóa sạch một cách thành công ở nước Anh, thì Ấn Độ chịu một nạn đói khổng lồ – nạn đói Bengal năm 1943 – đã giết gần 3 triệu người. Làm sao một nước được cai trị bởi nền dân chủ đứng đầu ở châu Âu lại có thể để cho một nạn đói như vậy xảy ra? Câu trả lời cho câu hỏi này dẫn chúng ta quay lại phân tích trong Chương 7 và vai trò tai hại mà sự cấm vận truyền thông đã đóng, cho đến khi nó bị một nhà báo dũng cảm phá vỡ một phần.

Nạn đói xảy ra, như tôi đã mô tả, trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai khi những người Anh rút lui, bị các lực lượng quân sự Nhật đang tiến lên truy đuổi. Những người Anh đã rất sợ sự làm mất tinh thần mà có thể nảy sinh từ dòng chảy tự do của thông tin về sự rút lui của các lực lượng của họ. Cho nên các nhà cai trị Raj đã quyết định hạn chế dòng chảy thông tin, kiểm duyệt các tờ báo Bengali và hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do của họ để công bố. Tuy vậy, nó đã không chính thức kiểm duyệt tờ báo tiếng Anh nổi tiếng nhất, tờ The Statesman do những người Anh sở hữu. Thay vào đó, như chúng ta đã thấy, chính phủ đã kêu gọi ý thức yêu nước của nó – đòi hỏi rằng nó không được làm bất cứ thứ gì có hại cho những cố gắng chiến tranh của Anh.

The Statesman đã đồng ý sự kiểm duyệt đó trong một thời gian dài, cẩn thận rằng chẳng gì về nạn đói được thảo luận trong tờ báo. Tuy vậy, trong mùa hè of 1943, Ian Stephens, biên tập viên người Anh của nó, người ngày càng bị điên tiết bởi sự lấp liếm của chính phủ về tin tức thảm họa, đã quyết định đăng các bức ảnh về những người dân bị cơ cực ở Bengal. Các bức ảnh được phô ra mà không có sự thảo luận hay phê phán nào.

Một ngày – tôi thậm chí có thể đoán rằng đó là ngày 13 tháng Mười 1943 – Stephens quyết định ông không thể kìm nén những sự nghi ngờ đạo đức tăng lên của ông về sự không thể chấp nhận được của sự im lặng và sự thiếu phê phán Raj. Ông đã thấy rõ rằng ông đang phản bội nghề của ông; ông là một nhà báo, nhưng đã không viết gì về tai họa quan trọng nhất quanh ông. Cho nên, vào ngày 14 tháng Mười và lần nữa vào ngày 16 tháng Mười, The Statesman đã công bố những bài tấn công cay độc chống lại chính sách Anh liên quan đến nạn đói, với sự đưa tin cung cấp bằng chứng. Ấn Độ khi đó đã không có một quốc hội, nhưng nước Anh thì có. Quốc hội Anh đã không thảo luận tai họa do con người gây ra này trước khi Stephens lên tiếng. Tất cả đã thay đổi ngay lập tức sau tường thuật của The Statesman.

Quả thật, sau các bài xã luận Statesman, tính trầm trọng của tình hình đã không thể không được thảo luận ở London, và nó nhận được sự chú ý rộng rãi trong các báo Anh. Trong vài ngày đã có một nghị quyết cho sự can thiệp chính phủ để chặn nạn đói và trong vòng vài tuần sự cứu trợ nạn đói chính thức được ban hành lần đầu tiên trong nạn đói 1943. Bởi vì nạn đói đã xảy ra trong chín tháng, hơn một triệu người đã chết rồi.6 Cuối cùng, sự thuyết phục công khai đã dẫn đến một sự thay đổi lớn về chính sách.

Nhiều năm sau sự can thiệp có tính quyết định của ông, tôi đã có cơ hội gặp Ian Stephens ở Cambridge. Chính Morgan Forster là người đã bảo tôi – tôi nghĩ trong một cuộc họp của các Tông đồ – rằng Stephens đã trở thành một Fellow Nghiên cứu cấp Cao tại King’s College sau khi ông nghỉ hưu từ Ấn Độ, và ông thực sự có các phòng ở đó. Forster nói rằng anh sẽ vui sướng để giới thiệu tôi, nhưng tôi cũng có thể đi và gõ cửa của ông, vì ông là một người niềm nở. Cho nên tôi đã đi và đã gõ cửa, nhưng đã không có lời đáp lại nào. Vì cửa đã không đóng, tôi bước vào. Stephens trồng cây chuối với đầu trên sàn chân chổng lên trời – một thói quen ông học được ở Ấn Độ – đang tập yoga trong góc phòng, nhìn giống một bức tượng cổ. Sự hiện diện của tôi đã đưa ông xuống và lộn ngược, và rồi chúng tôi trò chuyện. Tôi hẳn đã phải có sáu hay bảy cuộc gặp với ông tổng cộng, khi chúng tôi nói về cái gì đã xảy ra ở Calcutta. Ông đã rất tự hào về thời kỳ đó của đời ông.

Forster đã bảo tôi khi chúng tôi nói chuyện lần đầu tiên, ‘Hãy nhớ, Ian Stephens không phải là bạn của Ấn Độ.’ Cái anh muốn nói đã là sau sự độc lập của Ấn Độ và sự chia cắt những người Anh cư trú ở đó, mà không quay lại nước Anh ngay lập tức, đã chia bản thân họ thành các phe khác nhau, và Stephens đã dứt khoát trong phe Pakistani. Ông đã có một quan điểm (khá Anh) rằng những người Muslim đã ít thù nghịch hơn với đế chế, không giống những kẻ phiến loạn Hindu, mà không hoàn toàn đúng. (Trong cuốn A Passage to India [Một Chuyến đi đến Ấn Độ] (1924) của ông, Aziz, vai chính người Ấn Độ, rõ ràng là một người Muslim.) Stephens đã rất phê phán các chính sách Ấn Độ, đặc biệt các chính sách liên quan đến Kashmir – và sau khi ông rời The Statesman trong năm 1951 ông đã đi sang Pakistan, một nước đi mà đã liên kết với sự không tán thành của ông về cái đang diễn ra về mặt chính trị ở Ấn Độ. Sự thực rằng Stephens ở bên Pakistani đã chẳng hề làm tôi lo lắng chút nào. Những mạng sống mà ông đã cứu ở Bengal là của cả những người Hindu và những người Muslim, và những lợi ích to lớn mà nhân loại có được từ vai trò của ông với tư cách một biên tập viên có trách nhiệm đã không đặc thù cho bất kể một tôn giáo nào.

5

Tôi đã học được vài thứ từ những cuộc trao đổi của tôi với Ian Stephens, sâu sắc nhất vì sao sự bóp nghẹt thảo luận công có thể là tai hại cho một dân cư, ngay cả giúp để báo hiệu một nạn đói. Một chính phủ gây ra một tai họa như thế có thể có cơ hội nào đó để thoát khỏi sự tức giận của công chúng nếu tin tức về nó được giữ kín một cách hiệu quả, sao cho nó không phải đối mặt với sự chỉ trích về thất bại chính sách của nó. Đó là cái những người Anh đã đạt được, trong chừng mực nào đó, trong trường hợp của nạn đói Bengal. Đã chỉ sau khi Stephens thổi còi thì Quốc hội ở Westminster mới thảo luận nạn đói và báo chí Anh đòi hỏi rằng nó phải được chặn ngay lập tức. Chỉ khi đó Raj mới đã hành động.

Sự thảo luận công (public discussion) rõ ràng có một vai trò quan trọng trong việc xác định một xã hội thực hiện như thế nào. Sự nhấn mạnh của Keynes đến sự thuyết phục phù hợp rất tốt với sự ủng hộ của John Stuart Mill cho lập luận công (public reasoning) trong việc hoạch định chính sách tốt. Sự mô tả đặc trưng của Mill về dân chủ như ‘chính phủ do thảo luận (government by discussion)’ thuộc về cùng lãnh vực. Những từ đó, tình cờ, không phải là những từ chính xác của Mill, mà đó là của Walter Bagehot (được nhắc tới sớm hơn) – mặc dù Mill đã làm phần lớn cho ý tưởng để được hiểu.

Lập luận công trong việc theo đuổi sự ra quyết định tốt hơn đã được sử dụng không chỉ trong thế giới Tây phương hậu-Khai sáng, mà cả trong các xã hội khác vào thời khác nữa. Trong khi nguồn gốc Athenian của các thủ tục bỏ phiếu thường được nhớ đến, là quan trọng để lưu ý rằng những người Athenian cũng đã tham gia thảo luận như một nguồn của sự khai sáng. Ý tưởng cũng đã nhận được sự chú ý rất nhiều ở Ấn Độ nữa, đặc biệt trong các truyền thống Phật giáo. Như chúng ta đã thấy trong Chương 6, trong thế kỷ thứ ba trước công nguyên, Hoàng đế Ashoka, hoàng đế theo đạo Phật người đã cai trị gần như trên toàn tiểu lục địa Ấn Độ (vào sâu trong cái bây giờ là Afghanistan), đã tổ chức Hội đồng Phật giáo thứ ba – và hội đồng lớn nhất – trong thành phố Patna (lúc đó gọi là Pataliputra) thủ đô của ngài để giải quyết các tranh chấp theo cùng cách. Ngài đã nhấn mạnh sự đóng góp mà các cuộc thảo luận công khai có thể tạo ra cho một sự hiểu kỹ hơn về những gì xã hội cần. Ngài đã thử truyền bá ý tưởng bằng việc đưa những bản khắc dễ đọc lên các trụ đá khắp đất nước và xa hơn, ủng hộ hòa bình và sự khoan dung và sự thảo luận công thường xuyên và có trật tự để giải quyết các sự bất đồng.

Tương tự, khi trong đầu thế kỷ thứ bảy Hoàng tử Nhật Shotoku theo Phật giáo đã tạo ra cái gọi là ‘hiến pháp mười bảy điều’ trong năm 604 (việc này trước Magna Carta sáu thế kỷ), ngài đã lập luận cho sự cần để là am hiểu hơn qua sự tham khảo ý kiến: ‘Những quyết định về các vấn đề quan trọng không được đưa ra bởi một mình một người. Chúng phải được thảo luận với nhiều người.’ Ý tưởng rằng dân chủ là ‘chính phủ do thảo luận’ – và không chỉ về bỏ phiếu – vẫn cực kỳ thích đáng ngày nay. Nhiều thất bại lớn của sự cai quản dân chủ trong những năm gần đây đã nảy sinh, tôi cho rằng, chính xác từ sự thảo luận công không thỏa đáng, hơn là từ bất kể rào cản thể chế hiển nhiên nào.

Tôi đã quan tâm đến vấn đề này từ những ngày đi học của tôi khi ông tôi Kshiti Mohan thu hút sự chú ý của tôi đến các chỉ dụ của Hoàng đế Ashoka về sự tranh luận công, nhưng Mill và Keynes đã cho tôi một sự làm sáng tỏ mới về vai trò của sự thảo luận công trong lựa chọn xã hội. Đấy đã không phải là một khía cạnh của lựa chọn xã hội có sự nổi bật đặc biệt trong tư duy của Kenneth Arrow về chủ đề, mà đã ảnh hưởng đến tôi rất nhiều theo những cách khác, nhưng tôi đã vui sướng rằng nó đã là một chủ đề khác giữa nhiều chủ đề trong lý thuyết lựa chọn xã hội mà Piero Sraffa và tôi đã có thể thảo luận trong những cuộc đi dạo buổi chiều của chúng tôi. Bất chấp sự miễn cưỡng của Piero để sử dụng thuật ngữ ‘lý thuyết lựa chọn xã hội’ (mà ông thấy mang tính kỹ thuật đáng ghét), ông đã có ảnh hưởng lớn trong việc dạy tôi rằng sự thảo luận và sự thuyết phục đúng là một phần cũng nhiều của lựa chọn xã hội như sự bỏ phiếu.

26. Gần và xa

1

Vào đầu những năm 1960, tôi đã nghe rất nhiều về một trung tâm kinh tế học mới ở Ấn Độ, Trường Kinh tế học Delhi, và về sự lãnh đạo của Giáo sư K. N. Raj ở đó. Tôi đã biết Raj một chút khi tôi gặp ông trong cuộc viếng thăm Delhi ngắn của tôi trong năm 1957. Chúng tôi đã giữ liên lạc và trong một trong những lá thư của ông năm 1961, ông đột nhiên hỏi tôi, ‘Anh có muốn một việc làm tại Trường Delhi?’ Trong sự đáp lại tôi hỏi, ‘Ông thực sự có một việc làm để đề xuất?’ Ông trả lời, ‘Chúng tôi không biết. Giáo sư già nổi tiếng ở đây, V. K. R. V. Rao, người giữ chức giáo sư này, đã nghỉ hưu, và ông nói rằng ông sẽ trao chức chỉ khi ông tìm thấy một người kế nhiệm phù hợp.’ ‘Ông ấy có thể làm thế ư?’ tôi hỏi với sự kinh ngạc nào đó. ‘Ông ấy thực sự có thể quyết định khi chức mà từ đó ông ấy về hưu được bổ nhiệm?’ Câu trả lời ngắn, tôi hiểu được, đã là ‘Đúng’.

Không lâu sau thư từ của tôi với K. N. Raj, Madhav Rao, con trai của V. K. R. V. Rao, mà là một sinh viên kinh tế học ở Cambridge, bảo tôi rằng cha anh muốn ăn trưa với tôi – ‘một bữa trưa Nam Ấn Độ ngon’, anh nói thêm – khi tôi đến thăm Delhi lần tới. Madhav đã đau khổ buổi sáng đó vì sự thử không thành công của anh để thăm A. C. Pigou, nhà kinh tế học lớn ở Cambridge, người đã là người giám sát tiến sĩ của V. K. R. V. Rao một thời gian dài trước đó ở Cambridge. Madhav đã hẹ gặp, nhưng khi anh đến các phòng của Pigou trên tầng ba, Pigou hỏi, ‘Chào mừng, nhưng vì sao anh đến đây?’ Madhav đáp lại, ‘Cha tôi, V. K. R. V. Rao, đã làm tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của giáo sư, và ông yêu tôi tỏ lòng tôn kính của ông ấy với giáo sư – và tất nhiên cả của tôi nữa.’ ‘Rất tốt,’ Pigou nói, ‘bây giờ anh đã bày tỏ rồi.’ Sau việc này Pigou đi để nhìn ra cửa sổ và Madhav đi xuống cầu thang, sáu mươi giây sau khi anh đến. Mặc dù ai cũng biết rằng Pigou đã thật sự sợ bị nhiễm bệnh lây từ những khách thăm (trước xa bất kể đại dịch toàn cầu nào), Madhav đã bị buồn bởi kinh nghiệm của anh và đã bảo tôi thế. Anh nói thêm, ‘Cha tôi sẽ cho anh một bữa trưa Nam Ấn Độ ngon rất dài.’

Năm tiếp theo, trong mùa xuân 1962, khi tôi thăm Delhi, bữa trưa ở nhà Rao đã quả thật dài và thư thái, và thức ăn chay đã rất ngon. Sau đó, khi tôi sắp rời đi, Rao hỏi tôi, ‘Vì sao anh không xin làm chức của tôi?’ Tôi tự hỏi, ‘Thế này ư?’ Có lẽ nào phần khó khăn, gồm một phỏng vấn việc làm, đã qua?

Hóa ra là vậy. Quá trình lựa chọn chính thức đã diễn ra hầu như nhanh như cuộc viếng thăm Pigou của Madhav. Đã có một cuộc phỏng vấn chính thức ngắn (với trà Darjeeling) do Hiệu Phó chủ tọa, và những câu hỏi từ các Giáo sư A. K. Dasgupta và I. G. Patel. Sau đó một đề nghị việc làm đến nhanh chóng. Nabaneeta và tôi đã nói chuyện về khả năng, mà cô rất thích, cho nên tôi đã có khả năng chấp nhận ngay.

Trong tháng Sáu 1963, chúng tôi đóng gói đồ đạc của chúng tôi và rời về Delhi. Con đầu lòng của chúng tôi, Antara, được chờ sinh trong cuối tháng Chín hay đầu tháng Mười, và Nabaneeta đã rất thiết tha rằng con gái của chúng tôi được sinh ở Ấn Độ. Khi chúng tôi đóng gói đồ đạc căn hộ Cambridge của chúng tôi, chúng tôi được vài bạn Anh vui lòng giúp đỡ – tất cả chúng tôi đã khá buồn phải rời xa nhau. Tôi để ý rằng một trong những bạn của chúng tôi đang xem xét rất kỹ lưỡng một bản in của một bức tranh của Gauguin về một gia đình Polynesian duyên dáng mà chúng tôi treo trên tường, một bức tranh yêu thích của tôi. ‘Cô thích bức tranh này ư?’ tôi hỏi cô. ‘Vâng,’ cô nói, ‘rất thích. Nhưng tôi chủ yếu xem những người anh có trong bức tranh gia đình của anh.’ Cô muốn chắc chắn – ‘Họ là họ hàng của anh, phải không?’ Tôi đã phải nuốt chửng [nước bọt], nhưng nhìn lần nữa vào bức tranh các bạn Polynesian của Gauguin, nói, ‘Đúng, quả thực họ là, nhưng tôi vẫn chưa gặp họ.’

2

Chúng ta có thể có những tình bạn thân thiết vượt xa những người thân cận nhất của riêng chúng ta. Ngoài ra, nhiều khả năng cho tình bạn chẳng bao giờ nảy nở bởi vì những rào cản địa lý. Có lẽ đó là cái người phụ nữ Đức trẻ tôi gặp tại lễ hội rượu sông Rhine ở Rüdesheim đã thử làm cho tôi hiểu. Vào đêm trước ngày khởi hành của tôi, trong khi tôi đã có những sự cằn nhằn về kinh tế học Cambridge, tôi biết tôi phải ghi công trạng to lớn cho Cambridge vì sự mở mang tầm quen biết của tôi. Nhiều cuộc gặp gỡ trong và ngoài đời sống đại học đã cho tôi nhiều cơ hội gặp những người mà khác đi tôi chẳng bao giờ biết.

Có cái gì đó hết sức mang tính xây dựng về công việc mà đưa chúng ta vào những quỹ đạo của những người sống ở xa. Mặc dù toàn cầu hóa bị đổ lỗi rất nhiều vì được cho là gây ra các vấn đề, chúng ta có thể xem nó một cách tích cực hơn nếu chúng ta coi sự mở rộng các mối quan hệ của chúng ta như cái gì đó có giá trị. Cách mạng Công nghiệp và sự mở rộng các mạng lưới thương mại thế giới có thể có vẻ như các lực lượng phá hủy nhưng, ngoài bất kể tác động nào lên tiêu chuẩn sống tổng thể, những sự phát triển toàn cầu như vậy tạo ra các mối quan hệ với những người mà, trong sự thiếu các hoạt động đưa chúng ta vào vùng xa lạ, chúng ta chẳng bao giờ biết – quả thật, chúng ta có thể hoàn toàn không biết gì về sự tồn tại của những người đó. Việc biết những người khác có thể có những hệ lụy sâu sắc cho việc chúng ta nghĩ thế nào về thế giới, kể cả cái chúng ta xem như vũ trụ đạo đức của riêng chúng ta.

Trong một bài có tiêu đề ‘Of Justice (Về Công lý)’, mà được bao gồm trong An Enquiry Concerning the Principles of Morals [Một Thẩm vấn Liên quan đến các Nguyên lý Đạo đức] (1777), nhà triết học vĩ đại David Hume đã lưu ý sự mở rộng của thương mại toàn cầu, và của các quan hệ kinh tế với những người khác, có thể mở rộng như thế nào những sự quan tâm đạo đức của chúng ta, kể cả ý thức của chúng ta về công lý:

… lại giả thiết rằng nhiều xã hội khác biệt duy trì một loại giao dịch vì sự tiện lợi và lợi thế chung, các ranh giới của công lý vẫn trở nên lớn hơn, theo tỷ lệ với tính rộng rãi của quan điểm của mọi người, và sức mạnh của các mối quan hệ lẫn nhau của họ.1

Tầm với của ý thức của chúng ta về công lý có thể phụ thuộc vào những ai chúng ta biết và với những ai chúng ta quen thuộc, và việc này có thể được tạo thuận lợi bởi những cuộc gặp gỡ của chúng ta, kể cả những sự gặp gỡ buôn bán và trao đổi. Ngược lại, một sự thiếu quen thuộc có thể giữ những người khác xa khỏi những suy nghĩ của chúng ta và loại trừ khỏi sự quan tâm của chúng ta về công lý trong quan hệ với họ: sự liên lạc tạo khả năng của tư duy đạo đức trên một quy mô lớn hơn. Điều này đúng không chỉ giữa các cộng đồng khác nhau mà cả bên trong chúng nữa. Là khó để tránh suy nghĩ – đã được nhắc tới sớm hơn – rằng sự giảm nổi bật về suy dinh dưỡng ở nước Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai và sự thành lập sau đó của Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia, chí ít ở mức độ nào đó, đã nảy sinh từ một sự gần nhau mới trong các quan hệ con người do những nhu cầu cấp bách của chiến tranh gây ra. Sự thay đổi thái độ, nhờ đó xã hội Anh đã chấp nhận trách nhiệm lớn hơn vì sự an lạc (tình trạng hạnh phúc khỏe mạnh [well-being]) của người dân của nó, đã giúp tạo thuận lợi cho cải cách thể chế. Trong một xã hội bị phân tầng mạnh, chúng ta cũng có thể nhìn theo hướng ngược lại và hỏi liệu những sự chia rẽ đẳng cấp và giai cấp có thể thực sự gây ra một sự thiếu mục đích chung.

Tôi biết tôi sẽ phải nghĩ về những sự tương phản này và tác động lên chúng như một giáo viên kinh tế học ở Ấn Độ. Một trong các nhà phân tích xã hội và chính trị vĩ đại, Dr B. R. Ambedkar, người đã đóng một vai trò hàng đầu trong việc tạo ra hiến pháp dân chủ của Ấn Độ độc lập, đã thúc giục chúng ta đừng bao giờ quên những sự trừng phạt của sự chia rẽ. Sự ghê tởm của ông chống lại bất bình đẳng dựa vào đẳng cấp và chống lại sự tiếp tục giữ sự tẩy chay tiện dân (untouchability) trong nhiều phần của Ấn Độ đã khiến Ambedkar – bản thân ông thuộc về một ‘đẳng cấp tiện dân (untouchable)’ – cải đạo sang Đạo Phật, đạo bác bỏ những sự chia rẽ đẳng cấp, không lâu trước khi ông chết trong năm 1956. Trong vài năm cuối của tôi ở Cambridge tôi đã đọc những điều tra nghiên cứu sâu sắc của Ambedkar vào lịch sử của sự bất bình đẳng, nhất là ở Ấn Độ, mà đã gây ấn tượng rất mạnh lên tôi.

3

Khi ngày chuyển lâu dài về Ấn Độ đến gần, tôi trở nên lo lắng nghiêm trọng về việc mất các liên kết mật thiết của tôi với các bạn tôi từ Pakistan – những tình bạn mà tôi biết sẽ là khó để duy trì một khi tôi định cư ở thủ đô của cái họ có lẽ xem như một nước thù địch. Trong khi tôi đang dàn xếp để chuyển về Delhi đầu năm 1963 (như một chuyến đi đầu tiên – sự di chuyển cuối cùng sẽ đến vào mùa hè đó), Ấn Độ đột nhiên dính vào một cuộc chiến tranh với Trung Quốc. Nó đã không kéo dài, nhưng sự cố đã thu hút sự chú ý của tất cả chúng tôi đến khả năng rằng các cuộc chiến tranh có thể đột nhiên nổ ra giữa các nước láng giềng. Tôi biết, tất nhiên, rằng đã có khá đủ bùi nhùi chính trị để nhấn chìm Ấn Độ vào một chiến tranh rực lửa với Pakistan. Vì tôi rất muốn thăm Pakistan để gặp các bạn tôi trước khi các xe tank và máy bay gây trở ngại, tôi quyết định đi một con đường lạ quay lại Ấn Độ: đầu tiên tới Lahore ở Pakistan (quê của bạn tôi Arif Iftekhar, mà anh đã quay về đó sau khi học ở Cambridge) và rồi từ Lahore đến Karachi (nơi Mahbub ul Haq sống lúc đó) và, cuối cùng, tới Delhi. Arif đã ở Islamabad vì công việc khi tôi đến Lahore, cho nên tôi có một ngày một mình còn anh thử quay lại nhanh để gặp tôi. Tôi đã dùng ‘ngày tự do’ đó để xem các nhà thờ hồi giáo xinh đẹp, được hướng dẫn bởi lời khuyên của mẹ Arif, trong thành phố vô cùng thanh lịch đó. Arif đã quay lại cùng tối hôm đó và, vì nhà Iftekhar đã cả rất cánh tả và vô cùng giàu, ngày hôm sau chúng tôi chơi rong thành phố thăm trụ sở công đoàn cũng như các lâu đài. Có rất nhiều thứ tuyệt vời để xem ở Lahore, mà tôi đã khám phá trong vài ngày.

Vào một trong những buổi tối của chúng tôi, xe của Arif bị hỏng ngay ở cổng ra của Lahore Club sau một bữa tối xa hoa ở đó. Hàng chục hành khách của những xe khác bị mắc kẹt đằng sau chúng tôi xuất hiện trong sự phản đối ầm ĩ. Một số thanh niên, những người rõ ràng biết kỹ Arif, vây quanh xe của anh và bắt đầu hô cái gì đó rất to, mà đối với tôi nghe giống một câu thần chú đe dọa. Một cảnh đáng ngại, đặc biệt vì đầu tiên tôi không thể nghe được cái họ nói. Khi sự hiểu quay lại, tôi được trấn an để thấy những tiếng hô đã chẳng gì gây bất hòa hơn sự lặp lại của một vần điệu dưới dạng của một khẩu hiệu: ‘Dời xe đi, Iftekhar, Iftekhar!’ Khi Arif đang sửa cái gì đó dưới mui xe, tôi bước ra và giới thiệu mình, và tiếp theo là cái có vẻ giống một trăm cái bắt tay nồng hậu, cùng với sự hướng dẫn chắc chắn: ‘Hãy thích thú tận hưởng Pakistan!’ Tôi hứa làm hết sức mình để thực hiện mệnh lệnh của những người bạn mới có được.

Lahore là một thành phố khó để không tận hưởng, với các nhà thờ hồi giáo đẹp và các tòa nhà tao nhã khác của nó, và tất nhiên vườn lớn nhất trên thế giới, các vườn Shalimar, nơi các hoàng đế và giới quý tộc Mughal đã thường nghỉ trên đường của họ tới Kashmir. Nhà Iftekhar, mà đã là những lãnh chúa cũ trong thành phố – tương phản mạnh với chính trị cánh tả bốc lửa của Arif – đã là những người trông coi chính thức của các vườn Shalimar trong nhiều thế kỷ, và mẹ Arif cho tôi biết về những bức thư họ nhận được từ các vua Mughal luôn luôn lịch sự, yêu cầu sự cho phép sử dụng vườn trên đường đi của họ tới Kashmir trong mùa hè. Trong khi đi dạo trong vườn phi thường đó, Arif bảo tôi anh thất vọng đến thế nào do không có khả năng tích cực về mặt chính trị. Những rào cản cả là những đòi hỏi của doanh nghiệp gia đình của Arif (mà, mặc dù lớn, anh nói anh sẵn sàng bỏ nếu anh có thể) và sự khống chế ngặt nghèo hoạt động chính trị cánh tả bởi một chính phủ không khoan dung (mà khá khó để khắc phục). Arif đã là diễn giả giỏi nhất trong thời của chúng tôi tại Công đoàn Cambridge và cũng là một trong những con người tinh tế nhất và nồng hậu nhất tôi đã từng biết. Tôi chắc chắn anh sẽ làm cái anh có thể để giúp mọi người mà không làm đảo lộn cuộc sống quen thuộc của anh.

Một bạn thân của chúng tôi, Shireen Qadir, cũng sống ở Lahore. Khi tôi bảo Arif tôi muốn thăm cô, Arif nói rằng anh đã nghe những thứ tốt về cô, nhưng không trong hoàn cảnh nào anh sẽ đưa tôi đến nhà ‘phản động’ của Manzur Qadir, bố của Shireen, một luật sư vô cùng nổi tiếng mà Arif rõ ràng đã không đồng ý với hoạt động chính trị của ông. Cho nên Arif quăng chìa khóa xe của anh cho tôi và nói, ‘Anh tự lái lấy! Đường Lawrence không xa và xe của tôi ngay bên ngoài.’ Shireen đã khá ngạc nhiên để thấy tôi lái một chiếc xe rất to vào khu nhà của họ.

Khi tôi đến sân bay Karachi từ Lahore, Mahbub và một bạn Cambridge chung khác, Khalid Ikram (mà muộn hơn kết hôn với Shireen), đợi tôi. Khalid nói đùa vô hại – anh lo bởi vì máy bay đã chậm, nghĩ rằng tôi đến từ Ấn Độ trên một máy bay Ấn Độ (‘điều đó có thể rất nguy hiểm, anh biết mà’). Nhưng giữa chừng anh được trấn an rằng tôi chỉ đến từ Lahore trên một máy bay Pakistani. Trong những ngày đó, các yếu tố hài hước trong cuộc chiến võ mồm Indo-Pakistani có khuynh hướng chi phối các biểu hiện của sự không thích thật sự.

Tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện dài với Mahbub và vợ ông Bani ở Karachi, và tôi không thể không cảm thấy rằng Mahbub về cơ bản đã thất vọng, bất chấp chức vụ cao anh nắm giữ như người đứng đầu kinh tế của Ủy ban Kế hoạch Pakistan (muộn hơn anh được đưa lên còn cao hơn nữa khi anh trở thành Bộ trưởng Tài chính Pakistan). Anh giải thích cho tôi cái anh đã học được qua những cố gắng của anh để truyền sinh lực cho lập kế hoạch kinh tế ở Pakistan. Đã có những thứ tốt mà có thể dễ dàng làm, nhưng các trở ngại – đến từ chính trị thiển cận và cấu trúc phong kiến thịnh hành – đối với tiến bộ đã là khó để khắc phục.

Khi hoàng hôn đổ xuống một Karachi gây mê hoặc một cách huyền diệu, giọng của Mahbub lên cao, pha trộn sự phân tích với đam mê nổi loạn sâu sắc. Anh biết làm thế nào để đối mặt với các vấn đề cũ của Pakistan, nhưng đã nghi ngờ việc tìm thấy bất kể khả năng trực tiếp nào của sự tiến bộ. Anh biết anh muốn đạt được nhiều thứ – và không chỉ cho Pakistan – nhưng anh phải tìm một cơ sở khác từ đó để thực hiện chúng. Một số năm sau anh có được một cơ hội như vậy với UNDP (Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc), nơi anh mở đường cách tiếp cận phát triển con người mà với nó các quốc gia được đánh giá về mặt chất lượng cuộc sống của dân cư của họ (kể cả sự giáo dục, dinh dưỡng và sự tiếp cận đến các nguồn lực khác của họ). Khi Văn phòng Phát triển con Người được thành lập ở New York trong mùa hè 1989, Mahbub đã nhiều lần điện thoại cho tôi và khăng khăng, ‘Amartya, hãy bỏ mọi thứ và đến đây. Chúng ta sẽ hiểu thế giới!’ Và suốt những năm 1990, anh đi xa đáng kể trong việc làm đúng việc đó qua Human Development Report (Báo cáo Phát triển Con người) hàng năm rất có ảnh hưởng của anh (mà tôi có đặc ân để giúp anh về chuyện đó, như một loại người làm phó).

4

Tôi đi từ Pakistan đến Delhi kịp thời gian để bắt đầu dạy tại Trường Kinh tế học Delhi, mà các sinh viên gọi là D-School (Trường-D). Trong số các bản sắc của tôi, bản sắc giáo viên đã luôn luôn là mạnh nhất, quay lại tận thời gian khi tôi dạy các trẻ em bộ lạc trong các trường ban đêm tạm thời khi bản thân tôi là một học sinh tại Santiniketan. Sự hồi hộp tôi trải nghiệm từ việc dạy các sinh viên tài năng đến kinh ngạc ở Delhi là khó để mô tả. Tôi kỳ vọng họ có chất lượng cao, nhưng hóa ra họ đã nhiều hơn thế rất nhiều.

Đọc sách trong vườn của Santiniketan, khoảng 1964.

Tôi đã giảng về lý thuyết kinh tế ở các mức khác nhau, nhưng trong nhiều năm cũng dạy lý thuyết trò chơi, kinh tế học phúc lợi, lý thuyết lựa chọn xã hội và lập kế hoạch kinh tế; và cả nhận thức luận và triết học khoa học (cho các sinh viên cao học triết học) và logic toán học (cho bất cứ ai muốn học cái gì đó về nó). Như tại Đại học Jadavpur, nhờ làm việc để dạy những người khác rốt cuộc bản thân tôi đã học được rất nhiều.

Tôi đã bắt đầu dạy tại D-School trong tháng Ba 1963, nhưng nghỉ hè đã đến khá mau theo lịch của Đại học Delhi – vào đầu tháng Tư – và vì việc này có nghĩa có hai tháng ngừng, tôi đã quay lại Cambridge và nhập hội Nabaneeta ở đó. Nhưng rồi thời gian cho sự khởi hành cuối cùng về Delhi đã thực sự đến và Nabaneeta và tôi có chuyến đi đường hàng không dài với nhiều trạm dừng – kể cả Athens và Istanbul – đến Delhi.

Chúng tôi đã có vài tuần tuyệt diệu ở Hy Lạp, nơi tôi có vài nghĩa vụ giảng bài. Việc này ở viện nghiên cứu do Andreas Papandreou lãnh đạo, ông là nhà kinh tế học tài giỏi và một nhà lãnh đạo chính trị cực kỳ tài năng, chiến đấu cho các quyền dân chủ của các công dân Hy lạp. Các nhà cai trị quân đội ở Hy Lạp đã không thích Papandreou chút nào. Không lâu sau cuộc viếng thăm của chúng tôi, ông đã bị bắt và bị chế độ quân sự ngược đãi, và đã rời đất nước. Tuy vậy, sự kích động nhân dân và các thách thức pháp lý cuối cùng đã dẫn đến sự sụp đổ của tập đoàn (junta) quân sự và sự trở lại đắc thắng của Papandreou. Ông đã tiếp tục để trở thành Thủ tướng. Trong lúc đó, ông và vợ ông Margaret trở thành các bạn thân của chúng tôi, và chúng tôi vẫn giữ liên lạc qua những thăng trầm chính trị của ông. Con trai họ, cũng được gọi là Andreas, muộn hơn làm tiến sĩ với tôi tại Oxford, viết một luận văn xuất sắc về các tác động ngoại sinh (externality), nhất là phân tích các chính sách môi trường.

Nabaneeta và tôi đã thích thú tận hưởng các địa điểm thần thoại của Hy Lập cổ, kể cả việc xem vài buổi biểu diễn các vở kịch cổ. Nabaneeta biết một chút Attic (tiếng Hy lạp cổ), mà đôi khi đã hữu ích. Chính nhờ lời khuyên của nhà Papandreou mà chúng tôi đã thêm vào một cuộc thăm Crete và đã thấy những tàn dư gây choáng váng của nền văn minh Minoan và lâu đài cổ gây ngộp thở tại Knossos. Việc xem các địa điểm phi thường này đã giúp tôi hiểu các thành tựu của thế giới cổ xưa trong sự phát triển nền văn minh con người. Ngay cả khi tôi chìm đắm vào lịch sử của Hy Lạp cổ ở Crete, tôi đã muốn nhanh quay lại với các sinh viên của tôi ở D-School.

5

Ngoài việt hất sức thích thú tận hưởng cơ hội để dạy tại D-School ra, tôi được lợi từ sự thực rằng nhiều nghiên cứu sinh ở đó và một số giáo viên trẻ đã trở nên quan tâm đến lý thuyết lựa chọn xã hội. Maurice Dobb đã khuyên tôi nghiên cứu chủ đề khác nào đó cho đến khi tôi thấy mình trong sự bầu bạn của các nhà lý thuyết lựa chọn xã hội khác. Ông đã đúng, nhưng hóa ra là có thể tạo ra khá nhanh một cộng đồng những nhà nghiên cứu với sự tinh thông lựa chọn xã hội. Các sinh viên D-School hầu hết đã không nghe về chủ đề chút nào, nhưng, từ chính bài giảng đầu tiên về nó, tôi đã có thể cảm thấy một sự quyết tâm về phần của nhiều người để biến nó thành của riêng họ. Tôi thật sự ngạc nhiên một cộng đồng của các nhà lý thuyết lựa chọn xã hội đã nổi lên ở Delhi với tốc độ đáng chú ý – quả thực, vài trong số họ đã bắt đầu tiên phong mở đường, mở rộng lý thuyết cũng như nghĩ ra những ứng dụng mới. Rất mau sau khi đến D-School, một trong những sinh viên đầu tiên của tôi, Prasanta Pattanaik, đã tạo ra những kết quả mạnh – và khó – về lựa chọn xã hội, mà đã nhận được sự công nhận khắp thế giới. Là một sự thích thú kỳ lạ cho tôi để giảng về cái được ca ngợi khắp thế giới như ‘các định lý Pattanaik’, với bản thân Prasanta khiêm tốn ngồi trên ghế của anh như một sinh viên của lớp học.

Một trong những đặc điểm lý thú trong sự luận bàn về lý thuyết lựa chọn xã hội trong các seminar của chúng tôi là chúng tôi thử kết hợp các ý tưởng và những sự phân biệt hữu ích trong những cách tiếp cận khác vào triết học đạo đức, thí dụ các ý tưởng từ Hume, Smith và Kant. Chúng tôi cũng đã thảo luận các nguyên lý đạo đức được đề xuất một cách thận trọng và được nghiên cứu cẩn thận bởi Hobbes, Rousseau và Locke trong khái niệm về ‘khế ước xã hội’ – một hợp đồng giao tiếp giữa các cá nhân trong đó mỗi người cam kết làm (hay không làm) những thứ nào đó vì lợi ích của những người khác, với điều kiện những người khác đưa ra những lời hứa tương tự để đổi lại. Trong lập luận lựa chọn xã hội mang tính xây dựng các ý tưởng về khế ước xã hội có thể có tính hữu ích đáng kể, thí dụ trong sự đánh giá tính công bằng (fairness) của các hệ thống thuế, hay sự sẵn lòng của nhân dân để chấp nhận sự phân phối thực phẩm để đối phó với các tình huống thiếu hụt (như trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai – được thảo luận sớm hơn).2 Chúng tôi cũng đã xem xét một tập của những nghĩa vụ hợp đồng, với những sự trừng phạt cho sự vi phạm, so sánh thế nào với những nghĩa vụ được trình bày hợp lý được mọi người chấp nhận như bổn phận của họ mà không có một sự nhất quyết về tính có đi có lại (shartaheen kartavya). (Điều này đã được thảo luận trong Chương 6, theo dòng lý lẽ được Gautama Buddha (Đức Phật) đưa ra trong Sutta Nipata [Kinh Tập] và ở nơi khác.) Thực ra, những nhĩa vụ cả có đi có lại và không-có đi có lại đối với những người khác có thể dễ dàng được nghiên cứu kỹ lưỡng nhờ các lý lẽ lựa chọn xã hội, như công trình của Smith minh họa.

Việc là một nhà lý thuyết lựa chọn xã hội cho bạn các khả năng giải tích, nhưng loại vấn đề tổng [hợp] xã hội (social aggregation) chúng ta chọn cũng phụ thuộc vào cái chúng ta nghĩ là quan trọng và lý thú.3 Tôi tự hào về tính nghiêm túc mà với nó một số sinh viên của tôi đã áp dụng cách tiếp cận lựa chọn xã hội vào những sự quan tâm thực tế liên quan đến hoạch định chính sách. Tôi cũng đã có những sinh viên làm các chủ đề rất khác với lựa chọn xã hội, và một vài trong số đó có tài năng đặc biệt trong các lĩnh vực họ chọn (kể cả Prabhat Patnaik, mà đã trở thành một nhà kinh tế học phát triển hàng đầu). Là khó để mô tả sự vui sướng đến thế nào khi thành tích của các sinh viên của bạn thu hút sự chú ý toàn cầu – bất luận cái bản thân bạn đang làm là gì.

6

Trong khi sự thỏa mãn của việc dạy ở Delhi là cao, đã là không thể để trốn thoát thực tế về sự thiếu thốn lan rộng ở Ấn Độ. Vấn đề đã không chỉ là vấn đề nghèo, mà cũng là sự thiếu các dịch vụ công thiết yếu, kể cả giáo dục trường học và sự chăm sóc sức khỏe cơ bản. Việc này không phải bởi vì mọi người không có sự quan tâm nào đến việc mở rộng các phương tiện này, mà phần lớn bởi vì các nguồn lực công dành cho giáo dục trường học và sự chăm sóc sức khỏe cơ bản đã nhỏ một cách đáng kinh ngạc. Sự sao nhãng khác thường về các tiện ích công cộng này đã nhận được rất ít sự chú ý xã hội trong việc hoạch định chính sách công và lập kế hoạch kinh tế. Khá chắc chắn, các nạn đói đã được chế ngự ở Ấn Độ dân chủ độc lập, nhưng sự suy dinh dưỡng đặc hữu đã vẫn phổ biến và sự chăm sóc ý tế sơ đẳng cho tất cả mọi người đã vắng mặt dai dẳng. Sự thiếu thốn này về các dịch vụ giáo dục và sức khỏe đã có quan hệ mật thiết với những sự bất bình đẳng xã hội và kinh tế dai dẳng của Ấn Độ. Những người bị bỏ rơi thuộc các tầng lớp xã hội thấp nhất ở Ấn Độ thường được cho là ít cần đến giáo dục và sự chăm sóc sức khỏe (không giống như những người có đặc quyền), và những quan niệm sai kỳ quái như vậy thậm chí thường đã làm chai cứng những sự bất đối xứng truyền thống thêm nữa.

Khi tôi thử khảo sát bản chất của sự sao nhãng xã hội, làm việc cùng với vài sinh viên của tôi, đã là hữu ích để xem xét mối quan hệ giữa một sự thiếu chung trong nước về mặt tổng gộp (aggregate) và sự thiếu thốn nghiêm trọng của những người nghèo hơn và các tầng lớn nhân dân bị thua thiệt hơn của dân cư.

Sự hiện diện của sự bất bình đẳng đã kéo dài từ lâu ở Ấn Độ, và về mặt lịch sử nó có vẻ đã gay gắt hơn hầu hết các nước khác trên thế giới. Những sự thiếu sót đã gồm không chỉ những sự bất đối xứng lớn về thu nhập và của cải (tách những người nghèo và những người rất nghèo khỏi những người sung túc và những người giàu), mà gồm cả những bất bình đẳng xã hội khổng lồ, như địa vị thấp và địa vị xã hội thậm tệ của những người bị thua thiệt của xã hội, trong đó sự tẩy chay tiện dân là điểm cùng cực. Trong thế kỷ thứ sáu trước công nguyên, Gautama Buddha (Đức Phật) đã tranh luận rồi chống lại sự dung thứ các rào cản xã hội mà chia rẽ và tách biệt những con người khỏi nhau. Thực ra, Đạo Phật như một phong trào đã là một sự phản đối chống lại sự bất công xã hội không ít hơn nó là một sự đổi hướng về nhận thức luận và siêu hình học liên quan đến bản chất của thế giới.

7

Tôi đã quyết định sử dụng thí dụ về sự giảm bất bình đẳng ở nước Anh bị chiến tranh-ảnh hưởng và sau-chiến tranh trong việc dạy tại D-School như cái gì đó Ấn Độ có thể học một cách dứt khoát, và tìm kiếm những cách giải thích thích hợp. Từ nước Anh đến không chỉ Marx (thẳng từ Bảo tàng Anh), mà cả tiếng nói mở đường của Adam Smith, nhà sáng lập của chính trị kinh tế học Anh và Scot. Tôi đã băt gặp ít công trình của Smith trong chương trình học kinh tế học của tôi ở Cambridge – nhưng khá nhiều, sớm hơn, tại Presidency College, và thậm chí nhiều hơn trong những cuộc trò chuyện ở quán cà phê ngang bên đường College Street. Trong khi thu thập tài liệu dạy cho các lớp ở D-School, tôi có thể thấy Smith đã rất xác đáng như thế nào đối với việc hiểu sự bất bình đẳng và các phương thuốc chữa nó ở Ấn Độ.

Smith đã có một sự quan tâm nghiêm túc đến việc bổ sung các quá trình thị trường qua sử dụng các định chế phi-thị trường, thí dụ bằng sự can thiệp nhà nước để mở rộng các dịch vụ công như giáo dục và sự chăm sóc sức khỏe được nhà nước hỗ trợ. Là hữu ích trong lớp để thảo luận một sự kết hợp các định chế có thể có những lợi thế rõ ràng như thế nào trong việc khắc phục sự chia rẽ và những thiếu sót, đặc biệt cho những phần bị tước đoạt nghiêm trọng của dân cư.

Một thành phần hùng mạnh của lập luận đạo đức Smithian là sự sử dụng cái ông gọi là ‘khán giả vô tư’: chú ý đến sự thiếu định kiến và sự chia rẽ mà chúng ta phải thử sử dụng bằng sự tưởng tượng ai đó từ bên ngoài, không có các thành kiến cá nhân hay địa phương, sẽ đánh giá một tình huống cá biệt như thế nào, kể cả những sự bất bình đẳng đang diễn ra. Trong các thảo luận ở lớp chúng tôi đã sử dụng những phát hiện nghiên cứu được Hammond, Titmuss và các nhà điều tra xã hội khác tập hợp lại, đặc biệt về mức độ mà những sự xây dựng sau-chiến tranh của nước Anh nhờ đến các bài học về các đặc điểm hợp tác của kinh nghiệm thời chiến của đất nước.4

Những cuộc thảo luận lớp của chúng tôi cũng bao gồm sự thực rằng Smith – với sự đồng cảm sâu sắc của ông cho những người nghèo và người bị thua thiệt – đã luôn luôn đứng lên chống lại ‘tính ưu việt’ được cho là của những người có địa vị tốt hơn. Một thí dụ chúng tôi xem xét là từ Theory of Moral Sentiments (Lý thuyết về Quan điểm Đạo đức) của Smith, được xuất bản năm 1759, mà đã mô tả những định kiến chống-Irish của giới thượng lưu Anh.5 Thí dụ khác, cũng từ Theory of Moral Sentiments, liên quan đến sự khoan dung tiếp tục của những bộ phận đáng kể của các tầng lớp trên ở Mỹ và châu Âu đối với sự thực hành kinh khủng của tình trạng nô lệ. Các sinh viên trong lớp của tôi đã điều tra nghiên cứu một cách xuất sắc một số định chế bất bình đẳng ở Ấn Độ, mà buộc các thành viên của đẳng cấp thấp nhất để làm công việc hết sức hạ thấp phẩm giá, đã đến gần việc gây ra sự thoái hóa nô lệ như thế nào.

Sự bác bỏ không khoan nhượng của Smith đối với các định chế khủng khiếp như tình trạng nô lệ có thể được so sánh với lập trường mà bạn của ông David Hume đã lấy về cùng chủ đề. Hume, như chúng ta thấy, đã tin rằng các quan hệ con người phải là càng có phạm vi rộng càng tốt. Tuy vậy, trong khi phê phán tình trạng nô lệ nói chung, Hume đã cho thấy sự yếu nào đó trong việc ông phản đối nó. Smith, mặt khác, đã ghét chủ nghĩa phân biệt chủng tộc một cách kiên quyết, mạnh mẽ và hoàn toàn và cương quyết tuyên bố sự hoàn toàn không thể chấp nhận được của tình trạng nô lệ dưới bất cứ hình thức nào. Ông đã điên tiết về việc các chủ nô quy kết một hình thức sống thấp hơn cho những người nô lệ.

Trong việc giải thích ý kiến của ông, Smith tuyên bố rằng những người bị bắt đi bằng bạo lực từ châu Phi như các nô lệ đã không chỉ không thấp kém hơn những người da trắng, mà theo những cách quan trọng họ là những con người tốt hơn các chủ nô da trắng. Trong một tuyên bố vang dội ông đã khẳng định:

Không có một người da đen nào từ bờ biển châu Phi mà, về khía cạnh này, không có một mức độ hào hiệp mà linh hồn của ông chủ đê tiện của anh ta quá thường xuyên hiếm có khả năng tưởng tượng.6

Khi tôi đọc to đoạn đó của Smith trong một bài giảng tại D-School, tôi nhớ sự nhẹ nhõm – và quả thực sự hồi hộp – mà đã có thể phát hiện được trong lớp. Các sinh viên của tôi ở Delhi có thể đã không biết nhiều về những người từ bờ biển châu Phi, nhưng đã có một sự đoàn kết tức thì với những con người bị đối xử thậm tệ từ xa cũng như ở gần. Họ đã không chỉ bị thuyết phục bởi những lời của Smith; họ hãnh diện về chúng.

Sự thông cảm có lý trí của chúng ta, ngang các biên gới địa lý và thời gian, có thể đến từ sức mạnh của những tình cảm tự phát của chúng ta hay từ sức mạnh của lý lẽ, như nó đã làm cho Smith. Rabindranath Tagore, mà các ý tưởng của ông tôi đã thảo luận thường xuyên trong cuốn sách này, đã đúng để thấy tầm quan trọng át hẳn cả của sự đồng cảm theo bản năng và của sự thuyết phục bằng lập luận. Ông đã bị sốc bởi sự loại trừ của nhiều người đến vậy khỏi sự quan tâm của thế giới vì chủng tộc hay vị trí của họ. Trong bài giảng công khai cuối cùng của ông trong năm 1941, không lâu trước khi ông chết, Tagore đã bày tỏ sự ghê tởm trước sự đối xử mà một số phần của nhân loại nhận được, nhiều như Smith đã thấy tình trạng nô dịch hóa người dân là không thể chịu đựng nổi. Như Tagore diễn đạt,

Những năng khiếu tốt nhất và cao quý nhất của loài người không thể là độc quyền của một chủng tộc hay một nước cá biệt nào; phạm vi của nó có thể không bị giới hạn cũng chẳng thể được coi như kho tích trữ của kẻ keo kiệt bị chôn dưới đất.7

Thật an lòng để thấy rằng sự tôn trọng cơ bản và sự hiểu người dân mà Smith và Tagore bênh vực đã được các sinh viên nhận ra rất rõ ràng. Đấy phải chắc chắn là một nguồn hy vọng mạnh mẽ cho thế giới.

Comments are closed.