Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 5)

Nguyễn Quang A dịch

4. Cùng với ông bà

1

Tôi đã kể, trong vòng hai năm quay lại từ Burma, tôi ở Santiniketan, đi học ở đó và sống với ông bà tôi như thế nào. Nhà mái tranh của họ, nơi tôi sinh ra, là một nhà khiêm tốn nhưng ấm cúng do Visva Bharati cung cấp, trong một dãy nhà giáo viên gọi là Gurupalli (‘làng giáo viên’). Nó có một bếp, một phòng ăn và hai phòng ngủ ở hai bên của một phòng đọc sách nhỏ, trong đó có thể tìm thấy ông tôi thường xuyên nhất khi ông ở nhà (thay cho làm việc trên tầng đỉnh của thư viện Santiniketan, như ông thường làm). Đôi khi ông thích làm việc ở ngoài hiên, ngồi bắt chéo chân trên một tấm thảm bông nhỏ trước một bàn viết thấp trên sàn.

Tôi luôn luôn ngưỡng mộ khả năng của Kshiti Mohan để tập trung vào công việc của ông khi các cháu ông và các bạn của chúng chạy quanh ông – cả bên trong nhà và bên ngoài. Tôi là đứa cháu sống lâu nhất với ông và bà tôi, nhưng các cháu khác cũng đến và ở hàng tháng. Anh của mẹ tôi, Kankar (hay Kshemendra), khi đó vẫn chưa kết hôn, sống ở Calcutta, làm việc cho một tờ báo, Hindusthan Standard (bây giờ đã không còn tồn tại). Bác thường về Santiniketan, và tôi hết sức vui nói chuyện với bác, bị hấp dẫn bởi tính hài hước nhẹ nhàng của bác.

Hai chị gái của mẹ tôi đã có, giữa họ, tám người con, và có một đám đông thay đổi của các anh chị em họ ở với chúng tôi trong căn nhà mái tranh ở Gurupalli, nhất là trong những kỳ nghỉ. Tôi đặc biệt thân với ‘các anh họ’ Khokonda (Kalyan), Bacchuda (Somshankar) và Barenda (Barendra), và cũng yêu mến các chị họ, nhất là Sunipa (Mejdi), nhưng cả Reba (Didi), Shyamali (Shejdi), Sushima (Chordi), Ilina và Sumona. Sau sự kết hôn của chị, khi Mejdi, chị họ ưa thích của tôi, đã chuyển cùng chồng chị đến nông thôn (tỉnh) Bihar nơi bố chồng chị làm việc như một bác sĩ, tôi thường đi và dùng một phần nghỉ hè của tôi với chị và chồng chị (Kalyan-da, mà với anh tôi thường có những cuộc trò chuyện vui vẻ) trong vùng hoang dã tuyệt đẹp. Từ thời thơ ấu của tôi trở đi, tôi luôn luôn thích ở vùng nông thôn Bihar.

Cũng có những anh chị em họ khác – Piyali và Dula – mà cũng có thể thấy trong nhà của cha mẹ họ ở Santiniketan trong các đợt nghỉ học, cùng với anh của họ Shami. Tôi có những thời gian thú vị với họ, và khi tôi lớn hơn tôi còn thân hơn với Piyali và Dula. Và vẫn có nhiều anh chị em họ hơn sống chủ yếu ở Santiniketan, đặc biệt Kajali, Gablu và Tuktuk, và các anh của họ Barenda (mà tôi đã nhắc đến rồi) và Bratin, cho tôi sự bầu bạn tuyệt vời. Chúng tôi thường ngủ ở nhà nhau. Sống với những người khác, với các phòng ngủ chung – và quả thực giường chung – đã là một đặc điểm phổ biến của đời tôi. Sự hiểu biết rằng em gái tôi Manju và tôi là một phần của một đại gia đình đã tạo ra một ấn tượng mạnh lên chúng tôi.

Phòng tắm duy nhất trong nhà của chúng tôi ở Gurupalli ở bên ngoài và, tùy tuộc vào bao nhiêu người chúng tôi ở đó cùng lúc, một sự xếp hàng nào đó đã là phần thường xuyên của đời chúng tôi. Đã không có điện, ngược với nhà được chiếu sáng của chúng tôi ở Dhaka, nhưng tôi đã quen sống dưới ánh sáng của đèn dầu hỏa – và học với nó nữa. Nếu trong cuộc sống tiếp của mình tôi cho thấy một sở thích đô thị mạnh, điều này có thể bởi vì tôi cảm thấy tôi đã hoàn thành phần việc sống ở nông thôn của tôi rồi. Tôi thích cuộc sống làng xóm, nhưng dần dần đã bày tỏ niền tin chắc rằng có cái gì đó để nói cho các cửa hàng sách, các quán cà phê, các rạp chiếu phim, các nhà hát, các sự kiện âm nhạc và các cuộc tụ họp học thuật.

Ông tôi thường thức dậy mỗi ngày vào khoảng 4 giờ sáng, khi vẫn khá tối và, sau khi sẵn sàng, sẽ ra ngoài cho một cuộc đi bộ dài. Vào buổi sáng khi tôi cũng đã dậy (bây giờ là khó để nghĩ rằng trong những ngày đó tôi từng là một người dậy sớm), ông thử để tôi làm quen với các vì sao còn sáng trong những giờ sớm đó – ông biết tất cả chúng theo tên Sanskrit của chúng vài theo tên tiếng Anh nữa. Tôi thích đi cùng ông khi bình minh ló dạng và thích thú biết tên của các sao, nhưng quan trọng nhất nó cho tôi cơ hội tuyệt vời để bỏ bom ông với những câu hỏi. Ông kể cho tôi rất nhiều chuyện vui đùa về thời thơ ấu của riêng ông, nhưng chúng tôi cũng thảo luận các chủ đề nghiêm túc. Một cuộc đi bộ có thể trở thành một lớp học về các chủ đề như cách buồn thảm mà Ấn Độ đã đối xử với dân cư bộ lạc trước-nông nghiệp của nó, việc chiếm đoạt đất của họ (ông đã biết kỹ lịch sử đáng buồn của quá trình đó, kể cả sự thất bại của các chính phủ kế tiếp nhau để xây dựng trường học và bệnh viện cho họ). Ông bảo tôi rằng Ashoka, một hoàng đế Phật tử vĩ đại người cai trị phần lớn Ấn Độ trong thế kỷ thứ ba trước công nguyên, đã bày tỏ mối lo ngại đặc biệt về ‘những người rừng’ tại Ấn Độ đang đô thị hóa rồi, khẳng định rằng những người bộ lạc cũng có quyền của họ, hệt như những người sống trong các thành phố và các thị trấn.

2

Tôi được biết rằng Rabindranath, cũng là một người dậy sớm, đôi khi đến thăm ông bà tôi trước bình minh – đột ngột, tính đến thói quen dậy sớm của họ. Việc này, tất nhiên, đã trước xa khi tôi đến sống ở Gurupalli, quả thực, phần lớn trước khi tôi sinh ra. Trong một dịp, tôi được biết từ bà tôi, ông đã đến, đột ngột, ngay trước bình minh vào một ngày khi – khá lạ – Kshiti Mohan vẫn đang ngủ.

Cho nên Rabindranath đặt câu hỏi cho bà tôi (may mắn bà đã thức), trong một bài thơ ứng khẩu, sử dụng thực tế rằng tên ông, Rabi, có nghĩa là mặt trời, còn Kshiti có nghĩa là trái đất. Dịch từ tiếng Bengali, hóa thành:

Bình minh đến

Rabi [mặt trời] xuất hiện

Trước cửa nhà Kshiti [trái đất].

Sao có thể Kshiti còn chưa thức?

Didima nói rằng bà cảm thấy buồn rằng bà phải đánh thức trái đất trước khi bài thơ duyên dáng của Rabindranath có thể tiếp thêm nữa.1 Bà vui để thấy hai người họ đi dạo chơi, nhưng đã mong Rabindranath vẫn ngồi trên bậu cửa nhà bà hoàn tất bài thơ ngẫu hứng của ông.

3

Trong năm 1944 chúng tôi chuyển sang nhà mới mà ông bà tôi xây ở rìa phía tây của Santiniketan, ở Sripalli – không hơn một phần tư dặm từ khuôn viên trường, trong cái đã vẫn là một thành phố nhỏ xíu. Nhà mới của Dadu và Didima, như tôi đã nhắc tới ở trước, ở cạnh một nhà nhỏ được gọi là Pratichi mà cha mẹ tôi, vẫn ở Dhaka, đã xây trong năm 1942. Mộ thời gian sau khi chúng tôi chuyển về Sripalli, tôi bắt đầu ngủ và làm việc ngay bên cạnh trong nhà Pratichi, nhưng vẫn tiếp tục ăn với ông bà tôi.

Tôi rất gắn bó với Pratichi, nơi tôi sống ít nhiều một mình, trừ sự bầu bạn với một người ở trẻ, Joggeshwar, mà ở tách biệt trong căn hộ riêng của anh bên trong khoảng đất của căn nhà. Joggeshwar đã đến như một cậu con trai trẻ đang chết đói từ huyện Dumka lân cận, tìm công việc và một chút thu nhập, trong năm nạn đói Bengal 1943. Đã không có nhu cầu đặc biệt cho một người ở mới trong gia đình chúng tôi khi đó, nhưng đã có một sự đồng thuận về sự cần thiết để làm cái gì đó giúp cậu con trai Dumka trẻ này, và như thế Joggeshwar được che chở và nuôi đầu tiên bởi em mẹ tôi, Renu, và rồi bởi mẹ tôi. Mẹ tôi đã giao trách nhiệm cho anh trông nom Pratichi khi đó vẫn chưa có người ở – Joggeshwar bảo tôi rằng anh thích ‘có toàn bộ một căn nhà cho bản thân mình’. Vào lúc tôi với ông bà tôi chuyển từ Gurupalli, tôi đã lên mười và Joggeshwar mười lăm tuổi. Và khi, vài năm sau, tôi bắt đầu ngủ trong Pratichi, Joggeshwar được trao công việc trông coi tôi. Ông bà tôi, ở bên cạnh, tất nhiên đã thực sự chịu trách nhiệm.

Joggeshwar sống với và làm việc cho chúng tôi trong gần bảy mươi năm. Ông đã rất hạnh phúc rằng hai quỹ tín thác phúc lợi công mà tôi có khả năng thành lập, với sự giúp đỡ của tiền Nobel trong năm 1998 – một ở Bangladesh và quỹ kia ở Ấn Độ – nhắm tới sự cải thiện giáo dục tiểu học, sự chăm sóc sức khỏe cơ bản và bình đẳng giới, được gọi là ‘các Trust Pratichi’. ‘Tôi rất thích cái tên,’ Joggeshar bảo tôi với một nụ cười rạng rỡ.

Trong thời gian Joggeshwar trở thành nhân viên chính ở nhà chúng tôi, và đã chuyển với cha mẹ tôi đến Delhi và Calcutta sau khi cha tôi từ chức việc làm từ Đại học Dhaka trong năm 1945, không lâu trước sự phân chia đẫm máu của Ấn Độ. Khi cuối cùng cha tôi về hưu từ việc làm của ông ở New Delhi trong năm 1964, tất cả chúng tôi đã định cư ở Pratichi – vào lúc đó căn nhà đã được mở rộng. Arabinda Nandy, người quen giúp mẹ tôi với công việc văn học của bà, đặc biệt với việc biên tập một tạp chí Bengali (Shreyashi) mà bà đã khởi động, cũng đảm nhiệm việc làm ‘quản lý’ hộ gia đình khi mẹ tôi trở nên già hơn. Sau khi cha tôi chết trong năm 1971, mẹ tôi tiếp tục sống ở Pratichi. Những người – có xuất xứ bộ lạc (Santal) – làm việc cho chúng tôi vào lúc đó hầu như đã trở thành các thành viên của gia đình (Rani là lãnh đạo của nhóm). Mẹ tôi cuối cùng đã bỏ chúng tôi ở tuổi chín mươi ba trong năm 2005. Trước cái chết của bà, bà đã ra lệnh chắc nịch cho tôi rằng không được sa thải bất kỳ ai trong số sáu người ở làm việc tại Pratichi (kể cả hai người phụ trách vườn), và mỗi người phải được nhận lương đầy đủ và bảo hiểm y tế đầy đủ sau khi họ về hưu. Tôi tuân theo các lệnh của bà, và Pratichi vẫn sống động với cuộc sống – nhất là sau khi kết nối cáp 400-kênh được lắp đặt để giữ tất cả mọi người vui vẻ.

Vì tôi rất quý – và vẫn dính líu nhiều đến – Pratichi, thật tuyệt vời cho tôi để thấy rằng, bất chấp những sự ra đi của con người, căn nhà hôm nay không ít sống động hơn những ngày ban đầu. Một trong những lợi lộc thêm là sự gắn bó của các con tôi với Pratichi. Việc này áp dụng cho cả Antara và Nandana cũng như hai đứa trẻ hơn – Indrani và Kabir – và thật tuyệt vời rằng qua năm tháng chúng lập những kế hoạch kỹ lưỡng để về đó khá thường xuyên. Mẹ tôi chắc thực sự hạnh phúc về điều đó. Để tự mình quay lại đó, dù chỉ trong một thời gian ngắn, như bây giờ tôi về khoảng bốn lần một năm (trừ khi các quy tắc COVID-19 tối cao – như vào thời gian viết), cảm thấy như đắm mình vào một dòng sông cũ quen thuộc, mặc dù tôi hiểu lời cảnh báo triết học rằng chúng ta thực sự không thể tắm trong cùng một dòng suối hai lần.

Khi tôi là một đứa trẻ, các bữa ăn của tôi với ông bà tôi ở bên cạnh thường kéo dài, chủ yếu bởi vì tôi rất thích nói chuyện với Dadu và Didima. Đã có một dải hầu như vô tận các đề tài, mà về chúng chúng, tôi có những cuộc nói chuyện dài. Vào một giai đoạn (tôi nghĩ tôi hẳn khoảng mười một tuổi khi đó), Kshiti Mohan, mà giáo dục cơ bản của ông là một sự giáo dục Sanskritist, trở nên rất quan tâm đến việc tìm ra sự tiến hóa hoạt động như thế nào. Ông đọc cái gì đó – tôi nghĩ là công trình của J. B. S. Haldane – mà đã làm cho ông hiểu sự chọn lọc tự nhiên lần đầu tiên và làm sao ngay cả lợi thế rất nhỏ trong sự sống sót kết thúc trong việc làm cho một loài chi phối loài khác, nếu có đủ thời gian. Tôi nhớ giúp ông với toán học về các tỷ lệ (tăng trưởng) gộp và sự thần kỳ của sự bành trướng theo hàm số mũ đã tiêu khiển ông nhiều hơn tôi dự kiến.

Tuy vậy, rồi đến một câu hỏi làm phiền ông – và cả tôi nữa. Trong khi là dễ để thấy làm sao các loài thích hợp tốt hơn trong thế giới trở nên chi phối và đông hơn các loài khác, sự cạnh tranh chắc chắn bị giới hạn ở tập hợp của các loài mà tình cờ – vì lý do này hay lý do khác – có mặt. Câu hỏi thu hút cả ông tôi và tôi là: vì sao chúng ở đó trước tiên, cho phép chúng bước vào sự cạnh tranh này cho kẻ thích hợp nhất? Kshiti Mohan sẽ không viện dẫn đến Chúa trong sự giải thích, vì ông không nghĩ Chúa hoạt động theo loại cạnh tranh đó, và tôi cũng sẽ chẳng viện dẫn đến Chúa, vì tôi không nghĩ rằng có một Chúa dàn xếp các cuộc đua ngựa giữa các loài. Kshiti Mohan nói rằng ông phải hiểu vấn đề tốt hơn, và như thế đọc nhiều hơn một chút. Vài ngày sau chúng tôi có một cuộc thảo luận to lớn về sự biến dị và vai trò của nó trong chọn lọc tự nhiên.

Kshiti Mohan bị mê hoặc bởi ý nghĩ rằng cái gì đó phần lớn có thể được cho là ngẫu nhiên (cụ thể là, các loài nào sẽ sinh ra qua sự biến dị) hoạt động với những kết quả có tính hệ thống – và thậm chí có thể tiên đoán được – về mặt các lợi thế sống sót (tức là, các loài nào, một khi tồn tại, sẽ trở thành chi phối) để cuối cùng tạo ra thế giới có trật tự mà chúng ta thấy xung quanh chúng ta. Tôi chia sẻ sự mê hoặc của ông với một sự kết hợp của tính nhân quả và sự tình cờ, và thích thú sự nghiên cứu; nhưng cũng có, đối với tôi, nhiều sự vui thích trong sự làm việc với một người có thành tựu khoa học khổng lồ trong các lĩnh vực khác mà, bởi vì sự không quen biết của ông với các vấn đề di truyền, đã sẵn sàng bước vào một sự cộng tác trí tuệ với cháu trai mười một tuổi của ông.

4

Trong một loại so sánh ý thức hệ với các địa điểm học cổ xưa được ca tụng nhiều trong các kinh Ishad (Upanishad) và trong các thiên sử thi Ramayana và Mahabharata, Santiniketan đôi khi được nhắc tới như một ‘ashram (tu viện)’. Việc học trong các ashram cổ của Ấn Độ, chúng tôi được bảo, đặt sự nhấn mạnh đặc biệt lên sự nuôi dưỡng tính tò mò hơn là sự xuất sắc cạnh tranh, và đấy cũng là tiêu điểm ở Santiniketan. Bất kể loại tập trung nào vào thành tích thi và các điểm thi, như tôi đã nhắc đến, không được khuyến khích một cách mạnh mẽ. Việc này đã nhắc nhở tôi đọc nhiều tiểu luận của Tagore về giáo dục – không chỉ các bài thơ và các chuyện của ông, như tôi đã đọc trước đó.

Tagore thích thảo luận các ý tưởng giáo dục của ông trong các cuộc họp hàng tuần được tổ chức thường xuyên vào các sáng thứ Tư trong thời gian kỳ học ở Santiniketan. Chúng diễn ra trong cái được gọi là ‘Mandir’, mà có thể được dịch từ tiếng Sanskrit như một cái ‘đền (miếu)’, nhưng các cuộc họp không phải là các nghi lễ của bất kể tôn giáo cá biệt nào. Mandir hàng tuần được dùng như một diễn đàn đều đặn cho sự thảo luận các vấn đề nghiêm trang liên quan đến toàn bộ cộng đồng Santiniketan. Với các bức tường kính màu rực rỡ và các khối trong mờ có nhiều sắc thái khác nhau, cấu trúc vật lý của Mandir có sự giống nào đó, muộn hơn tôi nghĩ, với một nhà thờ Kitô cổ. Đã có một số người cầu nguyện phi-tôn giáo, nhưng chủ yếu là những cuộc thảo luận – khá dài dòng – về các chủ đề tôn giáo cũng như chung chung với một sự nghiêng về đạo đức.

Rabindranath thường hướng dẫn các sự kiện đó, với rất nhiều bài hát giữa những lời nói. Sau cái chết của ông, trở thành nghĩa vụ của ông tôi, Kshiti Mohan, để hướng dẫn cuộc họp và để đưa ra bài phát biểu hàng tuần, như Rabindranath từng làm. Tôi đã không là một học sinh tại Trường Santiniketan vào thời của Tagore, mặc dù tôi được đưa đến Mandir vài lần như một đứa trẻ viếng thăm từ Dhaka. Didima thích kể một câu chuyện khá gây bối rối về tôi dự một phiên Mandir do Rabindranath hướng dẫn. Tôi khoảng năm tuổi, và tôi được chỉ dẫn kỹ trước khi được đưa đến Mandir để không thốt ra một lời nào khi các sự kiện xảy ra. ‘Cháu phải hoàn toàn im lặng – tất cả mọi người đều phải,’ bà tôi nói. Tôi hứa sẽ hoàn toàn yên lặng. Nhưng khi chúng tôi ở trong Mandir, ngay khi Tagore bắt đầu phát biểu, tôi biết tôi đã phá vỡ sự im lặng với một câu hỏi lớn tiếng, ‘Thế vì sao người đàn ông đó lại nói?’ Rabindranath, tôi được bảo, đã cười dịu dàng, nhưng không đưa ra bất cứ sự giải thích nào để giúp tôi giải quyết điều bí ẩn.

5

Tôi thích thú nghe ông tôi tại Mandir hàng tuần, chí ít ban đầu, nhưng tôi không thấy sự hấp dẫn đặc biệt nào với một bài diễn thuyết tôn giáo – hay ít nhất nửa-tôn giáo – hàng tuần. Vào lúc tôi mười hai tuổi, tôi bảo ông tôi rằng tôi không muốn đến các cuộc họp Mandir một cách thường xuyên, vì tôi có công việc để làm. ‘Và, ông cho là,’ ông bảo tôi (nhưng không có vẻ đặc biệt tổn thương), ‘cháu không thích thú những cuộc thảo luận này ở Mandir?’ Tôi yên lặng. Ông bảo tôi rằng việc này không sao, nhưng chắc tôi sẽ thay đổi ý mình khi tôi lớn lên. Tôi bảo ông rằng tôn giáo không làm tôi quan tâm chút nào và tôi không có niềm tin tôn giáo nào. Ông nói, ‘Không có sự bênh vực nào cho việc có các niềm tin tôn giáo cho đến khi cháu có khả năng nghĩ nghiêm túc cho bản thân cháu – nó sẽ đến với cháu một cách tự nhiên, theo thời gian.’

Vì các các niềm tin tôn giáo đã không đến với tôi chút nào khi tôi lớn hơn – sự hoài nghi của tôi chỉ có vẻ chín muồi với tuổi – tôi bảo ông tôi, vài năm muộn hơn, rằng ông đã có thể sai, rằng tôn giáo đã không đến với tôi theo thời gian, bất chấp những cố gắng bền bỉ của tôi để nghĩ về các vấn đề khó mà tôn giáo thử giải quyết. ‘Ông không sai đâu,’ ông tôi đáp lại, ‘cháu đã đề cập vấn đề tôn giáo, và cháu đã đặt bản thân cháu, ông có thể thấy, vào phần vô thần – Lokayata – của phổ Hindu!’ Ông cũng cho tôi một danh sách dài các dẫn chiếu đến các luận thuyết vô thần và bất khả tri (không thể biết) trong Sanskrit cổ – kể cả các bài thuyết trình của Carvaka và Jabali trong Ramayana, và các công trình của trường phái Lokayata nói chung. Kshiti Mohan cũng chỉ dẫn tôi đến sách Sanskrit thế kỷ thứ mười bốn Sarvadarsana Samgraha (‘Sưu tập Tất cả các Triết học’) của Madhavacharya, mà chương đầu tiên của nó dành cho một sự trình bày đồng tình về triết học vô thần của Lokayata. Vì sự nhiệt tình của tôi cho việc đọc Sanskrit vào lúc đó, tôi tiếp tục đọc nó một cách hăng hái. Madhavacarya là một trong những tác giả hay nhất mà tôi từng đọc về cách ông chứng tỏ tầm với của sự lập luận, bảo vệ các lập trường triết học thay phiên nhau trong các chương khác nhau. Sự bảo vệ của chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật trong chương đầu của cuốn sách của ông là một trong những sự trình bày hay nhất về những quan điểm đó mà tôi từng đọc.

Kshiti Mohan cũng thu hút sự chú ý của tôi đến một bài thơ nổi tiếng – cái gọi là ‘Bài ca Sáng thế’ – trong Rig Veda, tác phẩm kinh điển Hindu cổ nhất (có lẽ có niên đại từ khoảng 1500 trước công nguyên). Bài ca Sáng thế bày tỏ những sự nghi ngờ sâu sắc về bất cứ câu chuyện chính thống nào về thế giới được tạo ra như thế nào:

Ai thực sự biết? Ai sẽ công bố nó ở đây?2 Nó được tạo ra từ đâu? Sự sáng tạo này do đâu? Các thần đến sau đó, với sự tạo ra vũ trụ này. Khi đó ai biết nó nảy sinh từ đâu?

Sự sáng tạo này nảy sinh từ đâu – có lẽ nó tự hình thành, hay có lẽ nó đã không – đấng mà nhìn vào nó, trong tầng trời cao nhất, chỉ có ngài biết – hay có lẽ ngài cũng chẳng biết.

Tôi rất bị ấn tượng bởi tư tưởng rằng những phân tích bất khả tri hay thậm chí vô thần có thể được bao gồm bên trong tập văn tư tưởng Hindu – bất chấp tâm trạng thất vọng quá thể nào đó trong việc nhận ra rằng theo quan điểm rộng này thì không có sự trốn thoát nào khỏi tôn giáo cả, ngay cả cho một người vô thần.

6

Tôi có thể hiểu kỹ vì sao Tagore say mê đến vậy để khiến ông tôi đến Santiniketan và tham gia cùng ông trong việc xây dựng một loại tổ chức giáo dục mới. Rabindranath đã nghe về Kshiti Mohan từ một trong những cộng sự xuất sắc của ông, Kali Mohan Ghosh, người đã ở Santiniketan rồi, chủ yếu giúp Tagore với công việc của ông về cải cách làng mạc và khôi phục nông thôn, ngoài việc đóng góp cho giáo dục tại Trường Santiniketan. Cái Tagore nghe về Kshiti Mohan đã đủ gây ấn tượng cho ông để tiến hành một loại kiểm tra lý lịch. Ông phát hiện ra sự thông thái của ông tôi cũng như những thiên hướng tự do (khai phóng) của ông và sự dính líu sâu của ông với những người nghèo nhất trong xã hội, và đã kiên quyết rằng phải thuyết phục Kshiti Mohan đến Santiniketan. Rabindranath đã viết trong các ghi chú của ông:

Mặc dù ông làm thơ rất hay về thánh kinh và các tác phẩm tôn giáo cổ điển, các ưu tiên của ông là hoàn toàn khai phóng.3 Ông cho rằng ông có được tính khai phóng này từ việc đọc (hiểu) bản thân các thánh kinh. Ông có thể có khả năng ảnh hưởng ngay cả đến những người muốn sử dụng sự hiểu thiển cận các thánh kinh để làm giảm bớt – và lăng nhục – Đạo Hindu. Ít nhất, ông sẽ có khả năng giúp loại bỏ sự thiển cận khỏi đầu óc của học sinh của chúng ta.

‘Tôi hết sức cần một đồng minh,’ Rabindranath cầu xin Kshiti Mohan trong một bức thư đề ngày 24 tháng Hai 1908, nói thêm (đáp lại sự không sẵn lòng của ông để di chuyển), ‘tôi vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ hy vọng.’4 Tiền lương đã rất thấp ở Trường Santiniketan và Kshiti Mohan có một gia đình lớn, gồm không chỉ các con của chính ông, mà cả các con trai (Biren và Dhiren) của anh trai đã quá cố của ông, Abanimohan. Vào năm 1907 Kshiti Mohan nhận được một việc làm tốt ở vương quốc bản xứ Chamba, ở chân núi Himalayas, như giáo viên chính trong trường học ở đó. Ông đã có sự ủng hộ nhiệt thành của nhà vua, Bhuri Singh (họ rất hòa thuận với nhau), và ông không muốn từ bỏ lương đều đặn mà việc làm đó trả cho ông. Tagore tiếp tục sự cầu xin của ông và nói rằng ông sẽ đảm bảo rằng tiền công của Kshiti Mohan sẽ thỏa đáng cho ông để thỏa mãn các nghĩa vụ gia đình của ông.

Cuối cùng, Tagore đã thuyết phục được Kshiti Mohan đến Santiniketan, nơi ông sống hơn năm mươi năm hài lòng và màu mỡ – bị ảnh hưởng bởi tầm nhìn của Tagore và ảnh hưởng đến các ý tưởng riêng của nhà thơ. Họ cũng trở thành các bạn thân. Chính với Kshiti Mohan mà Rabindranath chia sẻ những lo ngại của ông vào buổi sáng sau bữa tối văn học nổi tiếng ở London ngày 27 tháng Sáu 1912, do W. B. Yeats tiếp đãi, mà ‘đã lăng xê’ ông ở châu Âu, rằng ông được bênh vực vì các lý do hoàn toàn sai. Tôi sẽ quay lại tình tiết đó trong chương tiếp.

7

Gia đình Kshiti Mohan Sen đến từ thành phố nhỏ Sonarang ở Quận Bikrampur của Dhaka, không rất xa Manikganj nơi gia đình bên nội của tôi. Cha của Kshiti Mohan, Bhubanmohan, đã là một bác sĩ truyền thống trong hệ thống Ayurvedic, với một sự hành nghề khá tốt, nhưng đã chuyển tới Benares sau khi ông về hưu, mang Kshiti Mohan với ông. Tôi chẳng bao giờ nghe Kshiti Mohan nói về cha ông, và tôi nghĩ mối quan hệ của họ đã không rất thân thiết. Tôi hình thành ấn tượng rằng Kshiti Mohan đã khá thất vọng về – hay chí ít đã buồn bởi – cái gì đó trong cha ông, nhưng bất chấp dăm ba cố gắng tôi đã chẳng bao giờ có thể khám phá ra cái đó có thể là gì.

Tuy vậy, Bhubanmohan tự hào về các thành tựu học thuật của con trai ông và tán dương sự thực rằng con ông đã xuất sắc về các môn học tại Queen’s College ở Benares, từ đó ông nhận được bằng Thạc sĩ (chính thức từ Đại học Allahabad, mà Queen’s College liên kết với). Nhưng ông dùng nhiều thời gian hơn nhiều tại các trung tâm giáo dục Sanskrit truyền thống, ‘Chatushpathis’ mà vẫn phát đạt ở Benares trong thời ông, và muộn hơn sẽ viết về các thành tựu to lớn của truyền thống đó trong việc bảo tồn và thúc đẩy giáo dục cổ điển ở Ấn Độ, và về bi kịch của sự biến mất từ từ của chúng với sự đến của tính hiện đại trong đất nước. Ông cũng đã nhận được danh hiệu ‘Pundit (Học giả)’ rất được thèm muốn vì sự thông thái Sanskrit của ông. Với tư cách một người Hindu khá bảo thủ, Bhubanmohan có lẽ chắc đã chấp thuận sự tinh thông của con trai ông về Sanskrit và về văn học Hindu cổ, nhưng sự mở rộng triệt để sự quan tâm văn học và tôn giáo của Kshiti Mohan chắc báo động ông – nếu ông đã biết về nó.

Thực ra Bhubanmohan sợ rằng Kshiti Mohan có thể biến thành ‘Tây phương’ trong thái độ của và các niềm tin chắc của ông và ông bố đã thử làm cái đã có thể làm để ngăn chặn điều đó xảy ra. Sự mở rộng của Kshiti Mohan thực sự đi theo một hướng hoàn toàn khác, vì ông ngày càng bị quyến rũ bởi vẻ đẹp và sức mạnh của thi ca của những người Muslim Sufi, cùng với văn học của phong trào Bhakti Hindu. Ông học tiếng Ba Tư (Persian), và trong việc này ông đã có sự giúp đỡ to lớn từ Abanimohan anh trai ông, người giỏi tiếng Persian.

Vào tuổi mười bốn, Kshiti Mohan quyết định gia nhập truyền thống tôn giáo đa nguyên của Kabir, ‘Kabir Panth’ (‘con đường Kabir’), mà kết hợp rộng rãi các ý tưởng tôn giáo Hindu và Muslim và tạo ra những bài thơ tuyệt vời được ngâm và hát trong hàng thế kỷ. Trong khi việc gia nhập Kabir Panth đã là một hành động hình thức, tính khai phóng của nó đã cho phép Kshiti Mohan sống cuộc sống của riêng ông, với các ưu tiên có lý lẽ của riêng nó. Kabir được sinh ra trong một gia đình Muslim trong giữa thế kỷ mười lăm (năm sinh thông thường được cho là 1440, nhưng điều này là khó để xác định) và đã dựa vào các ý tưởng và các truyền thống văn học cả Muslim và Hindu. Là dễ để phỏng đoán rằng Bhubanmohan chắc đã không chấp thuận việc này. Kshiti Mohan muộn hơn viết về sự mỉa mai của cái đã xảy ra:

Để giữ tôi trong nhóm con chiên bảo thủ [Hindu], những sự dàn xếp nghiêm ngặt khác nhau được đưa ra [cho sự loại trừ khỏi ảnh hưởng Kitô], nhưng Chúa, người cai quản đời tôi, chắc được việc này làm cho vui cười.5 Những cố gắng để giữ cho tôi là truyền thống chắc chắn đã bị làm xói mòn, nhưng mối nguy hiểm đã không đến từ tiếng Anh.

Những ưu tiên của đời sống của Kshiti Mohan đã thay đổi với những niềm tin tiến hóa của ông. Mười năm trước khi ông đi đến Chamba trong năm 1897, khi ông chỉ mới mười bảy tuổi, ông đã quyết định đi khắp miền bắc và miền tây Ấn Độ để sưu tầm và biên soạn các bài thơ và bài hát của Kabir, Dadu và những người đề xướng có chiều hướng giống nhau khác (các sant [những người mộ đạo]) mà đã theo đuổi tôn giáo theo cách riêng của họ, với sự tôn trọng tư tưởng cả Muslim và Hindu. Đã có những lãnh thổ mênh mông để viếng thăm, vì những người đi theo Kabir và các sant khác đã trải ra ngang nhiều tỉnh của Ấn Độ.6

Con trai tôi được đặt tên là Kabir, một phần bởi vì các ý tưởng của Kabir lịch sử đã làm tôi cảm động – và cả bởi vì mẹ nó Eva Colorni đã thích tên đó. Kabir, tất nhiên, là một tên Muslim, và Eva, là người Do Thái, bảo tôi rằng ‘Thật đúng rằng con trai của một người cha có gốc Hindu và một người mẹ có gốc Do Thái phải có một tên Muslim đẹp.’ Trong khi tham gia sâu vào nghiên cứu Kabir và truyền thuyết của ông, Kshiti Mohan cũng được biết rằng ngay cả ở Bengal quê hương ông, đã có một truyền thống phong phú và sống động về sự tương tác Hindu–Muslim giữa những người Baul, những người đã có một quan điểm rộng tương tự, dựa vào các tư tưởng của cả hai tôn giáo và thu hút những người đi theo từ cả hai cộng đồng. Như thế trong năm 1897–8 ông cũng bắt đầu tìm kiếm những người Baul ở Bengal, và các bài hát và các bài thơ của họ.

Những cuộc đi này, và quyết tâm của Kshiti Mohan để giữ các hồ sơ sâu rộng, đã tốn rất nhiều thời gian của ông. Syed Mujtaba Ali, một nhà văn và học giả Bengali lớn, một bạn thân của gia đình và làm việc với Kshiti Mohan, chỉ ra rằng Kshiti Mohan đã nghiên cứu và phân tích các văn bản truyền miệng thôn dã do ông sưu tập với ‘tính cẩn thận khoa học’ mà các học giả cổ điển áp dụng cho những văn bản cổ.7

8

Trong khi cha ông, Bhubanmohan, không có vẻ chấp thuận sự mở rộng những mối quan tâm của con trai ông, Kshiti Mohan đã nhận được sự ủng hộ vững chắc từ mẹ ông, Dayamayi, và chính với bà ông có một mối quan hệ thân thiết. Bà đã giúp ông sống một cuộc sống độc lập và theo đuổi các ưu tiên của riêng ông, kết hợp những nghiên cứu Sanskrit cổ điển với nghiên cứu các truyền thống tín ngưỡng và văn hóa nông thôn. Bà cũng đã ủng hộ ông trong những cuộc đi không dứt của ông qua nông thôn Ấn Độ trong sự theo đuổi thi ca và dân ca. Chính cũng bà là người đã cổ vũ ông nhận lời mời của Tagore – bà đã đọc một số tác phẩm của Tagore và rất cảm động bởi tầm nhìn của ông và bởi các ý tưởng phi thường của ông. Bhubanmohan chắc đã không chấp nhận việc chuyển đến Santiniketan, tôi tưởng tượng, nhưng tôi đã không thể thuyết phục ông tôi nói về điều đó: ‘mẹ ông đã rất ủng hộ’ là tất cả cái ông nói.

Trong một buổi tối đẹp ở Santiniketan, vừa khoảng mặt trời lặn, tôi nhớ Kshiti Mohan hỏi mẹ tôi (tất cả chúng tôi ngồi ngoài hiên): ‘Con có nhớ mẹ của bố, bà của con không?’ Lúc đó tôi mười hai tuổi, mẹ tôi khoảng ba mươi ba và Kshiti Mohan khoảng sáu mươi lăm. Mẹ tôi nói rằng bà đã quá trẻ để nhớ đến bà – bà muốn giá bà có thể. Dadu nói, ‘Tất nhiên, tất nhiên, bố thật ngớ ngẩn để hỏi.’ Và sau đó ông rơi vào in lặng. Tôi buồn để nghĩ rằng ông già và thông thái của tôi đã có một sự khát khao để nhớ lại mẹ ông, người hơn một trăm tuổi khi đó, giá như cụ còn sống. Vào buổi tối trang nhã ám ảnh đó, là khó cho một đứa con trai mười hai tuổi để cưỡng lại những suy nghĩ u sầu về bi kịch của thời gian trôi qua.

9

Nếu mẹ của Kshiti Mohan đã rất quan trọng đối với ông, không ngạc nhiên, vợ ông, Didima của tôi, cũng thế. Kiran Bala là con gái đầu lòng của một kỹ sư rất giỏi và thành công, Madhusudan Sen. Hai em trai bà, Atul và Shebak, cũng đã trở thành các kỹ sư, và tôi hết sức thích thú nói chuyện không chỉ với các con của họ (Kanai, Piku và Nimai), mà cả với họ nữa bất chấp khoảng cách tuổi tác của chúng tôi. Chúng tôi thường ở nhà sang trọng của Atuldada ở nam Calcutta khi chúng tôi từ Dhaka đến thành phố lớn. Vài cuộc trò chuyện đầu tiên của tôi với Atuldada – tôi hẳn đã sáu hay bảy tuổi lúc đó – xảy ra khi ông đang sửa xe của ông. Ông hoàn toàn bên dưới nó, với những đồ nghề khác nhau cạnh ông, nhưng tôi chỉ có thể thấy hai chân ông duỗi ra. Tôi đã chẳng bao giờ có một cuộc trò chuyện với một đôi chân, nhưng bộ mặt không nhìn thấy bên dưới chiếc xe đã rất hấp dẫn và đã giữ tôi vui cười và bận rộn trong hơn một giờ.

Bên đó của đại gia đình của tôi tất cả đã rất quan tâm đến những vấn đề kỹ thuật. Atuldada làm việc cho một hãng kỹ nghệ ở Calcutta, và Shebakdada chịu trách nhiệm cung ứng điện của Santiniketan. Em gái của Kiran Bala, Tuludi, người cũng sống ở Santiniketan, thết đãi tôi với những câu đố toán học, và từ thời thơ ấu sớm nhất của tôi những cuộc viếng thăm của bà đến nhà chúng tôi đã là một nguồn vui thú hết sức đối với tôi.

Hôn nhân của Kiran Bala đã kéo theo một sự xuống cấp kinh tế vì bố bà, Madhusudan, đã phát đạt đáng kể hơn Kshiti Mohan cạn tiền. Nhưng bà đã quản lý các vấn đề thực tế của cuộc sống của họ rất hiệu quả – giữa sự khó khăn đáng kể – và đối với tôi thật đáng kinh ngạc bà luôn luôn vui vẻ thế nào bất chấp việc có nhiều việc đến vậy để làm. Việc này không chỉ gồm việc nấu nướng và trông nom nhà cửa, mà chăm sóc các cháu như tôi, tất cả việc đỡ đẻ của bà và cả việc chăm sóc em gái út Indira bị ảnh hưởng tâm thần của bà, người đã bị tổn thương não vào thời trẻ bởi bệnh dịch lan truyền nào đó khiến bà tàn tật vĩnh viễn. Indira sống với chúng tôi và Kiran Bala đã chăm lo cho bà suốt đời bà – trong khoảng bốn mươi năm – tắm cẩn thận cho bà mỗi buổi sáng, chăm sóc bà suốt ngày và thậm chí thử mua vui cho bà, trong chừng mực có thể. Lòng yêu thương của Didima cho mọi người trong khó khăn đã cực kỳ gây cảm hứng cho tôi.

Cũng có những động vật – các động vật bị lạc – nhận được sự chú ý của bà. Trong số chúng là một con chó bị bỏ rơi – một con chó lai với không nơi ở cố định nào – nó đến mỗi ngày vào cùng thời gian kiếm thức ăn mà Didima cho nó. Đấy đã là một sự kiện đều đặn và, thật kỳ lạ, vào cuối đời của bà tôi, con chó bị bỏ rơi đã giúp bà một cách đáng chú ý. Một ngày Didima, ở tuổi chín mươi, ngã xuống cầu thang mở gắn với hiên và bất tỉnh, vào lúc không có ai khác ở nhà. Con chó đến tìm thức ăn của nó, nhìn thấy Didima trong trạng thái đó và đã chạy sang nhà cha mẹ tôi ngay bên cạnh, nơi mẹ tôi tình cờ ngồi trên hiên (tôi sống ở Delhi lúc đó, và đã nghe câu chuyện từ mẹ tôi). Con chó tiếp tục sủa vào bà, và ra điệu chạy sang nhà của Didima, và quay lại và làm cùng thứ hết lần này đến lần khác. Sau vài cố gắng, con chó đã thành công làm cho Mẹ tò mò và lo, cho nên bà đã sang nhà của Didima và thấy bà trên sàn, nằm ở dưới cầu thang. Didima đã sống sót – thêm sáu năm nữa đến tuổi chín mươi sáu – nhưng các bác sĩ nói rằng kết cục của ngày đó đã có thể hoàn toàn khác nếu giả như sự chăm sóc y tế không đến nhanh. Con chó bị bỏ rơi rõ ràng đã là anh hùng trong ngày, nhưng nó cũng là một truyện, hầu như một truyện đạo đức, về được thưởng vì sự tử tế – một sự tử tế mà Didima tỏa ra rất nhiều.

Dadu hoàn toàn phụ thuộc vào Didima cho gần như mọi thứ, và họ đã có một mối quan hệ cực kỳ tân thiết. Tôi nhớ rất rõ rằng khi Kshiti Mohan về nhà từ nơi làm việc, có thông báo lớn của ông từ rìa của khu phức hợp, thốt ra ngay cả trước khi bước vào nhà: ‘Kiran ơi’. Kshiti Mohan là một người viết thư tuyệt vời, nhưng đã không được biết kỹ rằng tuyệt đại thư của ông là cho vợ ông, với bà ông cảm thấy bị bắt buộc để chia sẻ, có vẻ, một suy nghĩ mà ông từng có bất cứ khi nào họ xa nhau.

Khi Nandalal Bose, nghệ sĩ lớn, đi cùng ông và Tagore trong chuyến đi phương đông của họ đến Trung Quốc và Nhật Bản trong năm 1924, Nandalal đã buồn cười rằng Kshiti Mohan sử dụng hầu hết thời gian rỗi của ông để viết thư cho Kiran Bala: nó là ‘hoạt động ưa thích’ của ông. Nandalal bình luận trong ghi chép của ông về những cuộc du hành chung của họ rằng Kiran Bala hẳn phải rất bận rộn, đọc dòng thác thư bà nhận được từ chồng bà.

Nhà viết tiểu sử của Kshiti Mohan, Pranati Mukhopadhyay, đã tìm được cách kiếm được vài bức thư ông viết cho Kiran Bala, bắt đầu với bức thư ngày 29 tháng Sáu 1902, ngay sau sự kết hôn của họ, khi bà về thăm cha mẹ bà. Dadu giải thích ông trở nên hạnh phúc tuyệt vời như thế nào từ ngày ông kết hôn với bà. Bức thư đầu tiên bắt đầu với Kshiti Mohan nói: ‘Giả như có một nhiệt kế cho sự hạnh phúc, anh đã có thể giải thích cho em anh hạnh phúc đến thế nào!’ Tôi nhớ lại dòng đó khi suy nghĩ về các phương pháp đo hạnh phúc mà thu hút sự chú ý của những người khác nhau trong nghề nghiệp của họ như bạn tôi nhà kinh tế học Richard Layard và đức vua nhân đức của Bhutan.

10

Quyết tâm của Rabindranath để khiến ông tôi tham gia với ông tại Trường Santiniketan đã chủ yếu liên quan đến sự uyên bác kinh điển và sự tinh thông về các văn bản Sanskrit và Pali của Kshiti Mohan, một lĩnh vực trong đó ông có hiểu biết chuyên môn đặc biệt. Một số cuốn sách ông viết trong khi làm việc tại ashram (tu viện) trở nên có ảnh hưởng sâu sắc trong việc cổ vũ một sự hiểu khai phóng hơn của các kinh điển so với đã được chấp nhận sớm hơn. Nhiều chủ đề, mà về chúng ông chọn để viết, phản ánh sự phân tích của ông về những sự bất công trong xã hội Ấn độ, như những bất bình đẳng về đẳng cấp và giới, mà đã thường được ủng hộ bởi những sự hiểu méo mó về các văn bản kinh điển và kinh thánh. Ông muốn làm xói mòn các điều ác này qua một sự hiểu đầy đủ hơn của các văn bản cổ xưa.

Tôi đôi khi tranh luận với Kshiti Mohan, trong niềm tin rằng ông chống lại những bất bình đẳng này dù sao đi nữa, cho dù chúng thực sự có sự hậu thuẫn kinh thánh. Ông không phủ nhận điểm đó, nhưng bảo tôi rằng ‘nó không làm thay đổi theo bất cứ cách nào sự thực rằng những sự bất công này có được sự ủng hộ từ nhiều người bị ảnh hưởng bởi sự thông thái giả mạo, với sự hiểu méo mó và sự lựa chọn bị thành kiến của các văn bản cổ xưa’. Ông phải sửa lại những sự vi phạm trí tuệ này ngay cả khi ông đồng ý rằng sự diễn giải sai đã không hề liên quan đến các thực hành đang diễn ra. Những sách được nghiên cứu kỹ lưỡng của ông, như Jatibhed (‘Sự phân biệt đẳng cấp’), cho thấy cơ sở kinh thánh của sự phân tầng người dân trong thực hành Hindu đã mong manh đến thế nào. Prachin Bharate Nari (‘Phụ nữ ở Ấn Độ cổ xưa’) thảo luận quyền tự do thường được phụ nữ hưởng trong Ấn Độ cổ đã bị từ chối dần dần như thế nào tại Ấn Độ trung cổ và đương đại. Trong Bharater Sanskriti (‘Các Truyền thống Văn hóa Ấn Độ’) ông cho thấy, giữa những thứ khác, những kiểu nguồn khác nhau như thế nào được sử dụng trong văn học Hindu cổ, cắt ngang những sự chia rẽ tôn giáo, đẳng cấp, giai cấp, giới và cộng đồng. Các tác phẩm này đã dựa nhiều vào sự thông thái kinh điển của ông.

Như Tagore hy vọng, Kshiti Mohan cũng giúp để làm mềm sự khắt khe của những nghiên cứu Sanskrit lỗi thời trong ashram. Cái có thể không được kỳ vọng là mức mà Kshiti Mohan mở rộng sự hiểu biết riêng của Tagore không chỉ về văn học cổ điển và kinh thánh, mà cả về các ý tưởng tín ngưỡng dân gian và, quan trọng nhất, về thi ca và các bài hát thôn quê. Các thứ này đến từ những nghiên cứu sâu rộng của Kshiti Mohan về các truyền thống này, bắt đầu với Kabir và các sưu tập ông đã tập hợp lại từ những năm niên thiếu của ông. Chính với sự cổ vũ mạnh mẽ của Rabindranath mà Kshiti Mohan bắt đầu công bố các bộ sưu tập và các bình luận về Kabir, Dadu và các nhà thơ nông thôn nhìn xa trông rộng khác.

Liên quan đến Kabir, Kshiti Mohan tập trung vào các phiên bản được duy trì truyền miệng của các bài thơ của ông, có xuất xứ hơn năm trăm năm trước, mà đôi khi trải qua những sự biến đổi đáng kể qua hàng thế kỷ của các nhà thơ và ca sĩ Kabir Panthi. Bản tóm tắt bốn-tập của ông, với những bản dịch tiếng Bengali của các bài thơ Hindi của Kabir, được xuất bản trong năm 1910–11, không lâu sau khi ông chuyển đến ashram.8 Tagore bị ảnh hưởng nhiều không chỉ bởi sự diễn giải khai phóng và nhân hậu của Kshiti Mohan về Đạo Hindu, nhấn mạnh các tương tác sáng tạo hơn là phá hoại của nó với các tôn giáo lớn khác, nhất là Islam, mà cũng bởi cách Kshiti Mohan lôi kéo sự chú ý đến các tư tưởng tinh tế của các nhà thơ thôn dã được cho là chất phác, không tinh tế.

Tính đơn giản và tầm với nổi bật của thi ca cổ nhưng vẫn đang sống này, mà là một cây cầu lớn giữa phong trào Bhakti Hindu và truyền thống Sufi Islamic, đã làm Tagore hết sức cảm động. Ông đã tạo ra, với sự giúp đỡ của Evelyn Underhill, bản dịch tiếng Anh của ‘một trăm bài thơ của Kabir’ được lấy từ bộ sưu tập của Kshiti Mohan.9 Những bài thơ này được công bố trong năm 1915, hai năm sau khi Tagore được Giải Nobel Văn học. Ezra Pound đã dính líu đến một sự dịch ra tiếng Anh khác của các bài thơ của Kabir, lại dựa vào bộ sưu tập của Kshiti Mohan. Mặc dù một số bản dịch này đã được xuất bản, công trình đầy đủ hơn và tham vọng hơn mà Pound nghĩ tới đã chẳng bao giờ được hoàn tất và công bố.10, 11

11

Những câu hỏi được nêu ra bởi các nhà phê bình nào đó về phiên bản Kshiti Mohan của các bài thơ Kabir khi chúng không luôn luôn phù hợp với sự hành văn chính xác của một số phiên bản khác, và chủ đề này gây ra sự quan tâm học thuật vào thời gian tôi kết thúc học tại Santiniketan. Tôi thấy bình luận của Kshiti Mohan về việc này trong phần Dẫn nhập của một cuốn sách muộn hơn của ông, về các bài thơ của Dadu, một sant nông thôn khác – từ thế kỷ thứ mười sáu – người đã là một người đi theo Kabir và, giống Kabir, đã kết nối các truyền thống Hindu và Muslim. Trong cuốn sách đó, được xuất bản trong năm 1935, ông tôi nhắc đến sự phê bình đang diễn ra rằng trong bộ sưu tập của ông về Kabir ông đã không hạn chế mình với các phiên bản được in của các bài thơ của Kabir, có tiêu đề Bijak. Ông nói trong sự đáp lại rằng giả như các nhà phê bình này đọc Dẫn Nhập của cuốn sách của ông về Kabir, họ chắc đã thấy sự giải thích của ông rằng tiêu điểm lựa chọn của ông là để giới thiệu công chúng với truyền thống vẫn được truyền miệng thực sự giữa quần chúng nông thôn ở Ấn Độ. Ông đã bao gồm nhiều bài thơ từ Bijak, nhưng ông đã chọn để vượt xa chúng.

Tôi đã cảm thấy bị kéo vào cuộc tranh luận, và cảm thấy rằng hẳn Kshiti Mohan đã cảm động, ít nhất một phần, bởi mối lo của ông về sự thống trị của các elite đô thị trong sự diễn giải văn hóa Ấn độ, một chủ đề mà chúng tôi thường xuyên thảo luận quanh bàn ăn tối. Cho nên tôi hỏi ông về việc này. Kshiti Mohan đồng ý, nhưng cũng bảo tôi rằng chẳng có gì ngạc nhiên về sự thực rằng có những biến thể giữa các phiên bản khác nhau của thơ Kabir. Bản thân Kabir đã không viết lại bất kể bài thơ nào và, với tư cách một nhà biên soạn, Kshiti Mohan nghĩ là đúng để trao sự ưu tiên cho các bài thơ được ngâm hay được hát trong sự thực hành bằng miệng đương thời. Các nhà sưu tầm khác thường thích sử dụng các phiên bản đã được viết ra vào một lúc hay lúc khác, có lẽ dựa vào các phiên bảng truyền miệng thông dụng vào một thời gian sớm hơn. Thứ đáng ngạc nhiên trong tất cả các cuộc tranh luận này, ông bảo tôi, không phải là sự tồn tại của các phiên bản khác nhau của các bài thơ của một nhà thơ truyền miệng sống nhiều thế kỷ trước, vì nhiều phiên bản là một đặc điểm phổ biến của thi ca truyền miệng truyền thống, mà là mức độ mà nhiều nhà biên soạn đã khăng khăng chỉ bám vào ‘phiên bản đã đóng băng trong bản in’ (ông nói với một nụ cười), ‘hơn là chấp nhận cơ hội cho các truyền thống sống của sự thực hành tiếp tục’. Tôi thấy rằng Kshiti Mohan, thực ra, đã giải thích tất cả điều này một cách chi tiết nào đó trong Dẫn Nhập của bộ sưu tập ban đầu của ông về các bài thơ Kabir trong lần xuất bản 1910–11:

Từ thời thơ ấu của tôi ‘các Sant’ mà tôi quen biết ở Kashi [Benares] và những nơi hành hương khác, đã gồm Kabir, và tôi đã nghe những sự truyền đạt của ông một cách rõ ràng.12 Muộn hơn tôi tiến hành sưu tập tất cả các bài hát của Kabir từ các phần khác nhau của Ấn Độ, kể cả tất cả các phiên bản được in của các bài hát của Kabir … Từ những sự hiểu khác nhau của tôi tôi đã chọn những bài phù hợp nhất với những bài được hát bởi những người thực hành và mà họ và tôi đánh giá là đúng với truyền thống. Tôi không cần phải nói thêm rằng từ các lời khuyên đa dạng tôi nhận được, tôi đã phải chọn [bằng việc sử dụng đánh giá của tôi]. Các sadhaka (những người tập luyện sadhana) thường trình bày các thứ hợp với thời của riêng họ. Và cùng các bài thơ có các phiên bản khác nhau có thể được hiểu dễ dàng vào lúc chúng được soạn. Tôi đã phải chú ý đến tất cả những sự quan tâm này trong việc soạn bộ sưu tập được biên tập của tôi về các bài thơ Kabir. Ngày nào đó tôi hy vọng để xuất bản một bộ sưu tập đầy đủ của tất cả các phiên bản của các bài thơ của Kabir.

Thứ quan trọng để lưu ý ở đây không chỉ rằng đã có những phiên bản khác nhau của các bài hát của Kabir được lưu hành đồng thời (như thế bất cứ sự đòi hỏi về tính xác thực duy nhất của một phiên bản hơn tất cả các phiên bản khác là vô ích), mà cả rằng Kshiti Mohan đã nhất quán trao sự ưu tiên cho cái vẫn sống trong truyền thống thật sự của sự ngâm (thơ) và sự hát giữa những người đi theo Kabir, những người thường đến từ các tầng lớp thấp nhất của xã hội Ấn độ, và mà bản thân ông đã nghe những người thực hành ngâm hay hát. Trong việc này, Kshiti Mohan có nhiều điểm chung với cái sẽ được gọi là ‘subaltern studies (nghiên cứu cấp dưới)’. Có những sự tương tự nổi bật giữa cái tôi nghe từ Kshiti Mohan về sự thờ ơ có định kiến trong xã hội tinh hoa chủ nghĩa của chúng ta và cái các nhà lý thuyết subaltern tiên phong, bắt đầu với Ranajit Guha, nói cho chúng ta về sự thờ ơ truyền thống về cuộc sống và các ý tưởng của những người bị đặt thấp nhất trong xã hội.13

Sự khăng khăng của Kshiti Mohan, bất cứ khi nào có thể, về việc trao sự ưu tiên cho các truyền thống truyền miệng còn sống của nhân dân nông thôn, thường từ phần nghèo nhất của xã hội, là cái gì đó ông thấy như một nghĩa vụ văn học, mà gồm một ý nghĩa của công lý. Nhưng, ông lập luận, nó cũng là cách tốt nhất của sự hiểu tính sáng tạo của Kabir, Dadu và những người khác, vì bản thân họ đã là các nhà thơ truyền miệng, thử phản ánh sự hiểu những người bình thường. Đấy đã là một ưu tiên mà đặc biệt hấp dẫn đối với Rabindranath và, qua ông, đối với một thành viên trí thức nước ngoài. Romain Rolland, nhà văn Pháp, chẳng hạn, đã viết cho Tagore vào ngày 30 tháng Mười Hai năm 1923 rằng ông đã bị ấn tượng sâu sắc bởi công trình của Kshiti Mohan về ‘Dadu tuyệt vời đó, mà nhân cách của ông lôi cuốn tôi’.14

Tuy vậy, cả Tagore nữa chắc đối mặt với sự phê bình từ cùng phía mà cho thấy sự thiếu kiên nhẫn với những sự lựa chọn dân gian của Kshiti Mohan. Chắc chắn đã có một xu hướng tinh hoa chủ nghĩa để giữ sự tiếp cận đến Kabir bị hạn chế ở các giai cấp đô thị, có học, và để gạt bỏ khả năng rằng các nhà thơ thôn dã có thể có sự tinh tế để nói các thứ thông khôn khéo như Kshiti Mohan và Rabindranath xác nhận.15 Đấy cũng là một vấn đề tranh cãi nào đó trong những ngày đi học của tôi, và một vài trong số chúng tôi đã thảo luận các vấn đề liên quan, đặc biệt vấn đề về chủ nghĩa tinh hoa và thành kiến đô thị, và sở thích độc quyền mà rất nhiều học giả tinh hoa chủ nghĩa bày tỏ cho từ được viết ra, gạt bỏ truyền thống sống của thi ca truyền miệng giữa nhân dân nông thôn.

Một học giả Hindi lớn, người đã dạy ở Santiniketan, Hazari Prasad Dwivedi, người mà tôi có đặc ân được biết kỹ, bắt đầu ủng hộ mạnh mẽ Kshiti Mohan. Trong quá trình ông xác nhận niềm tin của riêng ông vào sự tinh tế của các nhà thơ nông thôn tận tâm, bất chấp tính sáng tạo của họ bị các elite đô thị hạ cấp như thế nào. Dwivedi đặc biệt phê phán những người thấy khó để nghĩ rằng những người bình thường có thể có những suy nghĩ tinh tế: ông gọi các nhà phê bình này là ‘các mahatma’ – tôi phải giải thích, không từ sự kính trọng. Ông bác bỏ sự chẩn đoán về tính không xác thực của bộ sự tập của Kshiti Mohan và đặc biệt lý lẽ cầu kỳ rằng các bài thơ đó quá tinh tế để đến từ các sant hèn mọn của nông thôn Ấn Độ. Trong cuốn sách Hindi – dứt khoát – về Kabir của riêng ông, được xuất bản trong năm 1942, Dwivedi sao lại hàng trăm bài thơ của Kabir trực tiếp từ bộ sưu tập của Kshiti Mohan, mà ông mô tả như:

Kabir Ke Pad, do Kshiti Mohan Sen biên tập, là một loại công trình mới.16 Ông sưu tập các bài thơ ông nghe trực tiếp từ các bài hát của những người đi theo [Kabir] … các thông điệp cơ bản mang dấu ấn của tính xác thật. Bất chấp việc này, một số ‘mahatma’ được hướng dẫn bởi tư lợi và sự bê tha của riêng họ đã thử hạ bớt độ sâu và tầm quan trọng của cuốn sách của [Kshiti Mohan].

12

Nếu một trong những lý do cho sự dính líu của Kshiti Mohan vào thi ca truyền miệng của Kabir, Dadu và những người Baul là mong muốn của ông để mang lại công lý cho sự phong phú của văn học dân gian Ấn Độ, mà thường bị sao lãng qua thành kiến tinh hoa chủ nghĩa, lý do khác là sự can dự sâu của ông vào việc theo đuổi lịch sử dài của những sự tương tác giữa các truyền thống Hindu và Muslim ở Ấn Độ. Ông tiếp tục viết cụ thể về chủ đề đó trong nhiều luận thuyết, quan trọng nhất trong cuốn sách bằng tiếng Bengali được hoan nghênh rộng rãi, Bharater Hindu-Mushalmaner Jukta Sadhana (‘Những sự Truy tìm Chung của những người Hindu và Muslim ở Ấn Độ’), mà ra lò vào cuối những năm 1940 khi những căng thẳng và náo loạn Hindu–Muslim đã tràn lan. Nó lấy một lập trường bướng bỉnh trái ngược với sự xúi giục có tổ chức đến bạo lực đối với các cộng đồng khác, nhưng cũng chống lại ưu tiên trí tuệ được trao cho các lịch sử chia rẽ của những người Hindu và Muslim. Cuốn sách cung cấp một sự giải thích sâu rộng về những sự tương tác mạnh và sáng tạo như thế nào đã tồn tại thực sự giữa những người Hindu và Muslim, đặc biệt giữa dân thường. Nó cũng cho thấy bao nhiêu lịch sử phong phú của Ấn Độ bị bỏ quên nếu các tôn giáo lớn của Ấn Độ được nhận thức như các đảo cô lập được bao quanh bởi các vùng nước tàu bè không thể đi lại được, hay – tồi hơn – như các hòn đảo của những kẻ thù hiếu chiến tận tâm tấn công nhau. Tôi sẽ quay lại những ký ức của tôi về những cuộc xúi giục đó và ‘các lý thuyết’ đi cùng chúng trong một chương muộn hơn (Chương 8).

Chính sự hiểu của Kshiti Mohan rằng – ngược với cái nhiều nhà lý thuyết môn phái Hindu xác nhận – Đạo Hindu đã trở nên phong phú một cách đáng kể bởi ảnh hưởng của văn hóa và tư tưởng Muslim. Luận đề này, chắc chắn là không chính thống, cũng thấy một sự biểu lộ mạnh trong cuốn sách tiếng Anh của ông về Đạo Hindu, mà ban đầu được Penguin Books xuất bản trong năm 1961 và được in lại nhiều lần kể từ khi đó.17 Khi Kshiti Mohan bảo tôi trong đầu những năm 1950 rằng ông đang chuẩn bị cuốn sách này, mà ông muốn là ngắn và có thể tiếp cận được cho tất cả mọi người, tôi phải thú nhận tôi đã ngạc nhiên để nghe điều đó. Sự ngạc nhiên đã không bởi vì tôi nghi ngờ sự tinh thông ghê gớm của ông về chủ đề, hay kiến thức uy nghi của ông về kho ngữ liệu khổng lồ về văn học Hindu của ông, cũng chẳng nghi ngờ thành công to lớn của nhiều luận thuyết của ông, bằng tiếng Bengali và Hindi (và bằng tiếng Gujarati). Nhưng giáo dục chủ yếu của Kshiti Mohan đã trong các trung tâm học Sanskrit truyền thống ở Benares, và sự hiểu biết tiếng Anh của ông đã hết sức hạn chế. Vì sao, tôi tự hỏi mình, Penguin đã yêu cầu ông viết một cuốn sách bằng tiếng Anh?

Những câu hỏi của tôi đã thúc đẩy Kshiti Mohan đưa cho tôi thư từ với Penguin, và hóa ra là một học giả khác, Sarvepalli Radhakrishnan (sớm hơn là Giáo sư Spalding về các Tôn giáo và Luân lý Đông phương tại Oxford, và muộn hơn là Tổng thống Ấn Độ), đã gợi ý với Penguin rằng họ nên tiếp cận Kshiti Mohan, bởi vì sự tinh thông đặc biệt của ông về chủ đề. Nhưng Radhakrishnan cũng đã nói với nhà xuất bản rằng họ phải dàn xếp một người phiên dịch, người có thể tạo ra một phiên bản tiếng Anh của cái Sen sẽ viết bằng tiếng Bengali hay Hindi – hay có lẽ Sanskrit. Như thế Penguin đã yêu cầu Kshiti Mohan tìm một người dịch, và ông đã trao nhiệm vụ đó cho một người bạn của ông ở Santiniketan, Dr Sisir Kumar Ghosh. Theo một số cách bản dịch của Ghosh đã đủ chỉnh tề, nhưng có các vấn đề biên tập cũng như phong cách mà khiến cho Penguin không sẵn lòng tiếp tục với nó, mặc dù họ đã có văn bản trong tay họ trong nhiều năm. Như thế bản thảo đã phủ bụi trong văn phòng biên tập của Penguin Books (nếu Penguin quả thực đã để cho bụi lọt vào văn phòng của họ), và khi vào cuối những năm 1950 (lúc đó tôi ở Cambridge) tôi hỏi cái gì đang xảy ra, họ ngay lập tức hỏi liệu tôi có đồng ý chịu trách nhiệm dịch sang tiếng Anh, dựa vào văn bản tiếng Bengali. Tôi đã hỏi ông tôi về việc này, ông bảo tôi rằng ông rất hoan nghênh sự tham gia của tôi, nhưng ông cũng muốn xét lại văn bản, một phần bởi vì sự trôi qua của thời gian.

Đấy là cách tôi thấy mình – một nhà khoa học xã hội vô thần – đã bận rộn tham gia vào việc tạo ra một cuốn sách về Đạo Hindu bằng tiếng Anh, dựa vào văn bản tiếng Bengali tráng lệ của Kshiti Mohan. Khi bản dịch tiếng Anh tiến triển, cùng với việc biên tập, dưới những chỉ dẫn vững vàng của ông tôi, ông mất đột ngột sau một bệnh ngắn trong năm 1960 và tôi phải chăm lo cuốn sách qua in ấn. Khi cuốn sách được Penguin xuất bản năm tiếp sau, tôi nhớ nghĩ rằng Kshiti Mohan chắc vui sướng để thấy rằng tất cả các chỉ dẫn của ông, thực tế, đã được thực hiện.

Về các đặc điểm mới khác nhau của cuốn sách, một đặc điểm tôi muốn bình luận ngắn gọn ở đây là sự hiểu của Kshiti Mohan về các truyền thống Hindu, đặc biệt sự đánh giá của ông về ảnh hưởng của tư tưởng Islamic, nhất là từ truyền thống Sufi, lên tư tưởng Hindu. Sự nhấn mạnh của ông đến những ảnh hưởng lẫn nhau mang tính xây dựng giữa các truyền thống Hindu và Muslim ở Ấn Độ đã đủ thỏa đáng khi cuốn sách được viết, nhưng nó ngày càng trở nên vô cùng quan trọng hơn qua nhiều thập kỷ, do việc trở nên vô địch của những sự diễn giải hung hăng và thiển cận về Đạo Hindu trong chính trị Nam Á đương thời.

Cuốn sách gợi đến cái Rabindranath Tagore xem như ‘kho có vẻ vô tận về kiến thức văn hóa và tôn giáo Ấn độ’ của Kshiti Mohan. Ông viện dẫn một tập văn bản lớn cũng như văn học truyền miệng trong việc khẳng định rằng chúng ta phải không được bỏ qua các đặc điểm dễ tiếp thu và đa nguyên trong lịch sử của các tôn giáo Ấn độ, bất kể chúng có thể xa nhau đến thế nào từ những sự diễn giải bất khoan dung và khắt khe được ủng hộ bởi những người chủ trương hiếu chiến ở các bên khác nhau của sự chia rẽ. Kshiti Mohan đã chỉ ra rằng ‘mối quan tâm đầy nhiệt huyết của họ với hiện tại đã dẫn nhiều người Ấn độ bỏ qua những ảnh hưởng này [của Islam], nhưng là một chủ đề nghiên cứu về sự tiến hóa của truyền thống Hindu phải tính đến ảnh hưởng sáng tạo của tôn giáo vĩ đại này’.

Khi tôi đến Santiniketan, vẫn chưa đầy tám tuổi, để sống với ông bà tôi, tất nhiên, tôi chẳng có ý tưởng nào về cuộc đời tôi – ở nhà với Dadu và Didima và ở trường – sẽ hấp dẫn thế nào. Nhưng niềm hồ hởi tôi cảm thấy trong đêm đầu tiên vào tháng Mười 1941, ngồi trên một chiếc ghế thấp trong bếp, trò chuyện với bà tôi khi bà nấu nướng, đã không lừa dối. Nó đã là một thời khắc gây mê hoặc, với một lời gợi ý về những năm kỳ diệu sắp đến.

Comments are closed.