Roulette Đỏ: Một Câu chuyện của Người Trong cuộc về Của cải, Quyền lực, Tham nhũng, và sự Trả thù ở Trung Quốc Ngày nay (kỳ 12)

Thẩm Đống (Desmond Shum)

Bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG MƯỜI HAI

GẮNG SỨC ĐỂ LÀM CHO Dự án sân bay xảy ra là công việc khó khăn, nhưng nó cũng cho Vĩ Hồng và tôi một cảm giác lạc quan, không chỉ về bản thân chúng tôi, mà về Trung Quốc. Chúng tôi đang làm cái gì đó lớn tại tổ quốc chúng tôi. Mặc dù chúng tôi là các nhà kinh doanh, chúng tôi hoạt động sâu bên trong bụng của hệ thống Cộng sản Trung Quốc và chúng tôi tiến bộ.

Chúng tôi đã có ấn tượng rằng Trung Quốc đang tiến triển theo hướng tích cực. Chúng tôi thấy các nhà tư bản như chúng tôi đang trở thành thiết yếu như thế nào cho sự hiện đại hóa của nó. Các nhà kinh doanh đang tạo ra hầu hết các việc làm mới và nhiều của cải. Chắc chắn, chúng tôi đọc sự chỉ trích Đảng trong báo chí Tây phương. Nhưng chúng tôi cảm thấy như chúng tôi sống ở một nước khác với nước được mô tả trong Washington Post hay New York Times. Vĩ Hồng và tôi tin hơn rằng tình hình được cải thiện. Hôm nay tốt hơn hôm qua và năm nay tốt hơn năm trước. Sự bảo vệ Trung Quốc chính thức là “Hãy ngó chúng tôi đi xa như thế nào.” Và chúng tôi đồng ý. Bạn có thể lý lẽ rằng cuộc trường chinh của Trung Quốc vào sự hiện đại cần thậm chí nhanh hơn, nhưng đất nước dứt khoát trên đường tiến tới. Và không chỉ những người như Vĩ Hồng và tôi trong lớp vỏ thượng lưu cảm thấy như vậy. Toàn bộ xã hội chia sẻ sự lạc quan của chúng tôi. Tất cả chúng tôi đều cảm thấy rằng chúng tôi đang nhất thiết hướng tới một xã hội cởi mở hơn, tự do hơn.

Ngay từ 1 tháng Bảy 2001, Đảng đã thay đổi chính sách của nó về các nhà tư bản khi ông thủ lĩnh Đảng lúc đó Giang Trạch Dân có một bài phát biểu hoan nghênh tất cả những người Trung Quốc dẫn đầu, kể cả các nhà kinh doanh, vào hàng ngũ của Đảng. Mặc dù Giang đã gói tuyên bố này trong từ ngữ-Đảng, gọi nó là “Ba Đại diện,” lời nói lảm nhảm (word salad) đó đã không thể che giấu bản chất trọng đại của sự thay đổi này. Nhà sáng lập của Trung Quốc Cộng sản, Mao Trạch Đông, đã hạ tầng các nhà tư bản như những người trong gia đình cha tôi xuống đáy của xã hội. Đặng Tiểu Bình đã cho họ một sự đẩy lên bằng việc công nhận rằng với các cải cách kinh tế một nhóm nhỏ sẽ “trở nên giàu có trước tiên.” Bây giờ, một thế hệ muộn hơn, Giang Trạch Dân đang mời các nhà kinh doanh vào Đảng và chí ít bước vào lề của quyền lực chính trị. Nó là đủ để khiến bạn choáng váng.

Thậm chí trên cao trong Đảng, elite đã có vẻ chuẩn bị về mặt tinh thần cho một sự thay đổi. Trong năm 2004, Trần Thủy Biển được bầu lại làm tổng thống của Đài Loan, hòn đảo 23 triệu dân mà những người Cộng sản từ lâu cho là thuộc về Trung Quốc. Trong năm 2000, Trần đã trở thành ứng viên đối lập đầu tiên được bầu làm tổng thống Đài Loan, chấm dứt năm thập kỷ sự cai trị độc đảng của Quốc Dân Đảng. Quá trình dân chủ hóa của Đài Loan đã làm rung chuyển các quan to của Đảng Cộng sản bởi vì họ thấy trong nó một lộ trình tiềm năng cho Trung Hoa đại lục và như thế một mối đe dọa cho độc quyền quyền lực của Đảng. Sau sự bầu lại của ông, Trần tuyên bố rằng đã đến lúc để truy lùng sự giàu có của Quốc dân Đảng của Đài Loan. Khi các đảng viên Quốc dân Đảng vận hành hòn đảo, họ đã xem nền kinh tế của Đài Loan như con heo đất của đảng họ. Sau cuộc bỏ phiếu ở Đài Loan trong tháng Ba 2004, tôi được mời ăn tối với Đặng Lâm, con gái cả của Đặng Tiểu Bình. Một họa sĩ, Đặng Lâm đã tạo một cơ nghiệp nhỏ nhờ bán các tác phẩm xoàng của cô cho các doanh nhân Hồng Kông giàu có háo hức lấy lòng thị tộc nhà cô. Đặng Lâm lái cuộc nói chuyện sang Đài Loan. “Chúng ta cần tăng Đảng phí để xây dựng ngân quỹ của Đảng,” cô tuyên bố. “Rồi chúng ta cần lấy các tài sản của các hãng sở hữu nhà nước và biến chúng thành các hãng do Đảng sở hữu.” Trong tương lai, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc đối mặt với một cuộc bầu cử giống cuộc vừa diễn ra ở Đài Loan, cô nói, “chí ít chúng ta sẽ có một khoản dành dụm lớn để nhờ đến.” Đó là cách mọi người suy nghĩ ở trên đỉnh? Tôi tự hỏi. Có phải họ thực sự xem xét khả năng rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc một ngày sẽ phải chia sẻ quyền lực với một đảng đối lập thật? Rõ ràng, Đặng Lâm không phải là một người có tầm quan trọng chính trị trong vũ trụ chính trị của Trung Quốc. Tuy vậy, các mối lo của cô phán ánh ý kiến elite. Có rất nhiều để chiếm đoạt ở Trung Quốc và các mối lo của cô là dấu hiệu của thời đại.

Các quan chức chính phủ khác đã có vẻ ủng hộ hơn sự diễn biến hóa hòa bình của Trung Quốc tới chủ nghĩa tư bản và một hệ thống chính trị đa nguyên hơn. Trong những cuộc trò chuyện riêng tư, họ chia sẻ với chúng tôi quan điểm của họ rằng nền kinh tế quốc gia sẽ không thể tránh khỏi trở nên cởi mở hơn. Họ đã có vẻ hiểu rằng các doanh nghiệp nhà nước không thể sống sót trong dài hạn bởi vì tính phi hiệu quả vốn có của chúng. Một trong những quan chức cao cấp nhất bày tỏ những niềm tin này đã là Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan).

Trong hàng thập niên, Vương Kỳ Sơn đứng ở trung tâm của những cải cách kinh tế của Trung Quốc. Vương đã là một người từ lâu theo Chu Dung Cơ, kiến trúc sư có đầu óc cải cách của sự bột phát kinh tế của Trung Quốc từ 1993 đến 2003. Trong năm 1996, khi Chu là phó thủ tướng thứ nhất ở Bắc Kinh, Vương đã lãnh đạo một trong những định chế tài chính lớn nhất của Trung Quốc và đã hợp thành đội với Henry Paulson, CEO khi đó của Goldman Sachs và muộn hơn bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ, để niêm yết cổ phiếu của Viễn thông Trung Quốc (China Telecom) trên Sở Giao dịch Chứng khoán New York như một phần của cố gắng được Mỹ hậu thuẫn để hiện đại hóa hệ thống tài chính hấp hối của Trung Quốc và mạng lưới các doanh nghiệp sở hữu nhà nước của nó. Paulson và những người khác đã diễn giải các nước đi của Vương và Chu như một cách để tư nhân hóa nền kinh tế Trung Quốc. Nhưng thực sự, mục tiêu của Đảng, nhân tiện về các mối lo của Đặng Lâm, đã là để cứu khu vực sở hữu nhà nước sao cho nó có thể vẫn là cột trụ kinh tế của sự cai trị tiếp tục của Đảng. Đấy là một trong nhiều thí dụ nơi những người Tây phương nghĩ họ đang giúp Trung Quốc tiến hóa đến một xã hội đa nguyên hơn với một thị trường tự do hơn khi trong thực tế Đảng thực sự áp dụng những kỹ thuật tài chính Tây phương để tăng cường sự cai trị của nó.

Không lâu sau khi niêm yết, Chu đã chỉ định Vương làm phó chủ tịch điều hành của Tỉnh Quảng Đông. Tại đó ông lại hợp tác với Goldman Sach để quản lý sự phá sản tái cấu trúc lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc Cộng sản, khiến Goldman kiếm được rất nhiều tiền và cứu các Doanh nghiệp Quảng Đông.

Vĩ Hồng gặp Vương tại bữa ăn tối tại Khách sạn Bắc Kinh do Cô Trương khoản đãi trong năm 2006 trong khi ông là thị trưởng Bắc Kinh. Vào thời gian này, Vĩ Hồng thậm chí còn gần hơn với Cô Trương, người đã chín chắn trong vai trò kép của bà như phái viên của chồng bà, Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và như một nhà kinh doanh nữ theo cách riêng của bà. Cô Trương đã không thích đi với các con bà và từ chối để được Hoàng tháp tùng công khai, “bạn với lợi ích” rõ ràng của bà. Việc đó sẽ là một vụ bê bối thực sự. Cho nên, Vĩ Hồng đi cùng bà mọi nơi.

Mặc dù Vương Kỳ Sơn là thị trưởng Bắc Kinh, ông đang xếp hàng cho sự cất nhắc lên phó thủ tướng dưới Thủ tướng Ôn. Một cách tự nhiên, ông tìm những con đường để cải thiện những cơ hội đó. Việc hòa vào với Cô Trương và Vĩ Hồng làm tăng các cơ hội của ông để được cất nhắc.

Sau bữa ăn, Vương mời Vĩ Hồng thăm ông tại văn phòng thị trưởng. Muộn hơn, sau khi ông trở thành phó thủ tướng trong năm 2008, các cuộc gặp của họ chuyển vào trụ sở Đảng tại Trung Nam Hải. Đã trở thành một chuyện thường xuyên. Mỗi hai hoặc ba tuần, Vương triệu Vĩ Hồng và lái xe của cô đưa cô ngang thành phố. Vĩ Hồng và Vương uống trà và thảo luận chính trị nhiều giờ.

Vương đánh giá cao sự thông minh của Vĩ Hồng. Để nghe Vĩ Hồng nói điều đó, hai người thảo luận mọi thứ từ lịch sử thế giới, đến tư tưởng chính trị, đến chiều hướng của chính trị ở Trung Quốc và thế giới. Vương không dựa vào Vĩ Hồng cho lời khuyên, giống một số quan chức khác đã dựa vào. Thay vào đó, ông thăm dò cô cho các chi tiết về Ôn Gia Bảo, người về mặt kỹ thuật là sếp của ông.

Bên trong giới chặt chẽ đó của những người gần đỉnh cao quyền lực ở Trung Quốc gia trưởng, có rất ít phụ nữ khác ngoài các tiếp viên hàng không hay các cô hầu. Vĩ Hồng là một con chim hiếm. Cô không có chức vụ chính thức nào, nhưng như cô đến với con dấu chấp thuận của Cô Trương, cô rất được ngưỡng mộ như ai đó quan trọng, một ống dẫn tin đồn lý thú, và một suối nguồn thông tin nội bộ. Còn hơn nữa, mặc dù Vương đã kết hôn, ông không có con nào. Đúng như Cô Trương đã tuột một cách tự nhiên vào vai trò của một mẹ nuôi của Vĩ Hồng, cho nên Vương chú ý nhiều đến Vĩ Hồng giống một ông bác tốt bụng. Đối với Vương Kỳ Sơn, đến gần với Vĩ Hồng phục vụ nhiều mục đích.

Cũng đúng thế cho Vĩ Hồng. Ngay sau Ôn trở thành thủ tướng trong năm 2003 chúng tôi đã bắt đầu thảo luận cái gì sẽ xảy ra khi ông về hưu trong mười năm. Vĩ Hồng thấy cần để mở rộng mạng lưới quan hệ của chúng tôi như thế chúng tôi có thể thêm những quân cờ trong bàn cờ của cô. Vương Kỳ Sơn phù hợp với mục đích.

Vĩ Hồng đã thấy quan điểm của Vương về quỹ đạo của Trung Quốc phù hợp với quan điểm riêng của cô. Vương tiên đoán rằng các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc một ngày nào đó sẽ được bán hết và khuyên Vĩ Hồng để vốn sang bên sao cho khi thời cơ đến chúng tôi có thể đầu tư. Chúng tôi phải có đạn dược sẵn sàng, ông bảo cô, sao cho khi đến lúc bóp cò chúng tôi có đạn dược để bắn. Vương mô tả hệ thống kinh tế Trung Quốc như một trò chơi giành ghế theo nhạc (game of musical chairs) khổng lồ. Tại điểm nào đó, ông tiên đoán, nhạc sẽ dừng và Đảng sẽ buộc phải chấp nhận tư nhân hóa quy mô lớn. Chúng tôi cần sẵn sàng.

Vương cũng chia sẻ một số ảo giác hoang tưởng đặc biệt của elite lãnh đạo của Trung Quốc. Ông, chẳng hạn, là một người hâm mộ lớn của cuốn sách bán chạy nhất 2007, Currency Wars (Chiến tranh Tiền tệ), được viết bởi một học giả tài chính có tên là Tống Hồng Bình (Song Hongbing). Tống cho rằng các thị trường tài chính quốc tế, và đặc biệt Mỹ, bị kiểm soát bởi một bè đảng các nhà ngân hàng Do Thái những người sử dụng sự thao túng tiền tệ để làm giàu cho chính họ đầu tiên bằng việc cho các quốc gia đang phát triển vay bằng US dollar và sau đó bán khống tiền tệ của các nước đó. Cuốn sách của Tống đã trộn lẫn sự khinh bỉ, sự nghi ngờ, và nỗi kinh sợ Hoa Kỳ của nhiều lãnh đạo Trung Quốc. Vương Kỳ Sơn, chí ít, lẽ ra phải biết rõ hơn; ông đã làm việc mật thiết với những người Tây phương trong hàng thập kỷ.

Một người kết nối mạng bậc thầy, Vĩ Hồng đã không dừng ở Vương Kỳ Sơn trong sự theo đuổi của cô kiếm những đầu mối tiếp xúc mới để cuối cùng thay thế nhà Ôn. Triển vọng quý giá của cô là Tôn Chính Tài, cựu Đảng trưởng ở quận Thuận Nghĩa. Tôn đã phân phát một lô đất cho Vĩ Hồng và tôi trong đầu những năm 2000, mặc dù chúng tôi đã không phát triển nó. Ông đã giúp Vĩ Hồng nhận được sự chấp thuận để treo các biển số phù phiếm đó lên xe Audi của cô.

Sự nghiệp của Tôn cất cánh kể từ khi ông rời Thuận Nghĩa trong năm 2002 để trở thành tổng thư ký của Đảng ủy Bắc Kinh. Vĩ Hồng đã dính sâu vào việc đảm bảo những sự cất nhắc Tôn, đặc biệt trong khi Ôn là thủ tướng. Trong tháng Mười Hai 2006, Ôn đã hậu thuãn sự cất nhắc Tôn lên bộ trưởng nông nghiệp, biến ông, ở tuổi bốn mươi ba, thành một trong hai bộ trưởng trẻ nhất ở Trung Quốc.

Việc đưa Tôn lên chức vụ bộ trưởng đã là công việc khó khăn. Để trở thành một bộ trưởng ở Trung Quốc bạn cần một sự ủng hộ vững chắc về phần Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị và bạn cần đảm bảo rằng không thành viên khác nào phản đối sự lên của bạn. Vĩ Hồng và Cô Trương đã đảm bảo rằng Ôn đỡ đầu Tôn. Đồng thời, Tôn đã phải thuyết phục các thành viên khác để đảm bảo không ai cản trở ông. Hãy nhớ rằng Tôn đã trao các mảnh đất ở Thuận Nghĩa cho họ hàng của phó chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong). Tăng đã thân với cựu Đảng trưởng Giang Trạch Dân. Cả hai đại gia đình đã biết Tôn như một gã tốt. Ông đã sử dụng quan hệ đó làm lợi cho mình. Ông đã tự làm việc đó.

Suốt quá trình, Vĩ Hồng đã cho sự hướng dẫn. Cô đã đặc biệt đầy sức thuyết phục với Cô Trương. Cô nghĩ việc cất nhắc Tôn sẽ tốt không chỉ cho chúng tôi, mà cả cho sự an toàn dài hạn của gia đình Ôn. Ôn Gia Bảo đã không bao giờ có một mạng lưới của những người trung thành mà sẽ bảo vệ di sản của gia đình ông và đảm bảo cho ảnh hưởng tiếp tục của nó sau khi ông rời khỏi vũ đài chính trị. Tôn tỏ ra là một cơ hội để thay đổi điều đó, nhằm để lại đằng sau một lá cờ. Việc Tôn nhảy lên chức bộ trưởng ở tuổi non như vậy đặt ông trong việc tranh đua để là lãnh đạo tương lai của toàn Trung Quốc. Và ai đưa ông đến đó? Vĩ Hồng và Cô Trương, với sự giúp đỡ của Ôn Gia Bảo.

Quỹ đạo này được xác nhận trong năm 2009 khi Tôn, ở tuổi bốn mươi sáu, rời Bộ Nông nghiệp để trở thành bí thư Đảng Tỉnh Cát Lâm (Jilin) ở đông bắc Trung Quốc. Tất cả những người muốn lên ngai vàng của Trung Quốc cần có thời gian thử việc ở các tỉnh, vận hành một đế chế mini, trước khi bản thân họ làm nhiệm vụ lớn vận hành toàn bộ Trung Quốc. Đấy đã là thời khắc của Tôn.

Ở Trung Quốc, các quan chức chẳng bao giờ tiết lộ tham vọng của họ công khai. Chờ thời là một giáo lý* then chốt of Binh Pháp Tôn Tử. Nhưng đằng sau các cửa đóng kín, Tôn hành động hung hăng. Ông đặc biệt chú ý đến một đối thủ, một quan chức có tên Hồ Xuân Hoa (Hu Chunhua), mà CV (sơ yếu lý lịch) phản chiếu CV của Tôn. Giống Tôn, Hồ đến từ gốc gác khiêm tốn, được sinh ra trong năm 1963 trong một gia đình nông dân ở Tỉnh Hồ Bắc. Hồ không già hơn Tôn sáu tháng.

Cả Tôn và Hồ đã có vẻ đi một tàu tên lửa lên đỉnh. Cả hai được bàu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng trong năm 2007 và đã là hai ủy viên trẻ nhất của khóa đó. Cả hai đã trở thành các bí thư Đảng của tỉnh trong năm 2009. Cả hai đã vào Bộ Chính trị trong năm 2012. Hồ đã là một sản phẩm của phái Đoàn Thanh niên của Đảng và một protégé (người được bảo vệ) của Đảng trưởng Hồ Cẩm Đào. Vì lý do đó, ông được biết đến như Hồ Nhỏ. Đã là rõ rằng ông và Tôn được chăm sóc chu đáo cho hai vị trí hàng đầu mà sẽ mở ra trong năm 2022; câu hỏi duy nhất có vẻ là ai sẽ chiếm được việc làm chóp bu, như Tổng Bí thư Đảng, và ai sẽ chiếm vị trí thứ hai, như thủ tướng của Trung Quốc.

Trong nhiều chuyến đi của ông đến thủ đô, Tôn đã tìm Vĩ Hồng. Ông đã bị ám ảnh với sự thăng tiến chóng mặt của Hồ. Đêm khuya, Vĩ Hồng và Tôn gặp nhau ở một quán trà ở phía đông Bắc Kinh để thảo luận làm sao Tôn có thể đánh bại Hồ cho vị trí chóp bu.

Cuộc sống của một quan chức có tham vọng dính đến việc ăn uống liên miên. Trong nhiều buổi tối ở Bắc Kinh, Tôn dự ba bữa ăn tối. Một bữa vào 5:00 cho những người cấp dưới, mà đã có yêu cầu hay cần sự che chở. Họ đồng ý với bữa ăn sớm bởi vì họ hiểu rằng Tôn bận rộn và có những việc khác phải làm. Một bữa thứ hai vào lúc 6:30 được dành cho các cấp trên hay đồng cấp chính trị của ông. Công việc chính trị quan trọng được giải quyết trong các cuộc tụ họp này. Bữa tối thứ ba vào 8:00 với những người ông cảm thấy thoải mái hơn. Vào lúc ông đến đó, ông đã khá say rồi, cho nên ông muốn một môi trường nơi ông có thể bỏ cận vệ của ông. Các chủ đãi khách của ông đồng ý với một thời gian vượt quá thời gian ăn tối Trung Quốc bởi vì họ biết ông năng nổ phấn đấu để cải thiện. Vào khoảng 10:00, sau bữa tối cuối cùng, Tôn nhắn cho Vĩ Hồng và họ gặp trong một phòng riêng ở quán trà và nấn ná quá nửa đêm.

Gặp Vĩ Hồng vào giờ muộn đó nhấn mạnh Tôn đánh giá các mối quan hệ của họ nhiều đến thế nào. Nó cho thấy rằng họ thân thiết đến mức họ có thể bỏ các nghi thức của một bữa ăn và tập trung vào nội dung của sự liên lạc của họ: làm sao để giúp Tôn đi các quân cờ của ông trên bàn cờ chính trị Trung Quốc. Vĩ Hồng nhận thấy Tôn căng thẳng thế nào, ông lo tại điểm nào đó ông tụt lại sau Hồ vài tháng trong sự cất nhắc, và ông chăm chú thế nào để đuổi kịp.

Trong một chuyến đến Manhattan, sau khi Tôn được cất nhắc tới Tỉnh Cát Lâm, Vĩ Hồng và tôi đã dừng ở Zilli, một cửa hàng đồ đàn ông Pháp sang trọng trên tầng trệt của Khách sạn Four Seasons ở trung tâm thành phố. Tại đó chúng tôi mua cho Tôn một đôi giày ống lót lông lạ mắt. Cát Lâm nổi tiếng về các mùa đông lạnh của nó và chúng tôi muốn Tôn biết chúng tôi nghĩ đến ông.

Chúng tôi luôn luôn làm những thứ như thế; chúng tôi có một danh sách kiểm tra nội bộ về những người cần được quăng mồi. Mỗi chuyến đi nước ngoài là một cơ hội để tìm thấy một món đồ cho một trong những đầu mối tiếp xúc của chúng tôi, để làm sâu sắc quan hệ và để cho thấy chúng tôi quan tâm đến họ. Quay lại những ngày đầu của mối quan hệ của chúng tôi, Vĩ Hồng đã chỉ trích tôi vì để đầu óc tôi nhàn rỗi. Nhưng tôi đã thay đổi, chấp nhận cách nhìn của cô rằng chúng tôi cần để mắt đến chiến lợi phẩm, tìm các cơ hội để phục vụ các ông chủ của chúng tôi trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chân của Tôn đã hầu như không có thời gian để bị cóng ở Cát Lâm. Mặc dù về mặt kỹ thuật ông đóng ở đó, ông dùng gần như nửa thời gian của ông ở Bắc Kinh, gặp Vĩ Hồng và những người ủng hộ khác. Vĩ Hồng thường đưa ông đi với Cô Trương. Mỗi lần, Vĩ Hồng làm cho Tôn một ân huệ. Cô Trương cũng trân trọng các buổi tối, bởi vì Tôn luôn luôn đến với thông tin mà sẽ hữu ích cho chồng bà. Có vẻ đối với tôi rằng, trong số nhiều vai trò của bà, Cô Trương phục vụ Thủ tướng Ôn như một sĩ quan tình báo.

Trong tháng Mười Một 2012, Tôn cùng với Hồ lên Bộ Chính trị, trở thành hai trong hai mươi lăm quan chức hùng mạnh nhất ở Trung Quốc. Không bao lâu sau, Tôn được bổ nhiệm làm Đảng trưởng của Trùng Khánh, thủ đô thời Chiến tranh Thế giới II của Trung Quốc, trong khi Hồ nhận chức Đảng chóp bu ở Quảng Đông. Những ngôi sao của họ đang lên.

Vĩ Hồng đã không đơn giản thỏa mãn để nuôi dưỡng các quân xe, quân mã, quân vua, và quân hậu của Trung Quốc. Các quân tốt cũng quan trọng, và cô tích cực tác động đến các trợ lý của những người hùng mạnh của Trung Quốc. Được gọi là mishu (bí thư) hay “thư ký” ở Trung Quốc, các trợ lý kiểm soát sự tiếp cận đến các sếp của họ, định hình chương trình nghị sự của họ, và có thể ảnh hưởng đến những quyết định then chốt. Cùng với Băng các bà Vợ và Băng các Trưởng phòng, Băng các Trợ lý – hay Mishu Bang – tạo thành trụ cột thứ ba của quyền lực ở Trung Quốc.

Vĩ Hồng đã có một sự lôi cuốn tự nhiên cho các trợ lý. Rốt cuộc, cô đã bắt đầu sự nghiệp của cô như một trợ lý của một hiệu trưởng đại học. Đành rằng, ông đã không ở đỉnh quyền lực ở Trung Quốc, nhưng mối quan hệ đã tương tự. Vĩ Hồng đã dạy những người được giao nhiệm vụ của cô làm thế nào để quản lý.

Mối quan hệ của Vĩ Hồng đã mật thiết với Châu Lượng (Zhou Liang), một trong những trợ lý của Vương Kỳ Sơn, đến mức ông gọi cô là Chị Cả. Vĩ Hồng đã dùng hàng giờ trên điện thoại để tư vấn cho Châu làm thế nào để làm sâu sắc mối quan hệ của ông với sếp của ông. Cô hỏi Vương Kỳ Sơn về Châu và sau đó đưa cho Châu các lời khuyên về làm thế nào để làm tốt hơn công việc của ông. Thường những cuộc gọi đó xảy ra khi Châu đang là một người thức suốt đêm như trợ lý ban đêm theo dõi những diễn tiến quốc tế. Vĩ Hồng và tôi về nhà từ bữa tối vào lúc 9:00 và cô dùng ba giờ tiếp theo trên điện thoại với Châu mô tả Vương thấy ông như thế nào, nơi nào là sự yếu của ông, ông cần cải thiện gì, và ông nên theo đuổi sự cất nhắc nào. Đôi khi cuộc gọi diễn ra dài đến mức tôi ngủ thiếp đi và Vĩ Hồng chuyển cuộc trò chuyện sang phòng khách cho đến quá nửa đêm.

Đổi lại, Châu đã giúp chúng tôi trong dự án sân bay. Tại vài điểm, Vĩ Hồng đã xui ông gọi điện thoại cho một trợ lý tại Bộ Giao Thông để hỏi về một sự chấp nhận cần thiết. Châu đã không cần nói rằng Vương Kỳ Sơn muốn nó được phát hành; ông chỉ cần nêu chủ đề. Bên kia sẽ nhất thiết phản ứng lại cứ như Vương đã có một lợi ích trực tiếp trong dự án. Những cuộc gọi như thế không giúp chúng tôi vượt qua mọi chướng ngại, nhưng chúng cho chúng tôi một sự bắt đầu nhanh bằng việc mang sự chấp thuận của một quan chức chính quyền chóp bu khác sang phía chúng tôi. Vĩ Hồng đã thưởng cho Châu vì sự giúp đỡ, sử dụng các mối quan hệ của cô với gia đình Ôn và nơi khác để giúp Châu có được một chức vụ ở Ủy Ban Thanh tra Kỷ luật Trung ương bận rộn ăn hối lộ [hiện Châu Lượng là phó chủ tịch Ủy ban Điều tiết Ngân hàng Trung Quốc].

Châu đã không phải là quân tốt duy nhất trong kho vũ khí của Vĩ Hồng. Cô đã nuôi dưỡng sự nghiệp của Tống Triết (Song Zhe), người từ 2002 đến 2007 phục vụ như một trong ba trợ lý cho Thủ tướng Ôn. Tống đã là một tham tán công sứ ở sứ quán Trung Quốc ở Anh trong năm 2000 khi Cô Trương, Vĩ Hồng, và tôi đi du lịch ở đó. Tống đưa chúng tôi đi xem chung quanh và bảo chúng tôi rằng ông “nhớ Bắc Kinh.” Lời gợi ý đó là một dấu hiệu rằng Tống đang tìm một sự thăng chức. Với sự cổ vũ của Vĩ Hồng, Cô Trương đã dàn xếp để chuyển Tống về thủ đô để làm việc trong văn phòng của Ôn như trợ lý phụ trách quản lý mảng ngoại giao cho thủ tướng. Vĩ Hồng đã hữu ích cho Tống bởi vì cô nhận được thông tin trực tiếp về những nhận xét của Ôn về ông và khuyên ông làm sao để phục vụ sếp ông tốt hơn. Tống đã trả lại ơn huệ; chính ông là người đã dàn xếp cuộc hẹn với chuyên gia thụ tinh ở New York. Trong năm 2008 một phần bởi vì vận động của Vĩ Hồng và sự ủng hộ của Cô Trương, Tống được bổ nhiệm làm đại sứ Trung Quốc ở Liên minh Âu châu, và sau đó ông trở thành trưởng đại diện của Bộ Ngoại giao ở Hồng Kông. Trong khi ở Hồng Kông, Tống được lên hàm thứ trưởng, trở thành một gaogan (cán bộ cao cấp).

Thành công của các đầu mối tiếp xúc của Vĩ Hồng đã củng cố cảm giác của chúng tôi rằng các cơ hội ở Trung Quốc mới là vô tận khi chúng tôi làm việc siêng năng để bố trí các đồng minh vào các vị trí cao và thấp trong trật tự thứ bậc của Đảng. Tôi bắt đầu ấp ủ các tham vọng rộng hơn việc đơn giản xây dựng một trung tâm logistics cho một trong những sân bay lớn của thế giới. Tôi bắt đầu xem xét khả năng cạnh tranh cho các dự án khác ở Trung Quốc và nước ngoài. Tôi cũng được truyền cảm hứng để nhìn xa hơn sự kinh doanh để xem xét triển vọng sử dụng giai cấp nhà kinh doanh của Trung Quốc như một lực lượng cho những sự thay đổi rộng hơn. Trong khi còn phôi thai, tư duy của tôi – và của các nhà tư bản khác – bắt đầu để tập trung vào làm việc bên trong hệ thống như thế nào để định hình tương lai của Trung Quốc.

Trong năm 2003, tôi được giới thiệu với Aspen Institute bởi một nhà tư vấn, tác giả, và nhà kinh doanh Joshua Cooper Ramo, người tôi đã gặp ăn trưa tại khách sạn Grand Hyatt ở Bắc Kinh. Ramo đang làm việc trên một bài báo mà ông công bố năm tiếp theo gọi là “Đồng thuận Bắc Kinh,” mà cho rằng sự trộn lẫn của một hệ thống chính độc đoán, chính quyền trọng dụng nhân tài, và nền kinh tế thị trường nửa-tự do của Trung Quốc tạo thành một mô hình mới cho sự phát triển khắp thế giới. Ramo không lâu sau làm việc cho Kissinger Associates, hãng được khởi động bởi cựu bộ trưởng ngoại giao Henry Kissinger, mà kiếm tiền bằng việc tiến hành một phiên bản người nước ngoài của kinh doanh guanxi của Vĩ Hồng ở Trung Quốc.

Với nhiều seminar và học bổng của nó, Aspen Institute, ít nhất đối với tôi, là một chỗ kích thích. Từ những ngày sớm nhất của tôi, tôi đã là một người tò mò, tìm kiếm những kinh nghiệm trí tuệ và các ý tưởng mới, và Aspen đã cho phép tôi thực hiện đầy đủ sức mạnh đó. Nó đã cổ vũ sự tự cải thiện, một đặc điểm tôi đã đi theo kể từ những ngày của tôi ở Thượng Hải đọc các văn bản của nhà triết học Trung Quốc Nam Hoài Cẩn (Nan Huai-Chin), người cho rằng sự tự-phản thân (self-reflection) là chìa khóa cho một cuộc sống trọn vẹn.

Tôi đã trở thành một Crown Fellow tại Institute trong năm 2005. Trong năm ngày ở Colorado mùa hè đó với khoảng hai mươi người khác, tôi đọc và thảo luận các văn bản triết học trong khi những người điều phối (moderator) thách thức chúng tôi để nghĩ về cuộc sống của chúng tôi. Đó là lần đầu tiên kể từ thất bại của PalmInfo mà tôi đã có cơ hội để suy ngẫm. Lần này, tuy vậy, tôi làm thế từ một vị thế mạnh. Đội của tôi ở Bắc Kinh trên đường thuận lợi để có được những sự chấp thuận để xây dựng trung tâm logistics sân bay. Tôi đầy lạc quan. Cuộc khủng hoảng do việc bắt Lí Bồi Anh châm ngòi vẫn trong tương lai.

Kinh nghiệm Aspen đã truyền cảm hứng cho tôi để nhìn xa hơn sự nghiệp của tôi. Nếu bạn có mọi thứ, bạn phấn đấu cho cái gì tiếp theo? Thúc đẩy trách nhiệm xã hội? Khao khát một vị trí trong chính trị? Một người tham gia tôi gặp tại Aspen là một bác sĩ phẫu thuật mắt người đã tình nguyện ở các nước đang phát triển nửa năm. Người khác kể một câu chuyện về một người Mỹ có tên John Oldham người đã tốt nghiệp từ Trường Luật Columbia trong năm 1983. Bi thảm thay, John đã chết khi các máy bay chiến đấu Soviet bắn hạ máy bay chuyến 007 của Korean Air Lines trong tháng Chín năm đó. Oldham đã trên đường đến Bắc Kinh cho một năm tại khoa luật ở Đại học Bắc Kinh để dạy và nghiên cứu. Tiếp sau cái chết của anh, các bạn anh và gia đình đã nhận các khoản đóng góp và lập một học bổng mang tên anh mà mỗi năm đưa một học giả luật Trung Quốc sang Hoa Kỳ và gửi một học giả Mỹ đến Trung Quốc. Câu chuyện này cho tôi một ý tưởng.

Các mối quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ lúc đó trong vùng trũng. Tôi nghĩ rằng Trung Quốc không tồi như những người Mỹ thường nghĩ. Họ chỉ cần hiểu kỹ hơn viễn cảnh của công dân Trung Quốc trung bình. Một trong những điều phối viên của phiên chúng tôi là giáo sư triết học Harvard Michael Sandel. Tôi nêu ý tưởng với ông về lập một học bổng tại Harvard để ủng hộ các sinh viên cao học nghiên cứu bất kể khía cạnh nào của Trung Quốc – từ lịch sử đến khảo cổ học đến xã hội học đến khoa học chính trị. Sandel nắm ngay lấy ý tưởng. Với một đóng góp vài triệu dollar và sự đến của Học bổng Thẩm (Shum Scholarship) trong năm 2004, Vĩ Hồng và tôi trở thành hai trong những nhà kinh doanh Trung Quốc đầu tiên biếu tiền cho Đại học Harvard.

Tại Aspen, tôi đã biết được những người có tiền đã luôn luôn tham gia vào quá trình chính trị như thế nào. Hệ thống của Trung Quốc là một ngoại lệ theo ý nghĩa đó, việc từ chối cho giai cấp tư bản của nó một tiếng nói về chiều hướng của đất nước. Nhưng những người trong số chúng tôi được nhận diện như các nhà tư bản muốn một tiếng nói. Chúng tôi muốn bảo vệ tài sản của chúng tôi, các khoản đầu tư của chúng tôi, và các quyền khác. Chúng tôi muốn, nếu không phải một nền tư pháp độc lập, chí ít một nền tư pháp công bằng nơi các phán xét được đưa ra trên cơ sở của luật và không dựa vào những sự thất thường của Đảng trưởng địa phương. Chúng tôi khao khát tính có thể tiên đoán được trong các chính sách chính phủ bởi vì chỉ khi đó chúng tôi có thể đầu tư với sự tin tưởng. Vĩ Hồng, người là một Kitô hữu, cũng muốn nhiều tự do tín ngưỡng hơn. Chí ít, cô muốn chính phủ Trung Quốc thừa nhận rằng một người Trung Quốc có thể đồng thời yêu Chúa và yêu Trung Quốc.

Những mục tiêu này đã dẫn chúng tôi và nhiều người khác ở Trung Quốc để biếu tiền cho những sự nghiệp xứng đáng. Các quỹ từ thiện ở Trung Quốc trong thời thơ ấu của chúng và có số lượng gian lận khủng khiếp. Cho nên Vĩ Hồng và tôi đã thiết lập phương tiện riêng của chúng tôi để cho, trao các học bổng cho trẻ em từ các vùng nghèo hơn để chúng có thể học Đại học Thanh Hoa (Tsinghua), một trong những định chế cao học lớn của Trung Quốc, mà được xây dựng trong năm 1911 như Tsinghua College với ngân quỹ của chính phủ Hoa Kỳ. Chúng tôi đã lập think tank riêng của chúng tôi, Quỹ Khải Phong (Kaifeng Foundation), để tập trung vào thúc đẩy khu vực phi-chính phủ của Trung Quốc và xây dựng một xã hội dân sự, kể cả các quỹ từ thiện độc lập, các viện nghiên cứu, và các tổ chức quyền con người mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đóng cửa khi nó nắm quyền lực trong năm 1949. Khải Phong chính thức khai trương trong tháng Ba 2007, cùng tháng Bảo hiểm Bình An niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải, làm tăng của cải của chúng tôi lên rất nhiều. Được hậu thuẫn về mặt tài chính bởi công ty Đại Dương của Vĩ Hồng, Khải Phong đã là viện nghiên cứu tư nhân đầu tiên được chính phủ trung ương của Trung Quốc chấp nhận.

Quan hệ của chúng tôi với Đại học Thanh Hoa đôi khi đã hay giận hờn. Trong việc cấp tài chính cho các sinh viên bị thiệt thòi về quyền lợi, tôi đã cấu trúc các học bổng để phủ nhiều hơn sách và học phí. Tôi nhớ đã khó khăn như thế nào cho tôi vì không có tiền vặt trong túi tôi khi lần đầu tiên tôi đi học ở trường ở Hồng Kông. Tôi đã muốn cho những đứa trẻ tiền đi lại sao cho chúng có một cuộc sống xã hội và sẽ không cảm thấy như các sinh viên loại hai. Hai vấn đề lớn nhất cho các sinh viên từ các gia đình nghèo là, bất chấp các thành tích học tập của chúng, chúng thường có lòng tự trọng thấp và lúng túng về mặt xã hội. Nếu không được giải quyết, các vấn đề đó sẽ cản trở sự tiến bộ của chúng. Vĩ Hồng và tôi gặp chúng và chia sẻ kinh nghiệm của chúng tôi. Chúng tôi cũng tổ chức các buổi đi chơi cho chúng nữa.

Thanh Hoa đã không quen các nhà tài trợ dính sâu đến vậy vào đời sống của các sinh viên của nó. Đại học đã cản trở bởi vì trên cơ sở theo đầu sinh viên học bổng của chúng tôi đã hào phóng nhất ở trường. Tranh luận này ở Thanh Hoa đã dẫn đến một thảo luận rộng hơn về hoạt động từ thiện.

Bí thư Đảng Cộng sản của trường là Trần Hy (Chen Xi), một người tốt nghiệp Thanh Hoa mà đã học hai năm tại Đại học Stanford trong đầu những năm 1990. Mọi đại học ở Trung Quốc được vận hành bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc và tất cả các đại học, hệt như tất cả các trường K – 12 (nhà trẻ-đến lớp 12), có các bí thư Đảng bình thường có quyền lực hơn hiệu trưởng, trưởng khoa hay những người đứng đầu rất nhiều. Cũng đúng thế cho hệ thống chính trị Trung Quốc, nơi tổng bí thư Đảng cao cấp hơn thủ tướng; trong các trường, các doanh nghiệp nhà nước, và các viện nghiên cứu của Trung Quốc, các bí thư Đảng đưa ra quyết định.

Trần đã ở Thanh Hoa trong hai mươi năm. Được bổ nhiệm làm bí thư Đảng trong năm 2002, ông có sự hậu thuẫn mạnh bên trong Đảng. Ông gần với Tập Cận Bình (Xi Jinping), một ngôi sao đang lên trong bầu trời của Đảng. Thực ra, khi Trần và Tập học ở Thanh Hoa như các sinh viên trong cuối những năm 1970 ông đã là bạn cùng phòng của Tập. Khi Tập được phân một vị trí như tỉnh trưởng của Tỉnh Phúc Kiến trong năm 1999, ông đã yêu cầu Trần làm phó cho ông, nhưng Trần đã chần chừ. Trần trung thành với Tập nhưng không trung thành đến thế. Ông là một con cá lớn ở Bắc Kinh; vì sao ông muốn đổi điều đó để trở thành một phó tỉnh trưởng ở một tỉnh xa xôi?

Trần cao, với ngoại hình đẹp và một nét duyên dáng hấp dẫn mà ông có thể chuyển thành hiệu quả tuyệt vời. Với tư cách người đứng đầu Đảng của Thanh Hoa, ông đã tập hợp sinh viên một cách dễ dàng và có năng khiếu để nghĩ ra các khẩu hiệu. “Hãy tham vọng, hãy bước vào dòng chính, hãy leo sân khấu lớn, hãy làm những việc lớn, hãy chọn mục tiêu đúng, hãy kiên trì,” là cách ông bắt đầu một bài phát biểu với các sinh viên trong tháng Mười 2005. Thông điệp trung tâm của Trần là để cổ vũ các sinh viên Thanh Hoa bước vào hệ thống Đảng và phục vụ nhà nước.

Dưới sự lãnh đạo của ông, Thanh Hoa đã trở thành đại học danh tiếng nhất ở Trung Quốc và một tổ chức nặng ký chính trị. Trong giữa các 2000, tất cả bảy thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đã là những người tốt nghiệp Thanh Hoa, một sự thực mà Trần không bao giờ để cho bất cứ ai quên. Trần cổ vũ các sinh viên học công nghệ quân sự, đặc biệt khoa học tên lửa, và gia nhập các tổ hợp quân sự-công nghiệp của Trung Quốc. Ông đóng một vai trò hàng đầu trong Chương Trình Ngàn Nhân tài, một cố gắng của chính phủ Trung Quốc để dụ dỗ các nhà khoa học hàng đầu, cả Trung Quốc và nước ngoài, chuyển đến Trung Quốc để dạy và tiến hành nghiên cứu hàng đầu. Đã học hai năm ở California, ông đặc biệt có ý định đưa nhân tài từ Hoa Kỳ về. Ông bảo Vĩ Hồng và tôi ông đã sử dụng các cựu giáo viên và họ hàng để dụ dỗ người Trung Quốc về từ Hoa Kỳ. Thanh Hoa có một mạng lưới cựu sinh viên (alumni) mênh mông và Trần sử dụng nó để làm lợi cho cả trường và đất nước.

Bởi vì Thanh Hoa dưới sự kiểm soát của chính phủ trung ương, nó bị hạn chế về tiền nó có thể trả cho các nhà khoa học xuất sắc mà nó đã quyến rũ từ nước ngoài. Cho nên Trần bòn rút các cựu sinh viên giàu và các doanh nghiệp để bao cấp cho lương của họ. Trần thích nói về thành công của ông. Khi chúng tôi mời ông đến trung tâm thành phố để ăn cơm với Cô Trương, ông đã dùng chín mươi phút của một bữa ăn dài hai giờ để khoe khoang về ông đã “tóm các thiên tài,” như ông thích diễn đạt, từ khắp thế giới như thế nào.

Vĩ Hồng cũng đã thử sử dụng đòn bẩy mạng lưới cựu sinh viên của Thanh Hoa. Trong năm 2008, cô bước vào một chương trình Tiến sĩ tại Thanh Hoa mà Trần thiết lập để ươm các lãnh đạo tương lai. Danh sách lớp của Vĩ Hồng đọc như một who’s who (ai là ai) của các quan chức đầy hứa hẹn: một trợ lý tin cẩn của Tập Cận Bình; con trai của Tổng Bí thư Đảng lúc đó Hồ Cẩm Đào; các tổng giám đốc; các thứ trưởng; một bí thư Đảng từ một thành phố có 1,3 triệu dân. Vĩ Hồng đảm nhận thách thức này như một phần của sự tìm kiếm không bao giờ dứt của cô cho nhiều quan hệ hơn. Chắc chắn, chúng tôi có gia đình Ôn, nhưng họ sẽ không ở quanh đó mãi mãi. Và mạng lưới cựu sinh viên Thanh Hoa là mạng lưới tốt nhất ở Trung Quốc.

Cua học của Vĩ Hồng đã bắt chước chương trình điều hành về chính sách công của Trường Kennedy tại Đại học Harvard. Các lớp được tổ chức bốn ngày một tháng. Vĩ Hồng viết luận văn của cô về thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cô đã là một trong vài người tham gia thực sự làm luận văn riêng của mình; những người khác đã giao việc này cho các trợ lý của họ. Cô đã là ngôi sao của lớp và các bạn cùng lớp của cô đã bầu cô làm lớp trưởng. Suốt khóa học, các bạn học của cô đã cổ vũ Vĩ Hồng ra khỏi việc kinh doanh và tham gia vào chính trị. Nhưng cô giữ vững lời thề cô đã đưa ra nhiều năm trước ở Sơn Đông.

Trần đã tận tụy để biến Thanh Hoa quay lại thành một đại học hoàn toàn với các bộ môn nhân văn để bổ sung cho sự chuyên môn hóa của nó về vật lý, kỹ thuật, và toán học. Trong thời Mao, khi Trung Quốc sao chép mô hình Soviet, nó đã trở thành một trường kỹ thuật, cho ra lò các kỹ sư và các nhà vật lý học. Trong cuối những năm 2000, Trần nhận được tin về sự khám phá ra một sưu tập của các văn bản Trung Quốc cổ được viết bằng mực trên các mảnh tre. Sử dụng đòn bẩy mạng lưới cựu sinh viên Thanh Hoa, Trần đã thuyết phục một nhà kinh doanh giàu có để mua các mảnh tre tại một cuộc đấu giá và biếu chúng cho Thanh Hoa. Các mảnh tre tạo thành một trong những phát hiện quan trọng nhất về Trung Quốc cổ và bao gồm các tiểu luận được các nhà văn cổ xưa dẫn chiếu nhưng từ lâu đã bị coi là mất.

Trần đưa Vĩ Hồng và tôi để xem các văn bản này, nằm tại một phòng thí nghiệm được cách ly trên khuôn viên trường. Ông đảm bảo với chúng tôi rằng chúng tôi là nhóm thứ ba của những người ngoài đã nhìn thấy chúng, sau Đảng trưởng lúc đó Hồ Cẩm Đào và người tiền nhiệm của ông Giang Trạch Dân.

Trần đã chiêu mộ chúng tôi trong sứ mạng của ông để đưa các môn nhân văn quay lại Thanh Hoa. Các khoản đóng góp của chúng tôi đã cho phép ông quyến rũ các giáo sư khắp Trung Quốc và phương Tây. Chúng tôi đã tài trợ cho bộ môn văn học Trung Quốc và trong năm 2007, năm chúng tôi bán cổ phần Bình An, chúng tôi đóng góp 10 triệu $ để xây dựng một thư viện 16.722 mét vuông, đầy đủ với một vườn sân thượng và chỗ nướng thịt để cổ vũ tranh luận học thuật chảy-tự do. Chúng tôi hoàn tất dự án trong năm 2011 vào thời gian kỷ niệm một trăm năm của Thanh Hoa. Chúng tôi có niềm tin lớn vào Thanh Hoa và chúng tôi tự hào về các sáng kiến từ thiện của chúng tôi ở đó.

Trung Quốc cũng có vẻ tin tưởng chúng tôi. Trong năm 2007, Tôn Chính Tài, trong khi đang làm bộ trưởng nông nghiệp, đã dàn xếp cho tôi tham gia chi nhánh thành phố Bắc Kinh của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC). Chính Hiệp, CPPCC, như nó được biết đến, là một phần của một cấu trúc quan liêu được gọi là Ban Công tác Mật trận Thống nhất được Đảng Cộng sản Trung Quốc sử dụng để kiểm soát các phần tử không-Đảng cả ở bên trong và bên ngoài Trung Quốc – từ các thiểu số, như những người Tây Tạng, đến các tín đồ tôn giáo, các nhà kinh doanh, và Hoa kiều. Tôi được liệt kê như một đại diện từ Hồng Kông và Macao, một trong khoảng năm mươi người từ hai lãnh thổ đó những người được mời để tham gia chi nhánh thành phố Bắc Kinh.

Chi nhánh Bắc Kinh chỉ một nấc bên dưới mức quốc gia. Hội nghị về cơ bản là một nền tảng kết nối, giống Rotary Club ở Hoa Kỳ, và tư cách thành viên là một dấu hiệu rằng Đảng xem bạn như một tác nhân hữu ích tiềm tàng của ảnh hưởng của Đảng. Chúng tôi họp vài lần một năm và được đưa đi tham quan thực địa đến các tỉnh khác nhau nơi những người địa phương thúc chúng tôi đầu tư. Trong cuộc họp hàng năm kéo dài một tuần ở Bắc Kinh, các nhà chức trách sẽ chặn đường cho các xe bus của chúng tôi và cho chúng tôi ở trong các khách sạn năm sao. Các nhà chức trách phân phát tiền mặt cho chúng tôi cho vé máy bay, mà đối với tôi có vẻ ngớ ngẩn khi xét rằng tài sản thuần của hầu hết nhà kinh doanh Hồng Kông chúng tôi tính trung bình có giá trị 10 triệu $. Dẫu sao, ít người coi hội nghị là nghiêm túc. Các thành viên từ Hồng Kông thường không xuất hiện.

Tôi bị kinh ngạc bởi những thứ nào đó trong thời gian của tôi tại hội nghị. Một là cách nịnh bợ mà những người từ Hồng Kông xưng hô với các quan chức Trung Quốc. Sống ở Bắc Kinh và làm việc với Trung Hoa đại lục hàng ngày, tôi biết việc này là không cần thiết. Nhưng đó là cách những người giàu từ Hồng Kông tin họ cần hành động. Nó cho thấy sự hiểu biết nông cạn của họ về Trung Quốc, mặc dù họ là các láng giềng sát cạnh. Từ một viễn cảnh khác, đó là một dấu hiệu khác về cách các quan chức Đảng đã dạy phần còn lại của thế giới để ban cho họ và nước họ sự đối xử đặc biệt.

Những tiến triển khác đã khích lệ hơn. Một số vấn đề được nêu ra trong những cuộc họp nhỏ hơn của chúng tôi và thậm chí trong diễn đàn công khai tại CPPCC đã hấp dẫn. Vài thành biên Trung Hoa đại lục táo bạo hơn của chính hiệp đã chủ trương thử nghiệm dân chủ bên trong Đảng bằng việc để cho các Đảng viên chọn giữa nhiều ứng viên cho các chức vụ Đảng chóp bu. Các phàn nàn được nêu ra về ô nhiễm – một sản phẩm của sự vội vã hấp tấp của Trung Quốc để hiện đại hóa. Hội nghị đã bắt đầu đưa nhiều doanh nhân và nữ doanh nhân hơn như tôi vào, những người quan tâm đến những loại vấn đề này và không đơn giản đến việc sử dụng CPPCC như một cách để tạo các mối quan hệ hay để làm các thỏa thuận buôn bán. Chúng tôi bắt đầu có cảm giác rằng có lẽ CPPCC đang trở nên xác đáng và một ngày nào đó có thể bắt đầu hoạt động như một viện thứ hai của cơ quan lập pháp cùng với Hội nghị Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội), mà về mặt kỹ thuật phụ trách ban hành các luật của Trung Quốc.

Sự thúc đẩy này từ bên trong CPPCC được phản ánh trong xã hội nói chung. Từ đầu những năm 2000 trở đi, hàng trăm nhà kinh doanh khác cũng bắt đầu hậu thuẫn các NGO và các định chế giáo dục, như chúng tôi đã làm. Tiền tư nhân chảy vào các phương tiện truyền thông bới móc phơi bày các vụ bê bối (muckraking media) như tạp chí Caijing (Tài Kinh). Người dân bắt đầu tổ chức các hội công dân. Để gọi nó là một sự bùng nổ ý thức công dân sẽ không là một sự phóng đại. Các nhà kinh doanh lội vào các lĩnh vực mà về mặt truyền thống là điều cấm kỵ. Tại think tank Khải Phong của chúng tôi, chúng tôi thuê như giám đốc nhà triết học chính trị Du Khả Bình (Yu Keping), người nổi tiếng vì cuốn sách 2006 của ông, Dân chủ là một Thứ Tốt. Chúng tôi xem Du như như một học giả đáng tin cậy thúc đẩy những cải cách chính trị hợp lý từ bên trong hệ thống.

Chúng tôi đã làm việc với các think tank nước ngoài để giúp đào tạo các học giả Trung Quốc về các nền dân chủ hoạt động như thế nào và chúng hoạch định chính sách đối ngoại ra sao. Khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo thăm nước Anh trong năm 2004, chúng tôi đã tổ chức một chuyến đi cho các học giả từ Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc vào cùng lúc. Tôi đã đi cùng và dự các cuộc gặp tại 10 Downing Street, Ngân hàng Anh quốc, và Thượng Viện. Trong năm 2006, chúng tôi đã tài trợ một đoàn đại biểu dẫn đầu bởi Romano Prodi, cựu chủ tịch của Ủy ban châu Âu, đến Trung Quốc cho một đối thoại không chính thức về chính sách đối ngoại với các đối tác Trung Quốc. Các mối quan hệ đối ngoại đã luôn luôn là đường ray thứ ba ở Trung Quốc, nhưng chúng tôi dựa vào trợ lý của Ôn, Tống Triết (Song Zhe), cho sự hướng dẫn. Chúng tôi đã thử không vượt qua bất cứ làn ranh đỏ nào. Chúng tôi thực sự tin vào sự hứa hẹn của Trung Quốc. Tất cả chúng tôi đều tin.

* tác giả dùng từ tenant trong nguyên bản, rất hay bị lầm với tenet và có lẽ tenet hợp lý hơn

Comments are closed.