Roulette Đỏ: Một Câu chuyện của Người Trong cuộc về Của cải, Quyền lực, Tham nhũng, và sự Trả thù ở Trung Quốc Ngày nay (kỳ 6)

Thẩm Đống (Desmond Shum)

Bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG SÁU

TÔI TÒ MÒ VÌ SAO TÔI phải nhận được một con dấu chấp thuận nữa. Tôi đã gặp cha mẹ Vĩ Hồng rồi và Vĩ Hồng đã cho chạy thử mối quan hệ của chúng tôi trên chuyến chạy trốn đến Banff của chúng tôi; tôi có thực sự cần phước lành của ai đó khác? Vì vậy với một cảm giác e ngại mà tôi sẵn sàng cho một bữa tối vào một buổi tối cuối mùa hè năm 2002.

Vĩ Hồng quyết định quán ăn Quảng đông thời thượng, Việt Đình (Yue Ting), ở tầng hầm của khách sạn Grand Hyatt Bắc Kinh. Khách sạn là một chứng nhận cho ý tưởng của Trung Quốc về bản thân nó trong những năm 2000 – hơi lòe loẹt và một chút quá thể. Các ghế sang trọng được thiết kế riêng và các bàn gỗ mun bóng loáng bổ sung cho sàn cẩm thạch Italia và đồ đạc bằng vàng. Trong số các khách hàng là các đại diện của hai Trung Quốc cùng tồn tại ở Bắc Kinh. Một là Trung Quốc mới giàu và lòe loẹt tức cười. Những người cố ý để các thẻ trên ống tay áo của họ để khoe khoang nhãn hiệu. Trung Quốc khác, Trung Quốc chính thức, tránh đèn flash để trốn khỏi sự chú ý không mong muốn và sự ghen tị tiềm tàng.

Vĩ Hồng và tôi đến sớm để dàn xếp thực đơn và kiểm tra phòng riêng mà cô đã đặt. Vĩ Hồng bảo tôi rằng khách của chúng tôi là một người lớn tuổi quan trọng mà cô vô cùng kính trọng. Cô bảo tôi rằng cô chỉ tiết lộ danh tính của người già hơn sau bữa ăn. Tôi không có ý tưởng nào ai chúng tôi sắp tiếp đón. Tôi chỉ biết rằng nó sẽ tác động đến tương lai của chúng tôi.

Ngay trước 6:30, chúng tôi đi cầu thang vòng bằng cẩm thạch lên lobby của Hyatt và hướng tới cửa tiền để đón khách của chúng tôi. Chúng tôi ăn mặc đẹp; Vĩ Hồng vận đồ Chanel và tôi mặc một bộ com lê. Một chiếc xe BMW đen có lái xe xuất hiện và một quý bà tuổi trung niên khá đơn giản trong một bộ Max Mara xanh với một khăn quàng cổ hoa. Vĩ Hồng giới thiệu bà với tôi như Trương A (Zhang Ayi), hay “Cô” Trương, sử dụng tên gọi Trung Quốc kính trọng trìu mến cho một phụ nữ già hơn.

Cô Trương (Auntie Zhang) có một nụ cười niềm nở làm cho tôi thoải mái ngay lập tức. Đỡ khuỷu tay bà, Vĩ Hồng đưa bà xuống cầu thang và vào phòng riêng của chúng tôi. Cô Trương đi trực tiếp đến ghế danh dự, được báo hiệu bởi một khăn ăn nhét vào một cốc uống rượu và được sắp đặt như một cánh quạt đuôi công.

Khi chúng tôi ăn cá mú hấp và bông cải xanh Trung Quốc xào, Cô Trương hỏi dồn tôi về bối cảnh và giáo dục của tôi, về Thượng Hải, Mỹ, và Hồng Kông, đầu tư tư nhân (PE), và PalmInfo. Bà đã đóng vai của một người có tuổi tò mò. Vĩ Hồng đã chẳng nói cho tôi tý gì về bà trừ bà là một người bạn thân và quan trọng đối với cô. Khi bữa ăn sắp kết thúc, tôi vẫn không thể đoán ra bà là ai.

Đầu buổi tiệc, tôi không để ý đến khả năng rằng bà là quan chức cấp cao hay kết hôn với một quan chức cấp cao. Đối với đầu óc tôi, những kiểu người đó thuộc một loài tách biệt. Họ di chuyển khác dân thường chúng ta và nói một dạng tiếng Quan thoại khoa trương kỳ quặc với những từ thông dụng như “tổ chức” (cho Đảng Cộng sản). Những cuộc đối thoại với họ là phiên bản Trung Quốc của tiếng nói huyên thuyên bên trong Vành đai (inside-the-Beltway) bạn nghe ở Washington, D.C., ai lên và ai xuống, chính sách mới nào đang được giải quyết. Các nhân vật này cũng chẳng bao giờ đi một mình, luôn luôn được tháp tùng bởi các trợ lý khúm núm, bị đuổi ra các bàn bên ngoài các phòng riêng trong khi họ ăn ở bên trong. Cô Trương đến Hyatt một mình và không bày tỏ phong cách riêng nào của elite chính trị Trung Quốc.

Thực ra, Cô Trương có vẻ giống một người trong chúng ta. Chắc chắn giàu có và tự tin, nhưng bên trong mô thức chung của chúng ta. Bà dễ gần và tự tin và thoải mái với người khác. Tuy nhiên, có cái gì đó về sự tinh tế khiêm tốn của bà cũng như sự tôn kính rõ ràng Vĩ Hồng bày tỏ với bà mà làm cho bà là đặc biệt trong con mắt của tôi.

Khi bữa ăn kết thúc, Vĩ Hồng và tôi đã nhún nhảy nhiều bước tiễn đưa khách đáng kính. Chúng tôi đưa bà lên cầu thang đến xe của bà đang chờ. Tôi mở cửa xe, đặt bàn tay tôi lên đỉnh khung cửa để chắc chắn bà không va đầu khi ngồi vào xe, và rồi chạy quanh để biếu tiền cho lái xe của bà. Các lái xe là quan trọng ở Trung Quốc. Các lái xe hay bép xép chịu trách nhiệm vì sự suy sụp của nhiều quan chức, cho nên là quan trọng để giữ cho họ vui vẻ. Tôi quay lại với Vĩ Hồng ở lối vào Hyatt nơi chúng tôi đứng nghiêm và vẫy tay chào. Cô Trương kéo kính xe xuống và nở nụ cười khi chiếc xe từ từ đi vào dòng giao thông ban đêm của Bắc Kinh và biến mất.

Tôi quay sang Vĩ Hồng và chỉ khi đó tôi biết được rằng Cô Trương là Trương Bồi Lị (Zhang Beili), vợ của một trong những phó thủ tướng của Trung Quốc khi đó, Ôn Gia Bảo.I Đã là một bí mật công khai rằng Ôn sẽ kế vị Chu Dung Cơ như thủ tướng tiếp theo của Trung Quốc trong năm 2003. Ôn chẳng bao lâu sẽ trở thành người đứng đầu chính phủ Trung Quốc và người hùng mạnh nhất thứ hai trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và Vĩ Hồng là bạn của vợ ông. Tôi kinh ngạc bối rối.

Vĩ Hồng gặp Cô Trương trong năm 2001, khoảng hai năm sau khi Vĩ Hồng đến Bắc Kinh. Cô Trương vừa sang tuổi sáu mươi và chồng bà là phó thủ tướng phụ trách quản lý sự gia nhập của Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới. Vĩ Hồng được mời đến một buổi tối của các cô gái mà Cô Trương cũng đã dự. Tối đó tính cách quyến rũ của Vĩ Hồng được bày tỏ đầy đủ; cô trích dẫn các kinh điển và đã hết mực làm cho Cô Trương vui thích. Hai người đã trao đổi số điện thoại di động và Cô Trương bảo Vĩ Hồng gọi bà là “Cô,” một dấu hiệu bà sẵn sàng xem xét một mối quan hệ cá nhân hơn. Rồi Vĩ Hồng đã làm cái gì đó ít người Trung Quốc khác đã làm. Cô đã không liên hệ với Cô Trương.

Vĩ Hồng biết rằng khi nuôi dưỡng tình cảm với ai đó hùng mạnh ở Trung Quốc, người theo đuổi chẳng bao giờ được tỏ ra quá sốt sắng. Những người khác sẽ quấy rầy các mục tiêu của họ và từ chối lấy một lời gợi ý. Nhưng Vĩ Hồng biết tâm lý của các elite Trung Quốc. Với rất nhiều người tranh thủ lợi dụng từ một mối quan hệ với Cô Trương, Vĩ Hồng cần tách mình khỏi bầy. Cô là một người đánh giá tuyệt vời về tính cách. Cô đã thả mồi câu với một sự trình diễn tuyệt vời trong cuộc gặp đầu tiên của họ. Bây giờ với dây câu của cô dưới nước, cô đợi.

Sau một tuần, Cô Trương đã cắn câu. Bà gọi Vĩ Hồng và mắng cô vì đã không liên hệ. “Chúng ta đã có một cuộc trò chuyện hay như vậy,” bà nói. “Sao cháu không liên hệ với cô? Cô đã nghĩ về cháu.” Cô Trương gợi ý họ lại gặp nhau. Lần này môi trường đã thân mật hơn: một bữa tối yên bình cho hai người.

Vĩ Hồng là một bậc thầy về gỡ rối các chi tiết của cuộc sống của những người khác, một năng lực then chốt trong một thế giới nơi việc hình thành các mối quan hệ là thiết yếu cho sự thành công. Một khi cô quyết định rằng Cô Trương là một mục tiêu đáng nuôi dưỡng, Vĩ Hồng bắt đầu tìm hiểu mọi thứ cô có thể tìm hiểu về bà.

Vĩ Hồng phát hiện ra vì sao Cô Trương đã không ứa ra sự giả dối phổ biến đến vậy giữa các bà vợ của các quan chức Trung Quốc. Một lý do là bà không phải là con của giới quý tộc đỏ. Cha mẹ bà là những người dân thường, cho nên bà đã không lớn lên trong bầu không khí bị loãng đi của Bắc Kinh được chăm sóc bởi các vú em, ăn thực phẩm từ một chuỗi cung ứng riêng, và học các trường elite như con cái của những ngôi sao sáng của Đảng. Ngoài ra, Cô Trương có sự nghiệp riêng của bà trước khi sự lên của chồng bà buộc bà phải ngồi ghế sau. Và trong sự nghiệp đó, bà đã thoải mái với đủ loại người.

Cô Trương sinh năm 1941 trong gữa Chiến tranh Thế giới II ở Tỉnh Cam Túc (Gansu), một vùng nghèo ở tây bắc Trung Quốc. Sau cách mạng Cộng sản Trung Quốc năm 1949, gia đình bà, gốc từ Tỉnh duyên hải Chiết Giang (Zhejiang), đã ở lại miền tây Trung Quốc. Bà đã học đại học tại Đại học Lan Châu (Lanzhou) ở thủ phủ của tỉnh Cam Túc và đã học ngành địa chất. Bà gặp Ôn Gia Bảo trong năm 1968 khi bà là một nghiên cứu sinh và Ôn, sau khi tốt nghiệp ở Bắc Kinh, đã được cử từ thủ đô để dẫn đầu một đoàn khảo sát địa chất ở Cam Túc.

Theo lời đồn đại Cô Trương, hơn Ôn một tuổi, đã theo đuổi Ôn. Bà hoạt bát và thích ca hát và nhảy múa và bà đã giành được trái tim ông bằng việc thường xuyên xuất hiện ở cửa nhà tập thể của ông, đề nghị giặt là đồ cho ông. Một con mọt sách có đầu óc nghiêm túc, Ôn đã bị quyến rũ với tính cách sôi nổi và sự thích phiêu lưu của bà. Bà cho chúng tôi xem một bức ảnh của hai người trong những vùng núi sâu miền tây xa xôi của Trung Quốc trên một dự án địa chất. Cô Trương cười rạng rỡ; mặt của Ôn không có thần.

Không lâu sau sự ở lại của ông ở Cam Túc, Ôn đã chuyển tiêu điểm của ông từ công tác địa chất sang chính trị, phục vụ trong các chức vụ Đảng Cộng sản khi ông leo lên bậc thang của sở địa chất tỉnh. Cô Trương trở thành người cổ vũ chính và cố vấn của chồng mình. Tính khí hăng say và sự sẵn sàng chịu rủi ro của bà đã bổ sung cho bản chất hướng nội, cẩn trọng của ông.

Họ kết hôn và, trong năm 1982, Ôn được kéo từ Cam Túc và đưa về Bắc Kinh, nơi ông làm trong Đảng ủy tại Bộ Địa chất và Tài nguyên Khoáng sản. Sau một thời gian làm thứ trưởng địa chất, trong năm 1985 Ôn được một sự cất nhắc khổng lồ lên làm phó chánh văn phòng của Văn phòng Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Văn phòng Trung ương là người gác cổng chính của tất cả các hoạt động của Đảng, hơi na ná như chánh văn phòng Nhà Trắng. Nó xử lý các vấn đề hậu cần của các cuộc họp chính của Đảng, tập hợp các báo cáo chính sách về các chủ đề then chốt, và truyền đạt các quyết định của Đảng cho những người liên quan, như các cơ quan an ninh, các bộ của chính phủ, và các doanh nghiệp nhà nước.

Giám đốc Văn phòng Trung ương Đảng được biết đến một cách thông tục như “trưởng thái giám” của Trung Quốc, một dẫn chiếu thoái lui về quá khứ đế quốc của Trung Quốc khi những người đàn ông bị hoạn tạo thành xương sống của lực lượng lao động hành chính bên trong Tử Cấm Thành. Trong năm 1986, Ôn trở thành “trưởng hoạn quan.” Ông đã chỉ huy Văn phòng Trung ương bảy năm tiếp theo, phục vụ không phải một mà ba “hoàng đế”: các tổng bí thư Đảng Cộng sản Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, và, cuối cùng, Giang Trạch Dân.

Trong thời gian bình thường là khá kỳ công để làm việc cho ba tổng bí thư Đảng, nhưng trong thời kỳ này của sự hỗn loạn chính trị đã gần như đòi hỏi sức mạnh phi thường. Các lão thành Đảng đã thanh trừng hai thủ trưởng đầu tiên của Ôn, Hồ Diệu Bang và Triệu Tử Dương, vì đã không đàn áp các sinh viên biểu tình. Sau khi quân đội tấn công vào Quảng trường Thiên An Môn trong năm 1989, những người cứng rắn đã chọn thủ trưởng thứ ba của ông, Giang Trạch Dân. Tuy nhiên, Ôn vẫn yên vị.

Sự thử thách lớn nhất của Ôn đến vào ngày 19 tháng Năm 1989, vào 5:00 giờ sáng vào đỉnh cao của những cuộc biểu tình lớn quanh Quảng trường Thiên An Môn. Ông tháp tùng Tổng Bí thư Đảng Triệu Tử Dương đến quảng trường cho một cuộc gặp không chuẩn bị trước với hàng ngàn sinh viên biểu tình tập trung ở đó. Trong một tuyên bố huyên thuyên được phát trên Truyền hình Trung ương Trung Quốc, Triệu đã hứa với những người biểu tình rằng Đảng sẽ thương thuyết với họ chân thành. Ông đã không nói sự thật. Cái Triệu bỏ qua không nói là các lão thành Đảng đã quyết định rồi để thanh trừng ông và đã huy động quân đội Trung Quốc để quét sạch quảng trường. Một ngày sau khi Triệu đến thăm Thiên An Môn, thủ tướng Lí Bằng theo đường lối cứng rắn tuyên bố thiết quân luật. Hai tuần sau, vào đêm 3 tháng Sáu 1989, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã xả súng vào những người biểu tình, và, vào sáng 4 tháng Sáu, hàng trăm người đã chết. Trên Quảng trường Thiên An Môn, các xe tank san bằng Nữ Thần Dân chủ, một Tượng giống Nữ thần Tự do mà các sinh viên nghệ thuật đã kéo lên đối diện với chân dung khổng lồ của Chủ tịch Mao. Triệu bị giam lỏng tại gia mười lăm năm tiếp cho đến khi ông chết vào ngày 17 tháng Giêng 2005.

Tiếp sau sự đàn áp thẳng tay, các nhà điều tra Đảng đã loại bỏ hàng ngàn quan chức ủng hộ quan điểm của Triệu về một tương lai tự do hơn cho Trung Quốc. Nhưng với lời khuyên từ Cô Trương, Ôn đã tránh được sự thanh trừng. Đã có vẻ có sự hối lỗi. Trong gần như một thập niên sau 1989 trong khi ông làm việc cực nhọc tại tâm của bộ máy quan liêu Đảng, Ôn đã chỉ chụp ảnh trong bộ đại cán của Mao, mang lòng trung thành của ông với Đảng theo nghĩa đen trên ống tay áo của ông. Lần đầu tiên Ôn xuất hiện trong quần áo Tây phương là năm 1998, sau khi thủ tướng Trung Quốc lúc đó chuyển ông từ vị trí Đảng của ông lên một chức vụ chính phủ chóp bu như một phó thủ tướng.

Tính cách của Ôn đã cứu ông. Có lẽ đi quá xa để nói rằng tại tâm ông đã là một hoạn quan chính trị. Tuy vậy, ông đã cực kỳ cẩn trọng; ông đã chẳng bao giờ làm nhục hay đe dọa ai cả. Ông đã tìm được cách và tránh bất kể sự liên kết nào với các phe phái chính trị. Hơn hầu hết các quan chức, ông đã ở trên làn của mình. Để lên được chức của ông, rõ ràng ông có tham vọng, nhưng đã là một kiểu tham vọng bị kiềm chế mà không đe dọa các đồng chí ở đỉnh cao của Đảng. Khi Chu Dung Cơ hết nhiệm kỳ như thủ tướng trong tháng Ba 2003, Ôn đã trở thành một ứng viên thỏa hiệp tự nhiên để thay thế ông.

Với tư cách thủ tướng, Ôn đã nuôi dưỡng một hình ảnh người con của nhân dân. Khi một trận động đất lớn giáng xuống Tỉnh Tứ Xuyên trong năm 2008, Ôn đã nhanh chóng đến hiện trường mặc một áo bị nhàu và mang giày chạy bộ. Nhân dân Trung Quốc đã gọi ông là Cha già Ôn.

Phẩm chất đáng mong muốn của Ôn đã trở thành một điểm yếu. Ông có vẻ có một tầm nhìn cho một Trung Quốc tự do hơn, cởi mở hơn. Sau khi thủ trưởng cũ của ông Triệu Tử Dương bị bịt mõm dưới sự quản thúc tại gia, Ôn là lãnh đạo Trung Quốc duy nhất tiếp tục nói về các giá trị phổ quát, như tự do và dân chủ. Tuy nhiên, Ôn đã rất tuân thủ các quy tắc của cấu trúc quyền lực Trung Quốc, mà hạn chế nghiêm ngặt thẩm quyền của thủ tướng. Việc làm của Ôn là vận hành chính phủ. Chỉ Hồ Cẩm Đào, tổng bí thư Đảng, người cao cấp hơn Ôn, có thể thúc đẩy cải cách chính trị. Và ông đã chẳng bao giờ thúc đẩy.

Ấn tượng của tôi từ việc quan sát Ôn và nói chuyện với Vĩ Hồng, Cô Trương, và những đứa con ông là, quan điểm của ông về dân chủ đã mang tính khát vọng. Ông đã nói về nó, nhưng ông không có mong muốn nào để lật đổ hiện trạng và thực sự làm các thứ cần thiết để biến Trung Quốc thành một chỗ tự do hơn. Sự hiểu biết đó – rằng ông đôi khi có thể nói thẳng nhưng sẽ tiếp tục chơi bên trong các quy tắc của hệ thống – đã là một lý do then chốt vì sao Ôn đã nhận được và ở lại việc làm đó.

Ôn quá tin cậy vào gia đình ông, đặc biệt Cô Trương. Ông đã ủy quyền quá nhiều thứ cho bà và cho phép các con ông lợi dụng tên ông. Ông đã chẳng quan tâm đến gì trừ công việc. Không giống Chu Dung Cơ, biết chơi đàn erhu (nhị hồ), một đàn dây Trung Quốc, hay Đặng Tiểu Bình, thích chơi bài, ông không có sở thích riêng nào. Ông là một người nghiện công việc. Ông đã để mọi thứ khác cho Cô Trương.

Cô Trương thích được mọi người vây quanh. Cô tập hợp họ. Khi cô đưa mọi người đến thăm chồng cô, họ chụp nhanh một ảnh với ông, rồi khoe nó vòng quanh như một cách để chứng tỏ họ có các quan hệ ở Bắc Kinh. Cô đã chẳng bao giờ học được để cẩn trọng và cảnh giác. Hầu hết các quan chức và các thành viên gia đình họ có những người gác cổng rà soát mọi người và chặn tin tức không xu nịnh. Cô Trương thiếu hạ tầng cơ sở đó. Cô đã không có công tắc ngắt và không có bộ lọc nào. Điều đó giải thích vì sao những việc mua đồ nữ trang của cô đã trở thành chủ đề giật gân để lộ ra trong các trang của các tạp chí đồn nhảm của Hồng Kông. Cô Trương đã là trò chơi – cho mọi thứ.

I. Ở Trung Quốc, nói chung vợ không lấy tên của chồng.

Comments are closed.