Sài Gòn – Những ngày phong thành (10)

SÀI GÒN, NHÌN TỪ MỘT NHÀ CÓ F0

FB Hoàng Nguyên Vũ

Hàng xóm F0 của tôi là một cụ già, không gia đình, không người thân, không quê quán, là người làm cho gia đình chủ này đã ngót nghét 60 năm. Những người như bà trong lòng xã hội Sài Gòn nhiều lắm, và hầu hết trong số họ, sống chết ở cùng với chủ, như một thành viên trong gia đình, không phân biệt.

Hai năm trước tôi chuyển về khu này, gặp thì thấy bà còn lanh lợi nhưng trí nhớ bị lẫn. Bà hỏi tôi mỗi một việc là "chú mua nhà này à?" mà có ngày bà sang hỏi đến 20 lần. Đến mức người nhà bà phát cáu phải gọi bà về.

Cách đây nửa năm bà bị ngã và bị liệt phải ngồi một chỗ. Cửa nhà luôn mở, bà ngồi tầng trệt, luôn ngó ra ngoài với ánh nhìn rất buồn. Chỉ ánh mắt thôi, còn tất tần tật ý niệm về thời gian cũng bị lãng quên theo trí nhớ. Đôi khi mới 9 giờ sáng, bà hỏi, "giờ mấy giờ chiều rồi con?". Hoặc thấy nhân viên tôi đi làm về, bà hỏi, đi chợ nấu bữa trưa à?

Cách đây 1 tuần, xét nghiệm toàn khu phố khi một nhà có người dương tính, người ta ngỡ ngàng vì ca này, người duy nhất trong ngôi nhà 9 người ấy, dương tính. Cô con dâu thì cho hay cô có đi chợ Tân Định nhưng cô âm tính. Anh con trai thì hay đi lại hút thuốc và có hút thuốc với gia đình có ca nhiễm. Nhưng anh cũng âm tính luôn.

Vậy chẳng biết cô vít nơi đâu, tự dưng rơi vào một bà cụ gần như cả năm nay không tiếp xúc với người ngoài, không có khả năng đi lại để dính cô vít nơi đâu.

Và điều đáng ngạc nhiên là một tuần đã trôi qua, trong nhà ấy, cũng chỉ có mỗi bà cụ già này là dương tính. Không ai lây nhiễm cả.

———————-

Khi bà cụ bị được 3 ngày, gia đình đó rất hoảng. Nói gì thì nói, sống chung với một bệnh nhân với căn bệnh truyền nhiễm có thể nói là truyền nhiễm khủng nhất hiện nay, ai chẳng lo? Nhất là gia đình có một bà già bằng tuổi bà này, bệnh tật đầy mình và 3 đứa trẻ con…

Nhưng gia đình đó rơm rớm nước mắt thuyết phục đoàn chống dịch là thôi, đưa bà vào BV dã chiến, bà không đi lại được, rất khổ cho lực lượng chống dịch và khả năng tiếp xúc gần lây bệnh khá cao, lại lúc quá tải sợ bà cụ chết trong cô đơn…

"Má ở đây mấy chục năm rồi, cũng buồn vui với nhà tôi. Xin cho má được ở lại thêm mấy hôm cũng được, để gia đình tôi tiện chăm sóc. Khi nào má trở nặng, chúng tôi sẽ gọi báo"

Đúng lúc hệ thống y tế chống dịch ở Sài Gòn quá tải, không có chỗ cho bệnh nhân không triệu chứng, nên bà Mai chưa được đưa đi. Họ cửa đóng then cài kín mít, dũng cảm sống cùng dịch bệnh trong một căn nhà với sàn có hơn 20m2, 9 con người. Sau đó một hôm thì có kế hoạch thí điểm để F0 không triệu chứng chăm sóc ở nhà. Thế là bà Mai ở lại.

——————–

Ông tổ dân phố gọi hỏi tôi thế nào khi phải sống cạnh gia đình có F0, tôi trả lời rằng tôi chẳng sợ gì cả.

Chỉ là mình sẽ khó cầm lòng, khi nhìn thấy một bà cụ tứ cố vô thân đi lên xe đến bệnh viện dã chiến và có thể đó là chuyến đi cuối cùng của đời bà. Ôi, chuyện không phải của nhà mình, mà bà cụ đi, có khi còn tốt cho mình hơn trong phòng chống dịch bệnh, nhưng tự dưng tôi thấy mắt mình nặng nặng khi tưởng tượng ra hình ảnh đó.

Và thế là tôi sống một cách bình thường cạnh F0 suốt hơn một tuần rồi. Tôi học cách sống cùng dịch bệnh một cách cẩn thận nhất từ tất cả mọi khâu, nhất là ăn uống và sinh hoạt. Tôi ổn.

———————

Hôm qua đứa cháu, cũng là nhân viên của tôi vô tình hỏi thăm bà cụ. Tôi có nói câu chuyện gia đình ấy chấp nhận sống chung với dịch bệnh để bà cụ không cô đơn buồn tủi những ngày cuối đời.

Thế rồi cháu tôi bảo, cậu không ra ngoài mấy ngày nay cậu không biết, dọc hè phố Sài Gòn, đặc biệt là chỗ gần Lăng Ông Bà Chiểu, có nhiều người trên vai có cái ba lô, ngồi trên vỉa hè chờ phát cơm. Họ còn trẻ lắm.

Có thể họ là những thanh niên đi làm về nhưng không kịp vào khu nhà trọ vì khu đó bị phong toả, thế thôi ở ngoài đường luôn đến đâu thì đến. Có thể là những người bị thất nghiệp, giờ rời Sài Gòn cũng không thể mà đi làm thì cũng chẳng ai thuê làm.

Nhưng họ không đói, vì vẫn còn đồng bào đùm bọc họ, đồng bào vượt qua khó khăn dịch bệnh để đưa cho họ những hộp cơm cứu rỗi những ngày tháng ngặt nghèo này…

HÔM NAY, SÀI GÒN ĐỔ MƯA!!!

FB Thái Phương Thanh

clip_image002

Team PUN với nhiệm vụ đưa đội ngũ xịt khuẩn cố định hằng ngày đến các điểm nóng tại SG.

Lượt về trời đổ mưa tầm tã, trắng xoá đất trời…

Thương sao là thương các em, các bạn không ngại khó ngại khổ mà nỗ lực giúp mọi người!!!

Xin mọi người hãy bao dung hơn với tụi em, tụi em đang làm hết sức rồi ạ, nhưng nhiều điểm quá, sức người cũng có hạn, không thể cùng lúc tất cả các điểm được, xin cho tụi em thời gian!!

Xin cảm ơn!!!

#punsg

*Một số bình luận:

kphan (từ linkhay.com):

– Đây là xe của đội tình nguyện viên (TNV, tên nhóm là PUNSG, phản ứng nhanh SG), các xe bán tải này chuyên chở lương thực & thực phẩm phân phát đến các vùng bị phong tỏa.

Như trong hình các bạn thấy sao lại chở người, xin thưa rằng các TNV cũng không muốn chở người, cả người ngồi sau thùng xe cũng không muốn đi như thế, vì hiện tại SG đã quá tải.

TNV họ phải xét nghiệm 3 ngày/ lần, nếu trong nhóm có 1 nghi nhiễm bị bắt buột phải giải tán nhóm đó & tát cả phải vào khu cách ly, vì thế mà họ từ chối chở người, họ làm việc tình nguyện & phi lợi nhuận, SG trong những ngày này không có bán mang đi, họ phải xin cơm ăn, không được về nhà với vợ/ người yêu.

Hình trên là công việc hàng ngày của họ, vô tình cơn mưa SG ập đến. (SG, chiều thứ 5, 15.7.21).

clip_image004

FB Nguyen Duc Cuong

Mấy hôm nay mọi người chắc ngập tràn hình ảnh rau củ quả rồi, giờ chúng ta ngắm người đi nha.

Mọi người nghĩ sao về tấm hình này:

-Trời mưa lớn tưới mát cho sg?

-Xe bán tải cấm chở người trên thùng?

-Bộ đồ bảo hộ đã trở nên quen mắt?

….

•Có thể mỗi người sẽ nhận xét tấm hình này theo lăng kính khác nhau, tuy nhiên đó là một trong số những việc #punsg đang đồng hành cùng tất cả chúng ta để chung tay đẩy lùi đại dịch.

•Đây là hình ảnh và video của anh em trong nhóm. Mình chỉ xin phép đưa lên cho mọi người cùng cảm nhận!!!

•Mạnh mẽ lên, chúng ta sẽ chiến thắng, sau cơn mưa trời lại sáng.

 

FB Nguyen Duc Cuong

 

 

‘ĐỘI QUÂN’ HƠN 80 XE BÁN TẢI CHỞ HÀNG MIỄN PHÍ TẠI TP.HCM

https://zingnews.vn/video-doi-quan-hon-80-xe-ban-tai-cho-hang-mien-phi-tai-tphcm-post1238927.html

Nhóm thiện nguyện hơn 80 thành viên dùng xe bán tải cá nhân hàng ngày chở nhu yếu phẩm, trang thiết bị,… phục vụ công tác phòng, chống Covid-19 tại TP.HCM.

CHUYỆN SÀI GÒN…

FB Chuyện Sài Gòn

Ở khu ông Tạ, chỗ góc đường Phạm Văn Hai-Lê Văn Sỹ, Tân Bình có tiệm sửa xe tay ga Việt Hưng. Hổm giờ giãn cách nên tiệm phải đóng cửa, nhưng chủ tiệm vẫn để một công cụ hành nghề ra ngoài đường.

Đó là nối chiếc vòi hơi dài ra lề đường sẵn đó cho ai có nhu cầu thì ghé lại tự bơm bánh xe. Chuyện nhỏ xíu nhưng nó cho thấy rõ sự tinh tế, thấu hiểu của một người làm nghề sửa xe.

Ai đã từng dắt bộ vì xe hư hay xì lốp, bánh xe mềm… thì cũng sẽ hiểu cái chuyện tưởng vặt ấy mà quan trọng như thế nào. Nhứt là trong bối cảnh cả Sài Gòn bây giờ đóng cửa im ỉm, thì chuyện bơm cho căng cái bánh xe cho kịp một hành trình hay về được đến nhà, cũng là điều khó.

Ai đi ngang, nhứt là các shipper, chắc là sẽ mừng lắm.

Một ngày Sài Gòn lại căng.

Thì thôi, dừng lại cuối ngày với một tấm hình như thế nầy, để thấy chuyện nhỏ xíu nhưng ý nghĩa thiệt nhiều trong mùa dịch.

Sài Gòn mình thương nhau, giúp nhau nhiều khi chỉ cần zậy thôi, mà zui ta nói!

Ảnh của anh Nguyễn Vũ Phước

clip_image010

RỒI CHÚNG TA SẼ CÙNG NHAU NHỚ VỀ NHỮNG NGÀY LẠ MÀ QUEN

Phần 3: NHỮNG TIẾNG CÒI XE CẤP CỨU

FB Hà Thanh Vân

Khoảng hơn nửa năm nay, từ ngày cha mẹ tôi liên tục đi bệnh viện, tôi đã làm quen với tiếng còi xe cấp cứu và bản thân mình cũng ngồi trên xe cấp cứu nhiều lần trong hành trình đưa cha mẹ tôi đi bệnh viện. Tôi nhớ mãi khung cảnh xe cấp cứu, bàn tay ra hiệu cho lái xe, tiếng động lạnh lẽo, đanh giòn của bánh xe chiếc băng ca khi thả ra hay xếp lại, bình ô xy và những thiết bị trợ thở, chiếc vali y tế của bác sĩ…, và trên tất cả là sự im lặng rợn người, căng thẳng trong xe, tương phản với sự đông đúc, ồn ào của dòng người trên đường phố. Có lẽ nhiều năm sau nữa tôi vẫn không thể nào quên những giờ phút ấy, những giờ phút nhìn gương mặt người thân nhợt nhạt khép mắt nằm im và tự nhủ: mình có thể làm gì bây giờ? Thỉnh thoảng tôi vẫn nằm mơ thấy mình ở trên một chuyến xe cấp cứu, với tiếng còi hú inh ỏi, điếc tai, và khi tỉnh dậy tôi mừng thầm vì biết đấy chỉ là một cơn ác mộng.

Còn bây giờ, khi mà Sài Gòn phong tỏa (lockdown), khi mà mỗi ngày tôi đều phải đều mở báo mạng ra xem hôm nay số bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 là bao nhiêu, tôi lại phải đối mặt với cơn ác mộng còi xe cấp cứu, nhưng không phải là ác mộng, mà là sự thật ở ngoài đời. Cách nhà tôi khoảng 2km, ở ngay phường bên cạnh, là khu bệnh viện dã chiến cho người bệnh và khu cách ly tập trung cho các ca F1 được thiết lập từ một khu tái định cư bỏ hoang đã 5 năm nay. Nếu tính theo đường chim bay thì có lẽ khu bệnh viện dã chiến này cách nhà tôi khoảng 1km. Từ khi đi vào hoạt động khoảng gần 1 tuần nay, ngày và đêm tôi đều liên tục nghe thấy tiếng còi xe cấp cứu. Ban ngày thì còn ít tiếng còi xe, có lẽ một phần vì ban ngày có nhiều tiếng động ồn ào che lấp, song về đêm, tiếng còi xe vang lên rất rõ trong sự tĩnh mịch, thanh vắng. Cách tốt nhất để không nghe tiếng còi xe là đóng kín hết các cửa lớn nhỏ trong nhà. Lúc đầu tôi cũng làm vậy, nhưng sau đó tôi không làm nữa vì không quen, tôi luôn mở cửa sổ để có chút khí trời! Với lại tôi nghĩ rằng: đóng cửa trốn tránh mọi tiếng động, kể cả tiếng còi xe cấp cứu cũng chỉ là một cách né tránh sự thật. Dù tôi có đóng cửa cũng không thể ngăn được một sự thật là: con số người nhiễm bệnh đang tăng lên mỗi ngày, các bác sĩ, nhân viên y tế đang làm việc với hết khả năng của mình và các lực lượng chức năng cũng đang bị quá tải bởi công việc.

Tôi gọi điện thoại cho một người thân làm bác sĩ và kể về chuyện suốt ngày đêm phải nghe tiếng còi xe cấp cứu, người thân của tôi trả lời: Còn nghe thấy tiếng còi xe cấp cứu, dù sao cũng đỡ hơn là đến lúc phải dùng xe bus để chở bệnh nhân nhiễm virus nhập viện! Hiện nay Sài Gòn đã huy động 200 xe bus để chở những người bệnh bị nhiễm virus nhưng không có triệu chứng hay triệu chứng nhẹ đến bệnh viện.

Thường thì người ta hay nói: muốn biết về một điều gì đó, hãy xem, nghe, đọc và tốt hơn hết là chứng kiến tận mắt, trải nghiệm tận nơi. Có lẽ trong khoảng thời gian vừa qua, chưa bao giờ tiếng còi xe cấp cứu vang lên ở trên những đường phố Sài Gòn nhiều như thế. Có lẽ chưa bao giờ tinh thần của những người dân Sài Gòn, những người bị đưa đi trên những chuyến xe cấp cứu và những người ở lại nhà, lại căng thẳng như thế. Ngày trước những bệnh nhân được đưa đi trên xe cấp cứu dù sao cũng còn một điểm tựa tinh thần là có người nhà theo cùng và chăm sóc, còn nay, tuy bị nhiễm virus SARS-CoV-2 chưa chắc đã nguy hiểm, chưa chắc đã chết người, song cảm giác một thân một mình đối mặt với bệnh tật, vẫn là một cảm giác dễ làm người ta suy sụp tinh thần nhanh hơn mọi thứ. Bên cạnh đó là nỗi lo rằng liệu có đủ xe cấp cứu để chở những người nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không? Rất may rằng Sài Gòn luôn là thành phố nghĩa tình, bao dung và sẵn lòng chia sẻ. Bác sĩ Nguyễn Duy Long, Giám đốc Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM kêu gọi: “Trung tâm Cấp cứu 115 trân trọng kính mời các cá nhân là tài xế cùng tham gia hỗ trợ Trung tâm trong việc vận chuyển người bệnh”. Điều kiện để tham gia là người có bằng lái xe hạng B2 trở lên, ưu tiên người đang lái xe cứu thương. Biết sử dụng công cụ, dụng cụ phòng hộ (trang phục chống dịch, bình phun khử khuẩn…). Trung tâm sẽ huấn luyện cho tài xế về công tác vận chuyển, khử khuẩn… để phòng chống dịch. Các tài xế sẵn sàng chạy đêm hôm, được tiêm vaccine. Tài xế đăng ký tham gia xin liên hệ Trung tâm cấp cứu 115 TPHCM. Điện thoại (028) 38639139, gặp anh Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Trưởng phòng Tổ chức hành chính. Đến nay Trung tâm 115 TPHCM đã nhận được rất nhiều đăng ký ủng hộ của các tài xế. Tôi cũng đọc thấy trên báo nhiều thông tin về những chuyến xe cấp cứu miễn phí do các tình nguyện viên là bác sĩ kiêm luôn trách nhiệm lái xe tổ chức, chẳng hạn như nhóm tình nguyện viên của bác sĩ Trần Văn Dương, Giám đốc Phòng khám Đa khoa Sài Gòn Medic.

Thủ tướng Anh Winston Churchill từng nói: “Healthy citizens are the greatest asset any country can have” (Những người dân khỏe mạnh là tài sản lớn nhất của bất cứ quốc gia nào). Trong đại dịch này, chúng ta chắc chắn nhận thức được rằng: sức mạnh lớn nhất của một đất nước không phải là kinh tế, khoa học, giáo dục hay quân sự, mà sức mạnh lớn nhất là sức khỏe của người dân và sự yêu thương, đoàn kết, cùng chung tay góp sức.

Vậy nên tôi tin rằng nhất định một ngày kia, khu nhà yên tĩnh của tôi sẽ không còn nghe văng vẳng tiếng còi xe cấp cứu suốt ngày đêm, rằng khi tôi mở báo ra đọc mỗi ngày, sẽ không phải tìm đọc tin tức đầu tiên là hôm nay có bao nhiêu ca nhiễm bệnh. Mọi việc rồi sẽ ổn thôi, Sài Gòn rồi sẽ ổn thôi!

Ảnh 1: Bệnh viện dã chiến gần nhà tôi

Ảnh 2: Con đường vắng bên nhà. clip_image012

clip_image014

ẢNH MINH HOÀ

Những cái vẫy tay thật cảm xúc.

Sài Gòn CÁM ƠN Trân Quý đến các bạn tình nguyện viên trẻ.

SaiGon – July 2021

clip_image018

Nguồn: https://www.facebook.com/photo?fbid=10161319442268066&set=a.10161302655228066

Sài Gòn mình đó…

SaiGon – dù em đang rất "nhõng nhẽo" nhưng chiều nay nắng vờn em thật đẹp.

SaiGon – July 16, 2021

clip_image020

Bạn có bao giờ thấy Sài Gòn có hai mặt trời?

clip_image022

Hình như Sài Gòn "nhõng nhẽo" Sài Gòn càng rất đẹp?

clip_image024

Chiều thứ sáu, buổi chiều thường kẹt xe nhất trong tuần, nhưng chiều nay hình như xe cộ nhường sự yên tĩnh để Sài Gòn toả nắng đẹp như một nàng thơ.

Nguồn: https://www.facebook.com/minhhoaphotography/posts/10161319833293066

clip_image026DANH SÁCH CÁC BÁC SĨ TƯ VẤN SỨC KHOẺ MIỄN PHÍ Ở TPHCM

FB Thông tin Chính phủ

Thông tin rất cần thiết với cộng đồng lúc này, nút share của mọi người giờ đây vô cùng hữu ích!

Mắc nhiều loại bệnh khác nhau, chỉ cần bấm số điện thoại gọi là được chỉ dẫn, phân tích, tư vấn kỹ càng. Đặc biệt, các thầy thuốc chia ra nhiều khung giờ khác để phục vụ nhu cầu người dân cả ngày lẫn đêm.

clip_image030clip_image032clip_image034clip_image036clip_image038

Comments are closed.