Sài Gòn – Những ngày phong thành (45)

THÔNG TIN:

* Từ 23-8, người dân TP.HCM ‘ai ở đâu ở yên đó’

https://tuoitre.vn/tu-23-8-nguoi-dan-tp-hcm-ai-o-dau-o-yen-do-2021082010291466.htm

* Quân đội, công an đã sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng

https://tuoitre.vn/quan-doi-cong-an-da-san-sang-trien-khai-luc-luong-theo-chi-dao-cua-thu-tuong-20210820140436181.htm

*Lực lượng chức năng sẽ mua giúp 100% nhu yếu phẩm, mang đến từng hộ dân TP.HCM

https://tuoitre.vn/luc-luong-chuc-nang-se-mua-giup-100-nhu-yeu-pham-mang-den-tung-ho-dan-tp-hcm-20210820203802876.htm

THC CHT TÌNH TRNG KHN CP ĐANG ĐƯỢC CHUN B ĐỂ THC HIN SÀI GÒN T 0 GI 23.8.

FB Lưu Trọng Văn

Bộ QP, Bộ CA chính thức vào trận.

Với thông tin từ cuộc họp khẩn của Thủ tướng CP đêm qua với lãnh đạo SG và một số địa phương, một loạt quyết định mạnh mẽ hơn bao giờ hết đã được đưa ra.

Lần đầu tiên Thủ tướng yêu cầu 312 xã phường tại Sài Gòn phải thực sự là 312 pháo đài phòng chống dịch. Đây là ngôn từ QS chỉ dùng khi Sài Gòn đang trong tình trạng không bình thường.

Thủ tướng yêu cầu thực hiện bằng được các nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó ông đề cập đến sự tham gia của Bộ QP và Bộ CA cùng yêu cầu huy động các cựu chiến binh và các đoàn thể cùng vào cuộc chống dịch.

Thủ tướng ra lệnh cụ thể:

"Quân đội sẽ chủ trì lo lương thực, thực phẩm cho người dân, đồng thời hết sức uyển chuyển, linh hoạt, tận dụng các biện pháp khác để cung ứng lương thực, thực phẩm với điều kiện tiên quyết là bảo đảm tuyệt đối an toàn”.

Thủ tướng cũng yêu cầu tăng cường lực lượng công an để bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, an dân và nắm tình hình để cùng các lực lượng cung cấp ngay lương thực, thực phẩm cho những người vô gia cư, lang thang…".

Đặc biệt trong cuộc họp chống dịch khẩn cấp này có sự có mặt của đại tướng Phan Văn Giang bộ trưởng Bộ QP.

Tướng Giang cho biết:

"Quân đội sẵn sàng triển khai lực lượng theo chỉ đạo của Thủ tướng. Quân đội sẽ điều lực lượng y bác sĩ điều trị; tham gia vận chuyển, cung ứng hàng hóa tới người dân… Bộ Quốc phòng sẽ phối hợp với các bộ ngành làm việc trực tiếp, cụ thể với từng địa phương để tính toán phương án chi tiết cung ứng hàng hóa cho nhân dân Thành phố và các tỉnh, cố gắng cao nhất để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn”.

Như vậy đã rõ, QĐ chỉ vào cuộc khi tình trạng dịch đã khẩn cấp mặc dù chưa cấp nào công khai thừa nhận tình trạng khẩn cấp ấy.

Hy vọng với sự quyết liệt và tập trung chỉ đạo thống nhất cùng huy động nguồn lực QG này chống dịch ở SG, tình hình sẽ được cải thiện rõ rệt, nhanh chóng hơn trong 10 ngày tới.

 

XÓT XA HOÀN CẢNH CỤ ÔNG QUA ĐỜI NGOÀI ĐƯỜNG – HÀNH TRÌNH CỦA DỰ ÁN THIỆN NGUYỆN “QUỸ TỪ THIỆN MAI TÁNG 0 ĐỒNG

FB Giang Kim Cúc và các Cộng Sự

Trên hành trình thiện nguyện ngày hôm nay 20/08/2021 của Nhóm GIANG KIM CÚC VÀ CÁC CỘNG SỰ chúng tôi đã gặp một hoàn cảnh vô cùng đáng thương thật sự là quá đau xót. Hai Cụ có hoàn cảnh vô gia cư và Cụ Ông qua đời ngay ngoài đường. Nhóm chúng tôi đã dừng lại giúp Cụ và lo mai táng cho Cụ. Sài Gòn ơi thương lắm.

ĐAU MỘT LẦN RỒI THÔI

FB Binh Bong Bot

Nói thiệt là thà nhà nước công bố luôn là sẽ lock down từ đây đến hết năm sẽ đỡ đau khổ hơn. Dân tình sẽ đồ thán vài ngày xong sẽ học cách làm quen. Cứ tuyên bố lock down theo kiểu trừ hao, để rồi nếu mở cửa sớm hơn một tháng, một tuần mọi người sẽ vui vỡ òa vì được ra đường sớm hơn dự kiến.

Còn nếu cứ lock down theo kiểu cuốn chiếu, tới đâu hay tới đó kiểu này sẽ rất mệt, mệt cho cả quan lẫn dân. Chưa kể, nó rất tác hại cho tâm lý, khi ta treo ở đó một sự kỳ vọng.

Tôi đã thôi kỳ vọng được khá lâu rồi. Tôi chấp nhận một sự thật rằng cuộc sống của tôi và chúng ta sẽ thay đổi vĩnh viễn và tôi đang tự ép mình thích nghi với điều đó. Nên khi nhà nước tuyên bố gia hạn ngày giãn cách, tôi không suy sụp. Nhưng tôi cũng biết mình chỉ là thiểu số.

Một em trai nhắn tin vào inbox cho tôi, cốt để kiếm một người lắng nghe. Em nói mình vừa mất đi một người anh hồi tuần trước. Công ty anh phá sản, nhiều nhân viên đã theo anh từ lâu lâm vào cảnh mất việc, anh cố cầm cố đồ đạc để lo cho họ thay vì về quê. Anh mong Sài Gòn sớm mở cửa dể phục sinh lại công ty của mình. Nhưng khi nghe tin giãn cách kéo dài thêm một tháng, anh chịu không nổi và treo mình tự sát.

Điều tai họa của những lần giãn cách nối tiếp giãn cách là bên cạnh số người chết vì nhiễm COVID, cũng sẽ có thêm số người chết mà không hề nhiễm. Có lẽ chúng ta ai cũng biết câu chuyện con lừa chết vì cái áo. Một thương nhân cứ thồ đủ thứ trên lưng con lừa, dẫu thấy con lừa bước đi ngày một nặng nhọc. Đi đường xa nóng bức, người này cởi cái áo ra đặt lên lưng con lừa. Lúc này, nó khuỵu xuống và chết. Người thương nhân mới trách con lừa: “Chỉ có cái áo mà cũng khiêng không nổi”.

Nếu dân nghèo ùn ùn về quê thì đó không phải là vì lần giãn cách này mà bởi rất nhiều lần “gia hạn giãn cách” trước đây, đẩy họ vào tình thế không còn lựa chọn nào khác. Con lừa gục ngã đâu vì cái áo, mà vì những gánh nặng cứ chất chồng trước đó. Và đã đến lúc ngưng nói F0 tăng lên là vì dân rồi, bộ họ chưa đủ khổ hay sao mà nói họ “không mang nổi chiếc áo”.

Nếu giãn cách chồng giãn cách mà không hiệu quả, phải chăng giãn không phải là cách, phải chăng ta cần một cách tiếp cận khác? Những Mạnh Thường Quân đâu có ùa ra đường nếu như những người nghèo sống ở gầm cầu có cơm ăn. Mà trong những người vô gia cư đó, có những người là vô gia cư "chuyên nghiệp" từ trước dịch, nhưng lại có những người… mới vô gia cư gần đây đó chứ. Nếu dân chúng tin là họ có được gõi hỗ trợ thật sự thay vì trên tivi, họ sẽ ở nhà. Có ai muốn ra đường lúc này đâu, tiếng oán than buộc họ phải đi, thiện lương kéo họ đi đó chứ.

Viện giãn cách chồng giãn cách chính là gián tiếp lây lan dịch bệnh. Dân chúng tràn về quê bị chặn lại rồi ép quay về. Dịch bệnh từ đó mà tản ra chứ đâu. Một người dân ba, bốn cái app. Các chốt kiểm soát ùn người, dịch từ đó mà ra chứ đâu. Thông tin sẽ xiết giãn cách ra trước chỉ một, hai ngày, dân tràn ra siêu thị mua hàng, shipper hoạt động hết công suất, dịch từ đó mà ra chứ đâu.

Nhà nước cố ra sức chống fake news, nhưng hãy nhìn quy trình mà xem.

1. Có tin đồn kéo dài giãn cách trong dân chúng.

2. Báo chính thống khẳng định: “Đó là fake news”

3. Vài ngày sau, fake news thành true news.

Như vậy, theo một cách trớ trêu, dân chúng đã nhìn thấy cách mà một fake news vận hành theo cách trực quan nhất. Fake news và true news trộn lẫn vào nhau, hư thực bất phân. Rồi người ta sẽ tin vào đâu? Người chết sẽ được an tán chu đáo và dân sẽ được miễn phí chi phí mai táng, tin này thật hay giả? Nếu thật, những người đã vay mượn tiền an táng có được đền bù không? Rồi gói mấy chục nghìn tỷ giải ngân được bao nhiêu, số người nhận được mấy phần trăm rồi?

Thà đau một lần rồi thôi. Hãy thành thật với nhau là dịch bệnh đã không thể kiểm soát và chúng ta sẽ cùng tìm ra cách, trong thời gian đó hãy ở trong nhà, người nghèo và vô gia cư hãy để quân đội/công an lo. Ai ra đường quân đội/công an xử ráng chịu. Tôi nghĩ dân sẽ nghiêm chỉnh chấp hành thôi. Chứ đừng trách dân là tại dân nên mới phải giãn cách thì nghe đau lòng quá. Đây có phải là lúc đỗ lỗi đâu.

Một bàn thua là một bàn thua. Chúng ta phải cùng nhau gỡ. Chứ ngồi đó mà quy trách nhiệm thì COVID nó đã kịp ghi thêm mấy bàn rồi. Giờ thì coi như thua lượt đi đậm thiệt đậm rồi, mình cũng chấp nhận đau thiệt đau rồi cùng gỡ lại, được không?

XÉT NGHIỆM DIỆN RỘNG TP.HCM, NÊN CÂN NHẮC LẠI! “LỢI BẤT CẬP HẠI”

FB Vu Hong Nguyen

Giữa tình hình đại dịch đang diễn biến phức tạp ở Tp.HCM và chưa có dấu hiệu giảm thì tôi nghe được tin là lãnh đạo Tp.HCM đưa ra quyết định triển khai xét nghiệm trên địa bàn thành phố dựa trên 2 loại xét nghiệm đó là: xét nghiệm nhanh bằng kháng nguyên và xét nghiệm RT-PCR. Theo nội dung của văn bản thông báo thì mục đích của chiến dịch này nhằm phát hiện kịp thời bệnh nhân COVID-19 để điều trị hiệu quả, thu hẹp “vùng đỏ”, vùng cam”, “vùng vàng”; mở rộng “vùng xanh”. Tuy nhiên đứng ở góc độ người làm khoa học, dựa trên các kết quả thực tế ở nhiều nước trên thế giới và kết quả của chính Việt Nam trong một chiến dịch tương tự hồi đầu tháng 7 thì tôi thấy đây là một việc không nên làm vì “lợi bất cập hại”, nhất là trong tình hình dịch ngày càng phức tạp, thiếu nhân viên y tế, thiếu vaccine tốt, thiếu tiền như hiện nay!

Để có được kết quả “mong đợi” như trong văn bản của Ủy Ban Nhân Dân Tp.HCM đưa ra cho chiến dịch toàn thành phố (khoảng gần 9 triệu dân), thì công tác xét nghiệm của chiến dịch này phải đạt được 2 mục tiêu đó là “chính xác” và “nhanh”. Tuy nhiên, dựa trên các “dữ liệu khoa học” và “tình hình thực tế” thì thực sự 2 mục tiêu này đều rất khó đạt được!

Chúng ta cần biết rằng khi virus SARS-CoV-2 lây nhiễm lên người và gây bệnh COVID-19 là một “tiến trình”, trong đó có sự “thay đổi liên tục” về số lượng virus, vị trí phân bố của virus và sự thay đổi của kháng thể trong cơ thể người bệnh (Hình trong bài viết). Do vậy, thậm chí những xét nghiệm có độ nhạy cao và độ đặc hiệu cao hiện nay như RT-PCR dựa lên việc phát hiện bộ gene của virus (được xem là tiêu chuẩn vàng) vẫn có những thời điểm cho kết quả “âm tính giả” cao, nhất là trong những ngày đầu mới nhiễm virus. Tỉ lệ âm tính giả này có thể lên đến gần 100% trong thời gian sớm sau khi nhiễm virus (ngày 1 hoặc 2). Trong một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành “Annals of Internal Medicine” tổng hợp kết quả của 7 nghiên cứu trước đó sử dụng phương pháp RT-PCR để phát hiện người nhiễm COVID-19 cho thấy rằng sau khi nhiễm virus, trong 4 ngày đầu trước thời điểm khởi phát triệu chứng (ngày xuất hiện triệu chứng đầu tiên thường là ngày thứ 5), xác suất kết quả âm tính giả giảm dần từ 100% vào ngày thứ 1 đến 67 % vào ngày thứ 4. Tỷ lệ âm tính giả thấp nhất (độ tin cậy cao nhất) là sau 3-4 ngày bắt đầu từ ngày có triệu chứng với tỉ lệ 20% và tăng dần trở lại khi virus bị tiêu diệt, người bệnh từ từ hồi phục (Hình trong bài viết). Đây cũng là lý do vì sao trong các hướng dẫn của những tổ chức y tế trên thế giới như CDC của Mỹ họ nói rằng “Kết quả xét nghiệm âm tính không có nghĩa là bạn sẽ không mắc bệnh sau đó” vì có thể thời gian lấy mẫu quá sớm đã tạo hiện tượng âm tính giả! Cũng vì thế mà chúng ta thấy rằng trong thời gian qua đôi khi chúng ta phải test vài lần cách vài ngày để cho kết quả thật sự tin cậy.

Xét nghiệm RT-PCR được xem là tiêu chuẩn vàng hiện nay nhưng cũng có nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên, vậy thì xét nghiệm nhanh bằng kháng nguyên (antigen) được nhìn nhận ra sao? Các kháng nguyên trong xét nghiệm này chính là các protein của virus được tạo ra trong quá trình sống của chúng. Do vậy, các protein này chỉ được bắt đầu tạo ra nhiều (đủ để đạt độ nhạy của xét nghiệm) khi virus xâm nhập vào trong tế bào và bắt đầu sinh sản, nhân lên. Vì thế, thời gian tốt nhất để xét nghiệm kháng nguyên ở người nhiễm virus là trong khoảng thời gian 1-2 ngày trước khi có triệu chứng và trong 1 tuần sau khi triệu chứng xuất hiện. Ngoài ra, do bản chất của xét nghiệm này là dựa trên sự nhận biết protein và sự thay đổi màu sắc được thấy bằng mắt thường nên độ nhạy của nó thấp hơn xét nghiệm bằng RT-PCR, dẫn đến khả năng cho kết quả “âm tính giả” cao hơn. Vì thế, hầu hết các tổ chức y tế trên thế giới đều không chấp nhận kết quả của xét nghiệm nhanh kháng nguyên mà phải kết hợp với kết quả của test RT-PCR.

Những thông tin dựa trên dữ liệu khoa học trên cho ta thấy rằng chính bản thân từng loại xét nghiệm, RT-PCR hoặc kháng nguyên, đều có khả năng tạo ra những tỉ lệ âm tính giả ít/nhiều trong suốt quá trình người mắc virus và bị bệnh. Ngoài ra, tỉ lệ âm tính giả sẽ còn cao hơn khi kết hợp với những sai số kỹ thuật do con người hoặc do máy móc như:

• Người lấy mẫu không chuyên nghiệp không chạm được vào nơi cần lấy mẫu (nên không thu được lượng virus cần).

• Bảo quản mẫu không đạt tiêu chuẩn (ví dụ như nhiệt độ cao trong thời gian dài có thể làm hư mẫu).

• Thao tác của nhân viên xử lý mẫu không chuyên nghiệp không thu được mRNA của virus.

• Các sai số do máy móc (ví dụ do sử dụng một thời gian nhưng chưa được chuẩn lại các thông số)

Mặt khác, dựa vào tình hình thực tế ở Việt Nam thì chúng ta đang thiếu nhân viên y tế trầm trọng nên để việc lấy mẫu này trên diện rộng hàng triệu người trong thời gian ngắn thì áp lực cho những nhân viên y tế còn lại này sẽ là quá lớn và thậm chí phải sử dụng những người không có chuyên môn. Tất cả những việc này sẽ càng làm sai số tăng cao hơn nữa.

Việc thiếu nhân lực, áp lực thời gian và áp lực chỉ tiêu đặt ra có thể dẫn đến việc lấy mẫu vội, không đảm bảo được kỹ thuật, khó đảm bảo được việc giữ khoảng cách giữa những người được lấy mẫu, và khó thực hiện tốt các công tác vô trùng giữa những lần lấy mẫu! Hậu quả dẫn đến “lây nhiễm chéo” giữa những người đến test và thậm chí cả nhân viên đi lấy mẫu!

Tất cả các phân tích trên cho thấy rằng việc có được một bức tranh toàn cảnh “chính xác về tình trạng nhiễm virus” cho khoảng gần 9 triệu người ở Tp.HCM là một điều không tưởng! Việc xác định để quy hoạch “vùng đỏ”, vùng cam”, “vùng vàng” & “vùng xanh” một cách rõ ràng là điều không thể vì bức tranh này sẽ luôn thay đổi do kết quả “âm tính giả” luôn có trong các kết quả xét nghiệm với tỉ lệ không nhỏ! Ngoài ra, việc xác định “vùng xanh” nhưng có những người “âm tính giả” trong đó lại càng nguy hiểm hơn khi những người trong vùng này ỷ y vào sự “an toàn giả tạo”!

Tóm lại, dựa trên các dữ liệu khoa học và các kết quả thực tế trong thời gian qua, tôi không ủng hộ cho việc xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng toàn Tp.HCM vì nó là việc làm quá sức cho nhân viên y tế lúc này, quá phí tiền, phí sức cho một việc như “công dã tràng” và “lợi bất cập hại”! Tôi cho rằng trong tình hình hiện nay, Tp.HCM nên tập trung vào việc xét nghiệm những người có nguy cơ cao bị nhiễm, những người trực tiếp tiếp xúc F0, những nhân viên y tế tuyến đầu, những người làm công việc tiếp xúc với nhiều người, để nâng cao chất lượng xét nghiệm, giảm thiểu sai số, giảm rủi ro lây nhiễm chéo, giảm sức ép cho nhân viên y tế và giảm chi phí tốn kém, sử dụng những chi phí đó vào việc có ích hơn như mua vaccine tốt, điều trị F0, hỗ trợ kinh tế cho người dân…

Tôi không nghĩ là ai đó lại muốn đi lên vết xe đổ của chính mình!

Bài viết liên quan trước đó:

Ngày 5 tháng 7 năm 2021 > Sàng lọc COVID-19 toàn dân – “lợi bất cập hại” <

https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/4685523484795319

Bảo trọng nhe bà con,

TS. Nguyễn Hồng Vũ,

Viện nghiên cứu City of Hope, California, USA

Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Tài liệu tham khảo:

https://www.acpjournals.org/doi/10.7326/m20-1495 (Variation in False-Negative Rate of Reverse Transcriptase Polymerase Chain Reaction–Based SARS-CoV-2 Tests by Time Since Exposure)

https://www.nature.com/articles/s41576-021-00360-w (Testing at scale during the COVID-19 pandemic)

https://www.cdc.gov/mmwr/volumes/69/wr/mm695152a3.htm… (Performance of an Antigen-Based Test for Asymptomatic and Symptomatic SARS-CoV-2 Testing at Two University Campuses — Wisconsin, September–October 2020)

https://www.nature.com/articles/s41598-021-88498-9 (Temporal dynamics of viral load and false negative rate influence the levels of testing necessary to combat COVID-19 spread)

https://www.cdc.gov/…/What-Your-Test-Results-Mean.pdf

https://hcmcpv.org.vn/…/ke-hoach-so-2716-kh-ubnd-ngay…

clip_image010

KHÔNG THỂ AN YÊN (*)

FB Nguyễn Quang Vinh

+ Không thể an yên khi đọc được thông tin đang xây dựng thêm cơ sở hỏa táng.

+ Và Sài Gòn đang đề nghị các tỉnh lân cận hỗ trợ hỏa táng nạn nhân covid.

+ Nhưng con số Dương tính trong cộng đồng tăng cao là từ đâu ra? Cộng dồn hay mới phát sinh? Ngay con số thống kê tử vong cũng là điều gì đó bất ổn. Lại có quan chức nói, con số thật thực ra còn gấp 5,6 lần con số công bố, được hiểu thế nào?

+ Vấn đề xét nghiệm nhanh để bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng, nghe có lý, nhưng rồi vài hôm nữa con số F0 sẽ lên vài trăm ngàn người, nửa triệu người thì sẽ thế nào?

+ Trong khi Y tế thông báo gói thuốc trợ giúp F0 tại nhà chỉ vài trăm ngàn thì các dịch vụ quảng cáo gói trợ giúp f0 lên hàng chục triệu đồng, nhưng chỉ thế, chỉ trợ giúp cho đến khi chuyển nặng thì hết hợp đồng? Đây là đạo đức hay mánh khóe làm ăn.

+ Lại có ý kiến thẳng thắn cần một Mệnh Lệnh thiết quân luật. Nhưng liệu thiết quân luật như thế nào nếu sự chuẩn bị an sinh xã hội đang là khâu rất yếu?

+ Có ý kiến nói, chúng ta đã đi ngược thế giới, ngay từ lúc ban đầu, cần ưu tiên số 1 là tiêm vacxin cho người cao tuổi, cho người có bệnh nền, giảm tải cấp cứu, giảm tải tử vong? Đây là mắc xích rất yêu khi có dịch nhưng từ đầu đã không được quan tâm đúng mực.

+D ịch đang bùng phát dữ dội, lây lan nhanh là do ý thức của người dân chấp hành giãn cách kém hay do chính quyền sai khi thực thi các biện pháp chống dịch sai? Câu hỏi này nếu không có câu trả lời xác đáng, nghiêm túc, khoa học, chân thực thì sẽ còn tiếp tục những cái sai mới, hậu quả mới.

+ Chúng ta đang chống dịch bằng khoa học dịch tễ, bằng kiến thức y dược, rút ra từ kinh nghiệm của thế giới hay bằng ý chí chính trị?

Mà đêm nay lại sấm chớp đùng đùng.

Tôi vốn sợ ma.

Rất khó ngủ.

clip_image012

(*) Nhan đề của Văn Việt.

MONG LẮM THAY (*)

FB Nguyễn Đình Tuấn

SG đang lan truyền các tin đồn siết chặt giãn cách thì bà con ta lại tranh nhau ra đường để trữ lương thực. Có vẻ dân tình sợ “ăn không ngon” hơn sợ chết – Mà đã có ai ăn không ngon mà chết đâu?

Thiết nghĩ, Nhà nước cũng nên truyền thông rõ thực trạng những cái chết thương tâm vì Covid, những quá tải BV, những kiệt sức của NVYT… để người dân tự sợ chết mà tự bảo vệ bản thân, gia đình cũng như tự biết “loại Vaccine tốt nhất là Vaccine được tiêm sớm nhất”.

Tại sao không?

1) Công khai năng lực điều trị, năng lực hồi sức của đội ngũ y tế

2) Công khai quá tải BV ở tầng cao gây thiếu đội ngũ điều dưỡng và chăm sóc theo dõi b/n nặng: Khi mà xuất hiện nhiều ca bệnh có thể chết chỉ vì nghẽn đàm không có người theo dõi hút đàm do quá tải

3) Công khai việc nhìn nhận lại mô hình phân tầng điều trị liệu có ổn không với thực tế SG hiện nay. Khi mà việc quản lý điều hành 312 tổ phản ứng nhanh mà người dân DT không nghe máy, hay khi trở nặng vẫn lúng túng trong chuyển tuyến và người bệnh có thể chết khi chưa kịp đến BV hay đến được BV thì đã suy hô hấp quá nặng lại vô phương cứu chữa

4) Công khai việc bên trong các BV hồi sức: Việc đội ngũ vệ sinh chỉ có thể làm vệ sinh vòng ngoài nên điều dưỡng và TNV phải tự làm vệ sinh vòng trong rồi tự đút ăn, tự an ủi, tự lau rửa cho từng b/n (việc này bình thường có người nhà b/n hỗ trợ) thì kiệt sức nguồn lực điều dưỡng là hiện hữu. Ở các nước kêu gọi điều dưỡng đi làm mùa dịch thì tăng lương gấp 4-5 lần vẫn không có người còn ở ta chỉ có niềm tin và y đức thì liệu có ổn không? Hãy mau chóng có các quyết sách để động viên Họ chứ?

5) Công khai các Nguồn lực NVYT tại các BV được gọi là tầng 2 đã và đang điều động hỗ trợ cho BV Dã Chiến hay tầng 3, nên gây thiếu BS, DD tại chính cơ sở mình và hiện TP chỉ đạo BV nào khi có b/n cấp cứu cũng phải tiếp nhận ngay và b/n ùn ùn kéo đến do Họ liên hệ y tế địa phương không được … nên b/n vào nhập viện lại không ai chăm cho dù là nằm trên giường xếp chờ chuyển đi BV đúng tuyến cũng phải thở oxy, phải đút ăn, phải hút đàm … thì lấy đâu ra điều dưỡng đủ, thì sao mà không chết?

Giờ như mùa lũ, nước ngập đầu hết cả NVYT rồi, NVYT cũng tự ngụp lặn. Nên ai ở gần nắm kéo lên được thì cứ nắm, còn bơi xa xa thì đâu đủ tay đâu để nắm? Càng nắm thì lại càng bị kéo chết theo. Vậy nên thực tế nhìn nhận và công khai chứ chẳng có gì gọi là an lòng dân cả mà để cho dân sợ chết mà lo tiêm Vaccine sớm dù bất cứ loại nào sẽ tốt hơn là dân chỉ sợ ăn không ngon mà kéo nhau ra đường trữ lương thực.

——

Hãy nhìn nhận lại mô hình BV Dã Chiến, BV Hồi sức… hiện tại quá nhiều. Qui trình chuyển bệnh rườm rà và thật sự có hiệu quả về sử dụng nguồn lực NVYT, TTBYT, vật tư tiêu hao … có phù hợp hay không? Hay là nên tổ chức lại theo mô hình tập trung 3 tầng lại thành 1 chỗ như BVDC đa tầng 1.000 giường này, thì tối ưu hoá được nguồn lực BS, điều dưỡng và thời gian chuyển bệnh… có vẻ thấy đỡ rối hơn chăng?

https://vnexpress.net/benh-vien-da-chien-da-tang-1-000…

Hãy biết nhìn lại và thay đổi khi còn kịp . Mong lắm thay (!)

clip_image014

(*) Nhan đề của Văn Việt.

NHÀ GIÀU CŨNG KHÓC

FB Nguyễn Đình Tuấn

Nắm bắt cơ hội chính quyền TP cho triển khai việc điều trị F0 tại nhà thì 01 số BV / phòng khám tư nhân tại Sài Gòn đã truyền thông rầm rộ các gói chăm sóc F0 tại nhà lên đến 20-30 triệu/gói, với các dịch vụ như xét nghiệm 4 lần, sẽ được BS gọi điện hằng ngày và được nhân viên y tế kiểm tra tình hình sức khỏe, hướng dẫn chế độ dinh dưỡng, tư vấn tâm lý, phục hồi chức năng…

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chuyển nặng hơn thì BV sẽ không điều trị tiếp và hợp đồng sẽ kết thúc. BV sẽ hướng dẫn chuyển viện nhưng không chắc chắn có được nhập viện hay không vì hiện tại nhiều nơi cũng quá tải. Chưa kể thuốc kháng virus Molnupiravir đang được sử dụng trong phác đồ điều trị F0 tại nhà của SYT ban hành thì không biết các cơ sở này lấy đâu ra để điều trị cho b/n khi mà thị trường 100% không có thuốc này mà chỉ duy nhất 1 con đường chính ngạch là Vingroup nhập khẩu về tài trợ hết cho BYT để phân phát miễn phí về các địa phương mà thôi?

——

VẬY LÀ TRỚT QUỚT – Cái người bệnh cần nhất hiện nay là KHI BỆNH CHUYỂN BIẾN NẶNG ĐƯỢC CHUYỂN NGAY ĐẾN CƠ SỞ Y TẾ để xử lý thì lại “KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM?” và cái thuốc cần nhất thì CŨNG KHÔNG CÓ?

——-

YTTN đã tự nguyện tham gia rất nhiều vào công cuộc chống dịch chung của SG cũng như NVYT đang được xã hội vinh danh vì những tấm gương tận tuỵ hết lòng vì mọi người. Đúng là nhiều nhà giàu luôn muốn dịch vụ tận răng nay thì không nơi bấu víu vì xưa giờ đi BV vẫn quen với thói quen nhờ vào các mối quan hệ và đây là cơ hội để các anh / chị bán các gói dịch vụ này nhưng xin Các anh / chị đừng thừa cơ hội “kiếm tiền không rõ ràng” kiểu này sẽ mang tiếng lắm!

Hãy để b/n đi đúng tuyến: “312 tổ phản ứng nhanh” vì các tổ này mới thành lập nên dịch vụ chưa ổn, chứ vài hôm sẽ chạy trơn tru, đầy đủ thuốc… thì b/n chuyển nặng còn được đưa ngay đến BV để điều trị chứ theo các gói này điều trị thiếu thuốc lung tung lại càng trễ thì lại càng tăng nguy cơ tử vong thì 15/9 SG sao kẹt xe được?

clip_image016

clip_image018

TIỀN HỖ TRỢ CỦA TÔI ĐÂU?

FB Đỗ Hùng

Câu hỏi – hay cảm thán – này mình đã nghe cả trăm lần ở những xóm “lao động tự do” quanh Sài Gòn.

ÔNG THÉP Ở ĐỒNG THÁP (*)

Ông Mai Văn Thép ở tỉnh Đồng Tháp làm nghề bẫy rắn bán cho dân nhậu. Do dịch bệnh Covid-19 mà ông Thép bèn ở nhà. Một hôm, ông Thép được biết chính phủ có tiền hỗ trợ lao động tự do. Thế là ông đi hỏi ấp. Ấp giải thích rằng nghề của ông không được hỗ trợ.

Vốn cứng cựa như cái tên do cha mẹ đặt cho, ông Thép không chịu cách giải thích đó. Ông băn khoăn đã là lao động tự do tại sao lại phân biệt đối xử, mua bán ve chai hay bán vé số thì được hỗ trợ, còn bắt rắn, bắt cá thòi lòi thì không?

Ông Thép bèn đi hỏi cấp cao hơn.

Nhận được đơn, chính quyền thành phố Sa Đéc mới đi rà soát lại quy định, bèn thấy quyết định của tỉnh có liệt kê bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa (tại các chợ, bến tàu, bến xe, bến cảng, nhà kho); lái xe mô tô 02 bánh chở khách (gọi là xe ôm)… vân vân.

Dò miết không ra nghề bắt rắn. Tóm lại là (có vẻ như) lượm cái gì không ngo ngoe – như lon bia, vỏ đồ hộp – thì được, lượm cái gì có ngo ngoe – như rắn, chuột hay cá thòi lòi – thì không. Chính quyền Sa Đéc mới trả lời ông Thép rằng hổng được ông ơi.

Ông Thép ra về, lòng ấm ức lắm. Quy định nọ, văn bản kia ông không rành, nhưng việc những người nghèo như nhau, đều bị mất thu nhập do dịch bệnh như nhau, mà người được người không là nghe hổng có xuôi tai rồi.

Trên thực tế, ông Thép là một trong rất nhiều người nghèo và mất thu nhập do dịch bệnh phải ngậm ngùi nhận tiền hỗ trợ trên ti vi.

Ở Sài Gòn, số người như ông Thép còn nhiều hơn, dù cả chính quyền ương lẫn địa phương đã mấy phen công bố gói trăm tỉ, ngàn tỉ và Sài Gòn cũng đã là tâm dịch từ mấy tháng qua.

TIỀN HỖ TRỢ CỦA TÔI ĐÂU?

“Chú thấy đó, hai vợ chồng tui, chồng làm công cho tư nhân, vợ buôn gánh bán bưng. Cả hai mất thu nhập mấy tháng rồi, ít nhất cũng duyệt cho một người chứ?” một chị than thở với mình.

“Tui nói vậy đó, chú cứ quay lại đi. Chú quay video lại là tôi cảm ơn chú,” đang lúc hăng tiết vịt, chị nói rất to như cãi nhau với mình. “Tui chờ đến lúc phát hết mà không có tui, tui sẽ làm tới cùng. Không phải là tiền một hai triệu mà là sự công bằng.”

Mình gặp nhiều người như chị này, những người khi đi hỏi để làm đơn thì nhận câu trả lời là “không thuộc diện”.

Một lần hồi mới phong tỏa, mình hỏi một cô phu nhân thợ hồ thì được trả lời: “Dạ, em cảm ơn anh ạ. Anh ơi, trong em có người nhận được, có người chưa. Mỗi gia đình chỉ có một người nhận thôi, không được người thứ hai. Rồi có thành phần không được cảnh sát khu vực duyệt nữa.”

Trong cập nhập nhật mới nhất sáng nay, cô kể: “Anh ơi, trong em người đã nhận được và cũng có người chưa nhận được. Gia đình em và rất nhiều người dân trong đây chưa được nhận khoản tiền đó, trong em năm người được lãnh. Rồi có thành phần không được duyệt nữa.”

Trong mấy tháng phong tỏa, mình đã kịp xây dựng mạng lưới tai mắt ở nhiều khóm trọ công nhân.

“Mắt dân như mắt khóm” là câu bà Bùi Thị Mè nói với mình nhiều năm trước mà mình mãi không quên. Giờ thấy quả đúng. Hễ có gì là mấy cô, mấy bà, mấy cậu báo mình liền, chuyện phiền muộn, uất ức cũng như chuyện vui.

“Anh ơi, hôm trước ông trong tổ quăng bao gạo cái phịch, rồi xẵng giọng bảo ‘có nhiêu đó, tự chia nhau đi’ nghe mà tủi thân quá,” một cô công nhân nhắn qua Zalo.

“Anh, tụi em chia mỗi nhà được một bao, tổng cộng mười bao và còn dư một bao em tặng cho chị này giùm anh được không ạ?”

“Anh coi coi, nhà tổ trưởng bao nhiêu năm nay được hưởng hộ nghèo đó anh; dân tụi em không được hộ nghèo anh ạ.”

Trên các phương tiện truyền thông, ta thường bắt gặp những khẩu hiệu rổn rảng. Nhưng khi trực tiếp gặp người dân sẽ thấy nhiều thực tế khác.

Không kể gói hai mươi mấy ngàn tỉ của trung ương hồi trước mà nhiều người bảo là “đã nhận trên ti vi”, TP.HCM đến nay đã triển khai hai gói, tổng cộng gần 1.800 tỉ đồng nhưng vẫn còn nhiều người chưa nhận được gì.

Nhiều người thắc mắc với mình, y như ông Thép dưới đồng tháp thắc mắc với chính quyền, tại sao cùng làm công nhân, cùng lao động tự do, cùng mất thu nhập mà người này được, người kia không được.

Đến hôm nay thì mấy người biết mình lại tiếp tục kéo nhau nộp đơn hoặc hỏi cách để tiếp cận khoản hỗ trợ, sau khi hỏi phường thì được chỉ xuống khu phố, hỏi khu phố được chỉ lên phường.

TẠI SAO PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ?

Giữa lúc dịch bệnh Covid-19 khiến mọi người, đặc biệt dân nghèo, khốn đốn, HĐND TP.HCM đã ra một nghị quyết (tạm gọi Nghị quyết 09) về hỗ trợ người dân.

Từ Nghị quyết 09 này, UBND TP.HCM triển khai hai gói hỗ trợ: 886 tỉ đồng đi trước, 900 tỉ theo sau.

Chưa nói tổng số tiền hai gói 886 + 900 = 1.786 quá nhỏ, thì trong việc phân phối còn nhiều bất cập, xét cả góc độ chính sách lẫn thực thi.

Để triển khai hai gói này theo Nghị quyết 09, UBND TP.HCM đã ban hành hai công văn 2209/UBND-KT (gọi Công văn 886 tỉ cho dễ nhớ) và công văn 2627/UBND-VX (gọi là Công văn 900 tỉ), trong đó nêu rõ các đối tượng thụ hưởng, cách thức thực hiện và cơ quan chịu trách nhiệm.

Công văn 886 tỉ liệt kê một số nhóm đối tượng, trong đó mình quan tâm nhất là nhóm “người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do)”, vì đây là nhóm mà mình gặp đông nhất, hỏi mình nhiều nhất và bị bỏ sót nhiều nhất.

Các nhóm phía trên kia – vốn là lao động có hợp đồng, có bảo hiểm – đỡ khó khăn hơn.

Điều kiện để một người trong nhóm dưới cùng này được hưởng là (phải hội đủ): a. Mất việc làm; b. Cư trú hợp pháp tại TP.HCM (thường trú hay tạm trú, có giấy xác nhận); c. Làm một trong sáu loại công việc: liệt kê sáu nhóm công việc.

Nếu như tất cả mọi “lao động tự do” đều thỏa mãn điểm a ở trên (mất việc làm), thì không phải lao động nào cũng thỏa mãn điểm b (có sổ hộ khẩu hoặc tạm trú tại địa phương) và điểm c (rơi vào các nhóm việc làm cụ thể được liệt kê).

Tương tự ông Thép, nhiều người mà mình gặp làm những nghề không được liệt kê trong công văn của chính quyền nên không được hưởng.

Nói chung, mình thấy chính sách mà liệt kê kiểu này thì rất dễ bỏ sót vì làm sao có thể bao quát hết được các ngành nghề vốn rất đa dạng trong thực tế. Và nếu sa vào chuyện đó, chính sách lại rơi vào cái vòng xoáy khôn cùng, đó là giải quyết từng trường hợp một (case by case).

Khi nhận được chồng đơn bên khóm trọ, mình hỏi mấy chị thường trú hay tạm trú. Một chị đáp: “Dạ, tạm trú hết anh ơi!” Mình kêu cho coi sổ tạm trú, chỉ bảo: “Hồi trước tụi em khai với bà chủ nhà, bà ấy đăng ký hết cho bọn em, nhưng không thấy sổ!”

Đây là những người đã ở trọ vài năm, ăn uống, sinh hoạt bình thường ở đây, thậm chí lúc bầu cử thì họ cũng bị hốt đi bầu.

Nhưng họ là người chưa cầm “sổ tạm trú” trong tay, dù đó không phải là lỗi của họ. Vậy họ có được trợ cấp không?

Những câu hỏi ấy đến giờ cứ lửng lơ khi mà những người này – làm nghề uốn tóc, gội đầu, giúp việc nhà… – vẫn chưa nhận được tiền, do tình trạng cư trú hay do ngành nghề của họ không được liệt kê trong công văn triển khai thì họ không biết, không ai giải thích cho họ.

Tiếp đến là Công văn 900 tỉ, với nội dung chính là bổ sung các hộ nghèo, cận nghèo… vào danh sách hưởng hỗ trợ.

Hộ nghèo, cận nghèo vốn được xét theo chuẩn thành phố, nhưng đó là chuẩn trong “thời bình”, với nhiều bất cập và tiêu cực. Còn trong thời dịch bệnh, được coi là thời chiến, số hộ nghèo, cận nghèo hẳn đã tăng lên nhiều lần. Con số gần năm triệu người cần trợ giúp mà chính quyền TP.HCM công bố ít nhiều phản ánh điều đó.

Khác với Công văn 886 tỉ, Công văn 900 tỉ không đề cập đến điều kiện “cư trú hợp pháp” và khi triển khai thì ông Võ Văn Hoan chỉ đạo thêm rằng “không phân biệt thường trú, tạm trú hay chưa có hộ khẩu”. (**) Đây có thể là một bước tiến đáng ghi nhận, ít nhất là trên tinh thần chỉ đạo.

Hồi mới bắt đầu phong tỏa, mình từng góp ý: “Mình nghĩ cứu đói trong dịch là chuyện khẩn cấp, chính quyền và những người thực thi chính sách nên thực hiện với phương châm: thà phát nhầm còn hơn bỏ sót. Một người chết đói là một người chết đói, đó là một mạng người, dù họ có căn cước công dân, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hay vô gia cư.”

Đến nay mình vẫn nghĩ chính quyền nên tiếp cận với tư duy như vậy, bởi đây là cứu đói khẩn cấp chứ không phải là lúc có thể ngồi tính toán so đo.

Bên cạnh bất cập về chính sách, mình quan sát thấy việc triển khai cũng có quá nhiều vấn đề. Như hôm trước mình từng nói, rất nhiều khi, một người được trợ cấp hay không phụ thuộc vào ý chí của cán bộ cấp cơ sở, chứ không phải bản thân họ có thuộc diện hay không.

(*) Chuyện này được trang Thông tin chính phủ kể.

(**) Cái câu chỉ đạo của ông Hoan phải hiểu thế nào với các đối tượng chưa có thường trú lẫn tạm trú? Mình thấy cái ý “hay chưa có hộ khẩu” lại làm cho nội dung thêm khó hiểu: chưa có hộ khẩu nghĩa là chưa phải thường trú, thì tạm trú cũng là chưa có hộ khẩu. Giá mà ông Hoan chỉ đạo: “không phân biệt thường trú, tạm trú hay các trường hợp cư trú dài hạn nhưng chưa được cấp tạm trú” thì sự bao quát sẽ rộng hơn.

– Để không nhầm lẫn, mình xin nói rõ ông Thép ở Đồng Tháp và người dân có cùng cảnh ngộ ở TP.HCM thực ra đang phản ánh các chính sách hỗ trợ khác nhau (một là của trung ương và một là của địa phương).

– Ở đây mình không nói tới cứu trợ từ nguồn lực xã hội dân sự. Mình chỉ nói tới chính sách cứu đói của nhà nước.

clip_image020

CÁCH LY: BÌNH DƯƠNG CŨNG NHƯ THỂ SÀI GÒN (*)

FB Thái Hạo

Hôm nay Bình Dương đã vượt Sài Gòn để trở thành địa phương có số người nhiễm cao nhất cả nước. Những hình ảnh dưới đây là tại vùng dịch lớn nhất của tỉnh này (Hội Nghĩa, Tân Uyên).

Những người test dương tính sẽ được chở đi như trong hình 1, nơi cách ly là những trường học như ở các hình còn lại. Đa số phải ngủ ngoài sân trường như hình 2.

Phòng học chứa không xuể, họ phải nằm ngoài sân, trên những chiếc chiếu, chõng hay bất cứ cái gì có được. Mưa ập xuống, lúc chưa có lán bạt nên phải lùa nhau chạy vào, đứng co cụm trong các nhà để xe hoặc hành lang.

Một người đang bị "cách ly" trong khu này cho biết, buổi sáng được một gói mỳ hay bánh mỳ, chiều khoảng 2h thì được ăn cơm, đói, mệt và khủng hoảng tinh thần.

Bạn tôi ở ngay cạnh "khu cách ly" này cho biết, nhìn cảnh khổ quá, gọi cho bà chủ tịch phường vì muốn hỗ trợ chút ít trong tình cảnh bản thân cũng đang kiệt quệ dần vì không có thu nhập đã mấy tháng nay. Bà chủ tịch nói, cái gì cũng thiếu, hỗ trợ được gì cũng quý.

Hình ảnh cuối cùng là cảnh các nhân viên y tế tổ chức sinh nhật cho người bị cách ly, mong mang tới chút niềm vui cho họ.

Rõ ràng, nhà nước đã không thể kham nổi nữa dù có thiện chí đến đâu, chính sách cách ly tại nhà vì sao không triển khai? Vì sao không tính toán một phương án chung sống lâu dài với dịch khi mà điều kiện ăn ở, chăm sóc và tinh thần đều gần như khủng hoảng?

Hơn bao giờ hết, đây là lúc phải lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học và các chuyên gia độc lập, không thể duy ý chí được nữa.

P/S: Bạn tôi cho biết, hôm nay, một xưởng gỗ rất lôi thôi ngay gần nhà đã được trưng dụng để làm khu cách ly, vì các trường học trên địa bàn đã bị dùng hết.

 

clip_image022

clip_image024

clip_image026

clip_image028

clip_image030

(*) Nhan đề của Văn Việt.

NGƯỜI TỪNG TẬP VẬT LÝ TRỊ LIỆU CHO BỆNH NHÂN 91 THAM GIA ĐIỀU TRỊ TẠI BỆNH VIỆN HỒI SỨC COVID-19

FB Bệnh viện Chợ Rẫy

Đó là CN Trương Văn Hiền, đến từ khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy.

Trao đổi với chúng tôi trong phòng bệnh tại khoa 7A, Bệnh viện hồi sức COVID-19, anh Hiền cho biết anh và các đồng nghiệp trong nhóm của mình được cử đến Bệnh viện hồi sức COVID-19 để hỗ trợ các bác sĩ điều trị cho bệnh nhân bằng vật lý trị liệu, ngăn ngừa tình trạng bệnh nhân chuyển nặng và phải thở máy.

“Nếu bệnh nhân không phải thở máy, khả năng hồi phục và quay trở lại cuộc sống bình thường của bệnh nhân cũng sẽ cao hơn”, anh Trương Văn Hiền chia sẻ.

Được biết, anh Trương Văn Hiền là một trong số những chuyên gia về vật lý trị liệu từng tham gia điều trị cho bệnh nhân 91, khi phi công người Scotland được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy vào năm 2020.

NHỮNG TẤM ẢNH BIẾT NÓI

clip_image036

clip_image038

clip_image040

ĐÃ ĐẾN LÚC TUYÊN BỐ THẢM HỌA NHÂN ĐẠO

#sgb Ông bà sống lang thang, trên nhiều con đường ở Sài Gòn đông đúc, chật hẹp này. Bữa no, bữa đói nhưng họ vẫn có nhau, đồng hành cùng nhau hơn 50 năm cuộc đời.

Ông mất, trên tay vẫn cầm bịch đồ ăn mà mạnh thường quân tặng. Với sức khỏe già yếu và nhiều ngày liền ăn uống không đảm bảo, ông đã "ra đi" nghỉ mãi mãi, thương tiếc cho một đời người khó khăn. Vĩnh biệt ông!

Dẫu biết rằng trong cuộc sống có cảnh phồn hoa, có cảnh nghèo khó, nhưng mỗi lần nhìn thấy những hình ảnh này lòng không thoát khỏi sự thương tâm. Giá gì có một phép màu…

(FB Sài Gòn Báo)

clip_image042

THẬT ĐAU LÒNG

khi một cụ già quỳ xuống, gục đầu lạy người đã tặng cụ 1 thùng mì và mấy ký gạo, như ân nhân cứu mạng. Các nhà lãnh đạo có hiểu rằng, những thứ thiết yếu đó là sinh mệnh của người dân lúc này!

(FB Mạc Van Trang)

clip_image044

Chị Nguyễn Thị Hoài, lao động tự do, sinh em bé được 2 tháng tuổi. Chị chia sẻ: “Mấy tháng nay không đi làm nên sống nhờ sự giúp đỡ của mọi người. Nay được tặng vé về quê mừng không tả xiết”. Chị Hoài nói trong lúc chờ được lên xe miễn phí về quê Phú Yên tránh dịch hồi đầu tháng 8.

Hàng triệu người lao động TP HCM không có được niềm vui như chị Hoài. Dù rất muốn được về nhà nhưng họ vẫn phải cầm cự trong các dãy trọ chật chội, mắc kẹt trong nỗi sợ dịch bệnh và cả nỗi sợ thiếu đói.

(FB Ký ức đại dịch)

clip_image046

VÔ CẢM TRƯỚC MẠNG NGƯỜI

_ Anh ơi tôi chở máy oxy cho bệnh nhân đang khó thở. Làm ơn cho tôi qua.

_ Anh đi đường vòng đi.

_ Làm ơn chỉ đường…

_ Tôi không biết.

(FB Phan Xuân Trung)

clip_image048

Với những bà con ở trong hẻm nhỏ, xe ba gác và xe tải mini đến không được, Bus sẽ đi bằng xe máy… Và quà chở như vậy đó ạ…

Chiều nay đi giữa đường xe bị thủng lốp, trời ơi quá vất vả luôn, vì đẩy xe chất đầy quà đầy gạo đi kiếm chỗ vá xe là khó vô cùng.

Mai lại vài chiếc xe máy lên đường, lại mang yêu thương cho bà con.

(FB Xe Bus Yêu Thương)

 

VĂN PHÒNG ĐẶC TRÁCH TU SĨ: THƯ MỜI GỌI THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH TU SĨ THIỆN NGUYỆN

TGP Sài Gòn, 20/8/2021

clip_image002

XIN LỖI MẸ | Sáng tác: Hoàng Dương CSsR. – Hoàng Mai An, CSsR

Tổng Giáo phận Sài Gòn

Tác giả tặng các Tu sĩ đang phục vụ các bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại các bệnh viện Dã chiến

 

8 LINH MỤC VÀ 84 TU SĨ LÊN ĐƯỜNG PHỤC VỤ BỆNH NHÂN COVID ĐỢT 4

Bài & Ảnh: Sơn Nữ, SPC – TGP Sài Gòn, 20/08/2021

clip_image050

TGPSG – “Điều chúng ta đang có là trái tim yêu thương và sức mạnh của Chúa…”

Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ – đại diện Tòa Tổng Giám mục – đã nói như thế trong buổi “lễ xuất quân” dành cho các tình nguyện viên tôn giáo tham gia phòng chống dịch Covid -19 đợt 4.

clip_image052

"Lễ xuất quân" đã được Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM tổ chức cho các tình nguyện viên (TNV) thuộc các tôn giáo tham gia phòng chống dịch Covid -19 trong đợt 4, với số lượng 115 TNV, phục vụ tại 2 bệnh viện. 92 TNV sẽ phục vụ tại Bệnh viện Hồi Sức chuyên sâu Covid-19 (Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2), và 23 TNV sẽ phục vụ tại Bệnh viện Dã chiến Thu dung điều trị Covid-19.

Lễ xuất quân cho 92 TNV Công giáo thuộc TGP Sài Gòn

clip_image054

Vào lúc 10g30 ngày 20-8-2021 tại  Khách sạn Minh Tâm số 206 đường 3/2, phường 12, Q.10, Ban Tổ chức đã tiếp nhận 92 TNV Công giáo thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn (TGPSG) gồm: 8 linh mục (1 linh mục Dòng Phanxicô và 7 linh mục thuộc TGPSG) và 84 tu sĩ thuộc 24 Hội Dòng (14 Dòng Nữ, 10 Dòng Nam).

clip_image056

Chia sẻ tâm tình trước lúc lên đường

Chia sẻ về lý do tham gia TNV của 8 linh mục trẻ thuộc TGP Sài Gòn, cha Phêrô Trần Anh Tuấn nói: “Giáo phận chưa có lời mời gọi, nhưng khi có một số người đề xuất, các anh em cũng đã băn khoăn cầu nguyện và cuối cùng quyết định ra đi để được trải nghiệm mục vụ ngoài tuyến đầu trong mùa dịch này.”

Lm. Giuse Nguyễn Duy Khương cho biết: “Rất vui khi cùng được lên đường với các tu sĩ TNV, vui vì được sự cho phép và nâng đỡ của Đức Tổng, vui vì có thể sống lời mời gọi yêu thương của Chúa, an ủi những người đang trong giai đoạn đầy khó khăn và thử thách này.”

clip_image058
Lm. Giuse Nguyễn Duy Khương

Các TNV tu sĩ của các Hội Dòng cũng chia sẻ tâm tình:

– Nhóm dự tu Dòng Thừa Sai Đức Tin: “Hai ba đợt qua rồi mà vẫn chưa được đi. Hôm nay mới được gọi nên rất phấn khởi. Đi để phục vụ, để  học, để trải nghiệm của mình sẽ là hành trang cho các anh em sau này…”

– Hai thầy Dòng Anh Em Đức Maria: “Lên đường mang theo lời nhắn nhủ của Bề trên: Hãy phục vụ tận tâm, với hành trang là phó thác mọi sự trong tay Chúa.”

– Nt. Anna Đặng Thị Hành – Dòng Thừa Sai Đức Bà các Thiên Thần – cho biết: “Đã đăng ký từ đợt đầu tiên, chờ mãi mới được gọi, nhưng đến chiều danh sách lại không có tên, buồn muốn khóc luôn! Nhưng sau đó, Văn phòng Tu sĩ đã liên lạc lại: Được đi, ôi mừng quá! Như Mẹ Maria đem Chúa đến cho người chị họ là bà Elisabeth, mình cũng muốn đem Chúa đến cho những người đang cần…”

clip_image060

– Nhóm tu sĩ Dòng Tên nói lên tâm tư: “Từ ngày viết thư thỉnh nguyện lên cha Giám tỉnh, hôm nay mới có cơ hội lên đường phục vụ đồng bào của mình. Lý do đưa đơn thỉnh nguyện lên bề trên là: Qua truyền thông đại chúng, qua chia sẻ của người thân, lắng nghe nỗi thống khổ của đồng bào mình – những tiếng kêu cứu đó không cho phép người tu sĩ làm ngơ được. Chờ đợi cả tháng, mỗi ngày mỗi nóng lòng chờ đợi hơn để được đi phục vụ…”

– Dòng Anh em Hèn Mọn chia sẻ: “Đã đón nhận nhưng không, thì phải cho đi nhưng không…”

– Nhóm Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức: “Ra đi với lửa nhiệt huyết, với cả con tim dành cho bệnh nhân Covid…”

– Nhóm Nữ tu Dòng Đức Bà Truyền Giáo: “Phục vụ với sự quảng đại, yêu thương.”

– Nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc: “Đi một mình nhưng không đơn độc, vì có lời cầu nguyện của cả Hội Dòng…”

Phát biểu trong lễ xuất quân

Bà Phan Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP.HCM – đã đặc biệt ngỏ lời cảm ơn và động viên các TNV lên đường trong tinh thần sẵn sàng phục vụ vì bệnh nhân và cho bệnh nhân đang điều trị Covid-19.

clip_image062
Bà Phan Thị Thanh Hương – Phó Chủ tịch MTTQ Việt Nam TP.HCM

Linh mục Giuse Đào Nguyên Vũ cho biết: “Có những anh chị em tu sĩ đã đăng ký rồi, nhưng đợi lâu quá, trong thời gian đó, có người về nhà rồi gia đình bị phong tỏa nên không tham gia được nữa.”

Về sự hiện diện của các TNV linh mục, cha Giuse chia sẻ:

“Bình thường các linh mục ở nhà dâng lễ cầu nguyện cho mọi người. Hôm nay các linh mục TNV sẽ cúi xuống để phục vụ, dù chưa biết làm gì để phục vụ. Đó là điều đặc biệt thứ nhất.

“Điều đặc biệt thứ hai: Các linh mục được đào tạo để mang lấy trái tim của người cha. Khi thấy con mình bị đau, con mình đang đối diện với sự chết, thì lương tâm người cha sẽ biết mình cần phải làm những gì.

“Đức Tổng tin tưởng nơi mọi người, đang mong cho chuyến công tác này mang lại ích lợi tốt nhất, không chỉ cho chúng ta cơ hội học hỏi, không chỉ cho chúng ta cơ hội phục vụ, mà còn làm sao để cho mọi người thấy nơi các TNV một sức sống, một năng lượng tích cực, truyền tải được sức sống và năng lượng tích cực này đến cho các bệnh nhân và cho cả các bác sĩ cùng các nhân viên y tế đang mệt mỏi vì đã quá vất vả…

“Điều chúng ta đang có là trái tim yêu thương và sức mạnh của Chúa. Chúc anh chị em lên đường với 2 món rất quý như vậy.”

clip_image064
Lm. Giuse Đào Nguyên Vũ

Sau đó Thạc sĩ bác sĩ chuyên khoa Lê Anh Tuấn – Phó giám đốc bệnh viện Hồi Sức chuyên sâu Covid19 – cảm ơn MTTQ Việt Nam và Giáo Hội Công giáo đã hỗ trợ nguồn nhân lực đợt 2. Theo đánh giá của bác sĩ, trong đợt đầu, các TNV đã chăm sóc các bệnh nhân rất tốt. Khi nghĩ về sự thành công trong thời gian qua thì không thể không nói đến sự đóng góp tích cực của các TNV. Bác sĩ cũng cho biết: Bệnh viện sẽ tạo điều kiện tốt nhất và an toàn nhất cho các TNV và tiếp tục giữ lửa nhiệt huyết của các TNV. Mục tiêu cao nhất mà mọi người cùng hướng tới, đó là mang lại lợi ích tốt nhất cho bệnh nhân và thân nhân của họ. Về phía bệnh viện, ngay sáng nay sẽ tổ chức xét nghiệm PCR. Nếu TNV chưa tiêm vacxin thì sẽ hỗ trợ tiêm, và tập huấn để nhằm bảo vệ cho các TNV, cũng như hướng dẫn để biết ‘đường đi’ nào an toàn và ‘đường đi’ nào sẽ gây nhiễm trong bệnh viện: “phải bảo vệ sức khỏe cho mình thì mới giúp bệnh nhân được.”

clip_image066
Thạc sĩ bác sĩ chuyên khoa Lê Anh Tuấn

Thay lời cho các linh mục và tu sĩ TNV, Lm. Nguyễn Anh Tuấn – Dòng Phanxicô – đã cảm ơn các cấp chính quyền đã cho các TNV cơ hội phục vụ, đồng thời cảm ơn Đức Tổng Giám mục đã khích lệ động viên.

clip_image068
Lm. Nguyễn Anh Tuấn

Như những lần ra quân trước, các TNV nhận ba lô hành trang từ các đại diện chính quyền. Các TNV được xét nghiệm PCR do đội ngũ chuyên viên từ bệnh viện Ung Bướu lấy mẫu.

Ông Vũ Mạnh Hải – Trưởng ban Dân tộc, Tôn giáo UBMTTQ Thành phố – đã có lời nhắc nhở Lm. trưởng nhóm Nguyễn Anh Tuấn về việc lưu trú tại khách sạn Minh Tâm: “Sau ca trực về, tuyệt đối không đi ra khỏi khu vực của khách sạn, vì khi các TNV đã tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhiễm Covid-19 rồi, thì đương nhiên các TNV chính là F1.” Ông cũng hết sức quan tâm đến đời sống của các TNV: “Cần tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về an toàn và phòng hộ khi chăm sóc bệnh nhân; đừng để mình trở thành F0.”

clip_image070
Ông Vũ Mạnh Hải – Trưởng ban Dân tộc, Tôn giáo UBMTTQ Thành phố

Như vậy, số các TNV qua các đợt như sau: Đợt 1 có 385 TNV, đợt 2 có 70 TNV, Đợt 3 có 16 TNV, và đợt 4 có 115 TNV.

Bài & Ảnh: Sơn Nữ, SPC

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Mầm non, lớp 1 với viễn cảnh học online

clip_image072

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Đừng lo hỗ trợ nhầm hoàn cảnh khó khăn

clip_image074

SÀI GÒN ƠI ! Xin Lỗi, Cảm Ơn | Tuấn Hưng ft. Khắc Việt


KHẮC VIỆT

MUSIC COMPOSER : KHAC VIET

PRODUCER BY : VHD ENTERTAINMENT

ARRANGEMENT : NGUYEN THANH BINH

STUDIO: HAT ENTERTAINMENT

MIX MASTER : BO THO HEO

GRAPHIC DESIGN: DINH THIEN PHU

CAMERA OPERATOR : DOMINO FILM

EDITOR : DOMINO FILM

———————————-

Lyrics:

Tôi yêu hết từng con đường những hàng cây nối dài nhau

Tôi yêu những cơn mưa đến rồi chợt qua mau

Tôi yêu cách người ta thường nói chuyện khe khẽ cùng nhau

Một điều riêng chỉ có Sài Gòn

Tôi yêu lúc bình minh dậy đoàn người chen chúc vào nhau

Tôi yêu những khi đêm về vỉa hè đông ghê

Nơi đây có lần tôi từng, tôi từng chết vì tình yêu

Lạc mình giữa cô đơn Sài Gòn

Ai đi xa nếu có trở về

Cũng thấy lòng mình nôn nao thế

Một thành phố thấy thân quen cũng rất lạ

Ly cà phê sáng thức dậy, gánh bán hàng rong suốt ngày thân thuộc thế

Tôi yêu cách người ta cười, người ta đối xử nhau

Tôi yêu cách ta dễ dàng bỏ qua cho nhau

Tôi yêu những người âm thầm vẫn gìn giữ những kỉ niệm

Sài Gòn ơi! Xin lỗi, Cảm ơn

 

SÀI GÒN SẼ LẠI VUI THÔI MÀ! (Minh Đức) | Khi Bác sĩ viết nhạc và hát để vỗ về Sài Gòn [Tác giả hát]

Minh Duc Vu Official

Viết về Sài Gòn trong những ngày đáng nhớ này …

Comments are closed.