Sài Gòn – Những ngày phong thành (61)

THÔNG TIN:

*Thông tin “bắt đầu thực hiện sống chung với Covid-19 từ 15-9” là sai sự thật

https://www.sggp.org.vn/thong-tin-bat-dau-thuc-hien-song-chung-voi-covid19-tu-159-la-sai-su-that-759289.html

*Bí thư Nguyễn Văn Nên: ‘TP.HCM sẽ mở cửa dần, không thể mãi giãn cách nghiêm ngặt’

https://tuoitre.vn/bi-thu-nguyen-van-nen-tp-hcm-se-mo-cua-dan-khong-the-mai-gian-cach-nghiem-ngat-20210905120106525.htm

*Quận 7 sẽ cho kinh doanh đường phố hoạt động lại, dự kiến từ 20-9

https://tuoitre.vn/quan-7-se-cho-kinh-doanh-duong-pho-hoat-dong-lai-du-kien-tu-20-9-20210905124450185.htm

*Trước 15/9: Hà Nội, TP HCM và 3 địa phương khác phải hoàn thành tiêm mũi 1 vaccine COVID-19

https://suckhoedoisong.vn/truoc-15-9-ha-noi-tp-hcm-va-3-dia-phuong-khac-phai-hoan-thanh-tiem-mui-1-vaccine-covid-19-169210905190428517.htm

*Hết vaccine Moderna để tiêm liều hai

https://vnexpress.net/het-vaccine-moderna-de-tiem-lieu-hai-4349581.html

*TP.HCM: Hàng trăm ngàn người tới thời gian tiêm vắc xin Moderna mũi 2

https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-hang-tram-ngan-nguoi-toi-thoi-gian-tiem-vac-xin-moderna-mui-2-1444911.html

*TP.HCM chưa quy định người tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19 được làm gì sau 15.9

https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-chua-quy-dinh-nguoi-tiem-2-mui-vac-xin-covid-19-duoc-lam-gi-sau-159-1445114.html

*Luật sư được cấp giấy đi đường khi bào chữa cho bị can, bị cáo

https://tuoitre.vn/luat-su-duoc-cap-giay-di-duong-khi-bao-chua-cho-bi-can-bi-cao-20210905165813803.htm

*Mở điểm trung chuyển hàng hóa tại chợ Bình Điền để cung ứng toàn TP HCM

https://nld.com.vn/kinh-te/mo-diem-trung-chuyen-hang-hoa-tai-cho-binh-dien-de-cung-ung-toan-tp-hcm-20210905203150676.htm

COVID-19: VÌ SAO TỬ VONG?

FB Tran Tinh Hien

Những suy nghĩ về các biện pháp phòng chống Đại Dịch đã được viết thành những status vào đầu tháng 7 về xét nghiệm 3T, về phong toả lockdown và bệnh viện dã chiến trong

https://www.facebook.com/tran.t.hien.9026/posts/10215525422248452

nhưng câu hỏi vẫn lẫn quẫn trong đầu vì sao các BV dã chiến hiện đại như ở Anh Quốc và Hoa Kỳ được lập ra trong thời gian kỷ lục vẫn không được sử dụng. Cách mấy hôm có bạn Tú Lê trên FB giới thiệu một bài viết trên tạp chí JAMA từ tháng 6 -2020, tôi đã tham khảo thêm một vài references của bài báo và tóm tắt một số kinh nghiệm từ Thành Phố New York (NYC); dân số 8,8 triệu người với mật độ 11,232.13/km2 là tâm điểm của Đại Dịch ở Mỹ. Trong vòng 3 tháng, từ tháng 3 đến tháng 6-2020 có 535,700 ca nhiễm với 119,852 trường hợp nhập viện và 33,875 tử vong (so sánh với TP. HCM dân số khoảng 9 triệu với mật độ 4,292/km2)

Các tác giả là thành viên của NYC Health + Hospitals là một hệ thống chăm sóc sức khoẻ lớn nhất nước Mỹ với hơn 11 bệnh viện đã đúc kết 9 bài học qua công cuộc đối phó với Đại Dịch như sau:

1. PREPARE FOR UNEXPECTED INCREASES IN DEMAND FOR SERVICES

CHUẨN BỊ CHO SỰ GIA TĂNG ĐỘT BIẾN VỀ NHU CẦU Y TẾ:

Chú trọng đến việc mở rộng các khoa Hồi Sức Tích Cực ICU là yếu tố quan trọng nhất trong giữ tử vong thấp nhất là trong giai đoạn đầu.

Theo các tác giả, họ đã thành công trong việc biến đổi các không gian trong khuôn viên bệnh viện thành giường nội trú thay vì thành lập bệnh viện dã chiến. Vì khi thành lập BV dã chiến thì gần như phải “nhân bản”tất cả trang thiết bị và nhân lực như BS, ĐD, Nhà thuốc, Ngân hàng máu, khoa XQ…). Đấy là lý do chính vì sao y tế không chuộng thành lập các BV dã chiến cách biệt với cơ sở họ đang làm việc…

Thách thức là làm sao có đủ không gian và nhân sự cho khu vực mới. Nhiều biện pháp như huỷ bỏ hay trì hoãn các phẫu thuật chương trình, cho xuất viện những bệnh nhân đã ổn định… như vậy sẽ có dư nhân viên các loại cho giường mới. Vấn đề phát sinh là huấn luyện kỹ thuật cần cho ICU.

Kinh nghiệm cho thấy ở các BV thuộc khu vực NYC các nhân viên được huấn luyện kịp thời bằng video để các BS không làm ICU làm quen với máy thở và điều dưỡng với các module huấn luyện để hỗ trợ cho ICU; không những huấn luyện cho nhân viên BV mà còn cho BS không thuộc các BV dù không thuộc tiểu bang (mỗi tiểu bang ở Mỹ có chứng chỉ hành nghề – license – riêng) chỉ cần thẻ căn cước ID và chứng chỉ y khoa. Ngoài ra cần liên lạc với các trung tâm khu vực nơi có chuyên gia như BS chuyên khoa HSCC sử dụng video để theo dõi hỗ trợ cho các BS đa khoa chăm sóc bệnh nhân, nhất là khi bệnh nhân cần chăm sóc phức tạp hơn nhưng không ổn định để có thể chuyển đi.

Nói chung tất cả các bệnh viện phải có một kế hoạch cho tình huống khẩn cấp với các chi tiết khu vực nào có thể dùng để mở rộng và theo trình tự nào (khoa nào được chuyển đổi trước), làm thế nào để gia tăng nhân viên y tế và huấn luyện họ như thế nào để có thể làm việc hiệu quả

2. MAINTAIN LINE OF SIGHT

GIỮ TẦM NHÌN (THEO DÕI CHĂM SÓC BỆNH NHÂN):

Thay đổi cấu trúc để BS và Điều Dưỡng vẫn theo dõi bệnh nhân mà không phải đi vào từng phòng (thay cửa có kiếng) dùng video…

3. MIND THE AIR

CHÚ Ý KHÔNG KHÍ (TRÁNH PHƠI NHIỄM):

Hệ thống lọc và khử khuẩn không khí tránh nhiễm trùng trong bệnh viện.

Ở các BV Thành Phố thời gian đầu có nghe nói gắng các phòng áp lực âm nhưng không biết hoạt động như thế nào?

4. EMOTIONALLY SUPPORT HEALTH CARE WORKERS

HỖ TRỢ TÂM LÝ CHO NHÂN VIÊN Y TẾ.

Đây là điều chúng ta có lẽ quên lãng khá lâu…Qua theo dõi trên mạng xã hội nhiều nhân viên bị áp lực tâm lý quá lớn…

5. MASKS FOREVER (AT LEAST FOR SOME)

LUÔN LUÔN ĐEO KHẨU TRANG (ÍT NHẤT LÀ CHO MỘT SỐ NGƯỜI).

Chuyện này có lẽ Việt Nam không bị trở ngại ngoài việc tuân thủ quy trình kỹ thuật (đeo thế nào cho đúng)! Nhưng theo những thông tin gần đây số lượng nhân viên y tế trực tiếp và gián tiếp đều bị nhiễm khác cao

6. USE TECHNOLOGY TO CONNECT FAMILIES NEAR AND FAR

XỬ DỤNG CÔNG NGHỆ (THÔNG TIN) KẾT NỚI VỚI GIA ĐÌNH GẦN, XA.

Ở New York City và ở Mỹ trong những tuần, tháng đầu nhiều BN bị cách ly cho đến khi chết trong cô đơn.

Ở Việt Nam có lúc bị cấm sử dụng điện thoại trong các BV dã chiến?

7. MAINTAIN CACHES OF SUPPLIES AND DIVERSIFY SUPPLY CHAINS

GIỮ ỔN ĐỊNH TIẾP LIỆU VÀ TỪ NHIỀU NGUỒN KHÁC NHAU

Nhiều nơi ở Anh, Mỹ trong thời gian đầu có bị thiếu hụt về tiếp liệu như N95, PPE.

Ở VN theo tin tức chính thức không thấy đề cập nhưng nhình như nhiều BV BS phải kêu gọi hỗ trợ N95! Và những nguồi tiếp liệu khác có vẻ thiếu thốn như thực phẩm

8. REDUCE THE BURDEN OF UNNECESSARY DOCUMENTATION

GIẢM BỚT GÁNH NẶNG VỀ NHỮNG THỦ TỤC GHI CHÚ LƯU TRỮ HỒ SƠ ĐIỆN TOÁN.

Tuy đã vi tính hoá nhưng các tác giả đã chú ý nhiều chi tiết để cho việc nhập hồ sơ khỏi tốn thời gian như viết tắt, sử dụng phối hợp phím(keystrokes) để ghi các ghi chú của BS, ĐD

9. ADDRESS PERSISTENT RACIAL AND ETHNIC DISPARITIES IN HEALTH

CHÚ Ý ĐẾN SỰ BẤT BÌNH ĐẲNG VỀ CHỦNG TỘC, SẮC DÂN TRONG Y TẾ

Vấn đề quan trọng ở Mỹ, nhất là ở NYC

Ở Việt Nam không biết có sự bất bình đẳng nào khác không?

Theo các tác giả thì trong đợt đầu tiên với các biện pháp như thế thì hệ thống 11 bệnh viện thuộc New York City với cơ số giường ICU là 300 đã nhanh chóng mở rộng thành 1,000 giường ICU

Ở Việt Nam theo những ý kiến trao đổi cá nhân thì từ đầu tháng 7 các BS đã lo ngại bị tràn ngập! Tuy ở trên có hứa hỗ trợ nhưng không thấy gì cụ thể. Một BS than vãn phải dùng “bao nylon trùm đầu để đặt nội khí quản” !

Ngày 18/7 báo Tuổi Trẻ đăng bài BV Hồi Sức 1000 giường đang cần thiết bị gì để cứu bệnh nhân Covid-19 nguy kịch…

Trong tâm trạng buồn bã vì hai đồng nghiệp cùng làm việc trên 25 năm ra đi cách nhau 1-2 ngày trong cô quạnh, lạnh lẽo, ở nơi mà họ đã sống gần hết tuổi thanh xuân, mấy hôm trước tôi viết một status về “Tử vong Covid-19:Tại sao?”

Những câu hỏi cần được trả lời “Việt Nam có nghèo không? Đầu Tư cho Y tế có quá ít không? Vì sao chúng ta không được chuẩn bị trong khi có nhiều thời gian? Rồi có người lại hỏi “vì sao mua chậm vắc-xin?” nên hy vọng những thông tin trên có thể cho chúng ta rõ một vài góc tối về số tử vong của TP.

Vẫn nghe các đài VTV phỏng vấn người từng chỉ huy chống dịch cả nước nói không chặn được dịch vì nhân dân không nghiêm chỉnh thực hiện phong toả…

Mượn câu kết luận của các tác giả “ Chúng ta vinh danh những người đã chết vì Covid-19 bằng cách học những kinh nghiệm trong cái cách có thể giúp ích cho tất cả những bệnh nhân còn lại”

Chúng ta còn có thể làm được không?

—————————-

https://jamanetwork.com/…/jamainter…/fullarticle/2782429

https://www.healthaffairs.org/…/10.1377/hlthaff.2020.00901

https://tuoitre.vn/benh-vien-hoi-suc-1-000-giuong-dang…

clip_image002

 

TỈ LỆ BÌNH PHỤC TỪ COVID Ở VIỆT NAM QUÁ THẤP?

FB GS Nguyễn Văn Tuấn

Một điều ngạc nhiên là trong trận dịch này, tỉ lệ người nhiễm và bình phục ở Việt Nam chỉ 55%, rất thấp so với trung bình thế giới (~90%).

Con số tử vong ở Việt Nam, tính đến nay, đã lên đến 12793 người. Ở Thái Lan, con số tử vong là 12631 người, nhưng Thái Lan có số ca nhiễm cao gấp 2 lần Việt Nam. Do đó, bị nhiễm covid ở Việt Nam xem ra có nguy cơ chết cao hơn Thái Lan rất nhiều.

Tuy nhiên, còn một con số khác ít ai chú ý: số ca bình phục. Số ca bình phục, nếu được ghi nhận chính xác, có thể phản ảnh phác đồ điều trị hay/và năng lực và chất lượng của hệ thống y tế của một nước.

1. Tỉ lệ bình phục thấp

Tính đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 511,170 ca nhiễm/dương tính, và số người bình phục là chỉ 55% (n = 282516). Con số 55% này rất thấp nếu so với tất cả các nước trong vùng và Ấn Độ (dao động từ 85% đến 97%).

Điều này cho thấy nếu chúng ta tính toán tỉ lệ tử vong trên số ca nhiễm có lẽ không tốt mấy. Cách khác là tính trên số outcome. Mà, outcome thì có 2 loại: chết và bình phục. Nói cách khác, cách tính tỉ lệ tử vong thực tế hơn là:

số ca tử vong / (số ca tử vong + số ca bình phục)

Biểu đồ dưới đây cho thấy tỉ lệ tử vong ở Việt Nam (4.3%), cao nhứt so với tất cả các nước trong vùng. Số ca nhiễm ở Thái Lan (1.26 triệu) và Mã Lai (1.82 triệu), nhưng hai nơi này có tỉ lệ bình phục xấp xỉ 90%, và do đó, tỉ lệ tử vong khá thấp: chỉ 1.1%.

Phân tích như thế mới thấy Việt Nam bị nặng nề nhứt. Tỉ lệ bình phục là một chỉ số phản ảnh một phần về năng lực và chất lượng của hệ thống y tế, và những con số này có thể nói lên rằng hệ thống y tế của Việt Nam có vấn đề trong việc đáp ứng đại dịch.

2. "Chết vì virus" hay "chết với virus"?

Không biết ở Việt Nam thì sao, nhưng ở Úc này đa số (hơn 70%) những ca tử vong covid là có các bệnh đi kèm. Bệnh đi kèm phổ biến nhứt là

• viêm phổi

• bệnh đường hô hấp khác

• suy đa tạng

• suy thận mãn tính

• ung thư

• tiểu đường

• mất trí nhớ (dementia)

Điều này có nghĩa thực tế là rất khó xác định covid19 là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp của tử vong. Chẳng hạn như một bệnh nhân bị ung thư giai đoạn cuối và sau đó bị covid19 và chết, thì theo qui định hiện hành bác sĩ phải ghi là "Chết vì covid19". Nhưng rất có thể bệnh nhân chết vì ung thư, và covid19 chỉ là thủ phạm bồi thêm. Tôi hay ví von là bệnh nền như là súng đã lên đạn, và covid19 là nó bóp cò.

Do đó, trong các bài viết tôi dùng mệnh đề "tử vong có liên quan đến covid", chớ tôi không viết "tử vong vì covid".

Thật thú vị, hôm kia một quan chức y tế Úc mới nhận ra điều này, và bang NSW từ nay trở đi sẽ dùng mệnh đề "chết với virus" ("die with virus"), chớ không phải "chết vì virus" hay "die from virus").

Tôi nghĩ đó là một phát kiến sáng suốt dù hơi trễ. Tôi thì đã dùng cách nói này từ năm ngoái. Từ nay trở đi, chúng ta nên học cách "live and die with the virus" — "sống và chết cùng với virus".

___

Bản trên blog và tài liệu tham khảo: https://nguyenvantuan.info/…/ti-le-binh-phuc-tu-covid-o…

Có thể là hình ảnh về văn bản cho biết '00- 97.4 75- 92.8 85 90.7 ho 50- 86.7 25- 55.3 India Indonesia Malaysia Nưác Philippines Thailand Vietnam 99) 3.42 .33 .35 1.79 1.14 1.14 Indonesia Malaysia Country Philippines Thailand Vietnam'

Biểu đồ trên: Tỉ lệ hồi phục (tính đến ngày 5/9/2021) ở các nước trong vùng và Ấn Độ. Việt Nam có tỉ lệ bình phục thấp nhứt so với các nước trong vùng.
Biểu đồ dưới: Tỉ lệ tử vong tính trên số ca bình phục ở các nước trong vùng và Ấn Độ. Việt Nam có tỉ lệ tử vong cao nhứt trong vùng.

Không có mô tả ảnh.

Tỉ lệ những bệnh đi kèm ở những ca tử vong ở Úc. Trong số những ca tử vong với covid, 41% bị chứng mất trí nhớ, 32% mắc bệnh tim mạch, 17% tiểu đường, 16% cao huyết áp, 15% bệnh đường hô hấp, 12% ung thư và ~7% bệnh xương khớp.
Do đó, chúng ta nên nói "Chết với covid" thay vì "Chết vì Covid".
Nguồn: https://www.abs.gov.au/articles/covid-19-mortality-0

THƯ CỦA BÁC SĨ LÊ MINH KHÔI (*)

FB Lê Minh Khôi

Thân mến gửi các chiến binh ở Mặt trận Phía Tây Thành phố,

Như các bạn đều thấy, trong thời gian qua, Trung tâm Hồi sức Covid-19 Bệnh viện Đại học Y Dược (UCICC) của chúng ta có một số trường hợp cấp cứu cần phải truyền máu khẩn. Mặc dù phía bên Xét nghiệm đã rất tích cực hỗ trợ tìm nguồn máu đáp ứng cho các trường hợp vừa rồi nhưng do dịch bệnh, lượng máu sẵn có đã cạn kiệt đi rất nhiều và trong tương lai gần sẽ không còn đủ máu nữa.

Nếu không có một động thái nào kịp thời thì chắc chắn sắp đến người bệnh của chúng ta sẽ đối mặt với việc cần máu truyền mà không còn nguồn.

Ban giám đốc Trung tâm đã xin ý kiến Thầy giám đốc Bệnh viện về việc hiến máu tình nguyện ngay tại Trung tâm Hồi sức Covid-19 Bệnh viện Đại học Y Dược. Thầy giám đốc đồng ý. Bệnh viện Truyền máu Huyết học TPHCM (BTH) cũng đã sẵn sàng hỗ trợ chúng ta về mặt chuyên môn, kỹ thuật. Địa điểm hiến máu: Tầng 5, UCICC. Sau khi số lượng đăng ký đủ trên 30 người (số lượng tối thiểu để BTH có thể tổ chức đợt nhận máu), chúng tôi sẽ thông báo ngày cụ thể, tinh thần là càng sớm càng tốt.

Vẫn biết tất cả chúng ta đã trải qua rất nhiều thử thách về thể lực lẫn tâm lý, vẫn biết những ảnh hưởng không nhỏ của dịch bệnh lên sức khỏe của mọi người nhưng trong giai đoạn khó khăn này, chúng ta – những người thầy thuốc – không còn lựa chọn nào khác là hy sinh một phần sức khỏe của chính mình như chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục hy sinh. Mình xin kêu gọi tất cả các bạn, những ai đủ sức khỏe, hãy tình nguyện đăng ký dâng hiến những giọt máu hồng của mình. Những giọt máu tươi đỏ của các bạn sẽ giúp cuộc sống hồi sinh, sẽ giúp thành phố nghĩa tình của chúng ta mau chóng khỏe lại.

Xin đăng ký hiến máu tình nguyện với Bs Huỳnh Phương Nguyệt Anh (Huỳnh Anh).

Thư này cũng gửi đến tất cả những người không phải là nhân viên của Trung tâm Hồi sức Covid-19 Bệnh viện Đại học Y Dược, cả trong lẫn ngoài ngành.

Trân trọng cảm ơn các bạn.

clip_image004

(*) Nhan đề của Văn Việt.

THÍ ĐIỂM ĐIỀU GÌ?

FB Chanh Tam

Không rõ TP thí điểm điều gì khi "mở cửa" lại Q.7 và Củ Chi?

Cứ hình dung hàng hoá thiết yếu cho cư dân làm thế nào vào được Q7 hay ra Củ Chi khi chợ đầu mối, chợ buôn sỉ, buôn nửa sỉ nằm ở quận khác?

Các cơ xưởng trên các địa bàn này tìm lao động, tìm nguyên liệu ở đâu nếu đi lại vẫn phải bị dừng lại để xét giấy đi đường?

Sau rất nhiều bài học, người ta chưa hiểu nổi thế nào là thành thị, hay vẫn tiếp tục ngu muội tin rằng quyền lực nhà nước là vô biên?

Không nhiều lựa chọn lắm đâu.

CẦM LÒNG KHÔNG ĐÀNH

FB Lao Ta

Tôi rất dè dặt khi nói về công việc ngăn dịch covid Tàu đang diễn ra. Bởi nó khó, không chỉ với riêng Việt Nam. Nhưng cầm lòng mãi không được, xin nêu một vài nguyên nhân, theo quan điểm của tôi, dẫn tới tình trạng có thể gọi thẳng ra là “hỗn loạn” trong điều hành chống dịch hiện nay.

Rõ ràng chính quyền bị áp lực khá lớn và không thể hiểu nổi, về thành tích chính trị trong việc ngăn chặn dịch covid Tàu. Chúng ta để tâm lo lắng quá nhiều vào việc giữ vị trí “ngôi đầu” trong bảng xếp hạng của thế giới. Điều đó đã khiến hàng loạt biện pháp đưa ra mang tính chính trị nhiều hơn là khoa học. Tôi không muốn nhắc lại những phát ngôn đầy tính tuyên truyền của hàng loạt quan chức cho đến tận mới đây. Nhưng nếu người phát ngôn, đôi khi chỉ là do lạc quan tếu, thì bộ máy chính quyền các cấp, bộ máy tuyên truyền lại căn cứ vào đó để định hướng dư luận. Thế là nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn, dễ dàng bị quy chụp là phá hoại, là thế lực nọ thế lực kia, làm nản chí không biết bao nhiêu người tâm huyết.

Kinh nghiệm ngăn dịch “quý báu” của ba đợt trước, vẫn còn tác dụng với lần dịch này (chẳng hạn công thức 5K), nhưng vì áp dụng máy móc, bảo thủ, tự phụ… nên vô tình góp phần tạo ra sự phá sản. Khi đợt dịch thứ tư vừa bùng phát, một tờ báo lớn đặt tôi viết bài ngắn, nêu quan điểm về cách chống dịch, tôi đã thẳng thừng đề xuất phải nhanh chóng phủ vacxin, sống chung với covid, bởi vacxin chính là cách tạo ra lá “khiên” bảo vệ với mỗi cá nhân. Rằng cách chống của chúng ta là cách chạy trốn covid, co cụm mong tạo ra tấm “khiên” che chắn cho cả cộng đồng. Cách đó mang tính thủ công, chỉ phù hợp với chủng covid lây lan chậm, sẽ vô tác dụng với chủng Delta, nghe nói có khả năng lây qua không khí (trong bài tôi dùng từ “bay được”). Chỉ vì trong bài có câu: “Nếu cứ tiếp tục chạy trốn, nếu cứ tiếp tục cưỡng bức quy luật, chờ vào vận may, cuối cùng chúng ta sẽ bị nó dồn vào chân tường” mà bản báo đành “xin lỗi” không đăng. Đơn giản vì người phát ngôn Bộ ngoại giao vừa “cãi” một tờ báo Mỹ, khi tờ báo này có ý nói rằng ba đợt dịch trước Việt Nam gặp may! Trời ạ, gặp may thì đã sao! Nếu nhờ gặp may mà hơn chục ngàn người không mất mạng, thì hôm nay chúng ta vẫn cứ “nhất” chứ sao!

Từ chỗ tự tin một cách thái quá, giờ thì chính quyền không thực sự tin vào bất cứ biện pháp nào mà mình đưa ra. Thế nên mới có chuyện trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Đơn giản vì không ai dám quyết đoán theo hướng nào. Cán bộ, kể cả người có quyền lực rất lớn, nhưng danh nghĩa vẫn là lãnh đạo địa phương, đều có tâm lý chờ chỉ thị từ trung ương, hơn là chủ động chiến đấu với dịch. Chuyện này có nguyên nhân sâu xa từ chất lượng cán bộ (Đa số được chọn theo tiêu chí vâng phục, ngoan ngoãn nghe cấp trên, miệng thường xuyên hô trung thành…Đến khi phải đưa ra ý kiến độc lập thì tắc tị). Nhưng nguyên nhân trực tiếp là khi mọi thứ đều có thể sai, thì chả ai dại gì ngửa mặt hứng lấy!

Giãn cách tiếp, tốt thôi, nhưng quý vị đã lường tới kịch bản là sau 15 ngày nữa, thậm chí sau 30 ngày nữa, người nhiễm vẫn không giảm? Việc kiểm soát sự di chuyển của dân cư bằng “giấy đi đường” đang gây bế tắc nghiêm trọng, nhưng không có ai chịu lắng nghe phản hồi từ cuộc sống thực tế, từ các chuyên gia.

Lúc này, tôi muốn thủ tướng đưa ra quyết định, mạnh mẽ và dứt khoát. Ví dụ tập trung vacxin cho Hà Nội, Sài Gòn và những thành phố lớn, không bàn nhiều. Ví dụ giản lược tối đa yêu cầu về thủ tục khi người dân đi tiêm vacxin để tăng tốc tiến độ tiêm. Nhiều bạn bè tôi ở Hoa Kỳ và châu Âu khá ngạc nhiên về việc người tiêm ở Việt Nam phải đo huyết áp rất nhiêu khê, trong khi chỉ cần để họ tự khai và cam đoan là đủ. Khi vacxin về nhiều, lúc đó hãy triển khai tiêm các tỉnh.

Chính quyền rất khắc nghiệt với những lời nói thẳng, những ý kiến khác mình, nhưng lại nhu nhược với các hành vi vô trách nhiệm của đám cán bộ, hay hành động phá đám của những kẻ coi luật như giấy lộn. Thủ tướng cần có quyền cách chức tại chỗ bất kể cán bộ nào vi phạm kỉ luật trong thời gian chống dịch. Những kẻ hành hung bác sỹ, công an, nhân viên bảo vệ như vừa xảy ra hàng loạt vụ, cần phải bị nghiêm trị thích đáng. Đối tượng vi phạm là lão thành cách mạng, quan chức, con ông cả bà lớn, đều phải bị xử lý cho trắng mắt ra. Chả ai phản đối quý vị. Chả ai bảo làm thế là quý vị coi thường nhân quyền.

clip_image006

F0 TẠI NHÀ

Lê Thị Anh Thư – Bác sĩ, chuyên gia Kiểm soát nhiễm khuẩn

Vnexpress, 4/9/2021

Cuộc gọi đầu tiên tôi nhận được, người chồng báo vợ anh đang nằm trong bệnh viện, "bác sĩ nói gần như không còn khả năng cứu chữa".

Ba bố con anh cũng đang là F0. "Liệu có cách nào để vợ tôi qua cơn nguy kịch? Tôi và các con phải làm gì?", anh hỏi đi hỏi lại.

Hơn 30 phút, tôi vừa trả lời vừa thực hành tâm lý liệu pháp, lắng nghe và chia sẻ với anh. Sau đó, hỏi bệnh cả gia đình, triệu chứng của từng người, hướng dẫn thuốc và ăn uống, dặn dò thêm về vệ sinh mũi họng, tập hít thở… Cuối cùng, tôi vẫn phải nói thật là vợ anh chắc khó qua khỏi, động viện anh lo cho mình và các con.

Buông máy xuống, tôi không khỏi bần thần. Virus này quá khắc nghiệt. Nó không cho phép người thân gặp nhau vào giây phút cuối cùng, nó tấn công hầu hết người cùng nhà và để lại di chứng tinh thần lâu dài.

Tôi cứ nghĩ tư vấn cho F0 qua điện thoại chỉ là hướng dẫn bệnh nhân cách tự chăm sóc tại nhà, "vô trận" rồi mới biết không dừng lại ở đó.

"Tổng đài 1022 nhấn phím 3, bác sĩ xin nghe!". Hơn một tháng nay, hơn 100 bác sĩ chúng tôi không biết đã nói bao nhiêu lần câu ấy. Từ đủ mọi chuyên khoa, chúng tôi cùng tham gia chương trình tư vấn cho người dân phòng chống Covid-19 qua tổng đài 1022.3 của Hội Y học TP HCM.

Những tình huống tương tự cứ thế diễn ra, ngày qua ngày, các cuộc gọi bất kể ngày hay đêm. Những tiếng khóc than, tiếng thở ngắt quãng: "Bác sĩ ơi, em không còn thở nổi nữa rồi, làm sao đây?", "Bác sĩ ơi, nhà em đến 12 người đều dương tính hết rồi, mà em gọi ai cũng không được". Nhiều câu "Bác sĩ ơi,…" khiến chúng tôi thắt lòng.

Chúng tôi, nhiều bác sĩ đã vài chục năm trong nghề vẫn bối rối với những tình huống cần xử trí khẩn cấp mà mình chỉ giao tiếp được qua điện thoại. Đường dây mỏng manh đó, tưởng gần mà rất xa. Chỉ một giây bệnh nhân buông tay khỏi chiếc điện thoại là đứt gãy. Nhiều bác sĩ đã phải cho bệnh nhân số điện thoại riêng của mình để có thể kết nối với nhau liền mạch hơn, theo dõi bệnh tốt hơn.

Bệnh trạng Covid-19 có thể diễn tiến rất nhanh trong một ngày, trở nặng đột ngột trong vài tiếng nhưng cũng có thể kéo dài nhiều tuần. Và thế là bác sĩ và bệnh nhân gần như cùng gắn kết hàng ngày qua điện thoại. "Bác sĩ ơi, chỉ số SpO2, mạch, nhiệt, huyết áp buổi sáng của cả nhà em đây" kèm theo loạt hình ảnh. Rồi "chiều nè bác sĩ…", rồi "tối nè…".

Màn hình điện thoại bác sĩ sáng liên tục cả ngày, đầy ắp hình ảnh, video của bệnh nhân, các tin nhắn hướng dẫn uống thuốc, tập thở, ăn uống. Thời gian ngủ của nhiều bác sĩ gần như rút ngắn tối đa để có thể tư vấn được nhiều hơn, chu đáo hơn cho bệnh nhân. Có bác sĩ kể với tôi, có hôm chị ngủ ba tiếng vì tư vấn cho hơn 50 F0 trong hơn 18 giờ.

Thầm lặng hơn là những bác sĩ ở phường. Các bạn lặng lẽ hỗ trợ trạm y tế phường, giúp theo dõi bệnh nhân F0 trong địa bàn. Kê toa thuốc cho F0, nhưng bệnh nhân không đi mua được, kêu theo dõi SpO2 nhưng bệnh nhân không có thiết bị, bác sĩ tự bỏ tiền túi ra mua máy đo, mua thuốc, tự phân chia những gói thuốc A, thuốc B theo phác đồ của Sở Y tế để đến nhà phát cho người bệnh. Bác sĩ tư vấn từ xa trở thành dược tá chia thuốc, kiêm luôn người giao hàng tới nhà F0.

Một điều thật kỳ diệu mà chúng tôi ai cũng nhận ra, chỉ trừ những trường hợp gọi đến tổng đài quá trễ, gần như F0 được theo dõi kỹ càng từ đầu đều qua khỏi và ít chuyển nặng. Không ít bác sĩ đang theo dõi cùng một lúc hơn 20 F0, và may thay, hầu như tất cả đều không trở nặng. Tuy chưa có nghiên cứu nào thống kê so sánh nhóm bệnh nhân được tư vấn đầy đủ từ xa có ít trở nặng hơn nhóm được điều trị trực tiếp trong bệnh viện dã chiến không, nhưng chúng tôi ai cũng nhận ra kết quả của việc mình làm. Đó là nguồn động lực to lớn để chúng tôi càng cố gắng.

Cuộc chiến này còn dài, cần thêm rất nhiều tư vấn viên từ xa cho từng người bệnh. Thực tế ở nước ta, lâu nay bác sĩ gia đình không được coi trọng. Sinh viên ra trường cũng chỉ thích làm bác sĩ chuyên khoa. Nhưng bác sĩ gia đình mới là mạng lưới gần nhất, cứu giúp kịp thời nhất cho người bệnh. Vì thế, ở một số quốc gia, ví dụ như Nhật Bản, bác sĩ gia đình được xem là mạng lưới không thể thiếu.

Quyết định 1568 ngày 27/4/2016 của Bộ Y tế đã phê duyệt kế hoạch nhân rộng và phát triển mô hình phòng khám bác sĩ gia đình tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020. Nhưng nó mới chỉ dừng ở quyết định, chưa có một kế hoạch triển khai cụ thể.

Qua những ngày đi cùng hàng trăm F0, tôi càng nhận thấy bác sĩ gia đình vô cùng quan trọng với cộng đồng. Nhiều chuyên gia nhận định, đối với Covid, hiệu lực của thuốc chỉ là 30%, 70% còn lại là chăm sóc bệnh nền, dinh dưỡng, thể dục và đặc biệt là sức khỏe tâm lý. Không phải chỉ Covid-19, hầu hết các bệnh khác cũng cần sự điều trị toàn diện. Bác sĩ gia đình vì thế cần kỹ năng, kiến thức tổng quát và tấm lòng xem người bệnh như ruột thịt.

Nếu như mỗi bệnh nhân hay mỗi gia đình được một bác sĩ theo dõi tận tình hàng ngày, sát sao từng sinh hiệu người bệnh, tôi tin chắc chúng ta sẽ giảm được tỷ lệ bệnh chuyển nặng, giảm tối thiểu tỷ lệ tử vong do Covid. Mô hình chăm sóc sức khỏe tại nhà, theo dõi từ xa và đội ngũ bác sĩ gia đình rất cần được ưu tiên đầu tư trên toàn quốc.

Ở khía cạnh tích cực, cơn dịch này mở ra cơ hội để Việt Nam sửa chữa những lỗ hổng trong hệ thống Y tế công cộng. Bộ Y tế nếu gấp rút xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới bác sĩ gia đình sẽ là bệ đỡ cho hệ thống y tế công. Mô hình này còn có thể tận dụng hệ thống y tế tư nhân, vốn đang bị động về nguồn lực và thiếu cơ chế hoạt động trong điều trị liên quan đến Covid.

Khi số F0 cả nước tiếp tục tăng, việc chúng ta có thể chuẩn bị ngay là thiết kế thêm nhiều tổng đài như TP HCM đã làm ở các địa phương. Bên cạnh đó, kêu gọi mọi bác sĩ, kể cả bác sĩ về hưu có thể gia nhập hệ thống tư vấn từ xa và có chính sách cụ thể phát triển ngay bác sĩ gia đình.

Người dân đang cần lắm những tấm lòng của lương y, các nhà quản lý và nhà làm chiến lược cho mạng lưới y tế từ xa tưởng nhỏ nhưng không hề nhỏ và cực kỳ quan trọng lúc này.

 

QUÁ TRÌNH HỒI PHỤC CỦA GIA ĐÌNH CÓ 12 F0 Ở TP. HCM

Thục Hạnh (Ảnh: NVCC) – Zing, 5/9/2021

Ngày 4/9, nhà của Đ.L.L (quận Gò Vấp, TP.HCM) được gỡ giấy phong tỏa bởi các thành viên đã hoàn thành thời gian tự cách ly theo quy định, không còn ai dương tính nCoV.

Hơn một tháng qua, cuộc sống của gia đình cô phải đảo lộn khi lần lượt 12 người đều mắc Covid-19. Trong đó, người nhỏ tuổi nhất trong nhà chỉ mới 22 tháng tuổi. Người cao tuổi nhất là cha của L. (69 tuổi) lại nhiều bệnh nền, có triệu chứng nghiêm trọng nên phải nhập viện điều trị.

Thời điểm phải chở cha đi cấp cứu bằng xe máy và những ngày mất liên lạc sau đó là khoảng thời gian lo sợ nhất đối với cả gia đình cô.

image

Cha mẹ của L. đều có triệu chứng nặng, trong đó cha phải nhập viện cấp cứu.

Cả nhà mắc Covid-19

Chia sẻ với Zing, L. cho biết anh trai mình là người xuất hiện triệu chứng bệnh đầu tiên với những cơn sốt dai dẳng. Mỗi 2 ngày sau đó, các thành viên trong nhà liên tiếp có tình trạng tương tự.

Gia đình lo lắng, đặt mua bộ kit test Covid-19 về xét nghiệm. Kết quả cho thấy cả 12 người đều đã dương tính SARS-CoV-2.

"Ngày 28/7, chúng tôi test nhanh tại nhà và thấy 12 kết quả đều dương tính. Nhà tôi có 6 người lớn, 4 trẻ em và 2 ba mẹ già. Khi các con đã đều nhiễm bệnh cũng là lúc ba mẹ tôi trở nặng rất nhanh. Tôi lo lắng, gọi điện đến các bệnh viện xin được cấp cứu mà mọi nơi đều đã quá tải, nói rằng chỉ nhận bệnh nhân nguy kịch mà thôi", L. kể lại.

Gia đình cô nhờ đến sự hỗ trợ từ xa của một bác sĩ thông qua điện thoại. Vị bác sĩ hướng dẫn các thành viên cho cha thở máy, đo các chỉ số sức khỏe và sử dụng thuốc đúng liều lượng. Tuy nhiên, tình trạng của ba vẫn tiến triển xấu, ông da dẻ xanh xao và không thể đứng vững.

Đến sáng 14/8, ba của L. khó thở trầm trọng, gia đình được bác sĩ và trung tâm y tế địa phương yêu cầu phải đưa ông nhập viện gấp. Không gọi được xe cứu thương, 2 thành viên trong nhà quyết định chở cha đến Bệnh viện Gia Định bằng xe máy.

"Đến bệnh viện, ba tôi rất yếu, được đưa vào cấp cứu ngay. Các bác sĩ nói người nhà ra về chờ tin tức. Dù ba đã vào viện kịp thời nhưng gia đình tôi vẫn rất lo, ba đi không mang theo điện thoại, không ai có thể liên lạc được gì", L. cho hay.

clip_image012

Cha của L. gọi điện về nhà nhờ điện thoại của người bệnh cùng phòng

 

Ngày hôm sau, các thành viên lòng như lửa đốt vì không biết được tin về cha. Dù tất cả đều đang trải qua cơn sốt và ho nhiều, nhưng vẫn cố gắng nghe ngóng. Đến khoảng 20h cùng ngày, từ bệnh viện, cha của L. mượn được điện thoại để gọi về nhà. Ông thông báo tình trạng đã ổn định, được chăm sóc tích cực.

Thế nhưng cùng lúc này, ở nhà, mẹ của L. lại là người tiếp theo trở nặng. Các thành viên lại cùng nhau chăm sóc cho mẹ. Nhờ có kinh nghiệm hơn từ lần chăm cha, mọi người đã bình tĩnh hơn.

"Biết ba đã an toàn, chúng tôi yên tâm, dồn tâm sức lo lắng cho mẹ. Mẹ tôi khó thở, chúng tôi đo nồng độ oxy trong máu cho mẹ liên tục. Các thành viên thay nhau cho mẹ uống nhiều nước, xông nước gừng, sả, tẩm bổ cho mẹ bằng các thực phẩm giàu dinh dưỡng. May mắn, mẹ không bị nặng như ba", L. cho biết.

Những người lớn tự chăm nhau

Sau 8 ngày nằm viện, cha của L. được về nhà. Ông vẫn còn mệt, được các con chăm sóc và giúp tập cai máy thở.

Khi cha mẹ đều tiến triển tích cực, các thành viên khác trong nhà cũng lần lượt hồi phục. Trước đó, dù cả nhà mắc bệnh, họ vẫn cùng nhau lo lắng cho cha mẹ, trông những đứa trẻ và cùng nấu cơm.

L. cho biết gia đình cô được bạn bè, lối xóm hỗ trợ mua thực phẩm đặt trước cửa nhà. Do vậy suốt thời gian dài không thể mua sắm, nhà cô vẫn đầy đủ thức ăn và đồ dùng thiết yếu.

clip_image014

Khi về nhà, cha của L. vẫn được các con theo dõi cẩn thận.

 

"Những người lớn trong nhà không bị nặng như ba mẹ nhưng cũng khổ sở lắm, sốt mệt lả người", L. nói. Cả gia đình cô đã hỗ trợ lẫn nhau, gửi các phương pháp tự điều trị để cùng thực hiện. Trong khi đó, các cháu nhỏ không có nhiều triệu chứng.

"Lúc biết tin cả nhà nhiễm bệnh, tôi thật lòng không quá lo lắng bởi cả nhà đều đã tìm hiểu các thông tin về căn bệnh. Chúng tôi chỉ rối ren khi ba phải nhập viện mà thôi. Nhưng giờ đây, chúng tôi yên tâm cả rồi", L. chia sẻ.

Khi đã cùng gia đình chiến thắng Covid-19, L. cho rằng căn bệnh sẽ không quá nguy hiểm nếu như mỗi gia đình có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về thuốc, thiết bị y tế cũng như kiến thức chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu trong nhà có người cao tuổi, mọi người cần kiên nhẫn và cẩn trọng hơn.

"Ba mẹ tôi thay đổi tính khí khá nhiều do khó chịu trong người, họ không tin mình đã mắc bệnh nên không hợp tác. Chúng tôi phải năn nỉ, khuyên nhủ, thậm chí là bắt ép ba mẹ dùng thuốc mà vẫn không được.

Đến cuối cùng chúng tôi phải nói nặng rằng ‘Ba mẹ có thương các con không? Nếu thật sự thương yêu con cái, ba mẹ hãy vì chúng con mà làm theo hướng dẫn của bác sĩ’. Nói vậy, ba mẹ tôi mới chịu nghe", L. tâm sự.

 

KHỎI COVID-19, CHÀNG TRAI Ở TP.HCM XIN ĐI HỖ TRỢ ĐỘI TIÊM VACCINE

Ánh Hoàng (Ảnh: NVCC) – Zing, 5/9/2021

7h sáng, Vũ Thế Năng (30 tuổi) đã chuẩn bị xong xuôi, khởi hành đến một bệnh viện ở quận 8 (TP.HCM) cách nhà 30 phút đi xe.

Đến nơi, Thế Năng trao đổi với bác sĩ là người điều phối việc tiêm vaccine của ngày hôm đó về việc phân bổ công việc, thông tin cần nắm. Xong xuôi, anh cùng mọi người mặc đồ bảo hộ, chuẩn bị đợi người dân đến tiêm chủng lúc 8h.

Chiều, khi người dân cuối cùng được tiêm xong, công việc của anh cũng kết thúc. Khử khuẩn cẩn thận, anh mới lên xe trở về nhà.

Hơn nửa tháng nay, đây là thời gian biểu của chàng trai 30 tuổi sau khi tự chữa khỏi Covid-19. Anh đăng ký làm tình nguyện viên hỗ trợ công tác điều phối, làm thủ tục, đo thân nhiệt cho người dân đến tiêm vaccine ở bệnh viện.

"Lực lượng nhân viên y tế đang quá tải công việc, rất cần đội tình nguyện viên, nhất là các F0 khỏi bệnh, giúp đỡ. Tôi hy vọng mình có thể góp chút sức lực, san sẻ gánh nặng cho họ", Thế Năng nói với Zing.

13 ngày chiến đấu với Covid-19

Ngày 24/7, cảm thấy mệt mỏi, thân nhiệt cao sau thời gian tham gia một số hoạt động thiện nguyện, Thế Năng chủ động test nhanh Covid-19 và cho kết quả dương tính. Để chắc chắn, hôm sau, anh đến lấy mẫu xét nghiệm tại trung tâm y tế phường và vẫn nhận kết quả tương tự.

Cảm giác hoang mang, lo lắng ập đến. Anh thông báo cho gia đình, bạn bè, những người trong đoàn thiện nguyện đi xét nghiệm. May mắn, mọi người đều không bị lây bệnh.

Nhà chỉ có hai mẹ con, Thế Năng nhanh chóng tự cách ly trong phòng riêng, không tiếp xúc gần với mẹ. Hàng ngày, ngoài việc nấu và đưa đồ ăn tới trước cửa phòng cho con trai, mẹ Năng cũng bồi bổ sức khỏe cho anh bằng nước chanh gừng, nước linh chi.

image

image

Trong thời gian điều trị, Thế Năng chủ động tự theo dõi các chỉ số cơ thể, xông hơi trong lều và bổ sung dinh dưỡng cho đến khi nhận kết quả âm tính.

 

Quen biết một bác sĩ khi đi làm thiện nguyện, trong thời gian tự điều trị, chàng trai TP.HCM may mắn nhận được nhiều lời tư vấn, hỗ trợ của vị bác sĩ này.

Nhận định việc duy trì sức khỏe thể chất và cả tinh thần sẽ là chìa khóa giúp bản thân sớm chiến thắng virus, mỗi ngày, Thế Năng chủ động xông mũi bằng nước gừng, sả, cố gắng ăn uống đầy đủ, tập thể dục, thiền và hít thở. Ngoài ra, anh đo nồng độ oxy trong máu, thân nhiệt, nhịp tim thường xuyên.

"Ngày thứ 8 sau khi phát hiện mắc bệnh, tôi lên cơn sốt lúc 2h sáng. Đó có lẽ là khoảnh khắc đáng sợ nhất song tôi tự nhủ bản thân phải cố gắng tỉnh táo, tự chăm sóc cơ thể. Nhờ thuốc hạ sốt, đến khi trời sáng hẳn, tôi trở lại trạng thái ổn định, chỉ còn ho nhẹ".

Trong thời gian chiến đấu với căn bệnh, Thế Năng nhận được nhiều sự động viên, cổ vũ từ gia đình, bạn bè qua gọi video, tin nhắn. Anh cũng ngừng đọc các thông tin tiêu cực để tinh thần ổn định, lạc quan.

Tối 5/8, Thế Năng tự lấy mẫu test nhanh và thở phào khi thấy chỉ có một vạch đỏ xuất hiện. Ngày 18/8, anh tiếp tục thực hiện xét nghiệm PCR và nhận kết quả âm tính.

Dù đã cố gắng giữ khoảng cách, mẹ Thế Năng vẫn không may mắc Covid-19 sau 3 ngày anh phát hiện dương tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, các triệu chứng bà gặp phải nhẹ hơn, chủ yếu mất vị giác, khứu giác và mất ngủ. Khi Thế Năng âm tính với virus, bà cũng khỏi bệnh cùng thời điểm.

Quay lại giúp đỡ cộng đồng

Sau khi chính thức khỏi bệnh và tự cách ly thêm 5 ngày, Thế Năng quyết định trở lại hành trình hỗ trợ công tác chống dịch tại thành phố. Biết tin bệnh viện tại quận 8, cũng là nơi vị bác sĩ hỗ trợ anh thời gian qua làm việc, cần tình nguyện viên hỗ trợ điều phối việc tiêm vaccine cho người dân, anh không ngần ngại đăng ký.

"Vốn có ‘máu’ thiện nguyện trong người, gần một tháng ở nhà tôi cuồng chân lắm nên hết bệnh là đi liền. Tôi cũng tìm hiểu thông tin rằng sau khi F0 khỏi bệnh sẽ có kháng thể, khả năng tái nhiễm thấp".

clip_image024

clip_image026

Khỏi bệnh, chàng trai TP.HCM đến bệnh viện hỗ trợ công tác tiêm vaccine Covid-19.

 

Ban đầu, Thế Năng định đăng ký đi tình nguyện ở bệnh viên dã chiến, song anh không an tâm khi để mẹ đã cao tuổi ở nhà một mình. Vì vậy, anh lựa chọn hỗ trợ điều phối tiêm vaccine, có thể đi lại trong ngày.

"Có lần, tôi cùng đội đi tiêm vaccine lưu động cho các cụ già sống tại một ngôi chùa ở quận 8. Mọi người được tiêm phòng thì mừng lắm, liên tục cảm ơn các nhân viên y tế. Mỗi lần nghe một cụ khỏe mạnh, đủ điều kiện tiêm là tôi cũng vui, hạnh phúc lây và có thêm động lực cố gắng".

Sau khi chia sẻ câu chuyện của bản thân lên mạng, Thế Năng nhận được một số tin nhắn từ các bạn trẻ, có người là F0 đã khỏi bệnh ngỏ ý muốn tham gia hoạt động như anh.

"Lan tỏa tinh thần tình nguyện đến mọi người cũng là điều tôi muốn hướng tới. Đặc biệt là các bạn F0 đã khỏi bệnh, nếu còn trẻ, mong các bạn cân nhắc việc hỗ trợ đội ngũ tuyến đầu, để đại dịch mau chóng được dập tắt".

KHỐN NẠN TẬN CÙNG: LỪA ĐẢO NHỮNG ĐỒNG TIỀN EO NGẶT CỦA DÂN BẰNG VIỆC ĐI CHỢ HỘ ONLINE

FB Hoàng Nguyên Vũ

Thảo, bạn mình, gia đình hết thực phẩm. Phải ăn cơm với nước mắm suốt mấy ngày, trong khi nhà có bố bị bệnh nặng và trẻ nhỏ.

Nhờ phường mua thực phẩm, họ bảo sớm nhất là sau 3 ngày là có. Không chờ được, Thảo lên group “Thực phẩm Jangga” đặt mua với đơn hàng 632,000

Họ hứa trong sáng hôm sau, nhưng hai ngày, ba ngày trôi qua không thấy đâu. Tiền đã chuyển. Liên lạc lại thì đã bị chặn tất cả.

Thảo, chắc chắn không phải nạn nhân duy nhất.

Hôm nay báo Tuổi trẻ viết: “Chỉ trong vài ngày qua, người có tên tài khoản ngân hàng là Nguyễn Trung Nghĩa (số điện thoại là 0788622209) đã bị nhiều người dân tố lừa đảo số tiền lớn, có nạn nhân bị lừa đến vài triệu đồng. Nhiều người đã làm đơn tố cáo đối tượng này lên công an”

Dân tình đã khốn khổ đủ đường, dịch bệnh không kiếm ra được đồng tiền lại gặp những kẻ b.ất nhân thế này, không thể hiểu nổi.

Chắc chắn, cơ quan điều tra sẽ sớm tìm ra những kẻ này.

Tuy nhiên cũng cần xem lại cái việc “đi chợ hộ” của chính quyền địa phương cấp cơ sở hiện nay. Về bản chất: là cần, là tốt trong tình trạng dân giãn cách “ở đâu thì ở yên đấy”. Nhưng đi chợ mà hẹn “sớm nhất 3 ngày” thì thua.

Có một ông tổ dân phố khi tôi gọi điện thì con trai nghe, nói là bố đi vắng. Tôi nói thẳng: tôi đi phát từ thiện, không phải nhờ đi chợ hộ đâu, thì máy được chuyển đến cho ông ta ngay.

Đấy, cứ như này thì hỏi sao những kẻ b.ất nhân không lợi dụng mà lừa người dân? Bảo lo cho dân thì làm ơn lo cho có trách nhiệm chút đi mấy ông ạ!

clip_image028

TIỀN TRAO CHÁO… CHẶN

Tuổi Trẻ Cười, 05/09/2021

Khó được đi chợ hộ từ chính quyền, nhiều người vào các group trên mạng XH để tìm mua thực phẩm thiết yếu và không ít người bị lừa đảo.

Hình thức lừa đảo phổ biến là người bán rao những mặt hàng lương thực, thực phẩm mà người dân đang rất cần trên các group cư dân, thậm chí ngay trong những group "Đi chợ cho dân" của các phường, rồi chặn Facebook, Zalo, điện thoạ sau khi nhận tiền chuyển khoản của người mua hàng.

clip_image030

ĐI CHỢ HỘ (*)

FB Ký ức đại dịch

Ngày thứ 7 Thành phố triển khai mô hình “đi chợ hộ”, thực phẩm dự trữ trong nhà sắp cạn, có lúc gia đình mình còn không biết liệu có đủ mì gói ăn cầm hơi cho tới ngày nhận được hàng.

Trước đó, ngày 23/8, nhóm zalo phường gồm dân, tổ trưởng tổ dân phố và cán bộ phường sau một hồi hoạt động hết công suất cũng ra được danh sách 4 combo thực phẩm. Tạm ổn phần nội dung thì đụng phải giá cả. Mắc bà cố luôn, cao hơn 30 – 50% giá bán ở chợ Bà Chiểu gần nhà. Vợ mình phản ánh lên zalo, phường sau đó thêm vào 2 combo, giá tốt hơn mấy cái đầu. Gia đình tạm an tâm trông cậy vào “đi chợ hộ".

Trong lúc cả khu phố đang đợi hàng về, zalo nhảy ting ting các tin nhắn phường hỏi ý kiến dân. Mình và hàng xóm góp ý từ chuyện giá cả tới các món trong combo ít hợp lý ra sao… Phường phản hồi rằng quan điểm chung abc thế này, cần áp dụng xyz thế kia, bà con thông cảm vì phường không đủ thời gian và nhân lực làm theo yêu cầu riêng,… Lúc này, cả gia đình sáu người nhà mình gồm cả đứa con trai 9 tuổi chỉ ăn khoai lang và xôi muối đậu buổi sáng, trưa và tối chỉ dám nấu một món từ thực phẩm còn sót lại. Ăn bữa cơm mà nhớ thời chưa cấm chợ, rau, củ, quả, cá, thịt ngập trời chợ đầu mối sát nhà, giá lại bèo vô cùng. Mà chỉ tại trước ngày 23/8, lúc nghe tin “bộ đội đi chợ hộ dân”, mình đã không lo mua thực phẩm dự trữ nên giờ mới khốn đốn thế này.

Ngày thứ ba sau khi chốt đơn hàng, hai cán bộ phường mặc đồ phòng dịch kín mít đến thu tiền trước những hộ đặt qua giấy đăng ký, bỏ qua những hộ đặt online qua QR code như nhà mình. Tiền không được thu, combo vẫn chưa về tới cửa, gia đình mình và hàng xóm bắt đầu hoang mang thật sự. Trên zalo, công cuộc đi chợ hộ vẫn không ngừng xôn xao, combo tiếp tục thay đổi. “Chỉ việc đi chợ theo đúng combo đã không xuể rồi… Các hộ gia đình thông cảm cho tình hình chung…", tin nhắn của phường gửi đến.

Sau 7 ngày không thấy thực phẩm về, vợ mình bèn lên các nhóm bán đồ ăn tự phát. Hàng thì có nhưng nơi thì giá khiếp quá, nơi thì phải đặt cả một xe tải như thể đặt luôn cho cả khu phố mới chịu bán. Vài chỗ có giá tương đối, mình lại thấy không đáng tin, sợ bị lừa. Tủ lạnh lúc này đã cạn kiệt. May sao, trong lúc bất lực thì được bà con lối xóm chỉ cho “cái tiệm hé hé cửa” gần hẻm nhà có bán chui. Thế là sáng sớm, mình “xé rào” đến đó.

Giờ gia đình đã có đủ thực phẩm cho hai ngày, nhưng lại đứng trước nguy cơ hôi miệng, đau đầu. Kem đánh răng sắp hết, salonpas cho chứng đau đầu của một số thành viên trong nhà đã không còn. Chai nước tương chỉ còn vài giọt, pin cho cái điều khiển ti vi thì chập chờn. Combo “đi chợ hộ" không có mấy món này, và phường thì thông báo “không phụ trách mua các thực phẩm khác ngoài combo”. Không được ra khỏi nhà, con trai và mẹ mình chỉ có chiếc ti vi (không có nút bấm khởi động lẫn chuyển kênh) làm bạn. Nếu không bật được tivi, chắc nhà mình thành cái trung tâm tâm thần của hẻm mất. Cục pin tiểu nho nhỏ mấy ngày này bỗng dưng nắm giữ tinh thần của cả nhà, quan trọng không thua kém gì cái ăn. Thế mà chẳng combo nào có cục pin quyền lực ấy.

Trong lúc cả nhà tìm cách xử lý, zalo phường lại nhắn: sở dĩ có sự thay đổi combo thời gian qua là do bên nhà cung cấp Bách Hoá Xanh “không tiếp tục cung cấp được hàng như thỏa thuận ban đầu vì không có đủ hàng và không có đủ người làm”. “Bên phường cũng bị động và phụ thuộc… Nên UBND phường phải…”. Tin nhắn dài dằng dặc. Cả nhà chỉ còn biết hy vọng sớm có shipper đến giải cứu.

—–

Cảm ơn anh Sơn Phạm (TPHCM) đã gửi đến Ký ức đại dịch câu chuyện “đi chợ hộ” vào cuối tháng 8/2021. Ký ức đại dịch mong muốn tiếp tục nhận được những trải nghiệm, cảm xúc của các bạn về những ngày tháng kỳ lạ này.

clip_image032

clip_image034

clip_image036

CẢM THỨC VỀ ‘THIỆN NGUYỆN VÀ SỨ VỤ’

Phêrô Nguyễn Quang Phùng, C.Ss.R. – TGP Sài Gòn, 05/09/2021

clip_image038

TGPSG — Tất cả tu sĩ chúng tôi đều đang thi hành một Sứ Vụ chung, là phục vụ con người, xoa dịu nỗi đau mà mọi người đang gặp phải trong thời dịch bệnh này.

Thời gian thấm thoắt trôi, vậy là anh chị em tu sĩ thiện nguyện TGP. Sài Gòn đã phục vụ tại Bệnh viện Dã chiến số 16 được hơn nửa tháng. Hôm nay, nhân phút nghỉ ngơi để chuẩn bị ca trực tiếp theo, tôi muốn ghi lại một vài suy nghĩ của bản thân về công việc này.

Nhớ lại cách đây hơn 1 tháng (12/7), khi Văn phòng Tu sĩ của Tổng Giáo phận Sài Gòn đưa ra lời mời gọi các tu sĩ tham gia nhóm tu sĩ thiện nguyện phục vụ bệnh nhân Covid trong các bệnh viện, tôi và tất cả anh em Học viện đều cảm thấy háo hức đăng ký tham gia. Và một điều chắc chắn, niềm háo hức này có lẽ không chỉ có riêng nơi anh em chúng tôi, nhưng dường như là cùng một “nhịp đập” nơi phần đông các tu sĩ trong giáo phận.

Như một kết quả, sau lời mời gọi đưa ra, anh chị em tu sĩ đã tham gia đăng ký lên tới hàng trăm người, cách riêng anh em Học viện DCCT cũng tham gia đăng ký lên tới con số 70 người cho công việc này. Tuy nhiên, số lượng được chọn của mỗi Hội Dòng cũng bị giới hạn, bởi còn nhiều lý do và chương trình khác cần thực hiện trong thời dịch này.

Quả thế, khi nhìn thấy tinh thần hăng hái dấn thân nơi các tu sĩ trong môi trường bệnh viện, thì trong rất nhiều dấu hỏi được mọi người đặt ra, một chất vấn được xem xét đó là: các tu sĩ có phải là những người quá coi thường cơn dịch bệnh này hay không mà tham gia một cách dứt khoát đến thế?

Có lẽ không ai trong chúng tôi “vui tính” đến nỗi vô tư trả lời rằng “dịch bệnh này nhằm nhò gì!” bởi lẽ, tất cả những gì đã và đang diễn ra đều đang cho thấy sự nguy hiểm của dịch bệnh Covid kinh khủng đến như thế nào! Đối với cá nhân tôi và có lẽ với nhiều tu sĩ, khi điền tên mình vào bảng đăng kí tham gia phục vụ môi trường này, chúng tôi xác tín một điều rằng chúng tôi đang đi vào Sứ Vụ của Hội Thánh và của Hội Dòng mình thuộc về.

Đến khi anh chị em tu sĩ chúng tôi lên đường đến phục vụ trong các bệnh viện, có rất nhiều người yêu mến đã “phong tặng” chúng tôi những lời đầy yêu thương, nhưng cũng thật kiêu hãnh là: anh hùng, tuyến đầu… Nhưng tôi thiết nghĩ, những cách nói “tuyến đầu,” “tuyến sau,” “anh hùng” cũng chỉ nằm ở mặt ngôn ngữ mà thôi. Điều quan trọng hơn cả đối với chúng tôi, là được phục vụ anh chị em của mình đang bị tổn thương trong một thế giới đầy thương tích này, cụ thể là các bệnh nhân nhiễm Covid. Đó có thể coi là một trong những sứ vụ mà chúng tôi lãnh nhận trong thời điểm này.

Thật vậy, phục vụ bệnh nhân nhiễm Covid là một trong những sứ vụ mà tu sĩ chúng tôi lãnh nhận, bởi vì trong khi chúng tôi tham gia trong sứ vụ đặc biệt này, thì có rất rất nhiều anh chị em tu sĩ khác đã quên mình, hằng ngày len lỏi vào các khu dân cư, phòng trọ đang bị phong tỏa, nhằm hỗ trợ kịp thời cho anh chị em của mình đang đói khổ. Điều đó cho thấy tất cả tu sĩ chúng tôi đều đang thi hành một Sứ Vụ chung, là phục vụ con người, xoa dịu nỗi đau mà mọi người đang gặp phải trong thời dịch bệnh này.

Chúng tôi, những tu sĩ thiện nguyện, lên đường và đi đến phục vụ anh chị em đang đau khổ vì dịch bệnh Covid. Sự chọn lựa của chúng tôi chắc chắn khởi nguồn từ tinh thần tự nguyện của mỗi cá nhân, nhưng sâu sa hơn là sự thổn thức về sứ vụ của Hội Thánh và Hội Dòng dành cho những con người đang cần được chăm sóc, là các bệnh nhân nhiễm Covid. Chính sự tổng hoà từ tinh thần tự nguyện cá nhân, cảm thức sứ vụ của Hội Thánh và Hội Dòng cùng với niềm tin tưởng vào Ơn Chúa ban, anh chị em tu sĩ chúng tôi mới có đủ sức mạnh, tình yêu và hy vọng trong công việc đầy nguy hiểm, mà đa số dường như chưa từng có kinh nghiệm.

Và rồi, tới hôm nay, tôi đã cảm nghiệm được phần nào tinh thần “tự nguyện trong sứ vụ” khi mà bản thân tôi được trực tiếp phục vụ các bệnh nhân Covid nặng trong khu Hồi sức Tích cực. Trong môi trường đặc biệt này, nếu chỉ có tinh thần tự nguyện, mà không mang cảm thức về sứ vụ chăm lo cho người bị tổn thương, cùng niềm tin tưởng vào Ơn Chúa ban, thì có lẽ tôi không bao giờ có thể làm những công việc mà trước đây chỉ có thể nằm ở trong trí tưởng tượng. Nơi đây, tôi trực tiếp nhìn thấy, đụng chạm và cảm nhận những tổn thương của các bệnh nhân nhiễm Covid một cách cụ thể hơn bao giờ hết. Không tổn thương sao được khi mà các bệnh nhân nằm trong nỗi cô đơn và đau đớn khi giành giật từng hơi thở còn lại. Họ thiếu vắng sự chăm sóc trực tiếp của người thân yêu bên cạnh trong những giờ phút cuối cùng và thậm chí họ vĩnh viễn rời bỏ cõi đời trong một bầu khí lạnh lẽo, cô đơn, thiếu thốn…

Là tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, mang trong mình cảm thức của Hội Dòng là sẵn sàng đến với những con người bị tổn thương, việc phục vụ các bệnh nhân Covid nặng trong khu Hồi sức Tích cực đã cho tôi thêm tinh thần và động lực trên con đường thi hành sứ vụ. Quả thế, chính nơi đây bản thân tôi không chỉ được đóng góp một phần nào đó trong việc xoa dịu nỗi đau của anh chị em mình, nhưng thật sự còn cho tôi đi vào một kinh nghiệm về sự thổn thức của Hội Thánh, và cách riêng là Hội Dòng đối với những người bị tổn thương.

Tạ ơn Chúa đã ban cho tôi cơ hội này, như là một sự chuẩn bị cho sứ vụ rộng lớn, mà Hội Dòng và Hội Thánh đang chờ đợi chúng tôi trong tương lai.

Bệnh viện Dã chiến số 16, 31/8/2021
Tu sĩ Phêrô Nguyễn Quang Phùng, C.Ss.R.

Comments are closed.