Sài Gòn – Những ngày phong thành (65)

THÔNG TIN:

*Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thông tin về công văn đề nghị kỷ luật bác sĩ bỏ việc

https://tuoitre.vn/thu-truong-nguyen-truong-son-thong-tin-ve-cong-van-de-nghi-ky-luat-bac-si-bo-viec-20210909171845102.htm

*Bộ Y tế chưa có kế hoạch rút lực lượng khỏi TP.HCM

https://zingnews.vn/bo-y-te-chua-co-ke-hoach-rut-luc-luong-khoi-tphcm-post1260580.html

*Sở GD-ĐT TP HCM đề xuất phương án mở cửa trường học, cho học sinh trở lại trường

https://nld.com.vn/giao-duc-khoa-hoc/so-gd-dt-tp-hcm-de-xuat-phuong-an-cho-hoc-sinh-tro-lai-truong-20210909200838323.htm

*Sau ngày 15-9, TP HCM giãn cách xã hội gắn liền với "thẻ xanh Covid-19"?

https://nld.com.vn/suc-khoe/sau-ngay-15-9-tp-hcm-gian-cach-xa-hoi-gan-lien-voi-the-xanh-covid-19-20210909203716292.htm

*Ai đủ điều kiện có ‘thẻ xanh COVID-19’ ở TP.HCM và được làm gì?

https://tuoitre.vn/ai-du-dieu-kien-co-the-xanh-covid-19-o-tp-hcm-va-duoc-lam-gi-20210909210940443.htm

*Tại sao đã tiêm vắc xin nhưng Sổ sức khỏe điện tử thông báo chưa?

https://tuoitre.vn/tai-sao-da-tiem-vac-xin-nhung-so-suc-khoe-dien-tu-thong-bao-chua-20210909130416267.htm

*Hàng ăn uống ở TP.HCM vẫn chưa thể mở lại ngay

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/hang-an-uong-o-tp-hcm-van-chua-the-mo-lai-ngay-773365.html

*Xem xét cơ chế phụ cấp mới cho nhân viên y tế chống dịch

https://vnexpress.net/xem-xet-co-che-phu-cap-moi-cho-nhan-vien-y-te-chong-dich-4353960.html

*Bình Phước đề nghị dừng nhận người ăn xin, lang thang từ TP.HCM

https://zingnews.vn/binh-phuoc-de-nghi-dung-nhan-nguoi-an-xin-lang-thang-tu-tphcm-post1261141.html

COVID & SÀI GÒN – HÀ NỘI

FB Truong Huy San

Ngoài 500 nghìn liều Sinopharm cho Hải Phòng mượn, trong tổng số 5 triệu liều Sinopharm có được, Thành phố Hồ Chí Minh đã chia cho Bình Dương 1 triệu liều; Đồng Nai 500 ngàn liều (tỉnh này đang đề nghị thêm 500 ngàn); Long An 500 ngàn liều; Tây Ninh 200 ngàn liều.

Thái độ của người dân Sài Gòn với Sinopharm có thể cũng là một lý do. Nhưng tôi nghĩ, lãnh đạo Thành phố nhìn thấy vấn đề ở khía cạnh lớn hơn như thế.

Đầu tháng 6-2021, khi Đồng Nai quyết định cách li 21 ngày với những người về từ Sài Gòn, khủng hoảng nhân sự lập tức xảy ra cho Thành phố. Không chỉ 3 tỉnh giáp ranh Bình Dương, Đồng Nai, Long An… nếu nguồn cung ứng nhân lực và hàng hoá từ các địa phương khác không thể đến Sài Gòn, Thành phố sẽ bị cô lập và có khả năng tê liệt. Cả trong chống dịch, Sài Gòn không thể “sống sót” một mình.

Lâu nay, kết nối vùng diễn ra theo những quy luật tự nhiên của thị trường và xã hội. Giờ đây, các quy luật đó đang bị vô hiệu hóa bởi Covid, muốn cùng thoát ra khỏi dịch, cần có những nhà lãnh đạo nhận thấy, khởi xướng, để cùng chống dịch bằng sức mạnh của vùng.

Hy vọng, sau khi thiết lập được trạng thái bình thường, những lãnh đạo ít bị tác động bởi lợi ích cá nhân như Bí thư Nguyễn Văn Nên nhận ra thêm, ngay cả các tỉnh đã không thể nào cát cứ, nói chi tới trong một đô thị lại có thể cát cứ từng quận, từng phường. Hy vọng là ông sẽ có cách tiếp cận mới hơn để xây dựng chính quyền đô thị ở Sài Gòn, coi Sài Gòn như đô thị. Hy vọng ông cũng có hướng xử lý cái “quái thai” được gọi là “thành phố Thủ Đức”, một kiểu tư duy hành chánh và phân chia dự án như thời nhập Hà Tây vào Hà Nội.

Chính quyền TP HCM không phải ban đầu không có những sai lầm, rất tiếc là Hà Nội đi sau đã không hề rút ra những bài học mà TP HCM đã sửa.

Chiều qua, người ta cho khóa kín ngõ 56 Đặng Xuân Bảng, quận Hoàng Mai, nơi có 10 gia đình đang sống. Và, hơn hai tuần trước, một hàng rào tôn được dựng lên trong đêm, dài 200m, cách ngăn thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì) với phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai). Rất may là nó chỉ tồn tại không quá 50 tiếng.

Con Covid và cả cư dân đô thị không bao giờ phân biệt ranh giới phường hay quận. Trên cái ngõ 54 Ngọc Hồi từng bị ngăn cách bởi bức tường tôn ấy, dân chúng từ bên này đường có thể sang bên kia mua tạp hóa hay mua thuốc khi ốm đau, họ không quan tâm là đang đi từ quận Hoàng Mai qua tới Thanh Trì. Có khi cùng quận cùng phường mà xa vùng dịch hơn là người cư ngụ trên phần đất của phường và quận khác.

Sở dĩ Hà Nội bị băm nát như hiện nay còn vì sự sợ hãi và máy móc của lãnh đạo quận, phường. Khi cấp trên nói “phường xã là pháo đài”, thay vì hiểu theo nghĩa phải đảm bảo tính vững chắc của những vùng an toàn, lại hiểu rất… thành thật, “pháo đài là lô cốt”. Khi lãnh đạo cấp trên bắt đầu tính đến việc tham khảo những bài học chống dịch của nước ngoài, lãnh đạo cơ sở có lẽ đã dịch tiếng Anh “lockdown” là… khóa tuốt.

Nhìn những làn xe containers nối đuôi nhau chờ xét giấy ở Pháp Vân, tự hỏi, sao Hà Nội không nhìn thấy dòng hàng hóa đang lưu thông đó là một phần trong nhịp sống của mình. TP HCM chia sẻ vaccine với các tỉnh giáp ranh không phải là một lựa chọn khó khăn. Cái khó khăn hơn là không để tư duy mình bị lô cốt hóa trong một địa phương, không đặt lên đầu mình cái ghế.

Cầu mong Hà Nội không phải đối diện với thảm họa như Sài Gòn. Nhưng, hãy nhớ "thành tích" chống dịch năm qua, để thấy, không phải nơi nào dịch không tàn phá cũng do những gì bây giờ đang làm là đúng.

clip_image002

clip_image004

clip_image006

VIỆT NAM CHỌN ‘TRƯỜNG PHÁI’ NÀO?

FB Sài Gòn Báo

Đến thời điểm này, về cơ bản, có hai mô hình phòng chống dịch có vẻ đang đưa đến thành công. Đó là mô hình của Trung Quốc và mô hình của nhiều nước phương Tây.

Mô hình của Trung Quốc là phát hiện tức thì; truy vết và cách ly triệt để; dập dịch nhanh chóng để đạt được trạng thái zero-COVID.

Mô hình của các nước phương Tây là tìm mọi cách giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch COVID-19; nhanh chóng tạo ra miễn dịch cộng đồng; thực hiện các điều chỉnh cần thiết để sống chung an toàn với COVID-19.

Tuy nhiên, hai mô hình nói trên đều có những điểm chung. Và hai điểm chung quan trọng nhất là: 1. Chiến lược tiêm chủng nhanh chóng, hiệu quả; 2. Áp dụng tối đa công nghệ 4.0 vào cuộc chiến phòng chống dịch.

Các nước phương Tây có đầy đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính để áp dụng mô hình của Trung Quốc, nhưng họ lại không có điều kiện về thể chế để làm điều đó.

Ngược lại, Việt Nam có điều kiện về thể chế để áp dụng mô hình của Trung Quốc, nhưng có vẻ Việt Nam chưa chắc đã có đầy đủ năng lực về kỹ thuật và tài chính.

Chống lây nhiễm là để khống chế sự bùng phát làm cho ngành y tế bị quá tải, người bệnh không được cứu chữa kịp thời, chứ không phải để đạt được trạng thái zero-COVID.

Cố gắng đạt được trạng thái zero-COVID không chỉ bất khả thi về mặt kỹ thuật, mà còn làm suy kiệt mọi nguồn lực và làm đổ vỡ nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam đeo đuổi.

clip_image008

Tôi nghĩ

CÔNG BỐ DANH SÁCH NGƯỜI NHẬN HỖ TRỢ

FB Kiều Hồng Sơn

Mỗi khi MTTQ kêu gọi ủng hộ người dân vùng bão lũ, thiên tai thấy thôn khối nào cũng đọc to danh sách người ủng hộ. Không chỉ đọc tên mà còn nêu rõ ông A ủng hộ 50.000đ, bà B ủng hộ 20.000₫, chị C ủng hộ 100.000₫. Loa thôn khối reo vang nhiều lần bản tin ấm áp nhưng chứa nhiều ý nghĩa kia.

Từ kinh nghiệm này chẳng biết có nên công bố danh sách hộ dân, người lao động nào được nhà nước hỗ trợ khi gặp hoạn nạn khi thiên tai, dịch bệnh hay không? Trong cơn đại nạn vì covid 19 tuy nhà nước đã thông báo các gói cứu trợ lần 1, lần 2 nhưng nhiều người dân vẫn kêu là chưa được nhận. Thậm chí nhiều nơi người dân còn căng biển, làm clip để minh chứng người nào, những ai và địa chỉ thiệt thòi vì chưa nhận được tiền cứu trợ.

Thực tế cho thấy đã từng xảy ra tình trạng cắt, cúp, bớt, xén tiền cứu trợ của người dân. Thêm nữa tiếng kêu của người dân về thiệt thòi, khổ sở, khó khăn vì không nhận được sự hỗ trợ của chính phủ cũng đang luôn tồn tại. Do đó tính đến chuyện công khai danh sách người nhận hỗ trợ của chính phủ là việc nên làm, việc cần làm.

Chỉ khó hiểu và đáng tiếc là chẳng rõ vì sao chúng ta không "hiện đại hóa", và số hóa, 4.0 hóa được việc phát tiền, trong khi quản lý dân cư, quản lý con người của ta thì chặt chẽ, gần như chẳng để lọt một cư trú nào. Một khi trao, phát qua dữ liệu CMND và tài khoản thì mọi việc không chỉ đơn giản, dễ giàng mà các sai sót, nhầm lẫn khó xảy ra.

Một việc nhỏ nhưng thiết nghĩ đem lại niềm tin lớn cho nhân dân, bởi tính công khai, minh bạch của nó. Câu hỏi khó của người dân với chủ tịch Thành phố HCM trong giao lưu trực tuyến rằng "bầu cử thì 100%, nhưng hỗ trợ dân lại bỏ sót" là một gợi ý về phẩm giá chính trị cần quan tâm.

Tại sao không?

CHÚNG TA CẦN ĐÒI “SAO KÊ” CỦA MẶT TRẬN TỔ QUỐC VÀ CÁC BỘ, NGÀNH

“Vườn sao kê” cần kể tên thêm rất nhiều bộ, ngành khác nữa.

Nguyên Sa – Luật Khoa, 9/9/2021

clip_image010

Bỏ qua nghi vấn rằng những ồn ào về hoạt động từ thiện của nghệ sĩ được khơi ra nhằm đánh lạc hướng người dân khỏi thực trạng chống dịch thảm hại, tôi nghĩ việc hai chữ “sao kê” trở thành “trend” như mấy ngày vừa qua là một chuyện tích cực.

Chuyện này tích cực ở hai điểm. Thứ nhất, nó tạo ra áp lực khiến cho những ai đã, đang, và sẽ dùng uy tín cá nhân để kêu gọi quyên góp với mục đích làm từ thiện phải chấn chỉnh hành vi của mình. Thứ hai, với sự lan tỏa rộng khắp trên nhiều nền tảng, tiếp cận được người dân thuộc nhiều lứa tuổi, ở nhiều vùng miền, công chúng Việt Nam đang trao đổi một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng: đã nhận tiền của người khác thì phải có trách nhiệm báo cáo thu chi minh bạch.

Trách nhiệm đó được gọi là trách nhiệm giải trình (accountability). Khi anh kêu gọi, chúng tôi giao niềm tin và tiền bạc của mình cho anh, anh không chỉ có trách nhiệm hoàn thành điều mình hứa là sẽ làm, mà còn có trách nhiệm thông báo lại cho chúng tôi nữa. Đó là nguyên tắc căn bản của một giao dịch dân sự.

Làn sóng đòi nghệ sĩ báo cáo thu chi tiền từ thiện nhắc chúng ta nhớ đến một cái tên lớn lâu nay tự xưng là “địa chỉ đỏ” của tấm lòng từ thiện trên toàn quốc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [1] Bạn có từng thấy tổ chức này trình ra một bản sao kê nào bao giờ chưa?

Năm 2021, khoản tiền mà ngân sách nhà nước cấp cho Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam là hơn 103 tỷ đồng. [2] Số tiền này được dùng để làm gì? Không người dân nào biết, vì Mặt trận không công khai. Trên Cổng Công khai Ngân sách Nhà nước, trong số 10/56 bộ, ngành đã nộp kế hoạch chi tiêu ngân sách năm 2021, không có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. [3] Năm 2020 cũng không có. Năm 2019 cũng vậy. Mà đấy mới chỉ là Ủy ban Trung ương, chưa tính các tổ chức Mặt trận ở địa phương.

Mặt trận Tổ quốc có vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Với nghĩa vụ này, họ là cơ quan đầu mối để vận động, kêu gọi toàn dân đóng góp mỗi khi có dịp. Chắc bạn không xa lạ với các đợt quyên góp hỗ trợ miền Trung mỗi mùa lũ, hay gần đây nhất là kêu gọi đóng góp ủng hộ công tác chống dịch COVID-19, trong đó có quỹ vaccine. Bạn có được thông báo gì về cách mà mặt trận sử dụng những số tiền này không?

Theo thống kê của chính MTTQ, chỉ tính từ ngày 1/5 đến ngày 30/7/2021, số tiền mà các cá nhân, tổ chức ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch qua hệ thống MTTQ trung ương và địa phương là hơn 6.854 tỷ đồng. MTTQ chỉ báo cáo sử dụng số tiền này qua một đoạn văn năm dòng trong một bài viết chưa đến 400 chữ. [4] Trên website của Ủy ban Trung ương MTTQ, không có mục nào đề cập đến hai chữ “sao kê”.

Kiểm tra ngẫu nhiên hai bản “báo cáo hoạt động công tác mặt trận” trên trang web của Ủy ban MTTQ tỉnh Yên Bái (2020), và tỉnh Bắc Kạn (2018), có thể thấy những bản báo cáo này được soạn theo cùng một mẫu file word (tập tin văn bản) rập khuôn. [5][6] Trong những bản “sao kê” có rất nhiều khẩu hiệu này, những khoản chi hàng chục, hàng trăm triệu đồng được liệt kê dưới phần chú thích với cỡ chữ li ti: Làm đường bê tông, 100 triệu đồng; xây nhà văn hóa, 41 triệu đồng; hỗ trợ 35 hộ tại 7 huyện, 100 triệu đồng; hỗ trợ 65 hộ, 198 triệu đồng v.v. Chúng ta phải dựa vào đâu để tin những con số khơi khơi này là thật?

Cơn sốt đòi nghệ sĩ sao kê hiện nay có thể sẽ khiến mỗi người chúng ta có trách nhiệm hơn với những khoản tiền đóng góp của mình sau này. Cụ thể là luôn yêu cầu trách nhiệm giải trình từ phía người nhận tiền, không chỉ sau khi giải ngân, mà là từ trước đó. Tôi hy vọng bài học ấy sẽ được nhớ lâu, và sẽ được áp dụng đối với cả những cơ quan nhà nước mà trong đó Mặt trận Tổ quốc chỉ là một con sâu nhỏ.

Để nói cho rõ, thứ chúng ta cần không phải là những tập sao kê nghìn trang, mà là một quy trình báo cáo công khai, do các tổ chức độc lập và chuyên nghiệp giám sát.

Có được các tổ chức độc lập trong thể chế Việt Nam coi bộ khó. Nên vẫn phải phiền đến các công dân hay bị chê là “dân trí thấp” như bạn.

Hãy giám sát thử.

Bạn có biết bộ nào đang dùng nhiều tiền ngân sách nhất trong năm nay không? Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. [7] Hai siêu bộ này lần lượt được phát 171 nghìn tỷ và 96 nghìn tỷ để chi tiêu, và 90% trong số tiền đó được dùng để chi thường xuyên, tức là chi phí vận hành, trả lương ngày qua ngày cho cán bộ (một bộ phận trong số các cán bộ đó rất thích sách nhiễu bạn).

Bạn có biết là hai bộ dùng nhiều tiền nhất này thậm chí còn không nằm trong danh sách các bộ, ngành cần công khai kế hoạch chi tiêu không? Tên của hai bộ này biến mất một cách bí ẩn khi Bộ Tài chính công bố kế hoạch công khai dự toán ngân sách năm 2021. [8] Bạn cũng có thể kiểm chứng việc này bằng cách vào Cổng Công khai Ngân sách Nhà nước ở địa chỉ: https://ckns.mof.gov.vn, mục Công khai ngân sách các bộ/cơ quan trung ương -> Dự toán năm 2021 để tìm. Chẳng thấy hai bộ ấy đâu.

Mỗi ngày, tại Việt Nam, người dân đang đóng đến hơn một chục loại thuế, phí khác nhau để tạo nên một cái kho bạc gọi là ngân sách nhà nước. Vậy mà mãi đến năm 2015 thì mới có luật yêu cầu công khai phương án phân bổ ngân sách cho người dân biết trước khi phê duyệt. [9] Trước đó, các bản dự toán chi tiêu này được đóng dấu mật. Bạn không có quyền biết tiền của bạn được dùng để làm gì.

Chuyện vô lý đến vậy mà mới chỉ được sửa cách đây vài năm. Và mọi chuyện sẽ không được sửa thêm nếu như bạn không thèm quan tâm đến. Trách nhiệm giải trình là một thứ gây mệt mỏi, người ta sẽ không tự dưng nhận lấy. Chúng ta phải đòi hỏi.

Như cách hôm nay bạn đang góp tiếng đòi các nghệ sĩ trình sao kê tiền từ thiện, hãy góp tiếng lớn hơn nữa để đòi hỏi các cơ quan chính quyền công khai thu – chi ngân sách, đòi Mặt trận Tổ quốc báo cáo về những khoản tiền bao năm qua người dân gửi về, đòi ban điều hành quỹ vaccine trình ra xem tiền người dân đóng vào quỹ đó giờ về nơi đâu rồi.

Có thể bạn nghĩ rằng các cơ quan chính quyền vừa xa lại vừa như tượng đá, bạn nói chẳng hề hấn gì, nhưng nếu như sự quan tâm của chúng ta cũng mãnh liệt và rộng khắp như cách ta đòi Trấn Thành trình sao kê mấy ngày qua, có khi các bộ, ngành lâu nay đã không dễ dàng lấy tiền đi xây tượng đài như thế.

Chú thích:

1.  “Mặt trận Tổ quốc là địa chỉ đỏ của tấm lòng từ thiện.” (2020, December 9). Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. http://mattran.org.vn/hoat-dong/mat-tran-to-quoc-la-dia-chi-do-cua-tam-long-tu-thien-35660.html

2.   Kế hoạch phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 (Nghị quyết 129/2020/QH14 của Quốc hội, ban hành 13/11/2020. https://luatvietnam.vn/tai-chinh/nghi-quyet-129-2020-qh14-phan-bo-ngan-sach-trung-uong-nam-2021-194690-d1.html

3.  Cổng Công khai Ngân sách Nhà nước. https://ckns.mof.gov.vn/SitePages/home.aspx

4.  UBTƯ MTTQ Việt Nam hỗ trợ 1,7 triệu suất ăn cho bà con có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh, thành phố phía Nam. (2021, August 3). Uỷ Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam. http://mattran.org.vn/hoat-dong/ubtu-mttq-viet-nam-ho-tro-17-trieu-suat-an-cho-ba-con-co-hoan-canh-kho-khan-tai-cac-tinh-thanh-pho-phia-nam-38998.html

5.  Báo cáo kinh tế xã hội 2020. UB MTTQ Tỉnh Yên Bái. https://ubmttq.yenbai.gov.vn/noidung/ktxh/Pages/bao-cao-KTXH.aspx?ItemID=103

6. Báo cáo Kết quả công tác vận động và sử dụng Quỹ Cứu trợ năm 2017, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2018. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Yên Bái. https://ubmttq.backan.gov.vn/VanBanUp/BC465.doc

7.  Xem [2]

8.  Quyết định của Bộ Tài chính về việc công bố công khai dự toán ngân sách nhà nước 2021 (Quyết định 1927/QĐ-BTC, ban hành tháng 12/2020). https://luatvietnam.vn/tai-chinh/quyet-dinh-1927-qd-btc-cong-khai-du-toan-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2021-195081-d1.html

9.  Luật Ngân sách Nhà nước năm 2015: Tăng cường công khai, minh bạch ngân sách. (2015, October 13). TapChiTaiChinh. https://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu–trao-doi/trao-doi-binh-luan/luat-ngan-sach-nha-nuoc-nam-2015-tang-cuong-cong-khai-minh-bach-ngan-sach-101523.html

 

BIẾT ĐÂU SẼ CÓ NGÀY TÔI ĐẦU HÀNG” (*)

FB Lê Nguyễn Hương Trà

Trong diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều tỉnh thành đặc biệt là điểm nóng Tp.HCM đang xảy ra hiện tượng Y bác sĩ bỏ việc. Ngày 4/9, thứ trưởng BYT Nguyễn Trường Sơn ký công văn gửi xuống, trong đó có đề nghị biện pháp nặng nhất là tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề.

Việc này đang gây nhiều bức xúc cho đội ngũ NVYT ở các BV công.

——–

Nếu như các đợt dịch lần 1,2 và 3 đội ngũ hỗ trợ chống dịch chủ yếu là tình nguyện, thì trong đợt bùng phát thứ 4 này hầu hết NVYT tuyến đầu là từ các BV phân công; Tức lên danh sách bắt buộc đi hết kể cả trưởng, phó khoa – ngoại trừ các trường hợp có con nhỏ dưới 2 tuổi, vợ/chồng được xác nhận đang đi BV dã chiến, hoặc có bệnh nền đang điều trị như ung thư.

Nhóm này về thì nhóm khác đi, văn bản phân công là 05 tuần; về thì cách ly 07 ngày xong đi làm và chờ tua tiếp. Mới đây tân giám đốc Sở YT Tp.HCM Tăng Chí Thượng đề xuất tăng lên 06 tuần nhưng bị phản đối quá nên hiện vẫn là 05 tuần/đợt phục vụ.

Tuy nhiên, thực tế công việc tại các BV ít vì cả thành phố giờ chữa mỗi covid, nên có những người đi BV dã chiến 03 tháng chưa về.

.

Về phân công nhân sự mới nhất (4/9) cho Tp.HCM cũng của ông Sơn thứ trưởng BYT. Thì, mỗi bác sĩ và điều dưỡng hàng ngày phải quản lý và chăm sóc từ 140 – 150 bệnh nhân, với mỗi tua làm việc từ 8 – 10 tiếng/ngày, trực cấp cứu 12 tiếng/ngày và đều trong điều kiện đồ bảo hộ kín mít dễ gây mất nước, kiệt sức; và gần như ngủ cũng mang cả khẩu trang.

Nhiều thứ bất hợp lý đang làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tinh thần của NVYT đang phục vụ tại tuyến đầu!

——–

Về đời sống, NVYT được phát cơm hộp với suất ăn hiện đang chế độ 120.000 đồng/ngày.

Một BS đang ở BV dã chiến cho hay.

“NVYT chúng tôi ăn thế này [hình] trong khu cấp cứu F0 đây: 1 phần cơm, 1 ít thịt/cá kho, 1 bọc nylon nho nhỏ đựng canh rau cho trưa và chiều; sáng được cái bánh ngọt. Muốn ăn gì thêm thì nhà tiếp tế lên, nên cũng không biết mình được 120k tiền ăn/ngày.

Nhóm Y-BS đội tôi có ngày không có gì ăn, ra hỏi thì bảo buổi sáng không đăng ký cơm thì không có. Bs đội trưởng làm dữ lên thì được bảo phải ký tên nhận 04 phần cơm, mấy bạn y tá vừa ăn vừa khóc. Tức cái là những ngày trước vẫn phát cơm, chứ ăn ngày nào báo ngày đó thì không nói làm gì.

NVYT làm việc chống dịch cho địa phương mà phát cơm như phát chẩn, lại còn bắt ký tên. Lúc nào anh em cũng tự động viên nhau ráng lên, chúng ta đang đi chống dịch!”.

Lý do NVYT bỏ việc ngoài ra còn nhiều vô vàn, có người thì nhà con nhỏ hoặc cha mẹ già không đi chống dịch được, cũng có người sợ…vv.

.

Một bác sĩ viết trên trang cá nhân.

“Trước khi trừng phạt những NVYT có ý định từ bỏ cuộc chiến không cân sức này, xin hỏi BYT đã có một khoản chu cấp nào đáng kể từ đầu dịch đến giờ cho họ yên tâm làm việc không? Và nếu có, nó cũng không phải là điều kiện ràng buộc họ phải ném mình vào nơi cực kỳ nguy hiểm như vậy? Tôi chưa bỏ cuộc, nhưng sẽ không dám lên án đồng nghiệp nào rũ áo. Còn chúc họ và gia đình bình an, vì biết đâu sẽ có ngày tôi đầu hàng?”.

[Hình ảnh] tại tuyến đầu của Tp.HCM.

clip_image012

clip_image014

clip_image016

clip_image018

clip_image020

clip_image022

clip_image024

clip_image026

clip_image028

(*) Nhan đề của Văn Việt.

TẦM NHÌN XA

FB Nguyen Pham Xuan

Trong hệ thống bộ máy nhà nước của ta, các Bộ là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất về lĩnh vực của mình. Nhưng nhìn vào thực tiễn cuộc sống thì nói thực có cảm tưởng rất rõ là các Bộ quản lý yếu kém, vừa không có chiến lược đường dài, vừa không có sách lược ứng phó với những tình huống khủng hoảng. Điều này trong cơn đại dịch Covid 19 càng thấy lộ ra.

Ngành Y thì đã thấy rõ. Từ khi dịch bùng phát nước ta lẽ ra Bộ Y tế đã phải có kế hoạch, phương án ngay từ đầu dự đoán được diễn biến của bệnh và đề ra những biện pháp chống đỡ, cứu chữa. Nhưng ngay từ đầu biện pháp chỉ là phong tỏa, cách ly, không hề nghĩ đến vaccine, nên chậm chân với thế giới, giờ phải chạy đôn chạy đáo xin xỏ, vay mượn, giật tạm. Thế là làm khổ cả người ngành Y cả người dân.

Ngành Giáo dục cũng vậy. Đã biết dịch bệnh hoành hành hai năm nay, nhất là năm nay, vào niên khóa mới sẽ gặp khó khăn lớn, và lớn nhất là phải học ở nhà theo cách trực tuyến. Nhưng Bộ chỉ lo trực tuyến là máy tính, đường truyền, mà không có ai nghĩ ra được cách là dạy học trên truyền hình. Mà truyền hình đã có kinh nghiệm việc này qua nhiều năm có các chương trình dạy ôn thi cho học sinh trên tivi. Bộ không nghĩ ra nên không chuẩn bị phương án từ sớm. Lẽ ra nếu có tầm nhìn xa thì ngay khi kết thúc năm học trước Bộ đã phải có hai phương án cho năm học mới là học bình thường và học khác thường. Trong học khác thường thì có phương án học trực tuyến và học tivi. Nhưng phương án học tivi không có. Chỉ khi năm học mới bắt đầu, có người lên tiếng thì vừa rồi Bộ mới nghĩ và Chính phủ mới lên tiếng.

Và như vậy trong việc của bộ Y, bộ Dục gặp đâu hay đấy, Chính phủ cũng có lỗi. Hoạt động của chính phủ là gì nếu không phải là hoạt động của các Bộ làm tốt phần việc của mình để mọi mặt cuộc sống của đất nước diễn ra tốt. Mà để các Bộ và Chính phủ hoạt động tốt thì một điều quan trọng nhất là phải có tầm nhìn xa trông rộng ở cấp Bộ và cấp Chính phủ trong dài kỳ cũng như trong những tình trạng cấp bách.

Khổ cho đất nước tôi, nhìn thêm từ một việc của bộ Dục.

clip_image030

clip_image032

TUYỆT VỜI VTV

FB Quan Thế Dân

Tôi dám chắc đoàn nào trước khi vào vùng dịch đều được dặn dò không được đưa tin gì nhé, không thì bị bế đi đấy. Thế là mặc cho tình hình dịch bệnh ác liệt, người chết hàng nghìn mà trên truyền thông toàn thấy nhân viên y tế tạo dáng yêu thương, ăn ở khách sạn, như một cuộc dạo chơi. Nhân viên y tế nào xúc cảm quá thì chỉ dám đăng stt bâng quơ, nói bóng gió hoặc đêm đăng sáng hôm sau gỡ. Thật là kỳ lạ. Người ta muốn nhân viên y tế cứ ngậm miệng lẳng lặng dọn dẹp vụ dịch này như nó chưa từng xảy ra.

Chỉ đến khi byt ra cái văn bản đe rút chứng chỉ hành nghề những ai mệt quá xin nghỉ việc thì dân y mới không còn im lặng nữa. Các trang mạng y khoa đăng nhiều bài phản ánh những cực khổ hy sinh mà nhân viên y tế âm thầm chịu lâu nay. Phải nói ra thì xã hội mới biết mà thông cảm. Phải nói ra thì mọi người mới biết dịch không phải là lễ hội mà chỉ cần soạn một bài diễn văn thật mùi là xong.

Và thật đúng lúc, bộ phim tài liệu siêu bom tấn của VTV đã nổ ra. Một bộ phim chân thật, không một lời bình, cảnh thật, người thật không che. Cực kỳ xúc động như thực tế nó vốn vậy. Từ nay mọi người được nhìn thấy những khắc nghiệt mà nhân viên y tế đang đối mặt hàng ngày.

Cá nhân tôi cũng được giải tỏa, những gì mà tôi vất vả tìm cách phản ánh thì không bằng một góc rất nhỏ mà phóng sự trên đã tường minh. Yêu VTV.

Đi siêu thị chút để lấy lại cân bằng cuộc sống.

Có thể là hình ảnh về 1 người và trong nhà

RANH GIỚI – K1 – BV HÙNG VƯƠNG

FB Huy Nguyen

Tôi dành 50 phút xem hết phóng sự RANH GIỚI ghi lại những khoảnh khắc khốc liệt ở khu K1, bệnh viện HÙNG VƯƠNG, SÀI GÒN đang điều trị cho các bệnh nhân Covid là sản phụ. Tôi dùng từ khốc liệt vì nó thật sự giống như một cuộc chiến. Một cuộc chiến không tiếng súng nhưng ranh giới giữa sống và chết chỉ trong tích tắc. Đó là một phóng sự không lời bình, và có thể cũng chẳng cần đến kịch bản bởi những hình ảnh, những mẩu chuyện đã nói lên tất cả về sự khốc liệt của cuộc chiến này mà không cần bất cứ một lời bình nào cả. Đó là một phóng sự xuất sắc.

Một sản phụ khó thở không thể tự ngồi, nhưng nếu nằm thì phổi sẽ xẹp, oxy trong máu vì vậy mà tụt lúc nào không hay.

Một bác sĩ nhắc một sản phụ rằng chị phải thở. Thở cho chị và thở cho con của chị

Một cuộc điện thoại mà bác sĩ kết nối với người chồng của bệnh nhân để thông báo: Chúng tôi bắt buộc phải cứu mẹ cháu bé, và chúng tôi xin lỗi không có cơ hội chọn cả 2.

Một sản phụ khác được bác sĩ kết nối với gia đình trước khi được lắp nội khí quản. Sự kết nối này như cũng là sự đánh dấu cho một ranh giới sinh tử. Cuộc gọi như là một lời từ biệt nếu chẳng may người bệnh không qua khỏi.

Rồi cả khoảnh khắc các bác sĩ, hộ lý, kỹ thuật viên gây mê hồi sức đứng thần người ra sau một nỗ lực bất thành. Thần chết đã mang thêm một bệnh nhân ra đi.

Tất cả đều liên quan đến THỞ. Khi con người rơi vào tình trạng thiếu oxy, có lẽ, mọi nỗi đau khác đều bị quên đi và cái duy nhất họ cần là được thở.

Đã hơn 2 tháng kể từ ngày Sài Gòn rơi vào khủng hoảng, lần đầu tiên chúng ta được xem một phóng sự về sự khốc liệt về cuộc chiến với Covid thông qua một kênh chính thống trên VTV1. Phóng sự chỉ là một góc rất nhỏ trong một bệnh viện, chưa thể mô tả hết được sự khốc liệt của hầu hết các bệnh viện đang quá tải về thiết bị y tế, thiếu nhân lực của toàn bộ Sài Gòn và Bình Dương. Đã hai tháng qua, ngày nào cũng xuất hiện những avatar màu đen trên friendlist ở facebook của tôi. Những sự ra đi trong im lặng. Những sự ra đi không lời giã từ.

Hơn một năm nay tôi vẫn theo dõi tình hình dịch bệnh ở thế giới qua các con số thống kê, qua những báo cáo khoa học và cả việc cập nhật từ bạn bè, đồng nghiệp. Do tính chất công việc, tuần nào tôi cũng có các cuộc họp với đồng nghiệp ở Mỹ, ở Anh, ở Hà Lan, Indonesia, Pakistan, Philippines và nhiều nước khác. Bắt đầu mỗi buổi họp thường là câu hỏi thường trực: "Tình hình covid ở nước mày thế nào?". Đa số là tệ. Những đồng nghiệp của tôi ở các nước đã làm việc ở nhà hơn 1 năm rồi, và họ còn chịu cảnh bị lockdown sớm hơn chúng ta nhiều tháng. Điều may mắn hơn với họ có lẽ là được tiếp cận với nhu yếu phẩm hàng ngày. Tuy nhiên tình hình có vẻ chẳng khá hơn. Nước Mỹ sau khi tiêm chủng đại trà đạt một tỷ lệ lớn thì cứ tưởng đã an toàn nhưng hiện nay họ đang dẫn đầu về ca nhiễm mới mỗi ngày. Bạn tôi ở Hà Lan mới nhắn: "Tao bị lockdown lại rồi". Vậy là, chúng ta, loài người chưa khống chế được Covid và càng không thể loại bỏ nó khỏi cuộc sống loài người.

Những hình ảnh và các câu chuyện ở trên cho chúng ta thấy rằng cuộc chiến này còn vô cùng khốc liệt, và ngày khải hoàn còn ở rất xa. Hãy tự bảo vệ bạn, bảo vệ người thân của bạn. Hãy tránh tiếp xúc đông người và hãy ở nhà nếu bạn đang ở vùng nguy hiểm.

Tôi trân trọng và biết ơn những y bác sĩ, các hộ lý, các kỹ thuật viên, những người cung cấp oxy và nhiều nhóm khác ở tuyến đầu chống dịch. Đó là sự hy sinh cao cả mà không huân huy chương nào có thể đủ để tôn vinh và tuyên dương họ.

Tôi tri ân họ trong tâm của mình.

Hãy cùng tôi chia sẻ thông điệp này để cùng tri ân các Y, Bác sĩ và lực lượng chống dịch ở tuyến đầu, và cùng nhắc nhau bảo trọng.

clip_image034

XEM RANH GIỚI CỦA VTV – ĐẶC BIỆT TRONG TỪNG “HƠI THỞ”!

FB Lê Huyền Ái Mỹ

Như rất nhiều phim tài liệu của VTV-Đặc biệt, phim không có lời bình, ống kính thay mọi ngôn ngữ, chuyển trực quan hình ảnh, sự việc, diễn biến, con người đến người xem. Đúng hơn là ống kính đi theo từng chi tiết, diễn trình; và vì là “ranh giới” nên sự thu lại, ghi lại ấy cứ chấp chóa, chập choạng, có lúc, như thể… pause cả khung hình – khi sản phụ tên Vân đã không thể vượt qua được. Mớ vật dụng còn lại nằm chỏng chơ. Tiếng người cha khóc nghẹn, đòi gặp con lần cuối. Tiếng điều dưỡng đưa cho ông xem hai hình ảnh sau cùng của con gái, khi đang cấp cứu và giây phút tử biệt và xin ông chia sẻ, người mất vì Covid thì người thân không thể lại gần…

Bên kia của ranh giới sống – là cái chết – với Covid, nó bất thần, khắc nghiệt, lạnh lùng.

Bên này của ranh giới- mọi sự cứ quay cuồng giữa lúc 1-2 giờ sáng. Có sản phụ gắt gỏng đòi chuyển viện. -Giờ này chị có muốn chuyển cũng chẳng có nơi nào nhận – y tá cũng gắt lại, một y tá khác năn nỉ:- Bệnh covid này nó không ảnh hưởng tới em bé nên mẹ đừng lo, mẹ chỉ cần tập trung thở… Chị hít giùm em cái đi chị, chị đừng buông, đừng sợ…

Bên này ranh giới là một bác sĩ, hình như là bác sĩ Khánh Phương nhỏ nhẹ nói với các y tá trẻ, sản phụ lên K1 này là chịu thiệt thòi không có người nhà bên cạnh nên thôi, có gì ráng để chia sẻ với họ.

Lại một ông bác sĩ gây mê hồi sức, nổi đóa luôn với một ông ở tầng dưới, không chịu lên vì sợ… nhiễm. “Vậy ông ở dưới đó đi, tui lăn máy xuống”.

Và những giây khắc, họ vuốt lại tóc mai, cột lại chùm tóc cho bệnh nhân, vỗ về như với em bé “thở giỏi rồi đó, giỏi lắm, chị cứ thở vậy nhen, giùm em”. Rồi cũng chính họ, bất động sau sự bất lực vì không thể cứu sống người. “Đau đớn lắm”.

Ranh giới có khuôn mặt trẻ sơ sinh chào đời. Ranh giới có hình ảnh sản phụ qua đời. Và những con người mới mấy phút trước còn gào lên để chuẩn bị cho quy trình báo động đỏ cấp cứu, nay lặng im bước vào giây khắc để báo tử cho người nhà.

Giữa lằn ranh ấy, những chiếc áo trắng xanh chống chỏi, quay cuồng giữa guồng máy thiếu người do bệnh nhân nhập viện tăng, nhân viên y tế nhiễm Covid, thiếu máy móc hỗ trợ; và chính họ, thiếu một giấc ngủ, phút chợp mắt trong đêm. Nhưng khi đứng trước bệnh nhân với độ Sp02 xuống dưới 90, rồi 86… thì họ như thể bất chấp tất cả để vượt rào. Chỉ cần nghe “lên lại rồi”, là sống, sống lại trước mắt…

Ở những hình ảnh cuối, nụ cười của một sản phụ và lời cảm ơn, qua tấm chắn, “em mong được về nhà với chồng và con”. Niềm mong mỏi ấy đâu phải chỉ mình cô, cô còn nói thay cho người đang khoác bộ đồng phục trắng, trắng đêm theo mẹ con cô. Nhưng tất cả lại bước vào một ca trực mới, không ngày không đêm.

Xem xong Ranh giới, nghĩ tới cái công văn mấy ngày trước của Bộ Y tế, cộng thêm cái công văn đến sau càng không biết có nên trách ai hay lặng im mà nghĩ về giữa những lằn ranh ấy, để hiểu hơn mà thể tất cho cả những bất lực, đầu hàng nơi mỗi con người bé nhỏ.

Thôi thì cúi đầu cảm tạ trước mọi gắng gượng, hy sinh. Mà nếu có không đi tới cùng – trên đường biên “ranh giới” này -thì hẳn cũng khó khăn lắm, cả hoang mang, sợ hãi lắm; có khi vì sự núm níu của người thân chăng – mà dừng lại.

Đời người, rốt cùng, còn hay mất chỉ một hơi thở.

Còn thở là còn nhìn thấy, nghe ra và nói – ít nhất là một lời cảm ơn đến những chiến binh Xanh-Trắng ở khu K1 – Bệnh viện Hùng Vương -TP HCM.

PHIM ‘RANH GIỚI’ KHÔNG LÀM MỜ MẶT: THIẾU NHÂN BẢN HAY TRÂN TRỌNG MỌI HIỆN HỮU CỦA CON NGƯỜI?

Thiên Điểu – Tuổi Trẻ Online, 09/09/2021

TTO – Bộ phim tài liệu ‘Ranh giới’ về cuộc chiến khốc liệt giành sự sống của các y bác sĩ và các thai phụ mắc COVID-19 nhận được vô vàn lời khen phim xuất sắc, cảm động, nhưng cũng có luồng ý kiến chê chưa nhân bản khi quay cận mặt bệnh nhân.

clip_image035

Bên cạnh nhiều lời khen ngợi, phim tài liệu Ranh giới cũng nhận chỉ trích thiếu tôn trọng quyền riêng tư của bệnh nhân – Ảnh: ĐPCC

Ranh giới là bộ phim tài liệu không có lời bình, chỉ sử dụng hình ảnh, lời nói, âm thanh ghi trực tiếp từ hiện trường là khu K1 Bệnh viện Hùng Vương chuyên điều trị các thai phụ mắc COVID-19, đã dựng lên một hiện thực "vô cùng khốc liệt, vô cùng yêu thương" ở nơi mà các y bác sĩ đang phải làm việc 300% sức mình để giành lại sự sống cho các thai phụ.

"Xúc động lòng người"

Sau khi phát sóng vào tối qua trên kênh VTV1, trong chương trình VTV đặc biệt, bộ phim tài liệu Ranh giới của VTV (đạo diễn Tạ Quỳnh Tư) lập tức thành sóng trên mạng xã hội, với vô số lời ngợi khen từ công chúng bình thường tới những người trong nghề và những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội.

Cây viết với nickname Bình Bồng Bột trên mạng xã hội Facebook nói khi anh coi phóng sự Ranh giới, có những giây phút anh nghẹn lại.

"Không một bộ phim drama nào có thể tạo ra sự xúc động mãnh liệt đến thế dù trong phim, các bác sĩ chỉ đang làm công việc hằng ngày của họ", Bình Bồng Bột chia sẻ.

Nhà nghiên cứu trẻ làm việc trong các tổ chức quốc tế Huy Nguyễn bày tỏ ấn tượng với một bộ phim tài liệu không lời bình và có lẽ không có kịch bản trước này nói lên tất cả về sự khốc liệt của cuộc chiến chống COVID-19 ngay ở tuyến đầu.

"Đó là một phóng sự xuất sắc", nhận định của Huy Nguyễn cũng chính là cảm nhận chung của đông đảo khán giả.

clip_image036

Phim được ngợi khen vì lột tả được những vất vả, hy sinh của các y bác sĩ và khắc họa được sự khốc liệt của COVID-19 – Ảnh: ĐPCC

Từ cái nhìn trong nghề, nhà biên kịch dày dạn kinh nghiệm Nguyễn Thị Hồng Ngát bày tỏ sự khâm phục và ngợi khen nhóm làm phim đã khéo léo chọn được bối cảnh và tình huống độc đáo.

"Làm phim tài liệu là phải thế, phải dũng cảm, chịu khó, ghi hình một cách chân thực, sống động thì mới thành công và xúc động lòng người", bà Hồng Ngát chia sẻ.

Còn đạo diễn Việt Tú thì chia sẻ bộ phim tài liệu nghẹt thở này "đặc biệt để chúng ta trân trọng hơn những gì đang có, để cảm ơn và biết ơn những y bác sĩ tuyến đầu".

Thiếu nhân bản hay lựa chọn trân trọng mọi hiện hữu của con người?

Nhưng bên cạnh làn sóng ngợi khen hết lời cho bộ phim tài liệu này thì cũng có một số luồng ý kiến chỉ trích bộ phim đã không che mặt các bệnh nhân khi đưa những hình ảnh bệnh tật ốm yếu của họ.

Một bác sĩ có lượng theo dõi khá đông đảo trên mạng xã hội cho rằng những thai phụ mắc COVID-19 đang đau khổ, hoảng sợ bởi nỗi đơn độc giữa ranh giới sinh tử thì cần được bảo vệ, không nên lợi dụng hoàn cảnh bi kịch của họ chỉ để thỏa mãn sự tò mò và cảm xúc của đám đông.

Vị bác sĩ nói điều này là "không đúng, nên xem lại".

Nhà nghiên cứu Huy Nguyễn dưới bài đăng khen ngợi hết lời cho bộ phim cũng đưa bình luận lưu ý đoàn làm phim nên che mặt các bệnh nhân và không tiết lộ thông tin cá nhân.

"Quyền riêng tư của bệnh nhân và gia đình họ cần được tôn trọng", Huy Nguyễn nêu ý kiến.

clip_image037

Khoảnh khắc các bác sĩ tập trung cấp cứu bệnh nhân thì bệnh nhân bất tỉnh thường không được quay cận – Ảnh: ĐPCC

Trong khi đó, đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp từ kinh nghiệm của một người làm phim phỏng đoán rằng hẳn là nhóm làm phim đã có được sự đồng thuận của các bệnh nhân thì mới làm được một bộ phim công phu trong nhiều ngày như vậy.

"Tôi không nghi ngờ về nghiệp vụ của các nhà làm phim trong trường hợp này. Họ làm được phim như thế thì phải có sự chuẩn bị và đồng thuận từ các bên", bà Điệp nói.

Bà Điệp phỏng đoán phim không che mặt của bệnh nhân có lẽ không phải các tác giả không từng nghĩ tới, mà ở đây là người làm phim có lựa chọn riêng của họ về hình thức thể hiện.

"Lựa chọn này có thể là do họ muốn trân trọng mọi hiện hữu của những con người ấy, dù trong bất cứ giây phút nào", nữ đạo diễn chia sẻ.

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cho biết giải pháp che mặt nhóm làm phim đã nghĩ đến ngay từ đầu. Tuy nhiên, êkip làm phim đã có sự trao đổi cùng các y bác sĩ bệnh viện và nhận được ý kiến của đa số là không cần che mặt bệnh nhân.

Bởi các y bác sĩ ở đây đã chứng kiến không biết bao nhiêu cảnh đau lòng khi một bệnh nhân COVID-19 qua đời nhưng người nhà không thể vào nhìn mặt lần cuối, chỉ có thể thấy lại khuôn mặt người thân qua những bức ảnh bác sĩ chụp lại giúp.

Vì vậy các y bác sĩ cho rằng quay cận mặt có thể khiến người nhà sẽ khóc, hay ai đó phê bình chuyện quyền riêng tư, nhưng đó có thể là kỷ niệm đẹp cuối cùng về người thân mà họ còn được nhìn lại. Đạo diễn Tạ Quỳnh Tư cũng lưu ý trong phim 4 thai phụ quay cận mặt thì đều là những người còn tỉnh táo, vẫn ngồi được, nói chuyện với bác sĩ và họ đồng thuận với việc làm phim.

Nhiều bệnh nhân thậm chí vẫn tiếp tục giữ liên lạc với đạo diễn – người đã có nửa tháng trời làm việc miệt mài, vất vả bên các bệnh nhân, chia sẻ với họ những khoảnh khắc yếu lòng và cả niềm vui vô bờ.

Còn những bệnh nhân nguy kịch, bất tỉnh thì đoàn không quay mặt, thường chỉ quay phía sau lưng. "Họ đồng thuận chia sẻ câu chuyện của mình. Nhiều người muốn câu chuyện ý nghĩa này được chia sẻ ra với đầy đủ góc độ của nó", đạo diễn Ranh giới nói.

HÀNH TRÌNH HY VỌNG – HOPE clip_image039

FB Bs. Hoàng Quốc Tưởng

Thật sự không cần phải đến khi xem những thước phim về “RANH GIỚI”, chúng ta mới có thể hiểu được sự khốc liệt của đại dịch này. Nói thật đã có nhiều lúc mình cảm thấy áp lực, sợ hãi và mệt mỏi. Nhưng nếu như không tự mình bước ra vùng sợ hãi thì không thể nào chúng ta có thể đến với vùng phát triển, để vượt qua nó được.

Ngoài những công việc tại bệnh viện, tiêm ngừa cộng đồng, mình đã bắt đầu viết cho mình những hành trình đồng hành. Với bản thân mình, đó là một sự thành công ngoài mong đợi. “Bác sĩ trà sữa, rồi tiệm tạp hoá của bệnh viện dã chiến, bếp ăn yêu thương rồi dự án hy vọng dành cho khoa sơ sinh của BV Hùng Vương, Từ Dũ có mẹ bị nhiễm COVID. Đi được một đoạn đường thế này đó là sự nỗ lực của bản thân, sự đồng hành cuả các nhãn hàng và sự yêu thương của mọi người dành cho mình.

Đã có rất nhiều người sau khi đọc bài muốn chia sẻ tiền để góp cùng mình. Nhưng mình xin phép từ chối, bởi vì mình dù sao cũng chỉ là một Bác sĩ, hoàn toàn không thể chuyên nghiệp để có thể làm được những việc như này. Mình xin trân trọng tình cảm của mọi người. Sức mình đến đâu mình sẽ làm đến đó, còn thiếu mình sẽ xin tài trợ từ nhãn hàng thôi. May mắn là chưa lần nào mình xin mà bị từ chối cả. Do đó tới thời điểm mình xin không nhận và cũng không ai thay mình nhận tiền từ mọi người cả đâu nhé!

Ngày hôm qua, khi chuyến hàng tã và khăn giấy của #Bobby và 100 hộp sữa CT1 đã đến được bệnh viện Từ Dũ sau bao ngày khó khăn tìm và giao hàng. Mình càng cảm thấy công việc thiện nguyện cực kỳ khó khăn và luôn cần sự minh bạch, rõ ràng và hợp tác thiện chí của mọi người. Thật sự có những lúc mình muốn dừng lại, vì nó chi phối rất nhiều đến công việc hiện tại của mình. Nhưng các bạn biết không, mình đã bật khóc khi nhận những tấm ảnh của các con với những chiếc tã mới được mình giao đến. Hành trình nào mà chẳng vất vã, nhưng chẳng phải giá trị của những người làm nghề y là cố gắng đem lại sự sống cho mọi người hay sao? Cám ơn #Bobby Việt Nam, cám ơn gia đình Vo ThyCa Henry và Bông đã gửi 100 hộp sữa đến bệnh viện Từ Dũ để đồng hành cùng tôi trên chặng đường này.

Và các bạn NVYT tuyến đầu ơi, chương trình trà sữa Gong Cha Vietnam đã quay lại, hiện tại mình đã nhận được hơn 30 đơn từ các đơn vị, bệnh viện dã chiến và cả các bệnh viện đang có điều trị COVID. Mình sẽ cố gắng để giao đến cho các bạn, mọi người chờ mình nhé.

Mình viết những dòng hạnh phúc này khi đang trên đường giao 50 thùng Mirinda đến R4 mà quản lý Lê Duy Tường mình vừa gửi cho. Nói thật team mình chỉ có mình, tài xế Che Tra My và quản lý của mình thôi đấy ạ. Mình có quyền hy vọng, có quyền tự hào về những điều nhỏ bé mà mình làm được đúng không mọi người?

Mình sẽ quay lại tập trung với công việc chuyên môn của mình trong thời gian tới, có thể mình sẽ không làm được nhiều những việc như này nữa. Mình tin câu chuyện của mình sẽ được viết tiếp bởi rất nhiều người khác, trong đó có bạn, những người đang đọc bài viết này. Cứ làm với sức của mình, nhỏ làm việc nhỏ, đừng e ngại. Một bộ óc với đầy nỗi sợ hãi, hoài nghi, tự ti không còn đất cho những ước mơ vĩ đại. Để cùng nhau chúng ta đem nhiều cảm xúc hạnh phúc cho nhau.

Sài Gòn rồi sẽ khoẻ lại, và tất cả chúng ta đều trưởng thành hơn từ những mất mát.

Trân trọng

clip_image041

clip_image043

clip_image045

clip_image047

clip_image049

clip_image051

clip_image053

SÀI GÒN BUỒN – Trần Thu Hà

Vien Thao

Nhạc: Vũ Thành An

Thơ: Đỗ Vẫn Trọn

Bài viết của Tiểu Vũ

Nhạc sĩ Vũ Thành An và tác phẩm "Sài Gòn buồn" của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn

Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.

Từ cuối tháng 4 đến nay, làn sóng đại dịch COVID-19 lần thứ 4 đã bùng phát mạnh và lan rộng ở nhiều tỉnh thành, trong đó Sài Gòn trở thành tâm dịch lớn nhất nước với hàng trăm ngàn ca nhiễm bệnh, hàng ngàn người tử vong. COVID-19 không chỉ đe dọa đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn khiến cuộc sống bình thường của người dân trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

COVID-19 khiến cho mọi sinh hoạt bình thường của người dân bị xáo trộn. Phía sau hàng dây phong tỏa là những gương mặt, ánh mắt đầy tâm trạng của những thị dân. Chưa bao giờ Sài Gòn lại trở nên vắng lặng đến thế, đại lộ không người, hàng quán đóng cửa, tiếng rao quen tắt lịm…

Bức tranh về Sài Gòn trong đại dịch COVID-19 được ghép lại chính từ những mảnh ghép rất nhỏ đang lẩn khuất trong đời sống thực tại của từng con người, từng thân phận cụ thể khi sự chia lìa mất mát bất ngờ ập đến với gia đình người thân của họ. Thực tại đó đã tác động không nhỏ đến tâm hồn của người nghệ sĩ, để rồi từ đó những tác phẩm đầy trăn trở về Sài Gòn đã ra đời.

Những ngày cuối tháng 7, khi nghe tin bà Ngô Trân Châu, con gái của kiến trúc sư tài hoa Ngô Viết Thụ qua đời ở tuổi 54 tại Sài Gòn, nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn đã không kiềm được xúc động, ông đã thức trọn đêm viết bài thơ Sài Gòn buồn để tiễn biệt bà. Bài thơ cũng là nỗi nhớ khôn nguôi về một Sài Gòn tươi đẹp, là lời chia sẻ chân thành của tác giả nhắn gửi đến người dân thành phố, cố gắng vượt qua đại dịch.

Khi đọc Sài Gòn buồn của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn, nhạc sĩ Vũ Thành An đã thốt lên: “Mỗi câu thơ có thể làm nên một bản nhạc” và ông đã chính thức phổ nhạc cho bài thơ này.

Bài thơ Sài Gòn buồn của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn khá dài, mỗi câu chữ như dòng nước góp vào mạch nguồn cảm xúc dường như không đứt đoạn của ông hướng về Sài Gòn thân yêu. Quá khứ và hiện tại đan xen nhau liền mạch. Đó là một Sài Gòn xôn xao sôi động trong những ngày bình thường và một Sài Gòn im vắng trong đại dịch.

Bằng cách chọn những ý chính trong bài thơ, nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An đã chắp cánh cho bài thơ bay vút lên bằng những thanh âm tha thiết lắng đọng.

Giai điệu và ca từ của bài hát buồn nhưng không bi lụy, tác giả của phần nhạc và phần lời đã truyền đi thông điệp đầy yêu thương với mong muốn Sài Gòn sẽ vượt qua đại dịch.

Để nhạc phẩm này đến với người nghe không thể không nhắc đến ca sĩ Trần Thu Hà – người đã thả hết tâm hồn mình vào từng lời ca nốt nhạc khiến cho người nghe xúc động hướng trái tim mình về với Sài Gòn thương yêu.

Và đây là cảm nhận của một người nghe, cô Maya Ng về bài thơ “Sài Gòn Buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn:

Thơ Không đề

Tên của anh: như một vòng tròn

Gom yêu thương gởi về đất mẹ

"Sài Gòn buồn" lời thơ anh kể

Nghe ngậm ngùi, giọt lệ xót xa

"Sài Gòn buồn"còn mãi trong ta

Phố quạnh hiu, con đường xa vắng

Lời thơ viết, như là "khoảng lặng"

Tên nhạc buồn," VẪN TRỌN" yêu thương

Comments are closed.