Sài Gòn – Những ngày phong thành (67)

THÔNG TIN:

*Đã có 18% doanh nghiệp châu Âu (EU) dịch chuyển đơn hàng ra khỏi Việt Nam; 16% doanh nghiệp cũng đang cân nhắc điều này

https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-chau-au-ruc-rich-chuyen-don-hang-khoi-viet-nam/

*TP.HCM: Chưa đủ cơ sở để nói đỉnh dịch đã qua

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chua-du-co-so-de-noi-dinh-dich-covid-19-o-tp-hcm-da-qua-773996.html

*TP.HCM điều động riêng lực lượng taxi vận chuyển hàng hóa trẻ em

https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tphcm-dieu-dong-rieng-luc-luong-taxi-van-chuyen-hang-hoa-tre-em-1448125.html

*TP.HCM: Gia tăng số lượng shipper, nghiên cứu mở lại các chợ

https://tuoitre.vn/tp-hcm-gia-tang-so-luong-shipper-nghien-cuu-mo-lai-cac-cho-20210911191418042.htm

*TP.HCM: Gia tăng số lượng shipper, nghiên cứu mở lại các chợ

https://tuoitre.vn/tp-hcm-gia-tang-so-luong-shipper-nghien-cuu-mo-lai-cac-cho-20210911191418042.htm

*Chủ tịch UBND quận 12, Gò Vấp "nhận thiếu sót với bà con"

https://nld.com.vn/thoi-su/chu-tich-ubnd-quan-12-go-vap-chung-toi-nhan-thieu-sot-voi-ba-con-2021091022045976.htm

*TP.HCM sẽ cập nhật thông tin tiêm vaccine của người dân trước 15/9

https://zingnews.vn/tphcm-se-cap-nhat-thong-tin-tiem-vaccine-cua-nguoi-dan-truoc-159-post1261767.html

*TP HCM: Thay đổi mới nhất về tiếp nhận thông tin trên Sổ sức khỏe điện tử

https://nld.com.vn/suc-khoe/tp-hcm-thay-doi-moi-nhat-ve-tiep-nhan-thong-tin-tren-so-suc-khoe-dien-tu-2021091118591359.htm

*F0 khỏi bệnh nhưng chưa được chứng nhận, làm sao để có thẻ xanh?

https://zingnews.vn/f0-khoi-benh-nhung-chua-duoc-chung-nhan-lam-sao-de-co-the-xanh-post1261803.html

*TP HCM dự kiến điều kiện người được cấp ‘thẻ xanh Covid’

https://vnexpress.net/tp-hcm-du-kien-dieu-kien-nguoi-duoc-cap-the-xanh-covid-4354890.html

TPHCM hỗ trợ trẻ em là F0 hoặc có bố mẹ mất do COVID-19

https://laodong.vn/giao-duc/tphcm-ho-tro-tre-em-la-f0-hoac-co-bo-me-mat-do-covid-19-952473.ldo

NÓI LẠI VỀ NANOCOVAX (*)

FB Do Minh Si

Về kết quả EUA của Nanocovax, toàn bộ team Nanogen đã có 24 tiếng sống trong cảm giác hồi hộp, phấn khích, lo lắng, hy vọng và thất vọng thẫn thờ. Rất tiếc là chúng tôi không được tham dự cuộc họp để giải trình nhưng suy đi tính lại, việc không có mặt hóa ra lại hay, để tránh những suy nghĩ tiêu cực, Nanogen mặc dù thất vọng thật sự, nhưng chúng tôi hoàn toàn hiểu và hoàn toàn tôn trọng ý kiến của hội đồng, đây là một quyết định chưa hề có tiền lệ, nên thận trọng là điều hết sức cần thiết. Nanocovax sẽ hoàn tất các yêu cầu và sẽ trình lại hồ sơ trong thời gian sớm nhất.

Từ hôm qua tới hôm nay, có 1 cô “Thanh Hằng” nào đó chia sẻ rất nhiều thông tin về Nanocovax. Ngay từ đầu, team Nanogen xác định là chúng tôi không có ý định tranh cãi bất kỳ thứ gì trên mạng xã hội, chỉ tập trung chuyên môn thôi. Tôi cũng không có thời gian để lướt qua những thứ linh tinh trên MXH, tuy nhiên, các thông tin cô này chia sẻ liên tiếp dội bom cho tôi, thì việc này là nghiêm trọng rồi. Không hiểu cô này thuộc cơ quan nào mà có rất nhiều thông tin mật về nghiên cứu Nanocovax. Thật ra các thông tin cô này đưa ra là đúng nhưng không đầy đủ và việc suy diễn thì sai lầm và gây hoang mang dư luận. Tôi không thật sự hiểu lý do tại sao thông tin từ 1 người không liên quan như thế này lại “vô tình” viral trên mạng như vậy. Với tư cách là thành viên chính của nhóm nghiên cứu, tôi nghĩ là mình cần phải làm rõ các thông tin này, ít ra là cho người dân VN đọc và hiểu rõ. Và vì cô này lan truyền các thông tin trên mạng XH, chúng tôi cũng xin được phép dùng cách này để trả lời.

Việc so sánh đáp ứng miễn dịch 2 loại vaccine sử dụng 2 test xét nghiệm khác nhau thì thật là thiển cận. Nanocovax đánh giá tính sinh miễn dịch qua 4 xét nghiệm: xét nghiệm định lượng kháng thể kháng S (anti S IgG) sử dụng Kit Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgG kháng SARS-CoV-2 của Siemens (sCOVG), đánh giá kháng thể trung hòa (surrogate neutralization) bằng phương pháp ELISA cạnh tranh, dùng kit cPass™ SARS-CoV-2 Neutralization Antibody Detection của Genscript, đánh giá kháng thể trung hòa trên virus sống bằng phương pháp PRNT, đánh giá đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào.

Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgG kháng SARS-CoV-2 của Siemens có khoảng đo là 0.5 – 150 U/mL với độ nhạy 96.41% và độ đặc hiệu là 99.9%. Đối với các mẫu có giá trị đo được lớn hơn 150 U/mL, nhà sản xuất khuyến cáo pha loãng mẫu để có kết quả chính xác. Các vaccine khác người ta sẽ sử dụng các kit khác nhau, các chỉ số đo sẽ khác nhau. Nanocovax không so sánh với các vaccine đã lưu hành mà so sánh với placebo, và sẽ tính mực độ chuyển đổi huyết thanh (geometric mean titer (GMT)) so với baseline. Để normalize số liệu người ta sẽ so sánh với huyết thanh người khỏi bệnh (convalescent serum). Theo KQ này, hiệu giá IgG của Tất cả mẫu huyết thanh của BN mắc COVID-19 hồi phục (Trung vị thời gian từ mẫu máu đầu tiên của BN so với ngày chẩn đoán đầu tiên là 35 ngày) là 5.63 U/ml, IgG của Nhóm tiêm vắc xin NanoCovax 25mcg, ngày 35 là 6.77, ngày 42 là 57.56 U/ml, ngày 90 là 16.25 U/ml. Như vậy, tại ngày 90 sau tiêm, hàm lượng Anti -S IgG của các đối tượng tiêm Nanocovax là 16,25 (U/mL), giảm 3,5 lần so với ngày 42, nhưng vẫn cao hơn các bệnh nhân đã nhiễm Covid-19 hồi phục là 5.63 (U/mL). Nanocovax cao hơn 2,88 lần (16,25/5,63) so với bệnh nhân đã nhiễm Covid-19 hồi phục. Như vậy, do phương pháp đo và đơn vị tính khác nhau, giá trị của nồng độ kháng thể anti-S IgG đo được ở 2 nghiên cứu là khác nhau và không thể so sánh. Về mức độ giảm của kháng thể, tôi xin lấy ví dụ 1 loại vaccine đã được cấp phép là Moderna, dựa trên số liệu công bố của nghiên cứu Moderna có thể thấy từ ngày 43 đến ngày 119, nồng độ kháng thể giảm 3,96 lần (737938/186308); đối với Nanocovax, từ ngày 42 đến ngày 90 nồng độ kháng thể giảm 3,72 lần (60,48/16,25). Ngoài ra, có thể so sánh mức tăng kháng thể của nhóm tiêm vaccine so với nhóm bệnh nhân hồi phục. Theo đó, ở thời điểm đạt đỉnh (ngày 42), vaccine của Moderna có mức tăng là 5,19 lần (737938/142140), còn vaccine Nanocovax có mức tăng là 9,81 lần (60,48/5,63) so với kháng thể ở người hồi phục.

Thông thường kháng thể IgG có thời gian bán huỷ là khoảng 25 ngày, việc nồng độ kháng thể giảm không có nghĩa khả năng bảo vệ của vaccine yếu đi, do cơ thể đã có hình thành tế bào B đặc hiệu sẽ sản xuất kháng thể ngay khi có kháng nguyên hoặc virus xâm nhập.

Đối với đánh giá khả năng trung hòa surrogate neutralization, Sử dụng phương pháp ELISA cạnh tranh, dùng kit cPass™ SARS-CoV-2 Neutralization Antibody Detection của Genscript, Khoảng giá trị của thang đo: 0 – 100% Phương pháp này đánh giá khả năng trung hoà virus của huyết thanh có chứa kháng thể anti-S IgG với độ nhạy 98.9% và độ đặc hiệu 100% cho chủng virus Sars-CoV-2. Kết quả cho thấy % trung hòa của cả mẫu huyết thanh của BN mắc COVID-19 hồi phục là 56.8%, Nhóm tiêm vắc xin NanoCovax 25mcg, ngày 35 là 58.39%, ngày 42 là 85.5% và ngày 90 là 72.68%. Tại ngày 90 sau tiêm, kết quả Surrogate Virus Neutrolization của Nanocovax là 72,68%, giảm 1,17 lần so với ngày 42 (85,5%), nhưng cũng vẫn cao hơn so với các bệnh nhân đã nhiễm Covid-19 hồi phục là 56,8%. (Nanocovax cao hơn 1,27 lần (72,68/56,8) so với bệnh nhân đã nhiễm Covid-19 hồi phục). Trong thực tế, để đánh giá hiệu giá kháng thể thì hiệu giá kháng thể trung hòa sẽ quan trọng hơn rất nhiều. Bài post của cô Hằng chĩ tập trung vào phần IgG mà không đề cấp tới kháng thể trung hòa.

Bây giờ khoe 1 tí nhé: Tôi đã tiêm Nanocovax, hoàn toàn tự nguyện, sẽ có người bảo là tôi vi phạm GCP, tôi xin khẳng định là nghiên cứu Nanocovax không sử dụng số liệu nào liên quan đến huyết thanh của tôi, việc tôi là 1 trong số những người tiêm đầu tiên để minh chứng là chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào sản phẩm của mình nghiên cứu ra. KQ là tới 6 tháng thì kháng thể vẫn còn tốt, sau đó tôi tiếp tục tiêm mũi 3 sau 6 tháng, tới nay thì kháng thể vẫn còn rất cao. Kết quả trung hòa trên chủng delta trên mẫu huyết thanh sau 6 tháng vẫn còn khá cao. Hiện nay, chủng delta đâm thủng bất kỳ loại vaccine covid nào đang được lưu hành trên thế giới. Nanocovax sẽ phải chứng minh hiệu quả vaccine trên diện rộng nếu được cấp phép. Vaccine Nanocovax dựa vào chủng WH, đối với chủng Delta chắc chắn cũng sẽ rất challenge.

Tôi xin khép lại bài viết khá dài của mình. Một lần nữa, phải khẳng định là None is perfect, Nanocovax cũng vậy, chúng tôi sẽ hoàn thiện để có 1 phiên bản tốt nhất.

Xin chú thích các hình sử dụng trong bài post này.

Hình 1: các bài Post của cô Hằng

clip_image002

Hình 2: so sánh Anti S – IgG của Nanocovax với Convalescent serum

clip_image004

Hình 3: So sánh hiệu giá kháng thể trung hòa surrogate neutralization với Convalescent serum

clip_image006

Hình 4: Giá giá trị nồng độ kháng thể anti-S IgG theo nghiên cứu của Moderna

clip_image008

Hình 5: Kết quả đáp ứng miễn dịch của tôi

clip_image009

Hình 6: Kết quả PRNT của 1 số mẫu huyết thanh trên các chủng virus

clip_image011

Hình 7: Tests Acceptable for Use in the Manufacture of High Titer COVID-19

Convalescent Plasma (tiêu chuẩn chọn lựa các mẫu convalescent serum dùng trong điều trị bệnh nhân covid-19 theo FDA)

clip_image013

P/S: hiện nay các test xét nghiệm kháng thể kháng Sars CoV2 đã có tại Việt Nam. Việc xét nghiệm so sánh các loại vaccine chắc không quá khó. Hạ hồi phân giải nhé.

(*) Nhan đề của Văn Việt.

LẠI BÀN VỀ XÉT NGHIỆM ĐẠI TRÀ

FB GS. Nguyễn Văn Tuấn

Bộ trưởng Y tế mới có lời giải thích tại sao cần phải làm xét nghiệm đại trà (100% dân số?) Anh ấy cho biết với phương án xét nghiệm gộp mẫu thì giá thành xét nghiệm rất rẻ [1]. Tôi nghĩ khác, vì xét nghiệm gộp vẫn gây ra tốn kém rất nhiều tiền. Dưới đây, tôi giải thích tại sao.

Lí giải về lí do xét nghiệm đại trà, anh bộ trưởng lấy ví dụ bên Tàu người ta làm xét nghiệm như thế, và Việt Nam cũng làm theo. Anh ấy giải thích: "Không có cách nào khác để chúng ta ngăn chặn phát hiện sớm nếu không xét nghiệm. Nếu chúng ta không làm điều đó, có nghĩa chúng ta chấp nhận trong cộng đồng vẫn phải có người lây nhiễm".

Nhưng anh không giải thích cụ thể tại sao. Tuy nhiên, một thông tin quan trọng mà anh cho biết là chương trình xét nghiệm sẽ làm theo phương án ‘gộp mẫu’, và anh nói cụ thể rằng có thể gộp 10 mẫu lại, và do đó chi phí sẽ thấp. Cái này cần phải đánh giá nghiêm chỉnh, và tôi xin đưa ra một cách đánh giá dưới đây.

1. Xét nghiệm gộp là gì?

Phương án xét nghiệm gộp này không phải là mới, vì nó đã triển khai từ năm 1943 và được ứng dụng cho tầm soát ung thư ruột. Nhưng cũng như bất cứ phương án nào, xét nghiệm gộp có những điểm mạnh và điểm yếu.

Nhưng có lẽ nhiều bạn chưa rõ phương án này, nên tôi xin có vài dòng giải thích để các bạn hiểu tôi nói cái gì. Xét nghiệp gộp mẫu có nghĩa là trộn mẫu từ nhiều nhiều người (n ) thành một mẫu chung, rồi dùng phương pháp xét nghiệm trên mẫu chung đó. Nhiều người ở đây có thể là những cá nhân trong một gia đình, hay trong một con hẽm, hay trong một nhóm. Có hai tình huống xảy ra:

• Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, thì có nghĩa là tất cả n người đều âm tính.

• Nếu kết quả là dương tính, tức là có ít nhứt 1 người trong mẫu chung đó có thể bị nhiễm. Điều này cũng có nghĩa là phải tiếp tục xét nghiệm, nhưng lần này thì làm xét nghiệm từng mẫu một.

Như các bạn thấy, phương án xét nghiệm gộp có hiệu quả giảm số lần xét nghiệm. Thay vì xét nghiệm 10 triệu người (ví dụ), nhà chức trách chỉ cần xét nghiệm N lần (N < 10 triệu). Và, do đó, tiết kiệm tiền.

2. Vấn đề của xét nghiệm gộp

Nhưng bởi vì phương pháp xét nghiệm có sai sót về dương tính giả và âm tính giả (thể hiện qua độ nhạy và đặc hiệu), nên vấn đề không đơn giản như trên. Khi chúng ta trộn nhiều mẫu từ nhiều người thành 1 mẫu gộp thì nó tiết kiệm, nhưng nếu số mẫu n càng nhiều thì sẽ tăng xác suất âm tính giả (vì mẫu trở tên loãng). Ngược lại, còn nếu n thấp thì có thể tăng xác suất dương tính giả.

Thành ra, vấn đề là xác định số mẫu cần gộp là bao nhiêu thì sẽ tối ưu? Anh bộ trưởng đưa ra ví dụ con số n = 10, nhưng chưa rõ dựa vào giả định nào. Tôi thì nghĩ khác ông bộ trưởng.

Thật ra, con số n này lệ thuộc vào các tham số sau đây: tỉ lệ nhiễm trong cộng đồng (p); độ nhạy của phương pháp xét nghiệm (se); độ đặc hiệu của phương pháp xét nghiệm (sp); và sai số mà chúng ta chấp nhận. Có thể đặt vấn đề thành bài toán kiểm định đa giả thuyết (multiple tests of hypothesis), nhưng để ngắn gọn, chúng ta có thể dùng cách tính xấp xỉ. Và, theo cách tính xấp xỉ, số mẫu cần gộp trong một xét nghiệm là:

n = 0.35 / p

Ở Hà Nội hiện nay, tỉ lệ nhiễm còn thấp, nên chúng ta có thể giả định rằng p = 1%. Và, với giả định này thì cần gộp 35 mẫu trong một xét nghiệm.

3. Thử tính chi tiết về xét nghiệm gộp

Nhưng vấn đề không dừng ở đó. Lí do là nếu kết quả xét nghiệm mẫu gộp là dương tính, thì phải làm xét nghiệm lại cho mỗi cá nhân trong mẫu. Đến đây thì bài toán bắt đầu phức tạp hơn. Tôi phải dùng một chút kí hiệu:

• p = tỉ lệ nhiễm covid trong cộng đồng = 1%

• N = số người sẽ xét nghiệm toàn thành phố = 10 triệu

• n = số cá nhân trong mẫu gộp = 35

• se là độ nhạy của phương pháp xét nghiệm = 87%

• sp là độ đặc hiệu của phương pháp xét nghiệm = 95%

Xác suất một mẫu cho ra kết quả dương tính (kể cả dương tính giả):

P_spec = (p * se) + (1 – sp)*(1 – p) = 0.058

Xác suất có ít nhứt một mẫu gộp cho ra kết quả dương tính:

P_pool = 1 – (1 – P_spec)^n = 0.877

Số mẫu gộp sẽ cho ra kết quả dương tính:

N.pos = (N / n)*P_pool = 250,681

Từ đó, số ca cần xét nghiệm lại (bước 2):

N.pos * n = 8,773,835

Nói tóm lại, nếu xét nghiệm gộp thì vẫn tốn tiền rất nhiều. Lần đầu sẽ tốn cho 285,714 xét nghiệm. Nhưng lần hai tốn cho 8,773,835 (vì mỗi mẫu gộp có kết quả dương tính, thì phải xét nghiệm lại cho mỗi cá nhân).

Thành ra, trên lí thuyết xét nghiệm gộp có thể tiết kiệm, nhưng nếu tính toán cụ thể và điều chỉnh cho độ chính xác của phương pháp xét nghiệm thì vẫn rất tốn kém. Làm bất cứ việc gây ảnh hưởng đến hàng triệu người thì cần phải suy tính cẩn thận. Nói chung chung thì dễ, nhưng đi vào chi tiết và phương pháp thì có khi kết quả làm cho chúng ta ngạc nhiên. Dĩ nhiên, những tính toán trên đây có thể sai vì giả định sai, nhưng nếu tôi là anh bộ trưởng tôi sẽ giao cho một nhóm chuyên gia lành nghề mô hình các tình huống trước khi tôi đi đến quyết định.

Theo tôi, thay vì làm kiểu xét nghiệm đại trà, nên làm xét nghiệp theo kiểu tập trung vào những nhóm có nguy cơ cao.

Bản dễ đọc hơn: https://nguyenvantuan.info/…/lai-ban-ve-xet-nghiem-dai…/

PS: Hi vọng bài này không bị kiểm duyệt. Bài trước ("Xét nghiệm 100% dân số gần như vô nghĩa") bị fb kiểm duyệt.

clip_image015

BÀI HỌC GÌ SẼ ĐƯỢC RÚT RA SAU HÀNG VẠN NGƯỜI ĐÃ CHẾT

FB Phạm Ngọc Thắng

Khi bắt đầu vụ dịch này, tôi sợ lắm. Các thông tin về một loại virus lây lan nhanh và gây tử vong nhiều ở Vũ Hán, ở Ytalia, ở Anh, ở Đức, ở Pháp, ở Mỹ ồ ạt nổ tung trên các mặt báo, các tờ tin Y tế, Y khoa, tôi lẩm bẩm, nó nổ ra ở Việt Nam thì sao!?

Rồi tự an ủi, tự nhủ: Chắc một dạng Sars-coV, Cúm gà, Cúm heo… mà thôi, tệ lắm thì như cơn cuồng bệnh HIV-mania, gây hoảng loạn xã hội rồi sẽ qua. Các Cơn bạo bệnh sẽ bị xã hội Việt Nam chấp nhận, bỏ qua như bỏ qua bao nhiêu điều khác. Cái ao bèo nào cũng khép lại mặt nước xanh sau khi cả cái xe tăng đâm xuống, ồn ào chút rồi lại im lìm chờ đợi tai vạ khác ném xuống.

Nhưng lần này, tôi đã nhầm, nhầm lớn nhất là Cách đối xử với dịch bệnh. Nhầm về sự lo sợ của khối người dân mà y trí thì quá thấp, thói vị kỷ lại quá cao; nhầm về sự ngạo nghễ ngu dốt của một nhóm người tự coi là tinh hoa xã hội; nhầm về cách Đảng Cộng sản thả nổi, phó mặc việc phòng chống dịch cho một nhóm người có chức năng y tế xử lý dịch bệnh… Nhầm lẫn nhiều quá.

Phải nói, khi đất nước đói nghèo, thì dịch bệnh chẳng là gì so với nỗi sợ ĐÓI!.

Cúm gà ư!? Ăn thua gì, nhà tao nuôi gà chỉ mong gà cúm, gà rù… Lúc đó mới được ăn thịt gà rang gừng, chứ toàn nuôi lớn rồi thậm thụt mang gà ra chợ bán. Con gà, con lợn thời bao cấp là khoản tiết kiệm sống lớn nhất mà nhà nào cũng mong có. Bán gà, bán lợn mua cho con đồ dùng học tập, mua cho con cái bộ quần áo mới để mặc đến trường cho đỡ tủi thân.

Lợn ốm ư!? Giết thịt, bỏ tiết bẩn đi, rồi tẩm ướp quay lên, ăn tốt!

Trâu bò ngã bệnh do rét, do dịch bệnh ư!? Sáng chôn chiều đào, thịt trâu gác bếp ngon lắm!

Người ốm ho như chó sủa ư!? Cúm đấy mà, lây hết cả nhà, uống mấy viên thuốc kháng sinh, mấy viên cảm cúm, xông lá ăn cháo trứng là khỏi… Sợ gì!

Người Việt qua chiến tranh, khó giết được lắm. Qua chiến tranh, từ 40-50 triệu giờ đã tăng dân số gấp đôi, dù đất thì vẫn diện tích ấy mà tài nguyên biển rừng cạn kiệt từ lâu. Sau nạn nhân mãn, sẽ là giảm tốc sinh nở, quy luật này Đất nước nào sau chiến tranh cũng thế cả, chả nỡ trách Dân đẻ gì mà đẻ lắm thế làm gì, phải tội.

Nhà càng nghèo, càng đông con, để duy trì dòng giống, để hy vọng có đứa thành đạt giỏi giang nuôi cả nhà. Giỏi đâu không thấy chỉ thấy một lũ lít nhít, tội quá.

Nhưng, chiến tranh đã qua lâu lắm rồi; đã hơn ba chục năm người Việt không phải nổ súng rồi, đến lúc hình thái xã hội mới phải thay đổi rồi. Tư duy chiến tranh, bí mật, thà hy sinh tất cả chứ không chịu này… chịu nọ buộc phải vĩnh viễn biến mất khỏi dải đất chịu nhiều đâu thương này rồi. Kỷ nguyên mới, phải thay đổi tất yếu rồi.

Y tế Việt Nam cũng buộc phải chuyển mình theo kịp đà thời đại.

Dịch bệnh lần này là cơ hội không thể tốt hơn cho Y tế nâng lên tầm cao mới.

Hàng chục tỷ đô la đổ vào Sức khỏe và sự sống còn của Người Việt Nam, tốt quá. Y tế được quan tâm, được đưa lên mũi nhọn rồi.

Lề thói làm việc đủng đỉnh, ban phát, cầy tiền người bệnh, chay sô mổ chui, thông đồng bán thuốc, xây dựng tràn lan, dự án củ chuối… bằng mọi giá kiếm tiền, moi tiền, gặt tiền, những mặt tối của ngành y bị lột trần ra hết. Tệ lắm, thói vị kỷ quên đi đồng loại, tệ lắm.

Nhưng hơn tất cả là, hai mảng tối đen của Ngành y lộ rõ sự èo uột, bất lực của nó, đó là:

1- Mảng Y tế dự phòng: Có cũng như không, nặng về nghị quyết lý thuyết, làm việc theo kế hoạch năm, được chăng hay chớ.

2- Mảng Y tế cơ sở: Không cũng như có, nhà máy xí nghiệp, cơ quan phường xã nào cũng có đơn vị y tế cả. Nhưng chất lượng thì ra sao, nhân lực thì thế nào thì ai cũng rõ.

Động đến dịch bệnh, hai mảng tối này lộ ra sự bất lực, và ở trên cao, người ta đã thấy, đã muốn nâng tầm cao mới: Y tế dự phòng phải đi trước, phải được đặt lên hàng đầu. Cùng lúc, các công việc của dự phòng đã được triển khai rầm rộ.

Đó là:

– Xét nghiệm đại trà.

– Bắt nhốt cách ly những thành phần có bệnh-nghi ngờ nhiễm mầm bệnh- nguy cơ nhiễm bệnh một cách ồ ạt.

– Phun khử trùng, khử khuẩn, vệ sinh đường phố, xóm cụm dân cư.

– Xử lý chất thải, nạn nhân, tiêu hủy dụng cụ bẩn nhiễm…

Nhưng, mọi chuyện đã đi quá đà, mất phương hướng, mất kiểm soát; không những không có lợi mà còn tạo ra những hệ lụy khủng khiếp. Nhưng tổn thất gây chết người hàng loạt, tội lỗi đã ngang tầm TỘI ÁC.

Thay vì chỉ lấy một số mẫu đủ size nghiên cứu để từ đó rút ra những quy luật phát triển của mầm bệnh; đề ra bài học từ dịch bệnh; dự đoán tiên lượng dịch bệnh và tư vấn hướng xử trí, giải quyết đáp ứng optimum với dịch bệnh thì bị Bộ Y tế, được sự đồng ý của Chính phủ, của Đảng Cộng sản đã coi Xét nghiệp là Một biện pháp tiêu diệt dịch bệnh- Một điều phản khoa học.

Nguyên nhân của việc Xét nghiệm đại trà, toàn dân cư là từ ở đó.

Sai lầm này gây các hậu quả sau:

– Hệ lụy 1: Vô cùng tốn kém. Với 100 triệu dân, mỗi người chỉ làm xét nghiệm một lần, với giá từ 10 USD đến 30 USD/1 lần thì cũng tốn từ 1 đến 3 tỷ Đô la Mỹ, tương đương 23 ngàn tỷ Viêt Nam đồng đến 70 ngàn tỷ đồng.

Với số tiền ấy, chia cho 200 000 USD/1 giường bệnh hiện đại nhất chúng ta sẽ có hàng chục ngàn giường bệnh. Chia cho ba miền Bắc-Trung-Nam, chúng ta sẽ có nhiều bệnh viện hiện đại hạng nhất cho Bác sỹ, nhân viên y tế làm việc và cho người bệnh được hưởng sự chăm sóc y tế tốt đẹp nhất.

Khủng khiếp quá. Nếu có sự thông đồng Kê giá tăng cao của cái gọi là nhóm lợi ích; nếu có Hoa hồng phần trăm từ những gói thầu này, đó không có cách gì khác, buộc phải gọi là TỘI ÁC.

– Hệ lụy thứ 2: Tạo ra Ổ lây nhiễm, tạo ra Lò ấp F0.

– Hệ lụy 3: Kiệt sức nhân viên y tế.

– Hệ lụy 4: Bỏ lơi mảng Y tế Điều trị, thứ Quyết định có dẹp được dịch bệnh hay không.

– Hệ lụy 5: Gây Tắc nghẽn sản xuất, kinh doanh; bóp chết nền kinh tế, đông cứng xã hội.

Hậu quả, nền Kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển tăng trưởng rất cao, trở thành nền kinh tế chờ chết, doanh nghiệp phá sản, đầu tư nước ngoài bỏ đi, đầu tư trong nước chết dở sống dở, người lao động kiệt quệ và tự hủy diệt..

Khổ quá. Kêu mãi cũng thế thôi.

Kiến nghị:

1- Mở cửa xã hội có kiểm soát.

2- Dừng ngày các biện pháp Thiếu căn cứ khoa học, cực đoan, phi nhân tính như Xét nghiệm đại trà, tiêm vắc xanh tràn lan lại ngay lập tức.

3- Để người dân, doanh nghiệp cùng tham gia vào Công cuộc phòng bệnh, chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh. Không thể ngạo nghễ tự tung tự tác tiêu pha Ngân sách (Tiền Dân đấy); không thể độc quyền nữa rồi.

Làm thế nào cho chuẩn, thì với hệ thống quan chức, GsTs nhiều lắm, giỏi lắm sẽ có biện pháp ngay và luôn thôi. Tôi không dám bàn- tất nhiên, nếu cần và nếu được thì tôi sẵn sàng tham gia, sẵn sàng góp ý chân thành nhất.

Với tất cả Trái tim nóng của mình./.

Bác sỹ Phạm Ngọc Thắng.

Chú thích ảnh: Để cái mặt lên đây, ai chửi, cứ tự nhiên. Ai chỉ ra chỗ ngu dốt của mình, tôi sẵn sàng gọi là Thầy. Ai khuyên tôi chui rúc hưởng thụ đi, thì tôi chả nghe đâu.

clip_image017

VACCINE CỦA TRUNG QUỐC THÌ CỨ NÓI CỦA TRUNG QUỐC

FB Dũng Hoàng

"Có thể nói rằng, Hayat-Vax vaccine của sự sống, đã xuất hiện với vai trò của một sứ mệnh lịch sử, đặt trọng trách gánh vác nhiệm vụ bảo vệ toàn nhân loại, tại UAE nơi mà cuộc sống được thể hiện trọn vẹn ý nghĩa là món quà của tạo hoá.

Sự có mặt của vaccine Hayat-Vax chính là sự phản hồi tiếng gọi từ vũ trụ, trong nỗ lực và khát vọng tìm kiếm tấm khiên chiến binh anh hùng của loài người, trong cuộc chiến với đại dịch. Một sản phẩm nhỏ bé nhưng kết tinh đủ đầy giá trị của trí tuệ và sức mạnh, là dấu ấn trưởng thành của Con Người, ghi khắc đầy tự hào vào bước tiến hoá của lịch sử thời gian."

Những dòng trên đây là hai đoạn cuối của bài báo đăng trên tờ Công an Nhân dân ngày 18/8/2021 (https://cand.com.vn/…/tap-doan-lon-manh-nhat-uae-san…/).

Sau khi bị dân mạng phản đối, hai đoạn đó bị cắt bỏ. Điều đáng lưu ý là bài báo tuyệt nhiên không có một dòng nào nói vaccine này là của Trung Quốc, tên Hayat đặt theo tiếng Ả Rập chẳng qua là do sản xuất tại Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất. Ngược lại, bài báo lại gán vaccine Hayat như là kết quả của các nhà khoa học Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất: "[…] việc tự sản xuất vaccine COVID-19 bản địa đầu tiên của UAE chính là chiếc chìa khoá thần kì được tạo ra trong sự kết hợp trí tuệ của những bộ óc vĩ đại đến từ Trung Đông."

Cho nên, chỉ cắt bỏ hai đoạn trên thôi, chưa đủ. Hãy làm như Bộ Y tế: Nói rõ vaccine Hayat là do Công ty TNHH Viện Sinh phẩm Bắc Kinh thuộc Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), Trung Quốc, sản xuất (https://moh.gov.vn/…/trua-10-9-viet-nam-phe-duyet…), để nhân dân tùy ý lựa chọn tiêm vaccine loại nào.

Tác giả bài báo thừa hiểu tâm lý của dân Việt thường dị ứng và nghi ngờ chất lượng sản phẩm Trung Quốc, cho nên mới che giấu và đánh tráo nguồn gốc vaccine Hayat. Kết quả là tạo ra một món hàng báo chí giả. Báo của ngành Công an Nhân dân, sao lại thế?!

clip_image019QUỸ VACCINE: MỚI GIẢI NGÂN CHƯA ĐẦY 5%, KHÔNG CÓ “SAO KÊ”

Thu lớn, chi nhỏ giọt.

Nguyên Sa, Luật khoa 11/9/2021

Theo thông tin trên trang chính thức của Quỹ Vaccine, đến hết ngày 9/9, số tiền xuất mua vaccine là 373 tỷ đồng trong số 8.663 tỷ huy động được. [1] Tỷ lệ giải ngân tương ứng sau hơn ba tháng chỉ mới đạt 4,3%.

Và giữa lúc người dân đang mòn mỏi chờ đợi những đợt vaccine về nhỏ giọt, ngày 8/9, báo chí loan tin Bộ Y tế và Bộ Tài chính đề xuất phương án sử dụng Quỹ Vaccine COVID-19 cho việc nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine trong nước. [2] Các bài báo không nêu rõ số tiền.

Thông tin này khiến nhiều người bất bình. Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên Quỹ Vaccine trích tiền cho việc nghiên cứu vaccine nội. Vào giữa tháng Tám, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng duyệt chi 8,8 tỷ đồng từ Quỹ Vaccine cũng với mục đích này.

Trên văn bản, tài trợ cho hoạt động nghiên cứu vaccine trong nước nằm trong ba nhóm nhiệm vụ chi của Quỹ Vaccine, bao gồm: “tài trợ, hỗ trợ cho hoạt động mua, nhập khẩu vaccine; nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước và sử dụng vaccine phòng COVID-19 theo quy định”. [3] Việc chi tiền này vì vậy là không sai quy định.

Tuy nhiên, điều đáng nói hơn là chính quyền đang thực hiện một cách kém cỏi nhiệm vụ đầu tiên, quan trọng nhất, là lý do mà hàng trăm nghìn người dân đã chuyển tiền dành dụm của họ để đóng góp vào: mua vaccine về.

Tính đến ngày 9/9, khoảng 540 nghìn tổ chức, cá nhân đã đóng góp vào quỹ. Tổng số tiền trong quỹ là 8.663 tỷ đồng, đạt 86% mục tiêu 10 nghìn tỷ đề ra. [4]

Các trang thông tin của chính phủ không cập nhật chi tiết số lượng vaccine đã về Việt Nam là từ những nguồn nào. Theo tổng hợp sơ bộ của Luật Khoa, trong số 33 triệu liều vaccine đã về Việt Nam(tính đến 6/9), gần một nửa không phải là được mua bằng ngân sách/ Quỹ Vaccine. [5] Cụ thể, có ít nhất 11 triệu liều là từ viện trợ nước ngoài, và 5 triệu liều khác là vaccine Sinopharm do một doanh nghiệp tài trợ cho TP. Hồ Chí Minh. [6]

Số lượng vaccine mà Việt Nam mua được đến nay phần lớn nằm trong hợp đồng do Công ty Cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) ký kết với AstraZeneca vào cuối năm 2020, đến nay đã chuyển giao được 10,1 triệu liều trong tổng số 30 triệu. [7] VNVC gọi đây là bản hợp đồng “lịch sử”. Có hai hợp đồng khác gồm 51 triệu liều Pfizer đã được ký kết, nhưng tính đến ngày 24/8, mới chỉ về được hơn 1,2 triệu liều. [8]

Chính phủ gián tiếp thừa nhận khó khăn trong việc mua vaccine khi khuyến khích các địa phương, doanh nghiệp cùng tham gia quá trình này. [9] Trước đó, thành phố Hà Nội còn kêu gọi doanh nghiệp tự mua vaccine để tiêm cho nhân viên của mình. [10]

Quỹ Vaccine có báo cáo tài chính không?

Theo lời hứa trong Thông tư 41/2021 của Bộ Tài chính (Điều 25), Quỹ Vaccine có trách nhiệm công khai báo cáo tài chính mỗi tháng, mỗi 6 tháng, và mỗi năm. [11] Thời điểm công khai báo cáo tháng chậm nhất sau ngày 10 kể từ ngày kết thúc tháng. Báo cáo cần công bố qua Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính, nội dung cần có là: số tiền huy động; danh sách các tổ chức, cá nhân tài trợ, đóng góp; nội dung và số tiền đã chi; số dư quỹ còn lại.

Như vậy, vào thời điểm này, đúng ra chúng ta đã phải thấy ít nhất ba bản báo cáo của ba tháng Bảy, Tám, Chín. Nhưng thực tế thì:

  • Trên Cổng thông tin của Bộ Tài chính mục Quỹ Vaccine phòng, chống COVID-19, chỉ có đúng một dòng cập nhật thông tin về số dư quỹ đến ngày 9/9/2021. [12] Khi bấm vào mục Danh sách cá nhân đóng góp, kết quả trả về là những bài báo cập nhật thông tin rời rạc, không đúng chủ đề.
  • Trên website chính thức của Quỹ Vaccine tại địa chỉ quyvacxincovid19.gov.vn, tình hình khá hơn. Trong mục Báo cáo, người truy cập có thể xem được số tiền, phương thức ủng hộ, và danh sách người ủng hộ được cập nhật. Tuy nhiên, khi bấm vào phần Báo cáo chi tiết, tổng số tiền hiển thị chỉ là hơn 3,6 tỷ đồng, tương đương khoản được đóng góp thông qua trang web (chiếm 0,04% tổng số tiền 8.663 tỷ). Đáng nói hơn, 4/6 biểu đồ thống kê thoạt trông rất đẹp mắt trên trang web này lại hiển thị số liệu đáng ngờ.
    Đơn cử, biểu đồ số tiền ủng hộ theo quốc tịch cho thấy có một người quốc tịch Maldives ủng hộ 200.000 đồng, một người quốc tịch Canada ủng hộ 50.000 đồng, một người Chile ủng hộ 10.000 đồng. Biểu đồ ủng hộ theo tỉnh, thành chỉ hiển thị 10 tỉnh, thành, trong đó phần lớn là các tỉnh miền núi phía Bắc. Không có TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hà Giang được báo cáo là có một người đóng góp, nhưng số tiền là 0 đồng.

Ảnh chụp màn hình báo cáo chi tiết trên trang web quyvacxincovid19.gov.vn, số liệu từ ngày 1/6/2021 đến 10/9/2021.

Ảnh chụp màn hình báo cáo chi tiết trên trang web quyvacxincovid19.gov.vn, số liệu từ ngày 1/6/2021 đến 10/9/2021.

Hy vọng độc giả Luật Khoa có thể hạ cố ghé qua trang quyvacxincovid19.gov.vn để kiểm chứng các thông tin trên và tận mắt nhìn cách mà Quỹ Vaccine đang đáp lại niềm tin của người dân.

Vẫn còn một số lời hứa về quỹ này mà chúng ta cần lưu ý để tiếp tục giám sát trong tương lai:

  • Kinh phí hoạt động của bộ máy quản lý Quỹ Vaccine do ngân sách nhà nước chi trả, không sử dụng từ nguồn thu của quỹ. (Điều 4.1, Quyết định 779/QĐ-TTg của Thủ tướng)
  • Quỹ được sử dụng vốn nhàn rỗi của Quỹ để gửi tại các ngân hàng thương mại nhằm mục đích bảo toàn và phát triển vốn cho quỹ, nhưng phải đảm bảo an toàn. Sau khi chấm dứt hoạt động và giải thể, số dư của quỹ (nếu có) được nộp toàn bộ vào ngân sách trung ương để bổ sung nguồn lực mua vaccine cho Chương trình tiêm chủng mở rộng của Nhà nước. (Điều 4.3, 4.4, Thông tư 41/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính).

Ngay lúc này, nhiều người dân vẫn đang tiếp tục chuyển tiền vào Quỹ Vaccine. Họ tin vào lời hứa của chính phủ về việc sử dụng số tiền người dân đóng góp theo đúng mục đích và hoàn toàn công khai minh bạch. Họ có thể sẽ phải thất vọng.


Chú thích:

1.  17h ngày 9/9: Quỹ vắc xin tăng 1 tỷ, số dư Quỹ là 8.290 tỷ đồng. (2021, September 9). Quyvacxincovid19.Gov.Vn. https://web.archive.org/web/20210911101757/https://quyvacxincovid19.gov.vn/news/9cd423c9-9f95-4231-a6d4-4993284fd999

2.  Tuân V. (2021, September 8). Đề xuất dùng Quỹ vaccine hỗ trợ nghiên cứu vaccine. vnexpress.net. https://web.archive.org/web/20210908170706/https:/vnexpress.net/de-xuat-dung-quy-vaccine-ho-tro-nghien-cuu-vaccine-4353468.html

3.  Quyết định 779/QĐ-TTg thành lập Quỹ Vaccine phòng COVID-19 ngày 26/5/2021. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-chinh-nha-nuoc/Quyet-dinh-779-QD-TTg-2021-thanh-lap-Quy-vac-xin-phong-Covid-19-475530.aspx

4.  Xem [1]

5.  Cả nước đã tiêm hơn 26 triệu liều vaccine phòng COVID-19. (2021, September 10). Baodientu.Chinhphu.Vn. http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Ca-nuoc-da-tiem-hon-26-trieu-lieu-vaccine-phong-COVID19/445977.vgp

6.  RFA. (2021, August 27). TP.HCM nhận đủ năm triệu liều vắc-xin Sinopharm, Hà Nội nhận thêm hơn 200.000 liều Pfizer. Radio Free Asia. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hcm-city-received-5-mil-doses-of-sinopharm-vaccine-08272021071647.html

7.  VNVC. (2021, September 1). Hơn 10 triệu liều vắc xin Covid-19 của AstraZeneca đã được VNVC đưa về Việt Nam. Công Ty Cổ Phần Vacxin Việt Nam. https://vnvc.vn/hon-10-trieu-lieu-vac-xin-covid-19-cua-astrazeneca-ve-viet-nam/?fbclid=IwAR1umac9FbDJLkg7tep_P4tyYHTXmphs1VroFHY-vdB2v0gq5Ytea3XbHlA

8.  Việt Nam sắp nhận hơn 31 triệu liều vắc-xin Covid-19 Pfizer từ Bỉ. (2021, August 24). https://nld.com.vn. https://nld.com.vn/suc-khoe/viet-nam-sap-nhan-hon-31-trieu-lieu-vac-xin-covid-19-pfizer-tu-bi-20210824095718914.htm

9.  Tạo điều kiện để các địa phương, DN tiếp cận nguồn vaccine thế giới. (2021, July 27). Chinhphu.Vn. https://moh.gov.vn/thong-tin-chi-dao-dieu-hanh/-/asset_publisher/DOHhlnDN87WZ/content/tao-ieu-kien-e-cac-ia-phuong-dn-tiep-can-nguon-vaccine-the-gioi

10.  Nam Giang. (2021, June 17). Doanh nghiệp có thể chủ động mua vaccine cho cán bộ, nhân viên. Copyright © 2020 by baotintuc.vn. https://baotintuc.vn/thoi-su/doanh-nghiep-co-the-chu-dong-mua-vaccine-cho-can-bo-nhan-vien-20210617130713325.htm

11.  Thông tư 41/2021/TT-BTC hướng dẫn về tổ chức, hoạt động, quản lý, sử dụng và kế toán, quyết toán, công khai tài chính Quỹ Vaccine phòng COVID-19 Việt Nam. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-chinh-nha-nuoc/Thong-tu-41-2021-TT-BTC-to-chuc-hoat-dong-quan-ly-su-dung-Quy-vac-xin-phong-Covid19-Viet-Nam-476639.aspx

12.  Quỹ Vaccine Phòng chống COVID-19. Bộ Tài chính. https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/btc/r/ttdhg7?_afrLoop=6064733642375711

 

KHÔNG THỂ TIẾP TỤC ĐỐI XỬ VỚI HỌ NHƯ THẾ NỮA

Thiên Hạ Luận, VOA 11/9/2021

Một hình ảnh trích xuất trong phóng sự mang tên "Ranh Giới" của VTV1, ghi lại một phần hoạt động của Khu K1 thuộc Bệnh viện Hùng Vương ở TP.HCM. (Hình: Trích xuất từ trang YouTube của VTVCab Tin Tức)

Một hình ảnh trích xuất trong phóng sự mang tên "Ranh Giới" của VTV1, ghi lại một phần hoạt động của Khu K1 thuộc Bệnh viện Hùng Vương ở TP.HCM.

(Hình: Trích xuất từ trang YouTube của VTVCab Tin Tức)

Tuần này, Công văn số 7330/BYT-KCB do Bộ Y tế phát hành – dọa sẽ tước chứng chỉ hành nghề nếu nhân viên y tế… tự ý bỏ việc giữa đại dịch (1), “Ranh giới” – phóng sự do VTV thực hiện tại Khu K1 Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM (2) và văn bản do Bộ phận Thường trực Đặc biệt để chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TP.HCM gửi Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 của TP.HCM đề nghị hỗ trợ khẩn cấp cho các nhân viên y tế đang làm việc trong hệ thống bệnh viện dã chiến ở thành phố này (3) đã trở thành ba sự kiện nhắc công chúng phải chú ý đến thân phận của nhân viên y tế Việt Nam.

Đáng lưu ý là sau một thời gian dài “im hơi, lặng tiếng” vì bị lãnh đạo ngành y cấm chia sẻ cũng như cấm kêu gọi công chúng giúp đỡ cho dù phải đối diện với đủ thứ khó khăn, thiếu thốn,… ba sự kiện vừa kể, đặc biệt là sự kiện Bộ Y tế phát hành Công văn số 7330/BYT-KCB, nhiều nhân viên y tế đã phá vỡ… luật omerta (luật im lặng – gốc từ Sicily, Ý nhưng được mafia mở rộng và duy trì như nền tảng của các tổ chức tội phạm), vì không chịu nổi tình trạng được xưng tụng là anh hùng nhưng lao động như tù khổ sai, đã vậy còn vừa đối xử và đối đãi rất tệ!

Rất nhiều người dùng mạng xã hội đã chia sẻ suy tư của Bác sĩ Phạm Hoàng Thiên về nghề của ông – Nghề y, một nghề của máu và nước mắt

Mấy hôm nay cứ cắm đầu đọc tài liệu, tìm hiểu đủ thứ về điều trị COVID, không có thời gian mà xem gì khác. Sáng ra đàn em đưa cho một cái công văn của Bộ Y tế, lãnh đạo cấp cao nhất của ngành y khoa.

Đọc xong mà mình muốn dâng hai tay cái chứng chỉ hành nghề bác sĩ cho quý vị luôn. Quý vị nghĩ cái chứng chỉ này là tờ rác, thích thì thu hồi. Ừ, cũng đúng, một tờ giấy hành xác biết bao nhân viên y tế, đưa ra công văn như vậy, chứng tỏ quý vị biết để có được nó, chúng tôi đã bị hành hạ ra sao.

Thật là khốn nạn nhưng nó phản ánh một thực tế phũ phàng cách đối xử với nhân viên y tế trong mùa dịch, mà không, từ những ngày đầu bước chân vào hành nghề, mình đã thấy rõ những điều này, nhất là ở bệnh viện công rồi.

À, mình thấy Bộ Y tế hình như là viết dư? Tại mục số 2 ghi rõ là quyền và nghĩa vụ. Mà không, chắc chắn viết nhầm, chắc hẳn chữ “quyền” phải là từ “trách nhiệm” mới đúng. Vâng, không biết các vị có chứng kiến, có đứng trước những ca nguy kịch, hấp hối rồi ra đi ngay trước mặt không, chứ riêng mình, còn nhiều hơn quý vị ăn cơm, uống nước. Đó là mình còn vô cùng vững vàng đấy nhá, vì bản thân là bác sĩ cấp cứu, việc chứng kiến bệnh nhân tử vong là chuyện hằng ngày nhưng trong tâm dịch này, cũng chịu không nổi. Có những lần, chỉ trong một, hai tiếng đồng hồ, mà tận bốn, năm bệnh nhân tử vong, phải nói là có thần kinh thép – mà có lẽ, sắt thép nào cũng tan chảy cả thôi! Số bệnh nhân tử vong mà mình chứng kiến trong tâm dịch, đã vượt rất xa con số mà một người bình thường có thể chứng kiến trong cả cuộc đời họ. Chả nói đâu xa, ngay giữa đêm qua, năm bệnh nhân ngừng tim và năm bệnh nhân nguy kịch dọa tử vong. Tất cả diễn ra chỉ trong vài tiếng, lúc đó quý vị ở đâu? Từ ngày vượt qua hàng trăm vào tháng 8, thì mình không dám đếm nữa, vì không còn nước mắt mà khóc. Lệ như chực trào nhưng mắt đã khô vì bao đêm thức trắng.

Hay “quyền” mà quý vị nói đến là buộc phải chọn hồi sức cho ai? Nếu có thể, mình vô cùng tình nguyện trao cho quý vị cái “quyền” đó. Mỗi đêm trực cấp cứu, bệnh nhân COVID lẫn không COVID đâu có ngừng vào. Sức người và số nhân lực thì có hạn, thiết bị thì thiếu thốn, chỉ có hai, ba bệnh nhân ngưng tim thì còn cố hết sức nhưng bốn, năm bệnh nhân ngưng tim một lúc thì phải làm gì? Chỉ riêng cái monitoring theo dõi bệnh nhân nguy kịch sau ngừng tim thôi đã không đủ rồi. Nhân viên y tế (NVYT) cũng là người, chỉ có hai bàn tay mà thôi, nào phải thánh nhân mà có thể cứu bệnh nhân bằng lời ban ân hay cầu nguyện.

Mình vô cùng hiểu cảm giác bất lực, nát con tim khi chứng kiến từng bệnh nhân ra đi, áp lực vô cùng, nên việc nhiều NVYT trầm cảm, loạn thần, hay muốn nghỉ ngơi là điều vô cùng dễ hiểu. Mình nhớ rất rõ những ánh mắt, những lần nắm chặt tay những bệnh nhân tử vong đầu tiên trong nước mắt khi mới bước chân vào hành nghề bác sĩ, một cảm giác bất lực và tuyệt vọng, rồi tự dặn lòng phải đọc, phải học nhiều hơn… Nhưng có lẽ với những người chỉ làm bàn giấy, nó chỉ là những con số mà thôi, nên họ vô tâm, sẵn sàng đạp thẳng những NVYT đang trên bờ vực xuống địa ngục.

Chắc đây là quyền lợi mà quý vị muốn nói đến, chứ mình chẳng thể nào liên hệ đến điều gì khác. Hay là phụ cấp chống dịch nhỉ (300.000/ngày và 120.000/ngày tiền ăn)? Vậy thì càng nhầm, đến tận giờ, mình chưa nhận được một xu nào và đâu phải riêng mình, rất rất nhiều NVYT của nhiều bệnh viện đã và đang chống dịch, chưa nhận được gì, hoặc nhận không đúng như những gì công văn hay báo chí đã công bố. Nhiều NVYT, chống dịch cả tháng trời, cũng chỉ có 1 triệu/tháng (vì bản chất là có những bệnh viện đã cố gắng tự bỏ tiền ra chi cho NVYT). Có lẽ đến khi thành liệt sĩ chăng?

Rất nhiều người cứ ngỡ NVYT nhận được rất nhiều thứ. Có chú bảo mình: Hết dịch là con giàu rồi, đủ tiền kiếm vợ! Có cô thì nói: NVYT thiếu gì đồ ăn, nhà nước lo hết ngày ba bữa, sướng nhé! Ơ, ra là nhiều người nghĩ thế. Nào biết sự thật đàng sau là những mạnh thường quân, từ thiện xã hội mới là người đã lo cho nhiều bệnh viện, nhiều NVYT. Mình vô cùng cảm ơn (cũng gần 1 tháng rồi, trưa ăn cơm gà, tối ăn hủ tiếu). Còn tiền cưới vợ, chắc kiếp sau con kiếm, chứ kiếp này e là chẳng còn sức, tóc muối chấm tiêu rồi chú ạ, có ma nó nhìn!

Vậy mà còn đỡ, tội nhất là mấy em nhỏ sinh viên lẫn các em mới tốt nghiệp bác sĩ, chưa có chứng chỉ hành nghề thì xác định luôn: Có hợp đồng với bệnh viện nào đó rồi thì còn đỡ, đi chống dịch vẫn còn có chút lương, mỗi tháng được hơn ba triệu, chứ chưa có tên trên hợp đồng bệnh viện thì may mắn sẽ được một triệu, còn tệ hơn thì đến giờ vẫn không xu dính túi nhé. Ấy vậy mà vẫn rất rất nhiều em xung phong, tình nguyện. Thực sự tự hào vì các em.

Chống dịch như chống giặc? Nhân viên y tế phải biết hy sinh? Vâng, chống dịch như chống giặc, NVYT là chiến sĩ, thế cho hỏi: NVYT có được đối xử như các chiến sĩ bộ đội? Học y 6 năm, hiện học phí mỗi năm 40 triệu đến 60 triệu, ra trường đi thực tập hai năm để có chứng chỉ hành nghề (CCHN). Phí thực tập mỗi tháng ba triệu, sau đó thử việc từ hai đến 12 tháng, lương cơ bản 2.34 là hơn 3 triệu/tháng trong ba năm. Tính trung bình ít nhất 10 năm mới có thể làm ngoài giờ, tăng ca để có thêm thu nhập. Vậy trong 10 năm đó, tính cả tiền ăn, tiền ở, đi lại, không tụ tập bạn bè, không đau ốm, chỉ chăm chăm ăn ngủ học thì ra trường sẽ mất tầm một tỷ đồng, gia cảnh khó khăn thì sẽ phải nợ ngân hàng. Còn học trường quân sự bốn năm, học phí nhà nước lo, lương ra trường gần gấp đôi… Mà thôi, có quân đội thì đất nước mới yên ổn được, không nên so đo.

Quý vị muốn thu hồi CCHN nếu nghỉ việc à? Không biết là dựa trên điều nào của luật pháp hiện hành ở Việt Nam. Theo như mình biết thì chỉ còn hai điều có thể tước CCHN: 1/ Không đủ sức khỏe để hành nghề – cũng đúng, làm như con thiêu thân, đốt sức khỏe lẫn tuổi thọ để cứu bệnh nhân. Làm một tháng mà chả khác gì vài năm. Ừm, đã thế còn bị trầm cảm, loạn thần thì thu hồi CCHN quả là không sai. Chanh hết nước rồi, bỏ vỏ thôi. 2/ Đang bị truy cứu hình sự – Chà, nếu chiếu theo điều này thì nghe cũng ghê đấy. Nhưng mình thấy còn tốt hơn hiện tại. Đi tù nhà nước lo cơm ngày ba bữa, không phải nghĩ ngợi nhiều, đâu có phải chứng kiến bệnh nhân thở ngáp. Không còn phải thấy ai tử vong trước mặt mình. Nhiều khi đó mới là hạnh phúc.

Thôi, nói vậy là nhiều rồi, chỉ muốn nhắn nhủ: Em nào muốn học Y, hay bậc cha mẹ nào muốn con mình trở thành bác sĩ Việt Nam, hãy tìm hiểu và suy nghĩ kỹ càng trước khi quá muộn. Giờ thì ngủ thôi, rồi còn dậy để đọc và dịch sách, nghiên cứu để tiếp tục điều trị nhiều bệnh nhân khác, không thì ngọn lửa trong tâm mình bị quý vị dập tắt mất (4).

Người sử dụng mạng xã hội còn giới thiệu với nhau tâm sự của một bác sĩ khác: Bác sĩ Hoàng Mai Anh – viết về những… thiên thần – kèm cảnh báo: Các chiến sĩ tuyến đầu đã kiệt sức rồi! Không thể tiếp tục đối xử như thế nữa (5)!..

Tôi – bác sĩ – và cũng như hàng vạn bác sĩ, NVYT – Thiên thần áo trắng khác – trải qua nhiều năm đèn sách, ngày học, đêm nằm hành lang bệnh viện trực gác mong được phụ việc thầy, bác sĩ đàn anh để học nghề, học kinh nghiệm cứu người. Nhiều nhiều năm như thế, làm như thế mới có được “Chứng chỉ hành nghề” để chính thức bước vào “nghề khám chữa bệnh con người”.

Nhiều người tử tế gọi “bác” như cách thể hiện sự trân trọng cho cái nghề “cao quý, thiêng liêng”. Người kém tử tế thì bảo “có sức chơi, có sức chịu”, “ờ thì cũng ngang bằng cử nhân”. Chúng tôi đâu hơn thua cái bằng cấp, các sinh viên y khoa, bác sĩ đều ít nhiều có trái tim, trí tuệ mách bảo để lao vào sứ mệnh “thiên thần”.

Thiên thần trần gian này cũng có cha có mẹ, có anh, có em, có vợ, có chồng, có con đã lớn, có con còn nhỏ dại… Thiên thần vẫn ngày ngày học hỏi trau dồi kiến thức, làm việc trong giờ, ngoài giờ tận tối mịt để mưu sinh… Thiên thần vẫn cần ăn, cần uống, trả tiền nhà, tiền điện nước, sinh hoạt… Thiên thần vẫn có bộ não, trái tim, dạ dày như bao người khác, não vẫn bị sang chấn tâm thần kinh khi chứng kiến ba đến năm người ra đi trước mắt mỗi ngày, não vẫn đổ gục sau nhiều đêm thức trắng bên máy thở, máy bơm, máy lọc, monitoring… Trái tim dù đã quen với mất mát, đau thương nơi phòng cấp cứu, ICU vẫn tan nát chứng kiến người ra đi hàng loạt và tự trách mình sức người có hạn, bàn tay bác sĩ không phải là bàn tay Chúa!

Đã có những người sử dụng mạng xã hội tự hỏi mình và hỏi nhau: Thử nghĩ Thiên thần có gãy cánh khi làm việc xuyên đêm ngày này qua ngày khác… Khi ăn mì gói, cơm cho từ Mạnh Thường Quân hàng tháng… Khi kiệt sức, trầm cảm… Tôi học được từ tư bản, các tập đoàn đa quốc gia khi làm thuê cho họ. Ở vị trí Giám đốc, tôi phỏng vấn, tuyển dụng, quản lý nhiều người để nghiệm ra chân lý đơn giản: Trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi phải “win-win”, công bằng, tiền nào, của đó. Tư bản rất rõ ràng khi chi trả tiền lương cho người lao động qua công thức 3P: P1 (Pay for Position) – trả lương cho vị trí công việc. P2 (Pay for Person) – trả lương cho năng lực của người giữ vị trí công việc. P3 (Pay for Performance) – trả lương cho kết quả đạt được của người giữ vị trí công việc. Với lương Bác sĩ hơn 3 triệu/tháng. Với phụ cấp chống dịch 1 triệu/ tháng. Thử nghĩ Thiên thần có gãy cánh?

***

Những sự kiện trong tuần liên quan đến nhân viên y tế cũng là lý do để một số facebooker như Lê Đức Dục viết thế này: Rồi Trung ương sẽ tặng đủ huân chương cho hết thảy y bác sĩ, rồi dịch xong ta dựng tượng đài thầy thuốc của nhân dân nhưng bây chừ thì hãy lo cho họ những bữa ăn tươm tất, sau ca trực có một nơi chợp mắt… Cũng không nhất thiết đem hàng xe tải ngôn từ lấp lánh lanh canh ngợi ca bày tỏ, chỉ mong đừng dọa họ bằng công văn và mộc đỏ và tha thiết mang ơn và trân trọng thật lòng (6)…

Chú thích

(1) https://vnexpress.net/bo-y-te-lo-y-bac-si-bo-viec-4352043.html

(2) https://www.youtube.com/watch?v=CCSVLv6_v8U&ab_channel=VTVcabTintức

(3) https://zingnews.vn/nhan-vien-y-te-tai-benh-vien-da-chien-tphcm-can-ho-tro-khan-cap-post1260409.html

(4) https://www.facebook.com/hoangthien.pham.33/posts/4247406858682072

(5) https://www.facebook.com/nhavandoclap/posts/1220809425098595

(6) https://www.facebook.com/1146679112/posts/10218487062904967/

 

PHƯỜNG XÃ LÀ PHÁO ĐÀI THÌ GIẤY ĐI ĐƯỜNG ĐAI (die)!

FB Ba Kiem Mai

Ngày 9/9/2021 TP Vũng Tàu quy định “các trường hợp cấp thiết như khám chữa bệnh, cấp cứu phải được phép của chính quyền phường, xã”, bị dư luận chửi te tua, hôm sau (10/09) phải hủy bỏ quy định ngu xuẩn này.

Viết đến đây, tôi liên tưởng đứa em rể họ chết oan do thủ tục cấp cứu. Cậu ta 61 tuổi, ở xã Phú Xuân có tiền sử hen suyễn, lúc 5g sáng thấy khó thở, vợ cậu chở xe máy ra chốt phong tỏa. Công an xã không cho đi, năn nỉ miết, anh công an điện xin ý kiến (chưa đến giờ làm việc) nhiều người, cuối cùng cho đi, đến cầu Phú Xuân thì tắt thở. TTYT huyện test cậu ta, vợ và 2 con, KQ đều âm tính! Đau!

HAI ĐOÀN KIỂM TRA XÉT GIẤY LẪN NHAU, PHẠT NHAU:

Tục ngữ VN có câu “Giả chết bắt quạ” ám chỉ hành vi "giả vờ đau ốm, yếu thế để lừa người khác vào cạm bẫy". TP VT cẩn trọng biết đâu trong đám cấp cứu ấy có người thở ngáp cá giả, để ra khỏi chốt du hí.

Ở TP Vũng Tàu quan chức đếch tin nhau là cán bộ thật! Số là Trần Thị Bích Vân, Bí thư kiêm Chủ tịch P.4, TP.VT đơn thân vi hành các chốt trực COVID-19 trên địa bàn, nên không cần đeo thẻ, tình cờ gặp Tổ kiểm tra liên ngành P/C dịch của TP.VT, do trung tá công an Chu Văn Khánh làm tổ trưởng!

Không hiểu Tr.t Khánh và Ch.t Vân chưa biết nhau hay “ngoảnh mặt che nón làm ngơ”, để “cán bộ liên ngành” hỏi giấy bà Vân. Khi biết bà Vân là chủ tịch P.4, cho đi, một “cán bộ liên ngành” nói phong long: “Bí thư, Chủ tịch gì mà ra đường không có gì cả”.

Tự ái dồn… cục, bà Vân xuống xe điện cho cán bộ P.4 đến kiểm tra giấy tờ của “cán bộ liên ngành” (là bảo vệ kiểm tra bờ biển tăng cường), yêu cầu lập biên bản xử phạt, vì mẫu giấy chứng nhận không đúng quy định.

Từ truyền thống hai đoàn cán bộ kiểm tra dịch không tin nhau, nên TP VT cấp giấy cho bệnh nhân hấp hối, để không “giả chết bắt quạ” được!

SỞ KIỂM TRA GIẤY TỜ CỦA BỘ CẤP!

Do đứt “chuỗi cung ứng hàng hóa liên tỉnh” vì mỗi phường xã là một pháo đài không cho phép vượt qua! Ngày 25/7/2021, Thủ tướng CP ra Văn bản số 1015 chỉ đạo “Không thực hiện kiểm tra đối với phương tiện vận tải hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm phục vụ đời sống (đã được dán giấy có mã QR Code của ngành GTVT) trên cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, đường liên huyện, đường đô thị trên khắp nước”.

Để “quy phạm hóa” Văn bản của TTgCP, ngày 24/8/2021, Bộ GTVT ra Quyết định số 1570 quy định: “Giấy nhận diện phương tiện có mã QR được sử dụng để nhận diện phương tiện được ưu tiên, tạo thuận lợi lưu thông trong quá trình tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông và phòng, chống dịch Covid-19 khi phương tiện vận chuyển hàng hoá di chuyển đi ra, đi vào hoặc đi qua vùng có dịch".

Vì mỗi phường xã là một pháo đài, nên mỗi tỉnh thành là một “biên cương”! Các chốt “biên cương” vẫn chặn xe QR Code xét đủ loại giấy tờ. Riêng Cần Thơ bắt xe QR Code phải sang hàng, đổi tài xế của Cần Thơ cấp phép.

Chính phủ nhiều lần yêu cầu bỏ việc kiểm tra với xe QR Code, thông suốt vận chuyển hàng hoá, song có 7 tỉnh thành “làm khó” doanh nghiệp: Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu, An Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Hải Dương, Bạc Liêu.

Ngày 25/8, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã yêu cầu Cần Thơ bỏ ngay quy định phải tập kết để trung chuyển hàng hóa, nhưng Cần Thơ không thực hiện.

10 ngày sau (4/9/2021), Sở GTVT Cần Thơ ra công văn 2404 nới lỏng một phần QĐ của Bộ GTVT (bỏ các quy định yêu cầu phương tiện phải đăng ký trước và sang hàng, đổi tài xế tại các bãi tập kết), nhưng đặt thêm điều kiện:

"Đối với xe vận chuyển hàng hóa đi ngang qua địa bàn thành phố, nếu tài xế cung cấp một trong các loại giấy tờ chứng minh được nơi giao, nhận hàng không thuộc địa bàn Cần Thơ, lực lượng kiểm soát sẽ yêu cầu lái xe ký giấy cam kết và tổ chức phân luồng cho các phương tiện lưu thông nhanh chóng qua các chốt”.

CHIẾC ÁO KHÔNG LÀM NÊN NHÀ TU, NHƯNG LÀM NÊN CÔNG CHỨC.

Trước tình hình căng cor..tibion: cán bộ Vũng Tàu xét giấy nhau để phạt nhau, Sở GTVT kiểm tra xe QR Code của Bộ GTVT cấp, Sở Nội vụ TPHCM là đỉnh cao trí tuệ khi có sáng kiến nhận dạng “người được phép đi đường” bằng “đồng phục” (nhanh và chính xác hơn “mã QR Code”)!

Mời toàn thể công chức TPHCM đồng ca bài Đồng phục mùa dịch: “Đi múa lân mặc quần xanh áo đỏ, đi đấu võ mặc quần đỏ áo vàng, còn đi đánh ghen thì mặc quần ten áo giáp…”

 

BA SỰ KIỆN – MỘT VẤN ĐỀ

FB Dũng Thế Vũ

1. Gần đây có 3 sự kiện mà mình chú ý: 1) Thủ tướng ra lệnh cho Bộ Công An xử lý nghiêm hành vi bom hàng ở Tp.HCM, 2) Bộ Y Tế ký văn bản răn đe tước chứng chỉ hành nghề của Bác sĩ nếu nghỉ việc trong lúc dịch bệnh, 3) Lãnh đạo các tỉnh thành thường xuyên tuyên bố kiểu: để xảy ra dịch bệnh, để dân đói.. – địa phương (hiểu là địa phương cấp dươi phường xã, quận huyện) phải chịu hoàn toàn trách nhiệm.

2. Đáng chú ý vì: vi phạm nghiêm trọng các lỗi trong giải quyết vấn đề. Lỗi gì? Có nhiều lỗi, nhưng lỗi phổ biến trong cả 3 tình huống là: QUI KẾT NGUYÊN NHÂN ẨU và hệ quả là đề ra GIẢI PHÁP ẨU.

3. Tình huống Bom hàng: nghe nói có bom hàng, chưa biết thực hư, số lượng, nguyên nhân, thì lập tức quy kết nguyên nhân là do người dân và đi đến giải pháp “Bộ công an xử lý nghiêm”. Nếu nguyên nhân là do không giao đúng hàng hóa, hàng ôi thiu, giao chậm trễ… thì sao? Hay do người đi mua hộ xử lý thông tin sai thì sao? Ngược lại, nếu xử lý dân bom hàng, thì có xử lý nghiêm trường hợp dân đặt hàng cả tuần mà không mua được, thậm chí chuyển tiền rồi mà cũng không nhận được gì? Cụ thể, công an Tp.HCM đã xác minh không có tình huống bom hàng. (xem hình). Vậy ai đã tư vấn để Thủ tướng phải lên tiếng về việc này? Cần xử lý nghiêm người đó.

4. Y bác sĩ nghỉ việc trong mùa covid: Bộ Y Tế lập tức quy kết nguyên nhân là do Y Bác sĩ không chấp hành kỷ luật, không chịu đóng góp sức mình cho đại dịch. Giải pháp là: hăm he kỷ luật, tước chứng chỉ hàng nghề để chặn đường sống của Y Bác sĩ. Nếu nguyên nhân là do điều kiện và môi trường làm việc của Y Bác sĩ quá sức nguy hiểm và thiếu thốn, khối lượng công việc quá lớn, không có sự động viên hỗ trợ trong thời gian dài, chính sách đãi ngộ kém, thì giải pháp là gì? Có lẽ nên cách chức Bộ trưởng nếu đây là nguyên nhân chính.

5. Trách nhiệm của phường xã: cả mùa dịch, đều nghe câu, dân ở đâu đói, dịch phát sinh ở đâu, lãnh đạo địa phương phải chịu trách nhiệm. Nghe rất hay, có vẻ rất rõ ràng về trách nhiệm. Nhưng thực tế cũng là 1 loại đổ thừa trách nhiệm. Phường xã có mấy cán bộ, năng lực của họ ra sao, họ được hỗ trợ và trang bị gì, họ được đãi ngộ gì, họ có quyền gì? mà cái gì cũng đổ lên đầu họ? Dân đói là do họ hay do chính sách của TP? Do triển khai thiếu đồng bộ? Thế nên, đây cũng lại là trò quy kết nguyên nhân ẩu để đổ thừa trách nhiệm. Tất nhiên mình không nói phường xã không chịu trách nhiệm, ý là nếu đổ hết cho họ thì thực sự chỉ là “chót lưỡi đầu môi”, không ai phục cả. Lãnh đạo nên nói để dân đói là trách nhiệm của TÔI.

6. Tại sao dễ dàng quy kết nguyên nhân ẩu như thế? Đơn giản, vì có quyền làm thế và làm thế là dễ nhất. Y bác sĩ nghỉ việc thì lỗi tại họ là đơn giản nhất và cấm họ hành nghề là giải pháp nhanh nhất. Chứ nói đến cải thiện điều kiện làm việc, đãi ngộ, khen thưởng thì đau đầu Bộ Y Tế quá.

7. Đổ thừa còn giúp người nói thể hiện mình là người có trách nhiệm, vì dân, vì nước, “tôi đã nói mà nó không làm, lỗi tại nó!”.

8. Nguyên tắc đặt mục tiêu có 3 yêu cầu cốt lõi: 1) mục tiêu cao, có ý nghĩa, khả thi, 2) cấp trên cung cấp đầy đủ các phương tiện và điều kiện làm việc, 3) phần thưởng xứng đáng khi đạt mục tiêu. Nhìn vào đây thì thấy, chỉ có mục tiêu cao (là bắt các bác sĩ phục vụ ngày đêm, tháng này qua tháng khác; là bắt phường xã, tổ dân phố làm việc quần quật đủ mọi yêu cầu), mà thiếu cung cấp điều kiện, phương tiện đầy đủ, và không có phần thưởng. Ngược lại chỉ có hem he, dăn đe, hình sự hóa. Thế nên cấp dưới không bao giờ tâm phục khẩu phục.

9. Kết: không biết cả giải quyết vấn đề cũng như kỹ năng quản trị. Kiến nghị: cử đi học ở Thinking School (đang có combo giảm giá cho cán bộ các cấp, pass: bom hàng)

clip_image021

clip_image023

clip_image025

clip_image027

clip_image029

NGÀY ĐẦU TIÊN ĐIỀU HÀNH BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN (*)

FB Nguyễn Tuấn Khởi

Hôm nay là ngày đầu tiên điều hành bệnh viện thực thụ… dù là BV dã chiến (tên đầy đủ là: Bệnh viện dã chiến điều trị Covid 19 Bình Tân)… nhưng cũng có quá nhiều việc để nhớ…. hihi có thể viết lại thành 1 quyển nhật kí được… không nhớ hết những công việc cho những ngày qua… nhưng hôm nay đọng lại 2 điều là: có 1 cô bé nhí bệnh nhân chắc cỡ 6-7t gì đó chiều nay trong buổi mình đi thăm có nhắn là con ước 1 chiếc lồng đèn với bánh trung thu…. còn việc thứ 2 là cuối ngày… mình tạo nhóm Zalo gom hết bệnh nhân kể cả người nhà… cán bộ y bác sỹ vào… ban đầu ae cũng có ý kiến sợ phiền nhiều… nhưng mình bảo phải làm… vì mình kinh nghiệm rồi… người nhà mất liên lạc sẽ lo lắm… bệnh nhân được động viên bởi người thân cũng sẽ an tâm hơn… rồi cần hỗ trợ gì… cũng liên lạc được ngay… kể cả thuốc men cấp cứu… rồi lập xong ngồi cả buổi viết được cái thư trong lúc mắt nhắm mắt mở như thế này… thấy cũng còn ngô nghê nhưng đọc rồi chợp mắt rồi giật mình đọc lại… lại post lên cũng thấy rất vui.

——- trích nguyên văn thư ghim trong nhóm!

Xin chào Quý bà con cô bác. Tôi là Nguyễn Tuấn Khởi, PGĐ thường trực Bệnh viện dã chiến điều trị Covid 19 Bình Tân.

Xin Quý bà con hãy an tâm điều trị, luôn lạc quan, làm theo hướng dẫn đầy đủ của đội ngũ y bác sỹ và cán bộ nhân viên y tế điều phối.

Xin hãy ăn uống đầy đủ, dù có mệt nhưng cố gắng đừng bỏ bữa. Ngoài các bữa cơm chính, hãy tăng cường uống nhiều nước, thêm C hoặc cam chanh hoặc trái cây nếu có điều kiện khuyến khích người nhà gửi vào. Ban lãnh đạo và tập thể BV cũng sẽ cố gắng tìm các nguồn hỗ trợ từ các nhà đồng hành nhiều hơn để tăng cường chất dinh dưỡng hỗ trợ Quý bà con mau bình phục.

Xin Quý bà con cô bác lưu ý 1 số điều sau:

1. Không nên dùng bất kỳ chất kích thích nào như rượu bia, trà, cà phê… Các anh các chú nên bỏ hẳn thuốc lá, ít nhất trong những ngày điều trị Covid 19. Vì bệnh này, rất dễ tổn thương phổi, càng hút thuốc, dù chỉ 1 điếu cũng sẽ dễ gây chuyển biến xấu bất cứ lúc nào. Trong khuôn viên Bệnh viện, nếu phát hiện trường hợp nào vi phạm hút thuốc lá sẽ bị xử lý nghiêm khắc.

2. Chỉ trừ thời gian ăn uống, còn lại Quý bà con vui lòng mang khẩu trang đầy đủ. Rửa tay thường xuyên, hạn chế tối đa đưa tay lên mũi miệng. Khẩu trang nếu hết có thể xin các y bác sỹ nhân viên y tế. Luôn giữ khoảng cách với người xung quanh. Tuyệt đối các phòng không được đi qua lại "giao lưu" cùng nhau. Hệ thống camera của khuôn viên Bệnh viện sẽ được kích hoạt giám sát 24/24.

3. Bệnh viện khuyến khích Quý bà con vận động tại chổ, có thể đi lại ở lối hành lang, hoặc ngồi ở các ghế tựa để thư giãn. Giờ vận động chung, phơi nắng, hóng gió, thể thao trong khuôn viên sân là: sáng từ 6h-8h, chiều từ 16h – 18h (trừ các trường hợp riêng lẻ phơi nắng, hóng gió vì khó thở… bí bách sẽ rất linh hoạt để bà con thoải mái).

Quý bà con cô bác tùy vào sức khỏe nên chọn lựa các môn thể thao nhẹ, tránh va chạm, không tiếp xúc: bóng đá chỉ đá qua lại, không chia đội đá tranh chấp va chạm dễ lây lan virus, đá cầu… (còn cầu lông nếu bà con muốn chơi, ae sẽ cố gắng mua thêm).

4. Bà con cố gắng giữ vệ sinh, lau dọn phòng ốc thường xuyên, tay nắm cửa, giường ngủ, nhà vệ sinh gọn gàng. Virus Corona bám nhiều vào các bề mặt, sống nhiều ngày trên đó, nên càng vệ sinh sạch sẽ, cơ hội phòng chống và lành bệnh càng sớm. Bệnh viện sẽ tặng bà con thêm các chai khử khuẩn, xịt tay để bà con vệ sinh thường xuyên.

Trên đây là 1 số thông tin chia sẻ, chỉ với mong muốn bà con cô bác anh chị cùng chung tay chia sẻ và đồng hành với Ban lãnh đạo và anh chị em y bác sỹ, nhân viên y tế Bệnh Viện. Dịch bệnh ngày càng phức tạp, mọi người ai cũng vất vả, bà con cũng khó khăn. Anh chị em y bác sỹ nhân viên y tế cũng nhiều ngày không được về với gia đình, đêm hôm chăm sóc bất kể giờ giấc… tất cả chỉ vì mục đích giúp bà con mau khỏi bệnh, tất cả chúng ta sẽ được về nhà, lại vui vầy hạnh phúc như xưa.

1 vài lời chia sẻ nhắn nhủ chân tình cùng Quý bà con. Thay mặt tập thể Bệnh viện xin kính chúc bà con mau lành bệnh, khỏe mạnh.

Trân trọng!

Hết trích

clip_image031

(*) Nhan đề của Văn Việt.

TƯ VẤN HỖ TRỢ BỆNH NHÂN TỪ XA (*)

Trung Tâm Ung Bướu Bệnh Viện Quân Y 175

 

Thông báo Hotline: Bệnh viện Quân y 175 đã khai trương tổng đài tư vấn đa kênh nhằm hỗ trợ bệnh nhân từ xa, rất hữu ích cho bệnh nhân mắc bệnh Covid19 cũng như các bệnh lý thông thường. Hiện tại có 5 bác sĩ chuyên khoa UNG BƯỚU VÀ Y HỌC HẠT NHÂN tham gia tư vấn theo các mã sau.

Mã 949: TS.BS. Lê Hồng Minh, phụ trách tư vấn các bệnh lý ung thư đặc biệt là lĩnh vực HÓA TRỊ và các bệnh ung thư máu, hệ tạo huyết hạch, phổi, vú, phụ khoa, tiêu hóa…

Mã 845: BSCK1. Cao Văn Khánh, phụ trách tư vấn bệnh lý UNG THƯ TUYẾN GIÁP và các chẩn đoán Y học hạt nhân (chụp PET.CT, xạ hình xương, điều trị iod phóng xạ).

Mã 950: Ths.BSCK1. Lâm Trung Hiếu, tư vấn các bệnh ung thư đặc biệt là các ung thư tiêu hóa, lĩnh vực CHĂM SÓC GIẢM NHẸ bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn (giảm đau, lập kế hoạch chăm sóc giảm nhẹ bệnh nhân giai đoạn muộn).

Mã 812: BSCK1. Tào Thanh Nam, tư vấn bệnh lý ung thư tuyến giáp và y học hạt nhân (cùng chuyên khoa bs Khánh).

Mã 951: Ths.Bs. Phạm Thành Luân, tư vấn các bệnh lý ung thư đặc biệt là lĩnh vực XẠ TRỊ và các bệnh lý ung thư đầu cổ, phổi, vú…

Quý vị làm theo các bước sau: Gọi tổng đài 19001175 sau đó chọn mã bác sĩ muốn gặp.

Ví dụ: Gọi 19001175, nghe nhạc chờ, bấm ngay số 949 để gọi cho bác sĩ Lê Hồng Minh (không cần bấm số 1 hay số 2 như lời chào).

Nhóm bác sĩ khoa Ung bướu chúng tôi sẽ nhận cuộc gọi vào khung giờ từ 6 đến 22h hàng ngày, tuy nhiên khung giờ 7h đến 8h sáng thường là giờ họp giao ban xin hạn chế gọi, sẽ có lúc các bác sĩ bận làm chuyên môn không nghe được máy xin thông cảm và gọi bác sĩ khác hoặc gọi lại sau. Nếu là bệnh nhân cũ của khoa không phải của 5 bác sĩ trên phụ trách nên liên hệ trực tiếp bác sĩ điều trị nếu có thể để nắm rõ hơn.

Để tư vấn về các bệnh lý khác, thủ tục hành chính và bệnh lý Covid và sau 22h xin gọi vào số tổng đài 19001175 để tổng đài viên hướng dẫn gặp bộ phận thích hợp.

Xin cảm ơn và sẵn lòng phục vụ quý vị!

(*) Nhan đề của Văn Việt.

 

QUA HẾT ĐAU THƯƠNG, ĐỜI SẼ HỒI SINH (*)

FB Ngô Như Quỳnh

Cả ngày hôm nay rất nhiều người tôi quý trọng đều đồng loạt đăng lời tiễn biệt với một người tôi không quen ra đi vì covid, vô tình qua đó khiến tôi biết nhiều về anh, lòng thật sự cũng buồn và tiếc nuối y như đó là một người thân của mình. Tôi qua FB của anh và thấy anh viết cái tus (chắc chính anh cũng không ngờ đó là cuối cùng) về chuyện nói với mẹ rằng cho con uống coca nhé khi con hết bệnh. Lúc đó nước mắt chảy ra. Người lớn nào cũng có trong lòng một đứa trẻ thèm chở che. Thương một trái tim thật ấm áp và giàu tình cảm. Tự dưng buồn cả ngày nghĩ về anh. Biết đến một con người với những phẩm chất tuyệt vời vào lúc họ giã từ thế giới, điều đó khiến tôi thấy như mình bỏ sót nhiều thứ tốt đẹp trong cuộc đời này.

Mỗi ngày lướt FB lại thấy thêm nhiều avatar đen, thêm nhiều lời vĩnh biệt. Cảm giác như con virus lạnh lùng ấy càng lúc càng tiến gần khi cả những người quen thân thiết cũng báo tin buồn. Ngày thường mỗi một sự ra đi cũng khiến lòng người thương xót, giờ đây, kể cả kẻ yếu lòng nhất cũng chẳng còn cách nào khác ngoài chấp nhận sinh tử. Đã hơn 14,000 người ở lại mãi mãi trong đại dịch này. Họ không đến được nữa cái ngày khi cơn ác mộng này qua đi để mừng sum họp, để sống lại cuộc đời bình thường. Nghĩ đến đó thì thấy bất lực, vận mệnh quốc gia, một cá nhân riêng lẻ ngoài nghĩ quẩn quanh cũng có thể làm được gì…

Tháng 9, chiều nào Sài Gòn cũng mưa. Tôi hay ngồi ở ban công ngắm xuống phố. Trời xám xịt, mưa xiên qua những cao ốc và đổ xuống những con đường vắng. Lầm lũi vài bóng xe máy vô tình chạy qua lẫn với bóng xe cấp cứu màu trắng. Đã mấy tháng trôi qua với những điều ấy, quen rồi, mà mỗi khi nhìn cuộc đời hiu quạnh trôi qua như thế, lòng vẫn không thôi suy nghĩ. Đại cuộc đang như thế, và mình nhỏ nhoi cố gắng sinh tồn.

Chiều cơn buồn kéo tôi xuống và thấy mình chẳng tha thiết gì những drama scandal ồn ào trên mạng nữa. Tôi thừa tỉnh táo biết điều đó không hề làm tôi thanh cao hơn ai cả. Chỉ là nhân duyên để mình đọc và ngẫm nhiều thứ để mình tịch lặng hơn.

Lúc phố lên đèn, tôi chọn ngồi trong phòng tối, tắt đèn, thắp nến, mở bài nhạc thiền và lặng lẽ tập theo bài thiền buông thư trên mạng. Thở thật sâu. Đầu không nghĩ gì, chỉ thở và tập. Khi xong bài nằm dài ra. Em bé con chạy vào hôn mẹ, nói bi bô vài câu. Em là thực tại, để tôi nói biết ơn với cuộc đời mình đang có.

Tối bật “Ranh giới” lên coi. Muốn tự mình cảm nhận không bị ảnh hưởng bởi những nhận xét tỉnh táo trên mạng. Coi chưa hết phim thì con muốn đi ngủ, tôi tạm dừng với đôi mắt ướt và lòng trĩu nặng thương. Thương những người y bác sĩ, trong cuộc chiến này, sức chịu đựng và hi sinh của họ không cách gì đền đáp hết. Rồi nghĩ tới người thương, chỉ mong anh bình an. Tôi nhớ lời anh nói, khi đã chọn nghề bác sĩ, thì những lúc thế này phải nhận lấy trách nhiệm chứ không thể chỉ sống an phần mình. Trân trọng biết ơn tất cả những người đã chọn nghề y.

Giữa biến động không lường của giai đoạn đời này, đêm nào tôi cũng tự cầu kinh cho mình những điều tối giản. Chỉ cần mỗi đêm còn được nằm trên chiếc giường êm trong căn phòng nhỏ có máy quạt thổi qua nhẹ như gió, con nằm ngủ say bên cạnh, có tin chúc ngủ ngon của người thương báo mỗi ngày rằng anh test âm tính, vậy chính là bình an, sẽ chẳng mong cầu gì thêm nữa.

Hôm nay Sài Gòn ca bệnh giảm, tỉ lệ tử vong cũng giảm, vài tỉnh đã nới lỏng giãn cách, vacxin đang về, những điểm tiêm vacxin đang hoạt động tích cực, nhiều bạn bè tôi sau một thời gian biến mất quay trở lại FB nói thời gian qua dính covid và đã khỏi bệnh, thôi thì lọc qua hết những âu lo, bám vào đấy mà nuôi thêm hi vọng.

Vì đâu thể ra ngoài quy luật ấy, qua hết đau thương, đời sẽ hồi sinh clip_image033

Sài Gòn 9/9/2021

clip_image035

(*) Nhan đề của Văn Việt.

clip_image037"CỐ GẮNG CHO BỆNH NHÂN THÊM 1 CƠ HỘI"

FB Bệnh viện Chợ Rẫy

N. N. B. C (sinh năm 1992, ngụ TPHCM) nghe loáng thoáng giọng một người đàn ông khi lần đầu mở được mắt sau hơn 20 ngày hôn mê. Sau này khi tỉnh lại, B.C mới biết đó là y lệnh ngắn gọn của BS CK2 Trần Thanh Linh – Trưởng khoa Hồi sức Cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy – Phó giám đốc Bệnh viện Hồi sức Covid -19 – nói với ekip của mình.

Một tuần sau, vị bác sĩ này đã đến thăm và động viên bệnh nhân B.C

“Em thấy trong người hôm nay thế nào?”

"Em thấy khoẻ"

"Vậy giờ rút ống này ra, em ăn qua miệng nha"

"Dạ"

"Cố gắng ít ngày nữa rồi mình chuyển lên lầu. Em thấy còn khó chịu gì trong người khi vận động không?"

"Dạ, không còn."

"Khi ráng vận động gắng sức còn mệt không?"

"Hơi hơi"

"Mình phải ráng thêm nữa nha, bác sĩ đã cố gắng thì mình cũng ráng lên nha! Hôm nay coi như mình sắp sửa đi về tới đích rồi thì cố gắng hơn nữa để đi hết con đường hồi phục của mình, rồi về với sinh hoạt bình thường nghe."

"Dạ"

clip_image039Hai tuần sau, khi các trang thiết bị máy móc hỗ trợ giúp chị sinh tồn được tháo ra hết, chị được bác sĩ thông báo kết quả xét nghiệm PCR của mình 2 lần đều âm tính và chị sẽ được xuất viện, chị vẫn không tin. Mà không chỉ riêng bệnh nhân B.C mà chính các bác sĩ tham gia trong ekip điều trị cũng ngỡ ngàng trước sự hồi phục ngoạn mục của bệnh nhân.

clip_image041Trước đó, ngày 23/7, bệnh nhân B.C được chuyển đến khoa Cấp cứu Bệnh viện Hồi sức Covid-19 trong tình trạng ngừng hô hấp, trụy tim mạch. Ngay khi nhận được báo động đỏ, ê-kíp Hồi sức của bệnh viện Chợ Rẫy tại khoa ICU 2A do BSCK2 Trần Thanh Linh phụ trách đã lập tức có mặt để tiến hành xử lý khẩn cho người phụ nữ 29 tuổi nhiễm Covid-19 nặng. Sau đó, bệnh nhân B. C được chuyển lên khoa Hồi sức tích cực ICU2A để tiến hành đặt ECMO.

"Đây là phương án cuối cùng để duy trì sự sống cho bệnh nhân. Thế nhưng, khả năng thành công là bao nhiêu % thì chúng tôi cũng không dám nói trước vì bệnh nhân bị tổn tương phổi nặng, suy gan, thận, truỵ tim. Hơn nữa, bệnh nhân có cân nặng hơn 110 kg nên béo phì là một trong những bệnh lý nguy hiểm nhất khi mắc Covid-19. Thôi thì cố gắng hết sức để bệnh nhân có thêm một cơ hội. Nên sau 3 giờ, ekip của chúng tôi đã hoàn thành việc đặt ECMO cho bệnh nhân B.C ”- BS CK2 Trần Thanh Linh nhớ lại.

clip_image043Và hành trình hồi phục ngoạn mục của bệnh nhân B.C đã bắt đầu diễn ra, bất chấp những phản ứng của cơ thể bệnh nhân B.C ngay sau đó: Phổi của bệnh nhân bắt đầu xuất huyết, cơ thể bắt đầu bị nhiễm trùng nặng, ekip điều trị liên tục thực hiện các phác đồ sử dụng kháng sinh, kháng nấm, chống đông máu… Sau hơn 20 ngày duy trì sự sống nhờ hệ thống ECMO, sự theo dõi sát sao của đội ngũ nhân viên y tế, các chỉ số sinh tồn của bệnh nhân B.C đã xuất hiện. Ngày 12/8, ê-kíp điều trị đã quyết định cai ECMO cho bệnh nhân. Hai ngày sau, nhờ đáp ứng tốt với phác đồ điều trị, tình trạng nhiễm trùng cũng được cải thiện, bệnh nhân được rút máy thở, chỉ còn thở oxy dòng cao HFNC. Ngày 19/8, tình trạng cải thiện, bệnh nhân B.C được chuyển lên khoa Sub – ICU 7A và thở oxy mask với lưu lượng 13 lít/phút, tập vật lý trị liệu và chờ ngày bình phục hoàn toàn. Trong thời gian này, mỗi ngày đều có 4 nhân viên y tế luân phiên hỗ trợ vỗ rung, xoay trở cơ thể cho bệnh nhân B.C để tránh cơ thể bệnh nhân bị lở loét. "Điều quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải giúp B.C. phục hồi chức năng phổi, động viên và hướng dẫn tự thở, cai oxy càng sớm càng tốt", ThS BS bác sĩ Phạm Minh Huy – khoa Hồi sức Cấp cứu bệnh viện Chợ Rẫy, Trưởng khoa Sub-ICU 7A, chia sẻ.

“Sáng nay xuất viện rồi đúng không? Nghe bác sĩ Lực nói em trách tôi không qua thăm em hả?”, BS CK2 Trần Thanh Linh nói vui khi ghé thăm B.C trước khi bệnh nhân xuất viện.

clip_image045Nhắc nhở bệnh nhân B.C những điều cần lưu ý khi theo dõi sức khỏe tại nhà, BS Thanh Linh không quên động viên: "Sự bình phục của em là món quà tinh thần dành cho chúng tôi. Vì vậy, hãy cố gắng tập luyện để trở lại cuộc sống bình thường mới nhé".

clip_image047Cười thật tươi trước những dặn dò của các y bác sĩ, ánh mắt bệnh nhân B.C đầy hy vọng khi nói về những kế hoạch cho “cuộc đời thứ 2” của mình: "Trước đây, dù biết mình thừa cân nhưng vẫn có thể đi lại, chạy nhảy, sinh hoạt bình thường nên bản thân không có gì phải lo lắng. Thế nhưng, lần này là một báo động để mình sống có trách nhiệm với bản thân hơn. Cuộc sống mà mình sống sau này phải thật ý nghĩa và trách nhiệm, bởi vì không phải ai cũng có cơ hội như em. Có dịp, em sẽ vào Bệnh viện Chợ Rẫy để gặp lại mọi người. Vào thăm thôi chứ không phải vào nằm viện đâu nhé!"

clip_image049

clip_image051

clip_image053

clip_image055

clip_image057

NÓI VỀ RANH GIỚI

FB Ngô Như Quỳnh

Hôm qua tôi thấy trên mạng rất nhiều tus ca ngợi bộ phim (phóng sự tài liệu) này. Họ không nói cụ thể, chỉ khen hay và xúc động. Tôi chưa vội xem.

Vài giờ sau, lại có thêm nhiều tus chê tác phẩm đó. Họ nói cụ thể, họ chê việc không che mặt nhân vật, đó là xâm phạm đời tư và thiếu nhân văn. Thậm chí, hơi nặng lời, là truyền thông câu like bất chấp. Tôi làm nghề này đã quen những phản ứng trái chiều, cũng quen nghe lời chê tiếng chửi, nên cũng không bị kích động. Tôi cũng không gấp phải xem.

Khuya qua, nhân một ngày có nhiều xúc cảm, tôi thu xếp ngay ngắn ngồi xem trọn tác phẩm với tâm thế đón nhận tất cả bằng sự khách quan. Nếu đáng chê, hẵng sẽ chê. Nếu nên khen, tất phải khen.

Cũng không tránh khỏi vì đã lỡ đọc qua nhiều nhận xét của nhiều người về bộ phim nên cảm xúc có phần “cầm đèn đi trước oto”. Kiểu chà, chắc sẽ khóc lắm, nhất là đứa mau nước mắt như mình, bèn đi chuẩn bị sẵn khăn giấy. Chà, mình mà khóc trước con với bà vú chắc kì lắm, nên coi riêng, rút vào phòng riêng cho chắc, đợi con ngủ cho chắc.

Nhưng sự thật là tôi không khóc nhiều. Có nhiều cảnh cao trào tôi cũng chỉ hơi méo mặt và ươn ướt một chút. Không tuôn trào như thường khi tôi gặp chuyện cảm động. Nhưng cái nhoi nhói nghèn nghẹn thì xuyên suốt. Tôi sẽ viết ra cụ thể 3 điểm chính.

Đầu tiên là sự khốc liệt của bệnh tật. Tất nhiên ai cũng đọc ngày ngày tình hình dịch bệnh, nghe báo chí mô tả triệu chứng, thậm chí lên FB có thể không khó đọc chia sẻ của các F0 về những kinh hoàng họ nếm trải, nhưng chỉ là câu chữ. Sẽ khó hình dung nếu không phải ở trong cuộc. Nhưng thấy hình ảnh thì là câu chuyện khác. Nó cụ thể, rõ nét đến từng nhịp thở, ngồi không được, ăn không được, giành giật sự sống từng giây. Việc coi tác phẩm này, dẫu chỉ là lát cắt 50 phút trong chuỗi ngày dài nhiều bệnh nhân covid trải qua, sẽ khiến bất kì ai được xem, thấy giật mình, thấy biết sợ những điều trần trụi kia. Lúc đó một cách tự nhiên tôi ngồi thẳng, kiểm tra hơi thở của mình. Kiểm tra cơ thể coi có cơn đau nào không. Tôi đưa mắt kiếm con, coi con ổn không. Tôi nghĩ tới mẹ anh chị em tự hỏi họ ổn không. Tôi nhớ lại trong ngày coi có lúc nào chủ quan trong lúc lên xuống thang máy nhận đồ. Lúc đó mình sợ cho người để tự biết nhắc mình cẩn trọng hơn nữa. Bởi những hình ảnh thước phim kia làm tôi sợ bệnh dịch, để tôi sẽ bằng mọi giá giữ cho mình an toàn.

Tiếp theo là sự khâm phục không lời nào nói hết với các y bác sĩ. Chúng ta cũng đã đọc báo chí nói nhiều về đóng góp của họ, nhưng không ít người coi đó là hiển nhiên do đặc thù nghề nghiệp. Tôi coi kĩ nhất đời sống của nhân viên y tế trong bệnh viện và nước mắt cũng như tình thương của tôi phần nhiều dành cho họ. Tất cả cảm xúc trân trọng quý mến khâm phục lẫn thương yêu, như thể họ là người thân. Những bộ đồ bảo hộ bịt kín, những bước chân chạy như thoi, những cuộc gọi liên tục kiếm cơ hội sống cho bệnh nhân, những đôi mắt mỏi mệt, những sự mệt nhoài, những giấc ngủ vội. Mà họ vẫn ân cần, mà họ vẫn mềm giọng với bệnh nhân. Đút từng miếng ăn. Hỏi han từng giờ. Bóp bóng thay máy thở cả đêm. Thăm hỏi bệnh nhân để xao nhãng họ khỏi mệt mỏi. Sức chịu đựng thật ngoài giới hạn. Lúc đó tôi đặt mình vào họ, ích kỉ nghĩ là mình chưa chắc mình theo nổi công việc hiểm nguy kiệt sức đó. Nên nhớ đây là phim phóng sự tài liệu tức ghi lại sự thật chứ không phải có đạo diễn nào bước vô kêu ai đó diễn theo kịch bản. Chính cái thật đó làm lay động tim tôi.

Và cuối cùng là sự trân trọng với những con người đứng sau ống kính, đội ngũ phóng viên truyền hình đã chọn xông pha vào nơi nguy hiểm để thực hiện tác phẩm này. Nghề nào cũng có vinh quang và cay đắng. Đôi lời khen hay cả giải thưởng, có khi sẽ đánh đổi bằng bệnh tật thậm chí mạng sống khi tác nghiệp trong môi trường đầy nguy cơ trực tiếp của bệnh dịch. Sẽ không hiếm người từ chối nhiệm vụ này, có khi trong đó có cả tôi, không dám nói chắc. Nhưng họ, đạo diễn và phóng viên của “Ranh giới”, đã chọn dấn thân. Tôi nghĩ như mọi ngành nghề đều có lí tưởng riêng, bác sĩ có lời thề Hyppocrates, họ có đức tin và khát vọng. Bằng trái tim tôi cảm rằng, họ chỉ có một sứ mạng, là muốn ghi lại những tháng ngày khốc liệt này bằng công cụ nghề nghiệp của mình. Để cho bây giờ, và để lại đời sau. Tự đáy lòng, trân trọng và tự hào vô cùng, những người đồng nghiệp clip_image059. Việc ghi hình không làm mờ mặt có thể sẽ là một ít đáng tiếc, nhưng tôi thấy ghi rõ bệnh nhân và người nhà đã đồng ý, và tự khách quan tôi cũng thấy góc máy không tới mức xâm phạm cá nhân hay thiếu nhân văn nhất là khi tất cả đều có khẩu trang, nhưng đó là ý kiến cá nhân của riêng tôi, tôi không phản bác ý kiến người khác mình.

Và chính vì góc độ người cùng nghề, tôi cũng học cách đọc những khen chê với thái độ chấp nhận và cảm ơn vì họ đã quan tâm. Bởi văn học nghệ thuật nói chung, tác phẩm khi ra khỏi tay tác giả đến với người tiếp nhận thì nó đã có đời sống riêng. Họ có quyền bày tỏ tiếng nói cảm xúc của họ. Có thể thích hay không, có thể khen hay chê. Biên độ của lí trí và trái tim mỗi người mỗi khác. Cho nên, với “Ranh giới”, sẽ không có và không nên có những cuộc tranh cãi đấu khẩu thắng thua. Tất cả nên được ghi nhận.

Nếu có tiếc thì tôi sẽ tiếc khi nhiều người đã chọn không xem tác phẩm này, bởi họ nghĩ nó sẽ làm họ khóc lóc đau lòng, họ sợ như vậy là không tích cực. Họ chọn chỉ đọc cái gì vui tươi, chỉ khoe ăn ngon sống vui. Tôi sẽ không lên án lẫn cố thuyết phục rằng vậy là đúng hay sai. Nhưng cho những ai có thể đơn thuần vì tò mò, hoặc đã chán xem những clip gây cười giựt drama dễ dàng hàng ngày, muốn thử xem một cái gì khác đi, muốn lắng lòng, muốn hiểu biết hơn về đại cuộc, có thể thử xem “Ranh giới”.

Xem, để biết bệnh tật đáng sợ, mà ý thức hơn, mà trân trọng sự bình yên đang có…

Xem, để biết trong lúc mình ngồi nhà lướt FB và ở trong sự an toàn, có rất nhiều con người chấp nhận ở trong vùng nguy hiểm, để trân trọng hơn hơi thở và sự sống…

Và đó chính là sống tích cực đấy, chứ không phải né tránh sự thật mới là an yên.

Tôi còn mong không chỉ có một phóng sự về bệnh viện, mà nên có thêm nhiều những tác phẩm như thế về cuộc sống ở khu cách ly, về cuộc sống vật lộn với miếng ăn của người dân khi đại dịch quét qua, để chúng ta thấu rõ về một thời không muốn nhớ nhưng chẳng thể nào quên.

Xin cảm ơn những ai hữu duyên đọc được bài viết thật dài này. Tôi xem hết phim khuya qua và đi ngủ với nhiều cảm xúc nén lại, thức dậy thấy muốn viết nên tuôn ra tất cả cảm xúc hoàn toàn cá nhân không đại diện cho ai và cái gì, viết để bản thân thanh thản. Cũng như tác phẩm phải nhận lời khen tiếng chê, bài viết này tôi cũng xin đón nhận mọi ý kiến và xin không tranh luận ạ clip_image059[1]

Viết bên ly cà phê sáng,

Ngô Như Quỳnh

Sài Gòn 10/9/2021

 

HÃY YÊU NHAU ĐI

Fb Binh Bong Bot

Hôm nay, tôi đọc một bài phỏng vấn rất hay của Han Byung-chul, một triết gia người Đức gốc Hàn Quốc. Ông nói thế giới mà chúng ta đang sống đang bị kiệt sức. Và mỗi tế bào của thế giới ấy, tức chúng ta, đang kiệt sức với chính mình.

Khi làm Black Mirror, có lẽ các nhà làm phim không ngờ viễn cảnh ấy lại đến nhanh đến như vậy. Chúng ta đang nhìn vào điện thoại và màn hình máy tính nhiều hơn bao giờ hết. Hoàng Hối Hận đã phải cài một cái app vào điện thoại để Facebook của anh không hiện newsfeed lên nữa, để tránh cảnh dùng ngón tay trái cuộn mãi, cuộn mãi và nhìn thấy hàng giờ đồng hồ đã trôi qua.

Những cuộc họp ở Zoom biến ta thành zombie. Ta phải nhìn vào mắt người đối điện qua màn ảnh và không may, phải nhìn thấy chính ta. Để rồi khi tắt máy đi, tất cả những gì ta thấy là nhân ảnh của mình qua tấm gương đen. Vì nhu cầu được thấy mình khác đi nên mấy tháng qua, trào lưu FaceApp nở rộ. Ta tò mò xem mình già đi như thế nào, khi thành con gái sẽ ra sao, có râu ổn hơn không và hạnh phúc khi thấy mình hóa thân thành các nhân vật nổi tiếng trong các bộ phim điện ảnh.

Việc lên mạng nhiều hơn càng biến chúng ta thành sản phẩm. Ta bóc lột chính mình, dâng hiến mọi thông tin cá nhân cho Big Data thao túng. Ta mua gì, tìm gì, xem gì, thứ porn ta xem là gì, chat với ai, nói chuyện về vấn đề gì. Tất cả tạo nên một cơn trầm cảm khổng lồ mà chỉ cần một mồi lửa sẽ thiêu rụi tất cả. Những màn khẩu sát như Hồng vệ binh diễn ra trên Facebook thời gian qua cho thấy điều đó.

Han Byung-chul nói: COVID-19 chỉ chỉ rõ vấn đề mà loài người đang đối diện, chứ nó không thay đổi gì cả. Không có nó, ta vẫn rơi vào vực thẳm ấy như thường, dù có thể chậm hơn một chút. Ông nói: “Sớm muộn gì chúng ta cũng sẽ có vaccine để đánh bại virus. Song sẽ chẳng có vaccine nào chống lại được đại dịch trầm cảm”.

Trong một lần trả lời phỏng vấn khác, Han kể một câu chuyện thật hay về chàng thủy thủ Sinbad. Hôm ấy Sinbad và các bạn được mời lên một hòn đảo tuyệt đẹp để vui chơi, sau thời gian rã rời trên biển. Mọi người vui lắm, hạnh phúc như chưa từng. Rồi họ cùng nhau đốt lửa. Và tai ương ập đến. Vì thứ tưởng là hòn đảo kia thực ra là lưng của một con cá đã ngủ vùi từ rất lâu. Cát biển trên lưng nó trôi đi và cây cối dần có thể mọc lên đó được. Nhưng ngọn lửa của Sinbad đã làm con cá thức giấc. Nó chìm xuống và tất nhiên, tất cả mọi người cũng chìm xuống biển.

Một câu chuyện ngụ ngôn quá hay. Bi kịch của loài người xuất hiện có khi từ lúc họ tìm ra lửa kìa. Nó mở ra văn minh nhưng cũng đánh dấu một sự diệt vong. Vì vài triệu năm chỉ là cái chớp mắt của vũ trụ thôi mà. Hãy nhìn xem: không có Thượng Đế nào hiện hữu trong thời gian qua cả. Các cha sứ và các nhà sư cũng phải đeo khẩu trang, tuân thủ 5K và đọc kinh cho ta nghe qua Zoom. Han viết: những nhà thần học đã nhường chỗ cho những nhà virus học.

Vì Chúa đã bỏ loài người, Phật cũng bỏ loài người. Cách duy nhất để ta nhẹ nhàng bước qua cuộc tồn vong này là phải yêu nhau.

Như Đức Đà Lai Lạt Ma đã nói: thế giới không cần thêm những nhà thông thái, nó chỉ cần thêm những kẻ biết yêu.

 

"QUY HOẠCH TREO" (*)

FB Võ Đắc Danh

Mỗi ngày tôi nhận hàng trăm bức ảnh của các tình nguyện viên chụp để báo cáo đã phát quà từ các khu ổ chuột ở ngoại thành SG như thế này. Gần 20 năm sống ở SG, dù đã đi qua nhiều hẻm hóc nhưng tôi vẫn không hình dung nổi vẫn còn một SG như thế. Đây là hậu quả của cụm từ "Quy hoạch treo". Chúng ta đừng nên né tránh thực trạng đau lòng này mà phải chấp nhận sự thật để có một Sài Gòn tốt đẹp hơn trong tương lai, hỡi các nhà quy hoạch! Năm 2004, lúc còn làm việc ở báo Người Lao Động, chị Hằng Nga tổng biên tập phân công tôi viết bài về quy hoạch. Chị nói rằng chị có bộ tài liệu về quy hoạch SG năm 1973 do chính phủ VNCH thuê nhóm chuyên gia Mỹ, họ quy hoạch SG đến năm 2010 với sức chứa 25 triệu dân. Nên nhớ thời điểm 1973 cả miền Nam chỉ mới 14 triệu dân. Bây giờ là năm 2021, SG mới 10 triệu dân cơ hữu mà đã nhếch nhác đến thế nầy. Chúng ta đừng đổ lỗi cho nạn di dân tự do, nên nhớ rằng chính họ là lực lượng lao động ở các khu công nghiệp để góp phần nộp thuế cho thành phố. Giờ đây, nạn đói xảy ra do đại dịch không ai muốn, nhưng đừng dùng hai từ "nhập cư tự do" để bỏ rơi họ. Đau lắm!

clip_image061

clip_image063

clip_image065

clip_image067

clip_image069

(*) Nhan đề của Văn Việt.

ẢNH

FB Dr Hoang Quoc Tuong

Mình bắt đầu cảm nhận được sự hồi sinh rồi đây clip_image059[2]

clip_image071

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Thẻ xanh, thẻ vàng cứ từ từ!

clip_image073

TRANH

Theo FB Kaka Khai

Có thể là tranh biếm họa về 1 người, động vật và văn bản cho biết 'CHÍ TẠI CÁI ĐINH GỈ LÀM BIỂN BÁO LỘN NGƯỢC. Biển báo bị thẳng ngu nào nó treo lộn ngược rối. Đứng dậy mà đi, đó con bỏ! Nghiêm túc chấp hành 1 Tuyệt đá‘i tuân thủ I'

Comments are closed.