Thời gian. Thượng đế.

Tạp ghi của Vũ Tiến Lập

TGTD_thumb[1]

Có phải chúng ta đi từ cõi sa mù này đến cõi sa mù khác, mà khoảng cách là đời sống?

Khoảng cách là từ một điểm này đến một điểm khác và muốn đến được điểm khác thời gian là cần thiết; khoảng cách chỉ hiện hữu nơi nào có phương hướng, bên trong (tâm lý) hay bên ngoài.

Thời gian là một hiện tượng thật kỳ vỹ. Không gian và thời gian là một; cái này không hiện diện nếu không có cái kia. Đối với chúng ta thời gian thật quan trọng, và mỗi người trao cho nó ý nghĩa đặc biệt riêng của mình. Thời gian đối với loài người thời sơ khai chẳng có ý nghĩa bao nhiêu, nhưng đối với thế giới văn minh hiện đại lại có ý nghĩa cực kỳ cho mọi nhu cầu. Đối với người khoa học, thời gian thật cần thiết cho công việc nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo; đối với người lao động thời gian lại là công việc khác. Đối với người viết sử, thời gian là việc nghiên cứu quá khứ; đối với người sinh hoạt trong thị trường chứng khoán, đó là dấu đánh √ đã kiểm tra. Đối với những người mẹ, thời gian là ký ức về những đứa con của bà ấy; đối với những người đang kiệt sức, nó là phần còn lại trong bóng tối. Mỗi người diễn giải nó tùy theo những nhu cầu và những thỏa mãn đặc biệt của riêng mình, định hình để phù hợp vào trí óc của riêng mình. Tuy nhiên người ta không thể làm gì nếu không có thời gian. Nếu người ta muốn sống. Thời gian tuần tự là một cốt lõi giống như bốn mùa. Chắc chắn, chỉ có thời gian tuần tự, và tất cả thời gian khác đều là dối gạt. Có thời gian để trưởng thành và thời gian để chết, thời gian để gieo hạt và thời gian để gặt hái.

Có những loại thời gian khác nhau: Thời gian như sự tăng trưởng, thời gian như khoảng cách, thời gian như chuyển động.Thời gian tuần tự và cũng có cả thời gian thuộc tâm lý. Thời gian như tăng trưởng là cái nhỏ đang trở thành cái to lớn, cái xe tiến hóa thành máy bay phản lực, đứa bé trở thành người đàn ông. Vũ trụ luôn luôn tăng trưởng và quả đất cũng vậy. Đây là một sự kiện hiển nhiên.

Thời gian tuần tự là cần thiết, và nó hiện diện ở đó; nhưng thời gian còn lại là vấn đề hoàn toàn khác hẳn. Nguyên nhân-kết quả được nói là qui trình của thời gian, không chỉ thuộc vật chất nhưng cũng còn thuộc tâm lý. Nó được hiểu như khoảng trống giữa nguyên nhân và kết quả là thời gian; nhưng thật ra thực sự có một khoảng trống? Nguyên nhân và kết quả đó cũng giống như một căn nguyên có lẽ được tách rời bởi thời gian, và cũng là tuần tự; nhưng lại có một khoảng trống giữa nguyên nhân và kết quả thuộc tâm lý? Nguyên nhân-kết quả không là một qui trình duy nhất hay sao? Không có khoảng trống giữa nguyên nhân và kết quả. Ngày hôm nay là kết quả của ngày hôm qua và là nguyên nhân của ngày mai; nó là một chuyển động, một trôi chảy liên tục. Không có sự tách rời, không có đường phân biệt giữa nguyên nhân và kết quả; nhưng phía bên trong (tâm lý) chúng ta tách rời chúng với mục đích để trở thành, để đạt được. Tôi là cái này, và tôi sẽ trở thành cái kia. Muốn trở thành cái kia tôi cần thời gian – thời gian tuần tự được sử dụng cho những mục đích thuộc tâm lý.

Phải chăng người ta có thể suy nghĩ về thời gian ngoại trừ trong ý nghĩa tuần tự? Chúng ta có thể sử dụng thời gian như một phương tiện, nhưng trong chính nó không có ý nghĩa gì cả. Thời gian như một trừu tượng là một giả thuyết thuần túy, và tất cả giả thuyết đều hão huyền. Người ta sử dụng thời gian như một phương tiện của đạt được, thực thụ hay thuộc tâm lý. Thời gian được cần đến để đi từ nhà đến sở làm, nhưng hầu hết người ta sử dụng thời gian như một phương tiện để đạt được một kết thúc thuộc tâm lý, và những kết thúc thì nhiều. Người ta nhận biết được thời gian khi có một cản trở đến sự thành tựu của họ, hay khi có khoảng ngừng của đang được thành công.

Thời gian không chỉ là sự ló dạng và biến mất của mặt trời, hay là ngày hôm qua, ngày hôm nay và ngày mai. Thời gian còn phức tạp, tinh tế và rối ren hơn nhiều, nhưng thời gian, thực sự, có thật trong phạm vi của tinh thần, trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Liệu rằng chúng ta có thể tồn tại mà không cần ý tưởng của tương lai không? Làm sao con người có thể sống không thời gian?

****

Liệu sự thật không bị kềm hãm trong ảo tưởng? Và sự tối tăm không bao bọc hay che giấu ánh sáng? Thượng đế ở đâu?

Chúng ta nhận ra nhân loại từ cô độc và tuyệt vọng đã trao tặng sự thiêng liêng đến ý tưởng, đến một hình ảnh được làm bằng tay hay bằng tâm trí. Hình ảnh đó đã trở thành cực kỳ cần thiết cho những tôn giáo, và họ đã đầu tư ý nghiã thiêng liêng trong hình ảnh đó. Có thể nào chúng ta gạt nó đi không phải bằng từ ngữ, bằng lý thuyết, mà thực sự gạt bỏ nó đi như hoàn toàn thấy được sự vô ích của một hoạt động như thế? Chúng ta bắt đầu đặt nghi vấn, nhưng không có ai có thể trả lời, bởi vì tất cả nghi vấn căn bản nào mà chúng ta đưa ra, chúng ta đều không được trả lời bởi bất kỳ ai. Những điều chúng ta có thể làm là đặt nghi vấn, và hãy cho phép nghi vấn đó âm ỉ, sôi sục, hãy cho phép những nghi vấn đó chuyển động. Và người ta phải có khả năng theo sát nghi vấn đó xuyên suốt. Liệu rằng vượt khỏi biểu tượng, từ ngữ có bất kỳ cái gì đó thực sự trung thực, hoàn toàn thánh thiện trong chính nó?

Có những người được giáo dục để phủ nhận thượng đế, và có những người được dạy bảo để tin tưởng thượng đế. Vì vậy chúng ta đã hình thành một ý tưởng về thượng đế theo sự dạy dỗ của chúng ta, theo nền tảng quá khứ của chúng ta, theo cá tính riêng, những ưa thích hoặc không ưa thích, những hy vọng hoặc sợ hãi. Như vậy thật rõ ràng là chừng nào chúng ta còn chưa hiểu rõ quy trình suy nghĩ, thuần tuý những ý tưởng về thượng đế đều không có giá trị gì cả. Bởi vì tư tưởng chiếu rọi những gì nó thích. Tư tưởng có thể sáng chế và phủ nhận thượng đế. Mỗi người có thể sáng chế hoặc huỷ diệt thượng đế tuỳ theo những khuynh hướng, vui thú và đau khổ của họ. Vậy thì chừng nào tư tưởng còn năng động, đang hình thành, đang sáng chế cái vượt thời gian không thể được khám phá. Thượng đế hay sự thật, được khám phá chỉ khi nào tư tưởng được kết thúc. Tư tưởng không thể tồn tại mà không có từ ngữ, biểu tượng, hình ảnh. Và chỉ khi nào tâm trí yên lặng, tự do khỏi những phát minh riêng của nó mới có thể tìm ra điều gì là sự thật.

Thượng đế sẽ được khám phá trong những nhà thờ, hay trong những quả tim của chúng ta? Sự thôi thúc để được thanh thản nuôi dưỡng ảo tưởng; do bởi sự thôi thúc này mới tạo ra những nhà thờ, những đền chùa và những thánh đường. Chúng ta bị mất hút trong chúng, hay trong ảo tưởng của một Chính thể đại đồng và bỏ mặc cái sự kiện thực sự trôi qua. Dù chúng ta tin tưởng Thượng đế hay không tin tưởng Thượng đế chẳng có ý nghĩa bao nhiêu; bởi vì điều gì chúng ta tin tưởng hay không tin tưởng bị khẳng định bởi tình trạng bị quy định của chúng ta? Xã hội quanh chúng ta, văn hóa trong đó chúng ta được nuôi dưỡng, khắc sâu trong cái trí những niềm tin, những mê tín, những sợ hãi nào đó mà chúng ta gọi là tôn giáo; nhưng chúng không liên quan gì đến tôn giáo. Sự kiện rằng bạn tin tưởng một cách và tôi tin tưởng một cách khác, phần lớn phụ thuộc vào nơi chúng ta tình cờ đã được sinh ra, dù ở Anh, ở Nga, ở Việt Nam hay ở Mỹ. Vì vậy, niềm tin không là tôn giáo, nó chỉ là kết quả của tình trạng bị quy định của chúng ta. Sau đó có sự theo đuổi của sự cứu rỗi cá nhân. Tôi muốn được an toàn; tôi muốn đến được niết bàn, hay thiên đường; tôi phải tìm một nơi kề cận đức chúa Jesus, kề cận Buddha. Niềm tin của bạn không cho tôi sự thỏa mãn, sự thanh thản sâu thẳm, vì vậy tôi có niềm tin riêng của tôi sẽ giúp đỡ tôi. Và đó là tôn giáo? Chắc chắn, trí tuệ của người ta phải được tự do khỏi tất cả những sự việc này để tìm ra tôn giáo thực sự là gì.

Muốn tìm ra tôn giáo thực sự là gì, người ta phải loại bỏ mọi thứ cản trở nó. Nếu có nhiều cửa sổ dơ bẩn và muốn thấy ánh sáng mặt trời rõ ràng, người ta phải lau sạch hay mở toang những cửa sổ, hay đi ra ngoài. Tương tự, muốn tìm ra tôn giáo thực sự là gì, trước hết phải thấy nó không là gì, và loại bỏ nó. Vậy thì, người ta sẽ tìm ra khi có sự nhận biết toàn diện. Vì vậy, chúng ta sẽ thấy tôn giáo không là gì. Tôn giáo, trong ý nghĩa thực sự của từ ngữ, không tạo ra sự phân chia ly cách. Nhưng điều gì xảy ra khi bạn là một người Phật giáo và tôi là một người Thiên chúa giáo, hay khi tôi tin tưởng cái gì đó và bạn không tin tưởng nó? Những niềm tin của chúng ta tách rời chúng ta; vì vậy, những niềm tin của bạn không liên quan gì với tôn giáo.

Niềm tin gây thoái hóa, bởi vì đằng sau niềm tin và luân lý thuộc lý tưởng ẩn núp ‘cái tôi’, cái ngã – cái tôi liên tục tăng trưởng mỗi lúc mỗi lớn hơn, mạnh mẽ hơn, quyến rũ và quyền hành hơn. Chúng ta nghĩ rằng niềm tin trong Thượng đế là tôn giáo. Chúng ta nghĩ rằng có tin tưởng là một người tôn giáo. Nếu bạn không tin tưởng, bạn sẽ bị coi như là một người vô thần và bị chê trách bởi xã hội. Một xã hội chê trách những người không tin tưởng Thượng đế, và một xã hội khác chê trách những người tin tưởng. Cả hai đều giống hệt nhau. Thế là, tôn giáo trở thành một vấn đề của niềm tin, và niềm tin hành động như một giới hạn vào trí tuệ; và vì vậy cái trí không bao giờ được tự do. Nhưng chỉ trong sự tự do bạn mới có thể tìm ra điều gì là đúng thật, điều gì là Thượng đế, không phải qua bất kỳ niềm tin nào; bởi vì niềm tin của bạn chiếu rọi điều gì bạn suy nghĩ Thượng đế nên là gì; điều gì bạn suy nghĩ nên là đúng thật. Nếu bạn tin tưởng Thượng đế là tình yêu, Thượng đế là tốt lành, Thượng đế là cái này hay cái kia, chính niềm tin của bạn ngăn cản bạn không hiểu rõ Thượng đế là gì, sự thật là gì. Nhưng, bạn thấy, bạn muốn quên bẵng mình trong một niềm tin; bạn muốn hy sinh; bạn muốn ganh đua với một người khác, bạn muốn loại bỏ sự đấu tranh liên tục này mà đang xảy ra bên trong bạn và theo đuổi đạo đức.

Những tôn giáo đã cống hiến giả mạo của sự thật. Vấn đề khẩn cấp nhất là nhận biết tất cả điều này và sự tinh ranh hiện diện qua cái giả mạo. Nhưng muốn dập tắt loại bỏ nó, tất cả những kho báu giả mạo mà con người đã ấp ủ phải được quẳng đi. Muốn phủ nhận chúng không cần nhiều nỗ lực, không cần ý muốn mãnh liệt cũng như không sự quyến rũ của cái gì đó to tát hơn; bạn quẳng đi rất nhẹ nhàng bởi vì bạn thấy sự giả mạo của chúng, sự nguy hiểm của chúng và giá trị phiền toái cũng như sự thô thiển vốn có sẵn của chúng.

Và liệu tôn giáo chỉ là một vấn đề của làm việc tốt lành, của phục vụ hay giúp đỡ những người khác? Hay nó là cái gì đó còn sâu thẳm hơn? Cũng không có nghĩa rằng bạn không được quảng đại hay tử tế. Nhưng đó là tất cả? Liệu tôn giáo không là cái gì đó còn thâm sâu hơn nhiều, tinh khiết, bao la hơn nhiều, rộng lớn hơn nhiều bất kỳ việc gì được hình dung bởi cái trí hay sao? Vì vậy, muốn khám phá tôn giáo thực sự là gì, phải thâm nhập sâu thẳm vào tất cả những sự việc này và được tự do khỏi sợ hãi. Nó giống như đi khỏi một ngôi nhà tối tăm ra ánh sáng mặt trời.

Quan tâm duy nhất của tôn giáo là thay đổi hoàn toàn con người. Và tất cả những nhốn nháo quanh nó đều vô ích. Đó là lý do tại sao sự thật không tìm thấy được trong mọi đền chùa, nhà thờ hay thánh đường, dù chúng đẹp đẽ đến chừng nào chăng nữa. Vẻ đẹp của sự thật và vẻ đẹp của tượng đá là hai sự việc hoàn toàn khác biệt. Một cái mở cánh cửa vào vô hạn và cái khác lại dẫn đến sự giam hãm con người; một cái đến tự do còn cái kia đến nhà tù của tư tưởng. Chủ nghĩa lãng mạn và đa cảm phủ nhận tinh túy của tôn giáo, và nó cũng không là trò đùa của trí năng

Comments are closed.