Trò chơi bóng ky

Truyện

Wolfgang Borchert

Người dịch: Lưu Thủy Hương

 

Chúng tôi là kẻ chơi bóng gỗ.

Chúng tôi chính là những quả bóng.

Nhưng đồng thời cũng là những con ky,

gục đổ cuối đường.

Và đường băng với tiếng vang ầm ĩ,

là trái tim của chúng tôi.

 

 

 

Trò chơi bóng ky

 

 

Hai gã đàn ông đào xuống đất một cái hố. Nó rộng rãi và tương đối ấm cúng. Như một cái huyệt. Nơi người ta cố thủ.

Trước mặt họ là khẩu súng. Một kẻ đã phát minh ra nó, để người ta có thể dùng nó bắn vào con người. Thường người ta chẳng quen biết gì những con người đấy. Người ta còn không hiểu ngôn ngữ của họ. Và họ cũng chẳng làm hại một ai. Nhưng mà người ta phải cầm súng bắn vào những con người đấy. Chuyện này đã có kẻ ra lệnh. Và để người ta có thể bắn chết bọn đấy cho thật nhiều vào, có  kẻ đã phát minh ra một thứ súng máy bắn hơn sáu mươi phát trong một phút. Vì lẽ ấy anh ta từng được tưởng thưởng.

 

Một cái hố khác nằm cách khoảng hơi xa chỗ hai gã đàn ông. Từ đấy ló lên cái đầu của một thằng người. Nó có cái mũi để có thể ngửi dầu thơm. Có đôi mắt để nhìn thấy một thành phố hay một đoá hoa. Nó có cái miệng để có thể ăn bánh mì và gọi tên Em hay gọi Mẹ. Hai gã đàn ông được giao súng nhìn thấy cái đầu ấy.

Bắn, một đứa nói.

Gã kia bắn.

Cái đầu vỡ tong. Nó không thể ngửi mùi dầu thơm được nữa, không còn nhìn thấy thành phố và thôi hết gọi tên Em. Vĩnh viễn.

 

Hai gã đàn ông ở trong lòng hố nhiều tháng trời. Họ bắn vỡ nhiều cái đầu. Và mấy cái đầu đấy thuộc về những người mà họ chẳng hề quen biết. Những người chẳng làm gì họ và cũng chẳng hiểu ngôn ngữ của họ. Nhưng một kẻ đã phát minh ra khẩu súng, nó bắn ra hơn sáu mươi phát trong một phút. Và có một kẻ đã ra lệnh.

 

Dần dà người ta có thể chất đống những cái đầu bị hai người đàn ông bắn vỡ thành quả núi lớn. Và khi hai đứa ngủ, những cái đầu bắt đầu lăn. Như là trên đường lăn của bóng ky. Kèm theo những âm thanh như tiếng sấm vang nho nhỏ. Vì thế mà hai đứa thức giấc.

Nhưng người ta ra lệnh đấy chứ, một đứa thì thầm.

Nhưng bọn mình thì làm chuyện ấy, đứa kia kêu lên.

Nhưng mà nó khủng khiếp quá, một đứa rên rỉ.

Nhưng thỉnh thoảng cũng thấy thích, đứa kia cười.

Không, thằng thì thầm kêu lên.

Có đấy, thằng kia thủ thỉ, thỉnh thoảng thấy thích đấy. Đúng là thế. Thích lắm cơ.

 

Họ ngồi hàng giờ trong bóng đêm. Họ không ngủ. Rồi một đứa nói:

Nhưng mà thượng đế đã khiến chúng ta như thế.

Nhưng thượng đế có một lời biện bạch, đứa khác nói, đấy chính là: ông ta không tồn tại.

Ông ấy không tồn tại sao? Đứa lên tiếng đầu tiên hỏi.

Đấy là lời biện bạch duy nhất của ông ta, đứa kia trả lời.

Nhưng chúng ta thì tồn tại, đứa đầu tiên thì thầm.

Vâng, chúng ta thì tồn tại, đứa khác thì thầm.

 

Hai gã đàn ông, những kẻ bị người ta ra lệnh bắn vỡ đầu cho nhiều vào, không ngủ khi đêm xuống. Vì mấy cái đầu gây ra những âm thanh như tiếng sấm vang nho nhỏ.
Rồi một đứa nói: Và bây giờ chúng ta ngồi đây như những kẻ chờ con mồi.

Ừ, đứa kia nói. Chúng ta ngồi đây rình con mồi.

 

Hãy sẵn sàng. Mọi chuyện phải tiếp tục. Bỗng có kẻ kêu lên như thế.

 

Hai gã đàn ông ngồi dậy và cầm lấy súng.

Và mỗi khi họ nhìn thấy người là họ bắn.

Và luôn luôn đấy là một người mà họ không hề quen biết. Và người đấy chẳng làm gì họ. Nhưng họ bắn vào người đấy là do có kẻ phát minh ra cây súng. Mà kẻ phát minh ra cây súng thì được phong thưởng.

Và còn một kẻ nữa – HẮN ĐÃ RA LỆNH.

 

 

*****************

Nguyên tác tiếng Đức của Wolfgang Borchert

 

Wir sind die Kegler.
Und wir selbst sind die Kugel.
Aber wir sind auch die Kegel,
die stürzen.
Die Kegelbahn, auf der es donnert,
ist unser Herz.

 

Die Kegelbahn

 

Zwei Männer hatten ein Loch in die Erde gemacht. Es war ganz geräumig und beinahe gemütlich. Wie ein Grab. Man hielt es aus.

Vor sich hatten sie ein Gewehr. Das hatte einer erfunden, damit man damit auf Menschen schießen konnte. Meistens kannte man die Menschen gar nicht. Man verstand nicht mal ihre Sprache. Und sie hatten einem nichts getan. Aber man musste mit dem Gewehr auf sie schießen Das hatte einer befohlen. Und damit man recht viele von ihnen erschießen konnte, hatte einer erfunden, dass das Gewehr mehr als sechzig mal in der Minute schoß. Dafür war er belohnt worden.

Etwas weiter ab von den beiden Männern war ein anderes Loch. Da guckte ein Kopf raus, der einem Menschen gehörte. Er hatte eine Nase, die Parfüm riechen konnte. Augen, die eine Stadt oder eine Blume sehen konnten. Er hatte einen Mund, mit dem konnte er Brot essen und Inge sagen oder Mutter. Diesen Kopf sahen die beiden Männer, denen man das Gewehr gegeben hatte.
Schieß, sagte der eine.
Der schoß.
Da war der Kopf kaputt. Er konnte nicht mehr Parfüm riechen, keine Stadt mehr sehen und nicht mehr Inge sagen. Nie mehr.
Die beiden Männer waren viele Monate in dem Loch. Sie machten viele Köpfe kaputt. Und die gehörten immer Menschen, die sie gar nicht kannten. Die ihnen nichts getan hatten und sie nicht mal verstanden. Aber einer hatte das Gewehr erfunden, das mehr als sechzig mal schoß in der Minute. Und einer hatte es befohlen.
Allmählich hatten beide Männer so viele Köpfe kaputt gemacht, dass man einen großen Berg daraus machen konnte. Und wenn beide Männer schliefen, fingen die Köpfe an zu rollen. Wie auf einer Kegelbahn. Mit leisem Donner. Davon wachten die Männer auf.
Aber man hat es doch befohlen, flüsterte der eine.
Aber wir haben es getan, schrie der andere.
Aber es war furchtbar, stöhnte der eine.
Aber manchmal hat es auch Spaß gemacht, lachte der Andere.
Nein, schrie der Flüsternde.
Doch, flüsterte der andere, manchmal hat es Spaß gemacht. Das ist es ja. Richtig Spaß.
Stunden saßen sie in der Nacht. Sie schliefen nicht. Dann sagte der eine:
Aber Gott hat uns so gemacht.
Aber Gott hat eine Entschuldigung, sagte der andere, es gibt ihn nicht.
Es gibt ihn nicht? Fragte der erste.
Das ist seine einzige Entschuldigung, antwortete der zweite.
Aber uns gibt es, flüsterte der erste.
Ja uns gibt es, flüsterte der andere.
Die beiden Männer, denen man befohlen hatte, recht viele Köpfe kaputt zu machen, schliefen nicht in der Nacht. Denn die Köpfe machten leise Donner.
Dann sagte der eine: Und wir sitzen nun damit an.
Ja, sagte der andere. Wir sitzen damit an.
Da rief einer: Fertigmachen. Es geht wieder los.
Die beiden Männer standen auf und nahmen das Gewehr.
Und immer, wenn sie einen Menschen sahen, schossen sie auf ihn.

Und immer war das ein Mensch, den sie gar nicht kannten. Und der ihnen nichts getan hatte. Aber sie schossen auf ihn. Dazu hatte einer das Gewehr erfunden. Er war dafür belohnt worden.
Und einer – einer hatte es befohlen.

 

 

Comments are closed.