Vong nhập

Trần Ngọc Cư

Tôi sống ở Bãi Dâu, từ khi cùng một bác ấy gọi tôi bằng thằng cho đến khi chính bác ấy gọi tôi bằng thầy. Chất liệu Bãi Dâu có thể giúp một người trải nghiệm cuộc sống ở đó có óc sáng tạo viết được những tác phẩm mà người đọc không thể tiếc rẻ thì giờ đã bỏ ra để đọc. Chắc chắn tôi không phải là người có tài ấy. Tôi biết rõ sức mình mà.

Nhưng lòng tôi đầy ắp những kỷ niệm Bãi Dâu. Nếu phải viết một điều gì để con cháu mình đọc, tôi sẽ ghi lại những điều mắt thấy tai nghe ở Bãi Dâu như câu chuyện tâm linh dưới đây, được dịch từ một phiên bản tiếng Anh, đã đăng mấy hôm trước trên Facebook, chủ yếu cho 4S [Sonya, Sophia, Shelton, Sylvia] cưng quí của tôi.

Tôi lớn lên ở Bãi Dâu, một thôn nằm ở ngoại biên thành phố Huế, có thời là thủ đô của một vương triều Việt Nam. Cái tên Bãi Dâu được nhiều người biết đến qua lời một bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn: “Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người.”

Nói chính xác, tôi trải qua tuổi thơ mình trong một xóm nghèo sát đất, nơi những căn nhà không mang vóc dáng bất cứ một cấu trúc tử tế nào cả, mà chỉ là những túp lều tranh xập xệ. Trong đó chen chúc sống những con người mù chữ và mê tín. Nhưng cái xã hội bé tí ấy cũng có đủ chuyện vui buồn cho mỗi một công dân đặc biệt của mình. Nạn chửa hoang ở tuổi teen cũng có xảy ra và hậu quả đôi khi là sẩy thai.

Thời đó, hàng triệu người Việt Nam còn tin rằng vong linh những thai nhi sa sẩy có quyền lực đáng sợ mà cha mẹ và ông bà chúng phải thờ cúng, nếu không thì…!

Một trong những thiếu nữ trong xóm đã chửa hoang và rốt cuộc sẩy thai. Cô tiếp tục sống với cha mẹ và ruột thịt mình dưới một mái nhà, hàng đêm mang thúng trứng lộn lên phố, rao bán kiếm sống. Hoặc có thể cô là một đứa con không biết đến chữ hiếu là gì, hoặc có thể cha cô là một gia trưởng thô bạo. Chuyện cha con chọi nhau om sòm xảy ra như cơm bữa.

Rồi một hôm, tất cả láng giềng, trong đó có tôi, hí hửng rủ nhau chạy đến nhà họ để chứng kiến chuyện siêu thực này: Vong linh đứa cháu ngoại sa sẩy đã nhập vào mẹ nó để mắng nhiếc ông ngoại nó như quất một trận đòn đích đáng.

Bằng giọng của một đứa trẻ chả chớt, người con gái đòi vặn cổ cha mình, “nếu ôn ngoại còn đập và chưởi mạ tui.”

 

Phiên bản cho 4S mến yêu:

AN OUT-OF-NOWHERE CHANNELING

I grew up in Bãi Dâu, a hamlet located on the outskirts of Huế, the once imperial capital of Vietnam. The name of Bãi Dâu has become widely-known through the lyrics of a war-protest song by Trịnh Công Sơn: “Passing through Bãi Dâu in one afternoon, I found myself singing on dead human bodies.” Chiều đi qua Bãi Dâu, hát trên những xác người.

To be exact, I spent my childhood in a dirt poor neighborhood where houses were not even semblances of any sort of decent structure but mere thatch-roofed shacks, inhabited mostly by illiterate and superstitious people. There was, however, enough comic tragedy to go around for every denizen in that tiny society. Teenage pregnancies did happen and sometimes resulted in infant deaths.

At that time, millions of Vietnamese still believed the spirits of those deceased infants possess awesome power and deserve to be feared and worshipped by their surviving elders, or else…

One of the girls in the neighborhood got knocked up and eventually suffered a miscarriage. She went on to live with her parents and siblings under the same roof, walking around the city at night to peddle “trứng lộn” (baluts) for a living. Perhaps, either she was a daughter with no sense of filial piety, and/or her father was an abusive patriarch. There was constant fighting going on between father and daughter, day in day out.

Then, one day all the neighbors, myself included, gleefully rushed to their house to witness a surreal scene: the soul of the miscarried grandchild had just come back in its mother’s body to give its grandfather a verbal lashing.

The girl spoke in a toddler’s voice, threatening to break her father’s neck, twisting it backwards, if “grandpa continues to beat and curse my mom.”

Comments are closed.