Chính phủ Tình cờ (kỳ 6)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image_thumb[3]_thumb[1]

1. Sự Biến mất của sự Rút Thăm trong Chính trị: Một Bí ẩn Lịch sử

Từ các cuộc cách mạng Anh trong thế kỷ thứ mười sáu đến các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp vào cuối thế kỷ thứ mười tám, một trật tự chính trị mới đã nổi lên, một trật tự liên kết với sự lên của chính phủ đại diện. Trong thời kỳ này, không phong trào hay đảng chính trị lớn nào đã kêu gọi dùng rút thăm như một dụng cụ chính trị. Trong vài vùng, như Thụy Sĩ hay dưới Đế chế Tây Ban nha trong cuộc Chiến tranh Bán đảo chống lại Pháp, di sản của sự rút thăm đã vẫn còn trong khi được cải cách để thỏa mãn các đòi hỏi mới. Tuy vậy, ngay cả trong các vùng đó sự thực hành cuối cùng đã biến mất trong vòng vài năm hay, tối đa, vài thập niên. Tại các nước khác, sự chọn bằng bốc thăm biến mất hầu như hoàn toàn khỏi chính trị, còn lại chỉ trong các trường hợp bên lề như khi quyết định giữa hai ứng viên nhận được chính xác cùng số phiếu trong một cuộc bầu cử. Trong số các hậu quả khác, sự thể chế hóa từ từ của chính phủ đại diện đã có nghĩa rằng sự rút thăm được xem như một tàn dư của quá khứ xa xôi. Sự chuyển tiếp từ sự bỏ phiếu đủ tiêu chuẩn tài sản đến quyền bầu cử nam giới và rồi đến quyền bầu cử phổ quát – một sự tiến hóa mà đã đưa đến một sự dân chủ hóa thật của hệ thống chính trị – đã không khôi phục lại tính đại chúng của sự rút thăm cho sự chọn các quan chức chính phủ.

Bernard Manin (1997) là người đầu tiên nêu bật sự đứt gãy lớn này trong truyền thống lâu đời của tư tưởng và thực hành cộng hòa – một sự đứt gãy bị quên đến mức các quan chức được bàu thế kỷ thứ hai mươi mốt đã thường gào thét tội giết người đẫm máu khi bất kể ai gợi ý việc lại đưa sự chọn bằng bốc thăm vào. Sự giải thích của Manin về sự thay đổi này gồm hai phần. Thứ nhất, cho đến các thập niên ngay trước cách mạng Pháp và Mỹ, những người nghiền ngẫm các câu hỏi về cai quản đã coi là nghiễm nhiên rằng sự chọn bằng bốc thăm đã dân chủ hơn và bầu cử đã quý tộc hơn. Thế nhưng trong thế kỷ thứ mười tám, những người Cha Lập quốc đã muốn một chế độ quý tộc bầu cử, không phải một nền dân chủ; như thế họ đã thống nhất chọn bầu cử khi đặt nền tảng thể chế cho sự chọn các quan chức chính phủ. Lý lẽ thứ hai của Manin là sự lên của luật tự nhiên và quan niệm về ưng thuận đã làm cho sự rút thăm ít chính đáng hơn, thay vào đó cung cấp mảnh đất màu mỡ cho các cuộc bầu cử phát triển.

Những người bênh vực sự rút thăm thế kỷ thứ hai mươi mốt thường cho rằng có một sự biện minh lịch sử cho sự dùng chọn bằng bốc thăm nhân danh nền dân chủ “thật.” Tuy vậy, những sự miêu tả chúng tôi trình bày trong các Chương 1 và 2 thách thức sự hợp lệ của chuyện kể này, vì về mặt lịch sử, sự rút thăm phần lớn đã liên kết với chế độ quý tộc phân phối hơn là với nền dân chủ vào đêm trước của các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp. Ngoài ra, lý lẽ này không giải thích vì sao các diễn viên dân chủ đã không kêu gọi chấp nhận sự chọn bằng bốc thăm như một cơ chế đặc quyền. Tình hình này dường như đều lạ nếu chúng ta xét rằng các nhà cách mạng thế kỷ thứ mười tám đã thấm nhuần văn hóa thời Cổ và truyền thống cộng hòa – nhiều người đã đọc Aristotle, Plato, Livy, và Machiavelli – và mặt khác đã quyết tâm lật đổ tầng lớp quý tộc của Chế độ Cổ xưa. Ngoài ra, các cơ chế chính trị cho việc rút thăm đã tồn tại rồi, như được tình hình lịch sử Thụy sĩ chúng ta phân tích ở Chương 2 làm chứng. Hơn nữa, sự rút thăm đã là một dụng cụ cốt yếu để tạo thành các bồi thẩm đoàn, mà tầm quan trọng của chúng đã mở rộng ồ ạt sau các cuộc cách mạng nói trên. Như thế, sự bí ẩn vẫn còn: Vì sao sự rút thăm đã nhanh chóng biến mất sau hàng thế kỷ thực hành rộng rãi, vào lúc khi các đòi hỏi cộng hòa mới giành được sự hấp dẫn hơn bao giờ hết? Làm sao người ta có thể giải thích sự rút thăm trong chính trị bị lu mờ hoàn toàn?

MỘT SỰ PHÂN KỲ LỚN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ PHƯƠNG TÂY

Câu hỏi này càng khó hiểu hơn nếu chúng ta xét rằng ở Trung Quốc, sự dùng rút thăm chính trị đã có một tuổi thọ đáng chú ý từ 1594 đến 1911. Trong một tổng quan tài giỏi, Pierre-Etienne Will (2020) cho thấy rằng việc rút thăm đã trở thành một phần quyết định của hệ thống chính trị Trung Quốc trong cuối thế kỷ thứ mười sáu, khi nó cho phép phân phối các chức vụ giữa các quan chức cấp cao được chọn qua các cuộc thi đình (imperial examination). Việc rút thăm đã kéo dài cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi, lâu sau khi nó đã biến mất khỏi chính trị ở phương Tây. Từ góc nhìn này, chúng ta có thể nói về một “sự phân kỳ lớn” giữa Trung Quốc và phương Tây, để diễn giải một từ ngữ tìm thấy trong những nghiên cứu lịch sử kinh tế (Pomeranz 2001). Chúng ta có thể hiểu sự phát triển này như thế nào?

Các cuộc Thi Đình và sự Rút thăm ở Trung Quốc (1594–1911)

Trạng thái hiện thời của thuật chép sử có vẻ gợi ý rằng trước 1594 (tức là vài thập niên trước sự kết thúc của Triều Minh, 1368–1644), sự rút thăm các pháp quan được thực hiện thi thoảng nhưng không có hệ thống. Chủ yếu trong lĩnh vực bói toán mà đã có một sự thúc đẩy mạnh để duy lý hóa sự dùng may rủi. Việc rút thăm (拈鬮 niêm cưu) để chọn các quan từ các danh sách ứng viên đủ tiêu chuẩn tuy nhiên được chứng thực trong các nguồn cổ xưa, đáng chú ý ở tỉnh Chiết Giang (Zhejiang) trong triều Nguyên (1279–1368) và vào đầu triều Minh. Muộn hơn, sự rút thăm được chấp nhận không liên tục để chọn các thư ký cấp cao và một số quan chức bộ, cũng như để phân các sinh viên hoàng đế (imperial student) đến các vùng khác nhau nơi họ hoàn tất sự học nghề của họ (Will 2020). Cái chắc là ví dụ nổi tiếng nhất về sự rút thăm chính trị ở Trung Quốc có thể thấy trong Bến Nước (水浒传 Thủy Hử Truyện), một tiểu thuyết Trung hoa thế kỷ thứ mười bốn được cho là của Shi Nai’an (施耐庵 Thi Nại Am). Được xem là một trong “Bốn Tiểu thuyết Cổ điển Vĩ đại” của văn hóa Trung hoa cổ xưa, tiểu thuyết được viết bằng tiếng Trung thổ ngữ hơn là tiếng Trung kinh điển. Nó dựa vào những kỳ công của Tống Giang (Song Jiang 宋江) sống ngoài vòng pháp luật và 108 bạn của ông, 36 “vị sao Thiên Cương [Bắc đẩu]” (三十六天罡) và 72 “vị Địa Sát” (七十二 地煞). Nhóm giặc này đã hoạt động trong vùng Hoài Nam (Huainan) tại miền trung-bắc của tỉnh An Huy, ở Đông Trung Quốc, và cuối cùng đã đầu hàng chính phủ nhà Tống trong năm 1121. Tiểu thuyết kể câu chuyện về Tống Giang trở thành thủ lãnh như thế nào của Núi Lương (梁山 Lương Sơn), thành trì của quân nổi dậy, sau cái chết của Triều Cái (Chao Gai 晁盖), thủ lĩnh đầu tiên của nhóm. Nhằm để chọn người kế nhiệm của Triều Cái, các phiến quân đã quyết định tiến hành dùng một sự kết hợp của rút thăm và đức hạnh quân sự. Tống Giang và một kẻ ngoài vòng pháp luật khác, Lư Tuấn Nghĩa (Lu Junyi 卢俊义), đã rút ngẫu nhiên các mảnh giấy để chọn chiến trường chống lại kẻ thù. Người chiến thắng đầu tiên sẽ trở thành thủ lĩnh. “Thiên mệnh” (天命), tức là, mệnh trời, đã cho Tống Giang huyện Đông Bình để đánh nhau. Ông đã thắng đầu tiên và như thế trở thành thủ lĩnh mới của nhóm (Shī 2010, chương LXIX).

Các ví dụ như vậy, và thực tế rằng sự rút thăm từ lâu đã là một thành phần quan trọng của văn hóa bình dân Trung hoa, cho biết rằng việc rút thăm (cheqian, 掣籤 xiết thiêm) đã là cả một truyền thống và một nguồn lực kỹ thuật, mà Tốn Phi Dương (Sun Peiyang (孫丕 揚, 1532–1614) đã có thể khai thác khi ông làm thượng thư Bộ Lại (đứng đầu Bộ Nhân sự) trong năm 1594 và đã cải cách triệt để sự chỉ định các công chức cấp cao khắp các tỉnh khác nhau của Đế chế. Lúc đó, Trung Quốc đã là nước lãnh đạo kinh tế và chính trị của thế giới. Bộ máy nhà nước của nó đã vô song: Nó được cấu trúc bởi sự tuyển mộ các công chức cấp cao và cấp dưới dựa vào thi cử. Như chúng tôi đã nhắc đến trong Chương 1, hệ thống này chỉ được nhập khẩu vào phương Tây muộn hơn nhiều. Hơn nữa, nhà nước Trung quốc trong hàng thế kỷ đã dựa vào một hệ thống tỉnh, theo đó các thống đốc tỉnh được Hoàng Đế cử tới những chỗ mà họ không xuất xứ từ đó, nhằm để tránh sự hình thành các quan hệ bảo trợ lâu dài hay các bè lũ. Vì cùng lý do, các công chức đã phải thay đổi vị trí sau một vài năm. Hơn nữa, đã không có tầng lớp quý tộc cha truyền con nối. Hệ thống này rõ ràng đã hiện đại, hoàn toàn khác với các cấu trúc phong kiến và đi trước xa hệ thống Âu châu tương ứng của nó.

Sự đoạn tuyệt với chủ nghĩa phong kiến đã cũng rõ ràng trong lý tưởng Khổng giáo tạo thành ý thức hệ chính thống của chế độ. Các nhà cai trị, và bản thân Hoàng Đế, đã là chính đáng trong chừng mực họ làm theo “mệnh Trời (mandate of Heaven)” (tiānmìng, 天 命 thiên mệnh). Về mặt truyền thống, khái niệm Trung quốc về Trời (Thiên) đã không gồm một thần cá nhân với quyền lực tự trị, và “sự ủy thác (mandate)” ám chỉ một định mệnh được chèn một cách hài hòa vào trật tự vũ trụ mà tất cả con người phải tuân theo. Hoàng Đế đã phải thể hiện các đức hạnh con người và theo trật tự vũ trụ (theo con đường, hay Đạo [道], theo truyền thống Đạo giáo). Khi một nhà cai trị “mất đạo của ông,” một tình hình biểu thị trong các dấu hiệu như các tai họa thiên nhiên và sự nổi loạn con người, vì lẽ ấy ông mất tính chính đáng của ông. Thiên mệnh có thể được hiểu qua cảm giác của nhân dân, và nhà cai trị đã phải cai quản với sự lưu ý đến phúc lợi của họ. Vì thế, ý thức hệ này đã đối chọi với chính phủ-tự quản, một quan niệm về các quyền con người mà đã có thể tồn tại trong sự đối lập với nhà nước, hay với chủ quyền nhân dân. Nó ngụ ý thay vào đó một “nhà cai trị nhân từ” tôn trọng trật tự vũ trụ. Tuy vậy, Không giáo nhà nước đã có một số tương tự với chủ nghĩa cộng hòa Tây phương: Nó chính thức thúc đẩy sự tận tâm của các quan chức cho lợi ích chung như được hiện thân bởi nhà nước và cho phúc lợi của nhân dân, và trái với chủ nghĩa bè phái, chủ nghĩa bảo trợ, tham nhũng, và các lợi ích đặc biệt.

Như ở thế giới phương Tây, thực tế chính trị đã còn xa mới lý tưởng. Trong khi nó đã hết sức hiệu quả so với nhà nước phương Tây, tuy nhiên nhà nước Trung quốc đã bị âm mưu triều đình, tham nhũng, và các cuộc đấu tranh chính trị đa dạng làm xói mòn. Các chức vụ công đã là một nguồn chính của danh dự, nhưng cả của lợi nhuận, và sự cạnh tranh đã khốc liệt để được các chức vụ tốt nhất (cùng thế cũng đã đúng ở các mức tỉnh và dưới-tỉnh). Giữa một bầu không khi nguy hại như vậy ở các mức cao nhất, Tốn Phi Dương đã cố gắng để thay đổi triệt để cách các chức vụ được lấp đầy. Thay vì bảo tồn hệ thống truyền thống mà để các quyết định như vậy cho Bộ Lại, ông đã quyết định rằng các chức vụ sẽ được lấp đầy bằng việc rút thăm (chequian, 掣籤 xiết thiêm). Cải cách đã được biện minh nhân danh tính công bằng và tính vô tư của việc ra quyết định (Will 2020, pp. 74ff). Vì thế đã là vấn đề đấu tranh chống lại sự mất trật tự xuất phát từ tham nhũng và các cuộc đấu tranh cá nhân hay bè phái, vì những sự mất trật tự như vậy đã có hại cho nhà nước và đi ngược sự hài hòa lý tưởng mà nhà nước được cho là tôn trọng và thúc đẩy. Các động cơ của Tốn được giải thích như sau (Shen 1997, pp. 288–289, được trích trong Will 2020, p. 309):

Phương pháp rút thăm tại Bộ Lại (Nhân sự) được Thượng thư Tôn Phú Bình [Sun Fuping 富平, chính là Tôn Phi Dương 孙丕扬 gọi theo huyện nơi ông sinh] khởi động gần đây. Nó đã không tồn tại hoặc trong thời cổ xưa hay thời hiện đại. Tôn đã lên nắm quyền nhờ uy tín lâu dài của ông; ông và Tể tướng Trương (Tứ Duy, Zhang [si] Wei, 張四維) mới được bổ nhiệm gần đây đã tìm cớ để gây sự với nhau. Ông đã lo về “các hang chuột” đó trong hệ thống bổ nhiệm mà đã là khó để bít lại do sự kiểm soát của Trương. Bởi vậy ông đã đưa ra đề xuất này, để toàn bộ trách nhiệm [chỉ định các quan chức] cho các miếng tre khô. Khi phương pháp này được thực hiện đầu tiên, các quan chức chịu trách nhiệm, được miễn trách nhiệm đánh giá [các ứng viên], đã vui sướng không phải cân nhắc [về sự bổ nhiệm]; và những người được bổ nhiệm mới, chấp nhận các kết quả như một sắc lệnh của Trời, đã bình yên với chính họ. Sự thất vọng và sự oán giận đã giảm một chút. Đây là một kế hoạch hoàn toàn tốt.

Một chiều nguồn gốc vũ trụ như thế đã đóng góp cho tính chính đáng của sự rút thăm ở Trung Quốc: Việc rút thăm được cho là phản ánh mệnh Trời. Như chúng ta đã lưu ý sớm hơn, điều này đã không nhắc đến sự can thiệp của một vị thần cá nhân, per se (tự nó), mà đúng hơn đến một quan niệm về định mệnh phân cho mọi cá nhân chỗ đúng của họ trong trật tự vũ trụ. Thật đáng chú ý rằng trong một khung cảnh hoàn toàn khác với – và hiện đại hơn – hoàn cảnh Âu châu cùng thời, các lý lẽ chính được dùng để đưa sự rút thăm vào thực ra đã khá giống nhau. Sự rút thăm được đề xuất như một phương tiện để hạn chế âm mưu và tham nhũng, để tạo thuận lợi cho các ứng viên chấp nhận các kết quả (bởi vì một thủ tục vô tư đã được Trời phê chuẩn), và để giảm các sự cãi cọ. Tương tự, sự rút thăm ở Trung Quốc cũng đã diễn ra giữa một giới người hẹp mà trước đó đã được xem là xứng đảng trở thành những người giữ chức vụ. Sự khác biệt chính đã là cơ chế lựa chọn theo đó sự nhận ra này xảy ra: Các cuộc thi đình hơn là sự kết hợp của sự thâu nạp và bầu cử đặc trưng cho các hệ thống Âu châu.

Về thực tiễn, sự rút thăm Trung quốc diễn ra trong hai giai đoạn: Đầu tiên, tên của mỗi ứng viên được ghi trên một chiếc đũa tre, mà đến lượt được đặt trong một ống đũa (có lẽ là một ống tre), rồi các tên được rút tên này sau tên khác và rồi mỗi người được bổ nhiệm phải rút, trong một ống thứ hai, địa điểm của sự bổ nhiệm của mình (lưu ý rằng sự rút thăm dùng đũa đã cũng là một thực hành bói toán cổ điển ở Trung Quốc). Toàn bộ quá trình đã công khai; trong triều đại nhà Thanh, sự rút thăm xảy ra trước Thiên An Môn. Phụ thuộc vào thời kỳ được nói đến, sự rút thăm đã có thể được thực hiện phù hợp với mức thứ bậc của các ứng viên (mà phụ thuộc vào loại cuộc thi [ví dụ thi hương] đã đỗ) và việc làm được lấp đầy.

Hệ thống này đã đủ thành công để vẫn không thay đổi trong hơn ba thế kỷ, cho đến những ngày cuối cùng của đế chế. Tuy vậy, những cải cách được Tốn ban hành mau chóng đã vấp phải sự chống đối mạnh mẽ. Đã có ba lý lẽ chính chống lại sự rút thăm, kể cả của những người bị thua thiệt nhất vì hệ thống mới; các lý lẽ này mang cả tính phương tiện lẫn thực chất (Will 2020). Thứ nhất là việc rút thăm đã có thể bị thao túng, vì tính phức tạp của thủ tục làm nó mờ đục và tạo cơ hội cho gian lận. Như ở Venice và nơi khác, những tin đồn lan truyền rằng sự bổ nhiệm này hay nọ đã bị gian lận: Một số trường hợp nổi tiếng nơi tham nhũng đã quả thực được phát hiện và bị trừng trị nghiêm khắc đã chỉ củng cố các nỗi sợ này.[1] Lý lẽ thứ hai mang tính thực dụng: Một số người gièm pha cho rằng sự rút thăm đã không tính đủ đến những sự khác biệt vùng khắp đế chế Trung hoa. Hệ thống bổ nhiệm trước đã quen cử các quan đến một vùng mà trong đó gia đình họ đã không sinh sống, nhưng đủ giống với nơi sinh của họ để họ vẫn hiểu ngôn ngữ và phong tục. Việc rút thăm để lấp các chức vụ bỏ trống không thể tính đến vấn đề cá biệt này. Mặc dù vấn đề khu vực có vẻ đã được giải quyết sau một thời gian, nó đã chỉ ra một sự chỉ trích căn bản hơn, dựa vào sự hiệu quả và công trạng (merit). Việc rút thăm đã có nghĩa là đi ngược lại với “truyền thống chọn đúng người cho đúng chức vụ theo tài năng và công trạng” (Goodrich and Fang 1976, được trích trong Will 2020, p. 308). Lý lẽ này được chính khách có ảnh hưởng Vu Thận Hạnh (Yu Shenxing 于慎行 1545–1608) đưa ra:

Trong phạm vi liên quan đến tài năng lớn hơn hay ít hơn của con người, trong mỗi trường hợp có một [sự bổ nhiệm] thích hợp. Khi người ta xem xét địa vị của họ, trong mỗi trường hợp có [một vị trí] hợp với họ. Khi người ta xem xét sự khó khăn của một chỗ, trong mỗi trường hợp có người thích hợp. Khi người ta xem xét khoảng cách [giữa quê quán và nơi nhậm chức], trong mỗi trường hợp có các tiêu chuẩn để theo. Nhưng bây giờ tất cả việc này được để cho may rủi … Kể từ thời cổ xưa tôi chưa nghe thấy một phương pháp như vậy … Ngày nay người ta luôn giao [các chức pháp quan] cho các sinh viên mà vừa bỏ quần áo dân thường của họ lại đằng sau. Trong số họ, ít hơn một hay hai trong số mười người có được một hiểu biết vững chắc về các vấn đề hành chính, trong khi tám hay chín là những người yếu và bất tài. Bên cạnh đó, mọi người không được chọn theo tài năng của họ: phương pháp chọn và bổ nhiệm cốt ở việc rút một thẻ hay thả một lưỡi câu. Đấy là cách các chính quyền huyện rộng một trăm [tương đương của một hạt] được giao cho những người tầm thường và bất tài. Nó không chỉ làm hại nhân dân, cuối cùng nó cũng làm hại các quan chức. Như một kết quả, các địa phương phiền toái và khó khăn để cai quản trở thành các bẫy cho các quan chức của chúng; và trong khi họ thành công năm này sau năm khác, những sự lạm dụng nảy sinh trở nên ngày càng nghiêm trọng, đến điểm nơi trở nên không thể để sửa chúng. (Gu 1834, 8:23a, được trích trong Will 2020, pp. 317–318).

Lý lẽ nhân tài chủ nghĩa này chống lại sự rút thăm đã lặp lại nhiều lần ở Trung Quốc trong những thập kỷ tiếp theo; nó cũng tìm thấy một số sự tương tự ở châu Âu. Bất chấp các chỉ trích như vậy, mà đã có nghĩa rằng Bộ Lại thường ngày được mô tả đặc trưng như “Bộ May rủi,” sự thực hành rút thăm đã chỉ bị đình chỉ một thời gian ngắn, khi Triệu Nam Tinh (Zhao Nanxing 趙南星 (1550–1628)) được bổ nhiệm làm thượng thư Bộ Lại trong năm 1623. Thực hành thậm chí còn được mở rộng ra các chức ít quan trọng hơn và cho các sĩ quan quân đội vào cuối triều Minh. Tuy vậy, như đã thế ở Athens, một số vị trí đã không được rút thăm nếu chúng được xem là đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời chiến hay các tình trạng khẩn cấp khác. Ngược với Athens, ở Trung Quốc các vị trí đặc biệt này được lấp đầy bằng sắc lệnh hoàng đế hơn là bằng bầu cử. Khi triều Minh được triều Thanh Mãn châu (1644–1911) kế nghiệp, các nhà lãnh đạo mới đã chấp nhận sự rút thăm, hi vọng để kiềm chế các cuộc đấu tranh nội bộ giữa các công chức cấp cao (và hầu hết là người Hán). Có vẻ rằng một vòng đánh giá đã diễn ra trước khi hay sau khi rút thăm, như thế thêm một bước mới vào quá trình. Sự rút thăm đã trở thành thường nhật, với sự chỉ trích tàn dần và biến mất hoàn toàn vào đầu thế kỷ thứ mười tám. Mô tả thủ tục, một cẩm nang pháp quan được Tôn Hoành (Sun Hong 孫鋐) (1702, 1: 4b–5a, được trích trong Will 2020, p. 329) viết trong năm 1702 có lẽ đã phản ánh ý kiến được chia sẻ rộng rãi:

Cho các sự bổ nhiệm đầu tiên và các sự tái bổ nhiệm, mỗi ứng viên tự rút thăm của mình. Cho những sự cất nhắc, các quan chức của bộ rút nhân danh các ứng viên. Trước khi rút, các quan chức lấy các thăm họ đã niêm phong và xáo chúng bên trong hộp. Vào thời khắc rút, thư ký lấy thăm đã được rút và công khai xé niêm phong lấy miếng giấy [mang tên vị trí được chọn]. Vị chủ tọa đích thân ghi vào sổ đăng ký ứng viên nào đã rút được thăm nào. Phương pháp bổ nhiệm này đã công bằng hoàn hảo và không có sự lạm dụng nhỏ nhất nào. Vì [luận điệu] cho rằng có lẽ có thể “kiểm tra” các thăm bên trong hộp, hãy nghĩ một phút: một hộp cao được đặt trên một bàn rất cao; rồi, các thăm bên trong hộp ngắn hơn hộp vài phân; ngay cả đứng trên các đầu ngón chân và bỏ tay xuống, người ta hầu như không thể với tới các thăm bên trong hộp: làm thế nào điều này có thể cho phép nhặt [thăm thèm muốn] một cách gian lận? Ngoài ra, thượng thư và phó thượng thư chủ tọa nghiêm nghị từ bên trên, và nhân viên của Bộ đứng cạnh bạn, giám sát. Khi các tên được gọi và các thăm được rút, sự do dự nhỏ nhất ngay lập tức được tiếp đón với những tiếng thét giận dữ. Đó là vì sao tất cả những lời nói về hối lộ này và các âm mưu là hoàn toàn vô dụng.

Các cẩm nang hành chính đã chấp nhận sự rút thăm như một sự cho trước, nhờ sự hữu dụng của nó để giảm nhẹ xung đột. Nó sẽ chỉ biến mất với sự sụp đổ của đế chế trong năm 1911. Tính độc nhất của biến thể rút thăm Trung quốc là nó đã kết hợp sự may rủi với cuộc thi, hơn là với bầu cử hay sự thâu nạp. Đấy là một loại chế độ quan liêu đế chế phân phối, hơn là một nền quý tộc phân phối. Dưới chiêu bài này, sự rút thăm với các đặc trưng Trung hoa đã là một trong những sự hiện thân bền bỉ nhất của sự rút thăm chính trị.

Một sự Đứt gãy trong Truyền thống cộng hòa Tây phương

Ở phương Tây, các nhà triết học được các lý thuyết chính trị mới và các cuộc cách mạng của các thế kỷ thứ mười bảy và mười tám gây cảm hứng nghĩ gì về sự rút thăm chính trị? So với những người Cổ xưa, họ đã không ngẫm nghĩ nhiều về dụng cụ này. Vài trong số họ đã nhắc đến sự chọn bằng bốc thăm nhưng chỉ cho nó một phạm vi hạn chế. Như chúng ta đã thấy, Niccolò Machiavelli (1469–1527) và Francesco Guicciardini (1483–1540) đã khá hoài nghi vấn đề. Thomas Hobbes (1588–1679) đã quan sát đúng đắn rằng thăm có thể được rút trong lĩnh vực chính trị trong cả các hệ thống quý tộc và dân chủ, nhưng sự ủng hộ của ông cho nền quân chủ tuyệt đối đã dẫn ông đến bác bỏ cả hai hình thức. John Locke (1632–1704) đã là một lý thuyết gia về ưng thuận chính trị, không phải về sự rút thăm. Vào thời điểm khi sự rút thăm đã là một thực hành phổ biến giữa cộng đồng Do thái của nền Cộng hòa Hà Lan, Baruch Spinoza (1632–1677) mô tả sự rút thăm được những người Hebrew cổ xưa thực hành thế nào (Spinoza 1670, XVII). Dựa vào các trường hợp cụ thể trong thời ông, và đặc biệt vào Cộng hòa Venetia và Vương quốc Aragon, Spinoza (1675–1676, VII, 30, VIII, 23ff) đã mô tả sự rút thăm như một thủ tục, khi kết hợp với các cuộc bầu cử và sự thâu nạp, đã là quý tộc về bản chất. Tuy nhiên, các lý lẽ của ông đã vẫn khá bóng gió.

James Harrington (1611–1677), sống trong thời của Cromwell (1599–1658) và là một trong những tác giả đóng góp nhiều nhất cho sự truyền bá các ý tưởng cộng hòa khắp thế giới nói tiếng Anh, đã có một lập trường có sắc thái hơn về sự rút thăm. Ông đã xuất bản một pamphlet ngắn có tựa đề Manner and Use of the Ballot [Cách và Dùng Ballot] (Harrington 1977, pp. 361–368), mà được in lại trong vài lần xuất bản và muộn hơn được gộp vào các ấn bản chính của opus magnum (kiệt tác) của Harrington, The Commonwealth of Oceana (1992), được công bố ban đầu trong năm 1656.[2] Xem xét mô hình Venetia, Harrington đã phản đối sự dùng độc quyền sự rút thăm vì lý do nó cản trở sự chọn “tầng lớp quý tộc tự nhiên” của một nước. Ông đã biện hộ cho một hệ thống bổ nhiệm hỗn hợp (mà ông gọi là “ballot”) kết hợp mô hình bầu cử Venetia (“suffrage [quyền bầu cử]”) với sự rút thăm (“lot”), theo một thủ tục hết sức được luật hóa gồm “các ballotine.” Vai trò của ballotine, tuy vậy, đã không phải để rút các quả bóng nhỏ hay các mảnh giấy, mà đúng hơn để cầm các hộp mà trong đó các ủy viên hội đồng đã đặt các lá phiếu (quả bóng, ballot) của họ vào và để đổ các hộp đó vào các chậu xếp hàng cho mục đích duy nhất đó. Thật đáng chú ý rằng hình ảnh của đứa bé rút thăm như thế đã có thể được kết hợp với bỏ phiếu đa số. Thực ra, ở Venice, vai trò của các ballottine đã là để rút thăm nhưng, nói chung hơn, cũng để thu thập các phiếu bàu. Như chúng ta đã thấy trong chương trước, hai thủ tục đã liên kết với nhau hơn là chống đối nhau. Như thế là không ngạc nhiên rằng Harrigton, một người hâm mộ cuồng nhiệt hệ thống Venetia, đã theo truyền thống này. Trong cả hai thế kỷ thứ mười bảy và thứ mười tám, bị công trình của James Harrington ảnh hưởng, các thuộc địa Anh khác nhau ở Bắc Mỹ đã thử đưa sự chọn bằng bốc thăm kiểu-Venetia vào cho các thành viên ủy ban bầu cử. William Penn (1644–1718) đã đưa ra một đề xuất như vậy trong “Hiến pháp Căn bản” của ông cho Đông New Jersey. Tuy vậy, cố gắng này, giống nhiều cố gắng khác ở các thuộc địa, đã không được thực hiện (Dowlen 2008, pp. 152ff).

Liên quan đến sự rút thăm, Montesquieu (1689–1755) và Rousseau (1712–1778) đã cung cấp một di sản lâu dài hơn. Trong thời đại cách mạng, các nhà tư tưởng này đã là các nhân vật quan trọng; bây giờ họ được ghi nhận với việc đối chọi nền dân chủ và sự rút thăm với chế độ quý tộc và các cuộc bầu cử. Như thế họ đã là phần của một đường lối Aristotelian vẫn còn cho đến các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp, khi việc rút thăm bị bỏ rơi để ủng hộ các chính phủ đại diện được thiết kế như các chế độ quý tộc bầu cử. Mặc dù diễn giải này về Montesquieu và Rousseau được lặp lại nhiều lần, một phân tích có sắc thái hơn về các tác phẩm của họ là cần thiết. Trong The Spirit of the Laws [Tinh thần Luật pháp] (được xuất bản đầu tiên ở Pháp trong 1748), lý lẽ chính của Montesquieu về vấn đề này là như sau (Montesquieu 1949, II: 2):

Quyền bầu cử bằng thăm (lot) là tự nhiên cho nền dân chủ, như quyền bầu cử bằng lựa chọn (choice) là cho chế độ quý tộc. Quyền bỏ bầu cử bằng thăm là một phương pháp chọn không làm mất lòng ai cả; nhưng làm sinh động mỗi công dân với hy vọng dễ chịu về phục vụ đất nước mình. Thế nhưng, vì phương pháp này tự nó có thiếu sót, đã có nỗ lực của các nhà lập pháp lỗi lạc nhất để điều chỉnh và sửa đổi nó. Solon đã làm một luật, tại Athens, rằng các việc làm quân sự nên được ban bằng lựa chọn; nhưng rằng các thượng nghị sĩ và các thẩm phán nên được chọn bằng thăm. Cũng nhà lập pháp đó đã quy định, rằng các pháp quan (magisterate) dân sự tham dự với chi phí lớn nên được ban bằng sự lựa chọn, và các pháp quan khác bằng thăm. Tuy vậy, nhằm để sửa đổi quyền bầu cử bằng rút thăm, ông đưa ra một quy tắc, rằng không ai trừ những người tự trình diện nên được chọn; rằng người được chọn nên được các thẩm phán xem xét, và rằng mọi người nên có một quyền để cáo buộc ông ta nếu ông ta không xứng đáng cho chức vụ. Khi thời gian cho nhiệm kỳ pháp quan của họ hết hạn, họ có nghĩa vụ để nộp cho người khác sự đánh giá về hành vi của họ. Những người hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn hẳn phải cực kỳ ngần ngại để đưa tên của họ vào để được bốc thăm.

Trong các dòng này, Montesquieu gợi lại đặc trưng làm nguôi của số phận, mà như chúng ta đã thấy được chấp nhận rộng rãi như lẽ thường trong thời kỳ Đầu Hiện đại. Việc giải thích bản chất của nền dân chủ, ông nhắc chỉ đến Hy Lạp Cổ xưa, sửa mới vài ý tưởng của Aristotle mà không có nhiều đổi mới. Điều đáng chú ý là Montesquieu không bận làm một xã hội học lịch sử so sánh phức tạp, như ông làm về các vấn đề khác. Cái thiếu là một sự suy ngẫm rộng hơn mà phải so sánh sự rút thăm trong nền dân chủ Athen với các chế độ quý tộc phân phối trong thời kỳ Đầu Hiện đại. Cuối cùng, Montesquieu (1949, II.3) không hiểu chính trị thật của thời ông khi thảo luận bản chất của chế độ quý tộc ông viết rằng:

Họ không bỏ phiếu ở đây bằng thăm; vì điều này sẽ chỉ gây ra những sự bất tiện. Và quả thực, trong một chính phủ nơi các sự phân biệt đáng xấu hổ nhất đã được thiết lập rồi, mặc dù họ đã được chọn bằng thăm, họ vẫn không ngừng đáng ghét: họ ghen tị nhà quý tộc, và không phải pháp quan.

Chẳng hề là một nhà dân chủ, Montesquieu nhấn mạnh rằng thực hành Athen về rút thăm bên trong một nhóm đóng của các công dân tự-chọn đã giúp làm giảm rủi ro rằng các cá nhân bất tài có thể nắm lấy các vị trí có trách nhiệm. Vì thế ông dùng lý lẽ biện hộ cho chính phủ đại diện và chỉ trích nền dân chủ triệt để, vì “hầu hết các công dân có đủ khả năng để chọn, mặc dù không đủ tiêu chuẩn để được chọn, cho nên nhân dân, dù có khả năng yêu cầu những người khác giải thích về sự quản lý của họ, lại không có khả năng tự mình quản lý” (Montesquieu 1949, II: 2).

Rousseau (1712–1718) lặp lại Montesquieu với một sự hiểu hơi tuân thủ chủ nghĩa về sự rút thăm và nền dân chủ khi ông đồng ý, nhắc đến tác giả của The Spirit of Laws, rằng “việc rút thăm là nhiều hơn về bản chất của nền dân chủ.” Ông nói thêm trong một nền dân chủ thực sự, “chức pháp quan không phải là một lợi thế mà là một trách nhiệm nặng nề,” và rằng không có lý do nào để chọn một người thay vì người khác. Rousseau như thế đã lật ngược lý lẽ theo đó sự chọn bằng bốc thăm là một thủ tục vô tư để giải quyết các xung đột nảy sinh qua các cuộc đấu tranh quyền lực. Trong con mắt của ông, phương pháp cũng đã có thể được áp dụng trong một nền dân chủ cho việc bổ nhiệm bắt buộc vào các vị trí nào đó: “Khi điều kiện là ngang nhau cho tất cả, và sự lựa chọn không phụ thuộc vào bất kể ý chí con người nào, không có sự áp dụng cá biệt nào làm thay đổi tính phổ quát của pháp luật.” (Rousseau 1978, IV: 3). Tuy vậy, hệ thống này nhanh chóng bị bác bỏ, vì một nền dân chủ thật bị cho là không thể (Rousseau 1978, III: 4, IV: 3):

Giả như có một nhân dân của các Thần, nó sẽ tự quản một cách dân chủ. Một chính quyền hoàn hảo như vậy là không phù hợp với con người … Sự chọn bằng rút thăm, sẽ có vài bất lợi trong một nền dân chủ thật, trong đó, vì sự bình đẳng sẽ tồn tại khắp nơi về đạo đức và tài năng cũng như về các nguyên lý và của cải, ai được chọn sẽ trở thành hầu như một vấn đề thờ ơ. Nhưng tôi đã nói rồi một nền dân chủ thật chỉ là một lý tưởng.

Rousseau nói thêm rằng một chế độ quý tộc thuần túy nên được bàu, chọn các quan chức từ giữa tất cả các công dân hơn là từ một đẳng cấp cha truyền con nối. Trong một nền dân chủ, nhân dân cùng một lúc là tối cao (lập pháp) và nhà cai trị (hành pháp). Tuy vậy, các hành động của hành pháp luôn luôn liên kết với các mục đích cụ thể, và sự lẫn lộn điều này gây ra đe dọa làm hư tính phổ quát của luật pháp. Vì thế, chính phủ tự-quản dân chủ là một vấn đề, và là tốt hơn để giao chính phủ cho một ít cá nhân. Điều này có một lợi thế thêm, vì là dễ hơn để thảo luận cân nhắc bên trong một nhóm nhỏ. Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, hệ trọng rằng những người khôn ngoan nhất được chọn từ tất cả các công dân để cai quản. Vì thế, một chế độ quý tộc bầu cử là hệ thống tốt nhất có thể hình dung được (Rousseau 1978, III: 5):

Trong chính phủ nhân dân, tất cả các công dân là các pháp quan bẩm sinh; nhưng ở đây chức pháp quan được hạn chế cho ít người, trở thành vậy chỉ bằng bầu cử. Điều này có nghĩa là tính ngay thẳng, sự hiểu biết và tất cả các đòi hỏi khác cho sự xuất chúng và sự quý trọng của công chúng trở thành rất nhiều bảo đảm nữa của chính phủ khôn ngoan … Các hội nghị là dễ hơn để tổ chức, công việc được thảo luận tốt hơn và được tiến hành với trật tự và sự chuyên cần hơn, và sự tín nhiệm của Nhà nước được duy trì tốt hơn ở nước ngoài bởi các thượng nghị sĩ khả kính hơn là bởi một đám đông vô danh hay bị coi thường.

Giống Montesquieu, Rousseau nhắc thoáng qua đến tác động làm nguôi của sự chọn bằng bốc thăm, nhưng ông không thực sự thảo luận cái trước kia đã là lý lẽ chính cho sự rút thăm trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại. Điều này là hơi lạ, trong chừng mực Rousseau ủng hộ một lý tưởng cộng hòa gạt bỏ các phe phái và đánh giá cao lợi ích chung trên hết. Không giống Montesquieu, ông phân tích sự kết hợp của thăm và sự lựa chọn ở Venice, nhưng ông không xem xét khả năng lý thuyết và theo lối kinh nghiệm của một chế độ quý tộc phân phối. Một cách ngầm định đi theo Contarini, ông cho rằng Đại Hội đồng trong thực tế là nhân dân của Venice; ghi nhận sự hiện diện của một phái lớn của các nhà quý tộc bị bần cùng hóa; và xem nền Cộng hòa Thanh bình Nhất như một biểu tượng của chính phủ hỗn hợp, nơi sự rút thăm tiêu biểu cho chiều dân chủ và bầu cử cho chiều quý tộc. Cuối cùng, Rousseau xem sự rút thăm như một dụng cụ lỗi thời.

Trong khi đó, đối mặt với khủng hoảng của giai cấp cai trị và các xung đột tăng lên giữa các giai cấp thượng lưu và thấp hơn, nhà Bourbons Tây Ban nha đã lại đưa insaculación vào. Như chúng ta đã thấy, vào đầu thế kỷ thứ mười tám, thủ tục đã bị loại bỏ khắp hầu hết Tây Ban Nha. Nó đã kéo dài chỉ trong một vài mảng rải rác, đặc biệt ở hạt Basque. Giữa sự khởi phát của Cách mạng Pháp và Chiến tranh Bán đảo trong năm 1808, insaculación đã được thực hiện lại trong nhiều thành phố ở các tỉnh Catalonia và Valencia. Sự biện minh chính thức đã là cùng như các sự biện minh được đề xuất trong các thế kỷ trước: đấu tranh chống lại sự độc quyền hóa quyền lực của một nhóm nhỏ, hạn chế gian lận bầu cử, giảm tham nhũng, và làm dịu các xung đột nội bộ. Một số khía cạnh căn bản của nghi lễ cũng được phát hiện lại, như ghi các tên trên redolinos, sự dùng các ví và các hòm, và việc nhặt bằng tay các tên bởi một đứa trẻ ngây thơ. Tuy vậy, tầm quan trọng chính trị và xã hội của insaculación đã thay đổi. Nó đã không còn là một vấn đề thiết lập một mối quan hệ hữu cơ và được điều chỉnh khéo giữa các nhóm xã hội khác nhau tạo thành quyền lực địa phương, cộng đồng, và thành phố nữa. Các đại diện của nhà vua đã chịu trách nhiệm soạn một danh sách các cá nhân mà tên của họ được đặt trong các ví, và quyền lực như thế đến lượt đã ban cho nhóm nhỏ của những người ủng hộ chế độ. Hai mươi hay ba mươi người trên một thành phố như thế đã luân phiên giữ chức vụ công, thực hiện sự kiểm soát tuyệt đối chính trị (Torras i Ribé 1983a, p. 357ff). Thiết kế này đã giống một chế độ đầu sỏ phân phối hơn một chế độ quý tộc phân phối. Mặc dù phương pháp chọn này dần dần đã bị bỏ trong thế kỷ thứ mười chín, nó để lại một dấu vết chính trị mạnh. Mãi đến 1843, một số nhà lý thuyết bảo thủ đã ca ngợi các giá trị của nó đối lại với hệ thống bầu cử tự do dựa vào quyền bỏ phiếu nam giới dựa vào đồng thuận đã trở nên phổ biến (Ferrer 1843, được trích trong Torras i Ribé, 1983a, pp. 369–370).

Sự rút thăm được dùng bởi các nhóm chiến đấu chống lại việc Pháp chiếm đóng Tây Ban Nha giữa 1808 và 1810, cũng như để chỉ định các đại diện cho các thuộc địa Mỹ (Guerra 2009). Trong cuộc khởi nghĩa, lãnh thổ thuộc địa của Tây Ban Nha Mới (bây giờ là Mexico) được mời để cử các đại diện cho Junta Trung ương Tối cao của thủ đô. Họ đã bắt đầu thủ tục này bằng việc kết hợp bầu cử và sự chọn bằng bốc thăm, cái sau được kêu gọi để tránh “tinh thần đảng phái có khuynh hướng chi phối trong các trường hợp như vậy” và để “bảo đảm sự can thiệp của ý Trời trong các vấn đề lựa chọn con người, như sự bảo đảm cuối cùng của trật tự xã hội” (Guerra 2009, p. 192). Mười bốn hay mười lăm tỉnh của Tây Ban Nha Mới mỗi tỉnh chọn một đại diện. Rồi ba trong số những người đó được bổ nhiệm bởi Phó vương và Tòa án Tối cao (Real Audiencia) để hình thành một phần của một danh sách hạn chế. Một khi danh sách này được hoàn tất, các tên trên nó được ghi lại trên các mảnh giấy và được bỏ vào một cái bình. Một cậu bé có tên Florencio Ruiz đã rút một trong các miếng giấy này. Miếng giấy được chọn có tên Miguel de Lardizábal được ghi trên nó: Người sau như thế trở thành đại diện Mexican cho Junta Trung ương Tối cao (Ávila 1999, p. 85, được trích trong Serafín Castro 2019, p. 288). Tuy vậy, sự rút thăm đã không được nhắc đến trong Hiến pháp Tây Ban nha 1812 và Mexico, một khi độc lập, đã chỉ thực hành rút thăm như một dụng cụ tie-break (phân-định) khi không ứng viên nào trong một cuộc bầu cử tìm được cách nhận được một đa số tuyệt đối (Serafin Castro, 2019).

Trong các tình tiết này, các phương thức rút thăm đã hầu như phù hợp với các thực hành Chế độ Cổ xưa về mặt biện minh, các thủ tục, và các nghi thức. Câu hỏi vẫn còn: Vì sao sự chọn bằng bốc thăm đã bị bỏ vào đống rác lịch sử? Vì sao không có các đảng chính trị lâu bền nào vận động cho sự rút thăm, hoặc từ quan điểm của chế độ quý tộc phân phối và hay từ quan điểm của chính phủ tự quản dân chủ?

SỰ CHỌN BẰNG BỐC THĂM TRONG CÁC BỒI THẨM ĐOÀN NHÂN DÂN

Cái làm cho điều bí ẩn thậm chí còn khó hiểu hơn là mặc dù sự chọn bằng bốc thăm đã dần dần bị bỏ rơi như một dụng cụ chính trị, nó đã trở nên ngày càng phổ biến hơn trong ngành tư pháp với sự chấp nhận rộng rãi của các bồi thẩm đoàn (jury). Như chúng ta đã thấy trong Chương 1, các tòa án với các bồi thẩm đoàn được chọn ngẫu nhiên đã là một yếu tố then chốt ở Athens cổ xưa, nơi các thẩm quyền của chúng đã khá rộng. Cùng thế đã đúng ít nhất một phần trong nhiều thành phố cổ xưa khác, kể cả Rome. Sau hàng thế kỷ vắng mặt, thực hành này đã được phục hồi ở châu Âu. Vì sao sự rút thăm biến mất khỏi sân khấu chính trị trong khi đồng thời, nó đã bén rễ sâu và lâu dài trong ngành tư pháp? Montesquieu (1949, XI.6, sự dịch được sửa đổi), trong khi gạt bỏ sự rút thăm trong chính trị, đã viết: “quyền lực tư pháp không nên được trao cho một Thượng viện thường trực; nó nên được thực hiện bởi những người được rút từ nhóm người dân, vào thời gian nào đó của năm, và nhất quán với một hình thức và cách thức được luật pháp quy định, nhằm để dựng lên một tòa án mà chỉ nên kéo dài như sự cần thiết đòi hỏi.” Rousseau đã đồng ý về vấn đề này với The Spirit of the Laws thêm rằng mặc dù các cuộc bầu cử nơi thích hợp cho việc chọn những người giữ chức vụ cho các vị trí đòi hỏi “các tài năng đặc biệt, như các chức vụ quân sự,” việc rút thăm đã chính đáng “cho các trường hợp, như các chức vụ tư pháp, trong đó lẽ thường (lương tri), công lý, và tính chính trực là đủ, bởi vì trong một Nhà nước được thiết lập tốt, các phẩm chất này là phổ biến cho tất cả các công dân” (Rousseau 1978, IV: 3). Làm thế nào để hiểu được sự mâu thuẫn này?

Các Bồi thẩm đoàn trong Thời kỳ Trung Cổ và Đầu Hiện đại

Sự tra tấn đã chính thức được bãi bỏ như một phương pháp khám phá ra sự thật trong thời Trung Cổ ở nước Anh, và do ảnh hưởng Scandinavia mà đã tiếp sau sự xâm lấn Norman, sự hình thành các bồi thẩm đoàn (jury) không chuyên nghiệp đã dần dần bén rễ trong thông luật Anh. Hiến pháp Clarendon (1164) quy định một jury “gồm mười hai người tuyên thệ để quyết định bất kể tranh chấp nào giữa dân thường và tăng lữ về vấn đề liệu đất thuộc về sự chiếm hữu dân thường hay tăng lữ” (Levy 1999, p. 11). Hai năm sau, Henry II thiết lập các nền tảng của một đại bồi thẩm đoàn (grand jury); cải cách đã được tái pháp điển hóa trong 1176 bởi Assize xứ Northampton. Cơ sở cho tư pháp điều tra (investigative justice), hơn là tư pháp thẩm vấn (inquisitorial justice), như thế đã được tạo ra. Bồi thẩm đoàn xét xử đầu tiên được chấp nhận trong các vấn đề dân sự trong thế kỷ thứ mười hai và được thiết lập tốt vào thời Magna Carta (1215) được soạn và công bố rằng các thần dân đã có quyền để được phán xử bởi một jury độc lập mà sẽ quyết định dựa vào tranh luận có lý lẽ và không vào kết cục của một quá trình thẩm vấn. Trong thế kỷ thứ mười ba, jury nhỏ đã được tạo ra cho tố tụng hình sự và vào giữa thế kỷ thứ mười lăm thủ tục đã có các đặc trưng mà nó có ngày nay. Sự phát triển của các bồi thẩm đoàn gồm các thẩm phán dân thường như thế đã được neo chắc trong thông luật, với các bồi thẩm đoàn tạo ra trở ngại quan trọng nhất cho sự phát triển của Tòa dị giáo (Inquisition) và các phương pháp của nó. Vai trò của các bồi thẩm đoàn thực sự được trân trọng cất giữ trong hệ thống Anh sau 1641.

Trong vài thế kỷ tiếp các jury đã được xuất khẩu ngang Đại Tây Dương và, chẳng hạn, được công nhận rõ ràng trong hiến pháp của những người Carolina được chấp nhận trong 1669, mà đã bị ảnh hưởng mạnh bởi các tác phẩm của John Locke (Levy 1999). Các thuộc địa ở đó đã từ bỏ sự chọn bằng bốc thăm trong lĩnh vực chính trị nhưng, bị ảnh hưởng của di sản Venetia và công trình của các nhà lý thuyết mang ơn James Harrington, đã dùng nó cho sự bổ nhiệm các jury. South Carolina đã chấp nhận sự rút thăm cho các jury trong năm 1682, quy định rằng tên của tất cả các công dân được quyền trở thành các bồi thẩm viên nên được ghi trên các miếng giấy, đặt vào một thùng, và được rút ngẫu nhiên bởi một đứa bé được chọn cho mục đích (Sirmans 1966, p. 37, được trích trong Dowlen 2008, p. 155). William Penn đã đưa vào một thủ tục tương tự ở Pennsylvania trong năm 1683. Quay lại nước Anh, hệ thống jury đã được tái xác nhận mạnh mẽ trong các cuộc cách mạng của thế kỷ thứ mười bảy, vì nó được xem như sự bảo vệ cần thiết chống lại quyền lực độc đoán của nhà nước và một bảo đảm rằng tất cả các cá nhân sẽ được những người ngang hàng của họ phán xử công bằng. Trong tháng Ba 1730, nguyên tắc chọn ngẫu nhiên jury đã được thể chế hóa ở nước Anh qua Bill for Better Regulation of Juries (Dự luật Quy định Tốt hơn về các Jury).

Trong năm 1731, South Carolina đã chấp nhận một luật xác nhận “các tập quán cũ” và áp đặt sự chọn jury ngẫu nhiên. Phương pháp được xem là “công bằng, trung lập, và vô tư,” một bảo đảm của sự hoạt động trơn tru của tư pháp. Nhớ lại các truyền thống Venetia, lại lần nữa một cậu bé (dưới 10 tuổi) sẽ chọn ngẫu nhiên các tên của các thành viên jury tương lai, trước khi các tên này được công bố đi cùng với tiếng kèn trumpet trên các đường phố Charleston. Massachusetts, New York, Connecticut, và New Hampshire đã chấp nhận mô hình này giữa 1736 và 1758, và New Jersey và Maryland đã gia nhập giữa sự Độc lập Mỹ và 1800 (Dowlen 2008, pp. 152–165, 172–178). Vào đêm trước của thế kỷ thứ mười chín, Sir William Blackstone (1723–1780) đã mô tả lý thuyết đằng sau tính chính đáng của jury. Trong cuốn Bình luận về Luật Pháp Anh (Commentaries on the Laws of England), ông viết: “các nhà sáng lập luật pháp Anh với sự tiên đoán tuyệt vời đã tính toán … rằng sự thật của mọi sự buộc tội … sau đó nên được xác nhận bởi sự bỏ phiếu nhất trí của 12 người ngang hàng và hàng xóm của ông ta, được chọn một cách thờ ơ, và vượt trên mọi sự nghi ngờ” (Blackstone 1765–1769, IV, p. 343). Vài dòng muộn hơn ông nói thêm: “Một số có thẩm quyền của các thành viên jury biết lẽ phải và ngay thẳng, được chọn bằng bốc thăm giữa những người hạng giữa, sẽ được thấy [là] các nhà điều tra tốt nhất của sự thật, và là những người bảo vệ chắc chắn nhất của công lý công cộng” (Blackstone 1765–1769, được trích trong Levy 1999, pp. 62–63). Bồi thẩm đoàn xét xử Anh, mà các nguyên tắc của nó được biết rộng rãi nhờ sự dịch sách của William Blackstone, cũng là mô hình chính cho jury d’assises (jury xét xử hình sự) được thiết lập ở nước Pháp cách mạng. Thực ra, các thành viên của Hội nghị Lập hiến đã tham khảo các nhà lý thuyết pháp lý Anh, một nguồn mà tỏ ra là đáng làm bài học hơn các dẫn chiếu xa xôi đến tư pháp thời Cổ hay phong kiến. Các cuộc cách mạng vĩ đại của thế kỷ thứ mười tám đã củng cố vai trò của các bồi thẩm đoàn nhân dân ở Hoa Kỳ và đưa chúng vào Pháp và vài nước Âu châu khác.

Mô hình Anh-Mỹ

Đặc trưng chính của mô hình Anh tất nhiên đã là một hệ thống thông luật. Các bồi thẩm viên tiềm năng được chỉ định từ một danh sách của các chủ sở hữu tài sản với một mức thu nhập nào đó (khoảng top phần ba của dân cư trên tuổi trưởng thành). Cảnh sát trưởng địa phương chọn 48 từ danh sách, sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau, và các tên này được ghi trên các miếng giấy và được đặt vào một thùng. Mười hai tên đầu tiên được rút tạo nên thành phần của jury. Thủ tục hai giai đoạn này – nhận diện những người thích hợp, rồi chọn các cá nhân bằng rút thăm từ danh sách ngắn – đã gợi nhớ lại các thực hành chính trị Đầu Hiện đại. Nó trở thành một đặc tính hầu như vĩnh viễn của các bồi thẩm đoàn cho đến phần ba cuối cùng của thế kỷ thứ hai mươi, cho dù tập hợp để chọn, các tiêu chuẩn cho sự bao gồm trong danh sách, và các thủ tục rút thăm chọn đã thay đổi đáng kể theo thời kỳ và nước. Nguyên tắc xét xử bởi những người ngang hàng của người ta hơn là bởi các quan chức hay các đại diện của nhà nước vì thế đã được thiết lập, mặc dù định nghĩa về cái gì tạo thành “những người ngang hàng” của người ta sẽ vẫn hơi mơ hồ.

Jury xét xử đã có nghĩa là để đạt các quyết định bằng việc dựa vào bằng chứng và các lý lẽ được trình bày trong tòa án, nhưng không có sự chứng minh (proof) theo nghĩa trung cổ của từ (mà đã dẫn đến sự thiết lập sự tra tấn). Các bồi thẩm viên cuối cùng đưa ra phán quyết của họ theo cái họ tin là đúng. Yếu tố thứ ba trong định chế này đã là sự phân công lao động giữa các bồi thẩm viên và thẩm phán chuyên nghiệp, mà theo lý thuyết đã có công việc xác định khung khổ pháp lý cho vụ kiện và, khi có thể áp dụng, áp dụng một bản án một khi jury đã xem xét các dữ kiện và tuyên bố bị cáo có tội sau khi thảo luận cân nhắc trong sự vắng mặt của pháp quan. Nguyên tắc quan trọng cuối cùng là quyết định [về bị cáo có tội hay không có tội] của các bồi thẩm viên phải là nhất trí, không có sự nhất trí thì vụ xử bị hoãn, dẫn đến một “jury bị treo (hung jury)” và sự tuyên thệ của một jury khác (Langbein 1987).[3] Tất cả các đặc điểm này, dù đôi khi với những sự điều chỉnh lớn, đã được tái lập ở Pháp và, noi theo tấm gương của Pháp, ở các nước Âu châu lục địa khác.

Chính ở Hoa Kỳ mà các bồi thẩm đoàn nhân dân đã trở nên rộng nhất, được cất giữ ở nơi linh thiêng như chúng được trong Bill of Rights (Dự Luật về các Quyền). Trong khi đại bồi thẩm đoàn, mà quyết định liệu có tiến hành truy tố hay không, đã trở nên lỗi thời ở nước Anh, nó tiếp tục hưng thịnh ở bên kia Đại Tây Dương. Như ở nước Anh, các bồi thẩm đoàn thông thường (jury “nhỏ” hay jury xét xử) đã có quyền hạn trong cả các vấn đề dân sự và hình sự và đã xử lý nhiều vụ, nhưng chúng đã thường xuyên hơn nhiều trong Thế giới Mới. Ngoài ra, chúng đã gồm một số lớn hơn của các công dân và đã cho phép một sự xem xét chi tiết hơn của các vụ. Vai trò của các bồi thẩm đoàn được xem là căn bản đến mức trong năm 1789 nó đã được ghi thành các tu chính án thứ sáu và thứ bảy của Hiến pháp Hoa Kỳ.

Quyền lực của jury bắt đầu yếu đi trong nửa thứ hai của thế kỷ thứ mười chín, khi một số giảm đi của các vụ (nhất là dân sự) đã được jury xử. Tuy vậy, các bồi thẩm đoàn vẫn quan trọng và phổ biến một cách không thể so sánh được ở Hoa Kỳ hơn ở hầu hết các nước khác: Gần 150.000 jury được tập hợp mỗi năm trong các bang riêng lẻ và 10.000 jury ở mức liên bang,[4] trong khi các Tòa án Assizes Pháp đã xử khoảng giữa 1.000 và 2.000 vụ (Schnapper 1987). Hàng triệu người đã được triệu tập hàng năm để ngồi trên một jury – mà làm cho nó là “tấm gương phổ biến rộng rãi nhất về nền dân chủ tham gia ở Hoa Kỳ” (Abramson 2003, p. 252). Các phim Hollywood mô tả các nét nổi bật của các bồi thẩm đoàn cũng khá nhiều, và một trong số chúng, Twelve Angry Men [Mười hai Người Tức giận] (đạo diễn: Sidney Lumet, 1957), với ngôi sao Henry Fonda thủ vai chính, thậm chí đã ghi điểm thành công phòng vé với câu chuyện của nó về một jury bắt đầu với một đa số 11 trên 1 tìm thấy một thanh niên da màu có tội giết người và kết thúc với một phiếu thống nhất cho sự vô tội của anh ta.

Cách mạng Pháp và sự Lập ra Jury d’Assises

Tại Pháp, sự làm mất uy tín Chế độ Cổ xưa, với hệ thống chứng minh tư pháp và các thẩm phán khúm núm của nó, có nghĩa rằng nguyên tắc jury đã ngay lập tức giành được sự chấp nhận của Hội nghị Lập hiến cách mạng, đặc biệt vì một trong các chuyên gia có ảnh hưởng nhất của nó, Adrien Duport (1759–1798), đã ủng hộ nó (Schioppa 1987; Martucci 1997). Một sự đồng thuận lớn đã hình thành đằng sau các bản án dựa vào miễn kết tội (free conviction), cho dù sự diễn giải nguyên lý này đã là chủ đề thảo luận sôi nổi.[5] Ba vấn đề lớn khác được nói đến trong cuộc tranh luận đã dẫn đến luật 1791.

Vấn đề thứ nhất là liệu các bồi thẩm đoàn nên được dùng chỉ cho các vụ hình sự hay, theo một đề xuất mà cuối cùng bị bác bỏ, cả cho các vụ dân sự. Vấn đề thứ hai liên quan đến thành phần xã hội của các bồi thẩm đoàn. Mặc dù một đa số đã chấp nhận ý tưởng về một vụ xử bởi những người ngang hàng của người ta, các tranh cãi kịch liệt tập trung vào điều này nên có nghĩa là gì trong thực tiễn: các nhà lãnh đạo cánh Hữu ủng hộ việc tạo thành các bồi thẩm đoàn chỉ từ các cá nhân giàu có (mà, bởi vì tiêu chuẩn tài sản cao, cũng chiếm 400.000 thành viên đủ tư cách của Hội đồng), trong khi Robespierre khăng khăng rằng các bồi thẩm đoàn nên bao gồm tiềm tàng tất cả các công dân, tính cực và thụ động, hay một tổng số bảy triệu đàn ông trưởng thành. Kết quả đã là một sự thỏa hiệp: Cụ thể là, các bồi thẩm đoàn sẽ gồm các công dân đã đóng thuế đủ để là các cử tri cho Thượng viện, hay khoảng 2,7 triệu trong số 4,3 công dân “tích cực” theo các luật bầu cử 1789 (Gueniffey 1993, p. 101). Như Duport diễn đạt, hoạt động jury nên không là có thể cho tất cả các công dân chủ động; nó đúng hơn nên dành cho “các giai cấp được khai sáng,” dùng một định nghĩa rộng, sao cho các bồi thẩm viên được rút từ “giai cấp trung lưu, thường là quý giá nhất trong bất kỳ xã hội nào.” (Adrien Duport, các bài phát biểu 29 tháng Tư 1791 và 5 tháng Hai 1791, được trích trong Schioppa 1987, pp. 107, 133). Tất nhiên, phụ nữ đã bị loại trừ như trong chính trị.

Những đòi hỏi thuế bầu cử trong thời kỳ cách mạng đã có nghĩa rằng tất cả các công dân chủ động – tức là, tất cả đàn ông trưởng thành không trong một tình trạng phụ thuộc như các đầy tớ giúp việc nhà – đã có khả năng bỏ phiếu. Tuy vậy, sự mở rộng này phần lớn bị vô hiệu hóa bởi một hệ thống bỏ phiếu hai-giai đoạn: Các công dân chủ động đã không bàu trực tiếp các đại biểu mà đã dự các cuộc họp ở mức tổng để chọn các cử tri cấp hai (hay đơn giản các elector, như họ được biết đến lúc đó), một thực hành lặp lại các cơ chế bỏ phiếu theo cấp (tiered-voting) thời trung cổ- và Đầu Hiện đại. Đến lượt, những người này họp tại mức département (tỉnh) để bàu các đại diện cho Quốc hội và để lấp đầy các chức vụ công khác nhau được xem xét cho bầu cử. Một elector đã phải thỏa mãn các đòi hỏi thuế nào đó mà thậm chí còn cao hơn nhằm để đủ tư cách ứng cử cho Quốc hội. Cùng các nguyên tắc được áp dụng, ít nghiêm ngặt hơn một chút, để xác định nhóm bồi thẩm viên tiềm năng. Điều này đã khiến Robespierre phẫn nộ: “đó là cái ông gọi là bị xét xử bởi những người ngang hàng của ông ư?” (Robespierre 1791, được trích trong Schioppa 1987, p. 135). Quả thực, nó đã là cùng sự mâu thuẫn phân chia các công dân ra giữa các phần tử chủ động và thụ động. Địa vị ngang nhau được ban cho bằng một tay nhưng bị tay kia lấy đi.

Vấn đề lớn thứ ba sẵn sàng cho tranh luận đã là danh sách mà từ đó các bồi thẩm đoàn nên được rút. Robespierre đề xuất tổ chức các cuộc bầu cử, để ngăn cản bất cứ sự can thiệp nhà nước nào trong quá trình. Nhưng cuối cùng, đã quyết định rằng sự lựa chọn nên để cho các công tố viên trong từng département, như nhân vật đại diện cho chủ quyền và bản thân ông đã phải được bàu kể từ 1789.

Nguyên tắc chọn bằng bốc thăm trong giai đoạn cuối của quá trình đã nhận được một sự đồng thuận rộng đáng chú ý, dù các đề xuất bầu các bồi thẩm đoàn đôi khi được nêu ra. Luật 1791 đã lo liệu cho cả bồi thẩm đoàn truy tố và xét xử, tương đương với “đại” và “tiểu” bội thẩm đoàn một cách tương ứng trong truyền thống Anh. Cái trước được thành lập trong 551 quận, cái sau trong 83 département Pháp lúc đó. Mỗi tòa hình sự đã gồm các quan chức công (kể cả một thẩm phán chủ tọa được các cử tri cấp hai của département bàu cho sáu năm và một công tố viên, cũng được bàu) và mười hai bồi thẩm viên. Mỗi năm một sổ đăng ký các công dân đủ tư cách cho phục vụ jury được soạn ở mức quận; rồi mỗi ba tháng công tố viên chọn 200 tên từ danh sách và 12 tên được chọn bằng bốc thăm vào ngày đầu tiên của mỗi tháng để tạo thành jury. Nếu một thách thức thành công được thực hiện, bồi thẩm viên hay các bồi thẩm viên được nói đến bị thay bằng những người khác theo cùng cách; đã là bắt buộc để ngồi trên jury một khi được chỉ định. Đồng thời, các bồi thẩm đoàn của binh lính được thiết lập một phần trong quân đội. Cùng nhau, và sau khi sự luân phiên dự tính trong luật được xem xét, số các công dân trên các danh sách được các công tố viên soạn ra đã có thể leo lên cao đến 132.000 trên năm, kể cả các bồi thẩm đoàn truy tố (Schioppa 1987, pp. 132ff; Martucci 1997, p. 171).

Sự chọn các bồi thẩm viên tiềm năng qua sự rút thăm dựa vào một danh sách ngắn rõ ràng đã xuất phát từ các thực hành quá khứ của việc rút thăm cho các chức vụ chính trị. Từ một quan điểm dân chủ hay thậm chí khai phóng, trách nhiệm chọn danh sách ngắn này, tất nhiên, đã là liên kết yếu nhất trong hệ thống, nhất là khi Hội nghị Quốc gia chẳng bao lâu nữa thay thế các công tố viên bằng các đại diện chính phủ. Vì, cho dù các bồi thẩm đoàn là nhân từ hơn những thứ này đã muốn (Claverie 1984, pp. 95–96, 143–166; Allen 2005, được trích trong Rosanvallon 2008), tính vô tư của chúng từ lâu đã bị nghi ngờ, nhất là sau khi Bonaparte siết chặt thêm các đinh vít: “mọi thứ phụ thuộc vào những người đã chọn … các bồi thẩm viên tốt được chọn kỹ, và chính các quận trưởng là người đã chọn” (Schnapper 1987, p. 174). Mặc dù khung cảnh đã khác nhau, các thực hành như vậy đã không phải không giống các thực hành được dùng khi nhà Medici thống trị nền Cộng hòa Florentine trong thế kỷ thứ mười lăm. Tính vô tư của jury đã trở thành một ảo tưởng, và số các tình tiết tiêu cực làm ô uế hình ảnh của định chế trong các năm tới.

Các Bồi thẩm đoàn Âu châu trong các Thế kỷ thứ Mười chín và Hai mươi

Trong suốt thế kỷ tiếp theo, hệ thống jury đã gây ra những sự chia rẽ chính trị liên miên, ở cả Pháp và các quốc gia lục địa khác mà đã chấp nhận hay thảo luận nó. Các nhà bảo thủ than phiền rằng các bồi thẩm đoàn đã không đủ cứng rắn, và tổng quát hơn đã coi chúng như một sự lưu nhiệm đáng khinh của công lý bình dân từ Triều đại Khủng bố. Theo quan điểm này, các bồi thẩm viên đã “giống những kẻ thiểu năng trí tuệ, ngu dốt về luật, không có khả năng cân nhắc các động cơ và, trên hết, ít quan tâm đến các lợi ích của quốc gia, mà họ quá dễ dàng đồng nhất với chính phủ hiện hành” (Schnapper 1987, p. 165). Các chính phủ bảo thủ ở Pháp đã thường xuyên bị cám giỗ để hủy bỏ các bồi thẩm đoàn, và chẳng bao lâu chúng đã tìm được cách để xóa bỏ các bồi thẩm đoàn quân sự và các bồi thẩm đoàn truy tố. Chúng cũng đã thử thuần hóa các bồi thẩm đoàn hình sự bằng việc cắt bớt vai trò của sự rút thăm, làm giảm cơ sở xã hội của sự tuyển mộ, hạn chế quyền lực của chúng trong quan hệ với thẩm phán, và hạn chế số các phiên tòa được cours d’assises (các tòa đại hình) xét xử.

Ngược lại, các đảng chính trị cánh tả đã kiên quyết bảo vệ định chế jury và đã vận động cho nó được dùng rộng rãi hơn và dân chủ hơn, tận dụng lợi thế của mọi sự bột phát hay sự thúc đẩy cách mạng cho cải cách để đưa các vấn đề này lên bàn. Giữa 1815 và 1848, cánh Tả đã xem các bồi thẩm đoàn như một biểu tượng của tự do chính trị. Ngay sau khi các cuộc bầu cử quay lại sau sự sụp đổ của Napoleon (1815), các nhà khai phóng như Alphonse Bérenger (1785–1866) (De la justice criminelle en France [1818], được trích trong Schnapper 1987, p. 184) đã đề xuất rằng các bồi thẩm đoàn nên được chọn bằng rút thăm từ danh sách bầu cử, mà đã giữ một tiêu chuẩn tài sản khi đó thấp đến 100.000 công dân. Trong 1848, khi quyền bỏ phiếu phổ quát (bây giờ trực tiếp) của đàn ông lại được đưa vào, cánh Tả đã đề xuất rằng các bồi thẩm đoàn nên được rút bằng bốc thăm trực tiếp từ danh sách của bảy triệu cử tri.

Các bồi thẩm đoàn thậm chí đã truyền cảm hứng cho một trong những đề xuất thế kỷ thứ mười chín hiếm hoi để đưa sự chọn bằng bốc thăm vào chính trị, khi nhà xã hội chủ nghĩa Pierre Leroux (1797–1871) gợi ý trong Cách mạng 1848 rằng một jury quốc gia gồm 300 công dân nên được thể chế hóa qua sự chọn bằng bốc thăm trong các département và các thuộc địa “giữa tất cả các công dân” (mặc dù ông đã không nêu rõ danh sách mà từ đó sự lựa chọn được thực hiện). Jury này lẽ ra đã phán xét “các lời buộc tội do cơ quan đại diện quốc gia đưa ra chống lại các thành viên của chính nó” và có thẩm quyền phán xét các sự phạm tội chống lại an ninh nhà nước. Đồng thời, các đại diện quốc gia lẽ ra được chọn trên cơ sở nghiệp đoàn chủ nghĩa, để phản ánh đất nước về mặt chức năng (Leroux 1848, pp. 57–59).

Về điểm này như về các điểm khác, các hy vọng của nền Cộng hòa Xã hội đã bị tiêu tan, và các đề xuất của nó đã bị bỏ qua hay bị bác bỏ thẳng thừng. “Nỗi sợ quần chúng” (Balibar 1989) đã được bày tỏ công khai khi các đề xuất như vậy bị bỏ qua hay bị bác bỏ thẳng thừng, và được cho rằng sự dùng trực tiếp sự chọn bằng bốc thăm “sẽ ném các lợi ích cao nhất của xã hội cho trò chơi may rủi mù quáng … cho những người mà trí thông minh và tính cách, các thói quen và tư cách đạo đức của họ, không ban cho các đảm bảo mà xã hội có quyền để đòi hỏi” (Esquiros proposal, Labordère report, Moniteur, December 29, 1850, p. 3756, được trích trong Bernard Schnapper 1987, p. 200). Đối với các giai cấp chi phối, sự rút thăm gây ra một mối nguy hiểm thậm chí còn lớn hơn quyền bỏ phiếu nam phổ quát. Điều này một phần bởi vì các elite mau chóng nhận ra rằng quyền bỏ phiếu phổ quát đã không tự động có nghĩa rằng cơ quan đại diện sẽ là dân chủ hơn. Logic đầy đủ của sự phân biệt xã hội đã tiếp tục tự khẳng định mình, như thế trong 1871 Quốc hội đã tìm thấy 34 phần trăm các thành viên của nó từ tầng lớp quý tộc, 36 phần trăm từ giai cấp tư sản thượng lưu và 19 phần trăm từ giai cấp tư sản trung lưu – mà để lại giai cấp lao động với phần nhỏ nhất. Trong năm 1919, ba con số được nhắc tới trước đã vẫn như thế theo tỷ lệ, 10 phần trăm, 30 phần trăm, và 35 phần trăm một cách tương ứng, trong khi tỷ lệ các dân biểu của giai cấp tiểu tư sản và xuất thân giai cấp lao động đã là 15 phần trăm và 11 phần trăm (Garrigou 1992). Mặc dù tiêu chuẩn tài sản đã bị bãi bỏ về mặt pháp lý, nó đã chưa bao giờ ngừng hoạt động trong một hình thức hầu như không che giấu (Gaxie 1978; Bourdieu 1984).

Mặc dù cơ sở xã hội của sự tuyển mộ jury được mở rộng đáng kể dưới nền Cộng hòa thứ Hai (1848–1852), việc biên soạn các danh sách phù hợp được giao cho các thị trưởng và các ủy ban mức-quận làm việc theo lệnh của các tỉnh trưởng. Đế chế thứ Hai (1852–1870) đã gò cương trong các bồi thẩm đoàn thậm chí còn thêm nữa bằng việc tăng vai trò của các tòa án gồm chỉ các thẩm phán chuyên nghiệp.[6] Bất chấp áp lực từ cánh Tả, nền Cộng hòa thứ Ba (1870–1940) đã tiến hành những thay đổi rất hạn chế với hệ thống, mặc dù nó đã có trao trọng lượng lớn cho các thị trưởng (bây giờ được bàu gián tiếp bởi quyền bỏ phiếu phổ quát) hơn cho các tỉnh (quận/prefect) trưởng liên quan đến sự chọn các bồi thẩm viên. Trong các năm 1870, những người cấp tiến như Léon Gambetta (1838–1882) và Georges Clemenceau (1841–1929) đã kêu gọi thành lập bồi thẩm đoàn dân sự xét xử, tăng quyền lực của các bồi thẩm đoàn đối với các thẩm phán, và giảm vai trò của các vụ xử không có jury. Nhưng các đòi hỏi này đã bị bác bỏ, như lời kêu gọi để các jury được chọn bằng rút thăm từ sổ đăng ký bầu cử.

Ba lý lẽ, trong mức độ nào đó xung đột lẫn nhau, được đưa ra để ủng hộ sự rút thăm các bồi thẩm viên từ sổ đăng ký bầu cử. Lý lẽ thứ nhất chỉ ra tính trung lập của chúng, mà ngược với thiên kiến vốn có trong sự chọn bởi những người được chính quyền bổ nhiệm. Benjamin Constant (1767–1830), chẳng hạn, người còn xa mới là một nhà dân chủ, đã tự tuyên bố sẵn lòng chống lại sự khinh thị của ông đối với các giai cấp lao động (Constant, Commentaire sur l’ouvrage de Filangieri, II, 3rd part, ch. X, được trích trong Jaume 1997):

Tất nhiên, nếu giả như tôi được yêu cầu chọn giữa việc bị xử bởi mười hai thợ thủ công không có kiến thức gì, không có khả năng, chẳng hạn, đọc hay viết, nhưng được chọn bằng thăm và nhận lệnh chỉ từ lương tâm của họ, hay bởi mười hai thành viên của viện Hàn lâm sang trọng bậc nhất, mười hai người hay chữ thực hành theo phong cách tinh tế hơn nhưng được chỉ định bởi một nhà chức trách nắm giữ danh dự, tước hiệu, và lương bổng treo trên đầu họ, thì tôi sẽ thích mười hai thợ thủ công hơn.

Lý lẽ thứ hai đã là quyền để được chọn bằng thăm cho phục vụ jury đi cùng với quyền tham gia trong các cuộc bầu cử: Cả hai là một phần không thể tách rời của sự bình đẳng cộng hòa hay dân chủ. Các nhà khai phóng đã giữ quan điểm này trong các năm 1820, như những người cấp tiến trong các năm 1870 và các nhà xã hội chủ nghĩa suốt toàn bộ thời kỳ đó. Tuy vậy, nhiệt tình của các nhà khai phóng đã nguội đi một khi quyền bỏ phiếu được mở rộng cho tất cả đàn ông trưởng thành, và cả nền Cộng hòa thứ Hai lẫn thứ Ba đã không mạo hiểm chọn bằng bốc thăm trực tiếp từ một cử tri đoàn có các đặc điểm “quần chúng.”

Lý lẽ thứ ba đã đòi chính xác rằng jury, như một định chế, trở nên dân chủ về mặt xã hội. Phong trào lao động đã đặc biệt nhạy cảm với điều này, thấy rõ ràng các bồi thẩm đoàn đã thành kiến thế nào suốt các thập niên đã phán xử các tội xâm phạm tài sản khắc nghiệt hơn các tội giết người. Nhóm Xã hội chủ nghĩa lần nữa đã đề xuất không thành công trong 1901 (đề xuất Allemane, 21 tháng Mười Một 1901) rằng các bồi thẩm đoàn nên được chọn bằng thăm:

Jury bao gồm các sếp, các nhà buôn, các nhà công nghiệp, những người sống bằng lợi tức, các nhà tư bản –– tóm lại, những người thuộc về một giai cấp, giai cấp cai trị và sở hữu tài sản … Vì vậy, do chính sự lựa chọn, jury nhất thiết buộc phải chú ý chỉ đến các tội tác động đến giai cấp nó thuộc về … Mặt khác, nếu giả như các bồi thẩm đoàn gồm mọi loại công dân, không có ngoại lệ, nếu bên cạnh người đàn ông lười và giàu khinh khỉnh, chúng ta có người đàn ông lao động tích cực, các tội sẽ không bị những loại phân biệt này. (Schnapper 1987, p. 236)[7]

Chính từ quan điểm này mà sự mở rộng thẩm quyền của các bồi thẩm đoàn, một trong “những cải cách quý giá nhất của Cách mạng Pháp,” giành được tầm quan trọng đầy đủ của nó: “các pháp quan chuyên nghiệp là một đẳng cấp riêng biệt, họ sống xa cách với các công dân đồng bào của họ và quen đối xử với các đương sự theo các lợi ích giai cấp và các ý tưởng cá biệt riêng của họ.” Việc thay các thẩm phán chuyên nghiệp bằng các bồi thẩm đoàn nhân dân trong tất cả các thẩm quyền xét xử, trong cả tố tụng dân sự và hình sự, được xem như một phương tiện tăng cường tính vô tư của nhánh tư pháp.

Sự dân chủ hóa xã hội học của các bồi thẩm đoàn Pháp như thế đã là một quá trình dài: Phải đến 1944 cho phụ nữ để được bao gồm (đồng thời họ đã trở thành các cử tri), và đến 1980 để đưa vào ý tưởng cánh tả cũ về chọn jury ngẫu nhiên từ sổ đăng ký bầu cử.[8] Giữa chừng, tuy nhiên chế độ Vichy (1940– 1944) đã đưa vào một cải cách quyết định trong năm 1941, nhập khẩu nguyên tắc về jury hỗn hợp được sáng chế ra ở Đức trong năm 1924:[9] Các bồi thẩm viên bây giờ được yêu cầu hợp tác với các thẩm phán trong sự thảo luận cân nhắc. Như một kết quả, các bồi thẩm viên như thế sẽ bị các nhà chuyên nghiệp ảnh hưởng sâu sắc khi đưa ra các quyết định cuối cùng của họ. Tỷ lệ tha bổng đã giảm nhanh từ 24,7 phần trăm xuống 8,4 phần trăm. Sau đó, tỉ lệ giữa các bồi thẩm viên và các thẩm phán đã thay đổi thêm vài lần, nhưng nguyên tắc về một jury hỗn hợp đã chẳng bao giờ bị thách thức một cách nghiêm trọng (Elster 2013, p. 99). Vào thời gian bồi thẩm đoàn xét xử đã nhiều hơn một di tích không gây tranh cãi về mặt xã hội một chút, xử chỉ một tỷ lệ rất nhỏ các vụ.

Giống các bồi thẩm đoàn Anh-Mỹ cho các nước (theo) thông luật, các bồi thẩm đoàn Pháp đã là một điểm tham chiếu chính cho các nước (theo) luật dân sự khắp thế giới. Lịch sử của chúng ở châu Âu lục địa đã ít bị thay đổi hơn, nhưng tuy nhiên đã theo một diễn biến tương tự với các độ trễ khác nhau. Italy cung cấp một ví dụ tốt. Ý tưởng về các bồi thẩm đoàn nhân dân được long trọng khắc ghi trong bộ luật đầu tiên của Italy thống nhất trong năm 1865, và rồi được chuyển với vài biến thể thành thủ tục hình sự 1913 mà đã là sản phẩm của một Italy khai phóng. Khá logic, chế độ độc đoán của Mussolini đã thay thế nó bằng một hệ thống bồi thẩm đoàn hỗn hợp, trong đó các thẩm phán chuyên nghiệp (togati) định giọng và jury đã (là định chế) ít độc lập hơn trong số các định chế tư pháp. Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa phát xít và sự khôi phục của các quyền tự do dân chủ khác nhau, một sắc lệnh lập pháp 31 tháng Năm 1946 (cái gọi là sắc lệnh Togliatti) đã công bố sự đưa lại các bồi thẩm đoàn nhân dân vào, nhưng sự thiếu thực thi đã có nghĩa rằng biện pháp này đã chẳng bao giờ được thực hiện. Quốc hội Lập Hiến, mặc dù ban đầu đã có ý thiên về kết hợp nguyên tắc vào Hiến pháp dưới áp lực của liên minh của các đảng cánh tả, đã kết thúc với một thỏa hiệp. Trong khi dự thảo gốc đã nói: “nhân dân trực tiếp tham gia vào sự quản lý tư pháp qua định chế jury trong Tòa Đại hình (Court of Assizes),” hành văn cuối cùng của Điều 102 đã chỉ tuyên bố rằng “các sự phân chia chuyên biệt hóa trong các vấn đề nào đó, kể cả các công dân thích hợp từ bên ngoài ngành tư pháp, có thể được thành lập [để hoạt động] bên cạnh các cơ quan tư pháp thông thường. Luật sẽ quy định các vụ và các hình thức trong đó nhân dân tham gia trực tiếp vào sự quản lý tư pháp” (Conso 2001, pp. 15–18).

Trong thực tiễn, Điều 111 của Hiến pháp Italia, mà biến việc cung cấp các lý do cho một bản án thành bắt buộc, được dùng chống lại nguyên tắc các bồi thẩm đoàn nhân dân, vì các jury này bị coi là không có khả năng đáp ứng điều kiện này, ngay cả với sự trợ giúp thích hợp. Các quy tắc sau đó đã đưa các bồi thẩm đoàn hỗn hợp lên hàng đầu lần nữa. Trong các thảo luận về luật 1951 (No. 281), cánh Tả đã giữ vững “nguyên tắc căn bản rằng nền dân chủ bằng (=) jury,” rằng “mọi sự lu mờ của tự do không nghi ngờ gì đã có nghĩa là sự đàn áp jury nhân dân,” và ngược lại “bất cứ khi nào có tự do, hay một cuộc đấu tranh cho tự do, sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào quản lý tư pháp luôn luôn là một chuẩn mực căn bản”.[10] Nhưng đa số đã giữ vững lập trường của nó. Tồi hơn, mặc dù phụ nữ đã có đủ tư cách để bỏ phiếu và để được bàu, họ bị loại trừ khỏi danh sách các bồi thẩm viên tiềm năng. Cho đến giữa-các năm 2010, những người được chỉ định vào jury đã phải đáp ứng các yêu cầu nhất định: họ phải là các công dân Italia giữa 30 và 65 tuổi; và được ban cho các quyền dân sự và chính trị đầy đủ, có hành vi đạo đức tốt, và một chứng chỉ đã học xong tiểu học (cho Tòa Đại hình) hay chứng chỉ xong trung học (cho Tòa Phúc thẩm). Các điều kiện này, mà gợi nhớ lại khái niệm về “những người được khai sáng,”[11] đã gây ra một tiếng la thét giữa những người phản đối cho rằng luật đã tạo ra một “giai cấp tư pháp”: “các thẩm phán sẽ là các thẩm phán của nhân dân thực sự trong chừng mực họ được rút từ toàn bộ giai cấp lao động, để cho công nhân ngồi cạnh bác sĩ, nông dân cạnh kỹ sư. Chỉ khi đó sẽ có … sự đại diện nhân dân thật sự.”[12] Jury hỗn hợp mà được áp đặt với một cơ sở xã hội hẹp đã từ từ mất sức mạnh của nó và cuối cùng chắc không khơi dậy bất kể sự say mê dân chủ nào.

Không nghi ngờ gì là triệu chứng nhầm lẫn chính trị, mà trong đó Italy và Pháp đã bị sa lầy kể từ cuối các năm 2000, rằng đề xuất để phục hồi, và thậm chí mở rộng, vai trò của các bồi thẩm đoàn nhân dân đã đến từ cánh hữu trong các nước này. Trong 2008, Thủ tướng Italia Silvio Berlusconi, trong một cuộc chiến công khai với ngành tư pháp Italia, đã cho rằng nguồn lực tăng lên cho các bồi thẩm đoàn không chuyên nghiệp có thể giúp loại trừ xung đột giữa các nhánh chính trị và tư pháp và cho phép khởi động một số tiết kiệm kinh tế. Ông đã thực sự thử làm mất uy tín của các thẩm phán, bị chủ tịch Hội đồng Italia xem như thù địch (Verderami 2008).

Trong 2011, tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đã thông qua một luật tăng thẩm quyền phán xử của các bồi thẩm đoàn nhân dân, trong khi đồng thời giảm phạm vi hiệu lực của sự can thiệp không chuyên trong ngành tư pháp bằng việc giảm bớt số của chúng trong các tòa đại hình. Lập luận đằng sau luật này đã khá mâu thuẫn: Như ở Italy, các bồi thẩm đoàn nhân dân được dùng như một vũ khí trong một cuộc vận động rộng hơn chống lại tính độc lập của ngành tư pháp. Nhưng cơ chế mới thực ra cuối cùng hạn chế ảnh hưởng của các bồi thẩm viên trong các tòa án nơi họ đã tồn tại. Các bồi thẩm đoàn được xem như cứng rắn hơn các thẩm phán chuyên nghiệp, mà là một loại nghịch lý, nói về mặt lịch sử, vì số các chỉ trích do các nhà chức trách đưa ra trong nhiều năm về sự xá tội quá đáng của chúng. Một cách cụ thể, luật 2011 đã đưa vào đòi hỏi cho các bồi thẩm đoàn để biện minh các quyết định của chúng, một ràng buộc bị áp đặt bởi một phán quyết trong tháng Giêng 2009 của Tòa án Nhân Quyền Âu châu. Thẩm phán chủ tọa phiên xử được đòi hỏi để ghi lại các lý do được viện dẫn. Quan trọng hơn, số các bồi thẩm viên trong các tòa đại hình đã giảm từ chín xuống sáu trong các tòa sơ thẩm, và từ mười hai xuống chín trong các tòa phúc thẩm. Một tòa đại hình được đơn giản hóa gồm ba bồi thẩm viên được thiết kế chỉ cho các tội có thể chịu một bản án mười lăm đến hai mươi năm tù giam. Ảnh hưởng của các thẩm phán chuyên nghiệp, mà với họ các bồi thẩm viên thảo luận cân nhắc, vì thế được tăng cường tương ứng. Đồng thời, hai bồi thẩm viên thường, được gọi là các hội thẩm công dân (citizen assessor), được đưa vào thủ tục tố tụng cải huấn (correctional proceedings) để giúp ba thẩm phán chuyên nghiệp. Tuy vậy, các bồi thẩm viên công dân có thể chỉ phán xử trong các vụ án về các tội chống lại các cá nhân, và bị loại trừ khỏi các tội cổ-xanh, đặc biệt các tội tài chính – có lẽ từ nỗi sợ rằng các tội như vậy có thể cuối cùng nhận được các bản án khắc nghiệt hơn. Trong khi số các vụ án dính líu đến các bồi thẩm viên đã tăng lên đáng kể, quyền lực của các bồi thẩm viên đã trở nên ngày càng mơ hồ.

Hegel, các Bồi thẩm đoàn, và Xã hội Dân sự

Vì sao sự rút thăm đã phổ biến đến vậy trong lĩnh vực tư pháp với các bồi thẩm đoàn nhân dân cùng lúc khi nó bị loại trừ khỏi lĩnh vực chính trị, và điều này mặc dù lịch sử của nền dân chủ và lịch sử của các bồi thẩm đoàn nhân dân phần lớn có vẻ đi cùng nhau? Chúng ta sẽ quay lại Hegel (1770–1831) để làm rõ nghịch lý này. Nhà triết học Đức đã phân tích chặt chẽ lập luận của các nhà lập pháp Âu châu lục địa thời ông (hay ít nhất về những người mà, sau Cách mạng Pháp, đã đề xuất lập các bồi thẩm đoàn trong ngành tư pháp). Sự lý thuyết hóa của Hegel cũng đã giúp để chuyển đợt thủy triều Đức ủng hộ các bồi thẩm đoàn, dẫn đến sự đưa một phần của chúng vào trong Cách mạng 1848.

Các thành viên của Quốc hội Lập Hiến của Pháp đã đẩy đến cực độ sự phân biệt giữa dữ kiện (fact, sự kiện, sự thực) và luật mà các bồi thẩm đoàn Anh chính thức dựa vào. Trong con mắt của họ, luật nên là như nhau cho tất cả mọi người và các tòa án nên đơn giản áp dụng nó, với không sự cần thiết nào thậm chí cho sự diễn giải. Qua nhiều năm, tính đồng nhất khắp quốc gia của các phán xét đã trở thành một mối quan tâm chính cho các nhà chức trách chịu trách nhiệm về quy chế jury (Claverie 1984). Một mặt, thẩm phán đã là “cái miệng phát âm ra các từ của luật, chỉ là sinh vật thụ động, không có khả năng tiết chế hoặc hiệu lực hay tính nghiêm khắc của nó,” để trích dẫn câu nổi tiếng của Montesquieu (Montesquieu 1949, XI.6). Trong khung cảnh của jury nhân dân, nhiệm vụ của thẩm phán như thế là để giải thích thỏa đáng khung khổ pháp lý, như Duport đã viết dẫn chiếu đến The Spirit of the Laws. Mặt khác, các bồi thẩm đoàn được cho là bám vào các dữ kiện liên quan đến sự phạm tội hay vô tội của bị cáo, để bất kể sự kết án nào cho thẩm phán. Các chức năng khác nhau cho những người khác nhau – việc tuyên bố luật thích hợp cho thẩm phán, việc xác định các dữ kiện cho jury – đã là cách tốt nhất để tránh sự nhầm lẫn giữa cái cá biệt và cái tổng quát (Martucci 1997, pp. 39–41).

Hegel rõ ràng đã tiếp tục dòng tư duy này, mà thịnh hành lúc đó, và đã kết hợp nó vào tư duy triết học của ông về tính chính đáng của trật tự chính trị. Mặc dù sự phân biệt giữa tính tổng quát của luật và tính riêng biệt của sự thảo luận cân nhắc thực tế đã gợi nhớ về Rousseau, Hegel đã hạn chế đáng kể lĩnh vực cụ thể hay cá biệt, nơi sự chọn bằng bốc thăm có thể được thực hành một cách chính đáng. Đối với Rousseau, tất cả các nhiệm vụ hành pháp hay chính phủ của một nền dân chủ thuộc về lĩnh vực cá biệt; đối với Hegel, chỉ một yếu tố của một phiên xét xử hình sự rơi vào phạm trù này.

Ý tưởng cơ bản của Hegel là khía cạnh của phán xử hình sự mà jury chịu trách nhiệm – “hiểu biết về các dữ kiện của vụ án” – là “hiểu biết có thể đạt được bởi bất kể người được khai sáng nào,” vì “sự chứng minh phụ thuộc không vào các đối tượng của lý trí hay các sự trừu tượng của sự hiểu biết, mà chỉ vào các chi tiết và hoàn cảnh đơn lẻ, các đối tượng của trực giác giác quan và sự chắc chắn chủ quan.” Nó vì thế là có thể tiếp cận được đối với các công dân thường, hay ít nhất đối với những người có trình độ cao hơn trong số họ; ở đây Hegel theo lý thuyết về các năng lực pháp lý. Vì việc xác định các dữ kiện dựa ít vào sự chứng minh logic nghiêm ngặt, hơn vào “sự tin chắc chủ quan và lương tâm,” nó không đòi hỏi tính phổ quát (Hegel 1952, §227, p. 143). Quả thực, hoạt động phòng xử án thuộc về lĩnh vực xã hội dân sự, còn luật tự nó, đặc biệt luật công và hoạt động lập pháp, là các mối quan tâm của nhà nước – tức là, chúng đại diện cho cái phổ quát (Hegel 1971, pp. 261ff).

Sự tham gia của các công dân bình thường qua hệ thống jury vì thế không chỉ là chính đáng mà còn có ích, vì nó cho phép các thành viên của xã hội dân sự để biết, thực hành, và theo luật, để xét xử và bị xét xử bởi những người ngang hàng của họ thay vì “trở thành những người được bảo trợ, hay thậm chí theo một nghĩa các nô lệ, của nghề luật” (Hegel 1952, §228, p. 145). Nhưng lập luận này áp dụng chỉ ở mức chủ quan; các công dân thường không thể đưa ra các quyết định ở mức khách quan của luật, mà những người cộng hòa Pháp, dùng một khung khổ quan niệm khác, đã nhắc tới như lợi ích chung.[13]

Cách tiếp cận của Hegel giúp chúng ta hiểu chỗ đặc biệt của các bồi thẩm đoàn trong các xã hội hiện đại. Sự phân công lao động, ông ngụ ý, vấp phải một trở ngại: Sự tồn tại của một lĩnh vực mà huy động không năng lực chuyên nghiệp cũng chẳng sự phán xét trừu tượng, nơi lương tri cho phép cá nhân đưa ra một phán xử về các dữ kiện bằng việc đơn giản dùng lý trí chủ quan của mình. Không để chỗ cho năng lực không-chuyên gia này, nhờ đó một cá nhân thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và cân nhắc bằng chứng ủng hộ hay chống lại qua sự tự xem xét nội tâm, sẽ là phản tác dụng cho tính chính đáng và sự hoạt động trơn tru của các định chế tư pháp. Luận đề này bị tấn công mãnh liệt bởi các trào lưu thực chứng trong cuối thế kỷ thứ mười chín, nhất là bởi trường phái Italia, mà đối với nó các bồi thẩm đoàn đã ngược với “quy luật con người phổ quát về chuyên môn hóa” và đã đại diện chẳng gì trừ “công lý Cadi [Kadi hay Quadi, tức là công lý theo luật Shariah của đạo Islam]” (Schnapper 1987, p. 220). Max Weber (1864–1920) đã tiếp tục cuộc luận chiến ở Đức, trong khi ở Pháp Gabriel Tarde (1843–1904) đã chế nhạo các bồi thẩm viên mà giá trị duy nhất của họ rõ ràng là “sự bất tài” của họ (Hegel 1952, p. 220; Sintomer 1999). Các cuộc tấn công như vậy đã giúp loại bỏ hệ thống jury trong một số phần của châu Âu, và tổng quát hơn đã đóng góp cho sự đặt nó sang bên lề và ủng hộ các tòa án chuyên nghiệp. Ngược lại, một số nghiên cứu xã hội học có sắc thái nhất về các thủ tục jury minh họa làm sao các bồi thẩm đoàn có thể không chỉ là địa điểm của một “sự biến đổi dân chủ” thật sự cho các bồi thẩm viên, kể cả trong các bồi thẩm đoàn hỗn hợp như ở Pháp, mà chúng cũng là một loại “công lý sang trọng” cho các bị cáo (Gissinger-Bosse 2017). Thực ra, tỷ lệ tha bổng cao hơn trong các phiên tòa do jury xử ở Pháp so với trong các tòa án chuyên nghiệp không nghi ngờ gì là một trong những lý do cho sự diễn giải này.

Tuy vậy, trong khung khổ của Hegel, sự phán xử ngang hàng dính líu đến trong hệ thống jury nên được phân biệt triệt để khỏi lợi ích chung được nhà nước đại diện. Sơ đồ này làm giảm đột ngột vị trí được trao về mặt lịch sử cho sự phán xử bình thường bởi Athens cổ xưa, tước mất đặc tính chính trị nghiêm ngặt hơn của nó. Thế thì là nhất quán để bảo vệ các bồi thẩm đoàn được chọn bằng bốc thăm trong lĩnh vực tư pháp trong khi từ chối cho chúng bất kể vai trò nào trong chính trị.

Tocqueville: Jury như một Dụng cụ của Chính phủ-tự Quản

Trong thập niên tiếp sau sự xuất bản của nó, lý lẽ của Hegel bị một cú đánh lớn khi Alexis de Tocqueville (1805–1859) trở về từ chuyến đi của ông đến Mỹ đã thuyết phục rằng các bồi thẩm đoàn là một định chế “chính trị xuất sắc.” Cái làm ông quan tâm chủ yếu chính xác là chúng vượt xa hơn nhiều vai trò tư pháp chính thức của chúng. Tất nhiên, Tocqueville có vẻ đồng ý với Hegel trong việc ca ngợi tác động giáo dục của hệ thống jury Anh và Mỹ, mà đã dạy việc thực hành sự công bằng và khiến các cá nhân có trách nhiệm vì các hành động của họ. Trên hết (Tocqueville 1899, p. 305), bằng việc buộc mọi người để ý đến công việc của những người khác hơn công việc của riêng họ, nó tẩy sạch sự ích kỷ tư nhân mà là gỉ sét của xã hội. Jury đóng góp mạnh mẽ để hình thành sự phán xử và để tăng trí thông minh tự nhiên của một dân tộc; và điều này, theo ý tôi, là lợi thế lớn nhất của nó. Nó có thể được xem như một trường học công miễn phí, luôn mở cửa.

Tuy vậy, lý lẽ của Tocqueville có khác với lý lẽ của Hegel trong những khía cạnh khác. Thứ nhất, ông nhấn mạnh rằng ở Mỹ sự mở rộng của hệ thống jury từ các tòa hình sự (như ở châu Âu) sang các tòa dân sự đã làm tăng tác động của nó; không chỉ xã hội dân sự vì thế đến gần mức của nhà nước, nó cũng hiểu kỹ hơn các quy tắc và các tính cấp bách của nó. Hầu như hoàn toàn bỏ qua sự phân biệt chính tắc giữa các vấn đề về dữ kiện và các vấn đề về luật, Tocqueville nhận xét sắc sảo rằng jury có thể hoặc là quý tộc hay là dân chủ “theo giai cấp xã hội mà từ đó các bồi thẩm viên được chọn.” Nhưng ông nói thêm ngay lập tức rằng “nó luôn luôn bảo toàn đặc tính cộng hòa của nó, trong đó nó đặt hướng thật của xã hội vào tay của những người bị trị, hay của một phần của những người bị trị, và không phải vào tay của chính phủ.” Ít quan tâm về các phương pháp chọn jury, Tocqueville tập trung đúng hơn vào khía cạnh này của chính phủ-tự quản. Tai Hoa Kỳ, ông nói, “mọi công dân đều đủ tiêu chuẩn để là một cử tri, một bồi thẩm viên, và đủ tư cách cho chức vụ. Hệ thống jury … có vẻ đối với tôi là một hệ quả trực tiếp và cực độ của chủ quyền nhân dân như quyền bỏ phiếu phổ quát.” Vì thế, ông có thể long trọng kết luận rằng “jury, mà là phương tiện năng động nhất của việc khiến nhân dân cai trị, cũng là phương tiện hiệu quả nhất của việc dạy nó cai trị tốt” (Tocqueville 1899, pp. 302, 303, 307).

Mặc dù quan điểm của Tocqueville đặc biệt cấp tiến, ông đã không đơn độc trong việc bày tỏ các quan điểm như vậy lúc đó. Hơn nữa, động lực thật của sự thảo luận cân nhắc của jury cho thấy rằng sự phân biệt nghiêm ngặt giữa luật và dữ kiện đã phần lớn là một sự hư cấu. Vì lý do này, luật ngày 28 tháng Tư 1832 ở Pháp đã phác họa một sự thỏa hiệp làm thay đổi vai trò của các bồi thẩm đoàn: Một mặt, nó đã cho phép họ nhận ra các hoàn cảnh giảm nhẹ, và vì thế để quyết định liệu luật nên được áp dụng ở mức độ đầy đủ nhất có thể; mặt khác, nó đã tìm cách để chấm dứt một lần và mãi mãi mọi mưu toan của các bồi thẩm đoàn để vô hiệu hóa luật. Trong thực tế, các bồi thẩm đoàn đã tận dụng lợi thế của sự do dự này trong công việc công cộng để tha bổng nhiều người bị buộc tội bày tỏ các ý kiến mà các nhà chức trách đã xem là bất hợp pháp. Các chỉ trích tiếp tục nổi cơn thịnh nộ về điều này trong phần còn lại của thế kỷ. Trong 1889, chẳng hạn, Gabriel Tarde đã tố cáo jury là “một trong những điều ác nghiêm trọng nhất mà chúng ta chịu đựng,” chịu trách nhiệm vì thực tế rằng báo chí đã trở nên “toàn năng” và biến quyền tự do của nó đồng nghĩa với “sự vô trách nhiệm.” (Le Temps, 13 tháng Tư 1889, được trích trong Schnapper 1987, p. 214). Đấy là vì sao các chính phủ tiếp sau trong thế kỷ thứ mười chín đã cố gắng để giữ các bồi thẩm đoàn ra khỏi các vụ án dính líu đến báo chí hay tham nhũng chính trị.[14]

Thời Hoàng kim của Jury Anh-Mỹ

Tuy vậy, đã chủ yếu ở nước Anh, và còn hơn thế ở Hoa Kỳ, mà các bồi thẩm đoàn đã thường xuyên có đột phá pháp lý mới. Jury Anh, mặc dù cũng dựa vào một sự phân biệt giữa dữ kiện và luật, đã gồm một mức nào đó của sự hợp tác giữa các bồi thẩm viên và thẩm phán: Một cách tiếp cận thực dụng phù hợp tốt với các thủ tục phòng xử án thật hơn chủ nghĩa giáo điều lục địa. Trong khi đã có một sự đồng thuận về vấn đề, một số vụ xử huyền thoại đã vẫn tiết lộ “sự nguy hiểm” của các bồi thẩm đoàn “toàn năng”: Trong thực tiễn như trong lý thuyết, các trào lưu nào đó đã cho rằng các bồi thẩm đoàn đã có quyền để làm luật nếu lương tâm của họ sai khiến như thế.

Trong hệ thống này, jury làm trung gian giữa luật và các giá trị cộng đồng mà từ đó luật bắt nguồn. Truyền thống thông luật đã làm cho việc này dễ hơn, vì nó đã tiêu biểu cho một khối các chuẩn mực (các tục lệ, lý thuyết, và các luật), hơn là biến một định chế (nhánh lập pháp) thành nguồn của mọi luật. Một số phiên bản đã tồn tại về hoạt động của jury từ một quan điểm pháp lý.[15] Phiên bản thứ nhất, ban đầu được đề xuất bởi Levelers, trào lưu cấp tiến nhất trong Cách mạng Anh, cho rằng luật và các quyền của nhân dân xuất phát từ cộng đồng, và rằng không quốc hội hay cơ quan tư pháp nào có thẩm quyền để tuyên bố về chúng. Quả thực, trong các vụ án quan trọng nhất, trách nhiệm được xem như của jury. Một chương trình thứ hai, ôn hòa hơn, được Levelers muộn hơn và sau đó những người Quaker chấp nhận, đã thừa nhận quyền của quốc hội để làm luật và quyền của các thẩm phán để khuyên các bồi thẩm đoàn, nhưng nói thêm rằng các bồi thẩm viên có thể tái khẳng định sự tự trị của họ nếu họ cảm thấy hoàn toàn trung thực rằng thẩm phán đã diễn giải sai luật và nên bị gạt sang một bên vì lợi ích của tính vô tư (Green 1987, pp. 65ff). Các bồi thẩm đoàn như thế đã có quyền lực để diễn giải cả luật và các quyền của nhân dân. Các phiên bản trung gian cho rằng, mặc dù một jury thông thường nên theo luật và lời khuyên của thẩm phán, nó đã có thể, trong các vụ án đặc biệt, quyết định không áp dụng một luật nó coi là bất công theo đức hạnh của một tiêu chuẩn cao hơn, dù là luật thần thánh, luật tự nhiên, hay hiến pháp.

Tất cả ba phiên bản đã ngụ ý rằng các công dân thường có năng lực để diễn giải luật, vượt quá các hạn chế do Hegel áp đặt: Yêu sách này đã trở thành một khẩu hiệu cho các thiểu số chính trị và tôn giáo trong thế kỷ thứ mười bảy. Một trong những vụ xử án nổi tiếng nhất đã là vụ xử William Penn (1644–1718) và các bạn Quaker của ông, bị buộc tội xúi giục nổi loạn và gây rối trật tự công cộng trong tháng Chín 1670 bởi vì họ đã giảng đạo trên các đường phố London. Sự đàn áp chống-Quaker lúc đó ở đỉnh điểm của nó. Chiến lược bảo vệ của Penn không phải là phủ nhận các dữ kiện mà để cho rằng – bất chấp sự cấm pháp lý rõ ràng chống lại hoạt động dấy loạn – đã là không thể cho một luật Anh để biến sự rao giảng yên bình để vinh danh Chúa thành một hành động bất hợp pháp. Khi các thẩm phán cho rằng một mình họ có năng lực kỹ thuật để diễn giải luật, Penn đáp lại rằng “nếu common law (thông luật) là khó đến vậy để hiểu thì nó còn xa mới là common (thông thường)” (“The Trial of William Penn and William Mead, at the Old Bailey, for a Tumultuous Assembly,” Howell’s State Trial, 6: 958 [1670], được trích trong Abramson 2003, p. 70). Jury đã thấy Penn có tội chỉ về diễn thuyết trên đường phố nhưng đã không sẵn lòng tuyên bố về liệu bài diễn thuyết của ông có mang tính dấy loạn hay gây rối trật tự công cộng không. Các thẩm phán sau đó đã ép jury để làm rõ sự tuyên án dị giáo này, đe dọa khóa nó lại mà không có thức ăn, thức uống, và thuốc lá cho đến khi nó chịu thua. Tuy vậy, các bồi thẩm viên giữ vững lập trường của họ, và hai ngày sau cuối cùng đã tuyên một bản án tha bổng; vì việc này muộn hơn họ bị phạt, vì lý do họ đã từ chối áp dụng luật.

Sau khi Hoa Kỳ trở nên độc lập, học thuyết “jury hủy bỏ” đã lan rộng khá đáng kể. Vài bang đã thừa nhận – hay thậm chí đã viết vào trong hiến pháp của chúng, như Georgia đã làm trong 1777 và Maryland trong 1790 – rằng “jury nên là thẩm phán của luật cũng như của dữ kiện.” Hội nghị Lập Hiến Massachusetts năm 1853 đã chấp nhận một sửa đổi theo các đường lối này. Đáp lại những người cho rằng chỉ các thẩm phán chuyên nghiệp có khả năng để quyết định các điểm của luật, đại biểu Keyes nói: “thông luật là khoa học của lý trí và công lý; và một người mà có thể nói công lý là gì có thể nói thông luật là gì, trong hầu như tất cả các trường hợp, và vì thế ông ta đúng là có đủ khả năng để quyết định vụ án như thẩm phán.” (Official Report of the Debates and Proceedings in the State Convention to Revise and Amend the Constitution, Boston: White and Potter, Boston, 1853, 3: 443, được trích trong Abramson 2003, p. 83). Lý lẽ lương tri đã mở rộng ra sự diễn giải luật và các quyền của nhân dân. Tại một số vụ xử, yêu sách đã thậm chí cấp tiến hơn. Tại Boston trong tháng Năm 1851, chẳng hạn, luật sư bào chữa cho ba người bị cáo buộc giúp các nô lệ trốn đi – một hành động bị một luật được thông qua năm 1850 cấm – đã nhắc nhở các bồi thẩm viên rằng họ là các thẩm phán của luật cũng như của các dữ kiện, và đã kêu gọi họ rằng, nếu họ thành thật tin luật 1850 vi hiến, họ bị ràng buộc bởi lời tuyên thệ họ đã thề “để không đếm xỉa đến bất kể hướng dẫn nào ngược với hướng dẫn mà tòa án đã có thể cho họ.” (24 Fed. Cas. at 1043, được trích trong Abramson 2003, p. 81). Việc này đã cho các bồi thẩm đoàn một vai trò giống với Tòa án Tối cao, ở mức địa phương, về mặt đánh giá liệu các luật nào đó có hợp hiến hay không.

Không chỉ nước Mỹ Jacksonian như được Tocqueville mô tả là nước dân chủ nhất trên thế giới lúc đó; nó cũng đã ở một điểm cao của lịch sử dân chủ về mặt các quyền chính trị và định hướng xã hội (cho các đàn ông da trắng – phụ nữ đã bị loại khỏi chính trị và trong một tình trạng thiểu số pháp lý so với đàn ông, tình trạng nô lệ đã vẫn phổ biến, và sự thanh lọc sắc tộc của những người Mỹ Bản địa đã tiếp tục tăng cường). Quyền lực của các bồi thẩm đoàn đã chỉ là một mặt của một lý tưởng về chính phủ-tự quản mà cũng được bày tỏ trong các cuộc họp tòa thị chính, các đại hội đồng được các công dân dự thường xuyên để quyết định về công việc chung, đặc biệt ở New England. Điều này đã khác xa loại chính trị khi đó được thực hành ở Phổ, và chúng ta có thể thấy vì sao một Tocqueville bị ấn tượng sâu sắc vì thế đã có thể bảo vệ một quan điểm về các bồi thẩm đoàn mà đã cấp tiến một cách không so sánh nổi hơn quan điểm của Hegel.

Thế nhưng cũng trong thời kỳ này mà tính phổ biến của các bồi thẩm đoàn đã bắt đầu tàn tạ ở Hoa Kỳ. Các tòa phúc thẩm đã ngày càng ngăn cản chúng khỏi việc tuyên bố về các điểm của luật. Và những người ủng hộ việc jury hủy bỏ đã một phần bị mất tín nhiệm bởi các thực hành ở miền Nam, nơi các bồi thẩm đoàn toàn người da trắng đã có thể dùng nguyên tắc này để tha bổng những người da trắng bị buộc tội hành hình (lynching) những người da đen sau khi bãi bỏ tình trạng nô lệ (thậm chí mãi đến các năm 1960). Cuối cùng, trong năm 1895, Tòa án Tối cao đã tuyên bố là vi hiến để cho phép các bồi thẩm đoàn tuyên bố về các vấn đề của luật. Luật, nó tuyên bố, đã làm cho có thể để bảo vệ tất cả các công dân một cách bình đẳng, và nếu các bồi thẩm đoàn không phải chịu bất kể quy tắc pháp lý cố định nào, thì “‘chính phủ của các luật’ sẽ bị nguy hiểm để trở thành ‘chính phủ của những người đàn ông’ – hơn nữa của mười hai đàn ông không được bàu, vô trách nhiệm.” (156 U.S. 51 [1895], được trích trong Abramson 2003, p. 87).


[1] Thật lý thú rằng các âm mưu của một số tiểu thuyết thế kỷ thứ hai mươi mà tập trung vào sự rút thăm – kể cả của Philip K. Dick (1955) và Gérard Klein (1968) – đùa giỡn với khả năng thao túng thủ tục.

[2] Rất cảm ơn Raphaël Barat vì việc lưu ý tôi đến điểm này.

[3] Jury d’assises Pháp ban đầu đã phải quyết định với một đa số đủ tiêu chuẩn của mười trong số mười hai.

[4] Điều này là tương đương với khoảng 5 phần trăm của các vụ hình sự ở mức bang và 11,5 phần trăm tại mức liên bang, và 1 phần trăm và 2 phần trăm của các vụ dân sự một cách tương ứng (Abramson 2003, pp. 251–252)

[5] Một đa số của Hội nghị Lập Hiến đã tin rằng gần như tất cả công việc của jury nên là bằng lời, trong khi những người khác cho rằng nên có sự dùng đáng kể các tư liệu thành văn. [Miễn kết tội (free conviction) cho khinh tội, tức là cho tội nhẹ chưa đến mức bị kết tội nên tòa miễn trách nhiệm hình sự; chú thêm của người dịch và cảm ơn luật sư Lê Công Định đã giải thích].

[6] Giữa nền Cộng hòa thứ Hai và cuối Đế chế thứ Hai, hoạt động của cours d’assises có cơ sở jury đã giảm 38 phần trăm; số bị cáo hàng năm đã rớt từ hơn 7.000 trong 1848–1852 xuống 3.600 trong 1861–1880 (Schnapper 1987, p. 206).

[7] Trong thực tế đã không luôn dễ để hình thành các bồi thẩm đoàn tư sản đồng nhất và các thẩm phán thế kỷ thứ mười chín đã than phiền liên miên về sự ngu dốt của các bồi thẩm viên nào đó (Claverie 1984; Gide 1930).

[8] Luật 23 tháng Mười Hai 1980.

[9] Vài nước Âu châu đã chấp nhận mô hình này trong các thập niên tiếp sau. Ngược lại, jury Anh-Mỹ, gồm 12 cá nhân, thảo luận cân nhắc mà không có một thẩm phán hiện diện; tuy vậy, thẩm phán chịu trách nhiệm xác định bản án.

[10] Onorevole Gullo, trong Atti Parlamentari, Camera dei Diputati, phiên 9 tháng Ba 1950, p. 16040.

[11] Popolo culto: từ ngữ được dùng bởi Bettiol Giuseppe, Chủ tịch Ủy ban, ibid., p. 16046.

[12] Onorevole Gullo, trong Atti Parlamentari, ibid.

[13] Lý lẽ của Hegel là rõ ràng về điểm này và một phần trùng với lý lẽ của những người chủ trương tinh hoa chủ nghĩa của Cộng hòa Pháp (Hegel 1952, § 314–320, pp. 203–208).

[14] Phái khai phóng trung dung và cánh Tả cộng hòa, mà trước sự sụp đổ của Đế chế thứ Hai đã đòi rằng cour d’assises (các tòa đại hình) lại một lần nữa có quyền phán xử trong các vụ liên quan đến báo chí và chính trị, đã tỏ ra ít nhiệt tình hơn khi họ lên nắm quyền. Sau 1897, cour d’assises mất phần chủ yếu của vai trò chính trị của nó (Schnapper 1987, pp. 209–215).

[15] Các nhà lý thuyết pháp lý Anh nói về “khám phá luật (law finding)” để mô tả bên này của phương trình (Green 1987).

Comments are closed.