Đường tới không-tự do (kỳ 7)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG SÁU

BÌNH ĐẲNG HAY CHẾ ĐỘ TÀI PHIỆT (2016)

Chẳng gì đáng mong muốn hơn rằng mọi trở ngại có thể thực hành được là phe đảng, mưu đồ, và tham nhũng nên bị chống lại. Những kẻ thù không đội trời chung nhất này của chính phủ cộng hòa có thể được kỳ vọng một cách tự nhiên để đến gần từ nhiều hơn một phía, nhưng chủ yếu từ mong muốn trong các cường quốc nước ngoài để kiếm được một uy lực không thích hợp trong các hội đồng của chúng ta. Làm sao họ có thể thỏa mãn điều này tốt hơn việc nuôi nấng một tay sai của chính họ để làm ông quan cao nhất của Liên bang?

—ALEXANDER HAMILTON, 1788

Đất nước gặp khó khăn, con mồi đẩy nhanh những điều bất hạnh

Nơi của cải tích tụ, con người suy đồi.

—OLIVER GOLDSMITH, 1770

Chế độ tính vĩnh viễn của Vladimir Putin đã thách thức các đức hạnh chính trị: việc hủy bỏ một nguyên tắc kế thừa ở nước Nga, việc tấn công sự hội nhập ở châu Âu, việc xâm lấn Ukraine để chặn sự tạo ra các hình thức chính trị mới. Chiến dịch to lớn nhất của ông đã là một chiến tranh mạng (cyberwar) để phá hủy Hợp Chủng Quốc Mỹ. Vì các lý do liên quan đến bất bình đẳng Mỹ, chế độ tài phiệt Nga đã giành được một thắng lợi phi thường trong 2016. Bởi vì đã xảy ra như thế, bất bình đẳng đã trở thành một vấn đề Mỹ còn lớn hơn.

Sự lên của Donald Trump1 là cuộc tấn công của “những kẻ thù không đội trời chung nhất này của chính phủ cộng hòa” mà Alexander Hamilton đã sợ. Các nhà lãnh đạo Nga đã hậu thuẫn công khai và hồ hởi sự ứng cử của Trump. Suốt 2016, các elite Nga nói với một nụ cười rằng “Trump là tổng thống của chúng ta.” Dmitry Kiselev, người dẫn đầu của media Nga, hân hoan rằng “một ngôi sao mới đang lên—Trump.” Các nhà Eurasiaist cảm thấy cùng cách: Alexander Dugin đã post một video có tiêu đề “Chúng ta Tin cậy Trump” và thúc giục những người Mỹ “hãy bỏ phiếu cho Trump!” Alexei Pushkov, chủ tịch ủy ban quan hệ đối ngoại của hạ viện của quốc hội Nga, đã bày tỏ hy vọng chung rằng “Trump có thể lái đầu tàu Tây phương trật khỏi đường ray.” Một số người Nga đã thử báo động những người Mỹ: Andrei Kozyrev, một cựu Bộ trưởng Ngoại giao, giải thích rằng Putin “nhận ra rằng Trump sẽ giẫm nát nền dân chủ Mỹ và gây thiệt hại nếu không phá hủy nước Mỹ như một trụ cột của sự ổn định và lực lượng chính có năng lực để kiềm chế ông ta.”

Bộ máy media Nga2 hoạt động nhân danh Trump. Như một nhà báo Nga muộn hơn đã giải thích: “chúng tôi được các chỉ thị rất rõ ràng: để cho thấy Donald Trump theo cách tích cực, và đối thủ của ông, Hillary Clinton, theo một cách tiêu cực.” Cơ quan tuyên truyền Nga Sputnik đã dùng hashtag #crookedhillary (#hillarylươnlẹo) trên Twitter—một cử chỉ tôn trọng và ủng hộ Trump, vì cụm từ (crooked hillary) là của ông—và cũng liên kết Clinton với chiến tranh hạt nhân. Trump xuất hiện trên RT để than phiền rằng Media Hoa Kỳ là giả dối không trung thực, mà đối với RT là thành tích hoàn hảo: toàn bộ lý do tồn tại của nó là để phơi bày sự thật duy nhất rằng mọi người đều nói dối, và ở đây là một người Mỹ nói cùng thứ.

Khi Trump thắng3 cuộc bầu cử tổng thống tháng Mười Một đó, ông được hoan hô trong quốc hội Nga. Trump nhanh chóng điện thoại cho Putin để được chúc mừng. Kiselev, người hàng đầu của media Nga, đã ca ngợi Trump như sự quay lại của nhân cách với chính trị trên chương trình tối thứ Bảy của ông, Vesti Nedeli. Ông đã mơ tưởng viển vông trước các khán giả của ông về Trump thỏa mãn những cô gái tóc vàng, kể cả Hillary Clinton. Ông đã hài lòng rằng “các từ ‘dân chủ’ và ‘nhân quyền’ không có trong từ vựng của Trump.” Mô tả một cuộc gặp của Trump và Obama, Kiselev cho rằng Obama “vung vẩy những cánh tay ông [như khỉ], cứ như ông ở trong rừng nhiệt đới.” Trong bình luận của ông về lễ nhậm chức của Trump, Kiselev nói rằng Michelle Obama trông giống bà quản gia.

Chính kiến về tính vĩnh viễn đầy dẫy4 ảo ảnh, bot và troll, ma và thây ma sống lại, linh hồn chết và sinh vật không thực khác mà hộ tống một nhân vật hư cấu đến quyền lực. “Donald Trump, doanh nhân thành công” đã không phải là một người. Nó đã là một huyễn tưởng sinh ra trong môi trường lạ nơi xu hướng xuống của chính kiến về tính vĩnh viễn Mỹ, chủ nghĩa tư bản tự do vô độ của nó, gặp khói hydrocarbon cuộn lên của chính kiến Nga về tính vĩnh viễn, chủ nghĩa độc đoán đạo tặc của nó. Những người Nga đã nâng “một tay sai của riêng họ” lên chức tổng thống của Hoa Kỳ. Trump đã là sức nổ của một vũ khí mạng (cyberweapon), có ý định để gây ra hỗn loạn và tình trạng yếu kém, như thực ra ông đã gây ra.

Sự thăng tiến của Trump tới Phòng Bầu dục có ba giai đoạn, mỗi giai đoạn phụ thuộc vào tính dễ bị tổn thương Mỹ và cần đến sự hợp tác Mỹ. Đầu tiên, những người Nga đã phải biến một nhà phát triển bất động sản thất bại thành một người nhận vốn của họ. Thứ hai, nhà phát triển bất động sản thất bại này đã phải đóng vai một doanh nhân thành công trên truyền hình Mỹ. Cuối cùng, nước Nga đã chủ tâm can thiệp và thành công ủng hộ nhân vật hư cấu “Donald Trump, doanh nhân thành công” trong cuộc bầu cử tổng thống 2016.

Trong suốt bài tập,5 những người Nga đã biết cái gì là sự thực (fact) và cái gì là sự hư cấu. Những người Nga đã biết Trump là gì: không phải “doanh nhân RẤT thành công” về các tweet của ông mà là một người Mỹ thua cuộc trở thành một công cụ Nga. Mặc dù những người Mỹ đã có thể mơ tưởng khác đi, không ai quan trọng ở Moscow tin rằng Trump là một trùm tư bản hùng mạnh. Tiền Nga đã cứu ông khỏi số phận mà bình thường lẽ ra đợi bất kể ai với hồ sơ thất bại của ông.

Từ một quan điểm Mỹ, Trump Tower là một tòa nhà lòe loẹt trên Đại lộ thứ Năm ở Thành phố New York. Từ một quan điểm Nga, Trump Tower là một địa điểm hấp dẫn cho tội phạm quốc tế.

Bọn gangster Nga bắt đầu6 rửa tiền bằng việc mua và bán các đơn vị căn hộ ở Trump Tower trong những năm 1990. Kẻ đâm thuê chém mướn Nga khét tiếng nhất, bị FBI tìm kiếm từ lâu, đã ở tại Trump Tower. Những người Nga bị bắt vì vận hành một ổ cờ bạc từ căn hộ bên dưới căn hộ của chính Trump. Trong Trump World Tower, được xây dựng giữa 1999 và 2001 trên phía đông của Manhattan gần Liên Hiệp Quốc, một phần ba các đơn vị xa xỉ đã được những người hay các thực thể từ Liên Xô trước đây mua. Một người bị Bộ Ngân khố điều tra vì rửa tiền đã sống trong Trump World Tower ngay bên dưới Kellyanne Conway, mà sẽ trở thành nữ phát ngôn báo chí cho chiến dịch Trump. Bảy trăm đơn vị bất động sản Trump ở Nam Florida được các công ty bình phong mua. Hai người liên kết với các công ty bình phong đó đã bị kết án về việc vận hành sơ đồ cờ bạc và rửa tiền từ Trump Tower. Có lẽ Trump đã hoàn toàn không biết về những gì xảy ra trên bất động sản của ông.

Vào cuối các năm 1990, nói chung Trump bị coi là không có khả năng trả nợ và vỡ nợ. Ông đã nợ khoảng bốn tỷ dollar với hơn 70 ngân hàng, trong số đó khoảng 800 triệu $ được bảo lãnh cá nhân. Ông đã chẳng bao giờ cho thấy bất kể ý định hay năng lực nào để trả lại khoản nợ này. Sau sự phá sản 2004 của ông, không ngân hàng Mỹ nào cho ông vay tiền. Ngân hàng duy nhất đã cho vay là Deutsche Bank, mà lịch sử bê bối đầy màu sắc của nó đã trái với danh tiếng điềm tĩnh của nó. Thật lý thú, Deutsche Bank cũng đã rửa khoảng 10 tỷ $ cho các khách hàng Nga giữa 2011 và 2015. Thật lý thú, Trump đã từ chối trả các khoản nợ của ông cho Deutsche Bank.

Một nhà tài phiệt Nga đã mua7 một căn nhà từ Trump 55 triệu $ nhiều hơn Trump đã trả cho nó. Người mua, Dmitry Rybolovlev, đã chẳng bao giờ cho thấy bất kể sự quan tâm nào đến bất động sản đó và đã chẳng bao giờ sống ở đó—nhưng muộn hơn, khi Trump ứng cử tổng thống, Rybolovlev đã xuất hiện ở những chỗ nơi Trump vận động. Việc kinh doanh bề ngoài của Trump, phát triển bất động sản, đã trở thành một trò chơi đố chữ Nga. Sau khi nhận ra rằng các tổ hợp căn hộ có thể được dùng để rửa tiền, những người Nga đã dùng tên của Trump để xây dựng nhiều tòa nhà hơn. Như con trai ông, Donald Trump Jr., nói trong 2008, “những người Nga chiếm một phần khá không cân xứng của rất nhiều tài sản của chúng tôi. Chúng tôi thấy rất nhiều tiền đổ vào từ nước Nga.”

Những sự chào mời Nga8 là khó để từ chối: hàng triệu dollar trả trước cho Trump, một sự chia sẻ lợi nhận cho Trump, tên của Trump trên một tòa nhà—nhưng không đỏi hỏi sự đầu tư nào từ Trump. Các điều khoản này thích hợp với cả hai bên. Trong 2006, các công dân của Liên Xô trước đây đã tài trợ việc xây dựng Trump SoHo, và cho Trump 18% lợi nhuận—mặc dù bản thân ông không góp đồng tiền nào. Trong trường hợp của Felix Sater, các căn hộ đã là các cơ sở rửa tiền công cộng (currency laundromat). Một người Mỹ gốc Nga, Sater làm việc như cố vấn cấp cao của công ty Trump Organization từ một văn phòng trong Trump Tower hai tầng bên dưới văn phòng của chính Trump. Trump đã phụ thuộc vào tiền Nga mà Sater mang qua một thực thể được biết đến như Bayrock Group. Sater đã dàn xếp cho những người từ thế giới hậu-Soviet dùng các công ty bình phong để mua các căn hộ. Từ 2007, Sater và Bayrock đã giúp Trump quanh thế giới, hợp tác trên ít nhất bốn dự án. Vài trong số đó thất bại, nhưng Trump kiếm được tiền dù sao đi nữa.

Nga không phải là một nước giàu,9 nhưng sự giàu có hết sức tập trung. Như thế là tập quán phổ biến cho những người Nga để đặt ai đó vào tình trạng mắc nợ họ bằng việc cung cấp tiền dễ dãi và ra giá muộn hơn. Như một ứng viên cho chức tổng thống, Trump phá vỡ truyền thống hàng thập niên bằng việc không công bố các tờ khai thuế của ông, có lẽ bởi vì chúng sẽ tiết lộ sự phụ thuộc sâu của ông vào vốn Nga. Ngay cả sau khi công bố sự ứng cử của ông cho chức tổng thống, trong tháng Sáu 2015, Trump đã theo đuổi những thương vụ không-rủi ro với những người Nga. Trong tháng Mười 2015, gần thời gian của một cuộc tranh luận tổng thống Cộng hòa, ông đã ký một thư ngỏ ý để cho những người Nga xây một tòa tháp ở Moscow và đặt tên ông lên đó. Ông lấy Twitter để công bố rằng “Putin yêu Donald Trump.”

Thương vụ cuối cùng đã chẳng bao giờ hoàn tất,10 có lẽ bởi vì nó sẽ làm cho các nguồn Nga của sự thành công bề ngoài của Trump đúng là hơi quá lộ liễu vào lúc khi cuộc vận động tổng thống của ông đang lấy được đà. Nhân vật hư cấu “Donald Trump, doanh nhân thành công” có những thứ quan trọng hơn để làm. Theo lời của Felix Sater, viết trong tháng Mười Một 2015, “Chàng trai của chúng ta có thể trở thành tổng thống Hoa Kỳ và chúng ta có thể sắp đặt nó.” Trong 2016, đúng khi Trump cần tiền để vận hành một cuộc vận động, bất động sản của ông trở nên cực kỳ được ưa chuộng cho các công ty bình phong. Trong nửa năm giữa sự bổ nhiệm ông như ứng viên Cộng hòa và thắng lợi của ông trong cuộc tổng tuyển cử, khoảng 70% các đơn vị được bán trong các tòa nhà của ông được mua không phải bởi những con người mà bởi các công ty trách nhiệm hữu hạn.

“Chàng trai” của Nga đã tồn tại trong tâm trí của người Mỹ nhờ một chương trình truyền hình Mỹ được nhiều người ưa chuộng, The Apprentice (Người học việc), nơi Trump được miêu tả như một trùm tư bản có khả năng thuê và sa thải người tùy ý. Vai trở nên tự nhiên với ông, có lẽ bởi vì việc giả vờ là một người như vậy đã là việc làm hàng ngày của ông. Trong show diễn, thế giới là một chế độ tài phiệt tàn nhẫn, nơi tương lai của một cá nhân phụ thuộc vào những ý thất thường đồng bóng của một người duy nhất. Đỉnh điểm trong mỗi đoạn là khi Trump gây ra cái đau: “You’re fired! (Mày bị đuổi!)” Khi Trump ứng cử tổng thống, ông đã làm vậy trên giả thiết rằng thế giới thực sự là thế: rằng một nhân vật hư cấu với sự giàu có hư cấu, bỏ qua luật, xem thường các định chế, và thiếu sự thấu cảm có thể cai quản người dân bằng việc gây ra cái đau. Trump đã rạng rỡ hơn các đối thủ Cộng hòa tại các cuộc tranh luận nhờ nhiều năm thực hành đóng vai một nhân vật hư cấu trên truyền hình.

Trump gieo rắc không-thực tế,11 và đã làm vậy trong một thời gian. Trong 2010, RT đã giúp các nhà lý thuyết âm mưu Mỹ để truyền bá ý tưởng sai rằng Tổng thống Barack Obama đã không sinh ra ở Hoa Kỳ. Sự hư cấu này, có ý định để lôi cuốn khuyết điểm của những người Mỹ phân biệt chủng tộc muốn làm cho tổng thống được bàu của họ khuất mắt họ, lôi cuốn họ để sống trong một thực tế thay thế (alternative reality). Trong 2011, Trump trở thành người phát ngôn của chiến dịch huyễn tưởng này. Ông đã có một diễn đàn để làm vậy chỉ bởi vì những người Mỹ liên tưởng ông với doanh nhân thành đạt mà ông đóng trên truyền hình, một vai đến lượt là có thể chỉ bởi vì những người Nga đã bảo lãnh ông. Sự hư cấu dựa vào sự hư cấu dựa vào sự hư cấu.

Từ một viễn cảnh Nga,12 Trump là một người thất bại được cứu và một tài sản dùng để phá hủy Mỹ trong thực tế. Mối quan hệ được diễn kịch ở Moscow tại cuộc thi sắc đẹp Miss Universe 2013, nơi Trump đã chải chuốt trước Putin, hy vọng rằng tổng thống Nga sẽ là “bạn thân nhất” của ông. Các đối tác Nga của Trump đã biết ông cần tiền; họ trả cho ông 20 triệu $ trong khi họ tổ chức cuộc thi sắc đẹp. Họ đã cho phép ông để đóng vai của ông như người Mỹ có tiền và quyền. Trong một video âm nhạc được quay phim cho dịp này, Trump được phép để nói “You’re fired!” với một ngôi sao nhạc pop trẻ thành công, con trai của người thực sự vận hành cuộc thi sắc đẹp. Để cho Trump thắng đã có nghĩa là sở hữu ông ta hoàn toàn.

Trump kẻ thắng đã là một sự hư cấu mà sẽ làm cho nước của ông thua.

Cảnh sát mật Soviet13—được biết đến theo thời gian như Cheka, GPU, NKVD, KGB, và rồi ở nước Nga như FSB—xuất sắc về một loại hoạt động đặc biệt được biết như “các biện pháp tích cực.” Tình báo là về việc nhìn thấy và việc hiểu. Phản gián là về việc làm cho điều đó khó cho những người khác. Các biện pháp tích cực, như sự hoạt động nhân danh nhân vật hư cấu “Donald Trump, doanh nhân thành công,” là về xui khiến kẻ thù để hướng các điểm mạnh của hắn chống lại các điểm yếu của chính hắn. Nước Mỹ đã bị nước Nga nghiền nát trong chiến tranh mạng 2016 bởi vì mối quan hệ giữa công nghệ và cuộc sống đã thay đổi theo một cách trao một lợi thế cho những người Nga thực hành các biện pháp tích cực.

Chiến tranh lạnh, vào các năm 1970 và14 những năm 1980, đã là một sự cạnh tranh công nghệ cho việc tiêu thụ dễ thấy của các hàng hóa trong thế giới thực. Các nước bắc Mỹ và tây Âu khi đó đã có một lợi thế không thể nhầm lẫn, và trong 1991 Liên Xô sụp đổ. Khi một internet không được điều tiết bước vào hầu hết hộ gia đình Mỹ (nhưng không phải Nga) trong những năm 2000 và những năm 2010, mối quan hệ giữa công nghệ và cuộc sống thay đổi—và sự cân bằng quyền lực đã thay đổi cùng với nó. Vào 2016, người Mỹ trung bình tốn hơn 10 giờ một ngày trước các màn hình, hầu hết với các công cụ được kết nối với internet. Trong bài thơ “Người Rỗng,” T. S. Eliot viết rằng “Giữa ý tưởng / Và thực tế / Giữa chuyển động / Và hành động / Bóng tối rũ xuống.” Bóng tối ở nước Mỹ của những năm 2010 là internet, chia mọi người khỏi những gì họ nghĩ họ đang làm. Vào 2016, công nghệ không còn làm cho xã hội Mỹ trông tốt hơn đối với thế giới bên ngoài nữa. Thay vào đó, công nghệ đưa ra một cái nhìn kỹ hơn vào bên trong xã hội Mỹ, và vào đầu óc cá nhân Mỹ.

Trong tiểu thuyết 1984 của George Orwell nhân vật chính được bảo, “Mày sẽ trở nên rỗng. Chúng tao sẽ ép mày rỗng, và sau đó chúng tao sẽ nhồi đầy mày bằng chính chúng tao.” Trong những năm 2010, sự cạnh tranh không phải là về các đồ vật có thể được tiêu thụ, như trong chiến tranh lạnh, mà về các trạng thái tâm lý có thể được tạo ra trong tâm trí. Nền kinh tế Nga đã không phải sản xuất ra bất cứ thứ gì có giá trị vật chất, và nó đã không. Các chính trị gia Nga đã phải dùng những công nghệ do những người khác tạo ra để làm thay đổi các trạng thái tâm thần, và nó đã làm. Một khi sự cạnh tranh là về sự thao túng vô hình của nhân cách, không ngạc nhiên rằng nước Nga đã thắng.

Nước Nga dưới Putin15 đã tuyên bố chiến tranh không phải vì lý do mà bởi vì thuật ngữ là thuận tiện. Ilyin và những người Nga dân tộc chủ nghĩa khác sau ông đã xác định phương Tây như một mối đe dọa tinh thần, mà chính sự tồn tại của nó tạo ra các dữ kiện có thể có hại hay gây nhầm lẫn cho những người Nga. Theo logic đó, chiến tranh mạng phủ đầu chống lại châu Âu và nước Mỹ được biện minh ngay khi nó là khả thi về mặt công nghệ. Vào 2016, chiến tranh mạng Nga đã được tiến hành gần một thập niên, mặc dù nó phần lớn vị bỏ qua trong các thảo luận Mỹ. Một nghị sĩ Nga nói rằng mật vụ Mỹ “đã ngủ khì” khi nước Nga chọn tổng thống Mỹ, và có lẽ phải trong lời nói của ông.

Kiselev gọi chiến tranh thông tin16 là loại chiến tranh quan trọng nhất. Tại bên nhận, nữ chủ tịch của Đảng Dân chủ viết về “một cuộc chiến tranh, rõ ràng, nhưng được tiến hành trên một loại chiến trường khác.” Từ ngữ phải được hiểu theo nghĩa đen. Carl von Clausewitz, nhà nghiên cứu nổi tiếng nhất về chiến tranh, đã định nghĩa nó như “một hành động vũ lực để buộc kẻ thù của chúng ta thực hiện ý chí của chúng ta.” Cái gì xảy ra nếu, khi học thuyết quân sự Nga của những năm 2010 khẳng định, công nghệ làm cho có thể để trực tiếp đánh ý chí của kẻ thù mà không có trung gian của bạo lực? Sẽ là có thể, như một tài liệu lập kế hoạch quân sự Nga năm 2013 đề xuất, để huy động “tiềm năng phản kháng của dân cư” chống lại các lợi ích của chính nó, hay, như Club Izborsk định rõ trong 2014, để tạo ra một “phản xạ hoang tưởng phá hủy” ở Hoa Kỳ.* Đó là những mô tả súc tích và chính xác về sự ứng cử của Trump. Nhân vật hư cấu đã thắng, nhờ các lá phiếu có ý định như một sự phản kháng chống lại hệ thống, và nhờ các cử tri tin vào những huyễn tưởng mà đơn giản là không đúng.

Trong các cuộc bầu cử tổng thống 2014 ở Ukraine,17 Nga đã hack máy chủ của Ủy ban Bầu cử Trung ương của Ukraine. Các quan chức Ukrainia đã tóm được cú hack vào phút chót. Trong các lĩnh vực khác, những người Ukrainia đã không may mắn như vậy. Khả năng đáng sợ nhất của chiến tranh mạng là cái mà các nhà chuyên nghiệp gọi là “cyber-to-physical (thế giới ảo-sang-thế giới thực)”: một hành động được tiến hành tại một bàn phím để thay đổi mã máy tính có các hậu quả trong thế giới ba chiều. Các hacker (tin tặc) Nga đã thử việc này nhiều lần ở Ukraine, ví dụ bằng việc đánh sập các phần của mạng lưới điện. Ở Hoa Kỳ trong 2016, hai hình thức tấn công này được gom lại: một cuộc tấn công vào một cuộc bầu cử tổng thống, lần này như cyber-to-physical. Mục tiêu của chiến tranh mạng Nga là để đưa Trump vào Phòng Bầu Dục qua những gì có vẻ là các thủ tục bình thường. Trump đã không cần hiểu việc này, nhiều hơn một mạng lưới điện phải hiểu khi nó bị ngắt. Tất cả cái quan trọng là các đèn bị tắt.

Chiến tranh Nga chống lại Ukraine18 đã luôn là một thành phần của chính sách lớn hơn để phá hủy Liên Âu và Hoa Kỳ. Các nhà lãnh đạo Nga đã không giữ bí mật việc này; những người lính và những người tình nguyện Nga tin rằng họ tham gia vào một cuộc chiến tranh thế giới chống lại Hoa Kỳ—và theo một nghĩa họ đã đúng. Trong mùa xuân 2014, khi các lực lượng đặc biệt Nga xâm nhập đông nam Ukraine, một số lính đã nghĩ rõ ràng về việc đánh bại nước Mỹ. Một trong số họ nói với một phóng viên về giấc mơ của anh là “T-50 [một máy bay tiêm kích tàng hình Nga] sẽ bay trên Washington!” Những mộng mơ tương tự đã lấp đầy trí tưởng tượng của các công dân Ukrainia chiến đấu bên phía Nga: một trong số họ đã mơ tưởng về việc treo một lá cờ đỏ trên đỉnh Nhà Trắng và Capitol (tòa nhà quốc hội) Mỹ. Trong tháng Bảy 2014, khi Nga bắt đầu sự can thiệp quân sự lớn thứ hai của nó ở Ukraine, chỉ huy Vladimir Antyufeyev đã gộp Ukraine và Hoa Kỳ với nhau như các nhà nước “đang tan rã,” và đã đoán trước rằng “cấu trúc ma quỷ” Mỹ sẽ bị phá hủy. Trong tháng Tám 2014, Alexander Borodai (và nhiều người khác) đã truyền một tiếu lâm trong media xã hội về nước Nga can thiệp vào Hoa Kỳ, mà gồm một sự mô tả đặc trưng phân biệt chủng tộc về tổng thống của nó. Trong tháng Chín 2014, Sergei Glazyev viết rằng “elite Mỹ” phải bị “kết liễu” để chiến thắng chiến tranh ở Ukraine. Trong tháng Mười Hai 2014, Club Izborsk công bố một loạt bài báo về một chiến tranh lạnh mới hướng chống lại Hoa Kỳ, được đánh như một chiến tranh thông tin. Nó đã thấy trước việc “lấp đầy thông tin bằng thông tin sai lệch.” Mục tiêu là “phá hủy một số cột trụ quan trọng của xã hội Tây phương.”

FSB Nga19 và tình báo quân sự Nga (GRU), cả hai đều tích cực ở Ukraine, cả hai cũng sẽ tham gia vào cuộc chiến tranh mạng chống lại Hoa Kỳ. Trung tâm dành cho chiến tranh mạng Nga được biết đến như Cục Nghiên cứu Internet đã thao túng công luận Âu châu và Mỹ về chiến tranh của nước Nga ở Ukraine. Trong tháng Sáu 2015, khi Trump công bố sự ứng cử của ông, Cục Nghiên cứu Internet đã mở rộng để gồm một Vụ Mỹ. Khoảng 90 nhân viên mới đã đi làm việc trên (web)-site ở St. Petersburg. Cục Nghiên cứu Internet cũng đã thuê khoảng một trăm nhà hoạt động chính trị Mỹ mà không biết họ đang làm việc cho ai. Cục Nghiên cứu Internet làm việc cùng các cơ quan mật vụ Nga để đưa Trump vào Phòng Bầu Dục.

Đã là rõ trong 2016 rằng20 những người Nga rất phấn khích về các khả năng mới này. Tháng Hai đó, cố vấn cyber của Putin Andrey Krutskikh đã khoe khoang: “Chúng ta đang sắp có cái gì đó trong đấu trường thông tin mà sẽ cho phép chúng ta nói chuyện với những người Mỹ như những người ngang hàng.” Trong tháng Năm, một sĩ quan của GRU khoe khoang rằng tổ chức của ông sẽ trả thù Hillary Clinton nhân danh Vladimir Putin. Trong tháng Mười, một tháng trước các cuộc bầu cử, Kênh Pervyi đã công bố một suy ngẫm dài và lý thú về sự sụp đổ sắp đến của Hoa Kỳ. Trong tháng Sáu 2017, sau thắng lợi của nước Nga, Putin nói cho bản thân mình, rằng ông đã chẳng bao giờ phủ nhận rằng những người tình nguyện Nga đã tiến hành chiến tranh mạng chống lại Hoa Kỳ. Đây là sự trình bày chính xác ông đã dùng để mô tả sự xâm lấn Nga vào Ukraine: rằng ông đã chẳng bao giờ phủ nhận rằng đã có những người tình nguyện. Putin đã thú nhận, với một cái nháy mắt, rằng nước Nga đã đánh bại Hoa Kỳ trong một chiến tranh mạng.

Chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ đã tỏ ra21 là một sự dễ bị tổn thương Mỹ to tướng. Cuộc tấn công Nga trên bộ ở Ukraine đã tỏ ra khó khăn hơn cuộc chiến tranh mạng đồng thời chống lại những người Âu châu và những người Mỹ. Ngay cả khi Ukraine bảo vệ mình, những người viết Âu châu và Mỹ lại truyền tải tuyên truyền Nga. Không giống những người Ukrainia, những người Mỹ đã không quen với ý tưởng rằng internet có thể được dùng để chống lại họ. Vào 2016, một số người Mỹ bắt đầu nhận ra rằng họ đã bị tuyên truyền Nga lừa bịp về Ukraine. Nhưng ít người để ý rằng cuộc tấn công tiếp theo đang diễn ra, hay đã thấy trước rằng nước họ có thể mất sự kiểm soát đối với thực tế.

Trong một chiến tranh mạng, một “bề mặt tấn công” là22 tập hợp của các điểm trong một chương trình máy tính mà cho phép các hacker truy cập. Nếu mục tiêu của một chiến tranh mạng không phải là một chương trình máy tính mà là một xã hội, thì bề mặt tấn công là cái gì đó rộng hơn: chiến tranh mềm mà cho phép kẻ tấn công tiếp xúc với tâm trí của kẻ thù. Đối với nước Nga trong 2015 và 2016, bề mặt tấn công Mỹ đã là toàn bộ Facebook, Instagram, Twitter, và Google.

Rất có thể,23 hầu hết cử tri Mỹ bị phơi ra cho tuyên truyền Nga. Thật đáng nói là Facebook đã đóng 5,8 triệu tài khoản giả ngay trước cuộc bầu cử tháng Mười Một 2016. Các tài khoản này đã được dùng để quảng bá các thông điệp chính trị. Trong 2016, khoảng một triệu site trên Facebook đã dùng một công cụ cho phép chúng tạo ra một cách nhân tạo hàng chục triệu “like,” bằng cách ấy đẩy các khoản nào đó, thường là các sự hư cấu, vào newsfeed (nguồn cấp tin) của những người Mỹ vô tình không biết. Một trong những sự can thiệp Nga hiển nhiên nhất đã là 470 site Facebook được Cục Nghiên cứu Internet của Nga đặt nhưng cố ý để là các site của các tổ chức hay phong trào chính trị Mỹ. Sáu trong số site này đã có 340 triệu chia sẻ mỗi nội dung trên Facebook, mà gợi ý rằng tính gộp tất cả chúng đã có hàng tỷ chia sẻ. Chiến dịch Nga cũng đã gồm ít nhất 129 trang sự kiện, mà đã với tới ít nhất 336.300 người. Ngay trước cuộc bầu cử, nước Nga đã đặt ba ngàn quảng cáo trên Facebook, và đã quảng bá chúng như các meme ngang ít nhất 180 tài khoản trên Instagram. Nước Nga đã có thể làm vậy mà không có bất kể sự từ chối trách nhiệm (disclaimer) nào về ai đã trả tiền cho các quảng cáo, để những người Mỹ với ấn tượng rằng tuyên truyền nước ngoài là một sự thảo luận Mỹ. Khi các nhà nghiên cứu bắt đầu tính mức độ Mỹ bị phơi ra cho tuyên truyền Nga, Facebook đã xóa nhiều dữ liệu hơn. Điều này gợi ý rằng chiến dịch Nga đã có hiệu quả gây bối rối. Muộn hơn, công ty đã nói với các nhà đầu tư rằng có nhiều đến sáu mươi triệu tài khoản giả.

Những người Mỹ đã bị phơi ra24 cho tuyên truyền Nga không ngẫu nhiên, mà phù hợp với những sự nhạy cảm riêng của họ, như được tiết lộ bởi tập quán của họ trên internet. Người ta tin cậy cái nghe có vẻ đúng, và sự tin cậy cho phép sự thao túng. Trong một biến thể, người ta được dẫn theo hướng sự phẫn nộ ngày càng dữ dội hơn về cái họ đã sợ hay ghét rồi. Chủ đề về chủ nghĩa khủng bố Muslim, mà Nga đã khai thác rồi ở Pháp và Đức, cũng được khai thác ở Hoa Kỳ. Trong các bang cốt yếu như Michigan và Wisconsin, các quảng cáo Nga được nhắm vào những người có thể bị kích động để bỏ phiếu theo các thông điệp chống-Muslim. Khắp Hoa Kỳ, các cử tri chắc của Trump bị phơi ra cho các thông điệp ủng hộ-Clinton trên cái cố ý là các site Muslim Mỹ. Như trong vụ Lisa F. ở nước Đức, tuyên truyền Nga ủng hộ-Trump đã liên tưởng những người tỵ nạn với những kẻ hãm hiếp. Trump đã làm cùng thế khi công bố sự ứng cử của ông.

Những người Nga tấn công đã khai thác25 năng lực của Twitter cho sự truyền lại ồ ạt. Ngay cả trong thời gian bình thường về các chủ đề thường nhật, có lẽ 10% của các tài khoản Twitter (một ước lượng bảo thủ) là các bot hơn là những con người: tức là, các chương trình máy tính tinh vi lớn hơn hay ít hơn, được thiết kế để truyền bá các thông điệp nào đó cho một công chúng mục tiêu. Mặc dù các bot là ít đông hơn những con người trên Twitter, chúng là hiệu quả hơn con người trong việc gửi các thông điệp. Trong các tuần trước cuộc bầu cử, các bot đã chiếm khoảng 20% trò chuyện Mỹ về chính trị. Một nghiên cứu học thuật quan trọng được công bố ngày trước khi các thùng phiếu mở cảnh báo rằng các bot có thể “gây nguy hiểm cho tính chính trực của cuộc bầu cử tổng thống.” Nó viện dẫn ba vấn đề chính: “thứ nhất, ảnh hưởng có thể được phân bố lại ngang các tài khoản khả nghi mà có thể được vận hành với các mục đích ác ý; thứ hai, thảo luận chính trị có thể bị phân cực thêm; thứ ba, thông tin sai lệch và thông tin không được kiểm chứng có thể được tăng cường.” Sau cuộc bầu cử, Twitter đã nhận diện 2.752 tài khoản như công cụ ảnh hưởng chính trị Nga. Một khi Twitter bắt đầu ngó tới nó đã có khả năng nhận diện khoảng một triệu tài khoảng đáng ngờ mỗi ngày.

Các bot ban đầu được dùng26 cho các mục đích thương mại. Twitter có một năng lực ấn tượng để ảnh hưởng đến hành vi con người bằng chào mời các thương vụ có vẻ rẻ hơn hay dễ hơn các thương vụ thay thế. Nước Nga đã tận dụng năng lực này. Các tài khoản Twitter Nga đã kiềm chế việc bỏ phiếu bằng việc cổ vũ những người Mỹ để “nhắn tin-để bỏ phiếu,” mà là không thể làm được. Tập quán là ồ ạt đến mức Twitter, mà rất lưỡng lự để can thiệp vào những thảo luận về nền tảng của nó, cuối cùng đã phải thú nhận sự tồn tại của nó trong một tuyên bố. Có vẻ là có thể rằng Nga cũng kiềm chế sự bỏ phiếu theo cách khác nữa: bằng việc làm cho việc bỏ phiếu không thể tiến hành được ở những chỗ và thời gian quan trọng. North Carolina, chẳng hạn, là một bang với một đa số Dân chủ rất nhỏ, nơi hầu hết các cử tri Dân chủ ở trong các thành phố. Vào Ngày Bầu cử, các máy bỏ phiếu trong các thành phố ngừng hoạt động, bằng cách ấy làm giảm số các phiếu được ghi. Công ty sản xuất các máy được nói đến bị tình báo quân đội Nga hack. Nga cũng đã quét các website bầu cử của ít nhất 21 bang Mỹ, có lẽ tìm kiếm những sự dễ bị tổn thương, có lẽ tìm kiếm dữ liệu cử tri cho các chiến dịch ảnh hưởng. Theo Bộ Nội An, “tình báo Nga đã giành được và duy trì sự tiếp cận đến các phần tử của các hội đồng bầu cử bang hay địa phương ở Hoa Kỳ.”

Sau khi sử dụng các bot Twitter của nó27 để khuyến khích một sự bỏ phiếu Rời (EU) trong cuộc trưng cầu dân ý Brexit, Nga bây giờ thả chúng ra ở Hoa Kỳ. Trong (ít nhất) hàng trăm trường hợp, chính cùng các bot hoạt động chống lại Liên Âu đã tấn công Hillary Clinton. Phần lớn lưu lượng bot nước ngoài đã là quảng cáo nói xấu bà. Khi bà ngã bệnh vào ngày 11 tháng Chín 2016, các bot Nga đã khuếch đại ồ ạt quy mô của sự kiện, tạo ra một trend (xu hướng) trên Twitter dưới hashtag #Hillary Down (Gục xuống). Các troll và bot Nga cũng di chuyển để ủng hộ trực tiếp Trump tại những điểm cốt yếu. Các troll và bot Nga đã ca ngợi Donald Trump và Đại hội Toàn quốc Cộng hòa trên Twitter. Khi Trump phải tranh luận với Clinton, mà là một thời khắc khó khăn cho ông, các troll và bot Nga đã lấp đầy không gian mạng với các khẳng định rằng ông đã thắng hay rằng cuộc tranh luận bằng cách nào đó bị lừa đảo chống lại ông. Trong các bang dao động quan trọng mà Trump đã thắng, hoạt động bot đã tăng cường trong những ngày trước cuộc bầu cử. Vào chính Ngày Bầu cử, các bot được bắn ra với hashtag #War AgainstDemocrats (Chiến tranh Chống lạicác Đảng viên Dân chủ). Sau thắng lợi của Trump, ít nhất 1.600 cùng các bot, mà đã làm việc nhân danh ông, đã chuyển sang hoạt động chống lại Macron và ủng hộ Le Pen ở Pháp, và chống lại Merkel và ủng hộ AfD ở Đức. Ngay cả ở mức kỹ thuật cơ bản nhất này, chiến tranh chống lại Hoa Kỳ đã cũng là chiến tranh chống lại Liên Âu.

Tại Hoa Kỳ trong 2016,28 Nga cũng đã thâm nhập các tài khoản email, và rồi dùng những người (hay máy) ủy nhiệm (proxy) trên Facebook và Twitter để phân phát các sự chọn lựa được cho là hữu ích. Cú hack bắt đầu khi các proxy gửi cho mọi người một tin nhắn email yêu cầu họ đưa password của họ trên một website được liên kết. Các hacker sau đó dùng các chứng chỉ an ninh để truy cập vào tài khoản email của người đó và ăn cắp nội dung của nó. Ai đó với hiểu biết về hệ thống chính trị Mỹ sau đó chọn các phần nào của tư liệu này để công chúng Mỹ nên xem, và khi nào.

Trong một năm bầu cử tổng thống,29 mỗi đảng chính trị Mỹ lớn đến lượt của nó tổ chức một đại hội toàn quốc, với một cơ hội ngang nhau để biên đạo sự lựa chọn và giới thiệu ứng viên của nó. Nga đã không cho Đảng Dân chủ cơ hội này trong 2016. Trong tháng Ba và tháng Tư, Nga đã hack các tài khoản của những người trong Ủy ban Toàn quốc Dân chủ và chiến dịch vận động Clinton (và đã thử hack đích thân Hillary Clinton). Vào ngày 22 tháng Bảy, khoảng 22.000 email được tiết lộ, ngay trước khi Đại hội Toàn quốc Dân chủ được tổ chức. Các email được đưa ra công khai đã được chọn cẩn trọng để bảo đảm sự bất hòa kịch liệt giữa những người ủng hộ Clinton và đối thủ của bà cho sự bổ nhiệm, Bernie Sanders. Sự công bố chúng đã tạo ra sự chia rẽ vào một thời khắc chiến dịch vận động có ý định để thống nhất lại.

Theo các nhà chức trách Mỹ30 lúc đó và từ đó, cú hack này đã là một thành phần của một chiến tranh mạng Nga. Chiến dịch Trump, tuy vậy, đã được cố ngắng của nước Nga ủng hộ. Trump đã công khai yêu cầu rằng Moscow tìm và công bố nhiều email hơn từ Hillary Clinton. Con trai của Trump, Donald Trump Jr. (trẻ), đã đích thân liên lạc với WikiLeaks, tổ chức ủy nhiệm (proxy) mà đã tạo thuận lợi cho một số đống email. WikiLeaks đã yêu cầu Trump Jr. để khiến bố anh quảng cáo một sự tiết lộ—“Hê Donald, thật tuyệt vời để thấy bố anh nói về những sự công bố của chúng tôi. Hãy gợi ý mạnh mẽ cha anh để tweet link này nếu ông nhắc đến chúng tôi”—mà Trump Sr. (già) thực ra đã làm, 15 phút sau khi yêu cầu được đưa ra. Với hàng triệu follower của ông trên Twitter, Trump đã là giữa các kênh phân phối quan trọng nhất của hoạt động tin tặc Nga. Trump cũng đã giúp nỗ lực Nga bằng việc che chắn nó khỏi sự săm soi, lặp đi lặp lại phủ nhận rằng Nga đã can thiệp vào chiến dịch.

Các email bị rò rỉ31 đã đến cứu khi Trump đối mặt với những khó khăn. Vào ngày 7 tháng Mười, Trump có vẻ bị rắc rối khi một băng ghi âm tiết lộ quan điểm của ông rằng những người đàn ông hùng mạnh nên tấn công tình dục các phụ nữ. Ba mươi phút sau khi băng đó được công bố, Nga phát hành các email của chủ tịch chiến dịch vận động của Clinton, John Podesta, bằng cách ấy cản trở một thảo luận nghiêm túc về lịch sử săn mồi tình dục của Trump. Các troll và bot Nga sau đó đã đi làm việc, tầm thường hóa sự vận động tấn công tình dục của Trump và hướng những người dùng Twitter đến sự tiết lộ. Rồi các troll và bot Nga đã giúp để chế biến các email Podesta thành hai câu chuyện hư cấu, một về một ổ ấu dâm pizza và câu chuyện kia về các thực hành quỷ Satan. Những câu chuyện này được dùng để làm sao lãng những người ủng hộ Trump khỏi sự thú nhận của chính ông về sự săn mồi tình dục và đã giúp họ nghĩ và nói chuyện về cái gì đó khác.

Như ở Ba Lan trong 2015,32 cũng thế ở Hoa Kỳ trong 2016: không ai xem xét những ngụ ý toàn trị của sự tiết lộ có chọn lọc về những trò chuyện riêng tư. Chủ nghĩa toàn trị làm lu mờ ranh giới giữa đời tư và đời công, sao cho là bình thường đối với chúng ta để đều luôn luôn minh bạch cho quyền lực. Thông tin mà Nga để lộ liên quan đến những người thật thực hiện những chức năng quan trọng trong quá trình dân chủ Mỹ; sự để lộ nó ra cho công chúng tác động đến trạng thái tâm lý và năng lực chính trị của họ trong một cuộc bầu cử. Là quan trọng rằng những người đang thử vận hành Đại hội Toàn quốc Dân chủ nhận được các lời đe dọa giết người qua các số điện thoại mà Nga đã đưa ra công khai. Vì các ủy ban quốc hội Dân chủ đã mất sự kiểm soát dữ liệu riêng tư, các ứng viên Dân chủ cho Quốc hội đã bị quấy rầy khi họ ứng cử cho chức vụ. Sau khi dữ liệu riêng tư bị tiết lộ, các công dân Mỹ biếu tiền cho Đảng Dân chủ cũng bị phơi ra cho sự quấy rầy và các mối đe dọa. Tất cả điều này là quan trọng ở mức cao nhất của chính trị, vì nó đã ảnh hưởng đến một đảng chính trị lớn và không ảnh hưởng đến đảng kia. Căn bản hơn, nó là một sự nếm trước chủ nghĩa toàn trị hiện đại giống cái gì: không ai có thể hành động trong chính trị mà không có sự sợ hãi, vì mọi thứ được làm bây giờ có thể bị tiết lộ muộn hơn, với các hậu quả cá nhân.

Tất nhiên, các công dân góp phần của họ trong việc tạo ra một bầu không khí toàn trị. Những người, mà chọn để kêu gọi và đe dọa, là những người tiên phong của chủ nghĩa toàn trị Mỹ. Thế nhưng sự cám dỗ thành ra rộng hơn và sâu hơn. Các công dân tò mò: chắc chắn cái bị che giấu là lý thú nhất, và chắc chắn sự hồi hộp về sự phát giác là có tính giải phóng. Một khi tất cả điều đó được coi là nghiễm nhiên, sự thảo luận chuyển từ cái công khai và cái được biết sang cái bí mật và cái không biết. Thay cho thử để hiểu những gì xung quanh chúng ta, chúng ta khao khát cho sự phát giác tiếp. Các công chức, chắc chắn không hoàn hảo và có thiếu sót, trở thành các nhân vật mà chúng ta nghĩ chúng ta có quyền để biết đầy đủ. Thế nhưng khi sự khác biệt giữa công và tư sụp đổ, nền dân chủ bị đặt dưới áp lực không chịu nổi. Trong một tình trạng như vậy, chỉ chính trị gia không biết xấu hổ có thể sống sót, người mà không thể bị phanh phui. Một tác phẩm hư cấu như “Donald Trump, doanh nhân thành công” không thể bị xấu hổ bởi vì nó không thấy trách nhiệm nào cho thế giới thực cả. Một tác phẩm hư cấu phản ứng với sự phát giác bằng việc đòi nhiều hơn. Như một ứng viên, Trump đã làm đúng điều này, kêu gọi Moscow để tiếp tục tìm kiếm và vạch trần.

Nếu họ chỉ coi những gì được33 các hacker nước ngoài tiết lộ như sự hiểu biết, thì các công dân chịu ơn các cường quốc thù địch. Trong 2016, những người Mỹ đã phụ thuộc vào nước Nga, mà không nhận ra điều này. Hầu hết người Mỹ đã theo sự hướng dẫn của Vladimir Putin về đọc email bị hack: “Có thực sự quan trọng là ai đã làm việc (hack) này? Ông hỏi. “Cái là thông tin nội bộ—mới là cái quan trọng.” Nhưng về tất cả các nguồn mở từ đó mọi người bị sự hồi hộp của sự phát giác làm sao lãng thì sao? Và những bí mật khác không được tiết lộ, bởi vì cường quốc được nói đến chọn để không tiết lộ chúng thì sao? Vở kịch về sự phát giác một thứ khiến chúng ta quên rằng các thứ khác bị che giấu. Những người Nga không, những người thay thế của họ cũng chẳng công bố bất kể thông tin nào về những người Cộng hòa hay chiến dịch Trump, cũng quan trọng thế, về bản thân họ. Chẳng ai trong số những người có vẻ tìm kiếm sự thật mà công bố các email trên internet có bất cứ điều gì để nói về mối quan hệ của chiến dịch Trump với nước Nga.

Đấy là một sự bỏ sót gây ấn tượng mạnh, vì không chiến dịch vận động bầu cử tổng thống Mỹ nào đã có bao giờ ràng buộc chặt chẽ với một cường quốc nước ngoài đến vậy. Các mối quan hệ là hoàn toàn rõ ràng từ các nguồn mở. Một thành công của cuộc chiến tranh mạng Nga là sự quyến rũ của điều bí mật và điều tầm thường đã kéo những người Mỹ ra khỏi điều hiển nhiên và điều quan trọng: rằng chủ quyền của Hoa Kỳ đã ở dưới sự tấn công dễ thấy.

Các nguồn mở đã tiết lộ34 những tương tác khác thường giữa các cố vấn của Trump và Liên bang Nga. Đã không có gì bí mật rằng Paul Manafort, người gia nhập chiến dịch Trump trong tháng Ba 2016 và vận hành nó từ tháng Sáu suốt hết tháng Tám, đã có các mối quan hệ lâu và sâu với đông Âu. Với tư cách nhà quản lý chiến dịch của Trump, Manafort không nhận đồng lương nào từ một người tự cho là một tỷ phú, mà là khá bất thường. Có lẽ đơn giản ông đã chí công-vô tư. Hay có lẽ ông kỳ vọng rằng sự trả công thật sẽ đến từ những nơi khác.

Giữa 2006 và 2009,35 Manafort được nhà tài phiệt Nga Oleg Deripaska thuê để làm yếu Hoa Kỳ cho ảnh hưởng chính trị Nga. Manafort đã hứa với Kremlin “một mô hình mà có thể hết sức làm lợi cho chính phủ Putin,” và Deripaska được nói là đã trả ông 26 triệu $. Sau một dự án đầu tư chung, Manafort thấy mình mắc nợ Deripaska khoảng 18,9 triệu $. Trong 2016, trong lúc Manafort đang làm việc như nhà quản lý chiến dịch của Trump, món nợ này có vẻ đã là mối lo đối với Manafort. Ông đã viết để đưa ra cho Deripaska “những báo cáo ngắn riêng tư” về chiến dịch Trump. Ông đã thử đổi ảnh hưởng của ông thành sự miễn nợ của Deripaska, hy vọng “để có được toàn bộ.” Thật lý thú, luật sư của Trump Marc Kasowitz cũng đại diện cho Deripaska.

Hãy bỏ sang một bên lịch sử36 của ông về làm việc cho nước Nga để làm yếu Hoa Kỳ, Manafort đã có kinh nghiệm để khiến các ứng viên được nước Nga ưa thích được bàu làm tổng thống. Trong 2005, Deripaska đã tiến cử Manafort cho nhà tài phiệt Ukrainia Rinat Akhmetov, mà đã là một người hậu thuẫn Viktor Yanukovych. Như một đặc vụ ở Ukraine giữa 2005 và 2015, Manafort đã dùng cùng “chiến lược miền Nam” mà những người Cộng hòa đã phát triển ở Hoa Kỳ trong những năm 1980: nói cho một phần dân cư rằng bản sắc (căn tính) của nó bị rủi ro, và sau đó thử làm cho mọi cuộc bầu cử là một trưng cầu dân ý về văn hóa. Tại Hoa Kỳ, công chúng mục tiêu là những người da trắng miền Nam; ở Ukraine công chúng mục tiêu là những người nói tiếng Nga: nhưng sự quyến rũ là như nhau. Manafort đã tìm được cách để khiến Viktor Yanukovych được bàu ở Ukraine trong 2010, mặc dù hậu quả là cách mạng và sự xâm lấn Nga.

Sau khi đưa các chiến thuật Mỹ37 đến đông Âu, bây giờ Manafort đưa các chiến thuật đông Âu đến Hoa Kỳ. Với tư cách nhà quản lý chiến dịch Trump, ông đã giám sát việc nhập khẩu sự hư cấu chính trị phong cách-Nga. Chính trong thời gian tại chức của Manafort mà Trump nói với một khối khán giả truyền hình rằng nước Nga sẽ không xâm chiếm Ukraine—hai năm sau khi nước Nga đã làm vậy rồi. Chính cũng trong phiên trực của Manafort mà Trump công khai yêu cầu nước Nga tìm và công bố các email của Hillary Clinton. Manafort đã phải từ chức nhà quản lý chiến dịch của Trump sau khi lòi ra rằng ông đã được Yanukovych trả 12,7 triệu $ bằng tiền mặt ngoài sổ sách. Cho đến tận phút chót, Manafort đã cho thấy sự đụng chạm của một nhà công nghệ chính trị Nga thật sự, không phải để phủ nhận các dữ kiện mà để thay đổi chủ đề sang một sự hư cấu ngoạn mục. Vào ngày câu chuyện về các khoản trả công bằng tiền mặt của ông nổ ra, ngày 14 tháng Tám 2016, Manafort đã giúp nước Nga lan truyền một câu chuyện hoàn toàn hư cấu về một cuộc tấn công của những kẻ khủng bố Muslim chống lại một căn cứ NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Manafort bị thay thế38 như nhà quản lý chiến dịch bởi nhà lý luận và nhà làm phim cánh-hữu Steve Bannon, mà năng lực của ông là ông đã đưa các nhà thượng đẳng da trắng vào diễn ngôn Mỹ dòng chính. Như giám đốc của Breitbart News Network, Bannon đã làm cho họ nổi tiếng trước công chúng. Các nhà phân biệt chủng tộc hàng đầu của nước Mỹ, đến một người, hâm mộ Trump và Putin. Matthew Heimbach, một người bảo vệ sự xâm lấn của Nga vào Ukraine, đã nói về Putin như “lãnh tụ của các lực lượng chống-toàn cầu hóa khắp thế giới,” và về nước Nga như “đồng minh hùng mạnh nhất” của thượng đẳng da trắng và như một “trục cho các nhà dân tộc chủ nghĩa.” Heimbach đã là một người say mê Trump đến mức ông đã dùng thân thể để đuổi một người phản đối khỏi một cuộc tập hợp lớn của Trump ở Louisville trong tháng Ba 2016—sự bảo vệ pháp lý của ông tại phiên xử là ông đã hành động theo các chỉ dẫn từ Trump. Bannon tự cho là một nhà dân tộc chủ nghĩa kinh tế và như thế một quán quân của nhân dân. Thế nhưng ông có được sự nghiệp của ông và tổ chức media của ông nhờ một gia tộc tài phiệt Mỹ, nhà Mercer; và vận hành một chiến dịch để đưa một gia tộc tài phiệt khác, nhà Trump, vào Phòng Bầu Dục—trong sự hợp tác với một người mà đã giúp mở cửa Hoa Kỳ ra cho các đóng góp chiến dịch vận động không hạn chế trong một vụ kiện được tài trợ bởi một gia tộc tài phiệt thứ ba nữa, nhà Koch.

Ý thức hệ cực-Hữu của Bannon39 đã bôi trơn chế độ tài phiệt Mỹ, nhiều như các ý tưởng tương tự đã có ở Liên bang Nga. Bannon là một phiên bản ít tinh vi và uyên bác hơn nhiều của Vladislav Surkov. Ông đã thiếu trang bị về mặt trí tuệ và dễ bị thua. Bằng việc chơi trò chơi của nước Nga ở một mức thấp, ông bảo đảm rằng nước Nga sẽ thắng. Giống các nhà lý luận Nga mà gạt bỏ tính thực như kẻ thù công nghệ, Bannon nói về các nhà báo như “đảng đối lập.” Đã không phải là ông phủ nhận sự thật của những khẳng định được đưa ra chống lại chiến dịch Trump. Ông không phủ nhận, chẳng hạn, rằng Donald Trump đã là một kẻ săn mồi tình dục. Thay vào đó ông miêu tả các phóng viên mà truyền tải các dữ kiện liên quan như các kẻ thù của quốc gia.

Các phim của Bannon là quá đơn giản40 và không lý thú so với văn học của Surkov hay triết học của Ilyin, nhưng ý tưởng là như nhau: một chính kiến về tính vĩnh viễn trong đó quốc gia vô tội dưới sự tấn công thường xuyên. Giống những người Nga giỏi hơn của ông, Bannon phục hồi những kẻ phát xít đã bị quên, trong trường hợp của ông là Julius Evola. Giống Surkov, ông nhắm tới sự lẫn lộn và sự đen tối, cho dù sự nhắc đến của ông là một chút thường ngày hơn: “Sự tối tăm là tốt. Dick Cheney. Darth Vader. Satan. Đó là quyền lực.” Bannon tin rằng “Putin đang bênh vực các định chế truyền thống.” Thực ra, sự bảo vệ bề ngoài của nước Nga cho truyền thống là một cuộc tấn công chống lại các nhà nước có chủ quyền của châu Âu và chủ quyền của Hợp chủng Quốc Mỹ. Chiến dịch vận động tổng thống mà Bannon lãnh đạo là một cuộc tấn công Nga chống lại chủ quyền Mỹ. Bannon đã hiểu điều này muộn hơn: khi ông biết về một cuộc họp giữa các thành viên chóp bu của chiến dịch Trump và những người Nga ở Trump Tower trong tháng Sáu 2016, ông đã gọi nó là “phản bội” và “không yêu nước.” Rốt cuộc, tuy nhiên, Bannon đồng ý với Putin rằng chính phủ liên bang Hoa Kỳ (và Liên Âu, mà ông gọi là “một chế độ bảo hộ lừng danh”) nên bị phá hủy.

Suốt chiến dịch,41 dù Manafort hay Bannon chịu trách nhiệm về mặt hình thức, Trump đã tính đến con rể của ông, nhà phát triển bất động sản Jared Kushner. Không giống Manafort có một lịch sử, và Bannon có một ý thức hệ, Kushner được liên kết với nước Nga chỉ bởi tiền và tham vọng. Là dễ nhất để theo dõi các mối quan hệ đó bằng việc để ý đến những sự im lặng của anh. Kushner đã không nhắc đến, sau cuộc bầu cử thắng lợi của bố vợ của anh, rằng công ty Cadre giữ một khoản đầu tư lớn từ một người Nga mà các công ty của ông đã chuyển một tỷ dollar cho Facebook và 191 triệu $ cho Twitter nhân danh nhà nước Nga. Cũng đáng lưu ý rằng Deutsche Bank, mà đã rửa hàng tỷ $ cho các nhà tài phiệt Nga, và đã là ngân hàng duy nhất vẫn sẵn lòng cho bố vợ của Kushner vay tiền, đã gia hạn một khoản vay 285 triệu $ cho Kushner chỉ vài tuần trước cuộc bầu cử tổng thống.

Sau khi bố vợ anh42 được bàu làm tổng thống và sau khi anh được trao một dải rộng trách nhiệm trong Nhà Trắng, Kushner đã phải xin giấy phép an ninh. Trong đơn xin của anh, anh đã không nhắc tới sự tiếp xúc nào với các quan chức Nga. Thực ra, anh đã tham gia một cuộc họp trong tháng Sáu 2016 tại Trump Tower, cùng với Manafort và Donald Trump Jr., trong đó Moscow đưa ra các tài liệu cho chiến dịch Trump như phần của (như người trung gian của họ diễn đạt) “sự ủng hộ của nước Nga và chính phủ Nga cho Trump.” Nữ phát ngôn viên Nga tại cuộc gặp gỡ, Natalia Veselnitskaya, đã làm việc như một luật sư cho Aras Agalarov, người đã đưa Trump đến Moscow trong 2013. Cũng đã có mặt tại cuộc họp ở Trump Tower là Ike Kaveladze, một phó chủ tịch công ty của Agalarov, mà sự kinh doanh riêng của ông gồm việc thành lập hàng ngàn công ty nặc danh ở Hoa Kỳ. Khi sự biết về cuộc họp của chiến dịch Trump với những người Nga trở nên công khai, Trump Sr. đã đọc chính tả cho Trump Jr. một công bố báo chí gây lầm lẫn, cho rằng chủ đề thảo luận đã là những sự nhận con nuôi.

Ngoài sự tham gia của anh43 vào cuộc họp Trump Tower với những người Nga, Kushner đã nói chuyện nhiều lần trong chiến dịch với đại sứ Nga, Sergei Kislyak. Trong một dịp anh đã lén đưa Kislyak vào Trump Tower trong một thang máy chở hàng—cho các cuộc đàm phán về làm thế nào để dựng lên một kênh liên lạc bí mật giữa Trump và Putin.

Trong chiến dịch,44 Trump đã nói ít về chính sách đối ngoại, hạn chế mình ở lời hứa được lặp lại để “có quan hệ hữu hảo với Putin” và những lời ca ngợi tổng thống Nga. Trump trình bày bài phát biểu đầu tiên của ông về chính sách đối ngoại vào ngày 27 tháng Tư, gần một năm sau khi tuyên bố ứng cử. Manafort đã chọn cựu nhà ngoại giao Richard Burt, mà lúc đó ở dưới một hợp đồng với một công ty gas Nga, làm người viết diễn văn của Trump. Nói cách khác, một người nợ tiền của một người Nga quan trọng đã thuê một người đang làm việc cho nước Nga để viết một diễn văn cho ứng viên ưa thích của nước Nga. Hãng của Burt đã được trả 365.000 $ cùng mùa xuân đó cho việc thúc đẩy các lợi ích thương mại Nga. Burt cũng đã là một thành viên hội đồng cố vấn cấp cao của ngân hàng Alfa-Bank, mà các máy chủ của nó đã có hàng ngàn cố gắng để thiết lập sự liên lạc với các máy tính trong Trump Tower.

Ngay khi Trump bổ nhiệm45 các cố vấn chính sách đối ngoại, họ ngay lập tức bắt đầu nói chuyện với những người Nga hay những người trung gian Nga về làm thế nào nước Nga có thể làm hại Clinton và giúp Trump. Vài ngày sau khi biết rằng ông sẽ phục vụ Trump như một cố vấn chính sách đối ngoại trong tháng Ba 2016, George Papadopoulos bắt đầu nói chuyện với những người tự giới thiệu như các đặc vụ của chính phủ Nga. Vào ngày 26 tháng Tư, ngay sau khi tình báo quân sự Nga hack các tài khoản email của các chính trị gia và các nhà hoạt động Dân chủ, Papadopoulos được người liên lạc Nga của ông đưa cho các email và “đồ bẩn thỉu” về Hillary Clinton. Ông vừa biên tập bài phát biểu chính sách đối ngoại đầu tiên của Trump, mà ông đã thảo luận với những mối liên lạc Nga của ông. Họ đã rất ấn tượng, và ca ngợi ông. Không lâu sau sự trao đổi đó, Papadopoulos đã gặp Trump và các cố vấn khác.

Một buổi tối trong tháng Năm,46 trong khi uống tại một quán bar London, Papadopoulos bảo một nhà ngoại giao Australia rằng nước Nga đã có “đồ bẩn thỉu” về Clinton. Những người Australia đã nói cho FBI, mà bắt đầu một điều tra về các mối quan hệ của chiến dịch Trump với nước Nga. Về phần mình, Papadopoulos đã tiếp tục những trao đổi của ông với các mối liên lạc của ông, mà thúc giục ông tiến lên. “Tất cả chúng tôi đều rất kích thích,” một nữ liên lạc của ông viết cho ông, “về khả năng về một mối quan hệ tốt với Mr. Trump.” Bị FBI bắt, ông đã thú nhận nói dối với các nhà chức trách Mỹ về các tương tác này.

Một cố vấn thứ hai của Trump47 về chính sách đối ngoại, Carter Page, một lần đã làm việc trong thời gian ngắn cho một hãng Mỹ mà giám đốc của nó nhớ ông như thân-Putin và “lập dị.” Page sau đó đã dựng một cửa hàng trong một tòa nhà liên kết với Trump Tower, và đã gặp các gián điệp Nga. Trong 2013, ông đã cung cấp cho các gián điệp Nga các tài liệu về công nghiệp năng lượng. Page đã trở thành một nhà vận động hành lang cho các công ty gas Nga; trong khi làm việc cho chiến dịch Trump ông đã hứa với các khách hàng Nga của ông rằng một chức tổng thống Trump sẽ phục vụ các lợi ích của họ. Vào thời khắc ông được bổ nhiệm làm một cố vấn cho Trump, ông đã sở hữu các cổ phần trong Gazprom.

Page đi Nga48 như một đại diện của chiến dịch Trump trong tháng Bảy 2016, ngay trước Đại hội Toàn quốc Cộng hòa nơi Trump được chỉ định làm ứng viên Cộng hòa cho chức tổng thống Hoa Kỳ. Theo tường thuật của chính ông, Page đã nói với “các thành viên cao cấp” của chính quyền Putin, một trong số họ “đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh cho Mr. Trump.” Page trở về Hoa Kỳ và thay đổi cương lĩnh Cộng hòa theo một cách thỏa mãn các mong muốn của Moscow. Tại Đại hội Toàn quốc Cộng hòa, Page và một cố vấn khác của Trump, J. D. Gordon, đã làm yếu đáng kể đoạn của cương lĩnh về nhu cầu cho một phản ứng với sự xâm lấn Nga ở Ukraine. Page đã nói với đại sứ Nga tại Đại hội Toàn quốc Cộng hòa, và sau đó lại lần nữa không lâu sau đó.

Một cố vấn chính sách đối ngoại thứ ba là tướng về hưu Michael Flynn. Mặc dù Flynn đã là người đứng đầu của Cục Tình Báo Quốc phòng và đang dưới sự xem xét cho chức cố vấn an ninh quốc gia, ông đã nhận tiền một cách bất hợp pháp từ các chính phủ nước ngoài mà không khai báo rằng ông đã làm thế, trong khi đang tweet các thuyết âm mưu khác nhau đây đó. Flynn truyền bá ý tưởng rằng Clinton là một nhà tài trợ ấu dâm. Ông cũng bị lôi cuốn bởi câu chuyện, được nước Nga nhiệt tình truyền bá, rằng các nhà lãnh đạo Dân chủ tham gia vào các lễ nghi quỷ Satan. Ông đã dùng tài khoản Twitter của chính ông để truyền bá câu chuyện đó, và như thế, giống một số nhà lý thuyết âm mưu Mỹ khác, trở thành một người tham gia vào các biện pháp tích cực Nga định hướng chống lại Hoa Kỳ.

Trong màn sương rối loạn tâm thần50 bao quanh Flynn, đã là dễ để bỏ qua các nối quan hệ lạ kỳ của ông với nước Nga. Flynn đã được phép để xem trụ sở của tình báo quân sự Nga, mà ông thăm trong 2013. Khi được mời đến một seminar về tình báo tại Cambridge trong 2014, ông đã kết bạn với một phụ nữ Nga, ký các email của ông gửi cho cô “Tướng Misha”—một từ Nga thân mật có nghĩa là “Mike.” Trong mùa hè 2015, ông làm việc để thúc đẩy một kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân khắp Trung Đông với sự hợp tác Nga, và rồi không tiết lộ rằng ông đã làm vậy. Flynn đã là một khách trên RT, mà ông đã cho ấn tượng bị những người dẫn chương trình đánh lừa. Trong 2015, ông xuất hiện ở Moscow như một khách được trả thù lao (33.750$) để kỷ niệm mười năm thành lập RT. Ông đã ngồi cạnh Vladimir Putin tại buỗi dạ tiệc. Khi media Mỹ bắt đầu đưa tin rằng nước Nga hack các email của các nhà hoạt động Dân chủ, Flynn đã trả lời bằng việc tweet lại một thông điệp gợi ý một âm mưu Do thái ở đằng sau khẳng định đó về trách nhiệm Nga. Trên Twitter feed của Flynn những người theo dõi ông đọc: “Không người Do thái nào nữa. Từ giờ thì không.” Flynn đã theo dõi và đã tweet lại không ít hơn 5 tài khoản Nga giả, đã đẩy ít nhất 16 meme Nga qua internet, và chia sẻ nội dung Nga với các follower của ông cho đến tận ngày trước cuộc bầu cử.

Vào ngày 29 tháng Mười Hai 2016,51 hàng tuần sau khi Trump thắng cuộc bầu cử nhưng hàng tuần trước sự nhậm chức của ông, Flynn đã nói chuyện với đại sứ Nga và sau đó đã nói dối cho những người khác, kể cả FBI, về những gì ông đã làm. Việc được phân công của ông lúc đó là bảo đảm rằng các sự trừng phạt mới được áp đặt lên nước Nga—như một sự đáp lại sự can thiệp của nước Nga vào cuộc bầu cử tổng thống—không bị Moscow coi là nghiêm túc. Như trợ lý của Flynn K. T. McFarland viết: “Nếu có một sự leo tháng ăn miếng trả miếng Trump sẽ gặp khó khăn để cải thiện các quan hệ với nước Nga, mà vừa quăng cuộc bầu cử Mỹ cho ông.” Đã dường như có ít sự nghi ngờ giữa các cố vấn của Trump rằng ông có được thắng lợi của mình nhờ Putin. Sau cuộc điện thoại của Flynn với Kislyak, nước Nga công bố rằng nó sẽ không phản ứng lại các sự trừng phạt mới.

Barack Obama đích thân52 cảnh báo Trump đừng bổ nhiệm Flynn vào một vị trí quyền lực nào. Trump đã bổ nhiệm ông làm cố vấn an ninh quốc gia, có lẽ vị trí nhạy cảm nhất trong toàn bộ chính phủ liên bang. Quyền Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates cảnh báo các quan chức cấp cao vào ngày 26 tháng Giêng rằng sự nói dối của Flynn làm cho ông dễ bị tổn thương với sự tống tiền Nga. Bốn ngày sau, Trump sa thải bà. Konstantin Kosachev, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Duma Nga, đã mô tả đặc trưng sự tiết lộ thông tin thực sự về Flynn như một cuộc tấn công chống lại nước Nga. Flynn từ chức trong tháng Hai 2017, và muộn hơn đã nhận tội nói dối với các nhà điều tra liên bang.

Ngoài Flynn ra,53 Trump đã bổ nhiệm vào nội các của ông những người có các mối quan hệ thân mật gây sửng sốt với một cường quốc nước ngoài. Jeff Sessions, một thượng nghị sĩ Alabama mà nhanh chóng ủng hộ Trump, đã có nhiều liên hệ với đại sứ Nga trong 2016. Sessions đã nói dối Quốc hội về điều này trong các cuộc điều trần xác nhận của ông cho chức vụ bộ trưởng tư pháp, bằng cách ấy phản bội lời thề nhằm để trở thành quan chức thực thi luật cao nhất của đất nước.

Bộ trưởng thương mại54 của Trump đã có các thương vụ tài chính với các nhà tài phiệt Nga, và quả thực với gia đình Putin. Trong 2014, Wilbur Ross trở thành phó chủ tịch của, và một nhà đầu tư hàng đầu trong, Ngân Hàng Cyprus, một nơi trú ẩn hải ngoại cho các nhà tài phiệt Nga. Ông đã nhận chức vụ vào một thời gian khi những người Nga tìm cách tránh các lệnh trừng phạt đã chuyển tài sản sang các chỗ như vậy. Ông đã làm việc cùng với Vladimir Strzhalkovsky, mà đã là một đồng nghiệp của Putin trong KGB. Một nhà đầu tư lớn trong ngân hàng là Viktor Vekselberg, một nhà tài phiệt Nga lớn được Putin tin cậy. Chính Vekselberg là người đã tài trợ việc mai táng lại Ivan Ilyin trong 2005.

Một khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng thương mại,55 Ross từ chức của ông ở Ngân hàng Cyprus, nhưng duy trì một mối quan hệ cá nhân không được tiết lộ với chế độ đạo tặc Nga. Ông là một đối tác của một công ty vận tải, Navigator Holdings, mà chở khí tự nhiên Nga cho một công ty Nga được biết như Sibur. Một trong những ông chủ của Sibur là Gennady Timchenko, đối tác judo và bạn thân của Putin. Một ông chủ khác là Kirill Shamalov, con rể của Putin. Ross có liên hệ với chính trung tâm của chế độ tài phiệt, gia đình, của nước Nga. Như một bộ trưởng nội các Mỹ, ông ở trong một vị trí để kiếm tiền bằng việc mang niềm vui cho nước Nga. Vì những sự trừng phạt Mỹ đã gồm một sự cấm chuyển giao công nghệ mà giúp trong việc khai thác khí tự nhiên, Ross ở trong một vị trí để được lợi cá nhân từ việc bãi bỏ những sự trừng phạt.

Hoa Kỳ đã chẳng bao giờ56 có một bộ trưởng ngoại giao đích thân được Vladimir Putin thưởng Huân chương Hữu nghị. Rex Tillerson đã là một người như vậy. Trong chức vụ, Tillerson đã giám sát một vụ thanh trừng to lớn các nhà ngoại giao Mỹ, một nhóm mà Putin coi như kẻ thù. Trong việc quăng Bộ Ngoại giáo vào hỗn loạn, Tillerson đã làm giảm đáng kể năng lực Mỹ để phóng chiếu hoặc sức mạnh hay các giá trị. Bất chấp những chi tiết của các sự kiện hàng ngày, đấy đã là một thắng lợi rõ ràng cho nước Nga.

Việc làm yếu ngoại giao Mỹ57 là một phần của định hướng chính sách đối ngoại chung của Trump, mà tìm kiếm sự nịnh hót cá nhân trong khi bỏ qua các cuộc thương lượng. Điều này biến ông thành một mục tiêu dễ. Ngay từ tháng Tám 2016, ba tháng trước cuộc bầu cử, ông đã thuyết phục một cựu quyền giám đốc CIA rằng “Mr. Putin đã tuyển mộ Mr. Trump như một đặc vụ không có ý thức của Liên bang Nga.” Sau một năm trong chức vụ, chỉ phần “không có ý thức” có vẻ đáng nghi. Vào lúc đó, Trump đã thuyết phục một số chuyên gia tình báo Mỹ hàng đầu rằng ông là một tài sản Nga. Như một trong số họ diễn đạt: “Đánh giá của tôi là Trump thực sự làm việc trực tiếp cho những người Nga.” Một nhóm gồm ba chuyên gia tình báo đã tóm tắt: “Nếu chiến dịch Trump nhận được những lời đề nghị giúp đỡ từ nước Nga, và họ đã chẳng làm gì để làm nản lòng sự giúp đỡ đó (hay thậm chí còn khuyến khích nó), thì họ mắc nợ một đối thủ nước ngoài mà các lợi ích quốc gia của nó là đối ngược với các lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ. Bạn có thể chắc chắn rằng tại thời điểm nào đó, Putin sẽ đến để thu nợ, nếu ông ta đã không thu rồi—và khi liên quan đến việc bảo vệ nền dân chủ của chúng ta chính quyền sẽ là một con rối của một đối thủ nước ngoài, không phải tuyến phòng thủ đầu tiên của nước chúng ta.” Chính quyền Trump đã nhạo báng các sự trừng phạt của quốc hội chống lại nước Nga, từ chối thực hiện pháp luật và mời giám đốc bị trừng phạt của một cơ quan tình báo Nga đến Hoa Kỳ.

Bản thân Trump đã lặp đi lặp lại58 mô tả đặc trưng tất cả các báo cáo về bất kể quan hệ nào giữa chiến dịch của ông và nước Nga như một “trò chơi xỏ.” Từ được chọn khéo, chừng nào nó được áp dụng cho người đang dùng nó. Như tổng thống, trò chơi xỏ phải để bảo vệ bản thân nó khỏi thực tế. Và như thế Trump sa thải công tố viên Liên bang Preet Bharara, mà đã ra lệnh bố ráp Trump Tower trong 2013. Ông đã sa thải Quyền Tổng Chưởng lý (Bộ trưởng tư pháp) Sally Yates, người đã bảo ông đừng thuê Michael Flynn. Và rồi ông sa thải James Comey, giám đốc FBI, vì việc điều tra sự tấn công của Nga chống lại chủ quyền Mỹ.

FBI đã đang điều tra59 Carter Page như một mục tiêu của tình báo Nga trước khi Page trở thành một cố vấn cho Trump; FBI bắt đầu điều tra George Papadopoulos bởi vì ông đã nói với một nhà ngoại giao nước ngoài rằng nước Nga đang tiến hành một chiến dịch gây ảnh hưởng chống lại Hillary Clinton. Tuy vậy, không thể nói rằng FBI đã xử lý sự can thiệp Nga như một ưu tiên rất cao. Mặc dù tình báo Mỹ đã được các đồng minh cảnh báo vào cuối 2015 rằng các thành viên của chiến dịch Trump đã tiếp xúc với tình báo Nga, các cơ quan Mỹ đã chậm trễ để phản ứng. Ngay cả sau khi Nga đã hack Ủy ban Quốc gia Dân chủ trong mùa xuân 2016, FBI đã không thông báo thông tin đó như thể nó là khẩn cấp hay hợp thời. Tám ngày trước cuộc bầu cử tổng thống tháng Mười Một, Comey đã nêu chủ đề về việc Clinton dùng một email server riêng trong một bối cảnh nhất thiết làm hại sự ứng cử của bà—sự phát hiện ra bản sao của vài trong số email này trong một cuộc điều tra về chồng của một trong những trợ lý của bà, dưới cuộc điều tra vì quan hệ tình dục không thích hợp với một cô gái tuổi teen. Comey kết luận hai ngày trước cuộc bầu cử rằng các email không có tầm quan trọng nào, nhưng vào lúc đó thiệt hại được gây ra rồi. Tình tiết đã có vẻ giúp Trump.

Dù vậy, FBI60 đã tiếp tục các cuộc điều tra của nó về các mối quan hệ giữa chiến dịch Trump và tình báo Nga. Trong tháng Giêng 2017, Trump yêu cầu Comey, một cách riêng tư, hứa “trung thành.” Trong tháng Hai, Trump yêu cầu cụ thể Comey không điều tra Flynn: “tôi hy vọng ông có thể thấy con đường của ông rõ ràng để bỏ qua chuyện này, để bỏ qua Flynn.” Không nhận được những sự cam đoan như vậy, Trump đã sa thải Comey vào ngày 9 tháng Năm 2017. Đấy là sự thú nhận của Trump rằng sự ứng cử của chính ông đã là một trò đùa. Trump nói với báo chí rằng ông sa thải Comey nhằm để dừng cuộc điều tra về nước Nga. Ngày sau khi sa thải Comey, Trump đã nói cùng thứ cho một cặp khách viếng thăm Phòng Bầu Dục: “tôi đối mặt với áp lực lớn bởi vì nước Nga. Bây giờ áp lực đó đã được loại bỏ.” Các khách viếng thăm là đại sứ Nga ở Hoa Kỳ và Bộ trưởng Ngoại giao Nga. Họ đã mang các thiết bị kỹ thuật số đến Nhà Trắng, mà họ dùng để chụp và phân phát các bức ảnh về cuộc gặp. Các cựu quan chức tình báo Hoa Kỳ thấy việc này không bình thường. Còn không bình thường hơn là Trump đã tận dụng cơ hội để chia sẻ với tình báo Nga mức bí mật cao nhất, gồm một đặc vụ kép Israeli bên trong ISIS.

Sau hậu quả61 của việc sa thải Comey, Moscow vội vã ủng hộ Trump. Kênh Pervyi cho rằng “James Comey là một con rối của Barack Obama.” Putin đã trấn an thế giới rằng tổng thống Hoa Kỳ “đã hành động bên trong khung khổ các năng lực của ông, hiến pháp, và các luật.” Không phải mọi người đều đồng ý. Sau sự sa thải Comey, Robert Mueller được chỉ định làm công tố viên đặc biệt để tiếp tục các cuộc điều tra. Trump đã ra lệnh rằng Mueller phải bị sa thải trong tháng Sáu 2017. Luật sư riêng của ông, được biết như luật sư Nhà Trắng, đã từ chối thực hiện lệnh, thay vào đó đe dọa từ chức. Trump sau đó đã nói dối về các mưu toan của ông để bắt dừng các cuộc điều tra và tìm những cách mới để phá vỡ và làm xói mòn luật và trật tự Mỹ.

Nga cho phép và duy trì62 sự hư cấu về “Donald Trump, doanh nhân thành công,” và đã chuyển giao sự hư cấu đó cho những người Mỹ như lượng chất nổ của một vũ khí mạng (cyberweapon). Cố gắng Nga đã thành công bởi vì Hoa Kỳ giống Liên bang Nga hơn những người Mỹ thích nghĩ rất nhiều. Bởi vì các nhà lãnh đạo Nga đã chuyển rồi từ chính kiến về tính không thể tránh khỏi sang chính kiến về tính vĩnh viễn, họ có những bản năng và kỹ thuật mà, như hóa ra là, tương ứng với các xu hướng đang nổi lên trong xã hội Mỹ. Moscow đã không thử phóng chiếu lý tưởng riêng nào đó của họ, mà chỉ dùng một sự nói dối khổng lồ để lôi ra cái tồi nhất ở Hoa Kỳ.

Về những khía cạnh quan trọng,63 media Mỹ đã trở nên giống media Nga, và điều này khiến những người Mỹ dễ bị tổn thương với các chiến thuật Nga. Kinh nghiệm của nước Nga cho thấy cái xảy ra với chính trị khi tin tức mất những chỗ bỏ neo của nó. Nước Nga thiếu nghề báo địa phương và khu vực. Ít trong media Nga liên quan đến những kinh nghiệm của các công dân Nga. Truyền hình Nga hướng sự bất tín, mà điều này tạo ra với những người khác, ra bên ngoài nước Nga. Trong sự yếu kém của báo chí địa phương của nó, nước Mỹ trở nên gống nước Nga. Hoa Kỳ một thời đã khoe khoang một mạng lưới gây ấn tượng sâu sắc về các tờ báo khu vực. Sau khủng hoảng tài chính of 2008, báo chí địa phương Mỹ, đang yếu rồi, đã bị để cho sụp đổ. Mỗi ngày trong 2009, khoảng 70 người mất việc làm của họ tại các tờ báo và tạp chí Mỹ. Đối với những người Mỹ sống trong đất liền giữa các miền duyên hải, điều này có nghĩa là sự chấm dứt của việc đưa tin về cuộc sống và sự lên của cái gì đó khác: “media.” Nơi có các phóng viên địa phương, nghề báo liên quan đến các sự kiện mà người dân thấy và quan tâm đến. Khi các phóng viên địa phương biến mất, tin tức trở nên trừu tượng. Nó trở thành một loại giải trí hơn là một phóng sự về những điều quen thuộc.

Đã là một sự đổi mới Mỹ64 và không phải Nga để trình bày tin tức như sự giải trí toàn quốc, mà khiến cho tin tức dễ bị tổn thương với một người làm trò mua vui. Trump đã có được cơ hội của ông trong nửa thứ hai của 2015 bởi vì các mạng lưới truyền hình Mỹ đã vừa lòng với sự trình diễn mà ông cung cấp. Tổng giám đốc điều hành của một mạng lưới truyền hình nói rằng chiến dịch Trump “có thể không tốt cho nước Mỹ, nhưng quá tốt cho CBS.” Trong việc cung cấp thời gian phát sóng miễn phí cho Trump, các mạng lưới Mỹ đã ban cho nhân vật hư cấu “Donald Trump, doanh nhân thành công” một lượng khán giả rộng hơn rất nhiều. Trump đã không, những người Nga hậu thuẫn ông cũng đã chẳng tiêu rất nhiều tiền trong chiến dịch. Truyền hình quảng cáo cho họ miễn phí. Ngay cả các tài khoản Twitter của các mạng truyền hình MSNBC, CNN, CBS, và NBC đã nhắc đến Trump hai lần thường xuyên hơn chúng nhắc đến Clinton.

Không giống những người Nga,65 những người Mỹ có khuynh hướng nhận được tin tức của họ từ internet. Theo một khảo sát, 44% người Mỹ nhận được tức của họ từ một nền tảng internet duy nhất: Facebook. Tính tương tác của internet tạo ra một ấn tượng về nỗ lực tâm thần trong khi cản trở sự suy ngẫm. Internet là một nền kinh tế chú ý, mà có nghĩa rằng các nền tảng tìm kiếm lợi nhuận được thiết kế để chia sự chú ý của những người dùng của chúng thành các đơn vị nhỏ nhất có thể mà có thể được các thông điệp quảng cáo khai thác. Nếu tin tức được cho là xuất hiện trên các nền tảng như vậy, nó phải được may đo để hợp với một khoảng thời gian chú ý ngắn và khơi dậy cơn khát cho sự tăng cường. Tin tức, mà thu hút những người xem, có khuynh hướng mang một đường dây thần kinh giữa thành kiến và sự phẫn nộ. Khi mỗi ngày được dành cho việc xả xúc cảm về các kẻ thù giả định, hiện tại trở thành vô tận, vĩnh viễn. Trong những điều kiện này, một ứng viên hư cấu có được một lợi thế đáng kể.

Mặc dù các nền tảng internet66 đã trở thành các nhà cung cấp tin tức Mỹ chính, chúng không bị điều tiết với tư cách như vậy. Hai sản phẩm Facebook, News Feed (Nguồn cấp Tin tức) và Trending Topics (các Chủ đề tạo Xu hướng), cung cấp vô số sự hư cấu. Những người chịu trách nhiệm của Facebook và Twitter lấy lập trường tự mãn do chính kiến Mỹ về tính không thể tránh khỏi đưa ra: thị trường tự do sẽ dẫn đến sự thật, như thế chẳng nên làm gì cả. Thái độ này đã tạo ra một vấn đề cho vô số những người Mỹ sử dụng internet, mà, sau khi đã mất sự tiếp cận đến báo chí địa phương (hay ưa thích tin tức có vẻ miễn phí), đọc internet cứ như nó là một tờ báo. Theo cách này, internet Mỹ trở thành một bề mặt tấn công cho các cơ quan mật vụ Nga, mà có khả năng làm những gì họ thích bên trong thế giới tâm lý Mỹ trong 18 tháng mà không có ai phản ứng. Phần lớn của cái Nga đã làm là tận dụng cái nó tìm thấy. Những câu chuyện siêu đảng phái trên Fox News hay những sự bùng nổ trên Breitbart đã có được khán giả nhờ sự phát lại của các bot Nga. Sự ủng hộ Nga đã giúp các site cánh-hữu bên rìa như Next News Network có được sự khét tiếng và ảnh hưởng. Các video của nó đã được xem khoảng 56 triệu lượt trong tháng Mười 2016.

Các sự hư cấu “pizzagate67 (vụ bê bối quán pizza)” và “spirit cooking (nấu tinh thần)” cho thấy sự can thiệp Nga và thuyết âm mưu Mỹ làm việc cùng nhau như thế nào. Cả hai sự hư cấu bắt đầu với việc Nga hack các email của John Podesta, chủ tịch chiến dịch vận động của Clinton. Một số người Mỹ muốn tin rằng cái là riêng tư hẳn phải là bí ẩn, và họ bị Nga dỗ ngon dỗ ngọt. Podesta có liên hệ với chủ của một quán pizza—bản thân nó không là sự phát giác lớn. Các troll và bot, một số trong số chúng là Nga, bắt đầu truyền bá sự hư cấu rằng menu của quán pizza là một mã để đặt hàng trẻ em cho tình dục, và rằng Clinton vận hành một ổ ấu dâm từ tầng hầm của nó. InfoWars, một site âm mưu Mỹ hàng đầu, cũng truyền bá câu chuyện. Sự hư cấu này đã kết thúc với một người Mỹ thật bắn một súng thật trong một quán ăn thật. Nhà hoạt động internet cánh-hữu nổi tiếng Jack Posobiec, mà bản thân ông lan truyền sự nói dối Pizzagate trên Twitter, cho rằng người Mỹ bắn các phát súng là một diễn viên được trả tiền để làm mất uy tín sự thật. Podesta cũng có quan hệ với ai đó mời ông đến một tiệc tối mà ông đã không dự. Bà chủ của tiệc tối là một nghệ sĩ mà một lần đã đặt tiêu đề cho một bức tranh là Spirit Cooking; các troll và bot Nga truyền bá câu chuyện rằng tiệc tối là một nghi lễ Satanic gồm việc tiêu thụ chất lỏng cơ thể con người. Ý tưởng này sau đó được chuyển tiếp bởi các nhà lý thuyết âm mưu Mỹ, như Sean Hannity của Fox News và trang tổng hợp tin tức Drudge Report.

Các nền tảng Nga cung cấp68 nội dung cho các site âm mưu Mỹ với lượng người xem khổng lồ. Thí dụ, trong một email bị Nga hack và đánh cắp, Hillary Clinton viết vài từ về “sự mệt mỏi quyết định.” Từ này mô tả sự khó khăn tăng lên về việc ra các quyết định khi ngày trôi qua. Sự mệt mỏi quyết định là một quan sát của các nhà tâm lý học về nơi làm việc, không phải một bệnh. Một khi nó bị Nga đánh cắp, email được WikiLeaks công bố, và sau đó được Sputnik tuyên truyền Nga quảng bá như bằng chứng rằng Clinton đang bị một bệnh gây suy nhược. Trong dạng này, câu chuyện được InfoWars lượm lên.

Những người Nga đã khai thác69 sự cả tin Mỹ. Bất kể ai chú ý đến trang Facebook của một nhóm (không tồn tại) được gọi là Heart of Texas (Tâm của Texas) lẽ ra nên để ý rằng các tác giả của nó không phải là những người nói tiếng Anh bản địa. Mục đích của nó, Texas ly khai, bày tỏ hoàn hảo chính sách Nga vận động chủ nghĩa ly khai trong tất cả các nước trừ bản thân nước Nga (miền Nam khỏi Hoa Kỳ, California khỏi Hoa Kỳ, Scotland khỏi Vương quốc Anh, Catalonia khỏi Tây Ban Nha, Crimea khỏi Ukraine, Donbas khỏi Ukraine, mọi nhà nước thành viên khỏi EU, vân vân). Đầu óc đảng phái của Heart of Texas là cực kỳ thô bỉ: giống các site Nga khác, nó nhắc đến ứng viên tổng thống Dân chủ như “Killary.” Bất chấp tất cả chuyện này trang Facebook Heart of Texas trong 2016 đã có nhiều follower hơn các trang của Đảng Cộng hòa Texas hay Đảng Dân chủ Texas—hay quả thực hơn cả hai trang gộp lại. Mọi người mà thích, theo dõi, và ủng hộ Heart of Texas đang tham gia trong một sự can thiệp Nga vào chính trị Mỹ được thiết kế để phá hủy Hợp Chủng Quốc Mỹ. Những người Mỹ thích site này bởi vì nó xác nhận các thành kiến của riêng họ và đẩy họ xa hơn một chút. Nó đưa ra cả sự hồi hộp của sự vượt qua giới hạn (transgression) và một cảm giác chính đáng.

Những người Mỹ đã tin70 những người và các robot Nga nói cho họ những gì họ muốn nghe. Khi Nga dựng lên một site Twitter giả mà có ý định là site của Đảng Cộng hòa Tennessee, những người Mỹ bị sự trình bày cáu kỉnh và dư dả các hư cấu của nó thu hút. Nó truyền bá lời nói dối rằng Obama sinh ở châu Phi, chẳng hạn, cũng như huyễn tưởng spirit-cooking. Phiên bản Nga của Đảng Cộng hòa Tennessee đã có mười lần nhiều follower Twitter hơn site Đảng Cộng hòa Tennessee thực sự. Michael Flynn là một trong những người đã tweet lại nội dung của nó trong những ngày trước cuộc bầu cử. Nói cách khác, ứng viên của Trump cho chức cố vấn an ninh quốc gia đã phục vụ như một ống dẫn cho một hoạt động gây ảnh hưởng Nga ở Hoa Kỳ. Kellyanne Conway, nữ phát ngôn viên của Trump, cũng đã tweet lại nội dung Nga giả từ cùng nguồn. Bà như thế đã giúp đỡ sự can thiệp Nga trong một cuộc bầu cử Mỹ—ngay cả khi chiến dịch của bà phủ nhận rằng đã có một thứ như vậy. (Bà cũng đã tweet “yêu các bạn” cho những người da trắng thượng đẳng.) Jack Posobiec đã là một follower và người tweet lại cùng site Nga giả đó. Ông đã quay một video về bản thân ông khẳng định rằng không có sự can thiệp Nga nào vào chính trị Mỹ. Khi site Nga cuối cùng được gỡ xuống, sau 11 tháng, ông bày tỏ sự bối rối. Ông đã không thấy sự can thiệp Nga, vì ông đã là sự can thiệp Nga.

Trong 1976, Stephen King công bố một truyện ngắn, “I Know What You Need (Anh Biết Cái Em Cần),” về việc tán tỉnh một phụ nữ trẻ. Người cầu hôn của cô là một thanh niên trẻ có thể đọc tâm trí cô nhưng không nói cho cô bết. Anh đơn giản xuất hiện với cái cô muốn vào lúc đó, bắt đầu với kem dâu tây cho một giờ nghỉ học. Từng bước một anh đã làm thay đổi cuộc sống của cô, làm cho cô phụ thuộc vào anh bằng việc cho cô những gì cô nghĩ cô muốn vào một lúc nào đó, trước khi bản thân cô có một cơ hội để suy ngẫm. Bạn thân nhất của cô nhận ra rằng có cái gì đó gây bối rối xảy ra, đã điều tra, và biết được sự thật: “Đó không phải là tình yêu,” cô cảnh báo. “Đó là sự hãm hiếp.” Internet là hơi giống chuyện này. Nó biết nhiều về chúng ta, nhưng tương tác với chúng ta mà không tiết lộ điều này. Nó làm cho chúng ta không-tự do bằng việc gợi lên những sự thôi thúc bộ lạc tồi tệ nhất của chúng ta và đặt chúng vào sự phục vụ những người khác không được nhìn thấy.

Cả nước Nga lẫn internet sẽ không biến mất. Sẽ giúp đỡ sự nghiệp dân chủ nếu các công dân biết nhiều hơn về chính sách Nga, và nếu các khái niệm về “tin tức,” “nghề báo,” và “làm phóng sự” có thể được bảo tồn trên internet. Rốt cuộc, tuy vậy, tự do phụ thuộc vào các công dân mà có khả năng để đưa ra một sự phân biệt giữa cái gì là đúng và cái gì họ muốn nghe. Chủ nghĩa độc đoán đến không phải bởi vì mọi người nói rằng họ muốn nó, mà bởi vì họ mất khả năng để phân biệt giữa các dữ kiện (fact) và các mong muốn.

Các nền dân chủ chết khi mọi người ngừng tin rằng việc bỏ phiếu là quan trọng. Vấn đề không phải là liệu các cuộc bầu cử có được tổ chức, mà là liệu chúng có là tự do và công bằng hay không. Nếu vậy, nền dân chủ tạo ra một cảm giác về thời gian, một kỳ vọng về tương lai mà trấn an hiện tại. Ý nghĩa của mỗi cuộc bầu cử dân chủ là sự hứa hẹn của cuộc bầu cử tiếp theo. Nếu chúng ta thấy trước rằng một cuộc bầu cử có ý nghĩa khác sẽ xảy ra, chúng ta biết rằng lần tiếp chúng ta có thể sửa các sai lầm của chúng ta, mà giữa chừng chúng ta đổ lỗi cho những người chúng ta bàu. Theo cách này, nền dân chủ biến tính có thể sai của con người thành khả năng dự đoán chính trị, và giúp chúng ta trải nghiệm thời gian như sự tiến lên phía trước vào một tương lai mà đối với nó chúng ta có ảnh hưởng nào đó. Nếu chúng ta tin rằng các cuộc bầu cử chỉ đơn giản là một nghi lễ lặp lại của sự ủng hộ, nền dân chủ mất ý nghĩa của nó.

Bản chất của chính sách đối ngoại Nga là chủ nghĩa tương đối chiến lược: nước Nga không thể trở nên mạnh hơn, nên nó phải làm cho những nước khác yếu hơn. Cách đơn giản nhất để làm cho các nước khác yếu hơn là làm cho chúng giống nước Nga hơn. Thay cho việc giải quyết các vấn đề của nó, nước Nga xuất khẩu chúng; và một trong những vấn đề cơ bản của nó là sự thiếu vắng một nguyên tắc kế thừa. Nga phản đối nền dân chủ Âu châu và Mỹ để bảo đảm rằng những người Nga không thấy rằng nền dân chủ có thể hoạt động như một nguyên tắc kế thừa trong nước của chính họ. Những người Nga có ý định không tin cậy các hệ thống khác nhiều như họ không tin cậy hệ thống của chính họ. Nếu khủng hoảng kế thừa của nước Nga thực ra có thể được xuất khẩu—nếu Hoa Kỳ có thể trở nên độc đoán—thì các vấn đề riêng của nước Nga, mặc dù không được giải quyết, ít nhất sẽ có vẻ bình thường. Áp lực lên Putin sẽ nhẹ đi. Giả như nước Mỹ là ngọn hải đăng sáng ngời của nền dân chủ mà các công dân của nó đôi khi tưởng tượng, các định chế của nó lẽ ra phải ít dễ bị tổn thương hơn nhiều đối với chiến tranh mạng Nga. Từ viễn cảnh của Moscow, cấu trúc hiến pháp của nước Mỹ tạo ra những sự dễ bị tổn thương cám dỗ. Bởi vì các thiếu sót hiển nhiên trong nền dân chủ Mỹ và luật trị Mỹ, là dễ hơn để can thiệp vào một cuộc bầu cử Mỹ.

Luật trị71 (rule of law) đòi hỏi rằng chính phủ kiểm soát bạo lực, và rằng dân cư kỳ vọng rằng chính phủ có thể làm vậy. Sự hiện diện của súng trong xã hội Mỹ, mà có thể cảm thấy như điểm mạnh cho một số người Mỹ, hiện ra ở Moscow như một điểm yếu quốc gia. Trong 2016, Nga trực tiếp kêu gọi những người Mỹ để mua và sử dụng súng, khuếch đại thuật hùng biện của chiến dịch Trump. Trump kêu gọi những người ủng hộ của ông để thực hiện các quyền Tu Chính Án Thứ hai của họ chống lại Hillary Clinton giả như bà được bàu làm tổng thống, mà đã là một gợi ý gián tiếp nhưng minh bạch rằng họ nên bắn chết bà. Chiến dịch cyber Nga đã nhiệt tình về quyền của những người Mỹ để mang vũ khí, ca ngợi Tu chính Án thứ Hai và kêu gọi những người Mỹ để sợ chủ nghĩa khủng bố và mua súng để bảo vệ mình.

Trong khi đó, các nhà chức trách Nga72 hợp tác với lobby súng Mỹ trong thế giới thật. Một nhóm Nga được gọi là Quyền mang Vũ khí (RBA-Right to Bear Arms) nôi dưỡng các mối quan hệ với Hội Súng trường Toàn quốc (NRA-National Rifle Association). Mục đích của nó là để ảnh hưởng các sự kiện bên trong Hoa Kỳ: như các thành viên (RBA) của nó hoàn toàn biết rất kỹ, những người Nga sẽ chẳng bao giờ có quyền để mang vũ khí dưới chế độ hiện tại. Hai thành viên nổi bật của RBA Nga, Maria Butina và Alexander Torshin, cũng là các thành viên của NRA Mỹ. Butina đã là một sinh viên trong một đại học Mỹ người đã thành lập một công ty với một người Mỹ làm việc mật thiết với ban lãnh đạo NRA. Torshin là một nhà ngân hàng trung ương Nga bị truy nã ở Tây Ban Nha vì những cáo buộc rửa tiền phạm tội. Trong tháng Mười Hai 2015, các đại diện của NRA đã thăm Moscow, nơi họ gặp Dmitry Rogozin, một nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan và một phó thủ tướng dưới các sự trừng phạt Hoa kỳ.

Trong tháng Hai 2016,73 Butina báo cáo cho Torshin từ Hoa Kỳ rằng “Trump (thành viên NRA) thực sự là cho sự hợp tác với nước Nga.” Torshin đã gặp Donald Trump Jr. ở Kentucky tháng Năm đó. Cùng tháng đó, NRA ủng hộ Trump, và cuối cùng đã biếu khoảng 30 triệu $ cho chiến dịch của ông. Thái độ chính thức của nó đối với Nga trong khi đó đã trải qua một sự biến đổi lý thú. Suốt 2015, NRA than phiền rằng chính sách Mỹ đối với nước Nga đã quá yếu. Một khi sự dính líu của NRA với Nga bắt đầu, nó nói điều ngược lại. Việc Nga ủng hộ NRA đã giống việc nó ủng hộ các tổ chức bán quân sự cánh-hữu ở Hungary, Slovakia, và Cộng hòa Czech. Một khi Trump trong chức vụ, NRA lấy một giọng điệu rất hung hăng, tuyên bố trong một video rằng “chúng tôi đang đến bắt” New York Times. Vì rằng NRA ủng hộ và tài trợ Trump, rằng nó là một tổ chức súng, và rằng Trump gọi báo chí là một “kẻ thù,” là khó để diễn giải điều này như bất cứ thứ gì khác với một mối đe dọa. Nền dân chủ phụ thuộc vào sự trao đổi tự do của các ý tưởng, nơi “tự do” có nghĩa là “không có mối đe dọa bạo lực.” Một dấu hiệu quan trọng của sự sụp đổ của luật trị là sự lên của một lực lượng bán-quân sự và sự hợp nhất của nó với quyền lực chính phủ.

Trong 2016, điểm yếu hiển nhiên nhất trong nền dân chủ Mỹ là sự cắt rời giữa việc bỏ phiếu và các kết quả. Trong hầu hết các nền dân chủ, sẽ là không thể tưởng tượng nổi rằng một ứng viên nhận được hàng triệu phiếu nhiều hơn đối thủ của bà sẽ thua. Chuyện thế này xảy ra trên một cơ sở thường xuyên trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, nhờ hệ thống bầu cử gián tiếp và gần đúng được biết đến như đại cử tri đoàn. Đại cử tri đoàn Mỹ chấp nhận thắng lợi bằng việc đếm các phiếu bàu của các bang hơn là số các phiếu cá nhân. Các bang được phân bổ các phiếu bàu không theo dân số mà theo số các đại diện liên bang được bàu. Vì mọi bang đều có hai thượng nghị sĩ, các bang ít dân hơn có số phiếu bàu không cân xứng; các phiếu cá nhân trong các bang nhỏ được tính nhiều hơn các phiếu cá nhân trong các bang lớn. Trong khi đó, hàng triệu người Mỹ trong các lãnh thổ (ngược với các bang) không có phiếu nào cả. Puerto Rico có nhiều dân cư hơn 21 trong số 50 bang Mỹ, nhưng các công dân Mỹ của nó không có ảnh hưởng nào lên các cuộc bầu cử tổng thống.

Các bang Mỹ với dân số nhỏ cũng được đại diện hết sức quá trong Senate, thượng viện của cơ quan lập pháp Mỹ. Dân cư của bang lớn nhất gấp khoảng 80 lần dân cư của bang nhỏ nhất, nhưng mỗi bang có hai thượng nghị sĩ. Hạ viện của cơ quan lập pháp Mỹ, Viện Dân Biểu, được bàu theo các khu vực bầu cử mà thường được vẽ ra để giúp một đảng hay đảng kia. Tại Nam Tư giữa chiến tranh, các khu vực bầu cử mà được vẽ ra để ủng hộ sắc tộc lớn nhất được biết đến như “các khu vực nước (water district).” Tại Hoa Kỳ, quá trình được biết đến như “gerrymandering.” Như một kết quả của gerrymandering, các cử tri Dân chủ ở Ohio hay North Carolina trong thực tế, một cách tương ứng, có khả năng bằng khoảng một nửa hay một phần ba khả năng của các cử tri Cộng hòa để bầu một đại diện vào Quốc hội. Các công dân không có một phiếu ngang nhau.

Từ một quan điểm Mỹ, tất cả điều này có thể hình như là truyền thống trần tục, chỉ là các quy tắc trò chơi. Từ quan điểm của Moscow, hệ thống trông giống sự dễ bị tổn thương phải được khai thác. Khi một tổng thống thiểu số và một đảng thiểu số kiểm soát các nhánh hành pháp và lập pháp của chính phủ, họ có thể bị cám dỗ vào một chính kiến nơi thắng lợi phụ thuộc không vào chính sách làm hài lòng các đa số, mà vào sự hạn chế thêm nữa quyền bầu cử. Một chính phủ nước ngoài, mà có thể làm cho hệ thống ít đại diện hơn một chút, làm tăng chính sự cám dỗ đó, làm nghiêng hệ thống theo hướng chủ nghĩa độc đoán. Sự can thiệp Nga vào cuộc bầu cử Mỹ 2016 đã không chỉ là một mưu toan để khiến một người nào đó được bàu. Nó cũng là sự áp dụng áp lực lên cấu trúc. Thắng lợi của một ứng viên được Nga-hậu thuẫn có thể là ít quan trọng, trong dài hạn, hơn sự tiến hóa của hệ thống như một toàn thể xa khỏi nền dân chủ.

Khi nước Nga hoạt động chống lại nền dân chủ Mỹ, hệ thống Mỹ đã trở nên ít dân chủ hơn rồi. Trong đầu những năm 2010, khi một hệ thống mới được củng cố ở nước Nga, Tòa án tối cao Mỹ đã đưa ra hai quyết định quan trọng chuyển Hoa Kỳ hướng tới chủ nghĩa độc đoán. Trong 2010, nó phán quyết rằng tiền có khả năng nói: rằng các công ty là các cá nhân, và việc chi tiêu chiến dịch vận động của chúng là tự do ngôn luận được Tu chính Án thứ Nhất của Hiến pháp Hoa Kỳ bảo vệ. Việc này trao quyền cho các công ty thật, các công ty bình phong, và các thực thể công dân giả để ảnh hưởng đến các chiến dịch vận động và, trong thực tế, để thử mua các cuộc bầu cử. Nó cũng chuẩn bị đường cho Trump để khẳng định, như ông đã khẳng định, rằng trong một chế độ tài phiệt Mỹ những người Mỹ chỉ có thể an toàn nếu họ bàu nhà tài phiệt của chính họ: bản thân ông. Thực ra, Trump là một tạo vật của chiến tranh mạng Nga người đã chẳng bao giờ chứng minh rằng ông ta có tiền. Nhưng lý lẽ của ông dựa vào chế độ tài phiệt đã có vẻ có lý trong một bầu không khí chính trị nơi các cử tri Mỹ tin rằng tiền được tính nhiều hơn các sở thích của họ.

Trong 2013, Tòa án tối Cao74 đã thấy rằng chủ nghĩa phân biệt chủng tộc không còn là một vấn đề nữa ở Hoa Kỳ, và đưa ra một phán quyết mà các hệ quả của nó đã chứng minh sự sai lầm của giả thiết đó. Đạo luật các Quyền Bỏ phiếu (Voting Rights Act) năm 1965 đã đòi các bang với một lịch sử ngăn cản phiếu của những người Mỹ gốc Phi phải làm sáng tỏ những thay đổi trong các luật bỏ phiếu của chúng với các tòa án. Một khi Tòa án tối Cao phán quyết rằng điều này không còn cần thiết nữa, các bang Mỹ ngay lập tức cản trở sự bỏ phiếu của những người Mỹ gốc Phi (và những người khác). Khắp miền Nam nước Mỹ, các trạm bỏ phiếu biến mất, mà thường không có sự cảnh báo, ngay trước các cuộc bầu cử. Hai mươi hai bang Mỹ đã thông qua các luật được thiết kể để ngăn cản việc bỏ phiếu của những người Mỹ gốc Phi và những người Hispanic—các luật mà đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc bầu cử tổng thống 2016.

Trong cuộc bầu cử 2016,75 tại bang Ohio, số người đã bỏ phiếu trong các hạt với các thành phố lớn, đã ít hơn khoảng 144.000 người so với 4 năm trước. Trong 2016 ở Florida, khoảng 23% người Mỹ gốc Phi bị từ chối phiếu như các trọng tội. Trọng tội ở Florida gồm cả việc thả một khinh khí cầu và thu hoạch tôm hùm có đuôi ngắn. Trong 2016 ở Wisconsin, những người bỏ phiếu đã ít hơn khoảng sáu mươi ngàn so với trong cuộc bầu cử tổng thống trước. Hầu hết sự hao mòn đã ở thành phố Milwaukee, quê hương của hầu hết người Mỹ gốc Phi của bang. Barack Obama đã thắng Florida, Ohio, và Wisconsin trong 2012. Trump đã thắng tất cả ba bang với sự chênh lệch hẹp trong 2016, Wisconsin với chỉ 23.000 phiếu chênh lệch.

Các quan hệ chủng tộc Mỹ76 đã biếu một mục tiêu hiển nhiên cho các chiến binh mạng Nga. Nga vận hành một site khuấy động những cảm xúc của các bạn và gia đình của những cảnh sát bị giết khi làm nhiệm vụ; một site khai thác những cảm xúc của các bạn và gia đình của những người Mỹ gốc Phi bị cảnh sát giết; một site miêu tả những người da đen vung vũ khí; một site khuyến khích những người da đen để chuẩn bị cho các cuộc tấn công của những người da trắng; một site nơi các nhà hoạt động gia đen giả dùng một khẩu hiệu của những người da trắng thượng đẳng; và một site nơi những người hát rapper da đen giả nhắc đến nhà Clinton như bọn giết người hàng loạt. Những người Nga đã chộp lấy các cuộc phản kháng người Mỹ Bản địa chống lại một đường ống cắt ngang một nghĩa địa. Mặc dù các post trong chiến dịch đó đôi khi rõ ràng không phải bản địa (các nhà hoạt động người da Đỏ Mỹ quảng bá vodka Nga, chẳng hạn, là không thể tưởng tượng nổi), các site đã có được các follower.

Chủng tộc của Barack Obama77 đã là quan trọng trong văn hóa bình dân Nga. Trong 2013, một dân biểu quốc hội Nga chia sẻ một bức ảnh được sửa trên media xã hội miêu tả Barack và Michelle Obama nhìn chằm chằm thèm khát vào một quả chuối. Vào ngày sinh nhật của Barack Obama trong 2014, các sinh viên Nga ở Moscow đã chiếu một show diễn ánh sáng laser lên tòa nhà sứ quán Hoa Kỳ, miêu tả ông thổi kèn (tình dục qua miệng) trên một quả chuối. Trong 2015, một chuỗi cửa hàng tạp hóa đã bán một cái thớt mô tả hai bố mẹ tinh tinh với bộ mặt Obama được chèn vào cho bộ mặt của một tinh tinh con. Trong 2016, một chuỗi rửa xe đã hứa “rửa sạch tất cả các vết đen,” làm cho ý nghĩa của nó rõ với một bức ảnh về một Obama sợ hãi. Năm 2016 theo lịch Trung quốc là năm khỉ; những người Nga thường đã dùng từ này để có ý nói đến năm cuối của Obama trong chức vụ. Tờ tin tức bình dân LifeNews, chẳng hạn, đã đặt tiêu đề một bài nổi bật “Đóng sầm Cửa vào Năm con Khỉ,” với một bức ảnh về tổng thống Mỹ để loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào về nó có ý định nói gì.

Chủng tộc ở trong tâm trí Nga78 trong 2016. Các nhà lãnh đạo Nga đã có cơ hội năm đó để quan sát khi chủng tộc đã mở một lỗ hổng khổng lồ giữa các nhánh hành pháp và lập pháp của chính phủ Mỹ. Trong tháng Hai, một trong chín thẩm phán tòa án tối cao chết. Lãnh tụ đa số Cộng hòa của Thượng Viện, Mitch McConnell, đã làm rõ rằng Thượng Viện sẽ không xem xét bất cứ ứng viên nào của Barack Obama. Việc này đã phá vỡ một trong những quy ước quan trọng nhất của chính phủ liên bang Hoa Kỳ, và đã được bình luận về ở Moscow. Báo chí Nga đã lưu ý đúng đắn “tình thế nghịch lý” của một tổng thống không có khả năng để thực hiện các quyền bình thường của ông. Nó đã không thoát khỏi sự chú ý của Kremlin rằng các lãnh tụ Cộng hòa của Quốc hội đã tuyên bố, hầu như một năm trước, rằng Barack Obama không còn được hưởng các đặc quyền bình thường của tổng thống Hoa Kỳ nữa. Vào thời khắc đó, Nga bắt đầu hack email của các chính trị gia và các nhà hoạt động Dân chủ.

Trong tháng Sáu 2016,79 Paul Ryan, chủ tịch Cộng hòa của Hạ Viện, đang thảo luận về nước Nga với các bạn Nghị sĩ Cộng hòa của ông. Nhà lãnh đạo đa số Cộng hòa Kevin McCarthy bày tỏ niềm tin rằng Donald Trump được nước Nga trả tiền. Ryan phản ứng lại bằng việc yêu cầu rằng những sự ngờ vực như vậy phải được giữ “trong gia đình”: một sự lúng túng bên trong đảng là quan trọng hơn sự vi phạm chủ quyền của đất nước. Khả năng rằng một ứng viên Cộng hòa cho chức tổng thống (mà đã vẫn chưa là người được bổ nhiệm của đảng) là tác phẩm của một cường quốc nước ngoài đã ít đáng lo hơn một cuộc họp báo rầy rà mà tại đó những người Cộng hòa sẽ nói cho các công dân những gì bản thân họ nghi ngờ. Mức này của tính đảng phái, nơi kẻ thù đang chống đối đảng và thế giới bên ngoài bị bỏ qua, tạo ra một sự dễ bị tổn thương dễ dàng bị các tác nhân thù địch khai thác trong thế giới bên ngoài đó. Tháng tiếp theo, Nga bắt đầu công bố các email bị hack của các chính trị gia và các nhà hoạt động Dân chủ. Nếu sự tính toán của Moscow là các nhà lãnh đạo Cộng hòa sẽ không bảo vệ ngay lập tức các đồng nghiệp Dân chủ của họ khỏi sự tấn công mạng nước ngoài, thì đó là tính toán đúng.

Khi những người Cộng hòa nhận ra80 rằng Nga đang tấn công Hoa Kỳ, sự cuồng nhiệt của tính đảng phái đã trở thành sự tuyệt vọng phủ nhận và rồi thành sự đồng lõa không hành động. Tháng Chín đó, McConnell nghe những người đứng đầu các cơ quan tình báo Mỹ về chiến tranh mạng Nga, nhưng đã bày tỏ những sự nghi ngờ của ông về tính xác thực của chúng. Không biết những người đứng đầu tình báo đã nói những gì, nhưng chắc không rất khác với tuyên bố công khai muộn hơn của họ: “Chúng tôi đánh giá Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh một chiến dịch ảnh hưởng nhắm tới cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Các mục tiêu của Nga là để làm xói mòn niềm tin công cộng vào quá trình dân chủ Mỹ, bôi nhọ Bộ trưởng Ngoại giao Clinton, và làm hại khả năng được bàu và chức tổng thống tiềm năng của bà.” McConnell để cho được biết rằng những người Cộng hòa sẽ coi sự bảo vệ Hoa Kỳ khỏi chiến tranh mạng Nga như một nỗ lực để giúp Hillary Clinton. Vào thời điểm đó, Nga đã hoạt động ở Hoa Kỳ trong hơn một năm rồi. Sau khi McConnell phân loại sự tấn công Nga như chính trị đảng phái, quy mô của nó đã mở rộng. Một cuộc tấn công bot Nga ồ ạt đã bắt đầu ngay sau đó.

Vào thời khắc quan trọng,81 đã không rõ ai đã có nhiều ảnh hưởng hơn lên Đảng Cộng hòa: các nhà lãnh đạo người thật của nó hay các robot Nga. Khi bằng chứng không thể chối cãi xuất hiện rằng Trump đã coi là thích hợp để lạm dụng phụ nữ về tình dục, McConnell đã yêu cầu ông xin lỗi. Nhưng các bot và troll Nga đã ngay lập tức tiếp tục bảo vệ Trump khỏi những sự cáo buộc, và để hướng những người Mỹ sang một sự tiết lộ các email được sắp đặt để thay đổi chủ đề. Moscow đã đang tấn công, và Quốc hội đã từ chối để bảo vệ đất nước. Chính quyền Obama đã có thể tự mình hành động, nhưng đã sợ làm sâu sắc thêm những sự chia rẽ đảng phái. “Tôi cảm thấy như chúng tôi bị nghẹt thở,” như một trong những quan chức của nó diễn đạt. Nước Nga đã thắng, mà là để nói rằng Trump đã thắng. Muộn hơn, Trump đã bổ nhiệm vợ của McConnell, Elaine Chao, vào nội các của ông như bộ trưởng giao thông.

Chắc chắn, một số82 người Cộng hòa đã miêu tả nước Nga như một mối đe dọa an ninh quốc gia đối với Hoa Kỳ. Trong 2012, ứng viên Cộng hòa cho tổng thống, Mitt Romney, đã hầu như đơn độc trong cả hai đảng trong việc miêu tả nước Nga như một vấn đề nghiêm trọng. Trong khi cạnh tranh cho sự bổ nhiệm Cộng hòa 2016, thống đốc Ohio John Kasich, mà am hiểu về chính trị đông Âu, đã nhanh chóng liên kết Trump với Putin. Một đối thủ Cộng hòa khác cho sự bổ nhiệm 2016, thượng nghị sĩ Florida Marco Rubio, đã cho rằng sự yếu kém của chính sách đối ngoại của Obama đã cổ vũ sự gây hấn Nga.

Sự buộc tội của thượng nghị sĩ Rubio, mà có vẻ đủ hợp lý, đã che đậy một vấn đề sâu hơn. Mặc dù phản ứng của Obama với sự xâm lấn Nga 2014 vào Ukraine quả thực đã rất dè dặt, trong 2016 Obama ít nhất đã nhận ra rằng sự can thiệp Nga vào một cuộc bầu cử Mỹ là một vấn đề cho đất nước như một toàn thể. Ngay cả khi Kasich và Rubio lấy một lập trường về chính sách đối ngoại Nga, các nhà lập pháp Cộng hòa cốt yếu đã đầu hàng sự tấn công mạng Nga từ trước. Đã là quan trọng để làm nhục một tổng thống da đen hơn là để bảo vệ sự độc lập của Hợp Chủng Quốc Mỹ.

Đó là cách các cuộc chiến tranh bị thua như thế nào.

Đường tới không-tự do83 là sự chuyển từ chính kiến về tính không thể tránh khỏi sang chính kiến về tính vĩnh viễn. Những người Mỹ đã dễ bị tổn thương với chính kiến về tính vĩnh viễn bởi vì những kinh nghiệm riêng của họ đã làm yếu tính không thể tránh khỏi rồi. Đề xuất của Trump “làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” cộng hưởng với những người mà tin, cùng với ông, rằng giấc mơ Mỹ đã chết. Nga đã đạt chính kiến về tính vĩnh viễn đầu tiên, và như thế những người Nga biết những kỹ thuật mà sẽ đẩy những người Mỹ theo cùng hướng.

Là dễ để thấy84sự hấp dẫn của tính vĩnh viễn đối với những người giàu có và thối nát trong sự kiểm soát một nhà nước vô pháp luật. Họ không thể đưa ra tiến bộ xã hội cho dân cư của họ, và như thế phải tìm hình thức chuyển động khác nào đó trong chính trị. Thay vì thảo luận các cải cách, các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn chỉ rõ các mối đe dọa. Thay vì trình bày một tương lai với những khả năng và hy vọng, họ đưa ra một hiện tại vĩnh viễn với các kẻ thù và các khủng hoảng nhân tạo được xác định. Để cho điều này hoạt động, các công dân phải gặp các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn ở nửa đường. Bị mất tinh thần bởi sự bất lực của họ để thay đổi địa vị của họ trong cuộc sống, họ phải chấp nhận rằng ý nghĩa của chính trị nằm không phải trong cải cách thể chế mà trong xúc cảm hàng ngày. Họ phải ngừng nghĩ về một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân họ, bạn bè họ, và gia đình họ, và thích sự cầu khẩn liên miên đến một quá khứ huy hoàng. Trên đỉnh và khắp xã hội, bất bình đẳng vật chất tạo ra những kinh nghiệm và những tình cảm mà có thể được biến thành một chính kiến về tính vĩnh viễn. Khi Ilyin được miêu tả như nhà đối lập anh hùng của Cách mạng Nga trên truyền hình Nga trong 2017, nó đã là với thông điệp rằng lời hứa về tiến bộ xã hội cho nhân dân Nga là một “trò lừa dối Satanic.”

Trong 2016,85 nước Nga được Credit Suisse mô tả như nước bất bình đẳng nhất trên thế giới, khi được đo bằng phân bố của cải. Kể từ sự chấm dứt của Liên Xô, chỉ những người Nga mà tìm được cách để trở thành top 10% của những người kiếm tiền hàng năm mới đó có được bất kể lợi ích thêm có ý nghĩa nào. Chế độ tài phiệt Nga nổi lên trong những năm 1990, nhưng được củng cố như sự kiểm soát đạo tặc của nhà nước bởi một gia tộc tài phiệt duy nhất dưới Putin trong những năm 2000. Theo Credit Suisse, trong 2016 thập phân vị (decile) chóp bu của dân cư Nga sở hữu 89% tổng của cải hộ gia đình. Trong báo cáo, Hoa Kỳ có một con số có thể so sánh được: 76%, và tăng lên. Một cách điển hình, các tỷ phú kiểm soát 1–2% của cải quốc gia; ở nước Nga, khoảng một trăm tỷ phú sở hữu khoảng một phần ba đất nước. Trên chính đỉnh tháp của cải lộn ngược lố bịch đó của nước Nga là Vladimir Putin và các bạn thân của ông. Thường xuyên nhất họ có được của cải từ sự bán khí và dầu tự nhiên của nước Nga, mà không có bất kể nỗ lực nào từ phía họ. Một trong những người bạn của Putin, một người chơi cello, trở thành một tỷ phú vì không lý do nào mà ông có thể đưa ra. Sự hấp dẫn của chính kiến về tính vĩnh viễn đối với những người như vậy là quá dễ hiểu. Tốt hơn nhiều để xích một quốc gia lại và làm bối rối thế giới hơn là mạo hiểm để mất nhiều như vậy.

Trường hợp của tỷ phú chơi cello,86 giống phần lớn khác của chế độ tài phiệt, lộ ra ánh sáng nhờ công việc của các phóng viên điều tra. Trong những năm 2010, một số giỏi nhất trong số họ, trong việc tiết lộ các dự án như Panama Papers (Hồ sơ Panama) và Paradise Papers (Hồ sơ Thiên đường thuế), cho thấy chủ nghĩa tư bản quốc tế không bị điều tiết đã tạo ra các lỗ hổng to tướng cho của cải quốc gia như thế nào. Những bạo chúa đầu tiên che giấu và rửa tiền của họ, sau đó dùng nó để củng cố chủ nghĩa độc đoán ở trong nước—hay xuất khẩu nó ra nước ngoài. Tiền bị hút theo hướng nơi nó không thể được thấy, trong những năm 2010 ở trong những thiên đường thuế hải ngoại khác nhau. Đấy đã là một vấn đề toàn cầu: những ước lượng về bao nhiêu tiền được để ở hải ngoại, vượt ngoài tầm với của các nhà chức trách thuế quốc gia, trải từ 7 ngàn tỷ $ đến 21 ngàn tỷ $. Hoa Kỳ đã là một môi trường đặc biệt dễ dãi cho những người Nga muốn ăn cắp và sau đó rửa tiền. Phần lớn của cải quốc gia Nga mà được cho là để xây dựng nhà nước Nga trong những năm 2000 và những năm 2010 đã tìm được đường của nó tới các công ty bình phong trong các nơi ẩn náu hải ngoại. Nhiều trong số này đã ở Mỹ.

Trong tháng Sáu 2016,87 Jared Kushner, Donald Trump Jr., và Paul Manafort gặp những người Nga ở Trump Tower để xem xét các đề nghị Nga làm hại chiến dịch Clinton. Một trong những người trung gian đã là Ike Kaveladze làm việc cho Aras Agalarov, nhà phát triển bất động sản Nga đã tổ chức cuộc thi sắc đẹp Miss Universe cho Trump trong 2013. Kaveladze đã dựng lên (ít nhất hai ngàn) công ty nặc danh ở Delaware. Điều này là hợp pháp, vì bang Delaware, giống các bang Nevada và Wyoming, cho phép các con ma thành lập các công ty. Tại Delaware, 285.000 thực thể khác biệt được đăng ký tại một địa chỉ vật lý duy nhất.

Những người Nga đã dùng các công ty bình phong88 để mua bất động sản Mỹ, thường nặc danh. Trong những năm 1990, Trump Tower đã là một trong hai tòa nhà duy nhất ở Thành phố New York cho phép mua nặc danh các đơn vị căn hộ, một cơ hội mà băng nhóm tội phạm Nga đã nhanh chóng khai thác. Bất cứ đâu những sự mua nặc danh bất động sản được phép, những người Nga đã mua và bán các căn hộ, thường che giấu đằng sau các công ty bình phong, như một cách để biến các đồng rúp bẩn thành các đồng dollar sạch. Những thực hành này đã làm nghèo xã hội Nga và củng cố chế độ tài phiệt Nga trong những năm Putin—đã cho phép Donald Trump tự nhận là một “doanh nhân RẤT thành công.” Theo cách đặc biệt này, chính kiến Mỹ về tính không thể tránh khỏi, ý tưởng rằng chủ nghĩa tư bản không bị điều tiết có thể chỉ mang lại nền dân chủ, đã ủng hộ chính kiến Nga về tính vĩnh viễn, sự chắc chắn rằng nền dân chủ là một sự giả mạo.

Chính kiến Mỹ89 về tính không thể tránh khỏi cũng đã chuẩn bị đường cho chính kiến Mỹ về tính vĩnh viễn trực tiếp hơn: bằng việc gây ra và hợp pháp hóa sự bất bình đẳng kinh tế rất lớn ở trong nước. Nếu không có lựa chọn thay thế nào cho chủ nghĩa tư bản, thì có lẽ các khoảng cách toang hoác về của cải và thu nhập nên được bỏ qua, được thanh minh, hay thậm chí được hoan nghênh? Nếu nhiều chủ nghĩa tư bản hơn có nghĩa là nhiều dân chủ hơn, thì vì sao phải lo? Các câu thần chú này của tính không thể tránh khỏi cung cấp vỏ bọc cho các chính sách làm cho nước Mỹ bất bình đẳng hơn, và sự bất bình đẳng đau đớn hơn.

Trong những năm 1980, chính phủ liên bang đã làm yếu vị thế của các công đoàn. Tỷ lệ phần trăm của những người Mỹ trong những việc làm có nghiệp đoàn đã giảm từ gần một phần tư xuống dưới 10%. Tư cách thành viên công đoàn khu vực tư nhân đã giảm còn mạnh hơn, từ khoảng 34% xuống 8% cho đàn ông và từ khoảng 16% xuống 6% cho phụ nữ. Năng suất của lực lượng lao động Mỹ đã tăng suốt thời kỳ, ở khoảng 2% một năm, nhưng lương của các công nhân truyền thống đã tăng chậm hơn, nếu có tăng chút nào. Trong cùng thời kỳ, lương của các nhà điều hành đã tăng, đôi khi mạnh mẽ. Đồng thời, Hoa Kỳ đã rất yếu về các chính sách cơ bản mà ổn định hóa các tầng lớp trung lưu ở nơi khác: lương hưu, giáo dục công, giao thông công cộng, chăm sóc sức khỏe, nghỉ hè có lương, và cha mẹ nghỉ chăm con.

Hoa Kỳ đã có các nguồn lực90 để cho những người lao động của nó và các công dân của nó những phúc lợi cơ bản này. Thế nhưng một xu hướng lũy thoái trong chính sách thuế đã làm cho việc này khó khăn hơn. Trong khi những người lao động đóng một gánh nặng thuế tăng lên qua thuế lương, các công ty và các gia đình giàu có đã thấy gánh nặng của họ giảm một nửa hay hơn. Ngay cả khi tỷ lệ phần trăm thu nhập và của cải ở đỉnh phân bố Mỹ đã tăng, tỷ lệ phần trăm thuế được kỳ vọng từ những người may mắn nhất đã giảm. Kể từ những năm 1980, thuế suất phải trả của top 0,1% những người Mỹ kiếm tiền đã rớt từ khoảng 65% xuống khoảng 35%, và cho top 0,01% từ khoảng 75% xuống dưới 25%.

Trong chiến dịch vận động tổng thống của ông, Trump đã yêu cầu những người Mỹ để nhớ lại khi nước Mỹ đã vĩ đại: những gì những người ủng hộ ông có trong đầu đã là những năm 1940, những năm 1950, các năm 1960, và các năm 1970, các thập niên khi khoảng cách giữa những người giàu nhất và phần còn lại đã co lại. Giữa 1940 và 1980, 90% dưới cùng của những người Mỹ kiếm tiền đã nhận được nhiều của cải hơn top 1% nhận được. Điều kiện này của sự bình đẳng tăng lên đã là những gì những người Mỹ nhớ lại với sự nồng nhiệt như thời của sự vĩ đại Mỹ. Các công đoàn đã mạnh cho đến những năm 1980. Nhà nước phúc lợi đã mở rộng trong các năm 1950 và các năm 1960. Của cải được phân phối đều hơn, phần lớn nhờ chính sách chính phủ.

Trong thời đại của tính không thể tránh khỏi,91 tất cả điều này đã thay đổi. Bất bình đẳng về thu nhập và của cải đã tăng mạnh từ những năm 1980 qua những năm 2010. Trong 1978, top 0,1% của dân cư, khoảng 160.000 gia đình, đã kiểm soát 7% của cải Mỹ. Vào 2012, vị thế của elite bé tẹo này đã thậm chí mạnh hơn: nó kiểm soát khoảng 22% của cải Mỹ. Tại chính trên đỉnh, tổng của cải của top 0,01%, khoảng 16.000 gia đình, đã tăng lên với một hệ số hơn 6 trong cùng thời kỳ. Trong 1978, một gia đình trong top 0,01% đã khoảng 222 lần giàu hơn gia đình Mỹ trung bình. Vào 2012, một gia đình như vậy giàu hơn khoảng 1.120 lần. Kể từ 1980, 90% dân cư Mỹ về cơ bản đã chẳng thêm được gì, hoặc về của cải hay thu nhập. Tất cả sự tăng thêm đã thuộc về top 10%—và bên trong top 10%, hầu hết thuộc về top 1%; và bên trong top 1%, hầu hết thuộc về top 0,1%, và bên trong top 0,1% hầu hết thuộc về top 0,01%.

Trong những năm 2010, Hoa Kỳ đã đến gần tiêu chuẩn Nga về bất bình đẳng. Mặc dù không bè đảng tài phiệt Mỹ nào đã thâu tóm nhà nước, sự nổi lên của các nhóm như vậy trong những năm 2010 (nhà Koch, nhà Mercer, nhà Trump, nhà Murdoch) đã khó để bỏ qua. Hệt như những người Nga đã dùng chủ nghĩa tư bản Mỹ để củng cố quyền lực của riêng chúng, những người Mỹ hợp tác với chế độ tài phiệt Nga với cùng mục đích—trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2016 của Trump, chẳng hạn. Có khả năng nhất, sự ưa thích của Trump cho Putin hơn Obama không chỉ là một vấn đề về sự kỳ thị chủng tộc hay sự ganh đua: nó cũng là một khát vọng để là giống Putin hơn, để được ông trọng đãi hơn, để có sự tiếp cận đến sự giàu có lớn hơn. Chế độ tài phiệt hoạt động như một hệ thống bảo trợ mà phân hủy nền dân chủ, luật, và chủ nghĩa yêu nước. Các nhà tài phiệt Mỹ và Nga có rất nhiều điểm chung với nhau hơn chúng có với dân cư của riêng chúng. Tại đỉnh của chiếc thang giàu có, những sự cám dỗ của chính kiến về tính vĩnh viễn sẽ rất giống nhau ở nước Mỹ như ở nước Nga. Có ít lý do để kỳ vọng rằng những người Mỹ sẽ hành xử tốt hơn những người Nga khi được đặt vào những tình huống giống nhau.

Đối với nhiều người Mỹ,92 chế độ tài phiệt có nghĩa là sự vênh thời gian, sự mất một cảm giác về tương lai, kinh nghiệm về mỗi ngày như sự căng thẳng lặp đi lặp lại. Khi sự bất bình đẳng kinh tế kiềm chế sự tiến bộ xã hội, là khó để tưởng tượng một tương lai tốt đẹp hơn, hay quả thực bất kể tương lai nào. Như một công nhân Mỹ diễn đạt trong Đại Suy thoái của những năm 1930, nỗi sợ “có làm méo mó triển vọng của bạn và cảm giác của bạn. Thời gian bị mất và niềm tin bị mất.” Một người Mỹ sinh trong 1940 đã hầu như chắc chắn kiếm được nhiều tiền hơn cha mẹ ông. Một người Mỹ sinh trong 1984 đã có khoảng một cơ hội 50-50 về làm cùng thế. Bài hát 1982 của Billy Joel “Allentown,” mà thực sự là về thị trấn thép lân cận của Bethlehem, Pennsylvania, đã tóm được thời khắc. Nó nói về những người của một thế hệ sau chiến tranh mà không có sự tiến bộ xã hội đạt được bởi những người cha của họ, về những người lao động bị chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi phản bội. Số phận của ngành thép, giống số phận của thị trường lao động Mỹ nói chung, đã liên quan nhiều đến những thay đổi trong nền kinh tế thế giới. Số việc làm chế tác đã giảm khoảng một phần ba giữa 1980 và 2016. Vấn đề là các nhà lãnh đạo Mỹ đã coi sự toàn cầu hóa như lời giải cho các vấn đề của riêng nó, hơn là như một lời mời để cải cách nhà nước Mỹ. Toàn cầu hóa của những năm 1990, những năm 2000, và những năm 2010 thay vào đó đã trùng với chính kiến về tính không thể tránh khỏi và sự sinh ra bất bình đẳng kinh tế.

Bất bình đẳng có nghĩa93 không chỉ là cảnh nghèo nàn mà là kinh nghiệm về sự khác biệt. Bất bình đẳng dễ thấy dẫn những người Mỹ đến loại bỏ giấc mơ Mỹ như không có khả năng hay không thể làm được. Trong khi đó, ngày càng nhiều người Mỹ không có khả năng thay đổi nơi ở, mà cũng làm cho tương lai tốt đẹp hơn là khó để hình dung. Trong những năm 2010, nhiều người Mỹ giữa tuổi 18 và 34 đã sống với cha mẹ họ hơn trong bất kể cấu hình khác nào. Một người trẻ mà trở thành một giáo viên và lấy một việc làm trong một trường công ở San Francisco đã không có khả năng để mua một nhà ở bất cứ nơi đâu trong thành phố. Nói cách khác, một người Mỹ mà hoàn tất một sự giáo dục và lấy một việc làm có giá trị công cộng cao nhất lại không được trả công đủ để bắt đầu cái một thời được coi là một cuộc sống bình thường. Một cảm giác bạc phận đè xuống người trẻ. Hơn một phần năm gia đình Mỹ báo cáo nợ sinh viên trong những năm 2010. Sự phơi ra cho bất bình đẳng đã thuyết phục những người Mỹ tuổi teen bỏ học trung học, mà đến lượt làm cho họ rất khó để kiếm tiền. Những đứa trẻ xuống tận bốn tuổi phải chịu xét nghiệm nếu chúng được nuôi nấng trong các gia đình nghèo hơn.

Như Warren Buffett diễn đạt,94 “Có chiến tranh giai cấp, ổn thôi, nhưng giai cấp của tôi, giai cấp giàu, là giai cấp gây ra chiến tranh, và chúng tôi thắng.” Những người Mỹ chết trong cuộc chiến tranh này mỗi ngày, với số lượng lớn, với con số lớn hơn so với trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài hay như một kết quả của chủ nghĩa khủng bố trong nước. Bởi vì Hoa Kỳ thiếu một hệ thống sức khỏe công cộng hoạt động, bất bình đẳng đã gây ra một khủng hoảng sức khỏe, mà đến lượt làm tăng tốc và tăng cường sự bất bình đẳng. Chính trong các hạt nơi sức khỏe cộng đồng suy sụp trong những năm 2010 mà Trump giành được những phiếu làm ông ta thắng cuộc bầu cử.

Nhân tố tương quan mạnh nhất95 với một phiếu Trump đã là một khủng hoảng sức khỏe địa phương, đặc biệt nơi khủng hoảng đó gồm những tỷ lệ tự tử cao. Khoảng 20 cựu binh quân đội Mỹ tự tử mỗi ngày trong những năm 2010; giữa các nông dân, tỷ lệ còn cao hơn. Việc tin rằng ngày mai sẽ tồi hơn hôm nay, những người Mỹ, nhất là những người Mỹ da trắng, tiến hành các hành vi mà chắc có khả năng giảm tuổi thọ của họ. Sự liên kết giữa sức khỏe giảm sút và sự bỏ phiếu cho Trump đã mạnh trong các bang mà Obama đã thắng trong 2012 nhưng Trump đã thắng trong 2016, như Ohio, Florida, Wisconsin, và Pennsylvania. Khi cuộc đời là ngắn và tương lai là rắc rối, chính kiến về tính vĩnh viễn mời gọi.

Hậu quả đáng chú ý96 của chính kiến Mỹ về tính không thể tránh khỏi trong những năm 2010 là sự hợp pháp hóa và sự truyền bá các thuốc opioid (giảm đau gây nghiện). Trong hàng trăm năm đã được biết rằng những hóa chất như vậy gây nghiện. Thế nhưng trong sự thiếu vắng các định chế sức khỏe công cộng bình thường, và trong một bầu không khí của chủ nghĩa tư bản không được điều tiết, như sự khôn ngoan cơ bản có thể bị sự tiếp thị áp đảo. Trong thực tế, Hoa Kỳ đã tuyên bố một chiến tranh thuốc phiện chống lại bản thân mình, làm cho cuộc sống bình thường là không thể cho hàng triệu người dân và chính trị bình thường là khó hơn nhiều cho mọi người. Các công dân Mỹ trong những năm 1990, đã là các đối tượng xét nghiệm trong trong một thử nghiệm lớn về bất bình đẳng, đồng thời đã bị phơi ra cho sự giải phóng các opioid được chế tạo. Oxycontin, mà hoạt động giống heroin trong dạng viên, đã được chấp thuận cho đơn thuốc trong 1995. Các đại diện tiếp thị cho công ty sản xuất nó, Purdue Pharma, đã bảo các bác sĩ rằng một phép màu đã xảy ra: các lợi ích giảm đau của heroin mà không có sự nghiện.

Trong cuối các năm 1990 ở97 nam Ohio và đông Kentucky, các đại diện tiếp thị Purdue Pharma nhận được tiền thưởng hơn 100.000 $ một quý. Trong 1998, “pill mills (các xưởng thuốc viên)” đầu tiên bắt đầu nổi lên ở Portsmouth, Ohio; đấy đã là các cơ sở y tế có mục đích nơi các bác sĩ được trả tiền để kê đơn Oxycontin hay các thuốc opioid khác. Cư dân của Portsmouth và sau đó các thị trấn khác mau chóng bị nghiện và bắt đầu chết do quá liều. Một số đã chuyển sang heroin. Hạt Scioto, Ohio, mà Portsmouth là thủ phủ hạt, có một dân số khoảng 80.000 người. Trong một năm duy nhất, các dân cư của nó được kê đơn 9,7 triệu viên, mà lên đến 120 viên cho mỗi đàn ông, phụ nữ, và trẻ con. Dù có thể có vẻ cực đoan, các con số như vậy trở nên điển hình ở phần lớn Hoa Kỳ. Trong bang Tennessee, chẳng hạn, khoảng 400 triệu viên được kê đơn một năm cho một dân số khoảng 6 triệu, như thế khoảng 70 viên trên người.

Tại nước Nga và ở Ukraine98 trong 2014, 2015, và 2016, nhân dân thường nói về “zombies (các thây ma)” và “biến thành thây ma (zombification).” Trong sự chiếm đóng Nga ở miền nam và đông nam Ukraine, mỗi bên đều cho rằng bên kia đã bị “biến thành thây ma,” bị sức mạnh thôi miên của sự tuyên truyền của nó kéo vào một sự hôn mê. Vùng Donbas đã không rất khác với vùng Appalachia. Quả thực, trong những năm 2010 nước Mỹ đã có nhiều Donbas, các chỗ của sự lẫn lộn và vô vọng nơi sự giảm sâu về những kỳ vọng đã gây ra niềm tin vào những giải pháp dễ. Sự thây ma hóa đã rõ rệt ở nước Mỹ như nó đã dễ thấy ở đông Ukraine. Có thể thấy những người ở Portsmouth với tóc không gội và khuôn mặt xám nghoét xé các đồ vật kim loại từ nhà của nhau, mang chúng qua thị trấn, và bán chúng để mua các viên thuốc. Trong khoảng một thập niên, opioids được dùng như tiền tệ ở thành phố đó, như chúng được dùng giữa những người lính hay những lính đánh thuê ở cả hai bên của chiến tranh ở Ukraine.

Bệnh dịch opioid99 đã không được thảo luận rộng rãi trong hai thập niên đầu tiên của nó, và như thế trở thành toàn quốc. Khoảng nửa những người thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã được kê đơn thuốc giảm đau. Trong năm 2015, khoảng 95 triệu người Mỹ đã uống thuốc giảm đau theo đơn kê. Đối với những người da trắng tuổi trung niên, những cái chết từ lạm dụng opioid, cùng với những cái chết tuyệt vọng khác, đã triệt tiêu những thành tích đạt được trong sự điều trị ung thư và bệnh tim. Bắt đầu trong 1999, tỷ lệ tử vong giữa những người đàn ông da trắng tuổi trung niên ở Hoa Kỳ đã bắt đầu tăng. Tỷ lệ chết do quá liều thuốc đã tăng gấp ba giữa 1999 đến 2016, khi sự dùng thuốc quá liều đã giết 63.600 người Mỹ. Trong khi tuổi thọ kỳ vọng trong các quốc gia phát triển đã tăng khắp thế giới, nó đã giảm ở Hoa Kỳ trong 2015 và rồi lần nữa trong 2016. Khi Trump đang vận động cho sự bổ nhiệm Cộng hòa, ông đã có kết quả tốt nhất trong các cuộc bầu cử sơ bộ tại những chỗ nơi những người đàn ông da trắng tuổi trung niên đã bị rủi ro chết lớn nhất.

Bất kể ai bị đau100 biết rằng một viên thuốc có thể có nghĩa là qua được một ngày, hay thậm chí là sự ra khỏi giường. Nhưng Oxycontin và heroin tạo ra loại đau đặc biệt của riêng chúng qua khoái lạc, áp đảo các thụ thể-mu (mu-receptor) trong cột sống và não của chúng ta, tạo ra trong chúng ta một sự thèm muốn hơn bao giờ hết. Opioid cản trở sự phát triển thùy trán của não, mà là nơi năng lực để đưa ra các lựa chọn hình thành trong thời niên thiếu. Việc dùng opioid dai dẳng làm cho khó hơn cho mọi người để học từ kinh nghiệm, hay để chịu trách nhiệm vì các hành động của họ. Ma túy thuộc địa hóa không gian tâm thần và xã hội cần cho trẻ em, vợ chồng, bạn bè, việc làm, thế giới. Ở mức nghiện cực đoan, thế giới trở thành một kinh nghiệm thầm lặng, cô độc về khoái lạc và túng thiếu. Thời gian sụp đổ thành một chu kỳ từ đam mê này sang đam mê tiếp. Sự chuyển từ cảm giác rằng mọi thứ là tuyệt vời sang cảm giác rằng mọi thứ là đen tối và điềm báo trước trở thành bình thường. Bản thân cuộc sống trở thành một khủng hoảng được chế tạo, một khủng hoảng mà có vẻ không có sự kết thúc nào trừ sự kết thúc của cuộc sống.

Ma túy đã chuẩn bị những người Mỹ101 cho chính kiến về tính vĩnh viễn, cho cảm giác về bạc phận được gián đoạn chỉ bởi một sự đam mê (uống opioid) nhanh chóng. Ít nhất hai triệu người Mỹ bị nghiện opioid vào thười gian của cuộc bầu cử tổng thống 2016, và hàng chục triệu người nữa đã đang uống các viên thuốc. Tương quan giữa sự dùng opioid và sự bỏ phiếu cho Trump đã là ngoạn mục và rõ rệt, nhất là ở các bang mà Trump phải thắng. Tại New Hampshire, các hạt bị chấn thương như Coös đã đu đưa từ Obama trong 2012 sang Trump trong 2016. Mọi hạt ở Pennsylvania mà Obama đã thắng trong 2012 nhưng Trump đã thắng 2016 đã ở trong khủng hoảng opioid. Hạt Mingo, West Virginia, đã là một trong những chỗ tại Mỹ bị dính opioid nhiều nhất. Một thị trấn trong Hạt Mingo với một dân số 3.200 người đã được giao khoảng hai triệu viên opioid một năm. Hạt Mingo trở thành hạt Cộng hòa trong 2012, nhưng trong 2016 Trump lấy được 19% nhiều phiếu hơn Mitt Romney đã có được bốn năm sớm hơn. Với một ngoại lệ, mọi hạt Ohio trong khủng hoảng opioid đã thông báo sự tăng thêm đáng kể cho Trump trong 2016 so với Romney trong 2012, mà đã giúp ông thắng trong một bang mà ông phải giành được để thắng cuộc bầu cử. Tại Hạt Scioto, Ohio, ground zero của đại dịch opioid Mỹ, Trump đã lấy được một số phiếu nhiều hơn 30% thật ngoạn mục so với số phiếu Romney đã giành được.

Chính ở những chỗ nơi giấc mơ Mỹ đã chết mà chính kiến về tính vĩnh viễn của Trump có kết quả. Ông kêu gọi một sự quay lại quá khứ, quay lại một thời khi nước Mỹ đã vĩ đại. Nếu không có bất bình đẳng, không có một cảm giác rằng tương lai bị đóng lại, thì ông đã không thể tìm thấy những người ủng hộ ông cần. Thảm kịch là, ý tưởng của ông về sự cai quản đã biến một giấc mơ chết thành một cơn ác mộng zombie.

Chính kiến về tính vĩnh viễn chiến thắng102 khi sự hư cấu hồi sinh. Một nhà lãnh đạo từ vương quốc hư cấu nói những lời nói dối mà không hối hận hay hay xin lỗi, bởi vì đối với ông ta sự không-thật (untruth) là sự tồn tại. Nhân vật hư cấu “Donald Trump, doanh nhân thành công” lấp đầy không gian công cộng bằng sự không-thật và chẳng bao giờ xin lỗi vì các lời nói dối, vì việc làm vậy sẽ là để công nhận rằng có một thứ như sự thật đã tồn tại. Vào ngày 91 trong 99 ngày đầu tiên của ông trong chức vụ, Trump đã đưa ra ít nhất một khẳng định mà sai rành rành; trong 298 ngày đầu tiên của mình ông đã đưa ra 1.628 khẳng định sai hay gây lầm lạc. Trong một phỏng vấn nửa giờ, ông đưa ra 24 khẳng định sai hay gây lầm lạc, mà (trừ thời gian cho người phỏng vấn nói), là khoảng một trên một phút. Là đúng rằng tất cả các tổng thống đều nói dối: sự khác biệt là đối với Trump, việc nói sự thật là ngoại lệ.

Nhiều người Mỹ đã không thấy103 sự khác biệt giữa ai đó nói dối liên tục và chẳng bao giờ xin lỗi và ai đó hầu như chẳng bao giờ nói sai và sửa các sự nhầm lẫn của mình. Họ chấp nhận sự mô tả thế giới được Surkov và RT đưa ra: không ai thực sự có bao giờ nói sự thật, có lẽ không có sự thật, nên chúng ta hãy đơn giản lặp lại các thứ chúng ta thích nghe, và tuân theo những người nói chúng. Đó là cách chủ nghĩa độc đoán nói dối. Trump chấp nhận tiêu chuẩn kép Nga: ông được phép luôn luôn nói dối, nhưng bất kể lỗi nhỏ nào của một nhà báo sẽ làm mất tín nghiệm của toàn bộ nghề làm báo. Trump đi bước đi, sao chép từ Putin, để cho rằng không phải ông ta mà là các phóng viên nói dối. Ông nhắc đến họ như một “kẻ thù của nhân dân Mỹ” và cho rằng những gì họ tạo ra là “fake news (tin giả).” Trump đã tự hào về cả hai cách trình bày này, mặc dù cả hai đều là Nga.

Trong mô hình Nga,104 phóng sự điều tra phải bị gạt sang bên lề sao cho tin tức có thể trở thành một sự trình diễn hàng ngày. Điểm chính của sự trình diễn là để gợi những xúc cảm của cả những người ủng hộ và những người gièm pha và để xác nhận và tăng cường sự phân cực; mọi chu kỳ tin tức tạo ra trạng thái phởn phơ hay sự chán nản, và tăng cường một niềm tin chắc rằng chính trị là về bạn bè và các kẻ thù ở trong nước, hơn là về chính sách mà có thể cải thiện đời sống của các công dân. Trump cai quản hệt như ông đã ứng cử cho chức vụ: như một nhà sản xuất sự oán giận hơn là như một người trình bày rõ chính sách.

Chính kiến về tính vĩnh viễn cám dỗ105 với một chu kỳ luyến tiếc quá khứ và phân phát một chu kỳ xung đột. Trump đến Phòng Bầu Dục vào một thời khắc khi các mức bất bình đẳng ở Hoa Kỳ đến gần các mức của nước Nga. Của cải và thu nhập ở Hoa Kỳ đã không được phân bố rất không đều giữa top 0,1% và phần còn lại của dân cư kể từ 1929, năm trước Đại Suy thoái. Khi Trump nói về “làm cho nước Mỹ vĩ đại lần nữa,” những người đi theo ông nghĩ về các thập niên sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, một thời khi bất bình đẳng co lại. Bản thân Trump có ý định nói những năm 1930 thảm khốc—và không chỉ Đại Suy thoái như nó đã thực sự xảy ra, mà là cái gì đó thậm chí còn cực đoan và khung khiếp hơn: một thế giới thay thế nơi chẳng gì đã được làm, ở trong nước hay ở nước ngoài, để giải quyết các hậu quả của nó.

Khẩu hiệu của chiến dịch Trump106 và nhiệm kỳ tổng thống của ông là “America First (nước Mỹ Trên hết).” Đấy là một sự nhắc đến những năm 1930, hay đúng hơn đến một nước Mỹ thay thế của sự bất bình đẳng chủng tộc và xã hội tăng lên mà đã không được chính sách công đáp ứng. Trong những năm 1930, cụm từ “America First” được dùng để phản đối cả nhà nước phúc lợi do Franklin D. Roosevelt đề xuất và việc Hoa Kỳ bước vào Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Gương mặt đại diện của phong trào America First, phi công Charles Lindbergh, đã cho rằng Hoa Kỳ nên có sự nghiệp chung với các Nazi như những người bạn Âu châu da trắng. Để nói “America First” trong những năm 2010 là để thiết lập một điểm về sự vô tội huyền thoại trong một chính kiến Mỹ về tính vĩnh viễn, để ủng hộ sự bất bình đẳng như tự nhiên, để phủ nhận rằng nên làm bất cứ thứ gì khi đó hay có thể được làm bây giờ.

Trong chính kiến về tính vĩnh viễn của Trump,107 Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai mất ý nghĩa của nó. Trong những thập niên trước những người Mỹ nghĩ rằng một đức hạnh của chiến tranh đã là chiến đấu chống lại chủ nghĩa kỳ thị chủng tộc Nazi, mà đến lượt nó đưa ra các bài học cho việc cải thiện Hoa Kỳ. Chính quyền Trump đã làm xói mòn ký ức Mỹ này về “chiến tranh chính nghĩa.” Trong một bài phát biểu với các cựu chiến binh Navaho, Trump đã cho phép bản thân ông một sự nhắc kỳ thị chủng tộc đến một đối thủ chính trị. Ông đã tìm cách để đánh dấu Ngày Tưởng nhớ Holocaust mà không nhắc đến những người Do thái. Người phát ngôn của ông Sean Spicer cho rằng Hitler đã không giết “nhân dân của riêng ông.” Ý tưởng rằng những người Do thái Đức không phải là phần của nhân dân Đức đã là cách Holocaust bắt đầu. Chính kiến về tính vĩnh viễn đòi hỏi rằng cố gắng phải hướng tới chống lại kẻ thù, mà có thể là kẻ thù từ bên trong. “Nhân dân” luôn luôn có nghĩa, như bản thân Trump diễn đạt, “là những người thực,” không phải toàn bộ công dân, mà là nhóm được chọn nào đó.

Giống những người Nga đỡ đầu của ông,108 Trump đã miêu tả nhiệm kỳ tổng thống của Barack Obama như một thời kỳ lầm lạc. Cùng với RT, Trump đã quảng bá sự hư cấu rằng Obama không phải là một người Mỹ, một ý tưởng có ý định để tăng cường quan niệm rằng “nhân dân” là những người da trắng. Giống Putin với sự bắt chước khỉ của ông, giống Ilyin và sự ám ảnh của ông với nhạc jazz như sự thiến người da trắng, giống Prokhanov với những cơn ác mộng của ông về sữa đen và tinh trùng đen, Trump sống trong những huyễn tưởng về quyền lực da đen. Khi Trump giành được chức tổng thống, Kiselev hoan hỉ rằng Obama “bây giờ giống một hoạn quan chẳng thể làm bất cứ thứ gì.” Trump đã là ứng viên tổng thống duy nhất trong lịch sử Mỹ để công khai khoe khoang về dương vật của ông. Những người da trắng thượng đẳng ủng hộ ông đã gọi những người Cộng hòa mà không ủng hộ sự kỳ thị chủng tộc của Trump là “cuckservatives (những kẻ bảo thủ bị cắm sừng, chứ không phải conservatives [những người bảo thủ] thứ thiệt).” Sự ám chỉ đến meme khiêu dâm về một ông chồng da trắng, bị một người vợ da trắng cắm sừng, xem bà kích dục [fellatio] trên một đàn ông da đen. Để tình dục hóa kẻ thù là biến chính trị thành xung đột sinh học, và để đánh đổi công việc cải cách khó khăn và tự do lấy sự làm dáng lo âu vô tận.

Trong một tính vĩnh viễn Mỹ,109 kẻ thù là người da đen, và chính trị bắt đầu bằng việc nói vậy. Như thế điểm vô tội tiếp theo trong chính kiến về tính vĩnh viễn của Trump, sau chủ nghĩa biệt lập kỳ thị chủng tộc thời những năm 1930 của [phong trào] America First, đã là một sự lấp lửng (alternative) về những năm 1860 trong đó đã chẳng bao giờ có Nội chiến cả. Trong lịch sử Mỹ thực sự, những người Mỹ gốc Phi được trao quyền bầu cử vài năm sau Nội chiến Mỹ 1861–1865. Nếu những người da đen phải bị loại khỏi “nhân dân,” thì một chính kiến Mỹ về tính vĩnh viễn phải tiếp tục giữ họ trong cảnh nô lệ. Và như thế, hệt như chính quyền Trump nghi ngờ sự khôn ngoan của việc đánh Hitler, nó cũng nghi ngờ sự khôn ngoan của việc chiến đấu với chế độ nô lệ. Nói về Nội chiến, Trump hỏi: “Vì sao người ta lại đã không thể tìm ra giải pháp?” Chánh văn phòng của ông, John Kelly, cho rằng nguyên nhân của Nội chiến đã là sự thiếu vắng thỏa hiệp, gợi ý rằng giả như nếu nhân dân đã biết điều hơn thì một cách hợp lý Hoa Kỳ đã có thể vẫn là một nước nơi những người da đen bị nô lệ hóa một cách hợp lý. Trong tâm trí của một số người ủng hộ Trump, sự chấp thuận Holocaust và sự tán thành chế độ nô lệ đã quện vào nhau: trong một cuộc biểu tình cực-Hữu lớn, ở Charlottesville, Virginia, các biểu tượng Nazi và Confederate (Liên minh ly khai miền nam) đã xuất hiện cùng nhau.

Để tuyên bố “America First”110 đã là để phủ nhận sự cần để đánh chủ nghĩa phát xít hoặc ở trong nước hay ở nước ngoài. Khi các Nazi Mỹ và những người da trắng thượng đẳng diễu hành ở Charlottesville trong tháng Tám 2017, Trump nói rằng một số trong số họ là “những người rất tốt.” Ông đã bảo vệ sự nghiệp Confederate và Nazi về bảo tồn các đài kỷ niệm Hợp Bang (Confederacy). Các đài kỷ niệm như vậy ở miền Nam nước Mỹ được dựng lên trong những năm 1920 và 1930, vào một thời khi chủ nghĩa phát xít ở Hoa Kỳ đã là một khả năng thực tế; chúng tưởng niệm sự thanh lọc chủng tộc của các thành phố miền Nam mà đương thời với sự nổi lên của chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. Các nhà quan sát đương thời đã không có khó khăn nào để thấy mối quan hệ. Will Rogers, nhà giải trí và nhà bình luận xã hội Mỹ vĩ đại của thời ông, đã thấy Adolf Hitler trong 1933 như một nhân vật quen thuộc: “Các báo đều tuyên bố rằng Hitler đang thử sao chép Mussolini. Đối với tôi ông đang sao chép KKK.” Nhà tư tưởng xã hội và sử gia Mỹ vĩ đại W. E. B. Du Bois đã có thể thấy những sự cám dỗ về chủ nghĩa phát xít đã hoạt động như thế nào cùng với các huyền thoại Mỹ về quá khứ. Ông đã sợ một cách đúng đắn rằng những người da trắng Mỹ sẽ thích một câu chuyện về sự thù hằn với những người da đen hơn một việc cải cách nhà nước mà sẽ cải thiện triển vọng cho tất cả những người Mỹ. Những người da trắng bị sự kỳ thị chủng tộc gây rối trí có thể trở thành, như ông viết trong 1935, “công cụ mà với nó nền dân chủ bị giết chết trong quốc gia, chủ nghĩa địa phương chủng tộc được phong thần, và thế giới sẽ chuyển sang plutocracy,” mà chúng ta gọi là chế độ tài phiệt.

Một chính kiến Mỹ về tính vĩnh viễn111 lợi dụng bất bình đẳng chủng tộc và biến nó thành một nguồn của bất bình đẳng kinh tế, làm cho những người da trắng chống lại những người da đen, tuyên bố sự hận thù là bình thường và sự thay đổi là không thể có được. Nó bắt đầu từ các tiền đề hư cấu và đưa ra chính sách hưu cấu. Những người Mỹ sống ở miền thôn quê có khuynh hướng tin rằng các khoản thuế của họ được phân bổ cho những người ở các thành phố, mặc dù điều ngược lại mới đúng. Nhiều người Mỹ da trắng, nhất là những người da trắng bỏ phiếu cho Trump, tin rằng những người da trắng chịu nhiều sự kỳ thị hơn những người da đen. Đấy là một di sản của lịch sử Mỹ, mà quay lại đến hậu quả trự tiếp của Nội chiến, khi Tổng thống Andrew Johnson xác định sự bình đẳng chính trị cho những người Mỹ gốc Phi như sự kỳ thị chống lại những người da trắng. Những người tin vào chính kiến về tính không thể tránh khỏi có thể hình dung rằng, khi thời gian trôi đi, mọi người sẽ được giáo dục hơn và phạm ít lỗi hơn. Những người tin vào chính sách công đã có thể thử thiết kế những cải cách mà sẽ giúp mọi người khắc phục các sự bất bình đẳng bất chấp niềm tin của họ. Một chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn như Trump sử dụng những niềm tin sai về quá khứ và hiện tại để biện minh cho các chính sách hư cấu xác nhận các niềm tin sai đó, biến chính trị thành một trận chiến vĩnh viễn chống lại các kẻ thù.

Một chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn xác định những kẻ thù112 hơn là việc trình bày rõ các chính sách. Trump đã làm vậy bằng việc phủ nhận rằng Holocaust liên quan đến những người Do thái, bằng việc dùng thành ngữ “con của một chó cái” khi nhắc đến các nhà điền kinh da đen, bằng việc gọi một đối thủ chính trị là “Pocahontas [một phụ nữ da đỏ hợp tác với thực dân Anh chống lại dân bản xứ của chính cô],” bằng việc giám sát một chương trình lăng mạ những người Mexican bị nhắm mục tiêu, bằng việc công bố một danh sách các tội do những người nhập cư mắc phải, bằng việc biến một cục chống chủ nghĩa khủng bố thành một cục chống chủ nghĩa khủng bố Islamic, bằng việc giúp đỡ các nạn nhân bị bão ở Texas và Florida nhưng không ở Puerto Rico, bằng việc nói về “các nước cực kỳ bẩn thỉu [shithole-hố xí],” bằng việc nhắc đến các phóng viên như các kẻ thù của nhân dân Mỹ, bằng việc cho rằng những người biểu tình được trả tiền, và vân vân. Các công dân Mỹ đã có thể đọc những dấu hiệu này. Một ứng viên đại biểu quốc hội Cộng hòa đã tấn công thân thể một phóng viên hỏi ông một câu hỏi về chăm sóc sức khỏe. Một Nazi Mỹ đã tấn công hai phụ nữ trên một tàu hỏa ở Portland và đã đâm chết hai người đàn ông thử bảo vệ họ. Trong Bang Washington một đàn ông da trắng đã dùng xe của ông cán hai người Mỹ bản địa trong khi hò hét những lời gièm pha chủng tộc. Các giáo viên đã báo cáo trong nhiều cuộc điều tra rằng nhiệm kỳ tổng thống Trump làm tăng sự căng thẳng chủng tộc trong các lớp học của họ. Từ “Trump” đã trở thành một lời chửi bới chủng tộc tại các sự kiện thể thao trường học.

Trong chừng mực chính kiến Mỹ113 về tính vĩnh viễn tạo ra chính sách, mục đích của nó là để gây ra nỗi đau: các thuế lũy thoái chuyển của cải từ đa số của đất nước cho những người rất giàu, và sự giảm hay sự loại bỏ chăm sóc sức khỏe. Chính kiến về tính vĩnh viễn hoạt động như một trò chơi có tổng-âm, nơi mọi người trừ top 1% hay khoảng thế của dân cư bị tồi tệ hơn, và sự đau đớn nảy sinh được dùng để giữ trò chơi tiếp tục. Mọi người có cảm giác thắng bởi vì họ tin rằng những người khác đang thua. Trump đã là một kẻ thua vì ông đã chỉ có thể thắng nhờ nước Nga; những người Cộng hòa là những kẻ thua lớn hơn vì ông đã đánh bẫy đảng của họ; những người Dân chủ còn là những người thua lớn hơn vì họ bị loại khỏi quyền lực; và những người Mỹ, mà chịu sự bất bình đẳng và khủng hoảng sức khỏe bị cố ý sắp đặt, đã là những người thua lớn nhất. Chừng nào có đủ người Mỹ hiểu sự thua như một dấu hiệu rằng những người khác hẳn còn phải thua nhiều hơn, thì logic có thể tiếp tục. Nếu những người Mỹ có thể bị xui khiến để nhìn chính trị như xung đột chủng tộc hơn là như công việc cho một tương lai chung tốt đẹp hơn, thì họ sẽ kỳ vọng chẳng gì tốt đẹp cả.

Trump được gọi là một “nhà dân túy114 (populist).” Tuy vậy, một nhà dân túy là ai đó đề xuất các chính sách làm tăng các cơ hội cho quần chúng, ngược lại với cho các elite tài chính. Trump đã là cái gì đó khác: một nhà dân túy ác dâm (sadopopulist), mà các chính sách của ông ta được thiết kế để làm tổn hại phần dễ bị tổn thương nhất của các cử tri của riêng ông. Được sự kỳ thị chủng tộc tổng thống cổ vũ, những người như vậy có thể hiểu nỗi đau riêng của họ như một dấu hiệu về nỗi đau còn lớn hơn giáng xuống những người khác. Chính sách lớn duy nhất của năm 2017 là để tạo ra nỗi đau: một luật thuế lũy thoái mà tạo ra một lý lẽ ngân sách chống lại việc tài trợ các chương trình trong nước, mà giữa các điều khoản của nó gồm sự tước đoạt chăm sóc sức khỏe của nhiều người cần nó nhất. Theo lời của Trump, “tôi đã chấm dứt nhiệm vụ cá nhân” cho bảo hiểm sức khỏe. Điều này có nghĩa rằng Bộ Luật Chăm sóc có Giá Phải chăng (Obamacare), mà đã mở rộng bảo hiểm sức khỏe giữa những người Mỹ không được bảo hiểm, theo lời ông “về cơ bản đã chết theo thời gian.” Theo Cục Ngân sách Quốc hội (CBO), các điều khoản chăm sóc sức khỏe của luật thuế 2017 sẽ dẫn đến sự mất bảo hiểm sức khỏe cho 13 triệu người Mỹ. Như một phái viên từ Liên Hiệp Quốc cảnh báo, các chính sách này có thể làm cho Hoa Kỳ là “nước bất bình đẳng nhất trên thế giới.” Từ một viễn cảnh bên ngoài, đã là dễ để kết luận rằng nỗi đau là mục đích của những chính sách như vậy.

Ở một mức,115 một người nghèo, công nhân thất nghiệp, hay người nghiện opioid mà bỏ phiếu (cho người) dẹp sự chăm sóc sức khỏe, thì đúng là trao tiền cho những người giàu mà họ không cần và có lẽ sẽ không thậm chí để ý đến. Ở mức khác, một cử tri như vậy đang làm thay đổi sự phổ biến của chính trị từ thành tựu sang sự đau khổ, từ lợi lộc sang nỗi đau, giúp một nhà lãnh đạo chọn thiết lập một chế độ của chủ nghĩa dân túy ác dâm. Một cử tri như vậy có thể tin rằng mình đã chọn những người quản lý nỗi đau của họ, và có thể mơ tưởng rằng nhà lãnh đạo này sẽ làm hại các kẻ thù còn nhiều hơn. Chính kiến về tính vĩnh viễn biến nỗi đau thành ý nghĩa, và rồi biến ý nghĩa quay lại thành nhiều nỗi đau hơn.

Về khía cạnh này, nước Mỹ dưới Tổng thống Trump đang trở nên giống nước Nga. Trong chủ nghĩa tương đối chiến lược, nước Nga bị tổn thương nhưng đã nhắm làm cho những nước khác bị tổn thương hơn—hay ít nhất để thuyết phục dân cư Nga rằng những người khác bị tổn thương nhiều hơn. Các công dân Nga chịu sự đau của các sự trừng phạt Âu châu và Mỹ sau khi Nga xâm lấn Ukraine bởi vì họ tin rằng nước Nga ở trong một chiến dịch vinh quang chống lại châu Âu và nước Mỹ và rằng những người Âu châu và những người Mỹ đang nhận được đúng sự xứng đáng cho sự suy đồi và xâm lược của họ. Một sự biện minh hư cấu cho chiến tranh tạo ra nỗi đau thật mà sau đó biện minh cho sự tiếp tục của một cuộc chiến tranh thật. Trong việc thắng một trận của cuộc chiến tranh đó, trong việc giúp Trump trở thành tổng thống, Moscow đã truyền bá chính logic này bên trong Hoa Kỳ.

Moscow đã thắng116 một trò chơi có tổng-âm trong chính trị quốc tế bằng việc giúp biến chính trị nội địa Mỹ thành một trò chơi có tổng-âm. Trong chính kiến Nga về tính vĩnh viễn, các công dân Nga đánh đổi triển vọng về một tương lai tốt đẹp hơn lấy ảo mộng về một sự bảo vệ anh dũng của sự vô tội Nga. Trong một chính kiến Mỹ về tính vĩnh viễn, những người Mỹ da trắng đánh đổi triển vọng về một tương lai tốt đẹp hơn lấy ảo mộng về một sự bảo vệ anh dũng của sự vô tội Mỹ. Một số người Mỹ có thể được thuyết phục để sống cuộc sống ngắn hơn và tồi tệ hơn, miễn là họ ở dưới ấn tượng, dù đúng hay sai, rằng những người da đen (hay có lẽ những người nhập cư hay những người Muslim) còn đau khổ hơn.

Nếu những người ủng hộ chính phủ kỳ vọng phần thưởng của họ là sự đau khổ, thì một nền dân chủ dựa vào sự cạnh tranh chính sách giữa các đảng bị nguy hiểm. Dưới Trump, những người Mỹ kỳ vọng sự quản lý sự đau khổ và niềm vui thích, sự phẫn nộ hay chiến thắng hàng ngày. Đối với những người ủng hộ và những người phản đối như nhau, kinh nghiệm về chính trị trở thành một hành vi nghiện, giống thời gian dùng online hay về heroin: một chu kỳ của những thời khắc tốt và tồi được dùng hoàn toàn một mình. Ít người kỳ vọng rằng chính phủ liên bang có thể tạo ra các chính sách mới và xây dựng. Trong ngắn hạn, một chính phủ mà không tìm cách để chính đáng hóa bản thân bằng chính sách sẽ bị cám dỗ để làm vậy bằng sự khủng bố, như ở nước Nga. Trong dài hạn, một chính phủ mà không thể tập hợp một đa số qua các cải cách sẽ hủy hoại nguyên tắc sự cai trị của đa số.

Một sự rời xa khỏi117 nền dân chủ và luật trị có vẻ là tiến trình được ưa thích hơn của Trump. Trump đã là ứng viên tổng thống đầu tiên để nói rằng ông sẽ bác bỏ sự kiểm phiếu nếu ông không thắng cuộc bầu cử, người đầu tiên trong hơn một trăm năm thúc giục những người đi theo ông để đánh đối thủ của ông về mặt thể xác, người đầu tiên gợi ý (hai lần) rằng đối thủ của ông nên bị giết, người đầu tiên gợi ý như một chủ đề vận động lớn rằng đối thủ của ông nên bị bỏ tù, và người đầu tiên truyền đạt các meme internet từ những kẻ phát xít. Với tư cách tổng thống, ông bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông cho các nhà độc tài khắp thế giới. Ông giành được chức tổng thống, và đa số của đảng ông trong cả hai viện lập pháp Mỹ, nhờ các yếu tố phi-dân chủ của hệ thống Mỹ. Trump nhận thức sâu sắc về sự thực (fact), buồn tẻ lặp lại rằng ông đã thực sự không thua phiếu phổ thông, mặc dù ông đã thua với một sự chênh lệch lớn. Những người Nga ủng hộ ông đã thử làm cho ông cảm thấy dễ chịu hơn: Kênh Pervyi đã tường thuật sai, chẳng hạn, rằng Clinton đã chỉ giành được đa số phiếu phổ thông bởi vì hàng triệu “linh hồn chết” đã bỏ phiếu cho bà.

Logic bầu cử118 của chủ nghĩa dân túy ác dâm là để hạn chế sự bỏ phiếu cho những người được lợi từ bất bình đẳng và cho những người thích sự đau khổ, và lấy phiếu khỏi những người kỳ vọng chính phủ tán thành sự bình đẳng và cải cách. Trump bắt đầu chính quyền của ông bằng việc chỉ định một ủy ban kìm hãm cử tri với nhiệm vụ để loại bỏ các cử tri khỏi các cuộc bầu cử liên bang, rõ ràng sao cho một đa số nhân tạo có thể được xây dựng ở mức liên bang trong tương lai, như đã là thế trong một số bang. Không có công việc của các ủy ban như vậy ở mức bang, lẽ ra sẽ khó hơn cho Trump để thắng trong 2016. Hy vọng rõ ràng là để tổ chức các cuộc bầu cử tương lai dưới các điều kiện còn hạn chế hơn, với ngày càng ít cử tri hơn. Kịch bản đen tối cho nền dân chủ Mỹ là sự kết hợp khả dĩ của hành động gây sốc nào đó, có lẽ một hành động của chủ nghĩa khủng bố trong nước, với một cuộc bầu cử mà sau đó được tổ chức dưới một tình trạng khẩn cấp, hạn chế thêm nữa quyền bỏ phiếu. Nhiều hơn một lần Trump mộng mơ suy tưởng về một “sự kiện lớn” như vậy.

Sự cám dỗ nước Nga đưa ra119 cho Trump đã là chức tổng thống. Sự cám dỗ Trump đưa ra cho những người Cộng hòa là một nhà nước-độc-đảng, chính phủ của các cuộc bầu cử gian lận hơn là của sự cạnh tranh chính trị, một chế độ tài phiệt chủng tộc trong đó nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo là mang lại sự đau khổ hơn là sự thịnh vượng, để giả bộ bày tỏ cảm xúc cho một bộ lạc hơn là biểu diễn cho tất cả mọi người. Nếu tất cả cái chính phủ liên bang làm là tối đa hóa sự bất bình đẳng và kiềm chế các phiếu, thì tại điểm nào đó sẽ vượt qua một làn ranh. Những người Mỹ, gống những người Nga, cuối cùng sẽ ngừng tin vào các cuộc bầu cử của chính họ; thì Hoa Kỳ, giống Liên bang Nga, sẽ ở trong khủng hoảng kế thừa lâu dài, với không cách hợp pháp nào để chọn các nhà lãnh đạo. Đấy sẽ là thắng lợi của chính sách đối ngoại Nga của những năm 2010: sự xuất khẩu các vấn đề của nước Nga sang các kẻ thù được chọn của nó, sự bình thường hóa các hội chứng của nước Nga bằng cách lây.

Chính trị là quốc tế, nhưng sự sửa chữa phải là địa phương. Chiến dịch vận động tổng thống 2016, lý lịch của Donald Trump, các doanh nghiệp nặc danh, những sự mua bất động sản nặc danh, sự chi phối của tin tức internet, những thứ khác thường của Hiến pháp, bất bình đẳng kinh tế gây kinh ngạc, lịch sử đau khổ về chủng tộc—đối với những người Mỹ, tất cả điều này có vẻ giống một vấn đề của một quốc gia đặc biệt và lịch sử ngoại lệ của nó. Chính kiến về tính không thể tránh khỏi đã cám dỗ những người Mỹ để nghĩ rằng thế giới phải trở nên giống Hoa Kỳ và vì thế hữu nghị và dân chủ hơn, nhưng điều này đã không phải thế. Thực ra, bản thân Hoa Kỳ đã trở nên ít dân chủ hơn trong những năm 2010, và nước Nga đã làm việc để tăng tốc xu hướng này. Các phương pháp cai trị Nga đã hấp dẫn những người muốn trở thành các nhà tài phiệt của nước Mỹ. Như ở nước Nga, rủi ro là các ý tưởng phát xít sẽ củng cố chế độ tài phiệt.

Để phá vỡ bùa mê của tính không thể tránh khỏi, chúng ta phải xem bản thân chúng ta như chúng ta là, không phải trên con đường ngoại lệ nào đó, mà trong lịch sử cùng với những người khác. Để tránh sự cám dỗ của tính vĩnh viễn, chúng ta phải giải quyết các vấn đề cá biệt của chúng ta, bắt đầu với sự bất bình đẳng, với chính sách công kịp thời. Để làm cho chính kiến Mỹ thành một chính kiến tính vĩnh viễn về xung đột chủng tộc là để cho sự bất bình đẳng kinh tế tồi tệ hơn. Để giải quyết sự bất bình đẳng rộng ra về cơ hội, để khôi phục một khả năng về tiến bộ xã hội và như thế một cảm giác về tương lai, đòi hỏi việc xem những người Mỹ như một toàn thể công dân hơn là như các nhóm trong xung đột.

Nước Mỹ sẽ có cả hai hình thức bình đẳng, bình đẳng chủng tộc và bình đẳng kinh tế, hay nó sẽ chẳng có cái nào cả. Nếu nó chẳng có cái nào, chính kiến về tính vĩnh viễn sẽ thắng, chế độ tài phiệt chủng tộc sẽ nổi lên, và nền dân chủ Mỹ sẽ đến một hồi kết.

Chú thích:

1. Sự lên của Donald Trump Timothy Snyder, “Trump’s Putin Fantasy,” NYR, April 19, 2016, gồm hầu hết các trích dẫn và nguồn này. Xem cả: Dugin: “In Trump We Trust,” Katekhon Think Tank video, posted March 4, 2016; Kozyrev: “Donald Trump’s Weird World,” NYT, Oct. 12, 2016. Về “tổng thống của chúng ta”: Ryan Lizza, “A Russian Journalist Explains How the Kremlin Instructed Him to Cover the 2016 Election,” NY, Nov. 22, 2017.

2. Bộ máy media Nga Trích dẫn: Lizza, “Russian Journalist.” Sputnik: Craig Timberg, “Russian propaganda effort helped spread ‘fake news’ during election, experts say,” WP, Nov. 24, 2016; “Hillary Clinton’s Axis of Evil,” Sputnik, Oct. 11, 2016. Trump trên RT vào ngày 8 tháng Chín: Adam Taylor and Paul Farhi, “A Trump interview may be crowning glory for RT,” WP, Sept. 9, 2016.

3. Khi Trump thắng Hoan hô: “Donald Trump has been Made an Honorary Russian Cossack,” The Independent, Nov. 12, 2016. Kiselev và hoạn quan, những cánh tay, cổng vòm, quản gia: Vesti Nedeli, Rossiia Odin, Nov. 13, 2016; Nov. 20, 2016; Dec. 25, 2016; Jan. 22, 2017. Tôi hạ bớt những lời thô tục của Kiselev.

4. Chính kiến về tính vĩnh viễn đầy dẫy Cho bối cảnh nền: Craig Unger, “Trump’s Russian Laundromat,” New Republic, July 13, 2017; Franklin Foer, “Putin’s Puppet,” Slate, July 4, 2016.

5. Suốt bài tập Tài chính của ông sẽ được thảo luận dưới đây. Trích dẫn: Donald Trump, Tweet, Jan. 6, 2018.

6. Bọn gangster Nga bắt đầu Unger, “Trump’s Russian Laundromat.”

7. Một nhà tài phiệt Nga đã mua Harding, Collusion, 272. Dmitry Rybolovlev: Franklin Foer, “Donald Trump Isn’t a Manchurian Candidate,” Slate, July 27, 2016; Philip Ewing, “Subpoena for Deutsche Bank May Put Mueller on Collision Course with Trump,” NPR, Dec. 5, 2017. Nợ ngân hàng: “Trump Bankers Question His Portrayal of Financial Comeback,” Fortune, July 17, 2016; Keri Geiger, Greg Farrell, and Sarah Mulholland, “Trump May Have a $300 Million Conflict of Interest with Deutsche Bank,” Bloomberg, Dec. 22, 2016. Về 55 triệu $: Luke Harding, Collusion (London: Guardian Books, 2017), 13, 283. Rửa tiền của Deutsche Bank: Ed Caesar, “Deutsche Bank’s $10-billion scandal,” New Yorker, Aug. 29, 2016.

8. Những sự chào mời Nga Unger, “Trump’s Russian Laundromat”; Matt Apuzzo and Maggie Haberman, “Trump Associate Boasted,” NYT, Aug. 28, 2017; Natasha Bertrand, “The Trump Organization,” BI, Nov. 23, 2017.

9. Nga không phải là một nước giàu Trump Tower Moscow: Gloria Borger and Marshall Cohen, “Document details scrapped deal,” CNN, Sept. 9, 2017. Tweet: Oct. 17, 2015.

10. Thương vụ cuối cùng đã chẳng bao giờ hoàn tất “Chàng trai của chúng ta”: Apuzzo and Haberman, “Trump Associate Boasted.” Về 70%: Natasha Bertrand, “The Trump Organization,” BI, Nov. 23, 2017.

11. Trump đã gieo rắc không-thực tế RT và birtherism: Scherr, “Russian TV Channel.”

12. Từ một viễn cảnh Nga Jon Swaine and Shaun Walker, “Trump in Moscow,” TG, Sept. 18, 2017. Video: Allan Smith, “Trump once made a cameo,” BI, July 10, 2017; Mandalist Del Barco, “Meet Emin Agalarov,” NPR, July 14, 2017.

13. Cảnh sát mật Soviet V. V. Doroshenko et al., eds., Istoriia sovetskikh organov gosudarstvennoi bezopasnosti: Uchebnik (Moscow: KGB, 1977), đặc biệt tại 206–7; Christopher Andrew and Oleg Gordievsky, KGB (London: Hodder & Stoughton, 1990), 67–78; John Dziak, Chekisty (Lexington: Lexington Books, 1988), đặc biệt tại 49; Władyław Michniewicz, Wielki Bleff Sowiecki (Chicago: Wici: 1991); [Jerzy Niezbrzycki], “ ‘Trest,’ ” VO, vol. 7, no. 1, 1950, 119–33; Timothy Snyder, Sketches from a Secret War (New Haven: Yale UP, 2005); Iuri Shapoval, Volodymyr Prystaiko, Vadym Zolotar’ov, Ch.K.-H.P.U.-NKVD v Ukraini (Kyiv: Abrys, 1997); Piotr Kołakowski, NKWD i GRU na ziemiach polskich 1939–1945 (Warsaw: Bellona, 2002); Rafał Wnuk, “Za pierwszego Sowieta” (Warsaw: IPN, 2007).

14. Chiến tranh lạnh, vào những năm 1970 Cho những suy ngẫm tương tự, xem Pomerantsev, Nothing Is True, 199, 213. Thời gian màn hình: Jacqueline Howard, “Americans devote more than 10 hours a day to screen time, and growing,” CNN, July 29, 2016.

15. Nước Nga dưới Putin Ngủ khì: Vladimir Nikonov trên chương trình Voskresnyi vecher s Solov’evym, Rossiia-24, Sept. 10, 2017; sự thảo luận trong Zachary Cohen, “Russian politician: US spies slept while Russia elected Trump,” CNN, Sept. 12, 2017. Thái độ chung là chiến tranh là phòng vệ: Nikita Mironov, phỏng vấn Alexander Dugin, Open Revolt, March 20, 2014; Vladimir Ovchinskii and Elena Larina, “Kholodnaia voina 2.0,” Izborsk Club, Nov. 11, 2014. Các mục tiêu trước: Matthews, “Russia’s Greatest Weapon May Be Its Hackers”; “Seven Years of Malware Linked to Russian State–Backed Cyber Espionage,” Ars Technica, Sept. 17, 2015; Frenkel, “Meet Fancy Bear”; Gerodimos et al., “Russia Is Attacking Western Liberal Democracies.”

16. Kiselev gọi chiến tranh thông tin 2013: Jochen Bittner et al., “Putins großer Plan,” Die Zeit, Nov. 20, 2014. Izborsk: Vitaly Averianov, “Novaia staraia kholodnaia voina,” Izborsk Club, 23 Dec. 2014, bài báo 4409. Trích dẫn: Rutenberg, “How the Kremlin built.” Xem cả Donna Brazile: Hacks (New York: Hachette), 67.

17. Trong các cuộc bầu cử tổng thống 2014 ở Ukraine Các hoạt động này được thảo luận trong các chương 3, 4, và 5. Cho chi tiết hơn về Estonia, xem “Estonia and Russia: A cyber-riot,” The Economist, May 10, 2007; Kertu Ruus, “Cyber War I,” European Affairs, vol. 9, nos. 1-2, 2008.

18. Chiến tranh Nga chống lại Ukraine T-50: Kanygin, “Bes, Fiks, Romani i goluboglazyi.” Cờ đỏ: Phỏng vấn nhà ly khai (V). Borodai: “Eks-prem’er DNR posovetoval Obame ‘zabrat’sia na pal’mu,’ ” TopNews.ru, Aug. 21, 2014. Trích dẫn Antiufeev: Kanygin, “ ‘Pridnestrovskii general Vladimir Antiufeev.” Trích dẫn Glazyev: “Predotvratit’ voinu—pobedit’ v voine,” Izborsk Club, Sept. 2014, bài báo 3962. Trích dẫn Izborsk tháng Mười Hai 2014: Averianov, “Novaia staraia kholodnaia voina.”

19. FSB Nga “Fabrika trollei,” RBK, Oct. 17, 2017, là báo cáo gốc; xem cả Shaun Walker, “Russian troll factory paid US activists,” TG, Oct. 17, 2017.

20. Đã rõ ràng trong 2016 rằng Krutskikh: Scott Shane, “The Fake Americans Russia Created,” NYT, Sept. 7, 2017. Trả thù: Massimo Calabresi, “Hacking Democracy,” Time, May 29, 2017, 32. Kênh Pervyi: Oct. 9, 2016, 31169. Putin: Andrew Higgins, “Maybe Private Russian Hackers Meddled in Election, Putin Says,” NYT, June 1, 2017.

21. Chủ nghĩa ngoại lệ Mỹ đã tỏ ra Hillary Clinton, mà có lẽ là người Mỹ duy nhất với nhiều lý do nhất để lo, đã không kỳ vọng sự tấn công thuộc loại này (What Happened, 333). Xem cả Donna Brazile, Hacks, 135.

22. Trong một chiến tranh mạng, một “bề mặt tấn công” Elizabeth Dwoskin, Adam Entous, and Craig Timberg, “Google uncovers Russian-bought ads,” NYT, Oct. 9, 2017; Mike Isaac and Daisuke Wakabayashi, “Russian Influence Reached 126 Million Through Facebook Alone,” NYT, Oct. 30, 2017, và các nguồn được trích dưới đây. Cho sự xét lại của Facebook, xem Jen Weedon, William Nuland, and Alex Stamos, “Information Operations and Facebook,” April 27, 2017.

23. Rất có thể Về 5,8 triệu tài khoản: Craig Timberg and Elizabeth Dowskin, “Facebook takes down data,” WP, Oct. 12, 2017; Graham Kates, “Facebook Deleted 5.8 million accounts just before the 2016 election,” CBS, Oct. 31, 2017. 470 site từ Cục Nghiên cứu Internet: Jon Swaine and Luke Harding, “Russia funded Facebook and Twitter investments through Kushner investor,” TG, Nov. 5, 2017. Không có sự từ chối trách nhiệm (No disclaimer): April Glaser, “Political ads on Facebook Now Need to Say Who Paid for Them,” Slate, Dec. 18 2017. Các ước lượng về chia sẻ: Craig Timberg, “Russian propaganda,” WP, Oct. 5, 2017. Các trang sự kiện: David McCabe, “Russian Facebook Campaign Included 100+ Event Pages,” Axios, Jan. 26, 2018. Hơn 3.000 quảng cáo: Mike Snider, “See the fake Facebook ads Russians ran,” USA Today, Nov. 1, 2017; Scott Shane, “These Are the Ads Russia Bought on Facebook in 2016,” NYT, Nov. 1, 2017. Xem cả sưu tập của UsHadrons tại medium.com/​@ushadrons. Về 60 triệu: Nicholas Confessore et al., “Buying Online Influencers,” NYT, Jan. 28, 2018.

24. Những người Mỹ bị phơi ra Cho các quảng cáo, xem ghi chú trước. Những tính dễ nhạy cảm: Calabresi, “Hacking Democracy.” Xem cả Adam Entous, Craig Timberg, and Elizabeth Dwoskin, “Russian operatives used Facebook ads,” WP, Sept. 25, 2017; Nicholas Confessore and Daisuke Wkabayashi, “How Russia Harvested American Rage,” NYT, Oct. 9, 2017. Ví dụ súng: Rebecca Shabad, “Russian Facebook ad showed black woman,” CBS, Oct. 3, 2017. Ví dụ Muslim: “Russian Propaganda Pushed Pro-Hillary Rally,” DB, Sept. 27, 2017; “Russians Impersonated Real American Muslims,” DB, Sept. 27, 2017. Site này, khá lý thú, đã trích rapper ưa thích của Vladislav Surkov, Tupac Shakur. Các bang Michigan và Wisconsin: Manu Rajy, Dylan Byers, and Dana Bash, “Russian-linked Facebook ads targeted Michigan and Wisconsin,” CNN, Oct. 4, 2017. Những người tị nạn và những kẻ hãm hiếp: Ben Popken, “Russian trolls pushed graphic, racist tweets to American voters,” NBC, Nov. 30, 2017. Trump cũng làm thế: trong việc công bố sự ứng cử của ông, 15 tháng Sáu 2015.

25. Những kẻ tấn công Nga đã khai thác Về 10%: Onur Varol et al., “Online Human-Bot Interactions: Detection, Estimation, and Characterization,” Proceedings of the Eleventh International AAAI Conference on Web and Social Media, March 27, 2017, ước lượng 9–15% tài khoản. Về 20% và trích dẫn: Alessandro Bessit and Emilio Ferrara, “Social bots distort the 2016 U.S. Presidential election online discussion,” First Monday, vol. 21, no. 11, Nov. 7, 2016. Ước lượng rằng các bot là tích cực như những người con người: Marco T. Bastos and Dan Mercea, “The Brexit Botnet and User-Generated Hyperpartisan News,” Social Science Computer Review, 2017, 4. Về 2.752 tài khoản: Ben Popken, “Russian trolls went on attack during key election moments,” NBC, Dec. 20, 2017. Sự tính muộn hơn của Twitter: Confessore, “Buying Online Influencers.”

26. Các bot ban đầu được dùng Twitter và nhắn tin-để-bỏ phiếu: Twitter, “Update: Russian Interference in 2016 US Election, Bots, & Misinformation,” Sept. 28, 2017. North Carolina: Nicole Perlroth et al., “Russian Election Hacking Efforts,” NYT, Sept. 1, 2017. Các hội đồng bầu cử: “Assessing Russian Activities and Intentions in Recent U.S. Elections,” Intelligence Community Assessment, Jan. 6, 2017, iii.

27. Sau khi sử dụng các bot Twitter của nó Hội nghị và tranh luận: Ben Popken, “Russian trolls went on attack during key election moments,” NBC, Dec. 20, 2017. Các bang dao động: “Study: Fake News on Twitter Flooded Swing States,” DB, Sept. 29, 2017. Các bot từ Brexit: Carrell, “Russian cyber-activists.” Xu hướng và cùng 1.600 bot: Selina Wang, “Twitter Is Crawling with Bots,” Bloomberg, Oct. 13, 2017.

28. Tại Hoa Kỳ trong 2016 Xem các trích dẫn dưới đây. Các hack email: M. D. Shear and M. Rosenberg, “Released Emails Suggest the D.N.C. Derided the Sanders Campaign,” NYT, July 22, 2016; Jenna McLaughlin, Robbie Gramer, and Jana Winter, “Private Email of Top U.S. Russia Intelligence Official Hacked,” Time, July 17, 2017.

29. Trong một năm bầu cử tổng thống Nga đã hack: Thomas Rid, U.S. Senate testimony, March 30, 2017; Frenkel, “Meet Fancy Bear.” Bầu không khí đại hội: Clinton, What Happened, 341; Brazile, Hacks, 8, 9, 15.

30. Theo các nhà chức trách Mỹ Các đánh giá Mỹ: NCCIC and FBI Joint Analysis Report, “Grizzly Steppe: Russian Malicious Cyber Activity,” Dec. 29, 2016; “Assessing Russian Activities and Intentions in Recent U.S. Elections,” Intelligence Community Assessment, Jan. 6, 2017. Xem cả U.S. Department of the Treasury, “Issuance of Amended Executive Order 13694; Cyber-Related Sanctions Designations,” Dec. 29, 2016. Sự tham gia của Trump Jr. và Trump Sr.: Jack Shafer, “Week 26,” Politico, Nov. 18, 2017. Các trích dẫn: Marshall Cohen, “What we know about Trump Jr.’s exchanges with WikiLeaks,” CNN, Nov. 14, 2017. Những sự từ chối của Trump: Kurt Eichenwald, “Why Vladimir Putin’s Russia Is Backing Donald Trump,” NW, Nov. 4, 2016.

31. Các email bị rò rỉ Hướng đến Podesta: “Russia Twitter trolls rushed to deflect Trump bad news,” AP, Nov. 9, 2017. Ba mươi phút: Adam Entous and Ellen Nakashima, “Obama’s secret struggle to punish Russia,” WP, June 23, 2017.

32. Như ở Ba Lan trong 2015 Xem Brazile, Hacks, 25, 43, 85.

33. Nếu họ chỉ coi những gì được Trích dẫn Putin: Frenkel, “Meet Fancy Bear.” Theo tình báo Mỹ, Nga đã chiết xuất tư liệu về những người Cộng hòa nhưng đã không dùng nó. “Assessing Russian Activities and Intentions in Recent U.S. Elections,” Intelligence Community Assessment, Jan. 6, 2017, 3.

34. Các nguồn mở đã tiết lộ Không lương: Philip Bump, “Paul Manafort: An FAQ about Trump’s indicted former campaign chairman,” WP, Oct. 30, 2017. Xem cả: Kate Brannen, “A Timeline of Paul Manafort’s Relationship with Donald Trump,” Slate, Oct. 30, 2017.

35. Giữa 2006 và 2009 Trả tiền: Aggelos Petropolous and Richard Engel, “Manafort Had $60 Million Relationship With a Russian Oligarch,” NBC, Oct. 15, 2017. Deripaska phủ nhận rằng đã tiến hành các khoản trả tiền. Báo cáo ngắn: Julia Ioffe and Frank Foer, “Did Manafort Use Trump to Curry Favor with a Putin Ally?” The Atlantic, Oct. 2, 2017. Xem cả: Andrew Roth, “Manafort’s Russia connection: What you need to know about Oleg Deripaska,” WP, Sept. 24, 2017. Luật sư: Rebecca Ruiz and Sharon LaFrontiere, “Role of Trump’s Personal Lawyer Blurs Public and Private Lines,” NYT, June 11, 2017.

36. Hãy bỏ sang một bên lịch sử Các sự kiện này được thảo luận trong chương 4. Xem Foer, “Quiet American”; Simon Shuster, “How Paul Manafort Helped Elect Russia’s Man in Ukraine,” Time, Oct. 31, 2017; và đặc biệt Franklin Foer, “The Plot Against America,” The Atlantic, March 2018.

37. Sau khi đã đưa các chiến thuật Mỹ Sẽ không xâm lấn: Eric Bradner and David Wright, “Trump says Putin is ‘not going to go into Ukraine,’ despite Crimea,” CNN, Aug. 1, 2016. Trả 12,7 triệu $ tiền mặt: Andrew E. Kramer, Mike McIntire, and Barry Meier, “Secret Ledger in Ukraine Lists Cash for Donald Trump’s Campaign Chief,” NYT, Aug. 14, 2016. Câu chuyện Thổ Nhĩ Kỳ: Andrew Weisburd and Clint Watts, “How Russia Dominates Your Twitter Feed,” DB, Aug. 6, 2016; Linda Qiu, “Trump campaign chair misquotes Russian media in bogus claim about NATO base terrorist attack,” Politifact, Aug. 16, 2016.

38. Manafort bị thay thế Dòng chính: Sarah Posner, “How Donald Trump’s New Campaign Chief Created an Online Haven for White Nationalists,” Mother Jones, Aug. 22, 2016. Cho nhiều ví dụ về sự nhiệt tình da trắng thượng đẳng cho Trump, xem Richard Cohen, “Welcome to Donald Trump’s America,” SPLC Report, Summer 2017; Ryan Lenz et al., “100 Days in Trump’s America,” Southern Poverty Law Center, 2017. Phiên xử Heimbach: “Will Trump have to testify on rally attacks?” DB, April 19, 2017. Các trích dẫn Heimbach: Michel, “Beyond Trump and Putin”; xem cả Heather Digby Parton, “Trump, the alt-right and the Kremlin,” Salon, Aug. 17, 2017. Bannon, David Bossie, và Citizens United: Michael Wolff, “Ringside with Steve Bannon at Trump Tower as the President-Elect’s Strategist Plots ‘An Entirely New Political Movement,’ ” Hollywood Reporter, Nov. 18, 2016. Bannon và nhà Mercer: Matthew Kelly, Kate Goldstein, and Nicholas Confessore, “Robert Mercer, Bannon Patron, Is Leaving Helm of $50 Billion Hedge Fund,” NYT, Nov. 2, 2017.

39. Ý thức hệ cực-Hữu của Bannon Trích dẫn Bannon: Owen Matthews, “Alexander Dugin and Steve Bannon’s Ideological Ties to Vladimir Putin’s Russia,” NW, April 17, 2017. Ý thức hệ và các phim của Bannon: Ronald Radosh, “Steve Bannon, Trump’s Top Guy, Told Me He Was ‘A Leninist’ Who Wants to ‘Destroy the State,’ ” DB, Aug. 22, 2016; Jeremy Peters, “Bannon’s Views Can be Traced to a Book That Warns, ‘Winter Is Coming,’ ” NYT, April 8, 2017; Owen Matthews, “Alexander Dugin and Steve Bannon’s Ideological Ties to Vladimir Putin’s Russia,” NW, April 17, 2017; Christopher Dickey and Asawin Suebsaeng, “Steve Bannon’s Dream: A Worldwise Ultra-Right,” DB, Nov. 13, 2016.

40. Các phim của Bannon là quá đơn giản Trích dẫn Bannon: Wolff, “Ringside with Steve Bannon.” Quan điểm: Radosh, “Steve Bannon”; Peters, “Bannon’s Views”; Matthews, “Alexander Dugin.” Bannon nói về hành vi “phản bội” của Manafort, Kushner, và Donald Trump Jr.: David Smith, “Trump Tower meeting with Russians ‘treasonous,’ Bannon says in explosive book,” TG, Jan. 3, 2018. Chế độ bảo hộ: Greg Miller, Greg Jaffe, and Philip Rucker, “Doubting the intelligence, Trump pursues Putin and leaves a Russian threat unchecked,” WP, Dec. 14, 2017.

41. Suốt chiến dịch Cán bộ: Jon Swaine and Luke Harding, “Russia funded Facebook and Twitter investments through Kushner investor,” TG, Nov. 5, 2017. Deutsche Bank: Harding, Collusion, 312–14; Michael Kranish, “Kushner firm’s $285 million Deutsche Bank loan came just before Election Day,” WP, June 25, 2017. “Thân thiện (Get along)”: Andrew Kaczynski, Chris Massie, and Nathan McDermott, “80 Times Trump Talked About Putin,” CNN, March 2017.

42. Sau khi bố vợ anh Jo Becker and Matthew Rosenberg, “Kushner Omitted Meeting with Russians on Security Clearance Forms,” NYT, April 6, 2017; Jon Swaine, “Jared Kushner failed to disclose emails sent to Trump team about WikiLeaks and Russia,” TG, Nov. 16, 2017; Jason Le Miere, “Jared Kushner’s Security Clearance Form Has Unprecedented Level of Mistakes, Says Leading Official,” NW, Oct. 13, 2017.

43. Ngoài sự tham gia của anh Veselnitskaia và Agalarov: Harding, Collusion, 232. Thông cáo báo chí: Amber Phillips, “12 things we can definitely say the Russia investigation has uncovered,” WP, Dec. 23, 2017. Xem cả các nguồn tại những thảo luận khác về cuộc gặp này.

44. Trong chiến dịch Những lời ca ngợi: Franklin Foer, “Putin’s Puppet,” Slate, July 21, 2016. Burt: Ben Schreckinger and Julia Ioffe, “Lobbyist Advised Trump Campaign While Promoting Russian Pipeline,” Politico, Oct. 7, 2016; James Miller, “Trump and Russia,” DB, Nov. 7, 2016. Server (Máy chủ): Frank Foer, “Was a Trump Server Communicating with Russia?” Slate, Oct. 31, 2016.

45. Ngay khi Trump bổ nhiệm Karla Adams, Jonathan Krohn, and Griff Witte, “Professor at center of Russia disclosures,” WP, Oct. 31, 2017; Ali Watkins, “Mysterious Putin ‘niece’ has a name,” Politico, Nov. 9, 2017; Sharon LaFraniere, Mark Mazzetti, and Matt Apuzzo, “How the Russia Inquiry Began,” NYT, Dec. 30, 2017; Luke Harding and Stephanie Kirchgaessner, “The boss, the boyfriend and the FBI,” TG, Jan. 18, 2018.

46. Một buổi tối trong tháng Năm Bị bắt: Matt Apuzzo and Michael E. Schmidt, “Trump Campaign Advisor Met with Russian,” NYT, Oct. 30, 2017. Trích dẫn: LaFraniere, Mazzetti, and Apuzzo, “How the Russia Inquiry Began.”

47. Một cố vấn thứ hai của Trump Lập dị: Stephanie Kirchgaessner et al., “Former Trump Advisor Carter Page Held ‘Strong Pro-Kremlin Views,’ Says Ex-Boss,” Rosalind S. Helderman, TG, April 14, 2017. Các tài liệu 2013: Harding, Collusion, 45. Các khách hàng: “Here’s What We Know about Donald Trump and His Ties to Russia,” WP, July 29, 2016. Sở hữu cổ phần: Foer, “Putin’s Puppet.”

48. Page đi Nga Các thành viên cao cấp: Rosalind S. Helderman, Matt Zapotolsky, and Karoun Demirjian, “Trump adviser sent email describing ‘private conversation’ with Russian official,” WP, Nov. 7, 2017. Đại hội: Natasha Bertrand, “It looks like another Trump advisor has significantly changed his story about the GOP’s dramatic shift on Ukraine,” BI, March 3, 2017.

49. Một cố vấn chính sách đối ngoại thứ ba Các mối quan hệ nước ngoài: Michael Kranish, Tom Hamburger, and Carol D. Leonnig, “Michael Flynn’s role in Mideast nuclear project could compound legal issues,” WP, Nov. 27, 2017. Các tweet của Flynn: Ben Collins and Kevin Poulsen, “Michael Flynn Followed Russian Troll Accounts, Pushed Their Messages in Days Before Election,” DB, Nov. 1, 2017; Michael Flynn, các tweet, ngày 2 và 4 tháng Mười Một 2016. Flynn sau đó đã bỏ tweet ấu dâm.

50. Trong màn sương rối loạn tâm thần Flynn tại đại tiệc tối: Greg Miller, “Trump’s pick for national security adviser brings experience and controversy,” WP, Nov. 17, 2016. GRU, Misha, RT gala: Harding, Collusion, 116, 121, 126. Các tweet: xem ghi chú trước; cũng xem Bryan Bender and Andrew Hanna, “Flynn under fire,” Politico, Dec. 5, 2016. Flynn đã xin lỗi vì truyền thông điệp bài Do thái.

51. Vào ngày 29 tháng Mười Hai 2016 Trích McFarland và nói chung: Michael S. Schmidt, Sharon LaFraniere, and Scott Shane, “Emails Dispute White House Claims That Flynn Acted Independently on Russia,” NYT, Dec. 2, 2017.

52. Barack Obama đích thân Cảnh báo từ Obama và Yates: Harding, Collusion, 130, 133. Trump sa thải Yates: Michael D. Shear, Mark Landler, Matt Apuzzo, and Eric Lichtblau, “Trump Fires Acting Attorney General Who Defied Him,” NYT, Jan. 30, 2017. Flynn nhận tội: Michael Shear and Adam Goldman, “Michael Flynn Pleads Guilty to Lying to the F.B.I. and Will Cooperate,” NYT, Dec. 1, 2017.

53. Ngoài Flynn ra Philip Bump, “What Jeff Sessions said about Russia, and when,” WP, March 2, 2017. Pema Levy and Dan Friedman, “3 Times Jeff Sessions Made False Statements to Congress Under Oath,” Mother Jones, Nov. 8, 2017.

54. Bộ trưởng thương mại của Trump Ngân hàng: “Kak novyi ministr torgovli SShA sviazan s Rossiei,” RBK, Dec. 6, 2016; James S. Henry, “Wilbur Ross Comes to D.C. with an Unexamined History of Russian Connections,” DCReport, Feb. 25, 2017; Stephanie Kirchgaessner, “Trump’s commerce secretary oversaw Russia deal while at Bank of Cyprus,” TG, March 23, 2017. Vekselberg: Harding, Collusion, 283. Mai táng lại: Eltchaninoff, Dans la tête de Vladimir Poutine, 46.

55. Một khi được bổ nhiệm làm bộ trưởng thương mại Jon Swaine and Luke Harding, “Trump commerce secretary’s business links with Putin family laid out in leaked files,” TG, Nov. 5, 2017; Christina Maza, “Putin’s daughter is linked to Wilbur Ross,” NW, Nov. 28, 2017.

56. Hoa Kỳ đã chẳng bao giờ Elaine Lies, “Tillerson says State Department spending ‘simply not sustainable,’ ” Reuters, March 17, 2017; Colum Lynch, “Tillerson to Shutter State Department War Crimes Office,” Foreign Policy, July 17, 2017; Josh Rogan, “State Department considers scrubbing democracy promotion from its mission,” WP, Aug. 1, 2017.

57. Việc làm yếu ngoại giao Mỹ Aug. 2016: Michael Morell, “I Ran the CIA. Now I’m Endorsing Hillary Clinton,” NYT, Aug. 5, 2016. Tài sản: trích Glenn Carle: Jeff Stein, “Putin’s Man in the White House?” NW, Dec. 21, 2017. Ba chuyên gia: Alex Finley, Asha Rangappa, and John Sipher, “Collusion Doesn’t Have to Be Criminal to Be an Ongoing Threat,” Just Security, Dec. 15, 2017. Các trừng phạt: “Sanctioned Russian Spy Official Met with Counterparts in US,” NYT, Jan. 30, 2018; Julian Borger, “US ‘name-and-shame’ list of Russian oligarchs binned,” TG, Jan. 30, 2018; John Hudson, “Trump Administration Admits It Cribbed from Forbes Magazine,” BuzzFeed, Jan. 30, 2018.

58. Bản thân Trump đã lặp đi lặp lại Matthew Haag, “Preet Bharara Says Trump Tried to Build Relationship With Him Before Firing,” NYT, June 11, 2017; Harriet Sinclair, “Preet Bharara, Fired By Trump, Says ‘Absolutely’ Enough Evidence for Obstruction Probe,” NW, June 11, 2017. Trump sử dụng từ “hoax (trò chơi xỏ)” nhiều lần; ví dụ: Tweet, Jan. 2018: “total hoax on the American public.”

59. FBI đã đang điều tra Các đồng minh: Luke Harding, Stephanie Kirchgaessner, and Nick Hopkins, “British spies were first to spot Trump team’s links with Russia,” TG, April 13, 2017. FBI điều tra Page: Marshall Cohen and Sam Petulla, “Papadopoulos’ guilty plea visualized,” CNN Politics, Nov. 1, 2017. Dòng thờ gian của Comey: Glenn Kessler and Meg Kelly, “Timeline,” WP, Oct. 20, 2017; Morgan Chalfant, “Timeline,” The Hill, May 9, 2017.

60. Dù vậy, FBI Áp lực: Matt Apuzzo, Maggie Haberman, and Matthew Rosenberg, “Trump Told Russians That Firing ‘Nut Job’ Comey Eased Pressure From Investigation,” NYT, May 19, 2017. Đặc vụ kép Israeli: Harding, Collusion, 194. Julie Hirschfeld Davis, “Trump Bars U.S. Press, but Not Russia’s, at Meeting with Russian Officials,” NYT, May 10, 2017; Lily Hay Newman, “You Can’t Bug the Oval Office (for Long Anyway),” Wired, May 11, 2017.

61. Sau hậu quả Con rối: PK, May 10, 2017. Putin nói về Comey: Vesti, May 14, 2017. Sa thải Mueller: Michael E. Schmidt and Maggie Haberman, “Trump Ordered Mueller Fired, NYT, Jan. 25, 2018. Trump nói dối: James Hohmann, “Five Takeaways from Trump’s Threatened Effort to Fire Mueller,” WP, Jan. 26, 2018. Luật và trật tự: “FBI urges White House not to release GOP Russia-probe memo,” NBC, Jan. 31, 2018.

62. Nga đã cho phép và duy trì Pomerantsev, Nothing Is True, 49.

63. Về các khía cạnh quan trọng Chava Gourarie, “Chris Arnade on his year embedded with Trump supporters,” Columbia Journalism Review, Nov. 15, 2016; Timothy Snyder, “In the Land of No News,” NYR, Oct. 27, 2011. Các sự sa thải: Mark Jurkowitz, “The Losses in Legacy,” Pew Research Center, March 26, 2014.

64. Đã là một sự đổi mới Mỹ Moonves: James Williams, “The Clickbait Candidate,” Quillette, Oct. 3, 2016. Các tài khoản Twitter: Steven Levitsky and Daniel Ziblatt, How Democracies Die (New York: Crown, 2018), 58. Về sự trình diễn, xem Peter Pomerantsev, “Inside the Kremlin’s hall of mirrors,” TG, April 9, 2015.

65. Không giống những người Nga Alice Marwick and Rebecca Lewis, “Media Manipulation and Disinformation Online,” Data & Society Research Institite, 2017, 42–43, sic passim (nguyên văn đây đó). Tamsin Shaw, “Invisible Manipulators of Your Mind,” NYR, April 20, 2017; Paul Lewis, “Our minds can be hijacked,” TG, Oct. 6, 2017. Con số 44%: Pew Research Center, được trích trong Olivia Solon, “Facebook’s Failure,” TG, Nov. 10, 2016. Cho một mô tả sâu sắc về việc tháo gỡ các tiền đề tâm lý học cho chính trị dân chủ, xem Schlögel, Entscheidung in Kiew, 17–22.

66. Mặc dù các nền tảng internet Các sản phẩm Facebook: Elizabeth Dwoskin, Caitlin Dewey, and Craig Timberg, “Why Facebook and Google are struggling to purge fake news,” WP, Nov. 15, 2016. Về 56 triệu lượt: Craig Timberg, “Russian propaganda effort helped spread ‘fake news’ during election, experts say,” WP, Nov. 24, 2016. Những người Nga quảng bá Fox và Breitbart: Eisentraut, “Russia Pulling Strings.”

67. Các sự hư cấu “pizzagate Marc Fisher, John Woodrow Cox, and Peter Hermann, “Pizzagate: From rumor, to hashtag, to gunfire in D.C.,” WP, Dec. 6, 2016; Ben Popken, “Russian trolls pushed graphic, racist tweets to American voters,” NBC, Nov. 30, 2017; Mary Papenfuss, “Russian Trolls Linked Clinton to ‘Satanic Ritual,’ ” HP, Dec. 1, 2016.

68. Các nền tảng Nga cung cấp Ben Collins, “WikiLeaks Plays Doctor,” DB, Aug. 25, 2016.

69. Những người Nga đã khai thác Casey Michel, “How the Russians pretended to be Texans,” WP, Oct. 17, 2017; Ryan Grenoble, “Here are some of the ads Russia paid to promote on Facebook,” HP, Nov. 1, 2017. Thêm về sự ly khai: “Is Russia Behind a Secession Effort in California?” The Atlantic, March 1, 2017. Vương quốc Anh, Pháp, và Liên Âu đã là các chủ đề của chương 3. Về Catalonia: David Alandete, “Putin encourages independence movement,” El Pais, Oct. 26, 2017.

70. Những người Mỹ đã tin TEN_GOP và Obama: “Russia Twitter Trolls rushed to deflect Trump bad news,” AP, Nov. 9, 2017. Conway đang tweet lại: Denise Clifton, “Putin’s Pro-Trump Trolls,” Mother Jones, Oct. 31, 2017. Pasobiec và nói chung: Kevin Collier, “Twitter Was Warned Repeatedly,” BuzzFeed, Oct. 18, 2017. “Love you back (Yêu các bạn)”: Ryan Lenz et al., “100 Days in Trump’s America,” Southern Poverty Law Center, 2017. Flynn: Collins and Poulsen, “Michael Flynn Followed Russian Troll Accounts.”

71. Luật trị Trump: Bài phát biểu ở Miami, Sept. 16, 2016. Về Butina: “The Kremlin and the GOP Have a New Friend—and Boy Does She Love Guns,” DB, Feb. 23, 2017. Các quảng cáo và meme Nga đặc thù như “American Gunslinger” được thảo luận ở trên và dưới đây.

72. Trong khi đó, các nhà chức trách Nga Rosalind S. Helderman and Tom Hamburger, “Guns and religion,” WP, April 30, 2017. Nicholas Fandos, “Operative Offered Trump Campaign ‘Kremlin Connection,’ ” NYT, Dec. 3, 2017.

73. Trong tháng Hai 2016 Butina báo cho Torshin: Matt Apuzzo, Matthew Rosenberg, and Adam Goldman, “Top Russian Official Tried to Broker ‘Backdoor’ Meeting Between Trump and Putin,” NYT, Nov. 18, 2017; cũng xem Tim Mak, “Top Trump Ally Met with Putin’s Deputy in Moscow,” DB, March 2017. Trump Jr. và Torshin: “Trump Jr. met with man with close ties to Kremlin,” CBS, Nov. 20, 2017. NRA and NYT: Amanda Holpuch, “ ‘We’re coming for you,’ ” TG, Aug. 5, 2017. Torshin đã phủ nhận các cáo buộc về tội rửa tiền. Bán quân sự: Anton Shekhovtsov, “Slovak Far-Right Allies of Putin’s Regime,” TI, Feb. 8, 2016; Petra Vejvodová, Jakub Janda, and Veronika Víchová, The Russian Connections of Far-Right and Paramilitary Organizations in the Czech Republic (Budapest: Political Capital, 2017); Attila Juhász, Lóránt Györi, Edit Zgut, and András Dezsö, The Activity of Pro-Russian Extremist Groups in Hungary (Budapest: Political Capital, 2017).

74. Trong 2013, Tòa án Tối cao Carol Anderson, White Rage (New York, London: Bloomsbury, 2017), 151, 163; Zachary Roth, “The Real Voting Problem in the 2016 Election,” Politico, Oct. 24, 2016. Xem cả Levitsky and Ziblatt, How Democracies Die, 183.

75. Trong cuộc bầu cử 2016 Anderson, White Rage, 163, 165, 168.

76. Các quan hệ chủng tộc Mỹ Ryan C. Brooks, “How Russians Attempted to Use Instagram to Influence Native Americans,” BuzzFeed, Oct. 23, 2017; Ryan Grenoble, “Here are some of the ads Russia paid to promote on Facebook,” HP, Nov. 1, 2017; Cecilia Kang, “Russia-Financed Ad Linked Clinton and Satan,” NYT, Nov. 2, 2017; Ben Collins, Gideon Resnick, and Spencer Ackerman, “Russia Recruited YouTubers,” DB, Oct. 8, 2017; April Glaser, “Russian Trolls Are Still Co-Opting Black Organizers’ Events,” Technology, Nov. 7, 2017.

77. Chủng tộc của Barack Obama Dân biểu: Elena Chinkova, “Rodnina ‘pokazala’ Obame banan,” KP, Sept. 14, 2013. Ngày sinh nhật: các ảnh và bình luận là sẵn có tại trang Vkontakte của các sinh viên, vk.com/​mskstud?w=wall-73663964_66. Hiệu tạp hóa: Vesti.ru, Dec. 10, 2015, 2698780. Rửa xe: Amur.info, May 25, 2016, 111458; LifeNews: Life.ru, Dec. 30, 2016, 954218.

78. Chủng tộc đã trong tâm trí Nga Adam Entous, “House majority leader to colleagues in 2016: ‘I think Putin pays’ Trump,” WP, May 17, 2017. Tầm quan trọng của các quy ước và tập quán là một luận đề chính của Levitsky and Ziblatt, How Democracies Die. Trích dẫn: Vesti, Feb. 20, 2016, 2777956.

79. Trong tháng Sáu 2016 Công bằng mà nói, Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đã nói trong tháng Năm 2017, “Khi một đảng bị tấn công, tất cả chúng ta nên cảm thấy một sự tấn công.” Đấy không phải là một ý kiến được bày tỏ rộng rãi; và vào lúc đó đã là quá muộn. Camila Domonoske, “Sally Yates Testifies: ‘We Believed Gen. Flynn Was Compromised,’ ” NPR, May 8, 2017.

80. Khi những người Cộng hòa nhận ra McConnell: Adam Entous, Ellen Nakashima, and Greg Miller, “Secret CIA assessment says Russia was trying to help Trump win White House,” WP, Dec. 9, 2016; Greg Miller, Ellen Nakashima, and Adam Entous, “Obama’s secret struggle to punish Russia,” WP, June 23, 2017. Trích dẫn: “Background to ‘Assessing Russian Activities and Intentions in Recent US Elections’: The Analytic Process and Cyber Incident Attribution,” Director of National Intelligence (DNI), Jan. 6, 2017.

81. Vào thời khắc quan trọng Lý lẽ này về chủng tộc và Nga được đưa ra bởi Anderson, White Rage, 163; cũng như bởi Ta-Nehisi Coates, “The First White President,” The Atlantic, Oct. 2017, 74–87. Trích dẫn: Aaron Blake, “ ‘Tôi cảm thấy như chúng tôi bị nghẹt thở,’ ” WP, June 23, 2017.

82. Chắc chắn, một số Rubio: Sparrow, “From Maidan to Moscow,” 339. Kasich: Caitlin Yilek, “Kasich campaign launches ‘Trump-Putin 2016’ website,” The Hill, Dec. 19, 2015.

83. Đường tới không-tự do Về bất bình đẳng toàn cầu, xem Paul Collier, The Bottom Billion (Oxford, UK: Oxford UP, 2007). Donald Trump, tuyên bố ứng cử, 15-6-2015: “Thật buồn, giấc mơ Mỹ đã chết.”

84. Là dễ để thấy Trotsky, 2017, đạo diễn Aleksandr Kott and Konstantyn Statskii, tranh luận giữa Trotsky và Ilyin trong episode 8, tại (phút) 26:20–29.40.

85. Trong 2016, Nga Các con số từ Anastasiya Novatorskaya, “Economic Inequality in the United States and Russia, 1989–2012,” 2017; xem cả (89% và 76%) Credit Suisse, “Global Wealth Report 2016.” Bạn bè: Anders Åslund, “Russia’s Crony Capitalism,” Zeszyty mBank, no. 128, 2017. Cellist (người chơi cello): Luke Harding, “Revealed: the $2bn offshore trail that leads to Vladimir Putin,” TG, April 3, 2006.

86. Trường hợp của tỷ phú chơi cello ước lượng 7 ngàn tỷ $: Oxfam Briefing Paper, Jan. 18, 2016. Ước lượng 21 ngàn tỷ $: Phỏng vấn James Henry, “World’s Super-Rich Hide $21 Trillion Offshore,” RFE/RL, July 31, 2016.

87. Trong tháng Sáu 2016 Anders Åslund, “Putin’s greatest weakness may be located on US shores,” The Hill, Oct. 17, 2017; Harding, Collusion, 244; Anne Applebaum, “The ugly way Trump’s rise and Putin’s are connected,” WP, July 25, 2017. Về cuộc gặp: Sharon LaFraniere and Andrew E. Kramer, “Talking Points Brought to Trump Tower Meeting Were Shared with Kremlin,” NYT, Oct. 27, 2017.

88. Những người Nga dùng các công ty bình phong Unger, “Trump’s Russian Laundromat.” Các trích dẫn Trump: Tweet, Jan. 6, 2018. Tại London, một kẻ cắp thuyết phục để đến nhà của những người giàu bằng việc dùng giọng Nga. Pomerantsev, Nothing Is True, 219.

89. Chính kiến Mỹ Xem Tony Judt and Timothy Snyder, Thinking the Twentieth Century (New York: Penguin, 2012).

90. Hoa Kỳ đã có các nguồn lực Cho các số liệu thống kê, và về mối quan hệ giữa sự giải trừ công đoàn và bất bình đẳng, xem Bruce Western and Jake Rosenfeld, “Unions, Norms, and the Rise in U.S. Wage Inequality,” American Sociological Review, vol. 76, no. 4, 2011, 513–37. Ước lượng của họ rằng sự giải trừ công đoàn giải thích cho một phần năm đến một phần ba của sự tăng bất bình đẳng. Các thuế: Thomas Piketty, Emmanuel Saez, and Gabriel Zucman, Distributional Accounts: Methods and Estimates for the United States (Cambridge, Mass.: National Bureau of Economic Research, 2016), 28.

91. Trong thời đại của tính không thể tránh khỏi Các con số trong đoạn này là từ Piketty, Saez, Zucman, “Distributional Accounts,” 1, 17, 19, trừ phi được lưu ý khác đi. 2016 39%: Ben Casselman, “Wealth Grew Broadly Over Three Years, but Inequality Also Widened,” NYT, Sept. 28, 2017. Cho 7% đến 22%, và 220 lần đến 1.120 lần: Emmanuel Saez and Gabriel Zucman, “Wealth Inequality in the United States Since 1913: Evidence from Capitalized Income Tax Data,” National Bureau of Economic Research, Working Paper 20265, Oct. 2014, 1, 23.

92. Đối với nhiều người Mỹ Thời gian bị mất: Katznelson, Fear Itself, 12. Xem cả Studs Terkel, Hard Times (New York: Pantheon Books, 1970). Kỳ vọng của các thế hệ: Raj Chetty et al., “The fading American dream,” Science, vol. 356, April 28, 2017. Giảm một phần ba: Mark Muro, “Manufacturing jobs aren’t coming back,” MIT Technology Review, Nov. 18, 2016. Nợ sinh viên: Casselman, “Wealth Grew Broadly Over Three Years, but Inequality Also Widened.”

93. Bất bình đẳng có nghĩa Sự phơi ra cho bất bình đẳng: Benjamin Newman, Christopher Johnston, and Patrick Lown, “False Consciousness or Class Awareness?” American Journal of Political Science, vol. 59, no. 2, 326–40. Giá trị kinh tế tăng lên của giáo dục: “The Rising Cost of Not Going to College,” Pew Research Center, Feb. 11, 2014. Cuộc sống với cha mẹ: Rebecca Beyer, “This is not your parents’ economy,” Stanford, July–Aug. 2017, 46. Con cái: Melissa Schettini Kearney, “Income Inequality in the United States,” testimony before the Joint Economic Committee of the U.S. Congress, Jan. 16, 2014. San Francisco: Rebecca Solnit, “Death by Gentrification,” trong John Freeman, ed., Tales of Two Americas: Stories of Inequality in a Divided Nation (New York: Penguin, 2017).

94. Như Warren Buffett diễn đạt Trích Buffett: Mark Stelzner, Economic Inequality and Policy Control in the United States (New York: Palgrave Macmillan, 2015), 3. Về sức khỏe và sự bỏ phiếu, xem ghi chú tiếp.

95. Nhân tố tương quan mạnh nhất Khủng hoảng sức khỏe mức-hạt (county) và phiếu cho Trump: J. Wasfy et al., “County community health associations of net voting shift in the 2016 U.S. presidential election,” PLoS ONE, vol. 12, no. 10, 2017; Shannon Monnat, “Deaths of Despair and Support for Trump in the 2016 Presidential Election,” Research Brief, 2016; cũng xem “The Presidential Election: Illness as Indicator,” The Economist, Nov. 19, 2016. Bất bình đẳng và khủng hoảng sức khỏe: John Lynch et al., “Is Inequality a Determinant of Population Health?” The Milbank Quarterly, vol. 82, no. 1, 2004, 62, 81, sic passim (nguyên văn ở đó đây). Nông dân tự tử: Debbie Weingarten, “Why are America’s farmers killing themselves in record numbers?” TG, Dec. 6, 2017. Khoảng 20 cựu binh Mỹ tự tử mỗi ngày trong 2014: “Suicide Among Veterans and Other Americans,” U.S. Department of Veteran Affairs, Aug. 3, 2016, 4.

96. Một hậu quả đáng chú ý Sam Quinones, Dreamland: The True Tale of America’s Opiate Epidemic (London: Bloomsbury Press, 2016), 87, 97, 125, 126, 133, 327. Xem nói chung Nora A. Volkow and A. Thomas McLellan, “Opioid Abuse in Chronic Pain: Misconceptions and Mitigation Strategies,” New England Journal of Medicine, vol. 374, March 31, 2016.

97. Trong cuối các năm 1990 Quinones, Dreamland, 134, 147, 190, 193, 268, 276. Xem cả Sabrina Tavernise, “Ohio County Losing Its Young to Painkillers’ Grip,” NYT, April 19, 2011. Về hình mẫu khác mà cần nghiên cứu thêm: Jan Hoffman, “In Opioid Battle, Cherokee Look to Tribal Court,” NYT, Dec. 17, 2017.

98. Tại Nga và ở Ukraine về ý tưởng về các zombie, xem Shore, Ukrainian Nights.

99. Bệnh dịch opioid Anne Case and Angus Deaton, “Rising morbidity and mortality in midlife among white non-Hispanic Americans in the 21st century,” PNAS, vol. 112, no. 49, Dec. 8, 2015. Xem cả Case and Deaton, “Mortality and morbidity in the 21st century,” Brookings Paper, March 17, 2017, thuốc giảm đau tại (trang) 32. Tuổi thọ kỳ vọng trong 2015 và 2016, con số 63.600, và tỷ lệ chết tăng gấp ba: Kim Palmer, “Life expectancy is down for a second year,” USA Today, Dec. 21, 2017. Bỏ phiếu sơ bộ: Jeff Guo, “Death predicts whether people vote for Donald Trump,” WP, March 3, 2016.

100. Bất kỳ ai bị đau Volkow and McLellan, “Opioid Abuse in Chronic Pain,” 1257; Quinones, Dreamland, 293. Tiểu thuyết của David Foster Wallace Infinite Jest, công bố trong 1996, trông giống lời tiên tri hai thập niên muộn hơn.

101. Ma túy đã chuẩn bị những người Mỹ cho Các hạt Scioto và Coös Counties: Monnat, “Deaths of Despair.” Các hạt của Ohio và Pennsylvania: Kathlyn Fydl, “The Oxy Electorate,” Medium, Nov. 16, 2016; Harrison Jacobs, “The revenge of the ‘Oxy electorate’ helped fuel Trump’s election upset,” BI, Nov. 23, 2016. Hạt Mingo: Lindsay Bever, “A town of 3,200 was flooded with nearly 21 million pain pills,” WP, Jan. 31, 2018. Xem cả Sam Quinones, “Donald Trump and Opiates in America,” Medium, Nov. 21, 2016.

102. Chính kiến về tính vĩnh viễn chiến thắng 91: Fact Checker, WP, Oct. 10, 2017. 298: Fact Checker, WP, Nov. 14, 2017. Cho một so sánh với Obama và Bush, xem David Leonhardt, “Trump’s Lies vs. Obama’s,” NYT, Dec. 17, 2017. Nửa giờ: Fact Checker, NYT, Dec. 29, 2017. Xem cả bản tóm tắt được Los Angeles Times công bố dưới tít Our Dishonest President.

103. Nhiều người Mỹ đã không thấy Kẻ thù: Michael M. Grynbaum, “Trump Calls the News Media the ‘Enemy of the American People,’ ” NYT, Feb. 17, 2017. “Tin giả”: “Trump, in New TV Ad, Declares First 100 Days a Success,” NYT, May 1, 2017; Donald Trump, Tweet, Jan. 6, 2018: “the Fake News Mainstream Media”. So với “The Kremlin’s Fake Fake-News Debunker,” RFE/RL, Feb. 22, 2017.

104. Trong mô hình Nga Xem Matthew Gentzkow, “Polarization in 2016,” Stanford University, 2016.

105. Chính kiến về tính vĩnh viễn cám dỗ Những năm 1930 như lý tưởng: Wolff, “Ringside with Steve Bannon”; Timothy Snyder, “Trump Is Ushering In a Dark New Conservatism,” TG, July 15, 2017. Năm 1929 và 0,1%: Saez and Zucman, “Wealth Inequality,” 3. So với Robbie J. Taylor, Cassandra G. Burton-Wood, and Maryanne Garry, “America was Great When Nationally Relevant Events Occurred and When Americans Were Young,” Journal of Applied Memory and Cognition, vol. 30, 2017. Một thực tế thay thế (alternative reality) như vậy được miêu tả trong tiểu thuyết The Plot Against America của Philip Roth.

106. Khẩu hiệu của chiến dịch của Trump Sử dụng một từ khác (“chống-lịch sử [anti-history]”), Jill Lepore đưa ra một lý lẽ tương tự về Tea Party: The Whites of Their Eyes (Princeton: Princeton UP, 2010), 5, 8, 15, 64, 125. Trump nói về America First (Nước Mỹ Trên hết): Bài phát biểu ở Miami, Sept. 16, 2016: “America first, folks. America first. America. Right, America first. America first.” Nó cũng đã là chủ đề của bài phát biểu nhậm chức của ông. Xem Frank Rich, “Trump’s Appeasers,” New York, Nov. 1, 2016.

107. Trong chính kiến của Trump về tính vĩnh viễn Xem Timothy Snyder, “The White House Forgets the Holocaust (Again),” TG, April 11, 2017. Navaho: Felicia Fonseca and Laurie Kellman, “Trump’s ‘Pocahontas’ jab stuns families of Navajo war vets,” AP, Nov. 28, 2017.

108. Giống những người Nga đỡ đầu của ông Hoạn quan: Kiselev, “Vesti Nedeli,” Rossiia Odin, Nov. 20, 2016. Bảo thủ bị cắm sừng (Cuckservative): Dana Schwarts, “Why Angry White Men Love Calling People ‘Cucks,’ ” Gentleman’s Quarterly, Aug. 1, 2016. Birtherism (không tin Obama sinh ở Mỹ): Jeff Greenfield, “Donald Trump’s Birther Strategy,” Politico, July 22, 2015.

109. Trong một tính vĩnh viễn Mỹ “Trump on Civil War,” NYT, May 1, 2017; Philip Bump, “Historians respond to John F. Kelly’s Civil War remarks,” WP, Oct. 31, 2017. Tình trạng nô lệ đã là một chủ đề thỏa hiệp suốt lịch sử ban đầu của Hoa Kỳ, từ sự đồng ý để tính những người Phi châu như ba-phần-năm của một người cho các mục đích tính toán dân số, đến những thỏa hiệp khó khăn và cuối cùng không bền vững liên quan đến thêm các bang nô lệ và tự do vào Liên bang trong thế kỷ thứ mười chín. Hiểu sai lịch sử của chính mình là phần của chính kiến về tính vĩnh viễn. Về các biểu tượng: Sara Bloomfield, “White supremacists are openly using Nazi symbols,” WP, Aug. 22, 2017.

110. Để tuyên bố “America First” Rosie Gray, “Trump Defends White-Nationalist Protestors: ‘Some Very Fine People on Both Sides,’ ” WP, Aug. 15, 2017. W. E. B. Du Bois, Black Reconstruction: An Essay Toward a History of the Part Which Black Folk Played in the Attempt to Reconstruct Democracy in America, 1860–1880 (New York: Harcourt, Brace and Company, 1935), tại (trang) 241; xem cả 285. Will Rogers, The Autobiography of Will Rogers, ed. Donald Day (New York: Lancet, 1963), 281. Du Bois đã là người Mỹ gốc Phi, và Rogers được nhận diện như người Cherokee bản địa.

111. Một chính kiến Mỹ về tính vĩnh viễn Patrick Condon, “Urban-Rural Split in Minnesota,” Minnesota Star-Tribune, Jan. 25, 2015; “Rural Divide” (Rural and Small-Town America Poll), June 17, 2017; Nathan Kelly and Peter Enns, “Inequality and the Dynamics of Public Opinion,” American Journal of Political Science, vol. 54, no. 4, 2010, 867. Trong một cuộc thăm dò, 45% cử tri Trump nói rằng những người da trắng bị “kỳ thị rất nhiều” ở Hoa Kỳ, trong khi chỉ 22% xác nhận cùng thế cho những người da đen. Trong một thăm dò khác, 44% cử tri Trump nói rằng những người da trắng bị những người da đen và Hispanic vượt qua, với 16% xác nhận điều ngược lại. Một cách tương ứng: Huffington Post/YouGov Poll reported in HP, Nov. 21, 2016; Washington Post/Kaiser Family Foundation Poll reported in WP, Aug. 2, 2016.

112. Một chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn xác định các kẻ thù Các ví dụ về bạo lực là từ Richard Cohen, “Welcome to Donald Trump’s America,” SPLC Report, Summer 2017; Ryan Lenz et al., “100 Days in Trump’s America,” Southern Poverty Law Center, 2017. Về trường học, xem Christina Wilkie, “ ‘The Trump Effect’: Hatred, Fear and Bullying on the Rise in Schools,” HP, April 13, 2016; Dan Barry and John Eligon, “A Rallying Cry or a Racial Taunt,” NYT, Dec. 17, 2017. Phản ứng với bão: Ron Nixon and Matt Stevens, “Harvey, Irma, Maria: Trump Administration’s Response Compared,” NYT, Sept. 27, 2017. Về chương trình tố giác: Timothy Snyder, “The VOICE program enables citizens to denounce,” Boston Globe, May 6, 2017. Những người biểu tình được trả tiền: “Trump Lashes Out at Protestors,” DB, April 16, 2017. Holocaust: Snyder, “White House forgets.” “Con của một con chó cái (Son of a bitch)”: Aric Jenkins, “Read President Trump’s NFL Speech on National Anthem Protests,” Time, Sept. 23, 2017. Xem Victor Klemperer, The Language of the Third Reich, trans. Martin Brady (London: Continuum, 2006).

113. Trong chừng mực chính kiến Mỹ Michael I. Norton and Samuel R. Sommers, “Whites See Racism as a Zero-Sum Game That They Are Now Losing,” Perspectives on Psychological Science, vol. 6, no. 215, 2011; Kelly and Enns, “Inequality and the Dynamics of Public Opinion”; Victor Tan Chen, “Getting Ahead by Hard Work,” July 18, 2015. Khi được hỏi về bảo hiểm sức khỏe vào ngày 24 tháng Năm 2017, ứng viên quốc hội Greg Gianforte đã tấn công thân thể phóng viên. Đấy là một bước bộc lộ: điểm chính là sự đau. Một khi các chính trị gia tin rằng việc làm của họ là sự tạo ra và sự phân phối lại của nó (sự đau), thì để nói về bảo hiểm sức khỏe trở thành một sự khiêu khích.

114. Trump được gọi là một “nhà dân túy” Ed Pilkington, “Trump turning US into ‘world champion of extreme inequality,’ UN envoy warns,” TG, Dec. 15, 2017. 13 triệu: Sy Mukherjee, “The GOP Tax Bill Repeals Obamacare’s Individual Mandate,” Fortune, Dec. 20, 2017. Trích dẫn Trump: “Excerpts from Trump’s Interview with the Times,NYT, Dec. 28, 2017.

115. Ở một mức Xem Katznelson, Fear Itself, 33, sic passim. So với Zygmunt Bauman, Liquid Modernity (London: Polity, 2000): “cái chết của các giải pháp khả thi sẵn có cho họ để dùng cần được đền bù bởi các giải pháp tưởng tượng.” Tất nhiên, một số giải pháp khả thi là sẵn có cho các chính phủ nếu không phải cho các cá nhân; chính nhiệm vụ của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc chính trị là để làm cho chúng có vẻ không phải vậy, và nhiệm vụ của sự hư cấu chính trị là để cản câu hỏi về tính khả thi khỏi ngay cả sự nêu lên. Về các đề xuất cụ thể cho một nền dân chủ đại diện hơn, xem Martin Gilens, Affluence and Influence (Princeton: Princeton UP, 2012), chương 8. Cho các đề xuất cụ thể để giảm bất bình đẳng, xem World Inequality Report, 2017, wir2018.wid.world.

116. Moscow đã thắng Lý lẽ này về trò chơi tổng âm được đưa ra bởi Volodomyr Yermolenko, “Russia, zoopolitics, and information bombs,” Euromaidan Press, May 26, 2015.

117. Một sự rời xa khỏi Đầu tiên: Levitsky and Ziblatt, How Democracies Die, 61–64. Hai ví dụ khi Trump gợi ý Clinton nên bị bắn: Wilmington, North Carolina, 9 tháng Tám 2016: “Nếu bà ta chọn các thẩm phán của bà, các bạn chẳng thể làm gì. Tuy nhiên Tu chính án thứ Hai (về mang súng), có lẽ có thể làm gì đó.” Miami 16 tháng Chín 2016: “Tôi nghĩ các cận vệ của bà nên bỏ toàn bộ vũ khí của họ. Nên tước vũ khí họ, phải không? Tôi nghĩ nên tước vũ khí họ ngay lập tức. Các bạn nghĩ sao? Phải? Ừ. Lấy súng của họ đi. Bà không muốn súng. Lấy của họ …Để xem cái gì xảy ra với bà ta.” Các nhà độc tài: “Những cuộc nói chuyện ‘Rất Thân mật’ của Trump với Duterte,” NYT, April 30, 2017; Lauren Gambino, “Trump chúc mừng Erdoğan,” TG, April 18, 2017. Trump nhắc đến Chủ tịch Tập như “một bạn của tôi”: “Excerpts from Trump’s Interview with the Times,” NYT, Dec. 28, 2017. Dead souls: PK, Nov. 1, 2016.

118. Logic bầu cử Ủy ban kiềm chế cử tri [mang tên Ủy ban về Gian lận Cử tri] hoạt động trong một năm bên trong Nhà Trắng, và sau đó được chuyển sang Bộ Nội An nhằm để né tránh các thách thức pháp lý. Michael Tackett and Michael Wines, “Trump Disbands Commission on Voter Fraud,” NYT, Jan. 3, 2018. “Sự kiện lớn”: Eric Levitz, “The President Seems to Think a Second 9/11 Would Have Its Upsides,” NY, Jan. 30, 2018; Yamiche Alcindor, “Trump says it will be hard to unify the country without a ‘major event,’ ” PBS, Jan. 30, 2018. Xem cả Mark Edele and Michael Geyer, “States of Exception,” trong Michael Geyer and Sheila Fitzpatrick, eds., Beyond Totalitarianism (Cambridge, UK: Cambridge UP, 2009), 345–95.

119. Sự cám dỗ nước Nga đưa ra Tôi tập trung ở đây đến các rủi ro trực tiếp ngay lập tức cho Hoa Kỳ. Về khả năng của một sự quay lại toàn cầu với sự giết người hàng loạt, xem kết luận của Snyder, Black Earth.

(Còn tiếp…)


* Các nhà lãnh đạo Nga đã xem cách mạng ở Ukraine về những mặt này: Nếu những người Ukrainia đã không muốn sự thống trị Nga, thì ai đó khác phải đang tiến hành một cuộc chiến tranh thông tin chống lại nước Nga, và ai khác đó chỉ có thể là Hoa Kỳ. Vì thế sự hiểu lầm giữa một Kremlin bị ám ảnh với Ukraine và một Nhà Trắng hầu như không để ý đến nó: những người Mỹ càng im lặng, những người Nga càng cho rằng kẻ thù đang làm việc trong bí mật. Và như thế nước Nga đã tiến hành chiến tranh chống lại quân đội Ukrainia như một cuộc chiến tranh thông tin và chiến tranh mạng chống lại Liên Âu và Hoa Kỳ.

Comments are closed.