Đường tới không-tự do (kỳ 8 – hết)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

LỜI BẠT (20—)

Để trải nghiệm sự phá hủy của nó là để thấy một thế giới lần đầu tiên. Những người kế thừa một trật tự mà chúng ta đã không xây dựng, bây giờ chúng ta là nhân chứng cho một sự suy thoái mà chúng ta đã không đoán trước.

Để thấy thời khắc của chúng ta là để bước xa khỏi những câu chuyện cung cấp trạng thái u mê của chúng ta, các huyền thoại về tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn, sự tiến bộ và sự tận số. Cuộc sống là ở nơi khác. Tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn không phải là lịch sử mà là các ý tưởng bên trong lịch sử, những cách trải nghiệm thời gian của chúng ta mà tăng tốc các xu hướng của nó trong khi làm chậm những suy nghĩ của chúng ta. Để thấy, chúng ta phải đặt tấm kính đen sang một bên, và để thấy như chúng ta được thấy, các ý tưởng như cái chúng là, lịch sử như cái chúng ta làm nên.

Các đức hạnh (tính tốt) nảy sinh từ các định chế mà làm cho chúng đáng mong muốn và có thể. Khi các định chế bị hủy hoại, các đức hạnh tự tiết lộ mình. Một lịch sử về sự tổn thất như thế là một đề xuất cho sự trả lại. Các đức hạnh về bình đẳng, tính cá nhân, sự kế thừa, sự hội nhập, tính mới, và sự thật đều phụ thuộc lẫn nhau, và tất cả chúng phụ thuộc vào các quyết định và các hành động con người. Một cuộc tấn công chống lại một (đức hạnh) là một cuộc tấn công chống lại tất cả; sự tăng cường một có nghĩa là sự xác nhận phần còn lại.

Bị ném vào một thế giới chúng ta không chọn, chúng ta cần sự bình đẳng sao cho chúng ta học qua sự thất bại nhưng không có sự oán giận. Chỉ chính sách công tập thể có thể tạo ra các công dân với sự tự tin của các cá nhân. Với tư cách các cá nhân chúng ta cố tìm để hiểu chúng ta có thể và nên làm gì cùng nhau và làm gì riêng rẽ. Trong một nền dân chủ chúng ta có thể liên kết với những người khác mà đã bỏ phiếu trước đây, và sẽ bỏ phiếu sau đó, và trong việc làm thế tạo ra một nguyên tắc kế thừa và một cảm giác về thời gian. Với điều này được bảo đảm, chúng ta có thể xem nước chúng ta như một giữa các nước khác, nhận ra sự cần thiết của sự hội nhập, và chọn các điều kiện của nó. Các đức hạnh tăng cường lẫn nhau, nhưng không một cách tự động; bất kể sự hài hòa nào đòi hỏi tài điêu luyện con người, sự điều tiết không ngừng cái cũ bằng cái mới. Không có tính mới, các đức hạnh chết.

Tất cả các đức hạnh phụ thuộc vào sự thật, và sự thật phụ thuộc vào tất cả chúng. Sự thật cuối cùng trên thế giới này là không thể đạt được, nhưng sự theo đuổi nó dẫn cá nhân xa khỏi sự không-tự do. Sự cám dỗ để tin cái gì cảm thấy đúng luôn luôn tấn công chúng ta từ mọi hướng. Chủ nghĩa độc đoán bắt đầu khi chúng ta không còn có thể nói sự khác biệt giữa cái đúng và cái quyến rũ. Đồng thời, người hoài nghi, mà quyết định rằng không có sự thật chút nào, là công dân hoan nghênh kẻ bạo chúa. Sự nghi ngờ hoàn toàn về mọi quyền uy là naïveté (sự ngây thơ) về quyền uy cá biệt mà hiểu các xúc cảm và sinh ra tính hoài nghi. Để tìm kiếm sự thật có nghĩa là tìm thấy một con đường giữa sự tuân theo và sự tự mãn, hướng tới tính cá nhân.

Nếu là đúng rằng chúng ta là các cá nhân, và nếu là đúng rằng chúng ta sống trong một nền dân chủ, thì mỗi chúng ta nên có một phiếu duy nhất, không có sức mạnh lớn hơn hay ít hơn trong các cuộc bầu cử như một kết quả của sự giàu có hay chủng tộc hay đặc quyền hay địa lý. Nên là những con người cá nhân đưa ra các quyết định, không phải các linh hồn chết (như những người Nga gọi là các phiếu cyber [cybervotes]), không phải các robot internet, không phải các zombie của tính vĩnh viễn buồn tẻ nào đó. Nếu một phiếu thực sự đại diện một công dân, thì các công dân có thể dành thời gian cho nhà nước của họ, và nhà nước có thể dành thời gian cho các công dân. Đó là sự thật về sự kế thừa.

Rằng không nước nào đứng một mình là sự thật của sự hội nhập. Chủ nghĩa phát xít là sự sai lầm rằng kẻ thù được một lãnh tụ chọn phải là kẻ thù cho tất cả mọi người. Chính trị khi đó bắt đầu từ xúc cảm và sự nói dối. Hòa bình trở nên không thể tưởng tượng nổi, vì sự thù hằn ở nước ngoài là cần thiết cho sự kiểm soát ở trong nước. Một kẻ phát xít nói “nhân dân” và ý muốn nói “những người nào đó,” những người ông thiên vị vào thời điểm này. Nếu các công dân và các cư dân được luật công nhận, thì các nước khác cũng có thể được luật công nhận. Hệt như nhà nước đòi hỏi một nguyên tắc kế thừa để tồn tại theo thời gian, nó cần hình thức hội nhập nào đó với các nhà nước khác để tồn tại trong không gian.

Nếu không có sự thật nào, sẽ không có sự tin cậy nào, và chẳng gì mới xuất hiện trong một chân không con người. Tính mới nổi lên bên trong các nhóm, dù họ là các nhà doanh nghiệp hay các nghệ sĩ, các nhà hoạt động hay hay các nhạc công; và các nhóm cần sự tin cậy. Trong các điều kiện của sự không-tin cậy và sự cô lập, tính sáng tạo và năng lượng đổi chiều theo hướng sự hoang tưởng và âm mưu, một sự lặp lại phát sốt của những sai lầm cổ nhất. Chúng ta nói về tự do hiệp hội, nhưng tự do là hiệp hội: không có nó chúng ta không thể đổi mới bản thân mình hay thách thức các nhà cai trị của chúng ta.

Sự chấp nhận bình đẳng và sự thật là thân mật và dịu dàng. Khi bất bình đẳng là quá lớn, sự thật là quá nhiều cho những người khốn khổ, và quá ít cho những người có đặc quyền. Sự giao tiếp giữa các công dân phụ thuộc vào sự bình đẳng. Đồng thời, bình đẳng không thể đạt được mà không có các dữ kiện (fact). Một kinh nghiệm cá nhân về bất bình đẳng có thể được thanh minh bởi câu chuyện nào đó về tính không thể tránh khỏi hay tính vĩnh viễn, nhưng các dữ liệu tập thể về bất bình đẳng đòi hỏi chính sách. Nếu chúng ta không biết đúng về phân bố cải của thế giới là không đều thế nào, hay bao nhiêu của nó bị những người giàu che giấu khỏi nhà nước, chúng ta không thể biết bắt đầu ở đâu.

Nếu chúng ta xem lịch sử như nó là, chúng ta thấy chỗ của chúng ta trong nó, cái gì chúng ta có thể thay đổi, và chúng ta có thể làm tốt hơn như thế nào. Chúng ta dừng cuộc du hành khinh suất, không suy nghĩ của chúng ta từ tính không thể tránh khỏi sang tính vĩnh viễn, và đi vào con đường tới không-tự do. Chúng ta bắt đầu một chính kiến về trách nhiệm.

Để tham gia vào sự tạo ra nó là để hiểu một thế giới lần thứ hai. Chúng ta các học trò của các đức hạnh được lịch sử tiết lộ, chúng ta trở thành những người tạo ra một sự đổi mới mà không ai có thể đoán trước.

LỜI CẢM ƠN

Tôi thường nghĩ về các sử gia mà, hàng thập niên hay hàng thế kỷ kể từ nay, sẽ tìm thấy ý nghĩa của thời khắc chúng ta trải nghiệm bây giờ. Chúng ta sẽ để lại đằng sau những gì mà họ có khẳ năng hiểu? “Thông tin” theo nghĩa số (digital) là vô tận, sự hiểu biết ngày càng hiếm hơn, và minh triết (wisdom) lướt nhanh. Tôi kỳ vọng rằng văn xuôi của các nhà báo điều tra trung thực, có lẽ thậm chí trong hình thức giấy, sẽ cung cấp một điểm xuất phát. Chắc chắn chính việc viết lịch sử đương đại của riêng tôi phụ thuộc nhiều vào các phóng viên mà đã mạo hiểm để hiểu. The Road to Unfreedoms được đề tặng cho họ.

Tại một điểm nào đó, tôi nghĩ tôi gần hoàn tất một cuốn sách về nước Nga, Ukraine, và châu Âu đương đại, chỉ để nhận ra rằng chủ đề của nó là Anh và Mỹ hơn tôi đã nghĩ rất nhiều. Nghiên cứu về các khía cạnh Nga và Ukrainia đã được hỗ trợ bởi một Carnegie Fellowship. Tại Institute of Human Sciences ở Vienna trong 2013–2014, tôi đã học được từ các đồng nghiệp Ukrainia và Nga, và từ các giám đốc của chương trình “Ukraine in European Dialogue,” Kate Younger và Tatiana Zhurzhenko. Tôi mang ơn rất nhiều những trao đổi giữa các đồng nghiệp của tôi Krzysztof Czyżewski, Yaroslav Hrytsak, và Leonidas Donskis đã quá cố tại một trường hè diễn ra tại Borderland Foundation ở Krasnogruda, Ba Lan, trong 2016.

Trong cuối 2016, tôi viết một pamphlet (sách mỏng) chính trị gọi là On Tyranny và đã dành phần lớn năm 2017 thảo luận chính trị Mỹ với những người Mỹ (và thử giải thích nước Mỹ cho những người Âu châu, trong khi nhắc nhở những người Âu châu về sự tương tự cơ bản của những vấn đề nhất định). Nhiều khái niệm được trình bày ở đây đã nảy sinh trong các thảo luận công này. Vì tôi đã phát biểu liên tục giữa sự xuất bản của cuốn sách đó và cuốn này, tôi không thể cảm tạ mỗi diễn đàn: nhưng tôi có thể thừa nhận rằng tôi được gây cảm hứng để suy nghĩ bởi quyết tâm của những người khác để làm việc. Suốt thời gian bận rộn và phức tạp này, tôi đã hết sức may mắn có sự hỗ trợ của đại lý (agent) của tôi, Tina Bennett, và nhà biên tập của tôi, Tim Duggan.

Cuốn sách này đã bắt đầu ở Vienna và được xét lại ở Krasnogruda, nhưng nó được hoàn tất ở New Haven, Connecticut. Đó là sự chuẩn bị cho một thảo luận với các sinh viên tại Đại học Yale, tại một bài giảng do Declan Kunkel tổ chức, mà tôi nghĩ về các khái niệm về “tính không thể tránh khỏi” và “tính vĩnh viễn” tạo khung cho lý lẽ của cuốn sách này [nguyên văn là sách của ông; his book, chắc là thiếu chữ t: this book]. Tôi cảm ơn Bộ môn Lịch sử, Jackson Institute, và MacMillan Center cho một môi trường hoàn hảo cho tư duy và việc viết. Trợ lý phi thường của tôi Sara Silverstein đã tạo ra môi trường, trí tuệ và hậu cần, trong đó công việc của tôi trong ba năm cuối này đã có thể được hoàn tất. Tôi chúc cô hạnh phúc và thành công khi cô tiếp tục như một sử gia tại Đại học Connecticut.

Tôi đã có sự giúp đỡ của một nhóm tuyệt vời của các nhà nghiên cứu: Tory Burnside Clapp, Max Landau, Julie Leighton, Ola Morehead, Anastasiya Novotorskaya, David Shimer, và Maria Teteriuk. Các bạn và các đồng nghiệp đã rất tử tế để đọc các chương. Họ gồm Dwayne Betts, Susan Ferber, Jörg Hensgen, Dina Khapaeva, Nikolay Koposov, Daniel Markovits, Paweł Pieniążek, Anton Shekhovtsov, Jason Stanley, Vladimir Tismaneanu, và Andreas Umland. Oxana Mikhaevna đã chia sẻ với tôi các bản ghi các cuộc phỏng vấn với những người ly khai Ukrainia và những người tình nguyện Nga chiến đấu ở miền đông Ukraine. Max Trudolyubov và Ivan Krastev đã khiến tôi nghĩ về các ý tưởng mà trở thành các chương 1 và 2. Paul Bushkovitch vui lòng chia sẻ những suy nghĩ về lịch sử kế thừa ở nước Nga, và Izabela Kalinowska đã giúp tôi để hiểu các mối quan hệ giữa văn hóa Nga đương thời và cổ điển. Trong sự bắt gặp riêng của họ, Nataliya Gumenyuk và Christine Hadley Snyder đã giúp tôi để hiểu các mối quan hệ giữa những mối bận tâm Ukrainia và Mỹ.

Tôi đã không thể trở thành sử gia, người viết cuốn sách này, mà không có thầy hướng dẫn luận văn tiến sĩ của tôi, Jerzy Jedlicki (1930–2018), người đã chết khi tôi viết những dòng cuối này. Ông đã sống sót chế độ tồi tệ nhất trong các chế độ chuyên chế của thế kỷ thứ hai mươi và trở thành một hình mẫu của một thuật chép sử đông Âu mà cả có tính giải tích nghiêm ngặt và dấn thân đạo đức. Ông đã là một trong ít người ở Ba Lan hay ở nơi khác để hoàn toàn không bị đụng chạm bởi cái tôi gọi ở đây là chính kiến về tính không thể tránh khỏi. Làm tôi đau buồn rằng chúng tôi sẽ không thảo luận cuốn sách này trong căn hộ Warsaw của ông.

Các món nợ của tôi với Marci Shore là nhiều và tăng lên hàng ngày; ở đây chúng chủ yếu là triết lý.

Trách nhiệm về cuốn sách này và về các thiếu sót của nó là của riêng tôi.

VỀ TÁC GIẢ

Timothy Snyder là Giáo sư Richard C. Levin về Lịch sử tại Đại học Yale và một fellow thường trực của Institute for Human Sciences ở Vienna. Ông là tác giả của một số công trình về lịch sử, như Bloodlands và Black Earth. Cuốn sách gần đây nhất của ông là pamphlet chính trị On Tyranny: Twenty Lessons from the Twentieth Century [Về Chế độ Chuyên chế: Hai mươi Bài học từ thế kỷ thứ hai mươi]. Ông sống ở New Haven, Connecticut.

Comments are closed.