[bản mới có bổ sung, đi cùng bản Anh ngữ]
Bùi Vĩnh Phúc
Để ghi nhớ một khoảng cách 50 năm.
Và để đóng lại cái chu kỳ ấy.
Cây Ngả (Bent Tree, c. 1923-24), tranh của Chaim Soutine
Lời dẫn:
Một âm thanh, một hình ảnh, thậm chí một mùi vị, hay bất cứ một yếu tố nào đến từ ngoại giới, đều có thể đánh động tâm hồn con người, đưa dẫn nó vào “cuộc giả trang” của những ngày tháng cũ. Của tuổi trẻ. Của quá khứ. Của những giấc mơ đầu.
Có thể kể đến một vài nét nhạc của một bài hát cũ nào đó. Một hình ảnh trên đường phố, hay trên một trang báo. Hay có thể nhắc đến những hiệu ứng của thời tiết. Một cơn gió se lạnh. Hay một cơn mưa.
Tất cả đều chứa trong chúng cái hơi nóng và ấm của lửa, của nhiệt. Chỉ cần đánh lên một que diêm.
Trong nỗi hoài nhớ ấy, tôi bắt gặp lại một vài câu thơ cũ của mình, những câu thơ có cái se lạnh, buồn đau, và hình ảnh của bạn bè thân thiết, với những tiếng mưa thầm. Những cuộn phim bắt đầu được chiếu lại trong hồn.
(…) sáng nay có cơn mưa nhỏ / bay qua thành phố buồn hiu / thổi tung từng hạt ngọc đỏ / trên đầu đám cỏ dập dìu // có con chim xanh rời tổ / đi tìm đôi cánh thiên thần / bay vào cuộc đời lố nhố / lòng chim có thấy phân vân // bạn bè thôi còn mấy đứa /như trăm sợi nắng chia miền / bếp lòng ai còn ấm lửa / giữa cơn gió lạnh truân chiên // mầu xanh mầu xanh trên tóc / có còn bát ngát ruộng đồng / mắt môi ngày nào mới mọc / có còn trong buổi rạng đông // như nỗi cô đơn rất vàng / rót vào lòng anh nhè nhẹ / là mùa thu mới vừa sang / thả rơi cánh hoa be bé (…) (giã từ)
Những câu thơ làm cháy lại cái hơi lửa ấm nóng của bạn bè, bằng hữu, những ngày xưa.
Gió thổi bồng bồng / mây trắng như bông / nhớ xưa một thuở / bạn bè rất ngông / bạn bè rất mộng / ngồi buồn đấu láo / cũng đã nên thơ / chuyện ran như pháo / chứ đâu bây giờ / ta rất trơ vơ / giọt buồn không vỡ / lớn mãi trong ta / đám mây xa nhà / trong chiều vô xứ / như kinh vô tự / bay mãi một đời / chiều ơi chiều ơi (bạn bè).
Trời mưa. Cũng làm ta nhớ đến những lớp học cũ.
buồn ta xa nhà
đêm nghe mưa qua
lòng ơi rất nhớ
những ngày đã xa
mưa trên phố cũ
mưa trên mái xưa
lòng ơi tưởng nhớ
những buổi giao mùa
ta ngồi trong lớp
học trò mắt đen
dòng mưa áo trắng
học trò áo len
cười hoài nụ nhỏ
thầy trò rất quen
các em dưới đó
ta đứng trên này
dòng mưa bạch ngọc
rót đầy cơn say
ta giờ nhớ mãi
các em áo bay
ta giờ mới biết
buồn dài hơn say.
(học trò)
Hoặc, cũng có khi, chỉ cần một trang sách mở ra, mọi thứ trong cuộc đời đều có thể trở lại máy động trong hồn:
ta ngồi đọc sách
trong tiếng chiều về
đời còn lê thê
trôi hoài một nhánh
buồn ta trăm mảnh
trên cõi tình này
người cũ chiều nay
trong trang sách mở
đời như đồ cổ
sao vẫn thiết tha
lần trong sách nhoà
người xưa lớp lớp
vỗ về trong ta
chiều bay trăm tà
ta còn đọc sách
(đọc sách)
Như thế, có khi chỉ cần một vài giọt mưa bay, hay có khi chỉ vì một vài ý tưởng trong một trang sách mở, người ta có thể thấy lại được nhiều thứ, nghe ra trong lòng mình bật lên những khúc nhạc ngày cũ.
Nhưng rồi, trong đời người ta, những cơn mưa xưa đã không còn mềm mại, với một thoáng thơ mộng, như chúng đã bay ngang qua ta một thời tuổi trẻ. Có những khi những tiếng mưa, những dòng mưa, mang chứa trong chúng cái hoang liêu, cái đe doạ vô hình và hữu hình nào đó. Mưa đã mang một bộ mặt khác. Với chiếc mặt nạ của lửa. Và của mầu mắt đêm.
Mưa xiên thẳng tim
Xiên thẳng vào mầu chiều
Đã dần dần chuyển sang mầu tro xám
Bí ẩn và hoang lạnh
Như những bước chân mèo hoang
Mặt trời
Trái cây thơm mọng ngày hôm qua
Giờ cũng đã ủng chín
Rơi trong vườn đêm
Một trăm cơn mưa sắt thép
Đã chụp xuống chúng ta
Và gió
Đã bứt tung bè bạn như những chiếc lá
Tan tác. Dạt trôi.
Và mất hút trên các nẻo đời (…)
(Một trăm cơn mưa)
Những điều tôi nhìn thấy lại trong bài viết dưới đây đã bắt nguồn từ những ngọn lửa nhỏ, nhưng ấm mềm hơi ấm của kỷ niệm, như thế. Của một thời tuổi trẻ. Mơ mộng, lý tưởng, thiết tha. Lãng mạn. Và sầu đau.
Chính những cái nhỏ bé ấy đã góp phần làm nên ý nghĩa của đời sống. Làm nên mỗi một chúng ta của ngày hôm nay. Để thấy rằng đời sống không phải chỉ được kết toán bởi những điều to lớn, trọng đại.
Xin phép được gửi những điều này đến tất cả những ai còn cảm nhận được hơi thở nhỏ nhẹ của ngọn lửa ngày cũ. Ngọn lửa vô hình vẫn còn thỉnh thoảng bật ra những tiếng kêu lách tách, đâu đó, trong lòng ta. Đặc biệt, trong những ngày có mưa bay, gió thổi.
bvp
(XII, 2024)
Rain, or Wheat Field in Rain (1889), của Vincent Van Gogh
.1.
Bây giờ, ở đây, mùa thu đã về.
Sáng hôm nay, một cơn mưa phùn bay qua cái thành phố miền biển nơi tôi đang ở. Cơn mưa kéo theo nó cái hơi lạnh cùng với mùi ẩm mốc dịu dàng tha thiết của những cơn mưa cũ càng còn rớt lại trong ký ức tôi. Những cơn mưa bay giăng giăng trong buổi sớm mai này đã gõ thẳng xuống những phím đàn cũ. Những dây mưa trùng trùng đánh vạt chéo trên hồn người. Những dây mưa? Hay đó là những ngón tay mềm thơm của kỷ niệm?
Mùa thu. Trời mưa trời mưa.
Mưa đang giăng tơ, rồi bỗng mềm nhoè đi thành một dải sương trắng mỏng. Phấp phới. Mưa ở California đập vào cửa kính những tiếng lách cách rồi rơi vỡ thành những giọt nước chảy dài trên kính cửa. Và rồi cơn mưa gõ xuống rối rít như những bàn tay đập mạnh và liên hồi vào cánh cửa cũ mục của thời gian. Những giọt nước mưa nhoà đi trong khi tiếng mưa réo đập càng lúc càng thúc hối.
Và cánh cửa quá khứ mở ra.
.2.
Ngày xưa, mưa ở Sàigòn.
Những cơn mưa đã ôm choàng lấy tuổi thơ dại của mình. Rồi tuổi thơ ấy lớn lên, có lúc xanh như cây lá, có lúc héo úa tả tơi, cũng đã nhìn những cơn mưa chụp xuống. Có những cơn mưa chụp xuống như những chiếc dù, đẩy đời ta vào mộng. Có những cơn mưa chụp xuống như một mối đe doạ vô hình, bảo rằng ta sẽ phải đi dầm dãi mãi trong mưa. Mưa vỗ xuống giang đầu khi người ta bơ vơ mất lối. Chiếc bóng bên trời. Vầng trăng xẻ đôi. Và rừng chiều thì âm u, rét mướt.
Có những cơn mưa tuổi thơ. Những buổi chiều mưa bay ào ạt trong khu xóm nhỏ, nó cùng với lũ bạn chạy ùa ra đường tắm mưa. Trong trời mưa, những con ngõ trong khu xóm nhỏ bé thoắt chốc biến thành một thế giới khác. Mưa như dựng phông cho một vở kịch mà trẻ con trở thành những diễn viên hào hứng nhất. Mưa đổ xuống như thác. Những con ngõ nhỏ ngập nước. Trẻ con nhiều đứa nằm lăn ra trên những con ngõ nhỏ có lát xi-măng, ở đó, nước mưa chưa kịp chạy thoát dâng lên như một con sông mùa lũ.
Trẻ con một vài đứa… lịch sự mặc quần đùi, đa số mặc quần áo thiên nhiên lăn ra bơi lội. Nhiều đứa nằm ngửa mặt há miệng hớp nước mưa. Cái cảm giác thênh thang ấy nó nhớ hoài. Nó nằm há miệng hớp nước mưa như cá. Những tảng nước ào ào, rầm rập đổ xuống từ trời. Thơm và mát lạnh. Chung quanh thân thể là từng lớp nước xô đẩy bập bềnh. Cái khoái cảm tắm truồng trong mưa ấy chỉ đến với người ta vào một thuở trong đời. Nếu không hưởng, chẳng bao giờ người ta lại còn có lại được cái cơ hội sống tràn trề như thế.
Mưa cũng đổ xuống ào ào từ ống máng những nhà hàng xóm. Nó đứng ngay dưới ống máng; cơn mưa tụ lại đổ ào từ đầu xuống chân. Nó hai tay vuốt nước mưa trên mặt, hai chân cứ nhảy cẫng lên vì thích thú. Nhiều khi, có những cô bé bốn, năm tuổi, cũng trạc tuổi nó lúc ấy, chạy đến xin tắm nhờ dưới ống máng nó đã giành trước. Nhớ lại những nét mặt hớn hở, những đôi mắt trong sáng hơn nước mưa kia của các cô bé trong buổi thiếu thời tắm mưa, nó lại nhìn ra những kỷ niệm đẹp đẽ dắt tay nhau về.
Khi lớn lên một chút, bố mẹ không còn cho tắm mưa, những buổi mưa lũ như thế, thằng bé hay ngồi xếp thuyền giấy thả đầy con ngõ nhỏ. Những chiếc thuyền băng băng trôi trên nước đã chở hộ ra đại dương của lòng nó những mơ ước trẻ con thơ ngây ngày cũ. Nước băng băng nước trôi về đâu? Những con thuyền bé nhỏ kia, chẳng biết chúng đã đi đến những bến bờ nào trong cuộc đời này? Chúng đã biến thành cái gì sau khi đã chia tay nó từ gần năm, sáu mươi năm về trước, trong khi nó vẫn còn ngồi đây?
Ta vẫn còn ngồi lại trong cõi sống này nhìn những cơn mưa rơi vỗ lộp bộp trên những ngày tuổi thơ tuổi nhỏ.
Khi lớn lên, trong đời, người ta lại có những cơn mưa khác.
Có những ngày người ta đi vào những cơn mưa bụi rơi trong sớm mai mà nhớ đến những giọt nước mắt long lanh của một người con gái. Sống, không nên mềm yếu, nhưng cũng không nên sợ hãi để nhìn vào những nỗi buồn mình. Sống, không nhất thiết là phải luôn luôn đứng thẳng, ngực ưỡn, và mắt nhìn cương quyết về phía trước. Cũng có những khi, để sống thực, người ta còn phải có những lúc nhìn thấy mình xót xa vì một giọt trong sáng đọng lại cuối một khoé mắt kia. Rồi giọt nước mắt nhoè đi thành một màn sương khi người ta cất bước. Mưa trong bình minh. Và tiếng còi tàu hú buồn se sắt giục giã người ta lên đường…
Dù sao, tôi cũng xin còn được nhớ lại Sàigòn những chiều mưa ướt trên sông. Mưa đằm đằm bay suốt một khoảng sông ngút mắt. Lúc ấy, chắc em khoảng mười bảy, mười tám tuổi, phải không? Quán chiều, cạnh bờ sông, chỉ có hai người khách là anh với em thôi. Cô chủ quán lui vào trong chiếc chòi tre. Chỉ còn quạnh vắng tiếng mưa. Những bè gỗ mục trôi lênh đênh trên dòng sông trắng. Cơn mưa đằm đằm đan chéo một nỗi nhớ nhung. Anh ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới. (1) Tiếng chuông nhà thờ vọng lại như ngân lên trong mưa thành một điệu nhạc trắng mênh mang. Những cơn gió thốc hắt hơi mưa vào chúng ta. Tóc em bay mưa, mềm. Em đặt hai bàn tay em, lạnh giá, trong hai tay anh. Em bảo nhỏ em không sợ mưa nữa. Anh thương em biết bao vì câu nói tội nghiệp ấy. Bây giờ, lầm lũi trong suốt những cơn mưa của đời sống mình, anh vẫn còn nhớ câu nói nhỏ nhẹ và tin tưởng của em chiều mưa giăng trên sông ấy. Ừ, tất cả những cơn mưa đều làm cho mình mạnh lên, anh vẫn nhủ mình như thế.
Có những cơn mưa đổ xuống trên thành phố Sàigòn những chiều đất trời đang lênh đênh vàng nắng. Người ta đang đi lục lọi sách trên đường Công Lý hay đang ngồi ăn đu-đủ-thịt-bò-khô hoặc bánh cuốn giò hay bánh cuốn tôm trên đường Pasteur. Bất chợt, một cơn mưa ập xuống.
Mưa đổ rào rào. Người ta căng những tấm bạt bằng vải dù hay bằng ny-lông ra để che mưa. Ôi, những cơn mưa bóng mây. Những cơn mưa bóng mây làm người ta đứng hoặc ngồi nép vào nhau. Tất cả những người xa kẻ lạ của cái góc phố Sàigòn kia nép hẳn vào nhau. Mưa rơi lục bục trên những mảnh vải dù chăng dây sũng nước. Những tấm vải bạt mỗi lúc lại chĩu nặng xuống. Dưới những tấm vải bạt, trên đầu là những cơn mưa từ trời đổ xuống, người ta tiếp tục ngồi ăn đu-đủ-thịt-bò-khô hay bánh cuốn giò chấm nước mắm ớt, và suýt soa nhìn ra ngoài kia bay chéo những cơn mưa. Những chiếc xe Honda hoặc PC50 chạy vội vã. Cây lá xanh lên cái mầu xanh căng đầy sức sống lúc trời đất gửi tình cho nhau. Ôi, những chiếc lá ướt mưa. Tôi quá thương những chiếc lá ướt mưa. Chúng run rẩy, hạnh phúc trong cơn mưa oà lấp, phủ kín. Khi trời mưa xong, chúng sẽ xanh mơn mởn và dịu dàng đùa vẫy trong gió… Cơn mưa lục bục trên đầu như thế là đủ đẹp. Chỉ chừng mươi, mười lăm, hai mươi phút thôi. Rồi trời trở lại tạnh ráo. Sàigòn lại trở lại cái nhịp sinh hoạt bình thường của nó.
Có những buổi chiều hay buổi tối ở Sàigòn, tôi đang ngồi đọc sách trên sân thượng, mưa bỗng bất chợt đập lắc cắc trên những mái tôn, mái plastic trên đầu.
Cái phòng đọc sách trơ vơ trên chiếc sân thượng cao tít này, lúc mưa, đã đem đến cho tôi những cảm giác mênh mông và lênh đênh lạ lùng. Cái sân thượng là một khoảng trống chữ nhật khá lớn, có thành cao đến eo tôi. Một phần nhỏ của diện tích sân thượng này được dựng làm phòng đọc sách. Anh em tôi đóng gỗ bao nó lại như một cái chòi nhỏ. Bên cạnh đó là một bồn chứa nước lớn, cộng với một khoảng không gian bao quanh, có cửa gài lại, nếu muốn. Ai muốn tắm thì tắm. Muốn giặt giũ, ca hát gì trong đó cũng được. Có những lúc hứng chí, tôi vào đây thử giọng mình, thấy âm vang một cách kỳ lạ. Tất cả những phần còn lại của sân thượng đều trống tuênh. Những mảnh tôn và plastic được lợp trên những cột bê-tông để che mưa nắng. Từ phòng đọc sách, tôi có thể đưa mắt nhìn khắp ba phía không gian bên ngoài. Bà cụ và anh chị em tôi trồng rất nhiều loại hoa cỏ và cây cối trên sân thượng này. Buổi sáng, những con chim kéo đến luýt chuýt. Ấy là lúc tôi đã trèo lên sân thượng chờ nhìn những tia đỏ của mặt-trời-mới xé rách dần cái bức màn trắng như sữa ở phương Đông. Mùi hoa cỏ ban sớm thơm một cách trong lành, thanh thản. Buổi tối, tôi hay mắc võng nằm đây nghe những tiếng động lắng dần dưới đường phố. Và đêm, yên lặng, như một tấm dạ nâu mềm, dũ ra.
Hãy trở lại với cơn mưa lắc cắc lúc nãy. Ngồi trong phòng đọc sách (hay có thể nghĩ nó là một cái nhà chòi, nếu muốn tưởng tượng ra mình là một Tô Vũ chăn dê hay một gã chăn vịt), tôi nhìn ra ba phía mưa bay. Những cơn gió lướt theo cùng với cơn mưa quật đập và làm rũ rượi những hàng cây lá xa xa mờ khuất trong mưa. Không phải mưa, đó là lớp lớp vó ngựa phi trong các nẻo mưa bay. Đó là trùng trùng những cánh chim đập gió trong một ngày bão dậy. Những cây cối, hoa cỏ trong vườn thượng nhà tôi cũng tơi tả, xác xơ và vương đầy những giọt nước của cơn mưa mù khắp. Ngồi trong chòi sách, giữa những âm thanh và cuồng nộ của đất trời ấy, giữa trùng trùng trắng xoá mưa bay ấy, tôi mở quyển A Tear and a Smile của Kahlil Gibran ra đọc một đoạn tả bước chân mưa. Hay mở The Rain on the Roof của Coates Kinney, hoặc The Voice of the Rain của Walt Whitman ra để nghe thử những tiếng mưa của thi sĩ. Và thấy là mình vô lý. Bèn gấp sách lại, cởi trần, ra đứng dang hai tay sát thành sân thượng, để những lớp mưa theo gió hắt mạnh vào người. Nhắm mắt lại, hét Aaaaaaaaaaaaaaaaaa theo mưa. Và thấy mưa về ngập tràn thân thể. Mưa thấm sâu vào trong tận cội rễ mình.
Sau này, nghĩ lại những cơn mưa như thế, trộn lộn trong cảm xúc và tưởng tượng của mình, tôi đã làm một bài thơ:
Và những nhịp vó buồn
Mây đưa dạt đám hoàng hôn
Vào hàng cây vút bồn chồn bóng đêm
Vàng thau. Và những âm mềm
Của chiều giăng mái trên hiên giọt đời
Những sông buồn của muôn nơi
Đổ vào tịch mịch. Biển. Thời gian quên
Trăng hồng. Thắm. Nhịp chèo lên.
Con thuyền lạc gió trôi miền không hư
Quạnh không tiếng gọi của mùa
Đàn mưa bạch. Trắng trời. Như vó buồn.
Một bầy ngựa trắng từ phương
Xa, mờ, phủ mộng, nhịp cuồng. Và đêm.
Người ngồi trong cõi nhớ quên
Lần tay sờ, kiếm những miền thực, hư.
(2017)
Ừ, những cơn mưa tràn trề bùng vỡ như thế cứ còn trở về hoài hoài trong trí nhớ mình sau này. Mình cứ nằm mơ thấy những cơn mưa. Thấy mình ở trên một ngôi nhà cao, quạnh quẽ gió thốc, bên một bờ biển. Buổi tối. Những tiếng sóng bươn bả đập vào ghềnh đá. Ngôi nhà mọc chênh vênh trên núi đá, thông thống từng lớp gió. Mình cũng lại ngồi trên sân thượng. Cái sân thượng không có vách che bốn bề kia. Một mình mình ngồi nghe gió thổi và mưa giăng bốn phương tám hướng. Mình không còn đứng dang hai tay ngẩng mặt hét vang Aaaaaaaaaaaaaaaaaaa như ngày xưa ở nhà. Mà mình đứng tựa vào lan can nhìn khắp nơi xem có ai ở gần đó không. Bốn bề chỉ có trắng xoá mưa bay. Những mũi tên trắng xoá của trời hình dung thấy cắm thẳng xuống đất. Những mũi tên cứ giăng đầy và cắm xuống mãi. Những hình ảnh không màu ấy trong giấc mơ là một loại phim đen trắng và không có âm thanh. Nhưng chính vì nó đen trắng mà lại vô thanh nên nó đã có hiệu ứng chấn động kinh khủng… Những cơn mưa, ám ảnh mình hoài, từ đó, trở thành một cái gì thân thiết mà tàn bạo. Tàn bạo và thân thiết như định mệnh con người.
Và rồi có những buổi tối mùa thu. Tháng Chín, tháng Mười ở Sàigòn. Thành phố ướt nước. Mưa. Sàigòn sương mù đèn đỏ đèn xanh. Mưa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ đủ làm ướt sũng đường phố và cây lá hai bên đường. Ta mặc cái áo mưa quân đội rộng thùng thình vào, kéo mũ áo mưa sùm sụp trên đầu, và leo lên chiếc Honda dame đầy bụi, bắt đầu thả vòng thành phố. Từ ngõ ra, ta đuổi theo mưa bắt đầu tử cổng xe lửa số Năm đường Phan Thanh Giản, đi qua nhà thương Saint Paul. Qua trường Gia Long. Tới Duy Tân, quẹo phải, qua trường Luật, vòng một vòng công trường Chiến Sĩ, trở lại chạy thẳng lên nhà thờ Đức Bà. Ra Nguyễn Du. Qua trường Taberd. Quẹo phải Hai Bà Trưng. Rẽ trái Đồn Đất. Tới trường nữ học Saint Paul. Quẹo trái ở Cường Để, đi qua Dòng Kín, chủng viện Thánh Giuse. Qua Dược, qua Văn Khoa, qua Nông Lâm Súc, về Đinh Tiên Hoàng… Cứ thế, ta co hai chân lên thành xe, thọc một tay vào túi, mũ áo mưa sùm sụp trên đầu, và lái xe chạy vòng vòng thành phố.
Cái thành phố ấy trong mưa trông thật buồn và hiền lành. Không ồn ào, náo nhiệt, cuồng loạn như lúc bình thường. Trời mưa, đường phố trở nên im vắng. Mọi tiếng động chìm hẳn đi. Chỉ còn tiếng nước mưa đập xuống mặt đường lách tách. Qua đôi mắt kính, những ánh đèn xanh đỏ bỗng lung linh nhoà nhạt một cách kỳ ảo. Một mình lái xe chầm chậm qua những đường phố vắng vẻ. Mùi thơm ướt át của hoa lá thoáng nhẹ tự nhiên làm trái tim người ta mềm ra. Mùi thơm hình như vỗ lại một vài kỷ niệm nhỏ nhoi nào đó trong đời. Khi chạy qua nhà thờ Đức Bà, một cảm giác lạ lùng, huyền bí bao trùm lấy con người ta. Ta có cảm tưởng là chất nước tinh sạch nhỏ xuống từ trời, qua màn mưa giăng chéo kia, đã làm những viên gạch đỏ cũ kỹ hàng thế kỷ, dùng để xây và lót nền khu vực bao quanh nhà thờ, tỉnh dậy. Chúng bàng hoàng tỉnh dậy như vừa qua một giấc mơ. Mỗi một viên gạch lại có một sức sống mới. Một cái gì cựa động, thoát ra từ những viên gạch cũ đỏ. Một mầm cây, có lẽ đang bật ra đâu đó, từ một viên gạch nào đó, bỗng máy động trong tim ta. Những lớp rêu xanh mờ cũ kỹ kia đang mặc lấy cho chúng một đời sống mới. Tất cả mọi thứ đều máy động nhẹ nhàng trong tim người. Những nguyên tử cấu tạo nên những viên gạch cũ càng kia đang xao động. Ta nghe cả vũ trụ chợt xôn xao máy động trong con người mình.
Những buổi tối Sàigòn rét mướt, ướt mềm như thế, ta cảm thấy yêu mến Sàigòn hơn. Ta hiểu Sàigòn hơn. Đó không phải là một nơi chốn xa hoa đèn đóm, và tiếng nhạc hư hỏng dập dình phát ra từ những góc phố Tự Do hay Hai Bà Trưng gần bến Chương Dương. Đó không phải chỉ là nơi phô bày những chiều quần nhung áo lụa dập dìu phố chợ. Sàigòn còn là, và chính yếu là, một nơi chốn để nhớ về. Ta nhớ Sàigòn ngay khi ta còn sống ở đấy, còn ngửi mùi thơm của cỏ hoa, mưa nắng ở đấy.
Sàigòn trời mưa. Hình ảnh ấy mềm dịu, hiền lành, tội nghiệp, và sống thật nhất trong cảm nhận của ta về cái thành phố xa cũ đó. Ồ! Mưa đã bay qua mấy chục năm rồi! Những dải mưa xưa.
Có những lần ta và vài người bạn cùng với đám học trò ngồi trong nhà nghỉ mát ở Club Nautique Thanh Đa, nhìn mưa đan chéo bốn bề. Mưa ào ạt trắng xoá giăng ra thành những sợi dây tơ mỏng và trong, nối liền trời với đất. Đất trời và không gian làm thành một rừng mưa phủ mộng. Phía xa xa kia là dòng sông. Dòng sông ngân lên thành một khúc nhạc trắng muốt. Dòng sông trắng ngân lên như một phím dương cầm. Sông mưa. Sông mưa. Những tiếng mưa vỗ đều trên sóng mềm và gió lá. Cô học trò ôm đàn ngồi hát: Gọi mùa thu lãng quên vào tiếng mưa rơi êm đềm. Trời còn mưa ướt thêm, cho dài ngày tháng không tên. Người bạn hát: Em đi về cầu mưa ướt áo. Đường phượng bay mù không lối vào. Hàng cây lá xanh gần với nhau. Ta hát: Sầu thôi xuống đầy. Làm sao em nhớ. Mưa ngoài sông bay… Và Tuấn búng guitar những bản classic hay quá. Bây giờ. Bây giờ, bạn bè của tôi mấy đứa đã chết? Mấy đứa còn lang thang khắc khoải giữa đời? Tất cả đều đã tan hoang trong mấy cơn mưa sắc nhọn đầy lửa máu của hận thù. Mấy cô học trò thì cũng có đứa chết. Có đứa lấy chồng và theo chồng về miền cát nắng, bỏ rơi trong ký ức mấy cơn mưa mù ngày cũ. Có đứa vượt biển thoát nạn. Có đứa vượt biển gặp hải tặc. Tội nghiệp cho bạn bè và các em tôi. Những lần mưa ấy, cả mình và mấy người bạn tóc còn đen quá. Và đám học trò thì mắt trong như chưa vương một sợi khói. Chỉ có đám mưa bay ngoài kia lạc vào mắt nhỏ nhìn các em hát đàn hồn nhiên xanh mướt. Bây giờ…
Chúng ta, mỗi người, ai cũng phải chia sẻ cái định mệnh của quê hương. Nếu tôi có nói về dòng sông, cơn mưa, thì đó là tôi nói về kỷ niệm hay định mệnh của bạn bè, của anh em tôi. Những dòng sông đã chia cắt, và những cơn mưa đã chém xuống định mệnh riêng và chung của mỗi một chúng ta.
.3.
Sau này, những cơn mưa đã còn tiếp tục theo tôi vượt biển lênh đênh giữa đại dương đen. Đây không phải là những cơn mưa bay nghiêng một bầu trời bích ngọc Sàigòn. Những cơn mưa cuốn bay những giọt lá me như những hạt cốm xanh thơm mùi kỷ niệm. Đây không còn là những cơn mưa bay mềm trong mấy bức tranh Monet hay Van Gogh mà tôi vẫn thích. Hay những cơn mưa đập vào cửa kính một nỗi niềm quạnh không nào đó trong văn chương Hemingway hoặc Nguyễn Đình Toàn. Hay những dáng thu mưa mơ hồ trong nhạc Cung Tiến… Đây cũng không phải là những cơn mưa lục bát của Trần Huyền Trân: Mưa bay trắng lá rau tần. Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa… Hay những bước chân mưa được Kahlil Gibran giới thiệu:
“… Tôi chạm nhẹ lên những khuôn kính cửa
Với những ngón tay dịu nhẹ của mình, và sự đến thăm của tôi
Là một khúc ca chào đón. Ai cũng có thể nghe thấy, nhưng chỉ
Những tâm hồn nhạy cảm mới có thể thấu hiểu.
Cái nóng của khí trời sinh ra tôi,
Nhưng, phần mình, tôi đã giết chết nó
Như người nữ vượt thắng người nam với
Sức mạnh mà nàng đã lấy được từ hắn.” (2)
Những cơn mưa vừa kể quá đẹp. Nó là một phần của kỷ niệm chúng ta. Nhưng trong cuộc đời, chắc chắn còn có những cơn mưa khác. Những cơn mưa đen. Những cơn mưa chém nát. Tôi muốn quay trở lại để nói rằng, những cơn mưa giữa biển kia đã như những tiếng gọi gần gũi của định mệnh. Giữa trời đất bao la, chiếc ghe vượt biển chỉ giống như một chiếc lá hết sức nhỏ bé, nhàu nhò và cũ kỹ. Lá đã khô, quá dòn mỏng, quá mong manh trước sóng gió đại dương. Và con người, nó trở nên không bằng một hạt cát giữa cái mênh mông trùng điệp kia.
Giữa đêm, trời tối đen như mực. Những con người vượt biển không biết đi đâu, về đâu, đến đâu. Trời và biển đen một mầu tối mắt. Hắn bập bềnh theo với chiếc ghe chết máy đã mấy ngày mà nghe như có tiếng réo gọi của vô vàn kỷ niệm. Những tiếng gọi từ khoảng tối đen thăm thẳm dưới đáy nước.
Và mưa.
Lúc đầu mưa lất phất, hắn còn ngồi ngoài khoang há miệng hớp nước mưa. Trong cơn đói khát, những giọt nước mưa ngọt và mát như nước cam. Rồi bỗng chốc, những cột mưa, những khối mưa, và rồi cả một đại dương mưa đổ ụp xuống. Hắn chạy vội xuống hầm ghe. Trời đã tối đen. Mưa lại càng làm cho đất trời đen tối hơn nữa. Tiếng vặn mình răng rắc của con ghe già cỗi, gầy yếu, mang trong lòng nó số mạng của trên năm mươi người, là một thứ âm thanh kinh hoàng của địa ngục. Răng rắc. Răng rắc. Chiếc ghe với thân gỗ mục như có thể vỡ tan ra hàng ngàn mảnh bất cứ lúc nào. Mưa vẫn ào ào dội những thác nước xuống chiếc ghe còm cõi. Chiếc ghe lúc bị đánh về bên này, lúc bị hất qua bên kia. Những con người ngã dúm vào nhau. Kinh hoàng. Những người con gái, những người thiếu phụ, tóc xoã hai bên màng tang, da mét xanh, và những cặp mắt mở ra cho thấy đó là mắt của những con thú bị săn đuổi. Có những người nôn oẹ ra đầy ghe. Những người đàn ông ôm lấy thân nhân mình như cố che chở họ trước một tai nạn chắc chắn sẽ xảy ra. Ghe lại bị thủng lỗ. Thanh niên tất cả đều phải theo lượt xuống hầm ghe tát nước. Để chiếc ghe nhỏ bé khỏi bị chìm nghỉm giữa đại dương đen. Tiếng răng rắc vặn theo những chuyển động bập bềnh của con ghe trong cơn bão tố. Chiếc đèn bão trong phòng điều khiển lắc lư, chập chờn rồi tắt ngấm. Gió mưa và sóng biển bấy giờ mặc tình gào thét và vò xé chiếc ghe mỏng manh. Tiếng trẻ con kêu khóc, gọi mẹ vang dậy… Hắn đã sống qua những cơn mưa bão như thế. Bão cấp năm. Thấy định mệnh đến gần. Thấy lại mặt mày tất cả anh em, bè bạn và những người thân yêu cũ.
Vậy mà không biết tại sao, trong cơn mưa lốc kinh hoàng giữa biển như thế, trong lúc không biết mạng sống mình và những con người cùng chia sẻ định mệnh với mình sẽ ra sao trên chiếc thuyền mỏng manh già cỗi giữa biển cả đang bị sóng nhồi bão cuốn như thế, hắn lại thấy thoáng qua trong đầu, rất nhanh, những câu thơ xuôi hắn đã đọc được ở đâu đó, mà tôi thử dịch dưới đây, của Federico García Lorca. Về New York. Và về mưa.
“ Không có gì thơ mộng và khủng khiếp hơn trận chiến của các tòa nhà chọc trời với những tầng trời bao phủ chúng. Tuyết, mưa và sương mù làm những toà tháp vĩ đại nổi bật lên, hoặc dầm chúng trong rét mướt, hoặc che giấu chúng đi, nhưng những ngọn tháp này, thù địch với sự bí ẩn và mù loà trước bất kỳ cuộc chơi nào, cắt phăng mái tóc dầy mượt của mưa và vung lên ba ngàn thanh kiếm sáng của chúng, đâm xuyên qua lớp cánh thiên nga mềm dịu của sương mù.“
Nhiều năm sau cuộc vượt biển này, ở Mỹ, tôi đã tình cờ tìm lại được đoạn văn trên của Lorca, bằng tiếng Anh, mà tôi đã có dịp đọc những ngày còn ở Sàigòn, trước 1975.(3) Tôi cũng chẳng biết vì sao, giữa cơn mưa đen phủ chụp, sắc lẻm như dao và cuồng nộ trên biển ấy, mà tôi lại có cái liên tưởng điên cuồng khi, như trong vô thức, giữa những giây phút lâm luỵ, trái tim (hay đầu óc) tôi lại có một sự dệt nối, rất thoáng qua, nhưng chính nó là một sự dệt nối, giữa những ngọn tháp ở New York trong tâm trí của Lorca, rồi sau đó là trong tâm trí của tôi, của hắn, với chiếc thuyền mong manh như một chiếc lá khô, dòn và mỏng, giữa trận mưa cuồng. Có gì đó liên hệ với Thanatos chăng? Bản năng chết của vô thức. Để cân bằng với Eros, bản năng sống. Tình yêu. Khoái cảm. Sự sống. Hay, đúng hơn, đó là lúc hai bản năng sống và chết ấy ôm choàng lấy nhau trong cái tôi hạt bụi và mong manh trước miệng hố sâu. Hay có lẽ chính những cuộc đâm đầu vào văn chương thuở mới lớn đầy thơ mộng đã đẩy tôi (không, đẩy hắn) đến những hình ảnh kết nối bất khả suy niệm kia. Thật sự nếu có điều gì giống hơn, có thể so sánh được, trong một cách suy tưởng nào đó, thì hoàn cảnh lúc ấy giống như là một cuộc đấu bò, khi con bò mộng hậm hực phì khói ra mũi, dậm chân hăm hở phóng tới, mà tôi/chúng tôi (hay con thuyền chao đảo kia) đã là một kẻ mình đầy thương tích, sắp quỵ ngã trên đấu trường, và, khốn thay, trên tay lại không còn miếng vải đỏ thần thánh của kẻ ra trận.
Mưa bão ở biển những đêm vượt biên làm tôi nhớ những cơn mưa nơi chốn rừng núi heo hút của quê hương mà một người bạn đã may mắn được thả về kể lại. Nơi những vùng quê hương ấy, cha anh, bạn bè ta không đủ miếng cơm để dựng thẳng thân người; thế mà, trong những cơn mưa nước độc, nhiều người vẫn phải gò lưng vác cây, khuân củi. Mưa rừng, những ngọn lao tiếp tục phóng tới như định mệnh Việt Nam khốn cùng, nghiệt ngã. Bao nhiêu người rồi đã chết trong những cơn mưa của rừng thiêng nước độc như thế. Sinh mệnh Việt Nam, trên biển cả gào sóng và trong rừng sâu, trên chốn non cao núi thẳm, đã trở thành sinh mệnh của lương tâm, của trái tim nhân loại.
Và rồi, đêm đầu tiên, sau khi sóng gió, mưa bão và sự quyết chí của con người đã đẩy hắn và những kẻ khốn khổ lên hòn đảo Mã Lai kia, cơn mưa biển lại tiếp tục theo đuổi, rình rập suốt đêm. Có một ngôi nhà sàn đang cất dở ngay trên bờ biển. Bốn bề vách không gió trống. Sau khi leo mấy bực thang gỗ lên sàn nhà, mọi người lăn ra ngã vào nhau. Đàn ông đàn bà, thanh niên thiếu nữ, người già em bé, tất cả nằm lăn ra như chết. Đồ đạc tuỳ thân của mỗi người vất bừa bên cạnh. Người nào có áo mưa thì quấn đỡ quanh mình để tránh những đợt mưa hắt và gió rét cứ thốc tới. Ai không có thì đành nằm co chịu rét. Hắn nằm giữa đất trời hoang mang. Gió mưa, sấm sét, chớp giật suốt đêm. Chợt thấy rõ là mình đã ở ngoài tầm tay che đỡ của quê hương. Những cơn mưa của Sàigòn không còn tí tách đổ xuống. Đây là bãi biển Mã Lai. Và ngoài kia là cơn mưa ào ạt xô tới cùng gió sóng. Thỉnh thoảng, hiện lên trong lằn chớp là cả một rừng dừa trắng xoá trong mưa. Một rừng dừa quằn quại trong mưa và gió. Mưa vỗ trên lá dừa. Mưa đập trên sóng biển. Những âm thanh mênh mang làm dội lại trong lòng hắn những hình ảnh tan nát của quê hương. Rừng dừa vẫn vỗ đập cái tiếng vỗ chất ngất của nó trong mưa và gió biển ngoài kia. Mưa gió chảy trên mặt hắn tối hôm ấy làm ướt nhoè đi những hình ảnh của quá khứ.
Tôi đã không còn tôi cũ.
Và quê hương giờ đã mù khuất trong mưa.
.4.
Bây giờ ở đây là mùa thu.
Hay là trời đã sang đông?
Cơn mưa phùn đã bay qua thành phố và rơi về biển.
Sáng nay, với cơn mưa, tôi đã bất chợt ngửi thấy trở lại những mùi hạnh phúc ẩm mốc cũ. Một chút hạnh phúc ẩm mốc dịu dàng. Hạnh phúc không phải chỉ là những niềm vui. Nó còn là những nỗi buồn. Hạnh phúc không chỉ là những nụ cười. Nó còn là những giọt nước mắt. Nó là niềm sung sướng nhưng đồng thời cũng là nỗi đớn đau. Hạnh phúc là tất cả những điều ấy khi chúng đan dệt với nhau để làm thành tấm áo của kỷ niệm ta.
Kỷ niệm, nhiều khi, là những ngón tay mưa.
Đối với tôi, những cơn mưa của đời sống này đã mang trong chúng những hạnh phúc trong sáng và mờ tối. Hạnh phúc trong sáng trông như những giọt nước lấp lánh bảy sắc cầu vồng còn dính long lanh nơi đầu ngọn lá. Hạnh phúc mờ tối giống như một ngọn nến nhỏ nhoi mình thắp giữa cõi lòng hoang vắng để nhìn lại nỗi quạnh không của cuộc đời này.
Có những hạnh phúc chúng ta hát ca với nhau ngày quê hương mở hội. Có những hạnh phúc chúng ta ấp ủ cho nhau lúc đất nước điêu tàn hay trong những ngày lữ thứ. Hạnh phúc là khi người ta nhìn thấy những nét đẹp trong bất kỳ một hoàn cảnh, một giây phút hạnh ngộ nào đó của đời sống. Hạnh phúc là một loài hoa nhiều khi gửi đi những hương thơm của nát tan, đau khổ. Nó là tiếng réo gọi trùng trùng từ những nơi chốn thẳm sâu nhất của hồn người.
Mưa xưa.
Mưa xưa, những lời chúc hạnh phúc bùng vỡ và nát tan nở giữa trời không kia, bao giờ ta còn được nghe lại tiếng ngươi giữa những đường phố tối tăm giăng mắc cuộc đời?
Bùi Vĩnh Phúc
Tustin Ranch, Calif.
tháng XII, 2015. Xem lại, tháng VII, 2025.
(viết cùng quá khứ ở H. Beach, 1985)
___________________________________________
Chú thích:
(1) Thơ Thanh Tâm Tuyền, trong bài “Dạ Khúc”. Nguyên văn: “Anh là thằng điên khùng / Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới”. Phạm Đình Chương, về sau, đã phổ nhạc bài thơ với tựa đề “Dạ Tâm Khúc”. Từ “Tâm” trong tựa đề này lấy từ tên thật của Thanh Tâm Tuyền, Dzư Văn Tâm, và được để chen vào giữa tựa đề nguyên thuỷ của bài thơ. Dù sao, nếu muốn hiểu một cách văn chương, người ta cũng có thể nghĩ tên của bài hát là “khúc ca của trái tim đêm”, trong đó, theo từ pháp Hán Việt, “Dạ” bổ nghĩa cho “Tâm”, và “Dạ Tâm” bổ nghĩa cho “Khúc”.
(2) Trích trong “Song of the Rain” của K.G.:
I touch gently at the windows with my
Soft fingers, and my announcement is a
Welcome song. All can hear, but only
The sensitive can understand.
The heat in the air gives birth to me,
But in turn I kill it,
As woman overcomes man with
The strength she takes from him.
(3) Trích từ một đoạn trong bài phỏng vấn Federico García Lorca của Luis Méndez Domínguez vào năm 1933 về tập thơ Poet in New York của Lorca. Phần trả lời phỏng vấn được kết hợp bởi nhiều đoạn thơ xuôi của Lorca do chính ông nhớ và đọc lại. Nguyên văn đoạn trích trong bài: “There is nothing more poetic and terrible than the skyscrapers’ battle with the heavens that cover them. Snow, rain, and mist highlight, drench, or conceal the vast towers, but those towers, hostile to mystery and blind to any sort of play, shear off the rain’s tresses and shine their three thousand swords through the soft swan of the fog.”
Lift Up Your Face,
and Let the Rain Fly Away
Bùi Vĩnh Phúc
To remember a fifty-year distance.
And to close that cycle.
Bent Tree, c. 1923-24, by Chaim Soutine
Foreword
A sound, an image, even a scent—any fragment from the outside world—can stir the human soul, leading it into a masquerade of old days. Of youth. Of the past. Of first dreams.
It might be a few notes from an old song. A fleeting image on the street or in a newspaper.. Or maybe it’s the shift in the weather. A chilly breeze. A gentle rain.
Each contains the warmth and fire of life—just waiting for the strike of a match.
In that wave of longing, I stumbled upon some of my old verses—lines tinged with a wistful chill, with pain, and the silhouettes of dear friends, heard through the quiet hush of falling rain. The reels begin to roll once more within the soul.
(…) sáng nay có cơn mưa nhỏ / bay qua thành phố buồn hiu / thổi tung từng hạt ngọc đỏ / trên đầu đám cỏ dập dìu // có con chim xanh rời tổ / đi tìm đôi cánh thiên thần / bay vào cuộc đời lố nhố / lòng chim có thấy phân vân // bạn bè thôi còn mấy đứa /như trăm sợi nắng chia miền / bếp lòng ai còn ấm lửa / giữa cơn gió lạnh truân chiên // mầu xanh mầu xanh trên tóc / có còn bát ngát ruộng đồng / mắt môi ngày nào mới mọc / có còn trong buổi rạng đông // như nỗi cô đơn rất vàng / rót vào lòng anh nhè nhẹ / là mùa thu mới vừa sang / thả rơi cánh hoa be bé (…) (Giã Từ)
[(…) this morning a soft rain / drifted over a lonely city / scattering red pearls / atop the swaying grass // a blue bird left its nest / seeking angel wings / soared into a jumbled world / did its heart feel torn? // old friends—how many remain? / like sunlight split across lands / whose hearth still holds a flame / against the harsh and shifting winds? // the green on your hair / was once boundless as fields / the eyes and lips of dawn / do they still bloom each morning? // like a deep golden loneliness / poured gently into my heart / it is autumn just arriving / dropping a tiny blossom (…) (Farewell)]
These lines rekindle the warm breath of fire from friendships, companions, and those long-gone days.
Gió thổi bồng bồng / mây trắng như bông / nhớ xưa một thuở / bạn bè rất ngông / bạn bè rất mộng / ngồi buồn đấu láo / cũng đã nên thơ / chuyện ran như pháo / chứ đâu bây giờ / ta rất trơ vơ / giọt buồn không vỡ / lớn mãi trong ta / đám mây xa nhà / trong chiều vô xứ / như kinh vô tự / bay mãi một đời / chiều ơi chiều ơi (Bạn Bè).
[The wind floats on / clouds soft as cotton / once upon a time / remembering once / friends wild and dreamy / talking nonsense idly / and somehow it became poetry / our laughter rang like fireworks / unlike now / where I sit alone / sorrow unfurls but never bursts / swelling inside me / like a cloud torn from home / in an exile dusk / like a wordless sutra / flying endlessly through life / oh dusk, oh dusk (Friends)]
Rainy skies also remind us of old classrooms.
buồn ta xa nhà
đêm nghe mưa qua
lòng ơi rất nhớ
những ngày đã xa
mưa trên phố cũ
mưa trên mái xưa
lòng ơi tưởng nhớ
những buổi giao mùa
ta ngồi trong lớp
học trò mắt đen
dòng mưa áo trắng
học trò áo len
cười hoài nụ nhỏ
thầy trò rất quen
các em dưới đó
ta đứng trên này
dòng mưa bạch ngọc
rót đầy cơn say
ta giờ nhớ mãi
các em áo bay
ta giờ mới biết
buồn dài hơn say.
(Học Trò)
[lonely far from home / night echoes with rain / oh heart, remember / those faraway days / rain on old streets / rain on the old roof / oh heart, remember / those changing seasons / I sat in class / students with black eyes / white jade rain outside / students in wool sweaters / smiling small smiles / teacher and students, close as kin / you down there / me up here / rain poured like pearls / filling me with a quiet intoxication / Now I always remember / your flowing áo dài / Now I truly know / longing outlasts intoxication. (Students)]
Or, sometimes, all it takes is an open book, and everything in life may stir again in the soul:
ta ngồi đọc sách
trong tiếng chiều về
đời còn lê thê
trôi hoài một nhánh
buồn ta trăm mảnh
trên cõi tình này
người cũ chiều nay
trong trang sách mở
đời như đồ cổ
sao vẫn thiết tha
lần trong sách nhoà
người xưa lớp lớp
vỗ về trong ta
chiều bay trăm tà
ta còn đọc sách
(Đọc Sách)
[I sit reading / to the sound of evening / life still drags on / flowing like a stream / my sorrow in fragments / scattered across this realm of love / old figures /
appears in this faded page / life like antiques / yet still so dear / sifting through smudged words / ghosts of old faces / soothing me gently /
Twilight spreads its sails / and I go on reading. (Reading Books)]
Yes—sometimes it only takes a few drifting drops of rain, or a stray thought from a page, and suddenly we are able to see everything again. Inside us, a melody from days long gone begins to softly play.
But then, in the course of life, those old rains were no longer gentle, no longer brushed past with a touch of poetry as they once did in the days of youth. At times, the sound of rain, the streams of rain, carried within them a sense of desolation—a looming threat, both seen and unseen. The rain wore a different face. One masked in fire. And in the color of night.
Mưa xiên thẳng tim
Xiên thẳng vào mầu chiều
Đã dần dần chuyển sang mầu tro xám
Bí ẩn và hoang lạnh
Như những bước chân mèo hoang
Mặt trời
Trái cây thơm mọng ngày hôm qua
Giờ cũng đã ủng chín
Rơi trong vườn đêm
Một trăm cơn mưa sắt thép
Đã chụp xuống chúng ta
Và gió
Đã bứt tung bè bạn như những chiếc lá
Tan tác. Dạt trôi.
Và mất hút trên các nẻo đời (…)
(Một trăm cơn mưa)
[Rain pierced straight through the heart / Straight through the twilight hue /
That slowly turned to the ash-grey of cinders / Mysterious and forlorn
Like the stealthy steps of a feral cat /
The sun / Once ripe and fragrant like fruit yesterday
Now lies rotting / Fallen in the garden of night
A hundred iron rains / Have descended upon us
And wind / Has torn our friends like leaves
Scattered. Drifting. / Vanished across the paths of life (…)
(One Hundred Rains)]
What I saw again in the writing below was born from such small flames—yet warm with the breath of memory. Of a time of youth. Dreamy, idealistic, passionate. Romantic. And sorrowful.
It is precisely these small things that help form the meaning of life. That help form each one of us today. To remind us that life is not tallied solely by great and weighty matters.
Allow me to offer these reflections to all who still sense the gentle breath of that old flame. That invisible flame, which from time to time still crackles faintly somewhere within our hearts. Especially on days when the rain drifts, and the wind stirs.
bvp
(XII, 2024)
Just Before the Rain Falls – Karla Nolan
1.
Now, here, autumn has come.
This morning, a fine mist of rain drifted over the coastal city where I now live. It brought with it a coolness, and a tender, musty scent—remnants of past rains lingering in my memory. The streaks of rain this early morning fell like fingers upon old piano keys. The rain’s threads crossed and struck diagonally across the soul. Rain threads? Or the tender fingers of remembrance?
Autumn. It rains. It rains.
Rain is spinning threads, then softens into a gauzy white mist. Fluttering. The rain in California taps lightly on windowpanes, then bursts into long trails of water trickling down the glass. And then, the rain drums louder—urgently—like hands knocking insistently on the old, rotting door of time. The water smears. The pounding rain grows more demanding.
And the door to the past opens.
2.
Once upon a time, there was rain in Saigon.
The rains had wrapped around my innocent childhood. Then that childhood grew up—at times green like leaves, at times withered and tattered— and still looked up at the sudden rains pouring down. There were rains that came down like umbrellas, pushing life into dreams. There were rains that fell like invisible threats, saying I would have to keep trudging through them forever. Rain beat down on one’s head when lost and alone. A shadow at the edge of the sky. A sliced moon. And the forest at dusk: cold, and dim.
There were childhood rains. Afternoons when the rain came pouring down over the small alleyway, I and my gang of friends would rush out to bathe in it. In the rain, the small alleyways of the neighborhood suddenly transformed into another world. The rain seemed to set the stage for a play in which children became the most eager actors. The rain poured down like a waterfall. The little alleyways flooded. Many children lay down flat on those narrow alleys paved with cement, where the rainwater hadn’t yet had time to drain and rose up like a river in flood season.
Some children—well-behaved—wore shorts. Most wore nature’s clothing and dove in to swim. Many lay on their backs, mouths open to catch the rainwater. That boundless feeling, he remembers forever. He lay there, mouth open, gulping down the rain like a fish. The sheets of water roared down from the sky. Fragrant and icy cold. Around the body, layers of water jostled and rocked. That thrill of being naked in the rain only comes to a person once in life. If you miss it, you’ll never again have the chance to live that kind of overflowing moment.
Rain also crashed down from the roof gutters of neighboring houses. He stood right under the spout, where rainwater poured from head to toe. He rubbed the water off his face with both hands, jumping up and down from delight. Sometimes, little girls, four or five years old—his age then—would run over, asking to share the rain gutter he had claimed. Remembering their bright faces, those eyes clearer than the rain, he sees again the beautiful memories holding hands as they return.
When he grew a bit older and his parents no longer let him bathe in the rain, on such downpour days, the boy would sit folding paper boats and float them down the alley. Those boats, drifting swiftly on the water, carried off to the ocean of his heart the innocent childhood dreams of old. The water sped on—where to? Those tiny boats—who knows to what shores in life they traveled? What did they become after parting from him nearly sixty years ago, while he still sits here?
I still sit in this realm of life watching the rains fall, pattering on the days of childhood and youth.
When grown up, people encounter different rains in life.
There are days one walks through fine morning rain and remembers the glistening tears of a girl. To live, one shouldn’t be too weak—but also shouldn’t be afraid to face one’s sadness. Living does not mean always standing upright, chest out, eyes fixed firmly ahead. There are times, to live fully, one must be able to feel heartache over a pure drop clinging at the corner of someone’s eye. Then that teardrop blurs into a mist as one sets out. Rain in the dawn. And the train whistle cries out, melancholy and urgent, calling one to depart…
Still, I want to remember Saigon, those rainy afternoons on the river. Rain falling steadily across a vast stretch of water. At that time, you must have been around seventeen or eighteen, weren’t you? A riverside teashop at dusk—just you and me. The owner had gone back into her bamboo hut. Only the lonely sound of rain remained. Rotten logs drifted along the white river. The steady rain crisscrossed with longing. Anh ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới.[I held you in my arms and already missed you for the coming days.] [1] The church bell echoed, ringing out through the rain like a vast, white melody. Gusts of wind flung rain against us. Your hair fluttered wet in the rain, soft. You placed your cold hands in mine. You whispered that you were no longer afraid of the rain. I loved you so deeply for those pitiful words. Even now, trudging through the rains of my life, I still remember your quiet, trusting words from that rainy afternoon on the river. Yes, all the rains make us stronger, I still remind myself of that.
There were rains pouring down on Saigon in the afternoons when earth and sky were golden and drifting in sunlight. People rummaged through books on Cong Ly Street or sat eating green papaya salad with dried beef, or bánh cuốn with Vietnamese pork rolls or shrimp cakes on Pasteur Street. Suddenly, a rainstorm would fall.
Rain pounded down. People stretched out canvas or nylon tarps to cover from the rain. Oh, those sunshower rains. The sunshower rains made people stand or sit huddled together. All the strangers and passersby on that corner of Saigon pressed close to each other. Rain fell in loud drops on the soaked canvas sheets strung up above. The tarps grew heavier with each moment. Beneath the tarps, under the rains pouring from the sky, people kept on eating green papaya salad with dried beef or steamed rolls with pork dipped in chili fish sauce, exclaiming at the slanting rains outside. Honda and PC50 motorbikes rushed past. The leaves turned a green taut with vitality as the heavens sent their love to the earth. Oh, those rain-drenched leaves. I loved those rain-drenched leaves too much. They shivered, happy in the rain’s overwhelming embrace. When the rain ends, they’ll be lush, tender, and waving playfully in the wind… The soft patter of rain above like that—just ten, fifteen, twenty minutes—is already beautiful enough. Then the sky clears. Saigon resumes its normal rhythm.
There were afternoons or evenings in Saigon when I was sitting on the rooftop reading, and suddenly the rain would start tapping lightly on the tin and plastic roofing overhead.
That solitary reading room perched high on the rooftop, when it rained, brought me vast and strange drifting sensations. The rooftop was a large rectangular space with walls waist-high. A small part of it was built into a reading room. My siblings and I had boarded it up with wood like a little hut. Next to it was a large water tank, along with a surrounding space enclosed with a door you could latch if you wanted. If you wanted to bathe, you could bathe. Wash clothes, sing, do whatever in there. Sometimes, when I felt the urge, I would go in there to try out my voice and hear it echo strangely. The rest of the rooftop was completely open. Sheets of tin and plastic were roofed over concrete pillars to shield from sun and rain. From the reading hut, I could look out in three directions into the open space. My mother and my siblings planted all sorts of flowers and plants on that rooftop. In the mornings, birds would gather and chirp. That was when I would climb up and wait to see the first red rays of the new sun slowly tear apart the milky white curtain in the east. The early scent of the plants was fresh and peaceful. At night, I would often hang a hammock and lie there listening to the street noises gradually fade below. And night itself, silent, like a soft brown velvet cloth, would unfold.
Let’s return to that earlier pattering rain.
Sitting in the reading hut (or imagine it as a herder’s shack, if you like to picture yourself as Tô Vũ [2] tending goats or some duck herder), I looked out on three sides at the rain blowing in. The wind rushed along with the rain, thrashing and soaking the distant rows of trees, blurred and hidden in the downpour. It wasn’t rain—it was rows upon rows of galloping hooves in the trails of falling water. It was a storm of wings flapping in the rising winds. The trees and flowers in my rooftop garden were torn and battered too, dripping and tattered under the enveloping rain. Sitting inside the little reading hut, amidst the sounds and fury of earth and sky, amidst the blinding white torrents of rain, I opened A Tear and a Smile by Kahlil Gibran to read a passage describing the footsteps of rain. Or I opened The Rain on the Roof by Coates Kinney, or The Voice of the Rain by Walt Whitman, to listen to how poets spoke of rain. And then I found it all unreasonable. So I closed the book, stripped off my shirt, went out and stood with arms wide open at the rooftop edge, letting sheets of rain, driven by the wind, lash against my body. I closed my eyes and shouted out Aaaaaaaaaaaaaaaaaa into the rain. And felt the rain pour over and engulf my body. The rain soaked deep into my very roots.
Later, thinking back on such rains, tangled in emotion and memory, I wrote this poem:
Và những nhịp vó buồn
Mây đưa dạt đám hoàng hôn
Vào hàng cây vút bồn chồn bóng đêm
Vàng thau. Và những âm mềm
Của chiều giăng mái trên hiên giọt đời
Những sông buồn của muôn nơi
Đổ vào tịch mịch. Biển. Thời gian quên
Trăng hồng. Thắm. Nhịp chèo lên.
Con thuyền lạc gió trôi miền không hư
Quạnh không tiếng gọi của mùa
Đàn mưa bạch. Trắng trời. Như vó buồn.
Một bầy ngựa trắng từ phương
Xa, mờ, phủ mộng, nhịp cuồng. Và đêm.
Người ngồi trong cõi nhớ quên
Lần tay sờ, kiếm những miền thực, hư.
(2017)
[And the Rhythms of Sorrowful Hooves
Clouds drift and push the dusk / Into the restless shadows of trees /
Flickering gold and brass. And the soft tones /
Of the evening stretch across eaves—drops of life /
The sorrowed rivers of every land / Flow into stillness. The sea. Time forgets /
Pink moon. Blooming. The rhythm of oars rise. /
The boat blown by the wind into oblivion / Desolate with the season’s call /
The white herd of rain. Sky-bleached. Like mournful hooves. /
A herd of white horses from afar / Blurred, cloaked in dreams, galloping wild. And night. / One sits within the realm of forgetting and remembrance /
Reaching, searching for realms real and unreal.
(2017)]
Yes, those overflowing, erupting rains have kept returning endlessly in my memory ever since. I keep dreaming of rain. Dreaming of myself in a high house, wind-blown and lonely, beside the sea. Evening. The urgent crashing of waves on the rocky shore. The house perched precariously on the cliff, layer upon layer of wind howling through. I’m sitting again on the rooftop. The rooftop has no walls around it. I sit alone, listening to the wind and watching the rain fall in every direction. I no longer stand with arms wide, shouting Aaaaaaaaaaaaaaaaaa like the old days at home. Instead, I lean against the railing, scanning for signs of life. All around, only white sheets of rain. White arrows from the sky seem to stab straight into the earth. Arrows falling ceaselessly, planting themselves again and again. These colorless images in the dream are like a black-and-white film without sound. But precisely because it’s black and white, and silent, it delivers a devastating emotional effect…
Rainstorms—forever haunting me—have become something both intimate and brutal. Brutal and intimate like the fate of a human being.
And then there were those autumn evenings. September, October in Saigon. The city soaked in water. Rain. Saigon shrouded in red and green traffic light mist. The rain was neither heavy nor light, just enough to drench the streets and the leaves lining the roads. I put on the oversized army raincoat, pulled the hood low over my head, and climbed onto the dusty Honda Dame to begin looping around the city. From the alley, I chased the rain starting from the Number Five railroad gate on Phan Thanh Gian Street, past Saint Paul Hospital. Past Gia Long High School. At Duy Tan, I turned right, passed the Law School, circled the Soldier’s Monument roundabout, and continued straight to Notre Dame Cathedral. Then to Nguyen Du Street. Past Taberd School. Right onto Hai Ba Trung. Left onto Don Dat. Reached Saint Paul Girls’ School. Left onto Cuong De Street, passing the Carmelite Monastery, Saint Joseph Seminary. Past the Pharmacy School, the Faculty of Letters, the Agriculture School, back to Dinh Tien Hoang… And so, I tucked my legs up on the footrests, one hand in my pocket, hood drooped low, riding through the city in loops.
That city, in the rain, looked so quiet and gentle. Not noisy, frantic, or frenzied like usual. In the rain, the streets became hushed. All sounds faded away. Only the patter of raindrops tapping on the pavement remained. Through my glasses, the green and red lights shimmered and blurred in a strangely magical way. Alone, I rode slowly through those empty streets. The damp fragrance of flowers and leaves floated softly, naturally, loosening something inside the heart. That scent seemed to awaken a few faint memories in life. Passing by Notre Dame Cathedral, a strange, sacred feeling enveloped me. It felt as if the pure waters falling from the sky, through the slanted curtain of rain, had awakened the old red bricks—centuries old—used to build and pave the cathedral’s surroundings. They stirred, startled, as if just awakening from a dream. Each brick now carried a renewed vitality. Something moved, escaped from the aged red clay. Perhaps a small sprout was cracking through, somewhere, from one of those bricks, and stirred something in my heart. The faded green moss was clothing them in a new life. Everything stirred gently within the heart. The very atoms that made up those old bricks were quivering. I could hear the whole universe suddenly rustling and stirring within me.
On those chilly, rain-softened Saigon nights, I felt a deeper affection for Saigon. I understood Saigon more. It was not a place of glittering lights and decadent music pulsing from the corners of Tu Do or Hai Ba Trung Streets near Ben Chuong Duong. It was not just a showcase of velvet trousers and silk dresses swaying in market crowds. Saigon was, and most truly was, a place to remember. I remembered Saigon even while still living in it, still breathing the fragrance of its grass and flowers, its sun and rain.
Saigon in the rain. That image is gentle, kind, pitiful, and the truest feeling I hold for that faraway, old city. Oh! The rain has flown past decades already! Those old rain-laced days.
There were times when I and a few friends, with our students, sat in the pavilion at Club Nautique in Thanh Da, watching the rain crossing in all directions. The downpour spread white and dense, forming threads of fine, clear silk linking sky and earth. The earth, the sky, and space became a forest of dream-woven rain. Far off was the river. The river rang out like a melody of pure white. The river sounded like the keys of a piano. Rain river. Rain river. The rain beat rhythmically on the soft waves and leafy winds. A girl student cradled her guitar and sang: “Gọi mùa thu lãng quên vào tiếng mưa rơi êm đềm. Trời còn mưa ướt thêm, cho dài ngày tháng không tên.” [“Calling forgotten autumn into the gentle falling rain. The rain keeps falling, to lengthen these nameless days.”] A friend sang: “Em đi về cầu mưa ướt áo. Đường phượng bay mù không lối vào. Hàng cây lá xanh gần với nhau.” [“You walked home, crossing the bridge, the rain fluttered on your ao dai. The flamboyant flowers covered the entrance. Leaves clustered, close together.”] I sang: “Sầu thôi xuống đầy. Làm sao em nhớ. Mưa ngoài sông bay…” [“Sadness sinks deep. How could you remember? The rain on the river flies…”] And Tuan strummed the guitar—those beautiful classic pieces. Now. Now, how many of my friends are dead? How many still wander in aching restlessness through life? All of us were torn apart by those sharp rains filled with the fire and blood of hatred. Some of those student girls died. Some married and followed their husbands to sun-bleached lands, leaving behind those misty rains of old in memory. Some fled by boat and survived. Some fled and met pirates. I grieve for my friends and students. In those rainy days, my friends and I still had black hair. The students’ eyes were clear as if untouched by the faintest wisp of smoke. Only the drifting rain outside wandered into their eyes, as they played guitar and sang, innocently, green as spring leaves. Now…
Each of us must share the fate of our homeland. If I speak of the river, of the rain, it is to speak of the memories and destiny of my friends, of my brothers, my sisters. The rivers that divided us, and the rains that slashed down upon each of our shared and separate fates.
.3.
Later, the rains continued to follow me as I drifted across the vast black ocean. These were not the rains that swept slantwise across Saigon’s turquoise sky. Not the rains that scattered tamarind leaves like green rice grains, fragrant with memory. Not the soft, floating rains from Monet’s or Van Gogh’s paintings that I once loved. Not the rains tapping on windowpanes with the lonely melancholy of a Hemingway or Nguyễn Đình Toàn story. Nor the autumn silhouettes of rain haunting Cung Tiến’s music… These were not even the lục bát [3] rains of Trần Huyền Trân: “Mưa bay trắng lá rau tần. Thuyền ai bốc khói xa dần bến mưa…” [Rain drizzles pale across the crown daisy / Someone’s boat disappears in the mist, gradually moving away from the rainy dock…]
Nor were they the footsteps of rain introduced by Kahlil Gibran:
“… I touch gently at the windows with my
Soft fingers, and my announcement is a
Welcome song. All can hear, but only
The sensitive can understand.
The heat in the air gives birth to me,
But in turn I kill it,
As woman overcomes man with
The strength she takes from him.”
Those rains were beautiful. They are a part of our memory. But in life, there are surely other kinds of rain. Dark rains. Rains that shred. I want to return to say: the rains on that sea were like intimate summons of destiny.
Beneath the immense heavens, the boat fleeing Vietnam crossing the sea was no more than a crumpled, brittle leaf. A dry leaf, too fragile, too thin to withstand the storms of the ocean. And a human being—no more than a grain of sand in that endless expanse.
In the night, the sky was as dark as ink. People at sea had no idea where they were going, where they had come from, or where they might end up. Sky and sea, one indistinguishable pitch-black hue. He floated with the engine-dead boat for days, feeling as if he could hear the echoing voices of countless memories. Voices calling from the deep, from the bottomless dark beneath the water.
And the rain.
At first, it was a light drizzle, and he still sat outside the cabin, mouth open to catch the rain. In his hunger and thirst, the raindrops were sweet and cool like orange juice. Then suddenly, columns of rain, masses of rain, an entire ocean of rain came crashing down. He rushed below deck. The darkness deepened. The rain made the world even blacker. The groaning creak of the aged, frail boat—carrying over fifty souls—was a nightmarish sound from hell. Creak. Creak. The boat, its wooden hull rotting, seemed like it could shatter into a thousand pieces at any moment. Rain still poured down in torrents upon the withered vessel. The boat rocked violently from side to side. People fell into one another. Panic. Women and girls, hair clinging to their temples, pale-faced, eyes wide like hunted animals. Some vomited all over the boat. Men clung to their loved ones as if trying to shield them from an inevitable disaster. The hull sprang a leak. All the young men took turns bailing water from the hold, trying to keep the fragile boat from sinking into the black sea. Creak. The groaning of the boat matched the rhythm of its heaving in the storm. The storm lantern in the wheelhouse swayed, flickered, then went out. Wind, rain, and waves now had free rein to scream and batter the thin shell of the boat. Children cried out, calling for their mothers, voices rising through the chaos…
He had survived such a storm. A Level 5 typhoon. He felt fate looming. Faces of friends, family, the dead, all came back.
And yet, for some reason, in the midst of that terrifying sea storm, not knowing if he—or the people sharing this doomed vessel—would survive, a line of prose suddenly flashed through his mind. Very quickly, as if in a trance. A passage he had read somewhere, perhaps long ago. A fragment from Federico García Lorca, about New York—and about rain:
“There is nothing more poetic and terrible
than the skyscrapers’ battle with the heavens that cover them.
Snow, rain, and mist highlight, drench, or conceal the vast towers,
but those towers, hostile to mystery and blind to any sort of play,
shear off the rain’s tresses
and shine their three thousand swords
through the soft swan of the fog.”
Many years after that journey, in America, I stumbled across the passage again. English translation. I had read it in Saigon, before 1975. [4] I still don’t know why, amid the black, knife-sharp, furious rain on the sea, my mind would leap to such a wild association—as though in a fugue state, in the grip of desperation—yes, my heart (or mind) weaving, just briefly, a tenuous thread between the towers of New York in Lorca’s imagination, and then in mine, in his, and the frail boat, like a dry, brittle leaf, in the heart of a raging storm. Was it a brush with Thanatos? The death instinct of the unconscious, balancing Eros, the instinct for life. Love. Pleasure. Existence. Or perhaps, it was that early immersion in the romanticism of literature that had thrust me (no, him) into such an irreconcilable web of images. If any comparison could be made, however roughly, it was like a bullfight—where the bull, snorting smoke and stamping, charges forward, and I/we (or that staggering boat) were already wounded, about to collapse in the arena—and worst of all, without the sacred red cloth of the warrior in hand.
The sea storms on those escape nights reminded me of the rains in the desolate highland jungles of our homeland, where a friend—lucky to be released—once returned from and told us stories. In those places, fathers, brothers, friends lacked even enough rice to stand upright; yet in the toxic rains, many still hunched under the burden of wood and trees. Jungle rains—javelins thrown by the cruel fate of Vietnam. How many have died beneath those cursed rains of the dark forest? The fate of Vietnam—on the raging sea, in the deadly jungles, on high cliffs and deep mountains—has become the fate of human conscience, the fate of the heart of humanity.
And then, the first night—after the storm, the wind, the rain, and the will of human beings had pushed him and his wretched companions onto that Malaysian island—the sea rain still followed, lurking throughout the night.
There was a stilt house under construction right by the shore. Its walls open to the wind. After climbing the wooden steps, everyone collapsed together. Men and women, young and old, the elderly and the children—all lay as if dead. Their belongings strewn beside them. Those with raincoats wrapped them tight against the gusts and damp. Those without curled up and endured the cold.
He lay under that bewildered sky. Wind, rain, thunder, and lightning raged all night. He realized then, with a piercing clarity, that he was now beyond the reach of homeland’s protection.
The rains of Saigon no longer dripped gently down. This was the coast of Malaysia. And out there, the rain came crashing ashore with wind and wave.
In the flashes of lightning appeared a forest of white coconut palms writhing in the storm. Rain battered the palm leaves. Rain struck the waves. The vast sounds echoed within him, awakening shattered images of the homeland. The coconut grove still thundered its crashing, mad rhythm in the stormy rain and sea wind. That rain and wind ran across his face that night, blurring the past into streaks.
I was no longer my old self.
And the homeland was now lost in the rain.
4.
Now it is autumn here.
Or has winter already arrived?
The drizzle has passed over the city and fallen toward the sea.
This morning, with the rain, I suddenly caught again the scent of an old, musty happiness. A gentle kind of musty happiness. Happiness is not only made of joys. It is also made of sorrows. Happiness is not only smiles. It is also tears. It is bliss, but at the same time, it is pain. Happiness is all of these, woven together into the garment of our memories.
Sometimes, memories are the fingers of rain.
To me, the rains of this life have carried within them both luminous and dim forms of happiness. The luminous happiness looks like drops of water shimmering with the seven colors of the rainbow, still clinging to the tip of a leaf. The dim happiness resembles a tiny candle I light in the desolate depths of my heart to look back at the loneliness of this life.
There are joys we sang together when our homeland blossomed in celebration. And there are joys we held for each other in times of ruin, or during our exile. Happiness is when one can see beauty in any moment, any chance encounter in life. Happiness is a kind of flower that sometimes sends forth a fragrance born of heartbreak and sorrow. It is a calling echoing from the deepest reaches of the human soul.
Rain of the past.
Rain of the past, where wishes for happiness once burst and bloomed in the open sky—when will I ever again hear your voice amid the tangled, shadowy streets of life?
Bùi Vĩnh Phúc
Tustin Ranch, Calif.
December, 2015. Revisited, July, 2025.
(written along with the past in H. Beach, 1985)
Notes:
(1) Poem by Thanh Tâm Tuyền, from the piece “Dạ Khúc” (Nocturne). Original lines:
“Anh là thằng điên khùng / Ôm em trong tay mà đã nhớ em ngày sắp tới”
(“I am a crazy fool / Holding you in my arms yet already missing you in the days to come.”) Later, Phạm Đình Chương set this poem to music under the title “Dạ Tâm Khúc”. The word “Tâm” in this title is taken from Thanh Tâm Tuyền’s real name, Dzư Văn Tâm, and was inserted into the original title. Still, if one wants to interpret it literarily, the song’s name can be understood as “The Nocturnal Song of the Heart,” or, rather, “Song of the Night Heart”, where, according to Sino-Vietnamese grammar, “Dạ” (night) modifies “Tâm” (heart), and “Dạ Tâm” modifies “Khúc” (song).
(2) For nineteen long years, Tô Vũ (Su Wu), a Han envoy, endured desolate northern lands, his noble spirit unbroken. Sent on a mission of peace, he became a shepherd of silent goats, his tattered imperial staff his only companion, a constant reminder of unwavering loyalty to his homeland. Through icy winds and harsh solitude, his steadfast heart never faltered, eventually guiding him back to a grateful empire, a living legend of integrity and enduring hope.
(3) Six-eight verse. “Lục bát” is a traditional Vietnamese poetic form, literally meaning “six-eight”, referring to the alternating lines of six syllables (lục) and eight syllables (bát). The poem typically consists of a series of couplets in this 6-8 syllable pattern, forming a flowing, melodious rhythm.
(4) Extracted from a 1933 interview of Federico García Lorca by Luis Méndez Domínguez about Lorca’s poetry collection Poet in New York. The interview response was woven from several prose poems Lorca recalled and recited.