Nhìn nhận nhanh phê bình thơ Việt hậu Đổi mới (kỳ 2)

Đỗ Quyên

THAM LUẬN HỘI THẢO “THẾ HỆ NHÀ VĂN SAU 1975”

Đại học Văn hóa Hà Nội – 28/4/2016

 

II. MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC, PHÊ BÌNH THƠ

Trước khi vào nội dung chính – các loại danh sách để nhìn nhận nhanh phê bình thơ Việt – ta hãy cùng chia sẻ một số quan niệm về phê bình văn học, phê bình thơ trong giai đoạn đang diễn ra. Bởi ít nhiều chúng cũng tác động đến việc nâng lên hạ xuống khi hình thành danh sách.

• Lưỡi phê bình nhiều đường lắt léo. Có thế mới thành phê bình. (Lại là phê bình thơ!).

• Bất luận thế nào, phê bình trong thời hậu Đổi mới đã để sau lưng mình một “kỷ nguyên phê-bình-lưỡi-gỗ” xét trên mặt bằng thơ Việt, từ trung tâm đến ngoại vi, từ trong nước ra ngoài nước. Nó, thậm chí với vài khu vực văn học, đã đi đến sự chấm dứt dòng phê-bình-lưỡi-gỗ vô thức và tập thể (ở miền Bắc trước 1975 và Việt Nam sau 1975), bè phái (ở miền Nam trước 1975 và hải ngoại).

• Thân thể phê bình mẫu mực được mô tả như sau: bên trên bài phê bình có thể là cái lưỡi, phía trong cần là cái đầu, dưới cùng phải là con tim.

• Nếu như sáng tác hoàn toàn thuộc về nghệ thuật, về sự hay dở trong khi đi về phía chân lý, với điều kiện cần là tâm và tình; thì phê bình – đầu tiên và sau cùng – là khoa học, là cách nói về chân lý, với điều kiện cần là trí và tuệ. Nghệ thuật ư? Nàng thơ chỉ có thể nằm giữa bài phê bình, sau khoa học và trước khoa học.

• Không thể có sắc màu chung cho các lá cờ thơ

[11]. Không thể có một cột cờ phê bình cho mỗi lá cờ thơ.

• Rốt ráo và thật lòng, phê bình văn học gần như được/bị trong vòng đai của văn-hóa-phê-bình-và-tự-phê-bình mà dân tộc, quốc gia đó được/bị mang trên mình. Thành thử, lâu nay khó có nổi quan niệm chung về phê bình văn học cho mọi nền văn học. Hóa ra, phê bình văn học được xác quyết bởi… bản sắc dân tộc? Về mặt này, phê bình văn học như là một loại thơ ca!

• Một lối bình thơ Việt qua 22 điểm[12]:

1. Nhạc điệu uyển chuyển; 2. Tứ quyết định ý, nghĩa và thi ảnh; 3. Thiên về cảm tính, diễn tả; nhiều tình mà ít thực. 4. Hình tượng bóng bẩy, dụ dỗ; 5. Không chuộng tư tưởng, triết lý; 6. Ít biến động về thi pháp; chậm thay giọng điệu; hiếm bất ngờ; 7. Ngôn ngữ tinh tế, chiều chuộng tu từ, lơ là cú pháp; 8. Cá tính tác giả không nổi trội; 9. Hình thể khá ổn cố; cấu tứ không đa dạng; 10. Xa văn xuôi, văn nói; 11. Lục bát là thể loại gốc; 12. Nội dung nhân bản mạnh hơn nhân sinh; trọng lòng yêu nước, tình đồng bào, nghĩa gia đình; 13. Hướng ngoại hơn là hướng nội: nhẹ chất liệu đời sống cá nhân; nặng về thời đại, thế sự, thiên nhiên; 14. Chịu ảnh hưởng sâu nặng của thơ Đường luật; 15. Cái Tôi ít được là chủ thể; 16. Quan hệ thiên-địa-nhân lấn át quan hệ người-người; con người cần thiên nhiên hơn là ngược lại; 17. Sáng tác vượt xa phê bình, học thuật; 18. Giỏi về bình điểm; khá về nhận định; non về phê bình; chậm về nghiên cứu; yếu về lý luận; thiếu về triết học; 19. Ngâm và vịnh là các cách thưởng thức đồng sáng tạo; 20. Cuộc cách mạng đầu tiên là phong trào Thơ mới 1932-1945 thay đổi hầu hết bản sắc thơ Việt truyền thống, với ảnh hưởng từ thơ Pháp và từ đó tới nay từ nhiều nền thơ lớn trên thế giới; 21. Đóng góp hữu hiệu nhất với xã hội thời hiện đại là dòng thơ cách mạng và thơ chiến tranh (trong đó có phong trào thơ trường ca như là một trường phái); 22. v.v.

• Ngoài câu nói nửa báng bổ nửa chầm bập của J.W. Goethe đã được làm đề từ, chúng tôi thấy hứng thú, dù chưa hẳn đã đồng ý, với các phát biểu về phê bình văn học, phê bình thơ gần đây có trên báo mạng từ: Thụy Khuê, R. Barthes, Nhị Ca, Thiếu Sơn, Trương Tửu, nhóm tác giả Trịnh Bá Đĩnh chủ biên, Phạm Ngọc Thọ, Trương Đăng Dung, Đỗ Lai Thúy, Trần Thiện Khanh, Văn Giá, Phan Tuấn Anh, Trần Đình Sử, Phong Lê, Chu Văn Sơn, Ngô Hương Giang, Nguyên Ngọc, Cao Việt Dũng, Lã Nguyên, Đặng Tiến, Lưu Khánh Thơ, Inrasara, Nguyễn Hữu Sơn, Lê Hồ Quang, Trần Đăng Khoa, Đoàn Trọng Huy, Bùi Việt Phương, Viên An, Nguyễn Thanh Sơn, Trung Văn, Phạm Công Thiện, Nguyễn Thùy Giang, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Đức Mậu. (Mời xem Chú thích 13).[13]

III. MỘT VÀI DANH SÁCH NHÌN NHẬN NHANH PHÊ BÌNH THƠ VIỆT TRONG THỜI HẬU ĐỔI MỚI

Trong mấy năm qua chúng tôi thu thập tài liệu và xây dựng quan niệm cho một Bảng sơ lược tiếp nhận về nội dung và nghệ thuật (nhận diện, nhận dạng, nhận giọng, thể tài) và phân loại về hình thức và xuất xứ (thế hệ, khuynh hướng, quan điểm, địa lý, ảnh hưởng) các tác giả Việt Nam hiện đại và đương đại ở lĩnh vực phê bình thơ Việt và thế giới, với giới hạn về thời gian và thời cuộc là giai đoạn hậu Đổi mới (từ khoảng giữa thập niên 1990 đến nay).[14]

Trình dẫn trước nơi đây 5 danh sách sơ bộ về những tác giả Việt phê bình thơ ở trong và ngoài nước có tác phẩm, bài vở, diễn đàn với ảnh hưởng nhất định (tạo dư luận nơi độc giả, gây ấn tượng giữa văn giới, cộng đồng…). Có một số tên tuổi đã qua đời trước mốc hậu Đổi mới mà vẫn đồng hành cùng chúng ta.

Trừ DANH SÁCH SỐ 1, do hạn chế số trang tham luận, các danh sách khác chưa là đầy đủ tính đến thời điểm viết.

Trong một phân loại nào đó, rất tương đối, các tác giả được xếp theo thứ tự năm sinh; các tác giả chưa có thông tin chính xác để sau cùng và sau dấu “;”

Cũng xin phép Hội thảo[15] được vượt rào về mặt thế hệ: để đề tài giữ được độ liên tục và vẻ toàn thể, chúng tôi sẽ dẫn chứng mọi đối tượng liên hệ trong khi nhìn nhận nhanh phê bình thơ Việt hậu Đổi mới, chứ không chỉ các tác giả phê bình thơ xuất hiện và trưởng thành từ sau 1975 – những “chính chủ” đã làm ra và đang quyết định hiện tình.

III.1. Phân loại theo Thế hệ, Độ tuổi[16]

DANH SÁCH SỐ 1 (theo phân loại Thế hệ – Độ tuổi)

• 1910s:

Trương Tửu (sách), Trinh Đường (sách), Hoàng Như Mai (sách), v.v.

• 1920s:

Tế Hanh (sách), Lê Đình Kỵ (sách), Trần Ngọc Ninh (sách), Nguyễn Đình Thi (sách), Đỗ Đức Hiểu (sách), Phan Ngọc (sách), Võ Phiến (sách), Bùi Giáng (sách), Trần Dần (sách), Vũ Hạnh (sách), Khổng Ðức (sách), Huỳnh Sanh Thông (sách), Mai Thảo, Lê Đạt (sách), v.v.

• 1930s:

Hoàng Ngọc Hiến (sách), Đặng Phùng Quân (sách), Nguyễn Văn Hạnh (sách), Dương Tường (sách), Nguyên Sa (sách), Vân Long (sách), Trần Văn Tích, Phan Cự Đệ (sách), Đặng Anh Đào (sách), Văn Tâm (sách), Hồ Sĩ Vịnh (sách), Hà Minh Đức (sách), Thu Bồn (sách), Thi Vũ (sách), Đặng Hiển, Hoài Anh (sách), Thanh Tâm Tuyền (sách), Diễm Châu, Phong Lê (sách), Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Quốc Trụ, Viên Linh (sách), Nguyễn Huệ Chi (sách), Nguyễn Tiến Văn, Trần Văn Nam (sách), Đỗ Quý Toàn (sách), Nguyễn Đăng Thường, v.v.

• 1940s:

Đặng Tiến (sách), Vũ Quần Phương (sách), Trần Đình Sử (sách), Huỳnh Phan Anh (sách), Nguyễn Vũ Tiềm, Trúc Thông, Yến Nhi, Đào Trung Đạo, Gia Dũng (sách), Phạm Công Thiện (sách), Phạm Tiến Duật (sách), Nguyễn Nguyên Bảy (sách), Mai Quốc Liên (sách), Bằng Việt (sách), Luân Hoán, Ngô Thảo (sách), Mã Giang Lân (sách), Vương Trí Nhàn (sách), Du Tử Lê (sách), Hữu Thỉnh (sách), Nhật Tuấn, Võ Công Liêm (sách), Thi Hoàng, Hoàng Hưng (sách), Thái Doãn Hiểu (sách), Anh Ngọc, Kiều Văn (sách), Trần Ninh Hồ, Vương Trọng (sách), Nam Dao, Thụy Khuê (sách), Trần Nhuận Minh (sách), Vũ Duy Thông, Trần Trương, Ý Nhi (sách), Ngô Thế Oanh, Ngô Nguyên Nghiễm (sách), Vũ Văn Sỹ (sách), Hoàng Vũ Thuật (sách), Ngô Văn Tao, Lại Nguyên Ân (sách), Trần Hữu Thục/Trần Doãn Nho (sách), Lò Ngân Sủn (sách), Hồng Diệu (sách), Thái Kim Lan, Phạm Đình Ân, Thanh Thảo (sách), Triệu Từ Truyền (sách), Khế Iêm (sách), Trần Mạnh Hảo (sách), Nguyễn Ngọc Thiện (sách), Lê Quang Trang (sách), Dương Trọng Dật (sách), Nguyễn Trọng Tạo (sách), Dư Thị Hoàn, Anh Chi, Kim Chuông, Nguyễn Đức Mậu, Đỗ Lai Thúy (sách), Nguyễn Duy, Nguyễn Lệ Uyên, Vũ Từ Trang, Trịnh Thanh Sơn (sách), Vũ Nho (sách), Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang (sách), Đặng Văn Sinh, Nguyễn Thụy Kha, Đỗ Hoàng, Trần Nghi Hoàng, Văn Chinh (sách), Bế Kiến Quốc, Mai Văn Hoan, Ngô Minh (sách), Bùi Công Thuấn, Nguyễn Hoàng Sơn (sách), Vũ Bình Lục, Lê Thành Nghị (sách), Đường Văn, Nguyễn Văn Long (sách), Nguyễn Mạnh Trinh; Hoàng Liên (sách), Lê Xuân Đức (sách), Lê Ngọc Trác, Hà Quảng, Trần Bảo Hưng, v.v.

• 1950s:

Lã Nguyên/La Khắc Hòa (sách), Khuất Bình Nguyên, Đoàn Trọng Huy (sách), Nguyễn Huy Thiệp (sách), Đỗ Ngọc Yên, Thái Kế Toại, Phan Trọng Thưởng (sách), Nguyên An (sách), Nguyễn Bá Thành (sách), Bùi Việt Thắng (sách), Phạm Quang Trung (sách), Đinh Quang Tốn (sách), Nguyễn Vy-Khanh (sách), Chân Phương, Nguyễn Văn Dân (sách), Đỗ Minh Tuấn (sách), Ngu Yên (sách), Phạm Quốc Ca (sách), Võ Chân Cửu, Triệu Lam Châu, Trần Hoàng Vy, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Tà Cúc, Ngô Vĩnh Bình (sách), Lý Hoài Thu (sách), Bùi Vĩnh Phúc (sách), Lê Vũ, Phan Tấn Hải, Lê Thị Huệ, Đào Duy Hiệp (sách), Nguyễn Việt Chiến (sách), Phùng Hoài Ngọc, Hữu Đạt (sách), Thế Dũng, Nguyễn Hồng Nhung, Đoàn Đức Phương (sách), Huỳnh Như Phương (sách), Trần Quang Quý, Thu Tứ (sách), Hồ Thế Hà (sách), Đỗ Kh., Tâm Nhiên, Đặng Huy Giang, Nguyễn Đức Tùng (sách), Đông La (sách), Mai Văn Phấn, Đỗ Quyên, Phạm Xuân Nguyên (sách), Thường Quán, Trần Ngọc Vương (sách), Hoàng Ngọc-Tuấn (sách), Trần Xuân An (sách), Nguyễn Sĩ Đại (sách), Nguyễn Hữu Quý, Inrasara (sách), Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hưng Quốc (sách), Phạm Phú Phong, Nguyễn Hoàng Đức (sách), Trần Đăng Khoa (sách), Lưu Khánh Thơ (sách), Nguyễn Hòa (sách), Văn Giá (sách), Trần Hoài Anh (sách), Nguyễn Hữu Sơn (sách), Nguyễn Thanh Tú, Phạm Kỳ Đăng, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ, Nguyễn Ngọc Phú; Hiền Nguyễn, v.v.

• 1960s:

Dương Kiều Minh, Nguyễn Chí Hoan, Phạm Thị Hoài, Mai Bá Ấn (sách), Đỗ Trọng Khơi, Chu Văn Sơn (sách), Nguyễn Đăng Điệp (sách), Trần Vũ, Thận Nhiên, Hồng Thanh Quang, Ngô Tự Lập (sách), Chu Thị Thơm, Đinh Linh, Trần Đình Thu (sách), Trần Ngọc Tuấn, Nguyễn Huy Thông, Nguyễn Bình Phương, Phan Hoàng, Cao Thị Hồng (sách), Đặng Thân (sách), Đoàn Cầm Thi (sách), Phan Nhiên Hạo, Phạm Khải (sách), Lê Đình Nhất-Lang, v.v.

• 1970s:

Nguyễn Thanh Sơn (sách), Thiên Sơn, Nguyễn Thanh Tâm (sách), Nguyễn Hữu Hồng Minh, Trần Văn Toàn, Phùng Văn Khai, Nguyễn Thụy Anh (sách), Hoài Nam (sách), Lê Hồ Quang (sách), Khánh Phương (sách), Trần Vũ Long, Văn Bảy/Lý Đợi, Lê Thiếu Nhơn (sách), v.v.

• 1980s:

Cao Việt Dũng, Bùi Việt Phương, Đoàn Minh Tâm, Hoàng Đăng Khoa, Mai Anh Tuấn, Trần Thiện Khanh, Hoàng Thụy Anh, Đoàn Ánh Dương (sách), Ngô Hương Giang (sách), Nhã Thuyên, v.v.

Như thế, với dung sai cho phép, con số cập nhật 18/4/2016 đang là 246[17] người phê bình thơ ở độ tuổi trong 8 thập niên ít nhiều ghi ấn dấu tại thời hậu Đổi mới.

Nhiều nhất là 83 vị được sinh hạ trong kỷ nguyên hậu Thơ mới, thuộc vào thời kỳ Cách mạng mùa Thu, tức là thế hệ 4X.

Kỷ nguyên tiền Thơ mới còn gửi lại dư âm của mình qua ba “Con khủng long lãng mạn cuối cùng”: Giáo-sư-bách-khoa Trương Tửu – vị thợ cả đầu tiên truân chuyên xây nền tảng ngành khoa học nghiên cứu, phê bình văn học Việt Nam (đã xuôi tay vào năm chót của thiên niên kỷ trước); “Người yêu thơ nhất nước” Trinh Đường (cũng đã nằm xuống vào năm thứ hai ở thiên niên kỷ này); Giáo-sư-thi-ca Hoàng Như Mai (vừa ra đi hai năm nay).

Kỷ nguyên toàn cầu hóa 8X mới chỉ tạm gửi vào đội ngũ này 10 nhà phê bình; trẻ tuổi đời đã khá cứng cỏi.

Thế hệ xuất hiện và trưởng thành từ sau 1975 – đối tượng của Hội thảo[18] – ở độ tuổi 5X-6X. Coi lướt hai danh sách cả thảy 93 (70 + 23) người thơ ấy, thấy ngay đó chính là chủ nhân ông của khảo cứu này. Xin chúc mừng và cảm ơn!

III.2. Phân loại theo Phương pháp, Đối tượng, Thể tài, Ảnh hưởng

Bốn phân loại như thế, tất nhiên, mang nghĩa tương đối: nhiều đường lối phê bình có thể gặp nhau ở đôi ba đặc điểm, và nhiều tác giả có thể đặt chân vào hơn một đường lối phê bình.

Do hạn chế thời gian, ở một số mục của các danh sách còn thiếu sót và sẽ được hoàn thiện trong lần công bố sau…

DANH SÁCH SỐ 2 (theo phân loại Khuynh hướng – Phương pháp)

• Phê bình xã hội học:

Trương Tửu, Vũ Hạnh, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Thi Vũ, Phong Lê, Trần Mạnh Hảo, Khuất Bình Nguyên, Nguyên An, Đỗ Ngọc Yên, Bùi Công Thuấn, Nguyễn Thanh Tú, v.v.

• Phê bình phong cách học:

Trương Tửu, Hoàng Như Mai, Lê Đình Kỵ, Vũ Hạnh, Đỗ Đức Hiểu, Phan Ngọc, Bùi Giáng, Nguyễn Văn Hạnh, Văn Tâm, Lê Đạt, Vương Trí Nhàn, Phạm Tiến Duật, Thái Doãn Hiểu, Phạm Đình Ân, Đỗ Lai Thúy, Đoàn Trọng Huy, Phùng Hoài Ngọc, Bùi Vĩnh Phúc, Huỳnh Như Phương, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Khánh Thơ, Mai Bá Ấn, Nguyễn Đăng Điệp, Đoàn Cầm Thi, Cao Thị Hồng, Nguyễn Thanh Sơn, Hoài Nam, Mai Anh Tuấn, Đoàn Ánh Dương, Nhã Thuyên, v.v.

• Phê bình thi pháp:

Đỗ Đức Hiểu, Phan Ngọc, Đặng Anh Đào, Đặng Tiến, Trần Văn Nam, Trần Đình Sử (“khởi xướng”[19]), Thụy Khuê, Vũ Văn Sỹ, Đỗ Lai Thúy, Đào Duy Hiệp, Huỳnh Như Phương, Hữu Đạt, Hồ Thế Hà, Nguyễn Hưng Quốc, Nguyễn Đăng Điệp, Chu Văn Sơn, Lê Hồ Quang, Nguyễn Thanh Tâm, v.v.

• Phê bình triết luận:

Trương Tửu, Nguyễn Đình Thi, Bùi Giáng, Vũ Hạnh, Hoàng Ngọc Hiến, Đặng Phùng Quân, Nguyên Sa, Lê Đạt, Trần Văn Nam, Phạm Công Thiện, Phạm Tiến Duật, Triệu Từ Truyền, Võ Công Liêm, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Hoàng Đức, Ngô Tự Lập, Ngô Hương Giang, v.v.

• Phê bình ấn tượng:

Võ Phiến, Bùi Giáng, Mai Thảo, Dương Tường, Phạm Tiến Duật, Vương Trọng, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Trần Mạnh Hảo, Đỗ Hoàng, Văn Chinh, Nguyễn Huy Thiệp, Thế Dũng, Đỗ Kh., Đinh Quang Tốn, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Đăng Khoa, Văn Giá, Hoài Nam, v.v.

• Phê bình nghệ thuật văn bản:

Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Vũ Hạnh, Văn Tâm, Trần Văn Nam, Đỗ Quý Toàn, Trần Đình Sử, Vũ Quần Phương, Mai Quốc Liên, Mã Giang Lân, Thái Doãn Hiểu, Kiều Văn, Thụy Khuê, Trần Mạnh Hảo, Đặng Văn Sinh, Đỗ Lai Thúy, Lã Nguyên, Đoàn Trọng Huy, Phạm Quang Trung, Lý Hoài Thu, Bùi Vĩnh Phúc, Nguyễn Vy-Khanh, Đào Duy Hiệp, Hữu Đạt, Trần Ngọc Vương, Nguyễn Hưng Quốc, Mai Bá Ấn, Chu Văn Sơn, Nguyễn Đăng Điệp, Đoàn Cầm Thi, Cao Thị Hồng, Phạm Khải, Lê Hồ Quang, Khánh Phương, Lê Thiếu Nhơn, Đoàn Minh Tâm, Trần Thiện Khanh, Nguyễn Thanh Tâm, Đoàn Ánh Dương, Nhã Thuyên, v.v.

• Phê bình văn bản học:

Viên Linh, Đặng Phùng Quân, Đào Trung Đạo, Lại Nguyên Ân, Phạm Đình Ân, Nguyễn Hữu Sơn, v.v.

• Phê bình ngữ học / ngôn ngữ:

Phan Ngọc, Đỗ Đức Hiểu, Đỗ Quý Toàn, Trần Đình Sử, Phạm Công Thiện, Đào Trung Đạo, Trần Hữu Thục, Đào Duy Hiệp, Hữu Đạt, Trần Ngọc Vương, Ngô Tự Lập, v.v.

• Phê bình cấu trúc:

Trần Ngọc Ninh, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, Thụy Khuê, Lã Nguyên, Hồ Thế Hà, Chu Văn Sơn, Ngô Hương Giang, v.v.

• Phê bình phân tâm học:

Trương Tửu, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Triệu Từ Truyền, Nguyễn Hoàng Đức, v.v.

• Phê bình hiện sinh:

Nguyên Sa, Huỳnh Phan Anh, Trần Hoài Anh, v.v.

• Phê bình mĩ học tiếp nhận:

Vương Trí Nhàn, Thái Doãn Hiểu, Lã Nguyên, Đỗ Minh Tuấn, Trần Hoài Anh, Nguyễn Thanh Tâm, v.v.

• Phê bình hiện tượng luận:

Đặng Phùng Quân, Nguyên Sa, Ngô Hương Giang, v.v.

• Phê bình thông diễn học:

Trương Tửu, Đặng Phùng Quân, Đào Trung Đạo, Ngô Hương Giang, v.v.

• Phê bình ký hiệu học:

Lã Nguyên, Ngu Yên, v.v.

• Phê bình văn hóa học:

Trương Tửu, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Đình Thi, Vũ Hạnh, Lê Đạt, Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hạnh, Hồ Sĩ Vịnh, Thi Vũ, Phan Ngọc, Phạm Công Thiện, Vương Trí Nhàn, Đỗ Lai Thúy, Phạm Quang Trung, Đỗ Minh Tuấn, Trần Ngọc Vương, Nguyễn Hòa, Nguyễn Hoàng Đức, Trần Văn Toàn, Cao Việt Dũng, Mai Anh Tuấn, Nhã Thuyên, v.v.

• Phê bình nhân học:

Trương Tửu, Đặng Phùng Quân, Thái Doãn Hiểu, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Thanh Tâm, Ngô Hương Giang, v.v.

• Phê bình so sánh:

Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Ngu Yên, Đặng Huy Giang, Inrasara, Nguyễn Chí Hoan, Đặng Thân, Nguyễn Thanh Sơn, v.v.

• Phê bình phá cách / “hậu hiện đại”:

Nguyễn Đăng Thường, Đỗ Hoàng, Đỗ Kh., Đỗ Quyên, Inrasara, Khải Minh, Đinh Linh, Đặng Thân (“khởi xướng”), v.v.

• Phê bình khuynh hướng – trường phái – trào lưu:

Trương Tửu, Thanh Tâm Tuyền, Trần Đình Sử, Hoàng Hưng, Thụy Khuê, Lại Nguyên Ân, Khế Iêm, Đỗ Lai Thúy, Nguyễn Văn Dân, Lã Nguyên, Phạm Quang Trung, Võ Công Liêm, Bùi Công Thuấn, Ngu Yên, Nguyễn Việt Chiến, Chân Phương, Đỗ Quyên, Inrasara, Mai Bá Ấn, Nguyễn Đăng Điệp, Đoàn Cầm Thi, Ngô Tự Lập; Hiền Nguyễn, v.v.

DANH SÁCH SỐ 3 (theo phân loại Mục đích – Đối tượng)

• Phê bình kết hợp lý thuyết – thực hành:

Trương Tửu (Duy vật biện chứng); Nguyễn Văn Hạnh (Xã hội học, Văn hóa học); Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức (Xã hội học); Phan Ngọc (Phong cách học); Trần Đình Sử (Thi pháp học); Đỗ Lai Thúy (Phân tâm học, Phong cách học, Văn hoá học); Lại Nguyên Ân (Văn bản – Thực chứng); Chu Văn Sơn (Nghệ thuật văn bản); Ngô Tự Lập (Ngôn ngữ học); Trần Văn Nam, Thụy Khuê, Khế Iêm, Lã Nguyên, Nguyễn Hưng Quốc (Phương pháp luận), v.v.

• Phê bình thực hành:

Hoàng Như Mai, Đỗ Đức Hiểu, Đặng Anh Đào, Hoàng Ngọc Hiến, Văn Tâm, Đặng Tiến, Nguyễn Huệ Chi, Mai Quốc Liên, Lý Hoài Thu, Đặng Văn Sinh, Bùi Vĩnh Phúc, Lưu Khánh Thơ, Văn Giá, Trần Hoài Anh, Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Thanh Tú, Chu Văn Sơn, Mai Bá Ấn, Đoàn Cầm Thi, Hoàng Thụy Anh, Lê Hồ Quang, Khánh Phương, Đoàn Minh Tâm, Trần Thiện Khanh, Đoàn Ánh Dương, v.v.

• Phê bình học thuật / hàn lâm / lý thuyết:

Trương Tửu, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Long, Khế Iêm, Mã Giang Lân, Trần Hữu Thục, Nguyễn Ngọc Thiện, Lã Nguyên, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Bá Thành, Nguyễn Văn Dân, Vũ Tuấn Anh, Vũ Văn Sỹ, Huỳnh Như Phương, Phạm Quốc Ca, Đào Duy Hiệp, Phạm Quang Trung, Hồ Thế Hà, Đoàn Đức Phương, Nguyễn Hữu Sơn, Ngô Tự Lập, Nguyễn Đăng Điệp, Cao Thị Hồng, Trần Văn Toàn, Nguyễn Thanh Tâm, Trần Thiện Khanh, Đoàn Ánh Dương, v.v.

• Phê bình nghệ sĩ:

Trinh Đường, Hoàng Như Mai, Tế Hanh, Lê Đình Kỵ, Nguyễn Đình Thi, Võ Phiến, Bùi Giáng, Lê Đạt, Mai Thảo, Dương Tường, Nguyên Sa, Vân Long, Thi Vũ, Thu Bồn, Thanh Tâm Tuyền, Đỗ Quý Toàn, Nguyễn Đăng Thường, Vũ Quần Phương, Phạm Công Thiện, Du Tử Lê, Vũ Bình Lục, Trúc Thông, Phạm Tiến Duật, Bằng Việt, Hoàng Hưng, Hữu Thỉnh, Thi Hoàng, Vương Trọng, Anh Ngọc, Trần Doãn Nho, Trần Nhuận Minh, Ý Nhi, Hoàng Vũ Thuật, Phạm Đình Ân, Thanh Thảo, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Trọng Tạo, Dư Thị Hoàn, Bế Kiến Quốc, Nguyễn Đức Mậu, Văn Chinh, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Hoàng Sơn, Đỗ Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Chân Phương, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Việt Chiến, Ngu Yên, Thế Dũng, Nguyễn Đức Tùng, Đông La, Đặng Huy Giang, Mai Văn Phấn, Nguyễn Hữu Quý, Thường Quán, Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Đức, Phạm Kỳ Đăng, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Đỗ, Dương Kiều Minh, Văn Giá, Chu Thị Thơm, Nguyễn Chí Hoan, Trần Vũ, Thận Nhiên, Đinh Linh, Đặng Thân, Phan Hoàng, Thiên Sơn, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Thiếu Nhơn, Bùi Việt Phương, v.v.

• Phê bình báo chí – truyền thông:

Trinh Đường, Tế Hanh, Mai Thảo, Dương Tường, Nguyên Sa, Đặng Anh Đào, Viên Linh, Vũ Quần Phương, Hoàng Hưng, Du Tử Lê, Bằng Việt, Nguyễn Vũ Tiềm, Trần Ninh Hồ, Vũ Duy Thông, Hồng Diệu, Anh Ngọc, Kiều Văn, Thái Doãn Hiểu, Thụy Khuê, Ý Nhi, Hoàng Vũ Thuật, Thanh Thảo, Dương Trọng Dật, Phạm Đình Ân, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Lệ Uyên, Lê Quang Trang, Vũ Nho, Nguyễn Văn Lưu/Chu Giang, Nguyễn Mạnh Trinh, Nguyễn Thụy Kha, Bế Kiến Quốc, Lê Thành Nghị, Ngô Minh, Lê Ngọc Trác, Hà Quảng, Trần Bảo Hưng, Nguyễn Hoàng Sơn, Khuất Bình Nguyên, Đinh Quang Tốn, Huỳnh Như Phương, Phạm Quang Trung, Chân Phương, Nguyễn Việt Chiến, Phan Tấn Hải, Đặng Huy Giang, Trần Quang Quý, Mai Văn Phấn, Phạm Xuân Nguyên, Trần Xuân An, Nguyễn Sĩ Đại, Trần Hòa Bình, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Ngọc-Tuấn, Phạm Phú Phong, Văn Giá, Nguyễn Ngọc Phú, Trần Hoài Anh, Nguyễn Thanh Tú, Dương Kiều Minh, Chu Thị Thơm, Nguyễn Chí Hoan, Nguyễn Thanh Sơn, Thiên Sơn, Phạm Khải, Văn Bảy/Lý Đợi, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phùng Văn Khai, Hoài Nam, Khánh Phương, Lê Thiếu Nhơn, Hoàng Đăng Khoa, Đoàn Minh Tâm, Bùi Việt Phương, Hoàng Thụy Anh; Hiền Nguyễn, v.v.

• Phê bình chân dung:

Lê Đình Kỵ, Bùi Giáng, Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Đặng Tiến, Phong Lê, Thi Vũ, Hoài Anh, Trần Văn Nam, Vũ Quần Phương, Vân Long, Nguyễn Vũ Tiềm, Vương Trí Nhàn, Anh Chi, Thái Doãn Hiểu, Anh Ngọc, Ý Nhi, Thụy Khuê, Hoàng Vũ Thuật, Hồng Diệu, Phạm Đình Ân, Nguyễn Lệ Uyên, Vũ Nho, Nguyễn Mạnh Trinh, Vũ Từ Trang, Trần Bảo Hưng, Nguyên An, Khuất Bình Nguyên, Đỗ Ngọc Yên, Đoàn Trọng Huy, Bùi Việt Thắng, Nguyễn Việt Chiến, Đặng Huy Giang, Tâm Nhiên, Mai Văn Phấn, Nguyễn Hữu Quý, Phạm Xuân Nguyên, Trần Đăng Khoa, Lưu Khánh Thơ, Văn Giá, Nguyễn Hữu Sơn, Mai Bá Ấn, Chu Văn Sơn, Trần Ngọc Tuấn, Thiên Sơn, Phan Hoàng, Phạm Khải, Hoài Nam, Khánh Phương, Đoàn Minh Tâm, Hoàng Thụy Anh, Lê Hồ Quang, Lê Thiếu Nhơn, v.v.

• Phê bình bình điểm:

Nguyễn Đình Thi, Bùi Giáng, Võ Phiến, Văn Tâm, Du Tử Lê, Hữu Thỉnh, Thái Doãn Hiểu, Thụy Khuê, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Đức Tùng, Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Hưng Quốc, Inrasara, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Chí Hoan, Phạm Khải, v.v.

• Phê bình giáo khoa / chuẩn mực:

Nguyễn Văn Hạnh, Trần Văn Tích, Hà Minh Đức, Văn Tâm, Vũ Quần Phương, Vũ Nho, Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Vy-Khanh, Bùi Việt Thắng, Mai Văn Hoan, Đường Văn, v.v.

• Phê bình tài tử:

Bùi Giáng, Lê Đạt, Phạm Công Thiện, Thái Doãn Hiểu, Nguyễn Nguyên Bảy, Trần Nghi Hoàng, Nguyễn Huy Thiệp, Thu Tứ, Ngu Yên, Lê Vũ, Nguyễn Anh Tuấn, Đỗ Kh., Nguyễn Hoàng Đức, Đặng Thân, v.v.

• Phê bình tự phát:

Bùi Giáng, Trần Dần, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đăng Thường, Ngô Văn Tao, Nhật Tuấn, Nguyễn Nguyên Bảy, Đỗ Hoàng, Võ Công Liêm, Võ Chân Cửu, Nguyễn Hồng Nhung, v.v.


[11] Toàn cầu hóa, bản sắc của nhà thơ mang tính thời đại (Ngô Hương Giang phỏng vấn; phần Đỗ Quyên, nhavantphcm.com.vn 29/2/2012, Văn Nghệ Trẻ số 9 – 26/2/2012).

[12] Như trên.

[13] Một số phát biểu đáng chú ý về phê bình văn học, phê bình thơ gần đây xuất hiện trên các trang mạng:

• Thụy Khuê:

“Triết gia đầu tiên để lại hệ thống suy tưởng làm nền cho sự phân tích và phê bình văn học là Aristote với tác phẩm Thi Học (Poétique). Sau Aristote, phê bình văn học xuyên nhiều thế kỷ trong tình trạng gần như tĩnh lặng, với những cá nhân phê bình tài năng, nhưng không làm xoay trở tình thế và đưa ra những phương pháp làm thay đổi cục diện toàn thể.”;

“Trong thế kỷ XX, nhà phê bình không còn bị giới hạn trong sự khen chê giáo khoa, mà có thể cách tân và phát triển nền phê bình như một nền văn chương thứ nhì, song song với sáng tác. Curtuis xác định: phê bình là ‘văn chương của văn chương’. Phê bình trở thành một thứ sáng tác ‘có đối tượng là sáng tác’. […] Phê bình từ bỏ lối viết chủ quan, giáo điều, tự cho mình cái quyền sinh sát trên một tác phẩm, để có thể vận hành song song với sáng tác, như một nguồn sáng tạo thứ nhì, xuất phát từ văn bản. Nếu sáng tạo khởi đi từ cuộc đời để tiến tới văn bản thì phê bình khởi đi từ tác phẩm để đến với cuộc đời: hai hành trình ngược chiều, nhưng song song và gặp gỡ, và đó là một phép lạ chỉ có thể xẩy ra trong văn chương nghệ thuật.” (Phê bình văn học thế kỷ XX: Chương 2 – Sơ lược tiến trình phê bình trong thế kỷ XX, diendantheky.net 16/4/2016).

• R. Barthes: “Phê bình là diễn ngôn về một diễn ngôn. Đó là ngôn ngữ thứ sinh hoặc siêu ngôn ngữ, nó hành nghề trên ngôn ngữ nguyên sinh, hay ngôn ngữ đối tượng.” (phebinhvanhoc.com.vn).

• Nhị Ca: “Từ trong nguồn gốc sâu xa của nó, sáng tác và phê bình chỉ là hai mặt nhất trí của một nhu cầu tinh thần. Sáng tác là hành động; phê bình là nhận thức và lương tri của các hành động đó.” (x. Vương Trí Nhàn; Nhị Ca và một triết lý sống hợp lý, vuongdangbi.blogspot.ca).

• Thiếu Sơn:

“Người phê bình theo ông là ‘kẻ đọc giùm cho người khác… chỉ cho người ta thấy cái nghĩa lý của câu chuyện, chỗ dụng ý của tác giả, cái nghệ thuật của người làm và các văn thể của cuốn sách”;

“Với Phê bình và cảo luận, ông [Thiếu Sơn] được xem là nhà phê bình đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại.” (x. Nguyễn Ngọc Thiện; Lý luận phê bình và đời sống văn chương, Nxb Hội Nhà Văn, 2010; phebinhvanhoc.com.vn).

• Trương Tửu: “Tôi có lý thuyết 5 đúng là thế: Đúng việc, việc gì nói việc ấy; Đúng sự phát triển của việc ấy, nó đang phát triển một bước mà anh đưa nó nhảy lên ba bốn bước là không đúng; Đúng lúc, không phải thế nào cũng được; Đúng lý, hợp tình hợp lí; Đúng mức, cái thứ năm này mới là quan trọng, không đúng mức là vứt đi. Ông Lênin có một câu quan trọng – chân lý mà anh để thái quá là phản chân lý. Người Việt Nam nói một cách hay hơn – hết khôn dồn ra dại. Cái gì thái quá là chết. Thuyết của Lão Tử là không đi quá một bước, không lùi quá một bước. Thuyết của Khổng Tử là trung dung, cũng là đứng giữa. Thuyết của Phật là trung đạo, cũng là đứng giữa. Theo Kinh dịch, chính mà không trung là nguy hiểm, chính mà không cân là nguy hiểm.” (Trương Tửu tự bạch; Tôn Thảo Miên và Hà Công Tài ghi, Tạp chí Văn Hóa Nghệ An số 257-25/11/2013, vanhoanghean.com.vn 22-27-28/12/2013).

• Trịnh Bá Đĩnh chủ biên, Đinh Thị Minh Hằng, Cao Kim Lan, Lê Thị Dương, Trần Thiện Khanh:

“Thế nhưng tại sao lại là ‘Lịch sử lí luận, phê bình’? Sao không phải là ‘Lịch sử lí luận’/ ‘Lịch sử phê bình’ khi lí luận và phê bình có sự khác nhau? Lí luận là những quan niệm về bản chất, vai trò, các thành phần… của văn học; phê bình là nêu lên những tiêu chuẩn giá trị, thực hành những cách đánh giá về thi pháp, ý nghĩa xã hội và thẩm mĩ đối với các hiện tượng văn học.”;

“Thế nhưng, bộ môn lí luận, phê bình chưa thật phát triển, nhất là lí luận văn học. Hầu hết các nhà lí luận của chúng ta mới dừng ở mức cố gắng ‘làm sáng tỏ’ một lí thuyết văn nghệ nào đó đã có trên thế giới, hoặc vận dụng nó vào phân tích, đánh giá các hiện tượng văn học trong nước. Chưa có ai đặt vấn đề hay có thể tạo một lí thuyết văn học riêng. Xưa như thế mà nay cũng vậy. Lí luận vẫn chủ yếu phục vụ cho công việc phê bình. […] Trước một thực tế kém phân hóa như vậy, chúng tôi cho rằng viết gộp lịch sử lí luận với phê bình là cách làm thích hợp.” (Lịch sử lí luận phê bình văn học Việt Nam, Nxb Khoa Học Xã Hội, 2013).

• Phạm Ngọc Thọ: “Nhà phê bình phải là một người độc lập, không theo một chủ nghĩa nào […] và nhất là không nên là một nhà phê bình ‘nhà nghề’ cho một tờ báo hay tạp chí nào cả. […] Một điều kiện nữa rất cần, không kém gì điều kiện kể trên là nhà phê bình văn học phải là kẻ học thức rộng […] có lòng ham tìm tòi để hiểu biết cho thấu triệt. Nhà phê bình lại phải tránh tình cảm đừng để cho nó sai khiến cán viết ngay thẳng của mình. Những tình cảm đó do ở tình bạn kết giao mà có. Nó rất hại cho sự độc lập của phê bình.” (Phụ nữ tân văn số 241 – 10/5/1934; x. Lâm Phong; Tính chuyên nghiệp và vấn đề chuyên nghiệp hóa tại các tòa soạn văn nghệ, Văn Nghệ Trẻ, phebinhvanhoc.com.vn 12/08/2013).

• Trương Đăng Dung:

“Cái giới hạn lớn nhất mà phê bình văn học luôn luôn phải đối diện lại chính là văn bản văn học, đối tượng của nó. Nếu nói khoa học văn học thực hiện những thao tác vừa cụ thể vừa trừu tượng thì phê bình văn học có nhiệm vụ thực hiện những thao tác cụ thể đó. Phê bình văn học hướng đến việc nghiên cứu và đánh giá văn bản mà thực chất là muốn xác lập giá trị văn học của văn bản một cách cụ thể. […] Nghĩa là cơ sở của phê bình văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng.”;

“Các nhà phê bình văn học đích thực không phải là những nhà quảng cáo và càng không phải là những công chức thừa hành nhiệm vụ giám sát các tác phẩm văn học một cách máy móc, tôi chưa dám nói là vụ lợi. Họ phải là những nhà khoa học có trái tim nghệ sĩ, giàu tâm huyết. Một xã hội có văn hóa và dân chủ là một xã hội biết nghe nhiều ý kiến khác nhau về mọi vấn đề, xã hội đó không thể chấp nhận những nhà phê bình văn học kém cỏi về học vấn và trí trá về nhân cách. (Những giới hạn của phê bình văn học, Tạp chí Nghiên Cứu Văn Học 7/2004, phebinhvanhoc.com.vn 16/4/2013).

• Đỗ Lai Thúy:

“Phê bình văn học còn chưa là một thể loại theo nghĩa đen của từ này. Nó không có gì giống kịch hoặc tiểu thuyết, hay nói đúng hơn, nó đối lập với các thể loại khác và là tiêu chuẩn nhận thức thẩm mỹ và đánh giá của các thể loại đó. Chính vì thế mà không có một thể loại nào vừa ít rõ ràng, vừa nhiều sai lầm và hay phải chịu những biến đổi sâu sắc hơn nó” (x. Bùi Việt Phương; Viết ngắn về phê bình văn học, vanhocquenha.vn).

“Phê bình theo nghĩa rộng thường chỉ biết đến tác phẩm. Một thứ tác phẩm không có liên lạc gì đến tác giả và người đọc. Và người phê bình văn học đứng ngoài hệ thống văn học (tác giả-tác phẩm-người đọc) này. Ở Việt Nam hiện nay, phê bình văn học nói chung thường chỉ được hiểu như là phê bình báo chí (….), còn phê bình học thuật thì được hiểu như là nghiên cứu, một bộ môn của khoa học văn học. (Phê bình văn học là gì?, giaitri.vnexpress.net 25/12/2003).

• Trần Thiện Khanh: “Nội dung của phê bình chuẩn hóa là hệ tư tưởng; của phê bình phản tư, hàn lâm là tri thức khoa học; của phê bình truyền thông là thông tin, sự kiện.” (Ba kiểu phê bình văn học hiện nay, hay ba cơ chế phê bình văn học Việt Nam đương đại, nhavantphcm.com.vn 1/6/2013).

• Văn Giá: “[…] chúng ta đang có một nền phê bình văn học từ chỗ mang tính tập trung chuyển mạnh mẽ sang nền phê bình mang tính phân hóa cao. Phân hóa trong đội ngũ: với nhiều lứa tuổi khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, quan niệm về văn chương khác nhau, thị hiếu thẩm mỹ cũng đa dạng khác nhau. Phân hóa trong phương pháp phê bình […]. Phân hóa trong lối viết và phong cách. Điều này, khác xa với thời những năm chống Pháp và Mỹ. […] Nhưng điểm yếu của nó là không thúc đẩy thành những trào lưu/ trường phái/ khuynh hướng mạnh mẽ và có dấu ấn. (..) Một nền phê bình văn học mạnh, phải là một nền phê bình có những trường phái phê bình được quy tụ bởi ý chí học thuật chứ không phải gì khác. Ở Việt Nam chúng ta chưa khi nào có được những trường phái hiểu theo nghĩa thỏa đáng nhất của danh xưng này. (Mấy đặc điểm phê bình văn học hiện thời – Tham luận Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần III, Hội Nhà văn Việt Nam, Tam Đảo 2013, phebinhvanhoc.com.vn 1/6/2013).

• Phan Tuấn Anh:

“[…] về mặt chủ quan, vấn đề đặt ra đối với phê bình văn học nước nhà là những cuộc đối thoại, tranh luận, trao đổi nhằm đi đến sự thống nhất về những vấn đề cơ bản của bộ môn phê bình văn học. Nhưng về mặt khách quan, bởi phê bình văn học là một bộ môn luôn vận động, và đặc trưng đối tượng khảo sát của nó cũng thường xuyên biến thiên, nên sẽ không bao giờ có thể xác định được ranh giới bất biến, cố định và cuối cùng, mà cần phải chấp nhận những lằn ranh bất định. […]

“Phê bình văn học’ chỉ là một thuật ngữ mang tính chất ‘kí hiệu’ […] nhằm vẫy gọi sự bổ sung ý nghĩa từ phía người đọc; […] không có một bộ môn phê bình văn học thống nhất và bất biến trong lịch sử.” (Phê bình văn học và những lằn ranh bất định, phebinhvanhoc.com.vn 6/9/2012).

• Trần Đình Sử: “Lí luận phê bình văn học của chúng ta thiếu tinh thần nhân văn đã quá lâu rồi, đến nỗi lấy thế làm thường…”; “Cái mới của thời kì Đổi mới là những người bị phê bình không bị làm kiểm điểm hay xử lí về hành chính và tổ chức, nhưng họ vẫn bị chụp mũ, quy kết, chửi bới, bêu riếu mà không có quyền bảo vệ ý kiến của mình trên mặt báo.” (Tính nhân văn trong phê bình văn học hôm nay, phebinhvanhoc.com.vn 9/7/2013).

• Trần Thiện Khanh: “Phê bình văn học đang mất uy tín, danh giá, thẩm quyền, nó bị coi thường, bị ghẻ lạnh, thậm chí bị xua đuổi, từ chối từ nhiều phía (người đọc, người sáng tác, người làm quản lý văn nghệ và chính những người trong giới), nó bị biến thành công cụ, phương tiện – lúc thì để làm sang, thực hiện các mục đích thực dụng, lúc thì bị vứt bỏ. […] Chỉ có các nhà phê bình có tên tuổi mới được biện hộ cho mình và được người khác bênh vực, biện hộ, thông cảm sâu sắc cho sự rút lui trận địa của họ; các nhà phê bình trẻ thì luôn bị tước mất khả năng tự vệ, sự độc lập, bình đẳng.” (bđd).

• Phong Lê:

“Hiện đang có một thực trạng không lạc quan lắm […] Đó là do sự phát triển của báo chí lên đến nhiều trăm tờ thuộc đủ các loại: báo in, báo hình, báo mạng… thì mặc nhiên phê bình báo chí được đưa lên hàng đầu. Như vậy có thể nghĩ: đây là thời phê bình báo chí làm nên gương mặt chủ đạo, có tác dụng thay thế hoặc lấn át phê bình chuyên nghiệp. Đó là tình hình hoàn toàn khác, so với trước đây, kể từ sau 1945 cho đến 1990 […]. Nhưng phê bình chuyên nghiệp là ai, ở thời điểm hôm nay, thì cũng rất khó tìm.”;

“Và đó cũng là lý do khiến cho tôi nói đến một tín hiệu vui – đó là sự thành lập Hội đồng lý luận phê bình văn học – nghệ thuật Trung ương, trực thuộc Ban Tuyên giáo, tức là chịu trách nhiệm trước Đảng, với 36 thành viên. Quả là một tổ chức quan trọng như thế trước nay chưa hề có. Cộng cho hết những tên tuổi tiêu biểu tham gia công việc phê bình trong hơn nửa thế kỷ trước thời Đổi mới có lẽ cũng chưa bằng. Và cùng với Hội đồng còn là một Tạp chí mang đích danh Lý luận phê bình văn học nghệ thuật ra hàng tháng. Nay, sau mấy năm hoạt động, với nhiều hình thức như tổ chức các hội thảo lớn và nhỏ; […] tập huấn về chiêu thức và phương pháp phê bình cho từng hội, từng địa phương; và một Giải thưởng lớn […], cũng nên có một đánh giá sơ bộ để xem kết quả hoạt động của Hội đồng và của Tạp chí ra sao. Bởi, có thể nói, đây là sự kiện quan trọng nhất chứng tỏ sự quan tâm và quyết tâm làm chuyển đổi tình hình của Đảng.” (Nghĩ về tương lai của phê bình, Tham luận Hội nghị Tam Đảo 2013, vanvn.net 7/6/2013).

• Chu Văn Sơn:

“Đã có ý kiến phàn nàn, thậm chí, chì chiết về phê bình hiện nay, trước hết là phê bình văn học, rằng là thưa vắng, rằng là không theo kịp đời sống sáng tác. […] Tôi cho rằng chưa bao giờ phê bình lại dồi dào như hiện nay. Hình như ta quen nhìn phê bình chỉ bằng vào những gì được trình hiện trên sách/báo/chí (giấy in) thôi thì phải. […] Thực ra, toàn cảnh đời sống phê bình hiện thời phải được hình dung ít nhất gồm ba mảng: phê bình trên giấy in, phê bình trong học đường và phê bình trên mạng. Tôi ngờ rằng một phần khá lớn của năng lượng phê bình thời này đang được san sẻ, thậm chí chuyển dịch sang diễn đàn đấy.”;

“Mượn lối hình dung kiểu quân sự, tôi gọi vui là: ‘Phê bình đoản binh’ và ‘phê bình trường trận”. […] Tôi xem đoản binh là những tiếng nói phê bình ứng chiến kịp thời, quy mô nhỏ, đánh nhanh, rút gọn, ít thọc sâu, vây khắp. Còn trường trận là tiếng nói phê bình lâm chiến sau […] thường dàn quân quy mô lớn, thọc sâu, đánh khắp, diệt kỹ. (Hồ Hương Giang phỏng vấn; Ba mảng phê bình văn học, nhandan.com.vn 21/3/2013).

• Ngô Hương Giang: “Đặt ra vấn đề, nền phê bình của chúng ta phải chăng đang là nô lệ của lý thuyết và nô lệ của chính mình?” (Con đường thử thách của phê bình văn học Việt Nam, x. Nguyễn Thanh Tâm; Nhận diện phê bình văn học hiện nay, nhavantphcm.com.vn 7/3/2012).

• Nguyên Ngọc: “Tôi luôn quan niệm rằng lí luận phê bình phải đi sau sáng tác; bởi có sáng tác thì lí luận phê bình mới có cái để tổng kết. Nếu tổng kết tốt thì phê bình sẽ tác động và thúc đấy sáng tác phát triển.” (x. Chế Diễm Trâm; Inrasara – nhà nghiên cứu, phê bình thơ thời kỳ đổi mới, vanchuongviet.org 27/3/2016).

• Cao Việt Dũng: “Đã từng tồn tại một thực tế, những người sáng tác, nghiên cứu, phê bình văn học không cần đến lý thuyết.”; “Lý thuyết văn học thực sự là một ‘cuộc phiêu lưu’ của trí tuệ. Sự khởi phát và du hành của lý thuyết đem đến những biến dạng, những thay đổi trong chính nội hàm của lý thuyết so với tiên khởi. Tuy nhiên, đó là sự sống của lý thuyết chứ không phải là kết quả của sự ‘đảo chính” hay lật đổ dẫn đến cái chết [của văn học – ĐQ].” (Vài nét về việc nhìn lại lý thuyết văn học ở Pháp; x. Nguyễn Thanh Tâm, bđd).

• Lã Nguyên:

“[…] tạm nhận diện hoạt động tiếp nhận các tư tưởng văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam từ năm 1986 đến nay theo các nội dung sau đây: 1) Sự tiếp nhận tư tưởng mĩ học cổ điển phương Đông và phương Tây, 2) Sự tiếp thu tư tưởng mĩ học Mácxit phương Tây, 3) Sự tiếp thu các lí thuyết văn nghệ Nga – Xô, 4) Sự tiếp thu các lí thuyết văn nghệ hiện đại phương Tây, 5) Tư tưởng văn nghệ nước ngoài trong nghiên cứu, phê bình văn học từ 1986 đến nay – tiếp thu và tiếp biến. […] dẫn tới hai hệ quả trực tiếp. Thứ nhất: Nó góp phần làm thay đổi hệ hình tri thức và nguyên tắc kiến tạo lí thuyết của lí luận văn nghệ Việt Nam. Thứ hai: Nó tiếp cận thực tiễn sáng tác theo nhiều hướng mới mang tính cách tân, tạo nên sự đột phá trong nghiên cứu, phê bình văn học.

Vấn đề tiếp nhận và tiếp biến […] thể hiện rõ nhất trong nghiên cứu, phê bình của một số học giả tiêu biểu. Có thể dựa vào tiêu chí sau đây để xác định sự tiếp biến lí thuyết […]: a) Vận dụng sáng tạo tư tưởng khoa học tiếp thu từ nước ngoài, mở ra hướng tiếp cận mới đối với thực tiễn sáng tác; b) Công trình nghiên cứu tạo ra một hệ thống khái niệm, thuật ngữ, phạm trù bằng tiếng Việt đủ sức mô tả đối tượng chiếm lĩnh khoa học và kết quả nghiên cứu; c) Nhà khoa học xác lập được hệ thống thao tác phân tích phù hợp với đối tượng chiếm lĩnh khoa học. Có thể dẫn ra hai trường hợp sau đây làm thí dụ: a) Trần Đình Sử và hướng nghiên cứu thi pháp học; b) Đỗ Lai Thúy và phê bình phân tâm học.

[…] Sau hơn một trăm năm, tính từ đầu thế kỉ XX, Việt Nam đã tiếp nhận dường như toàn bộ các hệ thống tư tưởng văn nghệ của nhân loại. Nền lí luận văn nghệ Việt Nam được kiến tạo trên nền tảng của kho tri thức khổng lồ đó. Ý nghĩa khai phóng của hoạt động này với nền văn hóa dân tộc ta hết sức lớn lao. Nhưng nhìn lại lịch sử, những ai có tâm huyết chắc sẽ luôn cảm thấy cảm thấy bất an. Bất an vì tuy có rất nhiều lí thuyết văn nghệ được tiếp nhận vào Việt Nam, nhưng chưa có nhiều sự đột phá trong việc vận dụng các lí thuyết ấy vào thực tiễn nghiên cứu văn học nghệ thuât. Bất an vì quá nhiều công trình ‘lược thuật’, ‘tổng thuật’, nhưng lại quá ít những công trình dịch thuật. […] Lược thuật nhiều như thế, dẫu có tài ba thế nào, thì nhà nghiên cứu cũng sẽ biến những công trình lí thuyết phức tạp trở thành sơ lược, sâu sắc hóa thành hời hợt, khiến không ai có thể vận dụng được gì ở đó. Nhưng bất an nhất chủ yếu vẫn là vì, như đã nói, sự tiếp nhận các tư tưởng văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam bao giờ cũng gắn liện với những cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt. Cuộc đấu tranh nào cũng để lộ ra những biểu hiện của thái độ cứng nhắc, cực đoan đầy kiêu ngạo, mà cái gốc của nó là sự ấu trĩ, thiển cận. Không biết bao nhiêu hệ thống lí thuyết ưu tú của nhân loại từng bị phê phán, chỉ trích gay gắt, nhiều học giả có tâm huyết bị đe nẹt là vì thế.” (Việt Nam thế kỷ XX và những xu hướng lựa chọn tư tưởng văn nghệ nước ngoài, vanhoanghean.com.vn 5/4/2016).

• Thụy Khuê:

“Nếu thời trước, Lê Thanh cho rằng cái ‘dịch phê bình’ là người ta viết ‘phê bình’ một cách ngẫu hứng ‘tức cảnh sinh tình’, thì ngày nay, cũng có nhiều người lấy phê bình làm một dạng phô trương ‘trí thức’, họ thường độn vào bài biết những danh từ to lớn, những luận thuyết thời thượng, những tên tuổi triết gia nổi cộm, mà dường như họ cũng không hiểu gì. […] Nạn dịch này, không chỉ ở Việt Nam, mà đâu cũng có, nhà xã hội học Pháp Pierre Bourdieu, đã từng gọi là ‘dịch chữ mới’ (novlangue) do sự toàn cầu hoá đem lại. Đối với Việt Nam, còn có một lý do khác: Sau thời gian dài khép kín với thế giới Tây phương, đến thời Đổi mới, kinh tế được mở cửa, hàng hoá ùa vào trong đó có cả văn chương.”;

“Lý thuyết Hậu Hiện Đại được một số người trình bày như một chân lý tân kỳ, có nhiệm vụ ‘chỉ đạo cho sáng tác’. Tình trạng này đã làm rối loạn giới sáng tác, nhất là đối với các nhà văn trẻ có tài, mới bước vào đời văn, chưa hiểu rõ các quy luật sáng tạo, đã vấp phải bóng ma Hậu Hiện Đại […] gây áp lực gián tiếp, ép buộc người viết trẻ lúc nào cũng phải viết cho ‘mới’ cho ‘hậu hiện đại’, khiến họ hoảng loạn, chùn bước […] Một số khác lại hiểu ‘hậu hiện đại’ là sốc, là xếch, là dám viết những dâm ô, thô tục, dã man, tàn bạo, chưa ai viết, v.v.”

“Cần phải nói rõ rằng: các lý thuyết văn học phần lớn chỉ để tìm hiểu sáng tác chứ không chỉ đạo cho sáng tác. […] Những cái gọi là phong trào hay trường phái là do những người làm văn học, chủ yếu những người viết văn học sử, đặt tên để gọi những trào lưu đã xuất hiện trong khoảng thời gian nào đó, như trào lưu cổ điển, trào lưu lãng mạn, trào lưu siêu thực […] Nhà văn nhà thơ có thể đưa ra những bản tuyên ngôn hay quy luật sáng tác cho phong trào mà họ làm chủ soái […] đó cũng chỉ là những quy ước […] và các tác giả trong cùng một trường phái cũng vẫn hoàn toàn sáng tác theo chủ ý của mình.

Hậu Hiện Đại là một triết thuyết của J.F. Lyotard, bàn về vấn đề số phận của tri thức trong thời kỳ tin học. Ra đời năm 1979, cho đến nay, nó chưa có một ảnh hưởng nào có thể gọi là thực tiễn trong sáng tác văn học. […] Nhưng được đại học Mỹ thổi phồng trước tiên và sau đó nó chạy đi khắp thế giới như một cái ‘dịch’. […] Triết thuyết của Lyotard chỉ nổi lên một thời như một cái mốt, và sau đó bị bỏ rơi ở Pháp […] Nhưng ảnh hưởng của nó đã đi quá xa, sang Mỹ, sang Nga, đến nước ta, và đi vào mọi ngõ ngách, chỗ nào cũng thấy hơi hướm hậu hiện đại, thậm chí có những bài phê bình đem cả các tác giả từ Vũ Trọng Phụng đến Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, v.v. vào danh sách hậu hiện đại!

Đó cũng là hậu quả của việc thiếu ý thức phê bình, khiến chúng ta nhắm mắt tiếp nhận những lý thuyết mới của nước ngoài mà không đào sâu, phân tích và tìm hiểu đến nơi đến chốn. […] Nền phê bình văn học của chúng ta chỉ có thể phát triển được trên một quá khứ đã được soi sáng, không chỉ quá khứ phê bình ‘nước mình’ mà cả quá khứ phê bình thế giới. […] ‘Một nền phê bình không có quá khứ, chưa phải là phê bình’”. (Phê bình văn học thế kỷ XX (Kỳ 1 – Ý thức phê bình), vanviet.info 7/4/2015).

• Mai Anh Tuấn: “Hiện nay, việc nghiên cứu văn học dường như đang rơi vào tình thế hoặc quá gò cho vừa khung lí thuyết phê bình (phương Tây) hoặc trở về lối bình giảng, phê điểm sơ lược. Trong khi sự xích lại gần nhau giữa các ngành xã hội nhân văn ngày một rõ trên thế giới thì nhiều nhà nghiên cứu văn học ở ta vẫn tự khép kín thao tác chuyên môn của mình. Xu thế này, không gì khác, là tự co hẹp mức độ ảnh hưởng, tiếng nói tri thức văn chương đối với đời sống tinh thần vốn phồn tạp và biến đổi mau chóng như gần đây.” (Nhân học trong nghiên cứu văn chương, vannghequandoi.com.vn 8/4/2016).

• Đặng Tiến: “Thơ có đặc tính riêng, nhưng vẫn bắt nguồn từ xã hội và phục vụ xã hội. Bắt nguồn và phục vụ bằng cách nào thì tùy hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh xã hội, và tùy chế độ chính trị, xưa cũng như nay.” (Thơ là gì; x. Phương Mai; Thơ và Ngày thơ, vanhocquenha.vn 19/2/2016).

• Lưu Khánh Thơ:

“Phê bình thơ khác phê bình văn xuôi, ở chỗ nó ít được nương tựa vào đối tượng miêu tả, vào cái gọi là đề tài. […] Phát hiện của phê bình thơ […]là phong cách, là giọng điệu. Một nhà thơ có giá trị là một nhà thơ có phong cách. Một nền thơ lớn là một nền thơ có nhiều phong cách. Chưa có phong cách thì chưa thể nói đến một nền thơ. Và phê bình thơ, trước một đối tượng như vậy, quả là vô nghĩa. […] Phê bình văn xuôi nếu đang hướng sự chú ý vào phương thức biểu hiện thay cho nội dung biểu hiện, thì phê bình thơ – sự bối rối nằm ở cả hai: sau chữ phải là nghĩa, nhưng sau chữ còn là ‘bóng chữ’”;

“Thời Đổi mới tính từ những năm 90, theo tôi hiểu là sự trở lại cái riêng, sau một thời kỳ cả nền thơ hướng tới một khuôn mặt chung ‘Những năm đất nước có chung dáng hình, có chung khuôn mặt’. Bây giờ là thời của đơn ca – nhưng để có phong cách riêng được công nhận là rất khó. Và tiêu chí hay-dở chung cho tất cả bỗng trở nên mơ hồ, khó mà phân biệt được. Bởi nó là sự khác nhau giữa nhiều thế hệ, nhiều xu hướng, nhiều thị hiếu, nhiều cách viết… Có nhiều kiểu người viết thì cũng có nhiều kiểu người đọc. Trong tình thế mới này, người phê bình đã hết vai trò là người hướng dẫn, hoặc đại diện cho ai. (Thơ và phê bình thơ, Tạp chí Nghiên Cứu Văn Học 7/2004, phebinhvanhoc.com.vn 11/05/2012).

• Inrasara:

– “Có ba loại nhà thơ […] Người làm vần để phục vụ đại chúng […] Nhà thơ phục vụ cho một ý hệ, một tầng lớp nào đó bất kì. […] Kẻ sáng tạo đúng nghĩa. […] Khi học biết nhìn nhận tất cả ba ‘loại’ nhà thơ trên, nhà phê bình sẽ có cái nhìn công bằng, từ đó đưa ra sự thẩm định. (Thử đặt nền tảng cho phê bình văn học Việt Nam đương đại, tienve.org 5/2010).

– “[…] không đồng ý với ý kiến về phong trào thơ đương đại không sôi động bằng Thơ mới. Anh phát biểu: ‘Có thể nói 3 phong trào thơ đương đại: trình diễn, tân hình thức và hậu hiện đại đang diễn ra rất sôi nổi, nhất là ở phía Nam. 10 năm qua thơ phát triển đa dạng và mạnh mẽ, nhưng phê bình đang ở đâu? Phê bình đang mắc 10 căn bệnh: cảm tính, cảm tình… Bản thân tôi đã kiến nghị, thử nghiệm một ‘công nghệ phê bình’ mới: phê bình lập biên bản (biên bản lập chậm, bàn tròn văn chương và phê bình như lập biên bản)” (x. Phong Lan; Hội nghị Lý luận phê bình văn học lần thứ III, vanvn.net 5/6/2013).

– “Phê bình hàn lâm […] điểm dễ nhận hơn cả ở khu vực này là đa phần đối tượng được chọn để phê bình do tính an toàn của nó. Văn chương phi chính thống hầu như bị bỏ rơi. Phê bình Lập biên bản ra đời bổ khuyết cho thiếu sót đó. Còn phê bình nghệ sĩ […] phiêu đến đâu cũng cứ tùy hứng và tùy tiện, do đó đại bộ phận nhận định vô bằng. Phê bình rời xa văn bản […] Phê bình Lập biên bản ra đời hi vọng […] kéo phê bình trở lại với văn bản văn học, do đó thao tác của nó đầy tính khoa học; bên cạnh nó quyết giải trừ tâm phân biệt đối xử, để nền văn học chấp nhận mọi trào lưu, mọi thể nghiệm và mọi cách thế hoạt động văn học. Đích thị là một thứ đa nguyên văn học.” (Hành trình phê bình lập biên bản, vanviet.info 4/3/2016).

• Nguyễn Hữu Sơn:

“Tôi vẫn nghĩ trong thiên hạ vốn không có nhà phê bình chuyên nghiệp, không có sẵn nhà phê bình chuyên nghiệp và điều này thật khác xa so với các ngành kĩ thuật. […] Một lẽ hiển nhiên, đời sống phê bình có tính độc lập tương đối so với sáng tác song đã nảy sinh và tất yếu tồn tại cùng với sáng tác. […] Từ trong vô thức, người sáng tác đồng thời đóng vai nhà phê bình. (…) Số lượng trang in của các nhà thơ viết phê bình chắc chắn không thể ít hơn (nếu không nói là vượt trội) so với các nhà phê bình ‘thuần túy’ góp phần làm nên cũng như định hướng dư luận.” (Các nhà văn viết phê bình thời Đổi mới, vannghequandoi.com.vn 31/7/2015).

• Lê Hồ Quang: “Ý thức tìm kiếm và xây dựng một tư tưởng mĩ học mới, làm bệ phóng cho những cách tân, sáng tạo đột phá là điều thấy rõ ở nhiều tác giả thế hệ Đổi mới. Song song với sáng tác, họ viết phê bình, trả lời phỏng vấn, trao đổi, thảo luận,… nhằm nhận diện và xác định vị thế của thơ Việt Nam trong dòng chảy thi ca thế giới khi hội nhập, từ đó, tìm kiếm và ‘hoạch định’ con đường sáng tạo cho tương lai. Nhiều nhà thơ đồng thời cũng hiện diện với tư cách nhà phê bình với nhiều công trình, bài viết đầy sức nặng thuyết phục. Điều này phản ánh khá rõ ý thức chuyên nghiệp hóa nghề viết.” (Tư duy thơ Việt Nam sau 1975 qua sáng tác của một số tác giả thế hệ Đổi mới, maivanphan.vn 23/2/2016).

• Trần Đăng Khoa: “Việc đánh giá thơ ở đất nước tôi bây giờ cũng rất khó. Hầu như không tìm được tiếng nói chung. Nhiều cuộc tranh luận gay gắt dẫn đến cãi vã cũng thường bắt đầu từ thơ. Đó là sự va đập giữa các khuynh hướng nhằm muốn tự khẳng định, gây ảnh hưởng trước công chúng, có khi gay gắt dẫn đến triệt tiêu nhau. Tất cả các cuộc tranh luận này rốt cuộc dường như vẫn bỏ ngỏ, không có kết luận và cũng không có tiếng nói cuối cùng.” (Vài nét về thơ Việt Nam hiện đại, Tham luận tại Cuộc gặp gỡ các nhà thơ thế giới – Paris tháng 5-6/2013; phongdiep.net 7/2013).

• Đoàn Trọng Huy: “Phê bình, tiểu luận vừa dễ, vừa khó, ai cũng biết thế. Phê bình dễ nếu chỉ nói theo, lặp theo, khen chê theo kiểu ‘tát nước theo mưa’ một cách chung chung, vô thưởng vô phạt. Nhưng sẽ khó, rất khó nếu cần sự phê bình đúng, trúng và hay. Viết phải tinh tế, sắc sảo, hấp dẫn. Lại phải có phong cách độc đáo. Phê bình thơ thì Hoài Thanh, Xuân Diệu là các bậc thầy lớn. […] Nhưng quan trọng nhất, có lẽ là uy tín về trình độ, về đẳng cấp của một cây bút. Người viết ‘cơm niêu, nước lọ’ nói còn thiếu sức thuyết phục. Người mới được giải cũng chỉ nên giãi bày đôi lời tâm sự viết lách. Đó là cách ứng xử khiêm nhường, khôn ngoan, biết điều.” (Trải nghiệm như tâm huyết và trí tuệ, nhavantphcm.com.vn 4/12/2015).

• Bùi Việt Phương: “Phê bình văn học vốn không có một truyền thống dày dặn trên dải đất hình chữ S.”; “Việc phê bình chỉ dựa trên những lý thuyết sách vở của lý luận văn học mà chưa xác lập thêm những quan niệm sẽ khiến phê bình văn học mãi mãi không thoát ra khỏi một kiểu bài tập ứng dụng khô cứng, máy móc. (Viết ngắn về phê bình văn học, vanhocquenha.vn).

• Viên An: “… trong hầu hết các sách giáo khoa bậc học phổ thông và các giáo trình văn học bậc cao đẳng và đại học, giới nghiên cứu, lý luận và lịch sử văn học, thường chú tâm đến phần nghiên cứu lý thuyết, phần thẩm bình thơ chỉ là những dẫn chứng minh họa hoặc giảng giải ý nghĩa, nội dung của tác phẩm thơ. Việc thẩm bình thơ dường như các nhà thơ làm tốt hơn các nhà nghiên cứu, lý luận văn học. […] Nói như vậy để thấy thẩm bình thơ là một công việc khó, nên không mấy người dám mạo hiểm bỏ quá nhiều thời gian để dấn thân vào lĩnh vực này. Chả thế mà trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại chưa thấy ai vượt qua được hai cây bút thẩm bình thơ hạng nhất là Hoài Thanh và Hoài Chân với tác phẩm nổi tiếng Thi nhân Việt Nam…” (Một công trình thẩm bình thơ đầy tâm huyết, toquoc.vn 20/12016).

• Nguyễn Thanh Sơn:

“Sản phẩm của nhà phê bình không lệ thuộc vào sản phẩm của đối tượng mà anh ta phê bình, chính xác hơn, nó phát triển tác phẩm đó theo một cách riêng của mình. Phê bình phải thoát ra khỏi cái bóng đối tượng của nó để trở thành một hình thức sáng tạo ‘Phê bình thơ ca’, nói như Eliot, là “phân tích thơ ca để sáng tạo nên thơ ca”;

“Phê bình văn học không phải là mảnh đất của riêng ai, không có chuyện độc quyền. Phê bình văn học là của mọi người”. (Phê bình văn học của tôi, vannghe.free.fr).

• Trung Văn:

“Làm phê bình mà có cái tư chất bán giời không văn tự thì văn rất hoạt, rất có sức gây mê, độc giả phổ thông đọc rất dễ vào.”; “Nói theo Tôn Tử thì phê bình là chuyện đại sự của đời sống văn học, quan hệ đến sự an/nguy, sống/còn, được/mất, chuyện đi/ở của người cầm bút, đến sự yêu ghét của độc giả, đến tiền đồ của văn học dân tộc, lợi ích của người làm phê bình, không thể không khảo sát kĩ lưỡng, suy tính trước sau.”;

“Người viết phê bình nào cũng cầu công, và do đó cũng thường cầu danh, đi liền với cầu danh hoặc là cầu lợi.”; “Còn gì hơn đối với anh làm phê bình có được cõi riêng để vẫy vùng, để cất lên tiếng nói hào sảng, và nói dối mà vẫn gây được sự chú ý cho nhà văn, làm cho nhiều người yêu thích, quan tâm đến văn học nhiều hơn.”;

“Học viết phê bình tương tự như học binh pháp vậy. Cái giỏi của người viết phê bình không phải là học thuộc các chiêu thức, thao tác phê bình để áp dụng như công thức, mà biết làm phê bình linh hoạt, biến hóa, sáng tạo; làm cho người đọc cảm thấy tác phẩm nào đó xứng đáng để đọc […] Cái giỏi của nhà phê bình là làm cho người đọc thích đọc tác phẩm, tác giả nào đó, thậm chí là ghét tác giả, tác phẩm nào đó cũng được. Nghĩa là, khi đó anh phê bình đã có đẳng cấp, điều khiển được độc giả, đã thôi miên độc giả. Làm phê bình cũng nên học bí quyết của Tôn Tử: tránh chỗ thực viết vào chỗ hư, có ít nhưng phải nói nhiều, có thể lấy lợi mà dụ kẻ tham, phòng bị kẻ có thực lực, tránh kẻ thù mạnh, khiêu khích kẻ hay giận dữ. […] Nó là một thứ quyền lực của người cầm bút, nhiều khi rất dữ dội, khắc nghiệt. (Phê bình là chuyện đại sự của đời sống văn học, vanhocquenha.vn 2014).

• Phong Lê: “Có những vấn đề trong lịch sử dân tộc không thể và không được phép giải thiêng [trong lý luận phê bình văn học – ĐQ]. (x. Phong Lan; bđd).

• Phạm Công Thiện: “Anh không thể cảm thơ người ta thì anh hãy im lặng, còn nếu cảm được thì anh hãy tha thiết ca ngợi, đừng e dè giữ gìn gì cả. Không nên có những kẻ phê bình thơ mà chỉ nên có những người ca tụng thơ. Thơ là của riêng từng người, không có ai làm thầy ai cả.” (x. Tâm Nhiên, Tuệ Sỹ trên ngõ về im lặng, dutule.com 5/2/2014).

• Nguyễn Thùy Giang:

“[…] trên báo Văn Nghệ từ 2006 đến 2010 có khoảng trên dưới 170 nhà văn nhà thơ tham gia viết phê bình (chiếm khoảng 60% tổng số lực lượng phê bình). Cụ thể như: Phạm Đình Ân (8 bài), Đỗ Trọng Khơi (4 bài), Nguyễn Ngọc Phú (4 bài), Dương Kiều Minh (5 bài), Nguyễn Văn Chương (3 bài), Nguyễn Khắc Phê (5 bài), Nguyễn Thụy Kha (4 bài), Thanh Ứng (6 bài), Nguyễn Đức Thiện (7 bài), Trúc Thông (4 bài), Đặng Hiển (5 bài), Phạm Tiến Duật (2 bài), Văn Chinh (3 bài), Trung Trung Đỉnh (4 bài), Ma Văn Kháng (2 bài), Nguyễn Huy Thông (2 bài), Đinh Nam Khương (3 bài), Phạm Minh Trị (8 bài), Nguyễn Trọng Tạo (1 bài), Phan Thị Thanh Nhàn (2 bài), Mai Văn Hoan (3 bài), Đặng Hiển (5 bài), Dương Thuấn (2 bài).”

“[…] trong tổng số khoảng gần 300 nhà phê bình thì có khoảng 39 nhà phê bình chuyên nghiệp (tỉ lệ trên 13%). Các tác giả xuất hiện thường xuyên như: Nguyễn Chí Hoan (18 bài), Hoàng Ngọc Hiến (6 bài), Nguyễn Hữu Sơn (3 bài), Hoài Nam (7 bài), Đoàn Ánh Dương (3 bài), Văn Giá (4 bài)…”.

“ngoài lực lượng phê bình chuyên nghiệp và giới sáng tác […] có tới gần 1/3 số tác giả […] là những tác giả phê bình ở địa phương, hoặc đang làm việc ở những mỗi trường khác; cũng có trường hợp đó là bài viết của một tác giả đã thành danh nhưng do không đầu tư hết tâm huyết vào bài viết hoặc không đề cao tác phẩm mà mình phê bình nên tác giả chỉ ký bút danh, tên viết tắt… […] Nếu nói rằng lối phê bình của họ là ngẫu hứng, cảm tính, chủ quan thì cũng không sai. (Bđd).

Lại Nguyên Ân:  “[…] vì Đảng Cộng sản Việt Nam phát động phong trào xã hội chính trị gọi là Đổi mới, đưa cả cuộc vận động ấy sang văn chương, nên nhà văn mới can dự. Trước đó, từ 1943, nhà văn (một nhóm) đã được/bị Cộng sản hút vào Hội Văn hóa Cứu quốc, 1948 trên Việt Bắc thời đánh nhau với Pháp, Đảng Cộng sản đã đưa nhà văn vào Hội Văn Nghệ Việt Nam; rồi rèn cái ‘đội ngũ’ ấy, bắt họ viết theo Hiện thực xã hội chủ nghĩa, viết phải có tính đảng, v.v. Ai không theo thì bị phê bị đánh, nặng nhất có thể là bỏ tù, như Thụy An, Nguyễn Hữu Đang, v.v. Nhẹ thì phê, bêu riếu, v.v. Thế nên cái cuộc gọi là Đổi mới nổi lên hồi 1986 ấy với lời hô ‘cởi trói’ là thời cơ đưa nhà văn trở lại với tự do sáng tác, tùy lương tâm và nhận thức, năng lực sáng tạo của mỗi người. Nên nhớ hiện giờ vẫn còn cái hệ thống hội nghệ sĩ kiểu trước 1986, lệ thuộc hệ thống đảng; bởi sau vài năm cao trào Đổi mới thì các cơ quan Đảng lại khôi phục cái mô hình toàn trị, kể cả đối với văn nghệ; nhưng ít nhất có những bộ phận, những cá nhân người viết dần dần thoát ra, hoặc sống và viết kiểu nửa nọ nửa kia; vừa đứng chân trong Hội, vừa viết kiểu tự do độc lập… Vì, hiện đã không thể quay lại thời kinh tế chỉ huy, quốc doanh hóa toàn bộ kinh tế nữa. Vậy thì càng không thể gò văn chương trong guồng máy kiềm chế được nữa.” (Bđd).

• Nguyễn Đức Mậu: “Sau Đổi mới anh nói viết theo ý riêng thì nên nói thêm: viết theo ý riêng một cách dè dặt, nghe ngóng. Nếu ai có nhận thức khác đám đông thì vòng vèo xa xôi, bóng gió, chứ chưa có sáng tác tự do. Họ vẫn sợ sệt, lo lắng chứ.” (x. Lại Nguyên Ân; bđd).

[14] Trần Đình Sử “là người đầu tiên phác họa khá rõ nét bức tranh toàn cảnh về diễn tiến, diện mạo và đội ngũ tác giả của Lý luận phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX – Phần VII bộ sách Văn học Việt Nam thế kỷ XX – Những vấn đề lịch sử và lý luận, viết chung 2004.” (x. Nguyễn Ngọc Thiện; sđd).

[15] Thư mời viết tham luận Hội thảo khoa học “Thế hệ nhà văn sau năm 1975”, vietvan.vn 2/12/2015.

[16] Trích và bổ sung từ bản đầy đủ (chưa công bố) của Lời bạt cho sách Thơ cần thiết cho ai, (Nguyễn Đức Tùng, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội, 2015; vanchuongviet.org 8/8/2015).

[17] Trong phạm vi và cách chọn của mình, ở đây chúng ta tạm chấp nhận con số khoảng 246 người phê bình thơ, nếu so với hai thống kê phải được xem là chuẩn: gần “300 nhà phê bình văn học” của Nguyễn Thùy Giang trong bài tổng quan Lực lượng tác giả tham gia phê bình văn học trên báo Văn Nghệ [2006-2010] (Văn Nghệ số 12 – 23/3/2013, vanvn.net 29/3/2013); và “250 lượt tác giả” của nhóm biên soạn do Nguyễn Ngọc Thiện chủ biên trong Bộ tuyển tác phẩm của các tác gia lý luận – phê bình văn học Việt Nam, Quyển NĂM – Bộ Tổng tập văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Văn Học, 2004-2011 (x. Hồ Sĩ Vịnh; Toàn cảnh lý luận phê bình văn học thế kỷ XX, toquoc.vn 28/2/2012).

[18] Quan niệm của Lê Hồ Quang như một sự phân kỳ theo thời gian, thời cuộc và sáng tạo nghệ thuật: “’Thế hệ nhà thơ Đổi mới’ là thuật ngữ mang tính quy ước, nhằm chỉ một thế hệ nhà thơ Việt Nam đương đại có những đặc điểm sau: về độ tuổi, họ chủ yếu thuộc thế hệ 5X, 6X; viết và gây chú ý dư luận từ thập kỉ 90 của thế kỉ XX (giai đoạn Đổi mới) và đến nay vẫn đang mạnh mẽ tìm tòi sáng tạo; có những quan niệm cách tân nghệ thuật và đổi mới thi pháp quyết liệt.” (Bđd).

[19] Chữ “khởi xướng” ở đây được dùng tạm, để chỉ (một trong những) người đi đầu hoặc hoàn thiện một phương cách phê bình nào đó.

Comments are closed.