Quyền lực và Tiến bộ (kỳ 8)

Daron Accemoglu Simon Johnson

Nguyễn Quang A dịch

Quyenf lực và

7. Con đường Tranh cãi

Tôi trẻ, tôi hai mươi tuổi; tuy nhiên tôi chẳng biết gì về đời trừ sự tuyệt vọng, cái chết, sự sợ hãi, và sự hời hợt ngu ngốc quăng xuống vực thẳm đau buồn. Tôi thấy mọi người bị kích chống lại nhau, và lặng lẽ giết nhau một cách vô tình, xuẩn ngốc, dễ bảo, vô tội.

Erich Maria Remarque, All Quiet on Western Front 1929 (Mặt trận miền Tây vẫn Yên tĩnh, [Phía Tây không có gì lạ])

Có sự nhất trí giữa các thành viên về các điểm căn bản này:

1. Tự động hóa và tiến bộ công nghệ là thiết yếu cho phúc lợi chung, sức mạnh kinh tế, và sự phòng thủ quốc gia.

2. Sự tiến bộ này có thể và phải đạt được mà không có sự hy sinh các giá trị con người.

3. Sự đạt được tiến bộ công nghệ mà không có sự hy sinh các giá trị con người đòi hỏi một sự kết hợp hành động tư nhân và chính phủ, phù hợp với các nguyên tắc của một xã hội tự do.

—Ủy ban Cố vấn của Tổng thống về Lao động-Quản lý Chính sách, 1962

Sau các cải cách và sự định hướng lại của sự thay đổi công nghệ trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín, một mức độ hy vọng được bảo đảm. Lần đầu tiên trong hàng ngàn năm, đã có một sự hợp lưu của tiến bộ công nghệ nhanh và các tiền đề thể chế cho các lợi ích để được chia sẻ vượt quá một elite hẹp.

Tuy nhiên tua nhanh đến 1919, và các nền tảng của sự thịnh vượng chung này bị phá hủy. Đối với những người lớn ở châu Âu trong đầu các năm 1900, thế giới đã là một thế giới của những sự bất bình đẳng kinh tế tăng lên và sự tàn sát chưa từng có do Đại Chiến gây ra, giết khoảng hai mươi triệu người. Cái chết bi thảm của hàng triệu thanh niên và phụ nữ đã là kết quả của công nghệ quân sự hiệu quả tàn nhẫn, mà trải từ các súng mới đến những quả bom, các xe tank, máy bay, và hơi độc có hiệu lực mạnh hơn.

Hầu hết mọi người đã quên rằng đấy là một mặt rất đen tối của công nghệ. Chiến tranh đã diễn ra phổ biến trong hàng ngàn năm, nhưng các vũ khí hủy diệt đã tiến hóa chỉ chậm sau Thời Trung Cổ. Khi Napoleon bị đánh bại tại Waterloo trong 1815, ông và các đối thủ của ông đã chiến đấu chủ yếu với các súng hỏa mai tầm ngắn và súng cannon nòng trơn, phần lớn đã không thay đổi trong nhiều thế kỷ. Các công cụ giết người của thế kỉ thứ hai mươi đã tiên tiến hơn nhiều.

Sự khốn khổ đã không chấm dứt với chiến tranh. Một đại dịch cúm chưa từng có đã tàn phá thế giới bắt đầu trong 1918, lây nhiễm hơn năm trăm triệu người và gây ra năm mươi triệu cái chết. Mặc dù thập niên sau chiến tranh đã chứng kiến một sự hồi sinh tăng trưởng, nhất là ở Hoa Kỳ, trong 1929 Đại Suy thoái đã nhấn phần lớn thế giới vào sự co lại kinh tế đột ngột nhất từng trải nghiệm trong thời đại công nghiệp hóa.

Các suy thoái và đổ bể kinh tế không phải là lạ. Hoa Kỳ đã chịu các hoảng loạn ngân hàng và suy thoái trong 1837, 1857, 1873, 1893, và 1907. Nhưng chẳng cái nào có thể so sánh với Đại Suy thoái về mặt đổ vỡ và cuộc sống bị hủy hoại. Các khủng hoảng trước đó cũng đã chẳng gây ra bất cứ thứ gì có thể so sánh nổi với các mức thất nghiệp mà Hoa Kỳ và phần lớn châu Âu đã trải nghiệm sau 1930. Không cần là nhà tiên tri đặc biệt trong các năm 1930 để thấy rằng thế giới đang mộng du vào một sự giết chóc ồ ạt được công nghệ-kích động.

Nhà tiểu thuyết Áo Stefan Zweig đã thâu tóm sự tuyệt vọng mà nhiều người thuộc thế hệ ông cảm thấy khi ông viết điều này trong hồi ký, Thế giới Hôm qua, của ông trước khi ông và vợ ông tự tử trong 1942:

Ngay cả trong vực thẳm tuyệt vọng trong đó ngày nay, bị mù một nửa, chúng ta mò mẫm với linh hồn méo mó và tan vỡ, tôi lặp đi lặp lại nhìn lên những chùm sao cũ đã tỏa sáng tuổi thơ của tôi, và tự an ủi mình với sự tự tin được thừa kế rằng sự sụp đổ này sẽ xuất hiện, trong những ngày tới, như chỉ một quãng ngừng trong nhịp điệu vĩnh cửu của sự tiến lên và tiến lên.

Người ta có thể tranh cãi sự lạc quan thận trọng của Zweig rằng đấy là một quãng ngừng trên con đường tới loại tiến bộ nào đó, tiến lên và tiến lên. Trong các năm 1930 ít người đã có thể bày tỏ sự lạc quan về phiên bản Whig của lịch sử.

Nhưng các sự kiện, ít nhất trong trung hạn, đã chứng tỏ Zweig đúng. Sau Chiến tranh Thế giới II, phần lớn thế giới phương Tây, và một số nước ở châu Á, đã xây dựng các định chế mới hỗ trợ sự thịnh vượng chung và đã có được sự tăng trưởng nhanh làm lợi cho hầu như tất cả các mảng xã hội của chúng. Các thập niên tiếp sau 1945 được nhắc đến ở Pháp như “les trente glorieuses,” ba mươi năm rực rỡ, và cảm cảm giác đã phổ biến khắp thế giới phương Tây.

Sự tăng trưởng này đã có hai khối xây dựng quan trọng, tương tự như các khối đã bắt đầu nổi lên ở Vương Quốc Anh trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín: thứ nhất, một hướng đi cho công nghệ mới tạo ra không chỉ sự tiết kiệm chi phí qua tự động hóa mà cũng nhiều công việc, sản phẩm, và cơ hội mới; và thứ hai, một cấu trúc thể chế ủng hộ các sức mạnh đối trọng từ các công nhân và quy định chính phủ.

Các khối xây dựng này được đưa vào trong các năm 1910 và các năm 1920, gợi ý rằng chúng ta nên xem bảy thập niên đầu của thế kỉ thứ hai mươi như phần của cùng thời kỳ, dù với những sự đảo ngược quan trọng dọc đường. Việc nghiên cứu hai khối xây dựng này, và tầm nhìn được bộc lộ sát cạnh, cung cấp không chỉ những manh mối về chúng ta có thể xây dựng lại sự thịnh vượng chung như thế nào ngày nay; nó cũng chứng tỏ kết cục này đã thực sự tình cờ và khó khăn thế nào. Tại nhiều điểm cốt yếu đã có sự phản đối từ các lực lượng hùng mạnh, được các tầm nhìn hạn hẹp và các quyền lợi ích kỷ dẫn dắt. Sự phản đối ban đầu đã không thắng thế, mặc dù nó đã đặt nền tảng cho việc tháo dỡ sự thịnh vượng chung một cách đầy kịch tính tiếp sau, mà chúng ta sẽ thảo luận trong Chương 8.

Kích thích sự Tăng trưởng

Hoa Kỳ có một tổng GDP khoảng 98 tỉ $ trong 1870, ngay sau Nội Chiến. Vào 1913, nó đã đạt 517 tỉ $ theo giá không đổi. Hoa Kỳ đã không chỉ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, mà cùng với các nước Đức, Pháp, và Anh, nó đã là một nhà dẫn đầu khoa học. Công nghệ mới được phát triển đã thấm vào nền kinh tế Mỹ và đã biến đổi cuộc sống của người dân.

Nhưng đã có nhiều để lo lắng—bất bình đẳng, các điều kiện sống tồi tàn, cũng như sự sa thải và bần cùng hóa các công nhân, theo cùng cách mà những người Anh đã phải chịu trong các thập niên tiếp sau 1750. Thực ra, mối nguy hiểm có thể đã lớn hơn cho Hoa Kỳ, mà trong giữa thế kỉ thứ mười chín vẫn chủ yếu là nông nghiệp. Trong 1860, 53 phần trăm lực lượng lao động đã làm việc trồng trọt. Cơ giới hóa nông nghiệp nhanh đã có thể quăng hàng triệu người khỏi công việc.

Và một số máy nông nghiệp mới đã có tác động này. Máy gặt McCormick, được sáng chế trong các năm 1830 và được cải thiện liên tục sau đó, đã làm giảm nhu cầu cho lao động trong mùa gặt. Các máy gặt, các máy cuộn (bó rơm), các máy đập lúa được cải thiện, các máy cắt (cỏ), và rồi các máy gặt đập liên hợp đã làm thay đổi hoàn toàn nông nghiệp Mỹ trong các thập niên tiếp sau 1860. Các máy này đã làm giảm nhu cầu công nhân trên mẫu (acre) tại những phần khác nhau của chu kỳ trồng trọt. Nhu cầu lao động cho sản xuất ngô trong 1855 dùng các phương pháp bằng tay đã là hơn 182 người lao động-giờ trên mẫu. Cơ giới hóa đã làm giảm nhu cầu cho lao động xuống ít hơn 28 người lao động-giờ trên mẫu vào năm 1894. Sự giảm đã tương tự trong trồng bông (từ 168 xuống 79 người lao động-giờ trên mẫu) và trong trồng khoai tây (từ 109 xuống 38 người lao động-giờ trên mẫu) trong giai đoạn 1841–1895 và 1866–1895 một cách tương ứng. Các lợi lộc tiềm năng thậm chí còn gây sửng sốt hơn cho lúa mì, từ hơn 62 người lao động-giờ trên mẫu trong 1829–1830 xuống chỉ hơn 3 người lao động-giờ trên mẫu trong 1895–1896.

Các hậu quả của cơ giới hóa đối với các công nhân đã sâu rộng. Phần của lao động trong giá trị gia tăng nông nghiệp đã khoảng 32,9% trong 1850. Vào 1909‒1910, nó đã sụt xuống 16,7%. Tỷ lệ dân số Hoa Kỳ làm nông nghiệp đã giảm nhanh ngang thế, xuống khoảng 31% trong 1910.

Nếu giả như công nghiệp cũng đã di chuyển theo hướng tự động hóa công việc và bỏ rơi lao động, thì các hệ lụy cho lực lượng lao động Hoa Kỳ lẽ ra đã thảm khốc. Thay vào đó, cái gì rất khác đã xảy ra. Khi công nghiệp Hoa Kỳ đổi mới nhanh, cầu cho lao động đã tăng lên đáng kể. Phần của các công nhân làm việc trong ngành chế tạo Hoa Kỳ đã tăng từ 14,5% trong 1850 lên 22% trong 1910.

Thời điểm này đã không chỉ là về nhiều người hơn tìm thấy việc làm trong ngành chế tạo; phần của lao động trong thu nhập quốc gia đã tăng lên, một dấu hiệu bộc lộ rằng công nghệ đã di chuyển theo một hướng thân thiện với người lao động hơn. Trong cùng thời kỳ, phần của lao động trong giá trị gia tăng trong các ngành chế tạo và dịch vụ đã tăng từ khoảng 46% lên 53% (phần còn lại đã thuộc về các chủ sở hữu máy móc và các nhà tài chính).

Làm sao Hoa Kỳ đã tránh được pha Luddite của sự công nghiệp hóa Anh, với các công nhân bị các máy và tiền lương trì trệ hay giảm sút thải ra và bần cùng hóa?

Phần của câu trả lời là về con đường công nghệ mà Hoa Kỳ đã mở mang khi các máy được sử dụng rộng rãi. Như chúng ta đã thấy trong Chương 6, con đường công nghệ Mỹ đã cố gắng nâng năng suất để khiến việc dùng tốt hơn lao động tương đối khan hiếm. Hệ thống các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau trước tiên và trên hết đã là một cố hắng để đơn giản hóa quá trình sản xuất sao cho những người lao động chân tay thiếu kỹ năng có thể tạo ra các sản phẩm chất lượng-cao. Các nỗ lực để cải thiện năng suất theo cách tương tự đã tiếp tục suốt nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín. Một chỉ báo về tính đổi mới này là sự bùng nổ về các patent (bằng sáng chế). Hoa Kỳ có 2.193 đơn xin cấp patent trong 1850. Vào 1911, con số này đã tăng lên 67.370.

Quan trọng hơn số patent đã là hướng của sinh lực đổi mới này, dựa vào hai khối: sự sản xuất hàng loạt và một cách tiếp cận hệ thống, cả hai dựa vào sự dẫn dắt của Whitney. Sản xuất hàng loạt có nghĩa là sự dùng máy móc để tạo ra một lượng lớn đầu ra được chuẩn hóa, đáng tin cậy với chi phí thấp hơn. Cách tiếp cận hệ thống tập trung vào việc tích hợp kỹ nghệ, thiết kế, lao động chân tay, và máy móc, và việc tổ chức các bộ phận khác nhau của quá trình sản xuất theo cách hiệu quả nhất.

Đoàn tàu năng suất phụ thuộc vào các công việc và các cơ hội mới cho các công nhân và một khung khổ thể chế cho phép chúng chia sẻ một số sự tăng thêm năng suất. Chúng ta đã thấy trong Chương 1 rằng cũng chắc có khả năng hơn để làm việc khi những tiến bộ công nghệ tạo ra những sự cải thiện khá lớn và các sự cải thiện này đến lượt kích thích cầu lớn hơn đối với lao động trong các khu vực khác—ví dụ, qua các liên kết ngược và xuôi (các liên kết với các nhà cung cấp đầu vào và với các ngành khách hàng, một cách tương ứng). Cách tiếp cận hệ thống và sự sản xuất hàng loạt là đặc biệt quan trọng trong khía cạnh này bởi vì chúng nhắm tới những sự giảm chi phí lớn và tăng sản xuất đáng kể, tạo ra cầu đối với các đầu vào từ các khu vực khác và một sự làm tăng tiềm năng của đầu ra của chúng.

Hướng này của công nghệ đã làm tăng năng suất biên của người lao động và các tiêu chuẩn sống, như E. Levasseur, vị khách Pháp chúng ta trích trong Chương 6, đã đánh giá cao:

Các xí nghiệp đánh giá rằng phong trào [áp dụng các máy công nghiệp] đã là lợi thế cho những người lao động, với tư cách những người bán sức lao động, bởi vì mức lương đã tăng lên, với tư cách những người tiêu dùng sản phẩm, bởi vì họ mua nhiều hơn với cùng số tiền, và với tư cách những người lao động, bởi vì công việc của họ trở nên ít khó nhọc hơn, máy làm gần như mọi việc cần sức mạnh to lớn; những người lao động, thay cho việc phải dùng cơ bắp của mình, đã trở thành một người thanh tra, dùng trí tuệ của mình.

Mặc dù các khuynh hướng này đã dễ thấy trong các năm 1870, hai sự thay đổi liên quan đến nhau đã tăng cường chúng và đã biến đổi công nghiệp Mỹ: điện và sự dùng nhiều hơn của thông tin, kỹ nghệ, và lập kế hoạch trong quá trình sản xuất.

Đã có những sự tiến bộ về khoa học điện bắt đầu trong cuối thế kỷ thứ mười tám, nhưng các đột phá lớn định hình lại thế giới đã bắt đầu trong các năm 1880. Thomas Edison đã không chỉ thúc đẩy sự hiểu biết khoa học về sự chiếu sáng mà cũng đi đầu trong việc áp dụng nó trên quy mô-hàng loạt. Các bóng đèn sợi tóc đã làm tăng lượng ánh sáng sẵn có cho việc đọc trong đêm tối với một hệ số khoảng hai mươi (so với nến).

Điện là đặc biệt quan trọng bởi vì nó là một công nghệ đa-năng. Nguồn năng lực mới, vạn năng này đã cho phép sự tạo ra nhiều dụng cụ mới. Nó cũng đã khuyến khích các tổ chức hoàn toàn khác nhau. Và các sự lựa chọn sẵn có cho việc phát triển và dùng các công nghệ điện đã tạo ra những tác động phân phối rất khác nhau.

Các dụng cụ truyền thông mới do điện làm cho có thể, nhất là điện tín, điện thoại, và radio, đã có một tác động quan trọng lên công nghiệp Hoa Kỳ, cũng như lên người tiêu dùng trong nước. Với truyền thông, logistics và lập kế hoạch được cải thiện tốt hơn, và các thứ này đã tỏ ra là cốt yếu cho sự thành công của cách tiếp cận hệ thống.

Có lẽ, sự áp dụng điện có ảnh hưởng nhất trong quá trình sản xuất là sự biến đổi về các nhà máy hoạt động thế nào. Andrew Ure mô tả bản chất của nhà máy Anh ban đầu trong 1835 theo cách này: “Thuật ngữ Nhà máy, trong công nghệ, chỉ rõ sự hoạt động kết hợp của nhiều thứ tự của những người-làm việc, người lớn và người trẻ, trong việc trông nom với sự khéo léo chuyên cần một hệ thống các máy sản xuất, liên tục được một sự phát lực trung tâm ép buộc” (chữ nghiêng trong nguyên bản).

Việc dùng “sự phát lực trung tâm (central power)” theo cách này đã là một sự đột phá, Ure lập luận, bởi vì nó làm tăng tính hiệu quả và công việc được phối hợp. Nhưng việc dựa vào một nguồn năng lực tập trung duy nhất, dù là từ gió, nước, hay hơi nước, đã cũng là một nút thắt cổ chai. Nó đã hạn chế sự phân công lao động, buộc máy móc bị cụm lại xung quanh nguồn phát lực tập trung, không cho phép một số máy dùng lực nhiều hơn khi cần làm thế, và đã dẫn đến sự ngừng công việc thường xuyên ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Về cơ bản đã không có cách nào để sắp xếp thứ tự các máy theo đó các công việc cần được hoàn thành bởi vì vị trí của các máy bị những nhu cầu phát lực chi phối. Ví dụ, các máy được các trục truyền lực ở trên cao truyền động phải được đặt rất gần với nguồn phát lực trung tâm: chúng mất lực khi chúng được đặt ở xa. Điều này có nghĩa rằng các băng tải không thể được đưa vào và các bán sản phẩm phải được di chuyển qua lại giữa các máy nằm ở các phần khác nhau của nhà máy.

Tất cả việc này đã thay đổi với sự phân phối điện lực đô thị vào các hộ gia đình và các nơi làm việc bắt đầu trong 1882. Điện lan tỏa nhanh. Trong 1889, khoảng 1% lực nhà máy đến từ điện. Vào 1919, tỷ lệ này đã vượt 50%.

Với sự đến của điện, các nhà máy trở nên có năng suất hơn nhiều. Việc chiếu sáng tốt hơn đã cho phép các công nhân nhìn xung quanh của họ rõ hơn và vận hành máy móc với sự chính xác lớn hơn. Thêm nữa điện đã cho phép sự thông gió tốt hơn và sự bảo trì dễ hơn. Như một kiến trúc sư lưu ý trong 1895, “Ánh sáng đèn điện sợi đốt là tột đỉnh của tất cả các phương pháp chiếu sáng; đòi hỏi không sự chăm sóc nào; luôn luôn sẵn sàng; chẳng bao giờ làm hư hại không khí trong phòng; không nóng; không mùi; sự gọn gàng hoàn hảo, và đều đặn như đồng hồ.” Điện cũng hứa hẹn những sự áp dụng mới kể cả đồng hồ điện đo thời gian, kiểm soát các dụng cụ, và các lò luyện mới có thể được tích hợp với máy móc khác để cải thiện sự chính xác của công việc cơ khí.

Còn quan trọng hơn là sự tổ chức lại nhà máy nhờ việc sắp trình tự linh hoạt của máy móc. Mỗi thiết bị bây giờ có thể có nguồn điện cục bộ, dành riêng của chính nó. Công ty Westinghouse Electric & Manufacturing đã đi đầu trong nhiều phát triển này. Trong 1903, như một nhà điều hành kỹ nghệ của Westinghouse nhấn mạnh,

Nhưng lợi thế lớn nhất của dẫn động điện nằm ở tính linh hoạt và sự tự do lớn hơn mà nó ban cho sự lập kế hoạch tốt hơn của toàn bộ tổ chức và sự sắp đặt các công cụ. Các công cụ lớn được trang bị các motor độc lập có thể được đặt ở bất cứ vị trí nào thuận tiện nhất cho công việc mà không phải chú ý đến những hạn chế như khi lực phải lấy từ trục truyền động, và, như đã được chỉ ra rồi, có lợi thế to lớn của khả năng để dùng các công cụ di động lớn. Sự vắng mặt của trục dẫn động trên cao cũng cho một không gian trống cho sự hoạt động của các cần cẩu, để chúng có thể được dùng với lợi thế tốt nhất. Một xưởng không có các mạng lưới truyền động và băng truyền trên cao cũng sáng sủa và hấp dẫn hơn nhiều, và kinh nghiệm đã chứng minh rằng sản lượng lao động tăng đáng kể khi làm việc trong các xưởng được chiếu sáng tốt và được thông gió tốt.

Các kỳ vọng này đã không sai. Vị trí linh hoạt và cấu trúc modul của nhà máy đã cho phép số các máy chuyên dụng tăng lên nhanh. Một trong các nhà máy đầu tiên tận dụng chúng đã là Columbia Mills ở Nam Carolina. Columbia Mills được thiết kế xung quanh điện trong đầu các năm 1890 và ngay lập tức bắt đầu chứng tỏ các lợi thế của các motor điện và sự chiếu sáng tốt hơn. Trong các xưởng như vậy và trong các nhà máy ban đầu do Westinghouse-xây dựng, chúng ta thấy một nguồn sức lực dành riêng cho các kiểu máy khác nhau đã cho phép một sự bố trí nhà máy đơn giản hơn thế nào, ít vận chuyển hàng hóa hơn bên trong nhà máy, và sự kiểm soát lực đi đến một máy cá biệt dễ dàng hơn.

Điện lực cũng có nghĩa ít cần hơn đến sự sửa chữa và một cấu trúc modul, nơi các sự sửa chữa nhỏ có thể được tiến hành mà không phải ngừng toàn bộ quá trình sản xuất. Kiểu này của sự tái tổ chức nhà máy, máy móc điện, và các băng tải liên kết được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp và đã dẫn đến những sự tăng thêm năng suất nổi bật. Các xưởng đúc, mà đã đưa các phương pháp này vào, được ước lượng sản xuất ra mười lần nhiều sắt hơn dùng ít không gian hơn.

Những sự cải thiện năng suất lớn từ điện lực đã là thiết yếu cho sự mở rộng nền kinh tế và cầu cao hơn cho các công nhân đến từ các khu vực bên ngoài chế tạo. Ngoài ra, chúng có các lợi ích lớn cho các công nhân vì cách theo đó điện được dùng để tổ chức lại các nhà máy.

Các Công việc Mới từ các Kỹ sư Mới

Về lý thuyết, bất kể nguồn năng lượng mới nào có thể tự động hóa một số công việc hiện có sao cho nhu cầu đối với các công nhân không tăng lên nhiều hay không tăng lên chút nào. Máy móc tiên tiến hơn và lực cơ học lớn hơn chắc chắn ngụ ý sự tự động hóa nào đó. Tuy nhiên, cầu cho các nhân viên đã tăng lên đáng kể trong công nghiệp Mỹ quanh lúc chuyển sang thế kỉ thứ hai mươi. Thực ra, các số về phần lao động của thu nhập quốc gia cho biết rằng lao động đã trở thành trung tâm hơn đối với quá trình sản xuất trong đầu thế kỉ thứ hai mươi, nâng phần của nó trong thu nhập quốc gia. Vì sao?

Một sự thay đổi căn bản khác trong sự tổ chức sản xuất là một phần lớn của câu trả lời. Đồng thời với sự lên của điện lực trong chế tạo, một vai trò nâng cao đã đến cho các kỹ sư và các công nhân cổ-trắng, mà đã cấu trúc lại các nhà máy và quá trình sản xuất, với các hệ quả tốt hơn cho năng suất và lao động.

Các nhà máy Hoa Kỳ trong các năm 1850 đã trông giống các nhà máy Anh. Một nhà khởi nghiệp, đầu tư vốn và dàn xếp để lắp đặt máy móc, đã quản lý lực lượng lao động. Một số nhà chế tác ban đầu, như Richard Arkwright, đã vượt trội trong việc đưa những kỹ thuật sản xuất mới vào. Nhưng nói chung, đã có ít bằng cách lập kế hoạch sản xuất, sự thu thập thông tin, sự phân tích hiệu quả, và sự cải thiện liên tục. Việc kế toán và kiểm soát hàng hóa tồn kho đã lung tung. Đã có sự chú ý không đủ đến thiết kế và hầu như không gì đối với tiếp thị. Các khía cạnh tổ chức công nghiệp đã bắt đầu thay đổi trong các thập niên cuối của thế kỉ thứ mười chín, báo trước sự bắt đầu của thời đại của các kỹ sư-nhà quản lý.

Trong 1860 các công nhân cổ-trắng, kể cả các nhà quản lý và các kỹ sư, đã chiếm ít hơn 3% của tất cả các nhân viên trong ngành chế tạo ở Hoa Kỳ. Vào 1910, số này đã tăng lên gần 13%. Đồng thời, toàn bộ lực lượng lao động chế tạo đã mở rộng từ ít hơn một triệu lên hơn 7,5 triệu công nhân. Phần của các công nhân cổ-trắng đã tiếp tục tăng sau Chiến tranh Thế giới I, đạt gần 21% lực lượng lao động vào năm 1940.

Các công nhân cổ-trắng này đã làm lại nhà máy trong một hình thức hiệu quả hơn, và trong quá trình đã nâng cầu lao động lên, không chỉ cho bản thân họ mà cả cho các anh em đồng nghiệp cổ-xanh của họ bây giờ thực hiện các công việc mới. Các nhà quản lý đã thu thập thông tin, tìm cách nâng hiệu quả, bắt đầu cải tiến thiết kế, và liên tục điều chỉnh lại các phương pháp sản xuất bằng việc đưa các chức năng và công việc mới vào. Sự kết hợp vai trò của các kỹ sư trong sản xuất, thông tin được các công nhân cổ-trắng thu thập, và điện đã là cốt yếu trong sự lắp đặt các dụng cụ điện chuyên dụng và các công việc mới đi cùng với chúng, như việc hàn, đục lỗ, và vận hành máy chuyên dụng.

Theo cách này, sự tổ chức lại ngành chế tạo do các công nhân cổ-trắng làm cho có thể đã tạo ra các việc làm lương tương đối cao cho các công nhân cổ-xanh. Khi quy mô sản xuất mở rộng, đã có thậm chí nhiều cầu hơn cho các nhân viên cổ-trắng.

Một chiều khác của sự tăng trưởng việc làm đã đến từ các mối liên kết mà các nhà máy mới tạo ra cho các khu vực bán lẻ và bán buôn. Khi chúng sản xuất nhiều đầu ra hơn và sự sản xuất hàng loạt trở nên phổ biến, các việc làm mới cho các kỹ sư, các nhà quản lý, các nhân viên bán hàng, và các quản trị viên cũng đã xuất hiện trong các khu vực này nữa.

Cũng thật đáng chú ý rằng nhiều trong số công việc cổ-trắng này đòi hỏi nhiều kỹ năng hơn đa số việc làm sẵn có trong thế kỉ thứ mười chín. Ví dụ, các nhân viên văn phòng cần các kỹ năng tính toán và biết chữ kha khá để đo sự sản xuất, hàng tồn kho, và các tài khoản tài chính, và để truyền đạt các phát hiện của họ một cách chính xác. Đấy là nơi một xu hướng khác trong nền kinh tế Hoa Kỳ, sự mở rộng nhanh của số những người lao động với một bằng trung học, đã đến để cứu. Trong 1910, ít hơn 10% người dân tuổi mười tám đã có bằng trung học. Vào 1940, số này đã tăng lên 50%. Đấy là kết quả của các khoản đầu tư lớn vào việc đi học trong nửa thứ hai của thế kỉ thứ mười chín, với “các trường phổ thông” địa phương cung cấp giáo dục sơ cấp khắp đất nước. Vào các năm 1880, gần 90% trẻ em gia Trắng giữa tám và mười hai tuổi đã học ở trường tại miền đông Bắc và trung Tây. (Việc dạy học cho trẻ con da Đen đã tụt lại xa.) Phân tích thống kê xác nhận vai trò cốt yếu mà các công việc và các ngành công nghiệp mới đã đóng trong sự tăng trưởng về cầu lao động. Một nghiên cứu chứng minh bằng tư liệu rằng các ngành công nghiệp mới với một tập nghề nghiệp đa dạng hơn đã ở hàng đầu của cả sự tăng trưởng công ăn việc làm tổng thể và sự mở rộng các nghề cổ-trắng trong ngành chế tạo Hoa Kỳ trong thời kỳ này. Một nghiên cứu khác ước lượng rằng giữa 1909 và 1949, sự tăng năng suất Mỹ đã liên đới với sự tăng lên về công ăn việc làm, và hình mẫu này biểu lộ trước tiên trong các ngành mới dựa vào máy móc điện và điện tử.

Đáng nhắc lại hai khía cạnh quan trọng của hướng công nghệ trong thời đại này. Thứ nhất, các công ty đã tiếp tục tự động hóa các phần của quá trình sản xuất. Thực ra, không chỉ trong nông nghiệp, mà khắp nền kinh tế, máy móc mới đã thay thế lao động trong một số công việc. Sự khác biệt then chốt với pha đầu tiên của cách mạng công nghiệp Anh là sự giảm về nhu cầu lao động do tự động hóa gây ra đã được bù, đôi khi hơn một cho một, bằng các khía cạnh khác của công nghệ tạo ra các cơ hội cho các công nhân, nhất là cho những người với giáo dục cơ sở nào đó, để được thuê làm việc trong các ngành chế tạo hay dịch vụ.

Thứ hai, mặc dù một số lợi ích cho các công nhân từ sự mở rộng các khu vực khác nhau đã là tự nhiên vì những sự cải thiện năng suất và các liên kết từ các nhà máy mới, các lợi ích khác đã là kết quả của các sự lựa chọn do các công ty và cán bộ mới gồm các kỹ sư-nhà quản lý đưa ra. Hướng của tiến bộ trong thời đại này đã không phải là một hậu quả không thể tránh khỏi của bản chất của các đột phá khoa học hàng đầu của thời đại. Thực ra, điện, như một công nghệ đa năng, cho phép các áp dụng khác nhau và các con đường phát triển khác biệt.

Các nhà quản lý và các kỹ sư đã có thể chọn để cố gắng tự động hóa hơn như một phương pháp để cắt các chi phí trong các ngành hiện có. Thay vào đó, họ đã dựa vào con đường công nghệ Mỹ và cố gắng xây dựng các hệ thống và máy móc mới, tăng hiệu quả và trong quá trình làm tăng thêm các năng lực của lao động cả có lẫn không có kỹ năng. Các sự lựa chọn công nghệ này là nền tảng để tăng cầu đối với các công nhân trong công nghiệp, mà là nhiều hơn sự bù đắp cho cường độ lao động giảm trong nông nghiệp và trong một số công việc chế tạo.

Trên Ghế Lái Xe

Không có thí dụ nào về điện, kỹ nghệ, cách tiếp cận hệ thống, và các công việc mới đến với nhau thế nào tốt hơn công nghiệp ô tô, nhất là Công ty Ford Motor.

Ngành chế tạo ô tô Mỹ bắt đầu trong 1896. Công ty Ford Motor, được chủ sở hữu và nhà quản lý hình tượng của nó, Henry Ford, lãnh đạo, được thành lập năm 1903. Các xe ban đầu của nó, được biết đến như các model A, B, C, F, K, R, và S, được sản xuất dùng kỹ thuật công nghiệp phổ biến, kết hợp các yếu tố của hệ thống các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau với các kỹ năng thủ công. Đấy là các ô tô có giá trung bình phục vụ một thị trường ngách (niche).

Tham vọng của Henry Ford ngay từ đầu là sản xuất càng nhiều xe và bán chúng với một giá thấp nhằm để đạt một thị trường đại chúng. Mặc dù Model N đã là bước đầu tiên theo hướng này, nó đã không mới và khác. Nó được sản xuất tại nhà máy Piquette Avenue của công ty ở Detroit, mà đã áp dụng cùng kiến trúc và cấu trúc như các nhà máy được cấp lực từ một nguồn trung tâm và đã không chứa bộ máy móc điện đầy đủ.

Các thay đổi to lớn đã đến với Model T nổi tiếng, được Ford giới thiệu trong 1908 như một “xe cho quần chúng.” Những gì làm cho nó có thể là một hỗn hợp hoàn hảo về những tiến bộ mà đã xảy ra trong các ngành khác, được áp dụng cho sản xuất ô tô. Nhà máy Ford đã chuyển tới một cơ sở mới ở Highland Park, đã mở ra một nhà máy máy-công cụ được tổ chức trên một sàn duy nhất và có một loạt máy móc điện mới. Nhà máy đã kết hợp sự tổ chức nhà máy mới với quy mô-đầy đủ của các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau và, muộn hơn, các băng tải để đạt sự sản xuất hàng loạt. Vào khoảng thời gian đó công ty đã khoe khoang: “Chúng tôi đang sản xuất 40.000 cylinder (xy lanh), 10.000 động cơ, 40.000 bánh xe, 20.000 trục, 10.000 thân xe, 10.000 mọi bộ phận thuộc về xe … tất cả chính xác giống nhau” (chữ nghiêng trong nguyên bản).

Sản xuất hàng loạt được phép mở rộng thêm. Sản lượng của công ty mau chóng vượt hai trăm ngàn ô tô trên năm, gây kinh ngạc cho những người đương thời.

Tinh thần của cách tiếp cận Ford đến sản xuất được một phóng viên từ Detroit Journal thâu tóm, người đã thăm nhà máy mới Highland Park, ngay bên ngoài Detroit, nơi Model T được sản xuất hàng loạt. Ông đã tóm tắt bản chất của nó như “Hệ thống, hệ thống, hệ thống!” Một nghiên cứu sâu của Fred Colvin, được công bố trong tạp chí American Machinist, đi đến cùng kết luận:

Trình tự hoạt động đã tiếp theo kỹ lưỡng đến mức chúng tôi không chỉ thấy các máy khoan xen vào giữa các máy phay nặng và thậm chí các máy đột, mà cả các lò carbon hóa và thiết bị babbit hóa (phủ hợp kim babbit) giữa các máy. Điều này làm giảm việc thao tác công việc xuống tối thiểu; vì, khi một bộ phận đạt giai đoạn carbon hóa, nó cũng đi đến lò carbon hóa, và, trong trường hợp công việc được kết thúc bằng mài bóng, các máy đánh bóng ở trong tầm dễ với khi nó đến từ việc xử lý carbon hóa.

Bản thân Henry Ford đã khá rõ ràng về vấn đề này:

Sự cung cấp một hệ thống mới trọn vẹn của thế hệ điện đã giải phóng công nghiệp khỏi dây curoa da và trục truyền động, vì cuối cùng đã trở nên có thể để cung cấp cho mỗi công cụ một motor điện riêng của nó. Điều này có vẻ chỉ là một tiểu tiết có ít tầm quan trọng. Thực ra, công nghiệp hiện đại đã không thể được thực hiện với dây curoa và trục truyền động vì một số lý do. Motor cho phép máy móc được sắp xếp theo trình tự công việc, và riêng việc đó có lẽ đã tăng gấp đôi hiệu quả công nghiệp, vì nó cắt bớt một lượng lớn thao tác và sự cầm giữ vô bổ. Dây curoa và trục truyền động cũng rất lãng phí năng lượng—quả thực, lãng phí đến mức không nhà máy nào có thể thực sự lớn, vì ngay cả trục truyền động dài nhất đã là nhỏ theo các đòi hỏi hiện đại.

Ford đã nhấn mạnh rằng các phương pháp trước-điện đã không thể theo kịp cái bây giờ cần: “Còn các công cụ tốc độ cao đã là không thể dưới các điều kiện cũ—các ròng rọc không, các dây curoa cũng chẳng thể chịu được tốc độ hiện đại. Không có các công cụ tốc độ-cao và thép tốt hơn mà chúng mang lại, chẳng thể có thứ chúng ta gọi là công nghiệp hiện đại.”

Sự tổ chức sản xuất này, kết hợp với các sự tiến bộ về máy móc điện, đã cho phép một sản phẩm rẻ hơn nhiều, đáng tin cậy và có thể được vận hành mà không có hiểu biết đặc biệt về động cơ và các bộ phận cơ khí của chiếc xe. Model T ban đầu đã có giá khoảng 850$ (tương đương với khoảng 25.000$ ngày nay), so với giá của xe khác, mà điển hình khoảng 1.500$.

Đánh giá tiếp sau của Ford đã thâu tóm tinh thần của các đột phá mà công nghiệp xe hơi đã mở đường:

Sản xuất hàng loạt không phải chỉ là số lượng sản phẩm, vì điều này có thể đạt với không điều kiện cần thiết nào của sự sản xuất hàng loạt. Nó cũng chẳng chỉ là sự sản xuất bằng máy, mà cũng có thể có mà không có sự giống sự sản xuất hàng loạt nào. Sự sản xuất hàng loạt là sự tập trung vào một dự án chế tác của các nguyên tắc về năng lượng, sự chính xác, tính kinh tế, hệ thống, tính liên tục, và tốc độ. Sự diễn giải các nguyên tắc này, qua những nghiên cứu về hoạt động và sự phát triển máy và sự điều phối chúng, là công việc quản lý dễ thấy.

Các hệ lụy cho lao động là giống các hệ lụy nảy sinh từ việc đưa hệ thống nhà máy vào trong các ngành khác, nhưng được khuếch đại lên nhiều vì vài lý do. Sự sản xuất hàng loạt xe đã có nghĩa là một sự tăng rất lớn cho các đầu vào và một sự tăng lớn cho nhiều khu vực khác phụ thuộc vào việc chuyên chở những người tiêu dùng và hàng hóa. Về mặt công nghệ, công nghiệp ô tô đã là một trong số các khu vực tiên tiến nhất của nền kinh tế và như thế sử dụng rộng rãi hơn kỹ nghệ, thiết kế, lập kế hoạch, và các hoạt động thâm dụng-thông tin khác. Nó đã, như một kết quả, ở hàng đầu của sự tạo ra các công việc cổ-trắng mới.

Ford đã cũng là một nhà hàng đầu trong việc đưa vào các công việc cổ-xanh mới, vì bản chất của sự lắp ráp, sơn, hàn, và vận hành máy đã biến đổi với sự tổ chức lại nhà máy. Sự thay đổi này đã không phải không có các chi phí cho các công nhân, mà thường thấy thách thức để đối phó với những đòi hỏi của các nhà máy Ford.

Sự điều chỉnh của người lao động với các vấn đề đã có vài hậu quả, mà quan trọng nhất là tỷ lệ rất cao của sự vắng mặt và công nhân thôi việc. Tỷ lệ công nhân thôi việc cao đã là đặc biệt thách thức cho Henry Ford và các kỹ sư của ông bởi vì nó làm cho dây chuyền lắp ráp và sự lập kế hoạch sản xuất khó khăn hơn nhiều. Ví dụ, tỷ lệ công nhân thôi việc ở nhà máy Highland Park lên đến mức gây sửng sốt 380% trên năm trong 1913. Đã là không thể để giữ các công nhân ở lại. Lý do cho sự bất bình này được tóm tắt khéo bởi một bức thư từ vợ của một người lao động gửi Henry Ford: “Hệ thống dây chuyền ông có là một bộ điều khiển nô lệ! Chúa ơi!, Mr. Ford. Chồng tôi về nhà & ném mình xuống (giường) & không ăn bữa tối của anh ấy—phi lý quá” Các phản ứng như vậy đã khiến Ford và các kỹ sư của ông bắt đầu tăng lương cho các công nhân, đầu tiên lên 2,34$/ngày và rồi lên mức nổi tiếng 5 $/ngày, mà đã là đặc biệt cao trong một nền kinh tế nơi hầu hết lực lượng lao động làm việc cực nhọc để kiếm được ít hơn nhiều. Khi tiền công tăng, sự thôi việc và sự vắng mặt giảm, và Ford cũng tin rằng năng suất người lao động đã tăng.

Một nguồn quan trọng của sự tăng thêm năng suất là huấn luyện. Các nhà máy Ford đòi hỏi các kỹ năng chuyên dụng, nhưng các kỹ năng này không khó để đạt được. Nhà máy linh hoạt đã tạo ra một cấu trúc công việc modul, với hầu hết máy móc đòi hỏi chỉ một bộ định rõ của các bước và hiểu biết khắc phục sự cố để vận hành. Như Colvin nhấn mạnh, “Ý chủ đạo của toàn bộ công việc là tính đơn giản.” Điều này có nghĩa rằng các công nhân có thể được huấn luyện dễ dàng để đạt được các kỹ năng cần thiết, và Ford, giống nhiều công ty khác trong khoảng thời gian này, đã bắt đầu cung cấp sự huấn luyện rộng rãi nhằm để tăng năng suất người lao động.

Liên kết giữa máy móc tiên tiến và việc huấn luyện các kỹ năng mới như một nền tảng cho việc tạo ra các cơ hội mới và làm tăng cầu đối với công nhân hóa ra là cốt yếu trong thời hậu-chiến nữa. Trong 1967 một nhà quản lý tại Ford đã mô tả chiến lược tuyển dụng của công ty theo cách này: “Nếu chúng tôi có một chỗ (làm việc) trống, chúng tôi sẽ nhìn ra ngoài trong phòng đợi nhà máy để xem liệu có bất kể ai đứng ở đó. Nếu có ai đó ở đó và trông thân thể khỏe mạnh và không phải kẻ nghiện rượu rõ ràng, họ được thuê.” Những gì điều này có nghĩa trong thực tiễn là các cơ hội chưa từng có cho các công nhân mà không có các mức giáo dục cao và know-how chuyên dụng khi họ đến thị trường việc làm. Các công nhân không có kỹ năng có thể được thuê, được huấn luyện, và được dùng một cách hiệu quả với máy móc tiên tiến, mở rộng cầu cho tất cả các công nhân. Các hệ lụy là sâu rộng: chúng đã tạo ra một lực mạnh mẽ tới sự thịnh vượng chung rộng hơn—một số trong các việc làm được trả công cao nhất đã mở ra cho các công nhân không có kỹ năng.

Đã có một lý do khác vì sao Ford dễ tiếp thu tiền lương cao hơn. Như Magnus Alexander, một kỹ sư điện giúp thiết kế các hệ thống sản xuất tại Westinghouse và General Electric, diễn đạt, “Năng suất tạo ra sức mua.” Và sức mua là cốt yếu cho sự sản xuất hàng loạt.

Những sự phát triển này đã không giới hạn ở Công ty Ford Motor và là phần khăng khít của công nghiệp Mỹ. General Motors đã mau chóng hơn Ford trong trò chơi của nó, đầu tư nhiều hơn vào máy móc và phát triển một cấu trúc sản xuất linh hoạt hơn. Sản xuất hàng loạt có nghĩa là thị trường đại chúng, nhưng thị trường đại chúng không nhất thiết có nghĩa là mọi người mua cùng xe với cùng màu. GM đã hiểu điều này trước Ford, và trong khi Ford kiên trì chào Model T cho mọi người, bất chấp sở thích và nhu cầu của họ, GM đã bắt đầu dùng cấu trúc sản xuất linh hoạt của nó để chào các model đa năng hơn.

Một Tầm nhìn Mới không Đầy đủ

Tầm nhìn của các doanh nhân hạng trung cung cấp lực cho pha đầu của cách mạng công nghiệp Anh là tầm nhìn dựa vào tăng hiệu quả để giảm các chi phí sao cho họ có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Việc này tác động ra sao đến những người “tầm thường hơn” được họ thuê đã ít được các doanh nhân tham vọng này quan tâm. Lợi nhuận cũng là trung tâm cho các nhà công nghiệp của hệ thống Mỹ, và các pha đầu của sự công nghiệp hóa đất nước đã liên đới với một sự tăng lớn về bất bình đẳng, khi các nhà công nghiệp như Andrew Carnegie trong ngành thép và John D. Rockefeller trong ngành dầu áp dụng những kỹ thuật mới, chi phối các khu vực của họ, và tạo ra khối tài sản khổng lồ.

Nhiều trong số các trùm tư bản công nghiệp này đã thù nghich với các công nhân muốn tổ chức. Chẳng hạn, Andrew Carnegie đã dùng bạo lực chống lại các thành viên công đoàn trong cuộc Đình công Homestead năm 1892.

Tuy nhiên, vài nhà công nghiệp nhận ra rằng một mối quan hệ hợp tác hơn với lực lượng lao động của họ và các cộng đồng của họ sẽ là có lợi cho công ty trong thời đại điện năng. Henry Ford cũng là một người mở đường trong việc này. Cùng với tiền công 5$ ngày, công ty đã đưa vào một chương trình hưu trí, các tiện nghi khác, và một loạt các lợi ích cho các gia đình, báo hiệu một ý định để chia sẻ phần nào đó của lợi nhuận đáng kể nó kiếm được từ các công nghệ mới và sự sản xuất hàng loạt xe.

Ford đã không được lòng vị tha thúc đẩy. Ông đã áp dụng các biện pháp này bởi vì ông tin rằng tiền lương cao hơn sẽ làm giảm tỷ lệ bỏ việc, hạn chế đình công, ngăn chặn việc dừng dây chuyền lắp ráp gây tốn kém, và tăng năng suất. Nhiều công ty hàng đầu đã làm theo, đưa phiên bản riêng của chúng về các chính sách lương cao và các chương trình tiện nghi. Alexander đã tóm tắt bản chất của cách tiếp cận mới này, cho rằng “trong khi laissez faire (tự do kinh tế) và chủ nghĩa cá nhân mạnh đã đánh dấu đời sống kinh tế của nửa đầu của lịch sử Hoa Kỳ, sự nhấn mạnh bây giờ chuyển tới một sự tự nguyện gánh vác các nghĩa vụ xã hội, bao hàm trong hướng của các hoạt động kinh tế và nỗ lực hợp tác quốc gia và quốc tế vì lợi ích chung.”

Một người khác kết tinh tầm nhìn này đã là nhà kinh tế học Mỹ John R. Commons, bênh vực một kiểu “chủ nghĩa tư bản phúc lợi,” nơi sự tăng năng suất sẽ làm lợi cho các công nhân dựa vào một sự liên kết trung thành và sự có đi có lại giữa các chủ sử dụng lao động và các nhân viên. Theo Commons, việc tập trung vào việc giảm các chi phí có hại cho các công nhân là một đề xuất thua.

Tuy nhiên, kiểu này của chủ nghĩa tư bản phúc lợi nhất định chỉ không hơn một ước vọng trừ phi có những thay đổi thể chế cho phép các công nhân để tổ chức và thực hiện các sức mạnh đối trọng. Việc này đã bắt đầu xảy ra sau Đại Suy thoái, và ban đầu đã ở xa Hoa Kỳ.

Các Lựa chọn Bắc Âu

Đại Suy thoái đã mở ra với sự sụt giảm mạnh về giá chứng khoán Mỹ trong 1929, quét sạch nửa giá trị thị trường chứng khoán trong vòng vài tháng. Nó đã đưa nền kinh tế Hoa Kỳ đầu tiên và rồi nền kinh tế thế giới đến một sự dừng lại. Vào 1933, GDP Hoa Kỳ đã sụt 30%, và thất nghiệp đã tăng 20%. Đã có sự phá sản ngân hàng phổ biến, hủy hoại tiết kiệm suốt đời của nhiều người.

Cú sốc từ sự sụp đổ thị trường chứng khoán và những rối loạn kinh tế nảy sinh đã rõ ràng. Các tin đồn phát tán rằng những người môi giới chứng khoán nhảy từ cửa sổ của các tòa nhà cao tầng khi thị trường sụp đổ. Muộn hơn hóa ra là điều này không phải thế. Khi trưởng thẩm tra y tế của Thành phố New York điều tra nghiên cứu dữ liệu, ông thấy rằng các vụ tự tử đã giảm, so với năm trước, trong tháng Mười và tháng Mười Một 1929. Cho dù chuyện các nhà tài chính lao mình vào lề đường bê tông đã là một sự phóng đại, việc đất nước thấy mình trong vũng lầy kinh tế vĩ mô thì không.

Mặc dù bắt nguồn ở Hoa Kỳ, những rối loạn kinh tế lan nhanh ra khắp thế giới. Vào 1930, hầu hết châu Âu ở trong một sự co lại kinh tế đột ngột. Các nước khác nhau phản ứng ra sao với những khó khăn kinh tế đã khác nhau, với các hậu quả chính trị và xã hội khác biệt. Nước Đức bị sự phân cực chính trị bao vây rồi, với vài đảng cánh hữu thử hạn chế năng lực của các nhà dân chủ xã hội để quản trị đất nước. Các nhà làm luật đã chẳng nghĩ ra được phản ứng toàn diện nào, và một số phản ứng chính sách của họ đã làm khủng hoảng sâu sắc thêm. Chẳng bao lâu sản xuất công nghiệp Đức rơi tự do, sụt xuống chỉ hơn nửa giá trị của nó trong 1929, và thất nghiệp lên đến hơn 30%.

Những khó khăn kinh tế và sự bất tài, và trong con mắt của nhiều người, các phản ứng chính sách hờ hững, đã lót đường cho một sự mất tính chính đáng hầu như hoàn toàn của các đảng đã được củng cố và sự lên của Đảng Xã hội Chủ nghĩa Quốc gia (Nazi). Nazi đã chỉ là một phong trào chính trị bên lề, chỉ nhận được 2,6% phiếu toàn quốc trong bầu cử 1928 trước Suy thoái. Phần phiếu của họ đã vọt lên trong cuộc bầu cử thứ nhất sau Suy thoái và đạt 37,3% trong tháng Bảy 1932. Trong tháng Mười Một 1932, Nazi đã mất ảnh hưởng nhưng vẫn giành được 33,1% số phiếu, và trong tháng Giêng 1933 Adolf Hitler trở thành thủ tướng.

Động học tương tự đã diễn ra ở Pháp, mà cũng đã trải nghiệm một sự sụp đổ kinh tế gây suy nhược, những phản ứng chính sách không mạch lạc và phi hiệu quả, và các đảng cực đoan giành được quyền lực, cho dù chính phủ được bàu một cách dân chủ vẫn tiếp tục.

Phản ứng tại nước Thụy Điển nhỏ và vẫn lạc hậu về kinh tế đã rất khác. Trong cuối các năm 1920 nền kinh tế Thụy Điển đã chủ yếu là nông nghiệp, với gần một nửa cư dân làm việc trồng trọt. Nước này đưa vào quyền bàu cử phổ quát đầy đủ chỉ trong 1921, và các công nhân công nghiệp đã có quyền lực chính trị hạn chế. Tuy vậy, đảng đại diện cho họ, Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội (SAP), đã có một lợi thế lớn. Quay lại cuối thế kỷ thứ mười chín, ban lãnh đạo của đảng nhận ra rằng nó phải cải cách các định chế của Thụy Điển. Để đạt được mục tiêu này, đảng phải lên nắm quyền một cách dân chủ, mà có nghĩa là rời xa khỏi chủ nghĩa Marx, và ban lãnh đạo của nó đã cố gắng để hình thành một truyền thống với những người lao động nông thôn và các tầng lớp trung lưu. Như một trong những nhà lãnh đạo có ảnh hưởng nhất của đảng, Hjalmar Branting, lập luận trong 1886, “Trong một nước lạc hậu như Thụy Điển chúng ta không thể nhắm mắt đối với sự thực rằng tầng lớp trung lưu ngày càng đóng một vai trò rất quan trọng. Giai cấp lao động cần cần sự giúp đỡ nó có thể nhận được từ hướng này, hệt như về phần nó tầng lớp trung lưu cần các công nhân ở đằng sau mình, để có khả năng kiên trì chống lại các kẻ thù chung [của chúng ta].”

Sau khi Đại Suy thoái bắt đầu, SAP đã khởi động một chiến dịch cho một phản ứng chính sách mạnh mẽ có cả một chân kinh tế vĩ mô (chi tiêu chính phủ lớn hơn, tiền lương cao hơn trong công nghiệp để kích cầu, và chính sách tiền tệ mở rộng bằng việc bỏ bản vị vàng) và một chân thể chế (cung cấp các nền tảng cho sự chia sẻ nhất quán lợi nhuận giữa lao động và vốn, sự tái phân phối qua sự đánh thuế, và các chương trình bảo hiểm xã hội).

Để đạt điều này, đảng bắt đầu tìm kiếm các đối tác truyền thống. Nó trông giống một nhiệm vụ vô vọng, ít nhất thoạt tiên. Khối trung-hữu không có ý định nào để làm việc với SAP, và các đảng lao động và nông nghiệp đã thường bất hòa kịch liệt, không chỉ ở Thụy Điển mà khắp phần lớn Tây Âu trong thời kỳ này. SAP, liên kết hữu cơ với các nghiệp đoàn, đã quyết tâm duy trì tiền lương cao trong công nghiệp và mở rộng việc làm chế tạo. Các nghiệp đoàn đã coi giá cả thực phẩm cao hơn như sự làm xói mòn các kế hoạch này, vì chúng sẽ nâng chi phí của các chương trình chính phủ rất cần thiết và làm xói mòn lương thực tế mang về nhà của các công nhân. Các lợi ích nông nghiệp đã ưu tiên giá cả thực phẩm cao hơn và không muốn các nguồn lực của chính phủ được hướng tới các chương trình công nghiệp.

Ban lãnh đạo SAP hiểu tầm quan trọng cốt yếu của một truyền thống mà trao cho đảng một đa số vững chãi trong Quốc hội. Điều này một phần là một phản ứng với các điều kiện kinh tế thảm khốc, vì sự nghèo đói và sự thất nghiệp bắt đầu tăng nhanh ở Thụy Điển trong 1930. Nhưng nó cũng vì ban lãnh đạo đảng đang quan sát thấy sự không hành động đang đẩy các nước Âu châu khác vào tay của những kẻ cực đoan như thế nào.

Trong thời gian trước các cuộc bầu cử quốc gia 1932, lãnh tụ đảng, Per Albin Hansson, đã kiên định gới thiệu đảng như “tổ ấm của nhân dân,” bao hàm tất cả những người lao động và các tầng lớp trung lưu. Như cương lĩnh đảng tuyên bố, “Đảng không nhắm để ủng hộ và giúp đỡ [một] giai cấp lao động làm tổn hại đến các giai cấp lao động khác. Nó không phân biệt trong công việc của mình vì tương lai giữa giai cấp lao động công nghiệp và giai cấp lao động nông nghiệp hay giữa những người lao động chân tay và những người lao động trí óc.” Lời kêu gọi đã có kết quả, và đảng đã tăng phần phiếu của nó từ 37% trong 1928 lên gần 42% trong 1932. Nó cũng đã thuyết phục Đảng Nông nghiệp liên kết với Hansson theo một truyền thống. Việc này dựa vào một giao dịch bây giờ được nhắc đến như một “sự trao đổi bò cái,” trong đó SAP nhận được sự ủng hộ từ các lợi ích nông nghiệp với sự tăng chi tiêu, kể cả cho khu vực công nghiệp, đổi lại cho sự bảo vệ lớn hơn cho khu vực khu vực nông nghiệp và giá cả do chính phủ-định cao hơn.

Cũng quan trọng như các phản ứng kinh tế vĩ mô là cấu trúc thể chế mới mà SAP xây dựng. Giải pháp nó nghĩ ra cho việc thể chế hóa sự chia sẻ lợi nhuận (rent-tô) là đưa chính phủ, các nghiệp đoàn, và các doanh nghiệp lại với nhau để đạt các sự mặc cả có lợi cho lẫn nhau, bảo đảm sự phân phối công bằng các sự tăng thêm năng suất giữa vốn và lao động.

Cộng đồng kinh doanh thoạt tiên phản đối mô hình nghiệp đoàn chủ nghĩa (corporatist) này, xem phong trào lao động theo cùng cách như các đối tác Đức và Mỹ của họ đã xem—(như) cái gì đó phải tránh để giữ các chi phí thấp và duy trì sự kiểm soát ở nơi làm việc. Nhưng điều đó bắt đầu thay đổi sau các cuộc bầu cử 1936, mà đã chứng kiến những sự tăng thêm cho SAP. Cộng đồng kinh doanh đã thấy điềm xấu; nó sẽ không có khả năng đánh đổ SAP bằng sự phản đối thuần túy.

Trong một cuộc họp nổi tiếng tại thị trấn nghỉ dưỡng Saltsjöbaden trong 1938, đã đạt được một thỏa thuận với một phái đáng kể của cộng đồng kinh doanh, đồng ý về các thành phần cơ bản của hệ thống xã hội dân chủ scandinavia. Các yếu tố quan trọng nhất là việc định lương mức-ngành, việc bảo đảm rằng những sự tăng lợi nhuận và sản lượng được chia sẻ với các công nhân, và sự mở rộng đáng kể của các chương trình tái phân phối và bảo hiểm xã hội, cùng với các quy định chính phủ. Tuy vậy, đấy không phải là một thỏa thuận để chiếm đoạt cộng đồng kinh doanh. Đã có sự thống nhất chung rằng các doanh nghiệp tư nhân phải vẫn sinh lợi, và điều này sẽ đạt được bằng các khoản đầu tư công nghệ.

Hai yếu tố của thỏa thuận này là đặc biệt đáng lưu ý. Thứ nhất, các công ty sẽ phải trả tiền lương cao và thương lượng công ăn việc làm và các điều kiện làm việc với các công đoàn, loại trừ sa thải hàng loạt để giảm các chi phí lao động. Khi đó chúng sẽ có các khuyến khích để tăng năng suất biên của các công nhân, khóa vào một thiên kiến tự nhiên hướng tới các công nghệ thân thiện với người lao động.

Thứ hai, các sự mặc cả mức-ngành đã tạo ra các khuyến khích cho các công ty để tăng năng suất mà không sợ rằng những sự tăng này sẽ dẫn đến những sự tăng lương thêm nữa. Để diễn đạt đơn giản, nếu một công ty tìm được cách để tăng năng suất của nó trên năng suất của các đối thủ cạnh tranh của nó, dưới sự định lương mức-ngành nó sẽ tiếp tục trả đại thể cùng tiền lương, và như thế toàn bộ sự tăng về năng suất sẽ chuyển thành lợi nhuận lớn hơn. Sự nhận ra này đã cung cấp một động cơ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp để đổi mới và đầu tư vào máy móc mới. Khi điều này xảy ra khắp một nền công nghiệp, nó dẫn đến tiền lương cao hơn, tạo ra các lợi ích cho cả lao động và vốn.

Vì thế, thật đáng chú ý là mô hình nghiệp đoàn chủ nghĩa mà SAP và các nghiệp đoàn tạo ra ở Thụy Điển đã đạt một số khát vọng của tầm nhìn về chủ nghĩa tư bản phúc lợi mà những người như J. R. Commons đã nói rõ ràng ở Hoa Kỳ. Sự khác biệt là chủ nghĩa tư bản phúc lợi đến thuần túy như một quà biếu tự nguyện từ các công ty đã hết sức tùy thuộc vào và thường vấp phải sự kháng cự từ các nhà quản lý có ý định tăng lợi nhuận và giảm tiền lương. Khi bị nhúng trong một khung khổ thể chế ủng hộ các sức mạnh đối trọng của các công nhân và kể cả năng lực điều chỉnh của nhà nước, nó ở trên nền đất vững chắc hơn nhiều.

Các nghiệp đoàn cũng đã đóng một vai trò trung tâm trong việc xây dựng năng lực điều chỉnh của nhà nước. Chúng đã thực hiện và giám sát các chương trình phúc lợi được mở rộng, cho phép truyền thông giữa các công nhân và ban quản lý khi các công nghệ mới được đưa vào hay một số cơ sở bị thu hẹp.

Vào đầu thế kỉ thứ hai mươi, Thụy Điển là một nơi cực kỳ bất bình đẳng. Phần của 1% giàu nhất nước trong thu nhập quốc gia đã hơn 30%, làm cho nó bất bình đẳng hơn hầu hết các nước Âu châu. Trong các thập niên sau khi cấu trúc thể chế cơ bản của truyền thống mới này được xác lập, công ăn việc làm và năng suất đã tăng nhanh, nhưng bất bình đẳng đã giảm. Vào các năm 1960, Thụy Điển đã trở thành một trong những nước bình đẳng nhất thế giới, với phần của top 1% cư dân lơ lửng quanh 10% thu nhập quốc gia.

Các Khát vọng New Deal

Giống Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội ở Thụy Điển, tổng thống Mỹ Franklin Delano Roosevelt (FDR) được bàu với lời hứa đương đầu với Đại Suy thoái. Tầm nhìn của FDR đã có nhiều cái chung với những người Thụy Điển. Phản ứng kinh tế vĩ mô trong hình thức chi tiêu cao hơn, sự ủng hộ giá cả nông nghiệp, các công trình công cộng, và các chính sách khác để kích cầu đã là cốt yếu. Trong 1933 chính quyền FDR là chính quyền đầu tiên trong lịch sử quốc gia đưa lương tối thiểu vào, mà được xem không chỉ như một pháp luật giảm-nghèo mà như một biện pháp ổn định kinh tế vĩ mô, vì nó sẽ tạo ra sức mua thêm trong tay của những người lao động. Then chốt ngang thế đã là sự đại tu thể chế, mà tập trung vào việc tạo ra các sức mạnh đối trọng chống lại các doanh nghiệp, cả dưới hình thức của quy định chính phủ và một phong trào lao động mạnh hơn.

Trong sự đại tu thể chế này, các nhà New Dealer (Cải cách) đã dựa vào các cải cách mà phong trào tiến bộ đã thực hiện (mà chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn trong Chương 11). Nhưng các kế hoạch của họ đã đi xa hơn.

Kinh tế gia Rexford Tugwell, một thành viên của “Brain Trust (Trung tâm đầu Não)” của FDR đã thâu tóm bản chất của cách tiếp cận điều chỉnh của các New Dealer: “Một chính phủ mạnh với một nhà hành pháp được sự ủy thác lập pháp trao quyền rộng rãi là một cách để ra khỏi thế lưỡng nan của chúng ta, và hướng tới sự thực hiện các khả năng xã hội và kinh tế to lớn của chúng ta.” Dựa vào triết lý này, chính quyền đưa vào cái New York Times đặt tên là “bảng chữ cái bốn mươi cơ quan New Deal,” trải từ AAA (Agriculcultural Adjustment Administration-Cơ quan Điều chỉnh Nông nghiệp) đến USES (US Employment Service-Cục Công ăn Việc làm Hoa Kỳ), và đã tiến hành thực hiện nhiều chính sách tương tự như các chính sách được Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Thụy Điển áp dụng, kể cả sự kiểm soát lương và giá, sự bảo vệ cho các công nhân dưới “các quy tắc thực hành công bằng,” và các hành động chống lại lao động trẻ em.

Các biện pháp nhắm tăng cường phong trào lao động được cho là thậm chí quan trọng hơn. Chúng dựa vào niềm tin rằng, bất chấp các cải cách Thời đại Tiến bội, các doanh nghiệp đã vẫn không chia sẻ các sự tăng thêm năng suất và lợi nhuận với các công nhân của chúng, và tiền lương thấp đã tạo ra cả sự bất bình đẳng và các vấn đề kinh tế vĩ mô. Bất bình đẳng đã cao và tăng lên. Vào 1913, top 1% giàu nhất của các hộ gia đình đã chiếm rồi khoảng 20% thu nhập quốc gia, và con số này đã tiếp tục tăng, vượt 22% vào cuối các năm 1920.

Một sáng kiến chính sách lớn của chính quyền FDR là bộ Luật Wagner 1935, thừa nhận quyền của các công nhân để tổ chức một cách tập thể (mà không có sự hăm dọa và đe dọa sa thải từ các chủ sử dụng lao động) và đưa vào các thủ tục trọng tài khác nhau để giải quyết các tranh chấp. Ngay cả trước Suy thoái, một số trí thức và nhà kinh doanh thừa nhận rằng không có sự mặc cả tập thể, các sự tăng thêm năng suất sẽ không được chia sẻ một cách công bằng, cho dù các công ty như Ford đã nâng tiền lương để giảm tỷ lệ bỏ việc.

Trong 1928 kỹ sư Mỹ tiên phong Morris Llewellyn Cooke đã nói với Hội Taylor, một nhóm chuyên tâm cho “khoa học quản lý”:

Các lợi ích của xã hội, kể cả các lợi ích của các công nhân, gợi ý một số biện pháp mặc cả tập thể trong công nghiệp với mục đích rằng bên yếu hơn có thể được đại diện trong các cuộc thương lượng về giờ, tiền lương, địa vị và các điều kiện làm việc. Sự mặc cả tập thể ngụ ý sự tổ chức của các công nhân trên một cơ sở đủ rộng—chẳng hạn toàn-quốc—để khiến sức mạnh mặc cả này hiệu quả.

Cooke, mà muộn hơn đã trở thành một quan chức chính phủ cấp cao dưới thời các tổng thống Roosevelt và Truman, cho rằng vì sự phổ biến của các công ty hiện đại lớn, là quan trọng rằng các công nhân được tổ chức và “nghĩ về tổ chức nào đó của các công nhân, như các công đoàn, như một nhu cầu xã hội sâu sắc.”

Carle Conway, chủ tịch hội đồng quản trị (công ty) Continental Can và một “anh hùng của nỗ lực tư bản chủ nghĩa” đã ủng hộ-công đoàn một cách đáng ngạc nhiên theo (nhà chép sử không chính thức) Harvard Business School:

Chắc chắn bất kể ai làm kinh doanh trong [30 năm qua] hẳn phải là ngây thơ để nghĩ rằng phần lớn ban quản lý đã mong muốn sự mặc cả tập thể hay cải cách khác nào đó mà lao động cuối cùng đã thắng… Nhưng chẳng phải cũng có khả năng rằng sự hiểu tốt hơn các nguyên tắc cơ bản liên quan đến cuộc đấu tranh trong ba mươi năm qua giữa lao động và quản lý có thể hướng sự hài hòa hai quan điểm thành một mục tiêu chung và như thế làm cho sự mặc cả tập thể và nhiều cải cách khác hoạt động vì các lợi ích của cả lao động và ban quản lý?

Tuy vậy, các khát vọng của các New Dealer, ngược với các khát vọng của Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Thụy Điển, không được thực hiện đầy đủ. Một nhóm liên kết phản kháng đến từ những người Dân chủ miền nam, lo rằng các chính sách New Deal sẽ thách thức sự tách biệt Jim Crow [chính sách kỳ thị] và vì thế đã làm cho pháp luật ít toàn diện hơn so với Thụy Điển.

Các khía cạnh của kế hoạch New Deal nhắm tới việc chi tiêu lớn hơn và sự mở rộng mặc cả tập thể cũng đối mặt sự kháng cự gay gắt và đã thường bị Tòa án Tối cao Hoa Kỳ chặn. Tuy nhiên, các chính sách của FDR đã có tìm được cách để chặn sự trượt dốc của nền kinh tế vĩ mô và trao một sự thúc đẩy khổng lồ cho phong trào lao động. Cả hai yếu tố này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong thời hậu chiến.

Thật quan trọng rằng các sự đại tu thể chế lớn này, cả ở Thụy Điển và ở Hoa Kỳ, đã xảy ra bên trong bối cảnh của một hệ thống dân chủ. Bản thân FDR đã thử tập trung quyền lực trong tay ông và thậm chí đã thử lách sự kháng cự của Tòa án Tối cao đối với các chính sách của ông bằng việc tăng số thẩm phán. Nhưng đảng của chính ông đã chặn các nỗ lực thao túng tòa tối cao đó (court-packing).

Các Đồng minh đã thắng Chiến tranh Thế giới II bởi vì Hoa Kỳ đã đưa toàn bộ nền kinh tế của nó vào sản xuất thời chiến. Các nhà máy sản xuất máy giặt bây giờ sản xuất đạn dược. Hàng ngàn tàu đổ bộ được chế tạo. Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc chiến tranh với sáu tàu sân bay. Vào đầu 1945, nó đã sản xuất một tàu sân bay hết sức hiệu quả, cho dù nhỏ hơn, mỗi tháng.

Quân đội Hoa Kỳ đã vật lộn để xây dựng logistics vững chãi để hỗ trợ các binh lính của nó ở nước ngoài. Trong tháng Chín 1942, khi các lực lượng của Tướng Eisenhower chuẩn bị xâm chiếm Bắc Phi, Ike đã than phiền với Washington rằng quân nhu đã không đến nước Anh. Bộ Chiến tranh đã châm biếm đáp lại: “Có vẻ chúng tôi đã chuyển tất cả các món ít nhất hai lần và hầu hết các món ba lần.” Trong một số năm đã có sự cung cấp quá mức hỗn loạn về hàng chất lên tàu xuyên đại tây dương, mặc dù không theo cách ngăn cản Hoa Kỳ thắng. Như một tướng châm biếm, “Quân đội Mỹ không giải quyết các vấn đề của nó, nó làm tràn ngập chúng.”

Tất cả việc sản xuất này đòi hỏi các công nhân, và các công nhân đã phải cố gắng hết sức. Sau chiến thắng trong 1945, phần thưởng của họ là gì cho các nỗ lực phi thường này?

Những Năm Vẻ Vang

Mặc dù các nền tảng của sự thịnh vượng chung được đặt trong bốn thập niên đầu của thế kỉ thứ hai mươi, hầu hết người Mỹ đã không nhận ra chúng một cách rõ ràng. Nửa đầu thế kỷ đã chứng kiến hai cuộc chiến tranh tàn bạo, hủy hoại, và tàn sát nhất lịch sử con người và một sự trầm cảm nặng gieo nỗi sợ hãi và sự không chắc chắn trong những người đã sống sót. Các nỗi sợ hãi này đã sâu và kéo dài. Nghiên cứu gần đây chứng minh bằng tư liệu rằng ai đã sống qua Đại Suy thoái thường bị sẹo vĩnh viễn và đã vẫn không sẵn sàng mạo hiểm kinh tế trong phần còn lại của đời họ. Đã có các thời kỳ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nửa đầu của thế kỷ, nhưng các sự tăng trưởng này đã, rất thường, liên đới với nhiều lợi ích được những người giàu chiếm được, như thế bất bình đẳng đã vẫn cao và đôi khi thậm chí đã tăng.

Trong bối cảnh này, các thập niên sau 1940 đã là nổi bật. Tổng đầu ra (tổng sản phẩm quốc nội, hay GDP) trên đầu người Hoa Kỳ đã tăng với tỷ lệ trung bình hơn 3,1% giữa 1940 và 1973. Sự tăng trưởng này được những sự cải thiện năng suất, cả trong và sau chiến tranh, kích thích. Ngoài GDP trên đầu người ra, sự tăng trưởng năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) là một số đo giàu thông tin về sự tăng trưởng kinh tế, một phần bởi vì nó loại sự đóng góp của sự tăng tổng lượng vốn (máy móc và các tòa nhà) ra. Tỷ lệ tăng trưởng TFP vì thế là một số đo tốt hơn của tiến bộ công nghệ, vì nó cho biết bao nhiêu tăng trưởng GDP đến từ những sự thay đổi công nghệ và những sự cải thiện hiệu quả. Sự tăng trưởng TFP Hoa Kỳ (trong khu vực phi nông nghiệp, phi-chính phủ) giữa 1891 và 1939 tính trung bình đã ít hơn 1% trên năm. Giữa 1940 và 1973, nó đã tăng lên một trung bình gần 2,2% trên năm. Điều này đã không được thúc đẩy chỉ bởi đợt bột phát trong và ngay sau chiến tranh. Tỷ lệ trung bình hàng năm của sự tăng trưởng TFP giữa 1950 và 1973 đã vẫn trên 1,7%.

Tỷ lệ chưa từng có này về sự mở rộng năng lực sản xuất của nền kinh tế đã dựa vào các đột phá công nghệ bắt đầu trong các năm 1920 và các năm 1930, nhưng đã cũng quan trọng rằng chúng được áp dụng nhanh chóng và được tổ chức hiệu quả.

Các phương pháp sản xuất hàng loạt được củng cố tốt rồi trong công nghiệp ô tô, và chúng đã lan ra khắp công nghiệp Mỹ sau chiến tranh. Bản thân sự sản xuất ô tô đã tiếp tục mở rộng nhanh. Trong các năm 1930, Hoa Kỳ sản xuất trung bình khoảng ba triệu ô tô mỗi năm. Vào các năm 1960, sản xuất đã tăng lên gần tám triệu. Không phải là một sự phóng đại để nói rằng nước Mỹ đã làm ra ô tô nhưng sau đó ô tô đã làm lại nước Mỹ.

Các liên kết ngược và xuôi tới các ngành khác đã là cốt yếu trong việc cải thiện năng lực sản xuất của nền kinh tế. Sự sản xuất hàng loạt xe đã tạo ra cầu gia tăng cho các đầu vào từ hầu như mọi khu vực của nền kinh tế. Còn quan trọng hơn, khi nhiều đường cao tốc hơn và đường bộ hơn được xây dựng và nhiều người dân có sự tiếp cận đến xe và các hình thức khác của giao thông hiện đại, địa lý của các thành phố đã biến đổi, với sự tăng trưởng nhanh của các vùng ngoại ô. Giao thông tốt hơn cũng đã cho phép các lựa chọn dịch vụ và giải trí qua các trung tâm mua sắm, các cửa hàng lớn hơn, và các rạp chiếu phim lớn hơn.

Cũng đáng chú ý, như tốc độ tăng trưởng tổng thể và sự cải thiện năng suất, là bản chất bao hàm của sự thịnh vượng. Nửa đầu của thế kỉ thứ hai mươi đã có một thời gian khó khăn khiến sự tăng trưởng được chia sẻ rộng rãi. Các sự bùng nổ tăng trưởng đến với nhiều bất bình đẳng. Hình mẫu của các thập niên sau chiến tranh hoàn toàn trái ngược với điều đó.

Một phần, bất bình đẳng đã giảm nhanh trong và sau chiến tranh Thế giới II. Phần của top 1% của phân bố thu nhập đã giảm xuống ít hơn 13% vào 1960, từ mức cao 22% của nó trong các năm 1920. Các khía cạnh khác của sự bất bình đẳng trong các năm sau chiến tranh cũng đã giảm, một phần vì các quy định chặt hơn và những sự kiểm soát giá. Hai nhà nghiên cứu điều tra tình tiết này đã bị ấn tượng bởi những sự giảm bất bình đẳng trong thời kỳ này đến mức họ đã đặt tên cho nó là “Đại Co Lại (Great Compression).”

Còn đáng chú ý hơn là hình mẫu của sự tăng trưởng tiếp sau. Lương trung bình thực tế đã tăng nhanh và đôi khi nhanh hơn năng suất, ghi lại một tỷ lệ tăng trưởng tổng thể gần 3%/năm giữa 1949 và 1973. Và, sự tăng trưởng này được chia sẻ rộng rãi. Ví dụ, sự tăng trưởng lương thực tế của những người có giáo dục thấp- và cao tương tự đã gần 3% trên năm trong thời kỳ này.

Nước xốt bí mật của sự thịnh vượng chung trong các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II đã là gì? Câu trả lời nằm trong hai yếu tố chúng ta đã nhấn mạnh trước đó trong chương này: một hướng công nghệ tạo ra các công việc và các việc làm mới cho các công nhân thuộc mọi mức kỹ năng và một khung khổ thể chế cho phép các công nhân để có phần trong sự tăng năng suất với các chủ sử dụng lao động và các nhà quản lý.

Hướng công nghệ đã dựa vào cái đã bắt đầu trong nửa đầu của thế kỷ. Thực ra, hầu hết các công nghệ nền tảng của thời đại thịnh vượng chung được sáng chế ra trong các thập niên trước và được thực hiện trong các năm 1950 và 1960. Điều này là khá rõ trong trường hợp động cơ đốt trong, mà đã trải qua những sự cải tiến thêm, nhưng công nghệ cơ bản phần lớn đã vẫn không thay đổi.

Sự tăng trưởng mạnh mẽ sau chiến tranh của Mỹ đã không đảm bảo ngay lập tức rằng các công nghệ này sẽ làm lợi cho các công nhân. Sự chia sẻ thịnh vượng đã bị tranh cãi từ ngày Chiến tranh Thế giới II kết thúc. Việc bảo đảm rằng sự tăng trưởng kinh tế làm lợi cho một mảng rộng của xã hội đã cần công việc chăm chỉ, như chúng tôi giải thích tiếp theo.

Đụng độ về Tự động hóa và Tiền lương

Các mối lo về sự thất nghiệp công nghệ được John Maynard Keynes bày tỏ, được thảo luận trong Chương 1, có lẽ thậm chí đã xác đáng hơn trong các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II. Các công cụ máy đã liên tục cải thiện, và những sự tiến bộ nổi bật về máy móc điều khiển số đã dựa vào và đã hoàn thiện các ý tưởng có từ thời máy dệt của Jacquard. Được Joseph-Marie Jacquard thiết kế trong 1804, máy dệt này đã là một trong những dụng cụ tự động hóa sự dệt quan trọng nhất của thế kỉ thứ mười chín, thực hiện những công việc mà ngay cả các thợ dệt khéo tay đã thấy là thách thức. Sự đột phá của nó là việc khái niệm hóa và thiết kế một máy dệt vải theo các thiết kế được đưa vào qua một bó các thẻ đục lỗ.

Máy móc điều khiển số (numerically controlled machinery) của các năm 1950 và 1960 đã đẩy ý tưởng này thêm một bước, việc liên kết các máy đa dạng đầu tiên với các thẻ đục lỗ và rồi với các máy tính. Bây giờ các máy khoan, tiện, phay, và máy móc khác có thể được hướng dẫn để thực hiện các công việc sản xuất do các công nhân thực hiện trước kia.

Tạp chí Fortune đã thâu tóm sự nhiệt tình về máy-công cụ tự động hóa có thể lập trình (cũng được biết đến như điều khiển số [numerical control]) trong 1946, với một số báo về “Nhà máy Tự động,” thông báo rằng “sự đe dọa và triển vọng về các máy không có lao động là gần hơn bao giờ hết.” Một bài xã luận trong cùng số, “Các máy Không có Người,” đã mở đầu với các dòng này: “Hãy tưởng tượng, nếu bạn muốn, một nhà máy sạch, rộng rãi, và hoạt động liên tục như một nhà máy thủy điện. Sàn sản xuất hiếm có người.” Nhà máy tương lai sẽ được vận hành bởi các kỹ sư và các kỹ thuật viên, và không có (nhiều) công nhân cổ-xanh. Triển vọng cộng hưởng với nhiều nhà quản lý Mỹ, mà chỉ quá vui sướng để có những cách mới làm giảm các chi phí lao động.

Sự điều khiển số cũng đã nhận được đầu tư đáng kể từ từ hải quân và không quân, mà đã xem những tiến bộ về tự động hóa là quan trọng chiến lược. Quan trọng hơn đầu tư trực tiếp của chính phủ trong các công nghệ tự động hóa đã là sự lãnh đạo và các khuyến khích của nó cho sự phát triển công nghệ số. Nỗ lực chiến tranh đã nhân số tiền lên mà Bộ Quốc phòng sẵn sàng chi về khoa học và công nghệ, và một phần đáng kể thuộc về các máy tính và việc thúc đẩy hạ tầng cơ sở số (digital).

Các nhà hoạch định chính sách đã lưu ý và xem mối đe dọa về sự tạo việc làm ở giữa sự tự động hóa nhanh như một mối đe dọa xác định thời đại. Như Tổng thống Kennedy đáp lại trong 1962 khi được hỏi về tự động hóa, “tôi coi nó như thách thức đối nội lớn, thực sự, của các năm 60, để duy trì công ăn việc làm đầy đủ vào lúc khi tự động hóa, tất nhiên, đang thay thế con người.”

Quả thực, suốt thời kỳ này, những sự tiến bộ về tự động hóa công nghệ đã tiếp tục, thậm chí vượt xa hơn máy móc điều khiển số và bên ngoài ngành chế tạo. Ví dụ, các tổng đài điện thoại được vận hành bằng tay trong các năm 1920, thường bởi các phụ nữ trẻ. AT&T đã là chủ sử dụng lao động Mỹ lớn nhất của các phụ nữ dưới tuổi hai mươi. Trong ba thập niên tiếp theo, các tổng đài tự động được đưa vào khắp đất nước. Hầu hết nhân viên tổng đài bị thải ra, và vào 1960, đã hầu như không còn ai ở lại. Trong các thị trường địa phương nơi các tổng đài tự động được đưa vào, đã có ít việc làm hơn cho các phụ nữ trẻ.

Thế nhưng các nỗi sợ về làm giảm các cơ hội việc làm đã không trở thành hiện thực; lao động đã làm ăn khá tốt, và cầu cho các công nhân thuộc mọi kỹ năng khác nhau đã tiếp tục tăng suốt các năm 1950, 1960, và đầu các năm 1970. Hầu hết các phụ nữ bị thải khỏi các tổng đài Công ty Bell, chẳng hạn, đã tìm thấy các cơ hội trong các khu vực dịch vụ và các văn phòng kinh doanh mở rộng trong các thập niên tiếp theo .

Về bản chất, các công nghệ thời đó đã tạo ra nhiều cơ hội cho các công nhân như các cơ hội chúng đã thay thế. Điều này đã vì cùng các lý do chúng ta đã thấy trong bối cảnh sản xuất hàng loạt trong công nghiệp ô tô. Những sự cải thiện trong truyền thông, giao thông, và các công nghệ chế tạo đã thúc đẩy các khu vực khác. Nhưng còn quan trọng hơn, những bước tiến này cũng đã tạo ra các việc làm mới trong các khu vực mà chúng được đưa vào. Sự điều khiển số không, máy móc tự động khác cũng chẳng loại bỏ hoàn toàn người vận hành, một phần bởi vì các máy đã không tự động hoàn toàn và đã tạo ra một loạt công việc thêm khi chúng cơ giới hóa sự sản xuất.

Nghiên cứu gần đây điều tra sự tiến hóa của các nghề nghiệp Mỹ kể từ 1940 thấy rằng các chức danh việc làm và công việc mới đã rất phong phú trong nhiều nghề cổ-xanh, kể cả các thợ thủy tinh, các nhà vận hành cơ học, xe tải và máy kéo, những người hoàn thiện xi măng và bê tông, và các công nhân thủ công trong các năm 1950. Trong các năm 1960, rất nhiều công việc mới cho các thợ cưa, thợ cơ học, thợ san ủi và phân loại, thợ đúc kim loại, thợ lái xe tải và máy kéo, và thợ tra dầu và thợ tra mỡ đã là giữa các nghề được thêm vào. Ngành chế tạo cũng đã tiếp tục tạo ra các việc làm mới cho các kỹ thuật viên, các kỹ sư, và những người lao động văn phòng.

Trong các ngành khác, các công việc mở rộng vượt ra ngoài công việc kỹ thuật. Các ngành bán lẻ và bán buôn đã tăng nhanh, chào các việc làm đa đạng về dịch vụ khách hàng, tiếp thị, và các chức năng hỗ trợ back-office (hành chính hậu cần). Khắp nền kinh tế Hoa Kỳ, các nghề hành chính, văn phòng, và chuyên nghiệp về cơ bản đã tăng nhanh hơn tất cả các nghề khác trong thời đại này. Hầu hết các nhiệm vụ mà các công nhân trong các nghề này thực hiện đã không tồn tại trong các năm 1940. Như trong chế tạo, khi các việc làm này đòi hỏi kiến thức chuyên ngành, hầu hết công ty đã theo tập quán của nửa đầu của thế kỷ và đã tiếp tục thuê các công nhân không có trình độ chính thức. Được huấn luyện để thực hiện các công việc cần thiết, các công nhân được lợi từ tiền lương cao hơn trả cho các việc làm này.

Tương tự với thời kỳ trước chiến tranh, nhiều công việc mở rộng đã đỏi hỏi các kỹ năng tính toán và biết chữ nhiều hơn, nhưng cả các kỹ năng xã hội để truyền đạt trong các tổ chức phức tạp và để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các tương tác với các khách hàng và trong vận hành máy móc tiên tiến. Điều này có nghĩa rằng các công việc mới sẽ sẵn sàng đầy đủ chỉ khi các công nhân có các kỹ năng tổng quát cần thiết để được huấn luyện nhằm đối phó với chúng. May thay, như trong thời đại trước đó, giáo dục Hoa Kỳ đã mở rộng nhanh, và các kỹ năng cần thiết cho các vai trò mới này trở nên sẵn có dễ dàng. Nhiều công nhân cổ-xanh bây giờ có giáo dục trung học, và các vị trí kỹ nghệ, kỹ thuật, thiết kế, và văn phòng có thể được lấp đầy với những người có trình độ cấp hai nào đó.

Thế nhưng sẽ là sai để nghĩ rằng công nghệ sau chiến tranh được định trước để đi theo một hướng tạo ra các công việc mới để bù cho những công việc bị tự động hóa nhanh làm biến mất. Cuộc tranh cãi về hướng công nghệ đã nóng lên như một phần không thể tách rời của các cuộc đấu tranh giữa lao động và quản lý, và những sự tiến bộ về công nghệ thân thiện với người lao động không thể được tách khỏi sự thiết lập thể chế xui khiến các công ty di chuyển theo hướng này, nhất là vì các sức mạnh đối trọng của phong trào lao động.

Đạo luật Wagner và vai trò thiết yếu của các nghiệp đoàn trong nỗ lực chiến tranh đã tăng cường lao động, và đã có mọi kỳ vọng rằng các công đoàn sẽ là một trụ cột của kết cấu thể chế của nước Mỹ sau chiến tranh. Harold Ickes, bộ trưởng nội vụ của FDR, đã xác nhận sự kỳ vọng này khi nói với một hội nghị nghiệp đoàn khi chiến tranh sắp kết thúc, “Các bạn trên con đường của các bạn và các bạn phải không để cho bất kỳ ai ngăn các bạn hay thậm chí làm chậm cuộc hành quân của các bạn.”

Phong trào lao động đã lắng nghe và cho thấy rằng nó có nghĩa là quyền kinh doanh sau chiến tranh. (Nghiệp đoàn) Công nhân Ô tô Thống nhất (UAW) đã đòi những sự tăng lương đột xuất lớn từ General Motors trong cuộc thương lượng hợp đồng đầu tiên sau chiến tranh của họ. Khi GM không chấp nhận, một cuộc đình công lớn đã xảy ra sau đó. Khu vực ô tô đã không đơn độc. Cùng năm, 1946, chứng kiến một làn sóng đình công rộng hơn, mà Cục Thống kê Lao động gọi là “thời kỳ tập trung nhất của sự căng thẳng lao động-quản lý trong lịch sử của đất nước.” Ví dụ, một đình công của các công nhân điện đã làm tê liệt một gã khổng lồ khác của ngành chế tạo Mỹ, General Electric.

Phong trào lao động đã không đồng nhất chống lại tự động hóa, chính xác vì đã có một sự hiểu rằng tự động hóa là không thể tránh khỏi và rằng, với các sự lựa chọn đúng, việc giảm các chi phí sẽ có lợi cho tất cả những người liên quan. Cái được đòi là sự dùng những tiến bộ công nghệ để tạo ra các công việc mới cho các công nhân và cho phép họ được chia sẻ một phần của sự giảm chi phí và sự tăng năng suất. Ví dụ, như UAW tuyên bố trong 1955, “Chúng tôi đề nghị hợp tác… trong một sự tìm kiếm chung các chính sách và các chương trình… mà sẽ bảo đảm rằng sự tiến bộ công nghệ lớn hơn sẽ dẫn đến sự tiến bộ con người lớn hơn.”

Trong 1960, GM lắp đặt một máy khoan điều khiển số trong Bộ phận Thân xe Fisher của nó ở Detroit và đã phân loại việc làm của người vận hành máy với cùng mức lương như mức cho sự vận hành máy khoan tháp thủ công. Công đoàn đã không đồng ý, cho rằng đấy là một công việc mới với các trách nhiệm thêm và đòi hỏi các kỹ năng thêm. Nhưng các vấn đề là sâu hơn. Công đoàn đã muốn tạo tiền lệ, xác định rằng các công nhân có kỹ năng hay nửa kỹ năng hiện có có một quyền đối với các công việc mới, và đấy đã là sự diễn giải gây rắc rối nhất cho ban quản lý bởi vì nó sẽ có nghĩa là sự mất kiểm soát quá trình sản xuất và sự tổ chức các lựa chọn. Hai bên đã không thể đạt một thỏa thuận, và vụ tranh chấp được đưa ra trọng tài. Trong 1961 trọng tài đã phán quyết có lợi cho công đoàn, kết luận, “Đây không phải là một trường hợp nơi một quyết định quản lý đã loại bỏ một chức năng hay khác đi đã thay đổi các phương pháp, các quá trình, hay các phương tiện của sự chế tạo.”

Các hệ lụy của phán quyết có ảnh hưởng sâu rộng. GM được yêu cầu cung cấp sự huấn luyện thêm và trả tiền lương cao hơn cho những người vận hành máy móc điều khiển số. Bài học chung là nhân viên vận hành “phải có được các kỹ năng thêm để xử lý các hệ thống điều khiển số,” và “cố gắng cần thiết tăng lên của các công nhân trên các máy được tự động hóa cho quyền họ được mức lương cao hơn.” Thực ra, vấn đề trung tâm của công đoàn là huấn luyện người lao động. Họ nhất quyết về sự cung cấp huấn luyện để bảo đảm các công nhân có thể được đưa lên mức kỹ năng cần thiết để vận hành máy móc mới và được lợi từ nó.

Vai trò của các công đoàn trong việc công nghệ tự động hóa được áp dụng thế nào và các công nhân làm ăn ra sao trong quá trình cũng có thể được thấy từ một công nghệ hình tượng khác của thời đại: các container. Sự đưa các container lớn bằng kim loại vào vận chuyển đường dài trong các năm 1950 đã cách mạng hóa ngành vận tải bằng việc làm giảm rất nhiều chi phí vận chuyển hàng hóa ngang toàn cầu. Nó đã đơn giản hóa và loại bỏ nhiều công việc chân tay mà các thợ bốc vác đã từng thực hiện, như các pallet đóng gói, dỡ gói, và đóng gói lại. Nó cũng cho phép đưa các thiết bị nâng hạ và giao thông hạng nặng khác vào. Trong nhiều trường hợp, như ở cảng New York, các container đã làm giảm đáng kể số việc làm bốc vác.

Trên Bờ Tây, tuy vậy, tình hình đã diễn ra hoàn toàn khác. Vào thời gian container đến, đã có rắc rối rồi trong các cảng Thái Bình dương. Một cuộc điều tra quốc hội trong 1955 đã tiết lộ những sự phi hiệu quả tràn lan do các tập quán làm việc gây ra, thường dưới sự che chở của Nghiệp đoàn Bờ biển và Kho hàng Quốc tế (ILWU). Harry Bridges, một nhà tổ chức lao động kỳ cựu và độc lập đứng đầu chi nhánh ILWU địa phương, đã hiểu rằng cải cách các quy tắc làm việc đã là cần thiết cho công đoàn và các việc làm bốc vác để sống sót, lập luận rằng, “Những người nghĩ chúng ta có thể tiếp tục kiềm chế sự cơ giới hóa vẫn ở trong những năm ba mươi, đang đánh trận chiến chúng ta đã thắng từ lâu.” Việc này đã dẫn đến chính sách ILWU cổ vũ sự đưa công nghệ mới vào nhưng theo cách có lợi cho các công nhân, nhất là các thành viên của nó. Trong 1956 ủy ban thương lượng của công đoàn khuyến nghị: “Chúng tôi tin rằng là có thể cổ vũ cơ giới hóa trong công nghiệp và đồng thời thiết lập và tái khẳng định thẩm quyền công việc của chúng ta, cùng với quy mô nhân sự tối thiểu thực tiễn, sao cho ILWU sẽ có tất cả công việc từ các đường ray đường sắt bên ngoài cầu tàu vào trong các khoang của các tàu thủy.”

Về bản chất, đấy là một cách tiếp cận giống cách của UAW trong các cuộc thương lượng của nó với GM: cho phép tự động hóa nhưng bảo đảm chắc chắn rằng cũng có các việc làm mới cho các công nhân. Cái làm cho cách tiếp cận này có kết quả đã là uy tín của Bridges với các thành viên công đoàn và những cố gắng của ông để truyền đạt với ban quản lý về các sự lựa chọn công nghệ. Mặc dù thoạt tiên không phải tất cả các thành viên công đoàn đã cởi mở với công nghệ mới, Bridges và ban lãnh đạo công đoàn địa phương cuối cùng đã thuyết phục họ. Theo lời của một nhà báo lao động đưa tin các sự kiện trong cuối các năm 1950, “Mọi thợ khuân vác đã bắt đầu nói về cái gì có thể được làm dưới cơ giới hóa và vẫn duy trì các việc làm và thu nhập, các lợi ích, hưu bổng, và vân vân.”

Các container đã tự động hóa công việc, nhưng chúng cũng làm tăng năng suất và mở rộng lượng hàng hóa đi qua các cảng Thái Bình dương. Các tàu thủy đã có thể được chất nhanh hơn và với lượng hàng hóa lớn hơn nhiều. Khi lưu lượng tăng, cầu cho thợ khuân vác cũng tăng, và công đoàn đã bắt đầu yêu cầu sự áp dụng nhanh hơn các cần cẩu và các máy khác. Như Bridges bảo ban quản lý trong 1963, “Những ngày đổ mồ hôi trên những việc làm này nên chấm dứt và đó là mục tiêu của chúng tôi.”

Ô tô và vận chuyển bằng tàu thủy đã không phải là đặc biệt. Đã có sự tự động hóa đều đặn khắp nền kinh tế trong các thập niên sau chiến tranh, nhưng trong nhiều trường hợp, các cơ hội mới cho lao động được tạo ra đồng thời. Nghiên cứu gần đây ước lượng rằng, tự nó, sự tự động hóa như vậy lẽ ra đã làm giảm phần lao động của thu nhập quốc gia 0,5 điểm phần trăm mỗi năm trong các năm 1950, 1960, và các năm 1970. Đáng chú ý, tuy vậy, các tác động thay thế của các công nghệ tự động hóa hầu như đã được cân bằng đối lại một cách hoàn hảo bởi các tiến bộ công nghệ khác tạo ra các công việc và các cơ hội mới cho các công nhân. Như một kết quả, ngang mỗi trong số các khu vực lớn nhất của nền kinh tế—chế tạo, dịch vụ, xây dựng, và giao thông—phần của lao động đã vẫn vững chắc. Hình mẫu cân bằng này đã bảo đảm rằng sự tăng năng suất đã biến thành sự tăng trưởng lương trung bình, cũng như thành sự tăng trưởng về thu nhập của các công nhân từ các nhóm kỹ năng khác nhau.

Các công việc mới trong thời đại này đã đóng một vai trò quan trọng cả trong việc thúc đẩy sự tăng năng suất và trong việc dàn trải lợi nhuận ngang phân bố kỹ năng. Trong các ngành với các công việc mới chúng ta thấy sự tăng năng suất cao hơn cũng như cầu cao hơn cho các công nhân có kỹ năng thấp hơn, mà như thế cũng được lợi từ tiến bộ công nghệ.

Các sự lựa chọn Mỹ về công nghệ và sự chia sẻ rent (lợi nhuận đặc biệt) trong các thập niên này đã có tính xác định theo nhiều cách. Nhưng đối với những người Âu châu, bất cứ vấn đề nào ở Bắc Mỹ đều là tầm thường so với các cuộc đấu tranh sống còn hơn của họ.

Xóa bỏ Thiếu thốn

Cư dân của nước Đức đã chịu đựng nặng nề từ chiến tranh. Nhiều thành phố, kể cả Hamburg, Cologne, Düsseldorf, Dresden, và thậm chí Berlin, đã bị Đồng Minh ném bom san bằng. Hơn 10% cư dân Đức đã chết, và có lẽ hai mươi triệu người Đức đã vô gia cư. Vài triệu người nói tiếng Đức bị buộc phải di chuyển sang phía tây.

Pháp, Bỉ, Hà Lan, và Đan Mạch, mà đã bị bọn Nazi chiếm đóng và đối xử man rợ, cũng nằm trong đống đổ nát. Phần lớn mạng lưới đường sá ở các nước này đã bị phá hủy. Như ở nước Đức, hầu hết nguồn lực đã được hướng tới vũ khí, và sự thiết hụt đã tràn lan.

Anh, cho dù tránh được sự tàn phá của sự chiếm đóng, đã cũng chịu hậu quả chiến tranh. Anh đã tụt hậu về mặt áp dụng các đồ dùng hiện đại. Ít hộ gia đình đã có tủ lạnh và lò nướng, là tiêu chuẩn rồi ở Bắc Mỹ, và chỉ một nửa nhà ở đã có ống nước trong nhà với nước nóng.

Từ đống tro tàn chiến tranh cái gì đó khá ngạc nhiên đã đến. Ba thập niên tiếp đã chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế có nhịp độ chóng mặt trong phần lớn châu Âu, từ Scandinavia đến Đức, Pháp, và nước Anh. GDP trên đầu người về mặt thực tế đã tăng với một tỷ lệ trung bình khoảng 5,5% ở nước Đức giữa 1950 và 1973. Cùng con số đã hơn 5% cho Pháp, 3,7% cho Thụy Điển, và 2,9% cho Vương quốc Anh. Trong tất cả các trường hợp này, sự tăng trưởng đã được chia sẻ một cách rộng rãi đáng chú ý. Phần của top 1% hộ gia đình trong thu nhập quốc gia, mà trong cuối các năm 1910 đã lơ lửng trên 20% ở Đức, Pháp, và Vương quốc Anh, đã rớt xuống ít hơn 10% trong các năm 1970 ở cả ba nước.

Các nền tảng của thịnh vượng chung này đã không khác với cái xảy ra ở Hoa Kỳ. Chân thứ nhất được cung cấp bởi các công nghệ thân thiện với lao động, tạo ra các công việc mới đồng thời khi chúng tự động hóa công việc. Ở đây, châu Âu đã theo Hoa Kỳ, mà thậm chí đã đi trước xa lục địa về mặt công nghệ công nghiệp. Các tiến bộ được thực hiện ở Mỹ lan sang châu Âu, và công nghệ công nghiệp và các phương pháp sản xuất hàng loạt được áp dụng nhanh chóng. Đã có mọi loại khuyến khích cho các công ty Âu châu để ủng hộ các công nghệ này, và chương trình Tái thiết sau chiến tranh dưới sự che chở của Kế hoạch Marshall đã cung cấp một khung khổ quan trọng cho chuyển giao công nghệ. Cũng thế là sự ủng hộ hào phóng của nhiều chính phủ Âu châu cho nghiên cứu và triển khai (R&D).

Theo cách này, một hướng công nghệ tìm cách sử dụng tốt nhất các công nhân cả có và không có kỹ năng lan từ Hoa Kỳ sang châu Âu. Nhiều nước hơn như thế đã bắt đầu đầu tư cả trong các ngành chế tạo và dịch vụ cho các thị trường đại chúng tăng lên của chúng.

Tại hầu hết châu Âu, như ở Hoa Kỳ, con đường phát triển kinh tế này được ủng hộ bởi các khoản đầu tư giáo dục gia tăng và các chương trình huấn luyện-người lao động, bảo đảm rằng có các công nhân với các kỹ năng để lấp đầy các vị trí mới. Khi các công nhân có thu nhập cao trở thành tầng lớp trung lưu, họ làm tăng cầu cho các sản phẩm và dịch vụ mới mà các ngành công nghiệp của họ bắt đầu sản xuất hàng loạt.

Tuy vậy, đã không có sự đồng đều nào về các sự lựa chọn công nghệ ngang các nước. Mỗi nước đã tổ chức nền kinh tế của nó theo những cách độc nhất, và các sự lựa chọn này một cách tự nhiên đã ảnh hưởng đến tri thức công nghiệp mới được dùng và được phát triển thêm thế nào. Trong khi ở các nước Bắc Âu các khoản đầu tư công nghệ được tiến hành trong bối cảnh mô hình nghiệp đoàn chủ nghĩa, công nghiệp Đức đã phát triển một hệ thống huấn luyện học nghề đặc biệt, mà đã cấu trúc cả các mối quan hệ lao động-quản lý và các sự lựa chọn công nghệ (như chúng ta sẽ thảo luận chi tiết hơn trong Chương 8).

Quan trọng ngang thế là chân thứ hai của sự thịnh vượng chung: sức mạnh của phong trào lao động và nền tảng thể chế tổng thể nổi lên ở châu Âu sau chiến tranh.

Hoa Kỳ bắt đầu tăng cường phong trào lao động và việc xây dựng một nhà nước điều tiết với sự rụt rè nào đó trong các năm 1930. Cùng hình mẫu về các bước nhỏ, xen kẽ với một số đảo ngược, cũng đặc trưng sự tiến hóa của các định chế Hoa Kỳ trong thời hậu chiến. Các trụ cột khác của mạng lưới và các quy định an sinh xã hội hiện đại được đưa vào chậm, lên đỉnh điểm trong chương trình Xã hội Vĩ đại của Tổng thống Lyndon Johnson trong các năm 1960.

Bị lung lay bởi hai cuộc Chiến tranh Thế giới, nhiều quốc gia Âu châu đã có một sự khao khát lớn hơn cho sự xây dựng các định chế mới, và có lẽ chúng thậm chí sẵn sàng hơn để học từ tấm gương Bắc Âu.

Tại Anh một ủy ban chính phủ do William Beveridge lãnh đạo đã công bố một báo cáo cột mốc năm 1942. Nó tuyên bố rằng “một thời khắc cách mạng trong lịch sử thế giới là một thời cơ cho các cách mạng, không phải cho sự chắp vá.” Báo cáo đã nhận diện năm vấn đề khổng lồ cho xã hội Anh như sự thiếu thốn, bệnh tật, sự thiếu hiểu biết, sự bẩn thỉu, và sự lười nhác, và bắt đầu bằng việc tuyên bố, “Sự xóa bỏ thiếu thốn đòi hỏi, thứ nhất, sự cải thiện bảo hiểm Nhà nước, tức là dự phòng chống sự gián đoạn và sự mất sức mua.” Báo cáo đưa ra một bản kế hoạch cho một chương trình bảo hiểm do nhà nước vận hành bảo vệ nhân dân “từ nôi đến nấm mồ,” với sự đánh thuế tái phân phối, an sinh xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, đền bù người lao động, bảo hiểm tàn tật, trợ cấp trẻ em, và chăm sóc sức khỏe được quốc hữu hóa.

Các khuyến nghị này đã là một sự náo động ngay lập tức. Công chúng Anh đã ủng hộ chúng ở giữa chiến tranh. Khi tin về báo cáo đến với các binh lính, họ được cho là đã mừng vui và được tiếp sinh lực. Ngay lập tức sau chiến tranh, Đảng Lao động, vận động trên một lời hứa để thực hiện đầy đủ báo cáo, đã dễ dàng giành được quyền lực.

Các dàn xếp bảo hiểm nhà nước tương tự đã được chấp nhận trong hầu hết các nước Âu châu. Nhật Bản đã thực hiện phiên bản riêng của nó.

Xã hội Tiến bộ và các Giới hạn của Nó

Trong chiều dài lịch sử, các thập niên tiếp theo sự kết thúc của Chiến tranh Thế giới II là độc nhất vô nhị. Đã chưa bao giờ có, trong chừng mực bất kể ai biết, một thời kỳ khác của sự thịnh vượng nhanh và được chia sẻ như vậy.

Những người Hy Lạp và Roman cổ xưa đã trải nghiệm hàng trăm năm tăng trưởng trước thời hiện đại, nhưng sự tăng trưởng này đã chậm hơn nhiều, trong dải khoảng 0,1‒0,2% một năm. Nó đã cũng dựa vào sự bóc lột man rợ các nhóm bị loại trừ, quan trọng nhất một đội quân nô lệ và số đông các không-công dân làm việc như những người lao động cưỡng bức ở cả Hy Lạp và Rome. Các giai cấp patrician hay quý tộc đã là người hưởng lợi chính của sự tăng trưởng này, mặc dù một khung rộng hơn của các công dân cũng đã trải nghiệm sự thịnh vượng nào đó.

Sự tăng trưởng trong thời Trung Cổ đã chậm và không đều, như chúng ta đã thấy trong Chương 4. Tỷ lệ tăng trưởng tăng lên sau sự bắt đầu của cách mạng công nghiệp Anh, bắt đầu khoảng 1750, nhưng tỷ lệ này đã thấp hơn các tỷ lệ tăng trưởng được trải nghiệm trong các năm 1950 và 1960, trung bình hơn 2,5% trên năm trong phần lớn thế giới phương Tây.

Các khía cạnh khác của sự tăng trưởng sau chiến tranh đã đều khác biệt. Giáo dục cấp hai và sau cấp hai đã từng là đặc ân của những người rất giàu và tầng lớp thượng lưu. Điều này đã thay đổi sau chiến tranh, và vào các năm 1970, giáo dục cấp hai, và thậm chí giáo dục cao hơn, đã trở nên dân chủ hơn nhiều trong hầu hết phương Tây.

Sức khỏe cư dân cũng được cải thiện rất nhiều. Các điều kiện đã không tồi ở Vương quốc Anh và nơi khác như chúng đã là trong đầu thế kỷ thứ mười chín. Tuy nhiên, các bệnh truyền nhiễm đã phổ biến trong nửa đầu của thế kỉ thứ hai mươi, và gánh nặng của chúng đã rơi nặng nề hơn lên những người nghèo. Điều này đã thay đổi trong các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II. Tuổi thọ kỳ vọng khi sinh ở nước Anh đã tăng từ 50 năm trong 1900 lên 72 trong 1970. Ở Hoa Kỳ, sự tăng đã tương tự, từ 47 trong 1900 lên 71 trong 1970, và ở Pháp, từ 47 lên 72. Trong tất cả các trường hợp, sự cải thiện về chăm sóc sức khỏe và các điều kiện sức khỏe cho giai cấp lao động, nhờ các khoản đầu tư vào sức khỏe công cộng và các bệnh viện và các phòng khám, đã thúc đẩy sự thay đổi.

Chúng ta không nên bị say mê với sự đánh giá lạc quan này. Ngay cả khi một tình tiết chưa từng có của sự thịnh vượng chung đã diễn ra trong thế giới phương Tây, ba nhóm đã bị loại trừ khỏi cả quyền lực chính trị và một số lợi ích kinh tế: các phụ nữ; các thiểu số, nhất là những người Mỹ da Đen ở Hoa Kỳ; và những người nhập cư.

Nhiều phụ nữ đã vẫn bị khóa trong các mối quan hệ quyền lực gia trưởng bên trong các gia đình và các cộng đồng của họ. Điều này đã bắt đầu thay đổi sau sự giải phóng trước đó trong thế kỷ và rồi được tăng tốc với việc các phụ nữ bước vào lực lượng lao động trong và sau chiến tranh Thế giới II và với những sự thay đổi rộng hơn về thái độ xã hội. Như một kết quả, trong các thập niên sau chiến tranh các điều kiện kinh tế của phụ nữ được cải thiện, và chênh lệch lương theo giới tính đã hẹp lại. Tuy nhiên, sự kỳ thị trong gia đình, trường học, và nơi làm việc đã tiếp tục. Sự bình đẳng giới lớn hơn trong các vị trí quản lý và về mặt tiền lương, cũng như sự giải phóng xã hội lớn hơn, đã đến chậm.

Các thiểu số đã làm ăn tồi hơn. Mặc dù các điều kiện kinh tế của những người Mỹ da Đen đã bắt đầu được cải thiện và chênh lệch lương giữa họ và những người Mỹ da Trắng đã hẹp lại trong các năm 1950 và 1960, Hoa Kỳ vẫn là một xã hội kỳ thị chủng tộc, nhất là ở miền Nam. Các công nhân da Đen thường bị loại trừ khỏi các việc làm tốt, đôi khi bởi các công đoàn. Hành hình kiểu lynching đã tiếp tục mãi đến các năm 1960, và nhiều chính trị gia từ cả hai đảng đã chạy đua trên các cương lĩnh kỳ thị chủng tộc một cách công khai hay lén lút suốt phần lớn thời kỳ này.

Một số người nhập cư cũng bị loại trừ khỏi truyền thống lõi. Các công nhân khách từ Thổ Nhĩ Kỳ và nam Âu, được đưa vào Đức vì sự thiếu lao động của nước này sau chiến tranh, đã vẫn là các công dân hạng hai suốt thời đại này. Hoa Kỳ quay sang những người Mexic nhập cư để làm việc trên các cánh đồng nông nghiệp của nó, và họ thường làm việc nặng nhọc dưới các điều kiện khắc nghiệt vì đồng lương rất thấp và không có phúc lợi. Những người nhập cư không còn được hoan nghênh khi các điều kiện kinh tế hay chính trị đổi chiều. Ví dụ, chương trình bracero [thỏa thuận giữa chính phủ Mỹ và Mexic cho phép công dân Mexic làm việc nông nghiệp tạm thời ở Mỹ], mà vào đỉnh điểm của nó trong cuối các năm 1950 đã đưa hơn 400.000 người Mexic mỗi năm để làm việc trên các trang trại Mỹ, đã bị ngừng trong 1964, khi Quốc hội trở nên lo về những người nhập cư lấy mất các việc làm Mỹ.

Các nhóm bị loại trừ lớn nhất khỏi sự thịnh vượng chung của các thập niên này đã không ở bên trong mà bên ngoài châu Âu và Bắc Mỹ.

Ít nước không-Tây phương, như Nhật Bản và Hàn Quốc, đã tăng trưởng nhanh và đạt mức thịnh vượng chung nào đó. Đáng chú ý, điều này đã dựa vào việc áp dụng và đôi khi cải thiện các hệ thống sản xuất công nghiệp quy mô-lớn được phát triển ở Hoa Kỳ. Nó cũng được hỗ trợ bởi những dàn xếp trong nước cổ vũ một sự chia đều các thành quả tăng trưởng. Tại Nhật Bản, các mối quan hệ công ăn việc làm dài hạn và các chính sách lương cao đi cùng đã là quan trọng cho sự chia sẻ của cải thu nhập từ sự tăng trưởng. Tại Hàn Quốc, sự thịnh vượng chung có được phần nhiều từ mối đe dọa từ Bắc Triều tiên và sức mạnh của phong trào lao động, nhất là sau khi đất nước đã dân chủ hóa trong 1988.

Nhưng kinh nghiệm Đông Á đã là ngoại lệ, không phải quy luật. Cư dân của các thuộc địa Âu châu đã có ít tiếng nói và ít cơ hội thịnh vượng chung. Độc lập, mà đã đến cho hầu hết thuộc địa giữa 1945 và 1973, không có nghĩa là sự chấm dứt khổ cực, bạo lực, và sự đàn áp. Nhiều cựu thuộc địa Âu châu mau chóng phát hiện ra rằng các định chế thuộc địa rơi vào tay của các nhà cai trị độc đoán dùng hệ thống họ thừa kế để làm giàu cho bản thân họ và các cánh hẩu của họ, và ép tất cả những người khác. Châu Âu đã bàng quan với việc này, đôi khi cung cấp sự hỗ trợ cho bọn đạo tặc nhằm để tiếp cận đến các nguồn tài nguyên. Cơ quan Tình báo (CIA) Mỹ đã bước vào để giúp các cuộc đảo chính chống lại các chính trị gia được bàu một cách dân chủ—ví dụ, ở Iran, Congo, và Guatemala—và đã luôn sẵn sàng ủng hộ các nhà cai trị thân-Mỹ, dù họ thối nát hay thậm chí giết người. Hầu hết thế giới không-Tây phương đã vẫn tụt hậu xa về mặt phát triển kinh tế.

Trong khi đó, hạn chế khác, cũng định mệnh đối với sự tiến bộ, đang ấp ủ ở trong nước. Mô hình kinh tế làm cơ sở cho sự thịnh vượng chung ngày càng bị thách thức ở Hoa Kỳ, và sự cân bằng quyền lực dần dần rời xa khỏi lao động và quy định chính phủ sau khi hướng công nghệ di chuyển tới sự tự động hóa lớn hơn. Sự thịnh vượng chung đã bắt đầu bị sổ ra mau chóng sau đó, như chúng ta sẽ thấy trong Chương 8.

 

Comments are closed.