Nghĩ về thơ (5)

Dương Thắng

1. Thơ có cần dùng đến chữ không? Quan hệ giữa một bài thơ và những con chữ là gì? Tại sao lại có người đề xuất ra trường phái thơ “ngoài lời”, thậm chí là thơ “không lời”? Bây giờ người ta không làm thơ có niêm luật, không chạy theo vần điệu nữa, họ làm thơ “tự do”, vậy chữ “tự do” này phải hiểu theo nghĩa nào, thật sự nó có là “tự do” không? Nếu không có vần điệu, liệu có một thứ gì thay thế nó không? Liệu có thứ gọi là “vần điệu mở rộng” không?

2. Thơ “vụt hiện” là gì? Phải chăng nó ít “lôgic” hơn các thứ thơ khác hay ngược lại, nó là “thật” hơn, nhiều “tính thơ” hơn các thứ thơ khác? Nó là một sự xuất hiện ngẫu nhiên hay không hề ngẫu nhiên? Nó là một bài thơ đã tồn tại trong tâm trí tác giả (ở một dạng thức nào đó, không hẳn là ngôn ngữ) và tác giả bất chợt tìm thấy nó hay là một bài thơ được tạo ra với một tốc độ ánh sáng, câu ra trước mời gọi câu ra sau?

3. Cái gì là lợi thế của thơ viết bằng tiếng Việt và cái gì là khiếm khuyết “chết người” của thơ viết trong ngôn ngữ Việt?

Comments are closed.