Nước mắt đàn ông

Ngô Thị Kim Cúc

Người đàn ông đó đã ở tuổi 90, tóc đã bạc phơ, sức khỏe cũng đang có vấn đề.

Ông đã nhiều lần trào nước mắt, nghẹn ngào ngừng lại khi nói lời từ biệt với người vợ yêu quý trong buổi tiễn đưa cuối cùng, trước khi bà về với đất, bên dòng họ nhà chồng, trong Nghĩa trang Nhân dân thành phố Hội An, nơi ông cũng đã được dành sẵn một chỗ cho ngày nào đó…

Ông chính là nhà văn Nguyên Ngọc, người đã không né tránh bất cứ thứ sức mạnh thấy được và không thấy được nào, trong thời chiến cũng như sau khi chiến tranh đã chấm dứt nhiều thập niên…

Họ biết nhau từ khi bà là cô bé xinh xắn được dự tuyển vào văn công, cho tới khi gặp lại trên chiến trường lúc bà đã tốt nghiệp đại học, cái chiến trường quá khốc liệt không cho phép họ nói lời hẹn ước vì không thể biết trước chuyện sống chết ngày mai. Và rồi chiến tranh chia cắt họ lâu dài, bằng nhà tù, bom đạn, bằng những thông tin đã hy sinh/đã bị thủ tiêu, những thứ không thể có điều kiện để kiểm chứng.

Để rồi đầu năm 1975, họ thật sự bắt đầu một giai đoạn khác của cuộc đời khi vui mừng gặp lại nhau, cưới nhau trước chiến dịch 1975, và cuối năm đã có đứa con gái đầu lòng, đứa con mà cả cha lẫn mẹ dù vui mừng nhưng luôn căng thẳng suốt chín tháng mười ngày, không biết nó có được như người bình thường sau những trận mưa chất độc da cam mà cha mẹ đã bị tưới đẫm không biết bao lần…

Gần nửa thế kỷ bên nhau, nhưng ông đã không thể dành hết thời gian cho người đàn bà mình yêu, bởi quá nhiều việc cần tới ông, cái người không bao giờ từ chối những gánh nặng chẳng mấy ai dám nhận:

“Riêng đối với tôi, cuộc vật lộn trong hòa bình khó nhọc hơn trong chiến tranh nhiều, cả ác hiểm nữa, dẫu trong chiến tranh tôi là kẻ lăn lộn không ít. Chắc bởi công cuộc làm mới văn học, làm mới xã hội và đất nước tất phải rất phức tạp, gian nan, cả nhiều hiểm nguy hơn. May thay luôn có Tâm ở cạnh, không chỉ là hậu phương như người ta thường nói. Còn là người bảo vệ, đủ sức nâng tôi dậy những khi tôi bị dập vùi hay vụng về tự vấp ngã…”.

Người đàn bà lặng lẽ, “an phận” đó thực chất lại là động lực, là người tiếp năng lượng cho chồng, cho ông một chỗ dựa vững bền, đầy tin cậy…

“Hôm nay anh mất Tâm, con Phương mất mẹ, chỉ mong nỗi đau không cùng này cùng ký ức về em về mẹ sẽ giúp hai bố con nương vào nhau mà tiếp tục sống tốt, như vẫn mãi mãi còn em trong gia đình hạnh phúc của chúng ta…

“Tâm ạ, chỉ còn ba năm nữa là chúng mình sống được cùng nhau trọn nửa thế kỷ. Sao em, người phụ nữ quý nhất anh tìm được trên đời, em không nán sống cùng anh ba năm nữa, em?…”.

Thật khó hình dung nhà văn Nguyên Ngọc cứ liên tục trào nước mắt không nói nên lời, một Nguyên Ngọc mà lâu nay luôn được coi là biểu tượng của kiên cường bất khuất.

Khi con gái anh – Nguyễn Thị Hoài Phương – nói những lời từ biệt với mẹ, hai cha con lại khóc, những giọt nước mắt đã nén lại bao tháng năm sau các biến cố, như sự kết tinh đau đớn tạo ra trầm làm tan chảy trái tim những người nghe được họ.

Chúng tôi, những đồng nghiệp/đàn em của nhà văn Nguyên Ngọc chỉ biết cầu cho sức khỏe ông được cải thiện, để ông tiếp tục làm việc, quá nhiều việc mà ông luôn muốn hoàn thành sớm nhứt, tốt nhứt, để dâng tặng cho một công chúng biết yêu quý văn hóa/văn chương Việt, những thứ ông đã dành trọn cuộc đời gần thế kỷ của mình đế cống hiến không mệt mỏi, bất chấp những vấn đề về tuổi tác và sức khỏe…

Chị Tâm ơi, chắc chị vẫn chưa đi quá xa ngôi nhà mà chị chỉ mới được an hưởng có vài năm trên quê chồng, sau gần cả cuộc đời chịu đựng một cuộc sống thiếu thốn mọi bề, so với bao kẻ mà tiền bạc đã làm lệch hẳn chọn lựa và thái độ sống của họ, những người hoàn toàn xa lạ với lý tưởng mà chị và người chị yêu, đã dành hơn 100 phần trăm cuộc đời mình để thực hiện.

Mong Chị ra đi an lành/thanh thản, như cách đơn giản mà chị đã đi qua cuộc đời kém vui này…

Có thể là hình ảnh về 1 người

Một nhan sắc trong veo: chị Tâm tuổi 18

Có thể là hình ảnh về 1 người, đang đứng và trong nhà

Nhà văn Nguyên Ngọc nhiều lần rơi nước mắt khi đọc điếu văn trong đám tang vợ – chị Hồ Thanh Tâm

Có thể là hình ảnh về 2 người và trong nhà

Con gái anh chị – Nguyễn Thị Hoài Thương – cầm micro và bên cạnh là hai nữ y tá luôn túc trực sát anh Nguyên Ngọc

Có thể là hình ảnh về 3 người, trong nhà và văn bản cho biết 'UNG TH ƠNG'

Con gái anh chị – Nguyễn Thị Hoài Phương – đang nói lời từ biệt mẹ

Có thể là hình ảnh về 2 người, hoa và trong nhà

Nữ y tá phải chăm sóc khi anh Nguyện Ngọc có biểu hiện rất mệt khi đang đọc điếu văn

Có thể là hình ảnh về 8 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Nhà văn Nguyên Ngọc giữa những người thân trong gia đình

Có thể là hình ảnh về 4 người, mọi người đang đứng và trong nhà

Hai cha con Nguyên Ngọc – Hoài Phương cạnh bàn thờ chị Tâm

 Có thể là hình ảnh về 6 người và mọi người đang đứng

Đội âm công đang thực hiện các nghi thức theo đúng nếp sinh hoạt của người Quảng Nam

Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Di quan khi trời bắt đầu mưa…
Nguyễn Thị Hoài Phương – con gái anh chị là – người bưng di ảnh Mẹ

Có thể là hình ảnh về 11 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Đội âm công đang di quan

Có thể là hình ảnh về 5 người, mọi người đang đứng và ngoài trời

Anh Nguyên Ngọc được đưa ra xe để đến nghĩa trang

Có thể là hình ảnh về 2 người và ngoài trời

Trời mưa khá nặng hạt khi bắt đầu di quan
Anh Nguyên Ngọc đang được đưa vào xe

Có thể là hình ảnh về 2 người

Luôn có y tá túc trực sát bên anh Nguyên Ngọc

Có thể là hình ảnh về 7 người, mọi người đang đứng, mọi người đang ngồi và ngoài trời

Anh Nguyên Ngọc bên huyệt mộ chị Tâm. Anh cầm bó hoa hồng để tặng người vợ yêu quý lần cuối, có lẽ là bó hoa rất hiếm hoi mà người anh yêu nhận được…

Có thể là hình ảnh về 1 người, hoa hồng, hoa cát tường và văn bản cho biết 'BBT VĂN VIỆT THÀNH KÍNH PHÂN UU'

Vòng hoa Ban biên tập Văn Việt tiễn đưa chị Tâm

Comments are closed.