Ru (1)

Kim Thúy

Nguyễn Quang dịch, 2022

image

Trong tiếng Pháp, ru có nghĩa là dòng suối nhỏ và, theo nghĩa bóng, là dòng, dòng chảy – dòng nước mắt, dòng máu, dòng tiền (Le Robert historique).

Trong tiếng Việt, ru có nghĩa là lời ru, ru ngủ.

Tặng người dân đất nước.

Tôi cất tiếng khóc chào đời nhằm biến cố Tết Mậu Thân, vào những ngày đầu năm con khỉ, khi những tràng pháo dài treo trước cửa nhà đua nổ râm ran hòa cùng tiếng súng liên thanh.

Lần đầu tiên tôi nhìn thấy ánh sáng ban ngày là ở Sài Gòn, nơi pháo nổ tan thành ngàn mảnh rải hồng mặt đất như những cánh hoa đào hay như máu của hai triệu người lính được triển khai đều khắp các làng mạc, thành thị của một nước Việt Nam vốn đã bị chia cắt làm đôi trước đó.

Tôi được sinh ra trong bóng đen của những mảnh trời rực rỡ với pháo hoa, và những vòng hoa ánh sáng, rồi bị bắn phá bởi rốc – két và tên lửa. Mục đích tôi sinh ra là để thay thế những sinh mạng đã mất. Nhiệm vụ của đời tôi là kéo dài cuộc sống của má tôi.

Tôi tên Nguyễn An Tịnh, má tôi tên Nguyễn An Tĩnh. Tên của tôi chỉ đơn giản là một biến thể của tên má bởi vì chỉ có một dấu nặng dưới chữ i để khu biệt, phân biệt, tách biệt tôi với má. Tôi là phần mở rộng của má, ngay cả trong ý nghĩa của tên tôi. Trong tiếng Việt, tên má có nghĩa là “nơi chốn yên bình” còn tên tôi là “cõi lòng yên bình”. Với hai cái tên gần như có thể hoán đổi cho nhau đó, má tôi minh định rằng tôi là phần tiếp nối của má và sẽ tiếp tục câu chuyện của bà.

Lịch sử Việt Nam, được ghi bằng chữ LS viết hoa, đã phá hỏng kế hoạch của má tôi. Lịch sử đã hất bỏ những dấu thanh trên tên của chúng tôi xuống nước khi nó đưa chúng tôi qua Vịnh Xiêm La ba mươi năm trước. Nó cũng tước đi ý nghĩa của tên chúng tôi, ngay lập tức biến chúng thành những âm thanh xa lạ, xa lạ đối với tiếng Pháp. Đặc biệt, khi tôi lên mười, vai trò của tôi như là phần kế tục của má đã kết thúc.

***

Vì cuộc sống lưu vong của chúng tôi, các con tôi chưa bao giờ là phần mở rộng của tôi, của câu chuyện đời tôi. Tên chúng là Pascal và Henri, và chúng trông không giống tôi. Chúng có mái tóc sáng màu hơn tôi, da trắng, lông mi dày. Tôi không được trải nghiệm cảm giác làm mẹ tự nhiên mà tôi mong đợi khi chúng áp vào ngực tôi lúc ba giờ sáng, lúc nửa đêm. Bản năng làm mẹ đến với tôi muộn hơn nhiều, sau khi đã trải qua những đêm mất ngủ, những chiếc tã bẩn, những nụ cười bất ngờ, những niềm vui bất chợt.

Chỉ lúc đó tôi mới hiểu được tình thương của người mẹ ngồi đối diện tôi trước mũi thuyền, tay giữ cái đầu đầy ghẻ chốc hôi hám của đứa con bé bỏng. Hình ảnh đó hiện ra trước mắt tôi nhiều ngày và có lẽ nhiều đêm. Cái bóng đèn nhỏ lủng lẳng trên sợi dây dẫn gắn vào một cái đinh hoen gỉ phát ra thứ ánh sáng lờ mờ, không thay đổi. Ở sâu dưới thuyền không thể phân biệt được ngày hay đêm. Thứ ánh sáng bất biến đó bảo bọc chúng tôi khỏi cái bao la của biển cả và bầu trời vây quanh. Những người ngồi trên boong nói với chúng tôi rằng không thấy được ranh giới giữa màu xanh của trời và màu xanh của biển. Không ai biết liệu chúng tôi đang hướng tới thiên đường hay đang lao xuống vực sâu đại dương. Thiên đàng và địa ngục quấn lấy nhau trong lòng con thuyền. Thiên đàng hứa hẹn một bước ngoặt trong cuộc đời chúng tôi, một tương lai mới, một trang sử mới. Thế nhưng, địa ngục phô bày những nỗi sợ hãi của chúng tôi: sợ cướp biển, sợ chết đói, sợ bị nhiễm độc bởi bánh quy ướt đẫm dầu máy, sợ hết nước, sợ không thể đứng dậy được, sợ phải đi tiểu trong cái xô màu đỏ, chuyền từ tay người này sang người khác, sợ cái ghẻ trên đầu đứa bé lây lan, sợ không bao giờ được đặt chân lên mặt đất được nữa, sợ không bao giờ được nhìn thấy mặt ba má đang ngồi trong bóng tối với hai trăm con người vây quanh.

***

Trước khi thuyền chúng tôi nhổ neo giữa đêm trên bờ biển Rạch Giá, hầu hết mọi người chỉ có một nỗi sợ: sợ Cộng Sản, lý do khiến chúng tôi bỏ trốn. Nhưng ngay khi con thuyền bị bao quanh, vây bọc bởi đường chân trời xanh một màu duy nhất, nỗi sợ hãi đã biến thành con quái vật có trăm bộ mặt, cưa đứt chân chúng tôi và khiến chúng tôi không cảm thấy tê cứng trong những cơ bắp bất động của mình. Chúng tôi đông cứng trong sợ hãi, vì sợ hãi. Chúng tôi không còn nhắm mắt khi nước tiểu của cậu bé ghẻ lở phun vào mình. Chúng tôi không còn bịt mũi trước chất nôn của người bên cạnh. Chúng tôi bị tê dại, bị giam cầm bởi vai của người này, chân của người kia, và sợ hãi của tất cả mọi người. Chúng tôi bị làm cho tê liệt.

Câu chuyện về bé gái bị biển nuốt chửng sau khi trượt chân lúc nó đang đi dọc theo mạn thuyền lan truyền qua lòng con thuyền đầy mùi hôi thối như một thứ thuốc mê hoặc khí cười, biến cái bóng đèn đơn độc thành ngôi sao bắc cực, và bánh quy ướt dầu máy thành bánh quy bơ. Vị dầu trong cổ họng, trên lưỡi, trong đầu đưa chúng tôi chìm vào giấc ngủ theo nhịp hát ru con của người phụ nữ bên cạnh tôi.

Ba tôi đã lên kế hoạch, nếu chẳng may gia đình chúng tôi bị Cộng sản hoặc cướp biển bắt giữ, sẽ đưa chúng tôi vào giấc ngủ vĩnh hằng, giống như Người đẹp ngủ trong rừng, bằng những viên thuốc xyanua. Một thời gian dài sau đó, tôi vẫn thắc mắc tại sao ba không nghĩ đến việc cho chúng tôi lựa chọn, tại sao ba lại tính tước đi của chúng tôi cơ hội sống sót.

Tôi không còn tự hỏi mình câu hỏi đó nữa khi tôi trở thành người mẹ, khi bác sĩ Vinh, một bác sĩ phẫu thuật được đánh giá cao ở Sài Gòn, kể cho tôi nghe bằng cách nào ông đã lần lượt đưa năm đứa con của mình, từ cậu bé mười hai tuổi đến cô bé năm tuổi, một mình, lên năm con thuyền khác nhau, vào năm thời điểm khác nhau, mang chúng ra khơi, tránh xa những cáo buộc của nhà cầm quyền Cộng sản treo trên đầu ông. Ông đoan chắc rằng mình sẽ chết trong tù vì bị buộc tội giết một số đồng chí Cộng sản bằng cách làm phẫu thuật cho họ, ngay cả khi họ chưa bao giờ đặt chân vào bệnh viện của ông. Ông hy vọng sẽ cứu được một, có thể là hai đứa con của mình bằng việc thả chúng xuống biển theo cách này. Tôi gặp bác sỹ Vinh trên bậc thềm nhà thờ, mùa đông ông hốt tuyết, mùa hè ông quét dọn để cảm ơn vị linh mục đã làm cha nuôi các con ông, đã nuôi nấng cả năm đứa tuần tự khôn lớn, cho đến khi ông ra tù.

***

Tôi đã không gào to và không khóc khi được thông báo rằng con trai Henri của tôi là một tù nhân trong thế giới của chính nó, khi người ta xác nhận rằng nó là một trong những đứa trẻ không nghe được, không nói được với chúng tôi, mặc dù chúng không điếc cũng không câm. Nó cũng là một trong những đứa trẻ mà chúng ta phải yêu thương từ xa, không được chạm vào, không được hôn, không được cười với chúng bởi vì mọi giác quan của chúng sẽ bị công kích bởi mùi da thịt, bởi cường độ giọng nói của chúng ta, bởi độ mượt của mái tóc, nhịp đập của trái tim chúng ta. Có lẽ con sẽ không bao giờ gọi tôi là má một cách âu yếm, ngay cả khi nó có thể phát âm từ “poire” (quả lê) với tất cả sự tròn trịa và gợi cảm của âm “oi” (oa). Nó sẽ không bao giờ hiểu tại sao tôi lại khóc khi thấy nó cười lần đầu tiên. Nó sẽ không biết rằng, nhờ có nó mà mọi tia sáng niềm vui đã trở thành phước lành và tôi sẽ tiếp tục tiến hành cuộc chiến chống lại căn bệnh tự kỷ, ngay cả khi tôi thừa hiểu rằng tôi sẽ bất khả chiến thắng.

Tôi đã bị đánh bại, bị lột trần, bị hạ gục.

***

Khi tôi nhìn thấy những bông tuyết đầu tiên của mình qua ô cửa sổ của máy bay ở Sân bay Mirabel, tôi cũng cảm thấy mình trần trụi, nếu không muốn nói là khỏa thân hoàn toàn. Bất chấp chiếc áo chui đầu ngắn tay màu cam mua ở trại tị nạn Mã Lai trước khi chúng tôi sang Canada, và cả chiếc áo len rộng thùng thình màu nâu do phụ nữ Việt Nam đan, tôi vẫn có cảm giác trần như nhộng. Một số người trong chúng tôi trên máy bay lao tới cửa sổ, há hốc miệng, vẻ mặt sửng sốt. Sau một thời gian dài ở những nơi không có ánh sáng, một khung cảnh trắng xóa, trinh nguyên như vậy chỉ có thể làm chúng tôi lóa mắt, quáng mắt, khiến chúng tôi say sưa.

Tôi ngạc nhiên bởi tất cả những âm thanh xa lạ chào đón chúng tôi cũng như kích thước của tác phẩm điêu khắc băng trong khi để mắt đến một chiếc bàn ngập các món ăn: bánh mỳ nướng, món khai vị, những món ngon, món nào cũng sặc sỡ hơn món trước. Tôi không nhận ra món ăn nào, nhưng tôi biết rằng đây là một nơi thú vị, một vùng đất bình dị. Tôi giống như con trai Henri của tôi: không nói được, không nghe được, mặc dù tôi không điếc cũng không câm. Lúc này, tôi không có điểm tham chiếu, không có công cụ cho phép tôi mơ ước, phóng chiếu bản thân vào tương lai, để có thể trải nghiệm hiện tại, trong hiện tại.

***

Người thầy đầu tiên của tôi ở Canada đã đi cùng chúng tôi, bảy người trẻ nhất trong nhóm người Việt Nam, qua cây cầu dẫn đến hiện tại. Cô giáo đã theo dõi sự hội nhập của chúng tôi với tất cả sự nhạy cảm của một người mẹ dành cho đứa con sinh non của mình. Chúng tôi bị thôi miên bởi động tác lắc chậm rãi và vững vàng của cái hông cân đối, cái mông tròn trịa và hào phóng của cô. Giống như một con vịt mẹ, cô đi trước chúng tôi, bảo chúng tôi theo cô đến thiên đường nơi chúng tôi sẽ lại là những đứa trẻ, chỉ đơn giản là những đứa trẻ, xung quanh là màu vẽ, tranh vẽ và các thứ linh tinh. Tôi sẽ mãi mãi biết ơn cô vì đã cho tôi khao khát đầu tiên với tư cách là một người nhập cư: có thể lắc mông như cách cô đã làm. Không một người Việt Nam nào trong nhóm chúng tôi sở hữu sự phong phú, phóng khoáng, tự tin ở những đường cong như cô. Tất cả chúng tôi đều góc cạnh, xương xẩu, cứng cỏi. Và vì vậy, khi cô ấy cúi xuống, đặt tay lên tay tôi, nói, "Tên tôi là Marie – France, bạn tên gì?" Tôi lặp đi lặp lại từng âm tiết của cô mà không chớp mắt, không cần hiểu, bởi vì tôi được ru ngủ bởi vẻ mát mẻ, sự nhẹ nhàng, và mùi nước hoa ngọt ngào quyện vào nhau. Tôi không hiểu một từ nào cô nói, chỉ hiểu giọng nói êm dịu của cô, nhưng thế là đủ. Quá đủ.

***

Khi về đến nhà, tôi lặp lại chuỗi âm thanh tương tự với ba má: “Tôi tên là Marie – France, bạn tên gì?” Ba má hỏi tôi đã đổi tên rồi à. Chỉ trong nháy mắt, thực tế hiện tại của tôi đã bắt kịp tôi, khi sự câm điếc trong khoảnh khắc ấy đã xóa đi những giấc mơ của tôi và do đó, xóa luôn cả sức mạnh để nhìn về phía trước, để nhìn xa về tương lai.

Ba má tôi, mặc dù đã nói được tiếng Pháp, nhưng cũng không thể nhìn xa về tương lai, vì họ đã bị loại khỏi khóa Nhập môn tiếng Pháp, nghĩa là bị gạch tên khỏi danh sách những người sẽ nhận được khoản trợ cấp bốn mươi đô la một tuần. Họ quá thừa tiêu chuẩn cho khóa học nhưng lại không đủ tiêu chuẩn cho mọi thứ khác. Không thể nhìn về tương lai của chính mình, ba má nhìn về tương lai của chúng tôi, cho chúng tôi, con cái của họ.

***

Vì chúng tôi, ba má không nhìn thấy những tấm bảng đen họ lau sạch, nhà vệ sinh trường học họ cọ rửa, những cái chả giò họ giao. Họ chỉ nhìn thấy những gì ở phía trước. Và vì vậy, để tiến bộ, các anh tôi và tôi đã đi tới nơi mà đôi mắt ba má hướng chúng tôi tới. Tôi đã gặp những bậc cha mẹ mà ánh mắt của họ đã bị dập tắt, một số dưới sức nặng của thân xác của tên cướp biển, những người khác đã trải qua quá nhiều năm trong các trại cải tạo của Cộng sản – không phải trại chiến trong thời chiến, mà là trại thời bình sau chiến tranh.

***

Khi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng chiến tranh và hòa bình là hai mặt đối lập. Tuy nhiên, tôi đã sống trong hòa bình khi Việt Nam chìm trong máu lửa và tôi không trải qua chiến tranh cho đến khi Việt Nam hạ vũ khí. Tôi tin rằng chiến tranh và hòa bình thực ra là những người bạn vốn hay chế nhạo chúng ta. Chúng đối xử với chúng ta như kẻ thù khi điều đó làm chúng hài lòng, bất kể cái định nghĩa hay vai trò mà chúng ta gán cho chúng. Do đó, có lẽ chúng ta không nên quá coi trọng bề ngoài của người này hay người kia để quyết định quan điểm của mình. Tôi đủ may mắn có được những bậc cha mẹ có thể giữ quan điểm kiên định, bất chấp họ có tâm trạng như thế nào, ở bất kỳ thời điểm nào. Má tôi thường đọc câu ngạn ngữ viết trên bảng đen khi má học lớp tám ở Sài Gòn: Ðời là chiến trận, nếu buồn là thua. “Cuộc đời là một cuộc chiến nơi nỗi buồn dẫn đến thất bại.”

***

Má tôi đánh những trận đầu tiên khá muộn màng, không hề buồn phiền. Má đi làm lần đầu trong đời ở tuổi ba mươi tư, đầu tiên làm công việc dọn dẹp, sau đó làm các công việc ở nhà máy, xí nghiệp, nhà hàng. Trước đây, trong cuộc sống mà má đã đánh mất, là con gái lớn của một tỉnh trưởng, tất cả những gì má làm là giải quyết tranh cãi giữa đầu bếp món ăn Pháp và đầu bếp món ăn Việt trong sân nhà, hay đảm nhận vai quan tòa trong những cuộc tình bí mật giữa những người người giúp việc nữ và người giúp việc nam. Ngoài việc đó ra, má dành cả buổi chiều để làm tóc, trang điểm, mặc quần áo để đi cùng ba đến dự các sự kiện xã hội. Nhờ cuộc sống xa hoa mà má đã sống, bà có thể mơ tất cả những giấc mơ mình muốn, đặc biệt là những giấc mơ má mơ cho chúng tôi. Má đang chuẩn bị cho anh em chúng tôi cùng lúc vừa trở thành nhạc sĩ, nhà khoa học, chính trị gia, vừa là vận động viên, nghệ sĩ và là người biết nhiều ngôn ngữ.

***

Tuy nhiên, ở đâu đó xa chỗ chúng tôi, máu vẫn chảy, bom đạn vẫn rơi, nên má dạy chúng tôi biết hạ mình như những người giúp việc. Mỗi ngày, bà bắt tôi chùi bốn viên gạch hoa trên sàn nhà và ngắt từng cái rễ của hai mươi mầm giá đậu. Má đang chuẩn bị cho chúng tôi phòng khi suy sụp. Bà đã đúng khi làm thế, bởi vì rất nhanh sau đó ngay cái sàn nhà dưới chân, chúng tôi cũng không có nữa.

***

Những đêm tị nạn đầu tiên ở Mã Lai, chúng tôi ngủ ngay trên nền đất đỏ, không có sàn nhà. Hội Chữ thập đỏ đã xây dựng các trại tị nạn ở các quốc gia kề cận với Việt Nam để tiếp nhận thuyền nhân – những người sống sót sau hành trình trên biển. Những người khác, những người đã ngã xuống trong cuộc vượt biển, không có tên. Họ đã chết một cách vô danh. Chúng tôi nằm trong số những người đủ may mắn để dạt vào vùng đất khô. Chúng tôi cảm thấy được ban ơn phước khi nằm trong số hai ngàn người tị nạn ở tại một trại dự tính dành cho hai trăm người.

***

Chúng tôi dựng một cái lều trên những cọc gỗ ở một nơi hẻo lánh của trại, bên sườn đồi. Trong nhiều tuần, hai lăm thành viên của năm gia đình làm việc cùng nhau, chặt lén một số cây trong khu rừng gần đó, rồi chôn chúng xuống đất sét mềm, gắn vào sáu tấm ván ép để tạo thành một sàn nhà lớn, và phủ sườn nhà bằng một tấm vải nhựa màu xanh lam. Chúng tôi may mắn tìm được đủ bao đựng gạo bằng vải bố và nylon để che quanh bốn mặt lều, cũng như ba mặt của phòng tắm chung. Bên nhau, hai cấu trúc ấy trông giống như một bảo tàng sắp đặt của một nghệ sĩ đương đại. Ban đêm, chúng tôi ngủ ép sát vào nhau đến nỗi không bao giờ thấy lạnh, kể cả khi không có chăn. Vào ban ngày, sức nóng do lớp vải nhựa màu xanh hấp thụ khiến không khí trong lều của chúng tôi trở nên ngột ngạt. Vào những ngày và những đêm mưa, nước chảy vào qua các lỗ do lá, cành cây và thân cây mà chúng tôi phủ thêm cho mát đâm thủng.

Nếu một nhà biên đạo múa ở dưới tấm vải nhựa vào một ngày hay đêm mưa, chắc chắn sẽ diễn lại cảnh tượng: hai mươi lăm người, già trẻ lớn bé, đứng trên đôi chân của mình, mỗi người cầm một cái lon sắt để hứng nước nhỏ xuống từ mái nhà, đôi khi chảy thành dòng, đôi khi từng giọt, từng giọt. Nếu một nhạc sĩ có mặt ở đó, sẽ nghe thấy bản hòa tấu do tất cả những giọt nước đập vào thành lon sắt tạo nên. Nếu một nhà làm phim có mặt ở đó, sẽ nắm bắt được vẻ đẹp của sự đồng lõa thầm lặng và tự phát giữa những con người khốn khổ. Nhưng ở đó chỉ có chúng tôi, đứng trên một sàn nhà đang dần lún sâu vào đất sét. Sau ba tháng, nó nghiêng hẳn sang một bên đến mức tất cả chúng tôi phải tìm những tư thế ngủ mới, để phụ nữ và trẻ em đang ngủ không bị trượt vào những chiếc bụng béo của những người kế bên.

***

Bất chấp tất cả ngần ấy đêm khi giấc mơ của chúng tôi trôi tuột theo cái sàn dốc, má tôi vẫn nuôi những cao vọng về tương lai của chúng tôi. Má đã tìm thấy một kẻ đồng mưu. Chú ấy còn trẻ và chắc chắn là ngây thơ vì dám phô bày niềm vui và sự thư thái giữa cuộc sống hàng ngày buồn tẻ và trống trải của chúng tôi. Chú và má cùng nhau khởi đầu một lớp học tiếng Anh. Chúng tôi dành cả buổi sáng học với chú, lặp đi lặp lại những từ mà chúng tôi không hiểu. Nhưng tất cả chúng tôi đều có mặt ở đó vì chú đã có thể nâng bầu trời lên và cho chúng tôi thoáng thấy một chân trời mới, cách xa những cái hố toang hoác chứa đầy phân của hai nghìn người trong trại. Không có khuôn mặt của chú, chúng tôi không bao giờ có thể tưởng tượng được một chân trời không có ruồi, giun và mùi khó chịu. Không có mặt chú, chúng tôi không thể tưởng tượng được có ngày chúng tôi sẽ không còn ăn những con cá ươn người ta quẳng cho mỗi chiều khi phát khẩu phần ăn. Nếu không có khuôn mặt chú, chắc hẳn chúng tôi đã mất đi khát khao vươn tay nắm lấy những ước mơ của mình.

***

Thật không may, sau tất cả các buổi sáng học với giáo viên tiếng Anh ngẫu hứng này, tôi chỉ nhớ một câu: Số thuyền của tôi là KG0338. Hóa ra nó hoàn toàn vô ích vì tôi chưa bao giờ có cơ hội nói ra, kể cả trong buổi kiểm tra y tế của phái đoàn Canada. Người bác sĩ thường trực không nói với tôi một lời nào. Ông kéo giây thun quần của tôi để xác nhận giới tính của tôi thay vì hỏi, Con trai hay con gái? Tôi cũng biết hai từ đó. Vẻ ngoài của một cậu bé mười tuổi và một cô bé mười tuổi chắc hẳn rất giống nhau, bởi vì chúng tôi đều gầy gò. Và thời gian khám rất ngắn: rất đông những người khác đang đợi ở phía bên kia cánh cửa. Trời nóng khủng khiếp trong phòng khám nhỏ có cửa sổ mở ra một con hẻm ồn ào, nơi hàng trăm cái xô lấy nước va chạm vào cái bơm. Chúng tôi người đầy ghẻ và chấy rận và tất cả chúng tôi đều mang vẻ mặt của những kẻ lạc lõng, mông muội…

***

Trong mọi trường hợp, tôi nói rất ít, đôi khi chẳng nói gì cả. Suốt thời thơ ấu, cô chị họ Sao Mai luôn nói giùm tôi vì tôi là cái bóng của chị: cùng tuổi, cùng lớp, cùng giới nhưng mặt chị ở phía sáng còn mặt tôi thì ở phía tối, phía bóng đen, câm lặng.

***

Má tôi muốn tôi phải chuyện trò, học tiếng Pháp càng nhanh càng tốt, cả tiếng Anh nữa, vì tiếng mẹ đẻ của tôi không hẳn là kém cỏi mà là vô dụng. Bắt đầu từ năm thứ hai của tôi ở Quebec, má gửi tôi đến một doanh trại thiếu sinh quân nói tiếng Anh. Má nói với tôi rằng đó là cách mà tôi có thể học tiếng Anh miễn phí. Nhưng má đã nhầm, nó chẳng hề miễn phí chút nào. Tôi đã phải trả giá, mà là giá đắt. Có khoảng bốn mươi học viên, tất cả đều cao lớn, tràn trề năng lượng và quan trọng nhất là, đang tuổi thiếu niên. Họ tỏ ra nghiêm túc khi kiểm tra tới từng chi tiết nhỏ nếp gấp cổ áo, góc đội chiếc mũ nồi, độ bóng của đôi ủng. Đứa lớn mắng đứa nhỏ. Chúng chơi trò chiến tranh, cái trò ngớ ngẩn, mà chẳng hiểu gì. Và tôi thì không hiểu chúng. Tôi cũng không hiểu tại sao tên của học viên hàng xóm ở cùng dãy nhà với tôi lại được cấp trên nhắc đi nhắc lại. Có lẽ ông muốn tôi nhớ tên của cậu thiếu niên cao gấp đôi tôi. Cuộc đàm thoại bằng tiếng Anh đầu tiên của tôi bắt đầu bằng việc tôi nói với nó vào cuối buổi học: “Chào mi, thằng khốn.”

***

Má thường đặt tôi vào những tình huống vô cùng xấu hổ. Một lần, bà sai tôi đi mua đường ở tiệm tạp hóa ngay dưới căn hộ đầu tiên của chúng tôi. Tôi đã đi nhưng không tìm thấy đường. Má bắt tôi quay lại và thậm chí còn khóa cửa sau lưng tôi, nói: “Không mua được đường thì đừng có về!” Má đã quên rằng tôi là người câm điếc. Tôi ngồi trên bậc thềm tiệm tạp hóa cho đến giờ đóng cửa, khi người bán hàng cầm tay và dẫn tôi đến chỗ bịch đường. Ông ấy đã hiểu ra, cho dù đối với tôi từ “đường” là cay đắng.

Trong một thời gian dài, tôi đã nghĩ rằng má thích thú với việc liên tục cho tôi ra rìa. Khi tôi đã có những đứa con của chính mình, cuối cùng tôi cũng hiểu rằng lẽ ra tôi nên nhìn thấy bà đằng sau cánh cửa khóa chặt, dán mắt vào lỗ khóa nhìn theo; Lẽ ra tôi phải nghe má nói chuyện điện thoại với người bán tạp hóa khi tôi đang ngồi trên bậc thềm rơm rớm nước mắt. Sau này tôi cũng hiểu rằng má chắc chắn đã nuôi những ước mơ về tôi, nhưng trên hết má đã cho tôi những phương cách để tôi bén rễ trở lại, và có thể ước mơ.

***

Thị trấn Granby là mái ấm đã che chở cho chúng tôi trong năm đầu tiên ở Canada. Người dân địa phương lần lượt cưu mang chúng tôi. Các bạn học lớp tôi xếp hàng để mời chúng tôi về nhà ăn trưa, thế nên mỗi buổi trưa của chúng tôi đều có gia đình dành chỗ. Và lần nào chúng tôi cũng trở lại trường với cái bụng gần như trống rỗng vì không biết dùng nĩa để ăn cơm. Chúng tôi không biết làm thế nào để nói với họ rằng thứ thức ăn nào đó rất lạ đối với chúng tôi, rằng họ thực sự không cần phải đến mọi cửa hàng tạp hóa để tìm kiếm hộp cơm Minute Rice cuối cùng. Chúng tôi không thể nói chuyện cũng không thể hiểu họ. Nhưng đó không phải là điều chính. Có sự hào phóng và lòng biết ơn trong từng hạt cơm còn sót lại trên đĩa ăn của chúng tôi. Cho đến hôm nay, tôi vẫn tự hỏi liệu lời nói có thể làm vấy hỏng những giây phút phúc lành đó hay không. Và liệu có phải đôi khi tình cảm được hiểu rõ hơn trong im lặng, như tình cảm giữa Claudette và Monsieur Kiệt. Những khoảnh khắc đầu tiên họ ở bên nhau không tả được bằng lời, nhưng Monsieur Kiệt đã đồng ý đặt đứa con của mình vào vòng tay của Claudette mà không hề băn khoăn: một đứa bé, đứa con của ông, mà ông đã tìm thấy trên bờ biển sau khi bị lật thuyền trong cơn sóng dữ. Ông không tìm thấy vợ mình, chỉ có đứa con trai đang được sinh ra lần thứ hai mà không có mẹ. Claudette dang rộng vòng tay với họ và giữ họ bên mình trong nhiều ngày, nhiều tháng, nhiều năm.

***

Johanne cũng chìa tay về phía tôi. Bạn ấy thích tôi mặc dù tôi đội một cái mũ có túp len với logo McDonald, dù tôi đã núp sau thùng một chiếc xe tải cùng với năm mươi người Việt Nam khác để đi làm việc trên những cánh đồng quanh Eastern Townships sau giờ học. Johanne muốn tôi vào học trường trung học tư thục với bạn ấy vào năm sau. Tuy nhiên, bạn ấy biết rằng chiều chiều trong sân ngôi trường đó, tôi đợi những chiếc xe tải của các chủ trại đưa chúng tôi đi làm việc đồng áng bất hợp pháp, hái những bao đậu để kiếm vài đô la tiền công.

Johanne cũng đưa tôi đi xem phim, dù tôi đang mặc một cái áo sơ mi bán giảm giá chỉ 88 xu, bị thủng một lỗ gần một đường may. Sau bộ phim Fame, bạn ấy đã dạy tôi hát ca khúc chủ đề trong phim bằng tiếng Anh, “I sing the body electric,” mặc dù tôi không hiểu lời bài hát hay cuộc trò chuyện của bạn ấy với em gái và cha mẹ mình quanh lò sưởi. Chính Johanne cũng là người đã đỡ tôi sau cú ngã đầu tiên của tôi khi chúng tôi đi trượt băng, người đã vỗ tay và hét tên tôi trong đám đông khi Serge, một người bạn cùng lớp cao gấp ba lần tôi, dang tay ôm tôi cùng với quả bóng và ghi một bàn thắng.

Tôi tự hỏi có thực là tôi đã không hư cấu ra người bạn ấy của tôi. Tôi đã gặp nhiều người tin vào Chúa, nhưng điều tôi tin lại là thiên thần, và Johanne là một thiên thần. Bạn ấy là một trong các thiên thần đã nhảy dù xuống thị trấn để điều trị sốc cho chúng tôi. Hàng chục người đã xuất hiện trước cửa nhà chúng tôi để trao cho chúng tôi quần áo ấm, đồ chơi, lời mời, ước mơ. Tôi thường cảm thấy bên trong chúng tôi không có đủ chỗ để tiếp nhận mọi thứ chúng tôi được cung cấp, để đón nhận tất cả những nụ cười đến với chúng tôi. Làm thế nào chúng tôi có thể ghé thăm Granby Zoo hơn hai lần mỗi cuối tuần? Làm thế nào chúng tôi có thể biết được giá trị của một chuyến cắm trại ở nông thôn? Làm thế nào để thưởng thức món trứng tráng với xi – rô cây phong?

***

Tôi có một bức ảnh chụp ba tôi được những người bảo trợ chúng tôi ôm hôn, một gia đình tình nguyện viên mà chúng tôi được chỉ định. Họ dành những ngày chủ nhật để đưa chúng tôi đi chợ trời. Họ thay mặt chúng tôi thương lượng rất quyết liệt để chúng tôi có thể mua nệm, bát đĩa, giường, ghế sofa – nói cho gọn là những thứ thiết yếu – với khoản trợ cấp ba trăm đô la của chính phủ để trang bị cho ngôi nhà đầu tiên của chúng tôi ở Quebec. Một trong những người bán hàng đã thêm cho ba tôi một chiếc áo len cổ lọ màu đỏ. Ba đã mặc nó một cách tự hào mỗi ngày vào mùa xuân đầu tiên của chúng tôi ở Quebec. Giờ đây, nụ cười rộng mở của ba trong bức ảnh từ thời đó đã khiến chúng tôi quên mất rằng đó là chiếc áo len nữ, thắt ở eo. Đôi khi không biết hết mọi thứ lại hay.

Tất nhiên, có những lúc chúng tôi muốn biết nhiều hơn. Ví dụ, muốn biết trong những cái nệm cũ của chúng tôi có bọ chét không. Nhưng những chi tiết đó không quan trọng vì chúng không hiển thị trong ảnh. Trong mọi trường hợp, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đã miễn nhiễm với các vết đốt, rằng không con bọ chét nào có thể xuyên qua làn da rám nắng của chúng tôi dưới ánh mặt trời Mã Lai. Quả thực, gió lạnh và tắm nước nóng đã tẩy sạch chúng tôi, khiến các vết cắn đau không chịu nổi còn vết ngứa thì rỉ máu.

Chúng tôi đã quẳng những tấm nệm mà không cho những người bảo trợ hay biết. Chúng tôi không muốn làm họ thất vọng, vì họ đã dành cho chúng tôi tấm lòng và thời gian. Chúng tôi biết ơn sự hào phóng của họ, nhưng vẫn chưa biết ơn đủ: chúng tôi chưa biết đến giá trị của thời gian, giá trị đích thực và sự khan hiếm cực kỳ của nó.

***

Trong một năm tròn, Granby là hiện thân của thiên đường trên trái đất. Tôi không thể tưởng tượng ra một nơi nào tốt hơn trên thế giới, ngay cả khi chúng tôi bị ruồi ăn thịt giống như ở trại tị nạn. Một nhà thực vật học địa phương đã đưa bọn trẻ chúng tôi đến những đầm lầy nơi mọc chi chít hàng ngàn cây cỏ đuôi mèo và cho chúng tôi xem các loài côn trùng. Ông ấy không biết rằng chúng tôi đã gãi rát vai với bọn ruồi trong các trại tị nạn trong nhiều tháng. Chúng bám vào các cành cây chết khô gần hố phân, bên cạnh cái lều của chúng tôi. Chúng bu quanh cành cây giống như những quả mọng của cây tiêu hay quả lý chua. Chúng nhiều vô kể, và to đến mức chẳng cần phải bay để hiện diện trước mắt chúng tôi, trong cuộc sống của chúng tôi. Chúng tôi không cần phải im lặng để nghe thấy ruồi. Thế mà bây giờ người hướng dẫn thực vật học lại thì thầm bảo chúng tôi hãy lắng nghe tiếng vo ve và tìm cách hiểu chúng.

***

Tôi thuộc nằm lòng tiếng ruồi. Tôi chỉ cần nhắm mắt là nghe thấy chúng lại vo ve xung quanh mình, bởi vì trong nhiều tháng trời, con bé nhỏ thó cao chỉ một mét đã phải ngồi xổm trên một cái hố khổng lồ ngập đầy phân, dưới cái nắng chói chang của xứ Mã Lai. Tôi phải nhìn chằm chằm vào cái màu nâu khó tả ấy không chớp mắt để không bị trượt chân trên hai tấm ván kê sau cánh cửa của một trong mười sáu hố xí mỗi khi đặt chân đến đó. Tôi phải giữ thăng bằng, tránh bị ngất khi phân của tôi hay của người ở hố xí bên cạnh bên cạnh văng tung tóe. Những lúc đó tôi trốn thoát bằng cách lắng nghe tiếng vo ve của ruồi. Một lần, tôi bị rớt mất chiếc dép ở khe hở giữa hai tấm ván khi bước đi quá nhanh. Nó rơi xuống hố mà không chìm, lềnh bềnh ở đó như một chiếc thuyền trôi dạt.

***

Tôi đã đi chân đất nhiều ngày, chờ má tìm thấy một chiếc dép mồ côi của một đứa trẻ khác cũng bị mất một chiếc như tôi. Tôi đặt chân trần lên lớp đất sét nơi mà một tuần trước đó giòi còn bò lổm ngổm. Với mỗi trận mưa lớn, hàng trăm nghìn con lại trồi lên khỏi hố, như thể được triệu tập bởi một đấng cứu rỗi. Tất cả chúng đều hướng về phía ngọn đồi của chúng tôi và leo lên không mệt mỏi, không bao giờ rơi ngã. Chúng trườn lên chân chúng tôi, tất cả cùng một nhịp điệu, biến lớp đất sét đỏ thành một tấm thảm trắng nhấp nhô. Chúng đông đảo tới mức chúng tôi đã bỏ cuộc trước khi bắt đầu chiến đấu. Chúng trở nên bất khả chiến bại, còn chúng tôi thành ra bị tổn thương. Chúng tôi để chúng mở rộng lãnh thổ của mình cho đến khi tạnh mưa, lúc mà đến lượt mình, chúng bị tổn thương.

***

Khi người Cộng sản vào Sài Gòn, gia đình tôi đã giao nộp một nửa tài sản nhà cửa vì chúng tôi đã thành kẻ bị tổn thương. Một bức tường gạch được dựng lên để thiết lập hai địa chỉ: một cho chúng tôi và một cho trụ sở công an địa phương.

Một năm sau, những người chức trách từ chính quyền mới đến để dọn luôn một nửa ngôi nhà còn lại và đuổi chúng tôi đi. Các nhân viên kiểm kê đến sân nhà chúng tôi mà không báo trước, không có sự ủy quyền, không có lý do gì. Họ yêu cầu tất cả những người có mặt tập trung tại phòng khách. Ba má tôi đi vắng nên các nhân viên kiểm tra đợi họ, ngồi trên mép những chiếc ghế trang trí nghệ thuật, lưng thẳng, không một lần chạm vào hai vuông vải lanh trắng có thêu hoa văn tinh xảo trang trí trên tay vịn. Má tôi là người đầu tiên xuất hiện sau cánh cửa sắt rèn có lắp kính. Bà mặc chiếc váy ngắn xếp li màu trắng và đôi giày chạy bộ. Sau lưng bà, ba tôi vừa đi vừa kéo mấy cái vợt tennis, mặt vẫn còn lấm tấm mồ hôi. Chuyến thăm bất ngờ của nhân viên kiểm kê đã ném chúng tôi về với hiện tại trong khi chúng tôi vẫn đang thưởng thức những khoảnh khắc cuối cùng của quá khứ. Tất cả người lớn trong nhà được lệnh ở trong phòng khách trong khi các nhân viên bắt đầu kiểm kê.

Bọn trẻ con chúng tôi có thể đi theo họ từ tầng này sang tầng khác, từ phòng này sang phòng khác. Họ niêm phong các ngăn kéo, tủ quần áo, bàn trang điểm, két sắt. Họ thậm chí còn niêm phong những chiếc ngăn kéo lớn chứa đầy áo ngực của bà tôi và sáu cô con gái của bà mà không mô tả bên trong. Tôi thấy hình như người kiểm kê trẻ thấy xấu hổ khi nghĩ đến tất cả những cô gái ngực tròn trong phòng khách mặc những bộ đồ ren đẹp nhập khẩu từ Paris. Tôi cũng nghĩ rằng anh ta để trống tờ giấy, không có mô tả gì về những thứ bên trong tủ quần áo, bởi vì anh ta lòng đầy ham muốn nên không thể viết mà không run. Nhưng tôi đã lầm: anh ta không biết áo ngực dùng để làm gì. Theo ý anh ta, chúng trông giống như những cái lọc cà phê của mẹ anh, làm bằng vải khâu quanh một vòng kim loại, đầu xoắn lại của vòng này dùng làm tay cầm.

Dưới chân cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở Hà Nội, đêm nào mẹ anh cũng đổ đầy cà phê vào cái lọc rồi nhúng vào cái ấm nhôm pha cà phê để pha vài cốc bán cho khách qua đường. Vào mùa đông, cô ấy đặt cái cốc vừa đủ ba ngụm cà phê vào một cái bát đổ đầy nước nóng để giữ ấm trong khi khách uống ngồi trò chuyện trên những chiếc ghế dài kê cao hơn mặt đất chút ít. Khách hàng của cô nhận ra cô nhờ ngọn đèn dầu nhỏ xíu đặt trên cái bàn chế biến nhỏ xíu, bên cạnh ba điếu thuốc được bày trên đĩa. Mỗi buổi sáng, nhân viên kiểm kê trẻ tuổi, lúc ấy vẫn còn là một đứa trẻ, thức dậy với cái lọc cà phê bằng vải nâu thường được vá lại, đôi khi vẫn còn ướt và treo trên một chiếc đinh đóng cao hơn đầu. Tôi nghe thấy anh ta nói chuyện với các nhân viên khác ở một góc cầu thang. Anh ta không hiểu tại sao gia đình tôi lại có rất nhiều cái lọc cà phê được cất trong ngăn kéo có lót giấy lụa. Và tại sao chúng lại là lọc đôi? Có phải vì chúng tôi luôn uống cà phê với một người bạn?

Người kiểm kê trẻ đã hành quân trong rừng từ năm 12 tuổi để giải phóng miền Nam Việt Nam khỏi “bàn tay lông lá” của người Mỹ. Anh đã từng ngủ trong địa đạo dưới lòng đất, từng có lần ở dưới ao nhiều ngày, núp dưới lục bình, nhìn thấy xác đồng đội hy sinh để chặn những khẩu pháo bị tuột, sống qua những đêm sốt rét giữa tiếng trực thăng và tiếng đạn nổ. Trừ hàm răng nhuộm đen tuyền của mẹ, anh đã quên mất khuôn mặt của bố mẹ mình. Thế thì làm sao anh ta có thể đoán được cái áo ngực dùng để làm gì? Trong rừng, các chàng trai và cô gái có những vật dụng giống hệt nhau: một cái mũ cối màu xanh lá cây, đôi dép làm từ lốp xe cũ mòn, một bộ quân phục và một chiếc khăn rằn quàng cổ hai màu đen trắng. Việc kiểm kê đồ đạc của họ mất ba giây, không giống như của chúng tôi, kéo dài cả năm. Chúng tôi phải chia sẻ không gian của mình bằng cách nhận mười nhân viên kiểm kê nam nữ đó vào nhà. Chúng tôi dành cho họ một tầng của ngôi nhà. Mỗi người chúng tôi sống trong góc của riêng mình, tránh tiếp xúc ngoại trừ những lúc khám xét hàng ngày, khi chúng tôi buộc phải đứng đối mặt với họ. Họ cần đảm bảo rằng chúng tôi chỉ có những thứ thiết yếu, giống như họ.

Một ngày nọ, mười người ấy kéo chúng tôi vào phòng tắm của họ, cáo buộc chúng tôi ăn trộm con cá mà họ được cấp để làm bữa tối. Họ chỉ vào bồn cầu và giải thích với chúng tôi rằng con cá đã ở đó sáng hôm ấy, mạnh mẽ và lành lặn. Điều gì đã xảy ra với nó?

***

Nhờ con cá đó, chúng tôi đã có thể thiết lập liên lạc. Sau đó, cha tôi đã làm họ hư hỏng bằng cách cho họ nghe nhạc một cách kín đáo. Tôi ngồi bên dưới cây đàn piano, trong bóng tối, nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên má họ, nơi những nỗi kinh hoàng của Lịch sử, không do dự, đã khắc sâu những đường rãnh. Sau đó, chúng tôi không còn biết họ là kẻ thù hay nạn nhân, không biết chúng tôi yêu hay ghét, sợ hãi hay thương hại họ. Và họ không còn biết liệu họ đã giải phóng chúng tôi khỏi người Mỹ hay ngược lại, liệu chúng tôi đã giải phóng họ khỏi rừng rậm Việt Nam hay chưa.

Tuy nhiên, rất nhanh, thứ âm nhạc đã mang lại cho họ một chút tự do nào đó đã phải gieo mình vào đám lửa, trên sân thượng của ngôi nhà. Họ đã nhận được lệnh đốt sách, bài hát, phim ảnh – tất cả những gì phản lại hình ảnh của những người đàn ông và phụ nữ với những cánh tay gân guốc giơ cao búa liềm và lá cờ đỏ sao vàng của họ. Rất nhanh, chúng lại một lần nữa lấp đầy bầu trời bằng khói.

***

Những người lính đó sau này ra sao? Nhiều thứ đã thay đổi kể từ khi bức tường gạch được dựng lên giữa chúng tôi và những người Cộng sản. Tôi trở lại Việt Nam để làm việc với những người đã khiến bức tường được xây, những người đã tưởng tượng nó như một công cụ để cắt đứt sinh mạng của hàng trăm nghìn, thậm chí có thể là hàng triệu người. Tất nhiên, đã có những sự đảo ngược kể từ khi những chiếc xe tăng lần đầu tiên lăn bánh trên đường phố chạy ngang qua nhà chúng tôi năm 1975. Kể từ đó, tôi thậm chí còn học được từ vựng Cộng sản của những kẻ từng tấn công chúng tôi vì Bức tường Berlin sụp đổ, vì Bức màn sắt đã được vén lên, vì tôi vẫn còn quá trẻ nên không bị quá khứ đè nặng. Chỉ có điều, sẽ không bao giờ có bức tường gạch trong nhà tôi. Tôi vẫn không chia sẻ tình yêu dành cho những bức tường gạch của những người sống quanh tôi. Họ có luận điệu rằng gạch làm cho căn phòng ấm cúng.

***

Ngày tôi bắt đầu công việc ở Hà Nội, tôi đi ngang qua một căn phòng nhỏ hướng ra phố. Bên trong, một người đàn ông và một người phụ nữ đang xếp gạch xây một bức tường thấp chia căn phòng làm hai. Bức tường cao dần lên từng ngày, cho đến khi chạm trần nhà. Người thư ký nói với tôi rằng đó là vì hai anh em không muốn sống chung dưới một mái nhà. Người mẹ đã bất lực trước sự ngăn chia này, có lẽ vì chính bà đã dựng lên những bức tường tương tự khoảng ba mươi năm trước giữa kẻ chiến thắng và người chiến bại. Bà mất trong thời gian ba năm tôi ở Hà Nội. Theo kế thừa, người anh thì người mẹ để lại cái quạt điện mà không có ổ cắm, người em thì có cái ổ cắm mà không có cái quạt nào.

Đúng là bức tường gạch giữa hai anh em đó không thể so sánh với bức tường đã tồn tại giữa gia đình tôi và những người lính Cộng sản, hai bức tường này cũng không có cùng lịch sử với những ngôi nhà cổ ở Québéc – mỗi bức tường đều có một câu chuyện riêng. Chính nhờ khoảng cách đó mà tôi đã từng được dùng bữa với những người từng là cánh tay phải, cánh tay trái của Hồ Chí Minh mà không thấy hiềm thù lởn vởn, không thấy những người phụ nữ trên tàu lửa ôm những lon sữa bột Guigoz cũ trên tay như thể chúng là những lọ thuốc có ma thuật. Đối với những người đàn ông bị giam trong các trại cải tạo, đó là một liều thuốc kỳ diệu, ngay cả khi những chiếc hộp chỉ chứa thịt rang nâu (thịt chà bông): một cân thịt heo quay xé nhỏ từng sợi, sấy khô cả đêm trên than hồng, ướp mặn, rồi lại ướp mặn với nước mắm mua được sau hai ngày xếp hàng chờ đợi, hai ngày hy vọng và tuyệt vọng. Những người phụ nữ đã dốc lòng, tận tâm làm những sợi thịt heo đó, dù họ không chắc đã tìm thấy cha của con mình trong cái trại mà họ lên đường đến thăm, không biết người ấy còn sống hay đã chết, bị thương hay ốm đau. Để tưởng nhớ những người phụ nữ đó, tôi thỉnh thoảng làm món thịt rang nâu đó cho các con trai của mình, để lưu giữ, để nối lại những cử chỉ yêu thương.

Tình yêu, như con trai Pascal của tôi hiểu, được định nghĩa bằng số lượng trái tim được vẽ trên một tấm thiệp hoặc bằng bao nhiêu câu chuyện về rồng được kể bằng ánh đèn pin rọi dưới một chiếc chăn nhồi lông vịt. Phải đợi thêm vài năm nữa tôi mới có thể kể lại cho con nghe rằng vào những thời điểm khác, ở những nơi chốn khác, những người cha người mẹ đã thể hiện tình thương của mình bằng cách sẵn sàng bỏ rơi con cái, như cha mẹ của Tom Thumb. Tương tự như vậy, người mẹ đã giúp tôi lướt đi trên mặt nước bao quanh là những đỉnh núi cao của vùng Hoa Lư, bằng cách chống một cây sào dài, đã muốn từ bỏ con gái của mình, trao cô bé cho tôi. Người mẹ đó muốn tôi thay chị làm mẹ. Chị thà khóc vì thiếu con hơn là nhìn con chạy theo khách du lịch để bán cho họ những chiếc khăn trải bàn mà chị đã thêu. Khi đó tôi là một cô gái trẻ. Giữa những ngọn núi đá ấy, tôi chỉ thấy một phong cảnh hùng vĩ thay cho tình yêu vô bờ bến của người mẹ. Có những đêm tôi chạy dọc theo những luống đất dài bên cạnh con trâu để gọi chị về, để nắm lấy tay đứa con gái của chị trong tay tôi.

Tôi đang đợi Pascal lớn thêm vài tuổi nữa mới tìm ra mối liên hệ giữa câu chuyện về người mẹ ở Hoa Lư và Tom Thumb. Trong khi chờ đợi, tôi kể cho con nghe câu chuyện về con lợn chui trong quan tài để vượt qua các chốt kiểm soát giữa nông thôn và thành thị. Nó thích nghe tôi bắt chước những người phụ nữ khóc trong đám tang, lao cả xác lẫn hồn vào cái hộp gỗ dài, than khóc, trong khi những người nông dân, mặc toàn đồ tang, đầu quấn khăn tang, cố gắng giữ họ lại, để an ủi trước mặt các kiểm soát viên đã quá quen với cái chết. Khi họ trở lại thị trấn, đằng sau cánh cửa đóng kín của một địa chỉ bí mật luôn thay đổi, những người nông dân giao con lợn cho người hàng thịt, người này sẽ cắt nó thành từng miếng. Sau đó, những người buôn bán sẽ buộc những miếng thịt đó quanh chân và eo lưng của họ để vận chuyển chúng đến chỗ chợ đen, đến các hộ gia đình, đến chỗ chúng tôi.

Tôi kể cho Pascal nghe những câu chuyện này để lưu giữ ký ức về một phần lịch sử mà sẽ không bao giờ được dạy ở bất kỳ trường học nào.

Tôi nhớ một số học sinh ở trường trung học của tôi than phiền về các giờ học lịch sử bắt buộc. Khi còn trẻ, chúng tôi đã không nhận ra rằng môn học này là một đặc ân mà chỉ những quốc gia hòa bình mới có được. Ở những nơi khác, mọi người quá bận tâm đến sự sống còn hàng ngày hơi đâu mà dành thời gian viết lịch sử chung của họ. Nếu tôi không sống trong sự im lặng hùng vĩ của những hồ nước lớn đóng băng, trong cuộc sống yên bình đơn điệu hàng ngày, nơi tình yêu được tán dương với bóng bay, hoa giấy, sôcôla, có lẽ tôi sẽ không bao giờ để ý đến bà cụ sống gần phần mộ ông cố của tôi ở đồng bằng sông Cửu Long. Bà đã già lắm rồi, già đến nỗi mồ hôi chảy dài trên những nếp nhăn của bà như một khe nước chảy dọc theo luống đất. Lưng bà còng, còng đến nỗi bà phải đi hướng lưng về phía trước khi xuống cầu thang để không bị mất thăng bằng mà ngã đập đầu. Bà đã gieo bao nhiêu hạt thóc? Bà đã ngâm chân trong bùn bao lâu rồi? Bà đã ngắm nhìn bao nhiêu lần mặt trời lặn trên đồng lúa của mình? Bà đã gác lại bao nhiêu ước mơ chỉ để thấy mình bị còng lưng dần sau hai mươi, ba mươi, bốn mươi năm?

Chúng ta thường không nhớ đến sự tồn tại của tất cả những người phụ nữ đã cõng đất nước Việt Nam trên lưng trong khi chồng và con trai họ đang cõng vũ khí. Chúng ta quên họ vì dưới chiếc nón lá họ không nhìn lên được bầu trời. Họ chỉ đợi mặt trời lặn xuống nơi họ để có thể ngất đi thay vì ngủ thiếp. Nếu họ dành thời gian để chờ giấc ngủ đến, họ sẽ tưởng tượng cảnh những đứa con trai bị thổi bay thành ngàn mảnh hay thi thể của những người chồng trôi dạt trên sông lênh đênh như những đồ tạp nhạp lềnh bềnh. Người nô lệ Mỹ đã có thể hát về nỗi buồn của họ trên cánh đồng bông. Người phụ nữ Việt để nỗi buồn lớn dần trong buồng tim mình. Họ bị đè nặng bởi tất cả nỗi đau đến nỗi không thể tự đứng dậy được, không thể duỗi thẳng những tấm lưng cong và còng xuống dưới sức nặng của nỗi buồn. Khi những người đàn ông ra khỏi rừng rú và bắt đầu bước đi dọc theo những con đê đất bao quanh ruộng lúa của mình thì những người phụ nữ lại tiếp tục mang trên lưng gánh nặng của lịch sử câm lặng của đất nước. Thường thường họ qua đời dưới sức nặng đó, trong thầm lặng.

Một trong những người phụ nữ mà tôi biết đã chết khi trượt chân trong nhà cầu nằm chênh vênh trên một cái ao đầy cá da trơn. Đôi dép nhựa của bà bị trượt. Bất cứ ai quan sát bà lúc đó đều sẽ thấy chiếc nón lá của bà biến mất sau bốn tấm phên chỉ che được cái thân hình lom khom, bao quanh bà mà không bảo vệ cho bà được. Bà chết trong nhà cầu của gia đình, đầu chui xuống hố đầy phân giữa hai tấm ván, phía sau túp lều của mình, vây quanh là những con cá da trơn, thịt vàng, không vảy, không ký ức.

Sau khi bà cụ mất, chủ nhật nào tôi cũng ra một đầm sen ở ngoại thành Hà Nội, ở đó luôn có hai ba người phụ nữ lưng còng, tay run, ngồi trên một chiếc thuyền nhỏ tròn trịa dùng sào chèo chống trên mặt nước và thả lá trà vào hoa sen đang mở. Họ sẽ quay lại vào ngày hôm sau để thu hái từng bông sen một trước khi những cánh hoa tàn úa, sau khi những lá trà bị giam cầm đã hấp thụ mùi hương của nhụy hoa trong đêm. Họ bảo tôi rằng mỗi lá trà đó đều lưu giữ linh hồn của những bông hoa có cuộc sống quá ngắn ngủi.

Những bức ảnh không thể lưu giữ linh hồn của những cây thông Noel đầu tiên của chúng tôi. Những cành cây lấy từ những khu rừng ngoại ô Montréal, được cắm vào vành một cái lốp xe dự phòng phủ một tấm vải trắng, trông có vẻ trơ trụi và thiếu sức hút, nhưng thực ra chúng đẹp hơn nhiều so với những cây vân sam cao hai mét rưỡi mà chúng tôi chưng ngày nay.

Ba má thường nhắc nhở anh em chúng tôi rằng họ không có tiền để chúng tôi thừa kế, nhưng tôi nghĩ họ đã truyền lại cho chúng tôi kho tàng ký ức phong phú của mình, cho phép chúng tôi nắm bắt được vẻ đẹp của một cây tử đằng nở hoa, sự tinh tế của một từ, sức mạnh của điều kỳ diệu. Hơn thế nữa, ba má đã cho chúng tôi đôi chân để vươn tới những giấc mơ của mình, tới vô tận. Đó có thể là hành trang đầy đủ để chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình của riêng mình. Nếu không, chúng tôi sẽ làm con đường đi của mình tắc nghẽn một cách vô ích với những hành trang của cải cần vận chuyển, bảo hiểm và chăm sóc.

Tục ngữ Việt Nam có câu “Sợ kẻ có tóc, ai sợ kẻ trọc đầu”. Và vì vậy tôi cố gắng hết sức có thể để chỉ sở hữu những thứ không vượt quá giới hạn của thân thể mình.

***

RU

Kim Thúy

2009

En français, ru signifie “petit ruisseau” et, au figuré,

“écoulement (de larmes, de sang, d’argent)” (Le Robert historique). En vietnamien, ru signifie “berceuse”, “bercer”.

Aux gens du pays.

JE SUIS VENUE AU MONDE pendant l’offensive du Têt, aux premiers jours de la nouvelle année du Singe, lorsque les longues chaînes de pétards accrochées devant les maisons explosaient en polyphonie avec le son des mitraillettes.

J’ai vu le jour à Saigon, là où les débris des pétards éclatés en mille miettes coloraient le sol de rouge comme des pétales de cerisier, ou Comme le sang des deux millions de soldats déployés, éparpillés dans les villes et les villages d’un Vietnam déchiré en deux.

Je suis née à l’ombre de ces cieux ornés de feux d’artifice, décorés de guirlandes lumineuses, traversés de roquettes et de fusées. Ma naissance a eu pour mission de remplacer les vies perdues. Ma vie avait le devoir de continuer celle de ma mère.

***

Je m’appelle nguyén an TịNH et ma mère, Nguyên An Tinh. Mon nom est une simple variation du sien puisque seul un point sous le i me différencie d’elle, me distingue d’elle, me dissocie d’elle. J’étais une extension d’elle, même dans le sens de mon nom. En vietnamien, le sien veut dire «environnement paisible» et le mien, “intérieur paisible”. Par ces noms presque interchangeables, ma mère confirmait que j’étais une suite d’elle, que je continuerais son histoire.

L’histoire du Vietnam, celle avec un grand H, a déjoué les plans de ma mère. Elle a jeté les accents de nos noms à l’eau quand elle nous a fait traverser le golfe du Siam, il y a trente ans. Elle a aussi dépouillé nos noms de leur sens, les réduisant à des sons à la fois étrangers et étranges dans la langue française. Elle est surtout venue rompre mon rôle de prolongement naturel de ma mère quand j’ai eu dix ans.

***

Grâce à l’exil, mes enfants n’ont jamais été des prolongements de moi, de mon histoire. Ils s’appellent Pascal et Henri et ne me ressemblent pas. Ils ont les cheveux clairs, la peau blanche et les cils touffus. Je n’ai pas éprouvé le sentiment naturel de la maternité auquel je m’attendais quand ils étaient accrochés à mes seins à trois heures du matin, au milieu de la nuit. L’instinct maternel m’est venu beaucoup plus tard, au fil des nuits blanches, des couches souillées, des sourires gratuits, des joies soudaines.

C’est seulement à ce moment – là que j’ai saisi l’amour de cette mère assise en face de moi dans la cale de notre bateau, tenant dans ses bras un bébé dont la tête était couverte de croûtes de gale puantes. J’ai eu cette image sous les yeux pendant des jours et peutêtre aussi des nuits. La petite ampoule suspendue au bout d’un fil retenu par un clou rouillé diffusait dans la cale une faible lumière, toujours la même. Au fond de ce bateau, le jour ne se distinguait plus de la nuit. La constance de cet éclairage nous protégeait de l’immensité de la mer et du ciel qui nous entouraient. Les gens assis sur le pont nous rapportaient qu’il n’y avait plus de ligne de démarcation entre le bleu du ciel et le bleu de la mer. On ne savait donc pas si on se dirigeait vers le ciel ou si on s’enfonçait dans les profondeurs de l’eau. Le paradis et l’enfer s’étaient enlacés dans le ventre de notre bateau. Le paradis promettait un tournant dans notre vie, un nouvel avenir, une nouvelle histoire. L’enfer, lui, étalait nos peurs: peur des pirates, peur de mourir de faim, peur de s’intoxiquer avec les biscottes imbibées d’huile à moteur, peur de manquer d’eau, peur de ne plus pouvoir se remettre debout, peur de devoir uriner dans ce pot rouge qui passait d’une main à l’autre, peur que cette tête d’enfant galeuse ne soit contagieuse, peur de ne plus jamais fouler la terre ferme, peur de ne plus revoir le visage de ses parents assis quelque part dans la pénombre au milieu de ces deux cents personnes.

***

Avant que notre bateau ait levé l’ancre en pleine nuit sur les rives de Rach Giá, la majorité des passagers n’avait qu’une peur, celle des communistes, d’où leur fuite. Mais, dès qu’il a été entouré, encerclé d’un seul et uniforme horizon bleu, la peur s’est transformée en un monstre à cent visages, qui nous sciait les jambes, nous empêchait de ressentir l’engourdissement de nos muscles immobilisés. Nous étions figés dans la peur, par la peur. Nous ne fermions plus les yeux quand le pipi du petit à la tête galeuse nous arrosait. Nous ne nous pincions plus le nez devant le vomi de nos voisins. Nous étions engourdis, emprisonnés par les épaules des uns, les jambes des autres et la peur de chacun. Nous étions paralysés.

L’histoire de la petite fille qui a été engloutie par la mer après avoir perdu pied en marchant sur le bord s’est propagée dans le ventre odorant du bateau comme un gaz anesthésiant, ou euphorique, qui a transformé l’unique ampoule en étoile polaire et les biscottes imbibées d’huile à moteur en biscuits au beurre. Ce goût d’huile dans la gorge, sur la langue, dans la tête nous endormait au rythme de la berceuse chantée par ma voisine.

Mon père avait prévu, si notre famille était capturée par des communistes ou des pirates, de nous endormir pour toujours, comme la Belle au bois dormant, avec des pilules de cyanure. Pendant longtemps, j’ai voulu lui demander pourquoi il n’avait pas pensé à nous laisser le choix, pourquoi il nous aurait enlevé la possibilité de survivre.

J’ai cessé de me poser cette question quand je suis devenue mère, quand monsieur Vinh, chirurgien de grande réputation à Saigon, m’a raconté comment il a misses cinq enfants, l’un après l’autre, seuls, du garçon de douze ans à la petite fille de cinq ans, sur cinq bateaux différents, à cinq moments différents, pour les envoyer au large, loin des charges des autorités communistes qui pesaient contre lui. Il était certain de mourir en prison puisqu’on l’accusait d’avoir tué des camarades communistes en les opérant, même si ces derniers n’avaient jamais mis les pieds clans son hôpital. Il espérait sauver un, peut – être deux de ses enfants en les lançant à la mer. J’ai rencontré monsieur Vinh sur les marches d’une église, qu’il déneigeait l’hiver et balayait l’été pour remercier le prêtre qui l’avait remplacé auprès de ses enfants, les élevant les cinq, l’un après l’autre, jusqu’à leur maturité, jusqu’à sa sortie de la prison.

***

Je n’ai pas crié ni pleuré quand on m’a annoncé que mon fils Henri était emprisonné dans son monde, quand on m’a confirmé qu’il est de ces enfants qui ne nous entendent pas, qui ne nous parlent pas, même s’ils ne sont ni sourds ni muets. Il est aussi de ces enfants qu’il faut aimer de loin, sans les toucher, sans les embrasser, sans leur sourire parce que chacun de leurs sens serait violenté tour à tour par l’odeur de notre peau, par l’intensité de notre voix, par la texture de nos cheveux, par le bruit de notre cœur. Il ne m’appellera probablement jamais

“maman” avec amour, même s’il peut prononcer le mot “poire” avec toute la rondeur et la sensualité du son oi. Il ne comprendra jamais pourquoi j’ai pleuré quand il m’a souri pour la première fois. Il ne saura pas que, grâce à lui, chaque étincelle de joie est devenue une bénédiction et que je livrerai toujours les combats contre l’autisme, même si d’avance je le sais invincible.

D’avance, je suis vaincue, dénudée, vaine.

***

Quand j’ai vu les premiers bancs de neige à travers le hublot de l’avion à l’aéroport de Mirabel, je me suis aussi sentie dénudée, sinon nue. Malgré mon pull orange à manches courtes acheté au camp de réfugiés en Malaisie avant notre départ pour le Canada, malgré mon chandail de laine brune tricoté à grosses mailles par des Vietnamiennes, j’étais nue. Nous étions plusieurs dans cet avion à nous ruer vers les fenêtres, la bouche entrouverte et l’air ébahi. Après avoir vécu un long séjour dans des lieux sans lumière, un paysage aussi blanc, aussi virginal ne pouvait que nous éblouir, nous aveugler, nous enivrer.

J’étais étourdie autant par tous ces sons étrangers qui nous accueillaient que par la taille de la sculpture de glace qui veillait sur une table couverte de canapés, de hors – d’œuvre, de bouchées, les uns plus colorés que les autres. Je ne reconnaissais aucun de ces plats, pourtant je savais que c’était un lieu de délices, un pays de rêve. J’étais comme mon fils Henri: je ne pouvais pas parler ni écouter, même si je n’étais ni sourde ni muette. Je n’avais plus de points de repère, plus d’outils pour pouvoir rêver, pour pouvoir me projeter dans le futur, pour pouvoir vivre le présent, dans le présent.

***

Ma première professeure au Canada nous a accompagnés, les sept plus jeunes Vietnamiens du groupe, pour traverser le pont qui nous emmenait vers notre présent. Elle veillait sur notre transplantation avec la délicatesse d’une mère envers son nouveau – né prématuré. Nous étions hypnotisés par le balancement lent et rassurant de ses hanches rondes et de ses fesses bombées, pleines. Telle une maman cane, elle marchait devant nous, nous invitant à la suivre jusqu’à ce havre où nous redeviendrions des enfants, de simples enfants, entourés de couleurs, de dessins, de futilités. Je lui serai toujours reconnaissante parce qu’elle m’a donné mon premier désir d’immigrante, celui de pouvoir faire bouger le gras des fesses, comme elle. Aucun Vietnamien de notre groupe ne possédait cette opulence, cette générosité, cette nonchalance dans ses courbes. Nous étions tous angulaires, osseux, durs. Alors quand elle s’est penchée sur moi, plaçant ses mains sur les miennes pour me dire “Je m’appelle Marie – France, et toi`?”, j’ai répété chacune des syllabes sans cligner des yeux, sans ressentir le besoin de comprendre, parce que j’étais bercée par un nuage de fraîcheur, de légèreté, de doux parfum. Je n’avais rien compris des mots, seulement la mélodie de sa voix, mais c’était suffisant. Amplement.

***

Une fois à la maison, j’ai répété la même séquence de sons à mes parents: “Je m’appelle Marie – France, et toi?” Ils m’ont alors demandé si j’avais changé mon nom. C’est à cet instant précis que j’ai été rattrapée par ma réalité du moment, où la surdité et le mutisme circonstanciels effaçaient les rêves, donc le pouvoir de regarder loin, loin devant.

Mes parents, même s’ils parlaient déjà le français, ne pouvaient pas non plus regarder loin devant eux, puisqu’ils ont été expulsés de leur cours d’initiation au français, c’est – à – dire expulsés de la liste de ceux qui recevaient un salaire de quarante dollars par semaine. Ils étaient surqualifiés pour ce cours, mais sousqualifiés pour tout le reste. À défaut de pouvoir regarder devant eux, il regardait devant nous, pour nous, leurs enfants.

***

Pour nous, ils ne voyaient pas les tableaux noirs qu’ils essuyaient, les toilettes d’école qu’ils frottaient, les rouleaux impériaux qu’ils livraient. Ils voyaient seulement notre avenir. Mes frères et moi, nous avons ainsi marché dans les traces de leur regard pour avancer. J’ai rencontré des parents dont le regard s’était éteint, certains sous le poids du corps d’un pirate, d’autres pendant les trop nombreuses années de rééducation communiste dans les camps, non pas les camps de la guerre pendant la guerre, mais ceux de la paix, après la guerre.

***

Petite, je croyais que la guerre et la paix étaient deux antonymes. Et pourtant, j’ai vécu dans la paix pendant que le Vietnam était en feu, et j’ai eu connaissance de la guerre seulement après que le Vietnam eut rangé ses armes. Je crois que la guerre et la paix sont en fait des amies et qu’elles se moquent de nous. Elles nous traitent en ennemis quand ça leur plaît, comme ça leur convient, sans se soucier de la définition ou du rôle que nous leur donnons. Il ne faut donc peut – être pas se fier à l’apparence de l’une ou de l’autre pour choisir la direction de notre regard. J’ai eu la chance d’avoir des parents qui ont pu préserver leur regard peu importe la couleur du temps, du moment. Ma mère me récitait souvent le proverbe qui était écrit sur le tableau noir de sa huitième année à Saigon: Ðời là chiến trận, nếu buồn là thua – “La vie est un combat où la tristesse entraîne la défaite.”

***

Ma mère a livré ses premiers combats tard, sans tristesse. Elle a travaillé pour la première fois à l’âge de trente – quatre ans en tant que femme de ménage d’abord, et par la suite ouvrière dans des usines, des manufactures, des restaurants. Avant, dans cette vie qu’elle a perdue, elle était la fille aînée de son père préfet. Elle ne faisait qu’arbitrer les disputes entre le chef en cuisine française et le chef en cuisine vietnamienne dans la cour familiale. Ou alors, elle jugeait les amours clandestines entre servantes et serviteurs. Autrement, elle passait ses aprèsmidi à se coiffer, à se maquiller, à se vêtir pour accompagner mon père, à des soirées mondaines. Grâce à l’extravagance de cette vie qu’elle menait, tous les rêves lui étaient permis, surtout ceux qu’elle faisait pour nous. Elle nous préparait, mes frères et moi, à devenir à la fois musiciens, scientifiques, politiciens, sportifs, artistes et polyglottes.

***

Cependant, puisque le sang continuait à couler et les bombes à tomber au loin, elle nous enseignait à nous agenouiller comme les domestiques. Chaque jour, elle m’obligeait à laver quatre carreaux du plancher et à nettoyer vingt fèves germées en enlevant leur racine une à une. Elle nous préparait à la chute. Elle a eu bien raison parce que, très vite, nous n’avons plus eu de plancher sous nos pieds.

***

Durant nos premières nuits de réfugiés en Malaisie, nous dormions directement sur la terre rouge, sans plancher. La Croix – Rouge avait construit des camps de réfugiés dans les pays voisins du Vietnam pour accueillir les boat people, ceux qui avaient survécu au voyage en mer. Les autres, qui avaient coulé pendant la traversée, n’avaient pas de noms. Ils sont morts anonymes. Nous avons fait partie de ceux qui ont eu la chance de se laisser choir sur la terre ferme. Alors, nous nous sentions bénis d’être parmi les deux mille réfugiés de ce camp qui n’en devait desservir que deux cents.

***

Nous avons construit une cabane sur pilotis dans un coin reculé du camp, sur la pente d’une colline. Pendant des semaines, nous avons été vingt – cinq personnes de cinq familles à abattre ensemble, en cachette, quelques arbres dans le bois voisin, à les planter dans le sol mou de la terre glaise, à fixer six panneaux de contreplaqué pour en faire un grand plancher et à recouvrir la charpente d’une toile bleu électrique, bleu plastique, bleu jouet. Nous avons eu la chance de trouver assez de sacs de riz en toile de jute et en nylon pour entourer les quatre côtés de notre cabane, en plus des trois côtés de notre salle de bains commune. Ensemble, ces deux constructions ressemblaient à l’installation d’un artiste contemporain dans un musée. La nuit, nous dormions tellement collés les uns contre les autres que nous n’avions jamais froid, même sans couverture. Le jour, la chaleur absorbée par la toile bleue rendait l’air de notre cabane suffocant. Les jours et les nuits de pluie, la toile laissait l’eau couler à travers les trous percés par les feuilles, les brindilles, les tiges que nous avions ajoutées pour rafraîchir.

Si un chorégraphe avait été présent sous cette toile un jour ou une nuit de pluie, il aurait certainement reproduit la scène: vingt – cinq personnes debout, petits et grands, qui tenaient dans chacune de leurs mains une boîte de conserve pour recueillir l’eau coulant de la toile, parfois à flots, parfois goutte à goutte. Si un musicien s’était trouvé là, il aurait entendu l’orchestration de toute cette eau frappant la paroi des boîtes de conserve. Si un cinéaste avait été présent, il aurait capté la beauté de cette complicité silencieuse et spontanée entre gens misérables. Mais il n’y avait que nous, debout sur ce plancher qui s’enfonçait doucement dans la glaise. Au bout de trois mois, il penchait tellement d’un côté que nous avons été obligés de replacer la position de chacun de nous afin d’empêcher les enfants et les femmes de glisser pendant leur sommeil vers le ventre dodu de leur voisin.

***

Malgré toutes ces nuits où nos rêves coulaient sur la pente du plancher, ma mère a continué à ambitionner un avenir pour nous. Elle s’était trouvé un complice. Il était jeune et certainement naïf puisqu’il osait afficher joie et désinvolture au milieu du vide monotone de notre quotidien. Ensemble, ma mère et lui ont monté une classe d’anglais. Avec lui, nous avons passé des matins entiers à répéter des mots sans les comprendre. Mais nous étions tous au rendez – vous, parce qu’il réussissait à soulever le ciel pour nous laisser entrevoir un nouvel horizon, loin des trous béants remplis d’excréments accumulés par les deux mille personnes du camp. Sans son visage, nous n’aurions pas pu imaginer un horizon dépourvu d’odeurs nauséabondes, de mouches, de vers. Sans son visage, nous n’aurions pas pu imaginer qu’un jour nous ne mangerions plus de poissons avariés, lancés à même le sol chaque fin d’après – midi à l’heure de la distribution des vivres. Sans son visage, nous aurions certainement perdu le désir de tendre la main pour rattraper nos rêves.

***

Malheureusement, de tous les matins avec ce professeur d’anglais improvisé, je n’ai retenu qu’une seule phrase: “My boat number is KG0338.” Cette phrase s’est révélée complètement inutile puisque je n’ai jamais eu la chance de l’utiliser, même pas à l’examen médical de la délégation canadienne. Le docteur en poste ne m’a pas adressé la parole. Il a tiré l’élastique de mon pantalon pour confirmer mon sexe plutôt que de me le demander. Boy or gie Je connaissais aussi ces deux mots. J’imagine que la physionomie d’un garçon et celle d’une fille de dix ans devaient se ressembler énormément, vu notre maigreur. Et puis, le temps pressait: nous étions tellement nombreux de l’autre côté de la porte. Il faisait si chaud dans cette petite salle d’examen aux fenêtres ouvertes sur une allée bruyante, où des centaines de personnes bousculaient leurs seaux d’eau à la pompe. Nous étions recouverts de plaques de gale et de poux, et nous avions tous le visage des gens perdus, dépassés.

***

De toute manière, je parlais très peu, parfois pas du tout. Pendant toute mon enfance, ma cousine Sao Mai a toujours parlé en mon nom, car j’étais son ombre: même âge, même classe, même sexe, mais son visage était du côté clair et le mien, du côté de l’obscur, de l’ombre, du silence.

***

Ma mère voulait que je parle, que j’apprenne à parler le plus rapidement possible le français, et aussi l’anglais puisque ma langue maternelle était devenue non pas dérisoire, mais inutile. Dès ma deuxième année au Québec, elle m’a envoyée dans une caserne de cadets anglophones. C’était une façon d’apprendre l’anglais gratuitement, m’avait – elle dit. Elle se trompait, ce n’était pas gratuit. Je l’ai payé, cher. Ils étaient une quarantaine de cadets, tous grands, effervescents et, surtout, adolescents. Ils se prenaient au sérieux en inspectant minutieusement le pli d’un col, l’angle d’un béret, la brillance d’une botte. Les plus vieux criaient après les plus jeunes. Ils jouaient à la guerre, à l’absurde, sans comprendre. Je ne les comprenais pas. Je ne comprenais pas non plus pourquoi le nom de mon voisin de rang avait été répété en boucle par notre supérieur. Peut – être voulaitil que je retienne le nom de cet adolescent qui faisait deux fois ma taille. J’ai commencé mon premier dialogue en anglais en le saluant à la fin de la séance:

“Bye, Asshole.”

***

Ma mère me plaçait souvent dans des situations de honte extrême. Une fois, elle m’a demandé d’aller acheter du sucre à l’épicerie située juste en dessous de notre premier appartement. J’y suis allée sans trouver de sucre. Ma mère m’y a renvoyée et a même verrouillé la porte derrière moi: “Ne reviens pas sans le sucre !” Elle avait oublié que j’étais sourde et muette. Je me suis assise sur les marches de l’épicerie jusqu’à la fermeture, jusqu’à ce que l’épicier me prenne par la main et me dirige vers le sac de sucre. Il m’avait comprise, même si mon mot “sucre” était amer.

Pendant longtemps, j’ai cru que ma mère prenait un plaisir fou à me pousser constamment au bord du précipice. Quand j’ai eu mes propres enfants, j’ai finalement compris que j’aurais dû l’avoir vue derrière la porte verrouillée, les yeux collés à l’œil – de – bœuf j’aurais dû l’entendre parler à l’épicier au téléphone, pendant que j’étais assise à pleurer sur les marches. J’ai aussi compris plus tard que ma mère avait certainement des rêves pour moi, mais qu’elle m’a surtout donné des outils pour me permettre de recommencer à m’enraciner, à rêver.

***

La ville de granby a été le ventre chaud qui nous a couvés durant notre première année au Canada. Les habitants de cette ville nous ont bercés un à un. Les élèves de mon école primaire faisaient la queue pour nous inviter chez eux pour le repas du midi. Ainsi, chacun de nos midis était réservé par une famille et, chaque fois, nous retournions à l’école le ventre presque vide, parce que nous ne savions pas comment manger du riz non collant avec une fourchette. Nous ne savions pas comment leur dire que cette nourriture nous était étrangère, qu’il n’était pas nécessaire pour eux de courir les marchés pour dénicher la dernière boîte de Minute Rice. Nous ne pouvions ni leur parler ni les écouter. Mais l’essentiel y était. Il y avait de la générosité et de la gratitude dans chacun de ces grains de riz laissés dans nos assiettes. Je me demande encore aujourd’hui si les mots n’auraient pas entaché ces moments de grâce. Et si, parfois, les sentiments ne sont pas mieux compris dans le silence, comme celui qui existait entre Claudette et monsieur Kiet. Leurs premiers moments ensemble furent sans paroles, et pourtant monsieur Kiet accepta de déposer son bébé dans les bras de Claudette sans questionnement: un bébé, son bébé, qu’il avait retrouvé sur la plage, après que son bateau s’était enroulé dans une vague trop gourmande. Il n’avait pas retrouvé sa femme, seulement son fils, qui vécut sa deuxième naissance sans sa mère. Claudette leur tendit les bras et les garda chez elle pendant des jours, des mois, des années.

***

Johanne m’a tendu la main de la même façon. Elle m’a aimée même si je portais une tuque au logo de McDonald’s, même si je voyageais en cachette dans un camion – cube avec cinquante autres Vietnamiens pour travailler dans les champs des Cantons – de – l’Est après l’école. Johanne voulait que j’aille à l’école secondaire privée avec elle l’année suivante. Pourtant, elle savait que j’attendais chaque fin d’après – midi, dans la cour de cette même école, les camions des agriculteurs pour aller travailler au noir, ramassant quelques dollars en échange des sacs de haricots cueillis.

Johanne m’a aussi emmenée au cinéma même si je portais une chemise soldée à quatre – vingt – huit cents avec un trou près du bord. Au retour du film Fame, elle m’a montré à chanter en anglais la chanson thème: I sing the body electric… sans que je comprenne les paroles, ni sa conversation avec sa sœur et ses parents autour de leur foyer. Elle est aussi celle qui m’a relevée de mes premières chutes en patin, qui m’a applaudie et a crié mon nom dans la foule quand Serge, un camarade de classe trois fois plus grand que moi, m’a prise dans ses bras avec le ballon de football pour marquer un but.

Je me demande si je ne l’ai pas inventée, cette amie. J’ai rencontré beaucoup de gens qui croient en Dieu, mais moi, je crois aux anges. Et Johanne en était un. Elle faisait partie d’une armée d’anges qui avaient été parachutés sur la ville pour nous donner un traitement de choc. Ils étaient à nos portes par dizaines à nous offrir des vêtements chauds, des jouets, des invitations, des rêves. Je sentais souvent qu’il n’y avait pas assez d’espace en nous pour recevoir tout ce qui nous était offert, pour capter tous les sourires qui nous étaient destinés. Comment visiter le zoo de Granby plus de deux fois par fin de semaine? Comment apprécier un week – end de camping dans la nature? Comment savourer une omelette au sirop d’érable?

***

J’ai une photo de mon père enlace dans les bras de nos “parrains une famille de bénévoles qui nous avait été assignée. Ils consacraient leurs dimanches à nous emmener dans des marchés aux puces. Ils négociaient haut et fort pour que nous puissions acheter des matelas, de la vaisselle, des lits, des sofas, l’essentiel en somme, avec nos trois cents dollars d’allocation gouvernementale destinée à l’ameublement de notre première demeure au Québec. Un des vendeurs a donné en prime un chandail rouge à gros col roulé à mon père. Il l’a porté fièrement chaque jour de notre premier printemps au Québec. Aujourd’hui, son grand sourire sur la photo réussit à faire oublier la coupe cintrée de ce chandail pour femme. Il est préférable de ne pas tout savoir, parfois.

Évidemment, il y a des moments où nous aurions aimé en savoir davantage. Savoir, par exemple, qu’il y avait des puces dans nos vieux matelas. Mais ces détails sont sans importance puisqu’ils n’apparaissaient pas sur les photos. De toute manière, nous croyions que nous étions immunisés contre les piqûres, qu’aucune puce ne pouvait mordre notre peau cuivrée par le soleil de la Malaisie. Or, les vents froids et les bains chauds nous avaient purifiés, rendant les morsures insupportables et les démangeaisons sanglantes.

Nous avons jeté ces matelas sans en informer nos parrains. Nous ne voulions pas les attrister parce qu’ils nous avaient donné leur cœur, leur temps. Nous appréciions leur générosité, mais insuffisamment: nous ne connaissions pas encore le prix du temps, sa juste valeur, sa grande rareté.

***

Pendant toute une année, Gran – by a représenté le paradis terrestre. Je ne pouvais imaginer une meilleure place dans le monde, même si nous y étions mangés par les mouches autant que dans notre camp de réfugiés. Un botaniste local nous a emmenés, les petits, dans des marécages où les quenouilles poussaient par milliers, pour nous montrer les insectes. Il ne savait pas pie nous avions tous côtoyé des mouches pendant des mois au camp de réfugiés. Elles s’agrippaient aux branches d’un arbre mort près des fosses septiques, à côté de notre cabane. Elles se plaçaient l’une contre l’autre autour des branches comme les baies d’une grappe de poivrier, ou comme des raisins de Corinthe. Elles étaient tellement nombreuses, tellement géantes qu’elles n’étaient pas obligées de voler pour être devant nos yeux, dans notre vie. Nous n’avions pas besoin de nous taire pour les entendre, alors que notre guide botaniste chuchotait pour écouter les bourdonnements, pour essayer de les comprendre.

***

Je connais le chant des mouches par cœur. Je n’ai qu’à fermer les yeux pour les réentendre tourner autour de moi parce que, pendant des mois, je devais m’accroupir en petit bonhomme à dix centimètres au – dessus d’un bain géant rempli à ras bord d’excréments sous le soleil brûlant de la Malaisie. Je devais regarder l’indescriptible couleur brune sans cligner des yeux pour éviter de glisser sur les deux planches, derrière la porte d’une des seize cabines, chaque fois que j’y mettais mes pieds. Il fallait maintenir l’équilibre, ne pas m’évanouir lorsque mes propres selles ou celles de la cabine voisine provoquaient une éclaboussure. Dans ces instants – là, je m’évadais en écoutant le vol des mouches. Une fois, j’ai perdu ma babouche entre les planches après avoir déplacé mon pied trop rapidement. Elle a plongé dans cette bouillie sans s’y enfoncer. Elle y flottait comme un bateau à la dérive.

***

Je suis restée pieds nus pendant des jours, en attendant que ma mère me trouve une babouche orpheline d’un autre enfant qui avait aussi perdu l’une des siennes. Je marchais directement sur la terre glaise où les vers avaient rampé une semaine auparavant. À chacune des grandes pluies, ils sortaient de la fosse septique par centaines de milliers, comme s’ils avaient été appelés par un messie. Ils se dirigeaient tous vers le flanc de notre colline et l’escaladaient sans jamais se fatiguer, sans jamais tomber. Ils rampaient jusqu’à nos pieds, tous au même rythme, transformant le rouge de la terre glaise en un ondoyant tapis blanc. Ils étaient tellement nombreux que nous déclarions forfait avant même de leur livrer combat. Ils devenaient invincibles et nous, vulnérables. Alors, nous les laissions étendre leur territoire jusqu’à la fin de la pluie, moment où ils devenaient à leur tour vulnérables.

***

Quand les communistes sont entrés dans Sàigon, ma famille leur a cédé la moitié de notre propriété parce que nous étions devenus vulnérables. Un mur de brique a été érigé pour établir deux adresses: une pour nous et une pour le poste de police du quartier.

Un an plus tard, les autorités de la nouvelle administration communiste sont revenues vider notre moitié de maison, nous vider. Des inspecteurs sont entrés dans notre cour sans avis, sans mandat, sans raison. Ils ont demandé à tous ceux qui étaient présents de se rassembler au salon. Mes parents étaient absents, alors les inspecteurs les ont attendus assis sur le bord des fauteuils Arts déco, le dos droit, sans toucher une seule fois les deux carrés de lin blanc, chargés de broderies fines, qui ornaient les accoudoirs. Ma mère a été la première à apparaître derrière la porte vitrée en fer forgé. Elle portait sa minijupe blanche plissée et ses souliers de course. Mon père, derrière elle, traînait des raquettes de tennis, le visage encore en sueur. L’arrivée impromptue de ces inspecteurs nous a projetés dans le présent, alors que nous savourions encore les derniers moments du passé. Tous les adultes de la maisonnée ont été sommés de rester au salon pendant que les inspecteurs commençaient leur travail d’inventaire.

Nous, les enfants, nous pouvions les suivre d’un étage à l’autre, d’une chambre à l’autre. Ils ont scellé les commodes, les armoires, les coiffeuses, les coffres forts. Ils ont même scellé la grande armoire à soutiens gorge de ma grand – mère et de ses six filles, sans y inscrire la description du contenu. J’ai alors pensé que le jeune inspecteur était gêné à l’idée de toutes ces filles aux seins ronds assises au salon, habillées de ces fines dentelles importées de Paris. J’ai aussi pensé qu’il laissait la feuille vierge, sans description du contenu de l’armoire, parce qu’il était trop accablé par le désir pour écrire sans trembler. Mais j’étais dans l’erreur: il ne connaissait pas l’utilité de ces soutiengorge. Selon lui, ils ressemblaient aux filtres à café de sa mère, faits de tissu cousu autour d’un anneau en métal dont un bout torsadé servait de manche.

Au pied du pont Long Biên qui traverse le fleuve Rouge à Hanoi, tous les soirs, sa mère remplissait son filtre de café avant de le tremper dans sa cafetière en aluminium pour en vendre quelques tasses aux passants. L’hiver, elle déposait les verres, qui contenaient à peine trois gorgées, dans un bol rempli d’eau chaude afin de les garder tièdes pendant la conversation des hommes assis sur ses bancs à peine surélevés du sol. Ses clients la repéraient à la flamme de sa minuscule lampe à huile, placée sur sa minuscule table de travail à côté de trois cigarettes présentées dans une assiette. Chaque matin, le jeune inspecteur encore enfant se réveillait avec, juste au – dessus de sa tête, le filtre à café au tissu brun reprisé maintes fois, accroché à un clou et parfois encore humide. Je l’ai entendu discuter avec les autres inspecteurs dans un coin de l’escalier. Il ne comprenait pas pourquoi ma famille avait autant de filtres à café classés dans des tiroirs tapissés de papier de soie. Et pourquoi étaient – ils doubles? Est – ce parce que les cafés se prennent toujours en compagnie d’un ami?

***

Ce jeune inspecteur, il avait marché dans la jungle depuis l’âge de douze ans, pour aller libérer le sud du Vietnam des mains “poilues” des Américains. Il avait dormi dans des tunnels souterrains, passé des journées entières dans des étangs sous un nénuphar, vu les corps de camarades sacrifiés pour empêcher le glissement des canons, vécu des nuits de malaria au milieu du bruit des hélicoptères et des explosions. À l’exception des dents laquées de noir, couleur de jais, de sa mère, il avait oublié le visage de ses parents. Alors, comment aurait – il pu deviner la fonction d’un soutien – gorge? Les filles et les garçons de la jungle possédaient tous exactement les mêmes biens: un casque vert, des sandales faites de lanières de pneus usés, un uniforme et un foulard à carreaux noirs et blancs. L’inventaire de leurs avoirs prenait trois secondes, contrairement au nôtre, qui dura un an. Nous avons dû partager notre espace, en accueillant dix de ces filles et garçons soldats inspecteurs dans notre demeure. Nous leur avons laissé un étage. Nous habitions chacun notre coin de maison en évitant les contacts, sauf durant les fouilles quotidiennes, où nous étions obligés d’être les uns en face des autres. Ils devaient s’assurer que nous ne possédions plus que l’essentiel, comme eux.

Un jour, nos dix chambreurs nous ont traînés dans leur salle de bains, nous accusant d’avoir volé un poisson qu’ils avaient reçu pour leur repas du soir. Ils désignaient la cuve des toilettes pour nous expliquer que le poisson y était ce matin – là, vivant et en santé. Qu’était – il advenu de lui?

***

Grâce à ce poisson, nous avons pu établir une communication. Mon père les a par la suite corrompus en leur faisant écouter de la musique en cachette. J’étais assise sous le piano, dans l’ombre, à regarder les larmes rouler sur leurs joues, là où les horreurs de l’Histoire s’étaient carrées, gravées sans hésiter. Après cet incident, nous ne savions plus s’ils étaient des ennemis ou des victimes, si nous les aimions ou les détestions, si nous les craignions ou en avions pitié. Et eux ne savaient plus s’ils nous avaient libérés des Américains ou si, au contraire, nous les avions libérés de la jungle vietnamienne.

Mais, très vite, cette musique qui déliait leurs poings s’est retrouvée dans un feu, sur la terrasse du toit de la maison. Ils avaient reçu l’ordre de brûler les livres, les chansons, les films, tout ce qui trahissait l’image de ces hommes et de ces femmes aux bras musclés brandissant leurs fourches, leurs marteaux et leur drapeau rouge à l’étoile jaune. Très vite, ils remplissaient le ciel de fumée, de nouveau.

***

Que sont devenus ces soldats?

Beaucoup de choses ont changé depuis que ce mur de brique a été érigé entre nous et les communistes. Je suis retournée au Vietnam travailler avec ceux qui sont à l’origine de ce mur, qui ont imaginé cet outil pour briser des centaines de milliers de vies, peut – être même des millions. Certes, nombreux ont été les revirements depuis que les chars d’assaut ont roulé pour la première fois dans la rue longeant notre maison, en 1975. Depuis, j’ai même appris le vocabulaire communiste de nos anciens assaillants parce que le mur de Berlin est tombé, parce que le rideau de fer a été levé, parce que je suis encore trop jeune pour rester accablée par le passé. Seulement, il n’y aura jamais de mur de brique dans ma maison. Je ne partage toujours pas l’amour qu’ont les gens autour de moi pour les murs de brique. Ils disent qu’ils réchauffent la pièce.

***

Le jour où j’ai rejoint mon affectation à Hanoi, je suis passée devant une minuscule pièce ouverte sur la rue. À l’intérieur, un homme et une femme disposaient des briques en un muret qui scindait la pièce en deux. Le muret grandissait, jour après jour, jusqu’à toucher le plafond. Ma secrétaire m’a raconté que c’était l’histoire de deux frères qui ne voulaient plus partager le même toit. La mère était restée impuissante devant cette séparation, peut – être parce qu’elle avait elle – même érigé des murs semblables trente ans plus tôt entre les vainqueurs et les vaincus. Elle est décédée durant mon séjour de trois ans à Hanoi. En héritage, elle a laissé à l’aîné le ventilateur sans interrupteur et au cadet l’interrupteur sans ventilateur.

IL EST VRAI que le mur de brique entre ces deux frères ne se compare pas à celui qui existait entre ma famille et les soldats communistes, ces deux murs ne portent pas non plus la même histoire que celle des vieilles maisons québécoises, et chaque mur a son récit. C’est grâce à ce recul que j’ai réussi à partager des repas avec ceux qui furent le bras droit et le bras gauche de He) Chi Minh sans voir la rancune planer, sans voir des femmes voyager en train avec leur vieille boîte de lait en poudre Guigoz dans les mains, comme s’il s’agissait d’un vase de potion magique. Pour les hommes enfermés dans les camps de rééducation, il s’agissait d’une potion magique, même si ces boîtes ne renfermaient que de la viande rissolée (thit chà bông): un kilo de porc rôti, effiloché fibre par fibre, séché à la braise toute la nuit, salé et resalé avec du mf6c mâ’m obtenu après deux jours de queue, d’espoir et de désespoir. Les femmes mettaient leur dévouement dans ces filaments de porc, même si elles n’étaient pas certaines de retrouver le père de leurs enfants dans le camp qu’elles partaient visiter, ne sachant pas s’il était vivant ou mort, blessé ou malade. En souvenir de ces femmes, je prépare de temps à autre cette viande rissolée pour mes fils, afin de préserver, de répéter, ces gestes d’amour.

L’AMOUR tel que mon fils Pascal le connaît se définit par le nombre de cœurs dessinés sur une carte ou par le nombre d’histoires de dragons racontées sous une couverture de duvet avec une lampe de poche. Je dois attendre encore quelques années avant de pouvoir lui rapporter qu’en d’autres temps, d’autres lieux, l’amour d’un parent se révélait dans l’abandon volontaire de ses enfants, comme les parents du Petit Poucet. De la même manière, la mère qui me faisait glisser sur l’eau à l’aide de sa longue perche au milieu des grands pics montagneux de Hoa Lu a voulu abandonner sa fille, que je la remplace. Elle préférait pleurer son absence que de la voir courir après les touristes pour leur vendre des nappes qu’elle avait brodées. J’étais une jeune fille à ce moment – là. Je ne voyais au milieu de ces montagnes rocheuses qu’un paysage majestueux au lieu de l’amour infini de cette mère. Il y a des nuits où je cours sur les longues bandes de terre à côté des buffles pour la rappeler, pour prendre la main de sa fille dans la mienne.

J’attends que pascal, vieillisse encore de quelques années avant d’attacher l’histoire de cette mère de Hoa Lu’ à celle du Petit Poucet. En attendant, je lui raconte l’histoire du cochon qui a voyagé dans un cercueil pour traverser des postes de surveillance entre la campagne et les villes. Il aime m’entendre imiter les pleureuses du cortège funèbre qui se jetaient corps et âme sur la longue caisse de . bois en se lamentant, alors que les fermiers, habillés tout de blanc, bandeau autour de la tête, tentaient de les retenir, de les consoler devant des inspecteurs habitués à la mort. Une fois en ville, derrière les portes fermées d’une adresse clandestine toujours changeante, les fermiers remettaient le cochon au boucher, qui le divisait en morceaux. Les marchands les attachaient par la suite autour de leurs cuisses et de leur taille pour les transporter jusqu’au marché noir, jusqu’aux familles, jusqu’à nous.

Je raconte ces anecdotes à Pascal pour garder en mémoire un pan d’histoire qui ne trouvera jamais sa place sur les bancs d’école.

JE ME SOUVIENS d’élèves à l’école secondaire qui se plaignaient de leur cours d’histoire obligatoire. Jeunes comme nous l’étions, nous ne savions pas que ce cours était un privilège que seuls les pays en paix peuvent s’offrir. Ailleurs, les gens sont trop préoccupés par leur survie quotidienne pour prendre le temps d’écrire leur histoire collective. Si je n’avais pas vécu dans le silence majestueux des grands lacs gelés, dans le plat quotidien de la paix, dans l’amour célébré en ballons, en confettis, en chocolats, je n’aurais probablement jamais remarqué cette vieille femme qui habitait à proximité du tombeau de mon arrière – grandpère, dans le delta du Mékong. Elle était très vieille, tellement vieille que la sueur coulait dans ses rides comme un ru qui trace un sillon dans la terre. Elle avait le dos courbé, tellement courbé qu’elle était obligée de descendre les marches à reculons pour ne pas perdre l’équilibre et débouler la tête la première. Combien de grains de riz avait – elle plantés? Combien de temps avait – elle gardé ses pieds dans la boue? Combien de soleils avait – elle vus se coucher sur sa rizière? Combien de rêves avait – elle écartés pour se retrouver pliée en deux, trente ans, quarante ans plus tard?

On oublie souvent l’existence de toutes ces femmes qui ont porté le Vietnam sur leur dos pendant que leurs maris et leurs fils portaient les armes sur le leur. On les oublie parce que, sous leur chapeau conique, elles ne regardaient pas le ciel. Elles attendaient seulement que le soleil tombe sur elles pour pouvoir s’évanouir plutôt que s’endormir. Si elles avaient pris le temps de laisser le sommeil venir à elles, elles se seraient imaginé leurs fils réduits en mille morceaux ou le corps de leurs maris flottant sur une rivière telle une épave. Les esclaves des Amériques savaient chanter leur peine dans les champs de coton. Ces femmes, elles, laissaient leur tristesse grandir dans les chambres de leur cœur. Elles s’alourdissaient tellement de toutes ces douleurs qu’elles ne pouvaient plus se relever. Elles ne pouvaient plus redresser leur échine arquée, ployée sous le poids de leur tristesse. Quand les hommes sont sortis de la jungle et ont recommencé à marcher sur les digues de terre autour de leurs rizières, les femmes ont continué à porter le poids de l’histoire inaudible du Vietnam sur leur dos. Très souvent, elles se sont éteintes ainsi sous cette lourdeur, dans le silence.

Une de ces femmes, que j’ai connue, est décédée en perdant pied dans ses toilettes, juchées au – dessus d’un étang rempli de barbottes. Ses babouches en plastique ont glissé. Si quelqu’un l’avait observée à ce momentlà, il aurait vu son chapeau conique disparaître derrière les quatre panneaux qui cachaient à peine son corps accroupi et l’entouraient sans la protéger. Elle est morte dans la fosse septique familiale, sa tête plongeant dans un trou d’excréments entre deux planches de bois, derrière sa hutte, entourée de poissons – chats à la chair jaune, à la peau lisse, sans écailles, sans mémoire.

APRÈS LE DÉCÈS de cette vieille dame, tous les dimanches, j’allais au bord d’un étang à lotus en banlieue de Hanoi, où il y avait toujours deux ou trois femmes au dos arqué, aux mains tremblantes, qui, assises dans le fond d’une barque ronde, se déplaçaient sur l’eau à l’aide d’une perche pour placer des feuilles de thé à l’intérieur des fleurs de lotus ouvertes. Elles y retournaient le jour suivant pour les recueillir, une à une, avant que les pétales se fanent, après que les feuilles emprisonnées avaient absorbé le parfum des pistils pendant la nuit. Elles me disaient que chaque feuille de thé conservait ainsi l’âme de ces fleurs éphémères.

LES PHOTOS n’ont pas su conserver l’âme de nos premiers sapins de Noël. Les branches ramassées dans les bois de la banlieue montréalaise, piquées dans le trou de la jante d’une roue de secours recouverte d’un drap blanc, semblent dégarnies et sans magie, mais en réalité elles étaient beaucoup plus belles que nos sapins de huit pieds d’aujourd’hui.

Mes parents nous rappellent souvent, à mes frères et à moi, qu’ils n’auront pas d’argent à nous laisser en héritage, mais je crois qu’ils nous ont déjà légué la richesse de leur mémoire, qui nous permet de saisir la beauté d’une grappe de glycine, la fragilité d’un mot, la force de l’émerveillement. Plus encore, ils nous ont offert des pieds pour marcher jusqu’à nos rêves, jusqu’à l’infini. C’est peut – être suffisant comme bagage pour continuer notre voyage par nous – mêmes. Sinon, nous encombrerions inutilement notre trajet avec des biens à transporter, à assurer, à entretenir.

Un dicton vietnamien dit: “Seuls ceux qui ont des cheveux longs ont peur, car personne ne peut tirer les cheveux de celui qui n’en a pas.” Alors, j’essaie le plus possible de n’acquérir que des choses qui ne dépassent pas les limites de mon corps.

***

 

RU

Kim Thúy

Translated from the French by Sheila Fischman 2012

In French, ru means a small stream and, figuratively, a flow, a discharge – of tears, of blood, of money (Le Robert historique).

In Vietnamese, ru means a lullaby, to lull.

To the people of the country.

I came into the world during the Tet Offensive, in the early days of the Year of the Monkey, when the long chains of firecrackers draped in front of houses exploded polyphonically along with the sound of machine guns.

I first saw the light of day in Saigon, where firecrackers, fragmented into a thousand shreds, coloured the ground red like the petals of cherry blossoms or like the blood of the two million soldiers deployed and scattered throughout the villages and cities of a Vietnam that had been ripped in two.

I was born in the shadow of skies adorned with fireworks, decorated with garlands of light, shot through with rockets and missiles. The purpose of my birth was to replace lives that had been lost. My life’s duty was to prolong that of my mother.

My name is Nguyễn An Tịnh, my mother’s name is Nguyễn An Tĩnh. My name is simply a variation on hers because a single dot under the i differentiates, distinguishes, dissociates me from her. I was an extension of her, even in the meaning of my name. In Vietnamese, hers means “peaceful environment” and mine “peaceful interior.” With those almost interchangeable names, my mother confirmed that I was the sequel to her, that I would continue her story.

The History of Vietnam, written with a capital H, thwarted my mother’s plans. History flung the accents on our names into the water when it took us across the Gulf of Siam thirty years ago. It also stripped our names of their meaning, reducing them to sounds at once strange, and strange to the French language. In particular, when I was ten years old it ended my role as an extension of my mother.

***

Because of our exile, my children have never been extensions of me, of my history. Their names are Pascal and Henri, and they don’t look like me. They have hair that’s lighter in colour than mine, white skin, thick eyelashes. I did not experience the natural feelings of motherhood I’d expected when they were clamped onto my breasts at 3 a.m., in the middle of the night. The maternal instinct came to me much later, over the course of sleepless nights, dirty diapers, unexpected smiles, sudden delights.

Only then did I understand the love of the mother sitting across from me in the hold of our boat, the head of the baby in her arms covered with foul – smelling scabies. That image was before my eyes for days and maybe nights as well. The small bulb hanging from a wire attached to a rusty nail spread a feeble, unchanging light. Deep inside the boat there was no distinction between day and night. The constant illumination protected us from the vastness of the sea and the sky all around us. The people sitting on deck told us there was no boundary between the blue of the sky and the blue of the sea. No one knew if we were heading for the heavens or plunging into the water’s depths. Heaven and hell embraced in the belly of our boat. Heaven promised a turning point in our lives, a new future, a new history. Hell, though, displayed our fears: fear of pirates, fear of starvation, fear of poisoning by biscuits soaked in motor oil, fear of running out of water, fear of being unable to stand up, fear of having to urinate in the red pot that was passed from hand to hand, fear that the scabies on the baby’s head was contagious, fear of never again setting foot on solid ground, fear of never again seeing the faces of our parents, who were sitting in the darkness surrounded by two hundred people.

***

Before our boat had weighed anchor in the middle of the night on the shores of Rach Gia, most of the passengers had just one fear: fear of the Communists, the reason for their flight. But as soon as the vessel was surrounded, encircled by the uniform blue horizon, fear was transformed into a hundred – faced monster who sawed off our legs and kept us from feeling the stiffness in our immobilized muscles. We were frozen in fear, by fear. We no longer closed our eyes when the scabious little boy’s pee sprayed us. We no longer pinched our noses against our neighbours’ vomit. We were numb, imprisoned by the shoulders of some, the legs of others, the fear of everyone. We were paralyzed.

The story of the little girl who was swallowed up by the sea after she’d lost her footing while walking along the edge spread through the foul – smelling belly of the boat like an anaesthetic or laughing gas, transforming the single bulb into a polar star and the biscuits soaked in motor oil into butter cookies. The taste of oil in our throats, on our tongues, in our heads sent us to sleep to the rhythm of the lullaby sung by the woman beside me.

My father had made plans, should our family be captured by Communists or pirates, to put us to sleep forever, like Sleeping Beauty, with cyanide pills. For a long time afterwards, I wanted to ask why he hadn’t thought of letting us choose, why he would have taken away our possibility of survival.

I stopped asking myself that question when I became a mother, when Dr. Vinh, a highly regarded surgeon in Saigon, told me how he had put his five children, one after the other, from the boy of twelve to the little girl of five, alone, on five different boats, at five different times, to send them off to sea, far from the charges of the Communist authorities that hung over him. He was certain he would die in prison because he’d been accused of killing some Communist comrades by operating on them, even if they’d never set foot in his hospital. He hoped to save one, maybe two of his children by launching them in this fashion onto the sea. I met Dr. Vinh on the church steps, which he cleared of snow in the winter and swept in the summer to thank the priest who had acted as father to his children, bringing up all five, one after the other, until they were grown, until the doctor got out of prison.

***

I didn’t cry out and I didn’t weep when I was told that my son Henri was a prisoner in his own world, when it was confirmed that he is one of those children who don’t hear us, don’t speak to us, even though they’re neither deaf nor mute. He is also one of those children we must love from a distance, neither touching, nor kissing, nor smiling at them because every one of their senses would be assaulted by the odour of our skin, by the intensity of our voices, the texture of our hair, the throbbing of our hearts. Probably he’ll never call me maman lovingly, even if he can pronounce the word poire with all the roundness and sensuality of the oi sound. He will never understand why I cried when he smiled for the first time. He won’t know that, thanks to him, every spark of joy has become a blessing and that I will keep waging war against autism, even if I know already that it’s invincible.

Already, I am defeated, stripped bare, beaten down.

***

When I saw my first snowbanks through the porthole of the plane at Mirabel Airport, then too I felt naked, if not stripped bare. In spite of my short – sleeved orange pullover purchased at the refugee camp in Malaysia before we left for Canada, in spite of my loose – knit brown sweater made by Vietnamese women, I was naked. Several of us on the plane made a dash for the windows, our mouths agape, our expressions stunned. After such a long time in places without light, a landscape so white, so virginal could only dazzle us, blind us, intoxicate us.

I was as surprised by all the unfamiliar sounds that greeted us as by the size of the ice sculpture watching over a table covered with canapés, hors d’oeuvre, tasty morsels, each more colourful than the last. I recognized none of the dishes, yet I knew that this was a place of delights, an idyllic land. I was like my son Henri: unable to talk or to listen, even though I was neither deaf nor mute. I now had no points of reference, no tools to allow me to dream, to project myself into the future, to be able to experience the present, in the present.

***

My first teacher in Canada walked with us, the seven youngest in the group of Vietnamese, across the bridge that led to the present. She watched over our transplantation with all the sensitivity of a mother for her premature baby. We were hypnotized by the slow and reassuring swaying of her shapely hips, her round and generous behind. Like a mother duck, she walked ahead of us, asking us to follow her to the haven where we would be children again, simply children, surrounded by colours, drawings, trivia. I will be forever grateful to her for giving me my first desire as an immigrant: to be able to sway my bum the way she did. Not one of the Vietnamese in our group possessed such opulence, such generosity, such nonchalance in her curves. We were all angular, bony, hard. And so when she bent down to me, placing her hands on mine to tell me, “My name is Marie – France, what’s yours?” I repeated each of her syllables without blinking, without needing to understand, because I was lulled by a cloud of coolness, of lightness, of sweet perfume. I hadn’t understood a word she’d said, only the melody of her voice, but it was enough. More than enough.

***

When I got home, I repeated the same sequence of sounds to my parents: “My name is Marie – France, what’s yours?” They asked me if I’d changed my name. It was at that split second that my present reality caught up to me, when the deafness and muteness of the moment erased my dreams and thus the power to look ahead, to look far ahead.

My parents, though they already spoke French, could not look far ahead either, for they’d been expelled from the Introduction to French course, that is, struck off the list of people who would receive an allowance of forty dollars a week. They were overqualified for the course but underqualified for everything else. Unable to look ahead of themselves, they looked ahead of us, for us, their children.

***

For us, they didn’t see the blackboards they wiped clean, the school toilets they scrubbed, the imperial rolls they delivered. They saw only what lay ahead. And so to make progress my brothers and I followed where their eyes led us. I met parents whose gaze had been extinguished, some beneath the weight of a pirate’s body, others during the all too many years of Communist re – education camps – not the war camps during the war, but the peacetime camps after the war.

***

As a child, I thought that war and peace were opposites. Yet I lived in peace when Vietnam was in flames and I didn’t experience war until Vietnam had laid down its weapons. I believe that war and peace are actually friends, who mock us. They treat us like enemies when it suits them, with no concern for the definition or the role we give them. Perhaps, then, we shouldn’t take too much stock in the appearance of one or the other to decide our views. I was lucky enough to have parents who were able to hold their gaze steady, no matter the mood of the moment. My mother often recited the proverb that was written on the blackboard of her eighth – grade class in Saigon: Ðời là chiến trận, nếu buồn là thua. Life is a struggle in which sorrow leads to defeat.

***

My mother waged her first battles later, without sorrow. She went to work for the first time at the age of thirty – four, first as a cleaning lady, then at jobs in plants, factories, restaurants. Before, in the life that she had lost, she was the eldest daughter of her prefect father. All she did was settle arguments between the French – food chef and the Vietnamese – food chef in the family courtyard. Or she assumed the role of judge in the secret love affairs between maids and menservants. Otherwise, she spent her afternoons doing her hair, applying her makeup, getting dressed to accompany my father to social events. Thanks to the extravagant life she lived, she could dream all the dreams she wanted, especially those she dreamed for us. She was preparing my brothers and me to become musicians, scientists, politicians, athletes, artists and polyglots, all at the same time.

***

However, far from us, blood still flowed and bombs still fell, so she taught us to get down on our knees like the servants. Every day, she made me wash four tiles on the floor and clean twenty sprouted beans by removing their roots one by one. She was preparing us for the collapse. She was right to do so, because very soon we no longer had a floor beneath our feet.

***

During our first nights as refugees in Malaysia, we slept right on the red earth, without a floor. The Red Cross had built refugee camps in the countries adjoining Vietnam to receive the boat people – those who had survived the sea journey. The others, those who’d gone down during the crossing, had no names. They died anonymously. We were among those who had been lucky enough to wash up on dry land. We felt blessed to be among the two thousand refugees in a camp that was intended to hold two hundred.

***

We built a cabin on piles in an out – of – the – way part of the camp, on the side of a hill. For weeks, twenty – five members of five families working together, in secret, felled some trees in the nearby woods, then planted them in the soft clay soil, attached them to six plywood panels to make a large floor, and covered the frame with a canvas of electric blue, plastic blue, toy blue. We had the good fortune to find enough burlap and nylon rice bags to surround the four sides of our cabin, as well as the three sides of our shared bathroom. Together, the two structures resembled a museum installation by a contemporary artist. At night, we slept pressed so close together that we were never cold, even without a blanket. During the day, the heat absorbed by the blue plastic made the air in our cabin suffocating. On rainy days and nights, the water came in through holes pierced by the leaves, twigs and stems that we’d added to cool it down.

If a choreographer had been underneath the plastic sheet on a rainy day or night, he would certainly have reproduced the scene: twenty – five people, short and tall, on their feet, each holding a tin can to collect the water that dripped off the roof, sometimes in torrents, sometimes drop by drop. If a musician had been there, he would have heard the orchestration of all that water striking the sides of the tins. If a filmmaker had been there, he would have captured the beauty of the silent and spontaneous complicity between wretched people. But there was only us, standing on a floor that was slowly sinking into the clay. After three months it tilted so severely to one side that we all had to find new positions so sleeping women and children wouldn’t slip onto the plump bellies of their neighbours.

***

In spite of all those nights when our dreams spilled onto the sloping floor, my mother still had high hopes for our future. She’d found an accomplice. He was young and certainly naive because he dared to flaunt joy and light – heartedness in the midst of our dull and empty daily lives. Together, he and my mother started an English class. We spent whole mornings with him, repeating words we didn’t understand. But we all showed up because he was able to raise the sky and give us a glimpse of a new horizon, far from the gaping holes filled with the excrement of the camp’s two thousand people. Without his face, we could never have imagined a horizon without flies, worms and nauseating smells. Without his face, we couldn’t have imagined that someday we would no longer eat rotting fish flung down late every afternoon when rations were handed out. Without his face, we would certainly have lost the desire to reach out our hands and catch our dreams.

***

Unfortunately, from all the mornings with this impromptu English teacher, I remembered only one sentence: My boat number is KG0338. It turned out to be totally useless because I never had a chance to say it, not even during the medical examination by the Canadian delegation. The doctor on call didn’t speak a word to me. He tugged the elastic of my pants to confirm my sex instead of asking, Boy or girl? I also knew those two words. The appearance of a ten – year – old boy and a ten – year – old girl must have been much the same, because of our scrawniness. And time was short: there were so many of us on the other side of the door. It was terribly hot in the small examining room with its windows open onto a noisy alley where hundreds of water buckets collided at the pump. We were covered with scabies and lice and we all looked lost, beyond our depth.

***

In any case, I spoke very little, sometimes not at all. Throughout my early childhood, my cousin Sao Mai always spoke on my behalf because I was her shadow: the same age, the same class, the same sex, but her face was on the bright side and mine on the side of darkness, shadow, silence.

***

My mother wanted me to talk, to learn French as fast as possible, English too, because my mother tongue had become not exactly insufficient, but useless. Starting in my second year in Quebec, she sent me to a military garrison of anglophone cadets. It was a way that I could learn English for free, she told me. But she was wrong, it wasn’t free. I paid for it, dearly. There were around forty cadets, all of them tall, bursting with energy and, above all, teenagers. They took themselves seriously when inspecting in minute detail the fold of a collar, the angle of a beret, the shine of a boot. The oldest ones yelled at the youngest. They played at war, at the absurd, without understanding. And I didn’t understand them. Nor did I understand why the name of the cadet next to me was repeated in a loop by our superior. Maybe he wanted me to remember the name of that teenage boy who was twice my height. My first conversation in English started with me saying to him at the end of the session: “Bye, Asshole.”

***

My mother often put me in situations of extreme shame. Once, she asked me to go and buy sugar at the grocery store just below our first apartment. I went but found no sugar. My mother sent me back and even locked the door behind me: “Don’t come back without the sugar!” She had forgotten that I was a deaf – mute. I sat on the grocery store steps until it closed, until the grocer took me by the hand and led me to the bag of sugar. He had understood, even if to me the word sugar was bitter.

For a long time, I thought my mother enjoyed constantly pushing me right to the edge. When I had my own children, I finally understood that I should have seen her behind the locked door, eyes pressed against the peephole; I should have heard her talking on the phone to the grocer when I was sitting on the steps in tears. I also understood later that my mother certainly had dreams for me, but above all she’d given me tools so that I could put down roots, so that I could dream.

***

The town of Granby was the warm belly that sheltered us during our first year in Canada. The locals cosseted us one by one. The pupils in my grade school lined up to invite us home for lunch so that each of our noon hours was reserved by a family. And every time, we went back to school with nearly empty stomachs because we didn’t know how to use a fork to eat rice that wasn’t sticky. We didn’t know how to tell them that this food was strange to us, that they really didn’t have to go to every grocery store in search of the last box of Minute Rice. We could neither talk to nor understand them. But that wasn’t the main thing. There was generosity and gratitude in every grain of the rice left on our plates. To this day I still wonder whether words might have tainted those moments of grace. And whether feelings are sometimes understood better in silence, like the one that existed between Claudette and Monsieur Kiet. Their first moments together were wordless, yet Monsieur Kiet agreed to put his baby into Claudette’s arms without questioning: a baby, his baby, whom he’d found on the shore after his boat had capsized in an especially greedy wave. He had not found his wife, only his son, who was experiencing a second birth without his mother. Claudette stretched out her arms to them and kept them with her for days, for months, for years.

***

Johanne held out her hand to me in the same way. She liked me even though I wore a tuque with a McDonald’s logo, even though I travelled hidden in a cube van with fifty other Vietnamese to work in fields around the Eastern Townships after school. Johanne wanted me to go to a private secondary school with her the following year. Yet she knew that I waited every afternoon in the yard of that very school for the farmers’ trucks that would take us to work illegally in the fields, earning a few dollars in exchange for the sacks of beans we picked.

Johanne also took me to the movies, even though I was wearing a shirt bought on sale for eighty – eight cents, with a hole near one of the seams. After the film Fame she taught me how to sing the theme song in English, “I sing the body electric,” although I didn’t understand the words, or her conversations with her sister and her parents around their fireplace. It was Johanne too who picked me up after my first falls when we went ice skating, who applauded and shouted my name in the crowd when Serge, a classmate three times my size, took me in his arms along with the football and scored a touchdown.

I wonder if I haven’t invented her, that friend of mine. I’ve met many people who believe in God, but what I believe in is angels, and Johanne was an angel. She was one of an army of them who’d been parachuted into town to give us shock treatment. By the dozen they showed up at our doors to give us warm clothes, toys, invitations, dreams. I often felt there wasn’t enough space inside us to receive everything we were offered, to catch all the smiles that came our way. How could we visit the Granby zoo more than twice each weekend? How could we appreciate a camping trip to the countryside? How to savour an omelette with maple syrup?

***

I have a photo of my father being embraced by our sponsors, a family of volunteers to whom we’d been assigned. They spent their Sundays taking us to flea markets. They negotiated fiercely on our behalf so we could buy mattresses, dishes, beds, sofas – in short, the basics – with our three – hundred – dollar government allowance meant to furnish our first home in Quebec. One of the vendors threw in a red cowl – necked sweater for my father. He wore it proudly every day of our first spring in Quebec. Today, his broad smile in the photo from that time manages to make us forget that it was a woman’s sweater, nipped in at the waist. Sometimes it’s best not to know everything.

Of course, there were times when we’d have liked to know more. To know, for instance, that in our old mattresses there were fleas. But those details don’t matter because they don’t show in the pictures. In any case, we thought we were immunized against stings, that no flea could pierce our skin bronzed by the Malaysian sun. In fact, the cold winds and hot baths had purified us, making the bites unbearable and the itches bloody.

We threw out the mattresses without telling our sponsors. We didn’t want them to be disappointed, because they’d given us their hearts, their time. We appreciated their generosity, but not sufficiently: we did not yet know the cost of time, its fair market value, its tremendous scarcity.

***

For a whole year, Granby represented heaven on earth. I couldn’t imagine a better place in the world, even if we were being eaten alive by flies, just as in the refugee camp. A local botanist took us children to swamps where cattails grew in the thousands, to show us the insects. He didn’t know that we’d rubbed shoulders with flies in the refugee camps for months. They clung to the branches of a dead tree near the septic tanks, next to our cabin. They positioned themselves around the branches like the berries of a pepper plant or currants. They were so numerous, so enormous, that they didn’t need to fly to be in front of our eyes, in our lives. We didn’t need to be silent to hear them. Now our botanist guide whispered to us to listen to their droning, to try to understand them.

***

I know the sound of flies by heart. I just have to close my eyes to hear them buzzing around me again, because for months I had to crouch down above a gigantic pit filled to the brim with excrement, in the blazing sun of Malaysia. I had to look at the indescribable brown colour without blinking so that I wouldn’t slip on the two planks behind the door of one of the sixteen cabins every time I set foot there. I had to keep my balance, avoid fainting when my stools or those from the next cabin splattered. At those moments I escaped by listening to the humming of flies. Once, I lost my slipper between the planks after I’d moved my foot too quickly. It fell into the cesspit without sinking, floating there like a boat cast adrift.

***

I went barefoot for days, waiting for my mother to find an orphan slipper belonging to another child who’d also lost one. I walked directly on the clay soil where maggots had been crawling a week before. With every heavy rainfall they emerged from the cesspit in the hundreds of thousands, as if summoned by a messiah. They all headed for the side of our hill and climbed without ever tiring, without ever falling. They crawled up to our feet, all to the same rhythm, transforming the red clay soil into an undulating white carpet. There were so many that we gave up before we’d even started to fight. They became invincible, we became vulnerable. We let them extend their territory until the rains stopped, when they became vulnerable in turn.

***

When the Communists entered Saigon, my family handed over half of our property because we’d become vulnerable. A brick wall was erected to establish two addresses: one for us and one for the local police station.

A year later, the authorities from the new Communist administration arrived to clean out our half of the house, to clean us out. Inspectors came to our courtyard with no warning, no authorization, no reason. They asked all those present to gather in the living room. My parents were out, so the inspectors waited for them, sitting on the edges of art deco chairs, their backs straight, without once touching the two white linen squares covered with fine embroidery that adorned the armrests. My mother was the first to appear behind the wrought iron glass door. She had on her white pleated miniskirt and her running shoes. Behind her, my father was dragging tennis rackets, his face still covered in sweat. The inspectors’ surprise visit had thrown us into the present while we were still savouring the last moments of the past. All the adults in the household were ordered to stay in the living room while the inspectors started making their inventory.

We children could follow them from floor to floor, from room to room. They sealed chests of drawers, wardrobes, dressing tables, safes. They even sealed the big chests of drawers filled with the brassieres of my grandmother and her six daughters, without describing the contents. It seemed to me then that the young inspector was embarrassed at the thought of all those round – breasted girls in the living room, dressed in fine lace imported from Paris. I also thought that he was leaving the paper blank, with no description of the wardrobe’s contents, because he was too overwhelmed by desire to write without trembling. But I was wrong: he had no idea what brassieres were for. In his opinion they looked like his mother’s coffee filters, made of cloth sewn around a metal ring, the twisted end of which served as a handle.

At the foot of the Long Biên Bridge that crosses the Red River in Hanoi, every night his mother would fill her coffee filter then dip it into her aluminum coffee pot to make a few cups that she’d sell to passersby. In the winter, she placed glasses containing barely three sips into a bowl filled with hot water to keep them warm during conversations between the men sitting on benches raised just a bit above the ground. Her customers spotted her by the flame of her tiny oil lamp sitting on the tiny work table, next to three cigarettes displayed on a plate. Every morning, the young inspector, still a child, woke up with the oft – mended brown cloth coffee filter, sometimes still wet and hanging from a nail above his head. I heard him talking with the other inspectors in a corner of the staircase. He didn’t understand why my family had so many coffee filters filed away in drawers lined with tissue paper. And why were they double? Was it because we always drink coffee with a friend?

The young inspector had been marching in the jungle since the age of twelve to free South Vietnam from the “hairy hands” of the Americans. He had slept in underground tunnels, spent days at a time in a pond, under a water lily, seen the bodies of comrades sacrificed to prevent cannons from sliding, lived through nights of malaria amidst the sound of helicopters and explosions. Aside from his mother’s teeth lacquered jet black, he had forgotten his parents’ faces. How could he have guessed, then, what a brassiere was for? In the jungle, boys and girls had exactly the same possessions: a green helmet, sandals made from strips of worn – out tires, a uniform, and a black and white checked scarf. An inventory of their belongings took three seconds, unlike ours, which lasted for a year. We had to share our space by taking ten of those girl and boy soldier – inspectors into our home. We gave them one floor of the house. Each of us lived in our own corner, avoiding contact except during the daily searches, when we were obliged to stand face to face with them. They needed to be sure that we had only the essentials, like them.

One day our ten roomers dragged us to their bathroom, accusing us of stealing a fish they’d been given for their evening meal. They pointed to the toilet bowl and explained to us that the fish had been there that morning, hale and hearty. What had become of it?

***

Thanks to that fish, we were able to establish communication. Later on, my father corrupted them by having them listen to music on the sly. I sat underneath the piano, in the shadows, watching tears roll down their cheeks, where the horrors of History, without hesitation, had carved grooves. After that, we no longer knew if they were enemies or victims, if we loved or hated them, if we feared or pitied them. And they no longer knew if they had freed us from the Americans or, on the contrary, if we had freed them from the jungle of Vietnam.

Very quickly, though, the music that had accorded them a kind of freedom found itself in a fire, on the rooftop terrace of the house. They had received an order to burn the books, songs, films – everything that betrayed the image of those men and women with muscular arms holding aloft their pitchforks, their hammers and their flag, red with a yellow star. Very quickly, they filled the sky with smoke, once more.

***

What became of those soldiers? Much has changed since the brick wall was put up between us and the Communists. I went back to Vietnam to work with those who had caused the wall to be built, who’d imagined it as a tool to break hundreds of thousands of lives, perhaps even millions. There had been reversals, of course, since the tanks first rolled down the street that ran past our house in 1975. Since then, I had even learned the Communist vocabulary of our former assailants because the Berlin Wall fell, because the Iron Curtain was raised, because I am still too young to be weighed down by the past. Only, there will never be a brick wall in my house. I still don’t share the love for brick walls of the people around me. They claim that bricks make a room warm.

***

The day I started my job in Hanoi, I walked past a tiny room that opened onto the street. Inside, a man and a woman were arranging bricks into a low wall that divided the room in two. The wall got higher day by day, until it reached the ceiling. My secretary told me that it was because of two brothers who didn’t want to live under the same roof. The mother had been helpless against this separation, perhaps because she herself had erected similar walls some thirty years earlier between victors and vanquished. She died during my three – year stay in Hanoi. By way of legacy, to the older child she left the fan without a switch, to the younger the switch without the fan.

It’s true that the brick wall between those two brothers can’t be compared to the one that existed between my family and the Communist soldiers, nor do these two walls carry the same history as do old Québécois houses – each wall has its own story. It is thanks to that distance that I’ve been able to share meals with people who were the right arm and the left arm of Ho Chi Minh without seeing the rancour hovering, without seeing women on a train holding old Guigoz powdered milk cans in their hands as if they were jars of magic potion. For the men shut away in re – education camps, it was a magic potion, even if the cans held only browned meat (thịt chà bông): a kilo of roasted pork shredded fibre by fibre, dried all night over the embers, salted, then salted again with nước mắm obtained after two days of waiting in line, two days of hope and despair. The women lavished devotion on those filaments of pork, even if they weren’t sure of finding their children’s father in the camp they were setting off to visit, not knowing if he was dead or alive, wounded or sick. In memory of those women, I cook that browned meat for my sons now and then, to preserve, to repeat, those gestures of love.

Love, as my son Pascal knows it, is defined by the number of hearts drawn on a card or by how many stories about dragons are told by flashlight under a down – filled comforter. I have to wait a few more years till I can report to him that in other times, other places, parents showed their love by willingly abandoning their children, like the parents of Tom Thumb. Similarly, the mother who made me glide on the water with the help of her long stick, surrounded by the high mountain peaks of Hoa L , wanted to give up her daughter, pass her to me. That mother wanted me to replace her. She preferred to cry over her child’s absence rather than watch her running after tourists to sell them the tablecloths she had embroidered. I was a young girl then. In the midst of those rocky mountains, I saw only a majestic landscape in place of that mother’s infinite love. There are nights when I run along the long strips of earth next to the buffalo to call her back, to take her daughter’s hand in mine.

I am waiting till Pascal is a few years older before I make the connection between the story of the mother from Hoa L and Tom Thumb. In the meantime, I tell him the story of the pig that travelled in a coffin to get through the surveillance posts between the countryside and the towns. He likes to hear me imitate the crying women in the funeral procession who threw themselves body and soul onto the long wooden box, wailing, while the farmers, dressed all in white with bands around their heads, tried to hold them back, to console them in front of the inspectors who were too accustomed to death. Once they got back to town, behind the closed doors of an ever – changing secret address, the farmers turned the pig over to the butcher, who cut it into pieces. The merchants would then tie those around their legs and waists to transport them to the black market, to families, to us.

I tell Pascal these stories to keep alive the memory of a slice of history that will never be taught in any school.

I remember some students in my high school who complained about the compulsory history classes. Young as we were, we didn’t realize that the course was a privilege only countries at peace can afford. Elsewhere, people are too preoccupied by their day – to – day survival to take the time to write their collective history. If I hadn’t lived in the majestic silence of great frozen lakes, in the humdrum everyday life of peace, where love is celebrated with balloons, confetti, chocolates, I would probably never have noticed the old woman who lived near my great – grandfather’s grave in the Mekong Delta. She was very old, so old that the sweat ran down her wrinkles like a brook that traces a furrow in the earth. Her back was hunched, so hunched that she had to go down staircases backwards so as not to lose her balance and fall headfirst. How many grains of rice had she planted? How long had she spent with her feet in the mud? How many suns had she watched set over her rice fields? How many dreams had she set aside only to find herself bent in two, thirty years, forty years later?

We often forget about the existence of all those women who carried Vietnam on their backs while their husbands and sons carried weapons on theirs. We forget them because under their cone – shaped hats they did not look up at the sky. They waited only for the sun to set on them so they could faint instead of falling asleep. Had they taken the time to let sleep come, they would have imagined their sons blown into a thousand pieces or the bodies of their husbands drifting along a river like flotsam. American slaves were able to sing about their sorrow in the cotton fields. Those women let their sadness grow in the chambers of their hearts. They were so weighed down by all their grief that they couldn’t pull themselves up, couldn’t straighten their hunched backs, bowed under the weight of their sorrow. When the men emerged from the jungle and started to walk again along the earthen dikes around their rice fields, the women continued to bear the weight of Vietnam’s inaudible history on their backs. Very often they passed away under that weight, in silence.

One of those women, whom I knew, died when she lost her footing in the toilet, perched above a pond full of bullheads. Her plastic slippers slid. Anyone watching her at that moment would have seen her cone – shaped hat disappear behind the four panels that barely hid her crouching body, surrounding her without protecting her. She died in the family’s septic tank, her head plunging into a hole full of excrement between two planks, behind her hut, surrounded by smooth – skinned, yellow – fleshed bullheads, without scales, without memory.

After the old lady died, I would go every Sunday to a lotus pond in a suburb of Hanoi where there were always two or three women with bent backs and trembling hands, sitting in a small round boat, using a stick to move across the water and drop tea leaves into open lotus blossoms. They would come back the next day to collect them one by one before the petals faded, after the captive tea leaves had absorbed the scent of the pistils during the night. They told me that every one of those tea leaves preserved the soul of the short – lived flowers.

Photos could not preserve the soul of our first Christmas trees. Those branches gathered in the woods of suburban Montreal, stuck in the rim of a spare tire covered with a white sheet, seem bare and lacking in magic, but in reality they were much prettier than the eight – foot – tall spruce trees we have nowadays.

My parents often remind my brothers and me that they won’t have any money for us to inherit, but I think they’ve already passed on to us the wealth of their memories, allowing us to grasp the beauty of a flowering wisteria, the delicacy of a word, the power of wonder. Even more, they’ve given us feet for walking to our dreams, to infinity. Which may be enough baggage to continue our journey on our own. Otherwise, we would pointlessly clutter our path with possessions to transport, to insure, to take care of.

A Vietnamese saying has it that “Only those with long hair are afraid, for no one can pull the hair of those who have none.” And so I try as much as possible to acquire only those things that don’t extend beyond the limits of my body.

***

Comments are closed.