Karel Appel: Nghệ thuật là lễ hội

Nguyễn Man Nhiên

 

Trong sự nghiệp kéo dài gần sáu thập kỷ, họa sĩ và điêu khắc gia nổi tiếng người Hà Lan Karel Appel (1921-2006) đã thiết lập một phong cách thẩm mỹ riêng biệt khiến ông trở thành một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất ở nửa sau của thế kỷ XX. Karel Appel được biết đến nhiều nhất với tư cách là một trong những thành viên sáng lập của nhóm CoBrA tiên phong sau Thế chiến II. Karel Appel đã tạo ra một con đường nghệ thuật mới bằng cách kết hợp thẩm mỹ hiện đại với cách tiếp cận tự phát về bố cục và các trường màu rực rỡ. “Tôi không vẽ, tôi đánh” (‘I don’t paint, I hit’), Appel nói về phong cách biểu cảm táo bạo của mình.

Dưới đây là vài suy nghĩ và quan niệm về nghệ thuật của Karel Appel.

NGHỆ THUẬT LÀ LỄ HỘI

Qua chơi đùa, ta làm mới lại mối liên hệ với thời thơ ấu – Nghệ thuật của tôi như trẻ nít.

Bạn phải học tất cả, sau đó quên đi và bắt đầu lại như một đứa trẻ. Đây là sự tiến hóa bên trong.

Nét cọ của tôi bắt đầu trong trống không và kết thúc trong trống không, và ở giữa bạn thấy ra hình ảnh.

Vết sơn của tôi giống như một tên lửa, vạch ra không gian riêng của nó. Tôi cố gắng để làm điều không thể thành có thể. Tôi không thấy trước điều gì đang xảy ra, đó là một bất ngờ. Vẽ tranh, giống như nỗi đam mê, là một cảm xúc đầy sự thật và vang lên sống động, giống tiếng gầm phát ra từ lồng ngực của con sư tử. Vẽ là phá hủy những gì đi trước. Tôi không bao giờ cố vẽ một bức tranh, mà chỉ một mẩu của cuộc sống. Đó là một tiếng thét; một đêm tối trời; nó giống như một đứa trẻ; một con hổ đằng sau song sắt.

Nếu tôi vẽ như một kẻ man dã, đó là vì ta đang sống trong một thời man rợ.

Mỗi ngày tôi phải tỉnh táo để vượt thoát… Cả thế giới này buồn ngủ. Đó là một cuộc chiến thực sự để tỉnh thức, để thấy mọi thứ mới mẻ, lần đầu tiên trong đời.

Là nghệ sĩ, bạn phải chiến đấu và sống sót nơi hoang dã để giữ cho được sự tự do sáng tạo. Sáng tạo rất mong manh.

Nhiệm vụ của người nghệ sĩ là không được tính toán theo bất kỳ ý nghĩa nào, để anh ta có thể tự giải phóng khỏi những cảm xúc của con người trong khi gánh vác các nguồn lực phổ quát của cuộc sống. Chỉ khi người ta không nghĩ về việc làm nghệ thuật, hoặc về phong cách, hoặc hướng đi. Một cái gì đó sẽ đến, một cái gì đó xảy ra.

Trên khung vải, không có khám phá, không có kịch tính cá nhân, không tuân theo nhịp điệu… chúng ta giải phóng mình khỏi nhịp điệu, chúng ta vẫn chưa đến đó, nhưng nó đang đến… Bây giờ tôi vẽ những vết bẩn, những vết bẩn lớn hơn, màu sắc không ngừng bôi lại lần lượt, tôi cạo và vẽ lên những vết màu mới cho đến khi không còn gì ngoài một mặt phẳng lớn, tập trung và liên kết cùng lúc đó, đột nhiên một màu đỏ hoặc vàng sống động lên và khung vải và tất cả được hợp nhất.

Tôi đã vẽ như một con vượn. Giai đoạn vượn xuất hiện trong mọi tác phẩm của tôi. Lần vẽ đầu tiên của tôi là ở giai đoạn vượn, từ đó tôi phát triển theo hướng trí tuệ hơn, liên quan đến đường nét, nhịp điệu. Từ giai đoạn đó, tôi trưởng thành hướng tới nhân loại, vì đó là nơi chứa đựng sức mạnh trí tưởng tượng của tôi. Nó không còn liên quan gì đến thực tế nữa, mặc dù thế giới hiện diện trong đó – chỉ là vì chúng ta nhận ra con người, động vật, thực vật, bạn đặt tên cho nó.

Nhóm CoBrA (*) bắt đầu mới và trước hết chúng tôi vứt bỏ tất cả những điều đã biết và bắt đầu lại, giống như một đứa trẻ – mới mẻ và tươi trẻ. Đôi khi tác phẩm của tôi trông rất trẻ con hoặc giống trẻ con, kẻ tâm thần phân liệt hoặc ngu ngốc, bạn biết đấy. Nhưng đó là điều tốt cho tôi. Bởi vì, đối với tôi, chất liệu chính là sơn. Sơn thể hiện chính nó. Trong đống sơn, tôi tìm thấy trí tưởng tượng của mình và tiếp tục vẽ.

Tất nhiên, tôi đã vẽ trước CoBrA và sau đó. Mỗi người trong chúng tôi đều có cá tính riêng của mình. CoBrA chỉ là một khoảng thời gian rất ngắn trong cuộc đời tôi. Nó giống như một ngã tư. Chúng tôi đã đi qua những con đường và mỗi người tiếp tục đi trên con đường của mình… Chúng tôi không sinh ra để thành lập nhóm. Một nhóm tồn tại quá lâu sẽ phá hủy hoạt động sáng tạo của các thành viên.

(*) CoBrA là một nhóm nghệ thuật tiên phong ở Châu Âu hoạt động từ năm 1948 đến năm 1951. Tên nhóm do họa sĩ người Bỉ Christian Dotremont đặt ra từ chữ viết tắt thủ đô nước sở tại của các thành viên: Copenhagen (Co), Brussels (Br), Amsterdam (A). CoBrA được thành lập bởi các nghệ sĩ Karel Appel, Christian Dotremont, Asger Jorn, Joseph Noiret và Corneille vào ngày 8/11/1948 tại Café Notre-Dame, Paris, với việc ký kết một bản tuyên ngôn do Dotremont biên soạn. Trọng tâm chính của nhóm là các bức tranh bán trừu tượng với màu sắc rực rỡ, nét vẽ bạo lực và hình người méo mó lấy cảm hứng từ nghệ thuật nguyên thủy và dân gian, các bức vẽ của trẻ em cũng như hội họa hành động của Mỹ. Các đặc điểm chính thức trong tác phẩm của nhóm CoBrA bao gồm việc áp dụng màu sắc theo nhiều lớp một cách sinh động và bốc đồng, một khẩu vị thường rất mạnh mẽ và sở thích vẽ tranh (painting) hơn là họa hình (drawing). CoBrA là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa biểu hiện trừu tượng Tachisme và châu Âu.

Tachisme là một phong cách trừu tượng phổ biến của Pháp trong những năm 1940 và 1950. Thuật ngữ Tachisme bắt nguồn từ tiếng Pháp ‘tache’, có nghĩa là vết bẩn hoặc vết bắn tung tóe (ví dụ: sơn), do nhà phê bình Pierre Guéguen đặt ra vào năm 1951. Phong cách này thường được coi là phản ứng của hội họa châu Âu và tương đương với Chủ nghĩa Biểu hiện Trừu tượng (Abstract Expressionism) ở Mỹ, mặc dù có những khác biệt về phong cách. Đó là một phần của phong trào lớn hơn sau chiến tranh được gọi là Art Informel, đã từ bỏ sự trừu tượng hình học để chuyển sang một hình thức biểu đạt trực quan hơn, tương tự như Hội họa Hành động (Action Painting). Một tên khác của Tachism là Abstraction Lyrique (Trừu tượng trữ tình). Nhóm CoBrA có liên quan đến Tachisme, cũng như nhóm Gutai của Nhật Bản.

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

clip_image009

clip_image011

 clip_image013

 clip_image015

clip_image017

clip_image019

clip_image020

clip_image021

clip_image023

clip_image025

clip_image026

clip_image028

clip_image030

clip_image032

clip_image033

clip_image035

clip_image037

clip_image039

clip_image041

clip_image042

clip_image044

clip_image046

clip_image048

clip_image050

clip_image052

clip_image054

clip_image056

clip_image058

clip_image060

clip_image062

clip_image064

clip_image066

clip_image068

clip_image069

clip_image071

clip_image073

clip_image075

clip_image077

clip_image079

clip_image080

clip_image082

clip_image084

clip_image086

clip_image088

clip_image089

clip_image069[1]

clip_image090

clip_image077[1]

clip_image073[1]

clip_image075[1]

clip_image092

clip_image094

clip_image096

clip_image098

clip_image100

clip_image102

clip_image104

clip_image105

clip_image107

clip_image108

clip_image109

clip_image110

clip_image111

clip_image113

clip_image111[1]

clip_image115

clip_image116

clip_image118

clip_image120

clip_image121

clip_image123

clip_image125

clip_image127

clip_image128

clip_image129

clip_image130

Comments are closed.