Thơ Như Quỳnh de Prelle

Tháng 4/2019, nhà thơ Như Quỳnh de Prelle đã cho ra mắt bạn đọc tập thơ thứ tư của mình: Biến đổi khí hậu.

Nhà thơ cho biết,với mong muốn tìm kiếm một cách thức thể hiện mới, tập thơ đã được viết với ý thức tối giản. Ngoại trừ tựa đề chung cho năm phần là Màu, Mùa, Nhịp, Biến đổi khí hậuZen, các bài thơ trong mỗi phần, với nhiều thể thơ, được nối liền nhau, không có tựa đề riêng. Đặc biệt, ngôn ngữ thơ được sử dụng “tiết kiệm” đến mức tối đa.

Văn Việt trích giới thiệu chương Mùa và bài viết về thơ Như Quỳnh de Prelle của nhà thơ Phạm Quyên Chi, như là lời chúc mừng gửi đến chị.

Văn Việt

20190526_084346

Những cuộn gió cuốn cát bay

những đôi ủng trên đường nối dài

những chiếc áo phao

mùa xuân

biển bắc lạnh ngắt

những chiếc thuyền lênh đênh như ngã xuống

khó mà đứng lên thẳng tắp

Bọn trẻ nghịch đùa

xây những lâu đài cát

chạy đua những cánh diều

Đi về phía biển

thấy gập gềnh

những chân trời tăm tắp

bao giờ chạm tới

khơi xa

bầy sâu chi chít trên những nụ hoa hồng

dưới những chiếc lá non

chi chít chi chít

nắng lên

hoa anh đào đã tàn

chờ mùa hoa hồng nở

tháng 5 tháng 5

trên một chuyến bay qua đại dương

chở những đôi cánh từ chữ

từ những nỗi buồn

những bất cập

người đàn ông bên biển

trở về nhà

bên một cuốn thơ trắng xoá

của một buổi sáng

phủ định sạch trơn

lịch sử

thế kỷ

những mất mát điêu tàn

và những khoảng vỡ

trên những toà nhà trống

thành phố bỏ hoang

và cả những ngôi nhà bị cháy

những đoàn người chạy theo nhau

lao qua cửa sổ

những đứa trẻ biến mất

giữa không trung vô định

và mọi người vẫn đọc những bản tin hàng ngày

giữa những lỗi sai chính tả

giữa những hàng chữ vô nghĩa

của những tờ báo lớn

hôm nay

có tin tức về một cái chết

của nữ sinh

bị quấy rối

ở toà soạn

mang tên

Tuổi trẻ thế hệ chấm mắm

năm mấy mươi ngàn tận thế

Trời xanh sau lưng

sao trước mặt chỉ toàn bóng tối

những người đàn bà điên

khóc vì thơ

kiêu hãnh vì thơ

chết vì thơ

quặn quại chữ

giữa những con mồi

và thú hoang

vật vã điên cuồng

giữa trùng trùng bất trắc

một người đàn ông yêu

một người đàn ông im lặng

một người đàn ông như trẻ nhỏ hát ca

một người đàn ông cầm tù

một người đàn ông bị chết bởi những câu thơ kỳ thị thi ca và đàn bà

những người đàn bà điên

khóc thì thơ

kiêu hãnh vì thơ

chết vì thơ

thế kỷ 21

còn sót lại

một tộc người

yêu thi ca hơn cả sự sống

hơn cả cái chết vô thức

yêu thi ca như một cơn nghiện thuốc phiện

không bao giờ cai được

chết trên một cành hoa anh đào

một ngày nắng xanh

bên gốc mận trắng tinh

Dưới cây mận trắng

tôi nhắm mắt lại nhìn vào bóng đêm

Dưới gốc hoa mộc lan màu sen tím

tôi ngửi thấy mùi hương của mùa xuân

Dưới bóng hoa anh đào

tôi nhìn thấy những xác chết

Dưới cành mai nhật đỏ

tôi nhìn thấy những bài thơ

Dưới bông hoa tulip của tháng 4

tôi nhìn thấy cuộc đời vô thường ngắn ngủi

Dưới những bầy sâu xanh chi chít trên hoa hồng

tôi nhìn thấy những mầm đen mọc lên

Dưới những bông hoa thược dược

tôi nhìn thấy tuổi thơ xa xôi

Dưới những quả đào mọc lên từ những bông hoa đào ngày tết

tôi thấy quê nhà và cha mẹ

Dưới chân tôi

tôi thấy sự bước đi mạnh mẽ

chùng lại những nỗi buồn

cả những giọt nước rơi trên mặt đất

Dưới một bài thơ

tôi im lặng

đến chết

không bao giờ nói ra

một sự thật

Với một con người bao dung

tôi hiền từ tĩnh lặng

Cái van tim của N hở ra
nàng nhìn thấy ngôi nhà trống và những hàng ghế băng dài
gió thổi vào thốc mạnh

những bài thơ bị khóc, bị đánh, bị rượt đuổi
và bay lên
hoá thành
mây
ánh sáng
những cơn mưa
hoá thành một tình yêu

chạm vào ai đó

nàng nhìn thấy trái tim phập phồng, sưng rộp
một trái tim màu nho tím
những cục máu đông mềm nhũn nhĩn
chuyển thành màu đen huyền yên lặng
nó vẫn ngập ngừng thở
ngập ngừng sống
và chưa bao giờ hết ngập ngừng yêu
chưa bao giờ biết ngập ngừng thù hận
luôn đầy xót xa

Cái van tim của N có lúc nàng nhìn thấy
nó đã từng đóng lại, chết lâm sàng
và một bàn tay ai đó chạm vào
thức tỉnh

một trái tim nghiêng màu nho tím
của riêng ai

Một bài thơ chiết tiệt

phân biệt và kỳ thị

ác ý và

lấy đi người đàn ông thi ca của tôi

bóp nghẹt trái tim tôi

chia rẽ cuộc đời tôi

phần nhân loại

Mặt trời màu đỏ như câu đối Tết

đôi mắt nheo nheo

mùa nắng lên

đông vẫn chưa tan

tuyết chưa cạn

thời gian chưa bao giờ ngưng lại

và chúng ta đi trên những đường dây

của trí nhớ và ký ức

sự hiện thời

Tuyết tháng 10

Những cơn mưa tháng 10

Những gương mặt tháng 10

Những lời, giọng nói, hơi thở trong tháng 10

Chúng ta là một

Thi ca là một

Mùa thu và những bông hoa đen huyền
dấu ấn trên mặt đất
trên đôi bàn tay cày xới thi ca
nảy những mầm sống
hy vọng không ngưng lại
sinh sôi trong sự lạnh giá
của gió mưa tuyết dầy

Những bông hoa đen huyền
như mắt như vùng sâu của đêm
mọc lên giữa sự sống còn
hơi thở mặt đất
mùi hương không khí tự nhiên

Những bông hoa màu đen còn lại
trong ký ức của vùng tương lai
như niềm tin là hiện thực
diễn dịch khỏi ý niệm nhiệm màu

Những bông hoa màu đen nhung huyền
như ngón tay em sơn màu
chạm vào ngực anh
vĩnh cửu

nghiến răng đứt lưỡi

xiết cổ dưới bàn chông

tự vùi mình trong cát

những tiếng hát của tâm hồn ma quỷ

ăn sần sật những đốt ngón tay trần

ohlala tàu khựa

tao căm ghét chúng mày

bẩn thỉu hôi hám

người giàu mới ăn toàn bio mà ỉa ra toàn cứt đen

nhà không lau chùi dù bóng lộn

toillet bẩn x ngồi được 1s

trong tủ toàn rượu ngoại như lũ quý tuộc khoe khoang

hít hà thử hết loại này loại kia

phát kinh tởm gớm ghiếc

chúng mày ô uế toàn nhân loại văn minh

văn hoá tinh hoa của chúng mày chôn vùi dưới những bức tượng thời Tần Hán

tsb chúng mày

chúng tao căm hận đến thiên thu

Tôi tìm thấy người đàn bà

trên mắt lá của mùa thu

chưa vàng úa

giữa trời xanh và

những chú chim

sơn ca

bồ câu

quạ

cùng hải âu mùa về trú ấm

Tôi gặp người đàn bà

thủa đôi mươi thanh xuân

trên từng hàng chữ

những đôi mắt của giấy

của màn hình tinh thể lỏng

những đôi mắt cuả tình yêu

tuyệt vọng  vô ngôn

Tôi gặp người đàn bà giữa mùa thu

giữa vườn nắng của mùa trái ngọt

hạt dẻ nâu

đàn sóc nô đùa

Tôi nói với nàng giữa hồ sâu

đừng đi nữa

như thu sang

bắt đầu ngày mới

một cái chết

2 cái chết

một ngôi mộ lớn

2 ngôi mộ rất lớn khác

1 ngai vàng

2 hai chụp lại

một hòn núi

hiên ngang

trước ngày định mệnh

lụi tàn

nếu tôi chết

đừng làm gì cả

cứ để tôi an yên

không ai đã biết

tôi đã chết từ lúc nào
thật là hạnh phúc

“Định mệnh và tự do” trong thơ Như Quỳnh de Prelle

Phạm Quyên Chi

Don Quixote của Cervantes thời phục hưng đã biến một nửa quá khứ của con người bước vào cuộc hành trình bay đến bầu trời không giới hạn. Một cuộc đấu được xây dựng trên mọi tưởng tượng, và như đưa đến vực thẳm đầy đọa trong hình dung thì cũng chính là giây phút một Don Quixote trở thành biểu tượng quang đãng cho ta chạm tới “tự do”. Tự do đó tồn tại trong kí ức nhân loại, một khát vọng bất tử của con người đã biến mọi khiếp sợ bay vào hư vô. Và sự tồn tại của quá khứ không mất đi chính nhờ một phần là sự bất tử ấy sống lại trong niềm tin của tương lai mà một Như Quỳnh de Prelle đã kích hoạt vào cấu tạo từng con chữ, như kích lại sự sống, ý chí:

“Buổi sáng hôm nay

Tôi không muốn đọc những bản tin về bóng đá

Về những cái chết

Và những kẻ bệnh hoạn tâm thần

Về những ngày lịch sử đi qua

Đầy xác chết hận thù

Tôi sẽ ra công viên

Nhìn lên những giọt nước đọng trên những đốt cây

Lắng nghe sự sinh sôi

Tràn đầy

Mùa xuân đang đến

Hoa hồng sẽ nở

(Buổi sáng phủ định)

Trí năng của “tôi” đã tự mình kiểm chứng lại niềm tin này bằng một niềm tin khác, đồng thờ đánh vào biến chuyển đời sống với những thiết định bất kháng, đã bó buộc con người phải đi theo vạch lề. “Tôi sẽ ra công viên” một mệnh đề tỉnh thức đầu tiên mang đến tính chủ thể với hành động “nhìn”, “lắng nghe”, những phản kháng cần thiết để phủ định. Cái gì là nguyên nhân hiện hữu và bản thể bao hàm sự hiện hữu ấy trong và cả những lối tin tưởng nhất thời đã đánh mất đi tinh thần và phóng ra ánh sáng giả tạo:

“Chúng ta bịt mắt lại và hôn nhau

Không cần gặp nhau

Chỉ cần 2 cái nick

2 cái màn hình phẳng

Chúng ta bịt mắt lại và hôn nhau

Sinh ra những đứa trẻ

Trầm cảm trên những dòng chữ

Mưa mùa xuân trong mắt

Từng giọt như mực rơi”

(Siêu thực)

Bài thơ tự thân chứa trong mình một phán đoán hợp logic, ở đây tính phân đoạn trong lời thơ cho phép từ tạo ra tính ẩn dụ sâu xa. Đó là lời nói có ý thức, cho phép đạt được thỏa ước về cuộc trượt dốc không thể giao ước. Gọi tên sự vật, đồ vật có nghĩa là hành động mượn lời cộng với tính phán đoán trong từ đã tạo nên mối quan hệ giữa chúng đối với thực tế đời sống. “Chúng ta bịt mắt lại và hôn nhau” đây chính là một hành vi lời thông báo – cái hành động của người tự hành động lại chịu thêm một tác động của một hành động khác dẫn truyền đến hình ảnh “ngôi”, như cách bản thân các từ ngữ trong bài thơ biểu thị đại từ nhân xưng”chúng ta” gợi mở quá trình thõa mãn từ thế giới ảo ảnh. Mà trong “chúng ta” đã xa rời một chủ nghĩa khổ hạnh. Người khổ hạnh luôn nói không trước thế gian mọi ảo ảnh, rằng tội lỗi nằm ở chỗ tham luyến. “Những đứa trẻ trầm cảm trên dòng chữ” giống như nhân vật Nashe trong cuốn tiểu thuyết “Nhạc đời may rủi” bất ngờ thừa hưởng gần hai trăm ngàn đô la từ người cha mất vì bệnh ung thư và may mắn ấy chẳng thể cứu vớt được thực tại bi đát, bởi đổ vỡ đã diễn ra. Rồi căn nguyên đời sống những đứa trẻ có thật sự thấy mùa xuân – ý nghĩa cuộc hành trình khi con người đang tự do dịch bước vô nghĩa.

“Cơn điên của mùa hè

Người đàn bà lúc nào cũng đòi sự thật sự thật

Những người đàn ông lí tưởng thì lúc nào cũng muốn đánh nhau

Nắng không thể cạo hết nỗi buồn nhân gian

Bão không thể thay gió mưa làm lại trong lòng tích tắc

Em không còn nhớ nỗi gương mặt anh

Người đàn ông tự kỷ

Người đàn ông vừa là đàn ông vừa là đàn bà

Vừa là quái vật

Vừa là đứa trẻ con

Yêu thi ca

Yêu chữ

Đến mù lòa

Và em thì đã quên tất cả

Như một người đàn bà mất trí

Vô tri”

(Song tử 17)

Một câu chuyện, người kể ban đầu đứng ngôi thứ 3 thì ngay sau đó lại là “em” điểm nhìn “em” trực tiếp can thiệp vào hiện thực. Như Quỳnh đã khéo léo vận vào tính khách quan trong nhiều góc độ, và kí gửi nỗi niềm vào hình tượng nhân vật. Lối trần thuật này rất hay mà tìm ngẫm chắc tác giả ít nhiều đã hiểu tìm ở Faulkner, Ernest Hemingway,…người đàn ông tự mang lấy sự kì thị, kì quặc trước mặt người đàn bà của đời mình. Như Quỳnh, cô ấy liên tục đưa ra nhiều thể nghiệm với những đánh động giữ kẽ “người đàn ông tự kỷ” và “và em thì đã quên tất cả”, người đàn ông giống đàn bà – người đàn bà thì mất trí. Cách dàn nguyên nhân theo lối móc xích tạo nên âm điệu, nhạc tính là bở tư tưởng của nhà thơ muốn gián cách cho bạn đọc dễ hình dung mạch tự sự. Cuộc sống nào nhiều hạnh phúc, chủ yếu con người ta chưa chịu đi tìm ý nghĩa sự tồn tại của mình trong chính bản thân mình.

Trong thơ Như Quỳnh de Prelle có một phần bức bách khao khát đi tìm cho ra được đôi cánh tự do phá bỏ mọi ràng buộc đời sống để rồi cách dẫn chữ đôi lúc có biến động giúp cho người bên ngoài đoán định, soi chiếu rồi ướm thử đôi cách của mình trong diễn tiến số phận.

“Trong những ngày buồn tôi vừa khóc

Vừa cười vừa đau vừa khổ vừa

Đắng vừa cay vừa ói vừa thương

Làm sao tháng nào tôi cũng rơi

Vào trạng thái này như thần kinh

Phân liệt thành con người khác cái

Tôi là tôi nên kệ tôi…”

(Một bài thơ tân hình thức là tôi)

Ngay tựa bài thơ, một phép so sánh ngang bằng nhưng không hiểu sao dòng nhịp điệu của nhan đề bài thơ ngôn ngữ như kéo dài ra đến hết mọi giác quan. “Tôi” trong tính “miêu tả”, “tôi” có lẽ đang buồn. Chọn thể Tân hình thức là nhà thơ, muốn bứt bỏ cú pháp để chuyển động tiến vào dạng thức kí hiệu cảm xúc. Trong tôn chỉ của phái hình tượng mà nhà thơ Khế Iêm (trưởng trường phái thơ THT Việt) đã chỉ ra trong tập Vũ điệu không vần thì khuôn mặt đóng vị trí quan trọng nhất của cách mạng T. E. Hulme, Erza Pound…sau này là T.S. Eliot đã đóng góp cho nền thơ mỹ ở định hướng lại chủ đề và hình tượng đưa vào trong thơ chữ, nhóm chữ chưa bao giờ dùng, có khả năng liên hệ tới ngôn ngữ nói của đời sống hiện đại. Như Quỳnh cũng chọn lối không vần theo đúng luật tắc như muốn nắm bắt âm thanh, hình ảnh của ý nghĩa ngôn ngữ đã chuyên chở được cảm xúc trong “tôi”. Và do đó, những câu thơ như biến đổi hình ảnh qua hình ảnh tạo nên niềm mê hoặc phản ảnh nên chính ta.

Trở lại một câu hởi muôn đời, văn chương chân chính là văn chương như thế nào? Làm sao những bài thơ thức dậy, ăn sâu vào cội rễ tâm thức nhân loại theo thời gian. Thì một lần nữa, thông qua, những khúc thơ Như Quỳnh de Prelle – mới hay mọi giới hạn sẽ chẳng có sự giới hạn nào cho tưởng tượng, sáng tạo và cũng không có bất cứ rào cản nào khiến ngôn ngữ ngừng tìm đến tự do. Tự do mà thánh Paul đã dùng khi nói: “Hãy nhận biết sự thật và nó sẽ khiến bạn trở nên tự do”. Và tự do chân chính trong một tác phẩm chỉ có thể là một Don Quixote mãi miết bay qua những ngã rẽ cuộc đời và biết mình làm gì! Còn tự do bắt gặp được trong tập thơ “Buổi sáng phủ định” của Như Quỳnh trong hiện tại – một buổi sáng đang bay bằng “phủ định” với đôi cánh thiên thần tìm đến chân trời thơ ca “Định mệnh và tự do”.

Comments are closed.