Chính phủ Tình cờ (kỳ 7)

Yves Sintomer

Nguyễn Quang A dịch

image_thumb[3]_thumb[1]_thumb[1]

CHỐNG LẠI “SỰ MAY RỦI MÙ QUÁNG”

Chúng ta có vẻ quay lại điểm xuất phát của chúng ta. Sự rút thăm đã không bị quên, và thực ra vẫn được thực hành trong một số nền Cộng hòa Đầu Hiện đại như Venice và Thụy Sĩ. Nó đã đóng một vai trò trong các bồi thẩm đoàn, nhưng cũng trong các lĩnh vực khắc: rút thăm cưỡng bách đi lính trong quân sự, các trò chơi xổ số, và các quyền estovers (trợ cấp gỗ mà một người thuê có thể lấy từ đất công [the commons]) đã là các thực hành rộng rãi vào thời Cách mạng Pháp. Cả ở Pháp và Hoa Kỳ, các trí thức và các chính trị gia nào đó (như Tocqueville) đã tin rằng các bồi thẩm đoàn đã có một chức năng chính trị. Vậy cái gì giải thích sự thực rằng sự rút thăm đã chẳng bao giờ thực sự được đề xuất cho sự phân bổ các vị trí chính phủ hay lập pháp trong các hệ thống chính trị hiện đại? Những sự tiến triển được phân tích trong đoạn trước cho thấy rằng hỗn hợp của sự thâu nạp và sự rút thăm ban đầu được dùng để chọn các bồi thẩm đoàn đã khá giống với các hình thức rút thăm chính trị được dùng trong thời kỳ Đầu Hiện đại và có thể được xem như một sự bỏ phiếu thỏa hiệp đa dạng. Sự dân chủ hóa các bồi thẩm đoàn kể từ đó đã là một quá trình dài, một quá trình vẫn chưa hoàn tất trong một số nước. Các lý lẽ ủng hộ và chống sự chọn các công dân thường vào các bồi thẩm đoàn, và sự mở rộng tập hợp mà từ đó họ được rút, đã xảy ra song song với các sự thảo luận chính trị giữa các đảng tinh hoa chủ nghĩa và dân chủ trên con đường khó khăn hướng tới quyền bỏ phiếu phổ quát. Ở một mức độ lớn, từ thế kỷ thứ mười tám trở đi, lịch sử của nền dân chủ đã gắn bó mật thiết với lịch sử của jury. Vì sao đã không có thảo luận nào trong lĩnh vực chính trị về việc rút thăm? Vì sao sự rút thăm đã không mở rộng vai trò của nó vượt quá ngành tư pháp? Theo các tiêu chuẩn nào của tính chính đáng mà sự bầu cử được nghĩ là cần thiết cho việc chọn các nhà ra quyết định chính trị, còn sự rút thăm được coi là có thể chấp nhận được để chọn những người mà có thể quyết định để bỏ tù hay xử tử các công dân đồng bào của họ (trong cả hai trường hợp, đầu tiên giữa một elite bé tẹo, và dần dần giữa tất cả các công dân, ít nhất về mặt chính thức)?

Để hiểu điều này, ta phải dựa vào khái niệm kép được sử gia Reinhart Koselleck (2004) phát triển, về “không gian kinh nghiệm/chân trời kỳ vọng.” Theo Koselleck, mọi cộng đồng người có một không gian từng trải về kinh nghiệm trong đó các thứ quá khứ được nhớ lại hay vẫn hiện diện, và các chân trời kỳ vọng (horizon of expectation) được định hướng tới tương lai. Bất kể loại hành động nào liên kết mật thiết với cả hai yếu tố. Khi các sự kiện hay kinh nghiệm nào đó làm thay đổi sâu sắc không gian kinh nghiệm của một dân cư cho trước, các chân trời kỳ vọng của họ sẽ cũng mở ra, cho phép sự nổi lên của những tưởng tượng mới. Koselleck đã trau chuốt các quan niệm này trong cố gắng của ông để phân tích cách mạng Pháp; chúng ta có thể áp dụng lập luận của ông cho sự biến mất của sự rút thăm. Một số nguồn chứng nhận sự thực rằng việc rút thăm ngày càng được coi là một thực hành lỗi thời. Condorcet (1743–1794) đã bảo vệ quan điểm này khi viết (Condorcet 1986, p. 441):

trong vài nền cộng hòa hiện đại … bằng việc trộn sự chọn và số phận, người ta đã tin để tránh những sự phiền phức của tham nhũng của các Cử tri [cấp hai] và để một phần bảo tồn các lợi thế mà người ta kỳ vọng từ sự khai sáng của họ. Nhưng các phương tiện này được tưởng tượng trong những thời khi những người đàn ông đã có sự tinh tế tâm lý nhưng không được khai sáng phải được thay thế bởi phương tiện được kết hợp tốt hơn trong nước này.

Sự rút thăm đôi khi bị chỉ trích trên cơ sở rằng thực hành được củng cố bởi các biện minh tôn giáo. Như chúng ta đã thấy, trong các vùng Công giáo, sự phân chia sắc nét giữa sors divisoria sors divinatoria đã luôn hạn chế sự viện đến bàn tay của Chúa trong việc rút thăm. Tại các vùng Tin lành, đã là dễ hơn để viện đến Providence (mệnh Trời), mặc dù việc này đã không xảy ra một cách có hệ thống. Học thuyết mới về chủ quyền nhân dân cũng đã giúp để làm mất uy tín sự biện minh tôn giáo này. Tuy vậy, lý lẽ đã không được đưa ra rõ ràng: Ngoài ra, nhân tố này đã ở bên lề và cũng có thể đã phản đối các cuộc bầu cử, mà thường được xem như phản ánh ý chí của Chúa trong Chế độ Cổ xưa. Thế các đặc tính nổi bật nhất của “chân trời kỳ vọng” này là những gì?

Phòng thí nghiệm Chính trị Thụy sĩ (1798–1848)

Nhằm để trả lời câu hỏi này, chúng ta lại lần nữa có thể quay về phòng thí nghiệm chính trị Thụy sĩ. Như chúng ta đã thấy, Liên bang Helvetic đã là chỗ ở châu Âu nơi sự rút thăm được áp dụng thường xuyên nhất trong đêm trước của các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp. Khi một làn sóng cách mạng làm rung chuyển khu vực và phá hủy các cấu trúc chế độ cổ xưa, sự thực hành rút thăm đã không biến mất. Hoàn toàn ngược lại: Thập niên tiếp sau sự thành lập nền Cộng hòa Helvetic mới (1798–1803) đã là một Thời Hoàng kim của sự rút thăm trong chính trị; thực hành phần lớn đã kéo dài cho đến 1831. Sự phát triển này, cũng như các cuộc tranh luận sinh động ủng hộ và chống sự rút thăm mà đã xảy ra trong thời đại cách mạng và hậu quả của nó, đã được Maxime Mellina phân tích kỹ lưỡng. Tác giả này đã cung cấp sự giải thích thuyết phục có tính hệ thống đầu tiên cho sự biến mất của sự rút thăm dựa vào các nguồn sơ cấp, từ một góc nhìn vượt xa hơn các giới hạn của lịch sử Thụy sĩ (Mellina 2021). Tôi sẽ dựa nhiều vào công trình của ông để làm sáng tỏ một số bài học có giá trị cho các mục đích của chúng ta. Việc giải thích chi tiết toàn bộ giai đoạn lịch sử này vượt quá phạm vi của cuốn sách này, vì các sự kiện hỗn loạn đã dẫn đến nhiều thay đổi nhanh của các chế độ và các hiến pháp, và bản chất cực kỳ phân tán của các định chế Thụy sĩ đưa đến các chuyện kể đặc thù cho mỗi tổng (canton). Tuy vậy, chúng ta sẽ tập trung vào các đặc điểm chính của sự rút thăm ở Thụy Sĩ trong thời gian thành lập nền Cộng hòa Helvetic và thập niên tiếp sau.

Do hậu quả của [cách mạng Pháp] 1789, các lý tưởng mới tự nhiên đã lan ra như cháy rừng từ Pháp sang Thụy Sĩ láng giêng của nó, chỉ được hỗ trợ bởi công việc của vài nhà cách mạng Thụy sĩ đã sống lưu vong ở Paris. Trong 1798, cuộc xâm lấn Pháp đã thiết lập cấu trúc chính trị thống nhất đầu tiên trong một nước mà trước kia đã gồm các tổng hầu như-có chủ quyền, được thống nhất một cách lỏng lẻo trong một liên bang. Hiến pháp mới của Cộng hòa Helvetic phần lớn đã được soạn bởi Peter Ochs (1752–1821), một pháp quan từ Basel, mà đã nghĩ ra nó trong sự cộng tác với các nhà chức trách Pháp. Nó đã thiết lập một cơ quan lập pháp lưỡng viện tập trung gồm một Đại Hội đồng (với tám thành viên mỗi tổng) và một Thượng viện (bốn thành viên mỗi tổng). Cơ quan hành pháp, được biết đến như Directory, gồm năm thành viên như ở Pháp. Hiến pháp cũng đã thiết lập một tư cách công dân quốc gia Thụy sĩ, ngược lại với chỉ tư cách công dân của tổng nơi sinh của người ta hay của thủ phủ của tổng, đã làm tăng đáng kể số công dân, và bảo đảm sự bình đẳng cho các tổng khác nhau. Nó đã hủy bỏ những gì vẫn là các đặc quyền phong kiến và nhóm theo luật định, trong khi hiện đại hóa và duy lý hóa nền hành chính Thụy sĩ. Việc này đã đánh dấu sự nổi lên của một nhà nước cộng hòa hiện đại ở Thụy Sĩ.

Hiến pháp Helvetic cũng đã thiết lập một hệ thống bầu cử mà tính phức tạp của nó đã có thể so sánh được với tiền bối Venetia của nó. Nó kết hợp các cuộc bầu cử gián tiếp và sự rút thăm trong nhiều bước. Đã cần không ít hơn hai mươi ba điều để phác họa vai trò của sự rút thăm, mà được dùng để cắt giảm số các cử tri cấp hai và các đại diện và để quy định các vai trò tương ứng của hai viện (Mellina 2021, vol.1, pp. 123, 147). Thủ tục bầu cử cho các thành viên của Directory là một ví dụ điển hình về bỏ phiếu thỏa hiệp – thật đáng chú ý rằng Hiến pháp Thụy sĩ hiện đại đầu tiên, được viết dưới sự giám hộ Pháp, đã theo sát khuôn mẫu này (“Loi sur le Mode d’élection des Directeurs, 15 Juin 1799,” được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 33ff). Tất nhiên, vài hình thức bỏ phiếu thỏa hiệp đã tiếp tục tồn tại trong thời Cộng hòa thứ Nhất ở Pháp, với quyền bỏ phiếu nam phổ quát được làm dịu đi bởi các cuộc bầu cử gián tiếp nơi các công dân bầu ra các cử tri cấp hai mà đến lượt chọn các đại diện.[1] Cộng hòa Mỹ mới cũng đưa vào một hình thức bỏ phiếu thỏa hiệp với Đại Cử tri Đoàn (Electoral College). Thực ra, cho đến ngày nay tổng thống Hoa Kỳ được bàu gián tiếp nhờ Đại Cử tri Đoàn. Tuy vậy, trong vòng các thập kỷ, sự bỏ phiếu gián tiếp đã nhường đường cho bỏ phiếu trực tiếp trong hầu hết các khung cảnh bầu cử, và vai trò mà sự rút thăm (chính trị) đóng trong hai nước đã hoặc cực kỳ hạn chế (Pháp trong thời Directory) hay gần như không tồn tại (Hoa Kỳ). Ngược lại, bỏ phiếu thỏa hiệp và sự rút thăm đã vẫn còn như các yếu tố trung tâm mãi đến các năm 1820 ở Thụy Sĩ.

Cộng hòa Helvetic tiếp theo đã bị vài cuộc đảo chính làm mất ổn định. Hệ thống tập trung của nó đã đối lập hoàn toàn với sự tự trị tổng truyền thống, mà đã được tầng lớp quý tộc bảo thủ bảo vệ. Để chấm dứt xung đột dân sự, một khi ông trở thành quan Tổng tài Đầu tiên, Napoleon (1769–1821) đã áp đặt Bộ luật Hòa giải (1803), mà đã khôi phục một hệ thống liên bang trong khi bảo toàn hầu hết các thành tựu cách mạng. Sự rút thăm đã có một vai trò quan trọng để đóng trong các hiến pháp tổng mới. Nó đã được nhắc đến trong chín điều, phần lớn được dùng trong sự kết hợp với các cuộc bầu cử cho các thủ tục khác nhau mà lần nữa là điển hình về bỏ phiếu thỏa hiệp, như chọn các đại diện từ một danh sách ngắn hay loại bỏ một số cá nhân được chọn mà đã được bàu trước kia. Sau khi Napoleon sụp đổ trong năm 1815, sự Phục hồi đã đưa lại một phần các elite và định chế bảo thủ cũ, trong khi phần lớn bảo tồn tư duy hậu cách mạng, Khai sáng. Về hình thức, sự rút thăm đã vẫn bảo tồn một số chức năng sớm hơn của nó, nhưng thay vì là một thủ tục hết sức được nghi lễ hóa (được mô tả chuyên sâu trong các hiến pháp), bây giờ nó có vẻ hầu hết là một tàn dư của những ngày đã qua. Tương tự với cái đã xảy ra ở Pháp, cách mạng 1831 đã mở ra một chế độ khai phóng ở Thụy Sĩ, và cách mạng 1848 đã dẫn đến sự tạo ra một nền cộng hòa bị chi phối bởi đảng cấp tiến (một đảng cánh tả nhưng không xã hội chủ nghĩa). Sự rút thăm bị bãi bỏ trong 1814 ở Basel, Schaffhausen, và Zurich, trong 1818 ở Neuchâtel, trong 1830–1831 ở Solothurn, Aargau, Bern, Freiburg, Geneva, Saint-Gall, Thurgau, Zug, và Vaud, với sự đến của chế độ khai phóng mới. Trong 1836, Glarus – mà hệ thống của nó đã vẫn dựa vào Landsgemeinde (đại Hội Công dân) – đã là thành phố cuối cùng bỏ sự chọn bằng bốc thăm. Trong 1848, quyền bỏ phiếu nam phổ quát được đưa vào ở mức quốc gia, cùng năm như ở Pháp. Sự rút thăm đã thậm chí không được nhắc tới trong các cuộc tranh luận hiến pháp: Thực hành, có vẻ, đã bị quên (Mellina 2021). Lần đầu tiên trong hàng thế kỷ, các cuộc bầu cử bây giờ đã hoàn toàn tách rời khỏi sự rút thăm: bây giờ chúng đã hình thành xương sống của chính phủ đại diện.

Trong khung cảnh của cuốn sách này, chúng ta không chủ yếu quan tâm đến các thủ tục rút thăm được dùng ở Thụy Sĩ thời cách mạng: Đấy đã chủ yếu là các biến thể của các mô hình cũ hơn, bao gồm một “đứa trẻ thông minh” (“Loi sur la Sortie de la moitié des électeurs nommés par les Assemblées Primaires, 3 septembre 1799”, được trích trong Maxime Mellina 2021, vol. 2, p. 53) thực hiện sự lựa chọn. Cái đã là độc nhất về phòng thí nghiệm chính trị Thụy sĩ, tuy vậy, là tính chính đáng và tính không chính đáng của sự rút thăm đã được thảo luận rộng rãi, vào lúc khi các cuộc cách mạng đương thời phần lớn đã phá hủy các hình thức cộng hòa cũ và đã biến đổi triệt để các chân trời kỳ vọng. Những người, mà đã tham gia trong các cuộc tranh luận này, thường là các trí thức xuất chúng biết các kinh điển của họ và đã trau chuốt các lý lẽ tinh vi. Vì Pháp đã chiếm đóng vùng này cho đến 1814, các nền cộng hòa Pháp đã có sự tiếp cận đến các ý tưởng của các trí thức Thụy sĩ, và phân tích của họ cung cấp một cơ sở kinh nghiệm cho sự hiểu vì sao sự rút thăm chính trị cuối cùng đã biến mất.

Peter Ochs: Sự Chống cự Cuối cùng của sự Rút thăm

Sự chống cự cuối cùng của sự rút thăm đã xảy ra trong thời kỳ này, được lãnh đạo bởi Peter Ochs, chính trị gia xuất sắc mà đã giúp viết Hiến pháp Helvetic 1798 và các luật bầu cử 1799. Peter Ochs đã có kinh nghiệm trực tiếp về sự rút thăm trong thời Chế độ Cũ Thụy sĩ: ông đã đủ không may để chẳng bao giờ được chọn bằng thăm. Ông đã là một thành viên nổi tiếng của những người yêu nước, một phái cánh tả cách mạng thân Pháp và đã bảo vệ các elite nông thôn và đã khai sáng giai cấp tư sản đô thị. Ông đã viết một lịch sử ấn tượng về Basel, và các tác phẩm và các hành động của ông đã chứng tỏ một sự hiểu biết sâu sắc về tiềm năng của sự rút thăm vào cuối thế kỷ thứ mười tám, tinh tế hơn các tường thuật thưa thớt và hơi lỗi thời của Montesquieu và Rousseau được thảo luận sớm hơn. Một “Lưu ý về sự dùng thăm” cực kỳ ngắn gọn từ 1802 khi sự rút thăm bị vài đối thủ của Ochs tấn công, đã được thấy trong thư từ của ông (Ochs 1937, pp. 73–75, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, p. 82):

Sự can thiệp của thăm trong các cuộc bầu cử là một định chế hết sức cần thiết ở Thụy Sĩ. Một mình nó có thể đảm bảo các quyền bình đẳng, đưa nhân dân lại với nhau, làm dịu sự hỗn loạn giữa các đảng, và an ủi các công dân. Ở đây là các lý do của tôi:

1. Sự dùng rút thăm trong các tổng của Glarus, Bern, và Basel là rất nhiều thí nghiệm ủng hộ đề xuất này.

2. Việc rút thăm là ít mù quáng hơn mưu đồ, thành kiến, chủ nghĩa bè phái, và gia đình trị.

3. Sự rút thăm cho giá trị thật một cơ hội để thắng đối lại giá trị bề ngoài.

4. Nó làm giảm sự kiêu căng và ngạo mạn của những người mà, dựa vào ảnh hưởng của sự giàu có của họ hay các đảng của họ, thấy bản thân họ chiếm các chỗ cao nhất rồi.

5. Sự rút thăm đưa ra đủ sự không chắc chắn mà người ta phải nghĩ hai lần trước khi tiến hành các hành vi bất chính.

6. Nó làm cho có thể để dễ dàng thỏa mãn vài đảng mà, vì chúng có thể chỉ than phiền về sự may rủi, chấp nhận các kết quả mà không nuôi dưỡng một mối hận thù chống lại các cử tri, hay ai đó được sự rút thăm ủng hộ.

7. Nó đem lại sự phục tùng và thậm chí sự tin cậy giữa nhân dân, nhờ ý tưởng rằng chúng ta dùng đến thăm khi thiếu các phương tiện khác, và ý Trời không bỏ rơi thăm cho sự may rủi khi lợi ích công cộng bị lâm nguy.

Các lời nói của Ochs đưa ra một sự tổng hợp xuất chúng về tính chính đáng của sự rút thăm cho các nền cộng hòa Đầu Hiện đại: “Tính mù quáng” mà đặc trưng cho sự rút thăm đã được xem như khá duy lý, như nó đã là một dụng cụ vô tư khuyến khích sự đồng thuận giữa elite và thúc đẩy sự tin cậy của nhân dân. Ngoài ra, Ochs đã nhắc đến một ý tưởng đặc thù hơn cho khung cảnh Tin lành Thụy sĩ, cụ thể là bàn tay của Chúa đã có thể vẫn hoạt động khi rút thăm. Thêm vào các lý lẽ truyền thống này, ông đưa thêm hai lý lẽ hiện đại hơn: quan niệm về các quyền ngang nhau và một quan niệm thay thế của chế độ nhân tài, các vấn đề mà chúng ta sẽ quay lại muộn hơn.

Tuy vậy, trong số các chính trị gia có ảnh hưởng Ochs đã gần như đơn độc trong việc bảo vệ sự tiếp tục dùng rút thăm trong khung cảnh cộng hòa mới. Luận chứng của ông đã thành công khi Cộng hòa Helvetic được lập ra, vì ông đã có khả năng thuyết phục cả các nhà chức trách Pháp và một đa số của những người cộng hòa đồng bào của ông. Thực hành đã kéo dài cho đến 1831, như thế các lý lẽ của Ochs hẳn đã được xác nhận bởi các thực hành lâu đời. Tuy vậy, sau 1799 ảnh hưởng chính trị của ông đã giảm mạnh, và không nhân vật lớn nào đã tiếp tục bảo vệ sự rút thăm. Đồng thời, các nguồn đương thời tiết lộ rằng nhiều trí thức đã đưa ra một phê phán lý thuyết về sự rút thăm. Thật đáng chú ý là các chỉ trích này đã đến từ khắp toàn bộ phổ chính trị. Một nhà yêu nước hàng đầu khác, Frédéric-César de La Harpe (1754–1838), từ tổng Vaud, đã nghĩ giống Condorcet rằng sự rút thăm không còn thích hợp cho thời đại mới nữa (Mellina 2021, vol.1, p. 337). Paul Usteri (1768–1831), từ Zurich, người quan trọng nhất trong số các nhà cộng hòa ôn hòa đại diện giai cấp quý tộc đô thị, đã công bố trong 1798 một sự chỉ trích sắc bén sự chọn bằng bốc thăm (Usteri, Conrad, and de la Linth 1798, pp. 58–59, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 16ff); ông giữ lập trường này khi muộn hơn ông trở thành một lãnh tụ khai phóng. Khi các nhà khai phóng lên nắm quyền trong 1831, họ đã chia sẻ sự thù địch này đối với sự rút thăm và đã cấm nó. Tại Geneva, chẳng hạn, tường thuật về các cuộc bầu cử được viết bởi ủy ban luật được chủ tọa bởi giáo sư khai phóng ôn hòa Pierre François Bellot (1776–1836), đã khá rõ ràng về vấn đề (lưu trữ Bang Geneva, Rigaud 57/24, “Rapport sur les projets de Lois au sujet des élections par M. le Professeur Bellot,” Geneva, 183, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 134ff.). Nhà khai phóng cánh tả hơn Henry Druey (1799–1855), một nhà báo mà trong các năm 1840 đã trở thành lãnh tụ của đảng dân chủ cấp tiến trong Tổng Vaud, đã có cùng ác cảm với sự rút thăm (Druey 1828, p. 165, được trích trong Mellina 2021, vol 2, pp. 134ff); tương tự, khi các nhà cấp tiến hất cẳng các nhà khai phóng trong 1848, họ đã không thậm chí đoái hoài để thảo luận vấn đề. Một số nhà bảo thủ xuất chúng đã cũng chống lại việc rút thăm: Trong 1818, ủy ban bầu cử Neuchâtel đã thành công đề xuất hủy bỏ sự rút thăm (lưu trữ thành phố Neuchâtel, B 201.07.002, “Conseil et charges: Rapport de la commission chargée de la révision des règlements relatifs à l’élection des Membres du Grand-Conseil” (1818), được trích trong Mellina 2021, vol 2, pp. 112ff). Nhà luật học Bern Karl Ludwig von Haller (1768–1854), nhà triết học pháp lý hàng đầu của Khôi phục, đã dứt khoát lên án thủ tục này. Theo cách riêng của mình, ông đã đóng gói lại một lý lẽ cũ đã có rồi trong công trình của Machiavelli: Trong khi thừa nhận rằng sự rút thăm có thể thưởng cho sự trung thực, ông cho rằng nó cũng làm xói mòn sự thúc đẩy cho sự tự-cải thiện và ủng hộ “sự lười biếng.” “Sự đưa rút thăm vào,” von Haller (1834, được trích trong Mellina 2021, vol 2, pp. 122ff) giải thích, “phủ nhận chi phí của sự cố gắng và bất cứ nỗ lực thi đua nào; nó thay thế một cái ít xấu hơn bằng một cái xấu lớn hơn, thay thế cái hiếm khi xảy ra cho cái trở thành một quy tắc chung.”

Chế độ Quý tộc Bầu cử vs. sự Rút thăm Dân chủ?

Một số trong các chỉ trích này là thực dụng về bản chất và lặp lại các tranh luận đã diễn ra trong đế chế Trung hoa một thế kỷ trước: Sự rút thăm được cho là không hiệu quả để ngăn chặn những sự cãi cọ và các mưu đồ. Mặt khác, một số người cho rằng có các dụng cụ đa dạng mà có thể nâng cao tính vô tư của dụng cụ, như thế ngăn cản sự hình thành bè lũ và tham nhũng: Bỏ phiếu kín, mà được thực hành từ lâu ở Venice và trong Giáo hội Công giáo Roma (nhưng chỉ trở thành quy tắc cho các cuộc bầu cử chính trị ở châu Âu rất muộn trong thế kỷ thứ mười chín) (Garrigou 1992); tín ngưỡng công dân được cho là lại tiếp thêm sinh lực cho các đức hạnh cộng hòa cũ; sự thảo luận cân nhắc công cộng được xem như đẩy tất cả các bên tới lợi ích chung. Tuy vậy, một mình các lý lẽ theo lối kinh nghiệm này là không đủ để biện minh sự đoạn tuyệt với truyền thống bén rễ sâu của việc rút thăm: Các lý do thực chất hơn phải được đưa ra.

Như phòng thí nghiệm Thụy sĩ cho thấy, lý lẽ quan niệm đầu tiên chống lại sự rút thăm đã là một lý lẽ trọng dụng nhân tài (meritocratic). Điều này nhắc nhở chúng ta về các chỉ trích của chính khách Trung hoa vĩ đại Vu Thận Hành (Yu Shenxing) vào cuối thế kỷ thứ mười sáu, theo đó việc rút thăm để lấp đầy các chức vụ công đã ngược với việc chọn đúng người cho đúng vị trí phù hợp với tài năng và giá trị. Loại chế độ nhân tài nào đã bị lâm nguy ở châu Âu vào lúc chuyển tiếp thế kỷ thứ mười chín, và trong chừng mực nào nó đã đối chọi với sự rút thăm?

Tại Pháp, phụ nữ, các đầy tớ, và những người nghèo đã bị loại trừ khỏi giới công dân chủ động, với kết quả là tỷ lệ phần trăm của các cá nhân trong dân cư trưởng thành được lợi từ quyền bỏ phiếu đã hầu như không cao hơn ở Athens với tất cả các nô lệ của nó, ngay cả không tính đến các thuộc địa Pháp. Hơn nữa, ngay cả các cá nhân từ các giai cấp lao động và trung lưu mà đã đạt tư cách công dân chủ động đã không thể được bàu vào Quốc hội, vì họ đã không đóng các thuế đủ cao – một điều khoản mà cần vài thập niên để hủy bỏ. Tuyên ngôn về các Quyền Đàn ông và Công dân đã tán thành quan điểm tinh hoa chủ nghĩa này khi nó quy định trong Điều Sáu rằng tất cả các công dân, là bình đẳng trước pháp luật, “cũng có thể nhận tất cả các chức tước cao, các vị trí, và việc làm công cộng, theo năng lực của họ và với không sự phân biệt nào khác hơn năng lực của các đức hạnh và tài năng của họ” (tôi nhấn mạnh). Chế độ nhân tài cộng hòa của đức hạnh và tài năng đã ngược với các đặc quyền quý tộc cũ. Nó ca ngợi sự khôn ngoan, giáo dục, chủ nghĩa yêu nước, và sự tận tâm cho lợi ích chung, nhưng nó được ghép với một quan niệm tài phiệt: Lúc đó, từ “năng lực” (capacité) nhắc đến không chỉ sự giáo dục, mà đến cả khả năng đóng thuế. Tình hình đã không khác đáng kể ở Hoa Kỳ.

Như chúng tôi đã nhắc đến, sự giải thích chủ yếu của Manin cho sự biến mất của sự rút thăm dựa vào bản chất của hệ thống chính phủ mà các nhà lãnh đạo của cách mạng Pháp và Mỹ đã tìm cách thực hiện. Mục đích của họ trong việc lật đổ các chế độ hiện hành đã không phải để mang lại chính phủ-tự quản nhân dân, tức là, “nền dân chủ đích thực,” mà đúng hơn để lập “chính phủ đại diện” trong đó sự cai trị của “những người giỏi nhất” sẽ được bảo đảm nhờ các cuộc bầu cử hơn là địa vị cao quý. Như Sieyès (1985, p. 236) nhận ra, “sự khác biệt là to lớn.” Mục tiêu như thế là một chế độ quý tộc bầu cử, một khái niệm do Rousseau đặt ra, mặc dù từ chế độ quý tộc đã có thể hầu như không được dùng sau 1789: Đấy đã là một hình thức mới của chế độ quý tộc mà ngược với tiền bối cha truyền con nối của nó. Sự khác biệt với chế độ nhân tài Trung hoa đã cũng quan trọng, vì ở Trung Quốc, sự lựa chọn những người khôn ngoan và đức hạnh nhất chủ yếu diễn ra bằng các phương tiện thi cử.

Trong và sau các cuộc cách mạng, định nghĩa của cái tạo thành giá trị (merit) đã thay đổi theo các xu hướng chính trị. Các nhà bảo thủ đã liên kết nó với các đặc điểm luật định, như một dòng dõi quý tộc. Elite đang lên nhấn mạnh tầm quan trọng của tiền: Những người đóng đủ thuế đã chứng tỏ rằng họ có thể quản lý khôn ngoan ngân sách cá nhân của họ và như thế được trang bị để quản lý tiền công cộng (trong một số vùng Tin lành, như Weber cho thấy, họ cũng được xem như được Chúa lựa chọn). Những người cộng hòa cách mạng đã xem đức hạnh công dân và chủ nghĩa yêu nước như các yếu tố cốt lõi của giá trị được phân bố khá không đều giữa người dân. Từ một quan điểm Khai sáng, giá trị liên kết mật thiết với giáo dục, và lập luận này được những người biện hộ cánh tả chia sẻ cho việc mở rộng giáo dục cho quần chúng. Khi các nhà nước Âu châu nhập khẩu các cuộc thi cho công chức từ Trung Quốc, giá trị ngày càng được xác định về mặt trí thông minh và sự học. Muộn hơn trong các thế kỷ thứ mười chín và hai mươi, nhiều nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa, cộng sản, và vô chính phủ đã nhấn mạnh vai trò của đội tiên phong như các diễn viên duy lý biết tốt hơn nhân dân cái gì là tốt cho họ. Ngoài ra, gần như tất cả các diễn viên đều chia sẻ các thành kiến dựa vào các đặc điểm “tự nhiên” như giới và chủng tộc. Về tổng thể, sự nhấn mạnh đến giá trị cá nhân của những người nên giữ chức vụ đã hầu như không tương thích với sự thực hành rút thăm giữa tất cả các công dân. Một chỉ trích rõ ràng sự bốc thăm nhân danh chủ nghĩa nhân tài đã có thể thấy trong 1818, được ủy ban Neuchâtel bảo thủ chắp bút mà đã khuyên hủy bỏ rút thăm trong tổng này, viết rằng “các nhà chức trách không phải được chọn một cách mù quáng và để những người dốt nát hơn có thể được ưu tiên hơn những người có khả năng hơn” (lưu trữ thành phố Neuchâtel, B 201.07.002, “Conseil et charges”, được trích trong Mellina 2021, vol 2, p. 114). Tương tự, trong năm 1828 nhà khai phóng cánh tả và nhà cấp tiến tương lai Henri Druey (1828, được trích trong Mellina 2021, vol 2) ở tổng Vaud đã viết:

nguyên tắc định mệnh và thăm, mà là cơ quan của nó, dẫn đến kết quả phi lý cũng như không thể tránh khỏi này: để hình thành một chính phủ được rút trực tiếp bằng thăm từ tất cả các cư dân của đất nước, mà không có sự phân biệt về tuổi, giới, hay về năng lực! Tôi không nói với những người ủng hộ rút thăm trong Tổng của chúng ta: các bạn muốn đưa vào một chính quyền quần chúng, mà tôi bảo họ: nguyên tắc rút thăm mà từ đó các bạn đang bắt đầu đẩy mình vào vực thẳm này.

Các quan niệm Tây phương hiện đại về chế độ nhân tài như thế đã làm cho một hình thức dân chủ, được Athens truyền cảm hứng về sự rút thăm hầu như là không thể. Trường hợp duy nhất được tường thuật về việc rút thăm giữa tất cả các công dân đã là cái gọi là Kübellos (không có thùng) ở Glarus. Tại tổng này, Hội nghị Công dân (Landsgemeinde) đã tiếp tục tạo thành tâm của hệ thống chính trị. Được các lý tưởng bình quân của Cách mạng Pháp truyền cảm hứng, sự rút thăm đã hoàn toàn thay thế các cuộc bầu cử trong 1791 ở Glarus. Tuy vậy, hệ thống mới đã không hề dân chủ: Khi những đàn ông thường được chọn bằng thăm cho chức vụ, họ ngay lập tức bán đặc quyền này cho các cá nhân giàu hơn – những người duy nhất có đủ khả năng chi khoản đầu tư này, vì các chức vụ đã vẫn dễ mua và vì trước khi nhậm chức, các cá nhân được chọn phải trả một khoản tiền lớn cho nhà nước. Hệ thống Kübellos vì thế đã là một loại xổ số dân chủ: Nó công nhận một cách tượng trưng các quyền ngang nhau và đã phân phối các khoản tiền quan trọng như trong một trò chơi may rủi, nhưng trong thực tiễn nó đã không làm thay đổi cấu trúc tinh hoa chủ nghĩa của nhóm chính trị cai trị. Thực hành đã bị bỏ dứt khoát trong 1836 (Rambert 1889, pp. 276–277; Dupuis 2021, chương 4).

Tuy vậy, mặc dù sự đối lập giữa chế độ nhân tài và sự rút thăm có vẻ khá trực giác đối với hầu hết bạn đọc thế kỷ thứ hai mươi mốt, nó phải được phân biệt tinh tế trong khung cảnh lịch sử của nó. Tại Thụy Sĩ, tuyên ngôn chính phủ cộng hòa cho các cuộc bầu cử 1799 đã rõ ràng về chủ đề chế độ nhân tài. Nó thúc những người ủng hộ nó đến các hội đồng mức đầu tiên, mà mở cho tất cả các công dân chủ động và nhiệm vụ của chúng để bổ nhiệm những cử tri cấp hai mà sau đó sẽ chọn các đại diện (“Proclamation du 13 septembre 1799. A l’époque des Assemblées primaires et Électorales,” in Bulletin officiel du Directoire helvétique & des autorités du Canton du Léman, vol. 1, pp. 193–195, được trích trong Mellina 2021,vol. 2, p. 57):

Hãy tìm những người trung thực và am hiểu nhất trong các bạn; những người này mà, đứng xa mọi tinh thần đảng phái, mang trong tim họ chỉ sự yêu Tổ quốc; mà, mạnh mẽ chống lại sự cám dỗ, biết làm sao để từ chối phiếu của họ cho những người tham vọng và ích kỷ tìm kiếm phiếu; mà, cuối cùng, có ý chí rõ ràng để thực hiện sứ mệnh của họ với nhân phẩm, vì thế thêm các phẩm chất cốt yếu mà sứ mệnh này đòi hỏi; chỉ những người xứng đáng đại diện các bạn trong công việc quan trọng của các cuộc bầu cử.

Tuyên ngôn nói thêm, lần này nói với các cử tri cấp hai:

Nhân dân, mà sự tin cậy của họ bao quanh bạn, để mắt của họ nhắm vào bạn. Họ kỳ vọng các nhà Lập pháp khôn ngoan từ tay bạn; các Công chức trung thành; các Thẩm phán đúng đắn và không thể bị mua chuộc, xa lạ với bất kể sự xem xét cá nhân nào, trên hết sự sợ hãi và tất cả cảnh tượng mà bạn không dám thú nhận; mong muốn duy nhất của bạn, sự quan tâm duy nhất của bạn phải là để tìm và chọn những người xứng đáng nhất, những người giỏi nhất trong các công dân đồng bào của bạn … những người hướng dẫn khôn ngoan và được khai sáng.

Nhưng như chúng ta biết rồi, một khi được chọn, nửa số cử tri cấp hai bị loại bằng rút thăm, mà cũng được kết hợp với bầu cử để xác định năm thành viên của Directory. Một chế độ quý tộc bầu cử như thế đã tương thích với sự rút thăm khi cái sau được dùng như một thủ tục bổ sung. Tinh thần của Cộng hòa Helvetic được tóm tắt khéo bởi Frédéric Monneron, một mục sư từ Tổng Vaud và người bảo vệ rõ ràng nhất của sự rút thăm ngoài Ochs. Trong 1800, Monneron (1800, được trích trong Mellina 2021, vol 2, pp. 59ff) đã biện hộ cho một chính phủ lai kết hợp bầu cử và sự rút thăm, nơi việc trước sẽ cho phép một chế độ nhân tài hưng thịnh, và cái sau sẽ ngăn chặn sự hình thành các bè đảng:

Cha truyền con nối, thăm & bầu cử là ba phương tiện người ta biết mà theo đó một chính phủ có thể lấp đầy các vị trí còn trống của nó. Cha truyền con nối, không tương thích với quyền tự do của một dân tộc, không thể là thích hợp trong bất kể nền Cộng hòa nào … Bầu cử là theo tinh thần của nền dân chủ, thăm không chống lại nó. Cái sau phá vỡ âm mưu, cái trước yêu cầu giá trị (merit) … Được kết hợp khôn ngoan với nhau, chúng cung cấp cho một dân tộc khôn ngoan tất cả các lợi thế mà có thể kỳ vọng từ một hiến pháp vững chắc & có lợi. Người đàn ông bình thường mà chỉ biết các từ sắc bén về chế độ quý tộc & nền dân chủ không tưởng tượng rằng hầu như không có bất cứ chính phủ nào có thể được đặt với sự chính xác chỉ dưới một trong những ngọn cờ này … Hai từ này [là] … hai thái cực duy nhất của nhiều sự kết hợp chính trị … không nghi ngờ gì rằng quả thực có, giữa các hình thức cổ xưa của chúng ta và các hình thức hiện đại của chúng ta, nhiều sự kết hợp khả dĩ, vô cùng thuận lợi cho các quyền tự nhiên của con người hơn cái trước, và cho sự bình yên của nền Cộng hòa hơn cái sau. Tôi không nghi ngờ gì sẽ được hỏi các sự kết hợp này là gì. Tôi sẽ trả lời: tất cả những người mà nói chung khiến ý chí của nhân dân đóng góp cho sự tạo thành các pháp quan của họ, mà không phơi họ ra cho các mưu đồ.

Khá lý thú, mục sư Frédéric Monneron đã chính xác trong phân tích của ông về sự rút thăm và các cuộc bầu cử hơn nhiều nhà triết học như Montesquieu và Rousseau. Lý lẽ của ông cho thấy rõ ràng rằng các phép phân đôi sự bầu cử/sự rút thăm và chế độ quý tộc/nền dân chủ đã không chồng gối. Tại Thụy Sĩ, cho đến cuối các năm 1820, một số tổng bảo thủ như Geneva quả thực đã khá thân thiện với sự rút thăm (Herrmann 2006, pp. 460–465, 470–473). Quan trọng hơn, không sự bảo vệ dân chủ nào của sự rút thăm trong chính trị đã được đưa ra, hoặc trong thời kỳ cách mạng hay trong các thập niên tiếp sau. Peter Ochs, mà lãnh đạo những người cộng hòa cánh tả ở Thụy Sĩ, đã nói về “các quyền bình đẳng” và “giá trị thật” mà sự rút thăm có thể thừa nhận, nhưng lập luận của ông đã không đặc thù cho việc rút thăm và đã có thể áp dụng ngang thế cho quyền bỏ phiếu nam phổ quát. Thực ra, Ochs đã chỉ lặp lại một ý tưởng phổ biến lúc đó, mà đã lên đỉnh điểm trong sự mở rộng quan trọng của các quyền chính trị: Sự mở rộng giới của những người được xem là xứng đáng để được chọn cho các chức vụ đã có nghĩa là việc nới lỏng sự kiểm soát bị các elite xã hội truyền thống sử dụng. Và khi các nhà dân chủ Thụy sĩ giai cấp thấp hơn ngày càng trở nên tích cực trong nửa đầu của thế kỷ thứ mười chín, họ đã không đặc biệt quan tâm đến các thủ tục chính trị: Họ đã chẳng bao giờ nhắc đến sự rút thăm và thay vào đó tập trung hành động của họ vào các vấn đề kinh tế và xã hội. Tại Pháp, trong cuối các năm 1790, Âm mưu của những người Bình đẳng (Conspiracy of the Equals), mà nhân vật nổi bật nhất của nó là Gracchus Babeuf (1760–1797), muộn hơn được Marx xem như phong trào cộng sản đầu tiên. Nó đã chiến đấu rõ ràng cho nền dân chủ nhưng đã không nhắc đến sự rút thăm. Nó đã chỉ ủng hộ một sự quay lại của hiến pháp Jacobine 1793, mà đã kết hợp các cuộc bầu cử với sự kiểm soát nghiêm ngặt của nhân dân đối với các đại diện (Buonarroti 1869). Trong hầu hết các nước Âu châu, trong thế kỷ thứ mười chín, các nhà dân chủ đã đấu tranh để mở rộng các quyền chính trị và để hạn chế quyền lực của các đại diện, nhưng họ đã chẳng bao giờ bênh vực sự rút thăm.

Chính trị trong các Nhà nước-quốc gia Lớn

Một lý lẽ quan niệm thứ hai chống lại sự chọn bằng bốc thăm đã xuất phát từ kích thước tăng lên của nhà nước-quốc gia. Từ thời Cổ đến thời kỳ Đầu Hiện đại, sự thuần hóa đầu tiên của sự may rủi đã có nghĩa rằng nhờ sự kết hợp của sự rút thăm và sự luân phiên nhanh, tất cả các thành viên của nhóm mà giữa đó thăm được rút đã có một cơ hội hợp lý để giữ chức vụ một ngày nào đó. Đã có những sự khác biệt to lớn giữa các phiên bản quý tộc, “bình dân,” và dân chủ của lý tưởng cộng hòa đầu tiên, nhưng trong mức độ lớn, chúng đều dựa vào cùng các khái niệm về chính phủ-tự quản và “nền cộng hòa phân phối.” Vấn đề trở nên hơi khác khi làn sóng cách mạng thế kỷ thứ mười tám đã thiết lập các nền cộng hòa hiện đại. Những người cộng hòa mới đã thừa nhận sự bình đẳng biểu tượng và luật định của các công dân chủ động (ít nhất “theo mức độ của các năng lực của họ”). Nhưng về mặt nhân khẩu học cũng như địa lý, quy mô của cộng đồng chính trị đã trở nên lớn không thể so sánh nổi hơn quy mô nó đã có trong thời Cổ, thời Trung Cổ, hay thời kỳ Đầu Hiện đại. Nền dân chủ Athen đã có 30.000 đến 50.000 công dân, cho một dân số 250.000 đến 300.000 dân cư. Pháp trong 1789 đã có 4,3 triệu công dân chủ động và hơn 27 triệu dân cư, còn dân số của nước Anh đã là 8,5 triệu, bất chấp một tiêu chuẩn tài sản cao, vẫn đã tạo ra 338.000 cử tri được công nhận – mười lần đông hơn ở Athens (Gueniffey 1993, p. 97). Trong 1783, Hoa Kỳ đã có một dân số khoảng 3,5 triệu, kể cả 500.000 nô lệ và khoảng 750.000 đàn ông tự do trên tuổi trưởng thành. Tiêu chuẩn bầu cử đã thay đổi từ bang này sang bang khác, nhưng ở mọi nơi hơn một mửa số đàn ông tự do đã có khả năng bỏ phiếu cho các hội đồng, con số này đôi khi tăng lên hơn 80 phần trăm (như ở New Hampshire hay South Carolina), nên tổng số đàn ông đủ tư cách bỏ phiếu có lẽ đã lởn vởn quanh 500.000. Hơn nữa, Pháp, Anh, và Hoa Kỳ đã lớn không thể so sánh nổi về kích thước hơn các nền cộng hòa trước. Ngay cả hầu hết các bang Mỹ riêng lẻ đã lớn hơn rất nhiều so với Attica cổ điển (khoảng 2,500 km2), nền Cộng hòa Florence (khoảng 3.500 km2 mà không có các tài sản đô thị nên các dân cư của nó đã không thể trở thành các công dân Florentine, và ít hơn nhiều nếu chúng ta trừ đi contado (nông thôn), mà nông dân của nó bị loại khỏi cơ quan công dân), các công xã Âu châu, và các tổng Thụy sĩ thời Đầu Hiện đại.

Nếu sự rút thăm giữa tất cả các công dân chủ động được dùng cho các chức vụ hội đồng và chính phủ trung ương trong cuối thế kỷ thứ mười tám, thậm chí với một hệ thống luân phiên nhanh, chỉ vài ngàn công dân có thể đã kỳ vọng để phục vụ trong đời họ. Tại Pháp, chẳng hạn, nếu giả như mỗi công dân chủ động đã có một khả năng ngang nhau để tham gia, điều này giỏi nhất sẽ vẫn chỉ là cơ hội 1 phần trăm, ít hơn “cơ hội hợp lý để phục vụ tổ quốc” của Montesquieu một cách đáng kể. Phần của tính chính đáng cộng hòa cổ xưa của sự chọn bằng bốc thăm vì thế đã không thể tìm thấy chỗ đứng của nó trong đời sống chính trị hiện đại. Các nhà triết học và các chính trị gia đương thời đã lặp lại nhiều đến phát chán và đồng thanh rằng các nền cộng hòa cổ xưa và hiện đại đã khác nhau về chất bởi vì quy mô của chúng. Đã khó hơn để hiểu sự chọn bằng bốc thăm giữa tất cả các công dân trong các nhà nước-quốc gia lớn như vậy. Thực ra, các đề xuất theo hướng này đã ít và hiếm. Trong tháng Chín năm 1792, Théodore Lesueur, một thành viên của Câu lạc bộ Cordelier bị ảnh hưởng bởi Harrington mà đã quan tâm đến các hệ thống Athen và Venetia, đã đề xuất một dự thảo hiến pháp mà đã dân chủ hóa thiết kế của cái sau và trong đó một cơ quan gồm 100 cử tri cấp hai sẽ được chọn bằng thăm tại mỗi khu vực bầu cử có 1.000 công dân (Idées sur l’espèce de gouvernement Populaire, 1792, được trích trong Dowlen 2008, pp. 196–199; Hammersley 2005). Trong tháng Hai 1793, thành viên Hội nghị Quốc gia François Agnès Montgilbert (Avis au peuple sur sa liberté, 1793, được trích trong Gueniffey 1993, pp. 119–20), cũng trích dẫn Montesquieu, chỉ trích đặc tính quý tộc của các cuộc bầu cử và đã ngầm bảo vệ sự chọn bằng bốc thăm:

Không nên có lý do nào để chọn một công dân hơn công dân khác như một công chức … vì những gì là các sở thích ban cho đức hạnh hay tài năng khác hơn các đặc quyền mà luôn gây ra những sự so sánh nguy hiểm, và mà làm cho nhân dân quen để tin rằng một người đàn ông là xứng đáng hơn người khác?

Lại lần nữa, lý lẽ rơi vào những chiếc tai điếc. Bản thân Montgilbert đã thừa nhận rằng điều kiện tiên quyết cho sự chọn bằng bốc thăm được dùng một cách thỏa đáng – sự phát triển của một văn hóa công dân mạnh – đã vẫn chưa tồn tại. Ngay cả từ một quan điểm dân chủ triệt để, đã là khó để hình dung cái gì có thể là nguyên tắc mà nhân danh nó một nhóm công dân, hơn là một nhóm khác, sẽ được trao một cách ngẫu nhiên cơ hội để cai quản. Vì ai đó phải được giao quyền lực, là logic hơn để chọn người giỏi nhất, người yêu nước nhất, hay người có đức hạnh nhất, cho dù định nghĩa tinh hoa chủ nghĩa về “người giỏi nhất” đã thường bị tranh cãi. Đấy có lẽ là một trong những lý do vì sao các nhà dân chủ cấp tiến đã bảo vệ quyền bỏ phiếu phổ quát và các liên đoàn của các ủy ban chính trị tự quản nhỏ, cũng như các cuộc trưng cầu dân ý và các sáng kiến công dân, nhưng đã chẳng bao giờ bênh vực cho sự rút thăm.

Tuy vậy, là khó để tìm thấy một dấu vết của các lý lẽ chống lại sự rút thăm rõ ràng trên cơ sở của kích thước ngày càng lớn hơn của các cộng đồng chính trị. Ngoài ra đã chẳng có gì ngăn cản sự dùng rút thăm như một thủ tục vô tư giữa vài người được chọn. Tại Hoa Kỳ và Pháp, một số tiếng nói cô độc đã vẫn cất lên một cách tích cực về sự rút thăm trong các khung cảnh như vậy. Thomas Paine (1737–1809) đã đề xuất ý tưởng cho Chủ tịch Hạ Viện. Tuy vậy, những cố gắng này đã mang lại ít kết quả, và sự chọn bằng bốc thăm cuối cùng đã hoàn toàn nhường đường cho phiếu kín. Sự rút thăm đã sống sót chỉ ở bên lề – chẳng hạn, nó đã xuất hiện trong hiến pháp liên bang Bắc Mỹ đầu tiên trong 1777 như một cách để giải quyết các sự bất đồng dai dẳng (Dowlen 2008, pp. 152–165). Tại Hội nghị Philadelphia (1787), James Wilson (1742–1798), một trong những người Cha Lập Quốc, đã viện dẫn rõ ràng tấm gương Venetia và đã đề xuất rằng tổng thống Hoa Kỳ được bàu bởi một đoàn được chọn bằng thăm từ các thành viên của Quốc hội (Manin 1997, p. 80). Ý tưởng đã bị từ chối mà không có sự thảo luận thực sự nào. Mặc dù từ tiếng Anh “ballot,” được truyền cảm hứng bởi ballottino Venetia, ban đầu được định rõ cho cả sự chọn bằng thăm và bầu cử, nó cuối cùng nhắc đến chỉ cái sau (với nghĩa là lá phiếu).

Tại Pháp, trước 1789, Abbé Sieyès (1748–1836) đã ngẫm nghĩ rồi việc thay thế các cuộc bầu cử sơ bộ nơi các công dân chọn các cử tri cấp hai bằng một hệ thống trong đó những người này được chọn bằng thăm. Phù hợp với sự khôn ngoan thông thường trong thời kỳ Đầu Hiện đại, ông đã nghĩ việc này sẽ làm giảm khả năng của các bè lũ, mà đe dọa biến các cuộc bầu cử sơ bộ thành một môn thể thao đẫm máu. Tuy vậy, ý tưởng đã chẳng bao giờ được thực hiện (Gueniffey 1993, pp. 120–121). Trong 1789, các ủy ban khác nhau chịu trách nhiệm xem xét lại hiến pháp được rút bằng thăm giữa Hội nghị lập Hiến để tránh các bè phái tỉnh. Muộn hơn nhiều, khi nền Cộng hòa thứ Ba được thành lập trong 1870, hệ thống này được phục hồi để chọn các chức vụ tạm thời mà sau đó bàu các thành viên của ủy ban quốc hội. Loại bỏ phiếu thỏa hiệp này đã có khuynh hướng ủng hộ các thành viên trẻ và giai cấp trung lưu của quốc hội thay cho các elite có ảnh hưởng (Cirone and Coppenolle 2019). Mặc dù nó kéo dài cho đến 1910, tầm quan trọng tổng thể của nó đã hạn chế. Trong 1792, nhà cách mạng François-Xavier Lanthenas (1754–1799) viết rằng sự rút thăm giữa tất cả các công dân đã là một ý tưởng tồi nhưng rằng việc rút thăm từ ba ứng viên xếp hạng cao nhất sau một cuộc bầu cử có thể có một tác động trấn an và giúp để giải quyết các xung đột. Ông đã tranh thủ được sự ủng hộ của Montesquieu cho lý lẽ này (Lanthenas 2013, được trích trong Gueniffey 1993, p. 120). Tại một cuộc họp bầu cử ở Paris trong tháng Mười Hai 1792, một cử tri đã đề xuất rằng ba mươi sáu chức vụ trong chính quyền của département được nói đến nên được lấp đầy bằng sự rút thăm từ một danh sách công dân được chọn trước cho tính liêm chính, sự yêu nước, và năng lực của họ. Nhưng ông được bảo rằng luật cấm một phương pháp như vậy, mà đã không thỏa mãn yêu cầu cơ bản của một mối quan hệ giữa các công dân và các đại diện (Gueniffey 1993, p. 124). Dự án hiến pháp Girondin (1793) cũng đã nhắc đến sự chọn bằng bốc thăm như một cách chặn trước xung đột về các sự chỉ định vào Văn phòng Quốc hội hay sự tạo ra các phân nhóm bên trong nó. Tuy nhiên, các ý tưởng này đã có ít sự cộng hưởng ở Pháp. Khi sự rút thăm được thể chế hóa trong Directory (1795–1799), nó chủ yếu là một dụng cụ thứ yếu: Nó đã là phần của một quá trình phức tạp gồm các cuộc bầu cử của các hội đồng bầu cử bởi các hội đồng sơ bộ, mà đến lượt đã bàu các đại diện mà sau đó được chia bằng rút thăm thành hai hội đồng, mà cuối cùng bàu năm thành viên của Directory.

Quan trọng hơn, Cộng hòa Helvetic trong 1798 đã minh họa tiềm năng đầy đủ của việc rút thăm trong các nhà nước-quốc gia. Lần đầu tiên trong lịch sử, một cơ quan chính trị thống nhất được lập ra trong vùng này, với một dân số 1.7000.000, và 330.000 công dân chủ động mà đã tham gia trong các hội đồng sơ bộ. Sự rút thăm được dùng để gọt bớt các cử tri cấp hai từ 3.300 xuống 1.650; nó cũng đã đóng một vai trò trong hai hội đồng lập pháp và để chọn các thành viên của Directory (Mellina 2021, vol. 1, p. 276). Như trường hợp Thụy sĩ này minh họa, việc rút thăm đã có thể được dùng thành công trong các nhà nước-quốc gia mới ở quy mô lớn hơn.

Ngoài ra, sự rút thăm đã có thể được thực hành ở một quy mô nhỏ hơn bên trong các nhà nước-quốc gia mới này. Tại Pháp, Quốc hội Lập hiến đã tạo ra 1.200.000 chức vụ được bàu, kể cả hầu hết vị trí công chức. Chỉ 2.600.000 công dân đã đóng đủ thuế để là có đủ tư cách. Mỗi hai năm 50 phần trăm của họ đã có thể kỳ vọng để giữ một chức vụ, vì hầu hết của số sau đã có các nhiệm kỳ ngắn (Gueniffey 1993, p. 421). Với các con số như vậy, sự rút thăm đã có thể có vẻ tự nhiên. Cũng vậy, ở quy mô nhỏ hơn của một bang Hoa Kỳ như Rhode Island (nhỏ nhất trong số các tiểu bang liên bang, với 3.200 km2) hay một tổng Thụy sĩ, sự rút thăm đã có thể được lấy lại như một dụng cụ cho chính phủ-tự quản dân chủ. Chúng ta đã thấy rằng ngay cả trong trường hợp đặc biệt của Glarus, mà đã có một hệ thống chủ quyền nhân dân trực tiếp nhờ Landsgemeinde, sự rút thăm đã chỉ được dùng như một loại xổ số và đã bị bỏ sau vài thập niên. Vì thế, mặc dù nhiều diễn viên đã tin rằng chính phủ đại diện hợp với thực tế mới của nhà nước-quốc gia và khối cộng đồng được mở rộng, và bất chấp sự thực rằng kích thước của các nền cộng hòa mới đã có lẽ là một nhân tố gián tiếp, một mình quy mô đã có thể không phải là nguyên nhân quyết định cho sự biến mất của sự rút thăm trong chính trị Âu châu.[2]

Quyền tối cao Nhân dân và sự Đại diện-Ủy thác

Một lý do tiềm năng thứ ba cho sự biến mất của sự rút thăm gắn với các quan niệm mới về chủ quyền (quyền tối cao) nhân dân và sự đại diện mà đã nổi lên cùng với các lý thuyết mới về khế ước xã hội. Trong thế giới Kitô, ý tưởng về quyền tối cao (sovereignty) đã có các nguồn gốc thần học. Tuy vậy, nhờ The Six Books of the Republic (1576) của Jean Bodin (1529–1596) và sự lên của nền quân chủ tuyệt đối, quan niệm đã được thế tục hóa và nhà vua đã thay thế Chúa. Một thực thể được xem là có quyền tối cao nếu nó là nguồn duy nhất của quyền lực chính đáng trong một lãnh thổ cho trước. Một bước nữa tới quyền tối cao nhân dân (popular sovereignty) được tiến hành trong thế kỷ thứ mười tám. Theo các lý thuyết được Rousseau và các nhà triết học khác phát triển, nhân dân phải có quyền tối cao hơn là nhà vua: Cách mạng Pháp đã cho sự ủng hộ hiến pháp cho lý tưởng này. Trong các thập niên tiếp sau, khái niệm chủ quyền nhân dân được kết hợp với vài quan điểm chính trị cũ hơn nhiều, tạo ra các khái niệm lai. Một truyền thống đến từ Hy Lạp cổ xưa, mà đã quan niệm quyền lực như được chia một cách tiềm năng giữa nhiều người (nền dân chủ), ít người (chế độ quý tộc), và một người (nền quân chủ), với chính phủ hỗn hợp là hệ thống tốt nhất vì nó đã có khả năng cân bằng các lợi thế và các bất lợi của ba lực được nhắc đến ở trên. Thí dụ mang tính hình mẫu (paradigmatic) về điều này là sự phân chia được lập nên ở Vương quốc Anh giữa Hạ Viện (House of Commons), Viện Nguyên Lão (House of Lords), và nhà vua. Ở châu Âu lục địa và Bắc Mỹ, chính phủ hỗn hợp đã cũng được ghép với khái niệm chủ quyền nhân dân, được định khung lại sao cho nhiều người (toàn thể khối công dân chủ động) đã phải bàu ít người (các đại diện của họ) mà sẽ lập pháp, và trong một số trường hợp một người (một tổng thống cộng hòa), mà sẽ hiện thân cộng đồng chính trị như nhà lãnh đạo của nhánh hành pháp.

Một sơ đồ khái niệm khác đã đến từ một tranh luận cổ xưa bên trong Giáo Hội, mà trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại đã đối mặt với một thách thức khó khăn: Ai nên quyết định trong sự vắng mặt của yếu tố nhất trí, khôn ngoan nhất và lành mạnh nhất (sanior pars), hay yếu tố đông nhất (maior pars, hay đa số)? Một số thỏa hiệp đã thường được đưa ra, Giáo Hoàng là ví dụ được bàu không phải bởi tất cả những người Công giáo cũng chẳng phải bởi toàn bộ giới tu sĩ, mà bởi một Đại Cử tri Đoàn của các hồng y (sanior pars của Giáo Hội) mà bàu giáo hoàng có quyền tối cao bằng một đa số đủ tiêu chuẩn (maior pars của các hồng y). Trong chừng mực nào đó, chế độ quý tộc bầu cử cũng có thể được xem như một sự tổng hợp giữa khái niệm chủ quyền nhân dân và phép phân đôi maior pars/sanior pars: cái trước (các công dân chủ động) đã có quyền lực để chọn cái sau (các đại diện của họ).

Khi giải thích sự biến mất của sự rút thăm, Bernard Manin đã thêm một chiều thứ hai vào nguyên tắc phân biệt được bảo vệ bởi các người cha lập quốc của các nền cộng hòa Pháp và Mỹ – sự ưng thuận (consent) của những người bị trị. Quan niệm này đã được biết đến rồi lúc đó, trong quan hệ cả với sự lập pháp và sự bổ nhiệm các nhà cai trị, dựa vào một sự diễn giải lại nguyên tắc của luật Roma, quod omnes tangit ab omnibus approbari debet, “cái gì đụng đến tất cả nên được tất cả chuẩn y.” Quan niệm này, bén rễ sâu trong luật tự nhiên hiện đại, xác nhận sự bình đẳng biểu tượng của người dân ngoài sự bất bình đẳng nhiều mặt theo kinh nghiệm của họ, mà, bị tranh cãi, đã không thể tự nó trao quyền để cai trị những người khác (Manin 1997, p. 157).

Mặc dù đã có những sự dàn xếp cốt yếu được đưa ra với sự loại trừ phụ nữ, những người nghèo, và dân cư bị thuộc địa hóa, sức mạnh giải thích của loại mới này của mối quan hệ ở tâm của khế ước xã hội không nghi ngờ gì là mạnh, đặc biệt khi kết hợp với khái niệm chủ quyền nhân dân. Chắc chắn, đã có những sự thích nghi thực dụng và lý thuyết. Tại Vương quốc Anh, sự thay đổi đã ít triệt để hơn ở Pháp, vì lý thuyết về chính phủ hỗn hợp đã tỏa khắp và lâu bền hơn: Cả vua và các Lord đã không được bàu. Tại Hoa Kỳ, thực hành của các kiểm soát và cân bằng (checks and balances) đã hạn chế chủ quyền nhân dân, với tư pháp đóng một vai trò cốt yếu (sự thực rằng hầu hết các thẩm phán được bàu đã trao sắc thái cho sự hạn chế này một chút, nhưng tính đa nguyên do hệ thống kiểm soát và cân bằng gây ra cũng đã tương đối hóa quan niệm về chủ quyền nhân dân). Tuy nhiên, khắp thế giới Tây phương, ý tưởng rằng các đại diện là hợp pháp trong chừng mực họ nhận được một sự ủy thác từ những người được đại diện, cụ thể là nhân dân mà từ họ quyền lực chính trị cuối cùng đã xuất phát, ngày càng nhận được sức kéo và sự chấp nhận. Nó đã gắn với sự lên của luật tự nhiên nhưng cũng – và lâu bền hơn – với bá quyền tăng lên của lý thuyết khế ước xã hội. Các ý tưởng về ý chí tự do và khế ước như thế đã là cơ sở hợp pháp của cả xã hội dân sự và nhà nước.

Tuy vậy, một mình quan niệm về sự ưng thuận có lẽ là quá hẹp để cho chúng ta bức tranh đầy đủ. Trong khế ước xã hội, mối quan hệ chính xác giữa giữa những người được đại diện và các đại diện đã vẫn là một chủ đề tranh cãi. Các nhà tư tưởng tinh hoa chủ nghĩa cho rằng nhân dân trao sự ưng thuận cho các nhà cai trị của họ đã là cái quan trọng, khăng khăng về một sự tách biệt nghiêm ngặt giữa các cuộc bầu cử (được nhân dân tiến hành) và các quyết định (do các đại diện đưa ra). Nhiều người như Antoine Barnave khai phóng (August 31, 1791, A.P. vol. XXX, p. 115, được trích trong Rosanvallon 2000, p. 200) đã nghĩ rằng người ta nên cảnh giác với việc thay thế quyền lực đại diện, các chính phủ hoàn hảo nhất, với mọi thứ ghê tởm nhất, phá hoại nhất và tai hại nhất cho bản thân nhân dân: sự thực hiện không qua trung gian của chủ quyền hay nền dân chủ … Nhân dân là tối cao. Nhưng, trong chính phủ đại diện, các đại diện của nó là những người giám hộ của nó và có thể một mình hành động cho nó, vì lợi ích riêng của nó gần như luôn luôn gắn liền với các sự thật chính trị, mà về chúng, nó có thể không có sự hiểu biết rõ ràng hay sâu sắc nào.

Ngược lại, các nhà cấp tiến đã khăng khăng về sự thực hiện trực tiếp hay đầy đủ của tư cách công dân, không về việc những người khác trao sự ưng thuận cho các nhà cai trị. Ý tưởng này được lặp lại trong Tuyên ngôn về các Quyền của Đàn ông và của Công dân, mà đã tuyên bố trong điều 6 rằng “luật là sự bày tỏ của ý chí chung. Mọi công dân có một quyền để đích thân tham gia, hay qua người đại diện của mình, trong nền tảng của nó.” Lý tưởng này về chính phủ-tự quản đã cũng phổ biến trong cách mạng Mỹ, và muộn hơn trong phong trào lao động. Những người khác, giống Rousseau trước họ, cho rằng các đại diện đã chỉ là các dụng cụ của ý chí nhân dân, và rằng nhân dân vì thế có thể và nên kiểm soát chúng. Locke đã lý thuyết hóa tính chính đáng của sự phản kháng sự đàn áp trong trường hợp một sự vi phạm sự tin cậy giữa nhân dân và các đại diện xảy ra bởi vì một chính phủ áp bức. Tuyên ngôn các Quyền người Thượng của Đàn ông và Công dân (1793) thậm chí đã đi xa hơn khi tuyên bố trong Điều 35: “khi chính phủ vi phạm các quyền của nhân dân, sự nổi dậy là các quyền thiêng liêng nhất và các nghĩa vụ không thể thiếu được của nhân dân và mỗi phần của nhân dân.”

Nhưng tuy nhiên, không nhà lãnh đạo nào ngang phổ chính trị đã kêu gọi dùng sự rút thăm. Trường hợp Thụy sĩ minh họa rằng trí tưởng tượng mới về khế ước xã hội đã cung cấp một lý lẽ chính chống lại sự chọn bằng bốc thăm. Trong khung cảnh cụ thể này, ý tưởng về sự ưng thuận đã không xuất hiện rất thường xuyên, khi thay vào đó khái niệm về “ý chí tự do” đã ở trên môi mọi người. Một trong những sự chỉ trích đầu tiên về việc rút thăm được đưa ra bởi những người cộng hòa ôn hòa Usteri và Escher de la Linth (Usteri, Conrad and de la Linth 1798, p. 58, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 17–18), mà trong 1798 đã cho rằng sự rút thăm làm xói mòn sự lựa chọn tự do và các cuộc bầu cử tự do (die freie Wahl, với “lựa chọn” và “các cuộc bầu cử” được dịch bằng cùng từ trong tiếng Đức), và giảm trách nhiệm giải trình mà các chính trị gia nợ công luận (và mà là bảo đảm tốt nhất để tránh các mưu đồ). Một năm sau, trong sự xét lại hiến pháp, một nhà luật học và chính trị gia cộng hòa nổi tiếng Bernhard Friedrich Kuhn (1762–1825) đã phản đối rằng “không phải thăm, mà là sự bầu cử tự do của các công dân nên chỉ định các quan chức của nền Cộng hòa.” Một đại diện khác, Genhart, đã thêm rằng sự rút thăm sẽ làm yếu sự đại diện của cơ quan lập pháp bởi vì “toàn bộ các cộng đồng sẽ không được đại diện.” Luật sư Henri Vincent Carrard (1766–1820), nhân danh ủy ban hiến pháp, đã nói rằng một nền cộng hòa đại diện, quyền đẹp nhất của nhân dân là quyền chọn các nhà chức trách của người ta. Theo Hiến pháp của chúng ta, sự thực hiện quyền này là hành động duy nhất mà với nó nhân dân Helvetic chứng tỏ quyền tối cao của họ.” Tuy vậy, sự loại bỏ một nửa các cử tri cấp hai bằng sự rút thăm thực ra đã là sự tước đoạt “đặc quyền đẹp đẽ này” của nửa nhân dân Helvetia. Sự rút thăm vì thế “đã chống lại hệ thống cộng hòa” và “quyền tối cao của nhân dân.” (Actensammlung aus der Zeit der Helvetischen, vol. 4, July–September 1799, pp. 1344–1346, 1364, 1382, được trích trong Mellina [2021], vol. 2, pp. 47, 49). “Quyền của các đàn ông tự do để chọn các nhà chức trách của chính họ,” một lý tưởng được chia sẻ rộng rãi lúc đó, như thế đã huy động rộng rãi chống lại sự rút thăm. Tầm quan trọng cốt yếu của sự lựa chọn tự do đã cũng được nhắc đến liên quan đến các cuộc bầu cử lập pháp. Ủy ban bầu cử, bị chi phối bởi các nhà bảo thủ, đã đề xuất thành công việc hủy bỏ sự rút thăm ở Neuchâtel trong 1818, viết rằng sự rút thăm đã tước đoạt Hội đồng “quyền nó nên có để chỉ định các thành viên của nó bằng lựa chọn tự do.” Đấy là lý do vì sao, khi biện hộ cho sự hủy bỏ sự chọn bằng bốc thăm, ủy ban đã “chẳng đề xuất gì khác cho Hội đồng hơn là đòi lại một quyền” (lưu trữ thành phố Neuchâtel, B 201.07.002, “Conseil et charges: Rapport de la commission chargée de la révision des règlements relatifs à l’élection des Membres du Grand-Conseil,” 1818, được trích trong Mellina 2021, p. 117). Trong 1825, nhà luật học bảo thủ Haller cũng đã ca ngợi “bỏ phiếu theo lương tâm của mình,” một hành động mà là không thể khi liên quan đến sự rút thăm. Ông đã nói thêm trong một dòng từ Condorcet, giải thích rằng là cốt yếu rằng một “đa số đúng, thật,” và “tuyệt đối” nên quyết định kết quả của sự bỏ phiếu, và rằng sự rút thăm, khi được dùng để loại bỏ các cử tri cấp hai hay các đại diện, đã tước quyền bỏ phiếu của các công dân (von Haller 1834, pp. 393–398, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 126–128). Từ các năm 1820 trở đi, đã có một sự đồng thuận ngang đảng phái về vấn đề này, vì các nhà khai phóng ôn hòa và các nhà cấp tiến cũng đã bênh vực cho quy tắc đa số, sự bình đẳng của các cử tri và của các phiếu, và cuối cùng cho bỏ phiếu trực tiếp, mà đã muốn nói một mối quan hệ trực tiếp giữa nhân dân và các đại diện của họ (Druey 1828, và lưu trữ bang Geneva, Rigaud 57/24, “Rapport sur les projets de Lois au sujet des élections par M. le Professeur Bellot,” được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 134ff.). Trong một xã hội cá nhân chủ nghĩa và bình đẳng hơn trước kia và nơi các sự phân chia luật định đã bị loại trừ – ít nhất bên trong câu lạc bộ độc quyền của các công dân chủ động – đã là cốt yếu rằng tất cả các cá nhân có thể bày tỏ ý chí tự do của riêng họ, cả khi lập khế ước (hợp đồng) với những người khác trong lĩnh vực luật tư, và trong chính trị qua hành động bỏ phiếu. Điều này đã có nghĩa là sự chấm dứt của tất cả các hình thức bỏ phiếu thỏa hiệp, mà đã chỉ sống sót trong những không gian tương đối nhỏ hầu như không thể so sánh được với việc lấp đầy các chức vụ công bằng phương tiện rút thăm.

Tất cả các tiếng nói chính trị, từ bảo thủ nhất đến dân chủ nhất, bây giờ cho rằng sự đại diện hợp pháp đòi hỏi một sự ủy thác từ nhân dân, mà ngụ ý loại nào đó của sự ủy quyền chính thức và trách nhiệm giải trình. Trước kia, quan niệm cổ xưa về sự đại diện dựa vào hiện thân (embodiment-based representation) đã là cốt yếu trong hàng thế kỷ cho tính chính đáng của trật tự chính trị. Như chúng ta đã thấy trong Chương 2, nó đã là một quan hệ lựa chọn (elective affinity) với sự rút thăm và các hệ thống chọn phức tạp của chủ nghĩa cộng hòa truyền thống. Tuy vậy, sự đại diện dựa vào hiện thân đã vẫn được nói đến trong vài tình huống khác nhau trong các chính phủ đại diện mới (Hayat 2018a). Trước hết, các cử tri tích cực đã được cho “là” nhân dân, một phần đại diện cho toàn thể mà không cần được nhân dân chọn – mặc dù họ đã chỉ là một phần bé tẹo của nhân dân. Thứ hai, sự bầu cử của nhân dân đã khiến một cơ quan thống nhất để nổi lên, một viện dân biểu mà về mặt vật chất đã hiện thân Quốc gia, mà trao một bộ mặt cho quyền lực cử tri, và mà đã có thể tự nhận: “Chúng ta nhân dân.” Quan điểm này là đặc biệt mạnh trong đặc điểm Pháp của chủ nghĩa cộng hòa, mà miễn cưỡng trao quyền lực đáng kể cho tư pháp, nhấn mạnh sự thống nhất không thể chia cắt của quốc gia, và xem lập pháp như nhánh duy nhất được phép để xác định lợi ích chung và vì thế để quyết định cho khối cộng đồng (vì các cử tri riêng lẻ đã có thể chỉ tính đến các lợi ích cá biệt của họ). Các tổng thống cộng hòa đã cũng là một hình thức khác nữa của sự đại diện hiện thân, đôi khi cạnh tranh với nhánh lập pháp. Theo nghĩa này, sự đại diện đã không chỉ là một vấn đề trao cho các cá nhân nào đó một sự ủy thác và giao cho họ hành động nhân danh những người đã bàu họ lên. Tại nước Anh, Burke (1775; 1854–1856, vol. 1, pp. 347–349) đã bảo vệ một phiên bản cá biệt của sự đại diện dựa vào hiện thân, cho rằng các đại diện (Hạ Viện, nhưng cả Viện Nguyên Lão, các thẩm phán, và vua) đã là những người được ủy thác của nhân dân. Về mặt pháp lý, quốc hội, không phải nhân dân, đã là tối cao ở nước Anh. Ngoài các biến thể quốc gia này ra, loại mới này của sự hiện thân của cộng đồng chính trị chung quy là cùng bản thể với chính phủ đại diện (Guizot 1821). Nó giải thích vì sao các đại diện được bàu đã có cái mà lý thuyết chính trị Đức gọi là một “sự ủy thác tự do”: Một phép nghịch hợp mà có nghĩa rằng một khi một sự ủy thác được trao, các đại diện được bàu được ủy quyền một cách hợp pháp để cai trị mà không phải tôn trọng hoặc các lời hứa bầu cử của họ hay ý chí thực sự của đa số (Sintomer 2014b).

Tuy nhiên, sự đại diện dựa vào hiện thân đã ngày càng được kết hợp với sự đại diện ủy thác, mà chính thức bảo đảm tính chính đáng của chính phủ đại diện. Sau vài thập niên, cả hai quan niệm đại diện đã dường như ăn khớp với nhau: các cuộc bầu cử, và chỉ các cuộc bầu cử, có thể dẫn đến sự hiện thân hợp pháp của nhân dân (trong hình thức của một quốc hội hay một tổng thống), bởi vì các cuộc bầu cử đã là cách duy nhất cho các cá nhân, mà một cách tập thể tạo thành nhân dân, để bày tỏ ý chí chính trị tự do của họ. Cơ sở mới này cho tính chính đáng chính trị đã có nghĩa rằng thời cho sự rút thăm đã hết. Sự thay đổi này cũng được minh họa bởi sự thất bại mẫu mực – và đẫm máu – của phong trào lao động trong Cách mạng 1848 ở Pháp: khi phong trào tự nhận để hiện thân tốt nền Cộng hòa hơn quốc hội mới được bàu, nó đã vấp phải cái chết và sự đàn áp (Hayat 2014).

Từ Thăm đến sự May rủi

Cũng đã có một nhân tố thứ tư và quyết định giải thích sự biến mất của sự rút thăm: Một hình thức lập luận mới liên kết với Khai Sáng mà, dù với nhiều biến thể, sẽ chinh phục phần lớn thế kỷ thứ mười chín. Barbara Stollberg-Rilinger (2014a) là người đầu tiên giả thuyết rằng sự tách rút thăm khỏi các cuộc bầu cử đã ít là một sự thay đổi chính trị hơn là một sự thay đổi văn hóa: Chân trời kỳ vọng mới đã thù nghịch với việc rút thăm. Nghiên cứu của Maxime Mellina cho phép chúng ta hệ thống hóa giả thiết này. Các nguồn sơ cấp ông phát hiện trong khung cảnh Thụy sĩ tiết lộ một lập luận chắc có thể áp dụng được bên ngoài vùng địa lý này. Từ vựng của sự rút thăm bày tỏ một sự thay đổi mạnh vào lúc chuyển giao thế kỷ thứ mười chín. Trong thời kỳ Đầu Hiện đại, các diễn viên đã nói về việc rút thăm (sort trong tiếng Pháp, đôi khi được viết Sort, với một chữ hoa mà đã có vẻ phú cho nó các thuộc tính thần thánh, hay Los/Loos trong tiếng Đức, nơi tất cả các danh từ được viết hoa). Vài thập niên muộn hơn, các diễn viên bắt đầu liên kết sự rút thăm với chance – sự may rủi (hasard trong tiếng Pháp, Zufall trong tiếng Đức): Từ này đã có các nội hàm xấu, sự may rủi được xem như không được thuần hóa, đối lập nghiêm ngặt với lý trí. Ý nghĩa mới này được tăng cường trong tiếng Pháp bởi vì sort đã có một ý nghĩa kép và có thể được dịch sang tiếng Anh như cả “lot” (theo nghĩa việc rút thăm nhưng cũng là “số phận trong đời”) và “số phận” hay “sự may rủi.”

Tại Pháp, tư liệu quan trọng nhất bảo vệ sự rút thăm trong thời kỳ Đầu Hiện đại, được xuất bản ở Marseilles năm 1654, cho rằng sự đưa việc rút thăm vào hiến pháp thành phố đã được đề xuất bởi “một số được chọn của những người đủ tiêu chuẩn và thông minh … có năng lực và kinh nghiệm.” Nó nói thêm (Anonymous 1654, pp. 7–12):

chính nhờ Lot (Thăm) mà chúng ta là tự do và độc lập, mà công việc được sắp xếp lại theo thứ tự nào đó, mà chúng ta sống yên ổn và không có rắc rối, và mà chúng ta có lý trí để hy vọng rằng Mệnh Trời Thiêng liêng, mà có vẻ đã trao sự chuẩn y của ngài liên quan đến sự quy định này của Lot … sẽ định hướng ngài rất vui vẻ trong tương lai rằng ngài sẽ chỉ làm cho các cuộc bầu cử rất tốt và thuận lợi.

Ở Thụy Sĩ, Peter Ochs đã cho các lý do thế tục hơn: “chúng ta sẵn sàng thú nhận rằng lot là mù quáng, nhưng tinh thần của các âm mưu, giới của những người quen, và thân thích của người ta, thậm chí còn mù quáng hơn … đa số thường không có quyền nào khác hơn quyền của kẻ mạnh nhất.” Ochs nói thêm rằng lot là một “người thứ ba vô tư” “mà có thể quyết định giữa thiểu số và đa số” (Ochs 1797, p. 466, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, p. 108). Các tuyên bố như vậy đã là điển hình của những sự biện minh cho sự rút thăm trong thời kỳ Đầu Hiện đại: Sự đưa thủ tục vào thường đến như cố gắng cuối cùng để hạn chế các sự cãi cọ và tham nhũng, và thông thường được xem như một phương tiện để duy lý hóa sự cạnh tranh vì quyền lực. Vì thủ tục đã duy lý, nó đã có thể kéo dài trong hàng thập kỷ hay thế kỷ, tùy thuộc vào vùng.

Tới cuối thế kỷ thứ mười tám, “sự may rủi mù quáng” không còn được xem như một bảo đảm của tính vô tư nữa bởi một số tăng lên của các nhà thực hành và các nhà lý luận, nhưng thay vào đó như một cơ chế phi lý. Sự chọn bằng bốc thăm bây giờ được xem như “đồng bóng” và “tùy tiện” (lưu trữ thành phố Neuchâtel, B 201.07.002, “Conseil et charges: Rapport de la commission chargée de la révision des règlements relatifs à l’élection des Membres du Grand-Conseil,” 1818, và von Haller 1834, p. 397, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 116, 127). Thủ tục đã ngược hoàn toàn với “quyền bỏ phiếu tự do và được khai sáng” của các công dân, như ủy ban chính thức của Geneva, bị chi phối bởi các nhà khai phóng mà đã thành công đề xuất hủy bỏ sự rút thăm trong 1831, đã tranh luận hùng hồn (lưu trữ bang Geneva, Rigaud 57/24, “Rapport sur les projets de Lois au sujet des élections par M. le Professeur Bellot,” 1831, pp. 8–19, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 142–149). Người dân ngày càng cảm thấy rằng sự đến của một thời đại, thời đại mà không còn tương thích với sự rút thăm nữa. Trong các cuộc thương lượng hiến pháp mà các đại biểu Thụy sĩ tổ chức với Napoleon và mà đã lên đến đỉnh điểm trong Bộ Luật Hòa giải 1803, Công dân Reinhard, Bộ trưởng Đại diện toàn quyền của Cộng hòa Pháp ở Cộng hòa Helvetic, đã trích dẫn một dòng của Condorcet theo đó “vì các đam mê, sự chọn bằng bốc thăm có thể khá hữu ích ngày nay, nhưng trong một thời gian, nó sẽ vô giá trị” (Monnier and Kölz 2002, p. 115, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, p. 84). Ba thập niên sau, báo cáo của một ủy ban Geneva đã thêm rằng giờ đã điểm để thay thế “nền dân chủ của các xã hội trong thời thơ ấu của chúng,” tức là “sự thực hiện trực tiếp của một chủ quyền tối cao ảo tưởng,” bởi chính phủ đại diện, (bằng) “nền dân chủ của lý trí được khai sáng.” Bước đi này đã trở nên có thể bởi vì “xiềng xích của truyền thống đã bị phá vỡ.” Thụy Sĩ vì thế đã “tự do để lập dinh thự trên các nền tảng mới.” (lưu trữ bang Geneva, Rigaud 57/24, “Rapport sur les projets de Lois au sujet des élections par M. le Professeur Bellot,” 1831, pp. 8–19, được trích trong Mellina 2021, vol. 2, pp. 142–149). Báo cáo cũng trích dẫn nhà triết học và chính trị gia bảo thủ Pháp Antoine Destutt de Tracy (1754–1836), mà trong Commentaire sur l’Esprit des lois de Montesquieu của ông (được viết trong 1802 và được xuất bản trong 1819) đã cho rằng “nguyên tắc của các chính phủ dựa vào các quyền của đàn ông là lý trí” (Destutt de Tracy 1819, Book 3).

Lại một lần nữa, sự đồng thuận ngang đảng phái về vấn đề này là đáng chú ý. Tư tưởng thịnh hành đã là các công dân được khai sáng, bất luận dù những người này được xác định theo cách tinh hoa chủ nghĩa hay dân chủ hơn, đã có thể đưa ra các quyết định duy lý bằng dùng logic và sự phán xét. Lý trí được xem như đối lập với thành kiến, nhưng cả với sự may rủi. Đã là thời cho đàn ông loại bỏ sự mê tín và phân tích thế giới với con mắt trong veo, và để kiểm soát một cách duy lý tự nhiên, số phận của họ, và những con người thấp kém khác – những người sau được đánh giá như vậy bởi vì giới, màu da, hay nền văn minh gốc của họ. Sự tiến bộ đã là khẩu lệnh của “chế độ lịch sử” mới này (Hartog 2015). Người dân đã trải nghiệm một sự thay đổi triệt để trong không gian kinh nghiệm của họ, để dùng quan niệm của Koselleck, và chân trời kỳ vọng của họ như thế đã khác triệt để với quá khứ. Sự rút thăm được xem như lỗi thời, một tàn dư, một cơ chế mà đã tình cờ hợp lệ trong quá khứ xa xôi (trong khung cảnh của nền dân chủ phân phối cổ xưa) hay thời hơi gần đây hơn (như các chế độ quý tộc cộng hòa phân phối Đầu Hiện đại), nhưng không còn một vai trò để đóng nữa.

Một tiểu luận được viết trong 1828 bởi một nhà khai phóng cánh tả và đại diện cấp tiến tương lai trong chính phủ liên bang Henri Druey (1828, được trích trong Mellina 2021, vol. 2) đã tóm tắt tinh thần mới của thời đại như sau: “sự chọn ngẫu nhiên là sự may rủi thuần túy, một sức mạnh mù quáng, vật chất mà không có tự-ý thức nào … Sự lựa chọn là hoàn toàn ngược lại, nó là chức năng của một trí thông minh mà thiết kế, phân biệt, so sánh, phán xét, chọn, hay ưa thích, mà hiểu và biết về cái nó làm.” Druey diễn giải quan điểm được chia sẻ rộng rãi này qua lăng kính của một lời kêu gọi ý chí tự do. “Người ta sẽ thích sự chọn ngẫu nhiên hay sự lựa chọn hơn theo các niềm tin riêng tư của chính người ta. Chỉ có hai lựa chọn thay thế khả dĩ: hoặc người ta tin vào thuyết định mệnh hay người ta bày tỏ ý chí tự do.” Chỉ những người chọn cái trước có thể muốn giữ sự rút thăm như một thủ tục hiến định quan trọng, bởi vì việc rút thăm “là hình thức thuần túy nhất của định mệnh.” Nó “xảy ra cứ như từ một nguồn, vì nó là tiền định, nó rơi xuống từ các ngôi sao.” Druey thêm rằng việc rút thăm giữa tất cả dân cư sẽ là vô lý và dẫn tới một chính quyền quần chúng (sự cai trị của đám đông). Lần lượt, ông đưa ra cáo buộc rõ ràng nhất chống lại sự rút thăm đã từng được đưa ra nhân danh chế độ nhân tài. Người ta phải thừa nhận, ông viết với nỗi say mê, “trí thông minh, tính thận trọng, sự khôn ngoan của những người đàn ông chịu trách nhiệm chỉ huy công việc công cộng, nhiệm vụ quyết định liệu sự cần thiết, lợi ích của nhân dân, các tác động của thời gian, sự tiến bộ của nền văn minh, cũng như an ninh nội địa và nước ngoài, hiện tại và tương lai của nhà nước” có phải dẫn đến một sự thay đổi hiến pháp hay không. Trong hệ thống mới, “hệ thống của quyền tự do đạo đức,” các cuộc bầu cử phải không là sản phẩm của “số phận” (sort, mà như được lưu ý có thể ám chỉ dễ dàng hơn đến số phận hơn là lot (thăm) trong tiếng Anh). Sự chọn ngẫu nhiên “không thông minh cũng chẳng tự do.” Sự lựa chọn “có thể được giao chỉ cho đàn ông, bởi vì họ được phú cho tri thức và ý chí.” Druey (1828, được trích trong Mellina, 2021 vol. 2) tiếp tục ca ngợi chủ quyền nhân dân và chính phủ đại diện

quốc gia hoặc có thể đưa ra tất cả các lựa chọn của nó mà không gây bất tiện cho nó, hay nó không thể. Nếu nó có thể, nếu nó đủ chín muồi cho việc đó, tất cả các cuộc bầu cử sẽ phải là trực tiếp. Nếu có bất kể sự bất tiện nào trong việc để tất cả các lựa chọn cho quần chúng nhân dân, chúng không nên bị để cho số phận (sort), mà chẳng liên quan gì đến hệ thống tự do đạo đức, mà đến những người được chọn. Và một khi chúng ta công nhận sự cần lựa chọn, liệu chúng ta có thể phủ nhận rằng một lựa chọn được đưa ra bởi những người được chọn là tốt hơn lựa chọn trong đó mọi người tham gia mà không có sự phân biệt? Chúng ta có thể phủ nhận rằng những người chúng ta đã chọn để lãnh đạo xã hội và chăm lo cho các lợi ích thân thiết nhất của nó không phải là những người chúng ta đã chọn để đưa ra các lựa chọn thượng hạng?

Chỉ trích có tính tàn phá của Druey đã tiếp tục, phủ nhận triệt để sự can thiệp của Ý Trời trong sự chọn ngẫu nhiên (Druey 1828, được trích trong Mellina 2021, vol. 2):

Số phận (sort) là kẻ thù truyền kiếp của lý trí, vì nó cốt ở sự thay thế cho tinh thần, cho trí thông minh tự do, một ảnh hưởng vô cơ mà không có trí thông minh và không có tự do; học thuyết hoàn toàn dị giáo này là ngược với tôn giáo của chúng ta, mà ham muốn công việc và một đức tin được khai sáng; với đạo đức, mà lên án sự trì trệ và sự bằng lòng [với] số phận mù quáng. Số phận (sort) là không tương thích với tự do: nó chà đạp quốc gia hay các đại diện của nó bằng việc buộc họ từ bỏ đặc quyền cao quý nhất của họ. Chính trị và lịch sử dạy chúng ta rằng sự chọn ngẫu nhiên (sort) là thất thường như sự cố sinh nở; rằng tinh thần tiếp tục, nguyên tắc bảo tồn không có đảm bảo nào với việc rút thăm mà, do các sự kết hợp mù quáng, có thể đồng thời đưa vào các hội đồng của nền cộng hòa một đa số to lớn của những người mới và không có kinh nghiệm.

Với các dòng này, mà bằng cách nào đó đưa ra một điểm đối trọng với lý lẽ của Ochs từ năm 1802, sự dùng rút thăm trong chính trị đã hấp hối trên giường bệnh của nó. Trong ít hơn ba thập niên, một nếp tư duy mới đã biến nhận thức công cộng về sự rút thăm thành một cơ chế phi lý và lỗi thời.

SỰ RÚT THĂM VÀ SỰ ĐẠI DIỆN MÔ TẢ

Bây giờ chúng ta có một sự hiểu rõ ràng vì sao sự rút thăm bị bỏ rơi trong lĩnh vực chính trị. Đã gồm hai nhân tố cốt yếu. Một quan niệm mới về sự đại diện dựa vào chủ quyền nhân dân, được xem như một khế ước xã hội giữa các công dân và các đại diện, đã có nghĩa rằng các cuộc bầu cử trở thành một dụng cụ trung tâm và một nghi lễ cốt yếu, để chúng khó kết hợp với sự rút thăm hơn trước kia nhiều. Điều này được tăng cường bởi một tinh thần mới của chủ nghĩa duy lý, mà mạnh mẽ đối lập ý chí tự do với sự may rủi. Các nhân tố thêm có lẽ cũng đã đóng một vai trò: Quy mô của khối cộng đồng mới và chủ nghĩa tinh hoa chi phối đã không loại trừ sự rút thăm như một dụng cụ cho một chế độ quý tộc phân phối nhưng đã không thân thiện với bất kể thực hành dân chủ nào của sự rút thăm giữa tất cả các công dân. Nhiều nhất, việc rút thăm có thể được dùng như một dụng cụ kỹ thuật trong một số khung cảnh, nhưng nó không thể còn được áp dụng nữa như một nghi lễ mà đảm bảo tính chính đáng thủ tục của trật tự chính trị. Trong mức độ lớn, hai lý lẽ đầu tiên (một quan niệm mới về sự đại diện và chủ quyền, và một hình thức lập luận mới) vẫn đóng vai trò trong các chỉ trích sự rút thăm trong thế kỷ thứ hai mươi mốt. Ngoài ra, sự chỉ trích ngày nay thông thường dựa vào một chiều trọng dụng nhân tài, cho rằng việc rút thăm sẽ cho phép những người dốt nát để thảo luận cân nhắc và quyết định cho cộng đồng chính trị, thay cho việc cho phép những người giỏi nhất nổi lên qua các cuộc bầu cử. Tuy vậy, vào giai đoạn này của cuộc điều tra của chúng ta, vẫn còn ba câu hỏi. Thứ nhất, vì sao một sự đồng thuận chung đã tồn tại liên quan đến sự phân biệt sắc nét giữa lĩnh vực tư pháp, nơi sự rút thăm được dùng cùng với sự thâu nạp để tạo thành các bồi thẩm đoàn, và lĩnh vực chính trị, nơi các cuộc bầu cử đã là thủ tục hợp lệ duy nhất? Thứ hai, vì sao tinh thần mới của chủ nghĩa duy lý đã phản đối sự rút thăm nhất quán đến vậy? Rốt cuộc, ngày nay, những người đề xướng các minipublic được chọn bằng thăm thường nhắc đến những suy ngẫm của Condorcet về các bồi thẩm đoàn và xem sự rút thăm như một cơ chế vô cùng hợp lý để nhận được một nhóm mà về mặt xã hội học phản ánh tính đa dạng của nhân dân theo cách tốt hơn rất nhiều so với hầu hết các hội đồng được bàu phản ánh. Thứ ba, vì sao các diễn viên, mà đã dấn thân nhất trong cuộc đấu tranh để dân chủ hóa xã hội và chính trị, đã không thậm chí xem xét việc lại đưa sự rút thăm vào chính trị? Rằng sự rút thăm đã không được thể chế hóa trong chính trị là cái gì đó có thể hiểu được; rằng không ai kêu gọi cho nó để sống lại như một cơ chế chính trị là khá khó hiểu.

Trong tranh luận hiến pháp Hoa Kỳ, các nhà Anti-Federalist (các nhà chống liên bang chủ nghĩa), mà đại diện bên tả của phổ chính trị và, ít nhất một phần, đã theo một truyền thống của chủ nghĩa cộng hòa công dân, đã kịch liệt phản đối nguyên tắc phân biệt. Thay vào đó, họ đã chấp nhận khái niệm về sự giống nhau giữa những người cai trị và những kẻ bị trị, một lý tưởng mà Hannah Pitkin (1972) gọi là sự đại diện mô tả (descriptive representation). Brutus (Essay III, được trích trong Manin 1997, p. 110), một bút danh của một trong những tác giả có ảnh hưởng nhất của họ, đã lập luận như sau:

Chính thuật ngữ người đại diện ngụ ý rằng người hay cơ quan được chọn cho mục đích này nên giống những người đã bổ nhiệm họ – một sự đại diện của nhân dân Mỹ, nếu là đúng thế, nó phải như nhân dân … Thì phải được dự định rằng những người, mà được đặt thay cho nhân dân, nên có tình cảm và cảm giác của họ, và bị chi phối bởi các lợi ích của họ, hay nói cách khác, nên mang sự giống nhau nhiều nhất với những người, mà nhân danh những người đó, họ được thay thế.

John Adams (1735–1826), một nhà lãnh đạo Anti-Federalist và tổng thống tương lai của Hoa Kỳ, đã nói thêm rằng hội đồng đại diện “nên là một bức chân dung thu nhỏ chính xác của nhân dân nói chung. Nó nên nghĩ, cảm thấy, suy luận và hành động giống họ” (Adams 1776). Đối với các môn đồ của trường phái tư duy này, mối nguy hiển nhiên đã là một mình những người giàu sẽ được bàu, gây thiệt hại cho các chủ sở hữu trang trại nhỏ và vừa. Các cuộc bầu cử đã đe dọa thiên vị cho một elite được phân biệt bởi sự sinh, giáo dục, và sự giàu có, mà sẽ không phản ánh tính đa dạng của đất nước. Các nhà Anti-Federalist vì thế đã chủ trương các khu vực bầu cử nhỏ hơn, nghĩ rằng chúng sẽ làm cho dễ hơn cho những người từ các giai cấp trung lưu để được bàu. Họ đã bị các nhà Federalist đánh bại về điểm này. Nhìn lại, có vẻ đáng ngờ rằng dụng cụ được họ gợi ý có lẽ đã có hiệu quả, nhất là trong sự so sánh với sự chọn bằng bốc thăm. Các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ, kể cả các nhà Anti-Federalist, đã xem jury (bồi thẩm đoàn) như định chế chính chịu trách nhiệm cho việc đảm bảo các quyền tự do dân sự (Levy 1999, pp. 85–86). Các nhà cách mạng như John Adams biết rằng sự rút thăm đã được dùng trong các nền cộng hòa Đầu Hiện đại và đã tin rằng dụng cụ này là một phương tiện hợp lý để tránh xung đột nội bộ. Adams viết rằng nói chung, “[đã] an toàn hơn để dựa vào ý trời hơn vào chính mình” (được trích trong Gueniffey 1993, p. 121). Vì thế, vì sao các nhà Anti-Federalist đã không khai thác tiềm năng chính trị của cơ chế này?

Câu hỏi về sự đại diện mô tả cũng được nêu lên ở bên kia của Đại Tây Dương. Pierre-Louis Roederer (1754–1835), Bộ trưởng đại diện Toàn quyền của Cộng hòa Pháp tại Cộng hòa Helvetic trong tháng Giêng 1800, đã mô tả quan điểm dòng chính của hầu hết các thành viên của Quốc hội Lập hiến của Pháp khi ông viết một năm sau rằng “chế độ quý tộc bầu cử mà Rousseau đã nói về 50 năm trước là cái ngày nay chúng ta gọi là nền dân chủ đại diện” (Roederer, Speech of 13 Ventôse, Year IX, March 4, 1801, Œuvres, VII, p. 1401, được trích trong Rosanvallon 1998, p. 52). Nhưng những người khác đã đứng về phía nhà cách mạng nổi tiếng Mirabeau (1749–1791), mà ngay từ tháng Giêng 1789 đã cho rằng hội đồng “cho quốc gia” nên là “cái một bản đồ thu nhỏ là cho khu vực vật lý của nó; dù một phần hay toàn bộ, bản sao nên luôn luôn có cùng các tỷ lệ của bản chính” (Mirabeau 1835, p. 7, được trích trong Rosanvallon 1998, p. 17). Như thế vì sao không dùng sự rút thăm để soạn bản đồ này của nhân dân?

Tính toán Xác suất, Thống kê học, và Chủ nghĩa Đa nguyên Chính trị

Sự rút thăm ngày nay liên kết mật thiết với khái niệm mẫu đại diện, mà được dùng thường nhật trong các khoa học xã hội, các khảo sát thống kê, và các thăm dò dư luận. Tính toán xác suất là cái làm cho việc này có thể: Ý tưởng đại thể là thế này, khi một mẫu của các viên bi có màu khác nhau được rút ra từ một chiếc thùng, nó phản ánh cấu thành của các viên bi trong thùng như một toàn thể. Mẫu càng lớn, nó trở nên càng có tính đại diện: Một mẫu được chọn ngẫu nhiên gồm 1.000 cá nhân vì thế sẽ cung cấp một vi thế giới của dân cư, với một biên sai số vài phần trăm. Tình hình trong thời đại của các cuộc cách mạng thế kỷ thứ mười tám đã là gì? Các nhà toán học Pháp, do Blaise Pascal (1623–1662) dẫn đầu, đã đóng một vai trò đáng kể trong sự sáng chế ra tính toán xác suất trong thế kỷ thứ mười bảy. Ngành toán học này sau đó đã trải qua một sự nở rộ đáng chú ý trong cuối thế kỷ thứ mười tám khi nó được huy động liên quan đến vấn đề bồi thẩm đoàn xét xử. Khi Duport đưa đề xuất của ông cho định chế bồi thẩm đoàn trong 1790, ông đã nhắc đến tài chuyên môn của Marquis de Condorcet, người mà ông gọi là “nhà toán học vĩ đại nhất của thời đại.” Tính toán xác suất sau đó được dùng để đo rủi ro của lỗi tư pháp, số tối ưu của các bồi thẩm viên, ngưỡng đa số đủ tiêu chuẩn chắc có khả năng nhất để dẫn đến sự cai trị tốt nhất, và những cách đưa ra các bản án duy lý hơn bằng việc yêu cầu các bồi thẩm viên để trả lời một bộ các câu hỏi phân biệt về mặt giải tích. Nhiều nhà toán học đã tham gia trong tranh luận, mà vẫn có các tiếng vọng ngày nay (Schioppa 1987; Desrosières 2000). Tuy vậy, ý tưởng về một mẫu đại diện đã chẳng bao giờ nổi lên.

Để hiểu tình hình này chúng ta cần quay lại lịch sử thống kê học. Lĩnh vực này đã phát triển nhanh lúc đó. Nhân khẩu học đã ra đời như một khoa học nhà nước trong 1662, nhờ công trình của William Petty (1623–1687) và John Graunt (1620–1674), trong khi thống kê học đã có được sức hút nhờ sự thúc đẩy của các nhân vật như chính khách Pháp Vauban (1633–1707), người đã tìm cách để đạt tính hiệu quả chính trị và hành chính lớn hơn. Nhân khẩu học và thống kê học đã ngụ ý một “số học chính trị” mà đã đối xử các cá nhân như những người ngang nhau – một điều kiện tiên quyết cho việc đi xa hơn việc chỉ đếm các thành viên của xã hội và “đếm và thao tác chúng en bloc (theo khối)” (Le Bras 2000, p. 127). Mặc dù được hình thành vững chắc vào đêm trước Cách mạng Pháp, các môn học này đã không dùng tính toán xác suất và không hoạt động với sự lấy mẫu đại diện thống kê như chúng ta biết ngày nay.

Lúc đó, tính toán xác suất đã rất hạn chế trong việc sử dụng xã hội của nó. Mặc dù được khai thác để nghiên cứu các trò chơi may rủi, nó đã không được các công ty bảo hiểm non trẻ, chẳng hạn, dùng nhiều. Đầu tiên, như trong các bảng tử vong của William Petty và John Graunt, thống kê học đã dựa vào một mẫu điển hình (hơn là đại diện), mà sau đó được ngoại suy ra toàn bộ dân cư, “trên cơ sở tỷ lệ, được giả thiết là đồng đều khắp đất nước, giữa quần thể này và số sinh hàng năm – một tỷ lệ được đo trong vài giáo xứ” (Desrosières 2000, p. 111). Trong 1825, Adolphe Quetelet (1796–1874), một nhà đóng góp cốt yếu cho sự ứng dụng thống kê học trong các khoa học đạo đức và chính trị, đã thử dùng phương pháp này để ước lượng dân số của Hà Lan. Ông đã từ bỏ ý tưởng khi một quan chức cấp cao, Baron de Keverberg (1768–1841), chỉ ra rằng các tỷ lệ sinh đã thay đổi ngang đất nước và rằng là không thể để khái quát hóa từ vài trường hợp. Cho đến cuối thế kỷ thứ mười chín, các nhà thống kê học vì thế đã bênh vực cho các cuộc điều tra dân số đầy đủ và đã nghi ngờ các sự ngoại suy được các nhà toán học chính trị tạo ra trong hai thế kỷ trước.

Tất nhiên, vào giữa thế kỷ thứ mười chín, khoa học thống kê đã làm nhiều hơn việc đơn giản tái tạo lại các lý lẽ của Khai Sáng rất nhiều. Quetelet đã khác với Condorcet bởi vì ông hỏi các câu hỏi “về xã hội và tính mờ đục của nó,” còn bậc tiền bối của ông đã tìm cách “để giải thích các tiêu chuẩn về tính duy lý cho các sự lựa chọn của một cá nhân được khai sáng, mà bản thân cá nhân đó đã thể hiện một bản chất con người phổ quát dựa vào lý trí” (Desrosières 2000, pp. 98–101). Quetelet đã trình bày kỹ lưỡng một trung bình thống kê xã hội của một bản chất xã hội học khá độc đáo, bằng việc kết hợp hai quan niệm trước đó bị giữ tách biệt: một “trung bình khách quan,” được tính từ một loạt đo lường của cùng đối tượng (chẳng hạn, dân số của một thị trấn), mà trung hòa những sự bất thường do sự quan sát không hoàn hảo; và một “trung bình chủ quan,” đại diện một xu hướng trung tâm mà quanh đó các trường hợp kinh nghiệm được phân bố (như một đường quả chuông, phù hợp cho các hiện tượng như sự phân bố của chiều cao trong một quần thể dân cư cho trước). Tuy vậy, Quetelet đã bác bỏ trung bình số học, một sản phẩm của tính toán thuần túy, đồng đều hóa các dữ kiện (fact) xã hội mà không được cấu trúc quanh một xu hướng trung tâm và có vẻ tương ứng với không logic lý tưởng nào (ví dụ, các thu nhập trong một xã hội hết sức bất bình đẳng đương thời): Như thế ông xem nó như một hư cấu thuần túy.

Bất chấp các sự khác biệt của họ, người được khai sáng của Condorcet và người trung bình của Quetelet đã là các nhân vật bình thường, một mô hình tham chiếu theo đó các biến thể và các bệnh lý đã có thể được đo. Người được khai sáng hoàn toàn sở hữu lý trí của mình; người trung bình dễ dàng có thể được nhận diện với các giai cấp trung lưu. Nhưng tính bình thường này đã không thích hợp trong chính trị sau thời đại của các cuộc cách mạng, với phong cảnh bị chia cắt và thay đổi của nó và các sự kiện không lường trước dẫn đến sự phân cực hay các sự đảo ngược lớn mà đã không thể hiểu được dựa vào tính cá nhân duy lý hay các xu hướng tập trung: Phân bố các ý kiến hiếm khi có dạng một đường hình chuông. Sự thống nhất quốc gia đã có thể được tôn vinh long trọng, nhưng chính trị thực tế phải tính đến sự đa dạng không thể rút gọn được của các ý kiến, nếu chỉ về mặt địa lý, để đừng rơi vào cùng cái bẫy như Triều đại Khủng bố. Lý tưởng về thành phố thống nhất, điển hình của thời Trung Cổ và Đầu Hiện đại, vào lúc đó đã mất một phần tính chính đáng của nó. Sự thịnh hành tăng lên của các sự chia tách chính trị và các phong trào cách mạng có nghĩa rằng công luận đã không còn có thể được chuyển thành sự hiện thân hoặc được khai sáng hay trung bình của nó nữa: chỉ xung đột ngự trị. Cái sau giỏi nhất đã có thể đại diện chỉ một “trung bình số học,” để dùng sự phân biệt được nhắc tới ở trên, và vì thế đã không chính đáng.

Chủ nghĩa đa nguyên này đã có khuynh hướng bị phủ định bởi chủ nghĩa cộng hòa cũ, mà khăng khăng về sự thống nhất chính trị của nền cộng hòa và trình bày các phe phái như cái ác tồi tệ nhất đối mặt với khối cộng đồng. Mặc dù các xung đột mạnh đã chia rẽ nhiều thành phố và các tham vọng chính trị đã phổ biến, các xung đột này được xem như tiêu cực theo ý thức hệ chính thống. Nhiều lần, như đã thế ở Venice, việc công khai vận động cho chức vụ công hay cho một phong trào chính trị cụ thể đã bị cấm. Machiavelli là một trong số rất ít người đã thấy các kiểu xung đột chính trị này như cái gì đó hữu ích. Sự chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên chính trị chỉ dần dần trở thành một đặc điểm trung tâm của các chính phủ đại diện và nhất là của chủ nghĩa khai phóng. Trong các cuộc tranh luận hiến pháp Mỹ, chủ nghĩa đa nguyên đã là một khái niệm then chốt được các Cha Lập Quốc mời chào. Chủ nghĩa đa nguyên đã cũng là một chủ đề tranh luận nhiều trong những năm đầu của Cách mạng Pháp, ít nhất cho đến sự xuống dốc của Robespierre, và trong Đế chế thứ Nhất (1804–1815). Sau sự sụp đổ của Napoleon, các hạn chế mạnh được áp đặt lên chủ nghĩa đa nguyên, như tự do báo chí đã không hoàn toàn, các phần tử cách mạng bị đàn áp, và sự tiếp cận đến chính trị thể chế được dành riêng cho tỷ lệ phần trăm khá nhỏ của nhân dân. Tuy nhiên, bên trong các hạn chế này, nó vẫn được xem như tạo thành trật tự mới. Vào đầu các năm 1820, chủ nghĩa đa nguyên được François Guizot (1787–1874) lập thuyết – mà muộn hơn đã trở thành lãnh tụ bảo thủ của nền Quân chủ tháng Bảy (1830–1848) – trong cuốn sách có ảnh hưởng lớn của ông về chính phủ đại diện (1821). Đối với Guizot, chế độ mới đã có thể đồng thời đại diện chủ nghĩa đa nguyên của xã hội dân sự và tạo thành một cơ quan được chọn của các đại diện thể hiện sự thống nhất Quốc gia.

Trường hợp Thụy sĩ là lý thú về khía cạnh này: Tính chính đáng của sự vận động chính trị đã tăng lên khi khu vực công ngày càng thấy các sự đụng độ ý kiến trong hai thập niên đầu tiên của thế kỷ thứ mười chín. Một kết luận rõ ràng đã được rút ra ở Geneva bởi ủy ban mà trong 1831 đã đề xuất hủy bỏ sự rút thăm để ủng hộ việc dùng độc quyền các cuộc bầu cử. Một đối thoại mở trước một công chúng rộng là cách tốt nhất để tránh cãi cọ, các thành viên ủy ban đã viết, vì các phe phái chắc có khả năng hơn để nổi lên trong các giới nhỏ hơn, như tấm gương Venetia đã chứng tỏ. Các đối thủ của chính trị mới cho rằng sự thảo luận công đồng nghĩa với chủ nghĩa bè phái. Ủy ban đã đáp lại: Nếu cái người ta gọi là “mưu đồ” là “các cuộc thảo luận thẳng thắn và công khai này bằng cách đó các ứng viên công khai khẳng định sự phục vụ của họ, các nguyên tắc chính trị của họ, tất cả các tước hiệu của họ cho các phiếu họ tìm kiếm,” thì vấn đề ở đâu? Chẳng có gì trong việc làm chính trị theo cách này “khước từ lý trí, hay có thể gây hoảng sợ” cả. (Lưu trữ Geneva, Rigaud 57/24, “Rapport sur les projets de Lois au sujet des élections par M. le Professeur Bellot,” 1831, p. 28, được trích trong Mellina 2021, p. 155).

Trong một hội đồng lớn của các cử tri, sẽ luôn luôn có lương tri, tính không ích kỷ, một tinh thần trật tự và công lý, mà sẽ làm cho nó là thẩm phán vô tư và am hiểu nhất về giá trị (merit) tương đối của các ứng viên khác nhau. Các nhà báo lẫy lừng, Machiavelli, Montesquieu, đã vinh danh khả năng của nhân dân để đưa ra các lựa chọn tốt. Kỹ năng này, trong các công dân tự do, chỉ là sự dùng lý trí của họ và bản năng của các lợi ích thật của họ.

Việc rút thăm đã không còn được xem như một cơ chế cho thực tế chính trị mới này nữa. Ngược lại, cả người được khai sáng của Condorcet và người trung bình của Quetelet đã là thích hợp trong trường hợp của jury, mà không gồm thành kiến nào, không sự chia rẽ ý thức hệ nào, và không kỹ năng chuyên nghiệp nào: chỉ lương tri thôi. Mặc dù trong Cách mạng Pháp, đã có một sự phát triển song song trong những cân nhắc toán học về làm sao để đạt được sự cai trị tốt nhất, sự thực rằng các bồi thẩm đoàn đòi hỏi sự nhất trí hay một siêu đa số phải được giải thích bằng lý lẽ cụ thể này: Sự đồng thuận đã là có thể bởi vì nó là kết quả từ một phán xét mà bên trong tầm với của mọi người, và nó đảm bảo rằng những sự thảo luận cân nhắc được tiến hành một cách đúng đắn và đã dẫn đến kết luận có logic của họ. Trong chừng mực này – và bởi vì về lý thuyết, các bồi thẩm viên đã không có lợi ích ý thức hệ hay vật chất riêng của họ để bảo vệ – là có thể cho các phiên xử là công bằng và vô tư. Lý do căn bản, mà phần lớn đã được áp dụng cho bỏ phiếu thỏa hiệp chính trị trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại, bây giờ được dành riêng cho hoạt động của các bồi thẩm đoàn.

Giữa cuối thế kỷ thứ mười tám và giữa thế kỷ thứ mười chín, các ứng dụng xã hội của tính toán xác suất, thống kê học, và các bồi thẩm đoàn như thế đều dựa vào khái niệm về lập luận “bình thường.” Điều này đến trong vài biến thể: Logic tinh hoa chủ nghĩa liên kết với các tiêu chuẩn tài sản trao tính bình thường duy lý đầy đủ chỉ cho các tầng lớp giàu nhất hay được khai sáng nhất của xã hội, còn ý tưởng về tính bình thường thống kê cũng trao phạm vi hiệu lực này cho giai cấp tư sản nhỏ và trung lưu nữa. Các nhà dân chủ, về phần họ, đã cho rằng lương tri là cái gì đó được tất cả các công dân chia sẻ. Tuy vậy, khi áp dụng cho các bồi thẩm đoàn, các trào lưu chính trị khác nhau này đều có một thứ chung: Sự rút thăm là cơ chế hữu ích và lý thú chính xác bởi vì các cá nhân đã có thể thay thế cho nhau. Ngược lại, nó đã không có vẻ giống một dụng cụ thích hợp khi mục tiêu là trình bày các xung đột về ý kiến chính trị.

Việc rút Thăm và các Trò chơi May rủi

Trong thời kỳ này, các trò chơi may rủi dính líu đến việc rút thăm đã trải qua một sự bùng nổ thật sự về sự nổi tiếng, nghịch lý thay khiến cho sự rút thăm ít đáng tin hơn trong lĩnh vực chính trị. Ban đầu, các trò chơi súc sắc quay lại ít nhất thiên niên kỷ thứ ba BCE (có lẽ thậm chí thiên niên kỷ thứ năm BCE), còn các trò chơi bài đã lan ra như cháy rừng từ Trung Quốc sang châu Âu trong cuối thế kỷ thứ mười bốn CE. Trong một thời gian dài, Giáo Hội và đạo đức chính thống đã lên án các trò chơi may rủi vì bất cứ lợi nhuận nào từ các trò chơi này đã là “không xứng đáng” và các động cơ đẩy người dân tham gia vào chúng đã thường là quá gần với sự bói toán để là chính thống. Hoạt động như một nguồn của sự bất ổn xã hội, nỗi đam mê cho các trò chơi may rủi cũng đã dẫn đến những sự cùng cực có hại cho những người chơi và gia đình của họ. Chỉ những người giàu có nhất, đặc biệt trong các triều đình hoàng gia và hoàng thân, đã có thể chơi chúng “một cách vô hại,” vì thu nhập và giáo dục của họ được cho là che chở họ khỏi các đam mê và các hậu quả phát sinh như vậy (Schädler 2008, p. 21; Köger 2008). Mặc dù các nỗ lực để kiểm soát các tác động xã hội đã tiếp tục, thậm chí tăng lên với sự đến của một nhà nước háo hức truyền đạt lý trí và sự hướng dẫn đạo đức, sự lên án bói toán và lợi nhuận không xứng đáng đã trở nên yếu hơn khi tính toán xác suất ra đời, một phần qua một mong muốn để trả lời các câu hỏi do các trò chơi may rủi nêu ra.

Thực ra, các hình thức mới của lập luận toán học đã thiết lập các quy tắc mà đã đo một cách khách quan cơ hội của người ta để thắng, như thế các trò chơi may rủi dính líu đến một loại khế ước trong đó những người chơi chủ tâm tham gia vào một công việc mạo hiểm. Một cách tiếp cận toán học thực tế đến súc sắc đã bắt đầu phát triển trong thời Trung Cổ, mặc dù đã vẫn ở bên lề. Trong một công trình có hệ thống hơn dành cho việc rút thăm tại châu Âu Hiện đại, Of the Nature and Use of Lots (1627), Thomas Gataker, mà chúng ta đã phân tích các ý tưởng của ông rồi về sự rút thăm chính trị, đã không nhắc đến tính toán xác suất. Tuy nhiên, một thế kỷ sớm hơn, Gerolamo Cardano (1501–1576), một trong những nhà toán học, bác sĩ, và nhà chiêm tinh học nổi tiếng nhất của thời Phục Hưng, đã là trong số những người đầu tiên áp dụng các tính toán duy lý một cách có hệ thống vào các trò chơi may rủi yêu thích của ông (Schumacher 2008, p. 42). Từ đó trở đi, ở mọi nơi tại châu Âu, các nhà nước đã không còn vừa lòng để đánh thuế các trò chơi bài nữa mà đã phát triển các xổ số của riêng chúng. Được lập tư liệu ngay từ Triều Hán (206 BCE đến 220 CE) ở Trung Quốc, các trò chơi xổ số do nhà nước vận hành cũng được thực hành rộng rãi trong thời Roma. Chúng đã biến mất khoảng 222 CE, chỉ lại nổi lên trong thế giới Tây phương khoảng thế kỷ thứ mười lăm (Pardieu 1865, p. 759). Các xổ số sau đó đã lan nhanh ra khắp châu Âu, tỏa ra từ các vùng nổi tiếng sớm của chúng ở Hà Lan và các Công xã bắc Italia, hai vùng này đã tiên tiến nhất về mặt thương mại và tài chính. Các xổ số đã đặc biệt phổ biến ở Venice và Genoa, nơi chúng thường xuyên được các cá nhân tư nhân tổ chức: Đấy là nơi tiền bối của trò chơi hiện đại ngày nay, lotto, được sáng chế ra. Như chúng ta đã thấy trong Chương 2, việc cá cược về tên của các thành viên tương lai của Signoria đã ở nguồn gốc của xổ số nhà nước Genoa. Tại nước Anh, các xổ số được thể chế hóa trong 1567.

Pháp đã đi theo cùng bước chân sau 1656, khi nhà nước chiếm lấy một độc quyền đối với sự kinh doanh xổ số hết sức béo bở. Không lâu trước Cách mạng, Loterie royale de France (Xổ số hoàng gia Pháp) được khởi động. Giữa 1777 và 1781, thu nhập từ các xổ số đã mang lại nhiều hơn các thuế đánh trên giới tăng lữ. Nó đã dựa kỹ càng vào “sự chênh lệch giữa tổng số tiền giải mà những người chơi thực sự nhận được hàng năm và tổng số tiền tương ứng với các xác suất toán học được tính kỹ trước” (Wykes 1964; Belmas 2006, pp. 308–328; Näther 2008). Tiền cược tối thiểu được hạ thấp để khuyến khích quần chúng tham gia, và xổ số hoàng gia đã tỏ ra hết sức thành công. Nhiều sự đề phòng đã bao quanh thủ tục để bảo đảm sự tin tưởng. Đã có hai lần mở mỗi tháng, được tổ chức công khai. Tại Paris các sự mở xổ số này đã xảy ra với vẻ tráng lệ và nghi lễ (Belmas 2006, p. 331), dưới sự giám sát của cảnh sát trưởng, tổng thanh toán, người thu thuế, và các trợ lý cấp bộ. Vào ngày được định, một quan chức đặt vào một bánh xe may mắn lớn chín mươi hộp nhỏ có kích thước, hình thù, và trọng lượng bằng nhau, và chứa cùng số lượng mảnh da bê được đánh số, được cho công chúng thấy cẩn thận trước. Khi chúng được trộn đều với nhau trong bánh xe, năm số trúng được chọn ra.

Không nghi ngờ gì bởi vì nó đã không gồm cùng mức tương tác, xổ số đã chẳng bao giờ thu hút cùng sự sỉ nhục như các trò chơi súc sắc hay bài – hay roulette, cũng vậy, mà đã xuất hiện ở Italy trong thế kỷ thứ mười bảy và sau đó đã lan nhanh ra khắp châu Âu. Tuy nhiên, xổ số đã không có được ý kiến tốt trên báo chí giữa những người có ý kiến sáng suốt. Không chỉ động cơ của những người tham gia được coi là đáng ngờ; các xổ số cũng được xem như một nguồn của rối loạn xã hội, đại diện một loại thuế che giấu. Sau một giai đoạn nó được đổi thương hiệu lại như xổ số quốc gia, trò chơi cuối cùng bị hủy bỏ trong 1793, khi Hội nghị mô tả nó như “một sáng chế xấu của chế độ chuyên quyền để khiến nhân dân im lặng về sự khốn khổ của nó, bằng việc lừa dối nó với một hy vọng mà thực ra làm nghiêm trọng thêm sự bất hạnh của nó” (Henriquet 1921, được trích trong Belmas 2006, p. 334). Mặc dù nó lại được đưa vào năm 1797 trong thời Directory (và một năm trước khi thành lập Cộng hòa Helvetic) khi tài chính nhà nước đã trong những điều kiện thê thảm, tập quán xã hội này dựa vào “sự may mắn rút thăm” đã hầu như không thể phục vụ như sự truyền cảm hứng cho một hệ thống chính trị mà tự hào về đức hạnh và hành vi gương mẫu. Ngoài ra, việc định khung sự đại diện như một khế ước chính trị trong đó một số người nhưng không phải những người khác được sự may rủi tưởng thưởng đã là một quan niệm quá kỳ quái để có thể dùng được về mặt chính trị. Vì xổ số và các trò chơi may rủi đã là một số trong những sự hiện thân dễ thấy nhất của sự rút thăm, chúng có lẽ đã đóng góp cho sự làm mất uy tín của sự thực hành trong lĩnh vực chính trị.


[1] Condorcet (1986, pp. 437–474) đã bảo vệ các cuộc bầu cử gián tiếp trong tiểu luận “Sur la forme des élections” của ông.

[2] Giả thuyết này, mà tôi đề xuất trong Le pouvoir au peuple (Sintomer 2007), không còn có thể được bảo vệ nữa dưới ánh sáng của trạng thái nghiên cứu hiện thời.

(Còn tiếp)

Comments are closed.