Đường tới không-tự do (kỳ 4)

Timothy Snyder
Nguyễn Quang A dịch

 

CHƯƠNG BA

HỘI NHẬP HAY ĐẾ CHẾ (2013)

Châu Âu, dù nhiều thiếu sót và tội vặt của nó có nghiêm trọng đến thế nào, tuy nhiên đã kiếm được một của hồi môn vô cùng quý giá, quả thực vô giá về các kỹ năng và know-how mà nó vẫn có thể chia sẻ với phần còn lại của một hành tinh cần chúng bây giờ hơn lúc nào hết cho sự sống sót của nó.

                                                                                       —ZYGMUNT BAUMAN, 2013

Một nhà nước với một nguyên tắc kế thừa tồn tại trong thời gian. Một nhà nước sắp xếp các quan hệ đối ngoại của nó tồn tại trong không gian. Đối với những người Âu châu thế kỷ thứ hai mươi, câu hỏi trung tâm là thế này: Sau đế chế, là gì? Khi không còn là có thể nữa cho các cường quốc Âu châu để thống trị các lãnh thổ lớn, làm sao các tàn dư và các mảnh có thể duy trì bản thân chúng như các nhà nước? Trong vài thập niên, từ các năm 1950 suốt đến những năm 2000, câu trả lời đã có vẻ hiển nhiên: sự tạo ra, sự làm sâu sắc, và sự mở rộng Liên Âu, một mối quan hệ giữa các nhà nước được biết đến như sự hội nhập (integration). Các đế chế Âu châu đã mang lại sự toàn cầu hóa lần thứ nhất, cũng như những sự kết thúc tai họa của nó: Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, Đại Suy thoái, Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, Holocaust. Sự hội nhập Âu châu cung cấp một nền tảng cho một toàn cầu hóa lần thứ hai, một toàn cầu hóa mà, ít nhất ở châu Âu, hứa hẹn là khác.

Sự hội nhập Âu châu đã kéo dài đủ lâu để những người Âu châu có thể xem nó là nghiễm nhiên, và quên sự cộng hưởng và sức mạnh của các mô hình chính trị khác. Thế nhưng lịch sử chẳng bao giờ chấm dứt, và các lựa chọn thay thế luôn nổi lên. Trong 2013, Liên bang Nga đề xuất một lựa chọn thay thế cho sự hội nhập dưới cái tên “Eurasia [Âu-Á]”: đế chế cho nước Nga, các nhà nước-quốc gia cho tất cả những người khác. Một vấn đề với đề xuất này là nhà nước-quốc gia đã tự chứng tỏ là không thể đứng vững được ở châu Âu. Trong lịch sử của các cường quốc lớn Âu châu, chủ nghĩa đế quốc đã pha trộn vào sự hội nhập, với nhà nước-quốc gia hầu như không xuất hiện. Các cường quốc Âu châu lớn đã chẳng bao giờ là các nhà nước-quốc gia: trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai chúng đã là các đế chế, nơi các công dân và các thần dân đã không bình đẳng; sau đó, khi chúng mất các đế chế của chúng, chúng đã tham gia một quá trình hội nhập Âu châu trong đó chủ quyền được chia sẻ. Các nhà nước-quốc gia đông Âu, mà đã được thành lập như thế, đã sụp đổ trong những năm 1930 hay những năm 1940. Trong 2013, có mọi lý do để nghi ngờ rằng, sự thiếu vắng một hệ thống Âu châu lớn hơn, các nhà nước Âu châu cũng sẽ tan rã. Một hình thức của sự tan rã, sự tan rã của Liên Âu, sẽ rất có khả năng dẫn đến sự tan rã khác, sự tan rã của các nhà nước Âu châu.

Các nhà lãnh đạo Nga có vẻ hiểu điều này. Không giống các nhà lãnh đạo Âu châu, họ đã thảo luận công khai trong các năm 1930. Dự án Eurasia của nước Nga đã có gốc rễ của nó trong những năm 1930, chính xác thập niên khi các nhà nước-quốc gia Âu châu sụp đổ vào chiến tranh. Eurasia trở nên có vẻ hợp lý ở nước Nga khi các nhà lãnh đạo của nó đã làm cho sự hội nhập là không thể cho nhân dân của họ. Đồng thời, Kremlin đã phục hồi các nhà tư tưởng phát xít của thời đó, và thúc đẩy các nhà tư tưởng Nga đương thời mà gợi lại các ý tưởng phát xít. Các nhà Eurasiaist lớn của các năm 2010—Alexander Dugin, Alexander Prokhanov, và Sergei Glazyev—đã làm sống lại hay đã làm lại các ý tưởng Nazi cho các mục đích Nga.

Trong thời ông, Ivan Ilyin1 đã ở trong dòng chính khi ông tin rằng tương lai, giống quá khứ, thuộc về các đế chế. Trong những năm 1930, câu hỏi chính đã có vẻ là liệu các đế chế mới sẽ là cực Hữu hay cực Tả.

Chiến tranh Thế giới thứ Nhất2 mang lại sự sụp đổ của các đế chế Âu châu đất liền: không chỉ nước Nga của Ilyin, mà nền quân chủ Habsburg, Đế chế Đức, và Đế chế Ottoman. Sau đó, một thử nghiệm để tạo ra các nhà nước-quốc gia được tiến hành trên các lãnh thổ của chúng. Pháp đã thử ủng hộ các thực thể này, nhưng trong Đại Suy thoái đã nhường ảnh hưởng ở trung và đông Âu cho Italy phát xít và nước Đức Nazi. Khi một thống đốc vùng Ba Lan hay một tên phát xít Rumani tuyên bố rằng thời đại của nền dân chủ tự do đã hết, họ đã bày tỏ một niềm tin chắc Âu châu phổ biến, quả thực một niềm tin được chia sẻ rộng rãi trên bờ bên kia của Đại Tây dương. Trong những năm 1930 Hoa Kỳ là một đế chế, theo nghĩa rằng một số đông của các thần dân người Mỹ Bản địa và Mỹ gốc Phi của nó đã không là các công dân đầy đủ. Dù nó có trở thành một nền dân chủ hay không đã là một câu hỏi bỏ ngỏ; nhiều trong số những người có ảnh hưởng của nó đã nghĩ là không. George Kennan, một nhà ngoại giao Mỹ mà trở thành nhà tư tưởng chiến lược xuất sắc của nước ông, đã đề xuất trong 1938 rằng Hoa Kỳ nên “đi theo con đường mà qua sự thay đổi hiến pháp dẫn tới nhà nước độc đoán.” Sử dụng khẩu hiệu “America First-Nước Mỹ Trên hết,” phi công nổi tiếng Charles Lindbergh kêu gọi sự đồng cảm với bọn Nazi.

clip_image002[4]

Chiến tranh Thế giới thứ Hai3 cũng đã dạy những người Âu châu rằng sự lựa chọn là giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản, các đế chế cực Hữu hay cực Tả. Nó đã bắt đầu với một liên minh không thể cản được của hai cực đoan, một hiệp ước tấn công quân sự Đức-Soviet tháng Tám 1939 mà đã nhanh chóng phá hủy hệ thống Âu châu bằng việc loại bỏ toàn bộ các nhà nước. Nước Đức đã phá hủy Austria và Czechoslovakia rồi; Wehrmacht (các lực lượng vũ trang nazi) và Hồng Quân cùng nhau đã xâm chiếm và phá hủy Ba Lan; và rồi Liên Xô chiếm đóng và sáp nhập Lithuania, Latvia, và Estonia. Với sự hậu thuẫn kinh tế Soviet, nước Đức đã xâm chiếm và đánh bại Pháp trong 1940. Giai đoạn thứ hai của chiến tranh bắt đầu trong tháng Sáu 1941, khi Hitler phản bội Stalin và Đức xâm chiếm Liên Xô. Bây giờ các cực đoan đã ở các bên đối lập. Mục tiêu chiến tranh của Berlin là đế quốc: sự kiểm soát đất đai màu mỡ của Ukraine Soviet mà, Hitler nghĩ, sẽ biến nước Đức thành một nền kinh tế tự túc và một cường quốc thế giới. Như các đồng minh hay như các kẻ thù, cực Hữu và cực Tả đã có vẻ là các lựa chọn khả thi duy nhất. Ngay cả sự kháng cự lại sự cai trị Nazi đã thường được những người cộng sản lãnh đạo.

Nói chung, sự thất bại4 của nước Đức Nazi trong 1945 đã làm mất uy tín của chủ nghĩa phát xít: hoặc bởi vì những người Âu châu đã thấy chủ nghĩa phát xít như một thảm họa đạo đức, hay bởi vì chủ nghĩa phát xít tự cho là về thắng và thua. Sau khi Hồng Quân lùa Wehrmacht khỏi Liên Xô và đông Âu, quyền lực Soviet lại được thiết lập ở Estonia, Latvia, và Lithuania, và chế độ cộng sản đã tiếp quản ở Rumani, Ba Lan, và Hungary—tất cả các nước nơi chủ nghĩa độc đoán cánh-hữu đã có vẻ là công việc định mệnh chỉ vài năm trước. Vào 1950, chủ nghĩa cộng sản đã mở rộng khắp hầu như toàn bộ vùng của các nhà nước-quốc gia mà đã hình thành sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Trong hậu quả của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, như trong hậu quả của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất, nhà nước-quốc gia Âu châu đã tỏ ra không bền vững.

Sức mạnh kinh tế Mỹ5 đã là quyết định đối với diễn tiến của chiến tranh. Mặc dù Hoa Kỳ bước vào xung đột quân sự muộn ở châu Âu, nó đã cung cấp cho các đồng minh Anh và Soviet của nó. Tại châu Âu hậu chiến, Hoa Kỳ đã trợ cấp sự hợp tác kinh tế để hỗ trợ cánh trung dung chính trị và làm xói mòn các cánh cực đoan và như thế, trong dài hạn, tạo ra một thị trường ổn định cho hàng xuất khẩu của nó. Sự nhận ra này rằng các thị trường cần đến một cơ sở xã hội đã nhất quán với chính sách đối nội Mỹ: trong ba thập niên sau chiến tranh, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ở Hoa Kỳ đã thu hẹp lại. Trong các năm 1960, sự bỏ phiếu được mở rộng cho những người Mỹ gốc Phi, làm giảm đặc tính đế quốc của chính trị Mỹ. Mặc dù Liên Xô và các chư hầu đông Âu của nó đã từ chối viện trợ Mỹ sau chiến tranh, các nhà nước tây Âu đã tiến hành một thử nghiệm đổi mới với luật trị và các cuộc bầu cử dân chủ, với sự hỗ trợ tài chính Mỹ. Mặc dù các chính sách đã khác nhau đáng kể từ nhà nước này sang nhà nước khác, nhìn chung châu Âu trong các thập niên này đã xây dựng một hệ thống chăm sóc sức khỏe và bảo hiểm xã hội mà các thế hệ muộn hơn sẽ coi là nghiễm nhiên. Tại tây và trung Âu, nhà nước sẽ không còn phụ thuộc vào đế chế nữa, mà đã có thể được sự hội nhập giải cứu.

Sự hội nhập Âu châu bắt đầu6 trong 1951. Ilyin chết chỉ ba năm sau. Giống các nhà tư tưởng và các nhà lãnh đạo Nga mà đã làm ông sống lại một nửa thế kỷ muộn hơn, ông đã chẳng bao giờ xem sự hội nhập Âu châu một cách nghiêm túc. Ông đã giữ quan điểm Manichean về chính trị cho đến cùng: đế chế Nga có nghĩa là sự cứu rỗi linh hồn, và tất cả các chế độ khác đánh dấu các điểm khác nhau trên sườn dốc trơn lất tới quỷ Satan. Khi Ilyin ngó tới châu Âu hậu chiến ông thấy Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, các đế chế hàng hải bị các nhà độc tài cánh-hữu cai trị. Ông tin rằng Francisco Franco và António de Oliveira Salazar đã bảo tồn di sản phát xít và sẽ xây dựng lại chuẩn mực phát xít Âu châu. Tại Anh và Pháp hậu chiến, Ilyin thấy các đế chế hơn là một nền quân chủ lập hiến và một nền cộng hòa, và cho rằng thành phần đế quốc là yếu tố lâu bền.

Nếu các nhà nước Âu châu là các đế chế, Ilyin viết, thật tự nhiên rằng nước Nga là một đế chế và nên vẫn là một đế chế. Đế chế là tình trạng tự nhiên; các đế chế phát xít sẽ thành công nhất; nước Nga sẽ là đế chế phát xít hoàn hảo.

Trong nửa thế kỷ7 giữa cái chết của Ilyin và sự phục hồi của ông, một châu Âu hội nhập đã thay thế châu Âu đế chế. Nước Đức bắt đầu hình mẫu. Bị đánh bại trong chiến tranh và bị chia cắt sau đó, những người Đức đã chấp nhận một đề xuất từ Pháp láng giềng, và cùng với Bỉ, Hà Lan, Luxembourg, và Italy đã thành lập một Cộng đồng Than và Thép Âu châu trong 1951. Các nhà lãnh đạo Tây Đức, nhất là Konrad Adenauer, thấy rằng con đường tới chủ quyền và thống nhất quốc gia dẫn qua sự hội nhập Âu châu. Khi các đế chế Âu châu khác cũng thua các cuộc chiến tranh thực dân của chúng và mất các thị trường thuộc địa của chúng, dự án này được mở rộng. Ngay cả Đại Anh, siêu cường đế quốc, đã gia nhập công việc lớn lao (cùng với Đan Mạch và Ireland) trong 1973. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đặt một hình mẫu mới về việc mất các thuộc địa, thay thế chủ nghĩa độc đoán bằng nền dân chủ nghị viện, và rồi gia nhập dự án Âu châu (cả hai trong 1986). Châu Âu đã có một sự hạ cánh mềm sau đế chế.

Vào những năm 1980,8 nền dân chủ qua sự hội nhập đã trở thành chuẩn mực trong phần lớn châu Âu. Tất cả các thành viên của cái khi đó được gọi là Cộng đồng Âu châu đều là các nền dân chủ, hầu hết trong số chúng thịnh vượng hơn hẳn các chế độ cộng sản ở phía đông của chúng. Trong các năm 1970 và 1980, khoảng cách về tiêu chuẩn sống giữa tây và đông Âu đã tăng lên, khi những thay đổi về truyền thông đã khiến khó hơn để che giấu. Khi Mikhail Gorbachev thử sửa chữa một nhà nước Soviet để cứu nền kinh tế Soviet, các nhà nước tây Âu đang xây dựng một khung khổ chính trị mới quanh sự hợp tác kinh tế. Trong 1992, một vài tháng sau khi Liên Xô ngừng tồn tại, cộng đồng Âu châu được biến thành Liên Âu (EU). EU này là hoạt động phối hợp luật, sự chấp nhận một tòa án tối cao, và một vùng tự do thương mại và di chuyển. Muộn hơn nó trở thành, cho phần lớn các thành viên của nó, một vùng với một biên giới chung và một đồng tiền chung.

Cho hầu hết các nhà nước cộng sản9 đông Âu, Liên Âu cũng tỏ ra là một điểm đến an toàn sau đế chế, mặc dù theo một cách khác. Trong các năm 1930 và 1940, các nhà nước đông Âu được thành lập sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất đã là con mồi của đế chế Đức, hay đế chế Soviet, hay cả hai. Sau các cuộc cách mạng 1989, các nhà lãnh đạo được bàu mới của các nhà nước đông Âu, mà đã nổi lên từ sự thống trị Soviet, bày tỏ khát vọng của họ để gia nhập dự án Âu châu. “Sự trở về châu Âu” này là một phản ứng với bài học của 1918 và 1945: rằng không có cấu trúc lớn hơn nào đó, nhà nước-quốc gia là không bền vững. Trong 1993 EU bắt đầu ký các thỏa thuận liên kết với các nhà nước đông Âu, bắt đầu một mối quan hệ pháp lý. Ba nguyên tắc về tư cách thành viên được thiết lập trong những năm 1990: các nền kinh tế thị trường có khả năng xử lý cạnh tranh; nền dân chủ và nhân quyền; và năng lực hành chính để thực hiện các luật và các quy định Âu châu.

Trong 2004 và 2007,10 bảy nhà nước hậu-cộng sản (Ba Lan, Hungary, Rumani, Bulgaria, Cộng hòa Czech, Slovakia, Slovenia) và ba nước cộng hòa Soviet trước kia (Lithuania, Latvia, và Estonia) gia nhập Liên Âu. Trong 2013, Croatia cũng gia nhập EU. Loại đơn vị chính trị nhỏ, mà đã thất bại sau 1918 và sau 1945, bây giờ có thể kéo dài, bởi vì có một trật tự Âu châu để hỗ trợ chủ quyền. Kể từ 2013, EU gồm các trung tâm của các đế chế hàng hải cũ, mà đã tan rã sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, cũng như các cựu ngoại vi của các đế chế đất liền, mà đã tan rã trong hay sau Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất.

Cái EU đã không làm xong vào 2013 là sự mở rộng sang lãnh thổ, mà đã ở bên trong các đường biên giới gốc của Liên Xô như được thành lập trong 1922. Trong 2013, hai mươi năm sau các láng giềng phía tây của nó, Ukraine thương lượng một thỏa thuận liên kết với EU. Vào điểm muộn hơn nào đó, tư cách thành viên Ukrainia trong Liên Âu có thể vượt qua rào cản cuối cùng này. Ukraine đã là trục giữa châu Âu hội nhập mới và châu Âu đế chế cũ. Những người Nga muốn khôi phục đế chế nhân danh Eurasia sẽ bắt đầu với Ukraine.

Chính kiến về sự hội nhập đã khác cơ bản với chính kiến về đế chế. EU giống một đế chế ở chỗ nó là một không gian kinh tế lớn hơn. Nó không giống một đế chế ở chỗ nguyên tắc tổ chức của nó là bình đẳng hơn là bất bình đẳng.

clip_image004[4]

 

Một cường quốc đế quốc11 không công nhận các thực thể chính trị mà nó bắt gặp trong cái nó coi như các lãnh thổ thuộc địa, và như thế nó phá hủy hay lật đổ chúng trong khi cho rằng chúng đã chẳng bao giờ tồn tại. Những người Âu châu ở châu Phi đã có thể cho rằng các đơn vị chính trị Phi châu đã không tồn tại, và vì thế không chịu luật quốc tế. Những người Mỹ mở rộng sang miền tây đã có thể ký các hiệp ước với các dân tộc bản địa, và rồi không đếm xỉa đến chúng dựa vào logic rằng các dân tộc đó đã không có chủ quyền. Những người Đức xâm chiếm Ba Lan trong 1939 cho rằng nhà nước Ba Lan đã không tồn tại; những người Soviet gặp họ ở giữa nước (Ba Lan) đã đưa ra cùng lý lẽ. Moscow phủ nhận địa vị chủ quyền của các láng giềng của nó khi nó chiếm đóng và sáp nhập Lithuania, Latvia, và Estonia trong 1940, thậm chí còn đi xa đến mức cho rằng sự phục vụ trước kia cho các nhà nước đó là một tội. Khi nước Đức xâm lấn Liên Xô trong 1941, nó phủ nhận rằng nó đang xâm lấn một nhà nước, đối xử với các dân tộc của Liên Xô như các thần dân thuộc địa.

Suốt lịch sử12 của chủ nghĩa đế quốc Âu châu, các cường quốc Âu châu cho rằng luật quốc tế áp dụng cho các giao dịch của chúng với các đồng cấp Âu châu—tuy không cho các lãnh thổ thuộc địa của chúng nơi chúng tích tụ quyền lực và của cải. Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, những người Âu châu áp dụng các nguyên tắc thuộc địa với nhau. Sự hội nhập sau chiến tranh là một sự quay về ý tưởng rằng luật cai quản các giao dịch giữa những người Âu châu, khi những người Âu châu mất các thuộc địa của họ ở châu Âu và rồi khắp thế giới. Trong EU, các hiệp định có ý định để thay đổi kinh tế, sau đó kinh tế sẽ thay đổi chính trị. Sự công nhận chủ quyền là điều kiện của toàn bộ công việc. Sự hội nhập Âu châu được tiến hành từ giả thiết rằng các biên giới nhà nước được cố định, và rằng sự thay đổi phải được tiến hành bên trong và giữa các nhà nước hơn là bằng một nhà nước xâm lấn nhà nước khác. Mỗi thành viên của EU được cho là một nhà nước luật-trị (pháp quyền), với sự hội nhập giữa chúng được luật quản trị.

Kết quả vào năm 2013 EU đã là một tạo vật ghê gớm dù có thể bị tổn thương. Nền kinh tế EU lớn hơn nền kinh tế Hoa Kỳ, lớn hơn nền kinh tế Trung Quốc, và khoảng tám lần lớn hơn nền kinh tế Nga. Với các thủ tục dân chủ, các nhà nước phúc lợi, và sự bảo vệ môi trường của nó, EU đưa ra một mô hình thay thế cho sự bất bình đẳng Mỹ, Nga, và Trung quốc. Nó gồm hầu hết các nhà nước được xem như ít tham nhũng nhất thế giới. Thiếu các lực lượng vũ trang thống nhất và các định chế chính sách đối ngoại thuyết phục, EU phụ thuộc vào luật và kinh tế học cho ngoại giao cũng như sự hoạt động nội bộ. Chính sách đối ngoại ngầm của nó là để thuyết phục các nhà lãnh đạo và các xã hội mà muốn tiếp cận đến các thị trường Âu châu để ủng hộ luật trị và nền dân chủ. Các công dân của các nhà nước không-thành viên mà muốn các thị trường hay các giá trị Âu châu sẽ gây áp lực lên các chính phủ để thương lượng với EU, và bỏ phiếu loại bỏ các nhà lãnh đạo không làm vậy. Điều này đã có vẻ có kết quả trong các năm 1980, 1990, và các năm 2000.

Tính có thể bị tổn thương của EU là chính kiến Âu châu về tính không thể tránh khỏi: truyện ngụ ngôn về quốc gia khôn ngoan. Các công dân của các nhà nước thành viên tây Âu nghĩ rằng các quốc gia của họ đã tồn tại từ lâu và đã có các lựa chọn tốt hơn vì họ đã học từ lịch sử, nhất là việc học từ chiến tranh ở châu Âu rằng hòa bình là một thứ tốt. Khi các đế chế Âu châu buộc phải bỏ các thuộc địa và tham gia quá trình hội nhập, truyện ngụ ngôn này về quốc gia khôn ngoan đã làm trơn quá trình, cho phép những người Âu châu lờ đi cả sự thất bại trong các cuộc chiến tranh thuộc địa của họ và các sự tàn ác họ đã phạm khi họ thua.

clip_image006[4]

Trong lịch sử đã không có thời đại nào13 của nhà nước-quốc gia cả: nói chung (với các ngoại lệ như Phần Lan), đế chế chấm dứt khi sự hội nhập bắt đầu, với không khoảng cách nào ở giữa. Trong các trường hợp không thể thiếu của Đức, Pháp, Anh, Italy, Hà Lan, Tây Ban Nha, và Bồ Đào Nha đã không có thời khắc nào giữa đế chế và sự hội nhập khi quốc gia có chủ quyền và nhà nước hưng thịnh trong sự cô lập. Là đúng rằng các công dân của các nước này trong một cách chẳng cần suy ngẫm rằng nước họ có một lịch sử như một nhà nước-quốc gia: nói chung, sau một lát suy ngẫm, họ nhận ra rằng điều này không phải thế. Sự suy ngẫm như vậy không thường xảy ra, bởi vì giáo dục lịch sử khắp châu Âu là có tính quốc gia. Việc thiếu sự giáo dục nghiêm túc về quá khứ đế quốc riêng của họ, và thiếu hiểu biết so sánh mà lẽ ra cho phép họ thấy các hình mẫu, những người Âu châu đã chấp nhận một sự lừa dối. Truyện ngụ ngôn về quốc gia khôn ngoan, được học trong thời thơ ấu, đã an ủi những người lớn bằng việc cho phép họ quên những khó khăn thật của lịch sử. Bằng việc đọc thuộc lòng truyện ngụ ngôn về quốc gia khôn ngoan, các nhà lãnh đạo và các xã hội đã có thể tự khen mình vì việc chọn châu Âu, khi thực ra châu Âu đã là một nhu cầu tồn tại sau đế chế.

Vào những năm 2010, các công dân của các nhà nước đông Âu đã phạm cùng sai lầm, tuy theo một cách khác. Mặc dù hầu hết các nhà bất đồng chính kiến chống cộng sản đã thấy nhu cầu cho một “sự trở về châu Âu” sau 1989, tư cách thành viên thực sự trong Liên Âu sau 2004 hay 2007 đã cho phép sự hay quên. Các cuộc khủng hoảng sau các cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Nhất và thứ Hai, khi nhà nước-quốc gia với tư cách như thế đã tỏ ra không thể đứng vững, lại được viết lại như các thời khắc độc nhất vô nhị của trạng thái quốc gia nạn nhân. Những người đông Âu trẻ đã không được dạy để suy ngẫm về các lý do cho sự thất bại nhà nước trong các năm 1930 hay các năm 1940. Thấy bản thân họ chỉ như các nạn nhân vô tội của các đế chế Đức và Soviet, họ ca ngợi thời khắc ngắn ngủi giữa chiến tranh khi các nhà nước-quốc gia đã có thể tìm thấy trên lãnh thổ đông Âu. Họ quên rằng các nhà nước này chịu số phận thất bại không chỉ bởi sự ác ý mà cũng bởi cấu trúc: không có một trật tự Âu châu, chúng có ít cơ hội để sống sót.

EU chẳng bao giờ thử thiết lập một sự giáo dục lịch sử chung cho những người Âu châu. Như một kết quả, truyện ngụ ngôn về quốc gia khôn ngoan làm cho có vẻ có thể rằng các nhà nước-quốc gia, sau khi đã chọn gia nhập châu Âu, cũng có thể chọn để bỏ đi. Một vòng quay lại một quá khứ tưởng tượng có vẻ là có thể, thậm chí đáng mong muốn. Và như thế một chính kiến về tính không thể tránh khỏi tạo ra một sự mở cửa cho một chính kiến về tính vĩnh viễn.

Trong những năm 2010, các nhà dân tộc chủ nghĩa và phát xít chống EU đã hứa cho những người Âu châu một sự quay về một lịch sử quốc gia tưởng tượng, và các đối thủ của họ hiếm khi thấy vấn đề thực tế. Bởi vì tất cả mọi người chấp nhận truyện ngụ ngôn về quốc gia khôn ngoan, EU được cả những người ủng hộ và phản đối của nó xác định như một lựa chọn quốc gia hơn là một tất yếu quốc gia. Đảng Vương quốc Anh Độc lập (UKIP) của Nigel Farage tại Đại Anh, đảng Front National của Marine Le Pen ở Pháp, và đảng Freiheitliche của Heinz-Christian Strache ở Austria, chẳng hạn, tất cả đều cư ngụ thoải mái trong chính kiến về tính vĩnh viễn. Các nhà lãnh đạo của một thành viên EU, Hungary, đã xây dựng một một chế độ độc đoán cánh-hữu bên trong EU bắt đầu trong 2010. Một thành viên EU khác, Hy Lạp, đối mặt với sự sụp đổ tài chính sau khủng hoảng tài chính thế giới trong 2008. Các cử tri của nó đã chuyển sang cực Hữu hay cực Tả. Các nhà lãnh đạo Hungari và Hy lạp bắt đầu xem đầu tư Trung quốc và Nga như một con đường thay thế đến tương lai.

Sự bác bỏ Nga rõ ràng14 về một tương lai Âu châu là cái gì đó mới. Nước Nga là cường quốc Âu châu hậu-đế quốc đầu tiên không xem EU như một sự hạ cánh an toàn cho bản thân nó, cũng như nước đầu tiên tấn công sự hội nhập nhằm để từ chối khả năng về chủ quyền, thịnh vượng, và nền dân chủ cho các nước khác. Khi sự tấn công Nga bắt đầu, các tính dễ bị tổn thương của châu Âu được phơi bày, các nhà dân túy của nó phát đạt, và tương lai của nó u ám lại. Câu hỏi lớn về lịch sử Âu châu lại mở ra lần nữa, bởi vì những khả năng nào đó ở nước Nga đã đóng lại.

Nước Nga dưới Putin đã không có khả năng tạo ra một nhà nước ổn định với một nguyên tắc kế thừa và luật trị. Bởi vì sự thất bại phải được trình bày như thành công, nước Nga phải tự giới thiệu mình như một tấm gương cho châu Âu, hơn là ngược lại. Việc này đòi hỏi rằng thành công được xác định không phải về mặt sự thịnh vượng và tự do mà về mặt tính dục và văn hóa, và rằng Liên Âu (và Hoa Kỳ) được xác định như các mối đe dọa không phải bởi vì bất cứ thứ gì chúng đã làm mà bởi vì các giá trị chúng được cho là đại diện. Putin đã thực hiện thao tác này với sự nhanh chóng gây kinh ngạc khi ông quay lại chức tổng thống trong 2012.

Cho đến 2012, các nhà lãnh đạo Nga15 đã nói tốt về sự hội nhập Âu châu. Yeltsin chấp nhận châu Âu như một tấm gương, ít nhất về mặt thuật hùng biện. Putin đã mô tả việc EU đến gần biên giới Nga như một cơ hội hợp tác. Sự mở rộng NATO sang phía đông trong 1999 đã không được Putin trình bày như một mối đe dọa. Thay vào đó, ông đã thử chiêu mộ Hoa Kỳ hay NATO hợp tác với nước Nga để giải quyết cái ông thấy như các vấn đề an ninh chung. Sau khi Hoa Kỳ bị những kẻ khủng bố Islamist tấn công trong 2001, Putin đề nghị hợp tác với NATO trong các lãnh thổ sát với nước Nga. Putin không trình bày sự mở rộng EU năm 2004 như một mối đe dọa. Ngược lại, ông đã nói tốt năm đó về tương lai tư cách thành viên EU cho Ukraine. Trong 2008, Putin đã dự summit NATO ở Bucharest. Trong 2009, Medvedev đã cho phép máy bay Mỹ bay trên nước Nga để cung cấp cho binh lính Mỹ ở Afghanistan. Trong 2010, đại sứ Nga ở NATO, Dmitry Rogozin dân tộc chủ nghĩa cực đoan, bày tỏ sự lo ngại của ông rằng NATO sẽ rời Afghanistan. Rogozin than phiền về sự thiếu tinh thần chiến đấu của NATO, về “tâm trạng đầu hàng” của nó. Ông đã muốn binh lính NATO ở biên giới nước Nga.

Đường lối cơ bản16 của chính sách đối ngoại Nga suốt đến 2011 đã không phải là Liên Âu và Hoa Kỳ là các mối đe dọa. Mà là chúng nên hợp tác với nước Nga như một nước ngang hàng. Thập niên của những năm 2000 đã là cơ hội bị mất cho việc tạo ra một nhà nước Nga mà có thể được xem như vậy. Nga đã không tìm được cách tạo ra những thay đổi dân chủ của quyền lực hành pháp. Cái đã là một chế độ tài phiệt (oligarchical) của các băng đảng tranh giành nhau trong những năm 1990 được biến thành một chế độ đạo tặc (kleptocracy), trong đó bản thân nhà nước trở thành băng đảng tài phiệt duy nhất. Thay cho việc độc quyền hóa luật, nhà nước Nga dưới Putin đã độc quyền hóa sự tham nhũng. Chắc chắn, nhà nước đã cung cấp một mức độ ổn định cho các công dân của nó trong những năm 2000, nhờ xuất khẩu dầu và khí tự nhiên. Nó đã không thực hiện lời hứa về tiến bộ xã hội cho số đông dân cư Nga. Những người Nga thành lập các doanh nghiệp có thể bị bắt bất cứ lúc nào vì bất kể sự vi phạm tưởng tượng nào của luật, và rất thường xuyên họ đã vi phạm.

Về vấn đề hòa bình và chiến tranh,17 Moscow cũng đã tiến hành những hoạt động mà làm cho khó hơn cho những người Âu châu để xem nước Nga như một nước ngang hàng. Trong tháng Tư 2007, Estonia bị tê liệt trong hàng tuần vì một cuộc tấn công mạng lớn. Mặc dù sự kiện đã gây bối rối lúc đó, muộn hơn nó được hiểu là đợt đầu tiên trong một chiến tranh mạng (cyberwar) Nga chống lại châu Âu và Hoa Kỳ. Trong tháng Tám 2008, Nga xâm lấn láng giềng của nó Georgia và đã chiếm một phần lãnh thổ của nó. Cuộc tấn công quy ước đã đi cùng với chiến tranh mạng: tổng thống Georgia mất sự kiểm soát website của ông, các hãng tin Georgia bị hack, và phần lớn lưu lượng internet của nước này bị chặn. Nga xâm lấn Georgia để làm cho sự hội nhập Âu châu là không thể cho láng giềng của nó, nhưng thực ra là từ bỏ nó cho chính mình.

Vào các năm 2010,18 chế độ tài phiệt ở Liên bang Nga đã làm cho cải cách không chỉ là không thể mà không thể tưởng tượng nổi. Viết cho báo Đức trong tháng Mười Một 2010, Putin thử bắt cá hai tay, lý lẽ rằng EU nên hội nhập với Nga mà không kỳ vọng Nga thay đổi theo bất cứ cách nào. Vì Liên bang Nga không thể theo các nguyên tắc của châu Âu, lập luận của ông tiếp tục, châu Âu nên quên các nguyên tắc đó đi. Putin đang bắt đầu hình dung một sự hội nhập ngược trong đó các nhà nước Âu châu sẽ trở nên giống Nga nhiều hơn, mà sẽ có nghĩa là sự chấm dứt của EU.

Một sự khác biệt nổi bật19 giữa một châu Âu đế chế và một châu Âu hội nhập là thái độ đối với luật. Về vấn đề này, Putin chính trị gia đi theo đường của Ilyin nhà triết học: một niềm tin sớm vào luật nhường đường cho một sự tán thành tình trạng vô pháp luật như yêu nước. Mối quan tâm lớn của Ilyin như một người trẻ ở nước Nga trước cách mạng đã là tinh thần của luật. Ông tin rằng những người Nga cần hấp thu nó, nhưng không thể hiểu bằng cách nào.

Một thế kỷ muộn hơn, EU buồn tẻ đã giải được vấn đề này. Quá trình gia nhập tẻ nhạt của nó đã gồm sự xuất khẩu tinh thần của luật. Sự hội nhập Âu châu là một phương tiện vận chuyển ý tưởng về luật trị từ những chỗ nó hoạt động tốt hơn đến những chỗ nơi nó hoạt động tồi hơn. Trong những năm 1990, các thỏa thuận liên kết được ký giữa EU và các thành viên khao khát khởi động các mối quan hệ pháp lý mà bao gồm lời hứa ngầm về một mối quan hệ pháp lý sâu hơn, cụ thể là tư cách thành viên đầy đủ. Triển vọng về tư cách thành viên tương lai làm rõ các lợi ích của luật trị, theo cách cá nhân các công dân có thể hiểu.

Ilyin trưởng thành20 đã bác bỏ luật trị để ủng hộ sự võ đoán—proizvol—của chủ nghĩa phát xít. Sau khi từ bỏ hy vọng rằng nước Nga có thể được quản trị bằng luật, ông trình bày tình trạng vô pháp luật (proizvol) như một đức hạnh yêu nước. Putin đã theo cùng quỹ đạo, trích dẫn Ilyin như bậc có thẩm quyền của ông. Khi ông ứng cử tổng thống lần đầu trong 2000, ông nói về nhu cầu cho một “chế độ độc tài của luật.” Hai khái niệm đó mâu thuẫn với nhau, và một trong số đó chìm xuống. Ứng cử tổng thống trong 2012, Putin bác bỏ ý tưởng về một nước Nga Âu châu, mà có nghĩa là bỏ qua các khuyến khích bên ngoài ủng hộ luật trị. Thay vào đó, proizvol sẽ được trình bày như chủ nghĩa yêu nước cứu thế. Khái niệm có hiệu lực trong ngôn ngữ Nga ngày nay là bespredel (беспредел), vô biên, không có giới hạn, khả năng của một nhà lãnh đạo để làm bất cứ thứ gì. Bản thân từ nảy sinh từ tiếng lóng tội phạm.

Theo logic này, Putin không phải là một chính khách thất bại mà là một đấng cứu thế quốc gia. Những gì EU có thể mô tả như những thất bại quản trị được trải nghiệm như sự nở hoa của nước Nga trong trắng.

Putin chọn đế chế hơn sự hội nhập. Nếu EU không chấp nhận lập trường của Nga để hội nhập với nước Nga, Putin giải thích trong 2011 và 2012, nước Nga sẽ giúp châu Âu để trở thành Eurasia, giống bản thân nó hơn. Một Liên hiệp Hải quan Eurasia với các chế độ độc tài hậu-Soviet Belarus và Kazakhstan được thành lập vào ngày 1 tháng Giêng 2010, khi Putin là thủ tướng. Như một ứng viên tổng thống trong cuối 2011 và đầu 2012, Putin đề xuất một “Liên Eurasia (Union)” tham vọng hơn, một thay thế cho Liên Âu (EU) mà sẽ bao gồm các nhà nước thành viên của nó và như thế giúp nó chết. Ông mô tả ý tưởng Eurasia như sự bắt đầu của một ý thức hệ và địa chính trị mới cho thế giới.

Viết trong tờ báo21 Izvestiia vào ngày 3 tháng Mười 2011, Putin công bố dự án vĩ đại Eurasia. Nước Nga sẽ đưa các nhà nước, mà đã không tỏ ra là các thành viên có vẻ hợp lý của Liên Âu (và một cách ngầm định, trong tương lai, các nhà nước rời khỏi một Liên Âu đang sụp đổ), lại với nhau. Điều này có nghĩa là các chế độ độc tài hiện tại và tương lai. Trong tờ Nezavisimaia Gazeta vào ngày 23 tháng Giêng 2012, Putin, trích dẫn Ilyin, cho rằng sự hội nhập không phải là về thành tựu chung, như những người Âu châu nghĩ, mà là về cái Putin gọi là “nền văn minh.” Theo logic của Putin, luật trị ngừng là một khát vọng chung và trở thành một khía cạnh của một nền văn minh Tây phương xa lạ. Sự hội nhập theo nghĩa của Putin không phải là về làm việc với những người khác mà là về tự ca ngợi mình; không phải về làm việc (doing) mà về sự tồn tại (being). Không có nhu cầu làm bất cứ thứ gì để khiến nước Nga giống châu Âu hơn. Châu Âu nên giống nước Nga hơn.

Tất nhiên, đối với EU,22 trở nên giống nước Nga có nghĩa là một sự phá hủy. Trong một bài báo thứ ba, trong Moskovskie Novosti vào ngày 27 tháng Hai 2012, Putin rút ra đúng kết luận đó. Nước Nga chẳng bao giờ có thể trở thành một thành viên EU bởi vì “chỗ độc nhất của nước Nga trên bản đồ chính trị thế giới, vai trò của nó trong lịch sử và trong sự phát triển của nền văn minh.” Eurasia vì thế sẽ “hòa nhập” các thành viên tương lai của nó với nước Nga mà không có bất kể gánh nặng rắc rối nào liên kết với EU. Không nhà độc tài nào sẽ phải từ chức; không cuộc bầu cử tự do nào sẽ phải được tổ chức; không luật nào sẽ phải được duy trì. Eurasia là một hệ thống đỡ đầu (spoiler system), được thiết kế để ngăn cản các nhà nước khỏi việc gia nhập EU và ngăn các xã hội của chúng khỏi việc nghĩ rằng việc gia nhập này là có thể. Trong dài hạn, Putin giải thích, Eurasia sẽ áp đảo EU trong một “UE-Union of Europe (Liên hiệp châu Âu)” lớn hơn, một “không gian” giữa Đại Tây dương và Thái bình dương, “từ Lisbon đến Vladivostok.” Không gia nhập Eurasia, Putin nói, sẽ là “để thúc đẩy chủ nghĩa ly khai theo ý nghĩa rộng nhất của từ.”

Như một ứng viên tổng thống23 trong 2011 và 2012, Putin hứa giải phóng nước Nga khỏi các tiêu chuẩn chung và mở rộng các nét đặc thù Nga sang các nước khác. Nếu nước Nga có thể được miêu tả như một nguồn nguyên sơ của các giá trị văn minh mà các nước khác đã mất, thì vấn đề cải cách chế độ đạo tặc Nga sẽ trở nên không xác đáng. Như một ngọn hải đăng cho các nước khác, nước Nga nên được ca tụng chứ không phải bị làm thay đổi. Putin đang làm cho lời nói của ông hợp với hành động của ông, vì ông đã làm cho sự hội nhập Âu châu là không thể tưởng tượng nổi cho nhân dân của ông. Cách mà Putin chiếm lấy chức tổng thống làm cho sự đổi hướng Eurasia của ông là không thể đảo ngược được. Sự từ bỏ các thủ tục dân chủ trong 2011 và 2012 chế nhạo một tiêu chuẩn cơ bản của tư cách thành viên EU. Để dẹp sạch những người biểu tình khỏi đường phố bằng bạo lực và rồi mô tả họ như các đặc vụ của châu Âu là để xác định EU như một kẻ thù.

Nga đã không có nguyên tắc24 kế thừa có vẻ hợp lý nào, và tương lai của nhà nước Nga không chắc chắn, nhưng chẳng cái nào trong số này có thể được nói. Putin có thể kiểm soát nhà nước nhưng không thể cải cách nó. Như thế chính sách đối ngoại phải lấy chỗ của chính sách đối nội, và ngoại giao phải là về văn hóa hơn là về an ninh. Trong thực tế, điều này có nghĩa là xuất khẩu sự hỗn độn Nga trong khi nói về trật tự Nga, truyền bá sự tan rã nhân danh sự hội nhập. Một khi nhậm chức như tổng thống trong tháng Năm 2012, Putin trình bày Eurasia như một công cụ để giải thể EU nhằm đơn giản hóa trật tự thế giới sao cho các đế chế có thể cạnh tranh vì lãnh thổ. Lỗ đen ở trung tâm hệ thống của ông không thể được lấp đầy, nhưng nó có thể kéo các nước láng giềng vào. Tại lễ nhậm chức của ông, Putin đề xuất rằng nước Nga trở thành “một nước lãnh đạo và một trọng tâm cho toàn bộ Eurasia.” Phát biểu trước quốc hội tháng Mười Hai đó, ông nói về một thảm họa đang đến mà sẽ bắt đầu một thời đại mới của các cuộc chiến tranh tài nguyên thuộc địa. Vào một thời khắc như vậy, sẽ là phù phiếm để đề xuất cải cách hay để hình dung sự tiến bộ. Trong tình trạng khẩn cấp thường xuyên này, Putin tuyên bố, nước Nga sẽ dựa vào thiên tài bản địa của nó bên trong “các không gian Nga to lớn.”

Sự dẫn chiếu đến “các không gian to lớn,” một khái niệm từ nhà tư tưởng pháp lý Nazi Carl Schmitt, đã thậm chí không phải là thời khắc đáng ngạc nhiên nhất của bài phát biểu. Việc dùng từ “sự đam mê (passionarity-пассионарность)” kỳ quặc Putin gợi lại một khả năng Nga đặc biệt để phát đạt giữ sự hỗn loạn toàn cầu. Theo Putin, “sự đam mê” như vậy sẽ xác định “ai sẽ dẫn đầu và ai sẽ vẫn là những người đứng ngoài và không thể tránh khỏi mất sự độc lập của họ.” Thuật ngữ lạ là sáng chế của một nhà tư tưởng Nga, Lev Gumilev. Không giống Ilyin, người được phát hiện lại, Gumilev là một công dân Soviet. Thuật ngữ chìa khóa của ông “sự đam mê” có thể nhận ra đối với những người Nga, cho dù bị bỏ qua ở nơi khác. Như những người Nga biết, Gumilev là mẫu hiện đại của tư tưởng Eurasia.

Lâu trước khi Putin công bố25 chính sách Eurasia của ông, tư tưởng Eurasia đã trình bày một đề xuất Nga đặc thù để chinh phục và biến đổi châu Âu. Xu hướng trí tuệ quan trọng này nổi lên trong những năm 1920 như một phản ứng với sự bất đồng Nga sớm hơn giữa “những người thân-slav (slavophile)” và “những người tây phương hóa.” Những người Tây phương hóa của thế kỷ thứ mười chín tin rằng lịch sử là đơn nhất, và rằng con đường tới tiến bộ là độc nhất. Đối với họ, vấn đề của nước Nga là sự lạc hậu, và như thế cần đến cải cách hay cách mạng để đẩy nước Nga tới một tương lai Âu châu hiện đại. Những người thân-slav tin rằng sự tiến bộ là hão huyền và rằng nước Nga được ban cho một thiên tài cá biệt. Họ xác nhận đạo Kitô Chính thống và chủ nghĩa thần bí bình dân bày tỏ một độ sâu tinh thần không được biết đến ở phương Tây. Những người thân-slav hình dung rằng lịch sử Nga bắt đầu với một sự cải đạo Kitô ở Kyiv một ngàn năm trước. Ilyin bắt đầu như một người tây phương hóa và kết thúc như một người thân-slav, một quỹ đạo đã rất phổ biến.

Các nhà Eurasiaist đầu tiên26 là các học giả Nga lưu vong của những năm 1920, những người đương thời của Ilyin, mà bác bỏ cả thái độ thân-slav và phương tây hóa. Họ đồng ý với những người thân-slav rằng phương Tây suy đồi, nhưng phủ nhận huyền thoại thân-slav về tính liên tục Kitô với Kyiv cổ xưa. Các nhà Eurasiaist thấy không mối liên hệ có ý nghĩa nào giữa Rus cổ xưa của Volodymyr/Valdemar và nước Nga hiện đại. Thay vào đó họ đã tập trung vào những người Mông cổ, mà đã dễ dàng đánh bại các tàn dư của Rus trong đầu các năm 1240. Trong cảnh mộng của họ, các hiệp ước may mắn của sự cai trị Mông cổ đã cho phép thành lập một thành phố mới, Moscow, trong một môi trường an toàn khỏi những sự thối nát Âu châu như di sản cổ điển của Hy Lạp và Rome, Phục Hưng, Kháng Cách (Reformation-cải cách tôn giáo và sự ra đời của các giáo phái tin lành), và Khai Sáng. Số phận của nước Nga hiện đại là biến châu Âu thành Mông Cổ.

Các nhà Eurasiaist của những năm 1920 đã27 mau chóng tản mác, và vài trong số họ đã từ bỏ quan điểm sớm hơn của họ. Họ đã có một thầy tu thiên tài bên trong Liên Xô: Lev Gumilev (1912–1992). Gumilev sinh ra trong một gia đình phi thường, và sống một cuộc đời trong số những cuộc đời Soviet bi thảm và sặc sỡ nhất có thể tưởng tượng được. Cha mẹ của Lev là các nhà thơ Nikolai Gumilev và Anna Akhmatova. Khi Lev chín tuổi, cha ông bị Cheka xử tử; mẹ ông khi đó đã viết những bài thơ nổi tiếng nhất ở nước Nga hiện đại, mà đã gồm câu thơ: “nó yêu, nó yêu những giọt máu nhỏ, đất nga.” Với cha mẹ như vậy, Lev đã có khó khăn đắm mình vào học tập đại học của anh trong những năm 1930; anh bị cảnh sát mật theo dõi sát sao và bị các bạn đồng sự của anh lăng mạ. Trong 1938, trong thời gian Đại Khủng bố, anh đã bị kết án 5 năm vào Gulag [trại cải tạo], đến một trại tại Norilsk. Việc này đã gây cảm hứng cho [tập thơ] Requiem [Lễ Cầu siêu] nổi tiếng của mẹ anh, trong đó Anna nhắc đến Lev như “con trai của mẹ, nỗi kinh hoàng của mẹ.” Trong 1949, Gumilev lại bị kết án tống đi Gulag, lần này 10 năm gần Karaganda. Sau cái chết của Stalin trong 1953 anh được thả, nhưng các năm trong Gulag đã để lại dấu ấn. Gumilev thấy những khả năng cảm hứng trong sự đàn áp, và tin rằng những sự thật sinh học cơ bản của cuộc sống được tiết lộ trong môi trường cùng cực.

Viết như một nhà hàn lâm28 ở Liên Xô của các năm 1960, 1970, và 1980, Gumilev đã làm sống lại truyền thống Eurasia. Ông đồng ý với các thầy giáo của ông rằng Mông Cổ là nguồn của đặc tính Nga và sự che chở của nó khỏi sự suy đồi Tây phương. Giống các học giả lưu vong của những năm 1920, ông miêu tả Eurasia như một vùng đất trung tâm kiêu hãnh trải từ Thái bình Dương đến một bán đảo Âu châu vô nghĩa và đau yếu ở cực Tây.

Trong khi các nhà Eurasia gốc là các học giả nghiêm túc với sự huấn luyện rèn trí óc tại các đại học của Đế chế Nga, Gumilev là một người tự học Soviet điển hình, một nhà nghiệp dư nhiệt tình trong nhiều lĩnh vực. Để xác định ranh giới giữa Eurasia và châu Âu, chẳng hạn, ông dựa vào khí hậu. Ông dùng nhiệt độ trung bình tháng Giêng để vẽ một đường chạy qua nước Đức. Ở một bên là Eurasia và bên kia là châu Âu. Đâu có gì lạ, khi Gumilev đưa ra lý lẽ này, Đông Đức ở dưới sự thống trị Soviet và Tây Đức thì không.

clip_image007[4]

Đóng góp của Gumilev29 cho chủ nghĩa Eurasia là lý thuyết của ông về ethnogenesis (sự hình thành chủng tộc): một sự giải thích các dân tộc nảy sinh thế nào. Nó bắt đầu với một sự hiểu đặc thù về vật lý thiên văn và sinh học con người. Gumilev cho rằng tính hòa đồng (sociability) con người do các tia vũ trụ gây ra. Một số cơ thể con người có khả năng hơn các cơ thể khác về việc hấp thu năng lượng vũ trụ và truyền nó lại cho những người khác. Các nhà lãnh đạo đặc biệt này, sở hữu “tính đam mê” mà Putin nhắc đến trong bài phát biểu 2012 của ông, là các nhà sáng lập của các nhóm sắc tộc. Theo Gumilev, genesis (sự hình thành) của mỗi dân tộc vì thế có thể lần vết đến một sự bùng nổ của năng lượng vũ trụ, mà bắt đầu một chu kỳ kéo dài hơn một ngàn năm. Các tia vũ trụ chấn hưng các dân tộc Tây phương đã được phát ra trong quá khứ xa xôi, và như thế phương Tây đã chết. Dân tộc Nga nổi lên từ những phát xạ vũ trụ vào ngày 13 tháng Chín 1380, và vì thế là trẻ và đầy sức sống.

Gumilev cũng thêm30 một hình thức đặc thù của nghĩa bài do thái vào truyền thống Eurasia, hình thức mà cho phép những người Nga đổ lỗi các sự thất bại của riêng họ lên những người Do Thái và phương Tây cùng một lúc. Khái niệm liên quan là khái niệm về “chimera (ngáo ộp),” hay dân tộc giả. Các dân tộc lành mạnh như Nga, Gumilev cảnh báo, phải đề phòng các nhóm “ngáo ộp” mà nhận được cuộc sống không phải từ các tia vũ trụ mà từ các nhóm khác. Ý ông nói những người Do Thái. Đối với Gumilev, lịch sử của Rus không cho thấy rằng nước Nga đã cổ xưa, mà cho thấy rằng những người Do thái là một mối đe dọa đời đời. Gumilev cho rằng tại Rus trung cổ chính những người Do Thái đã là những người buôn bán nô lệ, xác lập bản thân họ như một “con bạch tuộc quân sự-thương mại.” Theo Gumilev, những người Do thái này là các đặc vụ của một nền văn minh Tây phương thù địch mãi mãi mà tìm cách làm yếu và nói xấu Rus. Ông cũng cho rằng Rus phải cống nạp cho những người Do thái bằng máu. Gumilev vì thế đưa ra ba thành phần cơ bản của chủ nghĩa bài do thái hiện đại: người Do Thái như lái buôn không có tâm hồn, người Do Thái như người uống máu Kitô, và người Do Thái như đặc vụ của một nền văn minh xa lạ.

Bất chấp những năm31 của ông trong Gulag, Gumilev đã đồng nhất mình với Liên Xô như quê hương Nga của ông. Ông kết bạn và dạy sinh viên, và ảnh hưởng của ông là đáng kể ngay cả sau khi ông chết trong 1992. Kinh tế gia Sergei Glazyev, người tư vấn cho Yeltsin và Putin, đã nhắc đến Gumilev và sử dụng các khái niệm của ông. Glazyev nói về một liên minh kinh tế với kế hoạch hóa nhà nước “dựa vào triết học của chủ nghĩa Eurasia.” Gumilev đã thân thiết với nhà triết học Yuri Borodai và con trai ông Alexander Borodai. Borodai trẻ mơ về “những người đam mê có vũ trang,” những người mà sẽ là “các chất xúc tác của các thời khắc hùng mạnh” sẽ giải phóng “toàn bộ lãnh thổ Eurasia.”

Với tư cách tổng thống, Vladimir Putin không chỉ trích dẫn Gumilev về dự án Eurasia, mà cũng bổ nhiệm Sergei Glazyev làm cố vấn của ông về Eurasia. Không lâu sau đó, Alexander Borodai sẽ đóng một phần quan trọng trong sự xâm lấn Nga vào Ukraine.

Để nói về “Eurasia”32 ở nước Nga của những năm 2010 là để nhắc đến hai trào lưu tư tưởng phân biệt mà chồng gối tại hai điểm: sự thối nát của phương Tây và cái ác của những người Do Thái. Chủ nghĩa Eurasia của những năm 2010 là một hỗn hợp thô của một truyền thống Nga được Gumilev phát triển với các ý tưởng Nazi được Alexander Dugin phát xít Nga trẻ hơn (sinh 1962) sắp xếp. Dugin không phải là một người đi theo các nhà Eurasiaist gốc cũng chẳng là một sinh viên của Gumilev. Ông đơn giản dùng các thuật ngữ “Eurasia” và “chủ nghĩa Eurasia” để làm cho các ý tưởng Nazi nghe có vẻ Nga hơn. Dugin, sinh một nửa thế kỷ sau Gumilev, là một đứa trẻ chống-giới quyền thế của các năm Soviet 1970 và 1980, chơi đàn ghi ta của hắn và hát về việc giết hàng triệu người trong các lò nướng. Công trình của đời hắn là đưa chủ nghĩa phát xít đến nước Nga.

Khi Liên Xô33 chấm dứt, Dugin chu du sang tây Âu để tìm các đồng minh trí tuệ. Ngay cả khi châu Âu hội nhập, đã có các nhà tư tưởng cực Hữu bên lề bảo tồn các ý tưởng Nazi, ca tụng tính thuần khiết dân tộc, và chê bai hợp tác kinh tế, chính trị, và pháp lý như phần của âm mưu toàn cầu nào đó. Đấy đã là những người đối thoại của Dugin. Một ảnh hưởng sớm là Miguel Serrano, tác giả của cuốn Hitler: The Last Avatar (Hitler: Avatar Cuối cùng), mà cho rằng chủng tộc Aryan có được tính ưu việt của nó nhờ nguồn gốc ngoài trái đất của nó. Dugin, giống Gumilev, đã tìm thấy đấng cứu thế Nga của Ilyin bằng việc tìm kiếm bên ngoài trái đất. Nếu lãnh tụ phải đến không bị các sự kiện làm ô uế, ông hẳn đến từ nơi nào đó bên ngoài lịch sử. Ilyin giải quyết vấn đề bằng việc giới thiệu một đấng cứu thế nổi lên từ sự hư cấu trong một sự biến mất đột ngột của chủ nghĩa thần bí gợi tình. Gumilev trưởng thành và Dugin non trẻ ngó tới các vì sao.

Trong đầu các năm 1990,34 Dugin trở nên thân thiết với nhà lý thuyết âm mưu Pháp Jean Parvulesco, mà nói với anh về xung đột cổ xưa giữa những người của biển (các Atlanticist) và những người của đất (các Eurasiaist). Trong ý tưởng của Parvulesco, những người Mỹ và Anh chiều theo các ý tưởng Do thái trừu tượng bởi vì các nền kinh tế hàng hải của họ tách họ khỏi các sự thật trần thế của kinh nghiệm con người. Alain de Benoist thuộc phong trào tân-phát xít Pháp được biết đến như nouvelle Droite (cánh Hữu mới) giải thích cho Dugin tính trung tâm của Hoa Kỳ trong các sơ đồ như vậy, như văn hóa trừu tượng tiêu biểu (Do thái). Đấy là những cập nhật của các ý tưởng Nazi, như Dugin hiểu kỹ. Lúc đó, Dugin viết dưới bút danh “Sievers,” một sự ám chỉ đến Wolfram Sievers, một người Đức Nazi bị hành hình vì các tội ác chiến tranh trong 1947 mà được biết đến vì việc thu thập xương của những người Do thái bị sát hại.

Những mối tiếp xúc Âu châu của Dugin35 cho phép hắn đưa các khái niệm Nazi về nước Nga. Trong 1993, Dugin và Eduard Limonov, người gọi Dugin là “Thánh Cyril và Methodius [hai anh em sáng chế ra chữ cyril] của chủ nghĩa phát xít,” thành lập Đảng Bolshevik dân tộc. Các đảng viên của nó giơ nắm đấm của họ trong khi tung hô cái chết. Trong 1997, Dugin kêu gọi một “chủ nghĩa phát xít, không biên giới và đỏ.” Dugin bày tỏ các quan điểm phát xít tiêu chuẩn: nền dân chủ là rỗng tuếch; giai cấp trung lưu là xấu xa; những người Nga phải được một “Đấng Định mệnh” cai trị; nước Mỹ là hiểm ác; nước Nga là trong trắng.

Dugin chia sẻ với Ilyin36 một món nợ đối với Carl Schmitt. Chính Schmitt là người đã trình bày một tầm nhìn về chính trị thế giới mà không có các luật và các nhà nước, thay vào đó dựa vào những khát vọng chủ quan đòi ngày càng nhiều đất hơn của các nhóm văn hóa. Schmitt gạt bỏ “khái niệm rỗng tuếch về lãnh thổ nhà nước” và coi quốc gia “về cơ bản như một cơ thể.” Theo quan điểm này, lục địa Eurasia là một “không gian to lớn” để được làm chủ bởi bất kể ai chiếm nó. Schmitt cho rằng các cường quốc hàng hải như Đại Anh và Hoa Kỳ là các quốc gia mang các quan niệm trừu tượng, Do thái về luật. Ông trình bày một khái niệm về luật quốc tế theo đó thế giới sẽ được chia thành vài “không gian to lớn” mà “các cường quốc ngoài hành tinh” nên bị loại trừ khỏi đó. Ý ông muốn nói rằng Hoa Kỳ không nên có ảnh hưởng nào ở châu Âu. Dugin bảo tồn các ý tưởng này trong khi đơn giản thay đổi thực thể được cho là bị những người Do thái, nước Mỹ, và luật đe dọa: không còn là nước Đức Nazi nữa mà thay vào đó là nước Nga đương đại.

Dugin gạt bỏ Ilyin37 như một nhà triết học thấp kém phục vụ chẳng gì hơn một “chức năng kỹ thuật” trong chế độ Putin. Tuy nhiên, phần lớn sự viết lách của Dugin đọc giống một sự nhại lại Ilyin. “Phương Tây,” Dugin xác nhận trong một phê bình nhận xét điển hình, “là chỗ nơi Lucifer sa ngã. Nó là trung tâm cho con bạch tuộc tư bản chủ nghĩa toàn cầu.” Phương Tây, Dugin tiếp tục, “là ma trận của sự trụy lạc văn hóa thối nát và tính đồi bại, sự lừa dối và sự vô liêm sỉ, bạo lực và đạo đức giả.” Suy đồi đến mức nó sẽ sụp đổ vào bất cứ thời khắc nào, thế mà nó lại là một mối đe dọa liên miên. Nền dân chủ không phải là sự đổi mới của nó, mà là dấu hiệu về một đại hồng thủy đang đến. Dugin xem xét sự bầu lại Barack Obama làm tổng thống Hoa Kỳ trong 2012 bằng những từ ngữ này: “Hãy để hắn hủy hoại nước này, cuối cùng hãy để công lý chiến thắng, sao cho kẻ khổng lồ trên chân đất sét này, Carthage mới này, mà truyền bá quyền lực kinh tế và chính trị kinh tởm của nó khắp toàn bộ thế giới, và thử chiến đấu với tất cả và chống lại tất cả, sao cho nó biến mất nhanh chóng.” Những sự mô tả đặc trưng này về phương Tây là các tiên đề, không phải những sự quan sát. Các dữ kiện của hiện tại là không liên quan, như các dữ kiện của quá khứ. Đối với Dugin, như đối với Ilyin, quá khứ chỉ quan trọng như một hồ chứa các biểu tượng, mà Dugin gọi là “các nguyên mẫu.” Quá khứ cung cấp cho Dugin cái những người Nga gọi là “nguồn lực tinh thần,” một nguồn của các hình ảnh được dùng để thay đổi hiện tại.

Viết vào đầu38 thế kỷ thứ hai mươi mốt, Dugin đối mặt với thành công của Liên Âu, một thực thể siêu pháp lý mà đã cứu các nhà nước sau đế chế. Dugin chẳng bao giờ phát âm tên của nó. Khi được hỏi để bình luận về EU, Dugin khẳng định rằng nó chịu số phận bi đát. Lâu trước khi Putin bắt đầu nói về một Eurasia mà phải bao gồm Ukraine như một thành phần của nền văn minh Nga, Dugin xác định nhà nước Ukrainia độc lập như rào cản của định mệnh Eurasia của nước Nga. Trong 2005, Dugin thành lập một phong trào thanh niên được nhà nước hỗ trợ mà các thành viên của nó đã thúc sự tan rã và sự nga hóa của Ukraine. Trong 2009, Dugin đoán trước một “trận đánh vì Crimea và miền đông Ukraine.” Sự tồn tại của Ukraine, theo quan điểm của Dugin, tạo thành “một mối nguy hiểm khổng lồ cho toàn bộ Eurasia.”

Các khái niệm từ ba trào lưu đan xen của chủ nghĩa phát xít Nga—chủ nghĩa toàn trị Kitô của Ilyin, chủ nghĩa Eurasia của Gumilev, và chủ nghĩa Nazi “Eurasia” của Dugin—đã xuất hiện trong diễn ngôn của Putin khi ông tìm kiếm một lối ra khỏi thế lưỡng nan mà ông tạo ra cho nước ông trong 2012. Các ý tưởng phát xít tràn vào không gian công cộng Nga trong thời gian chính quyền Obama thử “lập lại” các quan hệ với Liên bang Nga. Sự thay đổi đột ngột trong định hướng của Nga chẳng có quan hệ nào với bất kể hành động không thân thiện nào từ bên ngoài. Sự thù hằn phương Tây không phải là một vấn đề về cái một tác nhân Tây phương đang làm, mà là về cái phương Tây được miêu tả như đang là.

Trong 2012, các nhà tư tưởng phát xít39 được đặt vào dòng chính Nga bởi một tổng thống Nga mà có vẻ nghĩ rằng ông cần chúng. Ilyin được hưởng một sự làm sống lại đầy đủ mà một nhà nước có thể trao cho một nhà triết học. Gumilev được Putin trích dẫn trong bài phát biểu quan trọng nhất của ông. Dugin trở thành một khách thường xuyên trên kênh truyền hình lớn nhất của nước Nga. Ý tưởng Eurasia là một sự bận tâm của một think tank mới, Club (Câu lạc bộ) Izborsk. Các thành viên của nó gồm Dugin, Glazyev, và Tikhon Shevkunov—tu sĩ ưa thích của Putin và bạn đồng hành của ông tại mộ của Ilyin. Shevkunov là tác giả của ý tưởng luân hồi rằng Putin là Volodymyr/Valdemar xứ Rus được tái sinh—và cũng là tác giả của sách bán chạy nhất nước Nga năm 2012.

Nhà sáng lập và đứng đầu40 Club Izborsk là tiểu thuyết gia phát xít Alexander Prokhanov, bạn đồng hành của Putin trong chương trình radio tháng Mười Hai 2011 đó nơi Putin đã trích dẫn Ilyin. Giống Dugin, Prokhanov dùng quan niệm Eurasia để muốn nói sự quay lại của cường quốc Soviet trong hình thức phát xít. Cũng giống Dugin, ông lặp lại các ý tưởng của Carl Schmitt; nếu Prokhanov có một niềm tin cốt lõi, nó là cuộc chiến đấu của những người-biển rỗng tuếch và trừu tượng chống lại những người-đất liền thân mật và đúng đắn. Giống Adolf Hitler, Prokhanov đổi lỗi cho dân Do thái thế giới vì việc sáng chế ra các ý tưởng nô dịch quê hương ông. Ông cũng đổ lỗi Holocaust cho họ. Giống Dugin, Prokhanov công khai ủng hộ sự hư cấu chính trị, tìm cách tạo ra các hình ảnh mạnh mẽ mà sẽ toát ra ý nghĩa trước khi người ta có cơ hội để nghĩ cho chính mình. Một ví dụ về đầu óc sáng tạo của ông là phản ứng của ông với sự bầu Barack Obama làm tổng thống Hoa Kỳ. Thảo luận một cuộc gặp của Obama với những người Nga, Prokhanov rên rỉ rằng nó đã “cứ như tất cả họ đều được cho một núm vú đen, và tất cả họ đều bú nó với sự thèm thuồng và sự mút chóp chép động vật có vú …Cuối cùng, tôi bị việc này làm sỉ nhục.”

Giữa trận lũ lụt-mực không ngớt của các xuất bản phẩm của Prokhanov, thích hợp nhất với Eurasia là một phỏng vấn ông cho ở Kyiv, Ukraine, vào ngày 31 tháng Tám 2012, ngay trước khi mở Club Izborsk. Tháng Ba đó, Ukraine và Liên Âu ký nháy một thỏa thuận liên kết, và chính phủ Ukrainia hứa làm một kế hoạch hành động để chuẩn bị đất nước cho việc ký thỏa thuận trong năm tiếp sau. Bị bối rối bởi thái độ của Prokhanov đối với châu Âu, người phỏng vấn hỏi ông những câu hỏi tiết lộ các chủ đề Eurasia cơ bản: quyền ưu tiên của sự hư cấu trên sự thực (fact-dữ kiện); niềm tin chắc rằng thành công Âu châu là một dấu hiệu của cái ác; niềm tin vào một âm mưu Do thái toàn cầu; và sự chắc chắn về số phận Nga của Ukraine.

Khi được hỏi về41 tiêu chuẩn sống cao ở EU, Prokhanov trả lời: “Hãy bơi qua Sông Dnipro và thấy nấm mọc tuyệt vời dưới mặt trời!” Một ảo mộng nhất thời về một kinh nghiệm Slavic ban sơ là quan trọng hơn một lối sống vững bền được tạo ra bằng hàng thập niên làm việc cho lợi ích của hàng trăm triệu người. Bước đi tiếp của Prokhanov là để cho rằng tính thực là đạo đức giả: “Châu Âu là đồ sâu bọ đã học để gọi các thứ ghê tởm và kinh tởm là đẹp.” Bất cứ điều gì những người Âu châu có thể có vẻ đang làm hay đang nói, “bạn không thấy mặt của họ dưới các mặt nạ.” Dù có xảy ra chuyện gì đi nữa, châu Âu đang chết: “Chủng tộc da trắng đang sắp chết: hôn nhân đồng tính, những người đồng tính cai trị các thành phố, phụ nữ không thể tìm được đàn ông.” Và châu Âu đang giết nước Nga: “Chúng ta không bị nhiễm AIDS (HIV), họ đã cố ý lây nhiễm chúng ta.”

Vấn đề căn bản,42 Prokhanov nói trong phỏng vấn này, là những người Do Thái. “Chủ nghĩa bài do thái,” ông nói, “không phải là một kết quả của sự thực rằng những người Do thái có mũi khoằm hay không thể phát âm đúng chữ ‘r.’ Nó là một kết quả của sự thực (fact) rằng những người Do thái đã chiếm hết thế giới, và đang sử dụng quyền lực của họ cho cái ác.” Trong một bước đi điển hình phát xít Nga, Prokhanov triển khai biểu tượng của Holocaust để mô tả dân Do thái thế giới như một thủ phạm tập thể và mọi người khác như các nạn nhân: “Những người Do thái đã thống nhất loài người nhằm để quăng loài người vào lò thiêu của trật tự khai phóng (liberal), mà bây giờ đang chịu một thảm họa.” Sự phòng vệ duy nhất chống lại âm mưu Do thái quốc tế là một đấng cứu thế Nga. Chủ nghĩa Eurasia là sứ mệnh messianic (cứu tinh) của Nga để cứu rỗi loài người. Nó “phải bao gồm toàn bộ thế giới.”

Nhưng dự án cứu rỗi vĩ đại này,43 Prokhanov nói, sẽ bắt đầu khi Nga, Ukraine, và Belarus sáp nhập. “Khi tôi nói về Nga,” Prokhanov nói, “tôi biết và nhắm đến những người sống ở Ukraine và Belarus.” Ukraine có một “sứ mệnh cứu tinh khổng lồ” trước mặt nó bởi vì số phận của Kyiv là để cúi đầu trước Moscow và như thế mở đầu việc Nga chinh phục thế giới. “Nếu đế chế đầu tiên đã được thành lập ở đây,” Prokhanov nói, có nghĩa là Rus một ngàn năm trước, “đế chế tương lai được Putin tuyên bố rồi. Nó là Liên Eurasia (Union), và sự đóng góp của Ukraine cho đế chế có thể là lớn lao.” Cuối cùng, Prokhanov hỏi, “vì sao lại ở ngoại ô London khi bạn có thể ở trung tâm của Eurasia?” Prokhanov lo rằng tổng thống của Ukraine Viktor Yanukovych có thể không có khả năng hoàn thành sự phân công này. Có lẽ, ông suy tưởng, chính phủ của Ukraine sẽ phải bị thay đổi.

Club Izborsk,44 trung tâm trí tuệ của chủ nghĩa dân tộc Nga mới, được khai trương vài ngày muộn hơn, vào ngày 8 tháng Chín 2012. Tuyên ngôn của nó bắt đầu với lời xác nhận, quen thuộc từ Ilyin, rằng tính thực (factuality) là một vũ khí Tây phương chống lại Nga:

Nhà nước Nga lại một lần nữa bị phơi ra trước mối đe dọa chí tử do các trung tâm tự do đặt ra: một mối đe dọa từ bên trong xã hội Nga và từ bên ngoài các biên giới của nó. “Guồng máy” ý thức hệ và thông tin, mà đã phá hủy toàn bộ cơ sở và giá trị của đế chế Romanov “Trắng” và rồi phá hủy đế chế Soviet “Đỏ,” hoạt động khắp nơi. Sự sụp đổ của các đế chế này đã biến không gian Eurasia to lớn thành một sự hỗn loạn của các dân tộc, các niềm tin và các nền văn hóa chống lại nhau trên các chiến trường máu. “Guồng máy” tự do này được xây dựng với sự giúp đỡ của các nhà nhân chủng học và các sử gia, các nhà khoa học xã hội và chuyên gia về “lý thuyết hỗn độn,” các kinh tế gia và các bậc thầy của chiến tranh thông tin. Nó làm tan rã các nguyên lý cơ bản mà theo đó nhà nước Eurasia thống nhất được xây dựng. Nó cấm các quy tắc cơ bản của ý thức quốc gia rằng quốc gia cần phải chiến thắng và mở rộng sự tồn tại của nó trong lịch sử. “Guồng máy” ngược đãi này đánh Giáo hội Chính thống giáo, cơ sở tinh thần của quốc gia. Nó ngăn cản sự xây dựng một bộ máy an ninh quốc gia, để nước Nga không được vũ trang vào khi xung đột quân sự tăng lên. Nó gieo sự bất hòa giữa sự hài hòa của các tín điều tôn giáo chính của nước Nga. Nó ngăn cản sự hòa giải các thời kỳ lịch sử của nước Nga. Nó kéo dài Thời Rắc rối Nga tàn hại, ma quỷ hóa lãnh tụ và tất cả các định chế quyền lực Nga.

Trong tuyên ngôn không có sự nhắc đến45 bất kể chính sách Âu châu hay Mỹ cụ thể nào. Vấn đề không phải là cái những người Âu châu hay Mỹ đã làm, mà là Liên Âu và Hoa Kỳ tồn tại. Như Prokhanov đã làm rõ rồi, sự thù hằn của phương Tây phải được xem như một sự cho trước, ngay cả khi các diễn viên Tây phương theo đuổi các chính sách thân thiện với Nga. Các tác giả của tuyên ngôn đã thay lịch sử bằng tính vĩnh viễn: hình mẫu chu kỳ của tính phản bội Tây phương và tính trong trắng Nga. Theo tuyên ngôn, các đế chế Eurasia trước đã

phồn vinh như không đế chế nào đã từng trước đó, và rồi đã lao vào một “lỗ đen,” từ đó, như có vẻ, không còn trở lại được nữa. Nhưng nhà nước lại sinh ra lần nữa, trong một hình thức khác, với một trung tâm lịch sử khác, và lại đã lên và phồn vinh trước khi suy tàn và biến mất. Tính chu kỳ này, cái chết của nhà nước và chiến thắng của nó trên cái chết, ban cho lịch sử Nga một đặc tính hồi sinh, mà trong đó nền văn minh Nga lên một cách không thể tránh khỏi từ cái chết. Đế chế đầu tiên là đế chế Kyiv-Novgorod. Đế chế thứ hai là Muscovy. Đế chế thứ ba là đế chế của triều đại Romanov. Đế chế thứ tư là Liên Xô. Nhà nước Nga ngày nay, bất chấp những lãnh thổ to lớn bị mất, vẫn mang dấu ấn đế chế. Địa chính trị của lục địa Eurasia một lần nữa lại mạnh mẽ lấy lại các không gian đã bị mất. Đấy là tính chính đáng của “dự án Eurasia” do Putin khởi xướng.

Thay cho việc dùng lịch sử Nga để xác lập các lợi ích hay đánh giá các triển vọng bên trong xã hội Nga, Eurasia đưa ra những vần thơ có ý định tạo ra một sự thống nhất trữ tình từ sự đổ máu trước. Nếu sự khủng bố Soviet đã tàn sát vô số linh mục Chính thống giáo Nga trong những năm 1930, tất cả đều hay và tốt, bởi vì các hồn ma của họ đã lên trong những năm 1940 để ban phước cho Hồng Quân:

Sự thống nhất của hai thời đại lịch sử, một liên minh chiến lược của “những người Đỏ (Hồng quân)” và “những người Trắng (Bạch vệ)” khi đối mặt với mối hiểm nguy tự do (liberal)—đấy là sứ mệnh thế giới quan lớn lao của các chính khách thật. Một liên minh như vậy là có thể dưới ánh sáng của Chiến thắng Nga thần bí năm 1945, khi hệ thống “Đỏ” đã có sự ủng hộ sùng tín của tất cả các Thánh bị giết trong những năm khi giáo hội bị ngược đãi, và sức mạnh của “Chiến thắng Đỏ” đã trở thành sức mạnh Nga thần thánh. Chiến thắng Nga tương lai đòi hỏi sự sự hợp nhất của “những người Đỏ” và “những người Trắng.” Nó đòi hỏi sự tạo ra một nhà nước trong đó, như V. V. Putin nói, các chính ủy “Hồng quân” có thể sống cùng nhau với các sĩ quan “Bạch vệ.”

Sự ca tụng cả cực Tả và cực Hữu trong quá khứ bỏ qua vấn đề hiện tại của nước Nga: sự thiếu vắng của một trung tâm, một điểm tựa chính trị, một nguyên tắc kế thừa mà cho phép quyền lực chuyển từ tả sang hữu hay từ hữu sang tả trong khi bảo tồn nhà nước. Vì tất cả hoạt động chính trị bị loại trừ như hoạt động nước ngoài, những sự khác biệt về ý kiến hay hành động của đối lập hẳn phải là một kết quả của những mưu đồ độc ác của những người Âu châu và những người Mỹ oán giận sự trong trắng hoàn hảo của nước Nga:

Ý thức cứu tinh Nga, có cơ sở trong lời dạy về một “thiên đường trần thế,” trong một sự tồn tại lý tưởng, trong giấc mơ Chính thống giáo về công lý thiêng liêng—tất cả điều này kêu gọi sự phủ nhận nước Nga ở mức thế giới quan, các cuộc tấn công chống lại tín ngưỡng, văn hóa, và đạo lý lịch sử của nó. Một sự xâm lấn quân sự vào nước Nga—hậu quả của sự bất khoan dung và sự thù địch sâu sắc đó. Và như thế chủ đề về các vũ khí Nga là một chủ đề thần thánh cho nước Nga. Các vũ khí Nga bảo vệ không chỉ các thành phố, các lãnh thổ, sự giàu có vô biên của trái đất. Chúng bảo vệ toàn bộ trật tự tín ngưỡng và văn hóa của nước Nga, tất cả các nơi linh thiêng trần thế và thánh thần của nước Nga.

Những dòng này được công bố giữa một chương trình vũ trang mới, mà đã tăng gấp đôi ngân sách mua sắm vũ khí hàng năm của nước Nga giữa 2011 và 2013. Các tác giả của tuyên ngôn mơ về một nước Nga toàn trị được quân sự hóa mà thường xuyên huy động toàn bộ dân cư và hứa chẳng gì trừ sự hy sinh:

Nga không cần cải cách chính trị vội vàng. Nó cần các nhà máy vũ khí và các bàn thờ. Sự mất thời khắc lịch sử sau sự phá hủy đế chế “Đỏ”, sự lạc hậu chiến lược so sánh với phương Tây ‘tự do”, đòi hỏi nước Nga có một sự nhảy vọt phát triển. Sự nhảy vọt này gồm một “dự án huy động” mà sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực của quốc gia vào việc giữ gìn chủ quyền và bảo vệ nhân dân.

Sau loạt đạn ban đầu này,46 các bài báo thêm của các thành viên Club Izborsk trau chuốt lập trường của nó. Trật tự tự do mà tạo ra tính thực, một thành viên viết, là công việc của “hậu trường thế giới, mà lõi của nó là các nhà lãnh đạo Zionist (theo chủ nghĩa phục quốc Do thái).” Các thành viên khác của Club Izborsk giải thích rằng Liên Eurasia của Putin là “dự án khôi phục nước Nga như một đế chế Eurasia.” Họ trình bày EU như một mối đe dọa sống còn đối với nước Nga, vì nó thực thi luật và tạo ra sự thịnh vượng. Chính sách đối ngoại Nga vì thế nên ủng hộ phe cực Hữu bên trong các nhà nước thành viên EU cho đến khi EU sụp đổ, như Prokhanov đoán trước một cách vui mừng ngây ngất, thành một “chùm nhà nước phát xít Âu châu.” Ukraine, như một chuyên gia Club Izborsk viết, “toàn bộ là của chúng ta, và cuối cùng tất cả nó sẽ quay lại với chúng ta.” Theo Dugin, sự sáp nhập lãnh thổ Ukrainia bởi nước Nga là “điều kiện cần” của dự án đế chế Eurasia.

Đối với các nhà Eurasiaist47 của Club Izborsk, các dữ kiện (sự thực-facts) là kẻ thù, Ukraine là kẻ thù, và các dữ kiện về Ukraine là kẻ thù quan trọng nhất. Một nhiệm vụ trí tuệ của Club Izborsk là để tạo ra các chuyện kể chuyên chở bất kể dữ kiện như vậy nào vào sự quên lãng. Quả thực, sứ mạng của Club Izborsk là để phục vụ như một rào cản đối với tính thực. “Izborsk” được chọn như tên của think tank bởi vì thị trấn Izborsk là địa điểm của một pháo đài Muscovite lịch sử mà, như website của club nhắc nhở, đã kháng cự “những người Livonia, những người Ba Lan, và những người Thụy Điển.” Bây giờ kẻ xâm lấn là “guồng máy tự do” của tính thực (factuality).

Một trong những48 máy bay ném bom tầm xa của nước Nga, một Tu-95 được xây dựng để ném các quả bom nguyên tử xuống Hoa Kỳ, được đặt tên lại là “Izborsk” để vinh danh club. Trong trường hợp bất cứ ai không lưu ý đến dấu hiệu này về sự hậu thuẫn Kremlin, Prokhanov đã được mời để bay trong buồng lái của máy bay đó. Trong những năm sắp tới, máy bay Tu-95 này và các Tu-95 khác sẽ đều đặn tiếp cận không phận của các nhà nước thành viên Liên Âu, buộc chúng phải kích hoạt các hệ thống phòng không của chúng và đuổi máy bay ném bom đang đến gần đi. Máy bay Tu-95 “Izborsk” lẽ ra được dùng [trong số Tu-95 đã được dùng] để ném bom Syria trong 2015, tạo ra những người tỵ nạn chạy trốn đến châu Âu.

Sergei Glazyev,49 cố vấn của Putin, bạn đọc của Gumilev, người đi theo Schmitt, thành viên của Izborsk, liên kết lý thuyết Eurasia với thực tiễn. Sau khi Glazyev bị sa thải khỏi chính quyền Yeltsin vì tham nhũng trong 1993, ông nhận được một bàn tay giúp đỡ từ nhà lý thuyết âm mưu Mỹ Lyndon LaRouche, người có quan điểm tương tự. Trong 1999 LaRouche xuất bản một bản dich tiếng Anh tiểu luận của Glazyev Genocide: Russia and new World Order (Diệt chủng: nước Nga và Trật tự Thế giới mới), mà khẳng định rằng một bè đảng của các nhà tân tự do (Do thái) đã cố ý phá hủy nước Nga trong những năm 1990. Giống các phát xít Nga khác, Glazyev sử dụng các thuật ngữ liên kết với Holocaust (thí dụ, “diệt chủng”) để gợi ý rằng những người Do thái là các thủ phạm thật sự và những người Nga là các nạn nhân thật. Ông được bàu vào quốc hội như một người cộng sản trong 1999, và rồi đã giúp đỡ để thành lập đảng dân tộc chủ nghĩa cực đoan Rodina trong 2003. Việc này không phải là một mâu thuẫn như nó có vẻ. Trong “nền dân chủ được quản lý” của nước Nga Rodina đã có ý định kéo các phiếu khỏi đảng cộng sản hướng tới một nhóm được Putin tin cậy. Glazyev nghĩ rằng một nền kinh tế kế hoạch nên phục vụ lợi ích của quốc gia Nga, mà theo quan điểm của ông bao gồm Ukraine: “Chúng ta không thể quên tầm quan trọng lịch sử của nước Nga Nhỏ [Ukraine] đối với chúng ta. Chúng ta đã chẳng bao giờ chia Nga và Ukraine, trong tâm trí chúng ta.”

Chính sách đối ngoại Nga,50 Glazyev viết, nảy sinh “từ triết học của chủ nghĩa Eurasia.” Đi theo Schmitt, Glazyev cho rằng các nhà nước là lỗi thời. Dự án Eurasia “dựa vào một quan niệm không gian khác cơ bản”: ý tưởng của Schmitt về “các không gian to lớn” được một đại cường quốc thống trị. Nước Mỹ phải đứng xa, Glazyev ra lệnh, vì nó không phải là phần của không gian to lớn Eurasia. Vì EU là một pháo đài của chủ quyền nhà nước, nó phải sụp đổ, và các công dân của các nhà nước thành viên của nó phải được trao cái toàn bộ phát xít mà họ ước mong. “Những người Âu châu,” Glazyev viết, “đã mất phương hướng của họ. Họ sống trong một thế giới mosaic (khảm), bị phân mảnh với không mối quan hệ chung nào.” Thật vui, sức mạnh Nga có thể đưa họ về cái Glazyev xem như “thực tế.”

Glazyev không thảo luận các sở thích của những người sống ở Liên Âu. Liệu những người Âu châu có thực sự cần trực tiếp phát hiện ra bề sâu của một hệ thống Nga nơi tuổi thọ kỳ vọng trong 2012 đứng hàng thứ 111 trên thế giới, nơi cảnh sát không thể được tin cậy, hối lộ và tống tiền là chất liệu của cuộc sống hàng ngày, và nhà tù là một trải nghiệm tầng lớp trung lưu? Trong phân bố của cải của nó, Nga là nước bất bình đẳng nhất trên thế giới; của cải lớn hơn nhiều của EU cũng được chia sẻ đều hơn rất nhiều giữa các công dân của nó. Glazyev đã giúp ông chủ của ông duy trì chế độ đạo tặc Nga bằng việc thay đổi chủ đề từ sự thịnh vượng sang các giá trị, sang cái Putin gọi là “nền văn minh.”

Bắt đầu trong 2013, các nguyên lý Eurasia đã hướng dẫn chính sách đối ngoại của Liên bang Nga. Quan niệm Chính sách Đối ngoại chính thống cho năm đó, được công bố vào ngày 18 tháng Hai dưới chữ ký của Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov với sự tán thành đặc biệt của Tổng thống Vladimir Putin, đã gồm, giữa những phần soạn sẵn mà vẫn không thay đổi từ năm này sang năm khác, một loạt thay đổi tương ứng với các ý tưởng của Ilyin, các nhà Eurasiaist, và các truyền thống phát xít của họ.

Quan niệm Chính sách Đối ngoại51 đã lặp lại sự mô tả đặc trưng của Putin về tương lai như sự hỗn loạn khuấy đục và những sự chiếm đoạt tài nguyên. Khi các nhà nước yếu đi, các không gian to lớn sẽ lại nổi lên. Trong một thế giới như vậy không thể có “ốc đảo” nào từ “sự nhiễu loạn toàn cầu,” như thế EU chịu số phận bi đát. Luật sẽ nhường đường cho một sự tranh giành của các nền văn minh. “Cạnh tranh toàn cầu đòi hỏi, lần đầu tiên trong lịch sử đương đại, một chiều văn minh.” Nước Nga chịu trách nhiệm không chỉ về sự an lạc của các công dân của nó mà về sự an toàn của “các đồng bào” không được xác định bên ngoài các đường biên giới của nó. Eurasia là một “mô hình thống nhất,” mở ra cho các nước cộng hòa trước kia của Liên Xô và cho cả các thành viên của Liên Âu hiện hành. Cơ sở hợp tác của nó là “sự bảo tồn và sự mở rộng của một di sản văn hóa và văn minh chung.”

Quan niệm Chính sách Đối ngoại làm rõ52 rằng quá trình thay thế EU bằng Eurasia phải được bắt đầu ngay lập tức, trong 2013, vào thời gian khi Ukraine trong các cuộc thương lượng với EU về các điều khoản của một thỏa thuận liên kết. Theo Quan niệm Chính sách Đối ngoại, nếu Ukraine muốn thương lượng với EU, nó nên chấp nhận Moscow như nhà trung gian của nó. Trong Eurasia, sự thống trị Nga là trật tự của mọi thứ. Trong dài hạn, Eurasia sẽ thắng EU, dẫn đến “sự tạo ra một không gian nhân đạo thống nhất từ Đại Tây Dương đến Thái bình Dương.” Lavrov muộn hơn đã lặp lại hoài bão này, trích dẫn Ilyin như nguồn của nó.

Bởi vì EU là một tổ chức đồng thuận, nó dễ bị tổn thương đối với các chiến dịch kích động cảm xúc. Bởi vì nó gồm các nhà nước dân chủ, nó có thể bị làm yếu bởi các đảng chính trị chủ trương rời bỏ EU. Bởi vì EU đã chẳng bao giờ bị chống đối một cách có ý nghĩa, chẳng bao giờ xảy ra với những người Âu châu để hỏi liệu những tranh luận trên internet có bị thao túng từ bên ngoài với ý định thù địch hay không. Chính sách Nga để phá hủy EU có vài hình thức: chiêu mộ các nhà lãnh đạo và các đảng Âu châu để đại diện cho lợi ích Nga trong sự tan rã Âu châu; sự thâm nhập số và truyền hình vào diễn ngôn công cộng để gieo sự nghi ngờ về EU; chiêu mộ các nhà dân tộc chủ nghĩa cực đoan và phát xít cho sự quảng bá công khai về Eurasia; và sự ủng hộ chủ nghĩa ly khai đủ mọi loại.

Putin kết bạn53 và ủng hộ các chính trị gia Âu châu mà sẵn lòng bảo vệ các lợi ích Nga. Một chính trị gia là Gerhard Schröder, thủ tướng Đức đã nghỉ hưu, người làm việc cho công ty khí Nga Gazprom. Một nhà chính trị thứ hai là Miloš Zeman, tổng thống được bàu của Cộng hòa Czech trong 2013 sau một chiến dịch vận động được tài trợ một phần bởi công ty dầu Nga Lukoil, và được bàu lại trong 2018 sau một chiến dịch vận động được tài trợ bởi các nguồn không được biết. Một chính trị gia thứ ba là Silvio Berlusconi, mà chia sẻ những cuộc nghỉ với Putin trước và sau khi rời chức vụ thủ tướng Italia trong 2011. Trong tháng Tám 2013, Berlusconi bị kết án gian lận thuế và bị cấm giữ chức vụ công cho đến 2019. Putin gợi ý rằng vấn đề thật của Berlusconi là sự bức hại những người đồng tính dục: “Nếu giả như ông ta là gay, chẳng ai có bao giờ chạm ngón tay đến ông.” Ở đây Putin nói ra một nguyên tắc cơ bản của nền văn minh Eurasia của ông: khi chủ đề là bất bình đẳng, hãy đổi nó thành tính dục. Trong 2018, Berlusconi bắt đầu một sự trở lại chính trị.

Trong các nhà nước hậu-cộng sản54 đông Âu thành viên của Liên Âu, như Cộng hòa Czech, Slovakia, Hungary, và Ba Lan, Nga đã tài trợ và tổ chức các kênh thảo luận internet để gieo sự nghi ngờ về giá trị của tư cách thành viên EU. Các site này cố ý cung cấp tin tức về các chủ đề khác nhau nhưng trong mọi trường hợp gợi ý rằng EU đang suy đồi hay không an toàn. Trong các thị trường media tây Âu lớn hơn, mạng lưới truyền hình quốc tế RT bằng tiếng Anh, Tây ban Nha, Đức, và tiếng Pháp đã quan trọng hơn. RT trở thành media nhà của các chính trị gia Âu châu phản đối EU, như Nigel Farage của Đảng Vương quốc Anh Độc lập (UKIP) và Marine Le Pen của Front National ở Pháp.

Farage và Le Pen đề xuất55 một sự trở lại một quá khứ không tồn tại, khi những người Âu châu sống trong các nhà nước-quốc gia mà không có những người di cư. Họ là các chính trị gia có chính kiến về tính vĩnh viễn, thúc giục các công dân đồng bào của họ để xem xét lại những năm 1930 như một thời đại hoàng kim. Cả Đại Anh và Pháp đã là các đế chế hàng hải mà, khi các thuộc địa của chúng giành được độc lập, đã gia nhập một dự án hội nhập Âu châu. Chẳng bao giờ trong lịch sử hiện đại một trong hai nước đó đã là một nhà nước-quốc gia tách khỏi thế giới. Nhờ truyện ngụ ngôn về quốc gia khôn ngoan, các công dân của chúng nói chung đã không hiểu lịch sử riêng của chúng, và như thế đã không đánh giá đúng tiền cược (mối hiểm nguy-stake) của cuộc tranh luận về tư cách thành viên EU. Bởi vì Anh và Pháp đã không có lịch sử hiện đại nào như các nhà nước-quốc gia, một sự rời khỏi Liên Âu sẽ là một bước đi vào nơi chưa biết hơn là vào sự trở về nhà thoải mái được chủ nghĩa dân tộc hứa hẹn. Nó sẽ có nghĩa là gia nhập nước Nga như tàn dư nhà nước của một đế chế Âu châu bên ngoài tầm với của sự hội nhập Âu châu. Như thế Farage và Le Pen là các đối tác tự nhiên cho một nước Nga mà cách tiếp cận của nó đến lịch sử là sự hủy diệt.

Trong 2013, một sự bận tâm56 với đồng tính dục đã đưa các chính trị gia Nga và Pháp về tính vĩnh viễn lại với nhau. Tháng Năm đó, quốc hội Pháp đã mở rộng các quyền cho các cặp đồng-giới. Marine Le Pen và Front National của bà khi đó đã gia nhập các nhà hoạt động Nga để kháng cự cái họ mô tả đặc trưng như một âm mưu tình dục đồng giới toàn cầu. Trong tháng Sáu, Le Pen thăm nước Nga và đã nhiệt tình gia nhập cuộc vận động mới của nước Nga cho “nền văn minh.” Bà đã thúc đẩy lý lẽ Nga rằng các quyền đồng tính là mũi nhọn của một âm mưu tân-tự do toàn cầu chống lại các quốc gia trong trắng. Theo lời của bà, “đồng tính dục là một thành phần của toàn cầu hóa,” và Nga và Pháp phải cùng nhau kháng cự “một đế chế quốc tế mới bị lây nhiễm bởi virus thương mại hóa.” Cách bày tỏ cá biệt đó là một cử chỉ với niềm tin, phổ biến giữa những người Nga dân tộc chủ nghĩa, rằng những người Nga là quá trong trắng để bị nhiễm AIDS, và rằng vì thế sự hiện diện của nó ở nước Nga là một kết quả của chiến tranh sinh học. Le Pen vui vẻ đồng ý rằng những người Nga là nạn nhân của một “chiến tranh lạnh mới mà EU đang tiến hành chống lại nước Nga.” Aymeric Chauprade, cố vấn của bà về chính sách đối ngoại, đã hứa với công chúng Nga của ông rằng Front National sẽ phá hủy Liên Âu nếu nó lên nắm quyền.

Vào cùng thời khắc đó,57 vài người Mỹ đáng tin cậy cũng được mời để bảo vệ chính kiến về giới mới của nước Nga. RT đã phỏng vấn Richard Spencer, người đi đầu phong trào gia trắng thượng đẳng Mỹ, về vấn đề quan hệ Mỹ-Nga. Tình cờ là, Spencer đã lấy Nina Kouprianova, người dịch Dugin, làm vợ. Vì Spencer ngưỡng mộ Putin và tin rằng nước Nga là “cường quốc da trắng duy nhất trên thế giới,” không ngạc nhiên rằng ông đã nhanh chóng lên án chính quyền Obama vì việc khởi động một “chiến tranh lạnh” chống lại chiến dịch chống-đồng tính dục của nước Nga. Ba năm sau, Spencer dẫn đầu những người đi theo ông trong một lời chào [heil Hitler] Nazi được sửa đổi: “hail Trump, hail nhân dân chúng ta, hail thắng lợi.”

Tình cờ,58 Donald Trump là người Mỹ tầm cỡ thứ hai ủng hộ Putin mùa hè đó, trong thời khắc dễ bị tổn thương khi nước Nga chính thống đòi cho bản thân nó vai trò của nhà bảo vệ tính dục khác giới. Trump ở giữa một chiến dịch dài để làm mất tính chính đáng của tổng thống của chính nước ông ta bằng việc giả dối cho rằng Barack Obama đã không sinh ra ở Hoa Kỳ. RT đã thử biến quan niệm này thành có vẻ hợp lý. Tuy vậy, Trump đã háo hức nịnh bợ tổng thống của một nước khác. Vào ngày 18 tháng Sáu 2013, Trump tự hỏi trong một tweet liệu Putin “sẽ trở thành bạn mới tốt nhất của tôi?”

Đóng góp của Trump59 cho tính dục khác giới toàn cầu là đưa một cuộc thi sắc đẹp đến ngoại ô Moscow, hay đúng hơn để ngắm khi những người Nga làm vậy. Về nguyên tắc ông là nhà tổ chức; thực ra ông được trả 20 triệu dollar để giám sát công việc của các đồng nghiệp Nga của ông. Đấy là một hình mẫu của các mối quan hệ giữa những người Nga và Trump mà lúc đó đã được thiết lập từ lâu: Trump được trả tiền sao cho tên của ông có thể giúp đỡ những người Nga mà biết cái gì đó về tiền và quyền lực. Chỉ vài tuần sớm hơn, trong tháng Tư 2013, FBI đã bắt 29 đàn ông bị nghi vận hành hai sòng bạc bên trong Trump Tower. Theo các nhà điều tra, hoạt động được giám sát bởi Alimzhan Tokhtakhounov, một công dân Nga mà cũng vận hành một hoạt động rửa-tiền từ một một condo (căn hộ) ngay dưới căn hộ riêng của Trump. Khi FBI tìm kiếm ông, Tokhtakhounov dự cuộc thi sắc đẹp Miss Universe và ngồi vài ghế cách Trump. (Chưởng lý Hoa Kỳ mà đã cho phép cuộc đột kích Trump Tower là Preet Bharara. Khi trở thành tổng thống, Trump đã sa thải Bharara.)

Nhà phát triển bất động sản Nga60 Aras Agalarov là đối tác của Trump trong việc đưa cuộc thi sắc đẹp đến nước Nga. Agalarov, mà bố vợ của ông đã là trùm KGB ở Azerbaijan Soviet, là một nhà tài phiệt chuyên về các mối quan hệ với các nhà tài phiệt khác. Ông đã xây các shopping mall, các khu dân cư có tường bao và các cổng, và, muộn hơn, hai sân bóng đá cho Putin để thích ứng với World Cup 2018. Ông đã làm công việc cho cuộc thi sắc đẹp Miss Universe: nó được tổ chức trên cơ ngơi của ông, vợ ông đã là một giám khảo, con trai ông hát. Trump nói rằng trong cuộc thi sắc đẹp ông ta “là với tất cả những người chóp bu.” Dù thế nào đi nữa, mối quan hệ của ông với gia đình Agalarov đã tiếp tục. Trump đã gửi cho con trai của Agalarov, ngôi sao nhạc pop Emin, một video chào mừng vào ngày sinh nhật của anh. Gia đình Agalarov đã đề nghị sự giúp đỡ của nó khi Trump quyết định ứng cử tổng thống. Giữa nhiều trường hợp tiếp xúc giữa chiến dịch Trump và những người Nga xuất chúng đã là một cuộc gặp tại Trump Tower trong tháng Sáu 2016, trong đó một luật sư Nga, được công tố viên trưởng của Liên bang Nga chỉ dẫn tường tận, đã tặng ban vận động của Trump các tư liệu về Hillary Clinton. Chính gia đình Agalarov đã khởi xướng sự tiếp xúc và đưa nhóm đến với nhau. Khi Donald Trump Jr. (con) nghe về khả năng hợp tác với một cường quốc nước ngoài chống lại cuộc vận động của Clinton, anh đã trả lời, “tôi thích nó.”

Tình yêu bắt đầu mùa hè 2013 đó.61 Agalarov được trao Huân chương Danh dự từ Putin ngay trước cuộc thi sắc đẹp Miss Universe được tổ chức. Vào ngày khi Trump tự hỏi nếu Putin sẽ trở thành “bạn mới tốt nhất” của ông, Le Pen đang tham quan quốc hội Nga. Trong những năm sắp tới, Le Pen và Trump mỗi người sẽ ủng hộ những khát vọng của nhau tới chức tổng thống. Các cuộc viếng thăm 2013 của họ tới Moscow, về bề ngoài là về đồng tính dục và tính dục khác giới, đã làm sâu các món nợ chính trị và tài chính với nước Nga. Trong cuối 2013 và đầu 2014, cả Marine Le Pen và bố bà, Jean-Marie Le Pen, nhà sáng lập đảng của bà, đã công bố rằng Front National được nước Nga tài trợ. Một nhà môi giới trong các giao dịch tài chính giữa nước Nga và Front National là Aymeric Chauprade. Jean-Marie Le Pen, một người thụ hưởng của một khoản cho vay Nga, nói rằng Chauprade được phép vay 400.000 euro như một phần thưởng cho sự phục vụ của ông.

Mặc dù Front National62 đã vui lòng gia nhập Kremlin trong chiến dịch chống-đồng tính dục của nó, vấn đề chính của nó ở quê nhà tại Pháp là di cư và Islam. Do đó, các diễn viên ở nước Nga đã thử lùa các cử tri Pháp tới Front National bằng việc lan truyền nỗi sợ chủ nghĩa khủng bố Islamist. Trong tháng Tư 2015, các hacker Nga đã chiếm sự truyền của một đài truyền hình Pháp, giả bộ là nhóm khủng bố Islamist ISIS, và sau đó phát một thông điệp có ý định để làm các cử tri Pháp hoảng sợ. Tháng Mười Một đó, khi 130 người bị giết và 368 người bị thương trong một cuộc tấn công khủng bố thật ở Paris, Prokhanov tiên đoán rằng chủ nghĩa khủng bố sẽ xua châu Âu tới chủ nghĩa phát xít và nước Nga.

Trong chiến dịch bầu cử tổng thống Pháp 2017,63 Marine Le Pen đã ca ngợi Putin nhà bảo trợ của bà. Bà đã kết thúc đứng thứ hai trong vòng đầu của các cuộc bầu cử tháng Tư đó, đánh bại mọi ứng viên từ các đảng truyền thống của Pháp. Đối thủ của bà trong vòng hai là Emmanuel Macron, người mà tuyên truyền Nga đã ám chỉ như ứng viên gay của “gay lobby.” Trong vòng hai, Le Pen nhận được 34% số phiếu. Mặc dù bà thua Macron, bà đã làm tốt hơn bất kể ứng viên cực Hữu nào trong lịch sử Pháp sau chiến tranh.

Để ủng hộ Front National64 là để tấn công Liên Âu. Sau Đức, Pháp là thành viên quan trọng nhất của EU, và Le Pen là nhà phê phán EU mạnh mẽ nhất. Trong 2013, việc Nga tài trợ Front National đã có vẻ chắc có khả năng hơn nhiều để thay đổi tương lai của EU so với sự ủng hộ của nó cho Nigel Farage và “Brexit,” dự án của ông để loại bỏ Anh khỏi Liên Âu. Farage, giống Le Pen, Spencer, và Trump, đã ủng hộ Putin trong sự quay sang Eurasia của ông. Vào ngày 8 tháng Bảy 2013, trên RT Farage cho rằng “dự án Âu châu thực sự bắt đầu chết.”

Thứ tự đầu tiên của công việc65 cho chính sách đối ngoại Nga ở Vương quốc Anh đã thực sự là chủ nghĩa ly khai Scottish. Đảng Dân tộc Scottish đã xúi giục những người Scot để bỏ phiếu cho độc lập trong một trưng cầu dân ý. Trong những tuần trước khi nó được tổ chức vào ngày 18 tháng Chín 2014, media Nga đã giả dối gợi ý rằng Scotland sẽ mất dịch vụ sức khỏe và đội bóng đá của nó nếu nó vẫn ở trong Đại Anh. Sau một đa số của các cử tri Scottish đã chọn để ở lại trong Vương quốc Anh, các video xuất hiện trên internet có vẻ đã nghi ngờ tính hợp lệ của sự bỏ phiếu. Một trong số chúng đã cho thấy sự gian lận phiếu thực sự ở nước Nga, được trình bày như ở Scotland. Các video này khi đó được quảng bá trên Twitter bởi các tài khoản có cơ sở ở nước Nga. Rồi một quan chức Nga tuyên bố rằng kết quả “là một sự giả mạo hoàn toàn.” Mặc dù không sự bất thường thực sự nào được báo cáo, khoảng một phần ba cử tri Scottish đã có ấn tượng rằng cái gì đó gian lận đã xảy ra. Nó đáng lẽ là một chiến thắng cho nước Nga giả như Scotland đã rời Vương quốc Anh; nhưng nó cũng là một thắng lợi cho nước Nga nếu cư dân của Vương quốc Anh nghi ngờ các định chế của họ. Sau khi Đảng Bảo thủ thắng cuộc tổng tuyển cử tháng Năm 2015 ở Vương quốc Anh, RT công bố một bài ý kiến trên website của nó cho rằng hệ thống bầu cử Anh bị gian lận.

Mặc dù Đảng Bảo thủ Anh66 có thể tự mình lập một chính phủ sau các cuộc bầu cử đó, nó đã bị chia rẽ về vấn đề tư cách thành viên của Anh trong Liên Âu. Nhằm để chấm dứt sự tranh luận bên trong đảng, Thủ tướng David Cameron đồng ý về một trưng cầu dân ý toàn quốc không-ràng buộc về vấn đề. Đấy là tin cực kỳ tốt cho Moscow, mặc dù nó đã không hoàn toàn là một sự ngạc nhiên. Nước Nga đã chuẩn bị cho một khả năng như vậy trong một thời gian. Trong 2012, tình báo Nga đã thành lập, ở Anh, một tổ chức bình phong gọi là Các Bạn Bảo thủ của nước Nga. Một trong những thành viên sáng lập của nó, nhà vận động hành lang Anh Matthew Elliott, phục vụ như tổng điều hành của Vote Leave (Bỏ phiếu Rời khỏi), tổ chức chính thức biện hộ cho việc Anh ra khỏi EU. Nigel Farage, lãnh tụ của đảng chính trị được thành lập trên cương lĩnh rời khỏi EU, tiếp tục xuất hiện trên RT, và bày tỏ sự ngưỡng mộ của ông cho Putin. Một trong những nhân viên cấp cao của ông đã tham gia vào một chiến dịch Nga bôi nhọ tổng thống Lithuania, mà đã phê phán Putin.

Tất cả các kênh truyền hình Nga lớn,67 kể cả RT, đã ủng hộ một phiếu để rời khỏi EU trong các tuần trước ngày bỏ phiếu 23 tháng Sáu 2016. Một chiến dịch thuyết phục trên internet, mặc dù không được lưu ý lúc đó, có lẽ đã quan trọng hơn. Các troll [người chơi khăm] internet Nga, những người sống mà tham gia trao đổi với các cử tri Anh, và các bot Twitter Nga, các chương trình máy tính gửi đi hàng triệu thông điệp được nhắm mục tiêu, tham gia ồ ạt nhân danh chiến dịch Rời khỏi. Bốn trăm mười chín tài khoản Twitter đăng về Brexit được định vị thuộc về Cục Nghiên cứu Internet của nước Nga—muộn hơn, mọi tài khoản trong số chúng cũng đăng nhân danh chiến dịch tổng thống của Donald Trump. Khoảng một phần ba của thảo luận về Brexit trên Twitter được các bot tạo ra—và hơn 90% của các bot tweet tư liệu chính trị đã không định vị ở Vương quốc Anh. Những người Briton mà cân nhắc sự lựa chọn của họ đã không có ý tưởng nào lúc đó rằng họ đang đọc các tư liệu do các bot phát tán, cũng không rằng các bot là phần của một chính sách đối ngoại Nga để làm yếu đất nước họ. Sự chênh lệch phiếu đã là 52% cho việc rời khỏi và 48% cho việc ở lại EU.

Lần này, không tiếng nói Nga nào nghi ngờ kết quả cả, có lẽ vì sự bỏ phiếu đã diễn ra theo cách Moscow mong muốn. Brexit là một chiến thắng cho chính sách đối ngoại Nga, và một dấu hiệu rằng một chiến dịch mạng được chỉ huy từ Moscow có thể làm thay đổi thực tế.

Trong một thời gian, các chính trị gia Nga68 đã thúc giục Anh tách khỏi Liên Âu. Trong 2015 Konstantin Kosachev, chủ tịch ủy ban đối ngoại của Duma, đã dạy những người Anh về “huyền thoại” rằng Liên Âu là “không thể sai và không thể bị tổn thương.” Sau cuộc trưng cầu dân ý, Vladimir Putin đưa ra một lý lẽ dễ chịu ủng hộ sự tan rã của EU: rằng những người Anh đã bị những người khác bóc lột. Thực ra, nhiều khu vực bầu cử của Đại Anh được EU bao cấp nặng để bỏ phiếu rời khỏi nó. Putin nhẹ nhàng ủng hộ những sự hiểu lầm và các thành kiến dẫn đến các thứ sụp đổ: “Không ai muốn nuôi và bao cấp các nền kinh tế yếu hơn, ủng hộ các nhà nước khác, toàn bộ các dân tộc—nó là một sự thực (fact) hiển nhiên.” Moscow đã vũ khí hóa truyện ngụ ngôn về quốc gia khôn ngoan. Thực ra, Anh đã chẳng bao giờ là một nhà nước quyết định để ủng hộ các nhà nước khác, mà là một đế chế đang sụp đổ và cương vị nhà nước của nó được cứu bởi sự hội nhập Âu châu. Kênh Pervyi, đài truyền hình Nga quan trọng nhất, nhẹ nhàng xác nhận huyền thoại rằng Anh có thể đi một mình bởi vì nó đã luôn luôn làm thế: “Đối với quốc gia này là quan trọng rằng không cái nào trong các liên minh hay cam kết là ràng buộc cả.” Dưới ấn tượng sai lầm rằng họ có một lịch sử như một nhà nước-quốc gia, những người British (chủ yếu những người Anh) đã tự bỏ phiếu vào một vực thẳm nơi nước Nga đã đợi.

Sự ủng hộ của Nga69 cho các kẻ thù Austria của EU thật phô trương. Giống Đại Anh và Pháp, Austria đã là mẫu quốc của một đế chế Âu châu cổ mà đã tham gia quá trình hội nhập. Austria đã là tâm của nền quân chủ Habsburg, và sau đó trong những năm 1920 và 1930 một nhà nước-quốc gia thất bại, rồi trong 7 năm một phần của Đức Nazi. Một số nhà lãnh đạo của đảng Freiheitliche (Tự do) của nó đã liên kết bởi gia đình hay ý thức hệ (hay cả hai) với thời kỳ nazi. Điều này là thế với Johann Gudenus, mà đã học ở Moscow và nói tiếng Nga.

Trong cuộc vận động70 tổng thống Austria 2016, đảng Freiheitliche đang thương lượng một thỏa thuận hợp tác với đảng của Putin ở nước Nga, rõ ràng trong kỳ vọng rằng ứng viên của họ Norbert Hofer sẽ thắng. Ông gần như đã thắng. Trong tháng Tư ông thắng vòng đầu của cuộc bầu cử. Ông thua sít sao vòng hai, mà sau đó được lặp lại sau một kháng nghị vi phạm bầu cử. Trong tháng Mười Hai 2016, Hofer thua vòng hai lần nữa. Ông đã thu được 46% tổng số phiếu, nhiều nhất mà một ứng viên Freiheitliche đã nhận được trong một cuộc bầu cử quốc gia Austria.

Như ở Pháp,71 ứng viên của nước Nga đã không thắng, nhưng đã có thành tích tốt hơn mức được kỳ vọng khi chiến dịch của nước Nga để phá hủy EU bắt đầu rất nhiều. Trong tháng Mười Hai 2016, các nhà lãnh đạo Freiheitliche bay đến Moscow để ký thỏa thuận hợp tác mà họ đã thương lượng với đảng chính trị của Putin. Trong tháng Mười 2017, Freiheitliche giành được 26% trong các cuộc bầu cử quốc hội của Austria, và sau đó tham gia một chính phủ liên minh tháng Mười Hai đó. Một đảng cực Hữu trong đối tác công khai với Moscow đang giúp cai quản một thành viên EU.

Sự hội nhập hay đế chế?72 Chủ nghĩa đế quốc Eurasia mới của nước Nga sẽ có phá hủy EU? Hay sự hội nhập Âu châu sẽ vươn tới lãnh thổ mà đã là phần của Liên Xô trong 1922? Đó là câu hỏi Âu châu của năm 2013. Khi Moscow khăng khăng tìm năm đó để phá hủy EU, Kyiv đang hoàn tất một thỏa thuận liên kết với nó. Hiệp ước thương mại được lòng dân ở Ukraine: các nhà tài phiệt muốn sự tiếp cận đến các thị trường EU; các chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ muốn luật trị để cạnh tranh với các nhà tài phiệt đó; các sinh viên và những người trẻ hơn muốn một tương lai Âu châu. Mặc dù Tổng thống Viktor Yanukovych đã cố gắng hết sức để không nhìn thấy nó, ông đã đối mặt với một sự lựa chọn. Nếu Ukraine ký một thỏa thuận liên kết với EU, nó sẽ không có khả năng tham gia Eurasia của Putin.

Bản thân các nhà Eurasiaist73 đã lấy một lập trường rõ ràng. Dugin từ lâu đã thúc giục sự phá hủy. Prokhanov đã gợi ý trong tháng Bảy 2013 rằng Yanukovych có thể phải bị loại bỏ. Trong tháng Chín 2013, Glazyev nói rằng nước Nga có thể xâm chiếm lãnh thổ Ukrainia nếu Ukraine không gia nhập Eurasia. Trong tháng Mười Một 2013, Yanukovych thất hẹn với tất cả mọi người: ông đã không ký thỏa thuận liên kết được hoàn tất, ông cũng chẳng đưa Ukraine vào Eurasia. Trong tháng Hai 2014, nước Nga xâm lấn Ukraine. Một chính kiến Nga về tính vĩnh viễn đang lôi kéo một chính kiến Âu châu về tính không thể tránh khỏi. Những người Âu châu có ít ý tưởng về phải làm gì: EU đã chưa bao giờ bị kháng cự, nói chi đến bị đánh. Ít người đã nhận ra rằng một sự tấn công chống lại sự hội nhập cũng là một sự tấn công chống lại các nhà nước dễ vỡ của chính họ. Moscow đã tiếp tục chiến dịch chống lại EU theo những gì nó tin sẽ là sự chịu nhường lãnh thổ của Ukraine.

Bởi vì họ không hiểu các hiểm nguy của xung đột ở Ukraine, những người Âu châu đã tỏ ra dễ bị tổn thương với cuộc tấn công Nga hơn những người Ukrainia. Bởi vì những người Ukrainia cho rằng nhà nước của chính họ dễ vỡ, nhiều người không gặp rắc rối gì để xem EU như một điều kiện trước cho một tương lai với luật và sự thịnh vượng. Họ thấy sự can thiệp của nước Nga như nguyên nhân cho một cách mạng yêu nước, vì họ hiểu tư cách thành viên EU như một giai đoạn trong sự xây dựng một nhà nước Ukrainia. Những người Âu châu khác đã quên mối quan hệ này, và như thế trải nghiệm vấn đề chính trị gây ra bởi cuộc chiến tranh của nước Nga ở Ukraine như sự khác biệt văn hóa. Những người Âu châu tỏ ra dễ bị tổn thương với tuyên truyền Nga ru ngủ gợi ý rằng các vấn đề của Ukraine cho thấy khoảng cách của nó với dòng chính Âu châu.

Chính kiến Nga về tính vĩnh viễn dễ tìm thấy sự mù lòa tại trung tâm của chính kiến Âu châu về tính không thể tránh khỏi. Những người Nga đã chỉ cần nói, như họ sẽ nói trong 2014 và 2015, rằng những người Ukrainia không phải là một dân tộc khôn ngoan, vì họ đã không học được các bài học của Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Những người Âu châu, mà đã gật đầu một cách khôn ngoan và chẳng làm gì, đã củng cố một sự hiểu lầm cơ bản về lịch sử của chính họ, và đặt chủ quyền của nhà nước của chính họ vào cảnh hiểm nguy.

Lối thoát duy nhất khỏi các lựa chọn thay thế của tính không thể tránh khỏi và tính vĩnh viễn là lịch sử: việc hiểu lịch sử hay làm nên lịch sử. Những người Ukrainia, xem tình thế của họ đúng như nó là, phải làm cái gì đó mới.

Chú thích:

1. Trong thời ông, Ivan Ilyin Xem Mark Mazower, Dark Continent (New York: Knopf, 1999). Cho một mô tả phát xít cô đọng về dân chủ, xem Corneliu Zelea Codreanu, “A Few Remarks on Democracy,” 1937; Cho một cảm giác về sự hấp dẫn của cực Tả xem François Furet, Le passé d’une illusion (Paris: Robert Laffont, 1995); Marci Shore, Caviar and Ashes (New Haven, Yale UP, 2006); Richard Crossman, ed., The God that Failed (London: Hamilton, 1950).

2. Chiến tranh Thế giới thứ Nhất Về Chiến tranh Thế giới thứ Nhất dài: Jörn Leonhard, Die Büchse der Pandora (Munich: Beck, 2014); Robert Gerwarth, Die Besiegten (Munich: Siedler, 2017). Về chính trị cường quốc lớn giữa chiến tranh: Sergei Gorlov, Sovershenno sekretno, Moskva-Berlin, 1920–1933 (Moscow: RAN, 1999); Jonathan Haslam, The Soviet Union and the Struggle for Collective Security in Europe, 1933–39 (Houndmills, UK: Macmillan, 1984); Marek Kornat, Polityka zagraniczna Polski 1938–1939 (Gdańsk: Oskar, 2012); Hans Roos, Polen und Europa (Tübingen: J. C. B. Mohr, 1957); Frank Golczewski, Deutsche und Ukrainer, 1914–1939 (Paderborn: Ferdinand Schöning, 2010); Hugh Ragsdale, The Soviets, the Munich Crisis, and the Coming of World War II (Cambridge, UK: Cambridge UP, 2004); Gerhard L. Weinberg, The Foreign Policy of Hitler’s Germany (Chicago: University of Chicago Press, 1980); Piotr Stefan Wandycz, The Twilight of French Eastern Alliances, 1926–1936 (Princeton: Princeton UP, 1988). Về kinh tế học chính trị giữa chiến tranh và nhà nước-quốc gia, xem E. A. Radice, “General Characteristics of the Region Between the Wars,” trong Michael Kaser, ed., An Economic History of Eastern Europe, vol. 1 (New York: Oxford UP, 1985), 23–65; Joseph Rothschild, East Central Europe Between the World Wars (Seattle: University of Washington Press, 1992), 281–311; Bruce F. Pauley, “The Social and Economic Background of Austria’s Lebensunfähigkeit,” trong Anson Rabinbach, ed., The Austrian Socialist Experiment (Boulder: Westview Press, 1985), 21–37. Thống đốc vùng Ba Lan: “Protokoł z zebrania polskiej grupy parlamentarnej Wołynia,” Centralne Archiwum Wojskowe, Rembertów, I.302.4.122. Kennan: Ira Katznelson, Fear Itself (New York: Norton, 2013), 32.

3. Chiến tranh Thế giới thứ Hai Về Hiệp ước Molotov-Ribbentrop, xem Gerd Koenen, Der Russland-Komplex (Munich: Beck, 2005); Sławomir Dębski, Między Berlinem a Moskwą. Stosunki niemiecko-sowieckie 1939–1941 (Warsaw: PISM, 2003); John Lukacs, The Last European War (New Haven: Yale UP, 2001); Roger Moorhouse, The Devils’ Alliance (London: Bodley Head, 2014). Về Chiến tranh Đức ở Ba Lan, xem Jochen Böhler, “Größte Härte”: Verbrechen der Wehrmacht in Polen September/Oktober 1939 (Osnabrück: Deutsches Historisches Institut, 2005). Về các tội ác chiến tranh Soviet đồng thời, xem Anna M. Cienciala, Natalia S. Lebedeva, and Wojciech Materski, eds., Katyn (New Haven: Yale UP, 2007); Grzegorz Hryciuk, “Victims 1939–1941,” trong Elazar Barkan, Elisabeth A. Cole, and Kai Struve, eds., Shared History–Divided Memory (Leipzig: Leipzig University-Verlag, 2007), 173–200. Về tính trung tâm của Ukraine, xem Snyder, Bloodlands; Timothy Snyder, Black Earth (New York: Crown Books, 2015). Xem cả Adam Tooze, The Wages of Destruction (New York: Viking, 2007); Rolf-Dieter Müller, Der Feind steht im Osten (Berlin: Ch. Links Verlag, 2011); Ulrike Jureit, Das Ordnen von Räumen (Hamburg: Hamburger Edition, 2012); Christian Gerlach, Krieg, Ernährung, Völkermord (Hamburg: Hamburger Edition, 1998); Alex J. Kay, Exploitation, Resettlement, Mass Murder (New York: Berghahn Books, 2006).

4. Nói chung, sự thất bại Những hướng dẫn cho sự quá độ này: Thomas W. Simons, Jr., Eastern Europe in the Postwar World (New York: St. Martin’s, 1993); Hugh Seton-Watson, The East European Revolution (New York: Praeger, 1956), 167–211; Jan T. Gross, “The Social Consequences of War,” East European Politics and Societies, vol. 3, 1989, 198–214; Bradley F. Abrams, “The Second World War and the East European Revolutions,” East European Politics and Societies, vol. 16, no. 3, 2003, 623–64; T. V. Volokitina, et al., eds., Sovetskii faktor v Vostochnoi Evrope 1944–1953 (Moscow: Sibirskii khronograf, 1997).

5. Sức mạnh kinh tế Mỹ Alan Milward, The European Rescue of the Nation-State (Berkeley: University of California Press, 1992). Xem cả Harold James, Europe Reborn: A History, 1914–2000 (Harlow: Pearson, 2003).

6. Sự hội nhập Âu châu bắt đầu Nashi zadachi, 94–95, 166–168. Xem Evlampiev, “Ivan Il’in kak uchastnik sovremennykh diskussii,” 15, người nhấn mạnh rằng Ilyin đã chủ trương chế độ độc tài dân tộc “với những sự gợi ý phát xít rõ ràng” cho đến cuối đời ông.

7. Trong nửa thế kỷ  Một lịch sử mà xem xét cả sự thuộc địa hóa và sự hội nhập là Tony Judt, Postwar: A History of Europe Since 1945 (New York: Penguin Press, 2005). Về quy mô thiệt hại Đức trong chiến tranh, xem Rüdiger Overmans, Deutsche militärische Verluste im Zweiten Weltkrieg (Munich: Oldenbourg, 1999); cũng xem Thomas Urban, Der Verlust: Die Vertreibung der Deutschen und Polen im 20. Jahrhundert (Munich: C. H. Beck, 2004).

8. Vào những năm 1980 Lý lẽ biện minh cho tính duy lý kinh tế được đưa ra trong Andrew Moravcsik, The Choice for Europe (Ithaca, NY: Cornell UP, 1998).

9. Cho hầu hết các nhà nước cộng sản Một phân tích kinh điển của trường hợp Ba Lan là Antony Polonsky, Politics in Independent Poland 1921–1939 (Oxford: Clarendon Press, 1972).

10. Trong 2004 và 2007 Timothy Snyder, “Integration and Disintegration: Europe, Ukraine, and the World,” Slavic Review, vol. 74, no. 4, Winter 2015.

11. Một cường quốc đế quốc Xem Mark Mazower, “An International Civilization?” International Affairs, vol. 82, no. 3, 2006, 553–66.

12. Suốt lịch sử  Về Italy xem Davide Rodogno, Fascism’s European Empire, trans. Adrian Belton (Cambridge, UK: Cambridge UP, 2006).

13. Trong lịch sử đã không có thời đại nào Một tổng quan Pháp hữu ích là Patrick Weil, How to be French, trans. Catherine Porter (Durham: Duke UP, 2008).

14. Sự bác bỏ Nga rõ ràng  Trong 2013 ý tưởng về phá hủy Liên Âu được các nhà lãnh đạo Nga quăng ra như một sự hợp nhất với Eurasia. Với thời gian mối đe dọa Nga để phá hủy EU trở nên rõ ràng hơn: Isabelle Mandraud, “Le document de Poutine qui entérine la nouvelle guerre froide,” LM, Dec. 6, 2016.

15. Cho đến 2012, các nhà lãnh đạo Nga Nước Nga, Putin, và EU: Jackie Gower, “European Union–Russia Relations at the End of the Putin Presidency,” Journal of Contemporary European Studies, vol. 16, no. 2, Aug. 2008, 161–67; Eltchaninoff, Dans la tête de Vladimir Poutine, 37. Putin nói về Ukraine trong 2004: “Putin: EU-Beitritt der Ukraine ‘kein Problem,’ ” FAZ, Dec. 10, 2004. Rogozin nói về NATO: Artemy Kalinovsky, A Long Goodbye: The Soviet Withdrawal from Afghanistan (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 2011), 226.

16. Đường lối cơ bản Chế độ đạo tặc (kleptocracy): Tác phẩn cốt yếu là Karen Dawisha, Putin’s Kleptocracy (New York: Simon and Schuster, 2014). Karl Schlögel nêu rõ vấn đề một cách mạnh mẽ trong Entscheidung in Kiew (Munich: Carl Hanser Verlag, 2015), 78 của ông. Xem cả Anders Åslund and Andrew Kuchins, The Russia Balance Sheet (Washington, D.C.: Peterson Institute, 2009).

17. Về vấn đề hòa bình và chiến tranh Estonia: Hannes Grassegger and Mikael Krogerus, “Weaken from Within,” New Republic, Dec. 2017, 18; Marcel Van Herpen, Putin’s Propaganda Machine (Lanham: Rowman and Littlefield, 2016), 121. Georgia: John Markoff, “Before the Gunfire, Cyberattacks,” NYT, Aug. 12, 2008; D. J. Smith, “Russian Cyber Strategy and the War Against Georgia,” Atlantic Council, Jan. 17, 2014; Irakli Lomidze, “Cyber Attacks Against Georgia,” Ministry of Justice of Georgia: Data Exchange Agency, 2011; Sheera Frenkel, “Meet Fancy Bear, the Russian Group Hacking the US election,” BuzzFeed, Oct. 15, 2016.

18. Vào các năm 2010 Vladimir Putin, “Von Lissabon bis Wladiwostok,” Süddeutsche Zeitung, Nov. 25, 2010.

19. Một sự khác biệt nổi bật Putin ủng hộ ý thức hệ sau 2010 là một chủ đề của cuốn sách này. Về mối quan hệ của ông với luật và chính trị trước 2010, và cho lý lẽ bổ sung, xem Masha Gessen, The Man Without a Face (New York: Riverhead Books, 2013). Ilyin trẻ: Ilyin, “Concepts of Law and Power,” 68; Grier, “Complex Legacy,” 167; Kripkov, “To Serve God and Russia,” 13.

20.  Ilyin trưởng thành Ilyin, “O russkom” fashizmie,” 60.

21. Viết trong tờ báo Vladimir Putin, “Novyi integratsionnyi proekt dla Evrazii—budushchee, kotoroe rozhdaetsia segodnia,” Izvestiia, Oct. 3, 2011. Xem cả Vladimir Putin, “Rossiia: natsional’nyi vopros,” Nezavisimaia Gazeta, Jan. 23, 2012.

22. Tất nhiên, đối với EU Putin nói về Eurasia: “Rossiia i meniaiushchiisia mir,” Moskovskie Novosti, Feb. 27, 2012. Liên hệ kinh tế Eurasia: Jan Strzelecki, “The Eurasian Economic Union: a time of crisis,” OSW Commentary, no. 195, Jan. 27, 2016.

23.Như một ứng viên tổng thống Xem chương 2.

24. Nga đã không có nguyên tắc Putin nói về Eurasia trong tháng Năm: “Vladimir Putin vstupil v dolzhnost’ Prezidenta Rossii,” kremlin.ru, May 7, 2012. Xem cả Alexander Dugin, “Tretii put’ i tret’ia sila,” Izborsk Club, Dec. 4, 2013, bài báo 1300. Putin trong tháng Mười Hai: Phát biếu với Quốc hội Liên bang, 12-12-2012.

25. Lâu trước khi Putin công bố Theo Kripkov, Ilyin đã là một nhà tây phương hóa khi Chiến tranh Thế giới thứ Nhất bắt đầu: “To Serve God and Russia,” 120. Xem Martin Malia, Alexander Herzen and the Birth of Russian Socialism, 1812–1855 (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 1961); Andrzej Walicki, The Controversy over Capitalism (Oxford, UK: Clarendon Press, 1969).

26. Các nhà Eurasianist đầu tiên Clover, Black Wind, White Snow, 47–63.

27. Các nhà Eurasianist của các năm 1920 đã Về Gulag và các sự thật sinh học, xem Clover, Black Wind, White Snow, 124; Golfo Alexopoulos, Illness and Inhumanity in the Gulag (New Haven: Yale UP, 2017). Về Gulag nói chung, xem Oleg V. Khlevniuk, The History of the Gulag (New Haven: Yale UP, 2004); Lynna Viola, The Unknown Gulag (New York: Oxford UP, 2007); Anne Applebaum, Gulag: A History (New York: Doubleday, 2003). Xem cả Barbara Skarga, Penser après le Goulag, ed. Joanna Nowicki (Paris: Editions du Relief, 2011). Về Đại Khủng bố, xem Karl Schlögel, Terror und Traum (Munich: Carl Hanser Verlag, 2008); Nicolas Werth, La terreur et le désarroi (Paris: Perrin, 2007); Rolf Binner and Marc Junge, “Wie der Terror ‘Gross’ wurde,” Cahiers du Monde russe, vol. 42, nos. 2–3–4, 2001, 557–614.

28. Viết như một nhà hàn lâm Clover, Black Wind, White Snow, 139.

29. Đóng góp của Gumilev Clover, Black Wind, White Snow, 125, 129, 134.

30. Gumilev cũng thêm Alexander Sergeevich Titov, “Lev Gumilev, Ethnogenesis and Eurasianism,” luận văn tiến sĩ, University College London, 2005, 102; Clover, Black Wind, White Snow, 129. Về chủ nghĩa bài do thái của Gumilev, xem Mark Bassin, The Gumilev Mystique (Ithaca, NY: Cornell UP, 2016), 313: “Gumilev was a zealous antisemite.”

31. Bất chấp những năm của ông Xem nói chung Andreas Umland, “Post-Soviet ‘Uncivil Society’ and the Rise of Aleksandr Dugin,” luận văn tiến sĩ, University of Cambridge, 2007. Borodai và Gumilev: Titov, “Lev Gumilev,” 102, 236; Bassin, Gumilev Mystique, 314.

32. Để nói về “Eurasia” Ovens: Clover, Black Wind, White Snow, 155. Dugin and Gumilev: Titov, “Lev Gumilev,” 13; Clover, Black Wind, White Snow, 180; Bassin, Gumilev Mystique, 308–9.

33. Khi Liên Xô Ảnh hưởng: Shekhovtsov, Russia and the Western Far Right, chapter 2.

34. Trong đầu các năm 1990 Sievers and De Benoist: Clover, Black Wind, White Snow, 158, 177.

35.  Các mối Tiếp xúc Âu châu của Dugin Cyril và Methodius và sự tung hô cái chết: Clover, Black Wind, White Snow, 11, 225. Không biên giới và đỏ: Aleksandr Dugin, “Fashizm—Bezgranichnyi i krasnyi,” 1997. Định mệnh: Alexander Dugin, “Horizons of Our Revolution from Crimea to Lisbon,” Open Revolt, March 7, 2014.

36. Dugin chia sẻ với Ilyin Trong sự giới thiệu có giá trị của Marlene Laruelle về các ảnh hưởng Âu châu của Dugin, bà nêu rõ vấn đề rằng ông không có khả năng phân biệt Schmitt khỏi truyền thống Xã hội chủ nghĩa Dân tộc (Nazi). Đó là một thất bại đáng để làm bài học. Xem “Introduction,” trong Marine Laruelle, ed., Eurasianism and the European Far Right (Lanham: Lexington Books, 2015), 10–11. Các trích dẫn Schmitt: Carl Schmitt, Writings on War, trans. Timothy Nunan (Cambridge, UK: Polity Press, 2011), 107, 111, 124. Giới thiệu của Nunan là một hướng dẫn xuất sắc đến Schmitt như một nhà lý luận về các quan hệ quốc tế. Về sự phản đối của Schmitt đối với nhà nước quy ước và thái độ Nazi với luật quốc tế, xem Czesław Madajczyk, “Legal Conceptions in the Third Reich and Its Conquests,” Michael: On the History of Jews in the Diaspora, vol. 13, 1993, 131–59. Madajczyk drew from Alfons Klafkowski, Okupacja niemiecka w Polsce w świetle prawa narodów (Poznań: Wydawnictwo Instytutu Zachodniego, 1946), được viết trong thời gian chiến tranh như một trả lời cho Schmitt. Mark Mazower là một trong số ít học giả Tây phương để hiểu tầm quan trọng của sự thảo luận Đức-Ba Lan này: Governing the World (New York: Penguin Press, 2012) và Hitler’s Empire (London: Allen Lane, 2008).

37. Dugin gạt bỏ Ilyin Các nguyên mẫu: Alexander Dugin, “Arkhetip vampirov v soliarnykh misteriiakh,” propagandahistory.ru, 51; Clover, Black Wind, White Snow, 189. Tính độc ác: Aleksandr Dugin, “Printsipy i strategiia griadushchei voiny,” 4 Pera, Dec. 20, 2015. Chức năng kỹ thuật: Eltchaninoff, Dans la tête de Vladimir Poutine, 110. Về Obama: “Obama rozvalit Ameriku,” www.youtube.com/​watch?v=9AAyz3YFHhE. Nguồn lực tinh thần: “Ideinye istoki Vladimira Putina,” Odinnadtsatyi Kanal, May 17, 2016.

38. Viết vào đầu Mối nguy to lớn: Clover, Black Wind, White Snow, 238. Phong trào thanh niên và trận chiến vì Crimea: Anton Shekhovtsov, “How Alexander Dugin’s Neo-Eurasianists Geared Up for the Russian-Ukrainian War in 2005–2013,” TI, Jan. 26, 2016. Xem cả Aleksandr Dugin, “Letter to the American People on Ukraine,” Open Revolt, March 8, 2014.

39. Trong 2012, các nhà tư tưởng phát xít Các thành viên: “Manifest Ottsov—Osnovaetlei,” Izborsk Club, ghi ngày 8-9-2012, xuất bản 1-12-2012, bài báo 887. Về Shevkunov trong 2012: Charles Clover, “Putin and the Monk,” Financial Times, Jan. 25, 2013.

40. Nhà sáng lập và đứng đầu Về Prokhanov, xem Clover, Black Wind, White Snow, 183–87; cho bối cảnh nền hữu ích, xem G. V. Kostyrchenko, Gosudarstvennyi antisemitizm v SSSR (Moscow: Materik, 2005). Phản ứng với Obama: Ekho Moskvy, July 8, 2009, 604015.

41. Khi được hỏi về “Yanukovich i Timoshenko: eto ne lichnosti, a politicheskie mashiny—Aleksandr Prokhanov,” News24UA.com, Aug. 31, 2012.

42. Vấn đề căn bản  “Ukraina dolzhna stat’ tsentrom Evrazii—Aleksandr Prokhanov,” News24UA.com, Aug. 31, 2012.

43.Nhưng dự án cứu rỗi vĩ đại này Ibid.

44.  Club Izborsk  Trích dẫn này và các trích dẫn dài tiếp theo là từ tuyên ngôn: “Manifest Ottsov—Osnovaetlei,” Izborsk Club, ghi ngày 8-9-2012, công bố 1-12-2012, bài báo 887.

45. Trong tuyên ngôn không có sự nhắc đến Prokhanov: Phỏng vấn cho Ekho Moskvy, July 8, 2009, 604015.

46. Sau loạt đạn ban đầu này “Các nhà lãnh đạo phục quốc Do thái”: Oleg Platonov, “Missiia vypolnima,” Izborsk Club, Feb. 6, 2014, bài báo 2816. Sự sụp đổ của EU và sự hội nhập của châu Âu với Nga: Yuri Baranchik and Anatol Zapolskis, “Evrosoiuz: Imperiia, kotoraia ne sostoialas,” Izborsk Club, Feb. 25, 2015, bài báo 4847. Prokhanov: “Parizhskii Apokalipsis,” Izborsk Club, Nov. 15, 2015. Chuyên gia của Izborsk nói về Ukraine: Valery Korovin, phỏng vấn, “Ukraina so vremenem vernetsia k Rossii,” Svobodnaia Pressa, March 22, 2016. Dugin: “Tretii put’ i tret’ia sila,” Izborsk Club, Dec. 4, 2013.

47. Đối với các nhà Eurasianist “Nachalo,” Izborsk Club, Sept. 12, 2012, bài báo 887.

48. Một trong những  Andrei Volkov, “Prokhanov prokatilsia na novom raketonostse Tu-95,” Vesti, Aug. 16, 2014.

49. Sergei Glazyev Về kinh tế học của Glazyev: Sergei Glazyev and Sergei Tkachuk, “Eurasian economic union,” trong Piotr Dutkiewicz and Richard Sakwa, Eurasian Integration (New Brunswick: Routledge, 2014), 61–83. Về Glazyev và LaRouche: Sergei Glazyev, Genocide: Russia and the New World Order (published by Executive Intelligence Review, 1999). Về Ukraine: Sergei Glazyev, “Eurofascism,” Executive Intelligence Review, June 27, 2014.

50. Chính sách đối ngoại Nga  Sergei Glazyev, “Who Stands to Win? Political and Economic Factors in Regional Integration,” Global Affairs, Dec. 27, 2013. Hay “Takie raznye integratsii,” globalaffairs.ru, Dec. 16, 2013. “Khái niệm không gian”: Glazyev and Tkachuk, “Eurasian economic union,” 82. Mosaic: Sergei Glazyev, “SSh idut po puti razviazyvaniia mirovoi voiny,” March 29, 2016, lenta.ru.

51. Quan niệm Chính sách Đối ngoại Các trích dẫn trong đoạn này và các đoạn kế tiếp là từ Bộ Ngoại Giao Liên bang Nga, “Kontseptsiia vneshnei politiki Rossiiskoi Federatsii (utverzhdena Prezidentom Rossiiskoi Federatsii V.V. Putinym 12 fevralia 2013 g.)”

52. Quan niệm Chính sách Đối ngoại làm rõ Sergei Lavrov, “Istoricheskaia perspektiva vneshnei politiki Rossii,” March 3, 2016.

53. Putin kết bạn Zeman: Péter Krekó et al., The Weaponization of Culture (Budapest: Political Capital Institute, 2016), 6, 61; Van Herpen, Putin’s Propaganda Machine, 109; “Milos Zeman,” TG, Sept. 14, 2016. Lukoil đã trả một khoản phạt 1,4 triệu $ cho cố vấn của Martin Nejedly, Zeman và phó chủ tịch của đảng ông (Roman Gerodimos, Fauve Vertegaal, and Mirva Villa, “Russia Is Attacking Western Liberal Democracies,” NYU Jordan Center, 2017). Chiến dịch vận động 2018: Veronika Špalková and Jakub Janda, “Activities of Czech President Miloš Zeman,” Kremlin Watch Report, 2018. Giống Putin, Zeman chỉ huy một nước mà đã hầu như không nhận người tị nạn nào từ Syria; giống Putin, ông dùng hình ảnh của sự đe dọa, nói về một “siêu-Holocaust” mà những người Muslim có thể gây ra cho những người Czech. Zeman cũng phủ nhận sự hiện diện Nga ở Ukraine, gia nhập các cuộc tấn công Nga chống lại những người đồng tính và các tù nhân chính trị Nga. Zeman đã được sự chú ý media Nga tưởng thưởng: František Vrobel and Jakub Janda, How Russian Propaganda Portrays European Leaders (Prague: Semantic Visions, 2016). Trích dẫn Putin: “Putin: esli by Berluskoni byl geem, ego by pal’tsem nikto ne tronul,” interfax.ru, Sept. 19, 2013. Về Berlusconi: Jochen Bittner et al., “Putins großer Plan,” Die Zeit, Nov. 20, 2014; Jason Horowitz, “Berlusconi Is Back,” NYT, Jan. 29, 2018. Về Schröder: Rick Noack, “He used to rule Germany. Now, he oversees Russian energy companies and lashes out at the U.S.,” WP, Aug. 12, 2017; Erik Kirschbaum, “Putin’s apologist?” Reuters, March 27, 2014.

54. Trong các nhà nước hậu-cộng sản Nói chung: Van Herpen, Putin’s Propaganda Machine. Những sự can thiệp internet: Krekó, “Weaponization of Culture”; Anton Shekhovtsov, “Russian Politicians Building an International Extreme Right Alliance,” TI, Sept. 15, 2015. Le Pen trên RT: Marine Turchi, “Au Front nationale, le lobbying pro-russe s’accélère,” Mediapart, Dec. 18, 2014; xem cả Iurii Safronov, “Russkii mir ‘Natsional’nogo Fronta’,” NG, Dec. 17, 2014. RT bắt đầu phát bằng tiếng Tây Ban Nha trong 2009, tiếng Đức trong 2014, và tiếng Pháp trong 2017.

55. Farage và Le Pen đề xuất Nigel Farage, “Leave Euro, Retake Democracy!” RT, July 8, 2013; xem cả Bryan MacDonald, “Could UKIP’s rise herald a new chapter in Russian-British relations,” RT, Nov. 25, 2014. Le Pen: Alina Polyakova, Marlene Laruelle, Stefan Mesiter, and Neil Barnett, The Kremlin’s Trojan Horses (Washington, D.C.: Atlantic Council, 2016); xem cả thảo luận dưới đây về các khoản vay và hôn nhân đồng tính.

56. Trong 2013, một sự bận tâm Le Pen và chính kiến về tình dục ở Nga: Polyakova et al., Kremlin’s Trojan Horses, 10. Le Pen nói về đồng tính luyến ái: Aleksandr Terent’ev-Ml., phỏng vấn Marine Le Pen, “Frantsiia davno uzhe ne svobodnaia strana,” Odnako, Aug. 6, 2013. Chauprade: Marine Turchi, “Les réseaux russes de Marine Le Pen,” Mediapart, Feb. 19, 2014; Sputnik France, Oct. 16, 2013; Aymeric Chauprade, bài phát biểu với Duma Nga, Realpolitik TV, June 13, 2013. Le Pen nói về Eurasia: “Au congrès du FN, la ‘cameraderie’ russe est bruyamment mise en scène,” Mediapart, Nov. 29, 2014.

57. Vào cùng thời khắc đó Spencer ngưỡng mộ Putin: Sarah Posner, “Meet the Alt-Right Spokesman Thrilled by Putin’s Rise,” Rolling Stone, Oct. 18, 2016. “Sức mạnh da trắng duy nhất”: Natasha Bertrand, “Trump won’t condemn white supremacists or Vladimir Putin,” BI, Aug. 14, 2017. Spencer và Kouprianova: Casey Michel, “Meet the Moscow Mouthpiece Married to a Racist Alt-Right Boss,” DB, Dec. 20, 2016; Thánh ca của Spencer: Daniel Lombroso and Yoni Appelbaum, “ ‘Hail Trump!’ ” The Atlantic, Nov. 21, 2016; Adam Gabbatt, “Hitler salutes and white supremacism,” TG, Nov. 21, 2016.

58. Tình cờ,  Sự can dự của RT với birtherism (thuyết cho rằng Obama không sinh ở Mỹ) và các ý tưởng tương tự: Sonia Scherr, “Russian TV Channel Pushes ‘Patriot’ Conspiracy Theories,” Southern Poverty Law Center Intelligence Report, Aug. 1, 2010; cũng xem Shekhovtsov, Russia and the Western Far Right, chapter 5. Tweet: Donald Trump, June 18, 2013.

59. Đóng góp của Trump Trump và cảnh phô trương rực rỡ: Jim Zarroli, “At the 2013 Miss Universe Contest, Trump Met Some of Russia’s Rich and Powerful,” NPR, July 17, 2017. Về tài chính của Trump: Reuters, “Trump Bankers Question His Portrayal of Financial Comeback,” Fortune, July 17, 2016; Jean Eaglesham and Lisa Schwartz, “Trump’s Debts Are Widely Held on Wall Street, Creating New Potential Conflicts,” Jan. 5, 2017; Trump và Mogilevich và Tokhtakhounov: Craig Unger, “Trump’s Russian Laundromat,” New Republic, July 13, 2017; Tokhtakhounov: Chris Francescani, “Top NY art dealer, suspected Russian mob boss indicted on gambling charges,” Reuters, April 16, 2013; David Corn and Hannah Levintova, “How Did an Alleged Russian Mobster End Up on Trump’s Red Carpet?” Mother Jones, Sept. 14, 2016. Xem cả Tomasz Piątek, Macierewicz i jego tajemnice (Warsaw: Arbitror, 2017).

60. Nhà phát triển bất động sản Nga Trump và Agalarov: Luke Harding, Collusion (New York: Vintage, 2017), 229–37; “Here’s What We Know about Donald Trump and His Ties to Russia,” WP, July 29, 2016; “How Vladimir Putin Is Using Donald Trump to Advance Russia’s Goals,” NW, Aug. 29, 2016; Cameron Sperance, “Meet Aras Agalarov,” Forbes, July 12, 2017; Shaun Walker, “The Trumps of Russia?” TG, July 15, 2017; Mandalit Del Barco, “Meet Emin Agalarov,” NPR, July 14, 2017. Agalarov gửi cho Trump thông tin về Clinton: Jo Becker, Adam Goldman, and Matt Apuzzo, “Russian Dirt on Clinton? ‘I Love It,’ Donald Trump Jr. Said,” NYT, July 11, 2017.

61. Tình yêu bắt đầu mùa hè đó Huân chương Danh dự: “How Vladimir Putin Is Using Donald Trump to Advance Russia’s Goals,” NW, Aug. 29, 2016. Le Pen thăm Moscow: Vivienne Walt, “French National Front Secures Funding from Russian Bank,” Time, Nov. 25, 2014. Trump ủng hộ Le Pen: Aidan Quigley, “Trump expresses support for French candidate Le Pen,” Politico, April 21, 2017; Aaron Blake, “Trump is now supporting far-right French candidate Marine Le Pen,” WP, April 21, 2017; Gideon Rachman, “Le Pen, Trump and the Atlantic counter-revolution,” FT, Feb. 27, 2017. Le Pen ủng hộ Trump: James McAuley, “Marine Le Pen’s tricky alliance with Donald Trump,” April 2, 2017. National Front được Nga tài trợ: Marine Turchi, “Le FN attend 40 million d’euros de Russie,” Mediapart, Nov. 26, 2014; Karl Laske and Marine Turchi, “Le troisème prêt russe des Le Pen,” Mediapart, Dec. 11, 2014; Abel Mestre, “Marine Le Pen justifie le prêt russe du FN,” LM, Nov. 23, 2014; Anna Mogilevskaia, “Partiia Marin Le Pen vziala kredit v rossiiskom banke,” Kommersant, Nov. 23, 2014.

62. Mặc dù Front National Những người Nga hack TV Pháp: Frenkel, “Meet Fancy Bear”; Gordon Corera, “How France’s TV5 was almost destroyed by ‘Russian hackers,’ ” BBC, Oct. 10, 2016; Joseph Menn and Leigh Thomas, “France probes Russian lead in TV5Monde hacking: sources,” Reuters, June 10, 2015. Prokhanov: “Parizhskii Apokalipsis,” Izborsk Club, Nov. 15, 2015.

63. Trong chiến dịch bầu cử tổng thống Pháp 2017 Le Pen nói về Putin: Turchi, “Le Front national décroche les millions russe”; Shaun Walker, “Putin welcomes Le Pen to Moscow with a nudge and a wink,” TG, March 24, 2017; Ronald Brownstein, “Putin and the Populists,” The Atlantic, Jan. 6, 2017. Tuyên truyền Nga về Macron: Götz Hamann, “Macron Is Gay, Not!” Zeit Online, Feb. 24, 2017; “Ex-French Economy Minister Macron Could Be ‘US Agent,’ ” Sputnik News, Feb. 4, 2017.

64. Để ủng hộ Front National Farage ủng hộ Nga: Patrick Wintour and Rowena Mason, “Nigel Farage’s relationship with Russian media comes under scrutiny,” TG, March 31, 2014. Farage nói về EU: “Leave Euro, retake democracy!’ ” RT, July 8, 2015.

65. Thứ tự đầu tiên của công việc  Các bot và troll ủng hộ các khẳng định lừa gạt: Severin Carrell, “Russian cyber-activists,” TG, Dec. 13, 2017. “Sự bóp méo hoàn toàn”: “Russia meddled in Scottish independence referendum,” Daily Express, Jan. 15, 2017. Các cuộc bầu cử giả ở Vương quốc Anh: Neil Clark, “UK general election,” RT, May 10, 2015. Ủng hộ trưng cầu dân ý: Bryan MacDonald, “Ireland needed guns, but Scots only need a pen for independence,” RT, Sept. 3, 2014; xem cả Ben Riley-Smith, “Alex Salmond: I admire ‘certain aspects’ of Vladimir Putin’s leadership,” Telegraph, April 28, 2014; Anastasia Levchenko, “Russia, Scotland Should Seek Closer Ties—Ex–SNP Leader,” Sputnik, May 7, 2015.

66. Mặc dù Đảng Bảo thủ Anh Về Farage và RT, xem sớm hơn. Về Farage và Putin: “Nigel Farage: I admire Vladimir Putin,” TG, March 2014. Nhân viên: Stephanie Kirchgaessner, “The Farage staffer, the Russian embassy, and a smear campaign,” TG, Dec. 18, 2017. Các Bạn Bảo thủ của nước Nga: Carole Cadwalladr, “Brexit, the ministers, the professor and the spy,” TG, Nov. 4, 2017.

67. Tất cả các kênh truyền hình Nga lớn Tuyên truyền Nga về trưng cầu dân ý: “General referendum may trigger a domino effect in Europe,” Rossiia-24, June 24, 2016; RT nói về Brexit: “Is Parliament preparing to ignore public vote for Brexit?” RT, June 6, 2016; “EU army plans ‘kept secret’ from British voters until after Brexit referendum,” RT, May 27, 2016. Cho các số liệu thống kê về các bot và Brexit, xem Marco T. Bastos and Dan Mercea, “The Brexit Botnet and User-Generated Hyperpartisan News,” Social Science Computer Review, 2017, tại (trang) 7 cho kết luận rằng 90% của các bot liên quan đã ở ngoài Vương quốc Anh. The 419 (Nhóm 419 trên mạng?): Severin Carrell, “Russian cyber-activists,” TG, Dec. 13, 2017. Cho sự phân tích, xem Carole Cadwalladr, “The Great British Brexit Robbery,” TG, May 7, 2017; Gerodimos et al., “Russia Is Attacking Western Liberal Democracies.”

68. Trong một thời gian, các chính trị gia Nga Kosachev: report on election result, Telegraph, Jan. 9, 2015. Các cam kết không ràng buộc: PK, June 3, 2016. Putin: “Vladimir Putin ne ozhidaet ‘global’noi katastrofy,” PK, June 24, 2016, “V Velikobritanii nabiraet oboroty agitatsionnaia kompaniia za vykhod strany iz Evrosoiuza,” PK, May 27, 2016.

69. Sự ủng hộ của Nga Về Gudenus và bối cảnh nền của các mối quan hệ của cực Hữu Austria với Moscow, xem Shekhovtsov, Russia and the Western Far Right. Về Austria trong thế kỷ thứ hai mươi: Gerald Stourzh, Vom Reich zur Republik (Vienna: Editions Atelier, 1990); Walter Goldinger and Dieter Binder, Geschichte der Republik Österreich 1918–1938 (Oldenbourg: Verlag für Geschichte und Politik, 1992); Anson Rabinbach, The Crisis of Austrian Socialism (Chicago: University of Chicago Press, 1983); Wolfgang Müller, Die sowjetische Besatzung in Österreich 1945–1955 und ihre politische Mission (Vienna: Böhlau, 2005); Rolf Steininger, Der Staatsvertrag (Innsbruck: Studien-Verlag, 2005).

70. Trong cuộc vận động Bernhard Weidinger, Fabian Schmid, and Péter Krekó, Russian Connections of the Austrian Far Right (Budapest: Political Capital, 2017), 5, 9, 28, 30.

71. Như ở Pháp Thỏa thuận hợp tác: “Austrian far right signs deal with Putin’s party, touts Trump ties,” Reuters, Dec. 19, 2016.

72. Hội nhập hay đế chế? “Ukrainian Oligarchs Stay Above the Fray and Let the Crisis Play Out,” IBTimes, Feb. 26, 2014; “Behind Scenes, Ukraine’s Rich and Powerful Battle over the Future,” NYT, June 12, 2013.

73. Bản thân các nhà Eurasianist Prokhanov: “Yanukovich i Timoshenko.” Glazyev đe dọa: Shaun Walker, “Ukraine’s EU trade deal will be catastrophic, says Russia,” TG, Sept. 22, 2013. Xem Schlögel, Entscheidung in Kiew, 80.

(Còn tiếp…)

 

Comments are closed.