Đường tới không-tự do (kỳ 5)

Timothy Snyder

Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG BỐN

TÍNH MỚI HAY TÍNH VĨNH VIỄN (2014)

Việc bắt đầu, trước khi nó trở thành một sự kiện lịch sử, là năng lực tối cao của con người; về mặt chính trị, nó là đồng nhất với tự do của con người.

—HANNAH ARENDT, 1951

 

Chính kiến Nga về tính vĩnh viễn1 quay lại một ngàn năm để tìm một thời khắc huyền bí của sự vô tội. Vladimir Putin đã cho rằng tầm nhìn ngàn năm của ông về lễ rửa tội của Volodymyr/Valdemar xứ Kyiv đã làm cho Nga và Ukraine là một dân tộc duy nhất. Trong khi thăm Kyiv trong tháng Bảy 2013, Putin đọc linh hồn và nói về địa chính trị của Chúa: “Sự thống nhất tinh thần của chúng ta bắt đầu với Lễ rửa tội (Baptism) của Rus Thần thánh 1025 năm trước. Kể từ đó, nhiều điều đã xảy ra trong đời sống của nhân dân chúng ta, nhưng sự thống nhất tinh thần của chúng ta là mạnh đến mức nó không là chủ đề cho bất kể hành động nào của bất kể quyền lực nào: không phải các nhà chức trách chính phủ cũng chẳng phải, tôi thậm chí đi xa đến mức để nói, các nhà chức trách giáo hội. Bởi vì bất chấp bất kể quyền lực tồn tại nào đối với nhân dân, không thể có quyền lực nào mạnh hơn uy quyền của Chúa—không gì có thể mạnh hơn uy quyền đó. Và đấy là nền tảng vững mạnh nhất cho sự thống nhất của chúng ta trong linh hồn của nhân dân chúng ta.”

Trong tháng Chín 2013 tại2 Valdai, thượng đỉnh tổng thống chính thức của ông về chính sách đối ngoại, Putin bày tỏ tầm nhìn của ông về mặt thế tục. Ông trích dẫn “mô hình hữu cơ” của Ilyin về cương vị nhà nước Nga, trong đó Ukraine là một cơ quan không thể tách rời của cơ thể Nga trinh bạch. “Chúng ta có các truyền thống chung, một tâm tính chung, một lịch sử chung và một văn hóa chung,” Putin nói. “Chúng ta có các ngôn ngữ rất giống nhau. Trong khía cạnh đó, tôi muốn nhắc lại lần nữa, chúng ta là một dân tộc.” Thỏa thuận liên kết giữa EU và Ukraine phải được ký hai tháng muộn hơn. Nước Nga sẽ cố gắng để ngừng quá trình này trên cơ sở rằng không gì mới có thể xảy ra bên trong phạm vi ảnh hưởng tinh thần của nó—“thế giới nga,” như Putin bắt đầu để nói. Cố gắng của ông để áp dụng một chính kiến Nga về tính vĩnh viễn ra bên ngoài các đường biên giới của nước Nga đã có những hậu quả không lường trước. Những người Ukrainia đáp lại bằng việc tạo ra các loại chính kiến mới.

Các quốc gia là các thứ mới3 mà liên quan tới những thứ cũ. Là quan trọng chúng làm vậy thế nào. Là có thể, như các nhà lãnh đạo Nga đã làm, để đưa ra những câu thần chú lễ nghi có ý định để củng cố hiện trạng ở trong nước và biện minh đế chế ở nước ngoài. Để nói rằng “Rus” là “Russia (Nga),” hay rằng Volodymyr/Valdemar của Rus trong những năm 980 là Vladimir Putin của Liên bang Nga trong những năm 2010, là để loại bỏ hàng thế kỷ của tư liệu có thể diễn giải được mà cho phép tư duy lịch sử và sự đánh giá chính trị.

Cũng là có thể4 để xem ngàn năm kể từ lễ rửa tội Volodymyr/Valdemar của Kyiv là một lịch sử hơn là một câu chuyện về tính vĩnh viễn. Để nghĩ một cách lịch sử là không trao đổi một huyền thoại quốc gia lấy một huyền thoại khác, để nói rằng Ukraine hơn nước Nga là người thừa kế của Rus, rằng Volodymyr/Valdemar đã là một người Ukrainia và không phải một người Nga. Để đưa ra một khẳng định như vậy chỉ là để thay thế một chính kiến Nga về tính vĩnh viễn bằng một chính kiến Ukrainia về tính vĩnh viễn. Để nghĩ một cách lịch sử là để xem cái gì đó giống Ukraine có lẽ là có thể như thế nào, hệt như cái gì đó giống nước Nga có lẽ là có thể. Để nghĩ một cách lịch sử là để thấy các giới hạn của các cấu trúc, các không gian không xác định, các khả năng cho tự do.

clip_image002 

Các hình thể mà làm cho5 Ukraine là có thể ngày nay có thể thấy được trong các thời kỳ trung cổ và đầu hiện đại. Rus của Volodymyr/Valdemar đã bị rạn nứt lâu trước khi các các lãnh chúa của nó bị những người Mông cổ đánh bại trong đầu những năm 1240. Sau các cuộc xâm lấn Mông cổ, hầu hết lãnh thổ của Rus đã bị Đại Công Quốc Lithuania hấp thu trong các thế kỷ thứ mười ba và mười bốn. Các lãnh chúa Kitô của Rus sau đó đã trở thành các nhân vật hàng đầu của Lithuania ngoại giáo (thờ nhiều thần).

Đại Công Quốc Lithuania đã chấp nhận ngôn ngữ chính trị của Rus cho các luật và các tòa án của nó. Từ 1386, các đại công tước Lithuania nói chung cũng đã cai trị cả Ba Lan nữa.

Ý tưởng về một “Ukraine” để định rõ phần đất của Rus cổ xưa đã nổi lên sau 1569, khi mối quan hệ chính trị giữa Lithuania và Ba Lan thay đổi. Trong năm đó, Vương quốc Ba Lan và Đại Công Quốc Lithuania hình thành một khối thịnh vượng chung, một liên minh hiến định của hai vương quốc. Trong sự mặc cả, phần lớn lãnh thổ của Ukraine ngày nay được chuyển từ Lithuania sang phần Ba Lan của thực thể chung mới đó. Việc này làm nổi lên các xung đột tạo ra ý tưởng chính trị về Ukraine.

Sau 1569 trên6 lãnh thổ của Ukraine ngày nay, các truyền thống Kitô phương đông của Rus bị thách thức bởi đạo Kitô tây phương, mà ở giữa những biến đổi màu mỡ. Các nhà tư tưởng Công giáo và Tin lành Ba Lan, được máy in giúp đỡ, đã thách thức ảnh hưởng của đạo Kitô đông phương trên các miền đất của Rus. Một số lãnh chúa Chính thống giáo của Rus đã cải đạo sang đạo Tin lành hay đạo Công giáo và đã chấp nhận ngôn ngữ Ba Lan cho sự liên lạc giữa bản thân họ. Noi theo các tấm gương Ba Lan (và tấm gương của các quý tộc Ba Lan mà đã chuyển sang phía đông), các đại gia địa phương này bắt đầu biến đổi thảo nguyên Ukrainia màu mỡ thành các đồn điền lớn. Việc này có nghĩa là cột dân cư địa phương vào đất như các nông nô nhằm để bóc lột lao động của họ. Các nông dân Ukrainia thử trốn chế độ nông nô thường tìm thấy hình thức trói buộc khác, vì họ có thể bị bán vào cảnh hô lệ bởi những người Muslim láng giềng, trong cực nam của cái là Ukraine ngày nay. Những người Muslim này, được biết đến như những người Tatar, đã ở dưới sự thống trị bá chủ của Đế chế Ottoman.

Các nông nô đã tìm nơi trú ẩn7 với những người Cossack, những người tự do sống bằng việc đột kích, săn bắn, và đánh cá ở rìa đông nam của thảo nguyên, trong vùng đất vô chủ giữa Ba Lan và đế chế Ottoman. Họ xây dựng pháo đài, hay Sich, của họ trên một đảo ở giữa Sông Dnipro, không xa thành phố ngày nay mang tên dòng sông. Trong thời chiến, hàng ngàn người Cossack đã chiến đấu như các lính hợp đồng trong quân đội Ba Lan. Khi những người Cossack chiến đấu như bộ binh và giới quý tộc Ba Lan như kỵ binh, quân đội Ba Lan hiếm khi thua. Trong đầu thế kỷ thứ mười bảy, Cộng đồng Thịnh vượng chung Ba Lan-Lithuania đã là nhà nước lớn nhất ở châu Âu, và thậm chí trong thời gian ngắn đã chiếm Moscow. Nó đã là một nền cộng hòa của các quý tộc, trong đó mọi quý tộc được đại diện trong quốc hội. Trong thực tiễn, tất nhiên, một số quý tộc đã hùng mạnh hơn những quý tộc khác, và các đại gia giàu có của Ukraine đã ở giữa các công dân quan trọng nhất của cộng đồng thịnh vượng chung. Những người Cossack đã muốn được quý tộc hóa, hay ít nhất có các quyền cố định bên trong cộng đồng thịnh vượng chung. Việc này đã không được trao cho họ.

Trong 1648, những căng thẳng này8 đã gây ra cuộc nổi loạn. Cộng đồng Thịnh vượng Chung Ba Lan-Lithuania sắp tiến hành một chiến dịch chống lại Đế chế Ottoman. Những người Cossack, mà đang chuẩn bị ra chiến trường chống lại những người Ottoman, thay vào đó đã tìm thấy một lãnh tụ, Bohdan Khmelnyts’kyi, người đã thuyết phục họ nổi loạn chống lại các lãnh chúa địa phương bị ba lan hóa. Biết rằng ông cần các đồng minh, Khmelnyts’kyi đã chiêu mộ những người Tatar, mà ông chào các Kitô hữu Ukrainia địa phương như các nô lệ cho họ. Khi những người Tatar bỏ rơi ông, ông cần một đồng minh mới, và Moscow đã là đồng minh duy nhất ông có thể tìm thấy. Đã chẳng có gì định mệnh về sự liên minh này. Những người Cossack và những người Muscovite đều đã xem bản thân họ như những người thừa kế của Rus, nhưng họ đã không có ngôn ngữ chung nào và đã cần những người phiên dịch để liên lạc. Mặc dù là một người nổi loạn, Khmelnyts’kyi đã là một đứa con của sự Phục hưng, Kháng Cách (Reformation-Cải cách đạo Kitô), và Phản-Kháng cách, mà các ngôn ngữ của chúng đã là Ukrainia, Ba Lan, và Latin (nhưng không phải tiếng Nga). Những người Cossack đã quen với các hợp đồng pháp lý ràng buộc cả hai bên. Họ đã xem như một sự dàn xếp tạm thời cái bên Muscovite coi như sự khuất phục sa hoàng vĩnh viễn. Trong 1654, Muscovy xâm lấn Cộng đồng Thịnh vượng Chung Ba Lan-Lithuania. Trong 1667, các miền đất mà là Ukraine bây giờ bị tách dọc Sông Dnipro, với các thành trì Cossack rơi vào tay Muscovy. Địa vị của Kyiv đầu tiên đã không chắc chắn, nhưng nó cũng đã bị nhượng lại cho Muscovy.

clip_image004

Muscovy bây giờ quay về hướng tây9 sau sự nghiệp Á châu dài của nó. Thành phố Kyiv đã tồn tại khoảng 800 năm mà không có một mối quan hệ chính trị nào với Moscow. Kyiv đã trải qua suốt Thời Trung cổ, thời Phục Hưng và thời Baroque, Kháng cách và phản-Kháng cách, như một siêu đô thị Âu châu. Một khi gia nhập Muscovy, viện hàn lâm của nó đã trở thành định chế cao học chính trong vương quốc, mà sau 1721 được biết đến như Đế chế Nga. Những người có học của Kyiv đã lấp đầy các giai cấp chuyên nghiệp của Moscow và sau đó của St. Petersburg. Những người Cossack đã bị đồng hóa vào các lực lượng vũ trang đế quốc Nga. Nữ hoàng Catherine đã lấy một người yêu Cossack và triển khai những người Cossack để chinh phục Bán đảo Crimea. Vào cuối thế kỷ thứ mười tám, Đế chế Nga đã chia cắt Cộng đồng Thịnh vượng Chung Ba Lan-Lithuania khỏi sự tồn tại, với sự giúp đỡ của nước Phổ và nền quân chủ Habsburg. Theo cách này, hầu như toàn bộ các miền đất cổ xưa của Rus trở thành một phần của đế chế Nga mới.

Trong thế kỷ thứ mười chín,10 sự hội nhập đế quốc Nga đã gây ra một phản ứng yêu nước Ukrainia. Đại học đế quốc Nga ở Kharkiv đã là trung tâm đầu tiên của một xu hướng Lãng mạn để lý tưởng hóa nông dân địa phương và văn hóa nông dân. Tại Kyiv giữa-thế kỷ, vài thành viên của các gia đình quý tộc cổ xưa bắt đầu đồng nhất với giai cấp nông dân nói tiếng Ukrainia hơn là với quyền lực Nga hay Ba Lan. Đầu tiên, các nhà cai trị Nga đã thấy trong các xu hướng này một lợi ích đáng ca ngợi trong văn hóa “nam Nga” hay “Nga nhỏ.” Sau sự thất bại của Nga trong chiến tranh Crimea 1853–1856 và một khởi nghĩa Ba Lan 1863–1864, các nhà chức trách đế quốc Nga đã xác định văn hóa Ukrainia như một mối nguy hiểm chính trị, và đã cấm các xuất bản phẩm bằng tiếng Ukrainia. Các đạo Luật của Đại Công Quốc Lithuania, với những sự vang vọng của chúng về luật Rus cổ xưa, mất hiệu lực của chúng. Chỗ truyền thống của Kyiv như trung tâm của Chính thống giáo phương đông bị Moscow chiếm lấy. Giáo hội Hy lạp (Uniate Church), được thành lập trong 1596 với một nghi lễ đông phương nhưng một hệ thứ bậc tây phương, đã bị hủy bỏ.

clip_image006

Một vùng đất của Rus11 mà đã vẫn bên ngoài Đế chế Nga là Galicia. Khi Cộng đồng Thịnh vượng Chung Ba Lan-Lithuania bị chia cắt khỏi sự tồn tại vào cuối thế kỷ thứ mười tám, các nhà cai trị Habsburg đã chiếm các lãnh thổ này. Với tư cách một lãnh thổ hoàng gia Habsburg, Galicia đã bảo tồn những đặc tính nhất định của nền văn minh Rus, như Giáo hội Uniate (Church). Nền quân chủ Habsburg đặt tên lại cho nó là “Công giáo Hy lạp” và đã giáo dục các linh mục của nó ở Vienna. Các con và các cháu của những người này đã trở thành các nhà hoạt động quốc gia Ukrainia, các biên tập viên của các tờ báo, và các ứng viên cho quốc hội. Khi Đế chế Nga hạn chế văn hóa Ukrainia, các nhà văn và các nhà hoạt động Ukrainia đã chuyển sang Galicia. Sau 1867, nền quân chủ Habsburg có một hiến pháp tự do và một nền báo chí tự do, như thế những người di cư chính trị này đã có tự do để tiếp tục công việc Ukrainia. Austria đã tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ, như thế đảng chính trị trở thành chính trị quốc gia khắp nền quân chủ. Những người tỵ nạn từ Đế chế Nga đã xác định chính trị và lịch sử Ukrainia như một vấn đề của một văn hóa và ngôn ngữ Ukrainia liên tục hơn là cường quốc đế quốc. Về phần bản thân các nông dân, phần lớn dân số nói tiếng Ukrainia đã chủ yếu quan tâm đến sự sở hữu đất.

Sau Cách mạng Bolshevik12 tháng Mười Một 1917, một chính phủ Ukrainia đã tuyên bố độc lập. Thế nhưng không giống các dân tộc đông Âu khác, những người Ukrainia đã không có khả năng hình thành một nhà nước. Không yêu sách Ukrainia nào được công nhận bởi các cường quốc thắng Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất. Kyiv đã bị trao tay một tá lần giữa Hồng Quân, các đối thủ Bạch vệ Nga của nó, một quân đội Ukrainia, và quân đội Ba Lan. Các nhà chức trách Ukrainia bị bao vây đã lập một liên minh với Ba Lan mới độc lập, và cùng nhau các quân đội Ba Lan và Ukrainia đã chiếm Kyiv trong tháng Năm 1920. Khi Hồng Quân phản công, các binh lính Ukrainia đã chiến đấu bên cạnh những người Ba Lan suốt đến tận Warsaw. Nhưng khi Ba Lan và nước Nga Bolshevik ký hiệp định hòa bình của chúng tại Riga trong 1921, các vùng đất mà các nhà hoạt động Ukrainia xem như của họ đã bị chia cắt: hầu như tất cả cái đã ở trong Đế chế Nga rơi vào tay Liên Xô đang nổi lên, còn Galicia và quận phía tây khác, Volhynia, rơi vào tay Ba Lan. Việc này đã không là khác thường mà là siêu điển hình. Một nhà nước-quốc gia Ukrainia đã kéo dài hàng tháng, còn các nhà nước-quốc gia tây phương láng giềng của nó đã kéo dài hàng năm, nhưng bài học đã như nhau, và được rút ra tốt nhất từ ví dụ Ukrainia: nhà nước-quốc gia là khó và trong hầu hết các trường hợp không đứng vững được.

Lịch sử Ukrainia13 đưa vào tiêu điểm một câu hỏi trung tâm về lịch sử Âu châu hiện đại: Sau đế chế là gì? Theo truyện ngụ ngôn về quốc gia khôn ngoan, các nhà nước-quốc gia Âu châu đã học được một bài học từ chiến tranh và bắt đầu hội nhập. Để cho huyền thoại này có ý nghĩa, các nhà nước-quốc gia phải được tưởng tượng vào các thời kỳ mà thực ra chúng đã không tồn tại. Sự kiện cơ bản của châu Âu giữa thế kỷ thứ hai mươi phải bị loại bỏ: những cố gắng của những người Âu châu để thiết lập các đế chế bên trong bản thân châu Âu. Trường hợp cốt yếu là cố gắng Đức thất bại để thuộc địa hóa Ukraine trong 1941. Đất đen phì nhiêu của Ukraine đã ở trung tâm của hai dự án tân-đế quốc lớn Âu châu của thế kỷ thứ hai mươi, dự án Soviet và sau đó dự án nazi. Trong cả khía cạnh này nữa, lịch sử Ukrainia là siêu điển hình và vì thế không thể bỏ qua được. Không vùng đất nào đã thu hút nhiều sự chú ý thực dân bên trong châu Âu đến vậy. Việc này tiết lộ quy tắc: lịch sử Âu châu tùy thuộc vào sự thực dân hóa và phi thực dân hóa.

Joseph Stalin đã hiểu14 dự án Soviet như sự tự-thuộc địa hóa. Vì Liên Xô đã không có sự chiếm hữu hải ngoại nào, nó đã phải bóc lột các vùng nội địa của nó. Ukraine vì thế đã nhường sự dồi dào nông nghiệp của nó cho các nhà kế hoạch tập trung Soviet trong Kế hoạch 5 Năm lần thứ Nhất 1928–1933. Sự kiểm soát nhà nước của nông nghiệp đã giết giữa 3 và 4 triệu cư dân của Ukraine Soviet bằng sự bỏ cho chết đói. Adolf Hitler đã xem Ukraine như lãnh thổ màu mỡ sẽ biến nước Đức thành một cường quốc thế giới. Sự kiểm soát đất đen của nó đã là mục tiêu chiến tranh của ông. Như một kết quả của sự chiếm đóng Đức bắt đầu trong 1941, hơn 3 triệu dân cư nữa của Ukraine Soviet đã bị giết, gồm khoảng 1,6 triệu người Do thái bị những người Đức và cảnh sát và dân quân địa phương sát hại. Ngoài những tổn thất đó ra, khoảng 3 triệu dân cư nữa của Ukraine Soviet đã chiết trong chiến đấu như các binh lính Hồng Quân. Gộp lại, khoảng 10 triệu người đã bị giết trong một thập niên như một kết quả của hai cuộc thuộc địa hóa kình địch của cùng lãnh thổ Ukrainia.

Sau khi Hồng Quân15 đánh bại Wehrmacht trong 1945, các biên giới của Ukraine Soviet được mở rộng về hướng tây để gồm các khu vực lấy từ Ba Lan, cũng như các lãnh thổ nhỏ từ Czechoslovakia và Rumani. Trong 1954, Bán Đảo Crimea được chuyển khỏi Cộng hòa Liên bang Soviet Nga của Liên Xô và thêm vào Ukraine Soviet. Đấy đã là sự điều chỉnh cuối cùng của một loạt sự điều chỉnh biên giới giữa hai nước cộng hòa Soviet. Vì Crimea được kết nối với Ukraine bằng đất liền (và một hòn đảo từ viễn cảnh của nước Nga), điểm chính đã là để kết nối bán đảo với mạng lưới cung cấp nước và mạng lưới điện Ukrainia. Ban lãnh đạo Soviet đã nắm lấy cơ hội để giải thích rằng Ukraine và Nga được thống nhất bởi định mệnh. Bởi vì năm 1954 là năm kỷ niệm 300 năm của thỏa thuận thống nhất những người Cossack và Muscovy chống lại Cộng đồng Thịnh vượng Chung Ba Lan-Lithuania, các nhà máy Soviet sản xuất các bao thuốc lá và áo ngủ với logo 300 NĂM. Đấy đã là một ví dụ sớm về chính kiến Soviet về tính vĩnh viễn: việc chính đáng hóa sự cai trị không phải bằng thành tựu hiện tại hay hứa hẹn tương lai mà bằng vòng luyến tiếc quá khứ của một con số tròn.

Ukraine Soviet đã là16 nước cộng hòa đông dân thứ hai của Liên Xô, sau nước Nga Soviet. Trong các khu vực miền tây của Ukraine Soviet, mà đã là phần của Ba Lan trước Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, các nhà dân tộc chủ nghĩa Ukrainia đã kháng cự sự áp đặt sự cai trị Soviet. Trong một loạt sự lưu đày trong cuối những năm 1940 và đầu những năm 1950, hàng trăm ngàn trong số họ và gia đình của họ đã bị đày vào hệ thống trại tập trung Soviet, Gulag. Trong chỉ vài ngày trong tháng Mười 1947, chẳng hạn, 76.192 người Ukrainia đã bị chuyển đến Gulag trong cái gọi là Chiến dịch miền Tây. Hầu hết những người mà vẫn còn sống vào lúc Stalin chết trong 1953 được người người kế vị của ông, Nikita Khrushchev, thả ra. Trong các năm 1960 và các năm 1970, những người cộng sản Ukrainia đã gia nhập các đồng chí Nga của họ trong việc cai trị nước lớn nhất trên thế giới. Trong chiến tranh lạnh, miền nam Ukraine đã là một trung tâm quân sự Soviet. Các tên lửa được sản xuất ở Dnipropetrovsk, không xa nơi những người Cossack một thời đã có pháo đài của họ.

Mặc dù chính sách Soviet17 đã là chí tử cho những người Ukrainia, các nhà lãnh đạo Soviet đã không bao giờ phủ nhận rằng Ukraine là một quốc gia. Ý tưởng chủ đạo đã là các quốc gia sẽ đạt tiềm năng đầy đủ của chúng dưới sự cai trị Soviet, và rồi biến mất một khi đạt được chủ nghĩa cộng sản. Trong các thập niên đầu của Liên Xô, sự tồn tại của một quốc gia Ukrainia được coi là nghiễm nhiên, từ nghề báo của Joseph Roth đến các số thống kê của Hội Quốc Liên (League of Nations-tiền thân của LHQ). Nạn đói 1932–1933 cũng đã là một chiến tranh chống lại quốc gia Ukrainia, trong đó nó đã phá hủy sự cố kết xã hội của các làng và đã trùng với một cuộc thanh trừng đẫm máu các nhà hoạt động dân tộc Ukrainia. Thế nhưng ý tưởng mơ hồ vẫn còn rằng một quốc gia Ukrainia sẽ có một tương lai xã hội chủ nghĩa. Thực sự chỉ trong các năm 1970, dưới Brezhnev, mà chính sách Soviet đã chính thức từ bỏ sự giả vờ này. Trong huyền thoại của ông về “Chiến tranh vệ Quốc Vĩ đại,” những người Nga và những người Ukrainia đã hợp nhất như những người lính chống lại chủ nghĩa phát xít. Khi Brezhnev từ bỏ [chủ nghĩa cộng sản] không tưởng cho “chủ nghĩa xã hội hiện tồn thực sự,” ông ngụ ý rằng sự phát triển của các quốc gia không-Nga đã hoàn tất. Brezhnev đã thúc giục rằng tiếng Nga trở thành ngôn ngữ liên lạc cho tất cả các elite Soviet, và một người được ông bảo trợ vận hành công việc Ukrainia. Các trường học bị nga hóa, và các đại học phải tiếp theo. Trong các năm 1970, các nhà bất đồng chính kiến Ukrainia với chế độ Soviet bị rủi ro vào tù và bệnh viện tâm thần nếu phản kháng nhân danh văn hóa Ukrainia.

Chắc chắn, những người cộng sản Ukrainia18 với số lớn đã hết lòng tham gia vào dự án Soviet, giúp những người cộng sản Nga để cai quản các vùng Á châu của Liên Xô. Sau 1985, cố gắng của Gorbachev để phớt lờ đảng cộng sản đã làm cho những người như vậy xa lánh, trong khi chính sách glasnost, hay thảo luận cởi mở, của ông đã cổ vũ các công dân Soviet để nêu lên những lời phàn nàn quốc gia. Trong 1986, sự im lặng của ông sau thảm họa hạt nhân ở Chernobyl đã làm ông mất tín nhiệm giữa nhiều người Ukrainia. Hàng triệu cư dân của Ukraine Soviet đã bị phơi ra vô ích với các liều phóng xạ cao. Thật khó để tha thứ lệnh cụ thể của ông rằng một cuộc diễu hành ngày Lao động 1 tháng Năm tiến bước dưới một đám mây phóng xạ giết người. Sự nhiễm độc vô nghĩa năm 1986 thúc đẩy những người Ukrainia để bắt đầu nói về nạn chết đói hàng loạt năm 1933.

Trong mùa hè 1991, cuộc đảo chính thất bại chống lại Gorbachev đã mở đường cho Boris Yeltsin đưa nước Nga khỏi Liên Xô. Những người cộng sản Ukrainia và những người đối lập như nhau đã thống nhất rằng Ukraine nên làm theo. Trong một cuộc trưng cầu dân ý, 92% cư dân của Ukraine Soviet, kể cả một đa số trong mọi vùng Ukrainia, đã bỏ phiếu cho độc lập.

Như ở nước Nga mới,19 những năm 1990 ở Ukraine mới được đánh dấu bởi những cuộc tiếp quản các tài sản Soviet và các sơ đồ buôn bán chứng khoán tài tình. Không giống ở nước Nga, ở Ukraine giai cấp mới của các nhà tài phiệt đã biến mình thành các bè đảng bền vững, chẳng ai trong số chúng đã chi phối nhà nước trong hơn vài năm mỗi lần. Và không giống ở nước Nga, ở Ukraine quyền lực đổi chủ qua các cuộc bầu cử dân chủ. Cả nước Nga và Ukraine đã lỡ một cơ hội cho cải cách kinh tế trong những năm tương đối tốt trước khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Không giống ở nước Nga, ở Ukraine Liên Âu được xem như một phương thuốc chống tham nhũng cản trở tiến bộ xã hội và một sự phân phối của cải công bằng hơn. Tư cách thành viên EU được các nhà lãnh đạo Ukrainia thúc đẩy một cách nhất quán, ít nhất về mặt thuật hùng biện. Tổng thống Ukrainia từ 2010, Viktor Yanukovych, đã thúc đẩy ý tưởng về một tương lai Âu châu, cho dù ông theo đuổi các chính sách làm cho một tương lai như vậy chắc ít có khả năng hơn.

Sự nghiệp của Yanukovych chứng tỏ sự khác biệt giữa chủ nghĩa đa nguyên tài phiệt Ukrainia và chủ nghĩa tập trung đạo tặc Nga. Ông ứng cử tổng thống lần đầu tiên trong 2004. Sự đếm phiếu cuối cùng được thao túng có lợi cho ông bởi người bảo trợ của ông, tổng thống hết nhiệm kỳ Leonid Kuchma. Chính sách đối ngoại Nga cũng đã ủng hộ sự ứng cử của ông và tuyên bố thắng lợi của ông. Sau ba tuần phản kháng trên Quảng trường Độc lập của Kyiv (được biết đến như Maidan), một phán quyết của tòa án tối cao Ukraina, và các cuộc bầu cử mới, Yanukovych đã chấp nhận thất bại. Đấy đã là một thời khắc quan trọng trong lịch sử Ukrainia; nó xác nhận dân chủ như một nguyên tắc kế thừa. Chừng nào luật trị hoạt động tại đỉnh cao của chính trị, luôn luôn có hy vọng rằng một ngày nó có thể mở rộng ra đời sống hàng ngày.

Sau thất bại của ông,20 Yanukovych đã thuê nhà tư vấn chính trị Mỹ Paul Manafort để cải thiện hình ảnh của ông. Mặc dù Manafort duy trì một nơi cư trú trong Trump Tower ở New York, ông đã dùng rất nhiều thời gian ở Ukraine. Dưới sự hướng dẫn của Manafort, Yanukovych đã có một mái tóc được cắt đẹp hơn và các bộ vét sang hơn, và bắt đầu nói bằng các tay của ông. Manafort đã giúp ông theo một “chiến lược miền Nam” cho Ukraine gợi lại chính sách mà Đảng Cộng hòa của ông đã dùng ở Hoa Kỳ: nhấn mạnh các sự khác biệt văn hóa, biến chính trị về sự tồn tại (being) hơn là về sự làm (doing). Tại Hoa Kỳ, điều này có nghĩa là chơi với những bất bình của những người da trắng cho dù họ là một đa số mà các thành viên của nó giữ hầu như toàn bộ của cải; ở Ukraine nó có nghĩa là phóng đại những khó khăn của những người nói tiếng Nga, mặc dù nó là một ngôn ngữ chính của chính trị và kinh tế học của nước này, và ngôn ngữ thứ nhất của những người kiểm soát các nguồn lực của đất nước. Giống khách hàng tiếp theo của Manafort, Donald Trump, Yanukovych đã lên nắm quyền nhờ một chiến dịch bất bình văn hóa trộn lẫn với một nhà tài phiệt có thể bảo vệ nhân dân chống lại một chế độ tài phiệt.

Sau khi thắng21 cuộc bầu cử tổng thống 2010, Yanukovych đã tập trung vào sự giàu có cá nhân của riêng ông. Ông đã vó vẻ nhập khẩu các thực hành Nga bằng việc tạo ra một elite đạo tặc thường xuyên, hơn là cho phép sự luân phiên của bè đảng tài phiệt. Con trai của nha sĩ của ông đã trở thành một trong những người giàu nhất ở Ukraine. Yanukovych đã làm xói mòn những sự kiểm tra cân bằng (checks and balances) giữa các nhánh của chính phủ Ukrainia, chẳng hạn bằng việc bổ nhiệm thẩm phán, mà đã để thất lạc hồ sơ hình sự của ông, làm chánh án tòa án tối cao Ukraina. Yanukovych cũng đã thử quản lý nền dân chủ theo phong cách Nga. Ông đưa một trong hai đối thủ chính của ông vào tù, và đã khiến một luật được thông qua làm cho đối thủ kia không đủ tư cách để ứng cử tổng thống. Việc này đã để cho ông ứng cử cho một nhiệm kỳ thứ hai chống lại một đối thủ dân tộc chủ nghĩa được chọn cẩn thận. Yanukovych chắc chắn sẽ thắng, mà sau đó ông có thể bảo những người Âu châu và những người Mỹ rằng ông đã cứu Ukraine khỏi chủ nghĩa dân tộc.

Như một nhà nước mới, Ukraine22 đã có các vấn đề to lớn, hiển nhiên nhất là tham nhũng. Một thỏa thuận liên kết với EU, mà Yanukovych hứa ký, sẽ là một công cụ để ủng hộ luật trị bên trong Ukraine. Chức năng lịch sử của EU đã chính xác là sự cứu nhà nước Âu châu sau đế chế. Yanukovych có thể đã không hiểu điều này, nhưng nhiều công dân Ukrainia đã hiểu. Đối với họ, chỉ triển vọng của một thỏa thuận liên kết làm cho chế độ của ông là có thể chịu đựng được. Cho nên khi Yanukovych đột nhiên tuyên bố, vào ngày 21 tháng Mười Một 2013, rằng Ukraine sẽ không ký thỏa thuận liên kết, ông đã trở thành không thể chịu đựng nổi nữa. Yanukovych đã đưa ra quyết định của ông sau khi nói chuyện với Putin. Chính kiến Nga về tính vĩnh viễn, bị hầu hết những người Ukrainia bỏ qua cho đến lúc đó, đã đột nhiên ở trước ngưỡng cửa.

Chính các nhà báo điều tra đã làm cho chế độ tài phiệt và sự bất bình đẳng dễ thấy. Với tư cách như các phóng viên thời sự đương đại, họ phản ứng đầu tiên với chính kiến về tính vĩnh viễn. Tại Ukraine tài phiệt của thế kỷ thứ hai mươi mốt, các phóng viên cho các công dân đồng bào của họ một cơ hội tự vệ. Mustafa Nayyem là một trong các nhà báo điều tra này, và vào ngày 21 tháng Mười Một, thế là quá đủ rồi đối với anh. Viết trên trang Facebook của anh, Nayyem thúc giục các bạn anh xuống đường phản đối. “(Những cái nhấn) like không tính đến,” anh viết. Mọi người dân sẽ phải đích thân xuống đường. Và họ đã làm vậy: vào lúc đầu, các sinh viên và những người trẻ, hàng ngàn người trong số họ từ Kyiv và khắp đất nước, các công dân bị mất nhiều nhất từ một tương lai bị đóng băng.

Họ đến Maidan, và họ ở lại. Và trong việc làm vậy họ đã tham gia vào sự tạo ra một thứ mới: một quốc gia.

Dù các thiếu sót23 của hệ thống chính trị Ukrainia có là gì đi nữa, những người Ukrainia sau 1991 đã coi là nghiễm nhiên rằng các tranh chấp chính trị sẽ được giải quyết mà không có bạo lực. Những ngoại lệ, như sự giết hại phóng viên điều tra nổi tiếng Georgiy Gongadze trong 2000, đã dẫn đến những cuộc phản kháng. Trong một nước, mà đã thấy nhiều bạo lực trong thế kỷ thứ hai mươi hơn bất kể nước nào khác, sự bình yên công dân của thế kỷ thứ hai mươi mốt là một thành tựu đáng tự hào. Cùng với tính đều đặn của các cuộc bầu cử và sự thiếu vắng chiến tranh, quyền để tụ họp ôn hòa đã là một cách mà bản thân những người Ukrainia phân biệt nước họ với nước Nga. Cho nên họ đã bị sốc khi cảnh sát chống bạo động tấn công những người biểu tình trên Maidan vào ngày 30 tháng Mười Một. Tin tức rằng “con em chúng ta” bị đánh đã lan ra khắp Kyiv. Sự đổ “giọt máu đầu tiên” đã kích thích nhân dân hành động.

Các công dân Ukrainia24 đến Kyiv để giúp các sinh viên bởi vì họ bị bạo lực làm phiền. Một trong số họ là Sergei Nihoyan, một người Armenia nói tiếng Nga từ khu vực đông nam Ukraine được biết đến như Donbas. Bản thân ông là một công nhân, ông bày tỏ sự đoàn kết với “các sinh viên, các công dân Ukrainia.” Phản xạ bảo vệ tương lai, được kích thích trong đầu của các sinh viên bởi nỗi sợ mất châu Âu, được kích thích trong những người khác bởi nỗi sợ mất một thế hệ được nuôi dưỡng trong một Ukraine độc lập. Trong số những đại diện của các thế hệ già hơn mà đến Maidan để bảo vệ các sinh viên đã là “những người Afghan”—các cựu binh của sự xâm lấn của Hồng Quân vào Afghanistan. Các cuộc biểu tình tháng Mười Hai 2013 đã ít về châu Âu hơn và nhiều về hình thức đúng đắn của chính trị ở Ukraine hơn, về “sự đứng đắn” hay “phẩm giá.”

Vào ngày 10 tháng Mười Hai 2013,25 cảnh sát chống bạo động được cử đến một lần thứ hai để dẹp sạch Maidan khỏi những người biểu tình. Lại lần nữa lời (kêu gọi) được đưa ra, và những người Kyivan thuộc mọi tầng lớp xã hội đã quyết định đưa thân thể họ tra trước các dùi cui. Một nữ doanh nhân trẻ nhớ lại rằng các bạn cô “đã cạo râu và mặc quần áo sạch trong trường hợp họ chết đêm đó.” Một sử gia văn học tuổi trung niên đã mạo hiểm với một cặp già tuổi, một người xuất bản và một bác sĩ: “Các bạn của tôi là một người tàn tật hơn 60 tuổi nhiều, và vợ ông khoảng cùng tuổi—cạnh họ tôi có vẻ khá trẻ, mạnh mẽ và khỏe mạnh (tôi là một phụ nữ 53-tuổi, và tất nhiên vào tuổi tôi là khó để nghĩ về thắng những kẻ có vũ trang về mặt thể chất). Các bạn tôi là cả những người Do thái và tôi là một công dân Ba Lan, nhưng chúng tôi đi cùng nhau, như những người yêu nước Ukrainia, tin chắc rằng cuộc đời của chúng tôi chẳng có giá trị gì nếu các cuộc biểu tình bị nghiền nát bây giờ. Chúng tôi đi đến Maidan, không phải không có khó khăn nào đó. Bạn tôi Lena, một bác sĩ, người hiền lành nhất trên thế giới, chỉ cao một mét rưỡi—tôi đã phải giữ cô ở một khoảng cách với cảnh sát chống bạo động, bởi vì tôi biết rằng cô sẽ bảo họ chính xác cái cô nghĩ về họ và toàn bộ tình hình.” Vào ngày 10 tháng Mười Hai, cảnh sát chống bạo động đã không thể di dời đám đông.

Vào ngày 16 tháng Giêng 2014,26 Yanukovych đã hình sự hóa một cách hồi tố các cuộc biểu tình và hợp pháp hóa sự dùng bạo lực của riêng ông. Hồ sơ nghị viện chính thức đã gồm một đống luật pháp mà những người biểu tình gọi là “các luật độc tài.” Các biện pháp này đã hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do biểu đạt và quyền tự do hội họp, cấm “chủ nghĩa cực đoan” mơ hồ không được xác định rõ, và đòi các tổ chức phi chính phủ nhận tiền từ nước ngoài phải đăng ký như “các đặc vụ nước ngoài.” Các luật được đưa vào bởi các dân biểu có các ràng buộc với nước Nga và là các bản sao của luật pháp Nga. Đã không có điều trần công khai nào, không tranh luận nghị viện nào, và quả thực không sự bỏ phiếu thực sự nào: một sự giơ tay được dùng một cách không thích hợp thay cho một sự đếm điện tử, và số tay được giơ lên đã không đủ một đa số. Tuy nhiên các luật đã có hiệu lực. Những người biểu tình nhận ra rằng họ sẽ bị đối xử như các tội phạm nếu bị bắt.

Sáu ngày sau,27 hai người biểu tình bị bắn chết. Từ góc nhìn, chẳng hạn, của hoặc Hoa Kỳ hay nước Nga, cả hai là các xã hội bạo lực hơn nhiều, là khó để đánh giá đúng trọng lượng của hai cái chết này cho những người Ukrainia. Cuộc tàn sát bởi sự bắn tỉa bốn tuần sau sẽ làm lu mờ hai cái chết đầu tiên này. Sự xâm lấn Nga vào Ukraine, mà bắt đầu 5 tuần sau, đã gây ra nhiều đổ máu đến mức có vẻ là không thể để nhớ sự giết người đã bắt đầu thế nào. Thế mà về phần xã hội thực sự quan tâm, đã có những thời khắc cụ thể mà dường như là những vi phạm không thể chịu được của sự đúng đắn chung. Trong tuần cuối cùng của tháng Giêng, các công dân Ukrainia, mà trước đó đã không ủng hộ các cuộc biểu tình Maidan, bắt đầu đến, với số đông, từ khắp đất nước. Bởi vì có vẻ rằng bây giờ bàn tay của Yanukovych đã vấy máu, sự cai trị tiếp tục của ông là không thể tưởng tượng nổi đối với nhiều người Ukrainia.

Những người biểu tình đã trải nghiệm thời khắc này như sự vênh của xã hội chính trị của riêng họ. Một cuộc biểu tình, mà đã bắt đầu để bảo vệ một tương lai Âu châu, đã trở thành một sự bảo vệ vài lợi ích mỏng manh trong hiện tại Ukrainia. Vào tháng Hai Maidan đã là một sự đứng lên tuyệt vọng chống lại Eurasia. Cho đến lúc đó, ít người Ukrainia đưa ra bất kể suy nghĩ nào cho chính kiến Nga về tính vĩnh viễn. Nhưng những người biểu tình đã không muốn cái họ nhìn thấy trên lời mời chào: bạo lực dẫn đến một cuộc sống không có tương lai giữa các mớ của những gì đã có thể xảy ra.

Khi tháng Hai bắt đầu,28 Yanukovych vẫn là tổng thống, và Washington và Moscow đã có các ý tưởng về ông có thể vẫn nắm quyền như thế nào. Một cuộc gọi điện thoại giữa một thứ trưởng ngoại giao Mỹ và đại sứ Mỹ ở Kyiv, rõ ràng được mật vụ Nga nghi lại và để rò rỉ ra vào ngày 4 tháng Hai, tiết lộ rằng chính sách Mỹ là để ủng hộ sự hình thành một chính phủ mới dưới Yanukovych. Đề xuất này đã không hợp với các đòi hỏi của Maidan và, quả thực, hoàn toàn lỗi thời. Sự cai trị của Yanukovych đã kết thúc rồi, ít nhất trong tâm trí của những người chọn liều mình trên Maidan sau các cuộc giết người ngày 22 tháng Giêng 2014. Một khảo sát cho thấy rằng chỉ 1% những người biểu tình sẽ chấp nhận một thỏa hiệp chính trị mà để Yanukovych giữ chức vụ. Vào ngày 18 tháng Hai, các cuộc thảo luận nghị viện bắt đầu, với hy vọng rằng có thể tìm thấy sự thỏa hiệp nào đó. Thay vào đó, ngày tiếp sau đã thấy một sự đối đầu đẫm máu khiến sự tiếp tục của chế độ Yanukovych thậm chí ít có khả năng hơn.

Lịch sử của Maidan giữa tháng Mười Một 2013 và tháng Hai 2014, công việc của hơn một triệu người đưa thân thể của họ ra cho đá lạnh, không phải là cùng thứ như lịch sử của những cố gắng thất bại để đàn áp nó. Sự đổ máu là không thể tưởng tượng nổi đối với những người biểu tình bên trong Ukraine; chỉ sự đổ máu đã khiến những người Mỹ và những người Âu châu để ý đến nước này; sự đổ máu được Moscow dùng như một lý lẽ để gửi quân đội Nga để gây ra nhiều sự đổ máu hơn nhiều. Và như thế sự cám dỗ là mạnh để nhớ lại Ukraine như nó được thấy từ bên ngoài, vòng cung chuyện kể tiếp theo vòng cung của những viên đạn.

Đối với những người đã tham gia Maidan, sự phản kháng của họ là về việc bảo vệ những gì vẫn được nghĩ là có thể: một tương lai tử tế cho nước của chính họ. Bạo lực có ý nghĩa đối với họ như một dấu hiệu của điều không thể chịu đựng nổi. Nó đến trong những sự bùng lên vài thời khắc hay vài giờ. Nhưng mọi người đến Maidan không phải trong chốc lát hay vài giờ mà trong hàng ngày, tuần, và hàng tháng, sự chịu đựng ngoan cường của chính họ gợi ý một ý nghĩa mới của thời gian, và các hình thức mới của chính trị. Những người mà ở lại Maidan đã có thể làm vậy chỉ bởi vì họ đã tìm thấy những cách mới để tổ chức bản thân họ.

Maidan đã mang lại bốn hình thức của chính trị: xã hội dân sự, nền kinh tế quà tặng, nhà nước phúc lợi tự nguyện, và tình bạn Maidan.

Kyiv là một thủ đô hai ngôn ngữ, cái gì đó bất thường ở châu Âu và không thể tưởng tượng nổi ở nước Nga và Hoa Kỳ. Những người Âu châu, những người Nga, và những người Mỹ hiếm khi cân nhắc rằng tính hai ngôn ngữ hàng ngày có thể chứng tỏ sự trưởng thành chính trị, và thay vào đó hình dung rằng một Ukraine nói hai ngôn ngữ phải bị chia thành hai nhóm và hai nửa. “Những người sắc tộc Ukrainia” phải là một nhóm hoạt động theo một cách, và “những người sắc tộc Nga” theo cách khác. Điều này là gần đúng như để nói rằng “những người sắc tộc Mỹ” bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa. Nó nhiều hơn là một tóm tắt về một chính kiến mà định nghĩa người dân theo sắc tộc, đề xuất cho họ một tính vĩnh viễn về lời phàn nàn hơn là một chính kiến về tương lai. Tại Ukraine, ngôn ngữ là một phổ hơn là một đường (kẻ). Hay, nếu nó là một đường, nó đúng hơn là một đường chạy bên trong mọi người hơn là giữa họ.

Các công dân Ukrainia29 trên Maidan đã nói như họ đã làm trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng tiếng Ukrainia và tiếng Nga như nó hợp với họ. Cách mạng đã bắt đầu bởi một nhà báo dùng tiếng Nga để bảo mọi người đặt camera ở đâu, và tiếng Ukrainia khi anh nói trước mặt nó. Post Facebook nổi tiếng của anh (“[các cú nhấn] like không tính”) đã bằng tiếng Nga. Trên Maidan, câu hỏi về ai nói ngôn ngữ nào là không quan trọng. Như người biểu tình Ivan Surenko nhớ lại, viết bằng tiếng Nga: “đám đông Maidan là khoan dung về vấn đề ngôn ngữ. Tôi đã chẳng bao giờ nghe bất cứ thảo luận nào về vấn đề này.” Trong một khảo sát, 59% những người ở Maidan đã xác định mình như người nói tiếng Ukrainia, 16% như những người nói tiếng Nga, và 25% như cả hai. Mọi người chuyển ngôn ngữ khi tình hình có vẻ đòi hỏi. Mọi người đã nói tiếng Ukrainia từ sân khấu được dựng lên ở Maidan, vì tiếng Ukrainia là ngôn ngữ chính trị. Nhưng rồi diễn giả có thể quay sang đám đông và nói với bạn bè bằng tiếng Nga. Đấy là hành vi hàng ngày của một quốc gia chính trị mới.

Chính trị của quốc gia này30 đã là về luật trị: hy vọng đầu tiên rằng một thỏa thuận liên kết với Liên Âu có thể làm giảm tham nhũng, rồi quyết tâm để ngăn cản luật trị khỏi biến mất hoàn toàn dưới các làn sóng bạo lực nhà nước. Trong các khảo sát, những người biểu tình chọn thường xuyên nhất “bảo vệ luật trị” như mục tiêu chính của họ. Lý thuyết chính trị là đơn giản: nhà nước cần xã hội dân sự để dẫn nó hướng tới châu Âu, và nhà nước cần châu Âu để dẫn nó khỏi tham nhũng. Một khi bạo lực bắt đầu, lý thuyết chính trị này bày tỏ mình trong hình thức thi vị hơn. Nhà triết học Volodymyr Yermolenko viết, “châu Âu là một ánh sáng ở cuối một đường hầm. Khi nào bạn cần một ánh sáng như thế? Khi tối mịt khắp nơi.”

Trong khi đó,31 xã hội dân sự đã phải hoạt động trong bóng tối. Những người Ukrainia đã làm vậy bằng việc hình thành các mạng lưới ngang với không mối quan hệ nào với các đảng chính trị. Như người biểu tình Ihor Bihun nhớ lại: “Đã không có tư cách thành viên cố định nào. Cũng đã chẳng có hệ thứ bậc nào.” Hoạt động chính trị và xã hội của Maidan từ tháng Mười Hai 2013 suốt đến hết tháng Hai 2014 đã nảy sinh từ các sự kết hợp tạm thời dựa vào ý chí và kỹ năng. Ý tưởng cốt yếu rằng tự do là trách nhiệm. Như thế đã có giáo dục sư phạm (các thư viện và các trường), an ninh (Samoobrona, hay tự-vệ), ngoại giao (hội đồng Maidan), hỗ trợ cho các nạn nhân bạo lực và những người tìm người thân mất tích (Euromaidan SOS), và chống-tuyên truyền (InfoResist). Như người biểu tình Andrij Bondar nhớ lại, sự tự-tổ chức là một thách thức đối với nhà nước Ukrainia loạn chức năng: “Trên Maidan một xã hội dân sự Ukrainia tự-tổ chức và đoàn kết không thể tin nổi phát đạt. Một mặt, xã hội (dân sự) này được phân biệt về mặt nội bộ: bởi ý thức hệ, ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo và giai cấp, nhưng mặt khác nó là thống nhất bởi quan điểm sơ đẳng nào đó. Chúng tôi không cần sự cho phép của bạn! Chúng tôi không quay lại để yêu cầu bạn cái gì đó! Chúng tôi không sợ bạn! Chúng tôi sẽ tự làm mọi thứ.”

Nền kinh tế của Maidan32 đã là một nền kinh tế quà tặng. Trong vài ngày đầu của nó, như Natalya Stelmakh nhớ lại, nhân dân Kyiv đã cho với sự hào phóng lạ thường: “Trong vòng hai ngày những người tình nguyện khác và tôi đã có khả năng thu gom bằng đồng hryvnia khoản tiền tương đương với khoảng 40.000$ tiền mặt từ các cư dân giản dị của Kyiv.” Cô nhớ lại việc thử và thất bại để cản một người về hưu già khỏi việc biếu một nửa tháng lương hưu. Ngoài các khoản biếu bằng tiền mặt, nhân dân đã cung cấp thức ăn, quần áo, củi, thuốc men, dây thép gai, và mũ bảo hiểm. Một khách viếng thăm sẽ ngạc nhiên để thấy trật tự sâu sắc giữa sự hỗn loạn bề ngoài, và nhận ra rằng cái thoạt nhìn có vẻ giống tính hiếu khách lạ thường thực ra là một nhà nước phúc lợi tự phát. Nhà hoạt động chính trị Ba Lan Sławomir Sierakowski bị ấn tượng sâu sắc: “Bạn dạo qua Maidan và bạn được mời thức ăn, quần áo, một chỗ để ngủ, và sự chăm sóc y tế.”

Trong đầu năm 2014,33 tuyệt đại đa số những người biểu tình, khoảng 88% của hàng trăm ngàn người mà đã xuất hiện, đã từ ngoài Kyiv. Chỉ 3% đến như các đại diện của các đảng chính trị, và chỉ 13% như các thành viên của các tổ chức phi chính phủ. Theo các khảo sát được thực hiện lúc đó, hầu như tất cả những người biểu tình—khoảng 86%—tự quyết định để đến, và đến như các cá nhân hay các gia đình hay các nhóm bạn bè. Họ đã tham gia vào cái nhà giám tuyển nghệ thuật Vasyl Cherepanyn gọi là “chính trị hữu hình (corporeal)”: đưa khuôn mặt của họ ra khỏi màn hình và đưa thân thể của họ vào giữa những thân thể khác.

Sự phản kháng kiên nhẫn34 giữa những rủi ro tăng lên đã gây ra ý tưởng về “bạn Maidan,” người mà bạn tin cậy bởi vì các thử thách chung. Sử gia Yaroslav Hrytsak đã mô tả một cách mà những người người quen mới sinh ra: “Trên Maidan, bạn là một pixel, và các pixel luôn luôn hoạt động trong các nhóm. Các nhóm hầu hết được hình thành một cách tự phát: bạn hay bạn của bạn va vào ai đó bạn hay bạn của bạn biết; và người mà bạn gặp không đi một mình—anh ta hay cô ta cũng đi cùng với bạn bè mình. Và như thế bạn bắt đầu đi cùng nhau. Một đêm tôi đi với một nhóm khó ngờ ‘binh lính may mắn’: nhà triết học bạn tôi và một doanh nhân tôi biết. Anh đi cùng với một người bé tí với đôi mắt buồn. Anh ta trông giống một anh hề buồn, và tôi tìm ra rằng quả thật anh là một diễn viên hề chuyên nghiệp tổ chức một nhóm từ thiện hoạt động với những đứa trẻ bị ung thư.”

Sau khi đến như các cá nhân,35 các công dân Ukrainia trên Maidan đã gia nhập các định chế mới. Trong việc thực hành chính trị hữu hình họ đặt thân thể họ vào rủi ro. Như nhà triết học Yermolenko diễn đạt: “Chúng ta đang đối phó với các cuộc cách mạng trong đó mọi người biến mình thành một món quà.” Người ta thường bày tỏ điều này như một loại biến đổi cá nhân, một lựa chọn không giống những lựa chọn khác. Hrytsak và những người khác nhớ lại nhà triết học Pháp Albert Camus và ý tưởng của ông về một cuộc nổi dậy như thời khắc khi cái chết được chọn hơn sự phục tùng. Các poster trên Maidan trích một bức thư 1755 của người Cha Lập quốc Mỹ Benjamin Franklin: “Những người từ bỏ Tự do Thiết yếu, để mua một chút An toàn Tạm thời, không xứng đáng Tự do cũng chẳng xứng đáng sự An toàn.”

Một nhóm luật sư Ukrainia36 đợi trên Maidan, ngày này qua ngày khác, giữ một tấm biển CÁC LUẬT SƯ MAIDAN. Những người bị đánh hay khác đi bị nhà nước lăng nhục có thể báo cáo việc làm sai trái và bắt đầu một vụ kiện. Các luật sư và những người khác trên Maidan đã không nghĩ về vấn đề lâu dài của triết học chính trị Nga: làm sao để tạo ra một tinh thần luật trong một hệ thống chuyên chế. Thế mà, bằng các hoạt động của họ nhân danh một tầm nhìn về luật, họ đang giải quyết chính vấn đề mà đã ám ảnh Ilyin.

Một trăm năm trước, trong những năm tàn của Đế chế Nga, Ilyin đã muốn cho một nước Nga được luật cai trị, nhưng đã không thể hiểu làm sao tinh thần của nó bao giờ đến được với nhân dân. Sau Cách mạng Bolshevik, ông đã chấp nhận rằng tình trạng vô pháp luật từ cực Tả phải đương đầu với tình trạng vô pháp luật từ cực Hữu. Vào chính thời khắc Putin áp dụng quan niệm của Ilyin về luật cho nước Nga, những người Ukrainia đã chứng minh rằng có thể kháng cự đường tắt độc đoán. Những người Ukrainia đã chứng tỏ sự gắn bó của họ với luật bằng việc hợp tác với những người khác và bằng sự mạo hiểm chính mình.

Nếu những người Ukrainia có thể giải câu đố của Ilyin về luật bằng viện dẫn châu Âu và sự đoàn kết, chắc chắn những người Nga cũng có thể? Đó là một suy nghĩ mà các nhà lãnh đạo Nga không thể cho phép các công dân của họ ấp ủ. Và như thế, hai năm sau các cuộc phản kháng ở Moscow, các nhà lãnh đạo Nga áp dụng cùng các chiến thuật với Kyiv: đồng tính dục hóa sự phản kháng để viện dẫn một ý thức về nền văn minh vĩnh cửu, và rồi dùng bạo lực để làm cho sự thay đổi có vẻ là không thể.

Trong cuối 2011,37 khi những người Nga phản kháng các cuộc bầu cử giả, các nhà lãnh đạo của họ đã liên tưởng những người biểu tình với đồng tính dục. Trong cuối 2013, đối mặt với Maidan ở Ukraine, những người của Kremlin đã đi cùng bước đi. Sau hai năm tuyên truyền chống-gay ở Liên bang Nga, các nhà lý luận và các nhà giải trí đã chắc chắn về bản thân mình. Điểm xuất phát của họ là Liên Âu là đồng tính dục, và như thế phong trào Ukrainia hướng tới châu Âu cũng phải là đồng tính dục. Club Izborsk cho rằng EU “rên xiết dưới sức nặng chi phối của lobby LGBT.”

Trong tháng Mười Một và tháng Mười Hai 2013,38 media Nga đưa tin về Maidan luôn luôn đưa ra chủ đề không xác đáng về tình dục đồng tính. Khi đưa tin chính ngày phản kháng đầu tiên của các sinh viên Ukrainia ủng hộ thỏa thuận liên kết, media Nga tìm cách để mê hoặc các bạn đọc của nó bằng việc đánh đồng chính trị Ukrainia với những đàn ông đẹp trai và đồng tính dục. Một trang media xã hội của Vitali Klitschko, một võ sĩ quyền anh hạng nặng lãnh đạo một đảng chính trị Ukrainia, đã bị hack và tư liệu đồng tính dục được giới thiệu. Rồi việc này được trình bày như một chuyện tin tức cho hàng triệu người Nga trên một đài truyền hình lớn, NTV. Trước khi những người Nga có thể hiểu rằng các cuộc biểu tình ủng hộ-Âu châu đang xảy ra ở một nước láng giềng, họ được mời để suy ngẫm về tình dục cấm kỵ.

Ngay sau khi các sinh viên bắt đầu39 các cuộc phản kháng của họ trên Maidan, kênh truyền hình Nga NTV cảnh báo về “chế độ độc tài đồng tính” ở Ukraine. Viktor Shestakov, viết cho Odna Rodina, khẳng định rằng “một bóng ma đang ám ảnh Maidan, bóng ma đồng tính dục. Sự thực, rằng những người hội nhập đầu tiên và hăng hái nhất ở Ukraine là những kẻ biến thái tình dục địa phương, được biết từ lâu rồi.”

Dmitry Kiselev,40 nhân vật hàng đầu trong truyền hình Nga, đã hâm nóng chủ đề. Trong tháng Mười Hai 2013 ông được bổ nhiệm làm giám đốc một tập đoàn media mới được biết đến như Rossiia Segodnia, hay nước Nga Ngày nay. Mục tiêu của nó là để giải thể sự theo đuổi tin tức của nhà nước Nga với tư cách như thế thành một sự theo đuổi mới: sự hư cấu hữu ích. Ông đã chào mừng nhân viên mới của ông với những lời “tính khách quan là một huyền thoại” và đặt đường lối biên tập mới như “yêu nước Nga.”

Vào ngày 1 tháng Mười Hai 2013,41 báo chí thế giới đưa tin về cảnh sát chống bạo động Ukrainia đánh các sinh viên đêm hôm trước. Khi các sinh viên Ukrainia túm tụm trong một nhà thờ chăm sóc các vết thương của họ, Kiselev tìm thấy một cách để trình bày những cuộc phản kháng của họ như địa chính trị tình dục. Tối hôm đó trên Vesti Nedeli, nhắc nhở các khán giả của ông về Chiến tranh miền Bắc Vĩ đại đầu thế kỷ thứ mười tám, ông mô tả Liên Âu như một liên minh mới quay sang chống lại nước Nga. Lần này, tuy vậy, Kiselev cho rằng, những kẻ thù Thụy Điển, Ba Lan, và Lithuania đã là các chiến binh biến thái tình dục. Ba Lan và Lithuania thực ra đã không là các kẻ thù của nước Nga trong Chiến tranh miền Bắc Vĩ đại. Việc hiểu sai lịch sử của chính mình là cốt yếu cho chính kiến về tính vĩnh viễn.

Trong một tình tiết khác,42 Kiselev bày tỏ sự thích thú của ông để phát hiện ra một tạp chí với một bức ảnh trần chụp Klitschko từ một thập niên trước. Trong cảnh dựng quay, Kiselev vuốt ve bộ đồ đen được cảnh sát Ukrainia mặc khi camera phóng to. Trong khi, tờ báo Segodnia nín thở ca ngợi mình vì việc công bố một bức ảnh chắp Klitschko cùng với một nhà văn đồng tính Ukrainia. Trong khung cảnh Ukrainia, đấy đã là hai nhà hoạt động tại một cuộc họp báo. Trong báo chí Nga, định hướng tình dục của một người và sự đẹp trai của người kia đã là câu chuyện.

Sự hội nhập Âu châu43 được các chính trị gia Nga diễn giải để có nghĩa là phương tiện hợp pháp hóa sự sống chung đồng giới (mà không phải là một phần của thỏa thuận liên kết của Ukraine với EU) và như thế sự lan ra của đồng tính dục. Khi bộ trường ngoại giao Đức thăm Kyiv vào ngày 4 tháng Mười Hai, tờ báo Komsomol’skaia Pravda đã đặt tít cuộc gặp như “Củi đồng tính trên lửa Maidan.”

Trong khi chế độ Putin nghiền nát các cuộc phản kháng trong nước trong 2011 và 2012, nó tìm cách định nghĩa lại chính trị như sự vô tội hơn là hành động. Thay cho việc hỏi kinh nghiệm quá khứ có thể hướng dẫn các nhà cải cách hiện tại thế nào về các khả năng cho tương lai, những người Nga có ý định để thích nghi đầu óc họ với một chu kỳ tin tức mà hướng dẫn họ vào sự vô tội của riêng họ. Một sự thật vĩnh cửu của nền văn minh Nga hóa ra là nỗi lo tình dục. Nếu giả như nước Nga quả thực là một cơ thể trinh nguyên bị ác ý kém hiểu biết của thế giới đe dọa, như Ilyin gợi ý, thì bạo lực Nga là một sự phòng vệ đúng đắn chống lại sự thâm nhập. Đối với Putin như đối với Ilyin, Ukraine là phần của cơ thể quốc gia đó. Để cho Eurasia ra đời, chính trị nội địa Ukrainia sẽ phải trở nên giống chính trị nội địa Nga hơn.

Khi Yanukovych công bố44 rằng ông sẽ không ký thỏa thuận liên kết EU trong tháng Mười Một 2013, việc này được chính phủ Nga ca tụng như một thắng lợi. Nhưng Yanukovych đã thực sự không đồng ý gia nhập Eurasia, một bước đi (gia nhập Eurasia) thậm chí còn không được lòng dân hơn giữa những người Ukrainia. Trong tháng Mười Hai 2013 và tháng Giêng 2014, Kremlin đã thử giúp Yanukovych nghiền nát sự phản kháng và bằng cách ấy làm cho có thể cho ông ta để hoàn tất sự rời khỏi EU hướng tới Eurasia. Yanukovych cho rằng cả châu Âu và nước Nga đều muốn Ukraine, và mỗi bên cần trả tiền cho ông ta. Trong khi EU từ chối, Putin sẵn sàng đưa tiền cho Yanukovych.

Vào ngày 17 tháng Mười Hai 2013,45 Putin đã chào cho Yanukovych một gói 15 tỷ $ bằng các khoản mua trái phiếu và giảm giá cho khí tự nhiên. Khoản viện trợ có vẻ có điều kiện: nó được đưa ra chào cùng với những đòi hỏi Nga rằng đường phố Kyiv được dọn sạch những người biểu tình. Vào lúc đó cảnh sát chống bạo động Ukrainia đã thất bại hai lần rồi trong nhiệm vụ này, vào ngày 30 tháng Mười Một và 10 tháng Mười Hai. Họ cũng đã bắt cóc cá nhân những người biểu tình được nghĩ là các lãnh đạo và đánh họ. Chẳng việc nào trong những việc này có kết quả cả, như thế những người Nga đến để giúp đỡ. Một nhóm 27 chuyên gia Nga về đàn áp các cuộc biểu tình, các sĩ quan từ FSB và hướng dẫn viên từ bộ nội vụ, đã đến Kyiv. Vào ngày 9 tháng Giêng 2014, đại sứ Nga ở Ukraine thông báo cho Yanukovych rằng các cảnh sát chống bạo động Ukrainia sẽ được trao tư cách công dân Nga sau chiến dịch sắp tới để nghiền nát Maidan. Đấy là một sự bảo đảm rất quan trọng, vì nó có nghĩa rằng những cảnh sát này không cần lo sợ các hậu quả của các hành động của họ. Nếu rốt cuộc đối lập có thắng, họ vẫn sẽ an toàn.

Moscow rõ ràng đã tính toán trong tháng Giêng 2014 rằng một sự dùng bạo lực thành thạo sẽ phá vỡ các cuộc biểu tình và biến Yanukovych thành một con rối. Những người Nga đã không tính đến rằng các công dân Ukrainia ở Maidan vì các lý do yêu nước của chính họ. Khi chế độ Yanukovych đưa ra các luật độc tài kiểu-nga vào ngày 16 tháng Giêng 2014, việc này gợi ý bạo lực ồ ạt sẽ đến. Các luật kiểu-nga đã không có cùng các hậu quả ở Ukraine như ở nước Nga. Những người biểu tình Ukrainia xem chúng như những sự cấy ghép nước ngoài chướng tai gia mắt. Khi hai người biểu tình đó bị giết vào ngày 22 tháng Giêng, Maidan đã trưởng thành thêm hơn bao giờ hết. Phản cách mạng được điều khiển-từ xa đã thất bại. Moscow đã không có khả năng chuyển Ukraine vào Eurasia bằng việc giúp Yanukovych đàn áp đối lập. Đã đến lúc thay đổi chiến lược. Vào đầu tháng Hai 2014, dường như Moscow không còn nhắm để thao túng Yanukovych và Ukraine vào Eurasia nữa. Thay vào đó, Yanukovych sẽ được hy sinh trong một chiến dịch để gây ra hỗn loạn khắp nước này.

Một diễn viên chính46 trong chính sách mới là Igor Girkin, một đại tá tình báo quân sự Nga (GRU) người được Konstantin Malofeev dùng. Được biết ở nước Nga như “nhà tài phiệt Chính thống giáo,” Malofeev là một nhà hoạt động chống-đồng tính dục và một người theo chủ nghĩa đế quốc Nga thẳng thừng. Theo quan điểm của ông, “Ukraine là phần của nước Nga. Tôi không thể coi nhân dân Ukrainia như không-Nga.” Ukraine phải được nước Nga cứu khỏi châu Âu bởi vì khác đi thì các công dân Ukrainia “sẽ lan truyền đồng tính dục như một chuẩn mực trong xã hội Ukrainia truyền thống.” Điều này không đúng theo bất kể nghĩa thực sự nào. Malofeev bày tỏ định hướng chính sách Nga: để trình bày châu Âu như một kẻ thù của nền văn minh, đồng tính dục như chiến tranh, và Ukraine như chiến trường.

Nhân viên của Malofeev, Girkin,47 có kinh nghiệm về chiến tranh không chính quy. Ông đã đánh nhau như một quân tình nguyện Nga ở bên Serbia trong các cuộc Chiến tranh Nam Tư, tham gia các chiến trận ở các thị trấn Bosnia và “các vùng-an toàn” do LHQ-tuyên bố nơi sự thanh trừng sắc tộc và hãm hiếp hàng loạt đã xảy ra. Ông cũng đã đánh nhau trong các cuộc chiến tranh của nước Nga ở Transnistria và Chechnya, và đã viết về những kinh nghiệm này cho media được Alexander Prokhanov phát xít biên tập. Girkin đã ở nhiều ngày giữa 22 tháng Giêng và 4 tháng Hai 2014, tại Kyiv, và sau đó, có vẻ đã khuyến nghị cho Kremlin rằng Ukraine phải bị xâm lấn và chia cắt.

Một bản ghi nhớ được lưu hành48 trong văn phòng tổng thống Nga trong đầu tháng Hai 2014, rõ ràng dựa vào công trình của Girkin, đã dự kiến sự thay đổi về tiến trình chính sách Nga. Nó bắt đầu từ tiền đề rằng “chế độ Yanukovych bị phá sản hoàn toàn. Sự ủng hộ ngoại giao, tài chính, và tuyên truyền của nhà nước Nga không còn có ý nghĩa nào nữa.” Các lợi ích Nga ở Ukraine được xác định như tổ hợp quân sự-công nghiệp của miền đông nam Ukraine và “sự kiểm soát hệ thống chuyên chở gas” trong toàn bộ nước này. Mục tiêu chính của nước Nga nên là “sự tan rã của nhà nước Ukrainia.” Chiến thuật được đề xuất để làm mất tín nhiệm cả Yanukovych và đối lập bằng bạo lực, trong khi xâm lấn miền nam Ukraine và làm mất ổn định nhà nước Ukrainia. Bản ghi nhớ đã gồm ba chiến lược tuyên truyền có ý định cung cấp vỏ bọc cho một sự can thiệp Nga như vậy: (1) đòi rằng Ukraine liên bang hóa bản thân nó vì lợi ích của một thiểu số Nga được cho là bị áp bức, (2) để xác định các đối thủ của sự xâm lấn Nga như bọn phát xít, và (3) để mô tả đặc trưng sự xâm lấn như một nội chiến do phương Tây châm ngòi.

Trong một bài thảo luận chính sách49 ngày 13 tháng Hai 2014, Club Izborsk đã lặp lại bản ghi nhớ mật Kremlin. Maidan đã có thể xúi giục những người Nga để hành động và vì thế là không thể dung thứ được; Yanukovych chấm dứt; vì thế nước Nga nên xâm lấn Ukraine và lấy những gì nó có thể lấy. Như với bản ghi nhớ tổng thống, khái niệm hướng dẫn của bài thảo luận chính sách Izborsk là nước Nga nên chiếm lãnh thổ Ukrainia nào đó và rồi đợi nhà nước sụp đổ. Club Izborsk cũng đề xuất rằng các kênh truyền hình Nga biện minh sự can thiệp vào Ukraine bằng sự hư cấu cố ý, có suy tính trước rằng “một cuộc đảo chính phát xít sắp đến”; đấy quả thực là một đường lối chính của tuyên truyền Nga một khi chiến tranh bắt đầu.

Vào ngày mà Club Izborsk50 tuyên truyền ý tưởng chung này, Vladislav Surkov, thiên tài tuyên truyền của Putin, đến tỉnh Crimea miền nam Ukrainia. Ngày hôm sau, Surkov bay từ Crimea đến Kyiv. Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov chọn đúng ngày đó (14 tháng Hai 2014) để chính thức hóa ý tưởng rằng nền văn minh Nga là một cơ thể trong trắng tự bảo vệ mình khỏi sự đồi trụy Tây phương. Trong tờ Kommersant, Lavrov lặp lại ý tưởng của Ilyin rằng “xã hội là một cơ thể sống” mà phải được bảo vệ khỏi việc khoái lạc “từ chối các giá trị truyền thống” của châu Âu. Lavrov trình bày những người Ukrainia đang vật lộn, và vào thời điểm đó đang chết, vì các ý tưởng Âu châu về luật như con mồi của chính trị tình dục Âu châu. Ngay cả khi các binh lính Nga được huy động để xâm lấn Ukraine và lật đổ chính phủ của nó, Lavrov trình bày nước Nga như nạn nhân. Những kẻ xâm lược thật, theo Lavrov, là các nhà vận động hành lang đồng tính quốc tế “truyền bá với sự khăng khăng truyền giáo bên trong các nước của riêng họ và trong quan hệ với các láng giềng.” Surkov rời Kyiv vào ngày 15 tháng Hai. Đạn thật được phân phát cho cảnh sát chống bạo động Ukrainia vào ngày 16 tháng Hai. Vào ngày 18 tháng Hai, những người Ukrainia đợi trong khi các dân biểu nghị viện thảo luận một thỏa hiệp hiến pháp. Thay vào đó, những người biểu tình trên Maidan bị ngạc nhiên bởi bạo lực ồ ạt và chết người.

Bây giờ các diễn viên Âu châu51 cuối cùng bắt đầu di chuyển. Mặc dù các cuộc biểu tình đã là thân-Âu châu từ đầu, chúng đã không được Liên Âu, các nhà nước thành viên của nó, hay hay bất kể diễn viên Tây phương nào ủng hộ một cách có ý nghĩa. Công luận Âu châu đã ít chú ý đến Maidan trước khi bạo lực bắt đầu. Các chính trị gia đưa ra những lời kêu gọi ôn tồn và có thể đổi lẫn nhau cho cả hai bên để tránh bạo lực. Một khi bạo lực bắt đầu, các nhà ngoại giao bày tỏ mối quan ngại chính thức. Diễn ngôn ngoại giao trở thành một nguyên nhân cho sự nhạo báng trên Maidan, khi những người mạo hiểm tính mạng của họ thấy bản thân họ một mình và cô lập. Khi bạo lực tăng lên, sự nhạo báng trở thành bi thương. Những người Ukrainia biểu tình trên Maidan thả bay những lá cờ về một “Hợp chủng Quốc Nga” tưởng tượng để bày tỏ quan điểm của họ rằng các đại cường chia sẻ một sự thờ ơ hay thù địch chung.

Sáng kiến quan trọng nhất52 đến từ một nhà ngoại giao Âu châu. Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Radosław Sikorski đã thuyết phục các đồng nghiệp Pháp và Đức của ông để gia nhập cùng ông ở Kyiv cho những cuộc trao đổi với Yanukovych vào ngày 20 tháng Hai. Một nhà ngoại giao Nga gia nhập nhóm. Trong một ngày thương thuyết dài và khó khăn, Yanukovych đồng ý rời chức vụ vào cuối 2014, trước khi hết nhiệm kỳ của ông. Dù cách giải quyết ngoại giao này có thể có vẻ ấn tượng đến đâu, nó đã lạc hậu trước khi nó được ký. Các nhà chức trách Nga đã kết luận rồi rằng Yanukovych đã hết số, và lực lượng xâm lấn Nga đã di chuyển rồi. Việc ký thỏa thuận đã cho phép nước Nga đổ lỗi cho những người khác vì sự không thi hành các điều khoản của nó, ngay cả khi sự xâm lấn Nga bốn ngày sau đã làm thay đổi đột ngột các điều kiện mà dưới đó nó được ký.

Thời khắc,53 mà những người biểu tình Ukrainia có thể chấp nhận Yanukovych như tổng thống, đã mất đi. Nếu có bất kể sự nghi ngờ nào rằng lẽ ra ông phải từ chức vào buổi sáng 20 tháng Hai, nó đã biến mất vào cuối ngày. Vào ngày 20 tháng Hai, có một đoàn đại biểu Nga nữa ở Kyiv, do Vladislav Surkov dẫn đầu, và gồm cả Sergei Beseda, một tướng của FSB. Những người Nga này đã ở đó không phải để thương lượng. Như những người khác đã làm vậy, những kẻ bắn tỉa nấp gần Maidan đã bắn và giết khoảng một trăm người, hầu hết trong số họ là những người biểu tình, vài trong số đó là những cảnh sát chống bạo động Ukrainia. Đã không rõ phần nào (nếu có) của chính phủ Ukrainia dính líu đến các sự bắn súng này.

Sau sự giết người hàng loạt,54 Yanukovych bị các dân biểu đã ủng hộ ông và cảnh sát đã bảo vệ ông bỏ rơi. Ông chạy trốn về dinh thự lòe loẹt của ông, bỏ lại đằng sau một đống tài liệu—kể cả những hồ sơ trả các khoản tiền mặt lớn cho cố vấn của ông Paul Manafort, người hai năm sau nổi lên như nhà quản lý chiến dịch vận động của Donald Trump.

Vụ bắn tỉa tàn sát55 và sự chạy trốn của Yanukovych đánh dấu sự chuyển kế hoạch Eurasia thứ nhất của nước Nga sang kế hoạch thứ hai của nó. Các nhà lãnh đạo Nga đã chấp nhận rằng Yanukovych vô dụng. Sự sụp đổ đẫm máu của ông, được dự kiến trước ở Moscow, tạo ra sự hỗn loạn được dùng như vỏ bọc cho chiến lược thứ hai: sự can thiệp quân sự được dự định để làm cho nhà nước tan rã hoàn toàn. Trong vài ngày giữa vụ bắn tỉa tàn sát ngày 20 tháng Hai và sự xâm lấn Nga vào Ukraine ngày 24 tháng Hai, xuất hiện các tường thuật gây sốc nhưng hư cấu về các sự tàn ác Ukrainia ở Crimea, và về những người tỵ nạn từ bán đảo cần sự trợ giúp khẩn cấp. Tình báo quân sự Nga tạo ra những nhân vật hư cấu trên internet để loan truyền các câu chuyện này. Một nhóm các troll internet ở St. Petersburg, được biết đến như Cục Nghiên cứu Internet, đã hoạt động để làm lẫn lộn dư luận Ukrainia và quốc tế. Việc này bây giờ là một dấu hiệu đặc trưng của chính sách đối ngoại Nga: chiến dịch mạng mà sẽ đi cùng với một chiến tranh thực.

Vào thời gian Yanukovych xuất hiện lại56 ở nước Nga, sự xâm lấn Nga vào Ukraine đang diễn ra. Nó bắt đầu từ Crimea, bán đảo miền nam của Ukraine, nơi theo hiệp ước Nga có các căn cứ hải quân. Khoảng 2.000 lính hải quân đã đóng thường xuyên ở một mình Sevastopol. Các binh lính này được tăng cường kể từ tháng Mười Hai trước bởi binh lính đến từ Liên bang Nga. Các đơn vị quân đội Nga số 27777, 73612, 74268, và 54607 ở giữa 22.000 lính được đưa từ nước Nga. Girkin đã thăm Crimea trong tháng Giêng. Trong tháng Hai ông đã đi cùng với bạn ông Alexander Borodai: một nhà Eurasiaist, một người ngưỡng mộ Gumilev, một người viết cho media của Prokhanov, và người đứng đầu quan hệ công chúng cho Malofeev.

Bắt đầu vào ngày 24 tháng Hai 2014,57 khoảng 10 ngàn lực lượng đặc biệt Nga, trong đồng phục nhưng không có phù hiệu, đã chuyển theo hướng bắc qua Bán Đảo Crimea. Thời khắc họ rời căn cứ của họ, họ tham gia một sự xâm lấn bất hợp pháp vào Ukraine. Kyiv bị bất ngờ một lát khi chuỗi chỉ huy đã không chắc chắn và mối quan tâm chính đã là để tránh bạo lực thêm nữa. Các nhà chức trách Ukrainia lâm thời đã lệnh cho các lực lượng Ukrainia trên bán đảo không kháng cự. Vào đêm 26 tháng Hai, các binh lính Nga đã chiếm tòa nhà quốc hội khu vực ở thành phố Simferopol và kéo cờ Nga lên. Theo Girkin, ông chỉ huy chiến dịch đồng thời để chiếm sân bay Simferopol. Vào ngày 27 tháng Hai, cố vấn Eurasia của Putin Sergei Glazyev đã có một cuộc gọi điện thoại đến Crimea để dàn xếp chính phủ mới. Một doanh nhân liên kết với tội phạm có tổ chức, Sergi Aksionov, được tuyên bố là thủ tướng của Crimea; Borodai là cố vấn media của ông ta. Vào ngày 28 tháng Hai, quốc hội Nga tán thành sự sáp nhập lãnh thổ Ukrainiain vào Liên bang Nga. Vào ngày đó, tổng thống Hoa Kỳ nói rằng ông “quan ngại sâu sắc bởi những báo cáo về những sự di chuyển quân sự Liên bang Nga tiến hành bên trong Ukraine.” Đấy là tuyên bố công khai đầu tiên của Barack Obama về cuộc khủng hoảng.

Cảnh tượng công khai58 của sự xâm lấn Nga được cung cấp bởi Sói Đêm, một băng đảng đi xe máy Nga được dùng như một cách tay bán quân sự và tuyên truyền của chế độ Putin. Vào ngày 28 tháng, ngày quốc hội Nga bỏ phiếu cho sự sáp nhập, Sói Đen được phái tới Crimea. Những người đi xe máy đã tổ chức các cuộc thi lái xe máy ở Crimea trong nhiều năm, được đích thân Putin đi cùng trong 2012. (Putin không thể lái một xe máy, nên ông được trao một mô tô ba bánh). Bây giờ Sói Đêm cung cấp bộ mặt mà nước Nga chọn để thể hiện mình. Vài tháng sớm hơn, một thành viên Sói Đêm đã mô tả thế giới quan của họ: “Bạn phải học để hiểu rõ cuộc chiến tranh thần thánh bên dưới việc làm hàng ngày. Nền dân chủ là một nhà nước sa ngã. Để tách ‘tả’ và ‘hữu’ là để chia rẽ. Trong vương quốc của Chúa chỉ có trên và dưới. Tất cả là một. Mà là vì sao linh hồn Nga là thiêng liêng. Nó có thể thống nhất mọi thứ. Giống trong một thần tượng. Stalin và Chúa.” Ở đây là triết học của Ilyin, địa chính trị của Surkov, và nền văn minh của Putin được bày tỏ bằng vài từ.

Sói Đêm tìm thấy59 những cách cô đọng để dịch mối lo tình dục thành địa chính trị và ngược lại. Như một club chỉ toàn đàn ông tận tâm với đồ da màu đen, Sói Đêm tự nhiên có một lập trường mạnh về đồng tính dục, mà họ xác định như một sự tấn công của châu Âu và Hoa Kỳ. Một năm sau, ca ngợi sự xâm lược của Nga, lãnh đạo tối cao của họ Alexander Zaldostanov nhớ lại cuộc diễu hành kiêu hãnh của họ quanh Crimea theo cách này: “Lần đầu tiên chúng tôi cho thấy sự kháng cự lại chủ nghĩa Satan toàn cầu, sự tàn bạo tăng lên của Tây Âu, sự hấp tấp đến chủ nghĩa tiêu dùng mà phủ nhận tất cả tính chất tinh thần, sự phá hủy các giá trị truyền thống, tất cả cuộc thảo luận đồng tính này, đấy là nền dân chủ Mỹ.” Theo Zaldostanov, khẩu hiệu của chiến tranh Nga chống lại Ukraine nên là “cái chết cho những thằng đồng tính.” Sự liên kết nền dân chủ với quỷ Satan đồng tính là một cách để làm cho luật và cải cách là xa lạ và không thể tưởng tượng nổi.

Sau khi xâm lăng Ukraine,60 các nhà lãnh đạo Nga lấy lập trường rằng láng giềng của họ không là một nhà nước có chủ quyền. Đấy là ngôn ngữ của đế chế. Vào ngày 4 tháng Ba, Putin giải thích rằng vấn đề của Ukraine đã là các cuộc bầu cử dân chủ dẫn đến những thay đổi về quyền lực. Các cuộc bầu cử hoạt động như vậy, ông gợi ý, là một sự cấy ghép Mỹ xa lạ. Ông nói rằng tình hình ở Ukraine đã giống tình hình của nước Nga trong Cách mạng Bolshevik 1917. Nước Nga có thể quay lại trong thời gian và sửa các sai lầm của quá khứ. “Thật logic,” Alexander Dugin nói vào ngày 8 tháng Ba, “Ukraine cứ như đã ngừng tồn tại trong 23 năm lịch sử của nó.” Các luật sư quốc tế Nga, mà trong 23 năm trước đó đã ám ảnh chú ý đến sự cần để tôn trọng các biên giới lãnh thổ và chủ quyền nhà nước, cho rằng sự xâm lăng và sáp nhập được biện minh bởi sự biến mất của nhà nước Ukrainia—nói cách khác, bởi sự hỗn loạn do sự xâm lấn Nga gây ra. Trong tâm trí của Dugin, chiến tranh để phá hủy nhà nước Ukrainia là một chiến tranh chống lại Liên Âu: “chúng ta phải tiếp quản và phá hủy châu Âu.”

Vào ngày 16 tháng Ba,61 một số công dân Ukrainia ở Crimea đã tham gia một trò hề bầu cử mà những kẻ chiếm đóng Nga gọi là một trưng cầu dân ý. Trước cuộc bỏ phiếu, tất cả tuyên truyền công khai đã đẩy theo cùng hướng. Các poster tuyên bố rằng sự lựa chọn là giữa nước Nga và chủ nghĩa Nazi. Các cử tri đã không có sự tiếp cận nào đến media quốc tế hay Ukrainia. Trên lá phiếu đã có hai lựa chọn, cả hai đều xác nhận việc nước Nga sáp nhập Crimea. Lựa chọn thứ nhất là bỏ phiếu cho nước Nga sáp nhập Crimea. Lựa chọn thứ hai là khôi phục sự tự trị của các nhà chức trách Crimea, mà vừa được nước Nga dựng lên và yêu cầu sự sáp nhập bởi nước Nga. Theo thông tin nội bộ của văn phòng tổng thống Nga, số người tham gia bỏ phiếu là khoảng 30% và phiếu đã chia tách giữa hai lựa chọn. Theo các kết quả chính thức, tỷ lệ tham gia là khoảng 90%, với hầu như tất cả cử tri chọn biến thể mà dẫn hầu như trực tiếp đến sự sáp nhập. Tại Sevastopol, tỷ lệ tham gia chính thức là 123%. Đã vắng các nhà quan sát đủ tiêu chuẩn, mặc dù Moscow đã mời vài chính trị gia Âu châu cực Hữu để xác nhận các kết quả chính thức. Front National đã cử Aymeric Chauprade đến Crimea, và đích thân Marine Le Pen xác nhận các kết quả. Bên trong văn phòng tổng thống Nga, mọi người được nhắc nhở để “cảm ơn người Pháp.”

Trong một buổi lễ lớn62 ở Moscow, Putin chấp nhận cái ông gọi là “mong muốn” của nhân dân Crimea và mở rộng các biên giới của Liên bang Nga. Việc này vi phạm các nguyên tắc đồng thuận cơ bản của luật quốc tế, Hiến chương Liên Hiệp Quốc, mọi hiệp ước được ký giữa Ukraine độc lập và nước Nga độc lập, cũng như một số bảo đảm mà nước Nga đã đưa ra cho Ukraine về bảo vệ các biên giới của nó. Một trong số này là Bản Nghi nhớ Budapest 1994, trong đó Liên bang Nga (cùng với Vương quốc Anh và Hoa Kỳ) đã bảo đảm các đường biên giới Ukrainia khi Ukraine đồng ý từ bỏ tất cả vũ khí hạt nhân. Trong cái có lẽ là hành động vĩ đại nhất của sự giải trừ vũ khí hạt nhân trong lịch sử, Ukraine đã trao khoảng 1.300 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Bằng việc xâm lấn một nước đã tham gia vào giải trừ hoàn toàn vũ khí hạt nhân, nước Nga đưa ra cho thế giới bài học rằng nên theo đuổi vũ khí hạt nhân.

Trong tháng Ba và tháng Tư,63 media Nga truyền đạt các chủ đề tuyên truyền mà đã được văn phòng tổng thống và Club Izborsk thảo luận trong tháng Hai. Đã có một sự bùng nổ nhiệt tình cho “liên bang hóa” Ukraine, dựa trên logic rằng sự tách rời “tự nguyện” của Crimea đòi hỏi Kyiv trao cho các khu vực khác của nó quyền tự do hành động tương tự. Bộ ngoại giao Nga đã cẩn thận để định rõ rằng “liên bang hóa” có nghĩa là một đề xuất Nga đặc thù để chia cắt nhà nước Ukrainia, không phải nguyên tắc chung mà có thể áp dụng cho nước Nga. Vào ngày 17 tháng Ba, bộ ngoại giao Nga tuyên bố rằng bởi vì “cuộc khủng hoảng sâu sắc của nhà nước Ukrainia,” nước Nga có quyền để xác định Ukraine như một “dân tộc đa quốc gia” và đề xuất “một hiến pháp liên bang mới” cho nước này. Từ “liên bang hóa” xuất hiện trong media truyền hình lớn của Nga 1.412 lần trong tháng Tư. Tuy vậy, ngay cả trong một tâm trạng hưng phấn quốc gia, các nhà lãnh đạo Nga mau chóng thấy rủi ro của “liên bang hóa.” Tên của nhà nước Nga là “Liên bang Nga” và nó được chia thành các đơn vị; nhưng các đơn vị này có ý nghĩa pháp lý hạn chế và được cai trị bởi những người do tổng thống bổ nhiệm. Trong vòng ba tháng, từ “liên bang hóa” biến mất hoàn toàn khỏi lĩnh vực công cộng Nga.

Vladimir Putin trình bày64 sự sáp nhập Crimea như một sự biến đổi cá nhân huyền bí, một sự chuyển trạng thái hân hoan thành tính vĩnh viễn. Crimea phải là phần của nước Nga, Putin giải thích, bởi vì lãnh tụ của Rus cổ xưa, Volodymyr/Valdemar, mà Putin gọi là Vladimir, đã được rửa tội ở đó một ngàn năm trước. Hành động đó của người trùng tên với ông được Putin nhắc nhở như cử chỉ mạnh mẽ của một siêu anh hùng muôn thuở mà “đã xác định trước cơ sở tổng thể của nền văn hóa, nền văn minh, và các giá trị con người mà thống nhất nhân dân của nước Nga, Ukraine, và Belarus” (khái niệm mà đã không tồn tại lúc đó). Nếu các sự kiện của thời đại chúng ta “được xác định trước” bởi một huyền thoại ngàn năm, thì không cần đến hiểu biết nào về quá khứ và không lựa chọn con người nào là quan trọng cả. Vladimir là Volodymyr và nước Nga là Rus và chính trị là thú vui vĩnh viễn của ít người giàu có—và chẳng có gì nhiều hơn để được nói hay được làm.

Dân biểu Tatiana Saenko65 trích dẫn Ilyin để cho rằng sự sáp nhập Crimea có nghĩa là “sự phục sinh và sự tái sinh” của nước Nga. Bà cho rằng những sự phản đối Tây phương với việc Nga xâm lấn Ukraine là một vấn đề “tiêu chuẩn kép.” Lý lẽ Nga phổ biến này làm cho luật không phải là một nguyên tắc chung mà là một đồ tạo tác văn hóa được định vị giữa các dân tộc không-Nga. Bởi vì các nhà nước Tây phương không luôn luôn theo mọi luật, lý lẽ tiếp tục, luật không có hiệu lực. Nước Nga cũng có thể vi phạm các luật; nhưng vì nước Nga không chấp nhận luật trị (rule of law), điều này không là đạo đức giả. Vì nước Nga không giả nhân giả nghĩa, nó vô tội. Nếu không có tiêu chuẩn nào, lập luận tiếp tục, thì không có tiêu chuẩn kép nào. Nếu những người Âu châu hay Mỹ nhắc đến luật quốc tế trong một thời gian vô tội Nga như vậy như sự xâm lấn Ukraine, thì việc này biến họ thành một mối đe dọa tinh thần. Và như thế những dẫn chiếu đến luật quốc tế chỉ chứng tỏ tính xảo trá Tây phương.

Đấy là chính kiến của Ilyin66 về tính vĩnh viễn: một chu kỳ quay lại quá khứ thay thế sự tiến tới của thời gian; luật có nghĩa là cái lãnh tụ của nước Nga nói nó có ý nghĩa; nước Nga đang sửa chữa thế giới thất bại của Chúa bằng bạo lực. Putin là đấng cứu thế từ bên ngoài lịch sử mà đã nổi lên để làm thay đổi thời gian. Bản thân Putin chọn chủ đề này vào ngày 17 tháng Tư, mô tả đặc trưng việc Nga xâm lấn Ukraine như một sự bảo vệ tinh thần chống lại một cuộc tấn công Tây phương vĩnh cửu: “ý định để chia tách nước Nga và Ukraine, để tách cái về cơ bản là một quốc gia duy nhất theo nhiều cách, đã là một vấn đề chính trị quốc tế trong hàng thế kỷ.” Đối với Malofeev, việc Nga xâm lấn là một cuộc chiến tranh chống lại cái ác vĩnh cửu: “đối với những người chiến đấu ở đó, cuộc chiến tranh trông giống một chiến tranh chống lại bầy người đánh nhau dưới ngọn cờ chống-đấng Christ với những khẩu hiệu của quỷ Satan.” Cái gì có thể vĩnh cửu hơn chiến dịch chống lại thành Sodom [do Chúa tiến hành vì sự đồi bại tình dục của dân Sodom]?

Sự thất thủ của Crimea67 đã cổ vũ các nhà lãnh đạo Nga để lặp lại cùng kịch bản khắp miền nam và miền đông Ukraine. Vào ngày 1 tháng Ba, Glazyev điện thoại cho những người đồng mưu ở thủ phủ khu của các khu vực miền nam và đông nam của Ukraine để giúp lập kế hoạch đảo chính. Cố vấn Eurasia của Putin ra lệnh rằng kịch bản Crimea phải được lặp lại ở các khu vực khác của Ukraine: một đám đông sẽ “đột chiếm tòa nhà chính quyền nhà nước khu vực,” rồi hội đồng mới nào đó sẽ bị ép để tuyên bố độc lập và yêu cầu sự giúp đỡ Nga. Tại Kharkiv, một đám đông dân địa phương và các công dân Nga (được xe bus đưa đến từ nước Nga) quả thực đã xông vào tòa nhà chính quyền nhà nước khu vực, sau cuộc đột chiếm nhà hát opera do nhầm lẫn. Những người này đánh và làm nhục các công dân Ukrainia tìm cách bảo vệ tòa nhà. Nhà văn Ukrainia Serhiy Zhadan từ chối quỳ gối và hộp sọ của ông đã bị vỡ.

Trong tháng Tư, Putin công khai thuật lại68 các mục tiêu của chính sách Nga như được phác họa trong bản ghi nhớ tháng Hai. Ý tưởng đã vẫn là “sự tan rã” của nhà nước Ukrainia vì lợi ích của nước Nga. Hàng tá tổ chức nhà nước và công ty Ukrainia đột nhiên đối mặt với các cuộc tấn công mạng, như hầu hết các định chế quan trọng của EU. Tại Donetsk khu vực đông nam Ukrainia, một tân-Nazi Nga có tên Pavel Gubarev tự tuyên bố mình là “thống đốc của nhân dân” vào ngày 1 tháng Năm, dựa trên logic rằng “Ukraine đã chưa bao giờ tồn tại cả.” Bộ đôi nhân viên của Malofeev được phái sang Crimea, Igor Girkin và Alexander Borodai [cả hai đều là công dân Nga sinh ở Moscow], quay lại Ukraine trong tháng Tư. Borodai tự bổ nhiệm mình làm thủ tướng của một nước cộng hòa mới được tưởng tượng ở đông nam Ukraine. Sự biện minh của ông đã tương tự: “Không còn bất kể Ukraine nào nữa.” Bạn ông Girkin tự tuyên bố là bộ trưởng chiến tranh, và yêu cầu nước Nga xâm lấn Donbas và thiết lập các căn cứ quân sự.

Sự can thiệp Nga69 ở Donbas được gọi là “Mùa Xuân Nga.” Nó chắc chắn là mùa xuân cho chủ nghĩa phát xít Nga. Vào ngày 7 tháng Ba 2014, Alexander Dugin vui mừng về “sự mở rộng của ý thức hệ giải phóng (khỏi những người Mỹ) vào châu Âu. Nó là mục tiêu của chủ nghĩa Eurasia đầy đủ—châu Âu từ Lisbon đến Vladivostok.” Cộng đồng thịnh vượng chung phát xít đang hiện ra, tên phát xít khoác lác. Vài ngày sau, Dugin tuyên bố rằng lịch sử đã bị xóa bỏ: “Tính hiện đại về cơ bản đã luôn luôn sai, và bây giờ chúng ta ở điểm cuối cùng của tính hiện đại. Đối với những người mà làm cho tính hiện đại và số phận riêng của họ là đồng nghĩa, hay vô tình để điều đó xảy ra, thì điều này sẽ có nghĩa là sự kết liễu.” Cuộc đấu tranh đang đến sẽ có nghĩa là “sự giải phóng thật khỏi xã hội mở và những người thụ hưởng của nó.” Theo Dugin, một nhà ngoại giao Mỹ gốc Do Thái là “một con heo bẩn thỉu,” và một chính trị gia Ukrainia gốc Đo Thái là một “ma cà rồng” và một “thằng khốn nạn.” Sự hỗn loạn ở Ukraine là sản phẩm của “Mossad” [tình báo đặc biệt của Israel]. Theo cùng tinh thần, Alexander Prokhanov, nói chuyện với Evelina Zakamskaia trên truyền hình Nga vào ngày 24 tháng Ba, đã đổ lỗi những người Do thái Ukrainia cho việc nước Nga xâm lấn Ukraine—và cho Holocaust.

Đấy là một biến thể mới70 của chủ nghĩa phát xít, mà có thể được gọi là chủ nghĩa phát xít phân liệt (schizofasism): những tên phát xít thực sự gọi các đối thủ của họ là “những tên phát xít,” đổ lỗi Holocaust lên những người Do Thái, coi Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai như một lý lẽ cho nhiều bạo lực hơn. Nó là một bước tiếp theo tự nhiên trong một chính kiến Nga về tính vĩnh viễn, trong đó nước Nga là vô tội và như thế không người Nga nào có thể có bao giờ là một tên phát xít. Trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, tuyên truyền Soviet đã đồng nhất kẻ thù như “những tên phát xít.” Theo ý thức hệ Soviet, chủ nghĩa phát xít nảy sinh từ chủ nghĩa tư bản. Trong cuộc chiến tranh chống lại nước Đức Nazi, những người Nga đã có thể hình dung rằng thắng lợi Soviet là phần của một sự thay đổi lịch sử lớn hơn trong đó chủ nghĩa tư bản sẽ biến mất, và tất cả mọi người sẽ trở thành anh em. Sau chiến tranh, Stalin đã ca tụng một chiến thắng quốc gia, không phải của Liên Xô mà của nước Nga. Điều này gợi ý rằng kẻ thù “phát xít” là người ngoài hơn là nhà tư bản chủ nghĩa, và như thế một xung đột vĩnh viễn. Trong các năm 1970, người thừa kế Stalin, Brezhnev, đã định vị ý nghĩa của lịch sử Soviet (và Nga) trong thắng lợi của Hồng Quân trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Trong việc làm vậy, Brezhnev đã dứt khoát thay đổi ý nghĩa của từ “chủ nghĩa phát xít.” Nó không còn gợi ý một giai đoạn của chủ nghĩa tư bản mà có thể được vượt qua nữa, vì lịch sử không còn được kỳ vọng để mang lại sự thay đổi nữa. “Chủ nghĩa phát xít” ý muốn nói mối đe dọa vĩnh viễn từ phương Tây, mà Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai là một ví dụ.

Như thế những người Nga được giáo dục trong các năm 1970,71 kể cả các nhà lãnh đạo và các nhà tuyên truyền chiến tranh của những năm 2010, được dạy rằng “phát xít” ý muốn nói “chống-Nga.” Trong tiếng Nga trên thực tế là một lỗi ngữ pháp để hình dung một người Nga có thể là một tên phát xít. Trong diễn ngôn Nga đương thời, là dễ cho một tên phát xít Nga thực sự để gọi một người không-phát xít là một “tên phát xít” hơn là cho một người không-phát xít để gọi một tên phát xít Nga là một “tên phát xít.” Như thế một phát xít như Dugin có thể ca tụng thắng lợi của chủ nghĩa phát xít bằng ngôn ngữ phát xít trong khi lên án các đối thủ của ông ta như “phát xít”. Những người Ukrainia bảo vệ đất nước họ là “tập đoàn lính đánh thuê từ đội ngũ của những con heo phát xít Ukrainia.” Tương tự, một tên phát xít như Prokhanov có thể mô tả chủ nghĩa phát xít như một thực thể tràn vào từ phương Tây để đe dọa sự trinh tiết Nga. Trong tháng Sáu, Prokhanov viết về chủ nghĩa phát xít như “tinh trùng đen” đe dọa “các nữ thần vàng của Eurasia.” Sự bày tỏ ngắn ngọn của ông về mối lo chủng tộc và tình dục của ông là một văn bản phát xít hoàn hảo. Glazyev cũng theo nghi thức phát xít phân liệt (schizofasist). Trong khi tán thành địa chính trị Nazi, ông đặt ra một tiêu chuẩn cho việc gọi các kẻ thù của nước Nga là “phát xít.” Viết trong tháng Chín 2014 cho Club Izborsk, Glazyev gọi Ukraine là “một nhà nước phát xít, với tất cả các dấu hiệu của chủ nghĩa phát xít được khoa học biết đến.”

Chủ nghĩa phát xít-phân liệt72 là một trong nhiều mâu thuẫn được phô bày trong mùa xuân 2014. Theo tuyên truyền Nga, xã hội Ukrainia đầy những kẻ dân tộc chủ nghĩa nhưng không phải là một dân tộc; nhà nước Ukrainia là nhà nước áp bức nhưng không tồn tại; những người Nga bị buộc phải nói tiếng Ukrainia mặc dù không có ngôn ngữ nào như vậy. Glazyev khắc phục mâu thuẫn bằng việc viện dẫn phương Tây. Những người Mỹ, ông quả quyết, muốn một chiến tranh thế giới lần thứ ba bởi vì nợ quốc gia cao của nó. Ukraine sẽ phải sụp đổ khi Glazyev gọi vài cuộc điện thoại. Khi nó không sụp đổ, điều này chỉ chứng tỏ rằng chính phủ của nó là một sự phóng chiếu Mỹ, “tập đoàn nazi mà những người Mỹ dựng lên ở Kyiv.” Để đánh bại cái ông mô tả đặc trưng như một sự chiếm đóng Mỹ, Glazyev cho rằng là “cần thiết để kết liễu tất cả các lực lượng thúc đẩy của nó: elite Mỹ cai trị, bộ máy quan liêu Âu châu và bọn Nazi Ukrainia. Lực lượng đầu tiên là khía cạnh chính, hai lực lượng khác—là thứ yếu.” Cố vấn Eurasia của Putin đang nói rằng Eurasia đòi hỏi sự phá hủy chính trị Mỹ. Chiến tranh cho Ukraine và châu Âu sẽ phải được thắng, Glazyev nghĩ, ở Washington.

Giống Glazyev cố vấn của ông,73 Putin xác định những người Ukrainia kháng cự cuộc xâm lấn Nga như những tên phát xít. Nói về sự hỗn loạn mà nước Nga đã gây ra bằng việc xâm lấn láng giềng của nó, vào ngày 18 tháng Ba Putin cho rằng “những kẻ dân tộc chủ nghĩa, bọn neo-Nazi, những kẻ bài Nga và những kẻ bài do thái đã thực hiện cuộc đảo chính này. Chúng tiếp tục tạo không khí cho đến ngày này.” Loại xác nhận này có một tiếng rung ngân phát xít phân liệt nào đó. Chính sách đối ngoại Nga trong 2014 có nhiều hơn một sự giống nhau thoáng qua với một vài thời khắc khét tiếng hơn của những năm 1930. Sự thay thế các luật, các biên giới, và các nhà nước bằng sự vô tội, đúng đắn, và các không gian lớn là địa chính trị phát xít. Quan niệm Chính sách Đối ngoại của Bộ trưởng Ngoại giao Lavrov, được viện dẫn để biện minh sự xâm lấn Ukraine, đã lặp lại nguyên tắc rằng một nhà nước có thể can thiệp để bảo vệ bất kể ai mà nó xác định như một thành viên của nền văn hóa riêng của nó. Đấy là lý lẽ mà Hitler đã dùng để sáp nhập Austria, chia cắt Czechoslovakia, và xâm chiếm Ba Lan trong 1938 và 1939, và lý lẽ Stalin đã dùng khi xâm chiếm Ba Lan trong 1939 và sáp nhập Estonia, Latvia, và Lithuania trong 1940.

Vào ngày 14 tháng Ba 2014,74 khi một người Ukrainia bị những người Nga giết ở Donetsk, Lavrov cho việc này như một sự biện minh cho sự can thiệp Nga vào một nhà nước láng giềng có chủ quyền: “Nga được biết về trách nhiệm của nó cho đời sống của các đồng bào và kiều dân của nó ở Ukraine và giữ quyền để bảo vệ những người đó.” Putin nói cùng thế vào ngày 17 tháng Tư: “Vấn đề cốt yếu là làm sao đảm bảo các quyền và các lợi ích chính đáng của những người sắc tộc Nga và những người nói tiếng Nga ở đông nam Ukraine.” Sự thực rằng các công dân Ukrainia được hưởng những quyền bày tỏ lớn hơn các công dân Nga đã không được nhắc đến. Putin muộn hơn đã hứa dùng “toàn bộ kho vũ khí” của các phương tiện sẵn có để bảo vệ “các đồng bào” của nước Nga.

Ngôn ngữ này về “đồng bào (compatriot)” trong cái Putin gọi là “thế giới Nga” biến các công dân của Ukraine thành con tin của những sự đồng bóng của một kẻ cai trị nước ngoài. Một người mất hút trong một cộng đồng danh nghĩa, được xác định từ một khoảng cách rất xa, ở thủ đô của một nước khác. Trong thuật hùng biện về một nền văn minh Nga hay “thế giới Nga,” các công dân Ukrainia mất tính cá nhân của họ và trở thành một tập thể mà văn hóa của nó, như được những người Nga xác định, đã biện minh cho một cuộc xâm lấn Nga vào Ukraine. Cá nhân mất hút trong tính vĩnh viễn.

Trong một cuộc chiến tranh được cho là75 để chống lại chủ nghĩa phát xít, nhiều đồng minh của nước Nga đã là những kẻ phát xít. Những người Mỹ da trắng thượng đẳng Richard Spencer, Matthew Heimbach, và David Duke đã ca tụng Putin và bảo vệ cuộc chiến tranh của ông, và nước Nga đã báo đáp cho họ bằng việc dùng một sự gần đúng của cờ trận Hiệp bang [ly khai miền nam Hoa Kỳ] (Confederate battle flag) như biểu tượng của các lãnh thổ bị chiếm đóng của nó ở đông nam Ukraine. Cực Hữu Âu châu cũng hoan hô chiến tranh của nước Nga. Người phát xít Ba Lan Konrad Rękas đã tán thành khái niệm Eurasia của Putin nói chung và một cuộc xâm lăng Nga vào Ukraine nói riêng. Trong tháng Chín 2013, ông đoán trước rằng nước Nga sẽ xâm lăng Ukraine, và đã mơ về việc lãnh đạo một chính phủ được Nga-hậu thuẫn ở Ba Lan. Robert Luśnia đã là một cộng tác viên một thời với cảnh sát mật cộng sản Ba Lan và một nhà hỗ trợ tài chính của Antoni Macierewicz, một nhân vật chính trong cánh Hữu Ba Lan. Cùng với Rękas, ông đã thử truyền bá đường lối tuyên truyền Nga rằng Ukraine bị những người Do thái thống trị.

 

clip_image008
Cờ trận Confederate (trái) và cờ Novorossiia (phải)

Lãnh tụ của đảng phát xít Jobbik Hungari,76 được Dugin mời sang Moscow, đã ca ngợi Eurasia. Lãnh tụ của đảng phát xít của Bulgaria đã phát động một chiến dịch bầu cử ở Moscow. Các tân-Nazi của đảng Bình minh Vàng của Hy Lạp đã ca ngợi nước Nga vì việc bảo vệ Ukraine khỏi “những con quạ cho vay nặng lãi quốc tế,” mà với nó họ có ý nói âm mưu Do thái quốc tế. Đảng Fronte Nazionale Italia tán dương “lập trường quả cảm chống lại lobby gay hùng mạnh” của Putin. Người theo thuyết da trắng thượng đẳng hàng đầu của nước Mỹ, Richard Spencer, đã thử (nhưng thất bại) để tổ chức một cuộc họp của cực Hữu Âu châu ở Budapest. Giữa những người được mời có Dugin và tân-Nazi Đức Manuel Ochsenreiter, một người bảo vệ sự xâm lăng Nga vào Ukraine trên media Nga.

Vài tá nhà hoạt động cực-Hữu Pháp77 đã đến chiến đấu ở Ukraine bên phía Nga. Họ được quân đội Nga kiểm tra và sau đó được gửi ra chiến trường. Khoảng một trăm công dân Đức cũng đến để chiến đấu cùng với quân đội Nga và các lực lượng bán quân sự Nga, như một số công dân của một số nước Âu châu khác. Chiến tranh của nước Nga ở Ukraine tạo ra sân tập cho chủ nghĩa khủng bố. Trong mùa thu 2016, một kẻ dân tộc chủ nghĩa Serbia bị bắt vì lên kế hoạch một cuộc đảo chính vũ trang ở Montenegro. Ông đã chiến đấu bên phía Nga ở Ukraine, và nói rằng ông được các nhà dân tộc chủ nghĩa Nga chiêu mộ cho âm mưu. Trong tháng Giêng 2017, những kẻ Nazi Thụy điển được lực lượng bán quân sự Nga huấn luyện ở nước Nga đã đánh bom một trung tâm tị nạn cho những người tị nạn ở Gothenburg.

Trong 2014, các tổ chức78 và cá nhân thân với Kremlin đã tổ chức những người bạn phát xít của nước Nga. Trong tháng Tư 2014, một chi nhánh của đảng Rodina đã thành lập một “Phong trào Bảo thủ-Quốc gia Thế giới.” Nó trích dẫn Ilyin trong việc nhắc đến EU như phần của “âm mưu toàn cầu,” nói cách khác âm mưu Do thái quốc tế. Alyaksandr Usovsky, một công dân Belarusia và tác giả của cuốn sách God Save Stalin! Tsar of the U.S.S.R. Joseph the Great (Chúa Cứu Stalin! Sa hoàng của Liên Xô Joseph Đại đế), đã giúp Malofeev phối hợp các hành động của những kẻ phát xít Âu châu. Usovsky đã trả tiền cho những người Ba Lan mà sẵn lòng tổ chức các cuộc biểu tình chống-Ukrainia vào lúc Nga xâm lấn Ukraine.

Malofeev đích thân mời79 các nhà lãnh đạo cực Hữu Âu châu đến một lâu đài ở Vienna vào ngày 31 tháng Năm 2014. Tại cuộc tụ họp này, Pháp được Aymeric Chauprade và Marion Maréchal–Le Pen, cháu gái của Marine Le Pen, đại diện. Dugin đã lấy cắp show diễn bằng cách nhiệt thành rằng chỉ một cánh cực Hữu thống nhất có thể cứu châu Âu khỏi quỷ Satan đồng tính.

Sự lừa dối phát xít-phân liệt thay thế các sự kiện ở Ukraine và kinh nghiệm của những người Ukrainia. Dưới sức nặng của tất cả các khái niệm mâu thuẫn và những ảo mộng ảo giác về mùa xuân 2014, ai sẽ thấy hay nhớ cá nhân trên Maidan, với các dữ kiện và các đam mê của người đó, khát vọng của người đó để ở trong lịch sử và làm nên lịch sử?

Những người Nga, những người Âu châu, và những người Mỹ80 có ý định để quên các sinh viên bị đánh vào một đêm lạnh tháng Mười Một vì họ muốn một tương lai. Và những người mẹ và những người cha và các ông bà và các cựu binh và các công nhân xuống đường để bảo vệ “con cái chúng ta.” Và các luật sư và các nhà tư vấn thấy mình ném các cocktail Molotov (chai xăng). Hàng trăm ngàn người rời truyền hình và internet và đi đến Kyiv để đặt thân thể họ vào rủi ro. Các công dân Ukrainia mà không suy nghĩ về nước Nga hay địa chính trị hay ý thức hệ mà suy nghĩ về thế hệ tiếp theo. Sử gia trẻ về Holocaust, người trụ đỡ duy nhất của gia đình ông, đã quay lại Maidan trong cuộc bắn tỉa tàn sát để cứu một người bị thương, hay giảng viên đại học bị một viên đạn bắn tỉa vào hộp sọ hôm đó.

Người ta có thể ghi lại, rằng những người này đã không phải là những tên phát xít hay Nazi hay các thành viên của một âm mưu đồng tính quốc tế hay âm mưu Do thái quốc tế hay một âm mưu Do thái Nazi quốc tế đồng tính, như tuyên truyền Nga gợi ý cho các khán thính giả mục tiêu khác nhau. Người ta có thể đánh dấu các sự hư cấu và các mâu thuẫn. Điều này là không đủ. Những lời nói này đã không phải là các lý lẽ có logic hay những sự đánh giá thực sự, mà là một cố gắng có tính toán để phá hủy logic và tính thực. Một khi dây neo trí tuệ bị lỏng, là dễ cho những người Nga (và những người Âu châu, và những người Mỹ) để bám vào các chuyện kể được tài trợ tốt do truyền hình cung cấp, nhưng là không thể để cố gắng tìm cách hiểu người dân trong khung cảnh riêng của họ: để hiểu thấu họ đến từ đâu, họ nghĩ họ đang làm gì, loại tương lai nào họ hình dung cho bản thân họ.

Những người Ukrainia, mà bắt đầu81 bằng việc bảo vệ một tương lai Âu châu, thấy mình chiến đấu cho một ý thức rằng có thể có một quá khứ, một hiện tại, và một tương lai, một khi tuyên truyền và bạo lực bắt đầu. Maidan bắt đầu khi các công dân Ukrainia cố gắng để tìm thấy một giải pháp cho các vấn đề Ukrainia. Nó kết thúc với những người Ukrainia cố thử nhắc nhở những người Âu châu và Mỹ rằng những thời khắc cảm xúc cao đòi hỏi sự suy nghĩ tỉnh táo. Những người quan sát xa xôi nhảy vào bóng tối của câu chuyện, chỉ để bổ nhào vào một chỗ trống đen tối hơn sự ngu dốt. Thật cám dỗ, giữa sự quay cuồng của những cáo buộc Nga trong 2014, để đưa ra loại thỏa hiệp nào đó, như nhiều người Âu châu và Mỹ đã làm, và chấp nhận khẳng định Nga rằng Maidan đã là một “cuộc đảo chính cánh-hữu.”

 “Cuộc đảo chính” trong câu chuyện về cách mạng Ukrainia đã xảy ra sớm hơn, và ở nước Nga: trong 2011 và 2012, khi Putin quay lại chức tổng thống với một đa số nghị viện vi phạm các luật của chính nước ông. Lãnh tụ mà lên nắm quyền bằng các phương tiện như vậy đã phải làm trệch hướng dư luận, đổ lỗi, và trách nhiệm cho các kẻ thù bên ngoài. Đối với Putin, việc Nga xâm lấn Ukraine là tình tiết mới nhất của sự tự vệ Nga khỏi một châu Âu mà tội lỗi của nó là sự tồn tại của nó. Khẳng định Nga về một “cuộc đảo chính” ở Ukraine là một trong số những cách trình bày vô liêm sỉ nhất của Kremlin, vì chính những người Nga làm việc đó đã kỳ vọng Yanukovych bị loại bỏ bằng vũ lực, và đã tổ chức (thất bại hay thành công) các cuộc đảo chính trong chín khu vực Ukrainia.

Vấn đề ở Ukraine đã là sự yếu kém của luật trị và liên kết với sự bất bình đẳng của cải và sự tràn lan khắp nơi của tham nhũng. Đã là hiển nhiên với những người Ukrainia biểu tình rằng luật trị là cách duy nhất để phân bổ các nguồn lực bị các nhà tài phiệt thu thập, một cách bình đẳng hơn qua xã hội, và để cho phép những người khác thành công trong nền kinh tế. Suốt toàn bộ thời kỳ Maidan, tiến bộ xã hội trong những điều kiện có thể tiên đoán được và công bằng đã là mục tiêu trung tâm. Những người biểu tình đầu tiên, trong tháng Mười Một 2013, đã quan tâm đến việc cải thiện luật trị bằng sự Âu châu hóa Ukraine. Những người đi theo đã quan tâm đến bảo vệ luật trị, như nó đã là, khỏi một nhà lãnh đạo tài phiệt thối nát rơi vào dưới ảnh hưởng của Moscow. Trong tháng Giêng và tháng Hai 2014, những người biểu tình đã sử dụng ngôn ngữ nhân quyền.

Chắc chắn đã có các đại diện82 của cánh-hữu và quả thực các nhóm cực-Hữu trên Maidan, và họ là quan trọng trong sự tự vệ của Maidan khi chính phủ bắt đầu tra tấn và giết người. Đảng cánh-hữu Svoboda, tuy vậy, đã mất phần lớn sự ủng hộ của nó trong thời gian Maidan. Right Sector (Khu vực Hữu), một nhóm mới, đã chỉ có thể đưa khoảng ba trăm người đến Maidan. Các nhóm cánh-hữu mới nổi lên sau khi nước Nga xâm lấn Ukraine, đánh quân đội Nga và những kẻ ly khai ở miền đông. Sau khi cân nhắc kỹ, tuy thế, điều phi thường là chiến tranh đã ảnh hưởng ít thế nào đến dư luận theo hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan, ít hơn tại nước Nga đi xâm lấn rất nhiều. Cực Hữu đã không bắt đầu phong trào trên Maidan, đã chẳng bao giờ là bất cứ thứ gì giống một đa số, và cuối cùng đã không quyết định quyền lực đổi chủ như thế nào.

Tất nhiên mặc dù những người khác nhau có những quan điểm khác nhau, các cuộc biểu tình nói chung được các cộng đồng Do thái lớn nhất của Ukraine ủng hộ, ở Kyiv và Dnipro. Trong số những người tổ chức các tiểu đoàn tự vệ trên Maidan là một cựu binh của Lực lượng Phòng vệ Israel, người sẽ nhớ rằng những người của ông ở Kyiv gọi ông là “anh em.” Hai tổn thất nhân mạng đầu tiên trên Maidan, trong tháng Giêng, là người sắc tộc Armenia Sergei Nihoyan và công dân Belarusia Mikhail Zhiznevsky. Những người bị giết trong cuộc sát hại bắn tỉa tháng Hai đại diện tính đa dạng của Ukraine và của cuộc phản kháng. Trong số họ là Yevhen Kotlyev, một nhà hoạt động môi trường nói tiếng Nga từ Kharkiv, ở cực đông bắc của Ukraine. Ba người Do thái Ukrainia tay không đã bị giết trong vụ thảm sát, một trong số họ là một cựu binh Hồng Quân. Những người thuộc văn hóa Ukrainia, Nga, Belarusia, Armenia, Ba Lan, và Do thái đã chết trong một cuộc cách mạng nhân danh châu Âu mà được bắt đầu bởi một người trẻ nói hai-ngôn ngữ từ một gia đình Muslim tị nạn.

Một cuộc đảo chính dính líu đến quân đội hay cảnh sát hay sự kết hợp nào đó của hai lực lượng này. Quân đội Ukrainia đã ở trong các doanh trại, và cảnh sát chống bạo động đã đánh những người biểu tình cho đến tận cùng. Ngay cả khi Tổng thống Yanukovych bỏ trốn, không ai từ quân đội, cảnh sát, hay các bộ quyền lực tìm cách chiếm quyền, như lẽ ra đã thế trong một cuộc đảo chính. Việc Yanukovych trốn sang nước Nga đặt các công dân và các nhà làm luật Ukrainia vào một tình thế lạ thường: một nguyên thủ quốc gia, trong một cuộc xâm lăng vào nước ông, đã tìm nơi trú ẩn vĩnh viễn trong nước đi xâm lăng. Đấy là một tình huống không có tiền lệ pháp lý. Tác nhân chuyển tiếp là một quốc hội được bàu một cách hợp pháp.

Quyền tổng thống83 và các thành viên của chính phủ lâm thời, không hề là các nhà dân tộc chủ nghĩa Ukrainia cánh-hữu, nói chung là những người nói tiếng Nga từ miền đông Ukraine. Chủ tịch quốc hội, được chọn làm quyền tổng thống, là một mục sư Baptist từ đông nam Ukraine. Các bộ quốc phòng, nội vụ, và an ninh quốc gia được những người nói tiếng Nga tiếp quản trong thời kỳ chuyển tiếp. Quyền bộ trưởng quốc phòng là người gốc Roma (Di gan). Bộ trưởng nội vụ là người sinh ra nửa Armenia và nửa Nga. Trong hai phó thủ tướng, một là người Do thái. Thống đốc vùng Dnipropetrovsk, một vùng đông nam bị cuộc xâm lấn Nga đe dọa, cũng là người Do thái. Mặc dù ba trong mười tám vị trí trong chính phủ lâm thời mùa xuân 2014 do đảng dân tộc chủ nghĩa Svoboda nắm giữ, đấy không phải là một chính phủ cánh Hữu theo bất kể nghĩa có ý nghĩa nào.

Những người tiến hành các cuộc đảo chính84 không kêu gọi một sự giảm quyền lực của nhánh hành pháp, nhưng đó là cái đã diễn ra ở Ukraine. Những người tiến hành các cuộc đảo chính không kêu gọi các cuộc bầu cử nhằm để nhượng lại quyền lực, nhưng đấy là cái đã xảy ra ở Ukraine. Thắng các cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 25 tháng Năm 2014, là Petro Poroshenko, một người trung dung nói tiếng Nga từ miền nam Ukraine người được biết đến nhất như một nhà sản xuất sô cô la. Nếu có bất cứ thứ gì giống một mưu toan đảo chính vào thời điểm đó, thì là mưu toan của nước Nga để hack Ủy ban Bầu cử Trung ương của Ukraine nhằm để tuyên bố rằng một chính trị gia cực-Hữu đã thắng, và công bố trên truyền hình Nga rằng ông ta đã thắng.

Trong tháng Năm 2014,85 hai chính trị gia cực-Hữu đã giới thiệu mình như các ứng viên cho chức tổng thống Ukrainia; mỗi người trong số họ nhận được ít hơn 1% số phiếu. Cả hai đã nhận được số phiếu ít hơn một ứng viên Do thái ứng cử trên một cương lĩnh Do thái. Người chiến thắng Poroshenko sau đó triệu tập các cuộc bầu cử quốc hội, được tổ chức trong tháng Chín. Lần nữa, điều này là ngược lại với cái lẽ ra được kỳ vọng trong một cuộc đảo chính, và lần nữa sự ưa thích của quần chúng đối với cực Hữu ở Ukraine đã rất hạn chế. Chẳng đảng cánh-hữu nào của Ukraine, Svoboda và một đảng mới mà phát triển từ nhóm bán quân sự Right Sector, vượt qua được ngưỡng 5% cần thiết cho sự tham gia trong quốc hội. Svoboda mất ba chức bộ trưởng, và một chính phủ mới được thành lập mà không có cánh Hữu. Chủ tịch quốc hội mới là người Do thái; muộn hơn ông trở thành thủ tướng.

Thỏa thuận liên kết với châu Âu được ký trong tháng Sáu 2014. Nó có hiệu lực trong tháng Chín 2017. Lịch sử tiếp tục.

Có một sự khác biệt lớn liệu những người trẻ xuống đường để bảo vệ tương lai hay đến trong những xe tank để chặn nó.

Đối với nhiều người Ukrainia, tương lai đã không thể đến đủ nhanh. Nếu Maidan đã là có thể, thì các quốc gia chính trị, các xã hội dân sự, các nền kinh tế quà tặng, và sự hy sinh cá nhân là có thể—và có thể xuất hiện lần nữa. Vì xã hội dân sự Ukrainia đã tự bảo vệ mình và nhà nước Ukrainia bền bỉ, lịch sử chính trị Ukrainia tiếp tục. Bởi vì Ukraine đã không sụp đổ với cú đòn đầu tiên, các chính trị gia Nga có chính kiến về tính vĩnh viễn phải tiếp tục đến.

Các sĩ quan Nga86 được cử để chỉ huy chiến tranh ở Crimea, và rồi ở những phần khác của Ukraine, là những người sống trong một ống thời gian (timescape) của sự vô tội Nga vĩnh viễn. Theo Borodai, Ukraine và nước Nga thuộc về một “nền văn minh chung,” mà ông mô tả như “một thế giới Nga khổng lồ được hình thành hơn một ngàn năm.” Sự tồn tại của một nhà nước Ukrainia như thế được hình dung như một hình thức xâm lược chống lại nước Nga, vì những người bên ngoài “muốn di dời Ukraine khỏi thế giới Nga của chúng ta.” Borodai đọc Gumilev và làm việc cho Malofeev; các ý tưởng tương tự, tuy vậy, được bày tỏ bởi những người Nga và những người Ukrainia mà không đọc các nhà tư tưởng phát xít hay không làm việc cho các nhà ngân hàng đầu tư bị đồng tính dục ám ảnh.

Việc Nga xâm lấn Ukraine87 đã trùng với một sự tăng vọt về sự ưa thích văn học của “lữ khách thời gian tình cờ,” một thể loại khoa học viễn tưởng Nga. Trong những câu chuyện này, các cá nhân, các nhóm, các vũ khí và các quân đội vòng đi và vòng lại qua thời gian nhằm để sửa bức tranh thổng thể. Như trong chính kiến về tính vĩnh viễn, các dữ kiện và những sự liên tục biến mất, được thay bằng những cú nhảy từ điểm tới điểm. Tại những thời điểm quan trọng, một nước Nga vô tội luôn luôn xua đuổi một phương Tây tội lỗi. Như thế Stalin tiếp xúc với Putin để giúp ông tuyên bố thiết quân luật ở nước Nga và chiến tranh chống lại Hoa Kỳ. Hay những người Nga quay ngược thời gian về 1941 để giúp Liên Xô đánh bại sự xâm lược Đức.

Trở thành chính sách Nga chính thức,88 như đã là chính sách Soviet chính thức, để nhớ lại Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai như bắt đầu trong 1941 hơn là trong 1939. Năm 1941 là một thời khắc của sự vô tội Nga chỉ nếu được quên rằng Liên Xô đã bắt đầu cuộc chiến tranh trong 1939 như đồng minh của nước Đức, và rằng giữa 1939 và 1941 nó đã tiến hành các chính sách tại các vùng đất bị chiếm mà đã không rất khác với các chính sách của riêng nước Đức. Mới gần đây trong 2010, Putin đã sẵn lòng để nói với thủ tướng Ba Lan về vụ tàn sát Katyn, tội ác Soviet khét tiếng nhất thời kỳ đó. Vào 2014, thái độ này đã bị đảo ngược hoàn toàn. Putin bảo vệ sai hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939 như chỉ là một thỏa thuận không xâm lược, mà là một sự lùi lại truyền thống Soviet. Nếu “Liên Xô đã không muốn chiến đấu,” như Putin nói trong 2014, thì vì sao quân đội Soviet lại xâm lấn Ba Lan trong 1939 và bắt các sĩ quan Ba Lan làm tù nhân, và vì sao cảnh sát mật Soviet lại tàn sát hàng ngàn người trong số họ tại Katyn trong 1940? Trong 2014, luật Nga biến hành động gợi ý, rằng Liên Xô đã xâm lấn Ba Lan, chiếm đóng các Nhà nước Baltic, hay đã phạm các tội ác chiến tranh giữa 1939 và 1941, thành một tội hình sự. Tòa án tối cao Nga muộn hơn đã xác nhận rằng một công dân Nga có thể bị kết án về một tội cho việc đăng lại các dữ kiện sơ đẳng về lịch sử Nga trên media xã hội.

Tiên đề về89 sự vô tội Nga hoàn hảo cho phép sự tưởng tượng Nga vô tận. Igor Girkin, người cộng tác với Borodai ở Crimea và trong sự can thiệp Nga tiếp sau ở đông nam Ukraine, cũng đã là một lữ khách thâm căn cố đế qua các ống thời gian. Mặc dù là một sĩ quan tình báo quân đội Nga, một nhân viên của Malofeev, ông đã tìm thấy thời gian để viết khoa học viễn tưởng cho trẻ em. Trước cuộc xâm lấn Ukraine, Girkin cũng đã là một diễn viên tái hiện—ai đó thích mặc quân phục và diễn lại các trận đánh quá khứ. Tại Ukraine, Girkin đã bình luận về một cuộc chiến tranh thật trên một blog dành cho cho đồ cổ. Như một người hâm mộ cuồng nhiệt của Chiến tranh Thế giới lần thứ Nhất và Nội chiến Nga, ông hy vọng gắn huy chương cho các lính Nga 2014 bằng các huy chương từ thời đó. Như ai đó diễn lại Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai trong vai một sĩ quan Hồng quân, Girkin trích dẫn các lệnh do Stalin đưa ra trong 1941 khi ông tử hình những người thật trong cuộc xâm lấn Nga thật trong 2014.

Đối với nhiều thanh niên Nga,90 sự can thiệp vào Ukraine xảy ra trong một năm 1941 tưởng tượng, giữa vinh quang được ghi nhớ về các cụ của họ bảo vệ Liên Xô khỏi nước Đức Nazi. Truyền hình đã tăng cường quan điểm này bằng sự viện dẫn liên miên của nó đến những từ ngữ gắn với Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại. Kênh Pervyi sử dụng cụm từ “các hoạt động trừng phạt” liên quan đến binh lính Ukrainia hơn 500 lần. Một sự ám chỉ đến các hoạt động của Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai, cụm từ này đặt lịch quay lại năm 1941 và phân vai những người Ukrainia như các nazi. Các binh lính Nga ở Crimea, khi được hỏi về các hành động của họ, đã đổi chủ đề sang Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Sau những sự can thiệp tiếp sau ở đông nam Ukraine, những người Nga đã bắt các tù nhân chiến tranh của họ diễu hành ở nơi công cộng, bắt chước các cuộc diễu hành làm nhục binh lính Đức mà Stalin đã tổ chức. Các công dân Ukrainia mà chọn chiến đấu ở bên Nga đã lấy cắp một chiếc xe tank thời–Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai từ một đài kỷ niệm. (Động cơ của nó hoạt động tốt vì nó đã được sửa chữa cho một cuộc duyệt binh năm trước.) Một người ủng hộ như vậy nói rằng bà không thể tưởng tượng một thắng lợi Ukrainia, mà có nghĩa là “1942.” Chừng nào trận đánh còn diễn ra, nó đã luôn luôn và mãi mãi là 1941. Trong một cuộc xâm nhập lớn trong mùa hè 2014, những người Nga trẻ đã sơn các từ VÌ STALIN! trên các xe tank của họ.

Tại nước Nga, tỉ lệ ủng hộ Stalin91 (không phải Putin, mà là Stalin) đã tăng lên 52%, con số được ghi lại cao nhất. Tỉ lệ ủng hộ Leonid Brezhnev cũng đã đạt một mức cao lịch sử. Chính Brezhnev chết từ lâu là người tạo ra sự sùng bái Stalin chết từ lâu hơn nữa như lãnh tụ đã cứu nước Nga trong Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại. Stalin và Brezhnev không chỉ tăng lên về sự được yêu mến giữa những người sống, mà cả trong sự cộng hưởng trong thế giới của họ. Khi thời gian trôi đi, ngày càng nhiều người Nga bày tỏ một ý kiến về các lãnh tụ đã chết của họ. Stalin và Brezhnev đã không lùi dần vào quá khứ, mà quay lại vào hiện tại vĩnh cửu. Quả thực, dữ kiện đơn giản rằng những người Nga trong thập niên thứ hai của thế kỷ thứ hai mươi mốt trả lời cho các khảo sát chính trị đều đặn về các lãnh tụ từ thế kỷ thứ hai mươi gợi ý mạnh mẽ. Chính kiến về tính vĩnh viễn có nhiều hơn một hơi thở của xác sống.

Chiến tranh ở Ukraine92 đã không là một cuộc thi về các ký ức lịch sử. Đúng hơn, sự xâm lấn Nga đã phá vỡ cái đã là một huyền thoại Soviet chung về một quá khứ Nga và Ukrainia chung. Tên của bảo tàng chiến tranh chính thống ở Kyiv được thay từ “Chiến tranh Ái quốc Vĩ đại” thành “Chiến tranh Thế giới thứ Hai” khi các xe tank Nga bị bắt từ chiến tranh 2014 được đặt trên bãi cỏ của nó.

Chiến tranh Nga chống lại Ukraine là cái gì đó sâu sắc hơn: một chiến dịch của tính vĩnh viễn chống lại tính mới. Mọi cố gắng để đổi mới phải đối đầu với cliché (sáo ngữ) của sức mạnh và sức mạnh của cliché? Hay là có thể, cùng với những người Ukrainia của Maidan, để làm cái gì đó mới?

Chú thích:

1. Chính kiến Nga về tính vĩnh viễn Vladimir Putin, “Meeting with members of Holy Synod of Ukrainian Orthodox Church of Moscow Patriarchate,” July 27, 2013, Kremlin, 18960. Ông nói loại việc này với tần số tăng lên trong 2013: John Lough, “Putin’s Communications Difficulties Reflect Serious Policy Problem,” Chatham House, 2014.

2. Trong tháng Chín 2013 tại Vladimir Putin, “Excerpts from the transcript of the meeting of the Valdai International Discussion Club,” Sept. 19, 2013. “Mô hình hữu cơ” được thảo luận trong chương 1.

3. Các quốc gia là các thứ mới  Tư cách nhà nước Rus ban đầu được thảo luận trong chương 2. Xem nói chung Franklin and Shepard, Emergence of Rus; Winroth, Conversion of Scandinavia.

4. Cũng là có thể Isaiah Berlin, trong “The Concept of Scientific History,” các trích dẫn Lewis Namier đến tác động lý thú: “Cái ý nghĩa lịch sử có ý định nói không phải là sự hiểu biết về cái đã xảy ra, mà là kiến thức về cái đã không xảy ra.”

5. Các hình thể mà làm cho Về Đại Công quốc, xem Daniel Stone, The Polish-Lithuanian State, 1386–1795 (Seattle: University of Washington Press, 2001). Về những căng thẳng, xem Timothy Snyder, The Reconstruction of Nations: Poland, Ukraine, Lithuania, Belarus, 1569–1999 (New Haven: Yale UP, 2003); Oskar Halecki, Przyłączenie Podlasia, Wołynia, i Kijowszczyzny do Korony w Roku 1569 (Cracow: Gebethner and Wolff, 1915); Nataliia Iakovenko, Narys istorii Ukrainy z naidavnishykh chasiv do kintsia XVIII stolittia (Kyiv: Heneza, 1997); Jan Rotkowski, Histoire economique de la Pologne avant les partages (Paris: Champion, 1927).

6. Sau 1569 Xem David Frick, Polish Sacred Philology in the Reformation and Counter-Reformation (Berkeley: University of California Press, 1989); André Martel, La Langue Polonaise dans les pays ruthènes (Lille: Travaux et Mémoires de l’Université de Lille, 1938).

7. Các nông nô tìm nơi trú ẩn Vitalii Shcherbak, Ukrains’ke kozatstvo (Kyiv: KM Akademia, 2000); Tetiana Iakovleva, Hetmanshchyna v druhii polovini 50-kh rokiv XVII stolittia (Kyiv: Osnovy, 1998).

8. Trong 1648, những căng thẳng này Xem Jaroslaw Pelenski, “The Origins of the Official Muscovite Claim to the ‘Kievan Inheritance,’ ” Harvard Ukrainian Studies, vol. 1, no. 1, 1977, 48–50.

9. Muscovy bây giờ quay sang phía tây Xem David Saunders, The Ukrainian Impact on Russian Culture, 1750–1850 (Edmonton: CIUS, 1985); K. V. Kharlampovich, Malorossiiskoe vliianie na velikorusskuiu tserkovnuiu zhizn’ (Kazan: Golubeva, 1914).

10. Trong thế kỷ thứ mười chín Daniel Beauvois, Pouvoir russe et noblesse polonaise en Ukraine, 1793–1830 (Paris: CNRS Editions, 2003); Daniel Beauvois, Le noble, le serf, et le revizor (Paris: Editions des archives contemporaines, 1985); Jarosław Hrycak, Historia Ukrainy: 1772–1999 (Lublin: Instytut Europy Środkowo-Wschodniej, 2000); Andreas Kappelar, Russland als Vielvölkerreich (Munich: Beck, 1982).

11. Một vùng đất của Rus Iryna Vushko, The Politics of Cultural Retreat (New Haven: Yale UP, 2017); John Paul Himka, Socialism in Galicia (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 1983); Ivan L. Rudnyts’kyi, Essays in Modern Ukrainian History (Edmonton: Canadian Institute for Ukrainian Studies, 1987); Roman Szporluk, “The Making of Modern Ukraine: The Western Dimension,” Harvard Ukrainian Studies, vol. 25, nos. 1-2, 2001, 57–91; Harald Binder, Galizien in Wien (Vienna: Verlag der Österreichischen Akademie der Wissenschaften, 2005); Mykhailo Vozniak, Iak probudylosia ukrains’ke narodnie zhyttia v Halychyni za Avstrii (L’viv: Dilo, 1924).

12. Sau Cách mạng Bolshevik Về các tính liên tục từ thời kỳ đế quốc đến thời kỳ Soviet: Richard Pipes, The Formation of the Soviet Union (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 1997). Về Ukraine và các cường quốc Hữu nghị (Entente powers): Oleksandr Pavliuk, Borot’ba Ukrainy za nezalezhnist’ i polityka SShA, 1917–1923 (Kyiv: KM Akademia, 1996); Caroline Milow, Die ukrainische Frage 1917–1923 im Spannungsfeld der europäischen Diplomatie (Wiesbaden: Harrassowitz Verlag, 2002); Mark Baker, “Lewis Namier and the Problem of Eastern Galicia,” Journal of Ukrainian Studies, vol. 23, no. 2, 1998, 59–104. Về địa chính trị Nga-Ba Lan: Andrzej Nowak, Polska a trzy Rosje (Cracow: Arcana, 2001); cũng xem Richard Ullman, Anglo-Soviet Relations 1917–1920 (Princeton: Princeton UP, three volumes, 1961–1973). Về các khu vực rơi vào Ba Lan: Werner Benecke, Die Ostgebiete der Zweiten Polnischen Republik (Köln: Böhlau Verlag, 1999); Jan Tomasz Gross, Revolution from Abroad (Princeton: Princeton UP, 1988); Katherine R. Jolluck, Exile and Identity (Pittsburgh: University of Pittsburgh Press, 2002).

13. Lịch sử Ukrainia Về chủ nghĩa thực dân Đức: Willeke Hannah Sandler, “ ‘Colonizers are Born, Not Made’: Creating a Colonial Identity in Nazi Germany, 1933–1945,” luận văn tiến sĩ, Duke University, 2012; Lora Wildenthal, German Women for Empire, 1884–1945 (Durham: Duke UP, 2001); Jürgen Zimmerer, Von Windhuk nach Auschwitz (Münster: LIT Verlag, 2011); Wendy Lower, Nazi Empire-Building and the Holocaust in Ukraine (Chapel Hill: University of North Carolina Press, 2005); cf Alexander Victor Prusin, The Lands Between: Conflict in the East European Borderlands, 1870–1992 (Oxford: Oxford UP, 2010). Về ngôn ngữ của sự tự-thực dân hóa Soviet: Alvin Gouldner, “Stalinism: A Study of Internal Colonialism,” Telos, no. 34, 1978, 5–48; Lynne Viola, “Selbstkolonisierung der Sowjetunion,” Transit, no. 38, 2009, 34–56.

14. Joseph Stalin đã hiểu  Về số người Do thái bị giết ở Ukraine: Alexander Kruglov, “Jewish Losses in Ukraine,” trong Ray Brandon and Wendy Lower, eds., The Shoah in Ukraine (Bloomington: Indiana UP, 2008), 272–90. Về số tử vong trong Holocaust ở Liên Xô, xem Yitzhak Arad, The Holocaust in the Soviet Union (Lincoln: University of Nebraska Press and Jerusalem: Yad Vashem, 2009). Cho những ước lượng thêm xem Dieter Pohl, Verfolgung und Massenmord in der NS-Zeit 1933–1945 (Darmstadt: Wissenschaftliche Buchgesellschaft, 2008); Snyder, Bloodlands.

15. Sau khi Hồng Quân Về bản thân thỏa thuận, xem John Basarab, Pereiaslav 1654 (Edmonton: CIUS, 1982).

16. Ukraine Soviet đã là Về các sự lưu đày, xem Snyder, Reconstruction of Nations; Grzegorz Motyka, Od rzezi wołyńskiej do akcji “Wisła”. Konflikt polsko-ukraiński 1943–1947 (Warsaw: Wydawnictwo Literackie, 2011); Jeffrey Burds, “Agentura: Soviet Informants Networks and the Ukrainian Underground in Galicia,” East European Politics and Societies, vol. 11, no. 1, 1997, 89–130.

17. Mặc dù chính sách Soviet Về nạn đói 1933, xem Andrea Graziosi, The Great Soviet Peasant War (Cambridge, Mass.: Harvard UP, 1996); Barbara Falk, Sowjetische Städte in der Hungersnot 1932/33 (Cologne: Böhlau Verlag, 2005); Robert Kuśnierz, Ukraina w latach kolektywizacji i wielkiego głodu (Toruń: Grado, 2005); Anne Applebaum, Red Famine: Stalin’s War on Ukraine (New York: Doubleday, 2017). Một hướng dẫn đương thời đến các năm 1970 và các năm 1980 là các tiểu luận được sưu tập muộn hơn trong Roman Szporluk, Russia, Ukraine, and the Breakup of the Soviet Union (Stanford: Hoover Press, 2000).

18. Chắc chắn, những người cộng sản Ukrainia Về những thập niên cuối của lịch sử Ukrainia Soviet, xem Serhii Plokhy, The Gates of Europe (New York: Basic Books, 2015), 291–336.

19. Như ở nước Nga mới  Cho một sự tương phản ngắn đương thời: “Ukraine’s Biggest Problem: No Money,” American Interest, Feb. 24, 2014; “On Putin and Oligarchs,” American Interest, Sept. 19, 2014; “Private Banks Fuel Fortune of Putin’s Inner Circle,” NYT, Sept. 29, 2014. Xem nói chung Dawisha, Putin’s Kleptocracy.

20. Sau thất bại của ông Franklin Foer, “The Quiet American,” Slate, April 28, 2016; Franklin Foer, “Putin’s Puppet,” Slate, July 21, 2016; Roman Romaniuk, “How Paul Manafort Brought US Politics to Ukraine (and Ukrainian Politics to the US),” UP, Aug. 18, 2016; Nick Robins-Early, “Who is Viktor Yanukovych and What’s His Connection to Paul Manafort?” HP, Oct. 30, 2017; Steven Lee Myers and Andrew Kramer, “How Paul Manafort Wielded Power in Ukraine Before Advising Donald Trump,” NYT, July 31, 2016.

21. Sau khi thắng Của cải của gia đình Yanukovych: Benjamin Bidder, “The Dubious Business of the Yanukovych Clan,” Spiegel Online, May 16, 2012; Alexander J. Motyl, “Ukraine: The Yanukovych Family Business,” World Affairs, March 23, 2012; H. E. Hale and R. W. Orttung, Beyond the Euromaidan, (Palo Alto: Stanford UP, 2016), 191. Yanukovych bỏ tù đối lập: Kathy Lally, “Ukraine jails former prime minister,” WP, Oct. 11, 2011; Luke Harding, “Ukraine’s new government puts final nail in coffin of the Orange Revolution,” TG, March 11, 2010.

22. Như một nhà nước mới, Ukraine Thỏa thuận liên kết: Amanda Paul, “Ukraine under Yanukovych: Plus ça change?” European Policy Centre, Feb. 19, 2010; “Ukraine protests after Yanukovych EU deal rejection,” BBC, Nov. 30, 2013; “How the EU Lost Ukraine,” Spiegel Online, Nov. 25, 2013.

23. Dù các thiếu sót “Berkut’ besposhchadno rastoptal kyevskyy evromaydan,” Fakty UA, Nov. 30, 2013. Trích dẫn mẫu mực: “Giọt kiên nhẫn cuối cùng của chúng tôi là giọt máu đầu tiên đổ trên Maidan.” Sergei Gusovsky, 13-12 2013, trong Timothy Snyder and Tatiana Zhurzhenko, eds., “Diaries and Memoirs of the Maidan,” Eurozine, June 27, 2014.

24. Các công dân Ukrainia Nihoyan bằng lời của chính ông: phỏng vấn, Jan. 19, 2014, TSN. Xem cả Daisy Sindelar, Yulia Ratsybarska, and Franak Viachorka, “How an Armenian and a Belarusian Died for the Ukrainian Revolution,” The Atlantic, Jan. 24, 2014; “First Victims of Maidan Crackdown Remembered in Ukraine,” RFE/RL, Jan. 22, 2015. Về Donbas và các công nhân của nó, xem Hiroaki Kuromiya, Freedom and Terror in the Donbas (Cambridge: Cambridge UP, 1998); Tanja Penter, Kohle für Stalin und Hitler (Essen: Klartext Verlag, 2010).

25. Vào ngày 10 tháng Mười Hai 2013 Các trích dẫn trong đoạn này: Snyder and Zhurzhenko, “Diaries and memoirs of the Maidan.”

26. Vào ngày 16 tháng Giêng 2014 “Priniaatye Radoi 16 ianvaria skandal’nye zakony opublikovany,” Liga Novosti, Jan. 21, 2014; Will Englund, “Ukraine enacts harsh laws against protests,” WP, Jan. 17, 2014; Timothy Snyder, “Ukraine: The New Dictatorship,” NYR, Feb. 20, 2014.

27. Sáu ngày sau David M. Herszenhorn, “Unrest Deepens in Ukraine as Protests Turn Deadly,” NYT, Jan. 22, 2014; “Timeline: How Ukrainian Protests Descended into Bloodbath,” RFL/RE, Feb. 19, 2014; Piotr Andrusieczko, “Ofiary kijowskiego Majdanu nie byly daremne,” GW, Nov. 21, 2014.

28. Khi tháng Hai bắt đầu Fond Demokratychni Initsiatyvy im. Il’ka Kucheriva, “Vid Maidanu-taboru do Maidanu-sichi,” khảo sát những người tham gia, tháng Hai 2014.

29. Các công dân Ukrainia Cuộc thăm dò: “Vid Maidanu-taboru do Maidanu-sichi,” khảo sát những người tham gia, tháng Hai 2014. Surenko: Snyder and Zhurzhenko, “Diaries and memoirs of the Maidan.”

30. Chính trị của quốc gia này Volodymyr Yermolenko, “O dvukh Evropakh,” inache.net, Dec. 18, 2013.

31. Trong khi đó Bihun: Leonid Finberg and Uliana Holovach, eds., Maidan. Svidchennia (Kyiv: Dukh i Litera, 2016), 89. Andrij Bondar: Snyder and Zhurzhenko, “Diaries and memoirs of the Maidan.”

32. Nền kinh tế của Maidan Nền kinh tế quà tặng: Valeria Korablyova, “The Idea of Europe, or Going Beyond Geography,” bài báo không công bố, 2016. Các trích dẫn: Snyder and Zhurzhenko, “Diaries and memoirs of the Maidan.”

33. Trong đầu 2014 Data: “Vid Maidanu-taboru do Maidanu-sichi.” Cherepanyn: personal experience, 2014. Xem cả Natalie Wilson, “Judith Butler’s Corporeal Politics: Matters of Politicized Abjection,” International Journal of Sexuality and Gender Studies, vol. 6, nos. 1-2, 2001, at 119–21.

34. Sự phản kháng kiên nhẫn Snyder and Zhurzhenko, “Diaries and memoirs of the Maidan.”

35. Sau khi đến như các cá nhân Yermolenko: “O dvukh Evropakh.” Hrytsak được trích dẫn trong Snyder and Zhurzhenko, “Diaries and memoirs of the Maidan.” Trích Franklin: Korablyova, “The Idea of Europe, or Going Beyond Geography.”

36. Một nhóm các luật sư Ukrainia Finberg and Holovach, Maidan. Svidchennia, 100.

37. Trong cuối 2011 Vladimir Korovin, “Putin i Evraziiskaia ideologiia,” Izborsk Club, April 15, 2014, bài báo 2801.

38. Trong tháng Mười Một và Mười Hai 2013 “ ‘Ia ne gei!’: khakery vzlomali sotsseti Klichko posle ego prizyva vyiti na Maidan,” NTV, Nov. 22, 2013, 714256. Cho bối cảnh nền hữu ích, xem Oleg Riabov and Tatiana Riabova, “The Decline of Gayropa?” Eurozine, Feb. 2013.

39. Ngay sau khi các sinh viên bắt đầu Chế độ độc tài đồng tính: “V Kieve aktivisty vodili khorovod i protykali puzyr’ evrogomointegratsii,” NTV, Nov. 24, 2014, 735116. “The ‘gay’ maelstrom of euro-integration,” Trueinform, Dec. 22, 2013; Viktor Shestakov, “ ‘Goluboi’ omut ‘evrorevoliutsii,’ ili Maidan sdali,” Odna Rodina, Dec. 21, 2014.

40. Dmitry Kiselev Jim Rutenberg, “How the Kremlin built one of the most powerful information weapons of the 21st century,” NYT, Sept. 13, 2017.

41. Vào ngày 1 tháng Mười Hai 2013 Kiselev nói về liên minh Ba Lan-Lithuania-Thụy Điển: Dmitrii Kiselev, “Vesti Nedeli,” Rossiia-1, Dec. 1, 2013, 928691.

42. Trong một tình tiết khác Dmitrii Kiselev, “Vesti Nedeli,” Rossiia-1, Dec. 8, 2013. Segodnia: Nikolai Telepnev, “Gei-Udar Po ‘Udaru,’ ” Dec. 20, 2013, 133168.

43. Sự hội nhập Âu châu Malofeev: Nataliia Telegina, “Put’ Malofeeva: ot detskogo pitaniia k sponsorstvu Donbassa i proshchennym,” republic.ru, May 12, 2015, 50662. KP bài báo: “Gei-drovishki v koster Maidana,” KP, May 12, 2013, 3055033.

44. Khi Yanukovych công bố “V Kieve aktivisty vodili khorovod i protykali puzyr’ evrogomointegratsii,” NTV, Nov. 24, 2014.

45. Vào ngày 17 tháng Mười Hai 2013 Thương vụ khí tự nhiên: “Putin Pledges Billions, Cheaper Gas to Yanukovych,” RFE/RL, Dec. 17, 2013; Carol Matlack, “Ukraine Cuts a Deal It Could Soon Regret,” Bloomberg, Dec. 17, 2013; David Herszenhorn and Andrew Kramer, “Russia Offers Cash Infusion for Ukraine,” NYT, Dec. 17, 2013. Cảnh sát chống bạo động Ukrainia dùng vũ lực: Andrew Kramer, “Police and Protestors in Ukraine Escalate Use of Force,” NYT, Jan. 20, 2014; cho sự nhớ lại về bạo lực xem cả Snyder and Zhurzhenko, “Diaries and memoirs of the Maidan”; Finberg and Holovach, Maidan. Svidchennia.

46. Một diễn viên chính Ilya Arkhipov, Henry Meyer, and Irina Reznik, “Putin’s ‘Soros’ Dreams of Empire as Allies Wage Ukraine Revolt,” Bloomberg, June 15, 2014.

47. Nhân viên của Malofeev, Girkin Telegina, “Put’ Malofeeva.” Girkin’s past and self-definition as “special operations officer”: Aleksandr Prokhanov, phỏng vấn Girkin, “Kto ty, Strelok?” Zavtra, Nov. 20, 2014. Girkin xác định bản thân ông như một “đại tá”: Aleksandr Chalenko, phỏng vấn Girkin, Politnavigator, Dec. 1, 2014.

48. Một bản ghi nhớ được lưu hành Andrei Lipskii, “ ‘Predstavliaetsia pravil’nym initsiirovat’ prisoedinenie vostochnykh oblastei Ukrainy k Rossii’,” NG, Feb. 2015. Bản ghi nhớ đánh giá chế độ Yanukovych: “Vo-pervykh, rezhim V. Yanukovicha okonchatel’no obankrotilsia. Ego politicheskaia, diplomaticheskaia, finansovaia, informatsionnaia podderzhka Rossiskoi Federatsiei uzhe ne imeet nikakogo smysla.” Cho một bản dịch tiếng Đức, xem “Russlands Strategiepapier im Wortlaut,” Die Zeit, Feb. 26, 2016; cho thảo luận, xem Steffen Dobbert, Christo Grosev, and Meike Dülffer, “Putin und der geheime Ukraine-Plan,” Die Zeit, Feb. 26, 2015.

49. Trong một bài thảo luận chính sách  “Spasti Ukrainu! Memorandum ekspertov Izborskogo Kluba,” Feb. 13, 2014.

50. Vào ngày mà Club Izborsk Lavrov and hedonism: Sergei Lavrov, “V ponimanii EC i CShA ‘svobodnyi’ vybor za ukraintsev uzhe sdelan,” Kommersant, Feb. 13, 2014. Surkov và vũ khí: Kurczab-Redlich, Wowa, 667–68.

51. Bây giờ các diễn viên Âu châu Bạn có tin rằng Victoria Nuland, một thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ lúc đó, đã phân phát cookies (bánh quy) trên Maidan? Nếu thế, phiên bản của các sự kiện đã bước vào tâm trí bạn qua tuyên truyền Nga. Bà đã phân phát sandwich. Sự khác nhau này, bản thân nó không quan trọng, được dùng như một dấu vết hữu ích. Nếu câu chuyện trong tâm trí bạn gồm yếu tố hư cấu “cookies,” nó gồm các yếu tố hư cấu khác.

52. Sáng kiến quan trọng nhất Các cuộc thương lượng, bắn, bỏ chạy: “A Kiev, la diplomatie européenne négocie directement avec Ianoukovitch,” LM, Feb. 20, 2014; Matthew Weaver and Tom McCarthy, “Ukraine crisis: deadly clashes shatter truce,” TG, Feb. 20, 2014. Yanukovych từ chức: Shiv Malik, Aisha Gani, and Tom McCarthy, “Ukraine crisis: deal signed in effort to end Kiev standoff,” TG, Feb. 21, 2014; “Ukraine’s Parliament, President Agree to Opposition Demands,” RFE/RL, Feb. 21, 2014; Sam Frizell, “Ukraine Protestors Seize Kiev as President Flees,” Time, Feb. 22, 2014; Alan Taylor, “Ukraine’s President Voted Out, Flees Kiev,” The Atlantic, Feb. 22, 2014.

53. Thời khắc,  Sự hiện diện FSB 20–21 tháng Hai: Kurczab-Redlich, Wowa, 667–68; Andrei Soldatov, “The True Role of the FSB in the Ukrainian Crisis,” Moscow Times, April 15, 2014. Xem cả Simon Shuster, “The Russian Stronghold in Ukraine Preparing to Fight the Revolution,” Time, Feb. 23, 2014; Daniel Boffey and Alec Luhn, “EU sends advisers to help Ukraine bring law and order to rebel areas,” TG, July 26, 2014.

54. Sau sự giết người hàng loạt  Yanukovych mất đa số quốc hội: “Parliament votes 328–0 to impeach Yanukovych on Feb. 22; sets May 25 for new election; Tymoshenko free,” Kyiv Post, Feb. 23, 2014; Uri Friedman, “Ukraine’s Government Disappears Overnight,” The Atlantic, Feb. 22, 2014.

55. Vụ bắn tỉa tàn sát Cyber ở Crimea: Owen Matthews, “Russia’s Greatest Weapon May Be Its Hackers,” NW, May 7, 2015; Hannes Grassegger and Mikael Krogerus, “Weaken from Within,” New Republic, Dec. 2017, 21; Adam Entous, Ellen Nakashima, and Greg Jaffe, “Kremlin trolls burned across the Internet,” WP, Dec. 25, 2017. Internet Research Agency: Adrian Chen, “The Agency,” NYT, June 2, 2015. Về bầu không khí của vài ngày đầu của cuộc xâm lấn, xem những bản thống điệp sớm từ loạt phim tài liệu “Russian Roulette (Roulette Nga)” của Simon Ostrovsky tại VICE News online.

56. Vào thời gian Yanukovych xuất hiện lại Các số đơn vị: Thomas Gutschker, “Putins Schlachtplan,” FAZ, July 9, 2014. Một số sự đưa tin ban đầu về Nga xâm lấn Ukraine: “Russian troops in Crimea and the traitor admiral” (“Russkie voiska v Krymu i admiral predatel’ ”) BigMir, March 3, 2014; Telegina, “Put’ Malofeeva.” Xem cả Pavel Nikulin, “Kak v Krymu otneslis’ k vvodu rossiiskikh voisk,” Slon, March 1, 2014; Il’ia Shepelin, “Prorossiiskie soldaty otkryli ogon’ v vozdukh, chtoby ne dat’ ukrainskim vernut’ aerodrom Bel’bek,” Slon, March 3, 2014.

57. Bắt đầu vào ngày 24 tháng Hai 2014 Nga xâm lấn Crimea: Anton Bebler, “Crimea and the Russian-Ukrainian Conflict,” Romanian Journal of Foreign Affairs, vol. 15, no. 1, 2015, 35–53; Ashley Deels, “Russian Forces in Ukraine,” Lawfare, March 2, 2014; Anatoly Pronin, “Republic of Crimea,” Russian Law Journal, vol. 3, no. 1, 2015, 133–42. Simferopol: Mat Babiak, “Russians Seize Simferopol,” Ukrainian Policy, Feb. 27, 2014; Simon Shuster, “Gunmen Seize Parliament in Ukraine’s Russian Stronghold,” Time, Feb. 27, 2014. Sự nhớ hại của Girkin: Sergei Shargunov, khỏng vấn Ivan Girkin, Svobodnaia Pressa, Nov. 11, 2014. Glazyev kêu gọi: “Kiev releases audio tapes,” Meduza, Aug. 22, 2016; xem cả Gerard Toal, Near Abroad (London: Oxford UP, 2016). Aksionov: Simon Shuster, “Putin’s Man in Crimea Is Ukraine’s Worst Nightmare,” Time, March 10, 2014. Askinov phủ nhận là gangster Crimea được biết đến như Goblin. Ông đã kiện vì tội phỉ báng về vấn đề này và đã thua. Xem Ann-Dorit Boy, "Aus der Halbwet an die Macht," FAZ, March 5, 2014. Obama nói về Ukraine: Thomas Sparrow, “From Maidan to Moscow: Washington’s Response to the crisis in Ukraine,” trong Klaus Bachmann and Igor Lyybashenko, eds., The Maidan Uprising, Separatism and Foreign Intervention (Frankfurt: Peter Lang, 2014), 322–23. Trích Obama: Bill Chappell, “Obama Warns Russia Against Using Force in Ukraine,” NPR, Feb. 28, 2014.

58. Cảnh tượng công khai Sói Đêm ở Crimea: “Night Wolves, Putin’s ‘Biker Brothers’, To Ride to Ukraine to Support Pro-Russia Cause,” HP, Feb. 28, 2014; Harriet Salem, “Crimea’s Putin supporters prepare to welcome possible Russian advance,” TG, March 1, 2014. Alexei Weitz được trích trong Peter Pomerantsev, “Forms of Delirium,” London Review of Books, vol. 35, no. 19, Oct. 10, 2013.

59. Sói Đêm thấy Các trích dẫn Zaldostonov: Damon Tabor, “Putin’s Angels,” Rolling Stone, Oct. 8, 2015; Shaun Walker, “Patriotic group formed to defend Russia against pro-democracy protestors,” TG, Jan. 15, 2015. Putin: “Vladimir Putin otvetil na voprosy zhurnalistov o situatsii na Ukraine,” March 4, 2014.

60. Sau khi xâm lăng Ukraine Về cuộc tập hợp Vienna và cho các trích dẫn Dugin: Bernhard Odehnal, “Gipfeltreffen mit Putins fünfter Kolonne,” Tages-Anzeiger, June 3, 2014. Ngừng tồn tại: Alexander Dugin, “Letter to the American People on Ukraine,” Open Revolt, March 8, 2014.

61. Vào ngày 16 tháng Ba Trưng cầu dân ý: David Patrikarakos, War in 140 Characters (New York: Basic Books, 2017), 92–94, 153; Richard Balmforth, “No room for ‘Nyet’ in Ukraine’s Crimea vote to join Russia,” Reuters, March 11, 2014. Results: Paul Roderick Gregory, “Putin’s human rights council accidentally posts real Crimean election results,” Kyiv Post, May 6, 2014; “Krym vybral Rossiiu,” Gazeta.ru, March 15, 2014; “Za zlyttia z Rosiieiu proholosovalo 123% sevastopoltsiv,” Ukrains’ka Pravda, March 17, 2014; “V Sevastopole za prisoedinenie k Rossii progolosovalo 123% naseleniia,” UNIAN, March 17, 2014. Cảm ơn người Pháp: Agathe Duparc, Karl Laske, and Marine Turchi, “Crimée et finances du FN: les textos secrets du Kremlin,” Mediapart, April 2, 2015.

62. Trong một buổi lễ lớn Bản Ghi nhớ Budapest: Czuperski et al., “Hiding in Plain Sight,” 4. Các hệ lụy pháp lý: Deels, “Russian Forces in Ukraine”; Ivanna Bilych, et al., “The Crisis in Ukraine: Its Legal Dimensions,” Razom report, April 14, 2014; Anne Peters, “Sense and Nonsense of Territorial Referendums in Ukraine,” ejiltalk.org, April 16, 2014; Anne Peters, “The Crimean Vote of March 2014 as an Abuse of the Institution of Territorial Referendum,” trong Christian Calliess, ed., Staat und Mensch im Kontext des Volker-und Europarechts (Baden-Baden, Noms Verlag, 2015), 255–80. Giải trừ quân bị: Sergei L. Loiko and Carol J. Williams, “Ukraine troops struggle with nation’s longtime neglect of military,” Los Angeles Times, Oct. 18, 2014.

63. Trong tháng Ba và tháng Tư, media Nga Tuyên bố 17 tháng Ba: Bộ Ngoại giao, “Zaiavlenie MID o Gruppe podderzhki dlia Ukrainy,” March 17, 2014. Xem Paul Roderick Gregory, “Putin Demands Federalization for Ukraine, But Declares It Off-Limits for Siberia,” Forbes, Sept. 1, 2014; Maksim Trudoliubov and Nikolai Iepple, “Rossiiskoe obshchestvo ne vidit sebia,” Vedomosti, July 2, 2015; “M.I.D. Ukrainy schitaet nepriemlemymi predlozheniia Rossii po uregulirovaniiu krizisa v strane,” Interfax, March 17, 2014, 196364.

64. Vladimir Putin trình bày Vladimir Putin, Bài Phát biểu của Tổng thống Liên bang Nga, 18 tháng Ba 2014.

65. Dân biểu Tatiana Saenko Tatiana Saenko, “Parlamentarii o priniatii v sostav Rossiiskoi Federatsii novykh sub”yektov,” Kabardino-Balkarskaya Pravda, no. 49, March 18, 2014.

66. Đấy là chính kiến của Ilyin về tính vĩnh viễn Trích dẫn Putin: “Priamaia liniia s Vladimirom Putinym,” Kremlin, April 17, 2014. Trích dẫn Malofeev: Dmitrii Sokolov-Mitrich and Vitalii Leibin, “Ostavit’ Bogu mesto v istorii,” Russkii Reporter, March 4, 2015. Đấy là những quan niệm về thời gian mà bắt đầu các cuộc chiến tranh nhưng không mô tả chúng. Khi tôi đọc các phóng vấn với những người tình nguyện thân-Nga mà Malofeev đã hình dung như các chiến binh Kitô can đảm đánh ác quỷ, tôi không thể không mỉm cười để thấy rằng người đầu tiên tôi quay sang đã là lời chứng của một đàn ông gốc Do thái mà đã lấy một dẫn chiếu văn học Nga đến Satan như nomme de guerre (bí danh thời chiến) của ông, người thứ hai là một phụ nữ mà mô tả tín ngưỡng của bà như chủ nghĩa Satan. Nụ cười của tôi biến nhanh: những câu chuyện, giống những câu chuyện của tất cả những người địa phương mang vào chiến tranh, đã rất buồn. (Các cuộc phỏng vấn người ly khai (B) và (V), bản ghi được Oksana Mikhaevna cung cấp.)

67. Sự thất thủ của Crimea Glazyev: “Ukraine publishes video proving Kremlin directed separatism in eastern Ukraine and Crimea,” Euromaidan Press, Aug. 23, 2016; “English translation of audio evidence of Putin’s adviser Glazyev and other Russian politicians’ involvement in war in Ukraine,” Focus on Ukraine, Aug. 30, 2016. Thảo luận: Veronika Melkozerova, “Two years too late, Lutsenko releases audio of Russian plan that Ukrainians already suspected,” Kyiv Post, Aug. 27, 2016; Halya Coynash, “Odesa Smoking Gun Leads Directly to Moscow,” Human Rights in Ukraine, Sept. 20, 2016; “The Glazyev Tapes,” European Council on Foreign Relations, Nov. 1, 2016.

68. Trong tháng Tư, Putin công khai thuật lại Girkin và Borodai quay lại trong tháng Tư: Czuperski et al., “Hiding in Plain Sight,” 4, 20. Các lập trường của Girkin và Borodai: Dmitrii Sokolov-Mitrich and Vitalii Leibin, “Ostavit’ Bogu mesto v istorii,” Russkii reporter, March 4, 2015; “Profile of Russian Tycoon’s Big New Christian TV Channel,” FT, Oct. 16, 2015. Gubarev như thống đốc nhân dân của Donetsk: Nikolai Mitrokhin, “Transnationale Provokation,” Osteuropa, 5–6/2014, 158; Mitrokhin, “Infiltration, Instruktion, Invasion,” Osteuropa 8/2014, 3–16; “Russian ultra-nationalists come to fight in Ukraine,” StopFake, March 8, 2014; “After Neutrality Proves Untenable, a Ukrainian Oligarch Makes His Move,” NYT, May 20, 2014. Trích dẫn Gubarev: Paweł Pieniążek, Pozdrowienia z Noworosji (Warsaw: Krytyka Polityczna, 2015), 18.

69. Sự can thiệp Nga Mùa xuân Nga: “Ukraine and Russia are both trapped by the war in Donbas,” The Economist, May 25, 2017. Các trích dẫn Dugin: Alexander Dugin, “Horizons of our Revolution from Crimea to Lisbon,” Open Revolt, March 7, 2014. Zakamskaya: “Blogery Ishchut Antisemitizm Na ‘Rossii 24’: ‘Korichnevaia Chuma’ Raspolzaetsia,” Medialeaks, March 24, 2014. Các tân-Nazi ở Moscow: Alec Luhn, “Moscow Holds First May Day Parade Since Soviet Era,” TG, May 1, 2014.

70. Đấy là một biến thể mới  Chủ nghĩa phát xít phân liệt (schizofascism) là một ví dụ của cái mà nhà triết học Jason Stanley gọi là “tuyên truyền làm xói mòn (undermining propaganda)”: sử dụng một khái niệm để phá hủy khái niệm đó. Ở đây chống-chủ nghĩa phát xít được dùng để phá hủy sự chống-chủ nghĩa phát xít. How Propaganda Works (Princeton: Princeton UP, 2016).

71. Như thế những người Nga được giáo dục trong các năm 1970 Prokhanov: Alexander Prokhanov, “Odinnadtsatyi stalinskii udar. O nashem novom Dne Pobedy,” Izvestiia, May 5, 2014; Dugin: “Towards Laocracy,” July 28, 2014; Glazyev: “Predotvratit’ voinu—pobedit’ v voine,” Izborsk Club, Sept. 2014, bài báo 3962. Xem cả Pieniążek, Pozdrowiena z Noworosji, 167.

72. Chủ nghĩa phát xít phân liệt là một Glazyev, “Predotvratit’ voinu—pobedit’ v voine.”

73. Giống Glazyev cố vấn của ông  Vladimir Putin, Bài Phát biểu của Tổng thống Liên bang Nga, 18 tháng Ba 2014.

74. Vào ngày 14 tháng Ba 2014 Lavrov: “Comment by Russian Ministry of Foreign Affairs,” March 14, 2014; xem cả Damien McElroy, “Moscow uses death of protestor to argue for ‘protection’ of ethnic Russians in Ukraine,” Telegraph, March 14, 2014.

75. Trong một cuộc chiến tranh được cho là Những người da trắng thượng đẳng Mỹ: Casey Michel, “Beyond Trump and Putin,” Diplomat, Oct. 13, 2016. Spencer bảo vệ sự xâm lăng Nga: “Russian State Propaganda Uses American Fascist to Blame Ukrainian Fascists for Violence,” Daily Surge, June 5, 2014. Những người Ba Lan: Piątek, Macierewicz i jego tajemnice, 176, 180–81.

76. Lãnh tụ của đảng phát xít Jobbik Hungari Các trích dẫn từ: Shekhovstov, Russia and the Western Far Right, chương 5. Xem nói chung P. Krekó et al., “The Weaponization of Culture,” Political Capital Institute, Aug. 4, 2016, 8, 14, 30–40, 59; Alina Polyakova, “Putinism and the European Far Right,” Atlantic Council, Nov. 19, 2015, 4. Về các phản ứng cực-Hữu với xung đột Ukrainia: Timothy Snyder, “The Battle in Ukraine Means Everything,” New Republic, May 11, 2014. Budapest: Anton Shekhovtsov, “Far-right international conferences in 2014,” Searchlight, Winter 2014. Ochsenreiter: Van Herpen, Putin’s Propaganda Machine, 73.

77. Vài tá nhà hoạt động cực-Hữu Pháp Nói chung: Patrick Jackson, “Ukraine war pulls in foreign fighters,” BBC, Sept. 1, 2014. Pháp: Mathieu Molard and Paul Gogo, “Ukraine: Les docs qui montrent l’implication de l’extrême droite française dans la guerre,” Streetpress, Aug. 29, 2016. Nhà dân tộc chủ nghĩa Serbia: “Serbia arrests suspect linked to Montenegro election plot: report,” Reuters, Jan. 13, 2017. Các Nazi Thụy Điển: “Three Swedish men get jail for bomb attacks on asylum centers,” Reuters, July 7, 2017; “Russia trains extremists who may wreak havoc in Europe—probe,” UNIAN, July 24, 2017.

78. Trong 2014, các tổ chức Phong trào Bảo thủ-Quốc gia Thế giới: Anton Shekhovtsov, “Slovak Far-Right Allies of Putin’s Regime,” TI, Feb. 8, 2016. Xem cả “Europe’s far right flocks to Russia: International conservative forum held in St. Petersburg,” Meduza, March 24, 2015. Usovsky: Yaroslav Shimov and Aleksy Dzikawicki, “E-Mail Hack Gives Glimpse into Russia’s Influence Drive in Eastern Europe,” RFE/RL, March 17, 2017; Andrew Higgins, “Foot Soldiers in a Shadowy Battle Between Russia and the West,” NYT, May 28, 2017. Các nguồn: “Za antiukrainskimi aktsiami v Pol’she stoit Kreml,” InfoNapalm, Feb. 22, 2017, 33652.

79. Malofeev đích thân mời Odehnal, “Gipfeltreffen.”

80. Những người Nga, những người Âu châu, và những người Mỹ Về Mykhailo Martynenko (1992–) và Bohdan Solchanyk (1985–2014) và triển vọng của các sinh viên và các giáo viên của họ về cách mạng, xem Marci Shore, The Ukrainian Night: An Intimate History of Revolution (New Haven: Yale UP, 2018).

81. Những người Ukraina, mà đã bắt đầu “RF traktuet proiskhodiashchee na Ukraine kak popytku gosperevorota, zaiavil press-sekretar’ Prezidenta,” PK, Feb. 19, 2014, 52312.

82. Chắc chắn đã có những đại diện Anton Shekhovtsov, “Spectre of Ukrainian ‘fascism’: Information wars, political manipulation, and reality,” Euromaidan Press, June 24, 2015.

83. Quyền tổng thống Olga Rudenko, “Oleksandr Turchynov’s Baptist faith may help defuse Ukrainian crisis,” WP, Feb. 26, 2014; “Ukraine Turns to Its Oligarchs for Political Help,” NYT, March 2, 2014; “Avakov appointed interior minister of Ukraine,” ArmenPress, Feb. 22, 2014.

84. Những người tiến hành các cuộc đảo chính Sergei Glazyev khăng khăng trong việc gọi Poroshenko là một “Nazi.” “Glazyev: Poroshenko—natsist, Ukraina—Frankenshtein,” BBC, June 27, 2014.

85. Trong tháng Năm 2014 Steven Pifer, “Ukraine’s Parliamentary Election,” Brookings Institute, Oct. 27, 2014.

86. Các sĩ quan Nga Nền văn minh chung: Pavel Kanygin, “Aleksandr Borodai: ‘Zakliuchat’ mir na usloviiakh kapituliatsii my nikak ne gotovy’,” NG, Aug. 12, 2014. Về các ống thời gian (timescapes): Tatiana Zhurzenko, “Russia’s never-ending war against ‘fascism,’ ” Eurozine, Aug. 5, 2015.

87. Việc Nga xâm lấn Ukraine Konstantin Skorkin, “Post-Soviet science fiction and the war in Ukraine,” Eurozine, Feb. 22, 2016.

88. Đã trở thành chính sách Nga chính thức Luật Liên bang 5 tháng Năm 2014, N. 128-Fr, “O vnesenii izmenenii v otdel’nye zakonodatel’nye akty Rossiiskoi Federatsii.” Putin bảo vệ hiệp ước Molotov-Ribbentrop: Vladimir Putin, “Gặp các học giả trẻ và các giáo viên lịch sử,” 5-11- 2014, Kremlin, 46951. Sự kết án: Gleb Bugush and Ilya Nuzov, “Russia’s Supreme Court Rewrites History of the Second World War,” EJIL Talk! Oct. 28, 2016.

89. Tiên đề về Issio Ehrich, “Absturz von MH17: Igor Strelkow—‘der Schütze,’ ” N-TV.de, July 24, 2014. Girkin và các cuộc hành hình và Stalin: Anna Shamanska, “Former Commander of Pro-Russian Separatists Says He Executed People Based on Stalin-Era Laws,” RFE/RL, Jan. 29, 2016.

90. Đối với nhiều thanh niên Nga Các hoạt động trừng phạt: “Ukraine conflict: Turning up the TV heat,” BBC, Aug. 11, 2014. Tank: “Lies: Luhansk Gunmen to Wage War on Repaired T-34 Museum Tank,” StopFake, May 13, 2014. “1942”: Phỏng vấn nhà ly khai (B). “Ủng hộ Stalin”: “Russia’s 200th Motorized Infantry Brigade in the Donbass,” Bellingcat, Jan. 16, 2016. Các binh lính ở Crimea: Ekaterina Sergatskova, Artiom Chapai, Vladimir Maksakov, eds., Voina na tri bukvy (Kharkiv: Folio, 2015), 24. Xe tank và các tù nhân: Zhurzenko, “Russia’s never-ending war.”

91. Tại nước Nga, tỷ lệ ủng hộ Stalin Các tỷ lệ chấp thuận: “Praviteli v Otechestvennoi Istorii,” Levada Center, March 1, 2016.

92. Chiến tranh ở Ukraine “V Kiyeve Pereimenovali Muzei Velikoi Otechestvennoi Voiny,” ru.tsn.ua, July 16, 2015. Ukraine đã có một huyền thoại thứ hai về cuộc chiến tranh đó, với một số nhà dân tộc chủ nghĩa ở phần tây của nước này tôn vinh các du kích dân tộc chủ nghĩa mà đã chiến đấu chống lại sự lắp đặt chính quyền Soviet. Cuộc chiến tranh 2014, tuy vậy, là ở đông nam Ukraine, và chủ yếu do các binh lính địa phương chiến đấu.

 

(Còn tiếp…)

 

Comments are closed.