Thưởng và được thưởng

Lý Trực Dũng

clip_image001

Tranh CHDC Đức 1973

Bức tranh sơn dầu Die Auszeichnete (Người được khen thưởng) rộng 1×1,245 m của họa sĩ thuộc trường phái Leipzig Wolfgang Mattheuer đã gây chấn động trong hội họa CHDC Đức hơn ba thập kỷ kể từ khi nó ra đời năm 1973 cho đến khi CHDC Đức vốn là thiên đường XHCN bị sụp đổ năm 1989. Một người phụ nữ lớn tuổi khắc khổ, gần như vô cảm, trống rỗng mắt nhìn xuống mấy bông hoa Tuy líp thường được lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp tặng cho người nhân viên, công nhân dịp lao động Quốc tế 1-5 hoặc ngày Quốc khánh để trên cái bàn có cái khăn giải bàn màu trắng cứng và sắc như một lưỡi dao. Sau lưng người phụ nữ là một cái tường quét màu nham nhở. Hai chân của người phụ nữ này đen nhẻm, gân guốc để trần trong một màu tối vô định. Vì sao được khen thưởng ở một nước có phong trào thi đua, khen thưởng được cho là vô cùng hiệu quả, thậm chí được Đảng và Chính phủ coi là quốc sách mà một người phụ nữ được thưởng lại vô cảm đến vậy? Mattheuer là một họa sĩ có tiếng ở Đức nên Hội Mỹ thuật CHDC Đức không thể có bất kỳ hình thức gì chống lại hay kỳ thị ông, dù cũng có người cho ông thuộc trường phái hoài nghi hoặc chống đối! Chỉ sau khi CHDC Đức sụp đổ năm 1989 thì người ta mối mới nhận thấy rõ hơn tính nhân văn của bức tranh nổi tiếng này.

clip_image003Ảnh Việt Nam 2019

Hình ảnh hai nữ công nhân vệ sinh môi trường Hà Nội giật mình, tỏ ra sợ khi được ông Tổng Bí thư Đảng và là Chủ tịch nước tặng phong bì mừng năm mới. Vì sao? Cả hai người nữ công nhân này không tươi cười sung sướng mà còn tỏ ra sợ và thậm chí dường như nghi ngờ. Choáng,nghĩ xem, nửa đêm bất ngờ bị cả một đoàn các ông nghiêm trọng cổ thắt caravat comlê đen vây quanh tặng phong bì rồi chụp ảnh!
Nhân vật phụ nữ trong tranh và trong ảnh này có một khoảng cách thời gian tới 46 năm, nhưng có một điểm chung: họ là đều là người phụ nữ trong nhà nước XHCN, người thì vô cảm còn người thì giật mình thậm chí nghi ngờ khi được thưởng, đặt ra cho người xem câu hỏi: Vì sao? Trong khi con cháu mình, bố mẹ, ông bà mình, bè bạn, thợ, nhân viên… của mình nhận được quà lì xì đều sung sướng, vui vẻ.
Dường như Nghệ thuật và cuộc sống có vẻ rất xa và cũng rất gần.

Comments are closed.