Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes tới Kinh Tin Kính thời Philiphê Bỉnh – vài nhận xét thêm (phần 26C) (kỳ 2)

Nguyễn Cung Thông

o

chết (âm HV là chiết).

(âm HV là ma).

bèn (âm HV là biện).

lấp (âm HV là lạp). "Chết mà bèn lấp" hiện diện trong TCTGKM trang 43, các bản KTK Nôm (Béhaine). Lớp hay lấp nghĩa là dùng đất hay đá để che mộ người chết, tương đương với chôn (VBL trang 424) – đoạn này dịch từ KTK La Tinh "mortuus et sepultus".

image

o 

tôi – âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

thửa (sở là âm HV) – hàm ý đức Chúa Giê Su (thửa ~ người ấy, kẻ ấy)

竜下 xuống (chữ long hợp với chữ hạ biểu ý): long đọc là xuống qua tương quan l – x/s như lạp – sáp, lực – sức … Do đó lâu 娄 hay 婁 đọc là sau, lao 牢 đọc là sao, lão 老 đọc là sáu, long 竜 đọc là xuống, lộng 弄 đọc là sống, v.v.

địa (cũng là âm HV)

ngục (cũng là âm HV), "xuống địa ngục" tương ứng với KTK La Tinh "descendit ad inferos". PGTN và TCTGKM đều giảng thêm về bốn hang trong địa ngục và Giê Su xuống hang thứ tư gọi là Limbo (Lâm Bô). Lâm Bô là một khái niệm thần học quan trọng trong CG vào thời trung cổ, bây giờ không còn thông dụng nữa. Một số học giả và sử gia CG dịch đoạn KTK La Tinh này là "xuống (ở) nơi người chết" thay vì địa ngục.

o

ngày – bản Nôm/Philiphê Bỉnh viết là clip_image008 giống như tự điển Béhaine (xem hình chụp – , y như trong bản Nôm Béhaine hay KTK bản A) với một nét xuống thay vì bộ nhật 日, Taberd ghi là cũng như bản Nôm Béhaine hay KTK bản B.

thứ (cũng là âm HV)

ba – gồm chữ ba HT 巴 hợp với chữ tam 三 biểu ý. VBL ghi các số một, hai, ba … Nhưng chỉ trong mục ba thì lại ghi cách dùng ngày thứ ba (như không thấy ghi ngày thứ hai …), một cách giải thích là ý nghĩa đặc biệt của ngày thứ ba trong KTK nói về ĐCGS sống lại.

o

bởi (âm HV là bãi) – giản thể của chữ 罷

trong (âm HV là trung) – các bản Nôm Đàng Trong dùng dạng 冲 (trùng/xung HV).

kẻ (âm HV là kỷ)

chết (âm HV là chiết).

lại (cũng là âm HV)

sống – gồm chữ lộng HT 弄 hợp với chữ sinh 生 biểu ý – lộng đọc là sống qua tương quan l – s (xem thêm chữ xuống bên trên). So sánh với câu "ngày thứ ba bởi trong kẻ chết lại sống" PGTN trang 247, dịch từ KTK La Tinh "tertia die resurrexit a mortuis" (tạm dịch theo thứ tự chữ La Tinh/NCT: ngày thứ ba sống lại từ những kẻ chết).

o

tôi – âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

thửa (sở là âm HV) – hàm ý đức Chúa Giê Su (thửa ~ người ấy, kẻ ấy)

lên (âm HV là liên – sen), các bản Nôm Đàng Trong dùng dạng liên hợp với chữ thăng 升

trời viết nhanh (theo thảo thư TQ?) – Philiphê Bỉnh ghi là blời. Đàng Trong viết là trời.

o

ngự (cũng là âm HV)

bên – âm HV là biên cùng một nghĩa, viết tắt của chữ 邊

hữu (cũng là âm HV).

deo/dêu (diêu là âm HV) – đây là một dạng kí âm của tiếng La Tinh hay Bồ Đào Nha deus hàm ý chúa trời (~ thượng đế).

cha âm HV là tra.

hayhai là âm HV

trọn "Ngự bên hữu Deo Cha hay trọn" là từ KTK La Tinh "sedet ad dexteram Dei Patris omnipotentis".

vậy (âm HV là phi).

o

tôi – âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

thửa (sở là âm HV) – hàm ý đức Chúa Giê Su (thửa ~ người ấy, kẻ ấy)

ngày

sau – âm HV là lâu qua tương quan l – s (xem thêm chữ xuống)

o

bởi (âm HV là bãi) – giản thể của chữ 罷

trời viết nhanh (theo thảo thư TQ?) – Philiphê Bỉnh ghi là blời. Đàng Trong viết là trời.

lại (cũng là âm HV)

竜下 xuống (chữ long hợp với chữ hạ biểu ý)

o

phán (cũng là âm HV)

xét – âm HV là sát qua tương quan nguyên âm a – e như hạ – hè, trà – chè, v.v.

kẻ (âm HV là kỷ). Các bản Nôm cũ như Phật Thuyết Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh, Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa, Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập đều dùng dạng này.

sống – gồm chữ lộng HT 弄 (tương quan l – s) hợp với chữ sinh 生 biểu ý. Các bản Nôm cũ như Phật Thuyết Kinh Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh, Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa dùng sinh 生, lộng 弄 hay cổ + lộng (*klong) .

– gồm bộ khẩu và chữ vi HV 韋. Các bản Nôm Đàng Trong dùng dạng 吧 (bộ khẩu hợp với chữ ba HT).

kẻ (âm HV là kỷ)

chết (âm HV là chiết). "phán xét kẻ sống và kẻ chết" dịch trực tiếp từ KTK La Tinh "iudicare vivos et mortuos", hiện diện trong TCTGKM trang 63, 63, VBL trang 594, v.v.

o

tôi – âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

phi (cũng là âm HV).

ri (âm HV là di)

(cũng là âm HV) – các bản Nôm Béhaine/Taberd dùng dạng tô 稣. Câu "Tôi tin Phi Ri Tô San Tô" là dịch từ KTK gốc La Tinh "Credo in Spiritum Sanctum" nhưng lại dùng âm Bồ (tiếng Bồ Đào Nha bây giờ đọc câu này là Creio no Espírito Santo).

san

(cũng là âm HV) – các bản Nôm Béhaine/Taberd dùng dạng tô 稣.

o

tôi – âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

– cố là âm HV qua tương quan ô – o

san

ta (cũng là âm HV)

o

y (cũng là âm HV).

(cũng là âm HV). Còn có thể đọc là ghe/ghê

ri (âm HV là di)

gia (cũng là âm HV). Trước TK 18 phụ âm đầu gi- không phát âm kêu (hữu thanh/voiced) như za (giọng Bắc bây giờ), do đó các bản Nôm Đàng Trong kí âm chữ này là xa 車.

clip_image010

Sách Các Phép (Halario de Jesu)

o

ca (cũng là âm HV)

(cũng là âm HV) – các bản Nôm Béhaine A và B dùng dạng tô 稣.

li (cũng là âm HV)

ca (cũng là âm HV). PGTN dùng trực tiếp dạng La Tinh "Sau hết thì phải tin mọi lời truyền ra bởi thánh Ecclesia Catholica Apostolica, là các bổn đạo đức Chúa trời, ở khắp thiên hạ, hộp lại làm một dưới ông thánh Papa ở nước Roma" trang 312. LM Maiorica cũng dùng tương tự như trong TCTGKM "Tôi xin giảng sự tin San Ta I Ghê Ra Gia Ca Tô Li Ca" trang 74 (sđd). Bản Nôm[1] KTK (Béhaine khởi thảo năm 1774) vào năm 1837 dùng khắp thế này là dịch nghĩa của catholicus/L (phổ quát, khắp nơi) – xem chi tiết trong Phụ Trương 3, 4. Đoạn "San Ta Y Kê Ri Gia Ca Tô Li Ca" là dịch từ KTK La Tinh "sanctam Ecclesiam catholicam", nhưng chịu ảnh hưởng tiếng Bồ (theo tiếng Bồ là Santa Igreja Católica).

o

các (cũng là âm HV và cùng nghĩa).

thánh (cũng là âm HV và cùng nghĩa).

cùng (âm HV là cung/cộng).

thông (cũng là âm HV)

công (công bộ phộc cũng là âm HV) – các bản Nôm Đàng Trong dùng công 公 bộ bát. Thông công là một cách dịch tiếng La Tinh communio vào thời kì đầu khi các giáo sĩ (và/hay cộng sự viên) soạn tài liệu giáo lí bằng chữ quốc ngữ. Tương tự như các từ HV khác như sinh thì (~ qua đời, chết), thiên chúa, thiên đàng [2], phục sinh (~ sống lại), Thông công mang nghĩa đặc biệt trong CG: từ sự hiệp thông giữa các người cùng đạo hay với chúa, sự rước lễ, hiệp lễ. so sánh TCTGKM trang 77 ghi "San Tô cùng thông công". Đoạn "Các thánh cùng thông công" dịch từ KTK La Tinh "sanctorum communionem" – thông công cũng hàm nghĩa cùng các thánh (xem VBL).

clip_image012

VBL trang 777

o

tôi – âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

chưng (cũng là âm HV) – xuất hiện 2 lần trong bản KLC này. Chưng có thể dùng làm một chỉ số (indicator) cho thấy thời gian xuất hiện của văn bản, td. bản KLC năm 1632 có 4 chữ chưng so với bản KLC vào cuối TK 18, đầu TK 19 dùng 2 chữ chưng (Đàng Ngoài) so với cùng thời kì thì Đàng Trong không dùng chưng cho đến ngày nay thì hoàn toàn không dùng chưng nữa. Theo cụ Huỳnh Tịnh Của (ĐNQATV) thì chưng là trợ ngữ[3] liên hệ đến động từ trưng HV 徵 như chưng cổ 徵古 nghĩa là "bày sự tích xưa, nói trại là chưng cộ".

tha (xá là âm HV) – phụ âm đầu th- của tha thể hiện khuynh hướng biến âm s/x – th

tội (cũng là âm HV và cùng nghĩa) – "tha tội" ~ KTK La Tinh "remissionem peccatorum"

o

tôi – âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

chưng (cũng là âm HV)

loài – âm HV là loại và cùng nghĩa qua tương quan thanh điệu nặng – huyền như cận – gần, vận – vần, hận – hờn, tự – từ, loại – loài …

người. Thời VBL/PGTN và các bản Nôm Maiorica vẫn dùng cụm danh từ "loài người ta" (bây giờ tiếng Việt thường dùng “loài người”) như TCTGKM trang 57 "Song le Đức Mẹ, dù mà trọng hơn các người ta xa lắm, thì cũng là loài người ta"… Vào đầu TK 19 thì loài người ta đã trở thành loài người (xem Bảng Tự Vị Việt La Tinh của LM Morrone mục loài – hình bên dưới chụp bên dưới để so sánh với VBL “genus humanum”, tuy nhiên các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh vẫn còn dùng "loài người ta" đã có từ thời LM de Rhodes.

clip_image014

VBL trang 419

clip_image016

Bản chép tay/LM Josepho Morrone

clip_image018

Bản chép tay/LM Josepho Morrone Sách Các Phép (Halario de Jesu)

clip_image020

Trích từ “Truyện nước An Nam Đàng Ngoài chí Đàng Trong” (P. Bỉnh)

lại (cũng là âm HV)

sống – gồm chữ lộng HT 弄 hợp với chữ sinh 生 biểu ý – lộng đọc là sống qua tương quan l – s (xem thêm chữ xuống bên trên).

o

tôi – âm HV là toái

tin (âm HV là tín)

hằng (cũng là âm HV và cùng nghĩa). Khái niệm sống đời đời rất quan trọng trong giáo điều CG, PGTN và VBL đều ghi cách dùng tương đương là “hằng sống” (semper vivit/VBL trang 313) – hàm ý là sống mãi trên thiên đàng. LM Maiorica còn đi xa hơn nữa và ghi cách dùng "hằng chết" (TCTGKM trang 91, sđd) hàm ý là chết trong địa ngục so với cách dùng "chết vô cùng" (PGTN trang 50).

sống – gồm chữ lộng HT 弄 hợp với chữ sinh 生 biểu ý – lộng đọc là sống qua tương quan l – s (xem thêm chi tiết trong mục chữ xuống bên trên).

vậy (âm HV là phi).

o

a (âm HV là á) – kí âm lời nguyện kết thúc amen (xem chữ miên bên dưới) để tuyên xưng đức tin, mong cho được như vậy… Các bản Nôm của LM Maiorica dùng a/á , cũng như các bản KLC Đàng Trong cùng thời với LM Philiphê Bỉnh.

綿 men (âm HV là miên) – amen có gốc là tiếng Do Thái ‘āmēn nghĩa là sự thật (truth/A) hay sự chắc chắn (certainty/A). Có thời gian tiếng Việt từng dùng chớ gì (chữ Nôm là 渚之 chử chi HV) để dịch chữ amen, nhưng cách dịch này không thấy thông dụng nữa so với cách dùng trực tiếp amen[4]. Các ngôn ngữ khác như Anh, Pháp đều dùng amen trực tiếp như vậy trong tài liệu CG hay Thánh Kinh – tiếng Anh còn dùng amen trong thành ngữ "Amen to that" hàm ý "Chính xác rồi, thật đúng rồi" cho thấy mức độ thông dụng của thuật ngữ CG này trong ngôn ngữ hàng ngày của Tây phương.

clip_image022

Trích từ Sách Các Phép (LM Halario de Jesu)

2. Số chữ trong Kinh Tin Kính

Số chữ KTK/Philiphê Bỉnh – chữ Nôm = 157 (không kể 3 chữ đầu/đề mục là Kinh Tin Kính và 2 chữ cuối A Men). Cũng như Kinh Kính Mừng, số chữ KTK không thay đổi nhiều như Kinh Lạy Cha[5] (cực tiểu vào giữa thập niên 1850). Số chữ thống kê dựa vào KTK thứ nhất (KTK1 đơn giản hơn KTK Nicea- Constantinopoli – viết tắt là KTK2 dựa vào tiếng Hi Lạp):

Số chữ KTK1/Béhaine – chữ Nôm B (tái bản 1837) = 155

Số chữ KTK1/Béhaine – chữ Nôm A (thư viện Tòa Thánh La Mã) = 160

Số chữ KTK1/tiếng Việt hiện đại = 155

Số chữ KTK2/Bộ Lễ Mới Do HĐGM Việt Nam Soạn (KTK2) = 278

Số chữ KTK2/Văn Ngôn = 156

Số chữ KTK1/Bạch Thoại = 153

Số chữ KTK1/tiếng Anh = 103 – 110

Số chữ KTK2/tiếng Anh = 234

Số chữ KTK1/tiếng Anh dịch từ Old Roman Creed = 85

Số chữ KTK1/tiếng Pháp = 130

Số chữ KTK1/tiếng La Tinh[6] = 75 (so với 73 chữ trong bản La Tinh của LM Halario de Jesu – xem thêm Phụ Trương 2).

Số chữ KTK1/tiếng Ý = 94

Số chữ KTK1/tiếng Bồ Đào Nha = 94

Số chữ KTK1/tiếng Tây Ban Nha = 115, v.v.

Tỉ số chữ Việt trong Kinh Tin Kính (Philiphê Bỉnh) và chữ La Tinh là 157/75 ~ 2.1; so với tỉ số Kinh Lạy Cha Việt và La Tinh là 78/49 ~ 1.6; tỉ số Kinh Kính Mừng Việt và La Tinh là 51/31 ~ 1.7 – các tỉ số này (> 1) không gây ngạc nhiên vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập (isolating/A). Các ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập[7] (như tiếng Việt) thường có tỉ số hình vị và từ (morpheme-word ratio) rất gần 1 so với các loại ngôn ngữ chắp dính hay hòa kết. Thí dụ như tiếng Việt mỗi chữ (từ) đều có nghĩa và không thể tách chữ này ra thành những thành phần có nghĩa khác nhau như tiếng Anh. Tiếng Anh unhappiness là một từ có nghĩa là sự không vui (dùng ít nhất là 3 từ độc lập tiếng Việt), unhappiness lại gồm có tiền tố un- nghĩa là không, happy là vui và -ness là hậu tố thành lập danh từ. Do đó tỉ số hình vị-từ là 3/1 = 3 so với cấu trúc tiếng Việt sự không vui có tỉ số 3/3 = 1. Tiếng La Tinh, Thổ Nhĩ Kỳ có tỉ số hình vị và từ là khoảng 3.0, so với tiếng Anh 1.68, tiếng Việt 1.0 … Tiếng Kalaallisut (ở Greenland, Đan Mạch) có tỉ số hình vị và từ khoảng 7.1, hay là một loại ngôn ngữ đa hoà kết (polysynthetic language). Đây là một chủ đề thú vị và cần được tra cứu sâu xa hơn để cho ra nhiều kết quả có ý nghĩa[8] trong tiếng Việt.

Tóm lại, từ thuở ban đầu tên gọi “Kinh mười hai đầy tớ cả” (PGTN) đã trở thành Kinh Tin Kính dựa vào hai chữ đầu của KTK và cũng là thành phần cốt lõi của giáo điều. Có 12 lần "tôi tin" xuất hiện trong bản KTK (td. xem Philiphê Bỉnh/Phụ Trương 5) phản ánh phần nào đóng góp của 12 tông đồ Chúa Giê Su. Từ TK 17 thì số chữ kí âm trực tiếp cũng giảm đi như Dêo/Dêu trở thành Đức Chúa, Spirito trở thành Đức Thánh Thần, Y Ghê Rê Gia Ca Tô Li Ca trở thành Hội Thánh, câu rút trở thành (cây) thánh giá dễ hiểu hơn cho người Việt. Một số cách dùng cổ như chưng thì quan, thửa không còn dùng nữa. Ngoài ra, thứ tự chữ cũng đảo lại giống như tiếng Việt hiện đại như lại sống trở thành sống lại, một con trở thành con một[9]. Tuy nhiên, các bản KTK ở Đàng Ngoài có khuynh hướng bảo lưu tiếng Việt cổ hơn (td. trong Kinh Thánh) so với Đàng Trong. Đáng chú ý là bản KTK Nôm của LM Béhaine năm 1774 vẫn dùng nhiều từ kí âm[10] từ tiếng La Tinh/Bồ như Deo/Dêu, Xi Phi Ri Tô Sang Tô, Sang ta, Y Kê Rê Xa Ca Tô Li Ca, câu rút – giống như bản Nôm thời LM Maiorica, Philiphê Bỉnh. Tuy nhiên, tới thời LM Taberd (1838), tuy chép lại hầu như hoàn toàn tự điển Béhaine như đã có vài sự thay đổi quan trọng như Chúa Trời thay vì Deo/Dêu, Thánh Thần thay vì Xi Phi Ri Tô Sang Tô, Thánh thay vì Sang Ta, Hội Thánh thay vì Y Kê Rê Xa và khắp nơi thay vì Ca Tô Li Ca. Một nhận xét thêm là ảnh hưởng của tiếng Bồ rất rõ nét trong các từ kí âm này. Chữ Nôm ở Đàng Ngoài cũng có phần khác biệt so với Đàng Trong, như Dêu viết là diêu bộ nữ 姚 so với diêu bộ thủ 搖. Đây là một chủ đề cần được tra cứu sâu xa hơn để tìm ra nhiều kết quả thú vị, td. tại sao dùng diêu bộ nữ để chỉ Đức Chúa Trời (thượng đế). Hi vọng bài viết này gợi ý cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn về tiếng Việt và các thay đổi chỉ trong vòng vài thế kỉ cho đến nay, đặc biệt là từ lăng kính chữ Hán, Nôm và quốc ngữ.

3. Tài liệu tham khảo chính và ghi chú thêm

1) Pigneau de Béhaine (1772/1773) – Bá Đa Lộc Bỉ Nhu "Dictionarium Annamitico-Latinum" Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên, NXB Trẻ (Thành Phố HCM – 1999).

(1774/Quảng Đông à Địa phận Đàng Trong tái bản năm 1837) "Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ" 聖教要理國語 viết bằng chữ Nôm theo dạng Hỏi-Thưa. Y Doãn Ninh/Lê Bảo Tịnh phiên âm và chú giải, La Vang Tùng Thư xuất bản (Mỹ).

2) Phillipe Bỉnh (1822) "Sách Sổ Sang Chép Các Việc" NXB Viện Đại Học Đà Lạt, 1968.

(khoảng 1794-1802) "Nhật Trình Kim Thư Khất Chính Chúa Giáo" – xem bài viết trên mạng như https://www.scribd.com/document/118931952/Nh%E1%BA%ADt-Trinh-Kim-Th%C6%B0-Kh%E1%BA%A5t-Chinh-Chua-Giao-Philiphe-B%E1%BB%89nh. Các sách viết tay khác như Sách Các Kinh, Các Truyện Thánh và phép lạ, Các Kinh Thường Đọc (Nôm) ‘theo NCT’ – có thể đọc từ thư viện Vatican.

3) Đỗ Quang Chính (1972) “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659” NXB Đuốc Sáng (Sài Gòn).

4) Huỳnh Tịnh Của (1895/1896) "Đại Nam Quấc Âm Tự Vị" Tome I, II – Imprimerie REY, CURIOL & Cie, 4 rue d’Adran (SaiGon).

5) Lê Phú Hải OMI (2021) "Nguồn gốc và ý nghĩa Kinh Tin Kính (Credo)" có thể xem toàn bài viết trên trang này chẳng hạn https://giadinhnazareth.org/ton-giao/than-hoc/nguon-goc-va-y-nghia-kinh-tin-kinh-credo/, v.v.

6) Nguyễn Hồng (1959) "Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam – Quyển 1 – Các Thừa Sai dòng Tên 1615 – 1665" NXB Hiện Tại (Sài Gòn).

7) Nguyễn Quang Hồng (2015) "Tự điển chữ Nôm dẫn giải" Tập 1 và 2 – NXB Khoa Học Xã Hội/Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm (Hà Nội).

8) Roland Jacques (2004) « Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam » (Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam) – NXB Đinh Hướng Tùng Thư (Pháp). Có thể đọc các bài viết của LM Roland Jacques trên mạng như http://www.dunglac.info/index.php?m=home&v=detail&ia=11502 . Các bài viết như "Chứng tích hình thành và phát triển chữ quốc ngữ từ năm 1632 đến nay: tiến trình của Kinh Lạy Cha" của Roland Jacques (người dịch Nguyễn Đăng Trúc) trên mạng này http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18656, v.v.

9) Halario de Jesu (thế kỷ XVIII) "Sách Các Phép" bằng 3 thứ chữ Nôm, La Tinh và quốc ngữ. Sách lưu hành nội bộ (1997).

10) Giêrônimô Maiorica (thế kỷ XVII) "Mùa Ăn Chay Cả", "Thiên Chúa Thánh Mẫu – Quyển thượng", "Thiên Chúa Thánh Mẫu – Quyển trung", "Đức Chúa Giê-Su – Quyển chi cửu & Quyển chi thập", "Thiên Chúa Thánh Giáo Hối Tội Kinh", “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông”, "Kinh Những Ngày Lễ Phục Sinh – Quyển thứ ba", “Các Thánh Truyện”. Sách lưu hành nội bộ (năm xuất bản 2002/2003 – LM Nguyễn Hưng).

11) Josepho Maria Morrone (khoảng đầu TK 19) “Lexicon Cochin-sinense Latinum” đăng trong cuốn “A Dissertation on the nature and character of the Chinese system of writing” viết bởi nhà ngôn ngữ Mỹ Peter Stephen Du Ponceau (1838), in lại bởi NXB Kessinger Publishing. Kèm thêm bảng từ vựng căn bản có 333 chữ Nôm và chữ quốc ngữ với giải thích.

12) Edmond Nordemann (tên Việt là Ngô Đê Mân) (1898) “Chrestomathie annamite” (Quảng Tập Viêm Văn) – NXB Hà Nội.

13) Frans Plank (2006?) "Morphological Typology" có thể đọc toàn bài trên trang này chẳnh hạn https://ling.sprachwiss.uni-konstanz.de/pages/home/plank/for_download/Morphology-I-WS13-14/9_Morpho_Typo.pdf, v.v.

14) Alexandre de Rhodes (1651) "Phép Giảng Tám Ngày" – Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn (1961 – Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.

(1651) “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính – NXB Khoa Học Xã Hội, Thành Phố HCM (1991).

“Tường Trình về Đàng Trong 1645” bản dịch của Hồng Nhuệ, NXB Ánh Sáng Publishing, Escondido (California/Mỹ, 1994?).

"Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646" dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên – Tủ sách Đại Kết, Thành phố HCM (1994).

15) Jean Louis Taberd (1838) – tên Việt là cố Từ – "Dictionarium Annamitico-Latinum" Serampore (Bengale).

16) Nguyễn Cung Thông (2021) “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – các khuynh hướng dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: trường hợp bản Kinh Kính Mừng” (phần 26) – có thể xem toàn bài trên trang https://nghiencuulichsu.com/2021/01/04/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes-cac-khuynh-huong-dich-tieng-nuoc-ngoai-ra-tieng-viet-truong-hop-ban-kinh-kinh-mung-phan-26/

(2018-2021) “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha” phần 5A cho đến phần 5E (năm bài viết) – tham khảo loạt bài này trên trang này chẳng hạn http://www.vietnamvanhien.org/TiengVietThoiLMRohdesKinhLayCha.pdf hay http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes-kinh-lay-cha-phan-5a/ hay http://conggiao.info/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes—kinh-lay-cha—phan-5c-d-53320, v.v.


[1] Bản Nôm năm 1837 (sđd) cũng bắt đầu dùng chúa nhật so với ngày du minh (từ thời PGTN), v.v.

[2] td. để cho thấy phần nào nét nghĩa đặc biệt trong giáo lí Kitô, VBL còn ghi một cách dùng tôt hơn thiên đàng (paradisus/L) là thiên Chúa đàng hay nhà Chúa Trời.

[3] Đây có thể là trường hợp ngữ pháp hóa trong tiếng Việt, tham khảo thêm bài viết "Biến đổi ngữ nghĩa với quá trình ngữ pháp hóa của một số từ làm thành tố phụ trong ngữ vị từ tiếng Việt" Vũ Đức Nghiệu (2020).

[4] So với cách ghi âm Amen trong tiếng Trung (Quốc) cận đại là 阿門 đọc theo pinyin là ā mén rất khác với cách đọc HV là a môn; cũng như đọc thơ thời Đường (Hán ngữ) thì âm HV hợp vận hơn giọng TQ hiện đại!

[5] Tham khảo loạt bài viết về Kinh Lạy Cha đánh số 5, 5A, 5B, 5C, 5D, 5E cùng tác giả (NCT).

[6] Tham khảo bản KTK La Tinh trang này https://responsorialpsalmcatholic.wordpress.com/2019/09/13/the-apostles-creed%E2%9B%AAenglish-latin-%E2%80%A0/

[7] Thí dụ ngôn ngữ đơn lập (isolating/analytic language) là tiếng Việt hiện đại, tiếng Hán, tiếng Thái, một số lớn ngôn ngữ ở ĐNA, v.v. Các ngôn ngữ này hầu như không dùng phụ tố (affix) như tiền tố (prefix, tiếp đầu ngữ), trung tố (infix) hay hậu tố (suffix, tiếp vĩ ngữ). Bạn đọc có thể tham khảo các tài liệu liên hệ như cuốn "A COURSE IN LINGUISTICS, THIRD EDITION" tác giả Tarni Prasad, PHI Learning Pvt. Ltd., 1/7/2019 – chương 4 viết về Morphology (Hình Thái Học) hay https://ngonngu.net/doichieu_lhh_phuongphap_dinhluong/230 hay http://ling.uni-konstanz.de/pages/home/plank/for_download/Morphology-I-WS13-14/9_Morpho_Typo.pdf, v.v.

[8] Thí dụ như từ láy hai lần lần, ầm ầm và từ láy ba sạch sành sanh: có thể xem đây là một thể hiện của phụ tố (affix) hay không? Cũng như chức năng của -hóa trong cấu trúc Việt hóa, Hán, Mỹ hóa, v.v.

[9] Con một và một con (so với hai con, ba con …) có nghĩa khác nhau trong tiếng Việt hiện đại.

[10] Thí dụ như bản KTK (P. Bỉnh) có 40/157 ~ 25.5% là chữ kí âm so với bản Nôm (Halario de Jesu) 31/144 ~ 21.5%, bản Nôm (Béhaine 1774) có 41/159 ~ 25.8% cho đến bản Nôm (Béhaine 1837 được cập nhật) có 15/155 ~ 9.7% và bản KTK hiện đại có 13/155 ~ 8.4%. 13 từ kí âm là tên riêng (khó mà dịch nghĩa chính xác trong tiếng Việt, ngay cả trong ngôn ngữ nguồn như tiếng Hi Lạp hay La Tinh) như Giê Su, Ki Tô, Ma Ri A, Phong Xi Ô Phi La Tô, dù các tên người này đều có nghĩa/liên kết tâm linh như Giê Su (vị cứu tinh), Maria (sao biển, cay đắng …), Platus (cầm cái giáo, cột trụ …).

Comments are closed.