10,000 màn hình làm nên “Chân dung Sakip Sabanci”: sức mạnh của khối vô danh

Minh Thảo dịch

clip_image002

Kutlug Ataman, “Chân dung Sakip Sabanci, 2014.. Sắp đặt video bằng 10,000 màn hình LCD.

Tác phẩm sắp đặt video “Chân dung Sakip Sabanci” của nhà làm phim và nghệ sĩ đương đại Kutlug Ataman là một trong những tiêu điểm của triển lãm “Những tương lai của toàn Thế giới” do Okwui Enwezor làm giám tuyển tại Triển lãm Nghệ thuật Quốc tế Venice Biennale lần thứ 56.

Được thực hiện nhân kỉ niệm 10 năm ngày mất của doanh nhân hàng đầu Thổ Nhĩ Kì Sakip Sabanci, “Chân dung Sakip Sabanci” gồm khoảng 10,000 màn hình LCD trình chiếu hình ảnh của vài ngàn người bằng cách này hay cách khác đã từng gặp gỡ Sakip Sabanci.

clip_image004

Hình từ trang này

clip_image006

Hình từ trang này

clip_image008

Hình từ trang này

clip_image010

Những người vô danh đã đi qua đời người nổi tiếng

Theo trang web của nghệ sĩ, tác phẩm này tuy có công nghệ tiên tiến nhưng lại dùng vật liệu thô, rất đậm chất “người”. Công trình mất 3 năm để hoàn thành và hình dạng của nó có thể thay đổi tùy không gian trình chiếu.

BLOUIN ARTINFO đã liên lạc với Kutlug Ataman, người rất sẵn lòng dành ra một phần thời gian trong lịch trình bận rộn của mình, và hỏi anh một vài câu hỏi về tác phẩm cùng nguồn gốc của nó.

Tác phẩm sắp đặt video của anh tại “Tương lai toàn Thế giới” có nhan đề là “Chân dung Sakip Sabanci.” Vậy Sakip Sabanci là ai và vì sao anh lại tạo ra một chân dung của ông ấy?

Tác phẩm này được gia đình Sabanci đặt hàng vào năm 2011 để kỉ niệm 10 năm ngày ông qua đời. Trong suốt cuộc đời, Sabanci là một nhân vật xuất chúng và một doanh nhân hàng đầu Thổ Nhĩ Kì, Ông cũng rất nổi tiếng vì các hoạt động nhân đạo của mình, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục.

clip_image012

Ngài Sakip Sabanci

“Chân dung Sakip Sabanci” là một tác phẩm đa hình ảnh gồm 10,000 màn hình LCD có thể thay đổi tùy không gian trưng bày. Tại sao anh lựa chọn công nghệ ấy và cách trình bày tác phẩm như thế?

Vì đa số hoạt động nghệ thuật của tôi tập trung ở mảng phim ảnh và tôi cũng không phải hoạ sĩ vẽ chân dung, nên tôi đã chọn cách thực hiện tác phẩm này bằng cách xem xét kĩ các mối quan hệ xã hội của Sakip Sabanci. Trong đời, Sakip Sabanci là một người giao thiệp vô cùng rộng, làm việc với mọi tầng lớp xã hội. Tấm canvas lớn treo lơ lửng ngó xuống các vị khách tham quan Biennial kia đã đặt ra câu hỏi về sự lãnh đạo (của Sakip) và những giá trị tạo nên con người ấy.

clip_image014

Hình từ trang

Ý nghĩ của những hình ảnh chiếu trên màn hình là gì và từ đâu anh tìm được những nội dung ấy?

Mỗi màn hình LCD, với hình ảnh mờ dần rồi lại hiện lên, trình chiếu hàng chục ngàn người có quan hệ với ngài Sabanci: từ công nhân nhà máy đến tài xế của ông. Tác phẩm được lấy nguồn (tư liệu) tại Trung Quốc, thực hiện tại Thổ Nhĩ Kì, mất 3 năm để hoàn thành, với các màn hình LCD tương tự như màn hình của điện thoại thông minh.

Hình dạng của tác phẩm có thể thay đổi tùy không gian trưng bày. Anh đã sắp đặt và dựng tác phẩm này trong “Những tương lai của toàn Thế giới” như thế nào?

Các module có thể được tách rời và lắp đặt thành nhiều hình dạng khác nhau, nhưng dĩ nhiên hình dạng đó phải có ý nghĩa. Với tác phẩm của tôi, cuộc đối thoại giữa tác phẩm với không gian trưng bày luôn là phần thiết yếu. Trong “Những tương lai của toàn Thế giới”, cuộc đối thoại này có thêm một chiều sâu nữa khi có thêm Chris Marker. Đó là một vinh dự rất lớn của tôi.

clip_image016

Bên dưới tác phẩm “Chân dung Sakip Sabanci” là tác phẩm “Passengers” của Chris Marker. Ảnh của của Katherine McMahon

clip_image018

Một số tác phẩm trong chuỗi “Passengers” của Chris Marker. Ảnh từ trang này

“Chân dung Sakip Sabanci” được miêu tả là có công nghệ tiên tiến nhưng lại dùng vật liệu thô rất chất “người”. Với suy nghĩ này, anh mong khách tham quan trải nghiệm và hiểu được gì khi họ đến xem tác phẩm này ở Venice?

Tôi tạo nên một bức chân dung lớn nhưng trong đó lại thiếu đi chủ thể chính. Thay vào đó xuất hiện hình ảnh của gần 30 ngàn cá nhân có vẻ như vô danh. Tôi nghĩ điều này sẽ mở ra nhiều thảo luận mới, trong cả chính trị lẫn nghệ thuật. Tuy vậy tôi không tin vào các thông điệp. Tôi tin vào trải nghiệm chứ không phải vào cái gọi là thông điệp. Tôi thích đặt những câu hỏi như thế, kích thích tranh luận và những suy nghĩ mới.

Nguồn: soi.today

Comments are closed.