ĐÁY SÓNG – TRIỂN LÃM TRANH CỦA TRANG THANH HIỀN TẠI SÀI GÒN

clip_image001

TRIỂN LÃM “ĐÁY SÓNG”
của họa sĩ Trang Thanh Hiền

Trân trọng kính mời quý vị tới xem tranh triển lãm Đáy Sóng 3 của Trang Thanh Hiền:

Triển lãm “Đáy Sóng 3” lần này tại Hồng Hạc Gallery là cuộc triển lãm cuối cùng khép lại các lần ra mắt bộ tranh Đáy sóng đã từng diễn ra ở Hà Nội (tháng 8/2014), Huế (tháng 5/2015) và bây giờ là Tp HCM (tháng 7/2015). Hơn 20 bức tranh mực nho trên giấy vỏ cây trong bộ gần 60 bức tranh của năm 2011 và 2013 tiếp tục được trưng bày.

Đã Khai mạc lúc: 17h00 ngày 9 tháng 7 năm 2015.
Triển lãm mở từ ngày 9 đến 20 tháng 7 năm 2015.
Tại: Hồng Hạc Gallery 23 Lý Tự Trọng, Q1, TP HCM.
Vào cửa tự do.

Lời giới thiệu triển lãm Đáy Sóng

Có những điều khó có thể nói lên thành lời, thì hội họa lại có thể. “Đáy sóng” là bộ tranh được tôi vẽ trong hai năm 2011 và 2013. Đó là thời điểm thời điểm khá đặc biệt trên nhiều phương diện trong đời sống cá nhân của tôi.

Triển lãm “Đáy Sóng 3” lần này tại Hồng Hạc Gallery là cuộc triển lãm khép lại các lần ra mắt bộ tranh Đáy sóng đã từng diễn ra ở Hà Nội (tháng 8/2014), Huế (tháng 5/2015) và bây giờ là Tp HCM (tháng 7/2015). Mỗi lần tôi bày khoảng hơn 20 bức tranh trong bộ gần 60 bức tranh đã vẽ. Cũng có một số bức được bày lại qua các lần triển lãm.

Thông điệp của bộ tranh “Đáy Sóng” có lẽ liên quan nhiều đến câu chuyện về tình yêu và thân phận của người phụ nữ. Nó đan xen trong đó những biểu tượng của đời sống tâm linh, những nghiên cứu của tôi về Phật giáo, về hình tượng Quan Âm. Trong các bức tranh, những người đàn bà “ba đầu, sáu tay” rồi “phân thân”, “hóa thân” vào những vai trò khác nhau để trọn vẹn cho tình yêu của mình, ước mơ của mình. Ở đó các biểu tượng về sen, về hoa, được kết hợp lại với nhau trong rất nhiều cảm xúc về cuộc sống, khi thì mãnh liệt, khi lại yếu đuối. Ranh giới giữa nhục cảm và tình yêu được vẽ ra.

Các tác phẩm của bộ tranh này được vẽ chủ yếu trên một loại giấy đặc biệt được làm hoàn toàn thủ công của dân tộc Nùng An ở miền núi phía Bắc. Nó được người dân tộc sản xuất ra chủ yếu phục vụ cho các hoạt động tâm linh, như là chép kinh sách hoặc cắt làm tiền giấy trong các lễ tang ma. Khuôn khổ của nó cũng khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Chất liệu và màu sắc của giấy cũng không đồng đều. Trong các tác phẩm ở đây, mỗi tranh được ghép nên từ hai nửa giấy, nó như thể sự ngẫu nhiên, nhưng cũng lại như sự mong manh của số phận và kiếp người, số phận của dân tộc. Sự ghép đôi như là ngẫu nhiên, nhưng lại là sự sắp đặt duyên kiếp. Số phận mỗi tờ giấy từ công việc thủ công của những người thợ đến việc thành một bức tranh có lẽ cũng là sự an bài. Điều đó cũng đem lại cho tôi cảm xúc về giá trị thuần khiết mà hiện nay đang mất dần trong cuộc sống.

Giữa muôn trùng sóng gió của cuộc đời, “Đáy sóng” có thể xem như khoảng lặng riêng của cuộc đời mình, mà tôi đã có thể tìm thấy niềm hạnh phúc./.

Trang Thanh Hiền     

UNDER WAVES

clip_image002

I stopped drawing after the exhibition in 2004 when I was preparing for the birth of my first child. Then, my children and housework has taken most of my time. However, my desire for painting has been still so deep in my heart, become great in my mind, asking me for its outbreaking some day.  At the end, the day came as my destiny. I couldnot believe that I would be able to create art works in those most difficult days of my life. And you kow, paintings and poems were making me calm down and helping me to overcome all of hardships.

This series of art works were painted with Chinese ink on the special paper made of May Sa tree bark. This type of paper is made by a number of minorities such as the Nung, the Tay, the H’Mong, living in the Northern mountains of Vietnam. They use it for making flowers and ghost money traditionally. On the other hand, this type of  paper is rather lumpy but not really as smooth as the traditional Do paper. Its lumpiness and specialized function has inspired me, making me think of the fragility of human life…

Sea, water, lotus, lip-shaped leaves, black and white color, ink and paper,.. all of them joined together to make fortuitous and friendly converstions on paintings. Poems came from my dreams and paintings also. During the days to paint this series, I could feel very well the boundary of love between the sexual and the spiritual. Sometimes, the fortuitousness was born by the destiny, I think.

In the middle of my hardships, my paintings and poems were more like waves of feelings from the bottom of my heart, creating a completely new world where I I myself could find happy moments./.

Trang Thanh Hien

Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.co.uk/2015/07/thu-moi-du-khai-mac-trien-lam-tranh-cua.html

Comments are closed.