Hai triển lãm tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory

18738585_451136978568918_3667836449361083385_o

Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory kính mời quý vị đến tham dự buổi khai mạc của hai triển lãm: một bởi 5 nghệ sĩ của Saigon Artbook và một bởi nghệ sĩ Nguyễn Thuý Hằng.

Ở triển lãm ‘I, Me, Mine – Trong Tôi, Của Tôi’, 5 nghệ sĩ trẻ – Trần Kim Hoa, Đỗ Nguyễn Lập Xuân, Hoàng Nam Việt, Xuân Hạ (Grandmadeadxh), và Yatender – là tâm điểm của ấn bản mới nhất của chuỗi Saigon Artbook (SGAB), đồng tổ chức bởi The Factory và inpages. Các nghệ sĩ này đưa chúng ta trên một hành trình khám phá các cột mốc của ‘cái tôi’ – nơi chốn, kết nối, vẻ bề ngoài, và nhận thức – nhằm xem xét cách các yếu tố không ngừng đan xen này định hình các thể hiện nghệ thuật và cảm xúc đã trở thành nền tảng cho tính cách con người. Mời quý vị xem thêm chi tiết về triển lãm và nghệ sĩ tại đây: https://goo.gl/HtiS5a

Nghệ sĩ: Trần Kim Hoa, Hoàng Nam Việt, Xuân Hạ, Đỗ Nguyễn Lập Xuân and Yatender

Giảm tuyển: Shyevin S’ng và Lê Thiên Bảo

Ngày triển lãm: 09 tháng 6 đến 23 tháng Bảy 2017

Địa điểm: Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory

15 Nguyễn Ư Dĩ, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM

Khái niệm về ‘bản ngã’ cấu thành nên một dòng chảy tái diễn trong lịch sử. Quay ngược lại hàng vạn năm của lịch sử nhân loại, các bức vẽ trong hang động và các điêu khắc đá cổ xưa (như ở Hang Chauvet, thung lũng Ardèche, Pháp), cho thấy khao khát tự nhiên muốn thấu hiểu bản thân của chúng ta. Tự hoạ (self-portraiture), vì thế, là một phương thức phổ biến để các nghệ sĩ phản chiếu và thể hiện họ là ai. Với phát minh của nhiếp ảnh vào những năm 1800, công nghệ đã ảnh hưởng và thách thức cách các nghệ sĩ nghĩ về bản ngã, như chuyện kể và căn tính. Ý niệm về ‘bản ngã’ không còn chỉ là một sao chép nhiếp ảnh. Từ chối những hình dung thực tế của cơ thể người, các nghệ sĩ đã ngày càng chuyển hướng về phía trừu tượng, với một điểm nhìn mang tính khái niệm.

Ở Việt Nam, câu chuyện của trừu tượng và nghệ thuật khái niệm là một hiện tượng khá mới mẻ. Sự phát triển của thể hiện nghệ thuật trong nước đã chịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa thực dân của Pháp và biến động chính trị của cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong hầu hết nửa sau của thế kỷ 20, nghệ thuật thị giác ở Việt Nam mang đậm tính chất hiện thực xã hội chủ nghĩa trong thể hiện, và nghệ sĩ bị giới hạn trong các chủ đề và phong cách nhất đinh. Sau thời kỳ Đổi Mới năm 1986, Việt Nam đón nhận một cách ào ạt những luồng thông tin mới, trao đổi kinh tế và ảnh hưởng văn hoá, khiến cho các nghệ sĩ có cơ hội để học hỏi và so sánh các quan điểm và phong cách thực hành nghệ thuật khác nhau. Các không gian nghệ thuật tiêu biểu, như Blue Space ở miền Nam và Nhà Sàn ở miền Bắc (thành lập trong những năm 1990), đã tiên phong trong một thời kỳ mới của nghệ thuật thử nghiệm, khuyến khích các cơ hội mới cho nghệ sĩ địa phương chơi đùa với các cách thức khác nhau để diễn đạt rõ ràng căn tính của họ, phản hồi tới một môi trường toàn cầu đa dạng về văn hoá, tân tiến về công nghệ, và đa phương diện trong khái niệm.

Từ năm 1986, nghệ sĩ ở Việt Nam đã tích cực tìm kiếm các cách thức sáng tạo đa ngành để thể hiện con người của họ. Trong triển lãm “I, Me, Mine – Trong Tôi, Của Tôi” , 5 nghệ sĩ trẻ – Trần Kim Hoa, Đỗ Nguyễn Lập Xuân, Hoàng Nam Việt, Xuân Hạ (Grandmadeadxh), và Yatender – là tâm điểm của ấn bản mới nhất của chuỗi Saigon Artbook (SGAB), đồng tổ chức bởi Trung tâm Nghệ thuật đương đại The Factory inpages. Các nghệ sĩ này đưa chúng ta trên một hành trình khám phá các cột mốc của ‘cái tôi’ – nơi chốn, kết nối, vẻ bề ngoài, và nhận thức – nhằm xem xét cách các yếu tố không ngừng đan xen này định hình các thể hiện nghệ thuật và cảm xúc đã trở thành nền tảng cho tính cách con người. Khán giả sẽ bị cuốn hút bới các cách tiếp cận phong phú với chủ đề ‘tự-thể hiện’: từ sê-ri tranh “Bonsai” và tác phẩm sắp đặt “Đàn Bà” của Kim Hoa nhằm nắm bắt sự phức tạp của tính nữ thông qua hình ảnh phản chiếu của chính cô trong gương; tới tác phẩm “Vô:” của Lập Xuân, một tác phẩm sắp đặt khái niệm và biểu diễn, được đặt ở giữa một điểm nhìn tâm lý cá nhân trong thực tại hoàn toàn và một truy vấn tinh thần, nơi sự chiếm hữu được đối mặt và diễn dịch lại thông qua việc chiêm nghiệm những gì nằm dưới tầng nhận thức. Trong khi tác phẩm sắp đặt hộp đèn bừng sáng cả không gian triển lãm của Hoàng Nam Việt cho thấy ba thể hiện của sự sinh tồn và bảo toàn cá nhân, xem xét các dạng hình của một nhân vật như thói quen, tính cách, và nhìn nhận, thì “Cõi Lầy” của Xuân Hạ, một tổng hợp tranh lụa treo vuông góc với mặt tường và tác phẩm sắp đặt animation “Đắm” thầm thì về những cảm xúc nội tâm của cô. Tác phẩm sắp đặt ‘2-1’ của Yatender được trưng bày kín ở một khu vực riêng biệt của The Factory, được kể qua phim và nhiếp ảnh với ứng dụng hẹn hò ‘Tinder’, đã lưu giữ lại những khoảnh khắc ngẫu nhiên của mong muốn được thoát ra khỏi thế giới quan nhỏ hẹp của hoàn cảnh của cô và vượt qua những khoảng cách rộng lớn để chạm tay vào điều gì đó chân thực.

“I, Me, Mine – Trong Tôi, Của Tôi” là một bộ sưu tập của các ‘tác phẩm tự hoạ’, thông qua các chất liệu khác biệt, tuyên bố rằng ‘Tôi tồn tại’. Đồng hành với triển lãm này ở The Factory, ấn phẩm thứ 7 của Saigon Artbook tiếp nối cam kết xuất bản của họ với một cuốn ca-ta-lô triển lãm được thiết kế tận tuỵ và công phu với kỹ thuật in ấn thể nghiệm. Cuốn sách này sẽ được mở bán vào ngày 17 tháng 6, trong buổi nói chuyện với nghệ sĩ đầu tiên, mở màn cho một chuỗi các chương trình cho công chúng đi kèm trong hai tháng, được thiết kế để bóc tách các ưu tư suy ngẫm nghệ thuật đằng sau ‘I, Me, Mine’.

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ

The Factory: art@factoryartscentre.com | +84 (0)8 3744 2589

inpages: long@inpages.org | +84 (0) 126 550 2088

Tất cả các tác phẩm trưng bày đều có thể được mua.

Saigon Artbook (SGAB) trước nhất là một dự án cộng đồng của inpages – independent publisher& art bookstore (nhà xuất bản độc lập & hiệu sách nghệ thuật, tạm dịch), phát triển và trưng bày các tác phẩm không cắt xén của các hoạ sĩ trẻ ở TP. HCM (Sài Gòn), Việt Nam trên một ‘sân khấu’ được hỗ trợ bởi một đối ngũ tài năng gồm các thiết kế viên, các cây viết, và các giám tuyển. Từ năm 2013, SGAB đã độc lập xuất bản hơn 3000 cuốn sách nghệ thuật (artbook) với bảy ấn phẩm và tổ chức vô số các buổi triển lãm, workshop, và nói chuyện nghệ thuật với mục đích làm cho nghệ thuật dễ tiếp cận hơn và lôi cuốn hơn.

www.saigonartbook.org

TRẦN KIM HOA

sn.1980, TP.HCM, Việt Nam

Có đầu óc chiêm nghiệm và thường hướng nội, Kim Hoa dành phần lớn thời gian của mình để vật lộn với những câu hỏi về căn tính. Cô cố gắng phóng chiếu những phản ánh của mình lên hình ảnh của người khác cũng như khắc hoạ những cái bóng của họ lên cái bóng của chính cô. Những hình thể thô mộc hàm chứa những hứng khởi vô tận cho người nghệ sĩ. Kim Hoa đặc biệt thích thưởng thức những góc thô, những u bướu của cơ thể người. Các bản phác nhanh của cô lưu giữ lại ký ức và trải nghiệm của việc tương tác. Các tác phẩm của cô tập trung vào ảnh hưởng của môi trường, giáo dục, và lối sống lên tính cách và diện mạo của một người. Với Hoa, những ‘biến dạng’ hiển hiện là minh chứng của một cuộc đời trên đà tiếp diễn; mỗi dáng hình kể một câu chuyện riêng. Mặc dù được đào tạo trong ngành sơn mài, Hoa thường sáng tạo nghệ thuật với sơn dầu trên vải bố, phác thảo than chì, màu nước, và màu pastel trên giấy, vì sự tự do mà cô cảm thấy các chất liệu này mang đến cho mình.

ĐỖ NGUYỄN LẬP XUÂN

sn.1986, TP.HCM, Việt Nam

Lập-Xuân sống và làm việc ở TP.HCM. Nền tảng cho đạo đức nghệ thuật cũng như cá nhân của cô là một niềm tin vào những kết nối mơ hồ và chân thành giữa con người. Thế giới thực tại của Lập-Xuân không khách quan hay bất động, mà là một nơi của sự biến động, tính phức tạp, và sự tri cảm luôn biến chuyển. Mối quan tâm chủ đạo của nghệ thuật của cô là ngưỡng trôi (liminality) – sự mơ hồ ngầm ẩn của trải nghiệm về bản tính cá nhân, trong cách nó vận hành ở cả tâm trí và môi trường. Tác phẩm của cô thách thức các ranh giới của ghi chép nghệ thuật và có thể được hiểu khác đi như một thí nghiệm xã hội, tung hứng các biến số của những tiếng nói cá nhân. Mỗi tác phẩm của cô mời gọi người xem tham gia vào một trải nghiệm cảm giác, để viết nên phần của riêng mình và tiếp đó mở ra những đối thoại mới và thân mât. Tập hợp tác phẩm hiện tại của cô bao gồm điêu khắc, tranh vẽ, sắp đặt, trình diễn, và nghệ thuật media dựa trên thời gian.

HOÀNG NAM VIỆT

sn.1985, TP.HCM, Việt Nam

Một nghệ sĩ tự học sống ở TP.HCM, Hoàng Nam Việt đã thử nghiệm với nhiều phương thức và các trường phái khác nhau. Nghệ thuật của anh gây ra những cảm xúc mạnh, đầy tính thân thể và luôn tiến hoá. Cảm hứng của anh đến từ những cảnh đời thường, được thổi hình qua tri cảm chủ quan và đạo đức triết lý của chính anh. Một nhà khởi nghiệp, một kẻ mộng mơ, và một nghệ sĩ, Nam Việt chiết rút những chất liệu thô mộc để làm nghệ thuật từ nhiều khía cạnh của cuộc sống và vô vàn các trải nghiệm. Hoàng đã tham gia vào rất nhiều triển lãm nhóm ở TP.HCM, bao gồm Chung (Pongdang Gallery, 2014), Out of Nowhere (Sao La, 2014), Art Walk (nhiều địa điểm, 2015), và The Primacy of Drawing (Địa Projects, 2015).

XUÂN HẠ (GRANDMADEADXH)

sn.1993, Đà Nẵng, Việt Nam

Xuân Hạ là một nhà làm phim, nghệ sĩ, và giám tuyển trẻ hiện đang sinh sống tại Sài Gòn. Từ năm 2015, cô đã tích cực hoạt động với các nghệ sĩ Việt Nam và quốc tế, giám tuyển và tạo dựng các triển lãm tập trung vào nghệ thuật tương tác và sắp đặt. Tác phẩm của cô lấy nguồn cảm hứng từ vô vàn các phẩm chất, các thực tại, các cơ thể, và các căn tính cùng lúc tồn tại bên trong và xung quanh cô, cũng như với tất cả những người phụ nữ trong cuộc đời cô, từ người thân trong gia đình tới bạn gái cô. Những tính chất đa diện này và các nền tảng của cái tôi đối với người nghệ sĩ thật kỳ diệu và không thể cưỡng lại được.

AO KIM NGÂN (YATENDER )

sn.1988, TP.HCM, Việt Nam

Yatender chuyển thực hành qua nhiếp ảnh sau một sự nghiệp trong ngành thiết kế đồ hoạ, để đối mặt trực tiếp với những hỗn loạn cảm xúc không ngừng và âm ỉ bên dưới bề mặt. Đặc trưng nghệ thuật, động lực, và tác phẩm của cô đều vô cùng cá nhân trong bản chất. Cô đang theo đuổi một cách tiếp cận thể nghiệm để truy vấn và hoà mình, cả bên trong và bên ngoài, thông qua nghệ thuật nắm bắt các hình ảnh sau ống kính. Nhiếp ảnh phim của Yatender mang phong cách tài liệu, lưu giữ các khoảnh khắc thoáng qua để nhấm nháp chúng lần nữa vào một ngày sau đó. Điều này cho phép cô tự do sống hết mình trong hiện tại, với tri giác rằng không điều gì xinh đẹp sẽ bị mất đi, có lẽ chỉ được chuyển hoá, thông qua khuynh hướng khó nắm bắt của cả phim và ký ức.

Trong khi đó, ở triển lãm ‘Lịch sử cuộc Viễn du: Cát trong tai tôi, trôi dạt thế giới’, nghệ sĩ Nguyễn Thuý Hằng tái hiện lại mối tương quan giữa việc xuất bản văn chương và tạo dựng hình ảnh, khơi gợi nhận thức về việc các nghệ sĩ thị giác ngày nay là những cá nhân mang tư tưởng văn hoá độc đáo đứng giữa các phương tiện và phương pháp sáng tác khác nhau. Diễn ra tại không gian trưng bày trên tầng 1 của The Factory, Thuý Hằng dẫn dắt chúng ta vào chuyến du hành xuyên suốt quá trình làm sách của cô – từ lúc ý tưởng được thành hình cho đến khi bản in cuối cùng ra đời. Mời quý vị xem thêm chi tiết về triển lãm và nghệ sĩ tại đây:https://goo.gl/4F9fcS

Nghệ sĩ: Nguyễn Thuý Hằng

Ngày triển lãm: 9 tháng Sáu – 23 tháng Bảy 2017

Địa điểm: Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory

15 Nguyễn Ư Dĩ, P.Thảo Điền, Q.2, TP.HCM

Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory hân hạnh giới thiệu triển lãm cá nhân của Nguyễn Thuý Hằng, khám phá hành trình sáng tác nghệ thuật, văn chương và xuất bản sách, một rất phần quan trọng trong con đường phát triển và thực hành nghệ thuật của cô.

Diễn ra tại không gian trưng bày trên tầng 1 của The Factory, Thuý Hằng dẫn dắt chúng ta vào chuyến du hành xuyên suốt quá trình làm sách của cô – từ lúc ý tưởng được thành hình cho đến khi bản in cuối cùng ra đời. Được nhìn thấy các bức hoạ và những bản vẽ của mình tái sinh dưới dạng bản in là một trải nghiệm đặc biệt, góp phần thúc đẩy đáng kể lên nghệ thuật của cô. Nguyễn Thuý Hằng nhìn nhận những lỗi in và việc chỉnh sửa màu sắc như một phần toàn vẹn trong sự phát triển ý tưởng của mình – một quá trình mà, bằng cách này hay cách khác, còn quan trọng với cô hơn cả kết quả cuối cùng. Thuý Hằng chia sẻ, ‘Tại Việt Nam, tôi đã được đặc cách thâm nhập và chứng kiến công tác sản xuất in ấn chuyển thể từ những kỹ thuật thủ công thô sơ đến khi những nhà sách tư nhân mọc lên với sự đồng hành của sự cải tiến trong máy móc, chất lượng giấy và công nghệ in ấn kỹ thuật số’. Vì lẽ đó, trong triển lãm này, Thuý Hằng sẽ trao cho người xem chiếc chìa khoá kết nối chúng ta với quá trình trải nghiệm toàn vẹn, gồm 3 căn phòng trưng bày 3 giai đoạn quan trọng trong các bước tư duy của cô – từ lúc khai hoá ý tưởng, đến lúc chấp nối các chi tiết và cuối cùng là chuyển hoá ý tưởng sang vật chất. Với các mảnh ghi nhớ viết tay, các bản phát thảo bằng mực, tranh sơn dầu và vô vàn những bản in thử, khuôn in được sử dụng trong công đoạn sản xuất các cuốn sách của cô, triển lãm lần này trưng bày cách các thực hành nghệ thuật thị giác và văn chương của Thuý Hằng hoà quyện chặt chẽ, cả về ý tưởng lẫn chất liệu.

‘Những chủ đề chính trong các đầu sách của tôi xoay quanh những mâu thuẫn và sự phức tạp của một cuộc sống giữa hai miền độc lập và phụ thuộc; của cuộc cách mạng tư duy tự do; của những suy tư về vị trí mà người phụ nữ đang có cũng như vai trò của giới tính trong cuộc sống đương đại’, Thuý Hằng chia sẻ thêm, ‘Càng viết nhiều tôi lại càng hiểu ra mình chỉ muốn xoá bỏ ranh giới của các khái niệm, chẳng hạn như những chuẩn mực đạo đức bắt buộc của xã hội, văn hoá, chính trị, tôn giáo, sắc tộc và các vấn đề di cư. Tôi cảm thấy mình đã chạm được đến một tầng sống cao hơn, nơi tôi động viên mọi người rằng chúng ta có quyền chọn lựa cách sống mà ta thấy phù hợp với mình, dù ta có đang ở đâu trên thế giới hay đang nói thứ ngôn ngữ nào’.

‘Lịch sử cuộc Viễn du: Cát trong tai tôi, trôi dạt thế giới’ tái hiện lại mối tương quan giữa  việc xuất bản văn chương và tạo dựng hình ảnh, khơi gợi nhận thức về việc các nghệ sĩ thị giác ngày nay là những cá nhân mang tư tưởng văn hoá độc đáo đứng giữa các phương tiện và phương pháp sáng tác khác nhau. Nguyễn Thuý Hằng chân thành gửi lời cảm ơn đặc biệt đến nhà xuất bản Kiến Thức và Nhã Nam vì sự hỗ trợ to lớn mà họ dành cho các thực hành của cô cũng như sự tận tuỵ dành cho lĩnh vực xuất bản nghệ thuật.

Buổi khai mạc của triển lãm này sẽ diễn ra cùng thời điểm với buổi khai mạc của triển lãm ‘Trong tôi, Của tôi: Saigon Artbook 7’, tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại The Factory, vào lúc 18g ngày 9 tháng Sáu năm 2017.

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ: aoa1@factoryartscentre.com | +84 (0)8 3744 2589

Nguyễn Thuý Hằng (sn. 1978 tại TP.HCM) theo học chuyên về hội hoạ tại Trường ĐH Mỹ Thuật TP.HCM. Tốt nghiệp vào năm 2002, cô sớm nhận ra đam mê của mình dành cho chữ nghĩa, về bản chất, có mối liên hệ chặt chẽ với những tưởng tượng thị giác của mình. Các tác phẩm của Nguyễn Thuý Hằng thường kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, từ các tượng điêu khắc sắp đặt với kích thước lớn đến việc cộng tác với các loại hình múa, phim ảnh và âm nhạc. Bộ ba tác phẩm sách đầu tay: “Thời hôm nay, khoái cảm, điên rồ hợp lí” (được viết trong cuộc hành trình 2 năm tại Mỹ từ 2003 đến 2005) đã được nhà xuất bản Nhà sách Kiến Thức, cho ra mắt tại Hà Nội vào năm 2006. Đến nay, cô đã cho ra đời tổng cộng 5 tựa sách với các triển lãm riêng tại Hà Nội và TP.HCM. Thuý Hằng hiện đang sống và làm việc tại TP.HCM.

Website: www.nguyenthuyhang.com

Đêm khai mạc không tính phí vào cổng cho cả hai triển lãm.

————————————-

The Factory Contemporary Arts Centre would like to invite you to the openings of two exhibition: one by Saigon Artbook and one by Nguyễn Thuý Hằng.

In the exhibition “I, Me, Mine”, 5 emerging artists are featured – Trần Kim Hoa, Đỗ Nguyễn Lập Xuân, Hoàng Nam Việt, Xuân Hạ (Grandmadeadxh) and Yatender – in the newest addition to the Saigon Artbook (SGAB) canon, co-organized by The Factory and inpages. These artists take us on a journey, exploring the cornerstones of the ‘self’ – place, connection, appearance and perception – examining how these continually interweaving elements shape the artistic and emotional expression that becomes fundamental to human character. For more information about the exhibition, please visit: https://goo.gl/57LU0L

Meanwhile, in the exhibition ‘Histoire d’un Voyage: Sand in my ears, adrift of the world’, artist Nguyễn Thuý Hằng celebrates the relationship between text and image making, encouraging awareness that visual artists today are unique cultural thinkers straddling multiple media and methodology. Displayed in the upper galleries of The Factory, Thúy Hằng takes us on a journey – from conception to final print – of her book making. For more information about the exhibition, please visit: https://goo.gl/ac2bZ6

There is no entrance fee applied for both exhibition on the opening night.

Nguồn: https://www.facebook.com/events/128627781042247/?acontext=%7B%22ref%22%3A%2222%22%2C%22feed_story_type%22%3A%2222%22%2C%22action_history%22%3A%22null%22%7D&pnref=story

Comments are closed.