Vì sao Nguyễn Tư Nghiêm là danh họa?

(Rút từ facebook của Nguyễn Như Huy)
 

1- Bức tranh này của Nguyễn Tư Nghiêm vẽ năm 1957, có tên là “Con nghé quả thực”.
2- Bức tranh vẽ cảnh một bà cụ thuộc thành phần bần cố nông và hàng xóm láng giềng đang vui sướng vì được chia một con nghé lấy từ nhà địa chủ trong cuộc cải cách ruộng đất 1953-1956.
3- Nếu xem kĩ bức tranh, ta sẽ thấy ở góc phải, nơi bụi chuối, có một bé gái đứng tách hoàn toàn ra khỏi niềm vui kia. Hiện hữu của bé, cả về diện mạo (cúi mặt không nhỉn vào con nghé như toàn bộ các nhân vật khác trong tranh) lẫn vị trí (lạc khỏi bố cục hướng tâm; bị đẩy gần như rơi ra ngoài bức tranh) như cho thấy một sự bị-gạt-ra-ngoài-lề của bé. Tức là ở đây, trong toàn bộ bức tranh này, bé là người-duy-nhất-không-chia-sẻ-niềm-vui-chung.
4- Vì sao lại thế? Dễ hiểu thôi. Bé chính là chủ sở hữu của con nghé đó, nay đã bị cướp đi cho người khác.
5- Nguyễn Tư Nghiêm đã đưa cả bé vào tranh, đưa cả nỗi buồn, nỗi đau ấy vào tranh, thưa bà con cô bác.
Vĩnh biệt danh hoạ Nguyễn Tư Nghiêm

Comments are closed.