THƠ DIỆP HUY

“Trong bối cảnh thi ca Trung Quốc đương đại, Diệp Huy được coi là nhà thơ tiêu biểu của thơ Giang Tô, thành danh từ thập niên 90, hiện chưa thấy ai xếp Diệp Huy vào trường phái nào, có lẽ bởi trên thi đàn, ông luôn giữ tư thế độc lập và ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông…

Tại Tiệm Kẹo Mứt, nguyên tác 《在糖果店》 Tại Đường Quả Điếm, tập thơ đầu tay của Diệp Huy, là tập thơ định danh cũng như khẳng định bút pháp của ông trên thi đàn. Với bút pháp chủ đạo là thuật sự, từ chối tính trữ tình là một trong những đặc tính xưa nay của thơ, thơ Diệp Huy đã mang đến những rung động trực tiếp, bắt nguồn từ đời sống thường nhật, với đủ loại nhân vật, sự kiện nhưng được cấu tứ chặt chẽ, đã gợi ra những liên tưởng phong phú, sinh động mà thâm trầm về thời đại và lịch sử một đất nước với những khúc quanh của nó.” (Trúc –Ty)

Văn Việt trân trọng giới thiệu toàn bộ tập thơ của Diệp Huy, bản dịch tiếng Việt do Trúc-Ty thực hiện, 2007. Nhà xuất bản Giấy Vụn ấn hành 2008.

Diệp Huy

叶 辉

TẠI TIỆM KẸO MỨT                                                                                                                                                                                                                       Bia Diep Huy                                                                                                                                                                   

Trúc-Ty dịch

Nhà xuất bản Giấy Vụn 2008

Nhà xuất bản Giấy Vụn – Cơ quan xuất bản văn chương vỉa hè

Chủ trương: Mở Miệng

Liên lạc: nxbgiayvun@yahoo.com

Tại tiệm kẹo mứt

Tác phẩm thơ

Nguyên tác Trung văn của Diệp Huy, 1998

Bản dịch tiếng Việt do Trúc-Ty thực hiện, 2007

Giấy Vụn xuất bản lần thứ nhứt 100 bản photocopy tại Sài Gòn, khổ 13 x 19 cm. In xong và nộp bản lưu cho tổ lưu trữ La Hán Phòng 11/2008

Chịu trách nhiệm xuất bản: Bùi Chát

Góp ý bản dịch: Nguyễn Tiến Văn

Tranh bìa: Jean Michel Basquiat

Game thủ trình bày (dựa theo bản Tại đường quả điếm của nhà xuất bản Hồng Diệp, Hồng Kông 1998)

(Tại đường quả điếm) © 1998, 叶 辉 (Diệp Huy)

ISBN 962-85226-5-5

Tại tiệm kẹo mứt

Bản quyền tiếng Việt © 2008, Giấy Vụn & Trúc-Ty

目录

mục lục

ii 致越南读者

gửi độc giả việt nam

v lời người dịch

02 发现

phát hiện

04 量身高

đo chiều cao

06 流浪汉

gã lang thang

08 树木摇曳的姿态

─为夕淋而作

thể điệu đung đưa của cây cối

-viết cho Tịch Lâm

10 在乡村

tại thôn làng

12 一所房子

một ngôi nhà

14 底片

tấm phim

16 小镇的考古学家

nhà khảo cổ học của thị trấn nhỏ

18 胎记

vết bớt

20 遗传

di truyền

22 废园

vườn hoang phế

24 一个年轻木匠的故事

chuyện chàng thợ mộc trẻ tuổi

26 先知

tiên tri

28 湖泊地带

vùng đầm hồ

30 砖雕

tượng gạch

32 雨的灵魂)

linh hồn của mưa

34 圣洁动物

động vật thánh khiết

36 郑人买履

người đất Trịnh mua giày

38 如果我知道人们如何回忆

nếu tôi biết người ta hồi ức thế nào

40 叙事

thuật sự

42 来自基层的女人

người đàn bà đến từ tầng lớp cơ sở

44 天文学家

nhà thiên văn học

46 外交

ngoại giao

48 新起源

khởi nguồn mới

50 窥视

nhìn trộm

52 老式电话

cái điện thoại kiểu cũ

54 一首中国人关于命运的诗

một bài thơ về người trung quốc nói về vận mệnh

56 一张照片

một tấm hình

58 在糖果店

tại tiệm kẹo mứt

致越南读者

这本被我称之为练习的册子,是我十几年前写下的,它面对的是窗子以外的世界,那时我感到自己并非这个世界上的一员,现在也是如此。

我保持着与世界的距离,如同一个人闭着眼睛躺着,想着躺着的样子,也许这就是我们所谓的想象,我依此获得趣味,它往往又是似是而非的东西,因此我不喜欢真象。

些诗中有一首写到中国人的命运,在其他时候也许同样可以用来表达越南人的命运,因为我们的命运是如此相似,是如此的“没有办法”。

越南,是我十分向往的国度,或许也是这些诗所向往的。

叶辉

 2007年11月13日

Gửi độc giả Việt Nam

Tập thơ được tôi gọi là cuốn sổ luyện tập này, là những gì tôi viết ra từ mười mấy năm trước, cái mà nó đối mặt là thế giới bên ngoài cửa sổ, lúc đó tôi cảm thấy mình không phải là một thành viên của thế giới này, bây giờ cũng như vậy.

Tôi giữ khoảng cách với thế giới, giống như bộ dạng một người đang nằm đang nhắm mắt, tưởng đang nằm đang nghĩ ngợi, có lẽ đây chính là cái mà chúng ta gọi là tưởng tượng, tôi nương vào đó thu được ý vị, nó luôn luôn là điều gì như có như không, do đó tôi không thích cảnh tượng thật

Trong tập thơ này có một bài viết về vận mệnh của người Trung Quốc, trong những thời điểm khác có lẽ cũng vậy, cũng có thể dùng để biểu đạt vận mệnh của người Việt Nam, bởi lẽ vận mệnh của chúng ta giống nhau như thế, cũng “không có cách nào” như thế.

Việt Nam, là đất nước mà tôi vô cùng muốn đến, hay có lẽ cũng là nơi mà những bài thơ này hướng đến.

Diệp Huy

Ngày 13 tháng 11 năm 2007

 

 

 

Lời người dịch

1. Đôi điều về thơ Trung quốc

Khá lâu rồi, kể ra đến cả mấy chục năm, dù mang tiếng là nước láng giềng, là một phần nhân loại ở sát sạt bên ta (chữ của Chế Lan Viên), mảng thơ Trung Quốc hầu như vắng bóng trong sinh hoạt đọc sách của độc giả Việt nam, không một ai dịch hay giới thiệu, không nhà xuất bản nào phát hành dù một tập thơ của bất kỳ nhà thơ Trung Quốc nào, nhất là những nhà thơ đương đại. Trong khi đó, nếu chỉ tính 25 năm trở lại đây, thơ Trung Quốc phát triển với tốc độ chưa từng có, về cả số lượng và phẩm chất. Chỉ trong hơn 2 thập kỷ thơ Trung Quốc có đến mấy chục trường phái với những nguyên tắc đường lối sáng tác riêng biệt và lý thuyết rõ ràng từ phái Mông Lung Thi (hay còn gọi-hoặc bao gồm- phái Kim Thiên) với các tên tuổi Cố Thành[Gu Cheng], Bắc Đảo [Bei Dao], Thực Chỉ [Shi Zhi], Dương Luyện [Yang Lian], Đa Đa [Duo Duo], Mang Khắc [Mang Ke], Thư Đình [Shu Ting], Giang Hà [Jiang He]… và các hội nhóm khác, ở thập niên 80: chủ nghĩa Phi Phi với Châu Luân Hựu [Zhou Lunyou], Hải Thượng với Trần Đông Đông [Chen Dongdong], Chủ nghĩa Thần tính với Hải Tử [Hai Zi]…, phái Tân Hương thổ, nhóm Phần tử Trí thức, phái Sinh viên, phái Chỉnh thể…, thập niên 90: thơ Mạng Lưới, Dân gian, phái Thế hệ trung gian, Chủ nghĩa Tin tức…, và đầu thế kỷ 21 với Hạ Bán Thân (chủ trương hình nhi hạ đề cao lối viết cụ thể), chủ nghĩa Hoang đản, Thi ca Tính linh, phái thơ Rác với chủ xướng Bì Đán [PiDan]; và các nhà thơ sinh sau thập niên 80… Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo trên trang web tổng hợp về thơ Trung Quốc: shigeku.com (Thi Ca Khố)

Một điều thú vị là thơ Rác TQ chính thức đăng đàn vào tháng 3 năm 2003, thì ngay những năm cuối của thế kỷ XX, tại Sài Gòn, Việt Nam, thơ Rác đã là một khái niệm được ứng dụng bởi các nhà thơ ngoài luồng, tiêu biểu là nhóm Mở Miệng và các nhà thơ cùng ý hướng. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này trong một dịp khác.

2. Về nhà thơ Diệp Huy và tập thơ Tại Tiệm Kẹo Mứt

Trong bối cảnh thi ca Trung Quốc đương đại, Diệp Huy được coi là nhà thơ tiêu biểu của thơ Giang Tô, thành danh từ thập niên 90, hiện chưa thấy ai xếp Diệp Huy vào trường phái nào, có lẽ bởi trên thi đàn, ông luôn giữ tư thế độc lập và ít xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, và đến nay chỉ mới xuất bản một tập thơ Tại Tiệm Kẹo Mứt.

Tại Tiệm Kẹo Mứt, nguyên tác 《在糖果店》Tại Đường Quả Điếm, tập thơ đầu tay của Diệp Huy, là tập thơ định danh cũng như khẳng định bút pháp của ông trên thi đàn. Với bút pháp chủ đạo là thuật sự, từ chối tính trữ tình là một trong những đặc tính xưa nay của thơ, thơ Diệp Huy đã mang đến những rung động trực tiếp, bắt nguồn từ đời sống thường nhật, với đủ loại nhân vật, sự kiện nhưng được cấu tứ chặt chẽ, đã gợi ra những liên tưởng phong phú, sinh động mà thâm trầm về thời đại và lịch sử một đất nước với những khúc quanh của nó.

Tạm dẫn lời nhà thơ, nhà phê bình Thập Phẩm [Shi Pin] (bài viết được đăng trên trang web Bắc Hồi Quy Tuyến, trang web về nghệ thuật tiên phong đương đại Trung Quốc: http//www .bhgx.net/wangkan5/lilun/shipin.htm) để cung cấp một cái nhìn về tập thơ cũng như thi phong của Diệp Huy:

Lần đầu đọc thơ Diệp Huy, tôi có một dự cảm, lại một loại thi ca mới xuất hiện, lại một kẻ thám cứu từ trong loại thi ca này bước về phía chúng ta. Mấy năm trở lại đây, Diệp Huy và thơ của anh dần dần được mọi người đón nhận, qua những văn bản thực nghiệm thi ca của mình, đã từng bước mở ra một địa hạt, hay một phương thức thi ca đặc thù, ở đây chúng ta gọi là “biểu thuật trạng thái” [tạm diễn giải là biểu đạt và trần thuật những trạng thái- ghi chú của người dịch].

Dưới đây là tiểu sử tác giả:

Nhà thơ Diệp Huy(1964-), người Giang Tô, nếu cụ thể hơn, là sinh ở một thị trấn nhỏ miền núi gọi là Nha Khê thuộc huyện Cao Thuần. Năm 12 tuổi theo gia đình dọn đến ở huyện lỵ, sau khi tốt nghiệp trung học vào làm việc ở sở thuế (nay là cục thuế), đồng thời bắt đầu sáng tác thơ. Nếu học đại học, thì Diệp Huy bắt đầu làm thơ ngay khi vào đại học, đây là một sự ngẫu nhiên và tất nhiên. Khác với những nhà thơ khác ở thế giới lớn làm thơ cho người tầm nhìn hẹp đọc, Diệp Huy thuộc kiểu nhà thơ ở địa phương nhỏ làm thơ cho người ở thế giới lớn đọc. Hiện Diệp Huy ở vùng phụ cận huyện Cao Thuần ( có lẽ huyện lỵ không phải là nơi thích hợp với anh), tại một bán đảo bên hồ( cũng không phải là nơi ai cũng ở được). Ngôn ngữ thơ Diệp Huy vô cùng giản ước, nhưng thị giới lại ở mức xuất quỷ nhập thần. Đã xuất bản tập thơ Tại đường quả điếm, tự in các tập thơ Nội thị (Nhìn bên trong) và Chứng triệu (Điềm báo)…vv… (dựa vào tiểu sử Diệp Huy soạn bởi nhà thơ Hoàng Sán Nhiên [Huang Sanran], và một số thông tin do Diệp Huy cung cấp)

3. Về thao tác dịch:

Ngoài tiêu chí chuyển ngữ trung thực nội dung nguyên tác, người dịch cũng đặt sự chú tâm vào giọng điệu, cú pháp, tiết tấu… với nỗ lực giữ được tinh thần của bản gốc.

Người dịch cũng trân trọng cảm ơn dịch giả Nguyễn Tiến Văn đã có những trao đổi góp ý quí báu trong quá trình dịch, các nhà thơ Lê Đình Nhất-Lang, Ái Vân Quốc, khởi đầu bằng những bản dịch và dịch chung về thơ Diệp Huy, đăng trên tienve.org, cũng như Nhà xuất bản Giấy Vụn đã gợi ý ‎cho dự án này hình thành và trở thành hiện thực. Một điều nữa, thiết nghĩ cũng cần nhắc lại, bản dịch chỉ là một đề nghị, một cách đọc tập thơ gốc, khó tránh khỏi thiếu sót, và chúng ta cũng mong sẽ có một phiên bản tốt hơn để chuyển tải đầy đủ tinh thần cũng như nội dung nguyên tác. Vì vậy những góp ý, hiệu chỉnh của bạn đọc là vô cùng cần thiết‎.

Cuối cùng, vượt ra ngoài những quy ước thông thường (mà chủ yếu do nhiều trở ngại khác nhau), qua ít lần liên lạc giữa người dịch với nhà thơ Diệp Huy, chúng tôi đã nhận được sự đồng thuận của tác giả, bỏ qua vấn đề bản quyền, chỉ với mục đích, tiếng nói thi ca được dịp cất lên, cũng như việc chuyển dịch sang Việt ngữ và phát hành phổ biến tập thơ đến độc giả Việt Nam được tiến hành suôn sẻ.

Trân trọng giới thiệu tập thơ đến bạn đọc.

Trúc-Ty

Nhơn Trạch, 03/11/2007

 

 

 

发现

如果你来,每次都给你一个发现

你的项链呢?挂在脖子上

像一把随便

松开的链条锁。你的身体能打开到一定程度

phát hin

nếu mà người đến, mỗi lần đều cho người một phát hiện

sợi dây chuyền của người đâu? đeo ở trên cổ

giống một ổ khóa dây

dễ dàng tuột ra. thân thể người có thể mở ra đến mức độ nhất định

量身高

在我幼时的每个除夕之夜

我把身高刻在门口一棵梧桐树上

在以后的日子里

我就发现自己在缩小,并怀着退回到

根部的恐惧

在以后的一个晚上,我看到灯光明亮的房间里

两个恋人象是玩着同样的

量身高的游戏:他与她

是并肩的。他只长到她胸前,然后

滑至她腰部。一个肚脐眼

一个奇妙的树洞

我知道每一棵树上都有

附近某人的生活,一棵树被砍掉了

但生活仍在延续

它变成木板,打造成一张新婚的床铺

在那里生儿育女,如此

循环不已

đo chiu cao

vào mỗi đêm giao thừa thời thơ ấu

tôi khắc chiều cao của mình lên một cây ngô đồng trước cửa

trong những ngày về sau

tôi phát hiện thân thể mình bị thu nhỏ, và mang nỗi sợ bị cớm

xuống tận gốc rễ

rồi một buổi tối sau đó, tôi nhìn thấy trong một căn phòng ánh đèn sáng tỏ

một đôi tình nhân như đang chơi trò đo chiều cao tương tự: gã và ả

sóng vai nhau. gã chỉ vươn đến trước ngực ả, rồi

trượt xuống vùng eo cô nàng. một con mắt rốn

một cái hốc cây diệu kì

tôi biết trên mỗi cái cây đều có

đời sống của người nào lân cận, một cái cây bị đốn hạ

nhưng đời sống vẫn đang tiếp tục

nó biến thành gỗ tấm, đóng thành một chiếc giường tân hôn

sinh đẻ nuôi dạy trai gái ở đó, cứ thế

tuần hoàn không dứt.

流浪汉

流浪汉远远地看着一个塑制警察

他看到它一动不动

认为那是真的,他的行乞路线有了变化

他走到我窗下说:求求你

给点吧,我刚才被一个民警揍了

gã lang thang

gã lang thang nhìn xa xa một cảnh sát bằng nhựa

gã nhìn thấy hắn không mảy may cử động

cho rằng đó là người thật, và tuyến đường hành khất của gã thay đổi

gã đi đến bên dưới cửa sổ tôi nói: cầu xin anh

cho chút đi, tôi vừa bị một cảnh sát nhân dân bợp rồi

树木摇曳的姿态

─为夕淋而作

树木摇曳的姿态令人想起

一种缓慢的人生。有时我想甚至

坐着的石阶也在不断消失

而重又出现在别处

一个人将要离开的想法把他与

当地生活隔开,他的欢乐与不幸

会有新的继承者

一架飞机穿过云彩仍然保持原样

但有时他再也没有出来

一种慢慢到来的恐惧

清晨我在废墟上用餐,我一生吃掉的东西

可以重建一座小镇、一条街道

外加一个油脂的女人, 如果可能的话

我将不断吃,不断重建

一些飞鸟,一些野蛮的东西

th điu đung đưa ca cây ci

viết cho Tch Lâm

thể điệu đung đưa của cây cối khiến người nghĩ đến

một kiểu đời sống chậm rãi. có lúc tôi nghĩ thậm chí

bậc đá đang ngồi cũng đang không ngừng biến mất

mà rồi lại xuất hiện ở chốn khác

cách nghĩ của một người sắp rời xa tách y với

nơi đang sống, niềm vui và bất hạnh của y

sẽ có người mới kế thừa

một chiếc máy bay xuyên mây vẫn giữ nguyên dạng

nhưng có lúc nó không hiện ra nữa

một nỗi khiếp sợ đến chầm chậm

tinh mơ tôi dùng bữa ở nơi bỏ hoang, những thứ tôi ăn cả đời

có thể dựng lại một thị trấn, một con đường

thêm luôn một người đàn bà mỡ màng, nếu có thể được

tôi sẽ không ngừng ăn, không ngừng tái tạo

một vài cánh chim bay, một vài thứ dã man

在乡村

在乡村,我们开始谈论命运

我们在一张屠桌上

铺上白桌布,它就变成一张会议桌

那样我们可以安心地

把两只手放上去

在其它情景里,有人说:床已经铺好了

但我不知道说话的是谁

是怎样的一只手

还有油灯边那张年轻姑娘的脸

悲哀,还是羞却

以及户外是哪个时代的迷雾

漫延开来,在我站着的窗前

象在一面镜子前

白雪落到镜中

ti thôn làng

tại thôn làng, chúng ta bắt đầu đàm luận số phận

chúng ta phủ tấm khăn trắng

lên một cái bàn đồ tể, nó biến thành một cái bàn hội nghị

như thế chúng ta có thể yên tâm

đặt hai tay lên đó

một tình cảnh khác, có người nói: giường đã trải xong rồi

nhưng tôi không biết người cất tiếng là ai

là một cánh tay thế nào đó

thêm nữa gương mặt của cô gái trẻ bên ngọn đèn dầu kia

bi ai, hay là xấu hổ

cho đến mù sương của thời đại nào ngoài cửa

chầm chậm lan ra, ở trước cửa sổ tôi đứng

giống như trước một tấm gương soi

tuyết trắng rơi lọt vào gương

一所房子

在深夜。你会听到一座新房子

在消化原先的房子。你听到象一些石块的声音

一些陈旧的木料,带轴子的画

搬家时遗忘的一只拖鞋

你不会有任何伤害,因为那是其它的事

如果你看到墙上有霉斑

也不要去碰它,它只是哪些生活在

地下的人的怨气

从前我住的地方已被另一座大楼占用

他们的厨房正好是我的卧室

摆着书架。那时的想法已被砌进

现在的想法里,原先的爱

已废弃,装置成一种全新的爱

坚实、耐用

某个上午。我看到一座半个世纪的房子

慢慢凑进一座只有三十年历史的房子

mt ngôi nhà

trong đêm sâu. bạn sẽ nghe thấy một ngôi nhà mới

đang tiêu hóa ngôi nhà ban đầu. bạn nghe thấy giống như âm thanh một vài phiến đá,

một vài đồ gỗ cũ kĩ, tranh vẽ có trục cuộn

một chiếc dép để quên khi dọn nhà

bạn sẽ không có bất kì chút thương hại nào, bởi vì đó là chuyện khác

nếu bạn nhìn thấy trên tường có vết mốc

cũng chớ nên đụng đến nó, nó chỉ là oán khí của những con người

đang sống dưới đất kia

chỗ mà tôi ở trước đây đã bị một tòa nhà khác chiếm dụng

nhà bếp của họ vừa đúng chỗ phòng ngủ của tôi

bày giá sách. nếp nghĩ hồi đó đã mài sâu vào

trong nếp nghĩ hiện tại, tình yêu ban đầu

đã bỏ phế, trang trí thành một loại tình yêu hoàn toàn mới

chắc chắn, xài bền

một buổi sáng kia. tôi nhìn thấy một ngôi nhà nửa thế kỉ tuổi đời

từ từ lan đến một ngôi nhà khác chỉ có ba mươi năm lịch sử.

底片

推土机在泥土中发出轰鸣

但有人告诉我,那却是人类经验的回声

如同一句话,使某人

陷入一场爱情,因它自身的重量

在街上,一个男人正向我迎面走来

他的妻子和女儿跟在身后

好象一帧照片,在一样动人的暮色中

我也有这样一张底片,是前几年

摄于一个建筑工地。我的身体占在中间,后面

站着几个很小的戴着安全帽的幽灵

(而他们于我无关)以及一只巨大的

垂在我头顶上的吊钩

tm phim

xe ủi đất phát ra tiếng ầm từ trong bùn đất

nhưng có người bảo tôi, đó lại là vọng âm của kinh nghiệm nhân loại

như một câu nói, khiến một người

sa vào một cuộc tình, bởi chính sức nặng tự thân của nó

ở trên đường, một người đàn ông hướng mặt về phía tôi bước đến

vợ và con gái hắn bước theo sau lưng

như một bức ảnh, trong màu chiều cũng mê hoặc như thế

tôi cũng có một tấm phim như vậy, mấy năm trước

chụp tại một công trường xây dựng. thân hình tôi choán ở giữa, phía sau

một vài u hồn rất nhỏ đội nón an toàn, đang đứng

(mà chúng không liên quan gì với tôi) và rủ trên đầu tôi

một cái móc cẩu khổng lồ

小镇的考古学家

小镇的考古学家终身未娶,他年轻时

爱上一个女人,那是他刚刚出土

用楠木棺材存放。在一个阴雨天气里

当地农民将她暴露于众

她一丝不挂,连皮肉也没有

她的丝质村衣早已变成泥土,金子发夹

已放入一位主任的口袋。他看看她的牙齿

年仅十六。他看到她的盆骨嘭然心动

她的耻骨光洁饱满象从未有过

压痕。她的胸前似有乳峰的影子

微微颤动。他头枕玉枕

表明了她的身分,高贵而不可侵犯

因此也不可死亡。那是七十年代

他将她小心藏于阁楼,

从此无人提及。八十年代他替她戴上

发套。九十年代他让她

挤进一件粉红色比叽尼,整天躺在他床上

但骨架有了损伤,有几处被压断

用石膏小修,下半身绑上坚固的钢筋

只有她的头骨骸完好如初

双颚开合自如象这样:嗒、嗒、嗒

nhà kho c hc ca th trn nh

nhà khảo cổ của thị trấn nhỏ suốt đời chưa lấy vợ, hồi trẻ ông

yêu một phụ nữ, đó là lúc nàng mới được đào lên

bỏ vào một cái hòm bằng gỗ chò. trong một ngày mưa âm u

nông dân trong vùng đem nàng bộc lộ với mọi người

nàng không mảnh vải che thân, ngay cả da thịt cũng không có

chiếc áo tơ tằm thôn quê của nàng đã sớm biến thành bùn, chiếc kẹp tóc bằng vàng

đã bỏ vào túi của một vị chủ nhiệm. ông xem răng nàng

tuổi chỉ mười sáu . ông thấy xương chậu nàng lòng bỗng rung động

xương mu của nàng trong sạch tròn đầy như chưa từng có

tì vết. trước ngực nàng như có bóng núm vú

khe khẽ máy động. nàng gối đầu bằng gối ngọc

thể hiện rõ thân thế của nàng, cao quý mà bất khả xâm phạm

vì thế bất tử. đó là thập niên 70

ông cẩn thận giấu nàng ở lầu gác,

từ đó không ai nhắc đến. thập niên 80 ông đội cho nàng

bộ tóc giả. thập niên 90 ông cho nàng

chui vào một chiếc bikini màu hồng, suốt ngày nằm trên giường ông

nhưng bộ xương đã có tổn thương, có vài chỗ bị ép vỡ

dùng thạch cao đắp lại, nửa thân dưới buộc những sợi thép kiên cố

chỉ có xương đầu của nàng hoàn hảo như lúc đầu

hai hàm mở đóng trơn tru như vầy: đa, đa, đa

Ghi chú: bản dịch có tham khảo một vài chỗ trong bản dịch từ Anh ngữ của nhà thơ Lê Đình Nhất-Lang đã đăng trên tienve.org

胎记

一个人爱上一个女人往往是因为

她象另一个。继而在欢聚之后又发现

他们是如此不同

一个园丁声称能记镇上所有的树木

但如果剪掉枝叶呢,或者

当他们变成木板、课桌之后,你还能辨认吗

以前我不知道人们是如何认清那些

面目无存的死者。他们领走其中的一个

象领走一份配额

我上中学时,改掉了我的名

以便和另一个区分。我毕业时一个和我

酷似的人上了前线

现在他回来了,只是脸上多了一道

战火灼伤的痕迹。如同在其它地方和时刻里

辨别我俩的胎记

vết bớt

một người yêu một người nữ thường thường bởi vì

nàng giống với người kia. và rồi sau cuộc vui lại phát hiện

họ khác nhau đến thế

một người làm vườn khoe rằng có thể nhớ hết tất cả cây cối trong thị trấn

nhưng nếu chặt hết cành lá đi thì sao, hoặc là

sau khi chúng biến thành tấm gỗ, bàn học, anh có thể nhận biết được không

trước đây tôi không biết người ta làm sao để nhận rõ những

người chết mặt mũi không còn kia. họ mang đi một trong số đó

như lãnh đi một phần phối ngạch

hồi tôi lên trung học, tôi đã đổi tên của mình

để tiện phân biệt với một bạn khác. lúc tốt nghiệp một người

cực kì giống tôi đi ra tiền tuyến

bây giờ hắn trở về rồi, chỉ có điều trên mặt có thêm

một dấu tích của lửa chiến tranh. tựa vết bớt phân biệt hai chúng tôi

ở nơi khác và thời khác

(còn tiếp 1 kỳ)

Comments are closed.