Lời bình của GS Nguyễn Đăng Hưng về kịch bản “Gian-Đa và Hai Bà Trưng”

Đây là một vở kịch giáo khoa mới mẻ và đăc sắc. Đặc sắc không những vì chủ tâm giáo khoa của tác giả mà tính hiện đại của tác phẩm. Chính đạo diễn tham gia như một nhân vật của vở kịch với dụng ý không ngừng nhắc nhở khán giả rằng đây là kịch, là kịch lịch sử chứ không phải thật, cũng không phải là văn bản của sách lịch sử. Điều nổi trội là tính nhân văn của kịch bản. Hai bà Trưng thời cổ đại (0043), Jeanne d’Arc (Gian-Đa) thời trung cổ (1412), là những nữ anh hùng cái thế của Đại Việt và của Pháp đã có những hành động vô cùng anh dũng, lập ra những sự kiện lịch sử hiển hách muôn đời ngưởng mộ và nhớ ơn. Nhưng trong vở kịch này, họ thể hiện một cách rất NGƯỜI, rất phụ nữ, rất dân gian… Gian-Đa chia sẻ với một thành viên nghĩa quân một nụ hôn hay tỏ ra sợ nóng trước khi lên giàn thiêu… Hay Trưng Trắc sau khi thắng trận đã khóc nức nở vì nhớ Lê Chân. Hay Trưng Nhị sợ lạnh trước khi nhảy xuống sông Hát trầm mình vì biết không thể thoát khỏi tay quân Hán.
Những cảm nghĩ rất bình thường trên không hề làm suy giảm sự xúc động và lòng ngưởng mộ của khán giả trước sự chọn lựa anh dũng và can cường của các nhân vật lịch sử…
Đây chính là thông điệp mà tác giả muốn gửi đến chúng ta: những hình ảnh người anh hùng robot trong các tác phẩm thường thấy là sai lầm của chủ trương duy ý chí trong văn học…

Comments are closed.