HỘI NGHỊ XÃ HỘI DÂN SỰ/DIỄN ĐÀN NGƯỜI DÂN ASEAN 2015

APF 2015 Launch of CSO StatementHằng năm các tổ chức xã hội dân sự trong cộng đồng ASEAN đều tổ chức một Hội nghị khoáng đại tại quốc gia đứng nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN.

Qua các cuộc họp này, các tổ chức XHDS trong ASEAN trao một bản Tuyên bố chung cho các chính phủ ASEAN trong Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN để khuyến nghị hoặc đòi hỏi các chính phủ thành viên hãy thực hiện các cam kết tôn trọng nhân quyền, tiến hành các quá trình lãnh đạo và chuyển đổi dân chủ, xây dựng ASEAN thành một cộng đồng thịnh vượng, hòa bình và lấy người dân làm trung tâm…

Thế nhưng các cam kết này từ bao năm nay đã bị các chính quyền thành viên ASEAN thờ ơ, đặc biệt là các chính quyền độc tài, vi phạm nhân quyền như Việt Nam, Miến Điện…

Điều đáng lưu tâm là tuy được gọi là ASEAN CIVIL SOCIETY CONNFERENCE/ ASEAN PEOPLE’ S FORUM (Hội nghị XHDS ASEAN/ Diễn đàn người dân ASEAN) nhưng những đại diện XHDS tham gia từ Việt Nam lại là người của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam và các tổ chức dưới trướng của nó chứ không phải là các tổ chức XHDS độc lập. Vì thế, các tổ chức XHDS  và các tổ chức bảo vệ Nhân quyền độc lập và không đăng ký trong nước của chúng ta bị gạt ra ngoài lề mọi cuộc bàn thảo của Diễn đàn XHDS  ASEAN này.

Nhưng từ năm 2015 này, đại diện của 19 tổ chức XHDS độc lập trong nước như: Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam, Hội Cựu Tù nhân Lương Tâm, Hội Ái Hữu Tù nhân chính trị và Tôn giáo, Diễn đàn XHDS, Bauxite VN, Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN… đã tìm cách tiếp cận, liên lạc và tham gia quá trình góp ý cho Bản Tuyên bố chung của Hội nghị XHDS ASEAN này.

Và điều đáng mừng, trong bản Tuyên bố chung 2015  lần này, các tổ chức này đã nỗ lực đưa được những ví dụ điển hình về các điều luật mơ hồ, vi phạm Nhân quyền của Việt Nam vào Bản Tuyên bố chung của XHDS ASEAN như: “Phá hoại khối đoàn kết dân tộc”,  “Tuyên truyền chống Nhà nước”, “Lợi dụng quyền Tự do Dân chủ”…

(Theo Huỳnh Thục Vy, Hội PN Nhân quyền VN)

TUYÊN NGÔN CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ

1. DẪN NHẬP

1.1. Hội Nghị Xã Hội Dân Sự (XHDS)/Diễn Đàn Người Dân ASEAN (ACSC/APF) nàyđánh dấu lần thứ 10 kểtừ buổi tụ hộikhu vực lần đầu của XHDStại Malaysia. Chúng tôi, XHDS trong khu vực Đông Nam Á[1], chào đón sự cam kết của ASEAN từ nhiều năm nay về việc thiết lập một ASEAN nhân vị và một cộng đồng hoà bình, thịnh vuợng. Đáng tiếc vàđáng quan tâm một cách sâu sắc, các khuyến nghị của người dân nộp cho các nước thành viên ASEAN từ năm 2005 đã không được thực hiện và cũng khôngđược áp dụng trong bất kỳ một cách có ý nghĩa nào.

1.2. Trong khi các chính quyền ASEAN đang tiếnđến phát triển Viễn kiếnhậu 2015 cho Cộng Đồng ASEAN, người dân ASEAN tiếp tục gánh chịu các chế độ độc tài và quân phiệt, tình trạng quân sự hoágia tăng, bạo lực và xung đột vũ trang, sự can thiệp ngoại lai phi pháp, sựthiếu các quyền tự do căn bản và các vi phạm nhân quyền, các tiến trình phi dân chủ, sự quản lýquốc gia kém vànạn tham nhũng, bất công trong phát triển, nạn kỳ thị, sự bất bình đẳng, và chủ nghĩa tôn giáo cực đoan và không bao dung. Sự diễn giải hạn hẹp của ASEAN về các nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp nội bộ gây trở ngại cho sự hữu hiệu của tổ chức này trong việc đáp ứng các thách đố mang tính khu vực, và người dân tiếp tục bị loại khỏi sự tham gia đầy đủ nhằm ảnh hưởng các tiến trình quyết định chính sách của ASEAN.

1.3. Sự thất bại của ASEAN trong việc đáp ứngcó ýnghĩa các vấn đề của người dân bắt rễ sâu từ việc tổ chức đã chọn và tiếp tục theo đuổi phương thức phát triển dựa trên mô hình kinh tế “tân cấp tiến”vốnưu tiên lợi ích của các tập đoàn doanh nghiệp vàcác nhóm thượng lưu, bao gồm các doanh nghiệp quốc doanh, lên trên lợi ích của người dân. Sự tham gia của chúng tôi vào tiến trình ASEAN do đó dựa trên sự phê phán vàbác bỏ việc bãi bỏ quy định, việc tư hữu hoá, các chính sách mậu dịch và đầu tưbịđiều khiển bởi các tập đoàn doanh nghiệp và nhà nước mà làm tăng những bất bình đẳng, tăng tốc tình trạng gạt ra lề và bóc lột, và cản trở hoà bình, dân chủ, phát triển, và tiến bộ xã hội trong khu vực.

1.4. Kiểm điểm quá trình 10 năm tham gia trong ASEAN, vàsau nhiều cuộc tham khảo ý kiến rộng rãi[2],chúng tôi nay nhắc lại các khuyến nghị trước đây và nhấn mạnhbốn ưu tiên mang tính khu vực và những mối quan tâm bao quát và xuyên suốt.

2. CÁC ƯUTIÊN KHUVỰC

2.1. Công lý trong Phát triển

2.1.1. Mô hình phát triểncủa ASEAN về hội nhập khu vực, và những thoả thuận mậu dịch vàđầu tư không cân bằngđược thương lượng và thoả thuận bởi các nước thành viên đãthất bại trong việc bảo đảm công lý về tái phân phối, kinh tế, giới tính, xã hội và môi trường, hoặc quy trách nhiệm giải trình. Hậu quả là thêm bất công, thiếu bảo vệ xã hội, từ chối cơ sở hạ tầng cơ bản cho thông tin và truyền thông, suy thoái môi trường, tác động xấu của biến đổi khí hậu, và sự tước đi cóhệ thống các quyền truy cập của người dân đối với đất đai, nước, thực phẩm an toàn và bổ dưỡng, và các nguồn lực khác. Các công trìnhkích cỡ lớn về quặng mỏ và các công trình khai thác khác, sự tăng trưởng ngànhnông nghiệp mang tính cách tập đoàn kinh doanh (kể cảthúc đẩy biến đổi GEN sinh vật), ngành ngư nghiệp mang tính cách thương mại và tập đoàn kinh doanh, và sự tăng trưởng nuôi trồng thuỷ sản theo tập đoàn kinh doanh tiếp tục vi phạm quyền của các cộng đồng địa phương trong ASEAN.

2.1.2. Mặc dù mọi quốc gia thành viên ASEAN bỏ phiếu thuận cho Tuyên ngôn LHQ về Quyền của các Dân tộc Bản địa (UN Declaration on the Rights of Indigenous Peoples, UNDRIP), “phát triển quốc gia” vẫn được dùng làm cớ đểvơ vét và trưng thu đất, lãnh thổ và nguồn lực của người dân bản địa. Hơn nữa, chính sách quốc hữu hóa đất đai thuộc sở hữu của cá nhân, cộng đồng tôn giáo, và các dân tộc bản địa biện minh cho hành động chiếm đất và càng gạt ra lềngày càng đôngsốngười đã và đang bị tước quyền kinh tế, chính trị, và xã hội.

2.1.3. Nhân quyền của phụ nữ bị đe dọa về cơ bản bởi các chính sách và chương trình thoái hoáđang công cụ hoá và khai thác phụ nữ dưói danh nghĩa phát triển. Phụ nữ, trẻ em gái, và các nhóm bị gạt ra lềkhác tiếp tục bị buôn bán và gánh chịu bạo lực tình dục và giới tính đe dọa đếnnhân phẩm và nhân quyền.

2.1.4. Việc tự do hóa thị trường lao động đã tăng số việc làm bấp bênh và sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến quyền của người lao động, đặc biệt là phụ nữ, và bao gồm người lao động địa phương và di công, lao động tình dục, lao động ô sin, và những người lao động trong khu vực không chính thức bất kể tình trạng có hay không có giấy tờ hợp pháp của họ.

2.1.5. Tình trạng di công cưỡng bức trở nên trầm trọng hơn khi nhà nước khước từngười lao độngviệc làm tốt và lương đủ sống, quyền tổ chức và thành lập nghiệp đoàn, điều đình tập thể, bảo đảm thời kỳ hưởng dụng, an sinh xã hội, an toàn nghề nghiệp, tiếp cận dịch vụ y tế an toàn và giá phải chăng,gồm sức khỏe và quyền tình dục vàsinh sản, tiếp cận giáo dục có phẩm chất, bảo vệ khỏi bạo hành, và một quy trình hiệu quả nhằm quy trách nhiệm đối với các kẻ buôn người. Sự thất bại của các quốc gia gốctrong việc bảo vệ công dân bị xuất khẩulao động của họ, và sự truy tố của chính quyền nhắm vào những công nhân tố giác sự bóc lộc, làmtăng nguy cơ lạm dụng và buôn người.

2.1.6. Kế hoạch hội nhập kinh tế khu vực khôngquy trách nhiệm cho các công tyvềcác vi phạm nhân quyền, và các tiêu chuẩn xã hội và môi trường. Quả thực, các tập đoàn doanh nghiệp được tăng quyền hạn qua các biện pháp bảo vệ đầu tư và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và chính quyền (investor-state dispute settlement, ISDS) ghi trong Thoả Thuận Toàn Diện về Đầu Tư của ASEAN vềbản kế hoạch thực hiện Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN. Cơ chế ISDS này tạo uy thế cho các công ty kiện chính quyền đối với các luật địa phương phục vụ công ích nhưng bất lợi cho các tập đoàn kinh doanh.

2.2. Tiến Trình Dân Chủ, Quản Trị, và các Quyền Con Người và Tự Do Cơ Bản

2.2.1. Trong nhiều năm, ASEAN cam kết phát huy dân chủ và nhân quyền khu vực. Trong một nền dân chủ thực sự, người dân có quyền tham gia đầy đủ, có ý nghĩa, bao hàm mọi thành phần và mang tính đại biểu bởi người dân. Ý dân phảiđược thể hiện qua sự quản lý quốc gia minh bạch và bầu cử tự do, công bằng và công khai trong một hệ thống đa đảng và đa nguyên. Thế nhưng vẫn không có cơ chế khu vực về tham khảo ý kiến để XHDS trong ASEAN tham gia vào việc biên soạn và phê phán các chính sách khu vực. Các tiến trình bầu cử trong khu vực vẫn bị trục trặc có hệ thống; ý dân tiếp tục bị khống chế ở cả cấp khu vực và quốc gia.

2.2.2. Con số đáng lo ngại của các hạn chế trong khu vựcđang khước từ người dân quyền tự do ngôn luận và thông tin, tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, hội họp ôn hoà, và lập hội, cả trong không gian trực tuyến và ngoài đời. Luật ở một số quốc gia khước từquyền thành lập các tổ chức XHDS, các phong trào quần chúng,các định chế tôn giáođộc lập, các đảng chính trị, và các công đoàn tự do và độc lập.

2.2.3. Các nhân tốnhà nướcvà phi nhà nướctiếp tục, một cách không bị truy tố, những xâm phạm nhân quyền, kể cả bạo hành bởi công an, tra tấn, vàbắt cóc,nhắm vào các nhà hoạt động XHDS. Chẳng hạn, đã không có sự điều tra cấp thời và minh bạch vụ Sombath Somphone[3] bởi các chính quyền ASEAN, Uỷ hội Nhân quyền Liên Chính phủ ASEAN (AICHR), hoặc bất kỳ cơ chế nhân quyền nàotrong khu vực. Các người bảo vệ nhân quyền tiếp tục bị đàn áp bởi các luật mang tính áp bức, bao gồm luật chống lại các hoạtđộng như “phá hoạichính sách đoàn kết dân tộc”, “tuyên truyền chống nhà nước”, “lợi dụng các quyền tự do dân chủ “, và các luật chống xúi dục nổi loạn; các luật này khước từ người dân khoảng không gian chính trị an toàn và xây dựng.

2.2.4. Mặc dù có sự gia tăng vi phạm nhân quyền ởĐông Nam Á , không một cơ chế nhân quyền nào trong ASEAN có khả năng đáp ứng những quan tâm này. Cả Uỷ hội Nhân quyền Liên Quốc gia ASEAN (ASEAN Intergovernmental Comission on Human Rights, AICHR) và Uỷ Hội ASEAN cho Phụ nữ và Trẻ em (ASEAN the Promotion and Protection of the Rights of Women and Children, ACWC) thiếu các cơ chế vững chắc để theo dõi, quy trách nhiệm vàthực hiện, và không thể bảo vệ nhân quyền nhất quán với luật và các tiêu chuẩn quốc tế.

2.2 Hoà bình và An ninh

2.2.1. Các tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới tiếp tục diễn ra trong khu vục ASEAN và giữa các quốc gia ASEAN và không thuộc ASEAN. Việc thiếu sự cam kết của các quốc gia trong việc thi hành toàn diện nghĩa vụ ngoài lãnh thổ của họ cũng làm trầm trọng thêm các vấn đề xuyên biên giới. Những xung đột này thường được sử dụng bởi các nhà nước để duy trì sự bài ngoại, thành kiến với nữ giới, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan.Sự thất bại và bó tay của ASEAN trong việc đem lại hoà bình, công lý và phát triển bền vững trong khu vực đã góp phần chobất ổn chính trị, tản cư nội địa, tình trạng vô quốc gia, khủng hoảng tị nạn, buôn người, di dân cưỡng bức, tranh chấp biển và hàng hải, vi phạm nhân quyền, sinh kế không an toàn cho ngư dân vùng duyên hải, cạnh tranh tiếp cận và kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bạo hành giới tính và tình dục và các loại bạo hành khác, và mất an ninh tổng quát cho con người.

2.2.1 Tuân thủ sát nguyên tắc không can thiệp nội bộ cho phép các chính quyền hành xử một cách vô tội vạ, duy trì hoặc bỏ qua các vi phạm nhân quyền, như các vi phạm nhắm vào cộng đồng Rohingya; Montagnard, Hmong và Khmer Krom; Bangsamoro; Patani; Papuan và trong các vụ xung đột khác trong khu vực.

2.3.3. Trong các cuộc đàm phán hòa bình và tái thiết sau xung đột, khu vực này đã thất bại trong việc thiết lập một quá trình toàn diện và mang tính đại diện bao gồm tất cả các cộng đồng bị ảnh hưởng và trong việc nhận ra tầm quan trọng của sự đóng góp của phụ nữ và các nhóm bị gạt ra lề khác cho quá trình này.Các cơ chế hiện có[4] về giải quyết xung đột không bao quát các tình trạng xung đột vũ trang cục bộ và chưa hề được dùng một cách hữu hiệu để hoá giải các xung đột đang diễn ra. Không có cơ chế rõ ràng để thực thi các thoả thuận giải quyết tranh chấp và không có các công cụ hoặc cơ chế ngăn ngừa xung đột có tính pháp lý ràng buộc vàtính khu vực. Sự thiếu quyết tâm chính trị dẫn đến việc không tuân thủ các thoả thuận về đình chiến và hoà bình.

2.3.4. Các tác nhân nhà nước và phi nhà nước như các doanh nghiệp và định chế tài chánh mà làm nặngthêm khủng hoảng đang diễn ra và/hoặc vi phạm nhân quyền trầm trọng khi xẩy ra xung đột không bị áp dụng khuôn khổ khu vực hay quốc tế nào vềquy trách nhiệm. Hơn nữa, lực lượng quân sự và bán quân sự được sử dụng để bảo vệ các khoản đầu tư, chẳng hạn như các dự án khai thác mỏ nước ngoài, các đập, và các đồn điền, làm trầm trọng thêm tình trạng chiếm dụng đất, và vi phạm hòa bình và an ninh của các cộng đồng bị ảnh hưởng.

2.4. Phân biệt Đối xử và Bất bình đẳng

2.4.1. Phân biệt đối xử từ chối người dânnhững quyền vốn có của họ và duy trì sự mất cân bằng trong quan hệ quyền lực, ngăn chặn việc thực hiện sựbình đẳng về cơ hội, tiếp cận và lợi ích /thành quả. Phân biệt đối xử trong và giao nhau giữa nhiều lĩnh vực, mà có thể dẫn đến sự đàn áp, tác động đến mọi chủng tộc, sựthực hành nội bộ hoặc giữa các tôn giáo hay tín ngưỡng, sắc dân, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, giai cấp, quy chế chính trị và kinh tế, năng lực, vị trí địa lý, tình trạng HIV, tình trạng hôn nhân và mang thai, và khuynh hướng/biểu hiện tình dục và bản sắc giới tính (SOGIE). Điều này được thấy trong đời sống cánhân cũng như trong các lĩnh vực công cộng trong cuộc sống của người dân ởĐông Nam Á.

2.4.2. Sự bất bình đẳng và phân biệt đối xử vẫn tiếp tục được duy trì, một cách trực tiếp và gián tiếp, trong luật và tập quáncủa các tác nhân nhà nước và phi nhà nước, đặc biệt trong khu vực tư nhân và các nhóm cực đoan. Các tập quán văn hóa, truyền thống, vàtôn giáo không phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền vẫn không được điều chỉnh bởi các chính phủ và đôi khi được sử dụng để biện minh cho các hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.Họ hành động để áp đặt các hình thức gia trưởng của các chuẩn mực và thông lệ truyền thống, dẫn đến hạn chế và từ chối tư cách pháp nhân riêng biệt, tăng bạo lực đặc biệt trên cơ sở giới tính và tình dục, và thường được dùng để tăng giới hạn trên sự di động và tiếp cận đời sống công cộng của người dân, bao gồm giáo dục, văn hóa, chăm sóc sức khỏe tình dục và sinh sản, việc làm, và giữ vị trí lãnh đạo.Vẫn không có các điều lệ rõ ràng và các cơ chế quy trách nhiệm để xử lý các vi phạm bởi các tác nhân phi nhà nước.

2.4.3. Với ASEAN tiến đến hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng kinh tế không đồng đều và không bền vững sẽ dẫn đến tình trạng nghèo đói ngày càng tồi tệ, bất bình đẳng về tài sản, tài nguyên, năng lượng và các cơ hội giữa các nước, giữa người giàu và người nghèo, giữa nam và nữ giới. Sự bất bình đẳng kinh tế này liên tục ngăn cản người dân ASEAN thụ hưởng những lợi ích của tăng trưởng kinh tế hay thay đổi tái phân phối.

Xem xét những ưu tiên khu vực này, cáctổ chức XHDSở Đông NamÁnhắc lạicác khuyến nghịtrước đâycủa chúng tôivà kêu gọi ASEAN và cácnước thành viên ASEANcấp thờithông qua vàthực thi các khuyến nghịbao quátvàcụ thể sau đây:

3. CÁC KHUYẾN NGHỊ BAO QUÁT

Chúng tôi kêu gọicác nước ASEAN:

3.1. Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế

3.1.1. Phê chuẩn và thực thi đầy đủ các nghĩa vụ, kể cả nghĩa vụ ngoài lãnh thổ, được quy định trong tất cả các hiệp ước nhân quyền quốc tế, kể cả các Nghị Định Thư Không Bắt Buộc; dẹp bỏ mọi dè dặt, nếu có; và thông qua luật cho phép hoặc thiết lập các cơ chế quy trách nhiệm khác để định chế hoá và hỗ trợ việc thực thi.Mọi quốc gia phảituân thủ nguyên tắc không làm mất phẩm giábằng cải cách và xoá bỏtất cả các luật làm yếu quyền sống, quyền tự do và nhân phẩm, bao gồm cả hình phạt tử hình.

3.1.2. Các văn kiện nhân quyền ASEAN phải tuân thủ đúng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc và tiêu chuẩn nhân quyền phổ quát.

3.2. Bảo đảm trách nhiệm giải trình trướcngười dân ASEAN

3.2.1. Bảo vệ, phát huy, thoả mãnvà thực thi nhân quyền cá nhân và tập thể của mọi người dân, đặc biệt những người dễ bịtổn thương và bị gạt ra lề. Điều này bao gồm nghĩa vụ ngoài lãnh thổ và sự công nhận tính tối thượng của các nguyên tắc quốc tế về nhân quyền là bao trùm vàở trên mọi nghĩa vụ khác.

3.3. Củng cố trách nhiệm của AICHR, ACWC, ACMW (Tuyên ngôn ASEAN về Phát huy và B ảo vệ Quyền của Di công)và các cơ chế nhân quyền tương lai

3.1.1. Củng cố các điều khoản quy trách nhiệm và quyền hạn của các thực thể này nhằm bao gồmthẩm quyền thực hiện các cuộc giám sát tại chỗ và điều tra, đưa khuyến nghị có tính ràng buộc cho các quốc gia thành viên, tổ chức kiểm điểm định kỳ tình trạng nhân quyền, lập các tổ công tác theo các vấn đề chủ đề đang nổi lên, tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại, và định chế hoá một khuôn khổ làm việc bao hàm mọi thành phần có lợi ích hữu quan, đặc biệt làXHDS,các định chế quốc gia vềnhân quyền, và các nạn nhân/cộng đồng bị ảnh hưởng.

3.1.2. Tuân thủ nguyên tắc minh bạch, vô tư và độc lập, và, cũng như được chỉ ra trong văn bản quyphạm của AICHR và ACWC[5], bảo đảmnhân sự bổ nhiệm thoả mãn những đòi hỏi tối thiểunhư là kinh nghiệm chuyên môn trong một lĩnh vực nhân quyền, có thành tích tốt về nhân quyền, và có khả năng đảm đương các nghĩa vụ một cách công minh, thẳng thắn và độc lập đối với chính quyền bổ nhiệm.

3.1.3. Triển khai một quá trình minh bạch, có tính tham gia, và bao hàmvới sựtham gia của XHDS, các định chế nhân quyền quốc gia, và các bên liên quan trong việc lựa chọn và bổ nhiệm.

3.4. Ghi nhận các cam kếtquốc tếtrongTầm nhìnHậu 2015 của Cộng đồngASEAN[6]

3.4.1. Bảođảmcáctiêu chuẩnvà các yếu tốtrongTầm nhìnHậu 2015 của Cộng đồngASEANvà Các Mục tiêuPhát triểnASEANđược đề xuất sẽđáp ứngcác cam kết quốc tếvềquyền con ngườivàkhônglàm suy yếucác nguyên tắcphổ quát củasự bình đẳngvà khôngphân biệt đối xử. Cam kết mộtkhuôn khổnhằmdỡ bỏcác quy tắc vàhệ thốngcho phépsựbất bình đẳngnghiêm trọngvề tài sản,quyền lực,và các nguồn lựcgiữa các quốc gia, giữa người giàuvàngười nghèo, giữa đàn ông vàphụ nữvà các nhómxã hội khác. Áp dụng mộtphương thứcbao hàm và xây dựng đểcho XHDS tham giavào quá trìnhsoạn thảo, vàvào việc giám sátsự thực hiệnTầm nhìnHậu 2015.

4. CÁC KHUYẾN NGHỊ ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI CÁC ƯU TIÊN T ỒN TẠI TRONG KHU VỰC

ASEAN và các quốc gia thành viên cần:

4.1.1. Phát triển sựhội nhậpcủa Cộng đồngASEANbắt rễ vào các giá trịthúc đẩyhợp tác, đóng góp tích cựccho sự phát triển, sựtự chịu trách nhiệmvà trách nhiệmgiải trình của các tổ chứcXHDS, vàcông lýphát triểnmà bảo đảm công lý vềtái phân phối[7], kinh tế[8], môi trường[9], giới tính và xã hội [10]cũng như trách nhiệm giải trình[11].

4.1.2. Thiết lập các cơ chế giải trình ràng buộc lên các tác nhân nhà nước và tư nhân, và công nhận và phát huy quyền của mọi người dân ASEAN. Điều này bao gồm:bảo đảm mọi biện pháp giảm nghèo phải hài hoà với sự bền vững sinh thái và môi trường; hưởng ứng các đề xuất như Hợp tác Chính quyền Mở (Open Government Partnership) tuân thủ Nguyên tắc Hướng dẫn của LHQ về Kinh doanh và Nhân quyền; chấm dứt các chính sách trưng thu đất dưới vỏ bọc của phát triển kinh tế mà đã dẫn đến tác động tàn phá đối với người dân bản địa và sinh thái của họ; và ban hành pháp luật tôn trọng quyền sở hữu tư nhân và quyền sở hữu tập thể củacác cộng đồng vềđất đai.

4.1.3. Đề phòng nới rộng quyền sở hữu trí tuệ trong các hiệp định mậu dịch quốc gia hay khu vực mà giới hạn việc tiếp cận hạt giống, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ miễn phí hay với phí phải chăng, cũng như thông tin bao gồm nghiên cứucông cộng vànội dung sáng tạo, vàlàm suy yếu sức khoẻ công cộng, quyền của nông dân, và kiến thức và các tập quán truyền thống của các dân tộc bản địa, giữa các hậu quả không mong muốn khác.

4.1.4. Thiết lập Trụ cột Môi trường và chấp nhận một quan điểm chung về biến đổi khí hậu, nhấn mạnh trách nhiệm chung nhưng có phân biệt, và bảo vệ nó tại Hội nghị của các Bên Lần Thứ 21.Kết hợp các nguyên tắc của Tuyên Bố Rio và Công Ước Khung của LHQ về Biến Đổi Khí Hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change), ASEAN cần thực hiện sự hợp tác khu vực về thích ứng và giảm nhẹ, màtiêu điểm là bảo vệ an ninh thực phẩm, tăng sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và cung cấp nguồn tài trợ lâu dài, đặc biệt để làm giảmcác mất mát và thiệt hại.

4.1.5. Cung cấp sựcông nhận hợp pháp cho người dân bản địa là công dân có quyền bình đẳng tập thể vềsự đồng ý tự do, trước, và có thông tin, và vềđấtđai, lãnh thổ, và các nguồn lực nhưđược ghi nhận trong UNDRIP và các văn kiện quốc tế khác bao gồm Tài liệu Kết quả của Hội nghị Thế giới về các Dân tộc Bản địa.

4.1.6. Bảo đảm rằng việc quyết định chính sách và các đàm phán mậu dịch phải minh bạch và nhất quán với các nghĩa vụ nhân quyền, đặc biệt ở cấp địa phương. Điều này bao gồm: Tiếp nhận ý kiến của XHDS và các phong trào xã hội, bao gồm các phong tràođại diện nông dân, phụ nữ, giới trẻ, các người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, cộng đồng nông thôn, và công nhân trong thiết kế, thực hiện và giám sát các phương thức viện trợ, vàcác chương trình và chiến lược phát triển.

4.1.7. Ban hành các luật và chính sách quốc gia tuân thủ mọi hiệp ước nhân quyền quốc tế và các định mức vàtiêu chuẩn của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO) trong dựđoán về thị trường lao động mởthuộc Cộng Đồng Kinh Tế ASEAN 2015. Điều này bao gồm: Bảo đảm người lao động có quyền về sựbảo đảm việc làm, việc làm tốt, mức lương đủ sống, lương bổng như nhau cho công việc có giá trị ngang nhau, môi trường làm việc an toàn và an ninh với bình đẳng giới, thương lượng tập thể, và tổ chức công đoàn; tránh cho phụ nữ khỏi gánh nặng chăm sóc không lương và làm việc gia nhân thông qua việc cung cấp các dịch vụ và cơ sở hạ tầng về chăm sóc xã hội, chính sách bảo trợ xã hội, và sựthúc đẩy việc chia sẻ trách nhiệm trong gia đình và cộng đồng;vàxóa bỏ nạn lao động trẻ em, lao động cưỡng bức, buôn người và các chương trình xuất khẩu lao động của chính phủ mà bóc lột di công, tăng xu hướng dịch vụ mai mối hôn nhân quốc tế cho mục tiêu thương mại và dẫn đến tình trạng buôn người.

4.1.8. Áp dụng một công cụ pháp lý ràng buộc phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế để bảo vệ và phát huy quyền của tất cả các di công và gia đình của họ bất kể tình trạng di trú.

4.2. Bảo vệ Tiến trình Dân chủ, Quản lý Quốc gia, và các Quyền và Tự do Căn bản

4.2.1. Tuân thủ và thiết lập các cơ chế để bảo đảm sự tham gia cóý nghĩa và đáng kể, sự bao hàm và tính đại diện cho mọi người dân ASEAN trong mọi tiến trình ở cấp quốc gia và cấp vùng màkhông bị định kiến hoặc hạn chế.

4.2.2. Cải tổ ngay các hiến pháp vàluật pháp mà hạn chế hay từ chối sự tham gia dân sự và chính trịđầy đủ của người dân trong tiến trình dân chủ và các tiến trình khác, kể cả các luật phù hợp với Tuyên Bố Bangkok về Bầu Cử Tự Do và Công Bằng, và thiết định các luật để phát huy sự minh bạch và sự tham gia của người dân trong việc quản lý quốc gia, kể cả quyền thành lập đảng chính trị và có tiếng nói đối lập.

4.2.3. Ngưng mọi vi phạm nhân quyền và đàn áp nhắm vào các người bảo vệ và người hoạt động nhân quyền. Điều này bao gồm: Xoá bỏ các luật hạn chế tự do ngôn luận, cả trực tuyến lẫn ngoài đời, và tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng; trả tự do cho những người bị bỏ tù hoặc bị giam giữ chiếu theo các luật này; cải cách pháp luật màhạn chế việc tiếp cận thông tin một cách tự do và mở; ngay lập tức ký, phê chuẩn và thực hiện các biện pháp phù hợp với Công Ước về Bảo vệ Tất cả Mọi Người Trước Nạn Mất tích Ép buộc và Nghị quyết về Bảo vệ Người Bảo vệ Nhân quyền của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ; và nghiêm cấm và trừng phạt tất cả các hình thức bạo lực bởi các tác nhân nhà nước hay phi nhà nước, bao gồm hành vi bạo lực, tra tấn và bắt cóc bởi công an.

4.3. Cam kết Hoà bình và An ninh

4.3.1. Chứng minh sự cam kết về an ninh toàn diện và tập thểnhư đã nêu trong Kế hoạch Thực hiện về Chính trị-An ninh của ASEAN bằng cách cắt giảm chi tiêu quân sự, bảo đảm sử dụng có trách nhiệm và minh bạch ngân sách nhà nước cho phát triển cộng đồng, vàcung cấp một môi trường thuận lợi cho sự tham gia có ý nghĩa và có sự đại diện của phụ nữ trong các quá trình làm quyết định, bao gồm hỗ trợ cho phụ nữ tham gia lãnh đạo, và giáo dục cộng đồng để chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử và bạo lực trên cơ sở giới tính.

4.3.2. Thiết lập Cơ chế Ngăn ngừa và Giải quyết Xung đột như là một công cụ khu vực để ngăn ngừa và đáp ứng khẩn cấp. Cụ thể, bao hàm điều khoản ngăn ngừa trong Cơ chế Giải quyết Xung đột[12]trong kỳduyệt xét Hiến chương ASEAN kếđến.

4.3.3. Hành xử trong sự tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc về hoà bình và an ninh được ghi trong Hiến chương LHQ và phê chuẩn và/hoặc thực hiện mọi luật quốc tế vềnhân quyền, luật quốc tế về nhân đạo, đặc biệt các Công ước Geneva năm 1949, Công ước Liên quan Tình trạng Người Tị nạn (1951) và Nghị định thư 1967, cũng như Công ước Liên quan Tình trạng Người Vô Quốc gia (1954); các nghĩa vụ chiếu theo Nghị định thư Không Bắt buộc về Trẻ em Tham gia Xung đột Vũ trang của Công ước về Quyền của Trẻ em; Quy điều Roma về Toà án Tội phạm Quốc tế, và ấn định các biện pháp rõ rệt như là một phần của quyền tài phán quốc gia về truy tố tội phạm chiến tranh, và các tội chống nhân loại hay diệt chủng.

4.3.4. Bảo đảm rằng các hệ thống công lý và bồi thường phù hợp với khuôn khổ nhân quyền quốc tế, bao gồm Bộ nguyên tắc Cập nhật của Liên Hiệp Quốc về Bảo vệ và Thúc đẩy Nhân quyền Thông qua Hành động để Chống Việc không bị Trừng phạt (2005), là tiền đề về quyền biết sự thật, quyền công lý và quyền được bồi thường/bảo đảm không bị tái phạm.

4.3.5. Công nhận những đóng góp đáng kể của phụ nữ và người dân bản địa trong quá trình xây dựng hoà bình và phục hồi chức năng và tái thiết sau xung đột. Điều này bao gồm: Đề xuất và thực hiện Kế hoạch Hành động Quốc gia về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh phù hợp với các nguyên tắc được ghi trong Nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ số 1325 về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, các nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ số 1820 và 1888, Công ước CEDAW và Khuyến nghị chung số 30; cung cấp các biện pháp hiệu quả và kịp thời cho các loại hành vi vi phạm khác nhau được trải nghiệm bởi tất cả phụ nữ và trẻ em và sựbồi thường đầy đủ và toàn diện; và giải quyết tất cả các hành vi vi phạm trên cơ sở giới, trong đó có hành vi vi phạm về quyền tình dục và sinh sản, bắt làm nô lệ gia nhân và tình dục, hôn nhân cưỡng ép, và cưỡng bức di dời bên cạnh bạo lực tình dục, cũng như vi phạm các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

4.3.6. Giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và xung đột biên giới theo nguyên tắc là các nguồn tài nguyên ngoài phạm vi của quyền tài phán quốc gia là di sản chung của tất cả các dân tộc và các quốc gia. Điều này bao gồm: Làm việc với tất cả các bên và các quốc gia liên quan để giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển (1982), Tuyên bố về Cách Ứng xử của các bên ở Biển Nam Trung Hoa và làm việc hướng tới Bộ luật Ứng xử ở Biển Nam Trung Hoa; giải quyết các vấn đề biển và hàng hải theo nguyên tắc mà các đại dương được mở cho tất cả các nước, và rằng không một quốc gia nào có thể nhận một cách hợp lệ bất kỳ một phần nào của đại dương là thuộc chủ quyền của mình. Cuối cùng, khai phá những phương án quản trị chung giữa các quốc gia tranh chấp trên khu vực tranh chấp.

4.4. Chấm dứt Phân biệt Đối xử và Bất bình đẳng

4.4.1. Chấp nhận ngay lập tức định nghĩa “không phân biệt đối xử” được định nghĩa bởi luật nhân quyền quốc tế, nhất là Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử vì Chủng tộc (International Convention on the Elimination of All Forms of Racial Discrimination, CERD), Công ước Quốc tế Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt Đối xử với Phụ nữ (Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination against Women, CEDAW) và Công ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (Convention on the Rights of Persons with Disabilities, CRPD); xóa bỏ ngay mọi hình thức phân biệt đối xử, gồm phân biệt trên cơ sởchủng tộc, thực hành tôn giáo hoặc tín ngưỡng trong nội bộ hay giữa các tôn giáo, sắc dân, quốc tịch, tuổi tác, giới tính, giai cấp, tình trạng chính trị và kinh thế, năng lực, vị tríđịa dư, tình trạng HIV, tình trạng hôn nhân và mang thai, và khuynh hướng tình dục và bản sắc/biểu hiện giới tính.

4.4.2. Thừa nhậnsựxẩy raở nhiều nơi và sự giao nhaugiữa nhiều lĩnh vực trong phân biệt đối xửvà thực hiện sự bình đẳng thực chấtthông qua những biện pháp bảo đảm về cơ hội bình đẳng, tiếp cận bình đẳng và phúc lợi bình đẳng cho mọidân tộc, mọi thành phần, kể cả phụ nữ, người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới,trẻ em và giới trẻ.

4.4.3. Loại bỏ các khoản đạo đức công cộng và các biện minh theo thuyết tương đối văn hóa dùng để từ chối và vi phạm các quyền của người dân, đặc biệt là phụ nữ, ngườiđồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, và các nhóm bị gạt ra lề và dễ bị tổn thương khác; và tạo ra các cơ chế trách nhiệm giải trình đặc biệt để đối phó các vi phạm bởi các tác nhân phi nhà nước.

5. KẾT LUẬN

5.1. Chúng tôi, XHDS của ASEAN, hướng dẫn bởi các nguyên tắc nhân quyền, dân chủ, quản lý tốt, thượng tôn luật pháp, không phân biệt đối xử, bình đẳng thực chất, cấp tiến và không thoái hoá,tiếp tục đoàn kết trong mưu cầuchosự phát triển khu vựcởĐông Nam Á mà đề cao dân chủ, hoà bình và an ninh, nhân quyền cá nhân và tập thể, và phát triển bền vững, cho một“ASEAN nhân vị” và biến đổi.

5.2. Chúng tôi, do đó,nhắc lại các khuyến nghị trước đây và kêu gọi các quốc gia thành viên ASEAN hãy nghiêm chỉnh cứu xét các ưu tiênmang tính khu vực vẫn tồn tại và các khuyến nghị, và có biện pháp tức thì và tích cực để thực hiện chúng.

(Bản dịch của BPSOS)

Nguồn bản gốc tiếng Anh:
http://aseanpeople.org/reclaiming-the-asean-community/


[1]Xã hội dân sự của ASEAN được đại diện bởi các tổ chức XHDS, các tổ chức cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các phong trào xã hội của phụ nữ, trẻ em, thanh thiếu niên, di công, công nhân chính thức và không chính thức trong khu vực thành thị và nông thôn, người khiếm dụng, nghiệp đoàn, người lao động tình dục, dân tộc bản địa, sắc dân thiểu số, nông dân, ngư dân hoạt động tầm vóc nhỏ, người tị nạn và vô quốc gia, gia nhân, các người đồng tính/lưỡng tính/chuyển giới, các người bảo vệ nhân quyền và các nhóm khác.

[2]Bản tuyên bố này được chấp thuận tại kỳ Họp Tham Khảo Khu Vực lần 3 của ACSC/APF 2015 (23 – 24 tháng 1, 2015) ở Malaysia. Trước đó là Họp Tham Khảo Khu Vực lần 1 ngày 24 – 25 tháng 9, 2014 và Họp Tham Khảo Khu Vực lần 2 ngày 11 – 12 tháng 12, 2014. Việc biên soạn cũng được thông qua một tiến trình tham khảo nghiêm ngặt của các nhóm chủ đề ở cấp vùng và quốc gia.

[3]Sombath Somphone, nhà phát triển cộng đồng lừng danh quốc tế và nhân vật nổi tiếng trong xã hội dân sự Lào, mất tích sau khi cảnh sát chặn xe của ông ngày 15 tháng 12 năm 2012 tại thủ đô. Sau đó ông ta bị chuyển sang một xe khác, dựa theo video của cảnh sát, và biệt tăm cho đến giờ. Các báo cáo nói rằng chính quyền Lào tiếp tục phủ nhận trách nhiệm trong vụ mất tích này.

[4]1976 Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác (TAC), ký kết tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần đầu tiên ngày 24 tháng Hai năm 1976 tại Denpasar, Bali; 2004 Nghị định thư ASEAN về Tăng cường Cơ chế giải quyết tranh chấp, được thông qua bởi các Bộ trưởng kinh tế tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN 10 tại Vientiane, Lào ngày 29 tháng 11 năm 2004; 2010 Nghị định thư của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp, được thông qua tại Hà Nội, Việt Nam ngày 08 tháng 4 năm 2010.

[5]Văn kiện quy phạm của AICHR Chương 5, và Văn kiện quy phạm của ACWC Chương 6.

[6]Tuyên bố Nay Pyi Daw về Tầm nhìn 2015 của Cộng Đồng ASEAN, Nay Pyi Daw, 12 tháng 11, 2014

[7]Công lý vềtái phân phốinhắm làm giảmsự bất bình đẳnggiữa và trongcác quốc gia, ở phụ nữvà nam giới, và giữa các nhómxã hộivàsắc dân khác nhau thông quacác chính sáchphân phối lạinguồn lực,sự giàu có,quyền lực vàcơ hội.

[8]Công lý về kinh tế nhắm phát triển kinh tế để tạo cuộc sống đàng hoàng, phù hợp với nhu cầu và tạo điều kiện cho khả năng, việc làm và sinh kếsẵn cócho tất cả mọi người.

[9]Công lý về môi trườngthừa nhận trách nhiệm lịch sử của những người chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền, sự nóng lên toàn cầu và thảm họa môi trường, và buộc họ phải giảm bớt và bồi thường các nhóm thiệt thòi do hành động của họ.

[10]Công lý về giới tính và công lý xã hội loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử, cách ly, loại trừ và bạo lực.

[11]Quy trách nhiệm giải trình trước những đòi hỏi của người dânvề chính quyền dân chủ và công bằng, minh bạch và quản trị tốt cho phép mọi người dân làm quyết định cho cuộc sống riêng, cho cộng đồng và cho tương lai của chính họ.

[12]Nghị định thư năm 2010 của Hiến chương ASEAN về Cơ chế giải quyết tranh chấp. Được thông qua tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 08 tháng 4 2010.

Comments are closed.