ĐI VỀ NƠI HOANG DÃ (KỲ 2)

Tiểu thuyết

Nhật Tuấn

Ba

Khi tiếng còi toét lên vào lúc sáng sớm, cái đáng sợ nhất đối với tôi là phải cởi bỏ bộ quần áo ấm và sạch để xỏ vào người bộ phòng hộ lao động lâu ngày không được giặt vì ở trên cao rất hiếm nước, dày cộp đất cát, mồ hôi và bồ hóng của những buổi tối, đi rừng về hơ nó trên ngọn lửa. Suốt ngày, cái bộ đồ dã chiến đỏ lúc nào cũng tạo cho tôi một cái mùi như mùi… ổ chó. Mỗi lần thay quần áo, thấy tôi cứ ngập ngừng mãi, thằng cấp dưỡng lại cười riễu:

“Nhịn đánh răng rửa mặt đi, năm ngày có năm bi đông nước là đủ giặt quần áo đấy”.

Tôi nhắm mắt choàng cái “ổ chó” vào người chạy nhanh ra chỗ bọn nó đang giơ tay, giơ chân tập thể dục theo tiếng còi của ông toán trưởng. Quả thực, đối với chúng tôi suốt ngày luôn chân luôn tay leo trèo như khỉ thì cái trò thể dục này là rất hài hước. Tuy nhiên nó lại là một phong trào nằm trong báo cáo thi đua ông toán trưởng hàng ngày vẫn báo cáo về Ban chỉ huy qua cái máy VTĐ của ông thì làm sao có thể bỏ được trừ ra những ngày mưa lớn. Vậy là chúng tôi giơ tay, xoạc chân cốt cho xong bảy độn g tác thể dục để rồi còn lao vào chậu cơm bốc khói nghi ngút thằng cấp dưỡng mới bày ra kia.

Tuy nhiên, sáng nay, thể dục xong, thằng học giả kéo tay tôi, nán lại ở đầu núi. Nó nhìn trừng trừng ra phía trước, chỉ tay, hỏi tôi:

“Mày có thấy cái gì không?”

Tôi căng mắt nhìn mãi chẳng thấy cái gì ngoài những đỉnh núi lô nhô còn đắm chìm trong màn sương dày. Thằng học giả bỗng trầm giọng:.

“Bao nhiêu năm nay, cứ thức dậy tập thể dục tao lại thấy những dãy núi trước mặt giông giống như những bức tường trại giam. “ –

Tôi ngẩn người ra vì cái ý tưởng kỳ lạ của nó. Nó vẫn sống, làm việc, học tập như những người công nhân tự do đấy chứ, có ai giam hãm tù đày gì đâu. Thằng này không khéo mắc bệnh thần kinh, chắc tại nó ngốn nhiều sách quá đây mà. Quả thực bỗng dưng nó nổi khùng với tôi:

“Chúng mày đúng là một lũ trâu bò. Ăn ngủ, kéo cày hùng hục, thế là đã mãn nguyện lắm rồi. Đ. mẹ nó, sống thế này cũng gọi là sống hả?”

Nó run bắn lên giận dữ. Thằng này thiếu an tâm công tác rồi, tôi nghĩ thế, hóa ra bao nhiêu điều ông toán trưởng vẫn thường dạy dỗ chẳng lọt vào đầu nó tý nào. Theo cách nói của ông, như thếlà nó đã “có vấn đề về tư tưởng”, hoặc chi ít cũng “ngại khó ngại khổ, thiếu ý chí chiến đấu “. Mặc xác nó, cuối năm bọn tôi trở về xuôi, qua một đợt chỉnh huấn mùa đông là cu cậu lại đâu vào đấy ngay ấy mà. Nhìn vẻ mặt lầm lầm của tôi, nó lại hiểu khác đi. Nó rít lên:

“Đi mà báo cáo với thằng bố mày. Tao thách đấy…”

Tôi vung tay đấm thẳng vào mặt làm nó ngã dúi xuống.

“Đánh đi, mày cứ đánh nữa cho tao chết đi…”

Nó lồm cồm bò dậy, mặt rúm ró, bày ra một vẻ thảm hại khiến tôi bỗng thấy đau nhói ở ngực. Thà nó chồm lên đấm trả lại tôi cho hộc máu mồm ra còn hơn là nó nhìn tôi với đôi mắt như thế. Nó đùng đục như đôi mắt cá chết nhưng mà lại bỏng rẫy lên ở trong tôi. Ngày hôm đó tôi phát cây như một thằng điên. Tôi đẩy thằng học giảû ra, giành lấy phần của nó, lao vào những bụi cây đầy gai góc, men người trên vách đá chặt những dây leo lơ lửng… không hé răng lấy một lời khi nó xách dao lẽo đẽo đi sau tôi, lải nhải “Thôi,. nghỉ tay để tao phát đỡ cho…” Ngày hôm đó năng suất bỗng vọt lên gấp đôi: chúng tôi phát được một đoạn đường dài những ba ngàn rưởi mét. Ông toán trưởng đi sau kéo thước đo và ghi vào sổ, cười nói hể hả. Đấy, như thế mới gọi là thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “một người làm việc bằng hai” chứ. Cố gắng lên các đồng chí, cố chiếm được đỉnh cao tăng năng suất hai trăm phần trăm để lấy thành tích chào mừng Đại hội Côøng đoàn sắp tới. Được lời như cởi tấm lòng, thằng hộ pháp thích chí cười ha hả:

“Vậy tối nay thủ trưởng thưởng cho anh em nồi cháo đi”.

Ông toán trưởng tỏ ra dễ dãi nhất đời:

“Nhất trí hoàn toàn.. Muốn cháo thì tối nay sẽ ăn thêm cháo. Nhưng ngày mai mỗi bữa mỗi người bớt đi một lạng gạo nghe không?”

Tôi phải bịt mồm ngay thằng học giả lại không thì hẳn nó sẽ văng ra câu chửi chắc là tục lắm. May qúa, ông toán trưởng đi mãi đằng sau, khuất lùm cây nên không trông thấy. Chi li như thế kể cũng đúng thôi. Bởi vì ông đã tính toán trên bản đồ, số gạo mang theo chỉ đủ ăn cho tới lúc đi đến gần bản nhất, ở đó chúng tôi sẽ mua gạo để đi tiếp chặng sau. Mọi thứ trên đời đều đã được ông lên kế hoạch cả rồi, trong đó đương nhiên không thể có bữa cháo tối ngẫu hứng ấy được. Cứ ăn bừa cho thích khẩu, mai kia hết gạo không lẽ chết đói giữa rừng? Tôi “đả thông” cho thằng học giả như vậy, chẳng biết nó có thông không, chỉ thấy nó nhếch miệng cười nhạt.

Tối hôm đó chỉ mới nhọ mặt người, thằng hộ pháp đã bắc nồi cháo xuống, miệng cười toe toét:

“Nào, chúng mày đâu, tế sớm khỏi ruồi”.

Thằng cấp dưỡng vừa thọc cái muôi xuống bát cháo, đưa lên miệng nhấm nhấm đã chu chéo:

“Thôi chết rồi, có nửa gói mì chính, thằng nào đem đổ hết vào đây thì cháo mới ngọt thế này chứ. Vậy từ mai lấy cứt bỏ vào canh hả?”

Nó chửi toáng lên như một bà nhà quê mất gà; cứ nhè cái đứa tham ăn tục uống nào đó, gói mì chính nó đã phải nhét tận đáy ba lô, hàng ngày chỉ dám lôi ra gảy gảy vài hạt vào nồi canh, vậy mà cái thằng độc ác bất nhân ấy đang tâm lấy cắp, đổ hết vào nồi cháo thì thử hỏi trong con người nó còn chút lương tâm nào không chứ?

Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau, cố đoán xem thằng nào là thủ phạm có gan tày đình như thế. Ông toán trưởng phải tạm dời cái máy vô tuyến điện, chạy từ trong hang hàm ếch ra phân xử:

“Đồng chí nào đã làm chuyện này nên tự giác, thành khẩn nhận khuyết điểm.”

Không một đứa nào đưa tay nhận tội mặc dù ông toán trưởng đã viện dẫn cả tới những phẩm chất ưu việät của con người mới xã hội chủ nghĩa ra để răn đe và thuyết phục. Chờ cho ông nói đến gần đứt hơi, thằng học giả mới chõ lên

“Nhưng thưa đồng chí thủ trưởng, vấn đề chính ở đây là thằng cấp dưỡng có thực mất gói mì chính ấy không đã”.

Câu nói của nó vang lên như phát súng, thằng cấp dưỡng gào lên:

“Không mất thì mì chính trong cháo này đâu ra?”

Thằng hộ pháp nhảy ba bước vào góc bếp, xách chiếc ba lô thực phẩm, lôi ra vứùt lung tung đủ thứ gói, hộp và cuối cùng nó reo lên:

“Gói mì chính đây chứ đâu, chưa chi đã nghi anh em ăn cắp, ông thì nhét cả vào mõm mày bây giờ.,, “.

Thằng cấp dưỡng cười bẽn lẽn:

“Thì cứ tưởng chỉ nhà bếp mới có mì chính. thôi, tớ xin lỗi, nhưng lạ nhỉ, vậy thằng nào có mì chính mà cất kỹ thế?”

Tôi chợt thấy ông toán trưởng sa sầm nét mặt, vộïi vă bước vào trong hang nơi ông cất ba lô. Thằng học giả cười khảy, bưng bát cháo lên miệng, rối rít khen “ngọt, ngọt”. Tôi hỏi nó:

“Mì chính của ai thế?”

“Của con người luôn kêu gào chống chủ nghĩa cá nhân và luôn luôn đòi hỏi “mình vì mọi người”.

Tôi hiểu nó ám chỉ ai, nhưng tôi không tin, hoặc cố không tin, tuy thế bát cháo vẫn trở nên nhạt nh ẽo và chán phèo, tôi quẳng nó xuống và đứng dậy. Chui người vào trong chiếc võng quen thuộe, tôi còn nghe tiếng cười của thằng học giả vẳng tới:

“Chúng mày cứ ăn cho chán đi. Nghĩ ngợi làm chó gì. Mặt trời còn có vết đen, huống hồ con người.”

Tôi cố nhắm mắt mà không sao ngủ được. Lần này thì không phải cái đói hay cái rét mà là những ý nghĩ của chính tôi. Ôâng ta là người đã rủ rê tôi theo ông. “Cậu đang còn trai trẻ, quẩn quanh phố phường làm gì cho hèn người. Làm thằng đàn ông phải lên rừng, xuống biển cho phỉ chí nam nhi…” Tôi kính trọng và nghe theo ông cũng vì một thời trai tráng ông đã: “vùng vẫy” như thế. Mới ngoài năm chục tuổi, ông đã có trên hai mươi năm lăn lộn khắp các vùng rùng núí Tây bắc, Việt Bắc khảo sát và thiết kế được biết bao nhiêu con đường quan trọng. Một con người cả đời đã được mưa rừng gió núi làm thoáng đãng tâm hồn, không lẽ lại làm cái việc nhỏ nhặt là giấu diếm một chút mì chính ăn riêng. Không, thằng học giả nói láo, sách vở chữ nghĩa làm méo mó đầu óc nó rồi. Ông toán trưởng thường bảo bọn trí thức là bọn đáng ngờ nhất, nếu không được giáo dục đến nơi đến chốn, bọn nó không đáng bằng cục cứt. May cho tôi không phải trí thức, tôi chỉ là thằng thanh niên lêu lổng, mới rời ghế nhà trường phổ thông, đầu óc chưa bị tiêm nhiễm nặng nề nọc độc của chủ nghĩa cá nhân tư sản, bởi thế như ông nói, tôi rất dễ phấn đấu vươn lên. Chao ôi, quả thực ông đã lầm lẫn khi chọn tôi làm “nòng cốt” để “bồi dưỡng”, “đào tạo”, tôi chẳng báo cáo được gì cho ông về những câu chuyện tào lao bọn nó vẫn đấu láo mỗi khi vắng mặt ông chẳng góp ý giúp đỡ được đứa nào mỗi khi khổ cực quá, chúng nổi khùng lên chửi cha cả cuộc đời. Tôi cũng không tha thiết lắm những điều ông vẫn hứa hẹn: lên lương, đi học, chức quyền… các cái đó với tôi, cũng xa xỉ và xa xôi hão huyền như những món ăn đặc sản thằng học giả thết chúng tôi buổi tối hôm nào vậy.

Bốn

Rừng mỗi lúc một ken đặc lại bởi các thứ dây nhợ lùng nhùng như một bức tường chắn ngang. Suốt từ sáng sớm, chúng tôi ra sức tung hoành, phát bở hơi tai mới nhúc nhích đươc quãng ngắn, ông toán trưởng bắt đầu sốt ruột, luôn miệng hỏi sắp ra tới đoạn rừng thưa chưa? Thằng hộ pháp xách dao luồn lên phía trước thăm dò, lát sau nó quay lại kêu toáng:

“ối giời ơi,

Thôi chết, không khéo thằng này bị rắn xanh, cái thứ rắn quái ác, chỉ nhỏ bằng chiếc đũa, vẫn nằm cuộn trên cành cây, bổ một nhát vào cổ cũng nên. Tôi vội vàng nhào lên, hỏi cuống quít:

“Sao thế? mày sao thế?”

Nó nằm thẳng cẳng, nhắm mắt lại rền rĩ:.

“ối giời ơi, ối giời ơi..”

Tôi lay người nó:

“Sao? Mày làm sao? Rắn cắn hả?”

Nó mở mắt ra kêu to:

“ối giời ơi, khỉ nó hiếp đít tôi…”

Chao ôi, cho dù đôi mắt ông toán trưởng quắc lên lồi ra như tượng ông Ác, chúng tôi cũng không thể nào không phá lên cười:

“Ha ha… ha ha… ha ha…”

“Câm ngay, câm ngay.”

“Chưa bao giờ tôi thấy cơn giận của ông toán trưởng nổ ra ghê gớm như thế, dễ thường bao nhiêu lời hay ý đẹp ông vẫn dậy dỗ chúng tôi bốc hơi đâu hết, ông chửi rủa sự vô giáo dục của thằng hộ pháp bằng những lời mà lúc đầu nó còn nhăn răng ra cười rồi sau mặt đỏ tía tai, nó đứng phắt dậy:

“Ông là cái thớ đéo gì mà chửi bới cứ như là bố người ta thế?”

Tôi nhảy vội vào giữa để can ngăn, lo sợ trận lôi đình của ông sẽ nổ ra khủng khiếp còn gấp mấy lần trước. Lạ thay, ông im bặt, tay chân run lẩy bẩy, hớp hớp mấy ngụm khí lạnh, rồi quay sang, khàn giọng nói với thằng học giả:

“Đồng chí luồn lên phía trước thử nghe xem có tiếng thác nước không? Theo đúng bản đồ, chúng ta sắp tới đỉnh thác Bôrô”.

Rất nhanh, ông trở lại những cử động quen thuộc: đặt địa bàn lên bản đồ, cộng các số trong sổ đo chiều dài, trán cau lại vì những suy nghĩ chẳng ai đoán nổi. Thằng hộ pháp quăng con dao vừa nãy có ý giơ lên dọa ông toán truởng lên tảng đá, rồi không nói không rằng, ngả ngay người trên thân cây đổ, nhắm mắt đánh một giấc cứ như trên đời này chẳng có chuyện gì xảy ra. Ôâng toán trưởng lướt cái nhìn qua người nó, hướng về phía thằng học giả vừa luồn người biến mất sau bụi rậm. Cái vẻ nhẫn nhục của ông làm tôi thấy chợt thương. Thật khó mà hiểu nổi động lực nào đã thúc đẩy ông làm cái nghề quanh năm mò mẫm trong cái miền u tì, rừng xanh núi đỏ này. Nghe nói trước ông làm to cỡ trưởng, phó phòng gì cơ đấy, thế rồi trong một khóa học chính trị dài hạn, ông kèm cặp, bồi dưỡng văn hóa cho một bà cũng làm to như ông. Quả nhiên sau một thời gian, kiến thức của bà có được nâng cao nhưng không bằng cái bụng mỗi ngày một lùm lùm lên của bà. Biết làm sao được, bà mải mê hoạt động đến quá cái tuổi để lấy được chồng, còn ông, vợ lại ở quê xa lắc xa lơ, cả năm cũng khó gặp nhau. Thật bom nổ giữa cuộc họp còn chưa kinh khủng hơn khi cái chuyện tày đình ấy lộ ra. Bởi vậy bà đành phải giải quyết nó bằng một biện pháp tuyệt vọng là thắt lưng buộc bụng lại. Thế nhưng đúng như điều ông vẫn thường giảng cho bà: “quy luật khách quan tồn tại bên ngoài ý muốn chủ quan của con người…”. Một ngày kia chị lao công bỗng hét ầm lên trong chuồng tiêu khi nhìn thấy một bé hài nhi bị nhét trong thùng giấy loại. Người ta tông cửa phòng bà ra và nhìn thấy bà trong trạng thái một sản phụ.

Đứa bé được cứu sống và theo mẹ nó lên một công trường đá heo hút tận trong phía Nam, còn ông được đưa mãi lên rừng núi phía Bắc để thôi không làm lãnh đạo nữa, trở lại cái nghề thăm dò khảo sát đường thời trai trẻ ông đã từng làm. Tai họa càng làm da mặt ông khô quắt lại, tuy nhiên nó cũng chẳng làm mất đi vẻ uy quyền, mặc dù quyền lực của ông đã bị thu nhỏ lại đến độ chỉ còn sai khiến được bốn thằng bọn tôi. Tất nhiên, những chuyện “bí mật nội bộ” đó tôi chỉ được nghe đồn đại trong những lần cả toán trở về đơn vị để học tập, nghỉ ngơi, còn cứ cạy miệng, cũng chẳng bao giờ ông hở ra đôi chút gì đời riêng của ông. Ông chỉ nhiều lời khi giao công việc hoặc dạy dỗ chúng tôi thôi, ngoài ra, quanh năm ông câm lặng như một con cóc buồn rầu. Không bao giờ tôi thấy ông nhận được thư của ai hoặc viết cho ai. Những buổi tối nhìn mái đầu hói của ông cúi xuống tấm bản đồ và cái kính lúp trong góc rừng hoang vắng, đôi khi tôi tự hỏi có lúc nào ông nhớ người đàn bà bất hạnh và đứa con rơi của ông chăng? Cả người vợ nơi miền quê xa nữa? Thật cứ như ông đã chặt đứt hết những giây nhợ đó để sống duy nhất với con đường ông đang mò tìm trên tấm bản đồ vô tri giữa rừng núi hoang vu.

Thằng học giả đã quay trở lại và thật lạ, miệng nó cũng kêu trời như thằng hộ pháp làm tôi phát hoảng:

“Gì thế? chuyện gì thế?”

“Núi lửa, ối trời ơi, núi lửa”.

Ông toán trưởng nhét tấm bản đồ vào túi vải, sẵng giọng:

“Anh điên hả? Núi lửa ở đâu ra? Đi đi, tất cả tới chỗ đó…”

Tôi cuộn cái thước vải đo đường lại, thôi không đo, không phát cây nữa, lom khom theo thằng học giả chui luồn qua các bụi rậm đầy gai và rồi bất chợt trước mắt tôi sừng sững một vách đá dựng đứng, cao vút, xung quanh trắng xóa một vùng núi đá vôi trơ trọc không một ngọn cây xanh. Cảm giác lạnh buốt chạy dọc sống lưng, trời, cái vùng này chẳng khác gì hoang mạc trên mặt trăng. Thằng học giả đứng chênh vênh trên cành cây mọc chìa ra ngoài vách núi, chỉ tay:

“Đó các ông coi có khác gì núi lửa không, chỉ thiếu điều nó phun dung nham nữa thôi.”

Ông toán trưởng trầm mặt, tôi hiểu cái quang cảnh đang phơi bày ra kia chẳng đúng tý nào với dự đoán của ông trên bản đồ. Nào đâu thác nước? Nào đâu sườn núi thoai thoải để có thể đặt lên đó con đường tương lai? Bằng tấm bản đồ và cái địa bàn, ông đã dẫn chúng tôi tới chỗ tắc rồi, dải vách đá trùng trùng lớp lớp kia có cả triệu tấn mìn cũng chẳng phá ra được thành con đường. Để mặc ông ngồi loay hoay với tấm bản đồ muôn thuở, tôi theo thằng học giả quay lại chỗ thằng hộ pháp nằm. Trời, nó vẫn ngáy khò khò như một cái bễ lò rèn. Nó là thằng vô tư nhất bọn, chuyện chọc giận ông toán trưởng vừa nãy chắc đã tiêu tan theo tiếng ngáy và nếu không bị dựng dậy, chắc nó ngủ đến mai. Thật khó hiểu sao nó lưu lạc vào cái nghề “khoa học kỹ thuật” này, khi thích hợp với nó hơn cả lại là cái búa trong lò rèn, hoặc cái cày trên đồng ruộng. Theo cách nhìn nhận của ông toán trưởng, thằng lực điền này đầu óc nó tư hữu và bảo thủ còn rất nặng nề mặc dù trong ba lô của nó tôi cũng chỉ thấy dăm ba bộ quần áo cũ như tôi, và khi ông toán trưởng bảo nó mài dao, nó đi mài dao, bảo mò xuống chân núi vác nước, nó đi vác nước, chẳng cưỡng lệnh ông lần nào. ông ghét nó chẳng qua do những trò nghịch ngợm như vừa nãy và nhất là trong các buổi “sinh hoạt chính trị” chẳng bao giờ nó chịu phát biểu để ông lấy cho đủ số một trăm phần trăm người tham gia, có gặng lắm nó cũng chỉ cười thủng thẳng: “em xin nhất trí với thủ trưởng”. Bù lại tất cả các cái đó, nó là thằng duy nhất đủ sức cõng được cái máy vô tuyến điện cho ông trong lúc chuyển quân qua các vách đá cheo leo, các con suối lắm ghềnh thác mà chưa bao giờ bị va đập. Một lần chúng tôi men theo bờ đứng một con sông nước réo ùng ục, thằng học giả luôn miệng kêu trời, nó bèn xúi thằng hộ pháp:

“Vứt mẹ cái máy trên lưng mày xuống sông. Tụi ông khổ vì nó đấy”.

Thằng hộ pháp toét miệng ra cười:

“ Ừù nhé, tao quăng đi nhé, hết mẹ nó cả chỉ đạo, chỉ điệc..”

Tôi vội vàng can:

“Ấy chớ, bảo vệ nó xích tay mày là cái chắc”

“Xích cái “nỗ” đít. Thà ở tù còn sướng hơn “nặn nội” thế này…”

Nói xong nó nghiêng vai, tháo sợi dây đeo máy cười cười:

“Này tao ném này, này tao ném này…”

Tôi biết nó đùa vậy thôi, ông nội sống lại bắt nó, nó cũng chẳng dám. Nhưng không may, đúng vào lúc đó, nó trượt chân lao cả người lẫn máy xuống sông. Khi ông toán trưởng lần được tới, nó đang chới vớì giữa dòng nước lăm le chìm nghỉm. Tơi vội quát to:

“Buông máy ra, buông máy ra không chết chìm giờ…”

Ông toán trưởng cuống lên:

“Không được, không được… Phải cố cứu lấy máy”.

Tôi hiểu, cái máy vô tuyến điện là sinh mạng của ông, là đường dây duy nhất liên hệ với cấp trên, mất nó ông sẽ như máy mất điện, sẽ không còn nhận được bất cứ chỉ thị nào để ra lệnh cho bọn tôi được nữa. Vậy nhưng còn tính mạng của thằng hộ pháp? Chẳng suy tính nữa, tôi quẳng ba lô, nhảy ùm xuống sông đúng vào chỗ nó vừa mất hút trong dòng nước xanh rờn. Hóa ra cái thằng hộ pháp ấy hoặc cũng biết sợ hoặc có “tinh thần trách nhiệm cao” nên cứ loay hoay mãi với cái máy ở dưới đáy sông, thà chết không rời. Tôi đành phải lặn xuống và cả hai thằng uống đầy một bụng nước, hì hục mãi mới lôi được cái máy lên bờ. Suốt một ngày ông toán trưởng loay hoay sửa chữa. Mãi đến khi nó lại phát ra những tiếng “tích tèø, tích tè”, bọn tôi mới thở phào. May quá, ông toán trưởng không hề biết chuyện thằng học giả xui thằng hộ pháp vứt máy xuống sông, nếu không, hẳn hai đứa đã nhận lệnh khoác ba lô quay về Ban chỉ huy. Ngay tối đó, ông họp chúng tôi, khen ngợi thằng hộ pháp có tinh thần nguời lính “thà chết không rời vũ khí”, tuy nhiên cần nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ máy móc nhất là lúc chuyển quân. ông khen tôi có “tinh thần dũng cảm cứu máy”, và nói chung cả hai đứa như thế là rất tốt. Ma xui quỷ khiến sao đó, tôi giơ phắt tay lên xin “có ý kiến”. Tôi nói tôi đã nhảy xuống sông chính là vì lúc đó thằng hộ pháp sắp chết chìm. Tôi lại còn trách ông toán trưởng tại sao lúc đó không cho nó buông máy ra cứu lấy cái mạng nó? Ông vẫn thường dạy bọn tôi “con người là vốn quý nhất” kia mà… Chao ôi, tôi sẽ không tuôn ra lắm lời thế nếu tôi biết trước được ông toán trưởng sẽ nổi đóa lên như vậy. Ông tớỉ tấp bắn vào tôi đủ thứ lý lẽ làm ù tai, mờ mắt, đầu óc rối mù như lạc vào rừng chằng chịt giây nhợ, kín mít không lối ra và tôi chỉ còn biết rũ đầu xuống, không hé răng cãi nổi lấy một lời.

Đúng lúc đó, thằng học giả đang ngồi lơ mơ ngủ gật, bỗng choàng dậy hét to:

“úi con lợn…”

Trừ ông toán trưởng, tất cả bọn tôi đều bật dậy như ngồi phải lá han. Chao ôi những tảng thịt luộc thái dày bản, những khúc dồi thơm phức nướng trên lửa… tiếng gọi của chúng cuốn phăng bọn tôi đi, thằng cầm dao, thằng cầm gậy, thằng cầm súng ào ào đuổi theo con lợn rừng hung dữ, giết chết bằng được, mổ thịt ngav lập tức và ngốn ngấu ăn tại chỗ. Thằng học giả sính chử nghĩa nhường cho nó trọn bộ óc, thằng hộ pháp dũng cảm đập gậïy vào đầu con lợn thưởng cho nó buồng gan, tôi được quả tim vì đã tỏ vẻ xót thương con lợn bị băm vằm mổ xẻ, còn thằng cấp dưỡng chạy sau cùng bị phạt phải ăn khấu đuôi. Bọn tôi vừa đốt lửa đùng đùng nấu nước cạo lông vừa om sòm bàn tán.

Thằng hộ pháp chợt nhớ:

“Thế còn ông toán trưởng? Giành cho bố cái gì đây?”

Tôi chưa kịp nghĩ, thằng học giả đã nhanh nhẩu:

“Luộc cho thủ trưởng cái lưỡi. Tốùi nay ông uốn rất giỏi, uốn đằng nào cũng được…”.

Quả thật chưa bao giờ bọn tôi được một bữa no ăn no cười đến thế. Thịt nướng, thịt luộc cứ cầm cả tảng mà ngoạm cho dù ông toán trưởng đã lệnh cho thằng cấp dưỡõng phải kho mặn một nồi thật to ăn dần.

Đêm đó có lẽ cái dạ dày còm cõi lâu này mới được nhận một lượng đạm động vật lớn đột ngột đến vậy, nên trằn trọc mãi trên võng, bọn tôi chẳng đứa nào ngủ được, trừ mỗi thằng cấp dưỡng đã ngáy khò khò. Thằng học giả vùng dậy trước tiên:

“Khó ngủ quá, dậy đi chúng mày”

Tôi thò đầu ra khỏi võng kêu lên:

“Lạ nhỉ, đói rét mất ngủ đã đành, no ứ bụng mà cũng không ngủ được thì là sao?”

Thằng hộ pháp nhảy trên võng xuống g iải thích:

“Thì tại cái của mày dậm dật chứ sao”.

“Đúng đấy, đúng đấy, thảo nào tao nhắm mắt mãi chả ngủ được. Mang dao ra chặt mẹ nó đi là yên chuyện”.

Thằng học giả cười thích chí và cũng xen vào ngồi bên đống lửa. Cả bọn tôi có lẽ đều ai chưa biết chuyện đó, may ra có thằng học giả đọc được nó trong sách. Bởi vậy chẳng chờ tôi đòi, nó cất giọng giảng giải:

“ Chúng mày không ngủ được là đúng thôi. Tình dục là nền tảng cho các hoạt động của con người. Bởi thế “cái đó” mới nằm bên dưới cái đầu. Nó thuộc hạ tầng cơ sở nhưng lại chi phối chặt chẽ thượng tầng kiến trúc. Cho nên chúng mày thửù ra lệnh cho nó rụt lại xem có được không? Không được…”

Thằng hộ pháp sốt ruột cắt ngang:

“Ôi thôi, mày nói lủng củng thế, bố tao cũng chả hiểu. Vứt mẹ sách đi, tao chỉ muốn hỏi mày ví thử ngay bây giờ có một đứa con gái đẹp như tiên ngồi đây thì mày sẽ làm gì trước tiên…”

Thằng học giả ngớ ra, cười lúng búng, hóa ra cu cậu chỉ lý thuyết sách vở thôi, đi vào thực tế, cũng chẳng hơn gì bọn tôi. Tôi đỡ lời cho nó:

“Nhưng trước hết phải hỏi cô ta có yêu mình không đã…..”

Thằng họ giả gật lấy gật để:

“Đúng, đúng, nếu đã yêu nhau ấy à, cứ gọi là nắm vào tay nhau cũng đủ run bắn lên rồi”.

“Nói phét, chúng mày chỉ được cái nói phét theo sách thôi. Giờ ví thử đứa có con gái ngồi đây, chúng mày lại không nhảy xổ đến như lũ chó đói ấy ư?!”

Rồi thằng hộ pháp bắt đầu diễn tả bằng lời cái cuộc làm tình tương tượng của nó làm tôi cứ há hốc mồm ra nghe chẳng khác gì bữa tiệc giả tưởng “ Ở cửa hàng đặc sản “ mà thằng học giả thết tôi tối hôm nào.

Tuy nhiên những điều mô tả của nó cụ thể và chi tiết đến độ sau khi nó dứt lời, tôi phải hỏi nó:

“Mày ngủ với đàn bà rồi phải không?”

Nó toét miệng ra cười:

“Nếu không thì việc gì tao phải đâm đầu lên cái xó rừng này. Mày cứ thử sờ coi gân bắp tao thế này thì đàn bà con gái xóm tao đời nào chịu để tao yên. Cô giáo có nhé, cô đội trưởng sản xuất có nhé, rồi cả cô sư phá giới nữa…”

Nó bấm đốt ngón tay thống kê cái thành tích oai hùng của nó một cách đắc chí rồi thở dài đánh sượt:

“Con vợ thằng xã đội nó giết tao. Ai lại giữa ban ngày ban mặt, đang cấy lúa ngoài ruộng, thấy tao nghễu nghện đi qua, cứ nằng nặc co kéo về nhà nhờ khiêng cái cối đá. Tao biết tỏng gan ruột con này rồi, chồng nó mới đi tập huấn dài ngày trên huyện mà. Ban đầu tao nghĩ bụng thôi, chả dại gì dây vào vợ ông lớn. Ấy thế rồi trong lúc khiêng cối đá, chẳng hiểu sao hai cái vú thây lẩy của nó lại trật ra, chọc vào mắt tao. Tao đành quẳng mẹ nó cối, khiêng ngay con mẹ ấy lên giường. ôi chao ơi, còn đang nồng nỗng như hai con lợn cạo thì thằng chồng ở đâu lù lù xách súng về, tao phải đạp cửa số, nhảy cả xuống ao, bỏ làng mà chạy. Thoát chết rồi tao mới dông một mạch lên rừng, cách xa bọn đàn bà ra, khuất mắt trông coi vậy mới yên thân.”

Tôi ôm bụng cười ràn cả nước mắt. Riêng thằng học giả không những không cười, mặt nó còn hầm hầm, buồn chảy ra như bánh đa dúng nước. Thằng này lại lên cơn tình si tưởng nhớ cô nàng búp bê, láng giềng nhà nó đấy. Thì ra mới chỉ thêm có mấy miếng thịt lợn vào dạ dày mà thằng nào thằng ấy cứ như là động dại cả. Cứ liên tục tối nào cũng thế thì rồi không khéo tiêu tan cả ý chí chiến đấu vượt mọi gian khổ chiếm lĩnh đỉnh cao. Ông toán trưởng quả là rất sáng suốt khi quy định hai bữa ăn hàng ngày của chúng tôi chỉ có cơm với tép khô nấu rau rừng…

Comments are closed.