Taibele và con Quỷ

Truyện Issac Bashevis Singer

Trần Doãn Nho chuyển ngữ

Issac Bashevis Singer là một nhà văn Mỹ gốc Ba Lan; đúng hơn, nhà văn Mỹ gốc Do Thái, sinh tại Ba Lan. Hầu hết truyện của ông đều viết bằng tiếng Hébreu và Yiddish, ngôn ngữ Do Thái cổ, và lấy bối cảnh của những ngôi làng nhỏ hoặc những khu nhà ổ chuột ở Ba Lan, nơi có các cộng đồng Do Thái cư ngụ, trước thế chiến thứ 2.

Nghệ thuật viết văn của ông xuất phát từ truyền thống kể chuyện dân gian vốn rất phổ biến ở vùng Đông Âu qua hàng nhiều thế kỷ. Ông viết không cần trau chuốt, mà để cho dòng văn chảy ra một cách tự nhiên. Ông được tặng giải Nobel văn chương năm 1978. “Taibele and her Demon” (Taibele và Con Quỷ),[1] một trong những truyện ngắn hay nhất của Singer, được chọn đưa vào tuyển tập “World’s Best Contemporary Short Stories”, bản tiếng Anh của Mirra Ginsber, do tạp chí Short Story International xuất bản năm 1966. Bản dịch này đã đi trên tạp chí Sông Hương (Huế,Việt Nam) số 41, tháng 02 & 3/1990 với phụ bản của nhà thơ Nguyễn Đính (1942-2018). Dịch giả nhuận sắc lại tháng 10/2019.

image

(Tranh: Lorie Wolf – http://www.loriewolf.com/10.html)

Hai vợ chồng cư ngụ ở Lashnik, một thị trấn không xa Lublin[1] lắm. Chồng là Chaim Nossen và vợ là Taibele. Họ không có con. Chẳng phải vì cuộc sống chung có gì trắc trở; Taibele đã sinh cho chồng nàng một cậu con trai và hai cô con gái, nhưng cả ba đều chết yểu, đứa thì vì bệnh ho gà, đứa thì vì bị sốt phát ban và đứa thì vì bệnh bạch hầu. Sau đó Taibele mất khả năng sinh đẻ. Mọi lời cầu nguyện, mọi bùa chú, mọi thứ thuốc thang đều vô hiệu. Nỗi thống khổ đã khiến Nossen sống tách biệt với mọi người. Chàng xa hẳn vợ, ăn chay, không ngủ nhà mà ngủ ở trên ghế tu viện. Còn Taibele thì ngồi suốt ngày tại cửa tiệm vải do cha mẹ nàng để lại, bên phải là cây thước, bên trái là chiếc kéo lớn, còn trước mặt là cuốn kinh cầu nguyện dành cho phụ nữ viết bằng tiếng Yiddish.[2]

Claim Nossen, vóc người cao, gầy, đôi mắt đen và chòm râu lưa thưa, lúc nào cũng có vẻ buồn rầu, lặng lẽ, ngay cả những lúc hạnh phúc nhất. Taibele thì dáng người nhỏ nhắn, xinh đẹp, với đôi mắt xanh và khuôn mặt tròn trịa. Dù bị đấng tối cao trừng phạt, nhưng lúc nào nàng cũng tươi cười, để lộ đôi má lúm đồng tiền duyên dáng. Giờ thì nàng chẳng cần phải nấu ăn cho ai nữa, nhưng hàng ngày, nàng cũng đốt lò và nấu cho mình một ít cháo hay xúp. Nàng cũng tiếp tục khâu vá, khi thì đôi vớ, khi thì chiếc áo lót; thỉnh thoảng đan thêu một cái gì đó. Tính nàng chẳng thích than thân, trách phận, hay sầu não gì.
Một ngày kia, Nossen bỏ chiếc khăn choàng, cái hộp da đựng kinh sách, bộ quần áo lót và một ổ bánh mì vào túi xách rồi bỏ nhà ra đi. Người hàng xóm hỏi chàng đi đâu, chàng trả lời, “Thấy đâu thì đi đấy”.

Khi Taibele nghe tin chồng bỏ nàng ra đi thì đã quá muộn. Chàng đã ở bên kia sông rồi. Nghe nói chàng đã thuê xe chở chàng đến Lublin. Taibele bèn thuê một người đi tìm chồng, nhưng cuối cùng chẳng thấy ai trở về. Mới có ba mươi ba tuổi đời, nàng đã là một người vợ bị ruồng bỏ.
Sau một thời gian tìm kiếm, Taibele biết rằng nàng chẳng còn hy vọng gì nữa. Thượng Đế đã mang đi cả con, cả chồng nàng. Nàng chẳng bao giờ có thể lấy chồng được nữa; từ giờ, nàng phải sống hoàn toàn đơn độc. Tất cả cái mà nàng còn lại là căn nhà, cửa tiệm và đồ dùng cá nhân.

Người thành phố thương cảm nàng vì nàng là một phụ nữ kín đáo, tốt bụng và đàng hoàng trong việc buôn bán. Mọi người tự hỏi: Sao nàng phải hứng chịu những bất hạnh như thế? Nhưng ai mà hiểu được ý trời.

Taibele có nhiều bạn bè trong số những phụ nữ ở cùng thành phố mà nàng quen biết từ thời thơ ấu. Ban ngày, các bà ai cũng bận bịu việc nhà, nhưng chiều lại, đám bạn bè của Taibele thường tụ tập lại tán gẫu với nhau. Mùa hè, họ thường ngồi trên chiếc ghế trước cửa nhà, kể cho nhau nghe chuyện này, chuyện nọ.
Vào một buổi tối mùa hè không trăng, khi cả thị trấn chìm trong bóng tối, Taibele ngồi với đám bạn bè trên chiếc ghế dài, kể cho họ nghe một câu chuyện mà nàng vừa đọc trong cuốn sách mua được từ một người bán hàng rong. Chuyện kể về một thiếu phụ Do Thái trẻ bị một con quỷ hiếp dâm, rồi sau đó sống với nó như vợ chồng.

Taibele kể lại câu chuyện một cách rất chi tiết. Mọi người ngồi túm tụm vào nhau, cầm tay nhau, thốt ra những lời phỉ nhổ, rồi lại vừa cười vừa sợ hãi. Một người hỏi:
– Sao chị ta lại không dùng bùa để xua nó đi nhỉ?
Taibele trả lời:
– Không phải là con quỷ nào cũng sợ bùa chú đâu.
– Thế sao chị ta lại không đến báo với Giáo trưởng?[3]
– Con quỷ cảnh cáo cô ta rằng hắn sẽ bóp cổ cô nếu tiết lộ bí mật.
Một bà kêu lên:
– Ôi thật khốn khổ, cầu xin Thượng Đế che chở chúng con để đừng ai chịu cảnh như thế!
Một bà khác nói:
– Giờ mà về nhà thì tôi sợ quá.
Một bà lên tiếng hứa:
– Để tôi đưa bà về.

Trong khi họ đang nói chuyện thì Alchonon, một người trợ giáo[4] vốn nuôi hy vọng sẽ trở thành một kẻ pha trò chuyên nghiệp trong các đám cưới, tình cờ đi ngang qua. Anh chàng Alchonon này, góa vợ đã năm năm, nổi tiếng là một kẻ gàn dở, ưa chọc ghẹo, thứ đàn ông sống buông tuồng. Bước chân anh ta đi thường không gây tiếng động vì anh ta mang giày mà như đi chân không do đế giày đã rách toạc. Khi nghe Taibele kể chuyện, anh ta dừng lại lắng nghe. Bóng đêm thì quá dày đặc, mà các bà lại quá say mê câu chuyện, nên chẳng ai trông thấy anh ta. Anh chàng Alchonon này vốn là một tay phóng đãng, biết đủ thứ trò ma mãnh. Chẳng thế mà chỉ trong phút chốc anh ta hình thành một kế hoạch tinh quái.

***

Sau khi đám đàn bà đã ra về hết, Alchonon chui vào vườn Taibele. Anh ta nấp sau một thân cây, nhìn qua cửa sổ. Vừa thấy Taibele lên giường tắt đèn đi ngủ, anh ta lẻn ngay vào nhà. Taibele thường không chốt cửa vì thị trấn này không hề có kẻ cắp. Đến hành lang, anh ta cởi bỏ cái áo chùng xộc xệch, chiếc áo lễ, quần dài và đứng trần truồng như nhộng. Rồi nhón chân đi vào giường Taibele.

Đang thiêm thiếp ngủ, bỗng nhiên, nàng thấy một khuôn mặt lù lù hiện ra trong bóng tối. Nàng kinh hãi đến nỗi không la lên được. Nàng thì thào, giọng run rẩy:
– Ai đó?
Bằng giọng khào khào, Alchonon đáp:
– Taibele, đừng có la. Nếu la lên, ta sẽ giết ngươi ngay. Ta là quỷ Hurmizah, kẻ ngự trị bóng tối, mưa gió, sấm sét và dã thú. Ta là con quỷ đã lấy người đàn bà trẻ mà ngươi kể hồi hôm. Vì ngươi kể chuyện quá hấp dẫn như thế, nên từ địa ngục, ta đã nghe lời ngươi, và rất thèm muốn thân xác ngươi. Đừng chống cự vô ích vì những ai không theo ý ta, ta sẽ mang đi sang bên kia Dãy Núi Bóng Tối, đến một vùng hoang dã, nơi không có vết chân người, nơi mà chẳng có dã thú nào dám đến, nơi mà đất bằng sắt, trời bằng đồng. Ta sẽ ném chúng vào gai và lửa, giữa đám rắn rết, bò cạp cho đến khi thịt xương bị nghiền nát thành tro bụi và rồi chúng sẽ mãi mãi đắm chìm trong vực thẳm. Còn nếu ngươi chiều theo ý muốn của ta, chẳng những không ai đụng đến sợi tóc của ngươi mà ta còn ban cho ngươi sự thành công trong mọi việc…

Nghe nói thế, Taibele nằm bất động như bị cơn ngất xỉu. Tim nàng thoi thóp như muốn ngừng đập. Nàng nghĩ cuộc đời nàng sắp chấm dứt. Một lát sau, nàng thu hết can đảm, thì thào:
– Ông muốn gì nơi tôi? Tôi là đàn bà có chồng.
Gã trợ giáo lên giọng:
– Chồng ngươi chết rồi. Chính ta đã đi theo tang lễ của hắn. Quả thật là ta không thể đến nhà Giáo trưởng để xác nhận và để ngươi tự do tái giá, vì bọn Giáo trưởng đó chả tin gì bọn ta. Vả lại, ta chẳng dám bước qua ngưỡng cửa phòng Giáo trưởng đâu. Ta sợ Đấng Thiêng Liêng chứ. Nhưng ta không hề nói láo. Chồng ngươi đã chết vì bệnh truyền nhiễm, giờ thì sâu bọ đã gặm hết thịt xương hắn rồi. Mà dù cho hắn có còn sống, ngươi có ăn nằm với ta cũng được, vì Luật Đạo[5] không áp dụng đối với bọn ta.

Trong lốt quỷ Hurmizah, người trợ giáo tiếp tục thuyết phục, khi thì ngọt ngào, khi thì đe dọa. Anh ta nhắc đến tên của những thiên thần và những ác quỷ, những ác thú, những con ma cà rồng. Anh ta quả quyết rằng Asmodeus, Vua các Loài Quỷ, là bác nuôi của anh ta. Còn Tilith, Nữ Hoàng Quỷ, thì nhảy múa bằng một chân và lúc nào cũng chiều chuộng anh ta. Shibtah, con quỷ cái chuyên bắt cóc trẻ con, là kẻ thường làm bánh bằng mỡ của bọn phù thủy và chó mực, và nướng bánh trên lò Địa Ngục cho anh ta ăn.

Anh ta nói dông nói dài, viện dẫn cả những chuyện ngụ ngôn và tục ngữ dí dỏm đến nỗi cuối cùng Taibele cũng phải phì cười. Anh ta thề là đã yêu Taibele từ lâu. Anh ta tả lại áo quần và khăn choàng mà nàng dùng năm nay cũng như năm trước; kể lại những ý nghĩ thầm kín của nàng khi nàng nhồi bột chuẩn bị cho bữa ăn lễ Sabbath,[6] khi nàng tắm rửa trong phòng tắm, và cả khi nàng đi đại tiện. Anh ta cũng nhắc cho nàng nhớ là có buổi sáng, khi thức dậy, nàng thấy có dấu vết bầm trên ngực. Nàng cứ tưởng đó là do ma cắn. Thực ra, đó là dấu vết do môi của con quỷ Hurmizah để lại sau một cái hôn, anh ta bảo thế.

Một lát sau, con quỷ leo lên giường Taibele, và ăn nằm với nàng. Hắn giao hẹn với nàng rằng kể từ nay, hắn sẽ đến với nàng hai lần mỗi tuần, vào tối thứ tư và tối lễ Sabbath, là những tối mà bọn vô đạo[7] có quyền đi khắp mọi nơi. Dù thế hắn cảnh cáo nàng không được tiết lộ cho bất cứ ai biết chuyện gì đã xảy ra cho nàng, ngay cả nói bóng nói gió cũng không được, nếu không nghe, nàng phải chịu hình phạt thảm khốc, chẳng hạn hắn sẽ giựt hết tóc nàng, đâm thủng mắt nàng, cắn đứt rốn nàng. Hắn sẽ mang nàng đến một miền hoang vu – nơi đó, bánh mì là phân, nước là máu, và tiếng than khóc, rền rĩ của quỷ sẽ vọng lại suốt ngày đêm. Hắn buộc Taibele thề độc rằng nàng sẽ giữ bí mật suốt đời. Taibele thấy không còn một lối thoát nào khác. Nàng đặt tay lên đùi thề và làm theo những điều con quỷ dặn.

Trước khi ra về, con quỷ Hurmizah hôn nàng thật lâu, thật đắm đuối, và vì hắn là quỷ, không phải là người, nên Taibele đã hôn lại nó, nước mắt nàng đẫm ướt râu của hắn. Dù hắn có là quỷ đi nữa, hắn cũng đã đối xử với nàng quá tử tế…
Hurmizah đi rồi, Taibele vùi đầu trong gối, khóc thổn thức cho đến sáng.

Thế là, cứ đêm thứ tư và thứ bảy hàng tuần, Hurmizah lại đến với nàng. Taibele sợ rằng nàng sẽ có thai và cho ra đời một con quỷ có đuôi và sừng – một thứ tiểu quỷ, hoặc là một thằng ngốc. Nhưng Hurmizah hứa bảo vệ thanh danh nàng. Taibele hỏi hắn nàng có cần phải đi làm lễ tắm rửa để thanh tẩy sau những ngày ô uế hay không, thì Hurmizah nói rằng những luật tắc liên hệ đến kinh nguyệt không áp dụng đối với những người dan díu với kẻ ô trọc.

***

image

Tranh minh hoạ Nguyễn Đính (1942-2018)

Tục ngữ có nói, Trời thường giúp người ta quen dần với mọi thứ. Taibele cũng thế. Lúc đầu, nàng sợ người khách đêm của nàng làm hại nàng, khiến nàng nổi mụt nhọt hay đầu bù tóc rối, làm cho nàng phải sủa như chó, hoặc phải uống nước tiểu, hoặc mang đến cho nàng những điều bất hạnh. Nhưng Hurmizah không đánh đập hay cấu véo nàng, cũng không khạc nhổ vào nàng. Ngược lại, hắn vuốt ve nàng, nói bên tai những lời âu yếm, đố chữ và đọc thơ cho nàng nghe. Thỉnh thoảng, hắn giả giọng con nít, bập bẹ những điều vô nghĩa khiến nàng phải bật cười. Hắn kéo dái tai nàng rồi cắn yêu trên vai nàng khiến buổi sáng thấy còn vết răng trên da. Hắn thuyết phục nàng để tóc dài ra và hắn cột lại thành bím. Hắn còn dạy nàng bùa chú, kể cho nàng nghe bọn bạn bè quỷ của hắn thường cùng hắn đêm đêm bay trên những tàn tích và những cánh đồng nấm độc, trên những đầm muối Sodom, trên những hoang mạc giá lạnh của Biển Băng.
Hắn không chối là hắn có nhiều vợ, nhưng tất cả đều thuộc nòi quỷ cái. Taibele là người vợ duy nhất của hắn có cốt người. Khi Taibele hỏi tên các bà vợ, hắn kể ra một lô: nào là Namah, Machlath, Aff, Chuldah, Zluchah, nào là Nafkah, Cheimah, cả thảy là bảy mụ. (…)[8] Hurmizah mô tả các mụ vợ của hắn và kể cho Taibele là hắn đã đùa giỡn, chơi đuổi bắt trên mái nhà và đủ loại trò chơi tinh nghịch với họ như thế nào.

Thông thường thì người đàn bà sẽ nổi cơn ghen khi nghe người đàn ông giao du với những người đàn bà khác, nhưng làm sao con người lại có thể đi ghen với một con quỷ cái? Hoàn toàn ngược lại là khác. Những câu chuyện của Hurmizah về mấy mụ vợ lại làm cho Taibele vui thích, khiến nàng cứ hỏi Hurmizah luôn miệng. Thỉnh thoảng, hắn lại tiết lộ cho nàng những bí mật mà con người không làm sao biết được về Thượng Đế, về các thiên thần của ngài, về những cung điện của ngài, và bảy tầng trời. Hắn cũng kể cho nàng nghe những tội nhân đàn ông và đàn bà bị hành hạ trong vạc dầu và lò than cháy rực, bị đóng đinh trên giường, bị chôn vùi dưới hố tuyết như thế nào, và những hắc thần đánh đập tội nhân bằng những cây roi lửa như thế nào.

Hurmizah bảo nàng rằng hình phạt khủng khiếp nhất ở địa ngục là bị thọc lét. Có một tiểu quỷ tên là Lekish chuyên đóng vai trò này. Khi Lekish thọc lét dưới bàn chân và dưới nách của một người đàn bà mang tội thông dâm, thì tiếng cười của nàng vang vọng cho đến tận đảo Madagascar.

Bằng cách đó, Hurmizah làm cho Taibele vui suốt đêm và khiến nàng bắt đầu nhớ nhung ngay khi hắn vừa rời nàng. Những đêm hè đâm ra quá ngắn, vì Hurmizah phải ra đi sau khi gà gáy. Những đêm đông cũng chẳng còn dài. Quả thật là Taibele đã yêu Hurmizah mất rồi và mặc dầu biết rõ là đàn bà thì không nên giao tình với một con quỷ, nhưng nàng vẫn đêm ngày mong ngóng đợi chờ hắn.

***

Dù Alchonon góa vợ đã nhiều năm, các người mai mối cũng cố gắng giúp anh ta cưới vợ. Các cô gái được giới thiệu xuất thân từ những gia đình nghèo, góa chồng hoặc đã ly dị, bởi lẽ Alchonon là một anh trợ giáo nghèo, vả lại, anh ta vốn mang tiếng một kẻ vô tích sự. Thế mà Alchonon từ chối hết vì nhiều lý do khác nhau: bà này thì xấu xí, bà kia thì lắm mồm lắm miệng, bàn nọ lại lôi thôi lếch thếch. Đám mai mối thắc mắc: thứ trợ giáo như anh ta, một tuần kiếm được có mấy đồng xu[9] mà lại làm ra vẻ kén cá chọn canh như thế là thế nào. Làm sao mà một người đàn ông lại sống độc thân lâu như thế được? Nhưng không thể buộc người ta phải lấy vợ khi họ chẳng muốn.

Còn Alchonon thì cứ đi vòng vòng trong thị trấn – dáng người cao, gầy, bộ râu đỏ rối rắm, khoác chiếc áo sơ mi nhàu nát, rách rưới, với cục xương cổ nhọn hoắt trồi lên trụt xuống. Anh ta đang đợi tay pha trò đám cưới Reb Zekele chết để thay chân vào đó. Mà ông Zekele này lại chẳng chịu chết; ông ta vẫn còn giúp vui cho những đám cưới bằng cả một kho vô tận những chuyện hài hước và thơ ca, y như hồi còn trẻ. Thế là Alchonon đành phải làm công việc trợ giáo cho đám học trò học vỡ lòng, nhưng rồi chẳng mấy ai chịu giao phó con cho anh ta cả. Anh ta chỉ còn có việc sáng dẫn trẻ đến trường chiều dẫn trẻ về. Còn suốt ngày, anh ta ở vườn Thầy Giáo Reb Itchile, ngồi vót vu vơ những que gỗ nhọn hay cắt giấy trang trí chỉ dùng một năm một lần, vào Lễ Gặt,[10] hoặc nặn tượng bằng đất sét.

Cách cửa hiệu của Taibele không xa, có một cái giếng, nơi Alchonon thường đến đó nhiều lần trong ngày, để múc nước hay để uống, nước chảy tràn ra cả bộ râu đỏ của anh ta. Những lúc đó, anh ta thường liếc nhìn Taibele. Taibele thấy thương hại anh ta, tự hỏi tại sao một người đàn ông lại cứ lang thang mãi một mình như thế? Còn Alchonon thì nói thầm với chính mình, “Khổ thân cô,Taibele, nếu mà cô biết ra sự thật!…”.

Alchonon sống trong một căn gác xép, tại nhà của một bà góa già vừa điếc vừa lòa. Bà già thường trách anh ta sao không đi đến nhà nguyện để đọc kinh như những người Do Thái khác. Thường thì ngay sau khi dẫn bọn trẻ về nhà, anh ta đọc vội đọc vàng kinh chiều rồi đi ngủ. Đôi khi bà già tưởng như nghe tiếng người trợ giáo thức dậy nửa đêm và đi đâu đó. Bà hỏi Alchonon đi đâu lang thang đêm hôm như thế, thì anh ta bảo là bà nằm mơ.

Đám đàn bà thường ngồi với nhau trên ghế mỗi buổi chiều, vừa đan vớ vừa nói chuyện tầm phào, thì đồn đại rằng, cứ đến sau nửa đêm là Alchonon biến thành con ma sói. Một vài người lại nói rằng anh ta dan díu với một con tinh. Nếu không thì tại sao một người đàn ông lại có thể sống độc thân lâu như thế?

Những người giàu có chẳng còn giao con cho anh ta nữa. Bây giờ anh ta chỉ hộ tống bọn trẻ con nhà nghèo, nên hiếm khi anh ta được ăn một muỗng đồ ăn nóng, mà đành cam chịu ăn những miếng bánh mì khô.

Vậy nên Alchonon càng lúc càng trở nên gầy ốm, tuy bước chân anh ta vẫn còn nhanh nhẹn. Đôi chân cao nghều, nên anh ta bước đi trên đường như người đi chân cà kheo. Chắc là anh ta hay khát nước, nên cứ thấy anh ta xuống giếng hoài. Thỉnh thoảng anh ta chỉ muốn giúp một người lái buôn hay một người nông dân cho ngựa uống nước.

Một hôm, Taibele để ý thấy cái áo choàng anh ta đã sờn rách, nàng bèn nhắn anh ta đến cửa tiệm. Anh ta liếc nhìn nàng sợ hãi, mặt đổi sắc. Taibele nói:
– Tôi thấy cái áo choàng anh rách rồi. Nếu anh muốn tôi sẽ bán chịu cho anh ít mét vải. Sau anh trả dần dần cũng được, mỗi tuần một đồng grivirik [11] thôi.
– Không.
Taibele ngạc nhiên hỏi:
– Sao lại không? Nếu anh chưa trả kịp, tôi cũng chẳng kéo anh đến nhà ông Giáo trưởng đâu. Khi nào có thì trả.
– Không.
Và anh ta vội vã bước ra khỏi cửa tiệm, sợ nàng nhận ra giọng nói của mình.

***

Về mùa hè, đến với Taibele lúc nửa đêm là điều dễ dàng. Alchonon đi theo những con hẻm phía sau nhà, giữ chặt chiếc áo khoác quanh thân thể trần truồng của mình. Về mùa đông, thay áo quần trong hàng hiên lạnh của nhà Taibele càng lúc càng trở nên vất vả. Nhưng khổ nhất là những đêm sau cơn tuyết rơi đầu mùa. Alchonon sợ nhất là Taibele hay hàng xóm để ý dấu chân của anh ta.

Anh ta bị cảm lạnh và bắt đầu húng hắng to. Một đêm, anh ta đi vào giường Taibele với đôi hàm răng đánh lập cập; một hồi lâu anh ta vẫn không thể ấm lên được. Sợ Taibele khám phá ra trò lường gạt của mình, anh ta bịa ra điều này điều nọ và xin lỗi nàng. Nhưng Taibele thì lại chẳng tìm hiểu, cũng chẳng muốn tìm hiểu kỹ làm gì. Từ lâu nàng đã khám phá ra rằng một con quỷ cũng có những thói quen và nhược điểm như con người. Hurmizah cũng đổ mồ hôi, cũng hắt hơi, cũng ngáp. Thỉnh thoảng, hơi thở hắn nghe mùi hành, mùi tỏi. Thân thể của hắn cũng từa tựa như thân thể của chồng nàng, xương xẩu, nhiều lông, có cục xương cổ và một cái lỗ rốn.

Có khi Hurmizah vui vẻ, có khi hắn cũng bật ra tiếng thở dài. Chân hắn chẳng phải là chân ngỗng, mà là chân người, có móng và những vết phồng rộp vì lạnh.

Có lần Taibele đòi hắn giải thích cho nàng rõ những điều đó, Hurmizah nói:
– Khi kẻ nào trong bọn ta ăn nằm với một người nữ, thì hắn phải biến ra thân thể của một con người. Nếu không nàng ta sẽ chết vì sợ đi chứ!

Quả thật, Taibele đã thân thuộc với hắn và yêu hắn rồi. Nàng chẳng còn khiếp sợ hắn hay các trò tinh quái của hắn một chút nào nữa. Những chuyện hắn kể thì chẳng chê vào đâu được, nhưng nàng thường thấy chúng mâu thuẫn với nhau. Giống như những kẻ hay nói dối, hắn có trí nhớ kém. Hắn đã nói với nàng lúc đầu rằng quỷ thì bất tử. Nhưng có một hôm, hắn hỏi nàng:
– Em sẽ làm gì nếu ta chết đi?
– Nhưng quỷ thì đâu có chết?
– Chúng được dẫn tới cái hố cạn nhất…

Mùa đông năm đó, thị trấn có bệnh dịch. Những cơn gió chướng từ dòng sông, từ những cánh rừng, từ đầm lầy thổi đến. Chẳng phải chỉ trẻ con mà người lớn cũng bị sốt. Trời mưa tầm tã, lại còn mưa đá. Nước lũ phá vỡ đê. Bão thổi bay đi một cánh quạt cối xay gió.

Vào đêm thứ Tư, khi Hurmizah vào giường Taibele, nàng để ý thấy thân thể hắn nóng như lửa, nhưng đôi chân lại lạnh ngắt. Hắn run rẩy và rên rỉ. Hắn cố gắng làm cho nàng vui bằng cách kể chuyện về bọn quỷ cái, về cách họ mồi chài đám đàn ông trẻ, về cách họ vui chơi với nhau, tạt nước vào nhau khi tắm, bện râu mấy ông già, nhưng hắn quá yếu và không thể ăn nằm với nàng được. Nàng chưa bao giờ thấy hắn ở trong tình trạng khốn khổ như thế. Nàng cảm thấy lo âu, phiền muộn. Nàng hỏi:
– Em pha cho anh một ít nước trái cây và sữa nhé?
– Mấy loại thuốc đó chẳng thích hợp với bọn ta đâu.
– Khi bệnh các anh làm gì?
– Khi ngứa thì phải gãi thôi…[12]
Sau đó thì hắn nói ít đi. Khi hôn Taibele, hơi thở hắn có mùi chua. Hắn thường ở lại với nàng cho đến lúc gà gáy, nhưng lần này hắn về sớm. Taibele nằm im lặng, lắng nghe tiếng bước chân hắn đi ngoài hiên. Hắn quả quyết với nàng rằng hắn có thể bay khỏi cửa sổ ngay khi cửa đóng và khóa, nhưng lần này nàng nghe tiếng cửa kêu rít. Taibele biết rằng cầu nguyện cho bầy quỷ là có tội, rằng người ta phải nguyền rủa chúng và phải quên hẳn chúng đi. Nhưng nàng lại cầu xin Thượng Đế phù hộ cho Hurmizah.

Nàng thốt lên một cách thống thiết: “Có quá nhiều quỷ như thế, thêm một con nữa cũng chẳng sao…”.

***

Đến đêm lễ Sabbath kế tiếp, Taibele đợi chờ Hurmizah một cách tuyệt vọng cho đến sáng; hắn không bao giờ đến. Tự đáy lòng, nàng kêu gọi hắn đến, miệng thì đọc những câu thần chú mà hắn dạy, nhưng hàng hiên vẫn lặng lẽ như tờ. Taibele nằm im như tê cóng.

Có lần Hurmizah khoe rằng hắn đã từng nhảy múa cho Tubal-cain và Enoch, rằng hắn đã từng ngồi trên vòm Thuyền Noah, đã từng liếm cát trên mũi vợ của Lot, và nhổ râu Ahasuerus.[13] Hurmizah đã tiên đoán rằng sau một trăm năm, nàng sẽ tái sinh thành một công chúa và hắn, con quỷ Hurmizah, sẽ bắt nàng với sự giúp sức của hai đứa nô lệ Chittim và Tachtim và mang nàng đến cung điện của Bahemith, vợ của Esau. Nhưng giờ đây, có lẽ hắn đã bị bệnh, nằm ở một nơi nào đó, một con quỷ bơ vơ, một kẻ mồ côi cô độc, không cha không mẹ, chẳng có một người vợ trung thành chăm sóc.

Taibele nhớ lại trong lần gặp nàng cuối cùng, hơi thở hắn khò khè như cưa gỗ. Khi hắn hỉ mũi, nghe như có tiếng rít trong tai hắn. Từ chúa nhật đến thứ tư, Taibele cứ như người đi trong mơ. Vào ngày thứ tư, nàng kiên nhẫn chờ đến khi nghe tiếng đồng hồ báo hiệu nửa đêm, nhưng đêm cứ trôi đi mà Hurmizah chẳng thấy đến. Taibele nằm quay mặt vào tường.

Một sớm mai nọ, trời tối ám như đã xế chiều. Bụi tuyết mịn màng rơi xuống từ bầu trời ảm đạm. Khói quanh quẩn trên các ống khói, không bay lên được, chờn vờn trên các mái nhà trông như những tấm khăn rách nát. Quạ kêu khan. Chó sủa. Sau một đêm thao thức dày vò, Taibele chẳng còn sức đi đến cửa tiệm. Tuy nhiên, nàng cũng thay áo quần đi ra ngoài. Nàng thấy có bốn người hộ tang đang khiêng một cái cáng. Từ dưới tấm vải phủ đẫm tuyết, thò ra đôi chân xanh xao của một xác chết. Chỉ có người bảo vệ nghĩa trang đi theo người chết. Taibele hỏi người chết đó là ai. Người bảo vệ nghĩa trang trả lời:
– Alchonon, anh trợ giáo.

Một ý tưởng kỳ lạ đến với Taibele: hãy tiễn đưa Alchonon, con người vô tích sự đã sống cô đơn và chết cô đơn, đến nơi an nghỉ cuối cùng. Nhưng rồi ai sẽ đến cửa tiệm hôm nay? Mà nàng coi sóc công việc để làm gì nhỉ? Taibele đã mất hết mọi thứ trên đời rồi. Vậy thì ít nhất nàng cũng nên làm một việc tốt.

Thế là nàng đi theo người chết trên con đường dài dẫn đến nghĩa trang. Nàng đứng đợi khi những người đào huyệt cào tuyết và đào một cái huyệt trong lòng đất giá lạnh. Họ cuốn người trợ giáo Alchonon trong tấm khăn choàng lễ và cái mũ trùm đầu, nhét giữa những ngón tay một nhánh sim để anh ta dùng đào một lối đi đến Đất Thánh đợi thần Messiah đến.

Mộ được lấp lại và những người đào huyệt đọc kinh Kaddish.[14] Một tiếng than bật ra từ miệng Taibele. Anh chàng Alchonon này đã sống một cuộc đời cô đơn như nàng. Cũng như nàng, anh ta chẳng còn ai thân thuộc. Vâng, Alchonon, người trợ giáo, đã nhảy vũ khúc cuối cùng của cuộc đời mình. Theo những câu chuyện kể của Hurmizah, Taibele biết rằng người chết không đi thẳng đến thiên đàng. Mỗi một tội lỗi tạo ra một con quỷ và những quỷ đó sẽ là những đứa con của người chết. Chúng đến để đòi chia phần. Chúng gọi người chết là Cha và kéo hắn đi ngang qua cánh rừng, qua sa mạc cho đến khi xong hình phạt, sau đó, hắn sẵn sàng được thanh tẩy ở địa ngục…

Từ đó Taibele sống một mình như bị ruồng bỏ, vừa bởi một kẻ khổ hạnh, vừa bởi một con quỷ. Nàng già đi rất nhanh. Ở nàng, không còn lại dấu tích gì của quá khứ, ngoài điều bí mật chẳng bao giờ được nói ra, mà có nói ra, cũng chẳng ai tin.

Có những điều bí mật mà con tim không thể nào để hé môi. Chúng được mang theo xuống đáy mộ. Chỉ những cây dương liễu thì thầm về chúng, những con quạ kêu tên chúng, và những tấm mộ bia lặng lẽ trò chuyện về chúng, bằng thứ ngôn ngữ riêng của đá.

Một ngày nào đó, người chết sẽ sống dậy, nhưng những bí mật của họ sẽ tồn tại với ĐấngToàn Năng và Lời Phán Xét của ngài cho đến ngày tận thế.


[1] Một thành phố lớn ở Ba Lan

[2] Tiếng Do Thái cổ

[3] Rabbi, một chức sắc tôn giáo được bổ nhiệm để trông coi một cộng đồng Do Thái (tương tự như một linh mục trong một họ đạo Thiên Chúa giáo)

[4] Teacher’s helper

[5] Shulhan Aruch: Luật Do Thái cổ

[6] Sabbath, một Lễ tôn giáo quan trọng của người Do Thái

[7] Unholy = báng bổ thần thánh

[8] Tôi lượt bỏ một số đoạn nhân vật Alchonon (Hurmizah) kể về những bà vợ mà hắn bịa ra và cách họ đùa cợt với nhau để làm vui Taibele.

[9] Nguyên văn: groschen, một loại đồng xu sử dụng vào thời Trung ổ ở Âu châu

[10] Pentecost: Hội mùa của người Do Thái

[11] grivirik

[12] Nguyên văn tiếng Anh: We itch and we scratch

[13] Những nhân vật trong Thánh Kinh Do Tháo giáo

[14] Kinh ca ngợi Thượng Đế của người Do Thái

——————————————

Bản tiếng Anh:

https://www.commentarymagazine.com/articles/taibele-and-hurmizah-a-story/

Taibele and her Demon

*Isaac Bashevis Singer

In the town of Lashnik, not far from Lublin, there lived a man and his wife. His name was Chaim Nossen, hers—Taibele. They had no children. Not that the marriage was barren; Taibele had borne her husband a son and two daughters, but all three had died in infancy—one of whooping cough, one of scarlet fever, and one of diphtheria. After that Taibele’s womb closed up, and nothing availed: neither prayers, nor spells, nor potions. Grief drove Chaim Nossen to withdraw from the world. He kept apart from his wife, stopped eating meat, and no longer slept at home, but on a bench in the prayer house. Taibele owned a dry-goods store, inherited from her parents, and she sat there all day, with a yardstick on her right, a pair of shears on her left, and the Women’s Prayer Book in Yiddish in front of her. Chaim Nossen, tall, lean, with black eyes and a wedge of a beard, had always been a morose, silent man even at the best of times. Taibele was small and fair, with blue eyes and a round face. Although punished by the Almighty, she still smiled easily, the dimples playing on her cheeks. She had no one else to cook for now, but she lit the stove or the tripod every day and cooked some porridge or soup for herself. She also went on with her knitting—now a pair of stockings, now a vest; or else she would embroider something on canvas. It wasn’t in her nature to rail at fate or cling to sorrow.

One day Chaim Nossen put his prayer shawl and phylacteries, a change of underwear, and a loaf of bread into a sack and left the house. Neighbors asked where he was going; he answered: “Wherever my eyes lead me.”

When people told Taibele that her husband had left her, it was too late to catch up with him. He was already across the river. It was discovered that he had hired a cart to take him to Lublin. Taibele sent a messenger to seek him out, but neither her husband nor the messenger was ever seen again. At thirty-three, Taibele found herself a deserted wife.

After a period of searching, she realized that she had nothing more to hope for. God had taken both her children and her husband. She would never be able to marry again; from now on she would have to live alone. All she had left was her house, her store, and her belongings. The townspeople pitied her, for she was a quiet woman, kind-hearted and honest in her business dealings. Everyone asked: how did she deserve such misfortunes? But God’s ways are hidden from man.

Taibele had several friends among the town matrons whom she had known since childhood. In the daytime housewives are busy with their pots and pans, but in the evening Taibele’s friends often dropped in for a chat. In the summer, they would sit on a bench outside the house, gossiping and telling each other stories.

One moonless summer evening when the town was as dark as Egypt, Taibele sat with her friends on the bench, telling them a tale she had read in a book bought from a peddler. It was about a young Jewish woman, and a demon who had ravished her and lived with her as man and wife. Taibele recounted the story in all its details. The women huddled closer together, joined hands, spat to ward off evil, and laughed the kind of laughter that comes from fear. One of them asked:

“Why didn’t she exorcise him with an amulet?”

“Not every demon is frightened of amulets,” answered Taibele.

“Why didn’t she make a journey to a Holy Rabbi?”

“The demon warned her that he would choke her if she revealed the secret.”

“Woe is me, may the Lord protect us, may no one know of such things!” a woman cried out.

“I’ll be afraid to go home now,” said another.

“I’ll walk with you,” a third one promised.

While they were talking, Alchonon, the teacher’s helper who hoped one day to become a wedding jester, happened to be passing by. Alchonon, five years a widower, had the reputation of being a wag and a prankster, a man with a screw loose. His steps were silent because the soles of his shoes were worn through and he walked on his bare feet. When he heard Taibele telling the story, he halted to listen. The darkness was so thick, and the women so engrossed in the weird tale, that they did not see him. This Alchonon was a dissipated fellow, full of cunning goatish tricks. On the instant, he formed a mischievous plan.

_____________

After the women had gone, Alchonon stole into Taibele’s yard. He hid behind a tree and watched through the window. When he saw Taibele go to bed and put out the candle, he slipped into the house. Taibele had not bolted the door; thieves were unheard of in that town. In the hallway, he took off his shabby xộc xệch caftan áo chùng , his fringed garment, his trousers, and stood as naked as his mother bore him. Then he tiptoed to Taibele’s bed. She was almost asleep, when suddenly she saw a figure looming in the dark. She was too terrified to utter a sound.

“Who is it?” she whispered, trembling. Alchonon replied in a hollow voice:

Don’t scream, Taibele. If you cry out, I will destroy you. I am the demon Hurmizah, ruler over darkness, rain, hail, thunder, and wild beasts. I am the evil spirit who espoused the young woman you spoke about tonight. And because you told the story with such relish, I heard your words from the abyss and was filled with lust for your body. Do not try to resist, for I drag away those who refuse to do my will beyond the Mountains of Darkness—to Mount Sair, into a wilderness where man’s foot is unknown, where no beast dares to tread, where the earth is of iron and the sky of copper. And I roll them in thorns and in fire, among adders and scorpions, until every bone of their body is ground to dust, and they are lost for eternity in the nether depths. But if you comply with my wish, not a hair of your head will be harmed, and I will send you success in every undertaking. . .

Hearing these words, Taibele lay motionless as in a swoon. Her heart fluttered and seemed to stop. She thought her end had come. After a while, she gathered courage and murmured:

What do you want of me? I am a married woman!

“Your husband is dead. I followed in his funeral procession myself.” The voice of the teacher’s helper boomed out. “It is true that I cannot go to the Rabbi to testify and free you to remarry, for the Rabbis don’t believe our kind. Besides, I don’t dare step across the threshold of the Rabbi’s chamber—I fear the Holy Scrolls. But I am not lying. Your husband died in an epidemic, and the worms have already gnawed away his nose. And even were he alive, you would not be forbidden to lie with me, for the laws of the Shulhan Aruch do not apply to us.”

Hurmizah the teacher’s helper went on with his persuasions, some sweet, some threatening. He invoked the names of angels and devils, of demonic beasts and of vampires. He swore that Asmodeus, King of the Demons, was his step-uncle. He said that Lilith, Queen of the Evil Spirits, danced for him on one foot and did every manner of thing to please him. Shibtah, the she-devil who stole babies from women in childbed, baked poppy-seed cakes for him in Hell’s ovens and leavened them with the fat of wizards and black dogs. He argued so long, adducing such witty parables and proverbs, that Taibele was finally obliged to smile, in her extremity. Hurmizah vowed that he had loved Taibele for a long time. He described to her the dresses and shawls she had worn that year and the year before; he told her the secret thoughts that came to her as she kneaded dough, prepared her Sabbath meal, washed herself in the bath, and saw to her needs at the outhouse. He also reminded her of the morning when she had wakened with a black and blue mark on her breast. She had thought it was the pinch of a ghoul. But it was really the mark left by a kiss of Hurmizah’s lips, he said.

After a while, the demon got into Taibele’s bed and had his will of her. He told her that from then on he would visit her twice a week, on Wednesdays and on Sabbath evenings, for those were the nights when the unholy ones were abroad in the world. He warned her, though, not to divulge to anyone what had befallen her, or even hint at it, on pain of dire punishment: he would pluck out the hair from her skull, pierce her eyes, and bite out her navel. He would cast her into a desolate wilderness where bread was dung and water was blood, and where the wailing of Zalmaveth was heard all day and all night. He commanded Taibele to swear by the bones of her mother that she would keep the secret to her last day. Taibele saw that there was no escape for her. She put her hand on his thigh and swore an oath, and did all that the monster bade her.

Before Hurmizah left, he kissed her long and lustfully, and since he was a demon and not a man, Taibele returned his kisses and moistened his beard with her tears. Evil spirit though he was, he had treated her kindly. . . .

When Hurmizah was gone, Taibele sobbed into her pillow until sunrise.

Hurmizah came every Wednesday night and every Sabbath night. Taibele was afraid that she might find herself with child and give birth to some monster with tail and horns—an imp or a mooncalf. But Hurmizah promised to protect her against shame. Taibele asked whether she need go to the ritual bath to cleanse herself after her impure days, but Hurmizah said that the laws concerning menstruation did not extend to those who consorted with the unclean host.

_____________

As the saying goes, may God preserve us from all that we can get accustomed to (Trời thường giúp người ta quen dần với mọi thứ). And so it was with Taibele. In the beginning she had feared that her nocturnal visitant might do her harm, give her boils or elflocks, make her bark like a dog or drink urine, and bring disgrace upon her. But Hurmizah did not whip her or pinch her or spit on her. On the contrary, he caressed her, whispered endearments, made puns and rhymes for her. Sometimes he pulled such pranks and babbled such devil’s nonsense, that she was forced to laugh. He tugged at the lobe of her ear and gave her love-bites on the shoulder, and in the morning she found the marks of his teeth on her skin. He persuaded her to let her hair grow under her cap and he wove it into braids. He taught her charms and spells, told her about his night-brethren, the demons with whom he flew over ruins and fields of toadstools, over the salt marshes of Sodom, and the frozen wastes of the Sea of Ice. He did not deny that he had other wives, but they were all she-devils; Taibele was the only human wife he possessed. When Taibele asked him the names of his wives, he enumerated them: Namah, Machlath, Aff, Chuldah, Zluchah, Nafkah, and Cheimah. Seven altogether.

He told that Namah was black as pitch and full of rage. When she quarreled with him, she spat venom and blew fire and smoke through her nostrils.

Machlath had the face of a leech, and those whom she touched with her tongue were forever branded.

Aff loved to adorn herself with silver, emeralds, and diamonds. Her braids were of spun gold. On her ankles she wore bells and bracelets; when she danced, all the deserts rang out with their chiming.

Chuldah had the shape of a cat. She meowed instead of speaking. Her eyes were green as gooseberries. When she copulated, she always chewed bear’s liver.

Zluchah was the enemy of brides. She robbed bridegrooms of potency. If a bride stepped outside alone at night during the Seven Nuptial Benedictions, Zluchah danced up to her and the bride lost the power of speech or was taken by a seizure.

Nafkah was lecherous, always betraying him with other demons. She retained his affections only by her vile and insolent talk, which delighted his heart.

Cheimah should have, according to her name, been as vicious as Namah should have been mild, but the reverse was true: Cheimah was a she-devil without gall. She was forever doing charitable deeds, kneading dough for housewives when they were ill, or bringing bread to the homes of the poor.

Thus Hurmizah described his wives, and told Taibele how he disported himself with them, playing tag over roofs and engaging in all sorts of pranks. Ordinarily, a woman is jealous when a man consorts with other women, but how can a human be jealous of a female devil? Quite the contrary. Hurmizah’s tales amused Taibele, and she was always plying him with questions. Sometimes he revealed to her mysteries no mortal may know—about God, his angels and seraphs, his heavenly mansions, and the seven heavens. He also told her how sinners, male and female, were tortured in barrels of pitch and cauldrons of fiery coals, on beds studded with nails and in pits of snow, and how the Black Angels beat the bodies of the sinners with rods of fire.

The greatest punishment in hell was tickling, Hurmizah said. There was a certain imp in hell by the name of Lekish. When Lekish tickled an adulteress on her soles or under the arms, her tormented laughter echoed all the way to the island of Madagascar.

In this way, Hurmizah entertained Taibele all through the night, and soon it came about that she began to miss him when he was away. The summer nights seemed too short, for Hurmizah would leave soon after cockcrow. Even winter nights were not long enough. The truth was that she now loved Hurmizah, and though she knew a woman must not lust after a demon, she longed for him day and night.

_____________

II

Although Alchonon had been a widower for many years, matchmakers still tried to marry him off. The girls they proposed were from mean homes, widows and divorcees, for a teacher’s helper was a poor provider, and Alchonon had besides the reputation of being a shiftless ne’er-do-well. Alchonon dismissed the offers on various pretexts: one woman was too ugly, the other had a foul tongue, the third was a slattern. The matchmakers wondered: how could a teacher’s helper who earned nine groschen a week presume to be such a picker and chooser? And how long could a man live alone? But no one can be dragged by force to the wedding canopy.

Alchonon knocked around town—long, lean, tattered, with a red disheveled beard, in a crumpled shirt, with his pointed Adam’s apple jumping up and down. He waited for the wedding jester Reb Zekele to die, so that he could take over his job. But RebZekele was in no hurry to die; he still enlivened weddings with an inexhaustible flow of quips and rhymes, as in his younger days. Alchonon tried to set up on his own as a teacher for beginners, but no householder would entrust his child to him. Mornings and evenings, he took the boys to and from the cheder. During the day he sat in Reb Itchele the Teacher’s courtyard, idly whittling wooden pointers, or cutting out paper decorations which were used only once a year, at Pentecost, or modeling figurines from clay. Not far from Taibele’s store there was a well, and Alchonon came there many times a day, to draw a pail of water or to take a drink, spilling the water over his red beard. At these times, he would throw a quick glance at Taibele. Taibele pitied him: why was the man knocking about all by himself? And Alchonon would say to himself each time: “Woe, Taibele, if you knew the truth! . . .”

Alchonon lived in a garret, in the house of an old widow who was deaf and half-blind. The crone often chided him for not going to the synagogue to pray like other Jews. For as soon as Alchonon had taken the children home, he said a hasty evening prayer and went to bed. Sometimes the old woman thought she heard the teacher’s helper get up in the middle of the night and go off somewhere. She asked him where he wandered at night, but Alchonon told her that she had been dreaming. The women who sat on benches in the evenings, knitting socks and gossiping, spread the rumor that after midnight Alchonon turned into a werewolf. Some women said that he was consorting with a succubus. Otherwise, why should a man remain so many years without a wife? The rich men would not trust their children to him any longer. He now escorted only the children of the poor, and seldom ate a spoonful of hot food, but had to content himself with dry crusts.

Alchonon became thinner and thinner, but his feet remained as nimble as ever. With his lanky legs, he seemed to stride down the street as though on stilts. He must have suffered constant thirst, for he was always coming down to the well. Sometimes he would merely help a dealer or peasant to water his horse. One day, when Taibele noticed from the distance how his caftan was torn and ragged, she called him into her shop. He threw her a frightened glance and turned white.

“I see your caftan is torn,” said Taibele. “If you wish, I will advance you a few yards of cloth. You can pay it off later, a grivnik a week.”

“No.”

“Why not?” Taibele asked in astonishment. “I won’t haul you before the Rabbi if you fall behind. You’ll pay when you can.”

“No.”

And he quickly walked out of the store, fearing she might recognize his voice.

_____________

In summertime it was easy to visit Taibele in the middle of the night. Alchonon made his way through back lanes, clutching his caftan around his naked body. In winter, the dressing and undressing in Taibele’s cold hallway became increasingly painful. But worst of all were the nights after a fresh snowfall. Alchonon was worried that Taibele or one of the neighbors might notice his tracks. He caught cold and began to cough. One night he got into Taibele’s bed with his teeth chattering; he could not warm up for a long time. Afraid that she might discover his hoax, he invented explanations and excuses. But Taibele neither probed nor wished to probe too closely. She had long discovered that a devil had all the habits and frailties of a man. Hurmizah perspired, sneezed, hiccuped, yawned. Sometimes his breath smelled of onion, sometimes of garlic. His body felt like the body of her huband, bony and hairy, with an Adam’s apple and a navel. At times, Hurmizah was in a jocular mood, at other times a sigh broke from him. His feet were not goose feet, but human, with nails and frost-blisters. Once Taibele asked him the meaning of these things, and Hurmizah explained:

When one of us consorts with a human female, he assumes the shape of a man. Otherwise, she would die of fright.

Yes, Taibele got used to him and loved him. She was no longer terrified of him or his impish antics. His tales were inexhaustible, but Taibele often found contradictions in them. Like all liars, he had a short memory. He had told her at first that devils were immortal. But one night he asked:

“What will you do if I die?”

“But devils don’t die!”

“They are taken to the lowest abyss. . . .”

That winter there was an epidemic in town. Foul winds came from the river, the woods, and the swamps. Not only children, but adults as well were brought down with the ague. It rained and it hailed. Floods broke the dam on the river. The storms blew off an arm of the windmill. On Wednesday night, when Hurmizah came into Taibele’s bed, she noticed that his body was burning hot, but his feet were icy. He shivered and moaned. He tried to entertain her with talk of she-devils, of how they seduced young men, how they cavorted (vui chơi) with other devils, splashed about in the ritual bath, tied elflocks in old men’s beards, but he was weak and unable to possess her. She had never seen him in such a wretched state. Her heart misgave her. She asked:

“Shall I get you some raspberries with milk?”

Hurmizah replied: “Such remedies are not for our kind.”

“What do you do when you get sick?”

“We itch and we scratch. . . .”

He spoke little after that. When he kissed Taibele, his breath was sour. He always remained with her until cockcrow, but this time he left early. Taibele lay silent, listening to his movements in the hallway. He had sworn to her that he flew out of the window even when it was closed and sealed, but she heard the door creak. Taibele knew that it was sinful to pray for devils, that one must curse them and blot them from memory; yet she prayed to God for Hurmizah.

She cried out in anguish: “There are so many devils, let there be one more. . . .”

_____________

On the following Sabbath Taibele waited in vain for Hurmizah until dawn; he never came. She called him inwardly and muttered the spells he had taught her, but the hallway was silent. Taibele lay benumbed. Hurmizah had once boasted that he had danced for Tubal-cain and Enoch, that he had sat on the roof of Noah’s Ark, licked the salt from the nose of Lot’s wife, and plucked Ahasuerus by the beard. He had prophesied that she would be reincarnated after a hundred years as a princess, and that he, Hurmizah, would capture her, with the help of his slaves Chittim and Tachtim, and carry her off to the palace of Bashemath, the wife of Esau. But now he was probably lying somewhere ill, a helpless demon, a lonely orphan—without father or mother, without a faithful wife to care for him. Taibele recalled how his breath came rasping like a saw when he had been with her last; when he blew his nose, there was a whistling in his ear. From Sunday to Wednesday Taibele went about as one in a dream. On Wednesday she could hardly wait until the clock struck midnight, but the night went, and Hurmizah did not appear. Taibele turned her face to the wall.

The day began, dark as evening. Fine snow dust was falling from the murky sky. The smoke could not rise from the chimneys; it spread over the roofs like ragged sheets. The rooks cawed harshly. Dogs barked. After the miserable night, Taibele had no strength to go to her store. Nevertheless, she dressed and went outside. She saw four pallbearers carrying a stretcher. From under the snow-swept coverlet protruded the blue feet of a corpse. Only the sexton followed the dead man. Taibele asked who it was, and the sexton answered:

Alchonon, the teacher’s helper.

A strange idea came to Taibele—to escort Alchonon, the feckless man who had lived alone and died alone, on his last journey. Who would come to the store today? And what did she care for business? Taibele had lost everything. At least, she would be doing a good deed. She followed the dead on the long road to the cemetery. There she waited while the gravedigger swept away the snow and dug a grave in the frozen earth. They wrapped Alchonon the teacher’s helper in a prayer shawl and a cowl, placed shards on his eyes, and stuck between his fingers a myrtle twig that he would use to dig his way to the Holy Land when the Messiah came. Then the grave was closed and the gravedigger recited the Kaddish. A cry broke from Taibele. This Alchonon had lived a lonely life, just as she did. Like her, he left no heir. Yes, Alchonon the teacher’s helper had danced his last dance. From Hurmizah’s tales, Taibele knew that the deceased did not go straight to heaven. Every sin creates a devil, and these devils are a man’s children after his death. They come to demand their share. They call the dead man Father and roll him through forest and wilderness until the measure of his punishment is filled and he is ready for purification in hell. . . .

From then on Taibele remained alone, doubly deserted—by an ascetic and by a devil. She aged quickly. Nothing was left to her of the past except a secret that could never be told and would be believed by no one. There are secrets that the heart cannot reveal to the lips. They are carried to the grave. The willows murmur of them, the rooks caw about them, the gravestones converse about them silently, in the language of stone. The dead will awaken one day, but their secrets will abide with the Almighty and His Judgment until the end of all generations.


[1] https://www.commentarymagazine.com/articles/taibele-and-hurmizah-a-story/

Comments are closed.