Mở Cửa (50 tác giả mỹ thuật 1986-2016) tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội

21-28/2016

Đi xem Mở Cửa (phần 2): các tác phẩm điêu khắc và sắp đặt

Bài và ảnh: Tịch Ru

(Tiếp theo bài 1)

clip_image002

Ở triển lãm này, trước mỗi tác phẩm đều có ghi rất rõ ràng tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại liên lạc, email và tóm tắt tiểu sử hoạt động nghệ thuật của các tác giả. Mọi thông tin được dịch sang cả tiếng Anh.

1.

clip_image004

“Cầu mưa” 2016 của Nguyễn Bảo Toàn. Chất liệu tổng hợp.

clip_image005

“Cầu mưa” là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt lấy cảm hứng từ câu truyện cổ tích Việt Nam ‘Cóc kiện trời’, được tạo nên bởi nhiều chất liệu thân quen trong đời sống thường nhật như gốm, gỗ, tre , rơm, nước… Trong đó, quan niệm về không gian, thời gian ( chu kỳ 12 con giáp), quan niệm về tín ngưỡng (đất, nước, lửa – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ… và bộ lịch thẻ tre) của người Việt cổ được kết hợp với cách nhìn đương đại. Bảo vệ môi trường, bảo vệ trái đất xanh là thông điệp của CẦU MƯA trong dịp triển lãm lần này.” (Lời giới thiệu)

clip_image007

Một cái mõ cóc bằng gỗ được sơn vàng, ở giữa sân là vòi phun nước, khi mở van nước bắn ra xung quanh như những cơn mưa.

clip_image009

“Con cóc là cậu ông Trời/Hễ ai đánh nó thì trời đánh cho”.

clip_image010

Bệ thờ “ông Trời”.

2.

clip_image012

“Người làng” của Lê Lạng Lương. Giấy bồi, 157x197x81cm

clip_image014

Nhìn từ mặt bên kia tác phẩm

3.

clip_image016

“Cây cầu vồng” của Nguyễn Ngọc Lâm. Sắt hàn, 130 x 240 x 60cm

clip_image018

Nhìn trực diện tác phẩm.

4.

clip_image020

Tác phẩm khó xem nhất (theo nghĩa đen) tại triển lãm: “Thuyền – Nhà – Thuyền” của Ly Hoàng Ly , thuộc dự án 0395A.DC. Inox, sắt, gỗ – 100 x 80cm

clip_image022

Số 0395A.DC có ghi ở hai đầu “con thuyền”

clip_image024

“Trong suốt chiều dài lịch sử, con người dường như liên tục ‘lên thuyền’ để đi tìm nơi trú ngụ, và rồi lại chạy khỏi ngôi nhà họ đang ở để tìm đến một nơi trú ngụ an toàn hơn. Những căn tính/văn hóa bị tách rời và chuyển dịch vì thế mà liên tục được hình thành và biến đổi. Trên con đường chuyển dịch, khi mà hầu hết đồ đạc và di sản con người bị thất lạc, có lẽ điều duy nhất một người có thể giữ lại làm ảnh vụn của ký ức và căn tính, về tinh thần và về vật chất” (trích lời giới thiệu)

clip_image026

“Tác phẩm điêu khắc này có hình khối của một con thuyền ở một đầu và chuyển thành hình khối một ngôi nhà ở đầu còn lại. Giữa biển khơi, một con thuyền dù có tả tơi thì đó cũng là ngôi nhà duy nhất cho con người ta bám víu nương tựa nơi sóng to bão tố. Mặc khác, con người ta có thể phải chịu đựng những cơn bão cùng cảm giác mất cân bằng và tình trạng bấp bênh trong chính căn nhà trên đất liền của họ. Tùy thuộc vào vị trí tâm thế của một người vào từng thời điểm nhất định, mà người ấy sẽ thấy mình đối diện một căn nhà hay một con thuyền. Vai trò đối ngẫu của nhà và thuyền dao động biến thiên trong tâm lý con người…” (trích lời giới thiệu)

clip_image028

“Tác phẩm điêu khắc có thể được xem như một quyển sách mở ra những con sóng, chở theo những mảnh lời tản mác trong câu chuyện hành trình của một người di cư – một biểu tượng ký ức của dịch chuyển: sự lạc chốn và biến tính của đời sống con người” (trích giới thiệu)

clip_image030

Phải nói là con thuyền/ngôi nhà/ quyển sách này khá là khó đọc, khi mặt trên thì là những dòng chữ tiếng Anh. Mặt dưới là bản dịch tiếng Việt. Tôi phải ngoẹo hết cổ khi cố gắng đọc những dòng chữ phía dưới. Có lẽ tác giả nên đặt ngược lại vì khán giả đa phần là người Việt Nam

clip_image032

Tác phẩm sẽ là một câu chuyện dài (có khoảng 16 trang sách).

5.

clip_image034

“Hóa thạch sống Hồ Gươm” của Vương Văn Thạo. Chất liệu tổng hợp 10 x 33 x 28cm

clip_image036

Tác phẩm là 10 miếng (giả) hóa thạch Hồ Gươm đặt trên một mặt bàn đen rộng.

clip_image038

Có nước rỏ trên mặt bàn.

clip_image040

Bên trên có một ống truyền nước để truyền cho các hóa thạch Hồ Gươm.

6.

clip_image042

Bộ tác phẩm “Chuyển” của Phan Phương Đông.

clip_image043

Đàn (bên phải). Inox, 60 x 21,2cm – 2014

clip_image045

Sóng (bên trái). Inox, 18 x 24,3cm – 2016

7.

clip_image047

“Bên trong” của Khổng Đỗ Tuyền. Sắt hàn, 60 x 40 x 22cm

clip_image049

Chi tiết của “Bên trong”

8.

clip_image051

Chinh Phu (trích từ bộ tác phẩm Chinh Phu-Chinh Phụ) của Thái Nhật Minh. Gỗ, sắt, nhôm đúc, 80 x 80 x 140cm

clip_image053

Thái Nhật Minh là nghệ sĩ trẻ nhất triển lãm lần này (anh sinh năm 1984)

clip_image055

Tác phẩm có khoảng 4 tốp hình nhân, mỗi tốp có 7 hình nhân đứng trên một cái thanh gỗ đen

9.

clip_image057

“Tình yêu & tình yêu” của Trương Tân. Bê tông – (40 x 50cm) x 3. Trên mỗi khối bê tông có một cái gối.

clip_image059

Trên mỗi cái gối có chữ “LOVE”

10.

clip_image061

“Mở cửa” của Trần Trọng Vũ. Sắp đặt vải nhựa. Tác phẩm khiến tôi nhớ đến triển lãm“Điểm gặp” cách đây không lâu.

clip_image062

Điểm xuất phát (hoặc điểm đến) của tác phẩm là một bức vẽ cánh cửa y như thật.

11.

clip_image064

Bộ tác phẩm của Nguyễn Hải Nguyễn, gồm: “Hòa I” (Đồng – 24 x 18 x 31,5cm) và “Hòa II” (Đồng – 23 x 24 x 31,5cm)

clip_image066

Mặt sau của tác phẩm

12.

clip_image068

“Series Amazon” của cố họa sĩ Vũ Dân Tân. Tôn uốn 3x (58 x 28 x 7cm)

clip_image070

Tác phẩm khiến tôi nhớ đến triển lãm “Vệ nữ ở Việt Nam” của ông.

*

(Phn sau: các tác phm hi ha trong trin lãm.)

Comments are closed.