Thơ Lưu Hiểu Ba – Lưu Hà


Tôi đã dịch chùm thơ của Lưu Hiểu Ba vào đêm 13/7/2017, đêm biết tin ông qua đời. Việc dịch bắt đầu với một ý nghĩ giản dị: một con người, một cuộc đời như thế – thơ của ông sẽ ra sao? Dịch xong, định sẽ cất giữ vào ngăn kéo, như cách một người khóa gương mặt của mình lại.

Đó là một đêm không ngủ, trò chuyện với người bạn đang du học phương xa về những nông nỗi của đời sống. Đến bây giờ vẫn còn váng vất nhớ cảm giác về đêm ấy: việc chuyển ngữ những dòng chữ của một người vừa qua đời sang tiếng Việt, tiếng trò chuyện vô thanh, tiếng gõ bàn phím lách cách, mùi đêm…

Văn chương, thực ra chưa bao giờ là chốn an lành. Sa ngã với chữ nghĩa để đến lúc ngậm ngùi trót vì tay đã nhúng chàm…

Với cuộc đời, dù đến dù đi, vẫn thấy còn nhiều tha thiết quá?

Diễm Tường

Lưu Hiểu Ba – Bay trong cái chết

Lưu Hiểu Ba (sinh ngày 28 tháng 12 năm 1955, mất 13 tháng 7 năm 2017) là một trí thức, nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc. Ông được trao giải Nobel Hòa Bình vì “cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc” vào năm 2010, bất chấp áp lực ngăn cản từ chính phủ Trung Quốc.

Lưu Hiểu Ba từng là giáo sư Đại học Bắc Kinh, tác giả của nhiều bài viết nổi tiếng, có thể kể đến như: Phê phán về quyền lựa chọn – Đối thoại với Lý Trạch Hậu, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 1987; Thẩm mỹ và quyền con người, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Bắc Kinh, 1988; Huyền thoại về siêu hình học, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 1989; Trần trụi gặp Chúa, Nhà xuất bản Văn học thời đại và Nghệ thuật, 1989; Độc thoại:Những kẻ sống sót của ngày tận thế, Nhà xuất bản thời đại Đài Loan, 1993; Chính trị và các học giả đương đại Trung Quốc, Nhà xuất bản Đường sơn Đài Loan, 1990; Tương lai của Trung Quốc tự do trong cuộc đời chúng ta, Quỹ Cải cách Lao động, 2005… Lưu Hiểu Ba cũng sáng tác thơ, trong số đó có nhiều bài thơ viết cho vợ ông – bà Lưu Hà, người bạn đường luôn cùng ông đồng cam cộng khổ. Quãng thời gian Lưu Hiểu Ba bị kết án và bắt giam dài hạn (từ năm 2009 đến nay) có nhiều bài thơ ông viết trong tù gửi cho vợ. Trong thời gian này, bà Lưu Hà cũng bị quản thúc tại gia. Dù không được phép công bố ở Trung Quốc, thơ của Lưu Hiểu Ba và vợ đã được in ở Hồng Kông trong tập Những bài thơ tuyển chọn của Lưu Hiểu Ba và Lưu Hà (Nhà xuất bản Quốc tế Xiafeier Hồng Kông, 2000) .

Sau đây là bài thơ “Thể nghiệm cái chết” của Lưu Hiểu Ba và bài thơ sáng tác gần đây của Lưu Hà, người vợ được ông gọi là “một mỹ nhân cho tôi viên thuốc tối hậu” – gửi cho ông.

Continue reading “Thơ Lưu Hiểu Ba – Lưu Hà”