Tôi đã dịch chùm thơ của Lưu Hiểu Ba vào đêm 13/7/2017, đêm biết tin ông qua đời. Việc dịch bắt đầu với một ý nghĩ giản dị: một con người, một cuộc đời như thế – thơ của ông sẽ ra sao? Dịch xong, định sẽ cất giữ vào ngăn kéo, như cách một người khóa gương mặt của mình lại. Đó là một đêm không ngủ, trò chuyện với người bạn đang du học phương xa về những nông nỗi của đời sống. Đến bây giờ vẫn còn váng vất nhớ cảm giác về đêm ấy: việc chuyển ngữ những dòng chữ của một người vừa qua đời sang tiếng Việt, tiếng trò chuyện vô thanh, tiếng gõ bàn phím lách cách, mùi đêm… Văn chương, thực ra chưa bao giờ là chốn an lành. Sa ngã với chữ nghĩa để đến lúc ngậm ngùi trót vì tay đã nhúng chàm… Với cuộc đời, dù đến dù đi, vẫn thấy còn nhiều tha thiết quá? Diễm Tường |
Lưu Hiểu Ba – Bay trong cái chết
Lưu Hiểu Ba (sinh ngày 28 tháng 12 năm 1955, mất 13 tháng 7 năm 2017) là một trí thức, nhà văn, nhà hoạt động nhân quyền người Trung Quốc. Ông được trao giải Nobel Hòa Bình vì “cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc” vào năm 2010, bất chấp áp lực ngăn cản từ chính phủ Trung Quốc.
Lưu Hiểu Ba từng là giáo sư Đại học Bắc Kinh, tác giả của nhiều bài viết nổi tiếng, có thể kể đến như: Phê phán về quyền lựa chọn – Đối thoại với Lý Trạch Hậu, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 1987; Thẩm mỹ và quyền con người, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Bắc Kinh, 1988; Huyền thoại về siêu hình học, Nhà xuất bản Nhân dân Thượng Hải, 1989; Trần trụi gặp Chúa, Nhà xuất bản Văn học thời đại và Nghệ thuật, 1989; Độc thoại:Những kẻ sống sót của ngày tận thế, Nhà xuất bản thời đại Đài Loan, 1993; Chính trị và các học giả đương đại Trung Quốc, Nhà xuất bản Đường sơn Đài Loan, 1990; Tương lai của Trung Quốc tự do trong cuộc đời chúng ta, Quỹ Cải cách Lao động, 2005… Lưu Hiểu Ba cũng sáng tác thơ, trong số đó có nhiều bài thơ viết cho vợ ông – bà Lưu Hà, người bạn đường luôn cùng ông đồng cam cộng khổ. Quãng thời gian Lưu Hiểu Ba bị kết án và bắt giam dài hạn (từ năm 2009 đến nay) có nhiều bài thơ ông viết trong tù gửi cho vợ. Trong thời gian này, bà Lưu Hà cũng bị quản thúc tại gia. Dù không được phép công bố ở Trung Quốc, thơ của Lưu Hiểu Ba và vợ đã được in ở Hồng Kông trong tập Những bài thơ tuyển chọn của Lưu Hiểu Ba và Lưu Hà (Nhà xuất bản Quốc tế Xiafeier Hồng Kông, 2000) .
Sau đây là bài thơ “Thể nghiệm cái chết” của Lưu Hiểu Ba và bài thơ sáng tác gần đây của Lưu Hà, người vợ được ông gọi là “một mỹ nhân cho tôi viên thuốc tối hậu” – gửi cho ông.
体验死亡
刘晓波
一
纪念碑一阵阵抽泣
大理石的纹路浸透血迹
信念和青春扑倒在
坦克履带的铁锈下
东方那古老的故事
突然新鲜欲滴
浩荡的人流渐渐消失
犹如一条慢慢干枯的河
两岸的风景化作石头
所有的喉咙都被恐惧窒息
所有的颤抖都随硝烟散去
只有刽子手的钢盔闪闪发光
二.
我不再认识旗帜
旗帜象还不懂事的孩子
扑在妈妈尸体上哭喊着回家
我再不能分辨白昼和黑夜
时间被枪声惊呆
象失去记忆的植物人
我丢掉了身份证和护照
那个曾经熟悉的世界
在刺刀挑起的黎明中
找不到一捧泥土
掩埋自己
赤裸裸的心
与钢铁碰撞
没有水没有绿色的大地
一任阳光蹂躏
他们等呀等
等待变成野兽的时刻
等待时间编出精致的谎言
直等到
手指变成利爪
眼睛变成枪口
双脚变成履带
空气变成命令
来了
终於来了
那个等了五千年的命令
开枪——杀人
杀人——开枪
和平请愿与手无寸铁
拄拐的白发与扯着衣襟的小手
决不能说服刽子手
枪筒打红了
双手染红了
眼睛烧红了
一粒子弹
一股浑浊的宣泄
一次犯罪
一种英雄的壮举
多么轻松
死亡就如此降临
多么容易
兽欲就得到满足
那些年轻的士兵
也许刚刚穿上军装
还没有经历过
被姑娘亲吻的醉意
却在刹那间
体验到嗜血的快感
杀人是他们青春的开始
他们
看不见浸透连衣裙的血
听不见挣扎着的尖叫
对钢盔的坚硬和生命的脆弱
他们毫无感觉
他们不知道
一个昏庸的老人
正在把古老的京城
变成又一处奥斯维辛
残忍与罪恶拔地而起
象金字塔一样辉煌
而生命崩溃如深渊
听不到一丝回响
屠杀雕刻出一个民族的传统
岁月悠悠,如废弃的语言
做最後的诀别
四.
我本想在阳光下 加入殉道者的行列 用仅存的一根骨头 支撑起虔诚的信仰 但,天空并不会 为牺牲者镀上金黄 一群饱食死尸的狼 在正午的温暖中 喜气洋洋
遥远地 我把生命放逐到 一个没有太阳的地方 逃出耶稣生日的纪元 我不敢正视十字架上的目光 从一支烟到一小堆灰烬 我被烈士的酒灌醉 以为这个春天已经消逝
当我在深夜的烟摊前 被几个大汉拦路抢劫 戴上手铐蒙住眼睛堵住嘴巴 扔进不知驶向何方的囚车
蓦然醒悟:我还活着 当我的名字在中央电视台 变成新闻中的“黑手” 无名者的白骨立在遗忘里 变成一枚英雄勋章 我被自编的谎言高高擎起 逢人便讲我体验过死亡
尽管我知道 死是神秘的未知 活着,便无法体验死亡 而死了 就再不能体验死亡 但 我仍在死中飞翔 沉沦地飞翔 无数个铁窗后的夜晚 和星光下的坟墓 被我的噩梦出卖
除了谎言 我一无所有 1990年6月于秦城监狱
(nguồn: http://beijingspring.com)
http://beijingspring.com/bj2/2000/4…
Experiencing Death
translated by Jeffrey Yang
4. I had imagined being there beneath sunlight
with the procession of martyrs
using just the one thin bone
to uphold a true conviction
And yet, the heavenly void
will not plate the sacrificed in gold
A pack of wolves well-fed full of corpses
celebrate in the warm noon air
aflood with joy
Faraway place
I’ve exiled my life to
this place without sun
to flee the era of Christ’s birth
I cannot face the blinding vision on the cross
From a wisp of smoke to a little heap of ash
I’ve drained the drink of the martyrs, sense spring’s
about to break into the brocade-brilliance of myriad flowers
Deep in the night, empty road
I’m biking home
I stop at a cigarette stand
A car follows me, crashes over my bicycle
some enormous brutes seize me
I’m handcuffed eyes covered mouth gagged
thrown into a prison van heading nowhere
A blink, a trembling instant passes
to a flash of awareness: I’m still alive
On Central Television News
my name’s changed to “arrested black hand”
though those nameless white bones of the dead
still stand in the forgetting
I lift up high up the self-invented lie
tell everyone how I’ve experienced death
so that “black hand” becomes a hero’s medal of honor
Even if I know
death’s a mysterious unknown
being alive, there’s no way to experience death
and once dead
cannot experience death again
yet I’m still
hovering within death
a hovering in drowning
Countless nights behind iron-barred windows
and the graves beneath starlight
have exposed my nightmares
Besides a lie
I own nothing
(Nguồn: http://www.nytimes.com/2010/12/09/opinion/09liu.html)
Thể nghiệm cái chết
Lưu Hiểu Ba
1. Bia tưởng niệm từng cơn thổn thức
những phiến đá cẩm thạch đẫm máu
những tâm nguyện cùng với tuổi thanh xuân dốc xuống đây
gỉ sét dưới lớp bánh xe bọc thép
câu chuyện cũ phương Đông
đột nhiên mới mẻ và tươi nhuận
Dòng người cuồn cuộn cuối cùng từ từ biến mất
cũng giống như một dòng sông chầm chậm khô
phong cảnh đôi bờ hóa thành đá
mọi cổ họng đều nghẹn vì sợ hãi
mọi nỗi run rẩy đều theo khói tản đi
chỉ có cái mũ sắt của tên đao phủ là phát sáng
2. Tôi không hiểu được những tấm biểu ngữ[1]
những tấm biểu ngữ giống như một đứa trẻ không hiểu chuyện
phủ lên di thể của người mẹ khóc than đòi về nhà
tôi không thể phân tích rạch ròi đâu là ngày trắng đêm đen
thời gian bị shock bởi tiếng súng
giống như người sống đời thực vật đã mất đi ký ức
tôi mất đi chứng minh thư và hộ chiếu của mình
cái thế giới đã từng quen thuộc
trong lưỡi lê khiêu chiến của ánh sáng
Tìm không thấy một nắm đất
để tự chôn cất mình
Một trái tim trần trụi
va đập cùng sắt thép
mặt đất không chút nước, không màu xanh
bị mặt trời kia chà đạp
3. Họ chờ đợi chờ đợi
chờ đợi cho đến thời khắc biến thành dã thú
chờ đợi thời gian biên tập lại những lời nói dối tinh vi
chờ đến khi
những ngón tay biến thành móng vuốt
mắt biến thành miệng súng
bàn chân biến thành lớp bánh xe nghiền
không khí biến thành mệnh lệnh
đến rồi
cuối cùng cũng đã đến
mệnh lệnh chờ đợi năm nghìn năm
Nổ súng – giết người
giết người – nổ súng
cầu xin hòa bình với hai tay không vũ khí
với cây gậy trắng và bàn tay nhỏ giữ vạt áo
không thể thuyết phục tên đao phủ
súng nổ – đỏ rực
hai bàn tay nhuốm đỏ
đôi mắt nhuốm đỏ
một viên đạn
một vũng nước đục ngầu
một lần phạm tội
một công trạng anh hùng
Sao mà nhẹ nhàng
cái chết liền đi tới
sao mà nhẹ nhàng
thú tính dâng tràn
trong những binh sĩ trẻ tuổi kia
có lẽ vừa mới khoác lên người quân phục
vẫn còn chưa từng
được cô gái nào hôn vào má ngây ngất
trong lúc chém giết
họ thể nghiệm khoái cảm khát máu
giết người là sự bắt đầu của tuổi thanh xuân
Họ
không nhìn thấy máu thấm qua lớp áo
không nghe thấy tiếng hét tranh đấu
với cái mũ sắt và sự yếu đuối của sinh mệnh
họ không chút cảm giác
không biết đến
một người già lẩm cẩm
giữ lấy kinh thành cổ kính
đang biến thành trại tập trung Auschwitz
Sự độc ác và tàn nhẫn ngoi lên
huy hoàng giống như các kim tự tháp
mà sinh mệnh sụp đổ sâu thẳm
không nghe được chút vọng hưởng
sự tàn sát điêu khắc nên truyền thống của một dân tộc
thời gian trôi đi, giống như ngôn ngữ bị vứt bỏ
thành cuộc biệt ly cuối cùng
4. Dưới ánh sáng mặt trời, tôi muốn
ra nhập hàng ngũ của những người tử vì đạo
chỉ với một mảnh xương duy nhất còn lại
giữ vững đức tin thành kính
Nhưng, bầu trời sẽ không
vì những kẻ hiến tế mà mạ vàng
các xác chết như một bữa ăn no cho đàn sói vây quanh
ăn mừng vào giữa buổi trưa ấm áp
với vẻ hân hoan tràn ngập
Nơi thẳm xa vời vợi
tôi đã lưu vong cuộc đời mình đến
một nơi không có ánh mặt trời
trốn chạy khỏi kỷ nguyên có sự ra đời của Chúa
Tôi không dám đối diện với ánh nhìn của cây thập giá
từ một sợi khói thuốc đến một đống tro tàn nhỏ nhoi
tôi bị rượu của những kẻ tử vì đạo tưới say
mà tưởng rằng mùa xuân đã tan biến
Trong đêm khuya trước quầy hàng thuốc lá
tôi bị mấy kẻ cao lớn chặn đường
còng tay, bịt mắt, nhét giẻ vào miệng
ném vào xe tù chạy đi đâu chẳng biết
Đột nhiên bừng tỉnh: tôi vẫn còn sống
khi tên của tôi trên đài truyền hình[2]
trong bản tin biến thành “tên phản động”
tấm xương trắng dựng trong lãng quên của một kẻ vô danh
bỗng biến thành tấm huy chương anh hùng
tôi giương cao những lời nói dối tự mình biên tập
nói với mọi người về sự thể nghiệm cái chết của mình.
Mặc dù tôi biết
cái Chết là sự bí ẩn vô tận
Sống, càng không có cách nào thể nghiệm cái chết
mà chết rồi
lại cũng không thể nào thể nghiệm cái chết
nhưng
tôi vẫn bay lượn trong cái chết
bay trong nỗi trầm luân
vô số đêm khuya sau song sắt
và các ngôi mộ dưới ánh sao
đã phơi bày cơn ác mộng của tôi
Ngoài một lời nói dối
tôi không còn gì.
(Tháng 6 năm 1990 tại nhà tù Tần Thành, Trung Quốc)
我厌倦了
刘霞
我厌倦了
我厌倦了 我的白色药片
我厌倦了 我对你的笑
我厌倦了 火车上的厕所
我厌倦了 你的名声
我厌倦了 我的心累
我厌倦了
我厌倦了 只能看不能走的路
我厌倦了 肮葬的天空
我厌倦了 哭泣
我厌倦了 所谓一尘不染的生活
我厌倦了 虚假的语言
我厌倦了 植物死去
我厌倦了 无眠的夜晚
我厌倦了 空空的信箱
我厌倦了 所有的责骂
我厌倦了 失语的年年月月
我厌倦了 身上醒目的红字
我厌倦了 牢笼
我的爱
我厌倦了
9/2016
(Nguồn: http://minzhuzhongguo.org)
Em mệt mỏi rồi
Lưu Hà
em mệt mỏi rồi
em mệt mỏi rồi, những viên thuốc trắng của em
em mệt mỏi rồi, nụ cười của em với anh
em mệt mỏi rồi, nhà vệ sinh trên tàu
em mệt mỏi rồi, danh tiếng của anh
em mệt mỏi rồi, trái tim em mệt mỏi
em mệt mỏi rồi
em mệt mỏi rồi, chỉ có thể thấy một con đường không thể đi
em mệt mỏi rồi, một bầu trời bẩn thỉu
em mệt mỏi rồi, thổn thức khóc
em mệt mỏi rồi, cái gọi là cuộc đời thanh khiết
em mệt mỏi rồi, những lời giả dối
em mệt mỏi rồi, cây cối chết đi
em mệt mỏi rồi, những đêm không ngủ
em mệt mỏi rồi, hòm thư trống rỗng
em mệt mỏi rồi, tất cả những lời thóa mạ
em mệt mỏi rồi, tháng tháng năm năm câm nín
em mệt mỏi rồi, những vết đỏ trên thân
em mệt mỏi rồi, tù ngục
tình yêu của em
em mệt mỏi rồi.
[1] Nguyên văn: lá cờ (ở đây, tôi tránh dùng từ “lá cờ” mà dùng từ “biểu ngữ” – Nd.)
[2] CCTV: đài truyền hình trung ương Trung Quốc.