Tháng Tư về

Nguyễn Viện

image

 

Tôi đang đọc cuốn “Tuốt kiếm phương xa…” của George J. Veith.[*]

Tháng tư nóng và vẫn nóng từ tháng 4/1975 đến nay. Nhiệt độ ở Sài Gòn có lúc lên đến 40 độ C.

Có những nhân vật tôi không thích như đại tướng Dương Văn Minh hay những người tôi nể phục như tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và một người tôi thấy vui là tướng Nguyễn Cao Kỳ. Cả ba ông này, theo cuốn sách trên đều có một điểm chung:

-vào năm 1972, Trung Cộng đã có một đề nghị với ông Kỳ lật đổ ông Thiệu… và ông Kỳ đã từ chối.

-đầu năm 1974, Trung Cộng lại có một đề nghị giúp đỡ ông Thiệu để chống… cộng sản Bắc Việt. Tất nhiên ông Thiệu cũng từ chối.

-đến tháng 4/1975 thì Trung Cộng chuyển đề nghị giúp đỡ đến ông Dương Văn Minh. Mục đích cũng là chống lại ước muốn chiến thắng thống nhất đất nước của Hà Nội. Và như hai ông kia, ông Minh cũng từ chối và tuyên bố đại ý: Đời tôi đã làm tay sai cho Pháp, rồi cho Mỹ, giờ không thể tiếp tục làm tay sai cho Tàu…

Họ luôn đặt quyền lợi quốc gia trên tham vọng, lợi ích cá nhân.

Người miền Nam đã nhìn thấy dã tâm của Trung Cộng muốn biến Việt Nam thành trái độn bảo vệ an toàn cho họ ở phía Nam từ thời chiến tranh lạnh. Nó dẫn tới Hiệp định Genève 1954 chia đôi đất nước. Và kể cả sau 1975 đến nay.

Trung Cộng sẽ không bao giờ từ bỏ ý muốn “hữu nghị” này cho đến muôn đời sau.

Cái chết của miền Nam là cái chết của một nền cộng hòa, điều đáng tiếc nhất là lý tưởng tự do và xây dựng một quốc gia hiện đại của họ đã bị bôi nhọ, không chỉ bởi đối thủ của họ mà còn đến từ cả đồng minh cốt lõi nhất của họ, người Mỹ.

Miền Nam (1954-1975) và những người xây dựng lý tưởng tự do trở thành một bi kịch oan nghiệt nhất trong lịch sử Việt Nam.

 


[*] Nguyên tác George J. Veith, Drawn Swords in a Distant Land, Encounter Books, 2021. Dịch giả Phan Lê Dũng, nxb Tiếng Quê Hương, 2023.

Comments are closed.