Văn chương “tạp chí” văn chương “đặt hàng”

Trần Hoài Thư

Bắt đầu 1970 văn chương miền Nam là văn chương “nữ lộng”. Hầu hết thanh niên đều ở ngoài vòng đai Sài Gòn, lao mình trong guồng máy chiến tranh…, còn đàn bà con gái thì ở phía sau, trong số có một đội ngũ nữ binh thay vì tay súng, cầm cây viết múa may một mình một cõi!

Không nữ lộng sao được, khi nhà văn Nhã Ca từ năm 1972 đến 1975 có đến 20 tác phẩm xuất bản tác phẩm, trong khi phe nam, Mai Thảo chỉ 15!

Những đề tài của các tác phẩm của đội binh nữ ấy không dính dáng gì đến những tiếng kêu trầm thống của dân tộc, quay lưng với thực tế, hay nói hộ giùm những người đang bảo vệ họ được an ổn viết. Đề tài ấy lấy từ các đơn đặt hàng từ các nhật báo. Đó là loại văn chương “đặt hàng”, nôm na gọi là viết feuilleton.

Trong thời gian từ 1972-1975, chỉ có nhà văn Phan Nhật Nam mới có những tác phẩm viết về cuộc chiến như Tù binh và hòa bình, Dựa lưng nỗi chết, Mùa hè đỏ lửa. Ông là nhà văn may mắn. Từ năm 1972-1975, ông là đại úy đồn trưởng một đồn ở Long An (*), rất tiếp cận Sài Gòn, nên dễ dàng chen chân vào hàng rào văn học thủ đô. Đó là trời còn thương cho văn học thời chiến miền Nam nói chung và nhà văn Phan Nhật Nam nói riêng, trong khi các nhà văn mang áo lính khác thì ở mãi tận hỏa tuyến, cao nguyên rừng núi hay Đồng Tháp Mười, U Minh, thì vô phương. Có người thì tử trận, xác banh tơi tả như Doãn Dân vào mùa hè 1972 tại Quảng Trị.

Bởi vì các nhà văn có sách xuất bản đều ở Sài Gòn, nên có người gán cho văn chương miền Nam là văn chương đô thị. Họ có lý do.

Quả thật như vậy không?

Không. Hãy đọc nhan đề các tác phẩm “đặt hàng”:

Nhã Ca: Nào là Bước khẽ tới người thương, Hiền như mực tím, Cổng trường vôi tím, Dạ khúc bên kia phố… Nguyễn Thị Hoàng: Tuần trăng mật màu xanh, Chút tình xin lãng quên, Bóng lá hồn hoa, v.v. (truyện dài). Nguyễn Thị Thụy Vũ: Chiều xuống êm đềm, Mèo đêm, v.v. Chúng có phản ánh tiếng kêu trầm thống hay sự hy sinh vô bờ của những người mang bộ đồng phục không? Chúng có thể hiện tâm tư của thế hệ chiến tranh hay không? Không!!! Chỉ có tạp chí mới phản ánh trung thật thời thế và tâm tư của thế hệ. Người viết ngoài hàng rào Sài Gòn chỉ biết dựa vào tạp chí để gửi gắm. Người đọc cũng vậy. Họ tìm ở tạp chí một tấm gương phản ánh ít nhiều đời họ. Họ thấy mình qua tạp chí.

Không có tác phẩm xuất bản, không phải vì chúng tôi không có khả năng để nhà xuất bản để ý hay chưa có tư cách trở thành nhà văn. Bằng chứng Một ngày gạo ba ngày hành quân đã được Thái Độ và Của chiến tranh của Trần Hoài Thư được Lá Bối quảng cáo sắp xuất bản, nhưng không bao giờ hiện diện trong nhà sách bởi lẽ chúng không qua được cửa ải kiểm duyệt. Chính vì hàng rào Sài Gòn phong tỏa chúng tôi không cho phép tác phẩm xuất bản. Nếu may mắn thì cũng bị cắt bị đục như cuốn Vòng đai xanh của Ngô Thế Vinh.

Hàng rào từ Sở Kiểm duyệt. Hàng rào từ những bóng lớn, từ chiếu trên chiếu dưới. Thêm vào đó mấy ngày phép làm sao mang bản thảo đi kiểm duyệt, tìm nhà in, chọn nhà phát hành.

Nhưng may mắn chúng tôi còn có các chỗ không có hàng rào. Đó là các tạp chí văn học với chủ bút hiểu biết. Đó là Văn, Khởi Hành, Bách Khoa, Văn Học… Chúng là mái nhà hậu trạm văn chương của chúng tôi. Chúng xác nhận sự có mặt của chúng tôi – những kẻ viết ngoài hàng rào.

Vậy thì đừng lấy tác phẩm để mà tìm hiểu xã hội, thời thế, và tâm tư thời đại khi mà sự thật bị chối từ, đục bỏ, khi hai chữ bom đạn thì chữ bom bị đục. Hãy đọc những sáng tác của họ – các cây bút ngoài hàng rào – được viết bằng bàn chân trái bỏ lại mặt trận như Trái tim hành quân, Thắp một ngọn hương cho bàn chân trái, Thư tình ở rừng cao (Luân Hoán – tạp chí Văn Học), Gốc cây núp đạn (Luân Hoán – tạp chí Bách Khoa), hay của người lính thám kích như Khu chiến, Nhật ký hành quân… (Trần Hoài Thư – Văn). Thơ văn của họ là thơ văn của số đông. Họ đã giúp tờ Văn, Khởi Hành, sống vững sống mạnh… Không có họ, tờ báo trước sau cũng sẽ chết. Dù được tài trợ dồi dào đi nữa.

Bằng chứng là tờ Hiện Đại do Nguyên Sa chủ trương, dù có tài trợ từ Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo, nhưng chỉ sống được một năm!

Hay tờ Nghệ Thuật do Mai Thảo làm chủ nhiệm, dù nhận triệu bạc từ Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ, cũng về nơi chín suối sau hai năm cầm cự!

Tác phẩm chỉ dành cho một thiểu số nào đó. Còn tạp chí mới đại diện cho số đông.

Thử làm một thống kê về số lượng bài vở của Nhã Ca với Luân Hoán trên ba tạp chí là Văn, Văn Học, và Bách Khoa, để xem ai viết mạnh ai viết yếu.

clip_image001

clip_image003

clip_image004

Tổng cộng Nhã Ca là 32 bài (các bài số 4, 15 và 28 là của người khác viết về Nhã Ca).

Trong khi Luân Hoán, với tất cả 55 bài:

LUÂN HOÁN

1. Tạ lỗi một người tình / Luân Hoán// Văn học. – 1972. – Số 46. – Tr. 76 – 78. – 3.

2. Trên vuông chiếu đời ta / Luân Hoán// Văn học. – 1974. – Số 186. – Tr. 52 – 56. – 5.

3. Thơ cú mọc như râu như tóc / Luân Hoán// Văn học. – 1970 Số 151. – Tr. 1 – 2. – 2.

4. Thơ nhạc Việt Nam / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 74. – Tr. 86 – 86. – 1.

5. Mùa xuân / Luân Hoán// Văn học. – 1964 Số 1516. – Tr. 1 – 1. – 1.

6. Mùa xuân mời em ngồi lại / Luân Hoán// Văn học. – 1974. – Số 178. – Tr. 102 – 103. – 2.

7. Vỗ về / Luân Hoán// Văn học. – 1966. – Số 55. – Tr. 52 – 52. – 1.

8. Ra phố / Luân Hoán// Văn học. – 1971. – Số 128. – Tr. 78. – 1.

9. Trái tim hành quân; Trên thềm tim ai / Hà Nguyên Thạch, Luân Hoán// Văn học. – 1968. – Số 84.

10. Lời xin / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 49. – Tr. 1 – 2. – 2.

11. Lục bát trong trại nhập ngũ số 1 / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 78. – Tr. 31 – 32. – 2.

12. Mừng có ba mươi tuổi / Luân Hoán// Văn học. – 1971. – Số 125. – Tr. 69 – 71. – 3.

13. Khúc ca buồn / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 34. – Tr. 48 – 48. – 1.

14. Ca dao tình yêu / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 51. – Tr. 88 – 89. – 2.

15. Đoạn kết cho người tình / Luân Hoán// Văn học. – 1966. – Số 59. – Tr. 31. – 1.

16. Trả lời thư xuân hậu phương / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 81. – Tr. 43 – 44. – 2.

17. Đầu thai / Luân Hoán// Văn học. – 1964 Số 1516. – Tr. 1 – 1. – 1.

18. Thi ca / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 22. – Tr. 1 – 2. – 2.

19. Đầu tay mùa xuân / Luân Hoán// Văn học. – 1966. – Số 53. – Tr. 33 – 34. – 2.

20. Vết thương cho người thân yêu / Luân Hoán// Văn. – 1969 Số 133. – Tr. 59 – 64. – 6.

21. Chúc mừng của người lên đường / Luân Hoán// Văn học. – 1945. – Số 47. – Tr. 1 – 2. – 2.

22. Tháng bảy nhớ người / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 21. – Tr. 1 – 1. – 1.

23. Thắp một ngọn hương cho bàn chân trái / Luân Hoán// Văn học. – 1969. – Số 91. – Tr. 88 – 91. – 4.

24. Nội chiều / Luân Hoán// Văn học. – 1968. – Số 82 – 83. – Tr. 1 – 1. – 1.

25. Về nằm lại nơi mới cưới / Luân Hoán// Văn học. – 1972. – Số 157. – Tr. 52. – 1.

26. Tâm sự cùng em trai / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 22. – Tr. 49 – 51. – 3.

27. Thư tình trên rừng cao / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 38. – Tr. 1 – 1. – 1.

28. Chiến tranh / Luân Hoán// Văn học. – 1968. – Số 0. – Tr. 1 – 1. – 1.

29. Rước mẹ đầu năm / Luân Hoán// Văn học. – 1971. – Số 120. – Tr. 123 – 124. – 2.

30. Đầu quân / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 24. – Tr. 1 – 1. – 1.

31. Gọi / Luân Hoán// Văn học. – 1973. – Số 172. – Tr. 111 – 112. – 2.

32. Giọng buồn lang thang / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 35. – Tr. 75 – 75. – 1.

33. Xin Huế một người tình / Luân Hoán// Văn học. – 1974. – Số 182. – Tr. 32 – 33. – 2.

34. Tiệc mừng anh lên đường / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 78. – Tr. 1 – 1. – 1.

35. Lễ vật giỗ Mẹ / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 38. – Tr. 1 – 2. – 2.

36. Tỏ tình trong mùa xuân / Luân Hoán// Văn học. – 1968. – Số 85 – 86. – Tr. 1 – 8. – 8.

37. Từ lòng chiến trận / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 30. – Tr. 58 – 59. – 2.

38. Choàng hoa cho quê hương / Luân Hoán// Văn học. – 1969. – Số 96. – Tr. 1 – 4. – 4.

39. Đêm 30 trên đồi Lâm Lộc / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 80. – Tr. 43 – 44. – 2.

40. Hạnh phúc bắt gặp / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 78. – Tr. 1 – 1. – 1.

41. Luân Hoán Cao Thoại Châu và tình khúc cuối ở KBC 4100 / Luân Hoán, Cao Thoại Châu// Văn học. – 1967. – Số 79. – Tr. 97 – 101. – 5.

42. Bình minh hạnh phúc / Luân Hoán// Văn học. – 1974. – Số 193. – Tr. 30 – 31. – 2.

43. Lời đầu xuân / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 31. – Tr. 6 – 6. – 1.

44. Thân phận / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 33. – Tr. 37 – 37. – 1.

45. Đối thủ / Luân Hoán// Văn học. – 1951. – Số 33. – Tr. 48 – 48. – 1.

46. Chiếc quan tài cho Trần Mỹ Lộc / Luân Hoán// Văn học. – 1967. – Số 80. – Tr. 36 – 37. – 2.

47. Đính hôn / Luân Hoán// Văn học. – 1965. – Số 45. – Tr. 46 – 47. – 2.

48. Bậc đàn anh / Luân Hoán// Văn học. – 1964. – Số 24. – Tr. 1 – 1. – 1.

49. Gia đình tôi / Luân Hoán// Bách khoa. – 1963 Số 148. – Tr. 70 – 70. – 1.

50. Mắt chiều / Luân hoán// Văn. – 1964. – Số 11. – Tr. 14 – 14. – 1.

51. Cánh cửa lớn / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 190. – Tr. 52 – 53. – 2.

52. Gốc cây núp đạn / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 192. – Tr. 59 – 59. – 1.

53. Di cư trên sông / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 192. – Tr. 59 – 59. – 1.

54. Chân cầu thanh xuân / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 192. – Tr. 59 – 59. – 1.

55. Hoài Niệm / Luân Hoán// Bách khoa. – 1964 Số 172. – Tr. 66 – 66. – 1.

Thống kê cho biết, người ta đọc Luân Hoán nhiều hơn Nhã Ca. Và độc giả thích đọc chuyện chiến tranh hơn đọc Mực Tím, Mưa Hồng viết theo đơn “đặt hàng”.

Như vậy câu hỏi là văn chương “đặt hàng” hay văn chương “tạp chí”, loại nào thể hiện, phản ánh tâm tư thời đại” ?

(*) Theo bài phỏng vấn nhà văn Phan Nhật Nam do Nguyễn Mai thực hiện đăng trên tập san Chính Văn.

Comments are closed.