“Le petit pot de l’Espace” và vài trải nghiệm riêng về hợp tác văn hóa Pháp-Việt

Phạm Toàn

Để mở đầu …

Chuyện hợp tác văn hóa Pháp-Việt là công việc chung, to tát, nhưng lại được tiến hành qua những cá nhân cụ thể, với tính nết để nhớ hay để quên, với nét mặt và dáng người trộn không lẫn, để có những kết quả sờ nắn được.

Trải nghiệm hợp tác văn hóa Pháp-Việt của riêng tôi gói lại ở sự giúp đỡ tận tình của Trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội L’Espace với nhóm Cánh Buồm. Và trong việc này, tôi sẽ không bao giờ quên ông Giám đốc hai nhiệm kỳ Patrick Michel cùng cô trợ lý Minh Nguyệt.

Trước “thời” Patrick Michel, khi Alliance Française còn ở chung với trường Mỹ thuật ở Yết Kiêu, tôi có nhận được lời mời của ông giám đốc Brickman “đến đọc sách của thư viện chúng tôi”, nhưng cũng chưa có dịp qua.

Đến nhiệm kỳ ông Pelletan, việc thăm viếng có nhiều hơn một chút. Ông Pelletan thích thăm hỏi công việc đang làm. Có lần vào năm 2000 tôi khoe mới in xong cuốn tiểu luận Công nghệ dạy Văn, thế là ông Pelletan giơ ngay hai tay ra “đến giới thiệu tại Alliance đi…”. Và ông tận tình tổ chức cho tôi trình bày trước một cử tọa không đông lắm, nhưng ấm áp.

Tôi còn nhớ hôm đó trời rét, tôi mặc áo bông, vào phòng thì ấm quá, nên cởi áo ra… Xong buổi họp, tất cả ra về, ông Pelletan đi tìm tôi và trao cho cái áo bông không mới lắm. Một con người ấm áp có trái tim nhạy cảm, tội nghiệp, ông qua đời sớm vì bệnh tim, ở nơi xa, mà tôi không tới nói lời vĩnh biệt được.

Patrick Michel và nhóm Cánh Buồm

Bẵng đi, nhiều việc quá, và chỉ đến cuối năm 2009 tôi mới nghĩ đến Trung tâm văn hóa Pháp, khi đó đã đổi tên L’Espace và dọn về trụ sở 24 Tràng Tiền.

Sao lại nghĩ đến địa chỉ văn hóa này?

Sự giản dị, giản dị vì chân thành, sự tin cậy của chốn này.

Năm 2000, khi giới thiệu sách do ông Pelletan tổ chức, tôi phải viết một vài dòng tự giới thiệu. Một giọng điện thoại rất sang trọng từ Hội Nhà văn đã gọi tôi căn vặn “Anh được giải thưởng truyện ngắn khi nào?”. Và thế là lại phải giải trình dài dòng, trong khi ông Pelletan hoàn toàn tin cậy mình, vào hội nghị giới thiệu nhẹ nhõm một người bạn nhà văn, dịch giả, nhà sư phạm… còn với Hội Nhà văn tôi không được kể là nhà văn vì không vào Hội.

Năm 2009, ông giám đốc Patrick Michel giúp nhóm Cánh Buồm ra mắt trong hội thảo mang tên Hiểu Trẻ em – Dạy Trẻ em, khán giả ngồi đông nghẹt hội trường lớn 24 Tràng Tiền. Tôi đã không nhầm khi nhờ cậy trung tâm L’Espace và giám đốc Patrick Michel.

Và liên tiếp sau đó, năm nào chúng tôi cũng nhờ L’Espace tạo điều kiện cho nhóm Cánh Buồm tiếp xúc với xã hội: sau Hiểu Trẻ em–Dạy Trẻ em (2009), là các Hội thảo Chào Lớp Một (2010), Tự học – Tự giáo dục (2011), Em biết cách học (2012), Cánh buồm ra khơi – Thời đại Internet (2013), Cao hơn xa hơn và dễ tự học hơn (2014), Hành trình trí tuệ – Từ mầm non đến lớp 9 (2016), và các cuộc hội thảo tiếp tục tìm hiểu trẻ em qua các tác phẩm của Jean Piaget, Howard Gardner (2014, 2015, 2016, 2017), và gần đây nhất ngày 16 tháng 12 năm 2017 là Hội thảo Hành trình 8 năm Cánh Buồm.

Tôi còn nhớ, mở đầu bản báo cáo ngày 27 tháng 9 năm 2010 giới thiệu sáu cuốn sách Lớp 1 Cánh Buồm, tôi đã viết như sau:

Lý ra bài nói này nên dùng tiếng Pháp để được trực tiếp ngỏ lời cám ơn ông giám đốc Trung tâm Văn hóa Pháp tại Hà Nội Patrick Michel để tấm lòng người chịu ơn được diễn đạt dễ hiểu không qua phiên dịch. Tiếc rằng chúng tôi không đủ chữ nghĩa để làm công việc đó. Song diễn đạt tình cảm của mình bằng tiếng mẹ đẻ cũng là điều hay, nó giống như khi mỗi chúng ta gọi mẹ, thì không bao giờ chúng ta cần phiên dịch hết!

Ông Patrick Michel không chỉ “hợp tác văn hóa” mà ông còn hướng dẫn công việc cho tôi nữa. Năm 2012, sau hội thảo Em biết cách học giới thiêu bộ sách Tiểu học Tiếng Việt Văn Cánh Buồm, ông Patrick Michel bảo tôi: “Tại sao ông cứ bó mình lại ở thủ đô? Sao không vào thành phố Hồ Chí Minh giới thiệu sách?”. Nhìn vẻ ngần ngừ của tôi, ông nhỏ nhẹ nói tiếp “Tôi sẽ chi tiền vé máy bay cho nhóm Cánh Buồm, tôi sẽ viết thư cho IDECAF để mở Hội thảo tại Viện này”.

Vào đến thành phố Hồ Chí Minh và được ông viện trưởng IDECAF Nhật Quang tiếp, mới thấy hết giá trị của lá thư do Hà Nội giới thiệu. Ông Nhật Quang tiếp tôi trước ngày Hội thảo. Ông nói: “Viện IDECAF thuộc Sở Ngoại vụ chứ không thuộc Sứ quán Pháp. Viện chúng tôi phải tự lo thu chi, nên hội trường xưa nay chỉ cho thuê chứ không cho mượn. Nhưng thư của ông giám đốc Trung tâm Văn hóa Pháp viết về nhóm thiện nguyện của ông rất cảm động. Chúng tôi có nhiệm vụ giúp nhóm Cánh Buồm… Nhờ ông chuyển cả nhóm là tôi mời toàn thể thành viên Cánh Buồm sáng mai đến Viện chúng tôi ăn sáng, điểm tâm theo kiểu Pháp, sau đó cùng vào hội thảo…”.

“Điểm tâm kiểu Pháp” chẳng biết có no hơn kiểu ta, chỉ biết là Hội thảo kéo dài quá trưa, không ai mệt!

Sau đợt đi Nam về, ông Patrick Michel còn dạy tôi một việc nữa. Một hôm ông hỏi tôi “Ông có thấy là minh họa sách tiểu học của ông rất đẹp không?”. Nghĩ bụng chắc là ông quan tâm đến họa sĩ, nên giới thiệu Hà Dũng Hiệp và Phương Hoa rất trịnh trọng. Nhưng ý của ông Patrick Michel thì khác: “Sao ông không triển lãm tranh minh họa đó?”. “Triển lãm ở đâu?”. “Thì còn ở đâu nữa? Tôi cho ông mượn sảnh thư viện L’Espace hai tuần.”. À… à… nhưng mà …”. “Lại chuyện không có tiền chứ gì? Ông bảo họa sĩ của ông in ra rồi chúng tôi thanh toán. Được không?”.

Petit pot – tạm biệt nhưng còn mãi

Ông Patrick Michel từ biệt Việt Nam thật giản dị.

Cô Minh Nguyệt trợ lý gửi cho nhóm Cánh Buồm lá thư của ông Patrick Michel muốn mời cả nhóm đến cơ quan cùng chia nhau le petit pot de l’Espace.

Đến đây lại cần nói thêm về cô Minh Nguyệt, người phụ nữ Việt Nam giản dị và chu đáo mà tôi quen qua công việc “hợp tác văn hóa Pháp-Việt” mà với nhóm Cánh Buồm thực chất là “bên hưởng lợi từ hợp tác văn hóa Pháp-Việt”.

Trong một thời gian nhất là vào năm 2011-2012 cô Minh Nguyệt thường đêm đêm gọi điện cho các nhà biên soạn Cánh Buồm hỏi xin bài tập về để hai mẹ con “chơi với nhau”. Có lẽ cô Minh Nguyệt hiểu nhóm Cánh Buồm vì chuyện đó nhiều hơn về lý thuyết Giáo dục khác của Nhóm.

Nhưng sau khi ông Patrick Michel từ biệt Việt Nam, tôi đã có lần nghe cô giải thích cho giám đốc nhiệm kỳ mới về cách dạy Văn của Cánh Buồm. Và tôi hiểu cuộc “hợp tác” của mình không thể thiếu bàn tay cầu nối như thế.

Nhóm Cánh Buồm đã đến chia nhau le petit pot với các bạn Pháp. Tôi dịch tên gọi bữa “tiệc nho nhỏ xinh xinh”, cái nồi đất xinh xinh huyền thoại của chàng Thạch Sanh xưa chắc cũng nóng hổi như cái petit pot của Trung tâm L’Espace.

Một cái nồi vô điều kiện. Như có lần Minh Nguyệt kể, cô hỏi ông Patrick Michel vì sao Cánh Buồm đề nghị gì ông cũng chấp thuận? Câu trả lời của Patrick Michel là “vì nó là Cánh Buồm”.

Hợp tác văn hóa giữa hai dân tộc Pháp và Việt qua trải nghiệm của tôi là sự gặp gỡ nhau của sự tinh tế mà không điệu bộ, sự giản dị mà không thô kệch, sự thiết thực mà không thực dụng, và dĩ nhiên là không lợi dụng.

Hợp tác văn hóa cần thiết và đẹp là vì thế.

Hà Nội, 21-12-2017 – P.T.


Le petit pot de l’Espace” et

mes heureuses expériences sur la

coopération culturelle franco-vietnamienne

Phạm Toàn

En guise de prélude …

La coopération culturelle franco-vietnamienne est une œuvre communautaire de grande envergure et de longue haleine, mais sa réalisation repose entre les mains d’individus bien réels, avec leur caractère spécifique, leurs traits physiques uniques, pour finalement aboutir à des réalisations palpables.

En ce domaine et pour ce qui me concerne, je tiens à faire connaître l’aide que L’Espace – Centre Culturel Français à Hà Nội a accordé à notre groupe Cánh Buồm – littéralement La Voile, un groupe de travailleurs bénévoles qui s’intéresse à la réforme de l’éducation dans notre pays. Je garde encore en mémoire ces huit années d’activité, et notamment l’image de Patrick Michel, qui a accompli deux mandats de directeur de L’Espace, et de son assistante Minh Nguyệt.

Avant “l’ère de Patrick Michel”, quand l’Alliance Française avait encore son siège rue Yết Kiêu, à l’École des Beaux-Arts de Hà Nội, j’avais reçu une invitation de son directeur d’alors, M. Brickman, à venir “partager des moments de lecture à la bibliothèque de l’Alliance”. A cette époque, cependant, je n’avais pas assez de temps disponible pour y aller.

Quand vint ensuite “l’âge de M. Pelletan”, mes visites à l’Alliance Française devinrent plus assidues. Le directeur Pelletan avait l’habitude de suivre de près le travail de ses amis vietnamiens. Ainsi, un jour au début de l’an 2000, exalté après la sortie sous presse de mon livre Technologie de l’enseignement de la Littérature, je lui ai présenté “bébé”. Immédiatement, M. Pelletan a ouvert ses deux bras et m’a dit : “vous me devez une conférence pour le présenter à l’Alliance …” Ensuite, il a lui-même organisé la soirée afin que je puisse établir un contact avec le public, pas très nombreux mais chaleureux.

Je m’en souviens encore. C’était un soir d’hiver. Je portais une vieille veste ouatée. Dans la salle bien climatisée, j’ai posé ma veste quelque part pour être à l’aise. A la fin de la conférence, je suis sorti de la salle vide en l’oubliant, quand soudain j’ai entendu monsieur Pelletan m’appeler, de loin par mon vrai nom. Il est venu vers moi d’un pas pressé et m’a tendu ma vieille veste usée. C’était un homme de qualité, avec de bons sentiments et un cœur sensible. Il est mort quelques années plus tard d’une crise cardiaque, en Afrique, loin de chez nous, et moi, son pauvre ami et un pauvre homme, comment donc aurais-je pu assister à ses obsèques ?…

Patrick Michel et le groupe Cánh Buồm (« La Voile »)

Quelques années passèrent pendant lesquelles je fus surchargé d’occupations. Puis, à la fin de l’an 2009, j’ai repensé à L’Espace au moment où je cherchais un soutien tant matériel qu’intellectuel. Il avait alors déménagé au 24 rue Tràng Tiền et était beaucoup mieux équipé qu’auparavant.

Pourquoi, à ce moment-là, ai-je pensé au Centre Culturel Français?

La simplicité ! Et la confiance ! Les gens qui travaillent dans ce Centre sont en effet toujours sincères, simples et confiants.

En 2000, pour préparer la conférence organisée par M. Pelletan, il m’avait fallu accomplir des formalités, pour la présentation du conférencier. Au bout du fil, une voix impérative émanant de l’Association des Écrivains du Việt Nam m’avait demandé : “C’est vraiment vous l’auteur de tel et tel récits ? Quels prix avait-vous remporté, exactement ? Quand les avez-vous obtenus ?, etc.”, le tout suivi par de longues explications portant sur la question de mon statut… A l’opposé, quand M. Pelletan m’avait présenté pour ma conférence, il avait simplement dit que j’étais un ami, un auteur de récits, un traducteur et un pédagogue… Il avait donc une totale confiance en moi, tout simplement, alors que l’Association des Écrivains estimait que seuls ses membres avaient le droit de se dire des « auteurs ».

En 2009, Patrick Michel a aidé le groupe La Voile à organiser un forum intitulé Comprendre les Enfants – Éduquer les Enfants, lui permettant ainsi de se produire devant une large audience. Grâce à cet événement, les promoteurs de La Voile sont apparus au grand jour en leur qualité de nouveaux éducateurs s’adonnant corps et âme à la réforme de l’éducation. Je ne m’étais pas trompé en ayant prenant la décision de travailler avec L’Espace et Patrick Michel.

Vinrent ensuite, tous les ans, les forums successifs organisés à L’Espace et qui aidèrent le groupe La Voile à promouvoir ses contacts dans la société civile : après Comprendre les Enfants – Éduquer les Enfants (2009), il y eut Cours enfantin, salut ! (2010), S’instruire – S’éduquer (2011), J’ai appris à apprendre moi-même (2012), La Voile au large, au temps de l’Internet (2013), Plus haut, plus loin, et plus facile à apprendre (2014), Itinéraire intellectuel : de la maternité jusqu’à la 9e classe (2016), ainsi que d’autres forums ouvrant la voie à une compréhension plus profonde de l’enfant par le biais des œuvres des psychologues Jean Piaget, Howard Gardner (quatre forums en 2014, 2015, 2016, 2017), et tout récemment, le 16 décembre 2017, le forum sur les Huit ans de parcours de La Voile.

Je me souviens d’avoir écrit les lignes suivantes en introduction à mon rapport du 27 septembre 2010 sur la présentation de nouveaux manuels scolaires pour la classe enfantine :

Il serait juste que ce rapport fût écrit en français afin d’exprimer de la manière la plus directe possible, sans passer par la traduction, la gratitude que nous éprouvons à l’endroit de M. Patrick Michel, le directeur du Centre L’Espace à Hà Nội. Il est bien dommage que nous n’ayons pu le faire, n’en ayant pas la compétence. Néanmoins, on se console en pensant que l’expression spontanée des sentiments passe finalement mieux par la langue maternelle : quand on appelle sa mère, on n’a pas besoin de traducteur !

Patrick Michel ne s’est pas arrêté au stade de la simple “coopération culturelle”. Il m’a aussi prêté main-forte sur bien de points touchant les travaux de mon groupe. En 2012, suite au forum J’ai appris à apprendre moi-même et au vernissage de la collection La Voile de manuels scolaires Vietnamien et Littérature pour le cycle primaire, il m’a fait cette suggestion : “Pourquoi La Voile ne pense-t-elle pas à s’étendre en direction de HoChiMinh-Ville? Rien ne l’oblige à piétiner sur place, à la capitale ! Allez-y ! Un vernissage de vos manuels à HoChiMinh-Ville . Et pourquoi pas? Devant mon hésitation, il poursuivit : “L’Espace vous procura l’argent nécessaire pour l’évènement, je vais écrire immédiatement au directeur de l’IDECAF”.

Une fois rendu à HoChiMinh-Ville, j’ai tout de suite compris la valeur de sa lettre d’introduction auprès du directeur de l’IDECAF, Monsieur Nhật Quang. Celui-ci, alors qu’il me recevait la veille du vernissage des manuels La Voile, me dit : “L’IDECAF étant une institution vietnamienne appartenant au Service des Affaires Étrangères de la Ville, elle pratique une politique d’autonomie financière. Tout usage de nos équipements, y compris de l’amphithéâtre et de la salle de conférence, doit être payé. Sauf dans le cas du groupe La Voile. La lettre du directeur de L’Espace à Hà Nội sur les travailleurs bénévoles de La Voile nous a beaucoup ému. Il nous absolument faut aider La Voile ! A propos, je vous prie de transmettre aux membres de votre groupe que je voudrais les inviter demain matin à prendre un petit déjeuner à la française à l’IDECAF… Le forum suivra …”

Un “petit déjeuner à la française” serait-il meilleur que la nôtre ? En tout cas, nous avons travaillé jusqu’à midi passé, et sans aucun signe de fatigue !

De retour de notre «  marche vers le Sud », Patrick Michel m’a donné une autre leçon. Un jour, il m’a dit : “Vous savez que les illustrations de vos manuels sont vraiment superbes ?” Je lui ai solennellement donné les noms des dessinateurs Hà Dũng Hiệp et Phương Hoa, pensant que c’était là son intérêt. Mais j’ai eu tort. Patrick pensait autrement : – “Pourquoi n’exposez-vous pas vos illustrations ?” – “Une exposition ? mais où donc?” – “Où, sinon à l’Espace ? Vous avez droit au couloir de notre bibliothèque pendant deux semaines pour cette exposition.”–Bon… bien… d’accord, mais…” – “Un problème côté finance, ou quelque chose d’autre ? Allez, prévenez vos dessinateurs, L’Espace va payer la facture. C’est entendu, n’est-ce pas ?”

Le petit pot – “ce n’est qu’un au revoir”

Avec simplicité M. Patrick Michel a quitté Việt Nam.

Minh Nguyệt, son assistante a envoyé au groupe La Voile une lettre signée de Patrick invitant tout le groupe de venir partager le petit pot de l’Espace.

Il faut que je m’arrête pour en dire plus sur Minh Nguyệt, l’assistante de Patrick, une Vietnamienne gentille et constamment attentive que j’ai connue tout au long de notre “coopération culturelle franco-vietnamienne”, coopération dont, à vrai dire, le partenaire La Voile était l’unique bénéficiaire.

Il fut un temps, exactement en 2011 et 2012, où Minh Nguyệt avait l’habitude de nous appeler pour demander aux rédacteurs des manuels de lui faire parvenir des exercices afin qu’elle puisse “se distraire” avec ses enfants. Je n’hésite pas à dire que Minh Nguyệt a très bien compris les travaux du groupe La Voile, lesquels reposent plus sur ces exercices pratiques que sur des moyens théoriques.

Juste avant son départ, j’ai eu bien des occasions d’écouter Patrick Michel donner des explications à son successeur sur l’enseignement de la Littérature qui est prêché par le groupe La Voile. Et c’est là que j’ai vraiment compris que notre “relation culturelle” n’existait que par les mains qui s’en chargeaient concrètement et qui, ainsi, reliaient nos deux rivages.

Le groupe La Voile est venu boire le petit pot avec ses amis français. J’ai traduit en vietnamien cette aimable expression, un petit pot, en faisant référence au pot légendaire en terre cuite de Thach Sanh – ce petit récipient du héros mythique ayant été sans aucun doute aussi chaud que le petit pot offert à L’Espace.

Un pot de fraternité, et sans doute un peu plus que cela. Minh Nguyệt m’a rapporté la réponse de Patrick quand on l’interrogeait sur la raison de l’aide inconditionnelle qu’il apportait au groupe La Voile : “Je l’aide justement parce que c’est une voile”, disait-il.

Vue depuis ma fenêtre, la coopération culturelle entre les nations française et vietnamienne est la rencontre de deux finesses exemptes de maniérisme, de deux simplicités qui ne sont pas balourdes, de deux efficacités sachant éviter l’écueil du petit pragmatisme.

Voilà pourquoi cette coopération culturelle a été, demeure et restera toujours aussi belle qu’elle est nécessaire.

Hà Nội, 21-12-2017 – P.T.

Comments are closed.